Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Thực trạng quản lý và khai thác tài nguyên rừng ở huyện đam rông, tỉnh lâm đồng và đề xuất những giải pháp để quản lý rừng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 83 trang )

634.9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA ĐỊA LÝ - QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
===  ===

TRẦN THỊ TRÀ

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN
RỪNG Ở HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
VÀ ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM
QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

VINH - 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA ĐỊA LÝ - QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
===  ===

TRẦN THỊ TRÀ

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN
RỪNG Ở HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
VÀ ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM
QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường



Lớp:

52K5 - QLTN&MT

MSSV:

1153071157

Người hướng dẫn: Nguyễn Thị Việt Hà
Hàm vị, học vị:

Thạc sĩ

Đơn vị công tác:

Khoa Địa lý - QLTN

VINH - 2015


LỜI CẢM ƠN!
Để hồn thành xong đề tài của khóa luận tốt nghiệp này tốt, em xin tỏ
lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến cô giáo Thạc sỹ Nguyễn Thị Việt Hà,
đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu này.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Địa lý - QLTN,
trường Đại học Vinh đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học
tập tại đây. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong q trình học khơng chỉ là
nền tảng cho q trình nghiên cứu đề tài mà cịn là hành trang quý báu để em
bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.

Em chân thành cảm ơn các cơ, chú, anh chị cơng tác ở phịng TN &MT,
hạt kiểm lâm và ban quản lý rừng huyện Đam Rông đã cung cấp các số liệu
cần thiết để hoàn thành đề tài này.
Cuối cùng em kính chúc q thầy, cơ dồi dào sức khỏe và thành
công trong sự nghiệp cao q. Đồng kính chúc các cơ, chú, anh, chị trong
phịng TN&MT, hạt kiểm lâm và ban quản lý rừnghuyện Đam Rông luôn dồi
dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công trong công việc.
Sinh viên:
Trần Thị Trà
Lớp 52K5 - QLTN&MT


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN!
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2


3. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu

2

4. Nội dung nghiên cứu

2

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

3

6. Cấu trúc đề tài

5

PHẦN NỘI DUNG

7

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
QUẢN LÍ VÀ KHAI THÁC RỪNG BỀN VỮNG
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý và khai thác tài nguyên rừng
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến tài nguyên

7
7
7


1.1.1.1. Tài nguyên thiên nhiên

7

1.1.1.2. Tài nguyên rừng

9

1.1.1.3. Quản lý rừng bền vững

14

1.1.2. Cơ sở lý luận

15

1.1.2.1. Các hình thức quản lý và khai thác rừng

16

1.1.2.2. Các nguyên tắc quản lý rừng bền vững

16

1.2. Cơ sở thực tiễn

17

1.2.1. Cơ sở pháp lý


17

1.2.2. Thực trạng khai thác và quản lý tài nguyên rừng trên thế giới

20

1.2.3. Thực trạng khai thác và quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam

21

1.2.3.1. Khai thác

21

1.2.3.2. Quản lý

22

1.2.4. Hiện trạng khai thác và quản lý tài nguyên rừng ở tỉnh Lâm Đồng

23

1.2.4.1. Khai thác

23

1.2.4.2. Quản lý

23



CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ TÀI
NGUYÊN RỪNG Ở HUYỆN ĐAM RÔNG, LÂM ĐỒNG
2.1. Tổng quan về địa bàn huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng

24
24
24

2.1.1.1. Vị trí địa lý

24

2.1.1.2. Địa hình - Địa chất

25

2.1.1.3. Khí hậu

26

2.1.1.4. Nguồn nước

28

2.1.1.5. Đất đai

29


2.1.1.6. Sinh vật

33

2.1.1.7. Khoáng sản

33

2.1.1.8. Tài nguyên du lịch

34

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Đam Rông - Lâm Đồng

34

2.1.2.1. Đặc điểm về dân cư - lao động của huyện Đam Rông Lâm Đồng

34

2.1.2.2. Đặc điểm về kinh tế của huyện Đam Rông - Lâm Đồng

37

2.1.3. Nhận xét chung về những thuận lợi và khó khăn về điều
kiện tư nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Đam Rông Lâm Đồng

40

2.1.3.1. Thuận lợi


40

2.1.3.2. Khó khăn

41

2.2. Thực trạng quản lý và khai thác tài nguyên rừng ở huyện Đam
Rông, Lâm Đồng

42

2.2.1. Thực trạng quản lý và phát triển vốn rừng ở huyện Đam
Rông, tỉnh Lâm Đồng

42

2.2.1.1. Thực trạng quản lý rừng ở huyện Đam Rông, tỉnh
Lâm Đồng

42

2.2.1.2. Phát triển vốn rừng ở huyện Đam Rông - tỉnh Lâm Đồng

46

2.2.2. Thực trạng khai thác rừng ở huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng

46


2.2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý và khai thác rừng ở
huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
2.2.3.1. Thành tựu

