Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Xây dựng một số mô hình hệ kinh tế sinh thái tại huyện nam đàn – tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 97 trang )

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

333.7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA ĐỊA LÝ – QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
----------

NGUYỄN TIẾN NGỌC

XÂY DỰNG MỘT SỐ MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI TẠI
HUYỆN NAM ĐÀN – TỈNH NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Vinh, 5/2015
SVTH: Nguyễn Tiến Ngọc

Trang 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA ĐỊA LÝ – QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
----------

NGUYỄN TIẾN NGỌC

XÂY DỰNG MỘT SỐ MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI TẠI


HUYỆN NAM ĐÀN – TỈNH NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUN MƠI TRƯỜNG

Lớp: 52K5 – Q LTNMT - Khóa: 2011 – 2015

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trần Thị Tuyến
Khoa: Địa lý - Quản lý tài nguyên, Trường : Đại học Vinh

Vinh, 5/2015
SVTH: Nguyễn Tiến Ngọc

Trang 2


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế khơng có sự thành công nào mà không gắn liền với những
sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác.
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường trường Đại học
Vinh đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của q Thầy
Cơ, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô
ở Khoa Địa Lý — Quản lý tài nguyên, trường Đại học Vinh đã cùng với tri
thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng
em trong suốt thời gian học tập tại trường.

Và em cũng xin chân thành cảm ơn đến Th.S Trần Thị Tuyến - người
cơ đã tận tình hướng dẫn em trong q trình học tập và thực hiện đề tài.
Trong quá trình làm bài do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực
tiễn cịn hạn chế nên bài khóa luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, em
rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của q thầy, cơ để em học thêm
được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn bài khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Nguyễn Tiến Ngọc

Trang 3


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
PHẦN A. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 2
3.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 2
4. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 3
5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3
6. Quan điểm nghiên cứu ................................................................................... 3
6.1. Quan điểm hệ thống .................................................................................... 3
6.2. Quan điểm lãnh thổ ..................................................................................... 4
6.3. Quan điểm tổng hợp .................................................................................... 4

6.4. Quan điểm phát triển bền vững ................................................................... 5
6.5. Quan điểm hệ kinh tế sinh thái.................................................................... 6
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 6
7.1. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................... 6
7.2. Phương pháp phỏng vấn nhanh nông thôn (PRA) ...................................... 7
7.3. Phương pháp chuyên gia ............................................................................. 8
7.4. Phương pháp khảo sát thực địa ................................................................... 9
7.5. Phương pháp phân tích hệ thống ................................................................. 9
7.6. Phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA) ........................................... 9
8. Bố cục của đề tài .......................................................................................... 11
PHẦN B. NỘI DUNG .................................................................................... 12
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄNVỀ MƠ HÌNH
HỆ KINH TẾ SINH THÁI ............................................................................ 12
1.1. Cơ sở lý luận về mơ hình hệ KTST .......................................................... 12
SVTH: Nguyễn Tiến Ngọc

Trang 4


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

1.1.1. Cơ sở lý luận về mơ hình hệ kinh tế sinh thái ........................................ 12
1.1.1.1. Khái niệm hệ kinh tế sinh thái ............................................................ 13
1.1.1.2. Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu xây dựng mơ hình hệ kinh tế sinh thái ............................................................................................................ 17
1.1.1.3. Nguyên tắc nghiên cứu và phân loại hệ mơ hình kinh tế sinh thái ..... 18
1.1.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả mơ hình hệ kinh tế sinh thái ............... 20
1.1.2.1. Lý luận về hiệu quả mơ hình hệ kinh tế sinh thái ............................... 20
1.1.2.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả mơ hình hệ kinh tế sinh thái ............ 21
1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 23
1.2.1. Trên thế giới ..........................................................................................22

1.2.2. Ở Việt Nam .......................................................................................... 253
1.2.3. Trên địa bàn huyên Nam Đàn ...............................................................25
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MƠ HÌNH KINH TẾSINH
THÁI TẠI HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN .................................... 28
2.1. Khái quát huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An .............................................. 28
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................. 28
2.1.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................... 28
2.1.1.2. Địa hình ............................................................................................... 30
2.1.1.3. Đất đai ................................................................................................. 30
2.1.1.4. Tài nguyên rừng .................................................................................. 31
2.1.1.5. Tài nguyên nước.................................................................................. 32
2.1.1.6. Khí hậu ................................................................................................ 33
2.1.1.7. Tài nguyên khoáng sản ....................................................................... 34
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ....................................................................... 34
2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế ............................................................................. 34
2.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................................................................. 35
2.1.2.3. Dân số và lao động .............................................................................. 37
2.1.2.4. Thực trạng phát triển lĩnh vực văn hoá – xã hội ................................. 37
2.1.2.5. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn ................. 38
2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên, dân cư và kinh tế - xã hội của
huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An ...................................................................... 39
SVTH: Nguyễn Tiến Ngọc

Trang 5


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2.1.3.1. Về mặt thuận lợi .................................................................................. 39
2.1.3.2. Về mặt khó khăn ................................................................................. 39

