Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình trong việc bảo vệ quyền lợi cho con khi cha mẹ ly hôn qua khảo sát tại tòa án nhân dân huyện hương khê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.49 KB, 60 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

346

KHOA LUẬT
--------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG VIỆC
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHO CON KHI CHA MẸ LY HÔN (QUA KHẢO
SÁT TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN HƢƠNG KHÊ)

NGÀNH: LUẬT TƢ PHÁP

Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Phạm Thị Thúy Liễu
Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Hà

Lớp:

52B7 – Luật

MSSV:

1155031842

Vinh, tháng 05 năm 2015



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... 0
A. LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài............................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 4
6. Kết cấu khóa luận .............................................................................................. 5
B. PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI
CHO CON KHI CHA MẸ LY HÔN .................................................................... 6
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc bảo vệ quyền lợi cho con khi cha
mẹ ly hôn .............................................................................................................. 6
1.1.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................ 6
1.2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 6
1.2. Quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi cho con khi cha mẹ ly hôn 8
1.2.1. Khái niệm hôn nhân .................................................................................... 8
1.2.2. Khái niệm ly hôn ......................................................................................... 9
1.2.3. Quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ................................ 10
1.3. Đánh giá quy định của pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi cho con
khi cha mẹ ly hôn............................................................................................... 24
1.4. Ý nghĩa của việc quy định bảo vệ quyền lợi cho con khi cha mẹ ly hơn26
1.4.1. Đối với gia đình........................................................................................ 26
1.4.2. Đối với trẻ em........................................................................................... 28
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CON KHI CHA
MẸ LY HƠN TẠI TỊA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN HƢƠNG KHÊ ................. 30
2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế- xã hội của huyện Hƣơng Khê.................... 30
2.2. Thực trạng bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn ........................ 32

2.2.1. Số liệu khảo sát tại Tòa án nhân dân huyện Hƣơng Khê .......................... 33
2.2.2. Trƣờng hợp cha mẹ thỏa thuận đƣợc việc chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục
con

................................................................................................................... 37
1


2 .2.3. Trƣờng hợp cha mẹ không thỏa thuận đƣợc việc chăm sóc, ni dƣỡng,
giáo dục con......................................................................................................... 39
2.3. Một số nhận xét, đánh giá thực trạng bảo vệ quyền lợi cho con khi cha
mẹ ly hơn tại Tịa án nhân dân huyện Hƣơng Khê ........................................ 42
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG
VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHO CON KHI CHA MẸ LY HÔN ................. 47
3.1. Một số giải pháp chung .............................................................................. 47
3.1.1. Đối với quy định của pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi cho con khi
cha mẹ ly hôn ...................................................................................................... 47
3.1.2. Đối với chính sách phát triển nhà nƣớc về bảo vệ trẻ em ......................... 48
3.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết
quyền lợi cho con tại Tòa án nhân dân huyện Hƣơng Khê........................... 50
C. KẾT LUẬN .................................................................................................... 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 55

2


LỜI CẢM ƠN
Thực tế cho thấy khơng có sự thành công nào của sinh viên mà không
gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ của các thầy cô giáo. Đúng vậy, từ khi bắt
đầu học tập ở giảng đƣờng đại học đến nay, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan

tâm, giúp đỡ của q Thầy Cơ, gia đình và bạn bè. Với lịng biết ơn sâu sắc
nhất, tơi xin gửi đến quý Thầy Cô trong khoa Luật- trƣờng Đại học Vinh đã
cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho
các sinh viên trong suốt thời gian học tập tại trƣờng.
Tiếp đến, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Cô giáo: Phạm Thị Thúy
Liễu đã tận tâm giúp đỡ, chỉ bảo, cung cấp kiến thức, các tài liệu hƣớng dẫn cho
tơi trong suốt q trình nghiên cứu để hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn cô và xin gửi đến cô những lời chúc tốt
đẹp nhất, xin chúc cô thật dồi dào sức khỏe, đầy niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ
mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên:
Nguyễn Thị Hà


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HN&GĐ :

Hơn nhân và gia đình

BLDS:

Bộ luật dân sự

BVCS&GDTE:

Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em

XDNTM:


Xây dựng nơng thơn mới

TAND:

Tịa án nhân dân

HN&GĐ-ST:

Hơn nhân và gia đình – Sơ thẩm

BVCSTE:

Bảo vệ chăm sóc trẻ em


A. LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với xu thế hội nhập kinh tế, quốc tế của đất nƣớc trong những năm
gần đây nền kinh tế của đất nƣớc ngày càng đổi thay theo năm tháng, các điều
kiện về an sinh xã hội ngày càng đƣợc quan tâm một cách thƣờng xuyên, đời
sống ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện cả mặt vật chất lẫn tinh thần, trình độ
dân trí của ngƣời dân ngày càng cao, chính sách pháp luật ngày càng đƣợc sửa
đổi, bổ sung và dần dần đi vào hoàn thiện để phù hợp với thơng lệ quốc tế. Vì
vậy mà sự nhận thức của con ngƣời trong thời đại ngày nay cũng có phần thay
đổi cả trong tính cách và suy nghĩ, dẫn đến nhiều hệ quả phải giải quyết. Ví dụ:
các Tranh chấp dân sự xảy ra thƣờng xuyên, sự đổ vỡ của hơn nhân trong giới
trẻ ngày càng nhiều, Tồ án các cấp ngày càng phải giải quyết lƣợng án về dân
sự, hơn nhân gia đình ngày càng tăng. Các quyền lợi của con trẻ ngày càng bị
xâm hại và thiệt thời về mặt vật chất lẫn tinh thần. Nhƣ chúng ta đã biết khi cuộc
sống vợ chồng có những mâu thuẫn kéo dài, khơng cịn hạnh phúc để chung

sống với nhau thì cách tốt nhất là nên tìm cách để giải thốt cho nhau. Ngày nay
tình trạng ly hơn giữa các cặp vợ chồng ngày càng nhiều. Cùng với sự phát triển
của xã hội thì việc ly hơn kéo theo những hệ quả nghiêm trọng mà trong đó con
cái là những ngƣời chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất. Những đứa trẻ sinh ra và lớn
lên có quyền đƣợc hƣởng sự yêu thƣơng, chăm sóc, giáo dục của cả cha và mẹ.
Nhƣng một khi cha mẹ ly hơn ngồi việc chúng sẽ mất đi một phần nào các
quyền này thì chúng cịn mất đi cả tƣơng lai và tuổi thơ khi mái ấm gia đình
khơng cịn. Việc bảo vệ quyền lợi cho các con đƣợc đặt ra và là vấn đề đƣợc xã
hội quan tâm khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn các nƣớc trên thế giới cũng đang
đƣợc đề cao. Các quyền lợi của những đứa trẻ này cũng là một trong những nội
dung quan trọng của luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) Việt Nam.
Luật HN&GĐ năm 2014 ra đời trên cơ sở kế thừa Luật Hơn nhân và gia
đình năm 2000 đã góp phần tích cực vào việc bảo vệ quyền lợi cho con khi cha
mẹ ly hôn. Những đứa con khi chịu cảnh chia ly, sự thiếu thốn về mặt tình cảm
1


