SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
KHAI THÁC LỜI VĂN TRỮ TÌNH NGOẠI ĐỀ TRONG
DẠY HỌC ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM
HIỆN ĐẠI Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT
Lĩnh vực: Dạy học
Bợ mơn : Ngữ văn
Mã số
:
Hà Tĩnh, tháng 04/2013
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:
Dạy học Ngữ văn đã và đang trải qua giai đoạn khó khăn, thử thách lớn
đối với giới khoa học, các nhà nghiên cứu, đặc biệt với giáo viên đang trực tiếp
đứng lớp. Trong những năm gần đây, xuất phát từ quan điểm dạy học tích cực
đã đặt ra yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học. Với môn Ngữ văn, đổi mới
phương pháp dạy học thực chất là chuyển từ hình thức dạy học giảng văn, bình
văn sang dạy học đọc hiểu theo đặc trưng thể loại và dạy học theo hướng tích
hợp. Đây là một hướng dạy học được kỳ vọng sẽ tạo ra những hiệu quả tích cực.
Tuy nhiên, đến nay việc đổi mới phương pháp dạy học vẫn chưa thể tạo được
những thay đổi mang tính chất căn bản. Chính vì thế, học sinh vẫn cịn tình trạng
khơng hứng thú với việc học văn. Những bài làm văn của học sinh trong các kỳ
thi vẫn làm nhiều người đọc phải “cười ra nước mắt”. Điều đó xuất phát từ nhiều
nguyên nhân. Trong đó, việc vận dụng phương pháp dạy học còn cứng nhắc,
thiếu linh hoạt, chưa hiệu quả là nguyên nhân cốt yếu. Bản thân một bộ phận lớn
giáo viên cịn gặp nhiều hạn chế, khó khăn trong việc nhận thức về thể loại, dạy
học theo đặc trưng thể loại và dạy học tích hợp giữa các phân mơn.
Trong chương trình Ngữ văn THPT hiện nay có nhiều thay đổi về nội
dung và cấu trúc chương trình, nhưng truyện ngắn Việt Nam hiện đại vẫn là nội
dung quan trọng, với nhiều tác phẩm, chiếm một thời lượng lớn. Đặc điểm nổi
bật của truyện ngắn hiện đại là xu hướng tổng hợp, đan xen giữa các thể loại,
đan xen giữa phương thức trữ tình và tự sự. Sự xuất hiện của yếu tố trữ tình
trong truyện ngắn tạo nên một hình thức ngơn ngữ nghệ thuật mới được gọi là
trữ tình ngoại đề. Thực chất, trữ tình ngoại đề là một cách bộc lộ trực tiếp tư
tưởng, tình cảm, thái độ, quan niệm của nhà văn về cuộc sống. Đó là hình thức
nhà văn chia sẻ, giao lưu, đối thoại cùng người đọc. Mục đích dạy học đọc hiểu
văn bản không chỉ giúp học sinh nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm mà còn thấy được quan niệm nghệ thuật, quan niệm nhân sinh của nhà văn
thể hiện trong tác phẩm đó. Vì thế, dạy học đọc hiểu văn bản truyện ngắn giáo
viên cần định hướng để học sinh khai thác, khám phá lời văn trữ tình ngoại đề
trong tác phẩm.
Truyện ngắn Việt Nam hiện đại đã có một q trình vận động, phát triển
với nhiều thay đổi. Bên cạnh những thành tựu hiện đại hóa về mặt thể loại là sự
xuất hiện của nhiều phong cách nghệ thuật độc đáo. Trong số đó, nhà văn Nam
Cao được đánh giá là đỉnh cao của nền văn học hiện thực phê phán, là bậc thầy
về nghệ thuật truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Nam Cao đã để lại nhiều kiệt tác
cho gia tài văn học dân tộc. Truyện ngắn Chí Phèo là tác phẩm thành cơng trên
nhiều phương diện. Trong đó, lời văn trữ tình ngoại đề đem đến những biểu hiện
mới mẻ về hình thức nghệ thuật của truyện ngắn này. Chính vì thế, ở đề tài này
chúng tôi vận dụng vào khai thác lời văn trữ tình ngoại đề ở truyện ngắn Chí
Phèo như một minh chứng cho đề tài.
Đó là những lý do để chúng tôi lựa chọn và thử nghiệm đề tài: Khai thác
lời văn trữ trình ngoại đề trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam hiện
đại ở chương trình Ngữ văn THPT
2. Nhiệm vụ của đề tài:
- Hệ thống cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề dạy học khai thác lời văn
trữ tình ngoại trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
- Khảo sát và phân tích biểu hiện của lời văn trữ tình ngoại đề qua một số
truyện ngắn Việt Nam hiện đại được đưa vào dạy học trong chương trình Ngữ
văn THPT.
- Xây dựng định hướng khai thác lời văn trữ tình ngoại đề trong dạy học
đọc hiểu truyện ngắn Chí Phèo.
3. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp khảo sát - phân loại
- Phương pháp so sánh - đối chiếu.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
4. Giới hạn phạm vi đề tài
Với đề tài Khai thác lời văn trữ trình ngoại đề trong dạy học đọc hiểu
truyện ngắn Việt Nam hiện đại ở chương trình Ngữ văn THPT, chúng tôi chỉ tập
trung vào một số truyện ngắn Việt Nam hiện đại ở chương trình Ngữ văn THPT,
vận dụng khai thác giá trị lời văn trữ tình ngoại đề truyện ngắn Chí Phèo của
Nam Cao trong chương trình Ngữ văn lớp 11.
5. Đóng góp của đề tài:
Đề tài được thử nghiệm vận dụng vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn Chí
Phèo của Nam Cao trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Đề tài đã tạo ra hứng
thú học tập tích cực cho học sinh, nâng cao chất lượng giờ dạy học đọc hiểu
truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Từ kết quả đạt được của đề tài này, chúng tôi sẽ
tiếp tục vận dụng vào dạy học các văn bản truyện ngắn Việt Nam hiện đại khác
có sử dụng lời văn trữ tình ngoại đề được đưa vào dạy học trong chương trình
Ngữ văn THPT.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở khoa học của đề tài:
1. Cơ sở lí luận:
a. Trữ tình ngoại đề là một thuật ngữ văn học dùng để chỉ một hình thức
của ngơn từ nghệ thuật của tác giả. Trữ tình ngoại đề là ngôn từ của tác giả bày
tỏ một cách trực tiếp tư tưởng, tình cảm, cách nhìn, cách đánh giá của mình về
một vấn đề của hiện thực đời sống. Lời văn trữ tình ngoại đề nằm ở ngoài việc
miêu tả các sự kiện trong cốt truyện. Lời văn trữ tình ngoại đề chủ yếu là những
bình luận, đánh giá của tác giả về những khía cạnh khác nhau của đời sống.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, lời văn trữ tình ngoại đề là “Một trong
những yếu tố ngồi cốt truyện; một bộ phận của ngơn ngữ người kể chuyện
trong các tác phẩm thuộc loại hình tự sự, trong đó tác giả hoặc người kể chuyện
trực tiếp bộc lộ những tư tưởng, tình cảm, quan niệm của mình đối với cuộc
sống và nhân vật được trình bày qua cốt truyện”.
