Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Bảo lãnh đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự, lí luận và thực tiễn tại tòa án nhân dân tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.33 KB, 53 trang )

346

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA LUẬT
________________________

BẢO LÃNH:ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN
SỰ, LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TẠI TỊA ÁN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT TƢ PHÁP

Giảng viên hƣớng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp:

: ThS. Nguyễn Thị Thanh
: Nguyễn Thị Trang
K52B2

Vinh, 5/2015
1


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ............................................................................................................... 1
A. MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 4
1. Lí do chọn đề tài. .............................................................................................. 4
2. Tình hình nghiên cứu. ...................................................................................... 5


3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu. .................................................................... 6
4. Phƣơng pháp và đối tƣợng nghiên cứu. ........................................................... 6
5. Kết cấu đề tài. ................................................................................................... 6
B. NỘI DUNG ......................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ BẢO LÃNH BẢO ĐẢM THỰC
HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ ................................................................................... 8
1.1. Khái niệm về biện pháp bảo lãnh ............................................................... 8
1.2. Đặc điểm của bảo lãnh................................................................................ 9
1.3. Đối tƣợng và phạm vi bảo lãnh. ............................................................... 12
1.4. Lịch sử phát triển của chế định bảo lãnh ở Việt Nam qua các thời kì. ....... 14
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP UẬT HIỆN H NH VỀ BIỆN PHÁP
BẢO

NH V THỰC TI N ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP BẢO

LÃNH TẠI TỈNH THANH HÓA. ........................................................................ 16
2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp bảo lãnh. ......................... 16
2.1.1. Điều kiện có hiệu lực của bảo lãnh. ...................................................... 16
2.1.2. Nội dung của bảo lãnh. ......................................................................... 20
2


2.1.3. Trách nhiệm bảo lãnh liên đới. ............................................................. 22
2.1.4. Thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. ............................................... 25
2.1.5. Thời hạn bảo lãnh.................................................................................. 26
2.1.6. Quan hệ giữa ngƣời bảo lãnh với ngƣời đƣợc bảo lãnh. ...................... 28
2.1.7. Ngƣời đƣợc bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản. ................................ 31
2.1.8. Huỷ bỏ chấm ứt ảo lãnh. .................................................................. 34
2.2. Thực tiễn giải quyết các vụ án về bảo lãnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. . 37
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO

HOẠT ĐỘNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP BẢO LÃNH TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA ........................................................................... 44
3.1. Những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện các quy định pháp luật về
biện pháp bảo lãnh. ............................................................................................ 44
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định trong Bộ luật dân sự năm
2005 về chế định bảo lãnh.................................................................................. 46
3.3. Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hoạt động áp dụng pháp luật về bảo
lãnh tại Thanh Hoá. ............................................................................................ 50
C. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 52
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 53

3


A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Trong nền kinh tế thị trƣờng Việt Nam hiện nay, ngày càng hội nhập sâu
rộng với nền kinh tế quốc tế thì các giao dịch dân sự thƣơng mại đƣợc xem nhƣ
một công cụ hữu hiệu giúp cho các chủ thể tìm kiếm đƣợc lợi ích của mình. Một
nền kinh tế năng động luôn chứa đựng những yếu tố rủi ro và việc nhận biết cũng
khắc phục và ngăn chặn những rủi ro ngay từ chính những giao dịch đƣợc kí kết
là một cách làm khôn ngoan và chủ động mà các nhà làm luật đã ự phịng thơng
qua việc thiết kế quy định pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự. Và bảo lãnh là một trong những biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự đó.
Bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm ra đời từ khá sớm ở nhiều quốc gia có hệ
thống pháp luật phát triển trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở nƣớc Việt Nam
ta, từ thời phong kiến khi mà chƣa có hệ thống pháp luật nhƣ hiện nay nhƣng ta
đã iết đến những trƣờng hợp nhƣ khi con cái ị vi phạm về một điều gì đấy mà
bị bắt thì cha mẹ là ngƣời đứng ra bảo lãnh cho con và nộp một khoản tiền tƣơng
ứng với hình phạt đƣa ra… và mỗi lần nhƣ thế ta lại thấy bảo lãnh ngày một đƣợc

nhắc đến nhiều hơn và phổ biến hơn. Đến ngày nay, với những nỗ lực nhất định
trong thời gian qua khi mà hệ thống pháp luật nƣớc ta cũng nhƣ các nƣớc trên thế
giới đã từng ƣớc xây dựng hoàn thiện hơn về bảo lãnh.
Ở nƣớc ta, biện pháp bảo lãnh đƣợc xây dựng đã tạo ra một hành lang pháp
lí an tồn cho những giao dịch bảo đảm nói chung và sự phát triển của nền kinh tế
nói riêng, góp phần khơng nhỏ vào sự ổn định của các quan hệ dân sự, kinh tế,
tránh các tranh chấp phát sinh từ việc không thực hiện hoặc có thực hiện nhƣng
khơng đúng nghĩa vụ dân sự của ên có nghĩa vụ. Việc xác lập biện pháp bảo
đảm luôn hƣớng tới mục tiêu bảo vệ quyền lợi của các bên chủ thể đặc biệt là
quyền lợi của bên có quyền. Áp dụng biện pháp bảo lãnh, bên có quyền khơng

4


chỉ có quyền theo hợp đồng bảo lãnh buộc ên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa
vụ mà cịn có quyền xử lí tài sản mà ên có nghĩa vụ ùng để bảo lãnh.
Hiện nay khi giải quyết các vụ án bảo lãnh toà án thƣờng căn cứ vào BLDS
2005. Thực tiễn giải quyết các vụ án bảo lãnh còn có nhiều vƣớng mắc , thiếu
thống nhất trong việc xác định: các trƣờng hợp làm phát sinh thay đổi chấm dứt
đối với biện pháp bảo lãnh; trách nhiệm bảo lãnh, những vấn đề về thời điểm
thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trƣờng hợp ngƣời bảo lãnh lâm vào tình trạng phá
sản hay vấn đề miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, chấm dứt bảo lãnh… cịn chƣa
chính xác.
Chính vì vậy, nhằm cụ thể hoá các quy định của pháp luật cũng nhƣ tìm hiểu
thực tiễn các vụ án bảo lãnh, tôi lựa chọn đề tài: “ bảo lãnh: đảm bảo thực hiện
nghĩa vụ dân sự, lí luận và thực tiễn tại Tịa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa”
làm đề tài khố luận của mình.
2. Tình hình nghiên cứu.
Biện pháp bảo lãnh là một trong những biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự.
Đây là một nội dung quan trọng trong pháp luật dân sự Việt Nam. Các quy định

