Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra – lý luận, thực tiễn và một số giải pháp hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.6 KB, 76 trang )

346

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA LUẬT
--------------

BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO NGƢỜI CÓ THẨM
QUYỀN CỦA CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG GÂY
RA – LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
HỒN THIỆN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH LUẬT TƯ PHÁP

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Đoàn Minh Duệ
Sinh viên thực hiện: Đinh Ngọc Quang
Lớp:

52B3 – Luật

MSSV:

1155036101

Nghệ An, tháng 5 năm 2015


LỜI CẢM ƠN

Để có thể hồn thành được khố luận tốt nghiệp cuối khoá này, đầu tiên em xin


gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy, Cô giáo của Khoa Luật Trường Đại Học Vinh đã
hết lòng truyền dạy cho em những kiến thức trong 4 năm qua. Đặc biệt là PGS.TS
Đoàn Minh Duệ người đã trực tiếp dành nhiều thời gian, cơng sức hướng dẫn tận tình
và giúp đỡ em trong suốt q trình hồn thành khố luận này này.
Nhân đây em xin chân thành cảm ơn các cán bộ Toà án - Viện kiểm sát nhân dân
tỉnh Nghệ An đã cung cấp những tài liệu quý báu phục vụ cho việc hồn thành khố
luận.
Cuối cùng xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ
em trong quá trình thực hiện khoá luận.
Là một Sinh Viên với kiến thức và năng lực nghiên cứu cịn hạn chế. Vậy nên,
khố luận sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của Hội đồng khoa học khoa Luật, các thầy giáo, cô giáo và bạn bè để khố
luận được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

Nghệ An, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Đinh Ngọc Quang

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài. ............................................................................................... 1
2. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài................................................ 2
3. Phạm vi nghiên cứu. .......................................................................................... 3

4. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................................. 4
5. Kết cấu của khoá luận. ...................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG
THIỆT HẠI DO NGƢỜI CÓ THẨM QUYỀN CỦA CƠ QUAN TIẾN
HÀNH TỐ TỤNG GÂY RA ............................................................................... 5
1.1. Sơ lược quy định dân sự Việt Nam về việc bồi thường thiệt hại do cơ quan
tiến hành tố tụng gây ra. ........................................................................................ 5
1.2. Khái niệm thiệt hại và bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ
quan tiến hành tố tụng gây ra. ............................................................................. 10
1.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thầm quyền của cơ quan tiến
hành tố tụng gây ra. ............................................................................................. 19
CHƢƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH
NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO NGƢỜI CÓ THẨM QUYỀN
CỦA CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG GÂY RA .................................... 32
2.1. Các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có
thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. .............................................. 32
2.2. Các quy định về trình tự và thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại ................ 42
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƢỜNG THIỆT HẠI DO NGƢỜI CÓ THẨM QUYỀN CỦA CƠ QUAN
TIẾN HÀNH TỐ TỤNG GÂY RA .................................................................. 52
3.1. Thực tiễn thực hiện chế định tài phán đối với bồi thường thiệt hại trong hoạt
động tố tụng hình sự gây ra ................................................................................. 52


3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiệt pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại
do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. ......................... 64
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giải quyết bồi thường thiệt hại
do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. ......................... 67
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 70


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TTHS

Tố tụng hình sự

BTTH

Bồi thường thiệt hại

THTT

Tiến hành tố tụng

TNBTCNN

Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

BLDS

Bộ luật dân sự

BLTTHS

Bộ luật tố tụng hình sự

TNBTTH


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

CQĐT

Cơ quan điều tra

TAND

Toà án nhân dân

TANDTC

Toà án nhân dân tối cao

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.

Vấn đề oan sai và giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai
trong tố tụng hình sự là một vấn đề rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Cho
nên, việc giải quyết oan sai và bồi thường cho những người này là một vấn đề
búc xúc và phải được thực hiện ngay và thực hiện nghiêm túc. Để khắc phục
được hậu quả từ hành vi gây oan, sai đó từ các cơ quan tiến hành tố tụng, pháp
luật Việt Nam đã có quy định riêng về vấn đề này như Nghị định 47/1997/NĐCP và Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH11. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đã
nảy sinh nhiều hạn chế, bất cập như hiệu lực pháp lý không cao, văn bản chưa
được xây dựng trên quan điểm coi việc bồi thường là trách nhiệm của Nhà nước
nói chung mà chỉ coi việc bồi thường là trách nhiệm của cơ quan cụ thể có
người gây thiệt hại khi thi hành cơng vụ. Mặt khác, trong nhiều trường hợp, cơ
quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường chưa xác định được trách nhiệm giải
quyết bồi thường, các cơ quan có trách nhiệm bồi thường vẫn còn né tránh trách
nhiệm hoặc im lặng để khỏi bồi thường. Các loại thiệt hại và mức bồi thường
không được quy định rõ ràng, thống nhất gây khó khăn cho công tác giải quyết
bồi thường cho người bị oan sai. Do đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành
LTNBTCNN 2009. Sự ra đời của LTNBTCNN là sự cố gắng vượt bậc của
ngành lập pháp. LTNBTCNN đã khắc phục được những hạn chế, thiếu sót của
những văn bản pháp lý trước đó điều chỉnh vấn đề này.
Mặc dù đã có các quy định của pháp luật về bồi thường cho người bị oan
sai do người có thẩm quyền của Cơ quan THTT gây ra, nhưng các quy định này
vẫn còn nhiều bất cập và thiếu sót, một số quy định còn chưa thật sự hợp lý, cụ
thể là những quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết việc bồi thường
cho người bị oan sai trong tố tụng hình sự.
Bên cạnh sự bất cập của những quy định pháp luật thì cơ quan có trách
nhiệm bồi thường vẫn chưa làm hết khả năng của mình trong việc giải quyết bồi
thường, như vậy sẽ không đáp ứng được những bức xúc và sẽ giải quyết không
thỏa đáng cho những người bị oan, những người rất cần được sự quan tâm của
Nhà nước, rất cần được bù đắp lại những khó khăn, mất mát và thiệt thịi mà bản
thân và gia đình của những người này phải gánh chịu.
1