Lời văn trữ tình ngoại đề là một hình thức xuất hiện của tác giả trong tác
phẩm để giao tiếp với người đọc. Lời văn trữ tình ngoại đề chính là điểm giao
thoa giữa thể loại tự sự và trữ tình. Lời văn trữ tình ngoại đề xuất hiện nhiều
trong các tiểu thuyết bằng thơ, truyện thơ, tác phẩm văn xi mang tính biểu
cảm cao.
Trong văn học trung đại, lời văn trữ tình ngoại đề xuất hiện khá nhiều
trong các tác phẩm truyện thơ, tiểu thuyết bằng thơ. Lời văn trữ tình ngoại đề
trong văn học trung đại chủ yếu xuất hiện trong lời mở đầu hoặc kết thúc tác
phẩm. Trong truyện ngắn hiện đại, lời văn trữ tình ngoại đề có thể đan xen vào
giữa nội dung tác phẩm. Trong quan hệ với tác giả, lời văn trữ tình ngoại đề trực
tiếp thể hiện tư tưởng tác giả, giúp cho việc xây dựng hình tượng tác giả như
một người trò chuyện, đối thoại với độc giả. Lời văn trữ tình ngoại đề là phương
tiện giúp soi sáng nội dung tư tưởng của tác phẩm.
b. Theo quan điểm dạy học tích cực hiện nay, dạy học văn bản thực chất
là dạy học đọc hiểu văn bản đặc trưng thể loại. Đối với dạy học thể loại truyện
ngắn hiện đại, giáo viên cần phải bám sát vào tình huống, nhân vật, sự việc, chi
tiết tiêu biểu và ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm. Trên cơ sở đó, học sinh
khám phá các giá trị khác nhau của tác phẩm truyện ngắn. Tuy nhiên, khó khăn
lớn nhất khi dạy học đọc hiểu một văn bản truyện ngắn là phải gợi mở để học
sinh không chỉ thấy được những giá trị độc đáo mà còn phải thấy được tư tưởng
và tình cảm thẩm mĩ của nhà văn. Để có thể khám phá đầy đủ, sâu sắc về nhà
văn, giáo viên phải gợi mở để học sinh hiểu được những phát ngôn của nhà văn,
những thông điệp cuộc sống được gửi gắm vào tác phẩm.
Dạy học theo hướng tích cực phải gắn với dạy học tích hợp. Dạy đọc hiểu
văn bản truyện ngắn vừa phải tích hợp những tri thức liên mơn vừa phải thực
hiện tích hợp kiến thức giữa các phân mơn (trong đó có tiếng Việt). Dạy học văn
bản truyện ngắn khai thác được lời văn trữ tình ngoại đề sẽ là một hướng dạy
học đảm bảo cả nguyên tắc dạy học theo đặc trưng thể loại và dạy học tích hợp.
Khai thác lời văn trữ tình ngoại đề sẽ giúp giáo viên tháo gỡ những khó khăn,
tạo hứng thú học tập cho học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn:
Để thực hiện đề tài, trên cơ sở lí luận về thể loại và dạy học chúng tơi tiến
hành khảo sát và thử nghiệm đề tài vào thực tiễn dạy học; thực tiễn kiểm tra,
đánh giá và thực tiễn thể nghiệm đề tài.
a. Khai thác lời văn trữ tình ngoại đề khơng phải là một vấn đề mới mẻ
đối với giáo viên và học sinh. Trong thực tế, trước đây, khi dạy đọc hiểu một số
tác phẩm, đoạn trích phần văn học nước ngồi, như: đoạn trích Uy lít xơ trở về
(trích Ơ đi xê - Hơ me rơ), truyện ngắn Số phận con người (Sô - lô - khốp),...
giáo viên đã khai thác lời văn trữ tình ngoại đề.
Tuy nhiên, trong các tác phẩm, đoạn trích phần văn học nước ngồi, lời
văn trữ tình ngoại đề được nhà văn thể hiện qua hình thức so sánh mở rộng cho
nên nhận diện và khai thác không gặp nhiều khó khăn. Ngược lại, khi dạy học
truyện ngắn Việt Nam hiện đại, phần lớn giáo viên chưa chú ý khai thác lời văn
trữ tình ngoại đề, nhất là với những giáo viên trẻ, ít kinh nghiệm. Giáo viên chưa
khai thác hiệu quả lời văn trữ tình ngoại đề xuất phát từ việc giáo viên nhận diện
vai trị của lời văn trữ tình ngoại đề trong tác phẩm cịn hạn chế. Khảo sát vấn đề
này, chúng tơi nhận thấy lời văn trữ tình ngoại đề vẫn cịn khá xa lạ đối với phần
lớn giáo viên. Vì thế, khi dạy đọc hiểu truyện ngắn hiện đại, giáo viên chỉ tập
trung vào sự việc, chi tiết, nhân vật và tình huống truyện. Điều đó làm cho trong
q trình dạy học không tạo được hứng thú học tập cho học sinh, bài học trở nên
khô khan, nặng nề. Học sinh cảm thấy nhàm chán khi đọc hiểu truyện ngắn,
thậm chí có những học sinh khơng cần biết đến cả tác giả của truyện ngắn đó.
Điều này xuất phát từ việc vận dụng phương pháp dạy học chưa khơi dậy được
hứng thú, đam mê cho học sinh. Vì thế, theo chúng tôi thiết nghĩ, để tạo được
hứng thú cho học sinh cần phải biết định hướng để học sinh khám phá những vẻ
đẹp của ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm văn học. Trong đó, lời văn trữ tình
ngoại đề cần được khai thác hiệu quả để học sinh thấy được cái hồn, cốt của tác
phẩm truyện ngắn.
b. Qua việc tổ chức dạy học đọc hiểu một số truyện ngắn Việt Nam hiện
đại trong chương trình Ngữ văn lớp 11 và 12, (trong đó có truyện ngắn Chí
Phèo), chúng tơi nhận thấy dạy học văn bản truyện ngắn luôn tạo ra một áp lực
nặng nề đối với cả giáo viên và học sinh.