khơng gì bù đắp nổi và rất cần sự bảo vệ quan tâm, chăm sóc, giáo dục để tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho chúng đƣợc học tập, vui chơi, giải trí…nhƣ bao đứa
trẻ khác. Cha mẹ khơng đƣợc phân biệt đối xử giữa các con với nhau, ngƣời trực
tiếp nuôi dƣỡng phải biết cách bù đắp những khoảng trống trong chúng để chúng
có thể trƣởng thành và phát triển một cách ổn định nhất khi phải sống trong cảnh
gia đình xa cách.
Trên thực tế, việc bảo vệ quyền lợi cho con cái khi cha mẹ ly hôn bên
cạnh những mặt tích cực mà quy định của pháp luật mạng lại thì cịn có những
khó khăn vƣớng mắc trong q trình hồn thiện pháp luật cũng nhƣ thực tiễn
thực hiện vấn đề này.
Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về việc giải quyết quyền lợi của con khi
cha mẹ ly hơn. Qua những khảo sát thực tế tại Tịa án nhân dân huyện Hƣơng
Khê để đƣa ra những giải pháp, đề xuất thực tế nhằm hoàn thiện các quy định

của pháp luật cũng nhƣ nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ quyền lợi cho con.
Do vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình
trong việc bảo vệ quyền lợi cho con khi cha mẹ ly hơn. Qua khảo sát tại Tịa án
nhân dân huyện Hương khê” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quan hệ giữa cha mẹ và con đƣợc pháp luật quan tâm, đặc biệt là những
quy định liên quan tới việc bảo vệ quyền lợi cho con sau khi cha mẹ ly hôn đã
đƣợc nhiều nhà lập pháp quan tâm, nghiên cứu. Trong đó cần phải kể đến: Luật
hơn nhân và gia đình 1959 đƣợc Quốc hội khóa I, kì họp thứ 11 thơng qua ngày
29/12/1959 . Luật hơn nhân và gia đình 1986 đã đƣợc Quốc hội khóa VII kì
họp thứ 12 thơng qua ngày 29/12/1986 và đƣợc Hội đồng nhà nƣớc công bố
ngày 03/01/1987. Luật hơn nhân và gia đình 2000 đƣợc Quốc hội khóa X, kì
họp thứ 7 thơng qua ngày 09/06/2000 .
Nghiên cứu pháp luật về bảo vệ quyền lợi cho con là một đề tài rộng
đƣợc khá nhiều các nhà khoa học quan tâm. Tính đến nay cũng đã có nhiều bài
viết cũng nhƣ các cơng trình nghiên cứu về việc bảo vệ quyền lợi cho con khi
cha mẹ ly hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2000. Trong đó phải
kể đến: Đề tài “Ngun tắc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em khi cha mẹ ly
hôn theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000” khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn
Thị Phƣơng Thảo, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, năm 2007; Đề tài “Bảo vệ
2


quyền lợi của con khi cha mẹ ly hơn” khóa luận tốt nghiệp của Hồ Thị Nga,
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội năm 2007; Đề tài “Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi
của cha mẹ và con trong Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000” khóa luận tốt
nghiệp của Lê Thu Lý, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, 2008; Đề tài “Nguyên tắc
bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn” luận văn
thạc sĩ của Lê Thu Trang, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội năm 2012… Bài viết:
Những bất cập xung quanh vấn đề “Hỏi ý kiến trẻ em” khi giải quyết việc nuôi

con sau khi ly hôn” của tác giả Nguyễn Hồng Tuyến.
Nhƣ vậy, có thể thấy dù đã có nhiều bài viết cũng nhƣ các cơng trình
nghiên cứu khoa học về mối quan hệ HN&GĐ đã nêu đƣợc những bất cập, ý
nghĩa về lý luận, thực tiễn và cũng đƣa ra những giải pháp, kiến nghị nhƣng các
cơng trình này mới dừng lại ở tầm khái quát chung, chƣa đi sâu vào thực tiễn cụ
thể của một huyện, tỉnh hay thành phố. Vì vậy, trong đề tài này với khuôn khổ là
một bài khóa luận tốt nghiệp nên khơng thể đề cập đƣợc tất cả các vấn đề mà chỉ
dừng lại ở việc bảo vệ quyền lợi của con sau khi cha mẹ ly hơn. Từ đó thấy đƣợc
những thực tiễn tại Tịa án huyện Hƣơng Khê trong việc giải quyết vấn đề này.
Qua thực tiễn và những phân tích, đánh giá đó để đƣa ra giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả trong việc bảo đảm quyền lợi của con khi cha mẹ ly hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Bảo vệ quyền lợi cho con khi cha mẹ ly hơn là rất cần thiết nhất là trong
q trình phát triển của xã hội nhƣ hiện nay thì việc các con khơng đƣợc sự quan
tâm, chăm sóc đúng mức từ phía những ngƣời làm cha làm mẹ thì việc xảy ra
các tệ nạn xã hội là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy chúng ta cần phải dựa trên
những quy định của pháp luật để giải quyết quyền lợi của các con cho hợp lý,
chính xác bảo đảm quyền cho các con đƣợc học tâp, vui chơi, phát triển một
cách toàn diện …
Việc nghiên cứu vấn đề này với mục đích cuối cùng là giúp cho mọi
ngƣời hiểu, ly hơn là khi các cặp vợ chồng có những mâu thuẫn khơng thể hịa
giải, đời sống vợ chồng đi vào bế tắc việc ly hơn là lối thốt dành cho nhau.
Nhƣng khi ly hôn cần biết cân nhắc và quan tâm tới những đứa con, chúng là
những đứa trẻ vô tội vì vậy khi ly hơn cha mẹ phải có những thỏa thuận để đảm
bảo các điều kiện cho cuộc sống của chúng. Ngƣời đƣợc trực tiếp nuôi dƣỡng
3


cũng nhƣ ngƣời không trực tiếp nuôi dƣỡng con phải thực hiện đầy đủ các quyền

và nghĩa vụ của mình để mạng lại những điều tốt đẹp nhất cho các con.
3.2. Nhiệm vụ
Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận trong việc bảo vệ quyền lợi
cho con tìm hiểu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, phân tích các khái niệm hơn
nhân, khái niệm ly hơn, từ đó nghiên cứu về những quy định của pháp luật hiện
hành trong việc bảo vệ các quyền lợi cho con khi cha mẹ ly hơn. Qua đó đƣa ra
nhận xét, đánh giá để đảm bảo quyền lợi cho các con.
Tìm hiểu thực trạng, thực tiễn áp dụng pháp luật về việc bảo vệ quyền lợi
cho con thông qua hoạt động xét xử của Tòa án, để đƣa ra nhận xét, đánh giá về
những thành cơng và những điều cịn bất cập, hạn chế của việc áp dụng pháp
luật về vấn đề này.
Từ đó tìm ra những giải pháp chung nhất đối với quy định của pháp luật
và đối với các chính sách của nhà nƣớc để qua đó đƣa ra những giải pháp cụ thể
sát với Tòa án nhân dân huyện Hƣơng Khê nhằm nâng cao hiệu quả cho việc
bảo vệ quyền lợi cho con khi cha mẹ ly hôn.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Quyền lợi của các con khi cha mẹ ly hôn, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ
trong việc chăm sóc, ni dƣỡng, giáo dục con.
4.2. Phạm vi
- Phạm vi nghiên cứu: Luật HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ năm
2014, Bộ luật dân sự năm 2005, Luật chăm sóc bảo vệ và giáo dục trẻ em năm
2004.
- Phạm vi khảo sát: Tại Tòa án nhân dân huyện Hƣơng Khê
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong bài khóa luận này tơi sử dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp khác
nhau nhƣ:
Phƣơng pháp phân tích tài liệu: là phƣơng pháp xem xét các số liệu thực
tế tại Tòa án nhân dân huyện Hƣơng Khê, từ đó phân tích, đánh giá những thuận
lợi và những khó khăn, vƣớng mắc trong việc bảo vệ quyền lợi cho con.