Xuất phát từ tình hình trên đây, việc nghiên cứu, tìm hiểu các quy định
của pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai do người có thẩm
quyền của Cơ quan tiến hành tố tụng gây ra là một trong những vấn đề có ý
nghĩa pháp lý và thực tiễn sâu sắc. Chính địi hỏi cấp thiết của thực tiễn này đã
đặt ra cho tôi việc lựa chọn đề tài “ Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền
của Cơ quan tiến hành tố tụng gây ra – Lý luận, thực tiễn và một số giải pháp
hồn thiện” làm khố luận tốt nghiệp chun ngành luật tư pháp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Từ trước đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học pháp lý
nghiên cứu về bồi thường thiệt hại do hoạt động tiến hành tố tụng gây ra hoặc
trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước. Ví dụ như:
- Luận văn Thạc sỹ Luật học “Những vẫn đề cơ bản về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật Dân sự” năm 1997 của tác giả Lê
Mai Anh – Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Luận văn Thạc sỹ Luật học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước” năm 2006 của tác giả Lê Thái
Phương – Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Bài “Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của Tiến
sỹ Phùng Trung Tập – Tạp chí Luật học số 10/2004.
Nhìn chung, các đề tài đó đã nêu và phân tích được những vấn đề chung
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong luật dân sự, đưa ra các yêu cầu cơ bản
trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, các quy định của pháp luật
dân sự trong việc bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của Cơ quan tiến
hành tố tụng gây ra, cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, các hình
thức và mức bồi thường…
Tuy nhiên, nội dung chủ yếu của các cơng trình nghiên cứu nêu trên là
nhằm làm rõ các cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà

nước nói riêng. Chưa có cơng trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách có hệ
thống và tồn diện về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền
của Cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. Vì vậy, vấn đề Bồi thường thiệt hại và
2


trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của Cơ quan tiến hành
tố tụng gây ra là nội dung mới còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ, đặt ra nhiệm vụ cho
nghiên cứu này cần phải giải quyết.
3. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài.
Việc nghiên cứu đề tài này là để tìm hiểu sâu hơn những quy định pháp
luật hiện hành về vấn đề giải quyết bồi thường cho người oan sai do người có
thẩm quyền của Cơ quan tiến hành tố tụng gây ra trong hoạt động tố tụng hình
sự, nghiên cứu về thực trạng oan sai ở nước ta hiện nay và thực tế giải quyết vấn
đề này. Nghiên cứu tính khả thi, điểm nổi bậc cũng như tìm ra những điểm hạn
chế, thiếu sót của những quy định pháp luật về oan sai và vấn đề giải quyết bồi
thường oan sai được quy định trong LTNBTCNN. Từ đó, đưa ra những giải
pháp, kiến nghị để góp phần hồn thiện quy định của pháp luật về bồi thường
thiệt hại cho người bị oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự, nhằm thúc đẩy
nhanh công tác giải quyết vấn đề oan sai và bồi thường thiệt hại cho người bị
oan, để phần nào bù đắp, khôi phục danh dự và hạn chế những thiệt hại cho
người bị oan, giúp những người này nhanh chóng hịa nhập với cộng đồng, với
cuộc sống bình thường.
Để đạt được các mục đích nêu trên, việc nghiên cứu đề tài có nhiệm vụ
nghiên cứu và tìm hiểu các quy định của các văn bản pháp luật hiện hành về
trách nhiệm bồi thường do người có thẩm quyền của Cơ quan tiến hành tố tụng
gây ra, tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị
oan sai trong hoạt động tố tụng, qua đó chỉ ra những bất cập trong các quy định
của pháp luật và phương hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về bồi thường
thiệt hại cho người bị oan sai do người có thẩm quyền của Cơ quan tiến hành tố

tụng gây ra.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Trong phạm vi giới hạn nghiên cứu đề tài khoá luận tốt nghiệp, tối chỉ
nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về vấn đề oan sai và giải quyết bồi
thường oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự nước ta trong giai đoạn hiện nay,
đồng thời thu thập những tài liệu, số liệu về thực trạng oan sai, cũng như vấn đề
giải quyết bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự. Từ đó, đưa ra
3


một số giải pháp, kiến nghị góp phần hồn thiện pháp luật về vấn đề giải quyết
bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã dựa trên cơ sở phương pháp luận
của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp
luật. Ngồi ra khố luận cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương
pháp phân tích luật viết, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so
sánh và thống kê, phương pháp diễn dịch – quy nạp,…để làm sáng tỏ những quy
định của pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai trong hoạt động
tố tụng hình sự, để từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật về vấn đề giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai trong
hoạt động tố tụng hình sự.
6. Kết cấu của khố luận.
Ngồi phần mở đẩu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người
có thẩm quyền của Cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.
Chương 2: Những quy định pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do người có thẩm quyền của Cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.
Chương 3: Thực trạng và một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của Cơ
quan tiến hành tố tụng gây ra.