Đến nay, rất ít học sinh cịn có khả năng cảm thụ được giá trị thẩm mĩ của
những tác phẩm văn học. Thực tế đó có nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết
xuất phát từ chính người dạy. Tổ chức dạy học tác phẩm văn chương trong nhà
trường THPT hiện nay, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc khám phá các giá trị tác
phẩm theo cách phân tích, bình giảng nội dung chính của tác phẩm mà chưa đi
sâu vào khám phá, lĩnh hội bản chất của thể loại, đặc biệt là từ phương diện trữ
tình ngoại đề. Qua kiểm tra, đánh giá, chúng tôi nhận thấy, đa số bài viết của
học sinh chỉ dừng lại ở hình thức diễn nôm lại tác phẩm. Đa số học sinh hiện
nay chỉ quan tâm đến những giá trị vật chất, thờ ơ với những giá trị nghệ thuật,
khơng có sự giao cảm, thấu hiểu, tri âm đối với những thơng điệp cuộc sống của
nhà văn.
Trong q trình dạy đọc hiểu truyện ngắn Việt Nam hiện đại, khai thác lời
văn trữ tình ngoại đề sẽ tạo nên hứng thứ học tập nhất định đối với học sinh.
Qua mỗi truyện ngắn, học sinh có thể sống cùng với những giá trị của tác phẩm,
với những thông điệp được nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. Để từ đó, khi bước
vào cuộc sống, các em có thể được trải nghiệm với chính bản thân mình
II. Lời văn trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại
1. Một số vấn đề về truyện ngắn Việt Nam hiện đại
Truyện ngắn là thể loại cơ bản nhất của sáng tạo văn học. Truyện ngắn là
đứa con tinh thần của người nhà văn trước cuộc đời. Mỗi truyện ngắn thể hiện
một cách nhìn, cách đánh giá của người nhà văn trước hiện thực đời sống. Vì
thế, qua mỗi truyện ngắn, nhà văn đem đến cho người đọc những tư tưởng, tình
cảm, những thơng điệp của mình với cuộc đời. Tuy nhiên, nếu như trong thơ,
nhà thơ có thể bộc lộ trực tiếp tư tưởng, tình cảm của mình qua những lớp ngơn
từ, thì trong truyện ngắn, nhà văn phải gửi gắm những tư tưởng, tình cảm đó một
cách gián tiếp qua hình tượng nghệ thuật.
Truyện ngắn Việt Nam hiện đại là tên gọi cho thể loại truyện ngắn Việt
Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay. Truyện ngắn là một thể loại linh hoạt, luôn biến
đổi. Truyện ngắn hiện đại thực chất là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộc
đời, một cách nắm bắt đời sống rất riêng. Truyện ngắn Việt Nam hiện đại vận
động theo hướng hiện đại hóa của truyện ngắn hiện đại thế giới. Trải qua một
quá trình phát triển truyện ngắn Việt Nam hiện đại đã hình thành được những
đặc trưng về thi pháp thể loại. Truyện ngắn hiện đại đem đến những thay đổi
quan trọng về mặt thi pháp: rút ngắn khoảng cách trần thuật, nhà văn xuất hiện
trực tiếp trong tác phẩm để phát ngơn tư tưởng, tình cảm của mình.
Truyện ngắn hiện đại xuất hiện hình thức giao thoa giữa các phương thức
biểu đạt, giữa các thể loại. Vì thế, dạy học theo đặc trưng thể loại, cần phải có sự
kết hợp từ nhiều phương diện để học sinh có hứng thú trong việc chiếm lĩnh
những giá trị nghệ thuật của truyện ngắn. Trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại,
lời văn trữ tình ngoại đề là một nét đặc sắc của ngôn ngữ nghệ thuật. Lời văn trữ
tình ngoại đề giúp định giá những động lực tư tưởng và thẩm mĩ của tác phẩm.
Qua lời văn trữ tình ngoại đề, người ta thấy trực tiếp hình tượng tác giả.
2. Khảo sát lời văn trữ tình ngoại đề qua mợt số truyện ngắn trong
chương trình Ngữ văn THPT
Lời văn trữ tình ngoại đề xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm cả phần
nơi dung đọc chính và đọc thêm. Trong đề tài này, chúng tôi chỉ dừng lại khảo
sát, đánh giá qua một số truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn 11 và 12. Đây
là những truyện ngắn sử dụng lời văn trữ tình ngoại đề đậm nét, có giá trị đặc
sắc về tư tưởng và nghệ thuật.
Trong Chữ người tử tù, nhà văn Nguyễn Tuân bộc lộ tư tưởng, tình cảm
và quan niệm nghệ thuật của mình về cuộc đời xuất phát từ cái đẹp, từ phương
diện văn hóa thẩm mĩ. Trong đó, có nhiều lời văn trữ tình ngoại đề đặc sắc có
sức gợi mở lớn đối với người đọc, như: “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống
bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lịng biết giá người, biết
trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen
vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xơ bồ”; hay “Ơng trời nhiều
khi chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa đống cặn bã. Và những
người có tâm điền tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”.
Lời văn trữ tình ngoại đề trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân thể hiện
phong cách truyện ngắn tài hoa, uyên bác đồng thời thể hiện quan niệm nghệ
thuật về cái đẹp của Nguyễn Tuân.
Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, nhà văn Thạch Lam sử dụng nhiều đoạn
văn có lời văn trữ tình ngoại đề. Đó là những đoạn văn giàu hình ảnh, thể hiện
những tình cảm chân thành, sự trân trọng của nhà văn trước những cảm xúc
monh manh của con người trong cuộc sống: “Chừng ấy người trong bóng tối
mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ hằng ngày của họ”;
“Liên khóa vội tráp tiền với một chiếc khóa chị đeo vào cái dây xà tích bạc ở
thắt lưng, chiếc xà tích và cái khóa chị q mến và hãnh diện, vì nó tỏ ra chị là
người con gái lớn và đảm đang”; hay “Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm
của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và im lặng”
Lời văn trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam
góp phần làm nổi bật tính cách phức tạp, bộc lộ tâm trạng mơ hồ của nhân vật.
Lời văn trữ tình ngoại đề trong tác phẩm nhẹ nhàng tạo nên một dư vị riêng, đặc
biệt của truyện ngắn Thạch Lam.
Trong chương trình Ngữ văn lớp 12, một số truyện ngắn có sử dụng lời
văn trữ tình ngoại đề đặc sắc, hấp dẫn như: Vợ nhặt, Rừng xà nu, Một người Hà
Nội… Lời văn trữ tình ngoại đề đã góp phần làm nên những phong cách đa
dạng, những giọng điệu riêng của văn học kháng chiến trong nền văn học hiện
đại.
