Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Vận dụng tri thức văn học sử trong dạy đọc – hiểu truyện, kí Việt Nam hiện đại ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.11 KB, 11 trang )

Trƣờng THCS Hoa Sơn,
Anh Sơn, Nghệ An
Điện thoại: 0904958863
Email:


VẬN DỤNG TRI
THỨC VĂN HỌC SỬ
TRONG DẠY ĐỌC –
HIỂU TRUYỆN, KÍ
VIỆT NAM HIỆN
ĐẠI Ở TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ
THƠNG

ThS. LÊ THỊ DUNG

TĨM TẮT

Bài viết nêu lên mối quan hệ gắn bó, tác động qua lại giữa hai bộ phận tri thức văn học sử
và tri thức đọc - hiểu truyện, kí Việt Nam hiện đại. Cơ sở vận dụng tri thức văn học sử trong dạy
đọc - hiểu truyện, kí Việt Nam hiện đại ở trƣờng THPT trên cả ba phƣơng diện: lí luận, phƣơng
pháp, thực tiễn. Thực trạng vấn đề vận dụng tri thức văn học sử vào dạy đọc - hiểu truyện, kí Việt
nam hiện đại trong nhà trƣờng THPT hiện nay. Trên cơ sở đó đề xuất phƣơng pháp, cách thức
vận dụng tri thức văn học sử trong dạy đọc hiểu truyện, kí Việt Nam hiện đại ở trƣờng THPT.
Từ khóa: vận dụng, tri thức, văn học sử, truyện, kí, Việt Nam, trƣờng THPT, hiện đại
ABSTRACT

Applying knowlegdge of historical literature in instruction on reading – comprehension of
modern Vietnamese stories and notes at high schools
The article points out the close relationship and interaction between two parts of


knowledge: historical literature and reading - comprehension of modern Vietnamese stories and
notes. The base to apply knowledge of historical literature in teaching reading – comprehension of
modern Vietnamese stories and notes at high schools is in terms of three aspects: theory, method
and practice. According to the actual situation, the article suggest methods and ways of such
application.
Key words : Application, knowledge, historical literature, story, note, Vietnam, high
school, modern

1. Mối quan hệ giữa hai bộ phận tri thức văn học sử và đọc - hiểu truyện, kí Việt
Nam hiện đại
548


“Lịch sử văn học còn gọi là văn học sử, một bộ mơn của khoa nghiên cứu văn
học có nhiệm vụ nghiên cứu quá khứ của văn học, gồm qui luật sinh thành và phát triển
của các hiện tƣợng và quá trình văn học diễn ra trong những điều kiện xã hội - lịch sử
nhất định.” [9, 40]. Nội dung chƣơng trình Ngữ văn THPT bao gồm nhiều bộ phận tri
thức, trong đó có bộ phận tri thức về Văn học sử.
Trƣớc đây ở chƣơng trình cũ, văn học sử giữ vai trị độc tơn, chi phối tồn bộ
nội dung, cấu trúc của bộ mơn Văn. Khi đó tri thức văn học sử là đích hƣớng đến của
giáo viên và học sinh trong tất cả các bài học ở bộ môn Văn. Ngày nay, trên tinh thần
đổi mới giáo dục phổ thông, bộ môn Văn THPT đƣợc biên soạn lại theo ngun tắc tích
hợp, trong đó ở phân mơn Văn học, các văn bản đƣợc sắp xếp theo tiến trình thể loại.
Trình tự lịch sử văn học dân tộc vẫn đƣợc chú ý trong sự đối sánh với văn học nƣớc
ngồi song tiêu chí loại thể đƣợc chú trọng hơn. Do đó tri thức văn học sử khơng cịn
giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tri thức Ngữ văn nhƣ trong chƣơng trình cũ mà trở
thành tri thức cơng cụ cho giáo viên và học sinh vận dụng trong hoạt động đọc - hiểu
nhằm phát hiện và chiếm lĩnh giá trị bên trong của văn bản.
Truyện, kí Việt Nam hiện đại gắn với một chặng đƣờng đầy biến động của dân
tộc ta, cho đến ngày hơm nay nó vẫn luôn theo sát và phản ánh kịp thời từng bƣớc tiến