50
50


2.2.3.2. Hạn chế

50

2.3. Nguyên nhân quản lý và khai thác rừng chưa hợp lý ở huyện
Đam Rông

53

2.3.1. Nguyên nhân trực tiếp

53

2.3.2. Nguyên nhân gián tiếp

54

2.4. Hậu quả của việc quản lý khai thác tài nguyên rừng chưa hợp
lý ở huyện Đam Rông - Lâm Đồng

54


2.4.1. Đối với môi trường

54

2.4.2. Đối với con người

56

2.5. Một số mơ hình quản lý rừng bền vững.

56

2.5.1. Tìm hiểu về chương trình REDD+

56

2.5.1.1. Khái quát về chương trình REDD+

56

2.5.1.2. REDD+ ở Lâm Đồng

58

2.5.2. Tìm hiểu về dự án FLITCH áp dụng ở Lâm Đồng

59

2.5.2.1. Tìm hiểu về dự án FLITCH


59

2.5.2.2. Áp dụng dự án FLITCH ở tỉnh Lâm Đồng

63

2.5.3. Đánh giá chung về 2 mô hình quản lý rừng bền vững

67

2.5.3.1. Thành tựu

67

2.5.3.2. Hạn chế

68

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM QUẢN LÝ
RỪNG BỀN VỮNG HƠN Ở HUYỆN ĐAM RÔNG,TỈNH LÂM ĐỒNG
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
3.1.1. Cơ sở pháp lý

69
69
69

3.2. Một số giải pháp nhằm quản lý và khai thác rừng bền vững
hơn ở huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng


70

3.2.1. Về pháp lý

70

3.2.2. Giải pháp về kỹ thuật và công nghệ khai thác

71

3.2.3. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục

72

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

73

TÀI LIỆU THAM KHẢO

75


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Từ đầy đủ (giải thích)


1

ABC

Ngân hàng phát triển Châu Á

2

B

Bắc

3

CSHT

Cơ sở hạ tầng

4

DTTS

Dân tộc thiểu số

5

DTTN

Diện tích tự nhiên


6

Đ

Đơng

7

GDP

Tổng thu nhập bình qn trên người

8

CSHT

Cơ sở hạ tầng

9

QL

Quốc lộ

10

QH

Quy hoạch


11

QLBV

Quản lý bảo vệ

12

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

13

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

14

TFF

Quỹ Ủy thác ngành Lâm nghiệp

15

UBNN

Ủy ban nhân dân


16

FLITCH

Forests for Livelihood Improvement in
The Central Highlands

1


DANH MỤC HÌNH, BẢNG
Hình:
Hình 2.1. Bản đồ ranh giới hành chính của huyện Đam Rơng, tỉnh Lâm Đồng..... 24
Hình 2.2. Biểu đồ nhiệt độ huyện Đam Rông năm 2014 ................................ 27
Hình 2.3. Biểu đồ lượng mưa huyện Đam Rơng năm 2014 ........................... 27
Hình 2.4. Sơ đồ về cơ cấu ngành kinh tế huyện Đam Rơng năm 2014 .......... 39
Hình 2.5. Biểu đồ khai thác gỗ qua các thời kỳ của huyện Đam Rông .......... 47
Bảng:
Bảng 2.1. Lượng mưa và nhiệt độ năm 2014 ở huyện Đam Rông ................. 26
Bảng 2.2. Phân loại các nhóm đất ở huyện Đam Rơng .................................. 30
Bảng 2.3. Hiện trạng dân số, lao động năm 2005 - 2014 huyện Đam Rông .. 35
Bảng 2.4. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế các ngành 2005 - 2014 .................. 38
Bảng 2.5. Quy hoạch đất Lâm nghiệp năm 2014 ............................................ 43
Bảng 2.6. Số liệu số hộ dân được giao khoán rừng qua các năm ................... 44
Bảng 2.7. Số liệu về quản lý và trồng rừng qua các năm của huyện Đam Rông .... 44
Bảng 2.8. Khai thác rừng các năm ở huyện Đam Rông.................................. 47
Bảng 2.9. Vốn đầu tư của dự án FLITCH ....................................................... 60
Bảng 2.10. Tổng mức đầu tư được phân bổ .................................................... 60
Bảng 2.11. Tổng mức đầu tư được phân bổ cho các tỉnh dự án và Ban quản
lý dự án Trung ương...................................................................... 62



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tài nguyên rừng có vai trị rất quan trọng đối với con người cũng như các
sinh vật sống , là “lá phổi xanh” của trái đất. Rừng là một hệ sinh thái mà
quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh
vật với môi trường. Rừng có vai trị rất quan trọng đối với cuộc sống của con
người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy,
điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý
hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mịn đất, đảm bảo cho sự sống,
bảo vệ sức khỏe của con người…
Huyện Đam Rông là một huyện nghèo của tỉnh Lâm Đồng, thu nhập bình
quân đầu người năm 2014 ước đạt 10,86 triệu đồng/năm, hộ nghèo còn
52,22%, cơ sở hạ tầng yếu kém, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nơng nghiệp; trình
độ lao động, trình độ dân trí chưa cao, tỷ lệ hộ nghèo khu vực đồng bào dân
tộc thiểu số khá cao, môi trường kinh doanh chậm cải thiện, năng lực cạnh
tranh kém, môi trường tự nhiên đang có dấu hiệu suy thối. Nơi đây có diện
tích rừng khá lớn cả rừng trồng đến rừng tự nhiên. Tổng diện tích đất có rừng
năm 2014 là 67.012 ha, chiếm 77,19% tổng diện tích tự nhiên.
Tuy nhiên rừng ở đây đang bị khai thác trái phép rất nhiều và khai thác rừng
bừa bãi không hợp lý. Hiện tượng phá rừng làm nương rẫy đang diễn ra triền
miên hầu như trên tồn địa bàn huyện làm cho diện tích rừng tự nhiên ngày càng
bị thu hẹp. Gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người và sinh vật.
Xuất pháp từ thực tế như vậy, là một sinh viên ngành quản lý tài nguyên
và và môi trường, khoa Địa lý - QLTN, trường Đại học Vinh. Được sự hướng
dẫn chu đáo và tận tình của cơ giáo thạc sỹ Nguyễn Thị Việt Hà, tôi đã quyết
định chọn đề tài “Thực trạng quản lý và khai thác tài nguyên rừng ở huyện
Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng và đề xuất những giải pháp để quản lý rừng bền
vững” làm đề tài nghiên cứu cho mình. Để nêu lên thực trạng quản lý, khai

thác rừng trên địa bàn huyện và đề xuất giải pháp nhằm quản lý bền vững loại
tài nguyên này.
1