2.1.3.3. Đánh giá nguy cơ tác động của biến đổi khí hậu đối với Nam Đàn ... 40
2.2. Hiệu quả sử dụng các mơ hình hệ kinh tế sinh thái ở huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An .................................................................................................... 41
2.2.1. Các mơ hình hệ kinh tế sinh thái chủ yếu ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An... 41
2.2.2. Đánh giá hiệu quả các mơ hình canh tác nông nghiệp ở huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An ........................................................................................... 44
2.2.2.1. Phân tích chi phí lợi ích các nhóm cây trồng – vật nuôi ..................... 44
2.2.2.2. Đánh giá hiệu quả các mơ hình hệ kinh tế sinh thái ........................... 55
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ MƠ HÌNH HỆ KINH TẾSINH THÁI
TẠI HUYỆN NAM ĐÀN – TỈNH NGHỆ AN ............................................. 58
3.1. Cơ sở xây dựng mơ hình hệ kinh tế sinh thái ........................................... 58
3.1.1. Kết quả đánh giá hiệu quả các mô hình hệ kinh tế sinh thái ở huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An................................................................................... 58
3.1.2. Phân tích tính thích nghi một số loại cây trồng ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An58
3.1.2.1. Tính thích nghi sinh thái một số loại cây trồng .................................. 58
3.1.2.2. Tổng hợp khả năng thích nghi sinh thái một số cây trồng ở huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An................................................................................... 66
3.1.3. Dựa vào quy hoạch của địa phương ....................................................... 69
3.2. Đề xuất một số mơ hệ hình hệ kinh tế sinh thái phù hợp tại huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An ........................................................................................... 70
3.2.1. Mơ hình: lúa– hoa màu– thanh long – chăn ni................................... 71
3.2.2. Mơ hình: lúa – hoa màu– đào – chăn ni ............................................. 72
3.2.3. Mơ hình: lúa – hồng – hoa màu – chăn nuôi.......................................... 74
PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 77
1. Kết luận ........................................................................................................ 77
2. Kiến nghị ...................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 80
PHỤ LỤC

SVTH: Nguyễn Tiến Ngọc


Trang 6


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
QHSDĐ

: Quy hoạch sử dụng đất

QLSDĐ

: Quản lý sử dụng đất

UBND

: Ủy ban nhân dân

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

KTST

: Kinh tế sinh thái

HKTST

: Hệ kinh tế sinh thái


PTBV

: Phát triển bền vững

BVMT

: Bảo vệ môi trường

CNXD

: Công nghiệp xây dựng

NLTS

: Nông lâm thủy sản

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

FAO

: Tổ chức nông lương thế giới

PV

: Giá trị hiện thời

B


: Thu nhập

C

: Chi phí

NPV

: Giá trị hiện tại rịng

BCR

: Tỷ suất lợi ích – chi phí

SVTH: Nguyễn Tiến Ngọc

Trang 7


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
Trang
Hình 1.1. Hình ảnh phỏng vấn một hộ gia đình tại xã Nam Xuân – huyện Nam
Đàn – tỉnh Nghệ An ........................................................................................ ..8
Hình 1.2. Minh họa mơ hình vườn - ao - chuồng .............................................. 9
Hình 2.2.Mơ hình trồng thanh long của gia một gia đình ở xóm 10, .............. 47
Hình 2.3. Giàn dưa chuột tại xóm 6 xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn, ............ 49
Hình 2.4. Ruộng ngơ ở xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ........... 51

Hình 3.1. Bản đồ đất huyện Nam Đàn năm 2013 ............................................ 67
Hình 3.2. Bản đồ phân bố các mơ hình hệ kinh tế sinh thái được đề xuất tại
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. ....................................................................... 76
Sơ đồ 1.1. Cấu trúc và mối liên hệ giữa các hợp phần trong mơ hình hệ kinh tế
sinh thái ............................................................................................................ 16
Sơ đồ 3.1. Chuỗi liên kết thức ăn trong mơ hình ............................................. 72
Sơ đồ 3.2. Chuỗi liên kết thức ăn trong mơ hình hệ kinh tế sinh thái Lúa – hoa
màu – đào – chăn nuôi ..................................................................................... 74
Sơ đồ 3.3. Chuỗi liên kết thức ăn trong mô hình hệ kinh tế sinh thái ............. 75

SVTH: Nguyễn Tiến Ngọc

Trang 8


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1. Mối liên hệ giữa giá trị hiện rịng, tỷ suất lợi ích chi phí và hệ số
hồn vốn nội tại ................................................................................................ 23
Bảng 2.1. Phân tích lợi ích – chi phí cho cây Hồng......................................... 45
Bảng 2.2. Phân tích chi phí lợi ích cho cây Đàoxã Nam Xuân, huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An ........................................................................................... 47
Bảng 2.3. Phân tích chi phí - lợi ích cây thanh long ........................................ 47
Bảng 2.4. Phân tích chi phí lợi ích từ cây dưa chuột ....................................... 48
Bảng 2.5. Phân tích chi phí lợi ích cho cây bí xanh ......................................... 49
Bảng 2.6. Phân tích chi phí lợi ích cho cây Ngơ .............................................. 50
Bảng 2.7. Phân tích chi phí lợi ích ni bị ...................................................... 52
Bảng 2.8. Phân tích chi phí lợi ích ni lợn ..................................................... 53