của pháp luật về biện pháp này đã đảm bảo đƣợc quyền và nghĩa vụ giữa các chủ
thể một cách hợp lí. Cho đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về biện pháp
bảo lãnh cũng nhƣ liên quan đến các biện pháp bảođảm nghĩa vụ dân sự nói
chung, trên nhiều cấp độ khác nhau: Luận văn Thạc sỹ luật học của tác giả Phạm
Văn ợi về đề tài “Bảo lãnh trong pháp luật dân sự Việt Nam”, luận văn thạc sỹ
luật học của tác giả Nguyễn Thuỳ Trang với đề tài “một số nội dung pháp lí liên
quan đến biện pháp bảo lãnh đối với hợp đồng tín dụng hiện nay” …
Ngồi ra, cịn có rất nhiều các cơng trình, bài viết của nhiều tác giả khác
nhau đƣợc đăng trên cá tạp chí khoa học pháp lí chuyên ngành liên quan đến đề
tài này mà điển hình nhƣ: ài viết của thạc sĩ Bùi Đức Giang “chế định bảo lãnh
của Việt Nam nhìn từ góc độ luật so sánh”, tác giả Hồ Quang Huy với bài viết
5


“hoàn thiện các quy định về bảo lãnh trong bộ luật dân sự Việt Nam” ( tạp chí
dân chủ pháp luật và xây dựng pháp luật, sốđịnh kì tháng 12/2013 ) …
Các cơng trình nghiên cứu trên đây đã nghiên cứu ở bình diện chung nhất
với những quy định của pháp luật về biện pháp bảo lãnh. Với đề tài đang nghiên
cứu, tôi muốn tập trung nghiên cứu một cách đầy đủ có hệ thống quy định của
pháp luật về biện pháp bảo lãnh.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu.
Mục đích: Làm rõ những vấn đề lí luận và thực tiễn về biện pháp bảo lãnh.
Phân tích những bất cập, hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện hành về biện pháp
bảo lãnh. Đƣa ra các kiến nghị và giải pháp góp phần vào thực tiễn giải quyết về
biện pháp bảo lãnh.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các quy định của pháp luật về biện pháp
bảo lãnh tại B DS năm 2005. Khảo sát thực tiễn giải quyết trách nhiệm dân sự
liên quan đến ngƣời bảo lãnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong khoảng 3 năm, từ
năm 2102 đến bốn tháng đầu năm 2015.
4. Phƣơng pháp và đối tƣợng nghiên cứu.

Phƣơng pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong
bài phƣơng pháp so sánh phân tích thống kê, tổng hợp và phƣơng pháp hệ
thống.
Đối tƣợng nghiên cứu: Cơ sở lí luận về biện pháp bảo lãnh xác định cơ sở
trách nhiệm bảo lãnh và thực tiễn giải quyết trách nhiệm bảo lãnh tại các toà án
nhân dân tỉnh Thanh Hố.
5. Kết cấu đề tài.
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận tốt
nghiệp gồm có 3 chƣơng:

6


Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về bảo lãnh: bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự.
Chƣơng 2: Quy định pháp luật về bảo lãnh và áp dụng pháp luật về biện
pháp bảo lãnh tại tỉnh Thanh Hoá.
Chƣơng 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hoạt động áp dụng
pháp luật về biện pháp bảo lãnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

7


B. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ BẢO LÃNH BẢO ĐẢM
THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ
1.1.

Khái niệm về biện pháp bảo lãnh
Giao dịch bảo đảm là một chế định pháp luật ra đời khá sớm ở nhiều quốc


gia có hệ thống pháp luật trên thế giới. Kinh nghiệm của nhiều nƣớc trên thế giới
cho thấy quy định này đƣợc xây dựng đã tạo ra một hành lang pháp lí an tồn cho
việc bảo đảm nghĩa vụ dân sự nói chung và sự phát triển của nền kinh tế nói
riêng, góp phần khơng nhỏ vào sự ổn định của các quan hệ dân sự, kinh tế, các
tranh chấp phát sinh từ việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ.
Việc xác lập các giao dịch bảo đảm luôn hƣớng tới mục tiêu bảo vệ quyền
lợi của các bên tham gia giao dịch đặc biệt là quyền lợi của bên có quyền trong
giao dịch này. Nếu ngƣời có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ, bên có quyền có thể yêu cầu cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền áp
dụng biện pháp cƣỡng chế, buộc bên vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ, dù vậy
nhiều khi vẫn không đảm bảo đƣợc quyền lợi của ngƣời có quyền nếu ngƣời vi
phạm nghĩa vụ khơng có khả năng để thực hiện nghĩa vụ.
Nhằm khắc phục tình trạng trên và tạo cho ngƣời có quyền trong các quan
hệ nghĩa vụ có đƣợc thế chủ động trong việc hƣởng quyền dân sự, pháp luật cho
phép các bên có thể thoả thuận đặt ra các biện pháp bảo đảm việc giao kết hợp
đồng cũng nhƣ việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Thơng qua các biện pháp này,
ngƣời có quyền có thể chủ động tiến hành các hành vi của mình để tác động trực
tiếp đến tài sản của phía bên kia nhằm thoả mãn quyền lợi của mình khi đến thời
hạn mà phía bên kia khơng thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ. Và
biện pháp bảo lãnh là một trong những biện pháp bảo đảm đó.
Để tạo điều kiện cho các bên có thể tham gia giao kết hợp đồng mà vẫn bảo
đảm đƣợc quyền lợi cho ngƣời có quyền ngay cả trong những trƣờng hợp ngƣời
8


có nghĩa vụ khơng có tài sản để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. Pháp luật cho
phép ngƣời thứ a đứng ra cam kết trƣớc ngƣời có quyền về việc thay nghĩa vụ
của ngƣời có nghĩa vụ. Bảo lãnh đƣợc phân ra hai hình thức dựa vào tính chất và

đối tƣợng của bảo lãnh là: bảo lãnh đối nhân và bảo lãnh đối vật. Trong đó

ảo

lãnh đối nhân đƣợc áp dụng chủ yếu với các quan hệ phi tài sản hình sự, tố tụng
hình sự, chế tài hành chính và quan hệ phi tài sản trong dân sự. Còn bảo lãnh đối
vật đƣợc áp dụng trong quan hệ hợp đồng kinh tế và dân sự có yếu tố tài sản. Đó
chính là bảo lãnh - một trong các phƣơng thức bảo đảm nghĩa vụ dân sự.
Trong pháp luật dân sự nƣớc ta, khái niệm bảo lãnh đƣợc nêu trong điều 366
BLDS năm 1995 quy định:“bảo lãnh là việc người thứ ba (gọi là người bảo
lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi là người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa
vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là người được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn
mà bên có nghĩa vụ khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ”. Đến
B DS năm 2005 quy định về bảo lãnh đã có sự thay đổi, cụ thể: điều 361 quy
định “bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với
bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho
bên có nghĩa vụ (sau đây được gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn
mà bên có nghĩa vụ khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ”.
Từ đó ta đƣa ra khái niệm chung về bảo lãnh nhƣ sau:“bảo lãnh là sự cam
kết của người nhận bảo lãnh sẽ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và quyền lợi nếu
người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với bên yêu cầu
bảo lãnh”.
1.2.