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu của đề tài “Thực trạng quản lý tài nguyên rừng ở huyện Đam
Rông, tỉnh Lâm Đồng và đề xuất những giải pháp để quản lý rừng bền vững”
nhằm nâng cao hiệu lực quản lý theo hướng bền vững.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về khai thác rừng bền vững
- Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội của huyện Đam
Rơng, tỉnh Lâm Đồng
- Tìm hiểu và đánh giá sơ bộ về thực trạng khai thác, quản lý tài nguyên
rừng trên địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý rừng bền vững hơn ở huyện
Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.
3. Đối tuợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tuợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng tài nguyên rừng và các hoạt
động quản lý và khai thác tài nguyên rừng ở huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi ranh giới hành chính huyện Đam Rơng, tỉnh Lâm Đồng
(những nơi có hoạt động quản lý và khai thác rừng).
4. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội trên địa huyện Đam Rông, tỉnh
Lâm Đồng
- Nghiên cứu thực trạng quản lý và khai thác tài nguyên rừng trên địa bàn huyện.
- Tìm hiểm về chương trình REDD+ , dự án FLITCH áp dụng hiệu quả ở

tỉnh Lâm Đồng
- Đề xuất một số biện pháp nhằm quản lý tài nguyên rừng một các bền
vững hơn.

2


5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm tổng hợp
Áp dụng quan điểm tổng hợp trong nghiên cứu địi hỏi chúng ta có một
cách nhìn tổng quát. Trong một lãnh thổ nhất định, các yếu tố tự nhiên và kinh
tế xã hội, ln có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo nên một tổng thể thống
nhất. Sự phát triển của sản xuất, của một ngành kinh tế, một đơn vị kinh tế…
chịu tác động của nhiều yếu tố.
Vận dụng quan điểm này trong q trình thực hiện đề tài, tác giả ln
xem xét các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ln có mối quan hệ mật thiết với
nhau, ta phải xem xét mối quan hệ đa chiều với các yếu tố khác.
Trong đề tài này, quan điểm tổng hợp được thể hiện ở chỗ rừng là một
thành phần của môi trường sống nó chi phối đến các yếu tố về kinh tế, xã hội
và môi trường. Các yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau.
5.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào cũng tồn tại trên một lãnh thổ nhất
định và có sự phân hóa về mặt tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội, khác với
các lãnh thổ khác.
Vận dụng quan điểm này vào trong quá trình nghiên cứu đề tài này nhằm
đánh giá hiện trạng khai thác tài nguyên rừng của huyện Đam Rơng, tỉnh Lâm
Đồng, từ đó tìm ra hướng khai thác hợp lý và bền vững hơn.
5.1.3. Quan điểm phát triển bền vững
Quan điểm phát triển bền vững trong khai thác và sử dụng tài nguyên

rừng là sử dụng tài nguyên rừng phải gắn với các mục đích kinh tế, xã hội
và mơi trường và đó là vấn đề hiện đang được nhiều nước mà đặc biệt là
các nhà quản lý phải quan tâm. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác rừng,
mối quan hệ giữa người sử dụng và tài nguyên rừng cũng chịu sự chi phối
của các mục đích sử dụng tài nguyên.
Vận dụng quan điểm này nghiên cứu trong đề tài tác giả luôn chú
trọng xem xét các mục tiêu sử dụng rừng nhằm sử dụng tài nguyên rừng
3


hợp lý và bền vững hơn. Mục đích của đề tài hướng đến là sự khai thác rừng
một cách bền vững. Các biện pháp được đề xuất trong đề tài đều dựa trên
quan điểm phát triển bền vững, hay nói cách khác là các mục đích nghiên cứu
của đề tài là một trong những mục tiêu nhỏ của phát triển bền vững.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập thơng tin và dữ liệu
Thu thập các thơng tin có liên quan trên các tài liệu đã nghiên cứu trước, các
trang thông tin điện tử của huyện để làm số liệu thứ cấp cho các bước tiếp theo.
- Gặp cơ quan chức năng để thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh
tế - xă hội, và các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Gặp cán bộ ban ngành có liên quan đến quản lý rừng thu thập các thông
tin liên quan đến quản lý nhà nước về rừng trên cơ sở phân tích đánh giá tổng
hợp số liệu và rút ra kết luận cơ bản.
Các số liệu thu thập bao gồm các tài liệu, thông tin, dữ liệu có liên quan
đến các nội dung nghiên cứu như:
- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên của huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.
- Tài liệu về tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Đam Rông, tỉnh
Lâm Đồng.
- Báo cáo về QHSDĐ huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010 - 2020
- Các số liệu về thống kê đất đai, cơ sở hạ tầng, kết quả sản xuất nơng