của lịch sử, xã hội, con ngƣời bằng những phƣơng tiện và thế mạnh mang tính đặc thù
của ngơn từ nghệ thuật. Do tác động và yêu cầu của lịch sử, sự biến động về xã hội, văn
hóa, đời sống con ngƣời trong gần một thể kỉ qua, đã tạo nên mối quan hệ gắn bó tự
nhiên giữa bộ phận văn học này với tri thức văn học sử. Vì vậy, trong dạy đọc - hiểu
truyện, kí Việt Nam hiện đại ở chƣơng trình Ngữ văn THPT, tri thức văn học sử sẽ là
một trong những công cụ hữu hiệu mà giáo viên có thể vận dụng để định hƣớng cho học
sinh tìm đến đƣợc với những giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc của văn bản một cách
toàn diện và khoa học.
2. Cơ sở vận dụng tri thức văn học sử trong dạy đọc - hiểu truyện, kí Việt Nam
hiện đại ở trƣờng THPT
2.1. Về mặt lí luận
N.Séc-nƣ-sép-xki đã nói: “Khơng có lịch sử của đối tƣợng thì khơng có lí luận
về đối tƣợng đó”. Sự ra đời, tồn tại của một tác phẩm, một thể loại, trào lƣu, khuynh
hƣớng văn học,... đều nằm trong tiến trình phát triển chung của nền văn học nƣớc nhà
và chịu sự chi phối của những điều kiện lịch sử, xã hội, văn hóa, văn học nhất định. Vì
thế sẽ khơng thể hiểu một cách đầy đủ về một hiện tƣợng văn học mà bỏ qua khâu tìm
hiểu lịch sử của nó và những yếu tố góp phần tạo nên nó.
549


Đọc - hiểu văn bản văn học thực chất là phƣơng pháp tiếp nhận nghệ thuật ngôn
từ bằng sự cảm thụ trực tiếp, sự hiểu thấu ngôn ngữ và là sự phân tích, và tiếp nhận một
cách chủ động bằng năng lực phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát,... Nhƣng những
giá trị bên trong văn bản không tồn tại một cách độc lập, riêng rẽ mà nằm trong mối liên
hệ mật thiết và chịu sự tác động, chi phối của các yếu tố bên ngoài văn bản bao gồm nhà
văn, hoàn cảnh sáng tác, bối cảnh lịch sử, xã hội, tình hình văn hóa, văn học,... Đó chính
là những tri thức văn học sử. Muốn nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc tri thức đọc hiểu của một tác phẩm văn học thì phải đặt tác phẩm đó trong mối quan hệ với các bộ
phận tri thức có liên quan, trong đó khơng thể thiếu lịch sử văn học.
Tác phẩm văn học luôn đƣợc ra đời trong những bối cảnh lịch sử, xã hội, văn
hóa cụ thể; những yếu tố đó thẩm thấu, chắt lọc, thơng qua lăng kính của nhà văn để đi

vào tác phẩm. Do vậy khi muốn nghiên cứu một tác phẩm văn chƣơng cụ thể khơng thể
khơng tìm đến bối cảnh và nhà văn.
Hình ảnh làng Vũ Đại trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao mang bóng
dáng của làng Đại Hồng, nơi ông đã sinh ra và lớn lên. Một vùng quê nghèo đói, tăm
tối, chất chứa khổ đau và bế tắc. Cùng chung kiếp sống khổ cực, cùng quẫn ấy, hơn ai
hết, Nam Cao thấu hiểu sâu sắc và thấm thía số phận của những ngƣời nông dân “thấp
cổ bé họng” trong xã hội cũ. Chính vì vậy ở các tác phẩm của mình, ơng ln tỏ thái độ
trân trọng, xót thƣơng đồng cảm với những ngƣời nông dân nghèo. Nhân vật của Nam
Cao dù bị chà đạp, bị đày đọa, tha hóa cả nhân hình lẫn nhân tính... vẫn ln khao khát
vƣơn tới sống hạnh phúc, lƣơng thiện mà hình tƣợng Chí Phèo là một nhân vật điển
hình.
2.2. Về mặt phương pháp
Trong nhà trƣờng hiện đại, khuynh hƣớng liên kết bộ mơn đã trở thành một
phƣơng hƣớng có triển vọng nhằm tiết kiệm thời gian, tăng cƣờng số lƣợng và chất
lƣợng thông tin. Ở Việt Nam, liên kết bộ môn không chỉ là một vấn đề phƣơng pháp
luận của khoa học thời đại ngày nay mà còn là vấn đề thực tiễn sƣ phạm của việc dạy
học văn trong nhà trƣờng phổ thơng.
Theo tinh thần đổi mới của chƣơng trình giáo dục phổ thông, bộ SGK Ngữ văn
THPT hiện hành đƣợc “xây dựng nhƣ một chỉnh thể văn hoá mở trong nhiều quan hệ...”
[4, 81]. Trong đó hệ thống tri thức văn học đƣợc cấu trúc một cách hợp lí trên các
phƣơng diện lịch sử và loại thể. Tuy tiêu chí loại thể đƣợc chú trọng hơn so với chƣơng
trình cũ song tri thức văn học sử vẫn đóng vai hết sức quan trọng trong phƣơng pháp
tiếp cận, khai thác tác phẩm văn học.
550