Truyện ngắn Vợ Nhặt, nhà văn Kim Lân bên cạnh đem đến cho người đọc
bức tranh hiện thực dữ dội, đen tối về nạn đói lịch sử của dân tộc, truyện ngắn
còn hấp dẫnngười đọc bởi chất thơ được tạo nên từ lời văn trữ tình ngoại đề:
“Hình như họ cũng hiểu được đôi phần. Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ
bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói
khát, tăm tối ấy của họ”; “Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp cửa nhà
cho quang quẻ, nền nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá
hơn”; hay “Chưa bao giờ cái nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế”
Lời văn trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân thể
hiện những dự cảm, dự báo của nhà văn với số phận con người trước nạn đói.
Trữ tình ngoại đề đã làm nổi bật tấm lòng nhân đạo của nhà văn với số phận
những người nơng dân nghèo trước nạn đói. Lời văn trữ tình ngoại đề cho ta
thấy vẻ đẹp truyện ngắn Kim Lân: nhẹ nhàng, sâu sắc.
Trong truyện ngắn Rừng Xà Nu, lời văn trữ tình ngoại đề được nhà văn
Nguyễn Trung Thành sử dụng trong đoạn văn mở đầu tác phẩm để miêu tả về
hình ảnh rừng xà nu với nhiều ý nghĩa: “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có
cây nào khơng bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào
ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt,
long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng
cục máu lớn.
(…) Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy
gì khác ngồi những đồi xà nu nối tiếp tời chân trời”.
Lời văn trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn là hình ảnh của rừng xa nu
được xây dựng qua bút pháp miêu tả chi tiết, cụ thể, sinh động. Rừng xà nu là
hình ảnh của thiên nhiên Tây Nguyên kiên cường, bất khuất, ham ánh sáng, ham
sống, thách thức trước súng đạn của kẻ thù đó là hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹp
của con người Tây Nguyên từ những ngày đen tối nhất của lịch sử trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ.
Bên cạnh đó, lời văn trữ tình ngoại đề cịn xuất hiện trong một số truyện
ngắn, đoạn trích (tiểu thuyết) khác, như: Một người Hà Nội của Nguyễn Khải,
Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng,…
3. Một số kết luận rút ra:
Qua việc khảo sát lời văn trữ tình ngoại đề trong một số truyện ngắn Việt
Nam chương trình Ngữ văn lớp 11 và 12, chúng tơi rút ra một số kết luận như
sau:
Thứ nhất: Lời văn trữ tình trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại biểu hiện
hết sức đa dạng, phong phú cả về nội dung và hình thức. Đặc điểm này khác với
lời văn trữ tình ngoại đề trong một số tác phẩm văn học nước ngồi trong
chương trình như: Người trong bao của Sê - khốp, Số phận con người của Sô lô - khốp,… Trong các tác phẩm văn học nước ngoài, lời văn trữ tình ngoại đề
thường nằm ở vị trí cuối tác phẩm. Qua đó, nhà văn bày tỏ lịng cảm phục, suy
nghĩ và những dự cảm của mình. Trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại, lời văn
trữ tình ngoại đề vừa là thái độ, tình cảm, vừa có cả những triết lý, vừa có cả
những đánh giá, bàn luận của nhà văn.
Thứ hai: Lời văn trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại
mang dấu ấn sấu sắc về phong cách nghệ thuật của nhà văn. Lời văn trữ tình
ngoại đề còn để lại dấu ấn sâu sắc qua giọng điệu, qua cách sử dụng ngôn từ,
qua quan niệm nghệ thật, quan niệm nhân sinh,… nghĩa là qua đó người đọc có
thể nhận diện được chân dung của nhà văn xuất hiện trong tác phẩm.
Thứ ba: Lời văn trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn Việt Nam xuất hiện
nhiều, với một mật độ dày đặc. Nhà văn có thể trực tiếp để bộc lộ cũng có thể sử
dụng hình thức trần thuật nửa trực tiếp để nhân vật thay mình phát ngơn (Chí
Phèo, Một người Hà Nội). Đây chính là một nét độc đáo riêng của lời văn trữ
tình ngoại đề trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại nhưng cũng chính là nguyên
nhân dẫn đến cả giáo viên và học sinh không nhận diện đầy đủ về lời văn trữ
tình ngoại đề trong truyện ngắn.
III. Khảo sát và vận dụng vào dạy học truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao
1. Lời văn trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam
Cao
a. Trong truyện ngắn Chí Phèo, nhà văn Nam Cao sử dụng lời văn trữ tình
ngoại đề để trực tiếp thể hiện thái độ, tình cảm, đánh giá của mình vê nhân vật.
Nhân vật là một hình tượng nghệ thuật được nhà văn hư cấu để gửi gắm cách
nhìn về cuộc đời. Trong Chí Phèo, lời văn trữ tình ngoại đề được sử dụng để mở
đầu tác phẩm: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn
chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? (...) Nhưng mà biết đứa nào đẻ ra Chí
Phèo? Có mà trời biết! Hắn khơng biết, cả làng Vũ Đại cũng khơng ai biết”.
Với hình thức mở đầu này, truyện ngắn của Nam Cao tạo nên một sức lôi
cuốn, hấp dẫn người đọc trước bi kịch tha hóa của con người. Lời văn trữ tinh
ngoại đề có sự đan xen ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ của tác giả. Qua đó, nhà
văn đã bộc lộ thái độ của mình trước bi kịch tha hóa của Chí Phèo. Bề ngoài ta
thấy Nam Cao là một nhà văn dửng dưng, lạnh lùng với cách xưng hô đầy khinh
miệt là “hắn”, nhưng đằng sau đó ta thấy được tấm lịng thương u vơ hạn của
nhà văn đối với Chí Phèo. Nhà văn thấu hiểu khát khao được làm người của Chí
Phèo qua điệp khúc trong cuộc đời nhân vât: “Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong
là hắn chửi”. Trong đoạn văn mở đầu truyện ngắn, lời văn trữ tình ngoại đề thể
hiện những bàn luaanjncuar nhà văn về số phận, tính cách và dự báo tương lai
của Chí Phèo: “Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng khơng ai
biết”
Có khi lời văn trữ tình ngoại đề cịn được Nam Cao sử dụng như một lời
bào chữa cho tính cách vốn hung hãn, cơn đồ, lưu manh của Chí Phèo: “…Ơi
sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt
mà đâm chém người? Đó là cái bản tính của hắn, ngày thường bị lấp đi, hay
trận ốm thay đổi hắn về sinh lí cũng thay đổi cả tâm lí nữa?”. Lời văn trữ tình
ngoại đề trong đoạn văn thể hiện sự thương yêu, cảm thông sâu sắc của nhà văn
đối với Chí Phèo. Lời văn trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn Chí Phèo giúp nhà
văn Nam Cao khẳng định với người đọc, bản tính hiền lành, lương thiện của Chí
Phèo. Hắn cơn đồ, lưu manh, hung hãn, “đập đầu, rạch mặt ăn vạ” khơng phải
là bản tính của hắn mà do xã hội lúc bấy giờ đã làm hắn trở nên như thế. Đó
cũng là một cách tố cáo xã hội thực của Nam Cao.