nghiệp,… được thu thập tại phịng thống kê, phịng tài chính huyện Đam
Rơng, tỉnh Lâm Đồng.
- Các tài liệu về đường lối, chủ trương của tỉnh Lâm Đồngv đối với hoạt
động quản lý và phát triển rừng.
- Các số liệu khai thác tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Đam Rông,
tỉnh Lâm Đồng.
Các loại số liệu này được thu thập có chọn lọc từ những nguồn đáng tin
cậy nhất như hạt Kiểm Lâm, Phòng TN&MT, ban quản lý rừng, phòng Thống
kê, phòng Kinh tế huyện Đam Rơng. Có thể nói đây là một bước cơ bản có vai
trị quan trọng trong việc xây dựng một hệ thống cơ sở khoa học cho đề tài.
4


5.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu có sẵn
Dựa vào các tài liệu, số liệu thống kê, các tài liệu nghiên cứu, các dự án
có liên quan đến việc khai thác và quản lý rừng, để tổng hợp, phân tích lựa
chọn ra các thơng số chi tiết để từ đó đưa ra các số liệu có tính chính xác nhất
cung cấp cho việc giải quyết các vấn đề mình nghiên cứu.
- Sau khi điều tra nội nghiệp, ngoại nghiệp thì tiến hành tổng hợp số liệu,
xử lý số liệu như: So sánh, tổng hợp thành bảng và phân tích các số liệu cụ thể
từng mảnh sao cho phù hợp với nội dung của đề tài. Làm rõ các nội dung, các
số liệu thu thập được, xử lý, đánh giá qua hệ thống thông tin đã thu thập.
- Trên cơ sở số liệu đã thu thập được, ta tiến hành tổng hợp, phân tích để
chọn lọc ra những số liệu mà ta cần. Từ đó đưa ra những kết luận và giải pháp
nhằm khai thác rừng bền vừng.
5.2.3. Điều tra khảo sát thực tế
Nghiên cứu thực địa là loại hình nghiên cứu khác so với nghiên cứu trong
phịng thí nghiệm và nghiên cứu sách vở. Khi thực hiện đề tài này tác giả đã
tiến hành khảo sát thực địa ở huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Các kết quả
đạt được như: kiểm tra tình trạng khai thác tài nguyên rừng trên địa bàn, nhìn

nhận tổng quan về các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện nhằm tìm
hiểu, cập nhật, bổ sung hiện trạng khai thác rừng trên địa bàn huyện. Khi điều
tra khảo sát thì các giải pháp được đề xuất sẽ mang tính thực tế hơn.
5.2.4. Phương pháp so sánh
- Với các thông tin đã thu thập được so sánh, đánh giá, nhận xét để thấy
được sự thay đổi của tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
- Từ những thông tin thu thập được ta tiến hành so sánh để đưa ra so quá trình
khai thác rừng qua các năm, tăng hay giảm. Từ đó đưa ra những giải pháp, cũng
như hướng khai thác tài nguyên rừng sao cho hợp lý và bền vững hơn.
6. Cấu trúc đề tài
Ngồi phần mở đầu và phần kết luận thì nội dung của đề tài bao gồm 3
chương chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về vẫn đề quản lý và khai
thác tài nguyên rừng
5


Chương 2: Thực trạng quản lý và khai thác tài nguyên rừng tại huyện
Đam Rông, Lâm Đồng giai đọan 2005-2014
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý tài nguyên rừng bền
vững hơn tại huyện Đam Rông, Lâm Đồng

6


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC QUẢN LÍ
VÀ KHAI THÁC RỪNG BỀN VỮNG
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý và khai thác tài nguyên rừng

1.1.1. Các khái niệm liên quan đến tài nguyên
1.1.1.1. Tài nguyên thiên nhiên
a. Khái niệm
Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của
cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người.
Tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người. Xã hội loài người càng
phát triển, nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên ngày càng tăng nên số
lượng mỗi loại tài nguyên được con người khác thác ngày càng tăng.
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình
thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến và sử
dụng.
b. Đặc điểm và vai trị
- Đặc điểm
Tài ngun thiên nhiên có cả tính tự nhiên và tính kinh tế:
Tính tự nhiên của tài nguyên thiên nhiên là do tài nguyên thiên nhiên là
một hợp phần tự nhiên của tự nhiên, nó tuân theo các quy luật, tính chất của tự
nhiên đó là các quy luật địa đới và phi địa đới thể hiện theo không gian lãnh
thổ , quy luật nhịp điệu thể hiện theo thời gian (như nhịp điệu mùa, nhịp điệu
ngày đêm, nhịp điệu siêu thế kỷ,… ), quy luật tuần hoàn vật chất và năng
lượng và tính thống nhất và hồn chỉnh của tự nhiên.
Tính kinh tế của tài nguyên thiên nhiên có thể hiểu đơn giản là giá trị
kinh tế mà tài nguyên thiên nhiên mang lại cho con người. Quốc gia, lãnh thổ
quố gia, lãnh thổ nào có nhiều tài ngun thiên nhiên thì quốc gia, lãnh thổ đó
có tiềm năng, động lực để phát triển đất nước nhanh hơn.
7