Tác phẩm văn học là trung tâm của cả ba phân môn trong bộ môn Ngữ văn, là
nơi thể hiện rõ nhất tinh thần và nội dung tích hợp. Quá trình thâm nhập, giải mã và
phát hiện những tầng nghĩa bên trong của tác phẩm đòi hỏi ngƣời học phải có một nền
tảng kiến thức vững chắc và kĩ năng cơ bản. Điều này không thể làm đƣợc nếu chỉ bó

hẹp trong phạm vi kiến thức của từng văn bản cụ thể. Cung cấp những hiểu biết có hệ
thống về lịch sử văn học, lí luận văn học là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà
môn văn phải làm Bởi đây là những bộ phận tri thức khái quát vơ cùng quan trọng vừa
đóng vai trị là kiến thức nền tảng giúp học sinh cảm thụ văn chƣơng, chiếm lĩnh tri thức
đọc - hiểu của tác phẩm văn học đƣợc sâu sắc hơn vừa trang bị cho các em có những
kiến thức cơng cụ để vận dụng có hiệu quả trong đời sống thực tiễn.
Mục đích chính của hoạt động đọc - hiểu trong dạy học văn là định hƣớng cho học
sinh phát hiện và lĩnh hội tri thức đọc - hiểu. Tuy nhiên, tác phẩm văn học do nhà văn sáng
tạo nên. Nội dung của nó bao giờ cũng là sự kết hợp gắn quyện vào nhau giữa sự phản ánh
hiện thực khách quan và biểu hiện chủ quan của tác giả. Tác phẩm là thông điệp mà nhà văn
gửi đến cuộc đời thơng qua ngƣời đọc. Nó biểu hiện tƣ tƣởng, thế giới quan và cụ thể hóa
phong cách nghệ thuât của nhà văn. Do đó con đƣờng để khám phá và tiếp nhận tri thức đọc hiểu tác phẩm văn học ln cần đến vai trị quan trọng của những tri thức văn học sử có liên
quan. Bởi lẽ những giá trị nghệ thuật, nội dung, chủ đề của tác phẩm chính là những minh
chứng cụ thể, đầy đủ và thuyết phục nhất khẳng định tài năng, phong cách nghệ thuật và tƣ
tƣởng của nhà văn. Điều này thể hiện rất rõ ở các văn bản truyện, kí Việt Nam hiện đại trong
chƣơng trình Ngữ văn THPT.
Nhƣ vậy mối quan hệ giữa tri thức đọc - hiểu truyện, kí Việt Nam hiện đại và tri thức
văn học sử là mối quan hệ hai chiều mang tính tƣơng tác cao. Do đó, biết kết hợp khai thác các
yếu tố lịch sử văn học để định hƣớng khai thác các giá trị đọc - hiểu, đồng thời lồng ghép các
kiến thức văn học sử vào quá trình đọc - hiểu văn bản sẽ là phƣơng pháp tiếp cận có hiệu quả
đối với các tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại trong trƣờng THPT hiện nay.
2.3. Về mặt thực tiễn
Tác phẩm văn chƣơng trong nhà trƣờng vừa là một phƣơng tiện nhận thức vừa là
đối tƣợng thẩm mĩ, vừa chứa đựng trong nó nguồn tri thức vơ cùng phong phú, đa dạng
lại vừa là một công cụ giáo dục đặc biệt giúp học sinh có khả năng tích luỹ kiến thức,
mở rộng vốn hiểu biết về nhiều mặt đồng thời bồi dƣỡng tâm hồn trí tuệ, năng lực thẩm
mĩ và kĩ năng sống, giúp các em hình thành và phát triển nhân cách theo hƣớng lành
mạnh.
Những truyện, kí Việt Nam hiện đại sáng tác trong giai đoạn 1930 – 1945 nhƣ
Chí Phèo của Nam Cao, Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan, Hai đứa trẻ của