4


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT
HẠI DO NGƢỜI CÓ THẨM QUYỀN CỦA CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ
TỤNG GÂY RA

1.1. Sơ lƣợc quy định dân sự Việt Nam về việc bồi thƣờng thiệt hại do
cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.
Quy định pháp luật về TNBTTH do cơ quan tiến hành tố tụng gây ra đã
được Nhà nước ta ghi nhận từ rất sớm. Điều này được thể hiện ngay từ Hiến
pháp 1959. Điều 29 Hiến pháp năm 1959 quy định: “Người bị thiệt hại về hành
vi vi phạm pháp luật của nhân viên cơ quan nhà nước có quyền được bồi
thường”
Hiến pháp 1980 khẳng định pháp luật bảo hộ tính mạng, tài sản, danh dự
và nhân phẩm của công dân bên cạnh việc xác định mọi hành động xâm phạm
quyền lợi chính đáng của cơng dân phải được kịp thời sửa chữa và xử lý nghiêm
minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường (Điều 70 và Điều 73).
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 1980, điều 24 Bộ luật TTHS năm
1988 quy định:
“Cơng dân có quyền khiếu nại và tố cáo những việc làm trái pháp luật
của cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án hoặc của bất kỳ cá nhân nào
thuộc cơ quan đó.
Cơ quan có thẩm quyền phải xem xét và giải quyết nhanh chóng các khiếu
nại và tố cáo, thông báo bằng văn bản kết quả cho người khiếu nại và có biện
pháp khắc phục.

Cơ quan đã làm oan phải khôi phục danh dự, quyền lợi và bồi thường cho
người bị thiệt hại. Cá nhân có hành vi trái pháp luật thì tùy từng trường hợp mà
bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.

5


Hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định nguyên tắc: "Mọi hoạt động xâm
phạm lợi ích Nhà nước và lợi ích hợp pháp của công dân đều bị xử lý theo pháp
luật" (Điều 12), nhưng đã phân biệt hai loại trách nhiệm: trách nhiệm bồi thường
trong hoạt động tố tụng hình sự được quy định tại điều 72: "Người bị bắt bị
giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về
vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp trong việc bắt, giam giữ, truy
tố xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh" và trách
nhiệm bồi thường nói chung được quy định tại điều 74 "Mọi hành vi xâm phạm
quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được xử lý nghiêm
minh. người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh
dự".
Trên cơ sở nguyên tắc chung của Hiến pháp năm 1992 về việc bảo hộ
quyền lợi của tổ chức, cá nhân và trách nhiệm dân sự của người có hành vi gây
thiệt hại, để xác định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm này và khắc phục các tồn tại
trước đây, Bộ luật Dân sự đã quy định trách nhiệm bồi thường do người có thẩm
quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, Điều 624 BLDS 1995 quy định:
“Cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm
quyền của mình gây ra trong khi thi hành công vụ; trong khi thực hiện nhiệm vụ
điều tra, truy tố xét xử và thi hành án
Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm yêu cầu người đã gây ra thiệt
hại phải hồn trả khoản tiền mà mình đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo
quy định của pháp luật, nếu người có thẩm quyền đó có lỗi trong khi thi hành
cơng vụ”.

Cụ thể hóa quy định của BLDS, ngày 3/5/1997 Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 47/CP về giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức
nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. Ngay
sau khi Nghị định 47/CP ra đời, để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị
định 47/CP, các cơ quan có thẩm quyền quản lý Nhà nước trong lĩnh vực có liên
quan đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn quan trọng: Ngày 4/6/1998 Ban Tổ
6


chức - Cán bộ Chính Phủ đã ban hành Thơng tư số 54/1998 TT-TCCP hướng
dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định 47/CP; ngày 30/3/1998 Bộ Tài chính
đã ban hành Thông tư số 38/1998/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán ngân
sách nhà nước cho bồi thường thiệt hại do cơng chức, viên chức, người có thẩm
quyền của cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.
Trong những năm gần đây vấn đề bồi thường thiệt hại cho người bị oan do
người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng gây ra được Đảng ta đặc biệt quan
tâm, cụ thể: Chỉ thị số 53-CT/TW ngày 21/3/2000 của Bộ Chính trị chỉ rõ:
“Cùng với việc phát hiện và chú trọng giải quyết kịp thời các vụ án có dấu hiệu
oan, sai, cần khẩn trương nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách để bồi thường
thiệt hại với các trường hợp bị oan, sai do cơ quan tiến hành tố tụng gây
ra...Việc bồi thường thiệt hại cần thực hiện đúng trình tự thủ tục đối với từng
trường hợp cụ thể; những tài sản đã bị tịch thu, kê biên sai thì cần hồn trả ngay;
cần làm rõ cơ sở pháp lý, trách nhiệm giữa tập thể và cá nhân; phân định trách
nhiệm từng cơ quan và cá nhân tiến hành tố tụng và mức độ thiệt hại về dân sự
do việc làm oan sai gây ra...”
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm
công tác tư pháp trong thời gian tới; trong đó nêu rõ những tồn tại của công tác
tư pháp trong thời gian qua là: “Chất lượng cơng tác tư pháp nói chung chưa
ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân; còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội
phạm, làm oan người vô tội, vi phạm các quyền tự do dân chủ của cơng dân, làm

giảm sút lịng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan Tư
pháp”. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị u cầu: “Nâng cao chất lượng công tác
điều tra… Hoạt động công tố phải thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong
suốt quá trình tố tụng nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, không làm oan
người vô tội. Nâng cao chất lượng công tố của kiểm sát viên tại phiên tòa… Khi
xét xử, các Tòa án phải bảo đảm cho mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp
luật thực sự dân chủ, khách quan. Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ
yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa; trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện
các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng,
7