Đối với nhân vật Thị Nở, một nhân vật nữ hiếm có trong văn học Việt
Nam, Nam Cao đã miêu tả cụ thể, chi tiết về nhân vật Thị Nở với những gì
tưởng chừng như tất cả nết xấu của con người đều tập trung ở Thị Nở. Thế
nhưng, có lúc Nam Cao lại dành những lời có cánh để bênh vực, bảo vệ cho Thị
Nở: “…Trơng thị thế mà có dun. Tình u làm cho có duyên. Hắn thấy vừa
vui vừa buồn. Và một cái gì nữa giống như là ăn năn. Cũng có thể như thế
lắm”. Lời văn trữ tình ngoại đề đó đã cho thấy thái độ của nhà văn đối với nhân
vật của mình. Miêu tả Thị Nở xấu xí, ngớ ngẩn nhưng Nam Cao vẫn đưa đến
cho người đọc một ấn tượng đẹp về nhân vật của mình.
b. Trong truyện ngắn Chí Phèo, nhà văn Nam Cao sử dụng lời văn trữ tình
ngoại đề để đưa ra những bàn luận, đánh giá về những sự kiện, sự việc xẩy ra
trong đời sống của tác phẩm. Nhà văn trực tiếp bàn luận về sự thay đổi nhân
hình lẫn nhân tính của Chí Phèo khi ra tù trở về làng: “Hắn về lớp này trông
khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như một thằng săng đá
(…) Trông gớm chết”. Lời văn trữ tình ngoại đề khơng chỉ là những đánh giá về
sự thay đổi của Chí Phèo mà cịn mang ý nghĩa tố cáo đối với nhà tù thực dân.
Sau 7, 8 năm đi tù về, nhà tù thực dân không giúp Chí Phèo hồn lương mà cịn
đẩy hắn đến với những tội ác.
Nam Cao cũng đưa ra những bàn luận, đánh giá về việc Chí Phèo đến ăn
vạ, về sự hiếu kỳ của những người nông dân làng Vũ Đại: “Thơi thì cứ đóng cửa
cho thật chắc rồi mặc thây cha nó (…) Thật là ầm ĩ” hay: “Người ta tuôn đến
xem. Mấy cái ngõ tối xung quang đùn ra biết bao nhiêu là người. Thật ồn ào
như chợ”. Lời văn trữ tình ngoại đề này cho ta thấy được cách xây dựng nhân
vật đám đông độc đáo của Nam Cao. Trước cách mạng tháng Tám, những người
nông dân chỉ là một đám hiếu kỳ “ồn áo như chợ”. Điều đó đã đưa đến những
dự báo cho người đọc về thái độ của người nông dân trong xã hội lúc bấy giờ.
Nam Cao cịn sử dụng lời văn trữ tình ngoại đề để bàn luận, đánh giá về
sự thức tỉnh của Chí Phèo sau khi ăn nằm cùng Thị Nở. Đây có thể coi là lời văn
trữ tình ngoại đề đặc sắc nhất: “Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao
nhiêu là chất độc, đày đọa cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể
gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng quá nhiều. Nó là một cơn mưa gió
cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa động đã đến. Chí Phèo hình như đã trơng
trước thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cơ độc, cái này cịn đáng sợ
hơn đói rét và ốm đau”. Lời văn trữ tình ngoại đề ở đoạn văn này, nhà văn sử
dụng hình thức so sánh mở rộng tạo nên một đoạn văn giàu chất thơ. Chính cách
so sánh, mở rộng giàu hình ảnh này đã góp phần tạo nên những đoạn văn giàu
hình ảnh cho những truyện ngắn vốn sắc lạnh, giàu tính triết lý của Nam Cao.
Lời văn trữ tình ngoại đề ở đây vừa mang tình chất đánh giá, vừa dự báo về sự
thay đổi của nhân vật, vừa có tính chất triết lí về sự cơ độc của con người. Tính
triết lí từ cách so sánh mở rộng là một đặc điểm độc đáo trong truyện ngắn Nam
Cao.
c. Trong truyện ngắn Chí Phèo, lời văn trữ tình ngoại đề cịn được nhà
văn sử dụng qua hình thức bàn luận mở rộng để rút ra những triết lý nhân sinh.
Những triết lý này thể hiện quan niệm, cách nhìn của nhà văn trước cuộc đời.
Tuy nhiên, những triết lý trong Chí Phèo nói riêng và truyện ngắn Nam Cao đều
không phải là những tuyên ngơn, thuyết lý khơ khan mang tính giáo huấn mà đó
là những câu nói hình ảnh, bóng bẩy.
Triết lí về sự cơ độc: “Chí Phèo hình như đã trơng trước thấy tuổi già
của hắn, đói rét và ốm đau, và cơ độc, cái này cịn đáng sợ hơn đói rét và ốm
đau”. Nam Cao đã đưa ra một nhận định có ý nghĩa sâu sắc về sự cơ độc của
nhân vật Chí Phèo. Sự cơ độc đạt trong sự đối sánh với đói rét và ốm đau. Nghĩa
là giữa vật chất (đói rét), thể xác (ốm đau), mặt tinh thần (sự cô độc) mới thực
sự là một điều đáng sợ.
Triết lí về sinh lí và nhân cách: “Hơn hai mươi tuổi, người ta khơng là
đá, nhưng cũng khơng hồn tồn là xác thịt. Người ta khơng thích cái gì người
ta khinh”. Qua triết lí này, ta thấy Nam Cao khơng phủ nhận những xúc cảm
mãnh liệt của một người đàn ông đang ở độ tuổi hai mươi. Nhưng nhân vật của
Nam Cao vẫn thể hiện một niềm tin về lòng tự trọng, về ý thức nhân cách.
Từ một số phận cụ thể, Nam cao còn đặt ra cả những triết lí về cái mạnh yếu: “Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác, phải là kẻ mạnh. Hắn
đâu cịn mạnh nữa”. Thậm chí cả những triết lí về sắc hấp dẫn bản tính của
người đàn bà: “Đàn bà khơng có men như rượu nhưng cũng làm người say”; đến
cả triết lí về thằng điên và thằng say rượu: “Những thằng điên và những thằng
say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm”.