Bảng 2.9. Phân tích lợi ích chi phí ni gà ...................................................... 54
Bảng 2.10. Tổng hợp chi phí lợi ích các cây trồng, vật ni chủ yếuở huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An................................................................................... 55
Bảng 2.11. Phân tích chi phí lợi ích các mơ hình hệ kinh tế sinh tháitại huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An................................................................................... 56
Bảng 2.12. Phân tích tỷ suất lợi ích các mơ hình hệ kinh tế sinh thái tại huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An................................................................................... 56
Bảng 3.1. Bảng cơ sở phân tích mức độ thích nghi sinh thái của các dạng cảnh
quan đối với cây Hồng ..................................................................................... 62
Bảng 3.2. Bảng cơ sở phân tích mức độ thích nghi sinh thái của các dạng cảnh
quan đối với cây thanh long (ruột trắng) .......................................................... 63
Bảng 3.3. Bảng cơ sở phân tích mức độ thích nghi sinh thái của các dạng cảnh
quan đối với cây đào ........................................................................................ 64

SVTH: Nguyễn Tiến Ngọc

Trang 9


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

Bảng 3.4. Bảng cơ sở phân tích mức độ thích nghi sinh thái của các dạng cảnh
quan đối với cây dưa chuột (Cucumis sativus) ................................................ 65

SVTH: Nguyễn Tiến Ngọc

Trang 10


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


PHẦN A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất là tư liệu sản xuất để phát triển nông - lâm nghiệp, là đối tượng lao
động rất đặc thù bởi tính chất độc đáo mà khơng vật thể tự nhiên nào có thể
thay thế được, đó là độ phì nhiêu. Chính vì vậy mà các hệ sinh thái và ngay cả
cuộc sống của loài người cũng hoàn toàn phụ thuộc vào tính chất này của đất.
Đất đai, đặc biệt là đất nơng nghiệp có giới hạn về diện tích, có nguy cơ bị
suy thối dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người
trong q trình hoạt động sản xuất. Trong khi đó, dân số tăng nhanh tạo nên
áp lực ngày càng lớn lên đất đai, làm cho quỹ đất nơng nghiệp ln có nguy
cơ bị giảm diện tích, trong khi khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế.
Do vậy, cần phải có những giải pháp sử dụng đất trên quan điểm hệ kinh tế
sinh thái và phát triển bền vững. Đánh giá sử dụng đất thích hợp và bền vững
nhằm hướng tới sự ổn định và phát triển sản xuất, đảm bảo sự an toàn lương
thực và nâng cao đời sống dân cư, bảo vệ môi trường sinh thái đang là yêu
cầu cấp thiết đang đặt ra cho mọi xu hướng phát triển xã hội hiện nay. Sử
dụng đất bền vững phải đạt được đồng thời các mục tiêu về kinh tế xã hội và
môi trường.
Nam Đàn là huyện nằm ở vùng hạ lưu sơng Lam. Huyện Nam Đàn có
23 xã và 1 Thị Trấn. Tổng diện tích tự nhiên của huyện Nam Đàn tính đến
ngày 01/01/2014 là 29.252,99 ha, trong đó diện tích đất nơng nghiệp là
21.930,94 ha, chiếm 74,97%. Đất nơng nghiệp của huyện Nam Đàn có lợi thế
như mức độ chia cắt ít, giao thơng thuận lợi và có nguồn nước tưới. Mặt khác
Nam Đàn, nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, tuy có mật độ
dân số lớn nhưng trình độ dân trí cao. Đây cũng là vùng được khai thác sử
dụng đất cho mục đích nơng nghiệp rất sớm và hiện đang là vùng trọng điểm
sản xuất nơng nghiệp, trong đó cây đào, cây hồng ở vùng Nam Xuân, Nam
Thanh, Nam Anh,… Bên cạnh những mơ hình sản xuất nơng nghiệp có hiệu
SVTH: Nguyễn Tiến Ngọc


Trang 1


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

quả, nhiều diện tích đất nơng nghiệp dùng cho sản xuất còn cho hiệu quả thấp
do sử dụng đất chưa hợp lý, chưa chú ý đến các biện pháp canh tác và loại
hình sử dụng đất thích hợp, mức đầu tư thấp, làm giảm sức sản xuất và hiệu
quả kinh tế trên một đơn vị diện tích thấp.
Trong khi số lao động cho ngành nông nghiệp huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An là 68.200 người (số liệu dân số năm 2013), chiếm hơn 71% trong
tổng số lao động của huyện. Nhưng hiệu quả kinh tế do ngành nông nghiệp
mang lại còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của quỹ đất. Thu nhập
GDP bình quân đầu người trên 1 năm là 25 triệu đồng, còn chưa cao.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài “Xây dựng một số mơ hình
hệ kinh tế sinh thái tại huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An” để xem xét các
mô hình hệ kinh tế sinh thái tại một số vùng sản xuất chính của huyện Nam
Đàn, đánh giá hiệu quả của các mơ hình đó, đề xuất các mơ hình hệ kinh tế
sinh thái trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế và thích nghi sinh thái của cây
trồng nhằm mang lại hiệu quả hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài “Xây dựng mơ hình hệ kinh tế sinh thái
tại huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An” nhằm đề xuất các mơ hình hệ kinh tế
sinh thái mang lại hiệu quả hơn về mặt kinh tế và bảo vệ được môi trường
sinh thái.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích tính thích nghi một số loại cây trồng chính mang lại hiệu
quả ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Đề xuất một số mơ hình hệ kinh tế sinh thái trên cơ sở đánh giá hiệu
quả kinh tế và tính thích nghi sinh thái của các cây trồng đối với huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài, các nhiệm vụ được đề ra là:
- Xây dựng hệ thống cơ cở lý luận.
SVTH: Nguyễn Tiến Ngọc