551


Thạch Lam,... cho thấy bức tranh hiện thực cuộc sống cùng quẫn, bi phẫn của nhân dân
lao động nƣớc ta (đặc biệt là ngƣời nông dân) dƣới ách thống trị tàn bạo, vô nhân đạo
của thực dân Pháp và phong kiến tay sai trong xã hội cũ. Truyện, kí 1945 – 1975 nhƣ
Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con
trong gia đình của Nguyễn Thi, Những ngày đầu tiên của nƣớc Việt Nam mới của Võ
Nguyên Giáp,... đã tái hiện lại những năm tháng gian khổ, khốc liệt, nhƣng anh dũng và
hào hùng của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Những
xô bồ, bộn bề, phức tạp của cuộc sống con ngƣời, sự chao đảo của nề nếp gia đình cùng
những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trƣớc tác động của nền kinh tế thị trƣờng
trong thời kì đổi mới đƣợc truyện, kí sau 1975 phản ánh với cái nhìn đa chiều để tìm ra
những cái xấu và tốt, đƣợc và mất, nêu lên những nghịch lí, những bi kịch của con
ngƣời trong cuộc mƣu sinh và kiếm tìm hạnh phúc đầy những nhọc nhằn, cay đắng với
Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, Mùa lá rụng trong vƣờn của Ma Văn
Kháng, Một ngƣời Hà Nội của Nguyễn Khải.
Các tác phẩm truyện, kí sau 1975 có một vai trị đặc biệt trong chƣơng trình Ngữ
văn THPT. Đây là những tác phẩm đi vào khai thác và phản ánh những vấn đề phức tạp,
thời sự của đời sống con ngƣời trong xã hội hiện đại. Đó là tình trạng bạo hành trong
gia đình (Chiếc thuyền ngồi xa của Nguyễn Minh Châu), sự mai một và lãng quên của
những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc (Mùa lá rụng trong vƣờn của Ma văn
Kháng, Một ngƣời Hà Nội của Nguyễn Khải). Các tác phẩm này đã thu hẹp khoảng
cách giữa văn học trong nhà trƣờng với đời sống bên ngoài, trang bị cho học sinh vốn
kiến thức thực tiễn giúp các em có thể vận dụng vào cuộc sống hiện tại và tƣơng lai.
Truyện, kí Việt Nam hiện đại cịn đƣa đến cho học sinh những hiểu biết phong
phú về đặc trƣng văn hóa vùng miền, phong tục tập quán độc đáo, vẻ đẹp kì thú của
thiên nhiên và con ngƣời lao động trên mọi miền của đất nƣớc qua những trang văn
sống động, tinh tế, đầy ắp cảm xúc và lộng lẫy sắc màu. Một Tây Bắc hoang sơ nhƣng
bay bổng, sâu lắng và đầy chất thơ với những đêm tình mùa xn trong Vợ chồng A Phủ

(Tơ Hồi). Một Tây Nguyên hùng vĩ với những vạt rừng xà nu vững chãi, những câu
chuyện đƣợc truyền từ thế hệ này qua thể hệ khác bên bếp lửa nhà Ƣng trong Rừng xà
nu (Nguyễn Thi). Vẻ đẹp diễm lệ của sông Đà, sông Hƣơng trong các thiên tùy bút của
Nguyễn Tuân và Hồng Phủ Ngọc Tƣờng. Cơng cuộc chinh phục thiên nhiên hoang dã,
giàu có và dữ dội của ngƣời lao động ở vùng U Minh trong Bắt sấu rừng U Minh hạ
(Sơn Nam). Hay những nét văn hóa truyền thống của ngƣời dân Việt Nam trong dịp lễ
tết với Mùa lá rụng trong vƣờn (Ma Văn Kháng), v.v.
Tất cả những tri thức đó sẽ giúp học sinh mở rộng tầm hiểu biết ra thế giới bên
ngồi, tích lũy kiến thức đa dạng về văn học, lịch sử, xã hội, chính trị, văn hoá,... làm phong
552