Qua truyện ngắn Chí Phèo, ta thấy lời văn trữ tình ngoại đề của Nam Cao
ln giàu triết lí. Tuy nhiên, nhà văn Nam Cao đưa ra những triết lí từ những
vấn đề, câu chuyện bình thường, thậm chí là nhỏ nhặt. Thế nhưng, những triết lí
đó lại mang đến những giá trị sâu sắc.
Qua khảo sát truyện ngắn Chí Phèo, chúng tôi nhận thấy nhà văn Nam
Cao sử dụng lời văn trữ tình ngoại đề tương đối đa dạng và phong phú. Nghĩa là
nhà văn đã tham gia tích cực vào tác phẩm từ nhiều phương diện. Lời văn trữ
tình ngoại đề trong truyện ngắn Chí Phèo được nhà văn Nam Cao sử dụng với
nhiều mục đích khác nhau trong tác phẩm. Xét về nghệ thuật, lời văn trữ trình
ngoại đề chủ yếu được sử dụng với 3 hình thức chủ yếu sau:
- Nhà văn tham gia trực tiếp bộc lộ, đánh giá, bàn luận về nhân vật, về sự
việc xẩy ra trong tác phẩm. Trong những trường hợp này, nhà văn là người trực
tiếp phát ngôn, nghĩa là nhà văn đang trực tiếp đối thoại với người đọc.
- Nhà văn so sánh mở rộng vấn đề. Đây là hình thức nhà văn sử dụng cách
nói gián tiếp qua biện pháp so sánh. Với hình thức so sánh này, người đọc phải
liên tưởng mới hiểu được ý đồ, tư tưởng của nhà văn. So sánh mở rộng xuất hiện
nhiều trong các tác phẩm văn học phương Tây, trong văn xi Việt Nam hình
thức này xuất hiện khơng nhiều ngồi truyện ngắn Chí Phèo cịn xuất hiện trong
Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
- Nhà văn đưa ra những bàn luận để đặt ra những triết lý nhân sinh sâu
sắc. Trong truyện ngắn Chí Phèo, những triết lý này thể hiện quan niệm, cách
nhìn của nhà văn trước cuộc đời. Tuy nhiên, những triết lý trong Chí Phèo nói
riêng và truyện ngắn Nam Cao đều không phải là những tuyên ngôn, thuyết lý
khô khan mang tính giáo huấn mà đó là những câu nói hình ảnh, bóng bẩy.
Những điều tưởng chừng nhở nhặt, bình thường trong cuộc sống được nhà văn
nâng lên tầm khái quát trở thành triết lý có giá trị sâu sắc.
2. Vai trị của lời văn trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn Chí Phèo
của Nam Cao
Nam Cao là nhà văn hiện thực sắc lạnh. Trong những truyện ngắn của Nam
Cao nhiều khi ta thấy nhà văn có vẻ dửng dưng trước số phận của nhân vật.
Nhưng thực ra, đằng sau hình ảnh của nhân vật đang quằn quại, đau đớn trước
tấn bi kịch của mình là tấm lịng đơn hậu của một nhà văn giàu tình yêu thương.
Lời văn trữ tình ngoại đề là một cách để nhà văn Nam Cao phát biểu những
quan niệm nghệ thuật, quan niệm nhân sinh của mình trước cuộc đời với người
đọc. Qua lời văn trữ tình ngoại đề, nhà văn đã tố cáo sâu sắc, quyết liệt đối với
thế lực thống trị trong xã hội thực dân phong kiến lúc bấy giờ. Nhà văn đã bênh
vực, để bảo vệ những người nông dân nghèo sống trong chuỗi bi kịch như Chí
Phèo.
Nam Cao là một nhà văn lạnh lùng, ít nói. Trong sáng tác cũng như trong
cuộc đời, ta không thấy Nam Cao phát ngôn, rao giảng về những thuyết lí riêng
của mình như nhiều nhà văn cùng thời khác nhưng qua mỗi tác phẩm, Nam Cao
luôn đem đến cho người đọc những quan niệm nghệ thuật tiến bộ, những triết lí
nhân sinh sâu sắc. Chính vì thế, sự xuất hiện của lời văn trữ tình ngoại đề trong
Chí Phèo đã khiến cho truyện ngắn ý nghĩa hơn, có thêm những điều để nói, để
suy nghĩ hơn.
Trong truyện ngắn Chí Phèo, lời văn trữ tình ngoại đề khơng chỉ góp phần
tơ đậm chủ đề của tác phẩm, cụ thể tình cảm, thái độ của tác giả mà còn là một
nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao. Ngơn ngữ trong
truyện ngắn Chí Phèo không tinh tế như Hai đứa trẻ; không trang trọng, cổ kính
như Chữ người tử tù; khơng đậm chất trào phúng như Số đỏ mà vừa trần trụi,
vừa uyển chuyển, đặc biệt là sâu sắc giàu triết lí.
Lời văn trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn Chí Phèo hết sức đa dạng. Nó
góp phần quan trọng tạo nên sức hấp dẫn, lơi cuốn của tác phẩm. Lời văn trữ
tình ngoại đề giúp nhà văn bước vào tác phẩm để có thể bộc lộ tư tưởng, tình
cảm, nhân sinh quan, thế giới quan của mình. Khi đọc truyện ngắn Chí Phèo,
qua lời văn trữ tình ngoại đề, người đọc khơng chỉ thấy số phận, cuộc đời của
một người nông dân lương thiện bị đẩy vào bi kịch tha hóa, lưu manh hóa đến bị
cự tuyệt quyền làm người mà cịn nhận ra hình ảnh của Nam Cao, nhà văn - nhà
nhân đạo lớn trên trang sách.
3. Định hướng khai thác lời văn trữ tình ngoại đề trong dạy học đọc
hiểu truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao.
a. Khai thác lời văn trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn Chí Phèo qua hình
thức nhà văn trực tiếp bộc lộ thái độ, tư tưởng, tình cảm, quan niệm nhân sinh
của mình trước hiện thực đời sống được phản ánh trong tác phẩm.
Dạy học truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, yêu cầu về kĩ năng là hình
thành cho học sinh đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. Nghĩa là dạy học
đọc hiểu văn bản phải xuất phát từ tình huống truyện, từ những sự việc chi tiết
tiêu biểu trong tác phẩm. Trong truyện ngắn, lời văn trữ tình ngoại đề thường
xuất hiện gắn liền với những sự việc, sự kiện tiêu biểu đó. Vì thế, khai thác lời
văn trữ tình ngoại đề phải xuất phát từ những sự việc, sự kiện tiêu biểu của tác
phẩm.
