Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng khách sạn mường thanh cửa lò tại phường nghi thu, thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 117 trang )

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
363.7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA ĐỊA LÝ – QLTN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH CỬA LÒ
TẠI PHƯỜNG NGHI THU, THỊ XÃ CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN

GVHD: Th.S PHAN THỊ QUỲNH NGA
SVTH: NGUYỄN THỊ THÙY
LỚP :

51K QLTNR&MT

MSSV: 1053073113

Vinh, tháng 1 năm 2015
SVTH: Nguyễn Thị Thùy

MSSV: 1053073113


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực tập tốt nghiệp, để có thể hồn thành đề tài: “Đánh
giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng khách sạn Mường Thanh


Cửa Lò tại phường Nghi Thu, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An”, ngoài sự cố
gắng, nỗ lực của bản thân, em đã nhận đựợc sự giúp đỡ từ thầy cô, bạn bè và
người thân.
Trước tiên, em xin giử lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo đã giảng
dạy và trang bị những kiến thức thiết thực và bổ ích trong suốt q trình học tập,
đó chính là những nền tảng kiến thức vững chắc giúp cho em tự tin hơn trong
thời gian thực tập đề tài tốt nghiệp cũng như trong bước tiến nghề nghiêp ở
tương lai.
Theo kế hoạch của khoa Địa Lý - QLTN cùng với sự đồng ý tiếp nhận em
đã được thực tập tốt nghiệp tại Công ty TNHH một thành viên Kỹ thuật tài
nguyên và môi trường Phú Thương. Đây là khoảng thời gian vô cùng quan trọng
ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập và rèn luyện của mỗi sinh viên, giúp
mỗi sinh viên có cơ hội tiếp cận thực tế, trở thành những nhà quản lý môi trường
trong tương lai.Trải qua thời gian thực tập tốt nghiệp đến nay đã hoàn thành, lời
đầu tiên em xin chân thành cảm ơn sự tận tình dạy dỗ của tất cả các q thầy cơ
giáo trong khoa Địa Lý. Cảm ơn các cô, các bác, các chị trong công ty đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi giúp em trong quá trình tập và tham,tìm hiểu công tác
đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư khách sạn Mường Thanh Cửa
Lò.
Đồng thời e xin gửi cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo Th.s Phan Thị
Quỳnh Nga người trực tiếp hướng dẫn em thực hiên đồ án tốt nghiệp này.
Cuối cùng, em xin đựơc dành sự cảm ơn chân thành đến gia đình, người
thân, bạn bè, những người đã luôn ở bên cạnh em, đơng viên, giúp đỡ em trong
suốt q trình học tập cũng như thời gian thực tập tốt nghiệp, làm đồ án.
Vinh, tháng 1 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Thùy

SVTH: Nguyễn Thị Thùy


MSSV: 1053073113


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu .....................................................................2
2.1. Mục tiêu của nghiên cứu ........................................................................................2
2.2. Nhiệm vụ của nghiên cứu .......................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................2
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .................................................................2
4.1. Quan điểm nghiên cứu............................................................................................2
4.1.1. Quan điểm hệ thống ...........................................................................................2
4.1.2. Quan điểm tổng hợp ...........................................................................................3
4.1.3. Quan điểm phát triển bền vững ........................................................................3
4.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................3
4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................3
4.2.2. Phương pháp điều tra thực địa .........................................................................3
4.2.3. Phương pháp xử lí số liệu ...................................................................................4
4.2.4. Phương pháp chuyên gia ....................................................................................4
5. Cấu trúc của đồ án ....................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐTM .................................5
1.1. Cơ sở lí luận của ĐTM............................................................................................5
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................................5
1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của ĐTM. .............................................................................6

1.1.3. Quá trình ĐTM ...................................................................................................8
1.1.3.1. Lược duyệt ........................................................................................................9
1.1.3.2. Xác định mức độ, phạm vi đánh giá ...............................................................9
1.1.3.3. Lập đề cương, tham khảo ý kiến và chuẩn bị tài liệu. ..................................9
1.1.3.4. Phân tích, đánh giá tác động mơi trường .....................................................10
1.1.3.5. Biện pháp giảm thiểu và quản lí tác động ....................................................10
1.1.3.6. Lập báo cáo ĐTM ...........................................................................................10
1.1.3.7. Xem xét, so sánh các phương án thay thế ....................................................11
1.1.3.8. Tham khảo ý kiến cộng đồng.........................................................................11
1.1.3.9. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường .....................................11
1.2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................12
1.2.1. ĐTM trên thế giới .............................................................................................12
SVTH: Nguyễn Thị Thùy

MSSV: 1053073113


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1.2.2. ĐTM ở Việt Nam ..............................................................................................13
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN VÀ KHU VỰC XÂY DỰNG DỰ ÁN
ĐẦU TƯ KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH – CỬA LỊ ..........................................15
2.1. Mơ tả tóm tắt dự án ..............................................................................................16
2.1.1. Tên dự án ............................................................................................................16
2.1.2. Chủ dự án ...........................................................................................................16
2.1.3. Vị trí địa lí của dự án ........................................................................................16
2.1.4. Mục tiêu của dự án ............................................................................................16
2.1.5. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án ....................................................16
2.1.6. Mô tả biện pháp, khối lượng thi công xây dựng và vận hành các công trình
của dự án ......................................................................................................................17
2.1.6.1. Thiết kế tổng mặt bằng ..................................................................................17

2.1.6.2. Kết cấu .............................................................................................................19
2.1.6.3. Hệ thống cấp nước .........................................................................................20
2.1.6.4. Hệ thống cấp điện ..........................................................................................21
2.1.6.5. Hệ thống phòng cháy chữa cháy ..................................................................22
2.1.6.7. Nguyên, nhiên, vật liệu và các chủng loại sản phẩm của dự án .................25
2.1.7. Vốn đầu tư của dự án ........................................................................................28
2.1.8. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án ................................................................ 29
2.2. Điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực thực hiện dự án ...29
2.2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên .........................................................................29
2.2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất ...........................................................................29
2.2.1.2. Điều kiện khí tượng ........................................................................................32
2.2.1.3. Điều kiện địa chất thuỷ văn ...........................................................................33
2.2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường tự nhiên .....................34
2.2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh học .....................................................................36
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội.....................................................................................37
2.2.2.1. Điều kiện kinh tế .............................................................................................37
2.2.2.2. Điều kiện xã hội ..............................................................................................40
2.2.3. Đánh giá tổng hợp những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh
tế xã hội khu vực đối với việc thực hiện sự án ..........................................................42
2.2.3.1. Thuận lợi .........................................................................................................42
2.2.3.2. Khó khăn .........................................................................................................42
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MƠI TRƯỜNG; BIỆN PHÁP PHỊNG
NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH CỬA
LÒ................. ................................................................................................................44
3.1. Đánh giá tác động .................................................................................................44
SVTH: Nguyễn Thị Thùy