ngun đơn, bị đơn, những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra bản án, quyết
định đúng pháp luật, có sức thuyết phục”
Quán triệt đầy đủ yêu cầu Chỉ thị số 53-CT/TW và Nghị quyết số 08, ngày
17/3/2003, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 388/2003/
NQ-UBTVQH11 bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền
trong hoạt động tố tụng gây ra.
Ngày 25/3/2004 Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao,
Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phịng và Bộ Tài chính đã ban hành Thông
tư số 01/2004/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC-BTP-BQP-BTC hướng dẫn
việc thực hiện Nghị quyết 388. Ngày 13/5/2004, Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao đã ban hành Chỉ thị số 04 về việc triển khai thi hành Bộ luật Tố
tụng hình sự và yêu cầu Viện kiểm sát các cấp tiến hành tổng rà soát lập danh
sách những người bị oan thuộc trách nhiệm bồi thường của Viện kiểm sát nhân
dân. Tiếp đó, ngày 28/5/2004 Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có văn bản
hướng dẫn Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
thực hiện việc tổng rà sốt, ngày 1/6/2004 đã có hướng dẫn thống nhất mở sổ
thụ lý vụ việc giải quyết đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại người bị oan và hướng
dẫn về các trình tự thủ tục giải quyết bồi thường; Tịa án nhân dân tối cao đã ban

hành Công văn số 72/2004/KHXX ngày 21/4/2004 hướng dẫn cụ thể hơn về
thẩm quyền và các thủ tục bồi thường của ngành tòa án theo quy định của Nghị
quyết 388; Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 18/2004/TT-BCA ngày
9/11/2004 hướng dẫn bồi thường thiệt hại cho các trường hợp bị oan do người
có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự thuộc Công an nhân dân gây ra.
Ngày 26/11/2003, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI đã thơng qua Bộ
luật TTHS năm 2003, sửa đổi, bổ sung một cách cơ bản, tồn diện các quy định
tố tụng hình sự của nước ta cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Trên cơ sở
nghiên cứu những vấn đề Bồi thường cho người bị oan quy định tại Nghị quyết
388, Bộ luật TTHS năm 2003 đã ghi nhận quyền được bồi thường thiệt hại và

8


phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan trở thành một nguyên tắc cơ bản
của Bộ luật. Điều 29 Bộ luật quy định:
“Người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự
gây ra có quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi.
Cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự đã làm oan phải
bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự quyền lợi cho người bị oan; người đã
gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hồn cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật”.
Bộ luật Dân sự năm 2005 - Bộ luật điều chỉnh một lĩnh vực rộng lớn các
quan hệ dân sự của cá nhân, pháp nhân, tổ chức và thay thế Bộ luật Dân sự năm
1995 đã tiếp tục ghi nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cán bộ cơng chức
và người có thẩm quyền của cơ quan tố tụng. Cụ thể ở điều 620 có quy định:
“Cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm
quyền của mình gây ra khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình tố tụng
Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm yêu cầu người có thẩm quyền
đã gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật, nếu

người có thẩm quyền có lỗi trong khi thi hành nhiệm vụ”.
Ngày 18/6/2009, kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa XII đã thơng qua Luật
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010.
Sự ra đời của Luật đánh dấu một bước tiến mới trong tư duy lập pháp ở nước ta,
đồng thời là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc trong việc khẳng định
chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện các mục tiêu xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và
vì nhân dân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức,
trong đó có quyền được bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức nhà nước gây
ra khi thi hành công vụ, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi
công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay, từ đó hạn chế những
rủi ro cho người dân từ hoạt động công vụ.
9


Như vậy, vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước Việt Nam
đã manh nha hình thành ngay từ những ngày đầu tiên thành lập nước thông qua
một số quy định cụ thể trong Hiến pháp. Chỉ đến khi BLDS 1995 được thông
qua (hiện nay là BLDS 2005 và một số văn bản quy phạm pháp luật khác), pháp
luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước mới thực sự định hình và
phát triển.
1.2. Khái niệm thiệt hại và bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời có thẩm
quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.
1.2.1. Khái niệm thiệt hại.
Ngay từ thời La Mã cổ đại khái niệm về “thiệt hại” đã được các luật gia
La Mã đề cập đến và cho rằng có hai thành phần để tạo nên khái niệm thiệt hại.
Thành phần thứ nhất đó là Dammun enrgens - nghĩa là thiệt hại thực, là sự mất
đi của một bộ phận tài sản cụ thể. Thành phần thứ hai là Luerum cessans - nghĩa
là bỏ mất lợi tức, là sự mất mát tài sản có thể có nếu hồn cảnh diễn ra bình
thường. Như vậy về cơ bản thì luật La Mã xác định thiệt hại là những tổn thất

mất mát về tài sản đang có và sẽ có trong tương lai, thiệt hại mang tính tài sản.
Ngày nay những tư tưởng pháp lý này của các luật gia La Mã đã được các nhà
lập pháp kế thừa, các quan niệm truyền thống về thiệt hại của luật La Mã vẫn
được giữ lại trong các quy định của pháp luật dân sự các nước, vì trong khái
niệm thiệt hại của pháp luật hiện đại hay trong luật La Mã thì cốt lõi của thiệt
hại vẫn là tổn thất có liên quan đến tài sản - loại thiệt hại có thể và có cơ sở xác
định chẳng hạn theo điều 1149 bộ Luật Dân Sự nước Cộng hoà Pháp quy định :
“Những thiệt hại phải bồi thường cho người có quyền bao gồm những khoản mà
họ mất và mức lợi mà họ không được hưởng”.
Hiện nay, để đảm bảo thống nhất trong nhận thức, xây dựng và áp dụng
pháp luật dân sự, các nhà lập pháp đã phát triển và xác định thêm thiệt hại còn
bao gồm cả thiệt hại phi vật chất - thiệt hại về tinh thần. BLDS Nhật Bản có quy
định tại điều 707 “một người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì phải chịu