Sau khi tìm hiểu nội dung của chi tiết, sự việc tiêu biểu để làm rõ tính
cách, tâm trạng, số phận nhân vật, giáo viên có thể đặt ra những câu hỏi để khai
thác lời văn trữ tình ngoại đề.
Chẳng hạn, khi đọc hiểu đoạn văn mở đầu tác phẩm, ngồi việc phân tích
các hình thức của tiếng chửi, ý nghĩa của tiếng chửi, giáo viên cần phải gợi mở,
hướng dẫn để học sinh khai thác lời văn trữ tình ngoại đề qua 3 câu hỏi cơ bản
sau:
Câu hỏi 1: Qua tiếng chửi của Chí Phèo, hãy nhận xét, đánh giá cách mở
đầu trong truyện ngắn Nam Cao.
Câu hỏi 2: Nếu khơng có những nhận xét, đánh giá của nhà văn, anh (chị)
sẽ hiểu như thế nào về thái độ của nhà văn Nam Cao trước tiếng chửi đó?
Câu hỏi 3: Từ đó, ta thấy được điều gì ở thái độ của nhà văn đối với nhân
vật trong tác phẩm của mình?
b. Khai thác lời văn trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn Chí Phèo của
Nam Cao dưới hình thức so sánh mở rộng vấn đề.
Dạy học truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, cịn phải hướng dẫn học
sinh khai thác những biện pháp nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong tác phẩm.
Trong truyện ngắn Chí Phèo, nhà văn Nam Cao khơng chỉ chứng tỏ biệt tài về
miêu tả tâm lí nhân vật mà cịn là một nhà văn điêu luyện trong sử dụng ngôn
ngữ, đặc biệt là những biệt pháp tu từ để phát huy tối ta hiệu quả sử dụng ngơn
ngữ. Trong đó, so sánh mở rộng là một biện pháp tu từ có nhiều ý nghĩa. Qua
những lời văn trữ tình ngoại đề thể hiện dưới dạng so sánh mở rộng, giáo viên
cần thiết phải đặt ra những câu hỏi mang tính gợi mở để học sinh khai thác.
Chẳng hạn, sau cuộc gặp gỡ ngắn ngủi của Chí Phèo với Thị Nở, sự săn
sóc của Thị Nở cùng với bát cháo hành đã giúp Chí Phèo hồi sinh. Khi dạy sự
việc này, nhiều giáo viên chỉ tập trung hướng dẫn học sinh khai thác ở một số
phương diện: cuộc gặp gỡ với Thị Nở có ý nghĩa gì? Bát cháo hành có vai trị
như thế nào đối với Chí Phèo?... Đối với truyện ngắn Chí Phèo với những sự
việc, chi tiết đặc sắc như cuộc gặp gỡ Chí Phèo - Thị Nở, bát cháo hành của Thị
Nở,… nếu chỉ dừng lại ở đó là chưa làm nổi bật hết giá trị độc đáo ngôn ngữ
nghệ thuật trong truyện ngắn Nam Cao. Giáo viên cần hướng dẫn khai thác cả
những chi tiết nhỏ như trận ốm của Chí Phèo. Đó là một chi tiết nhà văn đã sử
dụng yếu tố trữ tình ngoại đề đặc sắc. Để học sinh có thể thấy được thái độ của
nhà văn, giáo viên có thể đặt một số câu hỏi:
Câu hỏi 1: Chỉ ra đoạn văn được nhà văn Nam Cao sử dụng để so sánh
với trận ốm của Chí Phèo?
Câu hỏi 2: Nhận xét giá trị nội dung và nghệ thuật của hình thức so sánh
trong đoạn văn đó?
Câu hỏi 3: Cách so sánh như thế cho thấy thái độ, tình cảm của Nam Cao
với nhân vật như thế nào?
Việc sử dụng những câu hỏi gợi mở để khai thác lời văn trữ tình ngoại đề
sẽ kích thích hứng thú học tập của học sinh.
c. Khai thác lời văn trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn Chí Phèo của
Nam Cao qua hình thức ngơn ngữ bàn luận rút ra những triết lý nhân sinh
Tính triết lý là một đặc điểm đặc sắc trong ngôn ngữ truyện ngắn Nam
Cao. Nhà văn Nam cao thường lựa chọn những vấn đề tưởng chừng vụn vặt
trong cuộc sống con người, thế nhưng từ chính những đề tài đó, Nam Cao đã
nâng lên thành những triết lý có ý nghĩa sâu sắc. Dạy học truyện ngắn Chí Phèo
vì thế cần thiết khai thác được giá trị của của những triết lý nhân sinh được nhà
văn gửi gắm trong tác phẩm.
Qua những lời văn trữ tình ngoại đề thể hiện qua hình thức bàn luận mở
rộng để đem đến cho người đọc những triết lý nhân sinh, khi phân tích đặc sắc
ngôn ngữ nghệ thuật, giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Liệt kê những câu văn có tính triết lý trong truyện ngắn Chí
Phèo?
Câu hỏi 2: Những triết lý Nam Cao đưa ra có đặc điểm gì?
Câu hỏi 3: Qua những triết lý đó, hãy rút ra những nhận xét về nhà văn
Nam Cao?
Trên đây là hệ thống câu hỏi được chúng tôi thể nghiệm khi dạy học
truyện ngắn Chí Phèo. Hệ thống câu hỏi này không phải là nguyên tắc bất biến.
Thực tế trong quá tình dạy học, giáo viên cần xây dựng được hệ thống câu hỏi
gợi mở linh hoạt để phù hợp với năng lực, trình độ của đối tượng học sinh. Khai
thác lời văn trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn Chí Phèo cần đảm bảo khơng
tách rời hình thức dạy theo đặc trưng thể loại, dạy học tích hợp. Giáo viên nếu
khai thác hiệu quả lời văn trữ tình ngoại đề trong tác phẩm chắc chắn sẽ tạo nên
một bài dạy có chiều sâu, có sức lơi cuốn và tạo hứng thú học tập đối với học
sinh.
4. Kết quả dạy học thực nghiệm:
Qua thực nghiệm nhiều năm dạy học, vận dụng khai thác lời văn trữ tình
ngoại đề, chúng tôi nhận thấy, bước đầu đã tạo ra hững thú học tập tích cục,
nâng cao chất lượng dạy học. Học sinh đã chủ động, tích cực hơn trong học tập,
mạnh dạn trao đổi, thảo luận. Nhiều em còn đặt ra những câu hỏi mới lạ để trao
đổi, bàn luận với giáo viên. Với những em học sinh khá, giỏi, trong quá trình
học tập đã áp dụng để tự học những tác phẩm trong chương trình đọc thêm.