4


Phƣơng pháp thống kê: là việc thu thập các tài liệu cần thiết liên quan
đến đề tài, từ đó phân loại tài liệu, sắp xếp và lập bảng biểu để thể hiện, trên cơ
sở đó để biết và hiểu đƣợc thực trạng cũng nhƣ có những giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả trong việc bảo vệ quyền lợi cho con khi cha mẹ ly hơn.
Ngồi ra, cịn sử dụng các phƣơng pháp nhƣ: Phƣơng pháp điều tra,
khảo sát; Phƣơng pháp khái qt, tổng hợp…
6. Kết cấu khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo. Kết
cấu khóa luận gồm có ba chƣơng:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về việc bảo vệ quyền lợi của con khi
cha mẹ ly hôn.
Chương 2: Thực trạng bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hơn tại
Tịa án nhân dân huyện Hương khê.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác
bảo vệ quyền lợi cho các con khi cha mẹ ly hơn.
Trong khn khổ một đề tài khóa luận với khoảng thời gian ngắn để
nghiên cứu tìm hiểu để hồn thành khố luận này chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi
những sơ hở thiếu sót, nên tơi mong đƣợc sự đóng góp q báu của các thầy, cơ
giáo và các bạn sinh viên sẽ giúp cho cho bài khóa luận của tơi đƣợc hồn thiện
hơn.

5


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC BẢO VỆ QUYỀN

LỢI CHO CON KHI CHA MẸ LY HÔN
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc bảo vệ quyền lợi cho con
khi cha mẹ ly hôn
1.1.1 Cơ sở lý luận
Nghiên cứu đề tài này giúp cho chúng ta thấy đƣợc những cơ sở lý luận
về việc giải quyết quyền lợi cho con. Qua đó để hiểu rõ hơn về vai trị, vị trí của
những bậc làm cha, làm mẹ đối với con trẻ của mình sinh ra. Nhƣ chúng ta đã
biết “ trẻ em sinh ra có quyền đƣợc khai sinh”, đây là quyền thiêng liêng nhất đã
đƣợc ghi nhận trong Hiến chƣơng của Liên Hợp Quốc và đã đƣợc thế giới ghi
nhận, còn ở Việt Nam chúng ta quyền này cũng đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp
và Bộ luật dân sự, song song với quyền đƣợc khai sinh thì con trẻ cịn phải đƣợc
hƣởng thụ thêm nhiều quyền lợi khác nhƣ: “Quyền đƣợc chăm sóc, ni
dƣỡng”, quyền đƣợc học tập.....”, nếu chúng mất đi các quyền này thì đƣơng
nhiên là sẽ rất thiệt thịi và thậm chí cịn kéo theo một hệ lụy về mặt kiến thức về
sau cho một đất nƣớc, một quốc gia, một dân tộc đó là sự bào mịn về mặt kiến
thức, vì nó khơng chỉ ảnh hƣởng đến phạm vi một gia đình nhỏ mà cịn ảnh
hƣởng đến xã hội.
Hiện nay tình trạng ly hơn giữa các cặp vợ chồng trẻ chiếm tỷ lệ khá cao,
dẫn đến tình trạng con trẻ của họ bị bỏ rơi thiếu thốn về mặt tình cảm lẫn vật
chất là rất lớn, đây không chỉ là nỗi đau buồn của con trẻ mà là một vấn đề nhức
nhối của các cấp, các ngành. Tuy nhiên vấn đề kết hôn là dựa trên cơ sở tự
nguyện của nam nữ và đƣợc pháp luật ghi nhận, nhƣng vấn đề ly hôn cũng trên
cở sở đồng thuận của cả 2 ngƣời, nhƣng điều tôi muốn nêu lên trong đề tài của
mình là hậu quả của những đứa trẻ này về sau sẽ nhƣ thế nào, tƣơng lai sẽ ra
sao, đây chính là điều mà gia đình cần phải quan tâm. Nếu chúng ta làm tốt đƣợc
việc này thì xã hội sẽ bớt đi thêm một gánh nặng, gia đình sẽ bớt đi nỗi niềm đau
thƣơng, con trẻ sẽ đƣợc đầy ắp tiếng cƣời, tƣơng lai đất nƣớc sẽ ngày càng phồn
vinh vững bƣớc hội nhập với các nƣớc trong khu vực nói riêng và trên thế giới
nói chung.
1.2.2. Cơ sở thực tiễn

6


Ly hôn đã trở thành hiện tƣợng khá phổ biến, nó làm ảnh hƣởng tới
quyền lợi của các con trẻ. Trong q trình ly hơn có thể chia làm ba giai đoạn,
đầu tiên đó là giai đoạn cấp tính: Thể hiện sự chia cách về mặt cảm xúc và ly
thân giữa vợ chồng khi họ xảy ra những xích míc, những mâu thuẫn bất đồng
quan điểm khiến họ cảm thấy không thể sống chung với nhau. Giai đoạn tiếp
theo là giai đoạn chuyển tiếp: Khi cả hai cảm thấy bất đồng sống ly thân sẽ xảy
ra nhiều suy nghĩ, dao động về tinh thần và đƣa tới việc ly hôn, trong giai đoạn
này sẽ có rất nhiều điều cần phải suy xét và cân nhắc kĩ lƣỡng nhất là việc liên
quan tới con cái của cả hai. Giai đoạn cuối là hậu ly hôn: sau khi ly hôn cả hai
cha mẹ thiết lập cuộc sống mới có thể đơn thân có thể tái hơn nhƣng dù cho nhƣ
thế nào thì quyền lợi của con vẫn đƣợc cả hai cha mẹ thực hiện đúng theo pháp
luật nhằm đảm bảo cho con của mình đƣợc phát triển tồn diện nhƣ bao đứa trẻ
khác.
Cha mẹ ly hôn sẽ gây ra nhiều hậu quả cho con cái, tùy và từng độ tuổi
mà có những ảnh hƣởng khác nhau. Những đứa đang ở độ tuổi đến trƣờng mặc
dù chúng có buồn nhƣng vẫn cịn ít biến động, khơng có những biểu hiện rõ rệt.
Ở độ tuổi thiếu niên chúng dễ xảy ra sự thay đổi lớn hơn vì nó nhận thức và hiểu
biết rõ hơn và thƣờng có một tâm lý ln hi vọng cha mẹ sẽ tái hợp lại với nhau.
Với những đứa tuổi tiền thành niên phản ứng của chúng có thể là xấu hổ với bạn
bè, có thể tức giận, nhiều lúc sẽ mâu thuẫn với cha mẹ. Nhƣng dù ở độ tuổi nào
đi chăng nữa thì chúng đều là những đứa con bất hạnh, chúng khơng đƣợc sự
quan tâm, chăm sóc, giáo dục của cả cha và mẹ điều này sẽ ảnh hƣởng tới tâm lý
của các con khi chúng không đƣợc hƣởng trọn vẹn các quyền của mình từ cha
mẹ.
Vì vậy khi cha mẹ ly hôn không thể phủ nhận quyền của các con mà thay
vào đó phải có sự thỏa thuận của cả hai bên để bảo vệ quyền lợi cho con. Dù
trong bất kì hồn cảnh nào đi nữa thì khơng ai đƣợc phủ nhận những đứa trẻ,

chúng có quyền đƣợc bảo vệ chăm sóc sức khỏe, có quyền đƣợc học hành, đƣợc
sống trong môi trƣờng giáo dục lành mạnh, có quyền vui chơi, giải trí…tất cả
đƣợc quy định trong “Công ước quốc tế về quyền trẻ em”. Đúng vậy, trẻ em từ
khi sinh ra đƣợc hƣởng các quyền và đảm bảo lợi ích tồn diện nên dù trong
hồn cảnh nào, giữa cha mẹ có thỏa thuận hay khơng thì họ đƣơng nhiên là
ngƣời có trách nhiệm thực hiện quyền và lợi ích cho sự phát triển của con mình.
Đó là nghĩa vụ, là trách nhiệm của những bậc làm cha làm mẹ.
7