Trang 2


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

- Điều tra hiện trạng và đánh giá hiệu quả các mơ hình kinh tế sinh thái
ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất các mô hình hệ kinh tế sinh thái tại huyện Nam Ðàn, tỉnh
Nghệ An.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đất nông nghiệp và các hoạt động
sản xuất – các mơ hình hệ kinh tế sinh thái được sử dụng trên địa bàn huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các xã của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ
An có hoạt động sản xuất nơng nghiệp. Nội dung nghiên cứu là thu thập các
số liệu thực tế, đánh giá hiệu quả của các mơ hình sản xuất nơng nghiệp hiện
tại và đề xuất các mơ hình hệ kinh tế sinh thái nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp của huyện Nam Đàn.
6. Quan điểm nghiên cứu
6.1. Quan điểm hệ thống
Không một sự vật hiện tượng nào tồn tại một cách độc lập, riêng lẻ mà

là một bộ phận của toàn thế chứa đựng vật thể ấy. Trong nghiên cứu về đất
nông nghiệp cũng vậy, cần phải xem xét một cách toàn diện nhiều mặt, nhiều
mối quan hệ, trong trạng thái vận động và phát triển của các hình thức sử
dụng đất nơng nghiệp trong sản xuất và chăn nuôi. Hệ thống là sử dụng đất
nông nghiệp là tập hợp các yếu tố về tự nhiên và tác động của con người có
mối quan hệ với nhau tạo thành một chỉnh thể trọn vẹn. Trong thực tiễn, mọi
sự vật hiện tượng đều là một chỉnh thể toàn vẹn thì bao giờ cùng là một hệ
thống được cấu trúc bởi nhiều bộ phận, nhiều thành tố. Các bộ phận này có vị
trí độc lập, có chức năng riêng và có những quy luật vận động riêng nhưng
chúng lại có quan hệ biện chứng với nhau, theo mối quan hệ vật chất và mối
quan hệ chức năng và vận động theo quy luật của toàn bộ hệ thống.

SVTH: Nguyễn Tiến Ngọc

Trang 3


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Xét trong nội dung của đề tài “Xây dựng mơ hình hệ kinh tế sinh thái
tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An” thì sự vật hiện tượng đây là đất nông
nghiệp và các hoạt động sản xuất của con người. Đất nơng nghiệp được hình
thành bởi nhiều nhân tố như đá mẹ, địa chất, khí hậu, thủy văn, sinh vật,…
Các nhân tố này đều có vị trí độc lập, chức năng riêng, chúng tồn tại và có tác
động với nhau để hình thành nên đất đai. Để nghiên cứu rõ hơn về mơ hình
sản xuất nơng nghiệp cần phân tích một cách có hệ thống từ các yếu tố tự
nhiên đến các tác động của con người trong việc sử dụng đất nông nghiệp
trong hoạt động sản xuất.
6.2. Quan điểm lãnh thổ
Đất đai nói riêng hay lớp vỏ cảnh quan của trái đất nói chung đều có sự

phân hóa theo khơng gian. Lớp vỏ cảnh quan phản ánh các tác động bên trong
và các yếu tố ngoại vi tác động lên trái đất.
Khi nghiên cứu về đất đai cần phải chú trọng đến “quan điểm lãnh thổ”
hay nói cách khác là cần nắm vững kiến thức về sự phân hóa cảnh quan, để có
thể có các biện pháp, các cách sử dụng sao cho đạt được tối ưu hiệu quả về
mặt kinh tế mà đất đai mang lại.
Trong đề tài quan điểm lãnh thổ được đề cập đến ở những khía cạnh sự
phân hóa các loại địa hình, các loại đất, lượng mưa, độ ẩm,… của từng xã tại
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
6.3. Quan điểm tổng hợp
Đất đai là vật thể thiên nhiên hình thành lâu đời do kết quả quá trình
hoạt động tổng hợp của các yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu, địa hình và
thời gian. Tất cả các loại đất đai trên trái đất được hình thành sau quá trình
biến đổi trong thiên nhiên, chất lượng đất đai phụ thuộc vào đá mẹ, khí hậu,
địa hình, sinh vật sống trên và trong đất. Muốn đánh giá được hiệu quả sử
dụng đất thì cần phải xem xét, hiểu rõ được các thành phần, các tác động ảnh
hưởng đến đặc điểm và chất lượng của đất. Hay có thể nói rằng, để sử dụng
được hiệu quả đất đai cần phải quan tâm đến tất cả các yếu tố cấu thành, tác
động vào đất đai.
SVTH: Nguyễn Tiến Ngọc