Đặc điểm của bảo lãnh.
Các biện pháp bảo đảm nói chung và biện pháp bảo lãnh nói riêng là loại

giao dịch bảo đảm

o đó nó mang đầy đủ các đặc điểm chung của các biện pháp


bảo đảm đó là:
- Các biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh trên cơ sở có sự thoả thuận của các
bên chủ thể. Hay nói cách khác, các biện pháp bảo đảm không mặc nhiên phát
9


sinh bên cạnh các hợp đồng chính, trừ trƣờng hợp các quan hệ vay tiền tín dụng
trong lĩnh vực ngân hàng.
- Các biện pháp bảo đảm đƣợc coi là hợp đồng phụ với mục đích để đảm
bảo thực hiện nghĩa vụ trong một hợp đồng đƣợc xác định (hợp đồng chính). Các
biện pháp bảo đảm là hợp đồng phụ chỉ đƣợc xác lập sau hay đồng thời với việc
xác lập hợp đồng chính.
Vì nằm trong hệ thống các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nên
biện pháp bảo lãnh mang đầy đủ những đặc điểm chung của biện pháp đó. Ngồi
ra, với góc độ là biện pháp cụ thể, bảo lãnh còn mang những ý nghĩa và đặc điêm
riêng biệt của mình :
Thứ nhất: Bảo lãnh là quan hệ giữa ba bên: bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh
và ên đƣợc bảo lãnh.
Trong số các biện pháp bảo đảm, có hai biện pháp có sự tham gia trực tiếp
của ngƣời thứ a đó là ảo lãnh và tín chấp. Bảo lãnh là mối quan hệ giữa ba
bên: bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và ên đƣợc bảo lãnh. Khi hình thành bảo
lãnh tức là sẽ xuất hiện mối quan hệ giữa ba bên đó. Theo đó

ên ảo lãnh sẽ

đứng ra cam kết với bên có quyền tức là bê nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ
thay cho ên có nghĩa vụ khi đến hạn mà ên đƣợc bảo lãnh không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Thứ hai: đối tƣợng ùng để bảo đảm trong bảo lãnh có thể là cơng việc hoặc

tài sản.
Ngƣời bảo lãnh phải bằng một tài sản hoặc bằng việc thực hiện một công
việc để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ thay cho ngƣời đƣợc bảo lãnh.
Trƣờng hợp đối tƣợng của bảo lãnh là việc thực hiện một cơng việc thì trong
trƣờng hợp này ngƣời bảo lãnh phải là ngƣời có khả năng thực hiện cơng việc
đó. Nếu họ khơng có khả năng thực hiện cơng việc đó thì khơng đƣợc coi là đối
tƣợng của bảo lãnh.
Trƣờng hợp đối tƣợng của bảo lãnh là tài sản thì tài sản đó phải thuộc sở
hữu của ngƣời bảo lãnh; tài sản đó khơng phải là đối tƣợng tranh chấp về quyền
10


sở hữu cũng nhƣ sử dụng; tài sản bảo lãnh đó phải đƣợc phép lƣu thơng; tài sản
bảo lãnh đó phải đƣợc xác định cụ thể.
Thứ ba: tài sản bảo lãnh không đƣợc xác định cụ thể mà bên bảo lãnh có
nghĩa vụ bảo lãnh bằng tồn bộ tài sản. Tức là khi có giao dịch bảo lãnh thì ngƣời
thứ a (ngƣời bảo lãnh) sẽ dùng tài sản của mình để bảo lãnh cho khoản vay của
ngƣời có nghĩa vụ (ngƣời đƣợc bảo lãnh), khi đó tài sản bảo lãnh khơng đƣợc xác
định cụ thể mà bên bảo lãnh có nghĩa vụ phải bảo lãnh bằng toàn bộ tài sản của
mình.
Thứ tư: bảo lãnh là biện pháp bảo đảm đối nhân.
Ở đây ta hiểu bảo đảm đối vật là ngƣời thiếu nợ phải đem chính tài sản của
mình để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ, còn bảo đảm đối nhân tức là nghĩa vụ của
ngƣời thiếu nợ đƣợc bảo đảm không phải bằng tài sản của họ mà bằng tài sản của
ngƣời thứ a trên cơ sở sự đồng ý của ngƣời này. Vì thế, nếu tình trạng tài chính
của ngƣời thứ ba bị thay đổi thì khả năng trả tiền cho bên chủ nợ là khơng chắc
chắn. Tiêu chí để xác định của các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ nói chung đƣợc
căn cứ vào việc bảo đảm có hay khơng có tài sản để bảo đảm và bên có quyền
đƣợc thực hiện quyền nhƣ thế nào đối với tài sản, trên cơ sở đó để phân biệt biện
pháp bảo đảm thành bảo đảm đối nhân hay bảo đảm đối vật. Cịn đối với biện

pháp bảo lãnh, bên có quyền chỉ đƣợc trao quyền yêu cầu đối với bên bảo lãnh về
việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và không đƣợc trao quyền đối với một số tài sản
cụ thể nào của bên bảo lãnh. Do đó

ảo đảm bằng biện pháp bảo lãnh thực chất

là biện pháp đối nhân.
Thứ năm: bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa
vụ thay cho ên đƣợc bảo lãnh ngay cả khi ên đƣợc bảo lãnh chƣa có sự vi
phạm nghĩa vụ. Đó là trƣờng hợp ngƣời đƣợc bảo lãnh chết, pháp nhân đƣợc bảo
lãnh chấm dứt; ngƣời đƣợc bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản… đó là những
trƣờng hợp mà bên nhận bảo lãnh xét thấy ên đƣợc bảo lãnh hay khơng có sự vi
phạm nghĩa vụ nhƣng ên nhận bảo lãnh vẫn có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực

11


hiện nghĩa vụ thay cho ên đƣợc bảo lãnh ngay cả khi bên bảo lãnh không vi
phạm nghĩa vụ.
1.3.

Đối tƣợng và phạm vi bảo lãnh.

Đối tƣợng bảo lãnh.
Trong quan hệ nghĩa vụ, lợi ích mà các bên chủ thể trong một quan hệ nghĩa
vụ hƣớng tới là lợi ích vật chất nên chỉ thơng qua một lợi ích vật chất mới có thể
bảo đảm đƣợc lợi ích vật chất khác.Trừ trƣờng hợp tín chấp, tất cả các biện pháp
thơng thƣờng phải có đối tƣợng là tài sản hoặc việc thực hiện một cơng việc nhất
định. Vì vậy ngƣời bảo lãnh phải bằng một tài sản hoặc bằng việc thực hiện một
công việc để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ thay cho ngƣời đƣợc bảo lãnh.