Từ những thực tiễn trên cùng với những nghiên cứu tìm hiểu về tình hình
bảo vệ quyền lợi cho con ở huyện Hƣơng Khê thì bên cạnh những mặt tích cực
đạt đƣợc cịn có nhiều khó khăn, vƣớng mắc cần giải quyết. Trên cơ sở đó đƣa
ra các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ quyền
lợi cho con khi cha mẹ ly hôn.
1.2. Quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi cho con khi cha mẹ
ly hôn
1.2.1. Khái niệm hôn nhân
Trong khoa học pháp lý nói chung và khoa học Luật HN & GĐ nói riêng,
việc đƣa ra một khái niệm đầy đủ về hơn nhân có ý nghĩa quan trọng. Nó phản
ánh quan điểm chung nhất của Nhà nƣớc về hôn nhân, tạo cơ sở lý luận cho việc
xác định bản chất pháp lý của hôn nhân, xác định nội dung, phạm vi điều chỉnh
của các quy phạm pháp luật HN & GĐ.
Ở các nƣớc theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ (Common law), phổ biến
khái niệm cổ điển mang quan niệm truyền thống: “Hôn nhân là sự liên kết tự
nguyện suốt đời giữa một người đàn ông và một người phụ nữ, mà khơng vì mục
đích nào khác”. Ngoài khái niệm trên, hiện nay, một số luật gia ở Châu Âu và
Mỹ quan niệm: “Hôn nhân là sự liên kết pháp lý giữa một người nam và một
người nữ với tư cách là vợ chồng”, hoặc: “Hôn nhân là hành vi hoặc tình trạng
chung sống giữa một người nam và một người nữ với tư cách là vợ chồng”.

Qua các khái niệm trên thể hiện bản chất pháp lý của hơn nhân. Đó là sự
kết hợp giữa một ngƣời nam và một ngƣời nữ trên cơ sở đƣợc pháp luật thừa
nhận. Sau khi kết hôn họ tham gia với vai trò mới, vai trò ngƣời chồng và vai trị
ngƣời vợ, họ có ràng buộc với nhau về mặt pháp lý đảm bảo thực hiện quyền và
nghĩa vụ của họ, để cùng chung sống lâu dài, hạnh phúc, chăm sóc, giáo dục con
cái.
Ở Việt Nam các nhà luật học đƣa ra khái niệm đƣợc quy định tại khoản 1
điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 nhƣ sau: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và
chồng sau khi kết hôn”. Quan hệ này là quan hệ giới tính, thực chất và ý nghĩa
của nó thể hiện trong việc sinh đẻ, ni nấng, giáo dục con cái, đáp ứng lẫn nhau
những nhu cầu tinh thần và vật chất trong cuốc sống hàng ngày. Vai trị và ý
nghĩa này đều có trong mọi xã hội. Hơn nữa ở các xã hội nào mà các quan hệ
hôn nhân đƣợc coi là quan hệ pháp luật thì sự liên kết giữa ngƣời đàn ơng và
8


ngƣời đàn bà là hình thức của các quan hệ đó mang ý nghĩa nhƣ một sự kiện
pháp lý làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định cho vợ hoặc chồng.
Theo từ điển giải thích thuật ngữ Luật học của trƣờng Đại Học Luật Hà
Nội, hôn nhân đƣợc hiểu là: “Sự liên kết giữa người nam và người nữ dựa trên
nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, theo điều kiện và trình tự nhất định nhằm
chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc hịa thuận”.
Nhƣ vậy, hôn nhân phải dựa trên cơ sở pháp lý là đăng ký kết hôn, sự liên
kết này không phụ thuộc vào tính tốn vật chất mà dựa trên tinh thần tự nguyện,
bình đẳng giữa vợ và chồng nhằm chung sống với nhau suốt đời, xây dựng gia
đình hạnh phúc, dân chủ, hòa thuận và bền vững.
1.2.2. Khái niệm ly hôn
Cùng với sự pháp triển của xã hội, ly hôn đang là vấn đề phổ biến và
phức tạp nên đƣợc Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Vì nó
ảnh hƣởng trực tiếp đến hạnh phúc của các cặp vợ chồng, đến lợi ích của gia

đình, xã hội và đặc biệt là quyền lợi của các con. Trong những năm gần đây số
vụ ly hôn ngày càng tăng, nhằm giải quyết ly hơn cho chính xác, đảm bảo quyền
lợi cho các con cũng nhƣ cha, mẹ thì các Thẩm phán phải nắm vững các quy
định của pháp luật, điều tra, xác minh tìm hiểu kĩ lƣỡng các nguyên nhân dẫn tới
những mâu thuẫn giữa cha mẹ, những tâm tƣ tình cảm, nguyện vọng và lƣu ý
những đặc điểm nhƣ: Việc ly hôn của cha mẹ phải có những phƣơng án giải
quyết thích hợp cho quyền lợi của con một cách hợp lý. Đồng thời cần có sự kết
hợp đúng đắn các đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với việc giải
quyết từng loại án kiện ly hôn.
Ly hôn là một mặt của quan hệ Hôn nhân. Nếu nhƣ hôn nhân là một hiện
tƣợng bình thƣờng thì ly hơn là một hiện tƣợng bất bình thƣờng, nó là mặt trái
của hơn nhân. Hơn nhân dựa trên tinh thần tự nguyện tự do bao gồm quyền tự do
kết hôn của nam, nữ và quyền tự do ly hôn của vợ chồng.
Theo khoản 14 điều 3 của Luật HN&GĐ năm 2014 khái niệm ly hôn đƣợc
quy định: “ Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án quyết định có
hiệu lực pháp luật của Tịa án”. Nhƣ vậy việc ly hơn của vợ chồng là việc chấm
dứt quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân, vợ hoặc chồng hoặc cả 2 vợ chồng có
quyền u cầu Tịa án giải quyết ly hơn. Luật mới bên cạnh đảm bảo quyền yêu
cầu ly hôn của vợ chồng thì đã mở rộng đối tƣợng đƣợc u cầu Tịa án giải
quyết ly hơn. Cụ thể: Cha, mẹ, ngƣời thân thích cũng có quyền u cầu Tịa án
9


giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh
khác mà không thể nhận thức, làm chủ đƣợc hành vi của mình, đồng thời là nạn
nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hƣởng nghiêm
trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Quy định mới này sẽ khắc phục
đƣợc tình trạng một bên vợ chồng mất năng lực hành vi dân sự nhƣng theo luật
cũ thì khơng thể u cầu ly hơn.
Nhà nƣớc bằng pháp luật, không thể cƣỡng ép nam nữ yêu nhau rồi kết

