Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

KHỦNG HOẢNG KINH tế mỹ HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.83 KB, 27 trang )

ĐỀ TÀI: KHỦNG HOẢNG KINH TẾ MỸ HIỆN NAY
I. Lí luận chung về khủng hoảng kinh tế
1. Khái niệm và bản chất của khủng hoảng kinh tế.
Khủng hoảng kinh tế, là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và
trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế. Một định nghĩa khác với cách
hiểu ngày nay là trong học thuyết Kinh tế chính trị của Mác_Lênin. Từ ngữ này
chỉ khoảng thời gian biến chuyển rất nhanh sang giai đoạn suy thoái kinh tế. Suy
thoái kinh tế có thể liên quan tới sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế
của toàn bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, và lợi nhuận doanh nghiệp.
Các thời kỳ suy thối có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại
tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kỳ đđ́nh lạm.
Nhiều nhà quan sát sự áp dụng của học thuyết Marx cho rằng tự bản thân
Karl Marx không đưa ra kết luận cuối cùng về bản chất của khủng hoảng kinh tế
trong chủ nghĩa tư bản. Thực vậy, những nghiên cứu của ông gợi ý nhiều lí luận
khác nhau mà tất cả chúng đều gây tranh căi. Một đặc điểm chủ yếu của những
lí luận này là khủng hoảng khơng phải ngẫu nhiên mà nó bắt nguồn từ bản chất
của chủ nghĩa tư bản với vai tṛ là một hình thái xă hội. Marx viết, “cản trở của
nền sản xuất tư bản chính là tư bản”.
Những lư luận này bao gồm:
Xu hướng suy giảm tỷ suất lợi nhuận. Tích tụ tư bản gắn liền xu hướng
chung của mức độ tập trung tư bản. Điều này tự nó làm giảm tỷ suất lợi nhuận
rồi ḱm hăm chủ nghĩa tư bản và có thể đưa đến khủng hoảng.
Tiêu thụ dưới mức. Nếu giai cấp tư sản thắng thế trong cuộc đấu tranh
giai cấp với mục đích cắt giảm tiền lương và bóc lột thêm lao động, nhờ đó tăng
tỷ suất giá trị thặng dư, khi đó nền kinh tế tư bản đối mặt với vấn đề thường
xuyên là nhu cầu tiêu dùng không tương xứng với quy mô sản xuất và tổng cầu
không tương xứng với tổng cung.
Sức ép lợi nhuận từ lao động. Tích tụ tư bản có thể đẩy nhu cầu th
mướn tăng lên và làm tăng tiền lương. Nếu tiền lương tăng cao sẽ ảnh hưởng
1



đến tỷ suất lợi nhuận và khi đạt đến một mức độ nhất định sẽ gây ra suy thoái
kinh tế.
Về mặt lư luận, ít nhất những quan điểm trên khơng mâu thuẫn với nhau
và có thể đóng vai tṛị là những nội dung trong một học thuyết tổng hợp về
khủng hoảng kinh tế
2. Nguyên nhân khủng hoảng
Nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng kinh tế là mâu thuẫn cơ bản của
CNTB,mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất với hình thức chiếm hữu tư
nhân TBCN về tư liệu sản xuât.Mâu thuẫn đó được biểu hiện thành các mâu
thuẫn sau:
Mâu thuẫn giữa tính có tổ chức,có kế hoạch trong từng xí nghiệp và tình
trạng sản xuất vơ chính phủ trong tồn xã hội.Vì mục đích chạy theo lợi
nhuận,các nhà TB 1 mặt tìm cách hợp lý hóa tổ chức xí nghiệp để giảm chi phí
đầu vào;mặt khác, chỉ đầu tư kinh doanh vào các ngành có lợi nhuận cao và
cạnh tranh quyết liệt với nhau.Kết quả là làm phá hoại sự cân đối giữa các ngành
sản xuất,quan hệ cung cầu bị rối loạn nghiêm trọng,đến 1 mức độ nào đó thì gây
ra khủng hoảng kinh tế.
Mâu thuẫn giữa xu hướng mở rộng sx vô hạn của CNTB với sức mua có
hạn của quần chúng lao động.Do theo đuổi lợi nhuận siêu ngạch,các nhà TB đã
ra sức mở rộng sx,cải tiến kỹ thuật và cạnh tranh rất gay gắt.Của cải sx ra ngày
càng nhiều nhưng sức mua thì có hạn dẫn đến hàng hóa bị ế thừa trên thị trường.
Mâu thuẫn giữa TB và lao động.Nhà Tb là người sở hữu tư liệu sx nhưng
k lao động,cịn cơng nhân là người lao động làm ra của cải nhưng lại bị tước
đoạt hết tư liệu sx.sản phẩm làm ra,hầu hết thuộc về nhà TB.Sự tách rời TLSX
và sức lao động đã dẫn nền kinh tế đến sự phát triển mù quáng,chạy theo lợi
nhuận,gây nên khủng hoảng.

