Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Quản lý và sử dụng lâm sản phi gỗ trên địa bàn xã môn sơn thuộc vùng đệm vườn quốc gia pù mát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 80 trang )

333.7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA ĐỊA LÝ – QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
----------------

NGUYỄN THỊ HIẾU

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LÂM SẢN PHI GỖ
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MÔN SƠN THUỘC VÙNG
ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Vinh, 5/2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA ĐỊA LÝ – QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
----------------

NGUYỄN THỊ HIẾU

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LÂM SẢN PHI GỖ
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MÔN SƠN THUỘC VÙNG
ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Quản lý Tài ngun và Mơi trường
Lớp: 52K1 – QLTN&MT


Khóa: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đậu Khắc Tài

Vinh, 5/2015


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập từ ngày 3/2/2015 cho đến ngày 20/4/2015 tại
phòng phòng khoa học của Vườn quốc gia Pù Mát cũng như q trình hồn
thành luận văn tốt nghiệp này này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
các thầy cơ giáo, các cán bộ hướng dẫn, bạn bè và gia đình. Vì vậy tôi xin gửi
lời cám ơn chân thành đến những người đã giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận
này.
Trước hết tơi xin bày tỏ lòng biết ơn tới đến Ban giám hiệu nhà trường,
Ban chủ nhiệm khoa Địa lý cùng quý thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi những
kiến thức cho tôi làm hành trang trong cuộc sống.
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban lãnh đạo, cán bộ chuyên viên phòng khoa
học của Vườn quốc gia Pù mát đã giúp dỡ, tận tình chỉ bảo cho tơi trong q
trình thực tập tại phòng, đặc biệt là anh Lưu Trung Kiện và chị Nguyễn Thị
Nga đã nhiệt tình hướng dẫn tơi trong q trình thực tập.
Đặc biệt tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến THs. Đậu Khắc Tài đã trực
tiếp hướng dẫn cho tơi, tận tình giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận này.
Đồng thời tơi cũng xin cám ơn tập thể lớp 52K1-Quản lý TN & MT và các
bạn bè đã giúp đỡ tơi trong q trình học tập cũng như q trình thực tập.
Mặc dù có nhiều cố gắng bằng tất cả năng lực của mình nhưng do kinh
nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế cũng như thời gian thực tập có hạn
nên báo cáo của tơi khơng tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự góp ý của
q thầy cơ và các bạn để báo cáo này được hồn thiện hơn.
Kính chúc mọi người luôn vui vẻ, hạnh phúc, dồi dào sức khỏe và thành

công trong công việc.
Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC VIẾT TẮT
A. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................... 2
3.Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
4. Quản điểm nghiên cứu ................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 4
6. Cấu trúc đề tài ................................................................................................ 6
B. NỘI DUNG ................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUÂN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 7
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 7
1.1.1.Tổng quan lâm sản phi gỗ. ........................................................................ 7
1.1.1.1. Khái quát về lâm sản phi gỗ. ................................................................. 7
1.1.2. Cơ sở lý luận về quản lý và sử dụng lâm sản phi gỗ. ............................ 10
1.2. Cơ sở thực tiễn. ......................................................................................... 10
1.2.1. Thực trạng về chính sách quản lý và sử dụng lâm sản phi gỗ tại Việt Nam. ...... 10
1.2.1.1. Chính sách quản lý, bảo tồn lâm sản phi gỗ. ...................................... 10
1.2.1.2. Chính sách liên quan đến sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu thụ
lâm sản phi gỗ. ................................................................................................. 11
1.2.1.3. Một số văn bản luật liên quan đến sản xuất, chế biến, kinh doanh và
tiêu thụ lâm sản phi gỗ. .................................................................................... 12
1.2.2.Thực trạng về quản lý và sử dụng lâm sản phi gỗ ở Việt Nam. ............. 12
1.2.3. Thực trạng về quản lý và sử dụng lâm sản phi gỗ của Vườn quốc gia Pù

Mát.................................................................................................................... 14


CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LÂM SẢN PHI
GỖ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MÔN SƠN THUỘC VÙNG ĐỆM VƯỜN
QUỐC GIA PÙ MÁT..................................................................................... 15
2.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................. 15
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 15
2.1.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................... 15
2.1.1.2. Khí hậu ................................................................................................ 16
2.1.1.3. Thủy văn.............................................................................................. 17
2.1.2. Các dữ liệu về kinh tế - xã hội của xã Môn Sơn. ................................... 17
2.1.2.1. Dân số .................................................................................................. 17
2.1.2.2. Giáo dục .............................................................................................. 19
2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng ....................................................................................... 20
2.1.2.4. Nghề nghiệp ........................................................................................ 21
2.1.2.5. Nguồn thu nhập và tình trạng nghèo. .................................................. 22
2.2. Thực trạng lâm sản phi gỗ trên địa bàn xã Môn Sơn thuộc vùng đêm
Vườn quốc gia Pù Mát. .................................................................................... 22
2.2.1. Tiềm năng của lâm sản phi gỗ trên địa bàn Môn Sơn -Vườn quốc gia Pù
Mát.................................................................................................................... 22
2.2.2 Vai trò của lâm sản Phi gỗ trên địa bàn Môn Sơn -Vườn quốc gia Pù
Mát.................................................................................................................... 24
2.2.2.1. Giá trị kinh tế ...................................................................................... 24
2.2.2.2. Giá trị xã hội........................................................................................ 25
2.2.2.3. Giá trị môi trường ............................................................................... 25
2.3. Thực trạng quản lý sử dụng lâm sản phi gỗ trên địa bàn xã Môn Sơn
thuộc vùng đêm Vườn quốc gia Pù Mát. ......................................................... 27
2.3.1 Các hoạt động khai thác lâm sản phi gỗ trên địa bàn Môn Sơn thuộc
vùng đệm Vườn quốc gia Pù Mát. ................................................................... 27