10


cả những thiệt hại phi vật chất bất kể cả những thiệt hại này xảy ra đối với
quyền lợi, uy tín hay tài sản của người khác”.
Theo quy định pháp luật của nhiều quốc gia thì “Thiệt hại là tổn thất về
tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức được pháp luật
bảo vệ”.
Ở Việt Nam thì trước khi có BLDS chính thức quy định về vấn đề này thì
tồn tại hai quan điểm trái ngược về xác định thiệt hại về tinh thần. Quan điểm
thứ nhất cho rằng “Thiệt hại tinh thần không thể bồi thường vì tính mạng, tình
cảm của con người là vơ giá, do đó khơng có căn cứ để xác định mức thiệt hại”.
Quan điểm thứ hai lại cho rằng “Thiệt hại cả về vật chất lẫn tinh thần đều phải
bồi thường vì mọi tính tốn chỉ mang tính chất tương đối, mà bản chất của bồi
thường thiệt hại đều là nhằm khắc phục hậu quả của thiệt hại đã xảy ra. Quan
điểm thứ hai này đã được thừa nhận chính thức và được thừa nhận trong thơng

tư của Toà Án Nhân Dân Tối Cao số 173/1972/TT-UBTP ngày 2 tháng 03 năm
1972 hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhưng chưa được
áp dụng thống nhất trong thời kỳ này. Đến khi nước ta chính thức có BLDS
1995 thì thiệt hại được chính thức xác định bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt
hại về tinh thần thông qua quy định về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại tại điều
310.
“1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường
thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần.
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn
thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao
gồm tổn thất về tài sản, chi phí ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị
mất, bị giảm sút.
3. Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính
mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tính của người khác thì ngồi việc
chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai cịn phải bồi thường một
khoản tiền cho người bị thiệt hại.”
11


Đến BLDS 2005 thì quy định này tiếp tục kế thừa tại điều 307.
Như vậy, về mặt khoa học hay quy định pháp luật thì quan điểm phổ biến
hiện nay về thiệt hại là thiệt hại bao gồm: thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh
thần.
- Thiệt hại vật chất.
Thiệt hại về vật chất là thiệt hại về tài sản, những tổn thất vật chất thực tế,
xác định được bằng một khoản tiền cụ thể nó đã được quy định trong hầu hết
một số điều luật liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Thiệt hại về tài sản được biểu hiện cụ thể là những mất mát về tài sản,
giảm sút tài sản, những chi phí để ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa thay thế, những
lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản được quy định

tại điều 608 BLDS năm 2005 : “Tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi
thường bao gồm tài sản bị mất, tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng, lợi ích gắn
liền với việc sử dụng khai thác tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và
cách khắc phục thiệt hại”.
Về pháp lý, thiệt hại vật chất vừa động chạm đến tài sản hữu hình - thiệt
hại trực tiếp như vật có thực, tiền và các giấy tờ có giá trị bằng tiền như cổ
phiếu, trái phiếu, hối phiếu, chứng từ tiền gửi, phương tiện thanh toán và quyền,
nghĩa vụ tài sản và tài sản vơ hình, đồng thời vừa xâm hại các lợi ích khác - thiệt
hại gián tiếp như lợi tức, hoa lợi được tính thành tiền. Như vậy, thiệt hại về vật
chất bao gồm thiệt hại trực tiếp nhằm phục hồi tình trạng tài sản ban đầu của
người bị thiệt hại và thiệt hại gián tiếp liên quan đến việc khai thác và sử dụng
tài sản trong thời gian từ khi xảy ra thiệt hại đến khi bồi thường.
- Thiệt hại tinh thần
Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khoẻ, danh
dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị
xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương,
buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh
12


do bị hiểu nhầm... và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất
mà họ phải chịu.
Tổn thất về tinh thần mà nạn nhân phải gánh chịu là một khái niệm trừu
tượng, hình thức thể hiện của loại thiệt hại này tương đối đa dạng, có thể là đau
đớn do thương tích, đau khổ về tinh thần do mất người thân, hoặc là nỗi khổ tâm
khi không thể tham gia vào hoạt động xã hội vì bị cách ly khỏi xã hội hay khơng
thể hịa nhập được vào đời sống cộng đồng, khổ tâm khi bị xâm hại đến những
điều sâu kín hoặc bị cộng đồng xã hội xa lánh khi bị tù, giam do những vụ án
oan sai mà đương sự phải gách chịu.
Cũng như thiệt hại vật chất, thiệt hại tinh thần thể hiện rõ tính xã hội. Nó

liên quan đến cái gọi là "thành phần xã hội của sản nghiệp tinh thần" bao gồm
danh dự, uy tín, tên tuổi, nhân phẩm... nói chung đó là các tổn hại về quyền và
lợi ích liên quan đến nhân thân của con người vốn có tầm quan trọng trong việc
tạo lập, duy trì, phát triển các mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Hiện nay,
vấn đề bồi thường thiệt hại về tinh thần là những vấn đề nhạy cảm và vô cùng
phức tạp, bởi những thiệt hại về tinh thần là những thiệt hại phi vật chất, khơng
thể có cơng thức chung để quy ra tiền áp dụng cho các trường hợp. Việc xác
định tổn thất tinh thần khi sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm bị xâm hại phụ thuộc
vào từng cá nhân của người bị thiệt hại như tình trạng gia đình, độ tuổi, nghề
nghiệp, mức độ thiệt hại và cả bộ phận nào của cơ thể bị thiệt hại,…
Mặc dù rất khó xác định tính chất, mức độ của thiệt hại tinh thần, nhưng
việc BTTH tinh thần bằng một khoản tiền nào đó có tác dụng tích cực nhất định
cho sự phục hồi trạng thái tinh thần bình thường của người bị thiệt hại. Trách
nhiệm BTTH tinh thần mà người gây thiệt hại phải gánh chịu có tính chất như
một chế tài, vì sẽ khơng cơng bằng nếu một người có lỗi khi thực hiện một hành
vi gây thiệt hại cho người khác mà lại khơng bị trừng phạt. Có áp dụng như vậy
thì mới đảm bảo ngun tắc cơng bằng và góp phần gìn giữ những tình cảm,
truyền thống đạo đức tốt đẹp.