Trang 4


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

6.4. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển được hiểu là một quá trình lớn lên, tăng tiến mọi lĩnh vực.
Bất cứ trong lĩnh vực nào, sự phát triển đều thỏa mãn các thành tố như: sự
tăng lên về cả chất và lượng; sự thay đổi về cơ cấu, thể chế, chủng loại, tổ

chức; sự thay đổi về thị trường; và giữ công bằng xã hội, an ninh, trật tự
(Fajardo, 1999). Phát triển nông nghiệp cũng không nằm ngồi nội dung đó.
Hiện nay, có nhiều tác giả đưa ra khái niệm về phát triển nông nghiệp bền
vững ở những góc độ khác nhau. Theo FAO (1992), phát triển nơng nghiệp
bền vững là q trình quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật và thể
chế cho nông nghiệp phát triển nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày càng
tăng của con người về nông phẩm và dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu của mai
sau. Tác giả Phạm Doãn (2005) cho rằng phát triển nơng nghiệp bền vững là
q trình đa chiều, bao gồm: tính bền vững của chuỗi lương thực (từ người
sản xuất đến tiêu thụ, liên quan trực tiếp đến cung cấp đầu vào, chế biến và thị
trường); tính bền vững trong sử dụng tài nguyên đất và nước về không gian và
thời gian; khả năng tương tác thương mại trong tiến trình phát triển nơng
nghiệp và nơng thơn để đảm bảo cuộc sống đủ, an ninh lương thực trong vùng
và giữa các vùng.
Quan điểm PTBV đối với nền nông nghiệp được hiểu như: phải bảo
đảm được mục đích là kiến tạo một hệ thống bền vững về mặt kinh tế, xã hội
và môi trường. Về kinh tế, sản xuất nông nghiệp phải đạt hiệu quả cao, làm ra
nhiều sản phẩm, không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, thức ăn chăn ni,
dự trữ lương thực mà cịn xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Về xã hội, một nền
nông nghiệp bền vững phải đảm bảo cho người nơng dân có đầy đủ cơng ăn
việc làm, có thu nhập ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được
nâng cao. Phát triển nơng nghiệp bền vững về khía cạnh môi trường là không
hủy hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữ nguồn nước ngầm trong sạch và
không gây ô nhiễm môi trường.

SVTH: Nguyễn Tiến Ngọc

Trang 5



KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

Mục đích mà đề tài hướng đến là các mục tiêu của phát triển bền vững.
Các mô hình hệ kinh tế sinh thái được đề xuất ở huyện Nam Đàn đề tài đưa ra
đều dựa trên quan điểm phát triển bền vững – phát triển nền nông nghiệp
mang lại hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội mà vẫn đảm bảo về mặt môi trường.
6.5. Quan điểm hệ kinh tế sinh thái
Bảo vệ hệ sinh thái môi trường đang là một trongnhững mối quan tâm
hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn
chủ trương tạo mọi điều kiện cho các ngành, các cơ sở phát huy cao độ tiềm
lực của mình để phát triển kinh tế đa ngành, đa thành phần.
Nhưng trong q trình phát triển, có khơng ít cơ sở vì lợi ích cục bộ
trước mắt đã khai thác tài nguyên một cách cạn kiệt, dẫn đến phá vỡ sự cân
bằng sinh thái, gây hậu quả nghiêm trọng về lâu dài như: hạn hán, lũ lụt, ô
nhiễm mơi trường,...
Vì vậy, việc khai thác tài ngun để phát triển kinh tế không thể tách
rời việc bảo vệ tài nguyên môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Muốn có sự phát triển bền vững phải hiểu rõ ngun nhân dẫn đến suy thối
tài ngun và mơi trường, từ đó đề xuất và xây dựng các mơ hình hệ kinh tế sinh thái phù hợp.
Đề tài được hình thành dựa trên quan điểm hệ kinh tế sinh thái – nghĩa
là dựa vào quan điểm này để đánh giá hiệu quả các mơ hình hệ kinh tế sinh
thái hiện tại và đề xuất các mơ hình kinh tế sinh mới tại huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An để tận dụng được tiềm năng của quỹ đất nông nghiệp cho hoạt
động sản xuất, hạn chế được các tác động làm suy thối tài ngun và ơ
nhiễm mơi trường.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài sử dụng phương pháp kế thừa có chọn lọc, điều tra khảo sát thực
địa kết hợp với phương pháp đánh giá nhanh nơng thơn có người dân tham
gia (PRA) để thu thập các tài liệu đã có của các cơ quan liên quan như:

SVTH: Nguyễn Tiến Ngọc

Trang 6


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Tài liệu về tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An.
- Báo cáo về QHSDĐ huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An giai đoạn
2010 - 2020
- Báo cáo điều chỉnh về QHSDĐ huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
năm 2014.
- Các số liệu về thống kê đất đai, cơ sở hạ tầng, kết quả sản xuất nông
nghiệp,… được thu thập tại phịng thống kê, phịng tài chính huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An.
- Các tài liệu về đường lối, chủ trương của tỉnh Nghệ An đối với hoạt
động sản xuất nông nghiệp.
7.2. Phương pháp phỏng vấn nhanh nông thôn (PRA)
Trong đề tài phương pháp này được sử dụng để phỏng vấn 150 hộ gia
đình có các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở các xã tại huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An. Cách chọn đối tượng là những người trưởng thơn, những hộ gia
đình có kinh nghiệm trong sản xuất thông qua sự chỉ dẫn của các cán bộ xã,…
Nội dung phỏng vấn (phần phụ lục) gồm các vấn đề như sau:
- Mục 1: Thông tin chung gồm các thông tin như: họ tên, địa chỉ, tình
hình gia đình (thuộc các đối tượng được ưu tiên không),…
- Mục 2: Cơ cấu sản xuất, điều tra cơ cấu sản xuất của từng hộ gia đình
ở huyện Nam Đàn, để rút ra được mơ hình canh tác nơng nghiệp hiện nay của
từng hộ.