2.3.1.1. Vấn đề chung trong khai thác và sử dụng lâm sản phi gỗ. ................. 27
2.3.1.2. Mùa thu hái các loại lâm sản phi gỗ. .................................................. 34


2.3.2. Tình hình bn bán và thị trường lâm sản phi gỗ trên địa bàn Môn Sơn
thuộc vùng đệm Vườn quốc gia Pù Mát. ......................................................... 38
2.3.3. Tình hình quản lý lâm sản phi gỗ trên địa bàn xã Môn Sơn thuộc vùng
đệm Vườn quốc gia Pù Mát ............................................................................. 43
2.3.3.1. Tình hình quản lý lâm sản phi gỗ của cơ quan chức năng trên địa bàn
Môn Sơn thuộc vùng đệm Vườn quốc gia Pù Mát .......................................... 43
2.4. Đánh giá quản lý và sử dụng lâm sản phi gỗ trên địa bàn Môn Sơn thuộc
vùng đệm Vườn quốc gia Pù Mát .................................................................... 45
2.4.1. Thuận lợi ................................................................................................ 45
2.4.2. Khó khăn ................................................................................................. 46
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LÂM
SẢN PHI GỖ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MÔN SƠN THUỘC VÙNG ĐỆM
VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT ....................................................................... 47
3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng lâm sản phi gỗ trên địa
bàn Môn Sơn thuộc vùng đệm Vườn quốc gia Pù Mát.................................... 47
3.2. Đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng lâm sản phi gỗ trên địa bàn Môn
Sơn thuộc vùng đệm Vườn quốc gia Pù Mát. .................................................. 48
3.2.1. Giải pháp kỹ thuật .................................................................................. 48
3.2.1.1. Kỹ thuật khai thác .............................................................................. 48
3.2.1.2.Kỹ thuật bảo tồn ................................................................................... 51
3.2.1.3. Kỹ thuật gây trồng lâm sản phi gỗ. ..................................................... 51
3.2.2. Giải pháp về vốn ................................................................................... 53
3.2.3. Giải pháp thị trường .............................................................................. 53
3.2.4. Tuyên truyền và giáo dục người dân...................................................... 54
3.2.5. Giải pháp quản lý. .................................................................................. 55
C. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ......................................................................... 57

1. Kết luận ........................................................................................................ 57
2. Kiến Nghị ..................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 58
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ

Bảng 2.1: Dân số và thành phần dân tộc. ......................................................... 18
Bảng 2.2: Những đặc trưng dân số của xã Môn Sơn. ...................................... 18
Bảng 2.3: Cơ sở giáo dục xã Môn Sơn ............................................................ 19
Bảng 2.4: Đánh giá các lồi LSPG là sản phẩm hàng hố trên địa bàn.......... 28
Bảng 2.5: Lịch khai thác một số loài LSPG của người dân trên địa bàn Xã
Môn Sơn thuốc vùng đệm Vườn quốc gia Pù Mát. ......................................... 35
Bảng 2.6: So sánh mùa thu hái các loại LSPG bán phổ biến trên thị trường........ 37
Bảng 2.7: Một số lâm sản phi gỗ thường được thu mua tại thị trấn Con Cuông............ 39
Bảng 2.8: Giá trị một số mặt hàng LSPG tại bản Cị Phạt và chợ Mơn Sơn ......... 40
Bảng 3.1. Đề xuất kỹ thuật khai thác bền vững LSPG .................................... 48
Bảng 3.2 : Khả năng gây trồng một số lồi LSPG chủ yếu tại địa bàn xã Mơn
Sơn.................................................................................................................... 52
Sơ đồ 2.1 .Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ của những người tham gia tạo nên
dòng chảy LSPG............................................................................................... 42
Sơ đồ 2.2: Kênh thị trường tiên thu LSPG tại địa phương. ............................. 43


DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu

STT


Diễn giải

1

ĐDSH

Đa dạng sinh học

2

HST

Hệ sinh thái

3

NN&PTNT

Nông Nghiệp và phát triển nông thôn

4

LSPG

Lâm sản phi gỗ

5




Quyết định

6

RTN

Rừng Tự nhiên

7

UBND

Ủy ban nhân dân

8

VHCĐ

Văn hóa cộng đồng

9

VQG

Vườn quốc gia

10

HST


Hệ sinh thái


A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là tài ngun vơ cùng q giá, gắn bó với đời sống nhân dân đặc
biệt đối đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi, trung du và nhất là vùng cao,
vùng sâu, vùng xa. Nó cung cấp mọi sản phẩm phục vụ cho đời sống hàng
ngày của con người. Ngày nay, do dân số tăng nhanh, nhu cầu về tài nguyên
càng lớn nên đã gây sức ép đối với các loại tài ngun nói chung và tài
ngun rừng nói riêng. Vì vậy, tài nguyên rừng đã và đang là vấn đề nóng
đáng quan tâm của Việt Nam nói chung cũng như vườn quốc gia Pù Mát nói
riêng. Do đó, việc sử dụng tài nguyên rừng cần phải hết sức tiết kiệm, hiệu
quả, phát huy hết tiềm năng sẵn có. Nhận thức được tầm quan trọng của rừng
nên ngay từ rất sớm nhà nước đã có những chính sách quản lý bảo vệ rừng.
Tuy nhiên Việt Nam là nước đang phát triển, ¾ diện tích đồi núi, dân số các
vùng có rừng tăng nhanh, trình độ dân trí chưa cao kinh tế khó khăn nên sinh
kế chủ yếu dự vào khai thác rừng. Để quản lý bảo vệ tốt rừng cần kết hợp giữ
cơ quan chức năng với cộng đồng địa phương.
Để cộng đồng tham gia vào bảo vệ rừng tốt hơn thì chúng ta cẩn quan
tâm đến nguồn lợi mà họ có thể thu được từ rừng nhưng hiện nay việc khai
thác gỗ đã bị kiểm soát chặt chẽ, việc làm này đã có tác động rất lớn đến thu
nhập của người dân sống gần rừng. Vì vậy, hoạt động khai thác rừng của
người dân tập trung vào khai thác lâm sản phi gỗ. Mặc dù lâm sản phi gỗ có
trị kinh tế khơng cao nhưng nó giải quyết được phần nào khó khăn trong cuộc
sống hàng ngày của người dân.
Lâm sản phi gỗ trước đây được coi là lâm sản thứ yếu hay lâm sản phụ
của rừng cho nên vấn đề khai thác quản lý bảo vệ chưa được coi trọng. Nhưng
hiện nay, lâm sản phi gỗ là nguồn cung cấp các sản phẩm hàng ngày cho cộng