MSSV: 1053073113



BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1.1. Giai đoạn xây dựng............................................................................................44
3.1.1.1. Nguồn gây tác động ........................................................................................44
3.1.1.2. Đối tượng và quy mơ chịu tác động ..............................................................45
3.1.1.3.Phân tích các tác động môi trường ................................................................ 46
3.1.2. Giai đoạn hoạt động ..........................................................................................67
3.1.2.1. Nguồn gây tác động ........................................................................................67
3.1.2.2. Đối tượng và quy mô chịu tác động ..............................................................68
3.1.2.3. Phân tích các tác động mơi trường ...............................................................68
3.1.3. Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường có thể xảy ra ...................................73
3.1.3.1. Giai đoạn xây dựng ........................................................................................73
3.1.3.2. Giai đoạn hoạt động .......................................................................................77
3.2. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ
PHỊNG NGỪA, ỨNG PHĨ SỰ CỐ MƠI TRƯỜNG. ............................................77
3.2.1. Biện pháp phịng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực ....................................77
3.2.1.1. Giai đoạn xây dựng ........................................................................................77
3.2.1.2. Giai đoạn hoạt động .......................................................................................86
3.2.2. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ VỚI CÁC SỰ CỐ ......................96
3.2.2.1. Giai đoạn xây dựng ........................................................................................96
3.2.2.2. Biện pháp giảm thiểu sự cố môi trường trong giai đoạn hoạt động ........101
PHẦN 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT .............................................104
A. Kết luận..................................................................................................................104
B. Kiến nghị ................................................................................................................105
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

SVTH: Nguyễn Thị Thùy

MSSV: 1053073113



BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt, dịch vụ khách sạn ........................................... 26
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất ................................................ 34
Bảng 2.3: Vị trí khảo sát lấy mẫu hiện trạng mơi trường tự nhiên ...................................... 34
Bảng 2.4. Kết quả phân tích chất lượng khơng khí xung quanh .......................................... 35
Bảng 2.5. Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất ........................................................ 36
Bảng 2.6: Hiện trạng sử dụng đất ........................................................................................... 38
Bảng 2.7: Số lượng đàn gia súc gia cầm................................................................................ 38
Bảng 2.8: Giá trị sản xuất cơng nghiệp ngồi quốc doanh thị xã Cửa Lò ........................... 39
Bảng 2.9: Giá trị đầu tư XDCB trên địa bàn thị xã Cửa Lò ................................................. 39
Bảng 2.10: Mạng lưới giao thông đường bộ ......................................................................... 40
Bảng 2.11: Mật độ dân số thị xã Cửa Lò và phường Nghi Thu ........................................... 40
Bảng 2.12: Tình hình giáo dục phường Nghi Thu ................................................................ 41
Bảng 3.1: Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng ...... 44
Bảng 3.2: Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng..... 45
Bảng 3.3: Đối tượng bị tác động trong giai đoạn xây dựng ................................................. 46
Bảng 3.4: Hệ số phát thải bụi từ hoạt động thi cơng ............................................................. 47
Bảng 3.5: Nồng độ khí thải ước tính phát sinh do hoạt động thi công (theo lý thuyết)...... 47
Bảng 3.6: Lượng phát thải các khí độc hại do đốt nhiên liệu đối với động cơ diezen
(kg/tấn nhiên liệu) ................................................................................................................... 49
Bảng 3.7: Nồng độ khí thải phát sinh quá trình vận chuyển trong giai đoạn xây dựng ..... 50
Bảng 3.8: Tải lượng các chất ơ nhiễm trong khí thải máy phát điện sử dụng dầu DO....... 34
Bảng 3.9: Tải lượng và nồng độ khí thải phát sinh từ máy phát điện dự phòng ................. 34
Bảng 3.10: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn ....................................... 54
Bảng 3.11: Nồng độ các chất ơ nhiễm điển hình trong nước thải thi công ......................... 56
Bảng 3.12: Lưu lượng và tải lượng nước thải từ hoạt động bảo dưỡng máy móc .............. 57
Bảng 3.13: Khối lượng chất ơ nhiễm trong nước thải sinh hoạt hàng ngày ........................ 59

Bảng 3.14: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ........................................ 59
Bảng 3.15: Mức ồn phát sinh của thiết bị xây dựng ............................................................. 62
Bảng 3.16: Mức ồn phát sinh từ các máy móc vận chuyển trong q trình xây dựng ....... 63
Bảng 3.17: Giới hạn ồn của các thiết bị xây dựng cơng trình .............................................. 64
Bảng 3.18: Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn hoạt động ..... 67
Bảng 3.19: Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn hoạt động
.................................................................................................................................................. 67
Bảng 3.20: Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động............................ 68
Bảng 3.21: Thành phần đặc trưng của nước thải khu vực bếp ............................................. 34
Bảng 3.22: Kích thước bể tự hoại có các vách ngăn mỏng dòng hướng lên, xử lý nước đen
và nước xám theo số người sử dụng ...................................................................................... 88

SVTH: Nguyễn Thị Thùy

MSSV: 1053073113


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BOD
BTCT
BTNMT
BVMT
BXD
COD
DNTN
ĐTM
GHCP
KK
KLN

KTTV
MTTQ
MT

NXB
QCVN

TS
TSP
TSS
TT
UBND
VOC
VLXD
WHO

SVTH: Nguyễn Thị Thùy

Nhu cầu oxy sinh hóa
Bê tơng cốt thép
Bộ Tài ngun và Mơi trường
Bảo vệ mơi trường
Bộ Xây dựng
Nhu cầu oxy hóa học
Doanh nghiệp tư nhân
Đánh giá tác động môi trường
Giới hạn cho phép
Khơng khí
Kim loại nặng
Khí tượng thủy văn

Mặt trận tổ quốc
Môi trường
Nghị định
Nhà xuất bản
Quy chuẩn Việt Nam
Quyết định
Tổng chất rắn
Bụi tổng số
Tổng chất rắn lơ lửng
Thông tư
Ủy ban nhân dân
Chất hữu cơ bay hơi
Vật liệu xây dựng
Tổ chức y tế thế giới

MSSV: 1053073113


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cửa Lị là một thị xã thuộc tỉnh Nghệ An, nằm trên bờ biển Đông được bao
bọc bởi hai cửa biển là Cửa Lị ở phía Bắc và Cửa Hội ở phía Nam. Cửa Lị nổi
tiếng với bãi biển, khu nghỉ mát và cảng biển sầm uất. Ngày 12/3/2009, Bộ Xây
Dựng đã có quyết định cơng nhận Cửa Lị là đơ thị loại 3.
Bãi tắm Cửa Lị dài trên 10km, có độ dốc thoai thoải, cát trắng phẳng mịn,
nước trong và sạch, không pha lẫn bùn như một số bãi biển khác. Phía trên bãi
biển cịn có nhiều khu lâm viên rộng với những rặng phi lao, rặng dừa xanh tốt.
Nước biển ở đây có độ mặn rất cao. Vì thế, Cửa Lị là một trong những bãi tắm
lý tưởng ở Việt Nam.