13


Từ những định nghĩa, phân tích trên, chúng ta có thể hiểu bồi thường thiệt
hại về tinh thần là người gây thiệt hại cho người khác do xâm phạm đến tính
mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngồi việc chấm
dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai thì cịn phải bồi thường một
khoản tiền để bù đắp những tồn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.
1.2.2. Khái niệm bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời có thẩm quyền của cơ
quan tiến hành tố tụng gây ra.
1.2.2.1. Khái niệm bồi thƣờng thiệt hại.

Bồi thường là việc "đền bù những tổn thất đã gây ra". Về mặt pháp lý,
BTTH là một dạng nghĩa vụ dân sự phát sinh do gây thiệt hại. Trong pháp luật
dân sự, bồi thường thiệt hại là việc đền bù những tổn thất và khắc phục những
hậu quả do hành vi vi phạm gây ra, vì vậy bồi thường thiệt hại là "hình thức
trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục
hậu quả bằng cách bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần
cho bên bị thiệt hại". Với quan niệm thiệt hại là sự không nguyên vẹn như trạng
thái ban đầu của sự vật sau khi chịu sự tác động bên ngồi, vì vậy bồi thường
thiệt hại có thể hiểu là trách nhiệm khơi phục lại tình trạng ban đầu của sự vật
hiện tượng. Nhìn lại lịch sử phát triển của chế định bồi thường thiệt hại, có thể
thấy rằng bồi thường thiệt hại là một dạng nghĩa vụ dân sự, gọi là nghĩa vụ phát
sinh do gây thiệt hại. Trong pháp luật La Mã, nghĩa vụ này phát triển theo hướng
từ bắt đầu là sự trả thù cá nhân nhằm vào nhân thân của người gây thiệt hại, do
người bị thiệt hại và những người thân của người bị hại áp dụng, rồi dần chuyển
sang hình thức phạt tài sản, phạt tiền hay cịn gọi là chế độ thục kim, có lợi cho
người bị thiệt hại. Lúc đầu, việc phạt tài sản do người bị hại quy định với tính
chất là sự cưỡng chế cá nhân, sau dần đến phạt tiền bồi thường thiệt hại do pháp
quan thay mặt Nhà nước áp dụng theo quy định và trình tự tố tụng nhất định.
Mức độ và cách thức bồi thường cũng được quy định rất khác nhau từ phương
thức “máu trả máu, mắt trả mắt” đến hình thức phạt tiền theo một tiêu chí chung
do pháp luật quy định.
14


Các bộ luật cổ của Việt Nam cũng quy định về trách nhiệm dân sự theo
hình thức tương tự nhưng không quy định riêng về trách nhiệm dân sự. Các quy
định về hình phạt mang tính chất hình sự và phạt mang tính chất dân sự đều theo
hướng có lợi cho người bị thiệt hại như một khoản bồi thường. Mức độ bồi
thường còn phụ thuộc vào nhân thân người bị thiệt hại. Ví dụ điều 29 bộ luật
Hồng Đức quy định rõ: Tiền đền mạng được ấn định tuỳ theo phẩm trật của kẻ

bị chết, cụ thể như sau: “Nhất phẩm, tòng phẩm được đền 15.000 quan, nhị
phẩm , tòng nhị phẩm được đền 9.000 quan, tam phẩm, tòng tam phẩm được
đền 7.000 quan, tứ phẩm, tòng tứ phẩm được đền 5.000 quan, ngũ phẩm, tòng
ngũ phẩm được đền 2.000 quan, lục phẩm, tòng lục phẩm được đền 1.000 quan,
thất phẩm, tòng thất phẩm được đền 500 quan, bát phẩm đến cửu phẩm được
đền 300 quan, thứ nhân trở xuống được đền 150 quan”.
Trong trường hợp đánh người gây thương tích thì người phạm tội ngồi
hình phạt bị đánh roi còn phải bồi thường cho nạn nhân theo mức đã được quy
định trong điều 446 bộ luật Hồng Đức như sau: “ Sưng phù thì đền thương tổn 3
tiền, chảy máu thì phải 1 quan, gãy ngón tay, một răng thì đền 10 quan, đâm
chém bị thương thì 15 quan, nếu là đọa thai chưa thành thì 30 quan, đã thành
hình thì 50 quan, gãy một chân, một tay, mù một mắt thì 50 quan, đứt lưỡi, háng
âm, dương vật thì 100 quan, với người quyền quý thì xử khác”.
Riêng trong bộ luật Gia Long tiền bồi thường không được đề cập đến.
Trong bộ luật Gia Long chỉ có điều 201 quy định về tiền bồi thường cho gia
đình nạn nhân trong trường hợp phạm tội giết người, phạm nhân bị phạm tội
chiếu theo điều luật cố ý đả thương nhân thương chí tử nhưng cho chuộc tội.
Tiền chuộc thì giao cho gia đình nạn nhân để lo việc chơn cất. Đối với trường
hợp gây thương tích điều 271 bộ luật Gia Long cũng quy định tỉ mỉ các hình
phạt tuỳ theo theo thương tích từ nhẹ đến nặng nhưng đó là những chế tài về
hình sự mà khơng đề cập bồi thường như trong điều 446 của bộ luật Hồng Đức.
Điều 271 bộ luật Gia Long dự liệu bồi thường trong các trường hợp nặng nhất
như hỏng mắt, gãy tay chân, làm hỏng bộ phận trong cơ thể… thì ngoại hình
phạt lưu 300 lí, 100 trượng thì 1/2 tài sản kẻ phạm tội được đền cho nạn nhân để
15


nuôi thân. Bước phát triển tiếp theo của chế định bồi thường thiệt hại đánh dấu
sự can thiệp mạnh mẽ hơn của nhà nước bằng cách dự liệu những chế tài về hình
sự để trừng phạt những kẻ nào xâm phạm đến tài sản và nhân thân của người