Nguyễn Thị Hiếu

1


đồng dân cư sống gần rừng, góp phần khơng nhỏ vào cơng cuộc xố đói giảm
nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi, cộng đồng dân cư các
vùng nông thôn. Hàng năm giá trị kinh tế mang lại từ khai thác, chế biến và
xuất khẩu sản phẩm Lâm sản phi gỗ chiếm một phần đáng kể trong tổng thu
nhập quốc dân đặc biệt được xem là nguồn sinh kế quan trọng của một bộ
phận đáng kể người dân sống gần rừng, ven rừng. Từ các lâm sản phi gỗ
người ta đã làm ra nhiều mặt hàng có giá trị như thổ cẩm, đồ thủ cơng mỹ
nghệ… Ngồi ra còn là sản phẩm của đa dạng sinh học từ rừng và hệ sinh thái
rừng.
Đặc biệt đối với người dân miền Trung nói chung, người dân sống ở
vùng đệm Vườn quốc gia Pù Mát nói riêng điều kiện tự nhiên không thuận
lợi, thiên tai thường xuyên xảy ra, thu nhập nhập từ nơng nghiệp bấp bênh. Vì
thế, đến mùa giáp hạt người dân thường vào rừng khai thác lâm sản phi gỗ
nên vai trò của lâm sản phi gỗ được nâng lên một bậc. Nhưng thực tế quản lý
và sử dụng lâm sản phi gỗ của Vườn quốc gia cũng như xã Mơn Sơn vẫn cịn
tồn tại nhiều vẫn đề chưa hợp lý, việc khai thác của người dân còn chủ yếu
dựa vào kinh nghiệm và tập quán của địa phương. Dẫn đến hiện tượng lâm
sản phi gỗ đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt, suy giảm cả về chất lượng và số
lượng. Đứng trước vấn đề đặt ra ở trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Quản
lý và sử dụng lâm sản phi gỗ trên địa bàn xã Môn Sơn thuộc vùng đệm
Vườn quốc gia Pù Mát”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng
lâm sản phi gỗ của người dân trên địa bàn xã Môn Sơn thuộc vùng đệm Vườn
quốc gia Pù Mát. Lập danh lục các loài lâm sản phi gỗ trên địa bàn, trong đó

xác định các lồi đã và đang khai thác, các lồi ở dạng tiềm năng. Từ đó đề
xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển lâm sản phi gỗ trên địa bàn xã
Môn sơn thuộc vùng đệm Vườn quốc gia Pù Mát.

Nguyễn Thị Hiếu

2


3.Phạm vi nghiên cứu
3.1. Phạm vi lãnh thổ
Phạm vi lãnh thổ của đề tài được giới hạn trên địa bàn xã Môn Sơn thuộc
vùng đệm Vườn quốc gia Pù Mát.
3.2. Phạm vi nội dung
Đề tài nghiên cứu tập trung về lâm sản phi gỗ là thực vật và động vật có
giá trị kinh tế, có khả năng tiêu thu và mang lại lợi ích kinh tế cho người dân
trên địa bàn xã Môn Sơn. Chủ yếu đi sâu về thực trạng khai thác, quản lý và
sử dụng lâm sản phi gỗ.
4. Quản điểm nghiên cứu
4.1. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại mà
không làm tồn hại đến khả năng đáp ứng đòi hỏi của thế hệ tương lại.
Quan điểm phát triển bền vững yêu cầu sự phát triển phải có nghĩa vụ tơn
trọng, chia sẻ quyền lợi và nghĩa vụ với các thế hệ mai sau. Chúng ta phải
khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên, đồng thời không làm ảnh hưởng xấu đến
các môi trường sinh thái. Lâm sản phi gỗ là tài nguyên quan trọng đối với
người dân gần rừng như xã Môn Sơn. Vậy nên, cần phải quản lý và sử dụng
phù hợp để có thể phục vụ cho nhu cầu đời sống hiện tại mà không ảnh
hưởng đến tương lai.
4.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

Bất kỳ một sự vật hiện tượng nào cũng tồn tại trên một lãnh thổ nhất
định và có sự phân hóa về mặt tự nhiên cũng như kinh tế xã hội khác với lãnh
thổ khác. Mỗi vùng có những đặc trưng riêng của nó quyết định đến sự phát
triển tài nguyên rừng nói chung và lâm sản phi gỗ nói riêng. Phạm vi lãnh thổ
nghiên cứu đề tài là một đơn vị lãnh thổ cụ thể, trong đề tài đó là đơn vị hành
chính xã Mơn Sơn thuộc vùng đệm Vườn quốc gia Pù Mát.