Ngày nay, Cửa Lò khơng những là một cảng biển quan trọng mà cịn là khu
du lịch tắm biển rất hấp dẫn thu hút nhiều du khách trong và ngồi nước. Có trên
200 khách sạn và nhà nghỉ đủ loại, trong đó có nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn
quốc tế. Trong phương hướng đến năm 2015, tỷ trọng kinh tế trong ngành du
lịch - dịch vụ Cửa Lò sẽ chiếm 60% ngân sách của thị xã.
Xuất phát từ nhu cầu về nhà nghỉ, khách sạn cho khách du lịch và khách
nghỉ mát tại vùng biển Cửa Lò nên việc Chi nhánh Khách sạn Mường Thanh
Cửa Lò - Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên đầu tư xây dựng
khách sạn Mường Thanh tại Cửa Lò Nghệ An là rất cần thiết. Khi dự án đi vào
hoạt động sẽ góp một phần tích cực vào sự phát triển ngành dịch vụ của tỉnh
Nghệ An nói chung và thị xã Cửa Lị nói riêng.
Tuy nhiên , quá trình xây dựng và hoạt động 1 dự án có quy mơ lớn như
Khách sạn Mường Thanh Cửa Lò sẽ phát sinh các tác động gây ảnh hưởng xấu
đến môi trường khu vực dự án và khu vực lân cận. Vậy nên , việc đánh giá tác
động mơi trường của dự án là cần thiết. Đó là lí do tơi lựa chọn đề tài “ Đánh
giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng khách sạn Mường
Thanh Cửa Lò tại phường Nghi Thu , thị xã Cửa Lò , tỉnh Nghệ An”.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy

1

MSSV: 1053073113


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu
2.1. Mục tiêu của nghiên cứu
Phân tích, đánh giá và dự báo những tác động của dự án đầu tư xây dựng
khách sạn Mường Thanh Cửa Lị gây ảnh hưởng đến mơi trường và đời sống

con người.
Đề xuất các biện pháp và công nghệ giảm thiểu các tác động xấu đến môi
trường của dự án .
2.2. Nhiệm vụ của nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lí luận liên quan đến ĐTM .
Mơ tả dự án và hiện trạng môi trường khu vực xây dựng dự án .
Phân tích, đánh giá và dự báo các tác động đến môi trường của dự án.
Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực và ứng
phó sự cố mơi trường .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hạng mục và quá trình hoạt động của dự án gây ảnh hưởng đến môi
trường.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khu vực xây dựng dự án và khu vực lân cận– phường Nghi Thu, thị xã Cửa
Lò, tỉnh Nghệ An.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Trong tự nhiên, các thành phần đều có mối quan hệ biện chứng với nhau
tạo thành 1 thể thống nhất, hoàn chỉnh. Tiếp cận hệ thống quan điểm theo quan
điểm cấu trúc là nghiên cứu các cấu trúc và mối quan hệ trong một hệ thống.
Các nhân tố cấu thành một hệ thống ln có mối quan hệ qua lại với nhau và với
các hệ thống bên cạnh, tạo thành hệ thống tự nhiên- xã hội lớn hơn. Giữa dự án
đầu tư xây dựng và các yếu tố môi trường tự nhiên, mơi trường xã hội ln có
quan hệ qua lại lẫn nhau. Các hạng mục và quá trình hoạt động của dự án kéo
theo các tác động xấu đến mơi trường. Chính vì lí do đó mà trong q trình
nghiên cứu chúng ta khơng thể tách rời quan điểm hệ thống.
SVTH: Nguyễn Thị Thùy


2

MSSV: 1053073113


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
4.1.2. Quan điểm tổng hợp
Quá trình xây dựng và quá trình hoạt động của dự án gây ảnh hưởng đến
các nhân tố tự nhiên ( đất đai, độ ẩm, lượng mưa….) và nhân tố xã hội (dân cư,
tốc độ phát triển kinh tế…..). Vì vậy, khi đánh giá tác động mơi trường cần phải
xem xét đầy đủ tất cả các nhân tố để phân tích, đánh giá, dự báo chính xác các
tác động của quá trình xây dựng và hoạt động của dự án. Mặt khác cần phải thấy
rằng sự tác động của các hạng mục dự án
4.1.3. Quan điểm phát triển bền vững
Tư tưởng chủ đạo của quan điểm này là sự phát triển kinh tế bền vững phải
đảm bảo 3 mục tiêu: bảo vệ môi trường, hiệu quả kinh tế và ổn định, công bằng
xã hội. Quan điểm phát triển bền vững hướng tới sự hài hòa mối quan hệ giữa
con người và tự nhiên trong sự tương tác giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống
kinh tế - xã hội. Quan điểm phát triển bền vững có ý nghĩa quan trọng trong q
trình phân tích, đánh giá, dự báo các tác động của dự án đầu tư xây dựng đến
môi trường khu vực dự án và khu vực lân cận. Theo đó, khi sử dụng quan điểm
này cần phải xem xét tính bền vững về mặt mơi trường và mặt kinh tế.
Bền vững mơi trường: Tính bền vững của MT được xác định trên cơ sở
biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực và sự cố môi trường trong
giai đoạn xây dựngvà hoạt động của dự án có thể triển khai một cách tốt nhất,
không gây hại đến môi trường sinh thái.
Hiệu quả kinh tế: Đây là dự án đầu tư thu lợi nhuận, nên hiểu quả kinh tế là
việc được chủ dự án đặt lên hàng đầu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Các tài liệu cần thu thập gồm: điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực
thực hiện dự án, các tài liệu và số liệu liên quan đến dự án.
Các văn bản pháp luật và kỹ thuật của việc đánh giá ĐTM
Tham khảo tài liệu liên quan thông qua sách, báo, internet…
4.2.2. Phương pháp điều tra thực địa
Kết hợp khảo sát thực địa với quá trình điều tra, quan sát, chụp ảnh, đưa ra
đánh giá tổng hợp những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội khu vực đối với khu vực xây dựng dự án.
SVTH: Nguyễn Thị Thùy