- Vai trò
Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, các nước
đang phát triền thường quan tâm đến việc xuất khẩu sản phẩm thơ, đó là

những sản phẩm được khai thác trực tiếp từ nguồn tài nguyên thiên nhiên của
đất nước, chưa qua chế biến hoặc ở dạng sơ chế. Nguồn tài nguyên thiên
nhiên cũng là cơ sở để phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp, công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp sản
xuất vật liệu xây dựng,…
Nguồn tài nguyên thiên nhiên thường là cơ sở để phát triển một số ngành
công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và cung cấp nguyên liệu cho
nhiều ngành kinh tế khác, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước. Sự
giàu có về tài nguyên, đặc biệt về năng lượng giúp cho một quốc gia ít bị lệ
thuộc hơn vào các quốc gia khác và có thể tăng trưởng một cách ổn định, độc
lập khi thị trường tài nguyên thế giới bị rời vào trạng thái bất ổn.
Tài nguyên thiên nhiên tạo ra các thị trường (thị trường vàng, thì trường
bất động sản,…) góp phân thúc đẩy GDP của quốc gia. Hiện nay thị trường
bất động sản chiếm 10% GDP của nước ta.
Một số tài nguyên thiên nhiên đặc biệt như vàng, kim cương, đá quý,..
được giao dịch, trao đổi như tiền tệ. Nam Phi là nước có trữ lượng vàng lớn,
có thể khai thác ở Nam Phi được hơn 1000 tấn vàng trên một năm. Điều đó
đồng nghĩa với việc Nam Phi rút ngắn q trình tích lũy tài chính để phát triển
đất nước.
Đối với hầu hết nước, việc tích lũy vốn địi hỏi một q trình lâu dài, gian
khổ liên quan chặt chẽ với tiêu dùng trong nước và thu hút vốn đầu tư từ nước
ngoài. Tuy nhiên, có nhiều quốc gia, nhờ những ưu đãi của tự nhiên có nguồn
tài nguyên lớn, đa dạng nên có thể rút nhắn q trình tích lũy vốn bằng cách
khai thác các sản phẩm thô để bán hoặc để đa dạng hóa nền kinh tế tạo nguồn
tích lũy vốn ban đầu cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa đất nước.
Tài ngun thiên nhiên là một trong những yếu tố nguồn lực đầu vào của
q trình sản xuất. Xét trên phạm vi tồn thể giới, nếu khơng có tài ngun
8



thiên nhiên thì sẽ khơng có sản xuất và cũng khơng có sự tồn tại của con
người. Tuy nhiên, đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, tài nguyên thiên
nhiên chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Trên thực tế, nếu cơng nghệ là cố
định thì lưu lượng của tài nguyên thiên nhiên sẽ là mức hạn chế tuyệt đối về
sản xuất vật chất trong ngành công nghiệp sử dụng khống quặng làm ngun
liệu đầu vào như nhơm, thép,… tài nguyên thiên nhiên chỉ trở thành sức mạnh
kinh tế khi con người biết khai thác và sử dụng một cách hiệu quả - hay ta có
thể nói tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào các quy luật của xã hội. Thực tế
đã cho thấy nhiều quốc gia mặc dù có trữ lượng tài nguyên phong phú, đa
dạng, điều kiện thuận lợi, song vẫn là nước nghèo và kém phát triển. Ví dụ
như Cơ-t, Arập-Sêút, Vê nê z la, Chi lê. Ngược lại nhiều quốc gia có ít tài
ngun khống sản nhưng lại trở thành những nước cơng nghiệp phát triển
như Nhật Bản, Anh, Pháp, Italia…[11]
1.1.1.2. Tài nguyên rừng
a. Khái niệm
Tài nguyên rừng là một hợp phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại
tài nguyên tái tạo được, nhưng nếu sử dụng khơng hợp lý, tài ngun rừng có
thể bị suy thối khơng thể tái tạo lại. Tài ngun rừng có vai trị rất quan trọng
đối với khí quyển, đất đai, mùa màng, cung cấp các nguồn gen động thực vật
quý hiếm cùng nhiều lợi ích khác. Rừng giúp điều hịa nhiệt độ, nguồn nước
và khơng khí. Con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên này để khai
thác, sử dụng hoặc chế biến ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống.
Ở những vùng khí hậu khác nhau thì tài nguyên rừng cũng khác nhau.
Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đưa ra định nghĩa: “Rừng là một
hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng,
đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực
vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 m trở
lên. Rừng bao gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất
rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng”. Tuy nhiên định nghĩa này khó sử dụng vì
nó khơng đưa ra các tiêu chí rõ ràng về rừng, chiều cao của cây rừng ở mức