phú thêm thế giới tinh thần, trí tuệ cho các em, bồi dƣỡng tình yêu thiên nhiên, con ngƣời,
trân trọng và gìn giữ những nét đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc, giáo dục cho các
em tình u đất nƣớc, và khát vọng sống cống hiến, cao thƣợng cho những lí tƣởng đúng
đắn. Đây là những hành trang quý báu cho học sinh khi đi vào đời sống công dân sau này.
3. Thực trạng vấn đề vận tri thức văn học sử vào dạy đọc - hiểu truyện, kí Việt nam
hiện đại trong nhà trƣờng THPT hiện nay
Mặc dù tri thức văn học sử có vai trị rất quan trọng trong hoạt động đọc - hiểu
truyện, ký Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, trong những năm học vừa qua, việc vận tri thức
văn học sử vào dạy đọc - hiểu bộ phận văn học này ở trƣờng THPT còn gặp rất nhiều khó
khăn và tồn tại nhiều vấn đề cần khắc phục.
Trước hết, đó là thái độ thờ ơ, lãnh đạm, thậm chí quay lưng lại với các mơn
học thuộc khoa học Xã hội và Nhân văn, trong đó có Ngữ văn trong nhà trường PT
của phần lớn học sinh. Thực trạng trên xuất phát tƣ nhiều nguyên nhân: tính thực dụng
trong học tập và thi cử, cách dạy của GV và cách học của HS, "đầu ra" khó khăn của
sinh viên ngành văn... Trong nội bộ môn Ngữ văn thì tri thức văn học sử ở phần văn học
là một trong những bộ phận tri thức mà HS ít hứng thú nhất. Bởi đây là những tri thức
mang tính khái qt cao, cung cấp dung lƣợng thơng tin lớn gắn với nhiều thành phần
kiến thức liên ngành (lí luận văn học, nghiên cứu phê bình văn học,...) và liên mơn

(Lịch sử, Địa lí, Xã hội học, các mơn nghệ thuật...). Chính vì vậy, nó thƣờng khơ khan
và khó tiếp thu hơn so với các bộ phận tri thức khác.
Sự thiếu đồng bộ trong quan niệm, phương pháp, kĩ năng giảng dạy ở GV
Một thực tế mà chúng tôi nhận thấy là hiện nay có rất nhiều giáo viên khi dạy đọc hiểu các văn bản văn học có xu hƣớng coi trọng tri thức thể loại mà xem nhẹ tri thức văn học
sử. Cách nghĩ này xuất phát từ nhận thức thiển cận, phiến diện, một chiều của ngƣời dạy về
quan điểm xây dựng chƣơng trình sách giáo khoa Ngữ văn mới hiện nay có sự ƣu tiên hơn
cho tri thức thể loại. Do đó, họ cho rằng phải dạy đọc - hiểu theo thể loại mới đúng với yêu
cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học văn còn vận dụng tri thức văn học sử vào sẽ bị cho là dạy
theo phƣơng pháp cũ. Chính vì thế giáo viên thƣờng bỏ qua các bài khái quát, các phần mục
tìm hiểu tác giả, tác phẩm, hoặc nhắc đến một cách qua loa, sơ sài, không liên hệ với phần văn
bản và cũng không phục vụ cho việc đọc - hiểu văn bản.
Một nguyên nhân khác là chính ngƣời dạy cũng chƣa thấy hết đƣợc mối quan hệ
gắn bó chặt chẽ, tác động lẫn nhau giữa tri thức văn học sử với tri thức đọc - hiểu truyện, kí
hiện đại. Chƣa xác định đúng vai trò của tri thức văn học sử trong dạy đọc - hiểu truyện, kí
hiện đại cho nên giáo viên thƣờng có xu hƣớng tách rời văn bản ra khỏi sợi dây liên hệ với
yếu tố bên ngoài tác phẩm nhƣ: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, bối cảnh xã hội... mà chỉ chú
553


trọng đến việc đi sâu tìm hiểu các yếu tố nội dung, hình thức bên trong văn bản. Bên cạnh
đó sức ép của thời gian so với dung lƣợng kiến thức quá lớn mà giáo viên phải thực hiện
trong giờ đọc - hiểu cũng là một trở ngại không nhỏ đối với việc vận dụng tri thức văn
học sử.
Sự thiếu hụt về tài liệu tham khảo, đồ dùng và thiết bị dạy học trong dạy học
văn (nói chung) và bộ phận truyện, kí Việt Nam hiện đại (nói riêng)
So với các mơn học khác trong nhà trƣờng thì đồ dùng dạy học của mơn Ngữ
văn rất ít ỏi và khơng phong phú. Thƣờng thì chỉ một vài bức tranh minh họa tác phẩm,
tranh chân dung một số tác giả lớn nhƣ Nguyễn Du, Nam Cao, Nguyễn Ái Quốc - Hồ
Chí Minh,... Mặt khác, tài liệu tham khảo môn Ngữ văn trong nhà trƣờng thì rất hạn
hẹp, hầu hết chỉ trang bị cho ngƣời dạy SGK và SGV, thiếu các tài liệu nghiên cứu,