Trƣờng hợp đối tƣợng của nghĩa vụ chính là việc thực hiện một cơng việc
mà chỉ thơng qua việc thực hiện cơng việc đó quyền lợi ích của bên có quyền
mới đƣợc thoả mãn thì đối tƣợng của bảo lãnh là việc thực hiện một công việc.
Trong trƣờng hợp này ngƣời bảo lãnh phải là ngƣời có thể thực hiện đƣợc cơng
việc đó.
Trƣờng hợp đối tƣợng của bảo lãnh là một khoản tiền hoặc một tài sản giá
trị khác thì đối tƣợng của bảo lãnh phải là một khoản tiền, tài sản thuộc sở hữu
của ngƣời bảo lãnh.
Trƣờng hợp đối tƣợng của bảo lãnh là tài sản mà theo quy định tại điều 320
B DS năm 2005 quy định về các tài sản bảo đảm cụ thể kèm theo các điều kiện
sau :
- Vật là đối tượng của biện pháp bảo lãnh : là vật hiện có hoặc đƣợc hình
thành trong tƣơng lai. Vật có thể tồn tại ƣới dạng động sản hoặc bất động sản.
- Tiền, giấy tờ có giá là đối tượng của bảo lãnh : giấy tờ có giá gồm cổ
phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kí phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, giấy tờ có giá theo
quy định của pháp luật trị giá đƣợc bằng tiền và đƣợc phép giao dịch.

12


- Quyền tài sản là đối tượng của bảo lãnh : Đó là quyền sử dụng đất, quyền
tài sản phát sinh từ hợp đồng, quyền đƣợc nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo
đảm, quyền tài sản đối với phần góp vốn doanh nghiệp…..
Các tài sản bảo đảm phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Tài sản do các bên thoả thuận và thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm.
- Tài sản bảo lãnh không phải là đối tƣợng tranh chấp về quyền sở hữu cũng
nhƣ sử dụng.
- Tài sản bảo lãnh phải đƣợc phép lƣu thông.
- Tài sản bảo lãnh phải đƣợc xác định cụ thể.
- Một tài sản cũng có thể đƣợc dùng làm vật để bảo lãnh cho việc thực hiện

nhiều nghĩa vụ, nếu tại thời điểm xác lập giao dịch bảo lãnh, vật đó có giá trị lớn
hơn tổng giá trị các nghĩa vụ đƣợc bảo đảm, trừ trƣờng hợp có thoả thuận hoặc
pháp luật có quy định khác.
Để quyền lợi của các bên trong quan hệ bảo lãnh đƣợc bảo đảm cơ quan
nhà nƣớc có thẩm quyền cần có văn ản hƣớng dẫn để quy định tách bạch hai
loại bảo lãnh khác nhau sau đây:
Trong trƣờng hợp các ên không xác định đối tƣợng của bảo lãnh là loại tài
sản cụ thể nào thì đối tƣợng của bảo lãnh là tài sản nói chung của ngƣời đó. Nếu
bảo lãnh theo dạng này thì quyền định đoạt tài sản của ngƣời bảo lãnh không bị
ràng buộc bởi sự bảo lãnh.
Nếu ngƣời bảo lãnh cam kết trƣớc ngƣời nhận bảo lãnh về việc bằng tài sản
cụ thể của mình để thực hiện nghĩ vụ thay cho ngƣời đƣợc bảo lãnh thì văn ản
bảo lãnh phải ghi rõ đối tƣợng bảo lãnh là loại tài sản cụ thể đó. Trƣờng hợp này
gần giống việc ngƣời thứ ba bằng tài sản của mình để thế chấp hoặc cầm cố thay
cho ngƣời có nghĩa vụ (dạng bảo lãnh này còn đƣợc gọi là bảo lãnh đối vật). Nếu
bảo lãnh theo dạng này thì ngƣời bảo lãnh khơng đƣợc xác định là đối tƣợng của
bảo lãnh khi nghĩa vụ dân sự đƣợc bảo đảm bằng biện pháp này chƣa hoàn thành.

13


Phạm vi bảo lãnh.
Phạm vi nghĩa vụ mà bên bảo lãnh sẽ phải thực hiện gọi là phạm vi bảo
lãnh. Phạm vi bảo lãnh có thể là một phần hoặc tồn bộ nghĩa vụ nếu khơng có
thoả thuận gì khác thì ngƣời bảo lãnh phải bảo lãnh cả khoản tiền nợ lãi trên tiền
nợ gốc trong phạm vi bảo lãnh đồng thời phải bảo lãnh cả khoản tiền phạt cũng
nhƣ tiền bồi thƣờng thiệt hại.
Việc xác định phạm vi bảo lãnh là cần thiết và đặc biệt có ý nghĩa trong
trƣờng hợp bảo lãnh đối vật. Quyền lợi của ngƣời nhận bảo lãnh chỉ đƣợc bảo
đảm khi giá trị của tài sản là đối tƣợng của bảo lãnh bằng hoặc lớn hơn giá trị của

nghĩa vụ trong phạm vi bảo lãnh. Nếu nghĩa vụ của bảo lãnh là khoản tiền hoặc
tài sản khác và các bên khơng có thoả thuận gì thì phạm vi bảo lãnh đƣợc xác
định bao gồm toàn bộ nợ gốc, lãi trên nợ gốc, tiền phạt và tiền bồi thƣờng thiệt
hại. Tuy nhiên, phạm vi của bảo lãnh có thể chỉ là nợ gốc hoặc chỉ một phần nợ
gốc hay chỉ là một khoản lãi…tuỳ theo sự xác định giữa ngƣời bảo lãnh và ngƣời
nhận bảo lãnh.
Nếu nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh là việc thực hiện cơng việc mà theo tính chất
cơng việc đó phải đƣợc thực hiện liên tục thì phạm vi bảo lãnh là tồn bộ cơng
việc đó. Ngồi ra nếu cơng việc đó có thể đƣợc thực hiện tuỳ theo từng phần thì
các bên có thể thoả thuận để xác định phạm vi bảo lãnh chỉ là một phần công việc
nhất định.
1.4. Lịch sử phát triển của chế định bảo lãnh ở Việt Nam qua các thời kì.
Bảo lãnh là một thuật ngữ đƣợc sử dụng từ lâu đời. Trong xã hội phong kiến
ngƣời ta đã iết đến khái niệm lí trƣởng và những ngƣời có thế lực bảo lãnh cho
tù nhân trong thời gian thi hành án, cha mẹ bảo lãnh cho con…sau đó ảo lãnh
đƣợc phát triển sang lĩnh vực dân sự và nhiều lĩnh vực khác trong đời sống xã
hội.
Trong giai đoạn nhà nƣớc phong kiến, luật dân sự Việt Nam không đƣợc
tách ra thành một bộ luật riêng mà đƣợc tìm thấy trong các điều khoản của các bộ
14