tối thiểu là 2 - 5m. Hơn nữa, với việc xác định diện tích đất có độ che phủ
9


rừng từ 10% trở lên được coi là rừng thì các diện tích đất trống đồi núi trọc
cây trồng phân tán hoặc khơng có rừng có thể được gọi là rừng. Với cách phân
loại như vậy thì sẽ rất khó quản lý và bảo vệ rừng.
Tiêu chuẩn quốc tế không yêu cầu các quốc gia phải sử dụng các tiêu chí
xác định rừng ở mức thấp nhất về độ che phủ rừng 10% và chiều cao cây rừng
từ 2 m trở lên mà mỗi nước có thể áp dụng các tiêu chí phù hợp nhất với quốc
gia đó. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, khi tham gia các dự án về ARCDM (Trồng rừng/Tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch) thì rừng ở Việt
Nam là: rừng có diện tích tối thiểu là 0,5 ha, cây rừng khi thành thục có Hmin
≥ 3m và có độ che phủ rừng tối thiểu là 30%.
Tài nguyên rừng hiểu theo nghĩa rộng, tài nguyên rừng là bộ phận của tài
nguyên thiên nhiên hữu hạn có khả năng tự phục hồi, bao gồm có rừng và đất rừng.
Rừng là quần thể sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật…) và các yếu tố
của môi trường sinh thái (đất, nước, thời tiết, khí hậu, thủy văn…) trong đó thực
vật rừng đóng vai trị chủ đạo và mang tính đặc trưng khác biệt với các loại thực
vật khác về chu kỳ sống, về khả năng cung cấp và bảo vệ môi trường sống.
Đất rừng trong tài nguyên rừng được chia làm hai loại: đất chưa có rừng
và đất có cây rừng. Đất chưa có rừng cần phải được quy hoạch để gây trồng
rừng. Đất có rừng bao gồm đất rừng trồng và đất có rừng tự nhiên. Mặt khác,
tài nguyên rừng là một loại tài sản đặc biệt của quốc gia nên để hiểu tài
nguyên rừng cần phải hiểu qua các góc độ khác nhau:
Dưới góc độ sinh vật học: tài nguyên rừng là khái niệm để chỉ hệ sinh
thái thống nhất, hoàn chỉnh giữa sinh vật và ngoại cảnh. Theo A. Tenslay
(1935) rừng là 9 hệ sinh thái (hệ sinh thái rừng) bao gồm hai thành phần:
Thành phần sống (động vật, thực vật, vi sinh vật); thành phần khơng sống
(hồn cảnh sống: ánh sáng, nhiệt độ, nước…). Hai bộ phận này có mối quan
hệ chặt chẽ và nhân quả với nhau.

Dưới góc độ kinh tế: tài nguyên rừng là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu
của ngành lâm nghiệp. Với tư cách là đối tượng lao động, tài nguyên rừng là
đối tượng tác động của con người thông qua việc trồng, khai thác lâm sản
cung cấp cho nhu cầu xã hội. Với tư cách là tư liệu lao động, khi tài nguyên
10


rừng phát huy các chức năng phòng hộ như giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng
chảy, chống cát bay, bảo vệ đồng ruộng, bảo vệ khu công nghệ, bảo vệ đơ thị…
Dưới góc độ pháp lý: tài ngun rừng là tài sản quốc gia do Nhà nước
thống nhất quản lý và sử dụng.
“Quản lý tài nguyên rừng là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm
soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn
lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu phát triển rừng bền vững”.
Ngoài ra cịn có một định nghĩa khác: “Quản lý tài ngun rừng là đạt
được mục tiêu cao nhất bằng việc sử dụng và khai thác rừng bền vững nhất
trong môi trường ln ln biến động”.[11]
b. Vai trị của tài ngun rừng
Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong
mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với mơi trường. Rừng có vai trị rất quan
trọng đối với cuộc sống của con người cũng như mơi trường: cung cấp nguồn
gỗ, củi, điều hịa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và
tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói
mịn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người…
Vì vậy tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh
môi trường quan trọng (diện tích đất có rừng đảm bảo an tồn mơi trường của
một quốc gia tối ưu là 45% tổng diện tích).
Sự quan hệ của rừng và cuộc sống đã trở thành một mối quan hệ hữu cơ.
Khơng có một dân tộc, một quốc gia nào không biết rõ vai trò quan trọng của
rừng trong cuộc sống. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều nơi con người đã không bảo

vệ được rừng, còn chặt phá bừa bãi làm cho tài nguyên rừng khó được phục
hồi và ngày càng bị cạn kiệt, nhiều nơi rừng khơng cịn có thể tái sinh, đất trở
thành đồi trọc, sa mạc, nước mưa tạo thành những dịng lũ rửa trơi chất dinh
dưỡng, gây lũ lụt, sạt lở cho vùng đồng bằng gây thiệt hại nhiều về tài sản,
tính mạng người dân. Vai trị của rừng trong việc bảo vệ môi trường đang trở
thành vấn đề thời sự và lơi quấn sự quan tâm của tồn thế giới

11


Rừng giữ khơng khí trong lành: do chức năng quang hợp của cây xanh,
rừng là một nhà máy sinh học tự nhiên thường xuyên thu nhận CO2 và cung
cấp O2. Đặc biệt ngày nay khi hiện tượng nóng dần lên của trái đất do hiệu ứng
nhà kính, vai trị của rừng trong việc giảm lượng khí CO2 là rất quan trọng.
Rừng điều tiết nước, phịng chống lũ lụt, xói mịn: rừng có vai trị điều
hịa nguồn nước giảm dịng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm
xuống đất và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mịn đất, hạn chế lắng
đọng lịng sơng, lịng hồ, điều hịa được dịng chảy của các con sơng, con suối
(tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối
vào mùa mưa).
Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ
rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mịn, nhất là trên đồi
núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc
tính lý hóa và vi sinh vật học của đất khơng bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy
trì. Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ. Điều này thể hiện ở quy luật phổ biến:
rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt.
Nếu rừng bị phá hủy, đất bị xói, q trình đất mất mùn và thối hóa dễ
xảy ra rất nhanh chóng và mãnh liệt. Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đất
trống mỗi năm bị rửa trôi mất khoảng 10 tấn mùn/ ha. Đồng thời các q trình
feralitic, tích tụ sắt, nhơm, hình thành kết von, hóa đá ong, lại tăng cường lên,