3

MSSV: 1053073113


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
4.2.3. Phương pháp xử lí số liệu
Số liệu thu thập được từ các tài liệu, phiếu điều tra được phân tích, tính
tốn đưa về dạng bảng.
4.2.4. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này được sử dụng trong đề tài với mục đích tham khảo ý kiến
của các thầy cô trong ngành môi trường, các cán bộ chuyên về ĐTM ở cơ quan
thực tập.
5. Cấu trúc của đồ án
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ĐTM
Chương 2. Đặc điểm của dự án và khu vực xây dựng dự án đầu tư khách
sạn Mường Thanh – Cửa Lò.
Chương 3. Đánh giá tác động mơi trường; biện pháp phịng ngừa, giảm
thiểu tác động tiêu cực và sự cố môi trường của dự án đầu tư xây dựng khách

sạn Mường Thanh Cửa Lò.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy

4

MSSV: 1053073113


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐTM
1.1. Cơ sở lí luận của ĐTM
1.1.1. Khái niệm
Theo Clark, Brian D. (1980), “ĐTM hoặc phân tích tác động mơi trường là
sự xem xét một cách có hệ thống các hậu quả về mơi trường của các đề án,
chính sách và chương trình với mục đích chính là cung cấp cho người ra quyết
định một bản liệt kê và tính tốn các tác động mà các phương án hành động khác
nhau có thể đem lại.”
“ĐTM được coi là một kỹ thuật, một quá trình thu thập thơng tin về ảnh
hưởng mơi trường của một dự án từ người chủ dự án và các nguồn khác và được
tính đến trong việc ra quyết định cho dự án tiến hành hay không” /Do E (1989)/.
Theo IChemE (1994), “ĐTM là q trình thu thập thơng tin về ảnh hưởng,
tác động của dự án đề xuất, phân tích các thơng tin này và gửi kết quả tới người
ra quyết định.”
Theo Lê Thạc Cán và tập thể tác giả định nghĩa “ĐTM của hoạt động phát
triển kinh tế xã hội là xác định, phân tích và dự báo những tác động lợi và hại,
trước mắt và lâu dài mà việc thực hiện hoạt động đó có thể gây ra cho tài nguyên
và môi trường sống của con người tại nơi liên quan đến hoạt động, trên cơ sở đó
đề xuất các biện pháp phịng tránh khắc phục các tác động tiêu cực.”
Theo “Luật bảo vệ môi trường” của nước ta, ĐTM được định nghĩa ở điều

2, điểm 11: “Đánh giá tác động mơi trường là q trình phân tích, đánh giá, dự
báo ảnh hưởng đến mơi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế - xã
hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y
tế, văn hố, xã hội, an ninh, quốc phịng và các cơng trình khác, đề xuất các giải
pháp thích hợp về bảo vệ môi trường.”
Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở đây có loại mang tính kinh tế - xã
hội của quốc gia, của một địa phương lớn, hoặc một ngành kinh tế văn hóa quan
trọng (luật lệ, chính sách quốc gia, những chương trình quốc gia về phát triển

SVTH: Nguyễn Thị Thùy

5

MSSV: 1053073113


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
kinh tế - xã hội, kế hoạch quốc gia dài hạn), có loại mang tính kinh tế - xã hội vi
mơ như đề án xây dựng cơng trình xây dựng cơ bản, quy hoạch phát triển, sơ đồ
sử dụng một dạng hoặc nhiều dạng tài nguyên thiên nhiên tại một địa phương
nhỏ. Tuy nhiên, một hoạt động có ý nghĩa vi mơ đối với cấp quốc gia, nhưng có
thể có ý nghĩa vĩ mơ đối với xí nghiệp. Hoạt động vi mơ nhưng được tổ chức
một cách phổ biến trên địa bàn rộng có khi lại mang ý nghĩa vĩ mơ.
Tác động đến mơi trường có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc có hại nhưng việc
đánh giá tác động mơi trường sẽ giúp những nhà ra quyết định chủ động lựa
chọn những phương án khả thi và tối ưu về kinh tế và kỹ thuật trong bất cứ một
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nào.
1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của ĐTM.
ĐTM có thể đạt được nhiều mục đích, Alan Gilpin đã chỉ ra vai trị, mục
đích của ĐTM với 10 điểm chính sau:

- ĐTM nhằm cung cấp một quy trình xem xét tất cả các tác động có hại
đến mơi trường của tất cả các chính sách, chương trình và hoạt động của các dự
án.
- ĐTM tạo ra cơ hội có thể trình bày với người ra quyết định về tính phù
hợp của chính sách, chương trình và hoạt động để ra quyết định có tiếp tục thực
hiện dự án hay khơng.
- Đối với chính sách, chương trình và hoạt động, dự án được chấp nhận
thực hiện thì ĐTM tạo ra cơ hội trình bày sự phối kết hợp các điều kiện có thể
giảm nhẹ tác động có hại tới môi trường.
- ĐTM tạo ra phương thức cộng đồng có thể đóng góp cho q trình ra
quyết định thơng qua các đề nghị bằng văn bản hoặc ý kiến gửi tới người ra
quyết định.
- Với ĐTM, toàn bộ quá trình phát triển được cơng khai để xem xét một
cách đồng thời lợi ích của tất cả các bên: bên đề xuất dự án, Chính phủ và cộng
đồng.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy

6

MSSV: 1053073113


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
- Những dự án về cơ bản không đạt yêu cầu hoặc đặt sai vị trí có xu hướng
tự loại trừ, khơng phải thực hiện ĐTM.
- Thông qua ĐTM, nhiều dự án được chấp nhận nhưng phải thực hiện
những điều kiện nhất định.
- Trong ĐTM phải xét cả đến khả năng thay thế.
- ĐTM được coi là công cụ phục vụ phát triển, khuyến khích phát triển tốt

hơn và trợ giúp cho tăng trưởng kinh tế.
- Trong nhiều trường hợp, ĐTM chấp nhận sự phát thải.
Ý nghĩa của ĐTM là làm công việc này tốt thì quản lí mơi trường tốt, quản
lí mơi trường tốt thì cơng việc giữ gìn, bảo vệ mơi trường sẽ tốt, đặc biệt là trong
tương lai. Điều đó thể hiện qua một số điểm cụ thể sau:
- ĐTM khuyến khích cơng tác quy hoạch tốt hơn. Việc xem xét kỹ lưỡng
dự án và những dự án có khả năng thay thế từ công tác ĐTM sẽ giúp cho dự án
hoạt động hiệu quả hơn.
- ĐTM có thể tiết kiệm được thời gian và tiền của trong thời hạn phát triển
dài.
- ĐTM giúp cho Nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ chặt
chẽ hơn. Các đóng góp của cộng đồng trước khi dự án được đầu tư có thể nâng
cao mối liên hệ giữa cộng đồng và đảm bảo hiệu quả đầu tư. Thông quá các kiến
nghị của ĐTM, việc sử dụng tài nguyên sẽ thận trọng hơn và giảm được sự đe
dọa của suy thối mơi trường đến sức khỏe của con người và hệ sinh thái.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy

7

MSSV: 1053073113


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MƠI TRƯỜNG
1.1.3. Q trình ĐTM
Xác định nhu cầu

Mô tả dự án
Lược duyệt
Kiểm tra MT ban đầu


Phải ĐGTĐMT
Xác định phạm vi

Không cần
ĐGTĐMT

Tham gia của
cộng đồng

Đánh giá: Xác định tác động,
phân tích, dự báo tác động,
mức độ đáng kể của tác động
Tham gia của cộng đồng tại điểm này:
Nó cũng có thể xuất hiện ở mọi nơi,
mọi giai đoạn của ĐGTĐMT

Biện pháp giảm thiểu: Thiết kế
lại, lập kế hoạch quản lý tác động

Lập báo cáo
Lấy ý kiến nhận xét chất lượng báo
cáo, tiền đặt cọc, chấp nhận dự án
Đưa trình lại
từ đầu

Tham gia của
cộng đồng

Ra quyết định


Khơng tán thành
Thiết kế lại

Tán thành
Kiểm sốt monitoring.
Quản lý tác động

Kiểm tốn và
ĐGTĐMT

Sơ đồ 1: Tổng qt hóa q trình ĐGTĐMT
SVTH: Nguyễn Thị Thùy

8

MSSV: 1053073113


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1.1.3.1. Lược duyệt
Lược duyệt là bước nhằm xác định xem cần tiến hành ĐTM đầy đủ hay
không. Nếu qua bước này mà dự án khơng phải tiến hành ĐTM thì có thể tiết
kiệm được khoản kinh phí đáng kể. Bước lược duyệt thường do Chính phủ, chủ
dự án, cấp có thẩm quyền ra quyết định thực hiện.
Cơ sở để thực hiện bước lược duyệt:
- Danh mục yêu cầu: Liệt kê các dự án phải tiến hành ĐTM.
- Ngưỡng: về quy mơ, kích thước, sản lượng có thể được lập đối với các
loại dự án phát triển.
- Mức nhạy cảm của nơi đặt dự án: có thể hiểu là nhạy cảm của mơi

trường.
- Thơng qua kiểm tra môi trường ban đầu.
- Các chỉ tiêu lược duyệt.
1.1.3.2. Xác định mức độ, phạm vi đánh giá
Phát triển kinh tế xã hội thường làm thay đổi các thông số môi trường. Các
tác động dẫn đến thay đổi như vậy thường có mức độ quan trọng khác nhau. Vì
vậy ĐTM cần tập trung vào những mức độ quan trọng nhất, không chú trọng
đến những tác động không đáng kể. Ngoài ra, phải tiến hành kiểm tra các dự án
giảm thiểu đảm bảo tính hiệu quả và khả thi.
Các hoạt động của xác định mức đô, phạm vi đánh giá:
- Xác định khả năng tác động.
- Xem xét các phương án thay thế.
- Tư vấn tham khảo ý kiến.
- Quyết định các tác động đáng kể.
1.1.3.3. Lập đề cương, tham khảo ý kiến và chuẩn bị tài liệu.
Bao gồm các mục sau:
- Giới thiệu
- Các hướng dẫn ĐTM chung
- Các thông tin cơ bản: các nghiên cứu và báo cáo chung
- Các hướng dẫn ĐTM chuyên ngành
- Cấu trúc về thời gian
- Ngân sách
- Trợ cấp bên ngồi
- Thơng tin bổ sung.
SVTH: Nguyễn Thị Thùy

9

MSSV: 1053073113



BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MƠI TRƯỜNG
1.1.3.4. Phân tích, đánh giá tác động môi trường
- Các nguồn tác động: Người ta thường chia quá trình hoạt động dự án làm
2 giai đoạn là giai đoạn xây dựng và giai đoạn vận hành. Mỗi giai đoạn có
những hoạt động khác nhau và gây ra những tác động khác nhau.
- Xác định các biến đổi môi trường: Các nguồn gây tác động trên chính là
nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi về môi trường, cả môi trường tự nhiên lẫn môi
trường xã hội. Hai loại môi trường đang được chú trọng nghiên cứu hiện nay là
suy giảm chất lượng môi trường sống và suy thối tài ngun
- Phân tích, dự báo các tác động cụ thể: Đây là bước phân tích cụ thể trên
cơ sở kết quả thu được của việc phân tích nguồn gây tác động, khả năng biến đổi
mơi trường và hoàn cảnh cụ thể của dự án.
1.1.3.5. Biện pháp giảm thiểu và quản lí tác động
Mục đích của cơng việc này là :
- Tìm kiếm những phương thức tiến hành tốt nhất nhằm loại bỏ hoặc tối
thiểu hóa các tác động có hại và phát huy tối đa những tác động có lợi.
- Đảm bảo cho cộng đồng hoặc cá thể khơng phải chịu chi phí vượt q lợi
nhuận họ nhận được.
Để đạt được những mục đích này, các phương án giảm thiểu phải được
thực hiện đúng thời điểm và cách thức như được nêu trong báo cáo ĐTM.
1.1.3.6. Lập báo cáo ĐTM
Mục đích của lập báo cáo ĐTM là cung cấp thông tin nhằm:
- Hỗ trợ dự án lập kế hoạch, thiết kế và thực thi dự án theo hướng loại bỏ
hoặc giảm thiểu tác động có hại đến môi trường, phát huy tối đa mọi lợi ích mà
dự án có thể mang lại.
- Giúp Chính phủ hoặc chính quyền địa phương quyết định phê chuẩn
(hoặc khơng phê chuẩn) dự án cùng thời hạn, điều kiện cần được áp dụng.
- Giúp cộng đồng hiểu hơn về dự án và những tác động đến môi trường và
cuộc sống của con người.