hƣớng dẫn về phƣơng pháp cần thiết. Do vậy đã hạn chế tầm nhận thức và phƣơng pháp
dạy học của giáo viên trong giảng dạy.
4. Đề xuất phƣơng pháp, cách thức vận dụng tri thức văn học sử trong dạy đọc hiểu truyện, kí Việt Nam hiện đại ở trƣờng THPT
4.1. Phải xác định tri thức văn học sử như một loại tri thức công cụ nhằm dạy đọc hiểu truyện, kí Việt Nam hiện đại hiệu quả
Tri thức cơng cụ là những hiểu biết có hệ thống của con ngƣời về sự vật, con
ngƣời và xã hội đƣợc con ngƣời sử dụng để tiến hành một việc nào đó, nhằm đạt đến
một mục đích nào đó” [9, 85]
Vận dụng tri thức văn học sử là một hình thức tích hợp rất cần thiết trong dạy
đọc hiểu truyện, kí Việt Nam hiện đại ở trƣờng THPT. Bởi tri thức văn học sử trong
không chỉ đƣợc thể hiện tập trung trong các kiểu bài tổng quan, khái quát, ôn tập văn
học sử hoặc những bài giới thiệu về các tác giả, tác phẩm tiêu biểu mà còn hiện hữu
trong các văn bản thơng qua những kí hiệu, hình tƣợng, ngôn từ nghệ thuật.
Với tƣ cách là một tri thức công cụ, tri thức văn học sử không thay thế hoặc lấn
át tri thức đọc - hiểu mà sẽ kết hợp với những tri thức cơng cụ khác nhƣ lí luận văn học,
ngơn ngữ học, lịch sử, văn hóa,... sẽ đóng vai trị trợ giúp, định hƣớng cho học sinh
khám phá giá trị bên trong của tác phẩm Việt Nam hiện đại ở trƣờng THPT.
4.2. Phải chú ý vấn đề dung lượng kiến thức, thời điểm… để vận dụng hiệu quả tri
thức văn học sử trong dạy đọc - hiểu truyện, kí Việt Nam hiện đại
Để vận dụng tri thức văn học sử trong dạy đọc - hiểu truyện, kí Việt Nam hiện
đại, khơng chỉ địi hỏi ở ngƣời dạy một vốn tri thức văn học sử phong phú kết hợp với
những hiểu biết sâu sắc về tri thức đọc - hiểu tác phẩm truyện, kí mà cịn cần phải chú ý
554


đến vấn đề dung lƣợng kiến thức, thời điểm, vận dụng sao cho hợp lí, khoa học, hiệu
quả trong từng tiết học và từng tác phẩm truyện, kí cụ thể.
Về dung lƣợng kiến thức: Giáo viên cần phải có sự cân nhắc, lựa chọn kĩ càng.
Đó phải là những tri thức có liên quan đến tác giả và tác phẩm, những yếu tố trực tiếp
hoặc gián tiếp có sự ảnh hƣởng, tác động hoặc chi phối đến quá trình hình thành, nội
dung, chủ đề của tác phẩm. Ví dụ nhƣ tiểu sử, phong cách nghệ thuật của nhà văn, hoàn

cảnh ra đời tác phẩm, bối cảnh lịch sử, xã hội,... sao cho phù hợp với nội dung bài học
và thời lƣợng của giờ dạy.
Thời điểm vận dụng: Hệ thống đƣợc dung lƣợng tri thức văn học sử sẽ vận dụng trong
dạy đọc - hiểu truyện, kí hiện đại thì phải đi đôi với việc xác định thời điểm để vận dụng tri
thức đó. Muốn xác định đƣợc thời điểm thích hợp cũng phải căn cứ vào tác phẩm. Mỗi tác
phẩm có một hồn cảnh sáng tác khác nhau, nội dung tƣ tƣởng, cách thể hiện khác nhau nên
thời điểm vận dụng tri thức văn học sử cũng khác nhau. Tuy nhiên, qua thực tiễn giảng dạy và
quá trình nghiên cứu, chúng tơi có thể đƣa ra một số thời điểm thuận lợi cho việc vận dụng tri
thức văn học sử trong dạy đọc - hiểu truyện, kí Việt Nam hiện đại đó là:
- Thời điểm diễn ra hoạt động Hƣớng dẫn chuẩn bị bài ở nhà
- Thời điểm học phần Tiểu dẫn
- Thời điểm giáo viên định hƣớng cho học sinh phát hiện những giá trị nghệ
thuật đặc sắc của tác phẩm dựa trên các chi tiết, tình huống tiêu biểu
- Thời điểm tổng kết nghệ thuật và nội dung văn bản
Về cơ bản những thời điểm này chỉ mang tính định hƣớng. Giáo viên phải căn
cứ vào từng nội dung, mục đích của hoạt động đọc - hiểu văn bản để lựa chọn thời điểm
tích hợp tri thƣc văn học sử sao cho hợp lí.
Tóm lại vận dụng tri thức văn học sử trong dạy đọc - hiểu truyện, kí Việt Nam
hiện đại là sự phối kết hợp nhịp nhàng, khoa học giữa nhiều yếu tố, nhiều khâu trong
hoạt động đọc hiểu thông qua sự định hƣớng của giáo viên và quá trình thực hành vận
dụng của học sinh để giải mã thành công những lớp nghĩa bên trong của tác phẩm
truyện, kí hiện đại.
4.3. Kết hợp tri thức văn học sử và một số tri thức công cụ khác như lí luận văn học,
tiếng Việt, tri thức văn hóa – xã hội,… để nâng cao hiệu quả dạy đọc - hiểu truyện, kí
Việt Nam hiện đại
Theo tinh thần tích hợp, chƣơng trình Ngữ văn THPT đƣợc xây dựng nhƣ một
chỉnh thể văn hóa mở. Điều đó khơng chỉ đòi hỏi ở ngƣời dạy khả năng kết nối, liên
555