Nguyễn Thị Hiếu

3


4.3. Quan điểm hệ thống
Coi xã Môn Sơn là một hệ thống mở, trong đó cấu trúc đứng là các hợp
phần tự nhiên gồm: Địa hình, đất đai, khí hậu, sơng ngịi, sinh vật và các hợp
phần kinh tế xã hội như dân cư, nguồn lao động, cơ sở vật chất - kỹ thuật; Cấu
trúc ngang là các đơn vị lãnh thổ theo đơn vị hành chính gồm có 12 thơn, bản;
Cấu trúc chức năng là đường lối chính sách, sự giám sát chỉ đạo của các tổ
chức các cơ quan có thẩm quyền. Mọi hoạt động quản lý và sử dụng lâm sản
phi gỗ trên địa bàn xã Môn Sơn thuộc vùng đệm Vườn quốc gia Pù Mát đều
phải chịu tác động qua lại của các yếu tố cấu trúc nội hệ thống và các yếu tố
ngoại hệ thống.
4.4. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Mọi sự vật phát triển đều có quá khứ hiện tại và tương lai. Nên khi
nghiên cứu mọi điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động tới quản lý sử
dụng lâm sản phi gỗ thì phải đặt ra yêu cầu xem xét các nhân tố địa lí trong
bối cảnh quá khứ, hiện tại và sự thay đổi trong tương lai. Để lâm sản phi gỗ
được bảo vệ và phát triển hiệu quả, lâu dài cần phải xem xét cả những tác
động của yếu tố môi trường, thị trường trong tương lai.
5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp phỏng vấn nhanh nông thôn (PRA)
Phương pháp phỏng vấn nhanh nông thôn là phương pháp nghiên cứu
khoa học thu nhận thông tin qua hỏi - trả lời giữa người nghiên cứu với các cá
nhân khác nhau về vấn đề quan tâm.
Trong đề tài phương pháp này ngoài sử dụng để phỏng vấn các cán bộ xã,
lâm trường, Vườn quốc gia, còn được sử dụng để phỏng vấn 70 hộ gia đình ở
xã Mơn Sơn thuộc vùng đệm Vườn quốc gia Pù Mát. Cách chọn đối tượng là
trưởng thôn-bản, các hộ thu mua khai thác và sử dụng lâm sản phi gỗ tại gia
đình hoặc tình cờ gặp tại các trên đường điều tra (Nội dung phỏng vấn ở phần
phụ lục).

Nguyễn Thị Hiếu

4


5.2. Phương pháp thực địa
Thực địa là phương pháp nghiên cứu cơ bản, có ý nghĩa thiết thực trong
khoa học địa lí. Vì mọi vấn đề nghiến cứu cần được xem xét thực tế. Kết quả
nghiên cứu thực địa là tư liệu rất quan trọng của đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu của đề tài, tôi đã trực tiếp đến tìm hiểu các
thơn, bản, các ban ngành liên quan để thu thập ý kiến, thông tin cho đề tài.
5.3. Phương pháp thu thập xử lý tài liệu, tư liệu
Trong nghiên cứu khoa học, phương pháp thu thập xử lý tài liệu, tư liệu
rất quan trong. Các nguồn tài liệu được thu thập từ các cơng trình nghiên cứu,
các dự án đã nghiệm thu, các báo cáo định kỳ hàng năm, sách báo liên quan,
các số liệu, tài liệu sử dụng trong đề tài. Các tài liệu tôi thu thập từ Vườn quốc
gia Pù Mát, UBND huyện Con Cuông, UBND xã Môn Sơn, các trạm kiểm
lâm, thôn, bản,…
Sau khi thu thập số liệu, tài liệu phục vụ cho mục đích của đề tài, tôi tiến

hành xử lý thông tin bằng các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, nhằm
rút ra các kết quả cần thiết. Thông tin khi đã qua xử lý sẽ phản ánh được nội
dung của vấn đề, xác định được tiềm năng của địa phương. Từ đó đề ra những
giải pháp, kiến nghị hợp lý và có tính thiết thực cho vẫn đề nghiên cứu.
5.4. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ
chuyên gia để xem xét nhận định bản chất của đối tượng, tìm ra một giải
pháp tối ưu.
Sử dụng phương pháp thu thập một cách rộng rãi các ý kiến của các
chuyên gia, các nhà kỹ thuật về lâm sản phi gỗ. Đồng thời tham khảo kinh
nghiệm của một số bà con nông dân để làm căn cứ cho luận văn nhằm đưa ra
kết quả một cách xác đáng, có căn cứ khoa học và thực tiễn đồng thời làm cơ
sở cho việc đề xuất biện pháp.

Nguyễn Thị Hiếu

5


6. Cấu trúc đề tài
Đề tài được trong trình bày đươc trình bày trong 58 trang, khổ giấy A4.
Ngồi phần mở đầu, kết luận và kiến nghị nội dung chính của đề tài gồm 3
chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luân và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
- Chương 2: Hiện trạng quản lý và sử dụng lâm sản phi gỗ trên địa bàn
xã Môn Sơn thuộc vùng đệm Vườn quốc gia Pù Mát.
- Chương 3: Đề xuất biện pháp quản lý và sử dụng lâm sản Phi gỗ trên
địa bàn xã Môn Sơn thuộc vùng đệm Vườn quốc gia Pù Mát.