2



3. Tác động của khủng hoảng kinh tế
Do mức độ trầm trọng và lan rộng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ,
EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nền kinh tế trên thế giới đã và đang phải đối
mặt với những tác động tiêu cực và đã có nền kinh tế lâm vào khủng hoảng mặc
dù các nước này đã phối hợp sử dụng một nguồn lực tài chính lớn chưa từng có
(tới hàng nghìn tỷ USD) và gần như tất cả các biện pháp có thể để hỗ trợ thanh
khoản và cứu hệ thống tài chính khỏi sụp đổ.
Đối với châu Á, khủng hoảng kinh tế đã tràn vào và Inđônêxia là nước
hứng chịu đầu tiên. Tiếp theo là các nền kinh tế ở châu Á khác cũng đang từng
bước bị ảnh hưởng ở mặt này, mặt khác với mức độ nặng nhẹ khác nhau, thể
hiện ở hàng loạt thị trường chứng khoán ở châu Á bị rơi tự do, nhiều cơng ty tài
chính, ngân hàng khó khăn, thua lỗ và có nguy cơ phá sản. Nền kinh tế Nhật
Bản đang lâm khủng hoảng trong những ngày gần đây: giá chứng khốn giảm
mạnh, nhiều ngân hàng, cơng ty đã và đang trên bờ vực thẳm.
II.Khủng hoảng kinh tế mỹ hiện nay
1. Thực trạng khủng hoảng kinh tế nước mỹ
Trong số 10 cuộc suy thoái lớn nhất đối với nền kinh tế Mỹ kể từ sau Đại
chiến Thế giới thứ II - trong đó nền kinh tế phải mất ít nhất 3 năm để hồi phục thì chưa có cuộc suy thoái nào khủng khiếp như lần này.
Cuộc suy thoái mới nhất của kinh tế Mỹ được coi là bắt đầu từ tháng
12/2007 và chấm dứt vào tháng 6/2009, khi GDP của nước này bắt đầu tăng
trưởng trở lại. Thế nhưng hơn 3 năm đã trôi qua và trước mặt “chú Sam”, chặng
đường hồi phục vẫn còn hết sức gian nan
So với 9 cuộc suy thối trước, những tín hiệu lần này đều rất xấu: Tốc độ
tăng GDP yếu nhất (1,5% trong quý II/2012), chi tiêu tiêu dùng thấp chưa từng
thấy và tốc độ tạo việc làm gần chưa bao giờ chậm như hiện nay.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ hiện vẫn ở mức 8,3%, cao nhất trong số 10 cuộc
suy thối. Với những lao động cịn trụ lại được, đây cũng là lần đầu tiên mức
tăng của lương không theo kịp lạm phát.
3