khác. Ngoài việc phải chịu hình phạt thì kẻ phạm tội cịn phải bồi thường cho
nạn nhân những thiệt hại mà họ gây ra.
Qua một số quy định đã dẫn từ hai bộ luật cho thấy, trong pháp luật phong
kiến Việt Nam chưa có sự phân biệt rõ ràng "trách nhiệm dân sự" và "trách
nhiệm hình sự". Nhưng qua quá trình phát triển của xã hội, các chế định pháp
luật cũng dần thay đổi, trách nhiệm bồi thường thiệt hại khơng cịn được coi là
hình phạt mà là nghĩa vụ, bổn phận của người gây thiệt hại phải bồi thường cho
người bị thiệt hại nhằn phục hồi tình trạng tài sản và tinh thần cho người bị thiệt
hại. Chẳng hạn, Điều 609 BLDS Việt Nam quy định: "Người nào do lỗi cố ý
hoặc vơ ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài
sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín,
tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác mà gây thiệt hại, thì phải bồi
thường". Hoặc như trong Luật Dân Sự Cộng hòa Pháp, BTTH được quy định:
"Bất cứ hành vi nào của một người mà gây thiệt hại cho người khác, thì người
đã gây ra thiệt hại do lỗi của mình phải BTTH"
Như vậy, BTTH là quan hệ phát sinh từ hậu quả của hành vi trái pháp luật
xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các
quyền lợi, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân. Bồi thường thiệt hại là hình thức
trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải bù đắp, đền
bù những tổn thất về vật chất, tinh thần cho bên bị hại.
1.2.2.2. Khái niệm bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời có thẩm quyền của
cơ quan tiến hành tố tụng.
Cơ quan THTT là cơ quan nhà nước hoạt động nhân danh quyền tư pháp.
Chức năng chủ yếu của cơ quan THTT là sử dụng công cụ pháp luật, áp dụng
các biện pháp do pháp luật quy định nhằm đấu tranh phòng, chống tội phạm và
giải quyết đúng đắn, kịp thời các tranh chấp xảy ra trong xã hội, bảo vệ quyền,
16


lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, Nhà nước, bảo vệ pháp luật và pháp chế

XHCN. Tuy có nhiệm vụ bảo vệ và thực hiện pháp luật, nhưng hoạt động này
vẫn có thể trở thành tác nhân gây thiệt hại cho công dân từ các hành vi tố tụng
trái pháp luật. Thiệt hại do cơ quan THTT gây ra và việc giải quyết bồi thường
này về bản chất phải dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật dân sự, tức được
nhìn nhận là một loại quan hệ pháp luật có tính chất dân sự, song khơng thuần
túy là quan hệ dân sự thông thường. Đây được xem là trường hợp BTTH có tính
đặc thù của luật dân sự và chế định BTTH ngoài hợp đồng, bởi quan hệ giải
quyết bồi thường tuy là quan hệ có tính chất dân sự nhưng phát sinh giữa chủ thể
đặc biệt của luật dân sự là Nhà nước với công dân trong hoạt động tư pháp. Vì
vậy, khi Nhà nước thực hiện công quyền gây thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức
thì cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của Nhà nước không chỉ nhằm khôi phục các tổn thất tài sản mà còn
phải bù đắp những tổn thất tinh thần cho các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại. Do
vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước là trách nhiệm khôi phục
những tổn thất về tài sản, bù đắp những tổn thất về tinh thần trong trường hợp
người thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước vì lợi ích chung đã gây thiệt hại về tài
sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tài sản, uy tín của tổ chức,
quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác.
BTTH do người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra là bồi thường
của Nhà nước cho công dân bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng. Việc bồi thường
này không đơn thuần chỉ là bù đắp, đền bù tổn thất vật chất hoặc tinh thần, mà
một yêu cầu quan trọng khác đặt ra trong các vụ xét giải quyết BTTH do người
có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra là Nhà nước phải có những biện pháp
khơi phục kịp thời danh dự, uy tín cho cơng dân, nhất là đối với từng trường hợp
bị oan, sai về hình sự.
Việc bồi thường này một mặt mang tính chất dân sự vì tổn thất mà người
có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra cho cá nhân, tổ chức trong hoạt động
điều tra, truy tố, xét xử thường là thiệt hại vật chất hoặc thiệt hại tinh thần do
danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc sức khỏe, tính mạng, tài sản cá nhân bị xâm
17



phạm. Song mặt khác, mặc dù về hình thức, thiệt hại xảy ra là thiệt hại vật chất
hoặc tinh thần như các thiệt hại dân sự thơng thường, nhưng vì do người có
thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra nên mức độ, diễn biến của tổn thất thực tế
trong nhiều trường hợp trở nên rất phức tạp, nếu không được kịp thời khắc phục
bằng các giải pháp mang tính dân sự thì có thể cịn dẫn đến việc phát sinh nhiều
vấn đề phức tạp, mà một trong số tác động tiêu cực của trường hợp thiệt hại do
người có thẩm quyền của cơ quan THTT gây ra đối với trật tự xã hội, đó là sự
xói mịn, giảm sút lòng tin của nhân dân vào Nhà nước, vào nền pháp chế dân
chủ XHCN, vào công lý, công bằng của pháp luật. Các biện pháp khắc phục
mang tính chất dân sự là giải pháp kịp thời để giảm đến mức thấp nhất tác động
tiêu cực mà hành vi gây thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan THTT
gây ra. Bên cạnh đó, sự đặc thù của BTTH do người có thẩm quyền của cơ quan
THTT gây ra xuất phát từ một điều kiện thực tế khác, đó là vì thiệt hại phát sinh
trong các giai đoạn, quá trình và hoạt động tố tụng phức tạp; một thiệt hại có thể
do nhiều nguyên nhân, nhiều người, nhiều cơ quan THTT khác nhau gây ra.
Thậm chí thiệt hại có thể cùng do một loại cơ quan, nhưng theo thủ tục tố tụng
khác nhau thì diễn biến của thiệt hại trên thực tế lại khác nhau. Vì vậy, việc đánh
giá mức độ thiệt hại, xác định phạm vi trách nhiệm và nội dung các thiệt hại
được bồi thường đặt trong điều kiện hoạt động của cơ quan THTT để giải quyết
BTTH không thể chỉ dựa trên các quy định của Luật dân sự mà còn dựa trên quy
phạm pháp luật áp dụng riêng cho trường hợp BTTH do người có thẩm quyền
của cơ quan THTT gây ra. Điều này cho thấy, BTTH do người có thẩm quyền
THTT gây ra, ngồi những đặc điểm của BTTH trong dân sự như sự bù đắp, sự
đền bù tổn thất thực tế, cịn có đặc điểm quan trọng khác thể hiện bản chất
quyền tư pháp nhà nước, đó là để khẳng định tính đúng đắn, nghiêm minh, công
bằng của pháp luật và tăng cường sự dân chủ của Nhà nước pháp quyền và pháp
chế XHCN thơng qua chính việc giải quyết bồi thường. Đây là đặc điểm nói lên
tính đặc thù của BTTH do người có thẩm quyền THTT gây ra mà các cơ quan