Nguyễn Thị Hiếu


6


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUÂN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.Tổng quan lâm sản phi gỗ.
1.1.1.1. Khái quát về lâm sản phi gỗ.
a. Khái niệm về lâm sản phi gỗ.
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về lâm sản phi gỗ chưa có một
khái niệm chung nhất định.
Lâm sản phi gỗ (gọi tắt LSPG) là tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ,
được khai thác từ rừng tự nhiên phục vụ mục đích của con người (W.W.F 1989).
Wicken G.E,1991 lâm sản phi gỗ ( Non Timbler Forest Products gọi tắt
NTFP) là tất cả những sản phẩm sinh học khai thác được từ rừng mà không
phải là gỗ để sử dụng cho các mục đích khác nhau của con người. Chúng bao
gồm những sản phẩm làm thức ăn, thuốc chữa bệnh, gia vị, dầu ăn, nhựa mủ,
tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật, nhiên liệu - chất đốt…
Theo FAO 1995“ LSPG là tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh học trừ
gỗ, cũng như các dịch vụ thu được từ rừng và các kiểu sử dụng đất tương tự”.
Năm 1999 tại hội nghị do FAO tổ chức cũng đưa ra định nghĩa “ Lâm
sản phi gỗ báo gồm các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được khai
thác từ rừng, đất có rừng và các cây thân gỗ”.
Năm 2000, JennH De Beer định nghĩa về LSPG như sau “ Lâm sản phi
gỗ bao gồm các nguyên liệu có nguồn gốc sinh vật, không phải là gỗ được
khai thác từ rừng để phục vụ con người. Chúng bao gồm thực phẩm, thuốc gia
vị, tinh dầu, nhựa, mủ, tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã (
động vật sống hoặc sản phẩm hoặc các sản phẩm của chúng) củi và các

nguyên liệu thô như tre, nứa, mây, song, gỗ nhỏ và sợi”.
Nguyễn Thị Hiếu

7


Năm 2001 Vũ Văn Dũng, Hoàng Hữu Nguyên và Trinh Vỹ đề xuất khái
niệm về LSPG Việt Nam như sau “ Lâm sản phi gỗ là các sản phẩm có nguồn
gốc sinh vật lấy từ rừng hoặc đất rừng, nó bao gồm: Củi, than gỗ và các sản
phẩm khơng có nguồn gốc sinh vật. Lâm sản phi gỗ bao gồm các nhóm tre
nứa, song mây, cây thuốc, cây làm thực phẩm, gia vị, tinh dầu, dầu béo, nhựa,
mủ, tanin, thuốc nhộm, cây cảnh, động vật hoang dã (động vật sống hay các
sản phẩm của chúng)…”
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thanh Chiến - Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản
viết trong tạp chí khoa học - cơng nghệ kinh tế lâm nghiệp. Tác giải cho rằng
thuật ngữ lâm sản phi gỗ nhằm để chỉ các vật liệu sinh học khác gỗ được khai
thác từ rừng nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người. Lâm sản phi gỗ
bao gồm: Thực thực phẩm, dược liệu, tinh dầu, nhựa cây, keo, dán, nhựa mủ,
tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã, chất đốt, các chất liệu thô,
song mây, tre nứa, gỗ nhỏ cho sợi.[8]
b. Phân nhóm LSPG
Có nhiều cách phân nhóm LSPG khác nhau. Đề tài này sử dụng cách
phân loại dựa vào công dụng, tức là dựa vào dạng sống của cây tạo ra các sản
phẩm hoặc dựa vào công dụng và nguồn gốc của lâm sản phi gỗ. Theo đó,
khung phân loại LSPG của đề tài gồm 6 nhóm như sau:
(1) Những sản phẩm có sợi: Tre, song mây, các loại cây thân có sợi và cỏ.
(2) Thực phẩm: gồm các sản phẩm thực vật như thân, chồi non, rễ, lá,
hoa, quả, hạt các dầu, nấm; những sản phẩm các nguồn gốc động vật như mật
ong, thịt thú rừng, các, tổ yến, trứng chim, các lồi cơn trùng ăn được.
(3) Cây dược liệu và chất thơm, cây có chất độc.

(4) Những sản phẩm chiết xuất như các loại nhựa, cao su, tanin, chất
màu, dầu béo và tinh dầu, nhựa và nhựa - dầu…

Nguyễn Thị Hiếu

8


(5) Động vật và những sản phẩm từ động vật không dùng là thực phẩm
như các loại thú rừng, chim, côn trùng sống, da, sừng, ngà, xương, cách kiến
đỏ,…
(6) Những sản phẩm khác như cây cảnh, lá để gói thức ăn và hàng hóa,…
Tuy nhiên, cách phân loại này chỉ mang tính tương đối vì cơng dụng
của lâm sản ln có sự thay đổi, nhiều sản phẩm có thể phân vào nhiều nhóm
khác nhau tùy nơi, tùy lúc, khơng cố định, biến đổi theo địa phương.
1.1.1.2. Tầm quan trọng của lâm sản phi gỗ.
Hiện nay, tài nguyên LSPG ở nước ta vẫn là nguồn cung cấp các sản
phẩm hàng ngày cho cộng đồng dân cư sống gần rừng, góp phần khơng nhỏ
vào cơng cuộc xố đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số miền
núi, vùng sâu, vùng xa và cộng đồng dân cư các vùng nông thôn. LSPG còn là
sản phẩm của đa dạng sinh học từ rừng và hệ sinh thái rừng. Tại Việt Nam,
trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển vốn rừng, ngồi tác dụng về
phịng hộ mơi sinh, mơi trường thì rừng cịn là nguồn cung cấp các sản phẩm
có giá trị, tiềm ẩn nhiều lồi cây, con có giá trị kinh tế cho thu nhập cao cho
cộng đồng người dân sống gần rừng. Các sản phẩm LSPG đã góp phần giải
quyết công ăn việc làm cho người dân sống gần rừng và các vùng nơng thơn,
giúp xố đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Một loài cây cho một hoặc
nhiều loại sản phẩm khác nhau, tạo việc làm cho hàng triệu lao động từ miền
núi đến trung du, đồng bằng. Làng nghề thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tạo việc
làm cho hàng ngàn lao động vùng nông thôn cho thu nhập cao hơn rất nhiều

lần so với sản xuất nông nghiệp, lại tận dụng bất cứ thời gian nào để sản xuất.
Là những lồi cây đặc sản LSPG có giá trị cao được nuôi trồng ở một số địa
phương dùng cho xuất khẩu; Sản phẩm nhựa cánh kiến, mật ong... ngày càng
có giá trị cao.
Như vậy có thể thấy vai trò, tiềm năng của LSPG đối với việc phát triển
kinh tế xã hội rất lớn. Các sản phẩm LSPG ở nước ta, tỉnh ta rất phong phú và