- Mục 3: Trồng trọt gồm các thông tin như: tình hình sử dụng đất trồng
cây lâu lăm, cây ngắn ngày của từng hộ gia đình.
- Mục 4: Chăn ni, trong mục này gồm các thơng tin về tình hình chi
phí – thu nhập từ hoạt động chăn ni.
- Mục 5: Nuôi trồng thủy sản, các thông tin cần thu thập gồm: thời gian
ni trồng, diện tích, tình hình thu chi và những lý do làm giảm năng xuất.
SVTH: Nguyễn Tiến Ngọc

Trang 7


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

- Mục 6: Lâm nghiệp, mục này điều tra các thơng tin về diện tích, hình
thức nhận rừng, loại hình sản xuất (nơng lâm, rừng tự nhiên hay rừng kinh
tế,…), thời gian khai thác, và tình hình thu – chi cụ thể,…
- Mục 7: tình hình thu nhập, gồm các câu hỏi về hướng sản xuất của
từng hộ gia đình trong tương lai gần,…

Hình 1.1 Hình ảnh phỏng vấn một hộ gia đình tại xã Nam Xuân –
huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An
7.3. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lý những đánh
giá, dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc một
lĩnh vực hẹp của khoa học – kỹ thuật hoặc sản xuất.
Để có thơng tin chính xác về tình hình sản xuất nơng nghiệp trên địa
bản huyện Nam Đàn thì ngồi việc nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực địa,
tôi đã tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực nơng nghiệp, đặc biện
là các cán bộ tại phịng nơng nghiệp và phịng tài ngun mơi trường huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.


SVTH: Nguyễn Tiến Ngọc

Trang 8


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

7.4. Phương pháp khảo sát thực địa
Nghiên cứu thực địa (Field research), hay còn gọi là nghiên cứu điền
dã, là loại hình nghiên cứu khác so với nghiên cứu trong phịng thí nghiệm và
nghiên cứu sách vở. Khi thực hiện đề tài này tác giả đã tiến hành khảo sát
thực địa ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Các kết quả đạt được như: nhìn
nhận tổng quan về các yếu tố tự nhiên (địa hình, thổ nhưỡng, thủy văn, sinh
vật,…) và các hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân tại các xã (cách
thức sản xuất của họ, hỏi các ý kiến, kinh nghiệm của họ,…) để đưa ra các kết
quả, các nhận xét mang tính thực tế hơn, đề xuất được các mơ hình hệ kinh tế
sinh thái có tính thực tiễn cao hơn.
7.5. Phương pháp phân tích hệ thống
Một mơ hình hệ kinh tế trong đề tài phân tích, đưa ra là một hệ thống.
Phương pháp phân tích hệ thống được ứng dụng vào phân tích các chuỗi liên
kết (các chuỗi liên kết giá trị, chuỗi liên kết vật chất,…) .
Ví dụ trong mơ hình vườn – ao – chuồng vị trí các hợp phần được sắp
xếp theo như hình:

Hình 1.2. Minh họa mơ hình vườn - ao - chuồng
SVTH: Nguyễn Tiến Ngọc

Trang 9



KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

Trong mơ hình có chuỗi liên kết vật chất như sau: Các sản phẩm phụ từ
vườn (ví dụ như: cồi ngô, rơm rạ,…) được sử dụng, chế biến làm thức ăn cho
vật ni (trâu, bị, lợn gà,…), sử dụng phân chuồng làm phân bón cho các loại
cây ở vườn, cịn ao thì có thể sử dụng phân ở chuồng bón xuống làm tăng
nguồn thức ăn cho thủy sản. Sau một mùa khai thác thủy sản thì có thể vớt
bùn ở dưới ao lên làm phân bón cho vườn,…
Trong đề tài phương pháp phân tích hệ thống được sử dụng để phân
tích chuỗi liên kết vật chất trong các mơ hình hệ kinh tế sinh thái, tận dụng
được giá trị của chúng, vừa mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, vừa bảo vệ
được môi trường sinh thái.
7.6. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích
Phân tích chi phí – lợi ích (CBA – cost benefit analysis) là một phương
pháp hữu hiệu nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của các cây trồng nông nghiệp,
lâm nghiệp.
Trong đề tài phương pháp này được sử dụng để phân tích lợi ích – chi
phí của các loại cây trồng, các con vật nuôi chủ yếu ở huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An. Nhằm tính tốn đưa ra các số liệu cụ thể về những lợi ích thu được
khi các hộ gia đình sử dụng các loại cây trồng (cây hồng, cây đào, cây thanh
long, cây dưa chuột, cây bí, lạc,…), các con vật ni (bị, lợn, gà,…) đó vào
hoạt động sản xuất.
Khi tính tốn ra được chi phí – lợi ích của các loại cây trồng – vật nuôi
và kết hợp các thành phần đó (dựa vào 150 phiếu điều tra phỏng vấn nhanh
nông thôn (PRA) tại địa bàn huyện Nam Đàn) thành các mơ hình hệ kinh tế
sinh thái chủ yếu ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Việc tính tốn chi phí lợi
ích của các mơ hình hệ kinh tế sinh thái sẽ giúp lựa chọn được các loại cây
trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả, kết hợp với nhau nhằm đưa ra những mơ
hình hệ kinh tế sinh thái có khả năng mang lại hiệu quả cao hơn các mơ hình

hiện tại.