luật phong kiến nhƣ “Lê Triều Hình Luật” (Luật Hồng Đức), “Nguyễn Triều
Hình Luật” (Hồng Việt Luật Lệ )… đến khi ngƣời Pháp chiếm đóng Việt Nam
thì các B DS đƣợc áp dụng riêng rẽ ở ba kì lần lƣợt xuất hiện. Ví dụ ở Nam Kì
thì Bộ Dân Luật Nam Kì giản yếu ra đời năm 1883 Bộ Dân Luật Bắc Kì ra đời
năm 1931 và tại Trung Kì là Bộ Dân Luật Trung Kì (Hồng Việt Trung Kì hộ
luật) ra đời năm 1936. Tuy nhiên những bộ luật ở giai đoạn này còn giản yếu và
chƣa đƣợc quy định cụ thể về các quan hệ dân sự, biện pháp bảo đảm nghĩa vụ
dân sự cũng nhƣ iện pháp bảo lãnh.

Sau khi nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, ngay lúc này chúng ta
chƣa thể an hành các văn ản quy phạm pháp luật ngay, việc giải quyết các quan
hệ bảo lãnh dựa trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của toà án.
Ngày 28 tháng 10 năm 1995 tại kì họp thứ 8 quốc hội khố IX đã thông qua
B DS năm 1995. B DS năm 1995 có hiệu lực từ ngày mùng 1 tháng 7 năm
1996 quy định về biện pháp bảo lãnh. Trong BLDS, biện pháp bảo lãnh đƣợc
quy định cụ thể trong một phần riêng nhất định từ điều 366 đến điều 376 BLDS.
Sau gần 10 năm là cơ sở pháp lí vững chắc cho hƣớng giải quyết các vụ việc
về nghĩa vụ bảo lãnh. Ngày 14 tháng 6 năm 2005 kì họp thứ 7 quốc hội khố XI
đã thơng qua B DS năm 2005 ra đời thay thế cho B DS năm 1995. B DS năm
2005 gồm 36 chƣơng 777 điều. Các vấn đề liên quan đến việc giải quyết nghĩa
vụ bảo lãnh đƣợc quy định tại mục 5 “bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự” của
phần thứ 3 “nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự”, từ điều 361 đến điều 371. Hầu
nhƣ B DS năm 2005 quy định về biện pháp bảo lãnh khơng có gì khác so với
B DS năm 1995. B DS năm 1995 có quy định về “tín chấp của tổ chức chính
trị-xã hội” (điều 376 B DS năm 1995) nhƣng đến B DS năm 2005 khơng có
quy định này mà thay vào đó là quy định vệc “xử lí tài sản của bên bảo lãnh”
(điều 369 BLDS năm 2005). Tuy nhiên, các quy định của B DS năm 2005 là các
căn cứ pháp lí cao nhất về bảo lãnh.

15


CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PH P LUẬT HIỆN H NH VỀ BIỆN PH P
BẢO LÃNH V THỰC TIỄN P DỤNG PH P LUẬT VỀ BIỆN PH P
BẢO LÃNH TẠI TỈNH THANH HÓA.
2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp bảo lãnh.
2.1.1. Điều kiện có hiệu lực của bảo lãnh.
 Điều kiện có hiệu lực của giao dịch bảo lãnh.
Nhƣ chúng ta đã iết nghĩa vụ bảo lãnh đƣợc hình thành trên cơ sở hợp

đồng giữa bên bảo lãnh và bên có quyền (bên nhận bảo lãnh). Do đó để nghĩa vụ
bảo lãnh có giá trị pháp lí thì hợp đồng phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh cũng phải
thoả mãn các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nói chung và điều kiện đặc thù
của bảo lãnh nói riêng. Nghĩa vụ bảo lãnh có giá trị pháp lí phải thoả mãn những
điều kiện sau :
a. Điều kiện về chủ thể:
Theo điều 361 B DS năm 2005 quy định: “bảo lãnh là việc người thứ ba
(sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận
bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây được gọi là
bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ khơng thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”, từ khái niệm này ta có thể thấy chủ thể của
bảo lãnh bao gồm: ngƣời thứ a đƣợc gọi là ngƣời bảo lãnh ngƣời có quyền đƣợc
gọi là ngƣời nhận bảo lãnh và ngƣời có nghĩa vụ đƣợc gọi là ngƣời đƣợc bảo
lãnh.
Quan hệ bảo lãnh thực chất là một quan hệ tay ba giữa ngƣời có quyền,
ngƣời có nghĩa vụ và ngƣời thứ ba. Vì vậy, chủ thể của bảo lãnh khơng chỉ là các
bên trong quan hệ nghĩa vụ chính thơng qua việc cam kết giữa ngƣời thứ ba trên
cơ sở sự đồng ý của ngƣời có quyền hình thành một quan hệ trong đó ngƣời thứ
a đƣợc gọi là ngƣời bảo lãnh ngƣời có quyền gọi là ngƣời nhận bảo lãnh và
ngƣời có nghĩa vụ đƣợc gọi là ngƣời đƣợc bảo lãnh.
16


Thông thƣờng ngƣời bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ dân sự là các nhân và phải
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có khả năng về tài sản. Nếu là một cá nhân
nhƣng khơng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không ý thức đƣợc việc mình
đang làm thì việc bảo lãnh của ngƣời đó sẽ bị coi là vơ hiệu. Nếu ngƣời bảo lãnh
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nhƣng họ lại khơng có khả năng về tài sản thì
họ khơng thể đảm bảo thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn. Vì vậy, chủ thể của bảo
lãnh phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện trên, nếu thiếu một trong những điều

kiện đó thì hợp đồng bảo lãnh đó sẽ bị coi là vô hiệu.
Trong thực tế, chủ thể cam kết bảo lãnh khơng phải chỉ là cá nhân mà cịn có
các chủ thể khác nhƣ: pháp nhân…
Ví dụ: Phịng giao dịch X cho ông Avay số tiền là 215.000.000 đồng để kinh
doanh, thời hạn vay 12 tháng, lãi suất trong hạn là 1,3%/tháng, lãi quá hạn là
1,65%/tháng, ngày trả nợ là ngày 4 tháng 5 năm 2014. Tài sản bảo đảm cho
khoản tiền vay của ông A công ty Y đã ảo lãnh cho nghĩa vụ này bằng tài sản là
hai chiếc xe ôtô. Ở đây chủ thể bảo lãnh là công ty X. Theo luật doanh nghiệp,
công ty X là một pháp nhân.
b. Điều kiện về hình thức:
Theo điều 367 B DS năm 1995 quy định thì “việc bảo lãnh phải được lập
thành văn bản có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của uỷ
ban nhân dân cấp có thẩm quyền, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định
khác”. Cách quy định này khơng rõ ràng. Bởi lẽ nếu khơng có quy định hay thoả
thuận buộc phải cơng chứng, chứng thực thì hợp đồng bảo lãnh có phải lập thành
văn ản khơng.Do đó B DS năm 2005 đã sửa đổi tại điều 362“việc bảo lãnh
phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp
đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải
được công chứng hoặc chứng thực”. Với quy định này, nếu pháp luật có quy
định thì bảo lãnh phải công chứng, chứng thực.