Nguyễn Thị Hiếu

9


đa dạng, các sản phẩm này đã và đang tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định
cuộc sống, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân
sống gần rừng và đóng góp nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị cho đất nước.
Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm sao biết tận dụng tiềm năng của các loài LSPG để
phát triển. Các nhà quản lý và hoạch định chính sách cần phải lựa chọn, đề ra
các chiến lược, quy hoạch các vùng miền cho từng lồi LSPG có giá trị kinh
tế cao để góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định xã hội, phát triển kinh tế, đặc
biệt là các xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa
nhằm hạn chế việc đốt phá rừng bừa bãi, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi
trường sinh thái một cách bền vững.
1.1.2. Cơ sở lý luận về quản lý và sử dụng lâm sản phi gỗ.
Quản lý và sử dụng LSPG là quản lý các LSPG để có thể có hướng bảo
vệ khai thác hợp lý nhằm phục vụ cho cuộc sống hiện tại mà khơng ảnh
hưởng đến tương lại. Có nhiều hình thức quản lý LSPG khác nhau như:
Quản lý do tổ chức kiểm lâm
Quản lý do các cấp từ trung ương; bộ; sở; xã; thôn, bản
1.2 Cơ sở thực tiễn.
1.2.1. Thực trạng về chính sách quản lý và sử dụng lâm sản phi gỗ tại

Việt Nam.
Về chính sách quản lý bảo tồn lâm sản phi gỗ của nước ta hiện nay đã có
nhiều chú trọng, có các chính sách quản lý phù hợp thông qua hệ thống pháp
lý và bộ máy quản lý nhà nước kết hợp với cộng đồng
1.2.1.1 . Chính sách quản lý, bảo tồn lâm sản phi gỗ.
Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chương trình bảo vệ và phát triển
rừng như 327 (1992), phủ xanh đất trống đồi trọc (World Bank 1994), thành
lập hệ thống rừng đặc dụng (MARD,1997) và chương trình 5 triệu ha rừng
tiến tới đóng cửa rừng tự nhiên (MARD,1997)…

Nguyễn Thị Hiếu

10


Ngày 30/3/2006 Chính phủ ban hành Nghị định 32/2006/NĐ-CP (Thay
thế nghị định 18/NĐ-CP) quy định về thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm, được sắp thành 2 nhóm và quy định chế độ quản lý.
1.2.1.2. Chính sách liên quan đến sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu
thụ lâm sản phi gỗ.
- Về quy hoạch vùng nguyên liệu LSPG: Theo quy định của pháp luật
hiện hành, vùng nguyên liệu LSPG có thể được chia thành trên vùng đất,
vùng rừng quy hoạch cho mục đích xây dựng rừng sản xuất, rừng phịng hộ.
Nhà nước khuyến khích khoanh ni xúc tiến tái sinh rừng có trồng bổ sung
cây LSPG trên đất rừng phịng hộ, rừng sản xuất; coi khoanh ni xúc tiến tái
sinh rừng tự nhiên là một trong những giải pháp quan trong để phục hồi rừng,
trong đó có các loài LSPG. Trong một số văn bản pháp luật khác cịn khuyến
khích phát triển các lồi LSPG làm ngun liệu chế biến sản phẩm thủ công
mỹ nghệ và các sản phẩm mây, tre.
- Về chính sách đất đai, tài nguyên rừng: Nhà nước giao quyền sử dụng

rừng, đất rừng cho tổ chức, họ gia đình, các nhân sử dụng ổn định lâu dài vào
mục đích lâm nghiệp; việc quy định người sử dụng đất, người sử dụng rừng
(chủ rừng) có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng sử dụng đất, quyền sử dụng
rừng, thực hiện chính sách cho thuê đất, thuê rừng đã tạo thuận lợi cho việc
tập trung, tích tụ đất đai hình thành các vùng nguyên liệu sản LSPG.
- Về chính sách đầu tư: Các văn bản pháp luật về đầu tư quy định trồng
rừng nguyên liệu nói chung, trong đó trồng cây LSPG, chế biến lâm sản, các
ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống (mây, tre, trúc mỹ
nghệ…) được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư như miễn giảm tiền sử dụng
đất, miễn giảm tiền thuê đất. Các dự án trồng rừng nguyên liệu LSPG, cơ sở
chế biến LSPG , sản xuất mây tre, hàng thủ công mỹ nghệ được vay vốn với
lãi suất ưu đãi; ngồi ra hộ gia đình sản xuất mây tre, hàng thủ cơng mỹ nghệ,
chế biến LSPG cịn được vay vốn với lãi suất thương mại.

Nguyễn Thị Hiếu

11


- Các sắc thuế liên quan đến kinh doanh nguyên liệu LSPG: Đất trồng
cây LSPG chịu mức thuế sử dụng đất là 4% so với giá trị sản phẩm khai thác.
Trong các năm 2003-2010, các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nguyên liệu
LSPG được miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; khai thác tre, nứa, vầu,
giang, mai, lồ ô từ rừng tự nhiên (RTN) phải nộp thuế tài nguyên là 10%;
song, mây là 5% so với giá trị sản phẩm khai thác; thuế giá trị gia tăng (VAT)
thuế suất 5% đối với song, mây, tre, nứa khai thác từ RTN chưa qua chế biến
ở khâu kinh doanh thương mại; sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, song, mây.
Trong vài năm gần đây, đã ban hành các văn bản pháp luật quy định việc
khai thác LSPG trong rừng sản xuất, trong rừng phịng hộ, chính sách hưởng
lợi, lưu thông, tiêu thụ LSPG.