SVTH: Nguyễn Tiến Ngọc

Trang 10


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

8. Bố cục của đề tài
Ngồi phần mở đầu và kết luận, cấu trúc của phần nội dung được chia
làm 3 chương chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về mô hình hệ kinh tế
sinh thái.
Chương 2: Đánh giá hiệu quả mơ hình hệ kinh tế sinh thái tại huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Chương 3: Đề xuất một số mơ hình hệ kinh tế sinh thái tại huyện Nam
Đàn – tỉnh Nghệ An.

SVTH: Nguyễn Tiến Ngọc

Trang 11


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHẦN B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
VỀ MƠ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI
1.1. Cơ sở lý luận về mô hình hệ KTST

1.1.1. Cơ sở lý luận về mơ hình hệ kinh tế sinh thái
Việt Nam đang trong thời kỳ cơng nghiệphố, hiện đại hóa đất nước.
Q trình phát triển đó diễn ra trên khắp các vùng lãnh thổ; các dạng tài
nguyêncơ bản như đất, nước và các hệ sinh thái được huy động tối đa vào sư
dụng, kết quả tất yếu là ở nhiều nơi tài nguyên bị suygiảm, cân bằng cùa các
hệ sinh thái bịphá vỡ, gây ra ảnh hưởng xấu ngược lại với sự phát triển.
Việt Nam là đất nước với gần 80% dân số là nông dân, cho đến nay
nơng nghiệp vẫn đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, vùng
nông thôn rộng lớn chiếm ¾lãnh thỗ là địa bàn hoạt động của nhiều cộng
đồng cư dân và nhiều ngành kinh tế khác nhau. Những hoạt động này thường
đan chéo nhau, gây ra những xung đột trong sử dụng tài nguyên môi trường
vá các hệ sinh thái tự nhiên.
Nông thôn Việt Nam là khu vực có tỷ lệ gia tăng dân số cao, sức ép dân
số lên môi trường sinh thái ngày càng lớn. Việc khai thác sử dụng hệ sinh thái
này có thể gây tác động xấu đến hệ sinh thái khác, vì vậy cần làm sáng tỏ mối
quan hệ hữu cơ phức tạp giữa các hệ sinh thái và tìm ra hướng sử dụng chúng
một cách hiệu quả trong phát triển nơng thơn.
Để kết hợp hài hịa giữa phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh
thái con đường duy nhất phải chọn là sự phát triển theo hướng “phát triển bền
vững”. Đó là chiến lược chung của tồn cầu về môi trường và đã được khẳng
định trong các văn bản pháp luật do Nhà nước ta ban hành. Phát triển bền
vững không thể đạt được nếu không hiểu rõ các nguyên nhân dẫn đến suy
thoái tài nguyên và môi trường. Hầu hết các vấn đề môi trường đều phát sinh
từ chính những cấu trúc của hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội của mỗi quốc
SVTH: Nguyễn Tiến Ngọc

Trang 12


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


gia. Ở các nước đang phát triển, sự nghèo đói của người dân ở nơng thơn là
gốc rễ của suy thối mơi trường. Thơng thường để tồn tại, các cá nhân của
cộng đồng buộc phải lạm dụng tài ngun và do đó làm suy thối mơi trường,
gây ra những thay đổi không thể đảo ngược trong các hệ sinh thái.
Từ đó mà việc nghiên cứu các cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất và
triển khai phát triển mơ hình hệ kinh tế sinh thái tại những vùng nông thôn,
vùng cao, vùng xa ở Việt Nam là rất cần thiết, nhằm góp phần giải quyết những
yêu cầu của cuộc sống đặt ra, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về
xố đói giảm nghèo, giảm bớt sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị.
1.1.1.1. Khái niệm hệ kinh tế sinh thái
a. Khái niệm hệ sinh thái và vùng sinh thái
- Hệ sinh thái: hệ sinh thái là một hệ thống chức năng nằm trong mối
tác động giữa sinh vật với môi trường. Hệ sinh thái là đơn vị cơ sở của tự
nhiên, được mô tả như là một thực thể được xác định trong không gian và thời
gian. Trong hệ sinh thái, các thành phần sống (sinh vật) và khơng sống (nhóm
nhân tố vô sinh) liên hệ với nhau, trao đổi nguyên liệu thơng qua chu trình vật
chất - năng lượng. Trong thành phần của hệ sinh thái thì khí quyển, đất và
nước là những nguyên liệu sơ cấp; còn động vật, thực vật, vi sinh vật là các
tác nhân vận chuyển và trao đổi năng lượng giữa sinh vật tự dưỡng và sinh vật
dị dưỡng, đó là động thái dinh dưỡng trong sinh thái học (A.Tansley, 1935).
- Vùng sinh thái: vùng sinh thái được hiểu là một lãnh thổ cụ thể có
chung nguồn gốc phát sinh và phát triển, đặc trưng bởi sự đồng nhất tương
đối về các điều kiện tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, đất,…) và
trên đó phát triển một phức hợp quần xã sinh vật điển hình. Vùng sinh thái
bao gồm một tập hợp có quy luật các đơn vị sinh thái cảnh quan cấu trúc (đơn
vị cấp thấp). Mỗi vùng sinh thái có những chức năng xã hội, chức năng kinh
tế nhất định, trước hết chúng phải phù hợp với điều kiện và tài ngun tự
nhiên của chính vùng đó. Tại đây có những hình thức khai thác, sử dụng và
cải tạo thiên nhiên tương đối giống nhau của cộng đồng con người.