hơn thì cũng khơng thể bắt họ phải chung sống với nhau suốt đời khi mục đích
hơn nhân khơng đạt đƣợc. Theo Lênin: “ Thực ra tự do ly hơn tuyệt khơng có
nghĩa là làm tan rã những mối liên hệ gia đình mà ngược lại nó củng cố những
mối liên hệ đó trên những cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể có và
vững chắc trong một xã hội văn minh”1 . Quyền tự do ly hơn là quyền chính
đáng và bình đẳng giữa vợ chồng “ Người ta không thể là một người dân chủ và
xã hội chủ nghĩa ngay bây giờ khơng địi quyền hồn tồn tự do ly hơn, vì thiếu
quyền tự do ấy là một sự ức hiếp lớn đối với giới bị áp bức, đối với phụ nữ. Tuy
hoàn toàn chẳng có khó khăn gì mà khơng hiệu được rằng khi ta thừa nhận cho
phụ nữ tự do bỏ chồng thì khơng phải là ta khun tất cả họ bỏ chồng”2 . Nhà
nƣớc bảo hộ hôn nhân, đảm bảo quyền tự do ly hơn của vợ chồng khơng có
nghĩa là giải quyết ly hơn tùy tiện, theo ý chí nguyện vọng của vợ chồng muốn
sao làm vậy mà bằng pháp luật Nhà nƣớc kiểm sốt việc giải quyết ly hơn. Bởi
vì trong quan hệ hơn nhân, khơng chỉ có lợi ích riêng tƣ của vợ chồng mà còn
của Nhà nƣớc và những quy định về việc bảo vệ quyền lợi cho các con nữa.
Nhƣ vậy, thông qua pháp luật nhà nƣớc bảo vệ lợi ích của gia đình, của xã
hội và đặc biệt là bảo vệ quyền lợi cho con khi cha mẹ ly hôn.
1.2.3. Quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
* Các con cần được bảo vệ khi cha mẹ ly hôn
Ly hôn làm cho các thành viên trong một gia đình xa cách nhau, làm cho
những đứa con vô tội phải chịu những thiệt thịi, mất mát lớn và khó có thể gần
gũi u thƣơng nhau nhƣ trƣớc, thay vào đó là những khoảng lặng đọng lại trong
1

Lênin về quyền dân tộc tự quyết, toàn tập, tập 25, NXB.Tiến bộ, matxcơva năm 1980, tr. 335.

2

Ly hôn - về một sự biếm họa của chủ nghĩa Mác và về Chủ nghĩa kinh tế đế quốc. Toàn tập, tập 30,


NXB. Tiến bộ, matxcơva năm 1981, tr.163.

10


mỗi ngƣời. Những đứa con trẻ khi phải chịu cảnh chia ly của bố mẹ đã làm cho
chúng có những thay đổi trong tâm lý, đứa thay đổi tính nết hồn tồn, đứa thì
già dặn hơn, đứa thì trở nên lầm lì, trầm lặng, mặc cảm với bạn bè, có đứa lại
thù gét cha mẹ, có thể trở nên hƣ hỏng. Vì vậy chúng cần sự u thƣơng, chăm
sóc, giáo dục từ cha mẹ, cần cha mẹ dìu dắt, dạy dỗ thành những đứa trẻ ngoan,
biết suy nghĩ và có sự phát triển tồn diện, tuy có thể những bù đắp về vật chất
và tinh thần có hơn hẳn trƣớc thì cũng khơng hàn gắn lại đƣợc tuổi thơ và những
mặc cảm trƣớc xã hội. Nhìn chung phần lớn các đứa trẻ hƣ hỏng là những đứa
con có gia đình không hạnh phúc, cha mẹ ly hôn, con cái không ai quan tâm dẫn
tới chúng phạm pháp khi còn nhỏ. Vậy nên sự cần thiết của xã hội, của pháp luật
để cha mẹ thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của mình sau khi ly hơn là rất
cần thiết. Theo khoản 1 điều 81 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “ Sau khi ly
hơn cha, mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục
con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc
khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình theo quy định
của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan”.
Đối với con chƣa thành niên, theo quy định của pháp luật là con chƣa đủ
18 tuổi, nên đang cần sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ vì chúng chƣa thể lo
cho cuộc sống của bản thân, chƣa đủ tuổi tham gia vào các quan hệ lao động,
chƣa đủ tuổi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của một công dân… và đặc biệt
đối với những gia đình cha mẹ ly hơn thì các con lại cần đƣợc quan tâm hơn
nữa, các con cũng đƣợc quyền học tập, vui chơi , giải trí và xã hội cần tạo những
điều kiện tốt nhất cho các con để làm sao giảm bớt đi những thiệt thòi mà chúng
đang phải trải qua. Việc cha mẹ ly hôn khi giải quyết quyền lợi cho con đƣơng
nhiên chúng ta hiểu không đặt ra với những đứa con đã đủ 18 tuổi vì chúng đã

có thể lo cho cuộc sống, cha mẹ khơng có nghĩa vụ ni dƣỡng nữa vì vậy khi ly
hôn chỉ đặt ra với những ngƣời chƣa thành niên.
Đối với con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc khơng có
khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình. Đây đƣợc hiểu là những
ngƣời pháp luật quy định đã đủ tuổi là một cơng dân độc lập nhƣng họ có những
khiếm khuyết về thể chất hoặc nhận thức khơng có khả năng lao động, khơng có
tài sản thì họ khơng biết bấu víu vào ai để tồn tại. Họ khơng thể chăm sóc cho
mình nên trong trƣờng hợp này pháp luật vẫn quy định cha mẹ vẫn phải chăm
sóc, ni dƣỡng con và trong trƣờng hợp này là nghĩa vụ bắt buộc, điều này thể
11


hiện tính nhân văn, nhân đạo của pháp luật và trở thành một nghĩa vụ luật định
để nâng cao trách nhiệm của cha mẹ. Tại khoản 1 điều 22 BLDS năm 2015 quy
định: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể
nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền,
lợi ích liên quan, Tịa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự
trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định”. Ngƣời mất năng lực hành vi dân sự
thƣờng là ngƣời có sức khỏe nhƣng khơng có ý thức đƣợc những việc mình làm
vì thế nên họ cần có ngƣời chăm sóc, trơng nom và đại diện trƣớc pháp luật nên
những đối tƣợng này đƣợc Luật HN&GĐ năm 2014 quy định nhằm đảm bảo
quyền và lợi ích cho họ. Khi ly hơn nhằm thực hiện nghĩa vụ của mình, cha mẹ
khơng đƣợc có sự phân biệt đối xứ giữa những đứa con, con bình thƣờng và
những đứa con mất năng lực hành vi dân sự. Dù con có bình thƣờng hay mắc
bệnh thì cha mẹ cũng đều phải yêu thƣơng, chăm sóc con nhƣ nhau vì chúng là
những đứa con mình dứt ruột đẻ ra và đƣơng nhiên chúng ta hiểu đây là những
đứa con chung giữa vợ và chồng. Vì trên thực tế những đứa con riêng không đặt
ra quan hệ giữa cha dƣợng, mẹ kế phải nuôi con, cấp dƣỡng cho con mặc dù khi
về sống chung trong một gia đình họ có quyền chăm sóc, ni dƣỡng những đứa
con này.

Khi nhắc tới việc bảo vệ quyền lợi cho con thì một đối tƣợng nữa cũng
cần đƣợc đảm bảo quyền lợi đó là những đứa con ni. Chúng ta ln có sự
phân biệt, đối xử giữa con đẻ và con ni nên khi cha mẹ ly hơn thì quyền lợi
của những đứa con ni rất mong manh, vì vậy pháp luật đã thừa nhận và bảo vệ
quyền lợi của các em nên sau khi ly hôn cha mẹ nuôi vẫn phải thực hiện nghĩa
vụ của mình cho đến khi các em đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có
tài sản để tự ni sống bản thân.
* Quyền và nghĩa vụ cha mẹ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con
Quan hệ ni dƣỡng là loại quan hệ nhân thân gắn liền với tài sản giữa
các thành viên trong gia đình trên cơ sở quan hệ huyết thống hoặc nuôi dƣỡng,
khi họ sống chung với nhau ở cùng một nơi, trực tiếp chăm sóc về các mặt vật
chất và tinh thần cho nhau. Tức là quan hệ nuôi dƣỡng đƣợc thực hiện giữa cha
mẹ và con cái, giữa ông bà và cháu, giữa anh chị em trong nhà... Việc ni
dƣỡng bao hàm khơng chỉ chi phí tiền bạc, tài sản mà cịn chứa đựng sự chăm
sóc, ni nấng trực tiếp. Nuôi dƣỡng là cơ sở của việc cấp dƣỡng, ni dƣỡng có
thể thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua việc cấp dƣỡng. Nuôi dƣỡng
12