Nội dung đánh giá tác động môi trường được nêu rõ trong điều 20, Luật
bảo vệ môi trường 2005.
SVTH: Nguyễn Thị Thùy

10

MSSV: 1053073113


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1.1.3.7. Xem xét, so sánh các phương án thay thế
Nếu chỉ xem xét dự án một cách cơ lập, khơng có sự so sánh, xem xét với
các dự án, phương án thay thế thì khơng làm rõ hết ý nghĩa kinh tế xã hội cũng
như mức độ tác động môi trường của dự án.
Theo Larry. W. Canter, các loại dự án thay thế chung nhất có thể bao gồm:
- Địa điểm thay thế.
- Thay thế thiết kế đối với một địa điểm.
- Thay thế các pha trong thiết kế dự án (xây dựng, vận hành).
- Thay thế quy mô dự án.
- Dự án số không.
- Thay đổi thời gian thực hiện các pha dự án.
Một số kỹ thuật thường được sử dụng trong việc xem xét đánh giá các
phương án thay thế là xác định quy mô, trọng số tác động, phân loại, phân hạng
chúng theo chỉ tiêu nào đó.
1.1.3.8. Tham khảo ý kiến cộng đồng
Mục đích của việc lấy ý kiến cộng đồng trong quá trình ĐTM là tăng cường
khả năng sử dụng thơng tin đầu vào và cảm nhận từ phía cơ quan chính phủ, các
cơng dân và các cộng đồng quan tâm để nâng cao chất lượng của việc ra các
quyết định liên quan tới môi trường.
Sự tham gia của cộng đồng có thể coi là q trình thơng tin hai chiều liên

tục nhằm khuyến khích và huy động mọi hiểu biết, nhận thức của cộng đồng về
quá trình và cơ chế, qua đó các vấn đề mơi trường, nhu cầu mơi trường được các
cơ quan có trách nhiệm đầu tư giải quyết, mặt khác, cung cấp thông tin về trạng
thái, tiến trình nghiên cứu, thực thi và các hoạt động đánh giá dự án.
1.1.3.9. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Chủ đầu tư dự án hoặc cơ quan tư vấn lập báo cáo đánh giá tác đông môi
trường (ĐTM) được chủ đầu tư ủy quyền nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ
thẩm định báo cáo ĐTM của Chi cục Bảo vệ môi trường; nhận phiếu nhận hồ sơ,
nộp lệ phí thẩm định nếu hồ sơ đã đầy đủ.
- Chi cục Bảo vệ môi trường thẩm định hồ sơ, khảo sát thực địa vị trí dự án
(nếu thấy hồ sơ chưa đầy đủ yêu cầu cơ sở bổ sung), báo cáo lãnh đạo Sở trình
UBND tỉnh ra Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định.

SVTH: Nguyễn Thị Thùy

11

MSSV: 1053073113


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MƠI TRƯỜNG
- Khi có Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, Hội đồng thẩm định tổ
chức phiên họp thẩm định, đưa ra ý kiến kết luận về nội dung và chất lượng bản
báo cáo, những nội dung phải chỉnh sửa vào báo cáo, kết quả chấp thuận thông
qua của các thành viên Hội đồng.
- Cơ sở thực hiện chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện báo cáo ĐTM theo các nội
dung yêu cầu của Hội đồng thẩm định.
Cơ sở thực tiễn
1.2.1. ĐTM trên thế giới
Nhu cầu về công tác ĐTM bắt đầu lan rộng đến nhiều nước trên thế giới,

không chỉ ở những nước lớn có nền cơng nghiệp phát triển mà ngay cả các nước
đang phát triển cũng nhận thức được các vấn đề mơi trường và vai trị của ĐTM,
thời gian bắt đầu thực hiện ĐTM của một số quốc gia như sau:
1.2.

Tên quốc gia

Năm Tên quốc gia

Năm

Tên quốc gia

Năm

Hoa Kỳ

1969

1981

Nhật Bản

1972 Indonesia

1982

Ireland

1988


Hồng Kông

1972 Thuỵ Sĩ

1983

Italia

1988

Singapore

1972 Thái Lan

1984

Ba Lan

1989

Canada

1973 Malaysia

1985

Norway

1989


Úc

1974 Bỉ

1985

Đan Mạch

1989

Đức

1975 Hy Lạp

1986

Luxembourg

1990

Pháp

1976 Hà Lan

1986

C.hoà Czech

1991


Philippenes

1977 Tây Ba Nha

1986

New Zealand

1991

Đài Loan

1979 Bồ Đào Nha

1987

Việt Nam

1993

Trung Quốc

1979 Thuỵ Điển

1987

1988

Nhìn chung sự ra đời và phát triển của ĐTM có thể tóm lược theo từng giai

đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn, công tác ĐTM có tính đặc thù riêng và từng
bước được hồn thiện.
- Giai đoạn trước năm 1970: Các báo cáo ĐTM cịn nhiều hạn chế trong
phân tích khía cạnh kinh tế và thiếu những trang thiết bị kỹ thuật hay công nghệ
kỹ thuật. Nghiên cứu thường tập trung trên những diện hẹp. Báo cáo ĐTM
khơng được trình nộp lên cơ quan cấp trên hay thông báo rộng rãi cho công
chúng.
SVTH: Nguyễn Thị Thùy

12

MSSV: 1053073113


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
- Giai đoạn 1970: Có nhiều tiến bộ trong phân tích kinh tế, phân tích chi
phí, lợi tức; nhấn mạnh một cách hệ thống những sự tăng lên và mất đi, và cả sự
phân bố trong dự án; củng cố thông qua hoạch định, chương trình và kinh phí dự
trù; những hậu quả môi trường và xã hội không được chỉ ra.
- Giai đoạn 1970-1975: Báo cáo ĐTM thường tập trung việc mô tả và dự
đoán sự thay đổi về sinh thái, hướng sử dụng đất; nhiều cơ hội nghiêm túc cho
việc thiết lập những trường hợp trước cơng chúng và trình bày tóm tắt lại báo
cáo ĐTM. Nhấn mạnh những nhu cầu và cung cách thiết kế của dự án và những
phương pháp đo đạc, những hạn chế của dự án.
- Giai đoạn 1975 – 1980: Báo cáo ĐTM tập trung nhiều khía cạnh, bao
gồm ĐTM về xã hội của những thay đổi trong cấu trúc hạ tầng của cộng đồng,
những dịch vụ và lối sống; việc trình bày trước cơng chúng trở nên cần thiết cho
việc hoạch định dự án: gia tăng việc nhấn mạnh về việc điều chỉnh dự án trong
q trình xem xét dự án; phân tích những rủi ro của những trang thiết bị nguy
hiểm và những thiết bị chưa rõ kỹ thuật sử dụng.