Trong quá trình dạy học thử nghiệm, chúng tôi vận dụng vào 4 lớp khối
11 có năng lực học tập ngang nhau. Sau đó, chúng tôi khảo sát qua đề kiểm tra:
Câu 1: Anh (chị) hãy phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “Chí
Phèo” của Nam Cao để làm nổi bật bi kịch của người nông dân trước Cách
mạng tháng Tám?
Câu 2: Phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc và mới mẻ trong tác phẩm “Chí
Phèo” của Nam Cao.
Qua việc vận dụng khai thác lời văn trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn
Chí Phèo trong chương trình Ngữ văn lớp 11, chúng tôi nhận thấy đã tạo ra
được hứng thú học tập cho học sinh. Mặt khác, khi kiểm tra, đánh giá qua bài
làm của học sinh, chúng tôi nhận thấy: Bài viết của học sinh vừa sâu sắc vừa có
cảm xúc rõ ràng hơn.
Kết quả cụ thể thu được như sau:
- Với 2 lớp dạy học không vận dụng khai thác lời văn trữ tình ngoại đề
(dạy học bình thường theo những năm học trước):
TT
Lớp
Tổng
số
HS
1
2
11A4
11A7
46
47
Giỏi
Khá
Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
HS
0
0
%
0
0
Xếp loại
T.bình
Số Tỉ lệ
HS % HS
8 17.4 25
7 14.9 26
Yếu
Số Tỉ lệ
% HS
53.3 10
55.3
9
Kém
Số Tỉ lệ
%
HS
%
21.7
3 6.5
19.2
5 10.6
- Với 2 lớp dạy học có vận dụng khai thác lời văn trữ tình ngoại đề:
TT
Lớp
Tổng
số
HS
1
2
11A5
11A6
48
47
Xếp loại
T.bình
Số Tỉ lệ
Giỏi
Số Tỉ lệ
Khá
Số Tỉ lệ
HS %
3 6.3
6 12.8
HS % HS
15 31.3 23
13 27.7 22
Yếu
Số Tỉ lệ
% HS
47.9
5
46.8
6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kém
Số Tỉ lệ
%
HS
10.4
0
12.8
0
%
0
0
1. Kết luận
Lời văn trữ tình là một biểu hiện đặc sắc trong truyện ngắn Việt Nam hiện
đại. Lời văn trữ tình ngoại đề là dấu hiệu của quá trình đổi mới truyện ngắn Việt
Nam theo hướng hiện đại. Lời văn trữ tình ngoại đề giúp nhà văn thể hiện rõ hơn
tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại nếu giáo
viên chú ý khai thác lời văn trữ tình ngoại đề chắc chắn sẽ tạo được hứng thú
học tập cho học sinh, mang lại hiệu quả nhất định trong dạy học.
Xuất phát từ thực tiễn và thể nghiệm bước đầu trong quá trình dạy học
truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao và một số truyện ngắn hiện đại khác, lời
văn trữ tình ngoại đề có vai trị hết sức quan trọng trong tác phẩm. Lời văn trữ
tình ngoại đề là một vẻ đẹp trong sáng tạo nghệ thuật, trong sử dụng ngôn từ của
truyện ngắn Chí Phèo. Trong q trình đổi mới dạy học Ngữ văn, để tạo hứng
thú học tập cho học sinh, để nâng cao năng lực cảm thụ truyện ngắn hiện đại,
chúng tôi mạnh dạn đề xuất một hướng tiếp cận và dạy học truyện ngắn hiện đại
từ bình diện khai thác lời văn trữ tình ngoại đề.
2. Kiến nghị
Dạy học khai thác lời văn trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn hiện đại
không chỉ dừng lại đối với truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. Thay đổi về
quan niệm, về cách nhìn, về cách nghĩ để tìm ra một hướng dạy học tích cực là
điều cần thiết. Trong thực tiễn dạy học, định hướng để học sinh khai thác giá trị
lời văn trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn sẽ giúp các em hiểu được một cách
sâu sắc những giá trị độc đáo của tác phẩm văn. Đây cũng một bình diện quan
trọng để tiếp cận, vận dụng vào dạy học truyện ngắn hiện đại trong chương trình
Ngữ văn 11 và 12.
Trong quá trình dạy học khai thác lời văn trữ tình ngoại đề trong truyện
ngắn hiện đại phải biết kết hợp hài hòa, linh hoạt giữa dạy đọc hiểu theo đặc
trưng thể loại và khám phá lời văn trữ tình ngoại đề. Mặt khác, lời văn trữ tình
ngoại đề trong truyện ngắn hiện đại ở mỗi khuynh hướng sáng tác, mỗi giai đoạn
văn học, mỗi tác giả đều có những biểu hiện khác nhau. Vì thế trong q trình
dạy học, khơng thể xem xét lời văn trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn hiện đại
theo quan niệm đơn giản, cứng nhắc, ngược lại phải ln tìm tịi những giá trị
mới mẻ để mang lại thành công trong bài dạy của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục, 2009.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục, 2012.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiên thức, kĩ năng môn
Ngữ văn lớp 11, NXB GD, 2010.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiên thức, kĩ năng môn
Ngữ văn lớp 12, NXB GD, 2010.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ
văn phổ thông trung học, NXB GD, Hà Nội, 2003.
6. Phan Huy Dũng, Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thơng một góc
nhìn, một cách đọc, NXB GD, Hà Nội, 2009.
7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên): Từ điển thuật ngữ
Văn học, NXB Đại học Quốc gia, H, 1999.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
2. Nhiệm vụ của đề tài:
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Giới hạn phạm vi đề tài
5. Đóng góp của đề tài:
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở khoa học của đề tài
1. Cơ sở lí luận
2. Cơ sở thực tiễn.
II. Lời văn trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại
1. Một số vấn đề về truyện ngắn Việt Nam hiện đại
2. Khảo sát lời văn trữ tình ngoại đề qua mợt số truyện ngắn...
3. Một số kết luận rút ra
III. Khảo sát và vận dụng vào dạy học truyện ngắn Chí Phèo...
1. Lời văn trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao
2. Vai trị của lời văn trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn Chí Phèo
3. Định hướng khai thác lời văn trữ tình ngoại đề ... của Nam Cao.
4. Kết quả dạy học thực nghiệm
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
1
2
2
3
3
4
4
4
5
7
7
8
10
11
11
15
16
19
21
23