SVTH: Nguyễn Tiến Ngọc

Trang 13


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

b. Hệ kinh tế - sinh thái và mơ hình kinh tế sinh thái
- Hệ kinh tế - sinh thái: Mối quan hệ tương tác giữa hệ kinh tế và môi
trường diễn ra dưới dạng trao đổi các dịng năng lượng, vật chất và thơng tin.
Các dịng này sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của từng hệ thống. Hệ
thống kinh tế đòi hỏi phải có năng lượng bền vững lấy từ mơi trường dưới
dạng lương thực thực phẩm cho con người, chất đốt cho hoạt động sản xuất và
sinh sống,... Cường độ của những dòng này ảnh hưởng tới mật độ dân số và
sự phân bố dân cư. Ngược lại, hệ thống kinh tế cung cấp vật chất cho môi
trường dưới dạng các chất thải và các chất ô nhiễm. Các chất thải này lại ảnh
hưởng đến nguồn năng lượng và vật chất của hệ kinh tế. Vì vậy mối quan hệ
giữa hệ thống kinh tế và môi trường là mối quan hệ hai chiều, trong đó mỗi
một thay đổi của hệ thống này liên tục ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng
của hệ thống kia.
- Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, với những thành tựu
khoa học kỹ thuật đã đạt được, con người đã sử dụng triệt để tài nguyên thiên
nhiên, môi trường vật lý và các sinh vật trong cấu trúc kinh tế của mình, làm
biến đổi hoàn toàn bộ mặt của tự nhiên. Con người - một nhân tố chủ thể của
môi trường - đã tác động sâu sắc vào tự nhiên, chuyển các hệ sinh thái tự
nhiên sang các hệ sinh thái có quan hệ đến các, quần cư loài người (Human
settlement). Như vậy hoạt động tương hỗ giữa hai hệ kinh tế - xã hội và hệ
sinh thái mơi trường đã hình thành một thực thể thống nhất mới, thực thể này
có thể gọi là hệ thống kinh tế sinh thái. Tính tất yếu của hệ kinh tế - sinh thái
nằm trong yêu cầu giải quyết tính cân đối và hợp lý của hoạt động giữa hai hệ

thành phần: hệ kinh tế - xã hội và hệ sinh thái môi trường. Hệ thống kinh tế
sinh thái là tổng hoà các mối quan hệ giữa các yếu tố quản lý do con người
điều khiển sao cho thực thể này hoạt động theo các quy luật sinh học và kinh
tế nhằm đạt hiệu quả tổng hợp: sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đảm
bảo sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và giữ cân bằng sinh thái trong
phát triển kinh tế xã hội.
SVTH: Nguyễn Tiến Ngọc

Trang 14


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

- Hệ kinh tế - sinh thái (HKTST) được xem là một hệ thống chức năng
nằm trong tác động tương hỗ giữa sinh vật và môi trường chịu sự điều khiển
của con người để đạt mục đích phát triển lâu bền, là hệ thống vừa bảo đảm
chức năng cung cấp (kinh tế) vừa đảm bảo chức năng bảo vệ (sinh thái) và bố
trí hợp lý trên lãnh thổ.
- Nội dung cơ bản của các hệ thống nói trên được đặc trưng qua những
tiêu chuẩn sau: năng suất, tính ổn định, tính chống chịu, tính cơng bằng, tính
tự trị, tính thích nghi và tính đa dạng (Conway, 1983; Marten, 1988).
- Mơ hình hệ kinh tế - sinh thái: là một HKTST cụ thể được thiết kế và
xây dựng trong một vùng sinh thái xác định
- Từ những cơ sở lý luận trên, việc nghiên cứu đề xuất các mơ hình
HKTST cho các vùng sinh thái, nghiên cứu sinh thái mơi trường và kinh tế
trong hệ thống đó cần được thực hiện theo các nguyên lý sau:
+ Kiểm kê, đánh giá hiện trạng môi trường, kinh tế tài nguyên và tiềm
năng sinh học, bao gồm việc điều tra tự nhiên, điều tra kinh tế - xã hội, hạ
tầng cơ sở kỹ thuật và tổ chức sản xuất - xã hội, đặc biệt là điều tra dân số, lao
động ngành nghề hệ thống, tập quán canh tác và sinh hoạt,... Đánh giá kinh tế

tài nguyên không chỉ tiến hành ở tầng dưới, mà cả ở tầng trên của sản xuất và
phân phối sản phẩm cuối cùng.
+ Từ chiến lược sử dụng tài nguyên - bảo vệ môi trường với các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong cơ cấu kinh tế, trên cơ sở đặc điểm tài
nguyên sinh thái của vùng mà xây dựng cấu trúc mơ hình HKTST.
+ Hoạt động của hệ thống theo chu trình năng lượng - sản xuất - tiêu
thụ là chu trình liên ngành và trên cơ sở kỹ thuật sinh thái.
+ Điều khiển HKTST là điều khiển các chu trình năng lượng - sản xuất
- tiêu thụ, các quy luật kinh tế và quy luật sinh học, do đó phải hồn thiện các
cơ chế kinh tế và cơ chế sinh học.
- Theo quy luật kinh tế thì tài nguyên được xem như nguồn năng
lượng và nguyên liệu tích lũy của HKTST, do đó cần kiểm kê, dự báo tài
SVTH: Nguyễn Tiến Ngọc

Trang 15


×