cũng như người có thẩm quyền THTT phải nhận thức và xác định rõ khi thực
hiện trách nhiệm BTTH cho công dân, nhất là đối với BTTH oan, sai về hình sự.
18


1.3. Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời có thầm quyền của cơ
quan tiến hành tố tụng gây ra.
Pháp luật Việt Nam hiện hành đã quy định trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do người có thẩm quyền của Cơ quan THTT gây ra trong khi thi hành công
vụ. Tuy nhiên, điều mà nhiều luật gia Việt Nam đang đặt câu hỏi là liệu ở Việt
Nam đã tồn tại khái niệm "trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước" và
chế định "trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước" hay chưa. Hiện này có
quan điểm cho rằng trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa hề tồn tại chế định
trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước mà chỉ là chế định trách nhiệm
bồi thường của các cơ quan nhà nước mà thôi. Cách tiếp cận của quan điểm này
là chưa hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật thực định hiện hành của
Việt Nam. Nếu xét về mặt kinh phí bồi thường thì trong lĩnh vực tố tụng hình
sự, kinh phí bồi thường của các cơ quan tố tụng được cấp từ cơ quan tài chính
các cấp theo một thủ tục khá phức tạp, theo đó thì “Hàng năm, căn cứ thực tế
bồi thường của năm trước, cơ quan tài chính các cấp phối hợp với cơ quan, đơn
vị cùng cấp lập dự toán kinh phí bồi thường để tổng hợp vào dự tốn ngân sách
cấp mình, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định của
pháp luật về ngân sách nhà nước và được phân bổ cho cơ quan, đơn vị khi có
yêu cầu chi trả tiền bồi thường” (Điều 53 Luật TNBTCNN). Tuy nhiên, có thể
khẳng định một điều chắc chắn là ở Việt Nam đã tồn tại cơ chế bồi thường cho
những người bị thiệt hại bởi hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Hiện nay những nội dung cơ bản nhất của chế định pháp lý về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại của Nhà nước được quy định tại BLDS 2005, Luật
TNBTCNN 2009, Nghị định 16/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật TNBTCNN. Các văn bản pháp luật này là cơ sở tiền

đề đề xác định trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại do người có thẩm
quyền của Cơ quan THTT gây ra.

19


1.3.1. Khái niệm và đặc điểm pháp lí của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt
hại do ngƣời có thẩm quyền của Cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.
1.3.1.1 Khái niệm trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời có thẩm
quyền của Cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.
Trên cơ sở nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công,
phân định mối quan hệ giữa ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, các cơ quan
có thẩm quyền tiến hành các hoạt động và thủ tục tố tụng như Tòa án, Viện
Kiểm Sát... trong hoạt động phải thể hiện được đầy đủ, đúng đắn và chính xác
quyền lực nhà nước. Không bảo đảm được các yêu cầu này thì hoạt động của các
cơ quan THTT sẽ làm biến dạng quyền lực nhà nước, làm sai lệch bản chất của
bộ máy nhà nước, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân. Trên
thực tế, đã hình thành một ý thức và tâm lý xã hội chung là công dân thường
đánh giá hiệu lực và hiệu quả của bộ máy nhà nước một cách trực tiếp thông qua
sự đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan tư pháp cũng như cơ quan có thẩm
quyền THTT. Đó cũng là điều dễ hiểu vì so với các cơ quan nhà nước khác, hoạt
động của cơ quan THTT liên quan mật thiết đến sự tồn vong của cá nhân con
người. Chính vì thế, cơng dân ln ln địi hỏi các cơ quan đó phải là biểu
tượng điển hình của việc tuân thủ pháp luật, cũng như phải thể hiện trực tiếp tính
chất dân chủ và cơng bằng trong hoạt động.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, hoạt động của người có thẩm quyền
THTT có thể để xảy ra sai sót, oan sai, gây tổn thất cho công dân. Những sai sót,
oan sai này làm phát sinh nhiều loại trách nhiệm pháp lý khác nhau. Trong luật
Dân sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tố
tụng hình sự gây ra thì oan sai được hiểu là những hành vi trái pháp luật mà

người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự trong việc bắt, tạm giữ, tạm
giam, truy tố, xét xử, thi hành án đối với người khơng có tội. Oan sai hiểu dưới
góc độ của chủ thể bị hại - đối tượng của hành vi trái pháp luật của người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự, đó là hậu quả thiệt hại về vật chất và tinh
thần, là nỗi oan ức của một người mà người đó phải gánh chịu. Trong tố tụng
20


×