làm cho đất mất tính chất hóa lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị
khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng, trở nên rất chua, kết cứng lại, đi đến cằn cỗi,
trơ sỏi đá. Thể hiện một qui luật cũng khá phổ biến, đối lập hẳn hoi với quy
luật trên, tức là rừng mất thì đất kiệt, và đất kiệt thì rừng cũng bị suy vong.
Điều đó đã giải thích vì sao trong việc phá rừng khai hoang trước đây ở
miền đồi núi, dù đất đang rất tốt cũng chỉ được một thời gian ngắn là hư hỏng.
Ngồi ra Rừng có vai trị rất lớn trong việc: chống cát di động ven biển,
che chở cho vùng đất bên trong nội địa, rừng bảo vệ đê biển, cải hóa vùng
chua phèn, cung cấp gỗ, lâm sản, rừng nơi cư trú của rất nhiều các loài động

12


vật: động vật rừng nguồn cung cấp thực phẩm, dược liệu, nguồn gen quý, da
lông, sừng thú là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Hiện nay giá trị của rừng hầu như mới chỉ được biết đến là nơi cung
cấp các sản phẩm sử dụng trực tiếp như: gỗ, củi, thức ăn,… Tuy nhiên giá trị
của rừng còn bao gồm các giá trị môi trường và dịch vụ môi trường mà rừng
mang lại. Theo tác giả Vũ Tấn Phương , các giá trị của rừng bao gồm:
- Các giá trị sử dụng trực tiếp (Direct Use Value): là giá trị của những
nguyên liệu thô và những sản phẩm vật chất được sử dụng trực tiếp trong các
hoạt động sản xuất, tiêu dùng và mua bán của con người như thức ăn, cây
thuốc, …
- Giá trị sử dụng gián tiếp (Indirect Use Value): là giá trị kinh tế của các
dịch vụ môi trường và chức năng sinh thái mà rừng tạo ra như duy trì chất
lượng nước, giữ dịng chảy, điều tiết lũ lụt, kiểm sốt xói mịn, phịng hộ đầu
nguồn, hấp thụ các bon,
- Giá trị lựa chọn (Option Value): là những giá trị chưa được biết đến
của các nguồn gen, các loài động vật hoang dã trong rừng và các chức năng
sinh thái rừng khi chúng chưa được đưa vào ứng dụng trong lĩnh vực giải trí,

dược phẩm, nông nghiệp, trong tương lai.
- Các giá trị để lại (Bequest Value): là những giá trị trực tiếp hoặc gián
tiếp mà các thế hệ sau có cơ hội được sử dụng.
- Các giá trị tồn tại (Existence Value): là giá trị nội tại đi kèm với sự tồn
tại của các lồi trong rừng và hệ sinh thái rừng mà khơng kể đến việc sử dụng
trực tiếp như ý nghĩa về văn hóa, thẩm mỹ, di sản, kế thừa …
c. Phân loại tài nguyên rừng
Có rất nhiều cách để phân loại rừng tùy vào mục đích nghiên cứu có thể
phân ra các các loại rừng khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại rừng
phổ biến:
- Theo mục đích sử dụng
+ Rừng phòng hộ
+ Rừng đặc dụng
13


+ Rừng sản xuất
- Phần loại theo trữ lượng (theo Điều 8, Thông tư số 34/2009/TTBNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn: quy định tiêu chí
xác định và phân loại rừng):
+ Rừng rất giàu
+ Rừng giàu
+ Rừng trung bình
+ Rừng nghèo
+ Rừng chưa có trữ lượng
- Phân loại rừng dựa vào việc tác động của con người
+ Rừng nguyên sinh
+ Rừng nhân tạo
- Phân loại theo theo nguồn gốc
+ Rừng chồi
+ Rừng hạt

- Phân loại theo độ tuổi
+ Rừng non
+ Rừng trung
+ Rừng già
1.1.1.3. Quản lý rừng bền vững
Tiến trình Helsinki (1995) định nghĩa như sau:” Quản lý rừng bền
vững là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để
duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của
rừng, và duy trì tiềm năng của rừng trong việc thực hiện, hiện nay và trong
tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của chúng, ở cấp địa
phương, quốc gia và toàn cầu, và không gây ra những tác hại đối với các hệ
sinh thái khác”
Tổ chức gỗ nhiệt đới ITTO (2004) định nghĩa là :” Quản lý rừng bền
vững là quá trình quản lý những lâm phần ổn định nhằm đạt được một hoặc
nhiều hơn những mục tiêu quản lý đã được đề ra một cách rõ ràng như đảm
14


bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng mong muốn mà không
làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng và
không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường tự nhiên
và xã hội”.
Quản lý rừng bền vững là cách quản lý kết hợp hai hòa giữa phát tiển
kinh tế , môi trường và xã hội. Mà khơng làm suy giảm diện tích cũng như
chất lượng rừng cho tương lai.
1.1.2. Cơ sở lý luận
Tài nguyên rừng có mối quan hệ tương quan với các nguồn tài nguyên
khác như tài nguyên đất, tài nguyên nước và tài ngun mơi trường. Có thể
nói rừng là nước cho đời sống của thực vật và cho sản xuất của xã hội, là
khơng khí trong lành, rừng là năng suất mùa màng,… Rừng đóng vai trị quan