thông tri thức và kĩ năng của cả ba phần Văn học – Tiếng Việt – Làm văn trong từng
phần, từng vấn đề, từng nội dung bài học cụ thể mà cịn phải huy động những kiến thức
có liên quan của các bộ môn khoa học khác nhƣ Lịch sử, Địa lí, Giáo dục cơng dân, các
mơn nghệ thuật... vào mỗi đơn vị bài học vừa nhằm cung cấp, mở rộng và khắc sâu kiến
thức vừa hình thành và chú trọng rèn luyện cho học sinh năng lực tƣ duy, óc sáng tạo, kĩ
năng thực hành nghe, nói, đọc, viết và khả năng thích ứng và giải quyết các tình huống
có thực trong cuộc sống.
Mỗi tác phẩm truyện kí Việt Nam hiện đại trong chƣơng trình Ngữ văn THPT đều
khơng chỉ chứa đựng tri thức đọc hiểủ và tri thức văn học sử mà cịn bao hàm trong nó những
nguồn tri thức vơ cùng đa dạng, phong phú về lí luận văn học, tiếng Việt, lịch sử, văn hóa, xã
hội…Cũng nhƣ tri thức văn học sử, đây đều là những tri thức cơng cụ góp phần tạo nên giá trị
nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Muốn nắm bắt đầy đủ, toàn diện, sâu sắc tri thức đọc hiểu của tác phẩm văn học thì phải kết hợp một cách đồng bộ, linh hoạt, phù hợp giữa các tri
thức công cụ lại với nhau. Sự kết hợp này sẽ tạo nên một nền tảng kiến thức vững vàng, giúp
học sinh tự tin vận dụng, chủ động khám phá và nhanh chóng phát hiện ra những giá trị đặc sắc
của văn bản. Nhƣng muốn làm đƣợc điều này đòi hỏi ngƣời dạy phải trau dồi cho mình một
vốn kiến thức tổng hợp có đủ bề rộng và tầm sâu để từ đó trang bị cho học sinh những tri thức
cơng cụ cơ bản, cần thiết.
Không biết đƣợc giá trị về tinh thần cao quý chứa đầy tâm huyết cùng sự tài hoa trong
thú chơi chữ thanh tao, uyên bác của ngƣời xƣa làm sao thấy hết đƣợc vẻ đẹp của nhân vật
Huấn Cao và sự thăng hoa, chiến thắng của cái đẹp trƣớc cƣờng quyền, bạo ngƣợc để thanh lọc
và cứu vớt con ngƣời ở “cảnh tƣợng xƣa nay chƣa từng có” trong Chữ ngƣời tử tù của Nguyễn
Tn. Khơng hiểu đƣợc những đặc sắc của văn hóa nhà Rơng, điệu kể “khan” bên bếp lửa,
thiên sử thi Đam Sam, Xinh Nhã, hay những đặc trƣng trong ngơn ngữ nói, trong tính cách của
ngƣời dân Tây Ngun sao có thể cảm nhận đƣợc “cái hồn vía Tây Nguyên” thấm đẫm trên
từng trang viết của Nguyễn Trung Thành với tác phẩm Rừng xà nu.
Nhƣ vậy, việc kết hợp tri thức văn học sử với những tri thức công cụ khác nhƣ lí
luận văn học, tiếng Việt, văn hóa – xã hội… chính là để nâng cao hiệu quả dạy đọc hiểu truyện, kí Việt Nam hiện đại.
4.4. Kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp, biện pháp khi vận dụng tri thức văn học
sử vào dạy đọc – hiểu truyện, kí Việt Nam hiện đại
Có rất nhiều phƣơng pháp, biện pháp vận dụng tri thức văn học sử trong dạy đọc