Ngồi ra, kinh tế Mỹ cịn đang phải chống đỡ một kẻ thù từ bên ngồi: Cuộc
khủng hoảng nợ cơng châu Âu. Những rắc rối ở bên kia bờ Đại Tây Dương đã
lấy mất chút lòng tin còn lại của nhà đầu tư và người tiêu dùng nước Mỹ.
Tăng trưởng yếu
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ chỉ tăng 6,8% trong 3 năm tính
đến giữa năm 2012 - mức thấp nhất trong các lần hồi phục kể từ sau chiến tranh.
Trong số 8 lần suy thoái trước (1 lần từ 1945 - 1948, dữ liệu không đầy đủ), tốc
độ tăng GDP trong 3 năm đầu đều đạt trung bình 15,5%.
Những động lực chính cho q trình hồi phục trong các cuộc suy thối
trước đây giờ đã khơng cịn. Đầu tư xây dựng nhà cửa - trước đây thường tăng
gần 34% - thì lần này chỉ tăng có 8%.
Lý do là giai đoạn phát triển bong bóng hồi giữa thập kỷ trước đã khiến
thị trường tràn ngập nguồn cung và giá giảm là điều tất yếu. Bất chấp lãi suất
vay thế chấp giảm xuống mức thấp kỷ lục, thị trường bất động sản Mỹ vẫn
khơng thể trở lại bình thường.
Mua sắm và đầu tư của chính phủ ở cấp liên bang, bang và địa phương
trong quý II đã giảm 4,5% so với 3 năm trước. Trong khi đó, trong các lần suy
thoái trước, 3 năm hồi phục đầu tiên chi tiêu chính phủ tăng trung bình 12,5%.
Trong cuộc suy thối 1981 - 1982 dưới thời của Tổng thống Ronald Reagan,
kinh tế Mỹ nhận được một cú hích đầu tư cơng tăng tới 15%.
Lần này, chính quyền các cấp liên tục cắt giảm chi tiêu và giảm việc làm
trong bộ máy hành chính. Kể từ tháng 6/2009, lực lượng viên chức ở Mỹ đã
giảm 642.000 người, lần giảm đầu tiên trong 10 cuộc suy thoái lớn kể từ sau
chiến tranh. Trong khi đó, sau cuộc suy thối 1973 - 1974, số việc làm trong bộ
máy nhà nước tăng hơn 1 triệu.

4



Tiêu dùng kiệt quệ
Kể từ khi suy thoái chấm dứt, chi tiêu tiêu dùng ở Mỹ chỉ tăng 6,5%, mức
thấp nhất trong 10 cuộc suy thoái. Trong những lần trước, giá trị tiêu dùng tăng
trung bình gần 14%.
Khơng khó hiểu tại sao tiêu dùng lại ảm đạm. Người dân không cịn vay
tín dụng ngân hàng được như trước, trong khi đây là động lực chính tạo ra tốc độ
tăng trưởng mạnh trong thập niên 2000. Vốn chủ sở hữu nhà ở - một điều kiện
quan trọng để có thể vay tiền - đã giảm mạnh tới 49% do giá nhà lao dốc. Các
ngân hàng đua nhau hủy bỏ thẻ tín dụng của khách.
Những người có tiền cũng chi tiêu ít hơn bởi họ còn phải dành để trả nợ
và... tiết kiệm. Theo hãng Haver Analytics, tổng nợ vay tín dụng ở Mỹ hiện chỉ
còn 865 tỷ USD, giảm 14% so với mức đỉnh 1.000 tỷ USD tháng 12/2007. Tỷ lệ
tiết kiệm cũng tăng từ 1,1% thu nhập sau thuế năm 2005, lên 4,4% vào tháng
6/2012. Tỷ lệ nợ thấp phản ánh tâm lý e ngại vay tiêu dùng của người dân.
Carl Weinberg, nhà kinh tế trưởng của công ty High Frequency
Economics nói: “Có thời chúng ta đã vay quá nhiều, giờ đang phải trả nợ. Quá
trình này làm chậm tăng trưởng của kinh tế Mỹ”.
Việc làm ảm đạm
Nền kinh tế Mỹ đã bị mất 8,8 triệu việc làm trong và ngay sau cuộc suy
thoái 2007 - 2009. Kể từ khi quá trình hồi phục bắt đầu, số việc làm được tạo
thêm chỉ khoảng 4 triệu. Như vậy các doanh nghiệp chỉ lấy lại được 46% số việc
làm bị mất đi, mức thấp nhất từ trước đến nay.
Trong 8 cuộc suy thoái trước, nền kinh tế đã lấy lại được hơn 350% số
việc làm bị mất. Cá biệt, trong cuộc khủng hoảng 1981 - 1982 kinh tế Mỹ bị mất
2,8 triệu việc làm. Nhưng 3 năm sau khi suy thoái chấm dứt, lại có thêm tới 9,8
triệu việc làm mới được tạo ra - dôi ra hơn 7 triệu.
Chưa bao giờ lại có nhiều người Mỹ thất nghiệp đến vậy. Gần 5,2 triệu
người khơng có việc làm từ 6 tháng trở lên. Thất nghiệp dài hạn chiếm tới 41%