17


Hình thức của bảo lãnh phải đƣợc thể hiện bằng văn ản. Hình thức văn ản
đóng vai trị quan trọng trong việc tạo căn cứ để các bên thực hiện hợp đồng, là
căn cứ để xác định trách nhiệm của các bên nếu có tranh chấp xảy ra.
Bên cạnh việc lập thành văn ản thì hợp đồng bảo lãnh cũng cần phải cơng
chứng, chứng thực nếu các bên có thoả thuận hoặc các bên phải cơng chứng,
chứng thực. Vì đây là một trong những điều kiện làm phát sinh hiệu lực của bảo

lãnh.Thông thƣờng đối tƣợng của bảo lãnh là tài sản phải đăng kí quyền sở hữu
thì khi giao kết hợp đồng bảo lãnh các bên phải công chứng, chứng thực. Để bảo
đảm giá trị pháp lí của giao dịch thông qua xác định các điều kiện về tƣ cách chủ
thể, ý chí tự nguyện của các bên và mục đích nội dung của giao dịch, tính pháp lí
của tài sản giao dịch.Trong một số trƣờng hợp nhất định thì biện pháp bảo lãnh
cũng phải đƣợc đăng kí tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thì mới phát sinh
hiệu lực. Bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất là một ví dụ về loại hình thức bắt buộc
này vì điều 130 Luật đất đai quy định “hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền
sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước, trường hợp hợp đồng
thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa
chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của uỷ
ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất”.
Trong trƣờng hợp pháp luật yêu cầu công chứng, chứng thực nhƣng các ên
khơng thực hiện với hình thức này thì chúng ta áp dụng các quy định chung về
hợp đồng vi phạm hình thức bắt buộc.
Trong trƣờng hợp pháp luật khơng có quy định cụ thể về hình thức cơng
chứng, chứng thực thì việc bảo lãnh chỉ cần lập thành văn ản.
c. Mục đích và nội dung của giao dịch bảo lãnh không vi phạm điều
cấm của pháp luật, không trái với đạo đức của xã hội.
Nội dung của bảo lãnh là tổng hợp các điều khoản mà một hoặc các bên xác
lập giao dịch đó đƣa ra hoặc thỏa thuận với nhau. Các điều khoản này xác định
quyền và nghĩa vụ cụ thể cho các chủ thể tham gia vào giao dịch đó đồng thời có

18


thể cũng xác định trách nhiệm dân sự của các chủ thể trong trƣờng hợp các chủ
thể không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng cam kết.
Mục đích của giao dịch bảo lãnh là nhu cầu hay những lợi ích về mặt vật
chất hay tinh thần mà các chủ thể mong muốn đạt đƣợc khi tham gia vào một

giao dịch. Khơng thể có giao dịch bảo lãnh nào mà ngƣời tham gia xác lập, thực
hiện nó khơng có một mục đích nhất định. Mục đích này sẽ đạt đƣợc khi nó đƣợc
thể hiện qua các điều khoản (nội dung) của giao dịch và các bên thực hiện đúng
nghĩa vụ đã cam kết khi xác lập giao dịch.
“Điều cấm của pháp luật” là những quy định của pháp luật không cho phép
chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. “Đạo đức xã hội” là những chuẩn
mực ứng xử chung giữa ngƣời với ngƣời trong đời sống xã hội đƣợc cộng đồng
thừa nhận và tôn trọng. Quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức cùng là những
quy phạm xã hội có chung mục đích là điều tiết hành vi của con ngƣời, có chung
đặc điểm là những quy tắc xử sự chung, là tiêu chuẩn đánh giá hành vi của con
ngƣời.
d. Ngƣời tham gia giao dịch bảo lãnh hoàn toàn tự nguyện
Đây là iều kiện đƣợc xây dựng trên cơ sở nguyên tác “tự do, tự nguyện cam
kết, thỏa thuận”. Một trong những nguyên tắc cơ ản của luật dân sự ghi nhận tại
điều 4 B DS năm 2005.
Bản chất của giao dịch bảo lãnh là hành vi có ý chí nhằm làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ mà các bên mong muốn đạt đƣợc. Do vậy, có thể nói bản chất
của bảo lãnh là sự tự nguyện xác lập giao dịch, thể hiện qua sự thống nhất ý chí
giữa ý chí và tuyên bố ý chí của chủ thể mà khơng bị ảnh hƣởng bởi bất kì một
tác động nào từ bên ngồi. Ví dụ: giao dịch bảo lãnh thiết lập o ngƣời không
nhận thức đƣợc hành vi của mình….

19


 Thời điểm có hiệu lực của giao dịch bảo lãnh.
Theo quy định tại khoản 1 điều 10 Nghị định 163/NĐ-CP thì giao dịch bảo
đảm đƣợc giao kết hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết (thời điểm đƣợc
xác định theo quy định tại điều 404 B DS năm 2005) trừ khi:
- Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng hoặc chứng

thực trong trƣờng hợp pháp luật có quy định.
Về hiệu lực của hợp đồng bảo đảm trong trƣờng hợp pháp luật quy định
cơng chứng hoặc chứng thực là điều kiện có hiệu lực của giao dịch bảo đảm,
nhƣng các ên không tuân theo: căn cứ vào quy định tại điều 134 B DS năm
2005 thì theo yêu cầu của một hoặc các ên Tịa án cơ quan Nhà nƣớc có thẩm
quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện việc công chứng hoặc chứng thực
trong một thời hạn, quá thời hạn đó mà khơng thực hiện thì giao dịch bảo đảm vơ
hiệu và bên có lỗi làm giao dịch vơ hiệu có trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại.
Bảo lãnh cũng là một trong những biện pháp của giao dịch bảo đảm. Vì vậy,
thời điểm có hiệu lực của bảo lãnh cũng chính là thời điểm có hiệu lực của giao
dịch bảo đảm. Pháp luật quy định hợp đồng bảo lãnh phải đƣợc lập thành văn
bản, có cơng chứng, chứng thực của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Vậy, bảo
lãnh có hiệu lực kể từ thời điểm hợp đồng bảo lãnh đƣợc công chứng, chứng
thực.
2.1.2. Nội dung của bảo lãnh.
Bên bảo lãnh phải dùng tài sản của mình hoặc tự mình thực hiện một công
việc để chịu trách nhiệm thay cho ngƣời đƣợc bảo lãnh nếu ngƣời này không thực
hiện nghĩa vụ hoặc gây ra thiệt hại cho bên nhận bảo lãnh. Khi bên bảo lãnh thực
hiện xong những cam kết trƣớc bên nhận bảo lãnh, thì quan hệ nghĩa vụ chính
cũng nhƣ việc bảo lãnh đƣợc coi là chấm dứt khi đó ên ảo lãnh có quyền yêu
cầu ngƣời đƣợc bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi đã ảo
lãnh. Bên bảo lãnh sẽ đƣợc hƣởng thù lao nếu có thoả thuận giữa họ với ngƣời
đƣợc bảo lãnh hoặc pháp luật có quy định.
20