– hiểu truyện, kí Việt Nam hiện đại, mỗi phƣơng pháp đều có những ƣu điểm và nhƣợc
điểm riêng. Điều quan trọng là giáo viên phải biết kết hợp linh hoạt các phƣơng pháp đó
vào bài dạy của mình một cách có hiệu quả. Có thể kể ra đây một số phƣơng pháp nhƣ:
556


phƣơng pháp thuyết trình, phƣơng pháp gợi mở (hay cịn gọi là phƣơng pháp vấn đáp,
phƣơng pháp đàm thoại), phƣơng pháp nêu vấn đề, phƣơng pháp sử dụng phƣơng tiện
dạy học hiện đại nhƣ máy chiếu, băng đĩa...
Trên thực tế khơng có một hoạt động dạy học nào chỉ sử dụng duy nhất một
phƣơng pháp, mà ln có sự kết hợp giữa các phƣơng pháp lại với nhau trong một chỉnh
thể tác phẩm. Vận dụng tri thức văn học sử vào dạy đọc - hiểu truyện, kí hiện đại cũng
là một hoạt động dạy học nhƣ thế.
Trên tinh thần chung của việc đổi mới chƣơng trình Giáo dục phổ thơng mà
trọng tâm là đổi mới PPDH nhằm xây dựng một PPGD “phát huy tính tích cực, chủ
động, tƣ duy sáng tạo của ngƣời học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí
vƣơn lên” [5, 8] thì việc vận dụng tri thức văn học sử trong dạy đọc – hiểu truyện, kí
Việt Nam hiện đại là một phƣơng pháp tiếp cận tác phẩm hợp lí và đúng đắn vì nó đáp
ứng đúng tinh thần tích hợp của bộ môn Ngữ văn trong việc kết nối, huy động và vận
dụng các tri thức liên ngành vào hoạt động đọc - hiểu và phù hợp với đặc trƣng của bộ
phận truyện, kí Việt Nam hiện đại. Đây là một hình thức tính hợp cùng lúc đƣa lại cho
học sinh nhiều tri thức và kĩ năng quan trọng. Vừa cung cấp nguồn tri thức vô cùng đa
dạng phong phú về văn học, lịch sử, xã hội, văn hóa, thẩm mĩ vừa hình thành và rèn
luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản và cần thiết cho hoạt động đọc - hiểu cũng
nhƣ trong đời sống thực tiễn: kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát, so sánh đối chiếu..
Vận dụng tri thức văn học sử trong dạy đọc – hiểu truyện, kí Việt Nam hiện đại
sẽ bồi dƣỡng cho học sinh lòng yêu nƣớc, niềm tự hào dân tộc, tinh thần đồn kết, nhân
ái, từ đó giúp các em hồn thiện nhân cách góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của nền
giáo dục trong chiến lƣợc đào taọ con ngƣời mới phát triển cân đối, tồn diện, năng
động, thích ứng nhanh với mọi biến đổi của xã hội. Đây là những tri thức nền tảng, cần

thiết trong hành trang học tập và vào đời của học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hƣớng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng
môn Ngữ văn lớp 10, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

2.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hƣớng dẫn thực hiện chuẩn kiển thức, kĩ năng
môn Ngữ văn lớp 11, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

3.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hƣớng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng
môn Ngữ văn lớp 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
557


4.

Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Trọng Hoàn (2007) Những vấn đề chung về đổi mới
giáo dục THPT môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

5.

Nguyễn Hữu Châu (chủ biên) (2007), Giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỉ
XX, Nxb Hà Nội, Hà Nội.


6.

Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học,
Nxb Giáo dục Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh.

7.

Phan Trọng Luận (2001), Phƣơng pháp dạy học văn, Tập 1, Nxb Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội.

8.

Phan Trọng Luận (2001), Phƣơng pháp dạy học văn, Tập 2, Nxb Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội.

9.

Hoàng Phê (chủ biên) (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

558



×