trọng như thế, nhưng hiện nay rừng trên thế giới đang kêu cứu, cứ mỗi phút
trơi qua có tới 21,5 ha rừng nhiệt đới bị phá huỷ. Sự mất mát quá lớn của rừng
tất yếu dẫn đến nghèo kiệt của đất đai, cạn kiệt nguồn nước và sự biến mất
dần những sinh vật quý hiếm, sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển - một
trong những chất khí quan trọng nhất gây nên “hiệu ứng nhà kính”, làm tăng
nhiệt độ trung bình của trái đất.
Cho đến nay ở nước ta có rất nhiều cơng trình, dự án nghiên cứu khoa
học về lĩnh vực tài nguyên rừng như: Giao đất giao rừng, quản lý bền vững tài
nguyên rừng, tác động của con người tới tài nguyên rừng, vai trò giới trong
quản lý rừng, vai trò của rừng trong phát triển kinh tế - xã hội,… Một số đề tài
nghiên cứu của các tác giả như dưới đây:
Tác giả Lê Thị Lộc (2003): đề tài “Đánh giá hiệu quả dự án quản lý rừng
đầu nguồn có sự tham gia của người dân tại xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ,
tỉnh Quảng Ninh”.
Tác giả Phạm Thế Mạnh: đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp
quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng tại xã Xã Liêng Srơnh, huyện Đam
Rơng, tỉnh Lâm Đồng”.
Tác giả Hồng Trọng Khánh: đề tài “Ứng dụng công nghệ gis trong điều
chế rừng thử nghiệm tại khu rừng tự nhiên ở Tuy Đức - Đắk Nông”.[8]
15


1.1.2.1. Các hình thức quản lý và khai thác rừng
a. Quản lý
- Quản lý rừng theo ranh giới hành chính
- Quản lý rừng theo khu bảo tồn
- Quản lý theo cách giao khốn rừng
b. Khai thác
Có 2 hình thức khai thác tài nguyê rừng: khai thác chợn và khai thác trắng.
- Khai thác chọn là cách khai thác có lựa chọn các loại cây trong khu vực

khai thác. Có thể khai thác theo quy hoạch chọn các cây lớn tùy vào mục đích
để có thể lựa chọn. Tuy nhiên cách khai thác này có thể làm ảnh hưởng đến
các loại thực vật có kích thước nhỏ hơn.
- Khai thác trắng là một phương pháp thu hoạch mà loại bỏ hoàn toàn các
cây trong một khu vực được chọn. Tùy thuộc vào mục tiêu kiểm sốt, việc đốn
tồn bộ có hoặc khơng để lại cây nhằm mục đích tái sinh lại toàn bộ khu vực
được chọn khai thác.
1.1.2.2. Các nguyên tắc quản lý rừng bền vững
- Nguyên tắc quản lý rừng bền vững
+ Chủ rừng là tổ chức (sau đây viết tắt là chủ rừng) chấp hành đầy đủ
quy định của pháp luật, thỏa thuận Quốc tế mà Việt Nam là thành viên và
những quy định về Phương án quản lý rừng bền vững tại Thông tư này.
+ Bảo đảm kinh doanh rừng lâu dài, liên tục và đạt hiệu quả kinh tế cao.
+ Tôn trọng quyền sử dụng rừng, sử dụng đất sản xuất hợp pháp hoặc theo
phong tục của người dân và cộng đồng địa phương. Thực hiện đồng quản lý
rừng để thu hút lao động, tạo việc làm, nâng cao đời sống cho người dân và cộng
đồng dân cư thôn (sau đây viết tắt là cộng đồng), đảm bảo an sinh xã hội.
+ Duy trì, phát triển giá trị đa dạng sinh học, khả năng phòng hộ của
rừng; bảo vệ môi trường sinh thái.
- Nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng
+ Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm phát triển bền vững
về kinh tế, xã hội, mơi trường, quốc phịng, an ninh, phù hợp với chiến lược
16


phát triển kinh tế- xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp, đúng quy hoạch,
kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương, tuân theo quy
chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định.
+ Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân. Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm nguyên tắc quản lý

rừng bền vững, kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác hợp lý để phát
huy hiệu quả tài nguyên rừng, kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi
tái sinh phục hồi rừng, làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có; kết
hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và ngư nghiệp, đẩy mạnh trồng rừng kinh tế
gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản nhằm nâng cao giá trị sản
phẩm rừng.
+ Việc bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất. Việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng và
đất phải tuân theo các quy định của Luật này, Luật đất đai và các quy định
khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm ổn định lâu dài theo hướng xã hội
hố nghề rừng.
+ Bảo đảm hài hồ lợi ích giữa Nhà nước với chủ rừng; giữa lợi ích
kinh tế của rừng với lợi ích phịng hộ, bảo vệ mơi trường và bảo tồn thiên
nhiên; giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; bảo đảm cho người làm nghề
rừng sống chủ yếu bằng nghề rừng.
+ Chủ rừng thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử
dụng rừng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật,
không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của chủ rừng khác.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Cơ sở pháp lý
Văn bản quy phạm pháp luật có vai trị, tác dụng vơ cùng quan trọng
trong đời sống xã hội, thường được ban hành và sử dụng trong một thời gian
khá dài nên khi ban hành cần tiến hành đánh giá tác động của nó thật khoa
học và chính xác. Các văn bản pháp lý quản lý rừng cũng cũng vây nó có vai
trị vơ cùng quan trọng trong cơng tác quản lý tài ngun rừng, nó là các văn
bản sử dụng để quản lý và hướng dẫn cách quản lý và khai thác rừng hợp lý.
17



×