Trong trƣờng hợp nhiều ngƣời cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì họ phải liên
đới thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Nếu ngƣời bảo lãnh đƣợc ngƣời nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ
thì ngƣời đƣợc bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đó đối với ngƣời có quyền.

Trong trƣờng hợp ngƣời nhận bảo lãnh chỉ miễn cho một ngƣời trong số những
ngƣời bảo lãnh liên đới việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của ngƣời đó thì
những ngƣời bảo lãnh khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi mà họ đã
bảo lãnh.
Nếu nhiều ngƣời cùng bảo lãnh một nghĩa vụ nhƣng họ đã thoả thuận và
cam kết trƣớc ngƣời có quyền về việc mỗi ngƣời chỉ bảo lãnh một phần nghĩa vụ
độc lập, thì mỗi ngƣời bảo lãnh chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ trong phạm vi
mà mình đã cam kết bảo lãnh.
Phạm vi bảo lãnh sẽ đƣợc chia thành: bảo lãnh theo thoả thuận và khi khơng
có thoả thuận, bảo lãnh một phần hay toàn bộ nghĩa vụ và phạm vi bảo lãnh phụ
thuộc vào thời gian.
Thứ nhất, bảo lãnh theo thoả thuận và khi khơng có thoả thuận.
Theo khoản 1 điều 319 B DS quy định “nghĩa vụ dân sự có thể được bảo
đảm một phần hoặc toàn bộ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật,
nếu khơng có thoả thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa
vụ coi như được bảo đảm tồn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thường thiệt hại”.
Với quy định trên “nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ
trả lãi và bồi thường thiệt hại” nếu “khơng có thoả thuận và pháp luật không quy
định phạm vi bảo đảm”. Về vi phạm nghĩa vụ đƣợc bảo đảm, nghị định 163/
2006/ NĐ – CP, Nghị định Chính phủ về giao dịch bảo đảm đƣợc bổ sung một
quy định vào năm 2012 nhƣ sau ( khoản 1 điều 8a): “trong hợp đồng bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ phát sinh trong giao dịch, các bên không bắt buộc phải thoả
thuận cụ thể về phạm vi của nghĩa vụ bảo đảm và thời hạn thực hiện nghĩa vụ
bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
Bên cạnh đó điều 363 B DS quy định “bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh
21


một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh. Nghĩa vụ bảo lãnh bao
gồm cả nợ lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có

thoả thuận khác”.
Kết hợp các điều luật trên, chúng ta có kết quả nhƣ sau: đối với phạm vi của
nghĩa vụ bảo lãnh, nếu khơng có thoả thuận khác, “nghĩa vụ được coi như bảo
đảm toàn bộ” và “nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt,
tiền bồi thường thiệt hại”. B DS quy định phạm vi bảo lãnh bao gồm cả lãi. Lãi
này có thể là lãi theo pháp luật hay lãi theo thoả thuận. Trong trƣờng hợp là lãi
theo thoả thuận thì mức lãi này là mức lãi trong khn khổ luật định.
- Thứ hai, phạm vi bảo lãnh là một phần hay toàn bộ nghĩa vụ.
Theo điều 362 B DS năm 2005 quy định thì “bên bảo lãnh có thể cam kết
bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh”.
- Thứ ba, phạm vi bảo lãnh phụ thuộc vào thời gian.
Khi các bên không có thoả thuận cụ thể nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh cịn bao
gồm nợ gốc và nợ lãi trong khi đó số tiền phải trả với tƣ cách là lãi phụ thuộc
vào thời gian, thời gian càng dài thì mức lãi phải trả càng lớn. Khi hợp đồng bảo
lãnh chấm dứt thì khơng phải nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt mà chỉ vi phạm nghĩa
vụ bảo lãnh đƣợc ấn định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo lãnh. Do đó đối
với tiền thuế phát sinh trƣớc khi hợp đồng bảo lãnh chấm dứt ngƣời bảo lãnh vẫn
phải chịu trách nhiệm còn đối với tiền thuế phát sinh sau thời điểm hợp đồng bảo
lãnh chấm dứt ngƣời bảo lãnh khơng có trách nhiệm.
2.1.3. Trách nhiệm bảo lãnh liên đới.
Xuất phát từ mục đích chủ yếu của biện pháp bảo lãnh là để quyền lợi của
ngƣời có quyền ln ln đƣợc bảo đảm thực hiện.Vì vậy ngƣời thực hiện nghĩa
vụ trong thực tế là ngƣời có nghĩa vụ hay ngƣời bảo lãnh khơng phải là điều quan
tâm chính của bên có quyền. Cái mà ngƣời có quyền quan tâm chính là việc xem
xét xem ai là ngƣời có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