- Giai đoạn 1980 – 1992: Báo cáo ĐTM thường đưa ra những thiết lập tốt
hơn nhằm liên kết giữa đánh giá tác động và hoạch định chính sách, ứng dụng
trong giai đoạn quản lý; nghiên cứu tập trung vào việc theo dõi hay giám sát
những ảnh hưởng trong quá trình đánh giá dự án và sau đó.
- Giai đoạn sau 1992: Vai trị của ĐTM trong thực hiện những mục tiêu của
phát triển bền vững. Cung cấp ĐTM tới chính sách và kế hoạch sử dụng đất.
Chiến lược đánh giá môi trường, vai trị trong việc hỗ trợ giữa chiến lược mơi
trường và chính sách.
1.2.2. ĐTM ở Việt Nam
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước vấn đề đánh giá tác động môi
trường ở Việt Nam sớm triển khai. Ngay từ những năm 1980 nhiều nhà khoa
học bắt đầu tiếp cận với công tác ĐTM thơng qua các hội thảo và các khố đào
tạo do các tổ chức Quốc tế thực hiện (UNEP, UNU). Chương trình nghiên cứu
khoa học cấp nhà nước về tài nguyên thiên nhiên và môi trường do Uỷ ban Khoa
học và Kỹ thuật Nhà nước triển khai và đặt nền móng quan trọng cho việc
nghiên cứu, thực hiện ĐTM tại Việt Nam. Tháng 4/1984, Trung tâm Nghiên cứu
SVTH: Nguyễn Thị Thùy

13

MSSV: 1053073113


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Tài nguyên và Môi trường của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội kết hợp với
Chương trình nghiên cứu quốc gia về Mơi trường, đã tổ chức khoá huấn luyện
về ĐTM cho các giảng viên từ các trường Đại học và Viện nghiên cứu TW đầu
tiên tại Việt Nam. Sau đó, ĐTM đã được xác định cụ thể trong các văn bản quan
trọng của Nhà nước về đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, cụ thể là: Nghị quyết số 246 – HĐBT

ngày 20.9.1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Tiếp đó là một loạt
các thơng tư hướng dẫn các công việc cần làm ngay để bảo vệ mơi trường. Từ
1987, chương trình đào tạo sau Đại học về quản lý môi trường và ĐTM được
Trung tâm Tài nguyên Môi trường thuộc Đại học Tổng Hợp Hà Nội thường
xuyên tổ chức (8). Tuy nhiên, cũng vào thời điểm đó thì mức độ và quy mơ cịn
chưa đồng bộ và rộng khắp ở các nghành và các địa phương.
- Trong giai đoạn 1987 – 1990, Nhà nước đã đầu tư vào chương trình điều
tra cơ bản và được xem như công tác kiểm tra hiện trạng môi trường. Đó là các
chương trình điều tra vùng Tây Ngun, vùng ĐBSCL, Quảng Ninh…
- Sau 1990, mặc dù Luật Môi trường Việt Nam chưa thiết lập thì Nhà nước
đã yêu cầu một số dự án phải có báo cáo ĐTM như: Cơng trình xây dựng Nhà
máy Giấy Bãi Bằng, cơng trình Thuỷ lợi Thạch Nham, cơng trình Thuỷ điện Trị
An, Nhà máy lọc dầu Thành Tuy Hạ. Một số tổ chức quản lý Nhà nước như Cục
Môi trường, Sở Khoa học Công Nghệ và Môi trường, các trung tâm, Viện Môi
trường cũng đã được tập huấn công tác tư vấn cho lập báo cáo ĐTM và tổ chức
thẩm định các báo cáo ĐTM.
- Năm 1993, Luật Bảo vệ Môi trường ở Việt Nam được Quốc hội thông qua
ngày 27/12/1993. Luật gồm 07 chương và 55 điều, nhiều thuật ngữ chung về
môi trường đã được định nghĩa, những quy định chung về bảo vệ môi trường
trên lãnh thổ Việt Nam đã được đưa ra. Đặc biệt, Điều 11, 17 và 18 trong luật
này có định nghĩa ĐTM và những quy định các dạng dự án đang hoạt động và sẽ
triển khai trên lãnh thổ Việt Nam nhất thiết phải lập báo cáo ĐTM; điều 37 và
38 quy định các cơ quan chức năng có trách nhiệm thẩm định báo cáo ĐTM.
Ngồi ra, Chính phủ đã ra Nghị định về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi
trường vào 10/1994.
- Sau khi Luật Bảo vệ Mơi trường được thơng qua và có hiệu lực, cơng tác
ĐTM đã được triển khai nhanh chóng. Từ năm 1993 – 1995 đã có 423 báo cáo
SVTH: Nguyễn Thị Thùy

14


MSSV: 1053073113


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MƠI TRƯỜNG
ĐTM trình nộp lên Bộ KHCN&MT. Ngoài ra, một số lớn báo cáo ĐTM được
nộp cho Sở KHCN&MT ở các tỉnh. Kể từ khi có Luật Bảo vệ mơi trường, cơng
tác ĐTM ở Việt Nam mới được triển khai có hệ thống, bài bản và đồng bộ từ
các Bộ, nghành, Trung ương đến các địa phương.
- Từ 1994 đến 1998, Bộ KHCN&MT ban hành nhiều văn bản hướng dẫn
công tác ĐTM và tiêu chuẩn môi trường. Ngày 25/3/1995, Bộ trưởng Bộ
KHCN&MT đã ra Quyết định số 229/QĐ/TDC chính thức cơng bố 10 tiêu
chuẩn mơi trường nước và khơng khí quốc gia. Hiện nay, đã có 09 dự thảo
hướng dẫn ĐTM của chuyên nghành: là Thuỷ điện; Nhiệt điệt; Quy hoạch đô
thị; Quy hoạch khu cơng nghiệp; Xây dựng cơng trình giao thơng; Nhà máy xi
măng; Sản xuất rượu, bia; Xí nghiệp dệt, nhuộm.
Đến năm 2005, Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam đã sửa đổi và được
Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Trong đó có nhiều quy định bổ
sung về ĐTM tại chương 3 và kèm theo Nghị định 80 quy định chi tiết hơn về
ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường (tại mục 2). Thông tư này có kèm theo các
phụ lục về biểu mẫu liên quan đến lập báo cáo, xin thẩm định và phê duyệt báo
cáo ĐMC, ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường. Năm 2008, nghị định
21/2008/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006. Thông
tư số 05/2008/TT-BTNMT hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
Kể từ đây, công tác ĐTM ở Việt Nam đã được chú trọng và có những thành
quả nhất định, phát huy được vai trị quan trọng cho cơng tác bảo vệ môi trường
của đất nước. Nhiều báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án lớn đã
được thực hiện. Hiện tại, công tác ĐTM ở nước ta đã được triển khai có hệ
thống và đồng bộ ở các Bộ, nghành và địa phương trong cả nước.