là trách nhiệm, là nghĩa vụ mà ngƣời có nghĩa vụ nuôi dƣỡng phải thực hiện.
Nhƣ vậy, quan hệ nuôi dƣỡng chỉ đƣợc thực hiện giữa những ngƣời có quan hệ
huyết thống và quan hệ ni dƣỡng với nhau.
Cịn đối với việc chăm sóc trẻ em thì lại đƣợc thể hiện trên cả hai mặt: Vật
chất và tinh thần. Gia đình với khả năng cao nhất của mình cung cấp cho trẻ em
những điều kiện tốt nhất để phát triển về thể chất. Trẻ em không phân biệt trai
hay gái đƣợc tạo điều kiện học tập phát triển theo khả năng của mình. Để tạo
mơi trƣờng chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu khơng khí u thƣơng,
đồn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho dù cuộc sống cịn
nhiều vất vả, nhƣng khi có trẻ em trong gia đình thì các thành viên phải cố gắng
bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em ln ln có cảm tƣởng rằng

ngơi nhà của mình chính là tổ ấm. Với những trẻ em có thiên hƣớng xuất hiện
một số năng khiếu, cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều kiện
để ƣơm mầm tài năng. Gia đình sẽ là trƣờng học đầu tiên và suốt đời của mỗi
con ngƣời.
Nhƣ vậy, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ trong việc thực hiện việc chăm
sóc, ni dƣỡng con cái rất quan trọng nó ảnh hƣởng tới sự phát triển về thể
chất, trí tuệ, đạo đức của con và gia đình là mơi trƣờng tốt nhất để thực hiện
nhƣng một khi cha mẹ ly hơn thì con cái cũng cần đƣợc ni dƣỡng, chăm sóc
nhiều hơn vì khi đó các con đã phải trải qua cú sốc tâm lý khi phải chứng kiến
cảnh chia ly của gia đình. Do vậy, dù là ngƣời trực tiếp ni hay khơng trực tiếp
ni dƣỡng con thì đều thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình.
Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đƣợc thể hiện rõ trong
khoản 1 điều 71 của luật HN&GĐ năm 2014 quy định:
“ 1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, ni
dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự
hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình”.
Nhƣ vậy, việc chăm sóc ni dƣỡng con khơng chỉ đặt ra cho riêng ai cả mà
đó là quyền và nghĩa vụ chung của cha lẫn mẹ để nuôi con tới khi con đủ lơng
đủ cách và có thể bƣớc ra đời mà không cần sự nâng niu của cha mẹ, cũng nhƣ
đảm bảo cho con phát triển về thể chất cũng nhƣ nhân cách, trở thành con ngƣời
có ích cho xã hội. Thể hiện trong điều 12 của Luật BVCS&GDTE năm 2004
quy định: “Trẻ em có quyền được chăm sóc, ni dưỡng để phát triển thể chất,
trí tuệ, tinh thần và đạo đức”. Hay trong Luật HN&GĐ năm 2014 tại khoản 1
13


điều 69 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ: “Thương yêu con, tôn trọng
ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về
thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, cơng dân
có ích cho xã hội”. và khoản 1 điều 70 cũng nêu lên quyền và nghĩa vụ của con:

“Được cha mẹ thương u, tơn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về
nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục;
được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức”. Con cái có quyền và
nghĩa vụ yêu thƣơng, chăm sóc, kính trọng cha mẹ của mình và cha mẹ cũng
ln u thƣơng, chăm sóc, tơn trọng các con, khi con chƣa thành niên thì phải
thực hiện trách nhiệm của mình trong việc ni nấng, chăm sóc con trƣởng
thành, ln tạo mọi điều kiện cho con phát triển nhất là những đứa trẻ khi cha
mẹ ly hơn thì cần có trách nhiệm và ý thức hơn trong việc đảm bảo cho con mọi
thứ tốt nhất, tại khoản 1 điều 24 Luật BVCS&GDTE có quy định về trách nhiệm
chăm sóc, ni dƣỡng nhƣ sau: “Cha mẹ, người giám hộ là người trước tiên
chịu trách nhiệm về việc chăm sóc, ni dưỡng trẻ em, dành điều kiện tốt nhất
cho sự phát triển của trẻ em; khi gặp khó khăn tự mình khơng giải quyết được,
có thể yêu cầu và được cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện trách
nhiệm của mình trong việc chăm sóc, ni dưỡng trẻ em”.
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ không trực tiếp nuôi con gồm việc thực
hiện việc trơng nom, chăm sóc con, khi khơng là ngƣời trực tiếp ni con thì
thực hiện một nghĩa vụ quan trọng là cấp dƣỡng cho con. Đầu tiên là quyền
thăm nom, chăm sóc: Khi ly hơn các con không thể cùng chung sống với cả cha
lẫn mẹ vì khi đó gia đình khơng cịn tồn tại và dù muốn hay không đứa con chỉ
đƣợc sống cùng với một ngƣời và khi ngƣời kia sống xa con khơng trực tiếp
ni con thì sẽ phải thực hiện trách nhiệm của mình, bù đắp cho con phần nào
khi phải sống trong hoàn cảnh nhƣ vậy. Điều 58 của Luật HN&GĐ có quy định
là quyền và nghĩa vụ của con sau khi ly hơn thì thực hiện việc trơng nom, chăm
sóc, ni dƣỡng, giáo dục con. Đây là quyền cơ bản của ngƣời không trực tiếp
nuôi dƣỡng, khi mà những đứa con khi đang ở lứa tuổi cần sự dạy dỗ của cả hai
cha mẹ thì việc thăm con làm cho chúng bù đắp phần nào những thiệt thòi, việc
thăm con cũng sẽ phần nào làm cho mối quan hệ của cha mẹ đƣợc củng cố và
xóa đi những mặc cảm nặng nề từ cuộc hôn nhân của cha mẹ. Quy định này làm
cho con cảm thấy đƣợc yêu thƣơng, chăm sóc của cả hai, làm cho cả cha hoặc
mẹ khơng sống cùng mình thêm gần gũi, tình cảm, giúp họ vơi đi nỗi nhớ con

14


khi không đƣợc thƣờng xuyên gặp mặt, việc thăm nom cịn giúp cho ngƣời
khơng trực tiếp ni con có thể lắng nghe những tâm sự của con, biết đƣợc trong
thời gian qua con mình sống có tốt khơng, học hành ra sao. Việc thăm nom con
là quyền nhân thân của ngƣời khơng trực tiếp ni con vì thế khơng ai đƣợc cản
trở và mọi ngƣời phải tôn trọng quyền này để cho việc thăm nom con đƣợc thực
hiện một cách có hiệu quả. Có nhiều trƣờng hợp ngƣời khơng trực tiếp ni con
lạm dụng quyền này thì pháp luật sẽ hạn chế quyền này của họ. Vì có nhiều
trƣờng hợp lợi dụng quyền thăm con gây ảnh hƣởng xấu tới ngƣời trực tiếp nuôi
dƣỡng, dùng nhiều thủ đoạn làm hiểu nhầm và khiến con trẻ gét bỏ họ, tạo nên
những suy nghĩ xấu gây cản trở tới việc nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục của
ngƣời trực tiếp ni con. Trên thực tế có nhiều trƣờng hợp cha mẹ có trách
nhiệm, tự nguyện thực hiện để bảo vệ quyền lợi cho con nhƣng cũng có nhiều
trƣờng hợp khơng chịu thực hiện nghĩa vụ, việc thăm nom con chỉ mang tính
hình thức. Có những trƣờng hợp do yếu tố khách quan đã làm cho họ phớt lờ đi
rồi dần dần đã bỏ qua việc thực hiện trách nhiệm thăm nom con.
Ngoài việc chăm sóc, ni dƣỡng con thì sau khi ly hơn ngƣời không trực
tiếp nuôi con thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng bằng những phƣơng thức riêng đó là
việc đóng góp vật chất để cùng ngƣời trực tiếp nuôi dƣỡng con thực hiện nghĩa
vụ của ngƣời làm cha, làm mẹ nó đƣợc thể hiện trong điều 110 Luật HN&GĐ
năm 2014 nhƣ sau: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên,
con đã thành niên khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni
mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con
nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”. Cũng nhƣ trong khoản 4 điều 24 Luật
BVCS&GDTE năm 2004 “Trong trường hợp ly hôn hoặc các trường hợp khác,
người cha hoặc người mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên phải có
nghĩa vụ đóng góp để ni dưỡng con đến tuổi thành niên, có trách nhiệm chăm
sóc, giáo dục con theo quy định của pháp luật”. Nhƣ vậy, ta thấy ngồi quyền