22


Theo quy định của pháp luật, nếu khơng có thoả thuận gì khác thì tại thời

điểm mà nghĩa vụ phải thực hiện nhƣng ngƣời có nghĩa vụ khơng thực hiện thì
ngƣời bảo lãnh phải thực hiện thay. Sự quy định này có đƣợc coi là từ thời điểm
đó ngƣời có quyền chỉ đƣợc yêu cầu ngƣời bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ mà khơng
đƣợc u cầu ngƣời có nghĩa vụ phải thực hiện hay không.Theo tôi, khi vi phạm
nghĩa vụ thì ngƣời vi phạm nghĩa vụ vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ nếu còn
đủ khả năng ( ù đã có ngƣời bảo lãnh). Mặc ù theo quy định của pháp luật tố
tụng dân sự ngƣời đƣợc bảo lãnh là ngƣời có nghĩa vụ liên quan khi ngƣời nhận
bảo lãnh khởi kiện yêu cầu ngƣời bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ nhƣng để bảo đảm
hơn về quyền lợi của ngƣời có quyền. Pháp luật về nội dung (pháp luật dân sự)
cần quy định cho ngƣời nhận bảo lãnh đƣợc lựa chọn trong việc yêu cầu ai (hoặc
là ngƣời bảo lãnh, hoặc là ngƣời có nghĩa vụ) thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Vì
thế pháp luật cần xác định từ thời điểm nghĩa vụ đến hạn phải thực hiện thì ngƣời
bảo lãnh và ngƣời đƣợc bảo lãnh cùng liên đới trong việc thực hiện toàn bộ nghĩa
vụ trƣớc ngƣời nhận bảo lãnh.
Thông thƣờng nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh bởi một chủ thể nhất định. Tuy
nhiên, trong thực tiễn đôi khi chúng ta lại thấy toà án quyết định ngƣời bảo lãnh
liên đới với ngƣời khác để thực hiện nghĩa vụ hoặc quy định nhiều ngƣời liên đới
bảo lãnh.
Trách nhiệm liên đới của những ngƣời bảo lãnh đƣợc quy định rất cụ thể
trong B DS.Theo điều 365 B DS năm 2005 quy định “khi nhiều người cùng bảo
lãnh một nghĩa vụ thì họ phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có
thoả thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập”. Căn cứ
để phát sinh trách nhiệm liên đới giữa những ngƣời bảo lãnh là họ cùng bảo lãnh
một nghĩa vụ. Nếu nhiều ngƣời cùng kí trong một hợp đồng bảo lãnh với tƣ cách
bảo lãnh, chúng ta có thể suy luận họ cùng bảo lãnh một phần nghĩa vụ nên liên
đới bảo lãnh.
Cần lƣu ý rằng, trách nhiệm liên đới giữa những ngƣời bảo lãnh chỉ phát
sinh khi họ cùng bảo lãnh một nghĩa vụ. Do đó nếu nhiều ngƣời bảo lãnh nhiều
23



nghiã vụ khác nhau của một ngƣời (mỗi ngƣời bảo lãnh một nghĩa vụ) thì trách
nhiệm bảo lãnh khơng phát sinh.
Ví dụ: Vợ chồng anh Trƣờng và à Hoa đã thế chấp tài sản của mình để bảo
lãnh cho khoản vay nợ của công ty Thiên Hƣơng gồm: nợ gốc 300.000.000đ nợ
lãi trong hạn còn phải thu 5.650.000đ tiền phạt chậm trả lãi còn phải thu là
90.560.000đ tổng cộng là 786.650.320đ (tính đến ngày xét xử sơ thẩm ). Cịn vợ
chồng ông Hƣng và à oan đã thế chấp tài sản của mình để bảo lãnh cho khoản
vay nợ của công ty Thiên Hƣơng gồm nợ gốc 300.600.000đ nợ lãi trong hạn còn
phải thu 40.530.000đ nợ lãi quá hạn còn phải thu là 58.690.632đ tiền phạt chậm
trả lãi 115.286.125đ tổng cộng là 656.726.589đ (tính đến ngày xét xử sơ thẩm).
Khi xảy ra tranh chấp, toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao xét rằng “toà sơ
thẩm xác định trách nhiệm bảo lãnh của gia đình ơng Trƣờng à Hoa gia đình
ơng Hƣng à oan đối với tồn bộ các khoản nợ của công ty Thiên Hƣơng mà
không xác định trách nhiệm cụ thể của riêng từng gia đình đối với khoản vay cụ
thể mà từng gia đình đã ảo lãnh cho công ty Thiên Hƣơng vay là không rõ ràng
khơng thể thi hành án đƣợc. Do hai gia đình không liên đới bảo lãnh chung cho
các khoản vay của công ty Thiên Hƣơng nên không thể buộc hai gia đình liên đới
thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với tồn bộ khoản vay nợ của cơng ty Thiên
Hƣơng. Vì vậy, cần phải bổ sung bản án sơ thẩm xác định trách nhiệm bảo lãnh
cụ thể của từng gia đình theo đúng các hợp đồng thế chấp tài sản để bảo lãnh của
họ.
Trong trƣờng hợp nhiều ngƣời bảo lãnh liên đới thì bên có quyền có thể u
cầu bất cứ ai trong số những ngƣời bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa
vụ (điều 365 B DS năm 2005). Nhƣ vậy, mối quan hệ giữa những ngƣời có
quyền và những ngƣời bảo lãnh liên đới cơ chế thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh liên
đới giống các nghĩa vụ liên đới khác đƣợc quy định tại điều 298 BLDS.
Việc thực hiện trách nhiệm bảo lãnh liên đới có hai điểm cần lƣu ý:
Thứ nhất, trách nhiệm liên đới ở đây là trách nhiệm liên đới của những
ngƣời bảo lãnh. Do đó những ngƣời này chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

24


liên đới khi nghĩa vụ bảo lãnh đến thời hạn phải thực hiện (thời điểm này có thể
khác thời điểm nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh đến hạn thực hiện).
Thứ hai, khi một trong số những ngƣời bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn
bộ nghĩa vụ thay cho ên đƣợc bảo lãnh thì có quyền u cầu những ngƣời bảo
lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình (điều 365 BLDS
năm 2005).
2.1.4. Thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Hợp đồng bảo lãnh đáp ứng các điều kiện có hiệu lực thì sẽ làm phát sinh
nghĩa vụ bảo lãnh. Những nghĩa vụ bảo lãnh là nghĩa vụ mà việc thực hiện có
điều kiện: ngƣời bảo lãnh “sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ nếu
khi (….)”. Câu hỏi đặt ra là tại thời điểm nào ngƣời bảo lãnh phải thực hiện nghĩa
vụ bảo lãnh?
Theo pháp luật nƣớc ta ngƣời bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh trƣớc khi nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh đến hạn thực hiện. Điều đó khơng có nghĩa
là ngay sau khi nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh đến hạn thì ngƣời bảo lãnh phải thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh. Tất cả cịn phụ thuộc vào hồn cảnh cụ thể.
Trong văn ản pháp luật hiện hành đƣa ra hai thời điểm nghĩa vụ bảo lãnh
phải đƣợc thực hiện đó là:
Thời điểm thứ nhất: Là “khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ” (điều 361 B DS năm 2005 điều 366
B DS năm 1995). Trong phần “căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh”, nghị định
163/ 2006/ NĐ – CP, Nghị định Chính phủ về giao dịch bảo đảm cũng quy định
tƣơng tự. Ỏ đây

ên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu ngay lập tƣc ên ảo lãnh

thực hiện nghĩa vụ thay cho ên có nghĩa vụ.

Thời điểm thứ hai: Là “khi đến thời hạn mà bên bảo lãnh khơng có khả
năng thực hiện nghĩa vụ của mình” (khoản 2 điều 366 B DS năm 2005) của
phần “căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh”, nghị định 163/ 2006/ NĐ – CP/, nghị
định chính phủ về giao dịch bảo đảm cũng có quy định tƣơng tự. Trong trƣờng
25


×