1.2.1.3. Một số văn bản luật liên quan đến sản xuất, chế biến, kinh
doanh và tiêu thụ lâm sản phi gỗ.
- Quyết định 661/TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ quy
định: Mọi sản phẩm khai thác từ rừng trồng, tre, nứa và lâm sản phụ khai thác
từ rừng tự nhiên được tự do lưu thông trên thị trường.
- Quyết định 65/TTg ngày 24/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc
xuất khẩu sản phẩm gỗ, lâm sản và nhập khẩu nguyên liệu gỗ, lâm sản.
- Thông tư số 87/2009/TT-BNN&PTNT ngày 31 tháng 12 năm 2009 về
hướng dẫn thiết kế khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
- Thông tư số 35/2011/TT- BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 về
hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngồi gỗ.
- Thơng tư 19/VBHN - BNNPTNT Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận
thu gỗ và lâm sản phi gỗ ngày 06/05/2014.
1.2.2.Thực trạng về quản lý và sử dụng lâm sản phi gỗ ở Việt Nam.
Lâm sản phi gỗ thể hiện sự đa dạng phong phú về chủng loại, có nguồn
gốc từ thực vật, động vật, hình thành bởi hai nguồn: nguồn phát triển tự nhiên

Nguyễn Thị Hiếu

12


và nguồn do con người nuôi trồng. Lâm sản phi gỗ phần lớn có giá trị kinh tế
cao, cung cấp những sản phẩm có tác dụng nhiều mặt đối với đời sống con
người. Đặc biệt, phát triển lâm sản phi gỗ sẽ góp phần tăng cường đa dạng
sinh học, bảo vệ nguồn gen, đảm bảo khả năng phòng hộ của rừng, giải quyết
việc làm cho nông dân.
Việt Nam, là quốc gia có tiềm năng phát triển lâm sản phi gỗ ở khu vực
châu á, hiện có gần 1,6 triệu ha rừng đặc sản, với tổng sản lượng hàng năm

lên đến trên 40.000 tấn. Trong đó, các nhà khoa học đã phát hiện có 3.830
lồi cây thuốc, 500 lồi cây tinh dầu, 620 loài nấm, 820 loài tảo, 186 loài thực
vật đặc hữu chỉ có ở Việt Nam, 823 lồi đặc hữu chỉ có ở Đơng Dương. Lâm
sản phi gỗ Việt Nam đã được xuất khẩu sang gần 90 nước và vùng lãnh thổ,
giai đoạn 2005-2007 giá trị xuất khẩu lâm sản phi gỗ đem lại nguồn thu 400500 triệu USD, bằng gần 20% tổng giá trị xuất khẩu đồ gỗ.
Hướng phát triển lâm sản phi gỗ của Việt Nam đến năm 2020, sẽ có giá trị
sản xuất lâm nghiệp; giá trị lâm sản phi gỗ xuất khẩu tăng bình quân 10-15% và
đến năm 2020 đạt 700-800 triệu USD/năm, bằng 30-40% giá trị xuất khẩu gỗ.
Trên thực tế lâm sản phi gỗ chưa được điều tra, xác định, phân định rõ
ràng trên bản đồ và ngoài thực địa, chưa tiến hành lập hồ sơ phục vụ cho công
tác quản lý. Các chủ rừng trên địa bàn chỉ mới tập trung thống kê các số liệu
về gỗ, còn các lâm sản phi gỗ chưa được quan tâm đúng mức. Một số xã nơi
có rừng chưa thực hiện việc thống kê, kiểm kê đối với những diện tích lâm
sản phi gỗ được giao, được cho thuê và theo dõi diễn biến tài nguyên. Việc
khai thác lâm sản phi gỗ cịn mang tính tự phát, phân tán, chưa có quy hoạch,
cịn lãng phí, hiệu quả kinh tế rất thấp. Phần lớn các cơ sở chế biến lâm sản
phi gỗ đều có quy mơ nhỏ, không gắn với vùng nguyên liệu ổn định, công
nghệ và thiết bị lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, mẫu mã bao bì cịn hạn
chế nên tính cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế chưa cao. Mối

Nguyễn Thị Hiếu

13


quan hệ giữa sản xuất, khai thác lâm sản phi gỗ và bảo tồn đa dạng sinh học
hầu như chưa được thể chế hóa.
1.2.3. Thực trạng về quản lý và sử dụng lâm sản phi gỗ của Vườn
quốc gia Pù Mát
Diện tích VQG Pù Mát quản lý có tới 180.804,4 ha. Theo QĐ số 08/2001

của TT CP về việc "Quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất
là rừng tự nhiên" thì ở điều 13 "Quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên trong
khu rừng đặc dụng" có quy định rõ: trong cả 2 phân khu (Phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái) đều nghiêm cấm việc khai thác
các tài nguyên sinh vật, như vậy là tất cả các loài cây, con và sản phẩm của
chúng là lâm sản phi gỗ cũng đều là tài nguyên sinh vật nên không được phép
khai thác trong rừng đặc dụng chỉ được khai thác trong rừng sản xuất.
Trong thực tế thì kiểm lâm Pù Mát khơng thể bảo vệ được hồn tồn và
vẫn cịn nhiều người dân địa phương vào VQG để thu hái LSPG. Đối với cả
các Kiểm lâm viên tại các trạm ở những vùng sâu như Khe Bu, Khe Thơi hay
Khe Khặng thì khi nhiều lúc phải bỏ qua nếu thấy những loại họ thu hái
không ảnh hưởng nhiều đến rừng, vì thu nhập của họ nghèo nàn quá.
Tuy nhiên, để cải thiện một phần nào đời sống của người dân địa
phương, ban quản lý VQG đã bắt đầu xây dựng chính sách quản lý lâm sản
phi gỗ để cho phép người dân địa phương khai thác các loại lâm sản này trong
vùng lõi đáp ứng những nhu cầu thiết yếu trong đời sống của họ. Nhưng chính
sách này đang được cố gắng hoàn thành và theo một số cán bộ quản lý và cán
bộ khoa học của VQG thì sẽ rất khó khăn và vất vả cho họ khi xây dựng cũng
như thực thi chính sách này vì nó mâu thuẫn với những quy định của chính
phủ, Bộ và các Ban ngành cấp trên.