thăn nom, chăm sóc con thì ngƣời khơng trực tiếp ni con cịn có nghĩa vụ cấp
dƣỡng cho con theo quy định của pháp luật. Việc cấp dƣỡng này là trách nhiệm
nên dù muốn hay không cũng phải thực hiện, có những trƣờng hợp ngƣời khơng
có nghĩa vụ nuôi dƣỡng trốn tránh trách nhiệm nên cần dùng các biện pháp
cƣỡng chế miễn sao mục đích của cấp dƣỡng đạt đƣợc, mặt khác quan hệ cấp
dƣỡng là một loại quan hệ nhân thân gắn liền với tài sản. Pháp luật quy định:
“Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể
15


chuyển giao cho người khác” (khoản 1 điều 107 Luật HN&GĐ năm 2014). Khi
ly hơn thì con sẽ đƣợc giao cho một ngƣời nuôi, gánh vác tất cả mọi việc liên
quan đến con nên gặp nhiều khó khăn là khơng trách khỏi vì thế cần có ngƣời
kia cấp dƣỡng, đóng góp vật chất là điều rất cần thiết nhằm duy trì cuộc sống ổn
định cho con. Việc cấp dƣỡng khơng chỉ là nghĩa vụ mà cịn là quyền của ngƣời
khơng trực tiếp ni con nên khó có thể trốn trách đƣợc trách nhiệm của mình.
Tuy nhiên pháp luật nƣớc ta cũng rất linh động trong việc đặt ra không phải mọi
trƣờng hợp đều phải thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng mà có những trƣờng hợp các
bên thỏa thuận đƣợc với nhau là ngƣời trực tiếp nuôi con không yêu cầu cấp
dƣỡng cho con vì ngƣời này có đủ mọi điều kiện vất chất để đảm bảo cuộc sống
ổn định cho con. Có những trƣờng hợp pháp luật có quy định ngƣời này có
nghĩa vụ cấp dƣỡng nhƣng trên thực tế họ khơng có khả năng cấp dƣỡng vì điều
kiện khó khăn khơng có sơ sở nào để cấp dƣỡng cho con mặc dù họ cũng rất yêu
con, muốn lo cho con.
Trong vấn đề cấp dƣỡng có một nội dung nữa không thể thiếu là mức cấp
dƣỡng đƣợc khẳng định tại điều 116 Luật HN&GĐ năm 2014 cụ thể nhƣ sau:
“1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng
hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng
thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được
cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì u cầu Tịa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức
cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu khơng thỏa thuận được thì u cầu Tịa
án giải quyết”.
Mức cấp dƣỡng do ngƣời có nghĩa vụ cấp dƣỡng thỏa thuận, chỉ trong
trƣờng hợp không thỏa thuận đƣợc mới yêu cầu Tòa án giải quyết, pháp luật tơn
trọng sự thỏa thuận của các bên vì nó là một quan hệ dân sự, nhƣng pháp luật
nên quy định hƣớng dẫn mức cấp dƣỡng tối thiếu để các bên thỏa thuận phù
hợp, quyết định sao cho hợp lý nhằm phù hợp với quyền lợi của con và thể hiện
tinh thần trách nhiệm của cha mẹ. Trên thực tế có những ngƣời yêu cầu mức cấp
dƣỡng quá cao so với cuộc sống của ngƣời kia, không phù hợp với thực tế. Mà
mức cấp dƣỡng cần dựa trên 2 điều kiện: Đầu tiên là thu nhập và khả năng thực
tế bao gồm tiền lƣơng và các khoản thu nhập khác, kể cả những thu nhập đƣợc
thừa kế, tặng cho, trúng xổ sổ… Cần xem xét khả năng thực tế nhƣ tài sản hiện
có, các khoản đang cho vay, khoản nợ chƣa trả…Trong trƣờng hợp mức thu
16


nhập không ổn định cần căn cứ vào mức thu nhập bình qn hàng tháng của
ngƣời đó, biết đƣợc khả năng thực tế của ngƣời đó Tịa án mới ra quyết định phù
hợp, đảm bảo tính khả thi. Thứ hai, căn cứ vào nhu cầu thiết yếu của ngƣời đƣợc
cấp dƣỡng là những nhu cầu thiết yếu không thể thiếu để bảo đảm cho ngƣời
đƣợc cấp dƣỡng có cuộc sống bình thƣờng. Mức cấp dƣỡng của từng nơi sẽ khác
nhau, ở nơng thơn thì sẽ có mức cấp dƣỡng khác với ở thành thị vì cuộc sống,
nhu cầu ở mỗi nơi khác nhau và những đứa trẻ bị bệnh tật thì sẽ có mức cấp
dƣỡng khác những đứa trẻ bình thƣờng nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, học
tập. Nghĩa vụ cấp dƣỡng đƣợc thực hiện cho con chƣa thành niên cho tới khi đủ
18 tuổi và cấp dƣỡng suốt đời cho con bị mất năng lực hành vi dân sự, trong
trƣờng hợp con đã thành niên mà trên thực tế đang đi học, gặp khó khăn thì cha
mẹ sẽ thỏa thuận và tiếp tục cấp dƣỡng cho con. Nhƣ vậy, mức cấp dƣỡng đƣợc
xác định tùy thuộc vào từng trƣờng hợp cụ thể, việc thay đổi mức cấp dƣỡng ảnh

hƣởng trực tiếp tới con nên chỉ đƣợc thay đổi trong trƣờng hợp có lý do chính
đáng. Pháp luật nên có những quy định cụ thể hơn cho những trƣờng hợp giảm
mức cấp dƣỡng cũng nhƣ xem xét hoàn cảnh mà có những mức cấp dƣỡng phù
hợp.
Nội dung nữa liên quan tới cấp dƣỡng đó là phƣơng thức thực hiện nghĩa
vụ cấp dƣỡng đƣợc quy định tại điều 117 Luật HN&GĐ năm 2014: “Việc cấp
dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm
hoặc một lần. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm
ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình
trạng khó khăn về kinh tế mà khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
nếu khơng thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”. Quy định này cũng
ƣu tiên sự thỏa thuận của các bên, trƣờng hợp không tự giải quyết và có u cầu,
Tịa án mới đứng ra giải quyết. Pháp luật nƣớc ta quy định nhiều phƣơng thức
cấp dƣỡng khác nhau nhằm phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, để đảm bảo cho
nghĩa vụ của họ đƣợc thực hiện một cách tốt nhất. Nhƣng nó phải đƣợc thực
hiện định kỳ không phải tùy tiện và nhà nƣớc ta ƣu tiên thực hiện theo phƣơng
thức định kỳ, nếu các bên khơng thỏa thuận đƣợc thì Tịa án sẽ giải quyết theo
định kỳ hàng tháng để dễ thực hiện và đảm bảo cho nhu cầu thiết yếu của con.
Tuy nhiên có những trƣờng hợp đặc biệt phƣơng thức cấp dƣỡng đƣợc thực hiện
một lần nhằm ổn định cuộc sống của con sau khi ly hôn, ngăn chặn đƣợc những
hành vi trốn trách nghĩa vụ. Trên thực tế sau khi ly hôn nhiều bậc cha mẹ không
17