SVTH: Nguyễn Thị Thùy

15

MSSV: 1053073113


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ ÁN VÀ KHU VỰC XÂY DỰNG
DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH – CỬA LỊ
2.1. Mơ tả tóm tắt dự án
2.1.1. Tên dự án
Dự án đầu tư xây dựng Khách sạn Mường Thanh Cửa Lò tại phường Nghi
Thu, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An
2.1.2. Chủ dự án
- Tên chủ dự án: Chi nhánh Khách sạn Mường Thanh Cửa Lò - Doanh
nghiệp tư nhân Xây dựng số 1.
- Địa chỉ: số 232, đường Bình Minh, khối Hiếu Hạp, phường Nghi Thu, thị
xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.
2.1.3. Vị trí địa lí của dự án
Khu đất dự án thuộc phường Nghi Thu, thị xã Cửa Lò, vị trí tiếp giáp cụ
thể như sau:
- Phía Bắc giáp
: Đồn điều dưỡng chính sách Quân khu 4;
- Phía Nam giáp
: Khách sạn Hoa Biển;
- Phía Đơng giáp : Đường Bình Minh;
- Phía Tây giáp
: Đường quy hoạch 15m.

Tổng diện tích khu đất là 4.585,8m2.
2.1.4. Mục tiêu của dự án
- Xây dựng một tổ hợp khách sạn cao cấp mới có cơ cấu hiện đại, đồng bộ
về hệ thống hạ tầng kỹ thuật với những tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật phù hợp, đáp
ứng được yêu cầu về quy hoạch phát triển khu đô thị trước mắt và lâu dài.
- Tạo ra được cơng trình thương mại cho khu vực Cửa Lò, phục vụ tốt cho
du lịch tỉnh Nghệ An, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp cũng như tăng giá trị
du lịch thương mại trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
- Góp phần cải tạo mỹ quan đơ thị và môi trường sống tại khu vực ngày
càng văn minh và hiện đại.
- Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 Điện Biên sẽ từng bước đầu tư hệ
thống khách sạn trên cả nước và trên thế giới, phát triển du lịch và xây dựng
thương hiệu của mình mang tầm cỡ Quốc tế.
2.1.5. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án
SVTH: Nguyễn Thị Thùy

16

MSSV: 1053073113


BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MƠI TRƯỜNG
 Quy mơ các hạng mục:
Với tổng diện tích khu đất là 4.585,8m2, khối lượng và quy mô các hạng
mục như sau:
- Diện tích xây dựng cơng trình: 3.140,65m2;
- Diện tích cây xanh và sân đường nội bộ: 1.445,15m2;
- Mật độ xây dựng 68,48%.
 Quy hoạch xây dựng:
Các hạng mục cơng trình chính được thể hiện trong mặt bằng quy hoạch,

xem ở phụ lục:
(1) Khối khách sạn cao 25 tầng và 01 tầng hầm, diện tích xây dựng
3.140,65m2, trong đó:
- Tầng hầm để xe, diện tích 3.140,65m2;
- Từ tầng 1 đến tầng 5: Khối dịch vụ thương mại khách sạn, diện tích mỗi
sàn 3.140,65m2.
- Từ tầng 6 đến tầng 25: Khối dịch vụ phịng nghỉ, diện tích mỗi sàn
1.319,0m2.
(2) Lối ra, vào khách sạn.
(3) Lối lên xuống khu để xe.
(4) Sân trước khách sạn.
(5) Lối nhập hàng.
 Quy mô khách nghỉ và công nhân:
- Tổng số phịng nghỉ: 20 tầng × 19 phịng/tầng = 380 phòng.
- Khách nghỉ: Lượng khách nghỉ tại khách sạn từ tầng 6÷25 (20 tầng), mỗi
tầng có 19 phịng, mỗi phòng 2 người, tổng lượng khách nghỉ tại khách sạn 20 ×
19 × 2 = 760 người.
- Cán bộ công nhân làm việc trong khách sạn: 200 người.
2.1.6. Mô tả biện pháp, khối lượng thi công xây dựng và vận hành các
cơng trình của dự án
2.1.6.1. Thiết kế tổng mặt bằng
- Bố trí cơng trình 25 tầng tại vị trí Trung tâm của lơ đất, mặt chính cơng
trình quay ra hướng Đơng (đường Bình Minh). Trục chính phía trước nhà cách
SVTH: Nguyễn Thị Thùy

17

MSSV: 1053073113



BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
chỉ giới đường đỏ đường phía Đơng từ 15,9m đến 19,75m; trục phía Tây cách
chỉ giới đường đỏ từ 5,56m đến 9,4m. Hai bên cạnh cách chỉ giới khoảng 2m.
- Nhà trạm bơm, máy phát điện dự phịng bố trí ở trong tầng hầm.
- Trạm biến áp của tịa nhà bố trí ở phía ngồi phía Tây Bắc khu đất cạnh
đường quy hoạch 15m.
 Giải pháp mặt bằng
- Mặt bằng tầng hầm:
+ Tầng hầm có chiều cao 3,0m; thấp hơn cốt sân 2,85m.
+ Mặt bằng tầng hầm có diện tích 3.140m2, là chỗ để xe cho khách và nhân
viên khách sạn, ngoài ra cịn bố trí hệ thống kỹ thuật, cầu thang.
+ Cửa ra vào tầng hầm bố trí hai cửa đảm bảo thốt hiểm khi có sự cố.
- Mặt bằng tầng 1:
+ Tầng 1 cao hơn so với cốt sân hoàn thiện là 15cm và cao hơn cốt vỉa hè
45cm.
+ Mặt bằng tầng 1 có diện tích 3.140m2, bố trí sảnh của khách sạn, bếp nấu,
phịng ăn, cà phê, ngồi ra cịn bố trí hệ thống kỹ thuật, cầu thang khu vệ sinh.
+ Cửa ra vào tầng 1 bố trí 02 cửa đảm bảo thốt hiểm khi có sự cố, 01 cửa
phía trước và 01 cửa phía sau.
- Mặt bằng tầng lửng:
Tầng lửng của khách sạn bố trí phịng ăn nhân viên, phòng thay đồ nhân
viên, bếp ăn nhân viên và các chức năng khác.
- Mặt bằng tầng 2:
+ Tầng 2 bố trí các phịng ăn lớn, phịng ăn nhỏ, phịng ăn VIP, không gian
chờ và khoảng thông tầng đại sảnh.
+ Mỗi tầng bố trí 02 cầu thang bộ đảm bảo thốt hiểm khi có sự cố và 06
thang máy tải trọng mỗi thang 1.350kg đảm bảo giao thơng theo phương đứng.
Ngồi ra cịn bố trí thang máy cho nhân viên phục vụ.
- Mặt bằng tầng 3:
+ Bố trí phịng họp lớn, các phòng họp nhỏ, sảnh giải lao và một số phòng

làm việc khách sạn.
+ Các lõi thang phục vụ sẽ xuyên suốt các tầng của tòa nhà.
- Mặt bằng tầng 4:
Bố trí khu vực massa, khu kho, kho thơng tầng hội trường.
SVTH: Nguyễn Thị Thùy

18

MSSV: 1053073113


×