Nguyễn Thị Hiếu

14


CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LÂM
SẢN PHI GỖ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MÔN SƠN THUỘC VÙNG
ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT


2.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu
Xã Mơn Sơn nằm về phía Tây Nam của huyện Con Cuông thuộc vùng
đệm Vườn quốc gia Pù Mát. Cách trung tâm Vườn 19,5 km
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Môn Sơn là một trong 17 xã vùng đệm Vườn quốc gia Pù Mát nên có
nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên so với Vườn.
2.1.1.1. Vị trí địa lý
- Tọa độ: từ 18046’đến 19012’độ Vĩ Bắc và từ 104024’ đến 104056’ kinh
độ Đơng
- Về địa giới
+) Phía Tây- Bắc giáp xã Lục Dạ
+) Phía Đơng- Bắc giáp xã Cẩm Sơn; xã Tường Sơn (huyện Anh Sơn)
+) Phía Đơng-Nam giáp xã Phúc Sơn (huyện Anh Sơn)
+) Phía Tây-Nam có đường biên giới chung với nước bạn Lào dài trên 33
km
- Địa giới hành chính
Xã Mơn Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 40.679,26 ha. Trong đó:
+) Diện tích đất nơng nghiệp: 690,40 ha
+) Diện tích đất rừng: 38.855,07 ha
+) Diện tích đất khác: 1.133,79 ha.
Xã Mơn Sơn có 12 thơn bản; 10 bản vùng ngồi bao gồm: Bản Khe Ló,
bản Xiềng, bản Cằng, bản Thái Sơn, bản Cửa Rào, bản Bắc Sơn, bản Nam
Sơn, bản Thái Hoà, bản Yên; 2 bản vùng đầu nguồn Khe Khặng là bản Búng

Nguyễn Thị Hiếu

15


và bản Cị Phạt. Có 3 dân tộc cùng sinh sống, với tổng số dân là 1.795 hộ;

8.253 khẩu. Trong đó:
+) Dân tộc Kinh tổng: 142 hộ (Chiếm 7,90%).
+) Dân tộc Thái, Đan Lai: 1653 hộ (Chiếm 92,10%)[11]
2.1.1.2. Khí hậu
Mơn Sơn là một xã thuộc vùng đệm Vườn quốc gia Pù Mát và nằm trong
nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới. Do địa hình của dãy Trường Sơn ảnh
hưởng mạnh đến hồn lưu khí quyển, đã tạo nên sự khác biệt lớn trong phân
hố khí hậu khu vực. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của các trạm khí
tượng Con Cng, Tương Dương cho thấy:
- Chế độ gió: VQG Pù Mát nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa,
chịu ảnh hưởng của 02 loại gió chính đó là gió mùa Đơng Bắc (mùa Đơng) và
gió mùa Tây Nam (mùa Hè).
- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm 23 - 240C, tổng nhiệt năng từ 8.500 - 8.7000C.
+ Mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau do chịu ảnh hưởng của gió
mùa Đơng Bắc (giá lạnh và thường kèm theo mưa phùn) nên nhiệt độ trung
bình trong các tháng này xuống dưới 200C và nhiệt độ trung bình tháng thấp
nhất xuống dưới 180C (tháng giêng).
+ Ngược lại trong mùa hè, do có sự hoạt động của gió Tây Nam (gió
Lào) nên thời tiết rất khơ nóng, kéo dài tới 3 tháng (từ tháng 4 đến tháng 7).
Nhiệt độ trung bình mùa hè lên trên 250C, nóng nhất vào tháng 6 và 7, nhiệt
độ trung bình là 290C. Nhiệt độ tối cao lên tới 420C ở Con Cuông và 42,70C ở
Tương Dương vào tháng 4 và 5, độ ẩm trong các tháng này có nhiều ngày
xuống dưới 30%.Nguy cơ cháy rừng thường xảy ra vào mùa này.
- Chế độ mưa ẩm:
+ Lượng mưa từ 1.268,3 mm (ở Tương Dương) đến 1.790 mm (ở Anh
Sơn), sự chênh lệch lượng mưa đã tạo nên các tiểu vùng khí hậu rõ rệt: vùng
khơ ở phía Tây Bắc và vùng mưa nhiều ở phía Nam. Lượng mưa tập trung từ

Nguyễn Thị Hiếu


16


tháng 5 đến tháng 10, chiếm 90 % lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài từ
tháng 12 đến tháng 2 năm sau, thường có mưa phùn do ảnh hưởng của gió
mùa Đơng Bắc.
+ Độ ẩm khơng khí bình qn 81 - 86%, mùa mưa ẩm có thể lên 91%
nhưng vào mùa hanh khơ hoặc ảnh hưởng của gió Lào, độ ẩm có ngày xuống
dưới 30%.[9,10,11]

Hình ảnh chụp từ ảnh vệ tinh địa bàn xã Môn Sơn.
2.1.1.3. Thủy văn
Tại địa bàn có 2 con suối chảy qua, Khe Khặng bắt nguồn từ dãy Trường
Sơn, Khe Mọi bắt nguồn từ thác Kèm.[11]
2.1.2. Các dữ liệu về kinh tế - xã hội của xã Môn Sơn.
2.1.2.1. Dân số

Nguyễn Thị Hiếu

17


×