chịu thực hiện nghĩa vụ của mình, gây khó khăn cho ngƣời trực tiếp ni con và
gây những thiệt thịi cho những đứa con vì vậy việc thực hiện nghiêm túc các
quy định của pháp luật là điều rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền cho con
khi cha mẹ ly hôn.
* Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ trong việc giáo dục con
Giáo dục con cái cho nên ngƣời ln là một nghĩa vụ cực kỳ khó khăn,

phức tạp và nặng nề đối với các bậc cha mẹ. Đó là một cơng trình quan trọng mà
các bậc cha mẹ cần lƣu tâm hơn cả. Nhƣ một danh nhân đã nói: “Đứa con sẽ là
phần thưởng hay hình phạt cho cha mẹ tùy theo sự giáo dục của mình”. Và trên
hết cha mẹ luôn là tấm gƣơng sáng cho con cái noi theo đồng thời nắm giữ vai
trò quyết định trong việc giáo dục trong gia đình mình ngay cả khi cha mẹ có ly
hơn thì những nhiệm vụ này vẫn đƣợc thực hiện mà không đƣợc phớt lờ.
Giáo dục con cái là một lĩnh vực quan trọng và là một nghệ thuật trong
đời sống gia đình, trong đó cha mẹ giữ vai trò quyết định. Giáo dục tốt, con cái
sẽ trở thành con ngƣời tốt, thành ngƣời cha ngƣời mẹ tốt trong tƣơng lai. Giáo
dục con cái tốt là cái lợi nhất của tuổi già. Con cái biết làm ăn để sinh sống và
chúng có hiếu, cha mẹ sẽ đƣợc hƣởng phúc, con cái không biết làm ăn, lƣời
biếng thì nghèo khổ, trộm cắp, cha mẹ buồn và xấu hổ. Con cái bất hiếu khiến
cha mẹ đau khổ, tủi nhục.
Đúng vậy, việc giáo dục con cái là điều rất quan trọng và đáng quan tâm
ngay cả khi cha mẹ ly hơn thì vấn đề giáo dục lại đƣợc chú ý hơn vì khi đó các
con phải sống xa một trong hai ngƣời mà chúng yêu thƣơng. Và đầu tiên phải
nói tới là nghĩa vụ và quyền giáo dục con đƣợc thể hiện: Theo khoản 1 điều 16
Luật BVCS&GDTE năm 2004 quy định: “Trẻ em có quyền được học tập” và
điều 72 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định:
“1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho
con học tập.
Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong mơi trường gia đình đầm ấm,
hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà
trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.
2. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham
gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.

18



3. Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc
giáo dục con khi gặp khó khăn khơng thể tự giải quyết được”.
Cha mẹ luôn là ngƣời cho ta tất cả mà khơng cần phải tính tốn hay suy
nghĩ, việc đƣợc chăm sóc, giáo dục con là niềm vui của cha mẹ, những khi cha
mẹ ly hơn thì sự u thƣơng, quan tâm đối với con cái vẫn không hề thay đổi.
Cha mẹ ln tại mọi điều kiện cho con mình, ln dõi theo và định hƣớng cho
con những gì tốt nhất. Bên cạnh đó việc chăm sóc, giáo dục con trẻ khơng chỉ bó
hẹp trong phạm vi gia đình mà cịn là trách nhiệm của nhà trƣờng, xã hội vì
chúng là những mần non tƣơng lai, là chủ nhân của đất nƣớc nên những lợi ích
của trẻ em cần đƣợc quan tâm hàng đầu nhƣ điều 5 Luật BVCS&GDTE năm
2004 quy định:
“1. Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà
trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ
chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được
quan tâm hàng đầu.
2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, gia đình, cá
nhân ở trong nước và nước ngồi góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em”.
Theo khoản 1 điều 28 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy
định: “ Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền
học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo
học ở trình độ cao hơn”. Nhƣ vậy, cho thấy nhà nƣớc ta ngày càng quan tâm
hơn đến việc giáo dục con trẻ vì chúng là những chủ nhân tƣơng lai, đất nƣớc.
Kể đến là quyền đại diện cho con đƣợc quy định tại điều 73 Luật HN&GĐ
năm 2014 nhƣ sau:
“ 1. Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã
thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm
giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.
2. Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu
thiết yếu của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân

sự hoặc khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình.
3. Đối với giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký
quyền sở hữu, quyền sử dụng, tài sản đưa vào kinh doanh của con chưa thành
19


niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự thỏa thuận
của cha mẹ.
4. Cha, mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về việc thực hiện giao dịch liên quan
đến tài sản của con được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và theo quy
định của Bộ luật dân sự". Khi các con chƣa đủ tuổi thành niên hay bị mất năng
lực hành vi dân sự thì cha mẹ là ngƣời có quyền đại diện hợp pháp cho con, thay
mặt con thực hiện các giao dịch dân sự cần thiết để đảm bảo các nhu cầu của
con, để con mình đƣợc phát huy hết khả năng, trí tuệ và đảm bảo cho một cuộc
sống tƣơng lai tốt đẹp.
Tiếp là việc thực hiện nghĩa vụ bồi thƣờng thiệt hại do con gây ra đƣợc
quy định tại điều 74 Luật HN&GĐ năm 2014: “Cha mẹ phải bồi thường thiệt
hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây
ra theo quy định của Bộ luật dân sự”. Bồi thƣờng thiệt hại đƣợc quy định tại
điều 621 của BLDS năm 2005:
“1. Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì
trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời
gian bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, tổ chức khác phải
bồi thường thiệt hại xảy ra.
3. Trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu trường
học, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình khơng có lỗi trong quản lý
thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực
hình vi dân sự phải bồi thường”. Nhƣ vậy, khi con dƣới 15 tuổi hay con bị mất
năng lực hành vi dân sự gây ra thiệt hại trong thời gian trƣờng học, bệnh viện…

quản lý thì cha mẹ khơng phải liên đới bồi thƣờng nếu các tổ chức đó có lỗi
trong việc quản lý. Nếu các tổ chức đó có lỗi thì họ phải bồi thƣờng tồn bộ thiệt
hại, cha mẹ chỉ phải bồi thƣờng khi các cơ quan, tổ chức đó chứng minh đƣợc
mình khơng có lỗi trong việc quản lý. Khi ly hôn cả cha và mẹ không thể cùng
nhau chăm sóc, ni dƣỡng con nhƣng quyền và nghĩa vụ của cha và mẹ vẫn
không thay đổi, dù thiệt hại đó nhỏ hay lớn thì cả hai đều có trách nhiệm bồi
thƣờng thiệt hại theo quy định nhằm bảo vệ quyền lợi cho con.
Cuối cùng là quyền quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con
không chỉ phục vụ cuộc sống hiện tại và tƣơng lai của con, ngƣời trực tiếp ni
con có quyền quản lý tài sản đó, nhƣng nếu con đủ 15 tuổi thì con có thể tự quản
20


×