5


tổng số người thất nghiệp, trong khi các cuộc suy thoái khác tỷ lệ này cao nhất
cũng chỉ là 22%.
Gregory Mann, 58 tuổi, một nhân viên giám định bất động sản bị thất
nghiệp cách đây 3 năm. Ông nộp đơn vào các cơng ty McDonald, Target và
Nordstrom nhưng thậm chí họ cịn khơng... trả lời. “Nói chung, giờ thì cơng việc
gì tơi cũng làm”, ơng nói.
Một người thất nghiệp càng lâu càng khó tìm việc trở lại, bởi kỹ năng suy
giảm và cơ hội tiếp xúc để tìm việc mới ngày càng thấp. Chủ tịch Ngân hàng Dự
trữ Liên bang (FED) Ben Bernanke gọi thất nghiệp dài hạn là một cuộc “khủng
hoảng quốc gia”.
Lương không theo kịp lạm phát
Thông thường, thu nhập của người lao động sẽ tăng lên sau khi nền kinh
tế thoát khỏi suy thoái và bước vào q trình hồi phục. Nhưng lần này thì khơng.
Các chủ lao động luôn từ chối tăng lương bởi hầu hết nhân viên của họ... chẳng
còn chỗ nào mà đi nữa.
Kết quả là, lương lao động tăng không đủ để bù lạm phát. Thu nhập của
người lao động trong lĩnh vực sản xuất - chiếm khoảng 80% lực lượng lao động
tư nhân, phi nông nghiệp ở Mỹ - chỉ tăng 6,2% kể từ tháng 6/2009. Trong khi
đó, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 7,2%. Nếu trừ lạm phát, thu nhập của người lao
động bị âm 0,8%. Trong 5 cuộc suy thối gần đây nhất, trung bình mức tăng
lương đều vượt lạm phát 1,5%.
Các nhà kinh tế nói rằng nhìn vào bản chất của cuộc suy thối lần này có
thể đốn trước quá trình hồi phục của kinh tế Mỹ sẽ gian nan như thế nào. Sau
khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ tháng 9/2008, hệ thống tín dụng - mạch
máu của nền kinh tế - trở nên cạn kiệt bất chấp mọi nỗ lực bơm, thúc của chính
phủ và ngân hàng trung ương. Thị trường bất động sản giảm giá 30% đã lấy mất
hàng nghìn tỷ USD cổ phiếu bất động sản và khiến hoạt động xây dựng gần như

đóng băng.

6


Hơn nữa, chia rẽ chính trị trong nước càng khiến cho sự lạc quan tăng
trưởng trở thành điều xa xỉ. Năm ngoái, bất đồng giữa Tổng thống Barack
Obama và quốc hội Mỹ đã đẩy nền kinh tế đến bờ vực vỡ nợ, khiến các thị
trường chao đảo.
Văn phòng ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) cảnh báo, các chính sách cắt
giảm thâm hụt ngân sách dự kiến có hiệu lực vào đầu năm tới có thể khiến kinh
tế Mỹ rơi vào suy thoái trở lại, đồng thời đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên mức 9,1% vào
nửa cuối năm 2013. Thâm hụt ngân sách trong tài khóa 2012 cũng sẽ ở mức
1.100 tỷ USD.
2.Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế nước mỹ
Thời gian gần đây, nhiều nhà kinh tế học và hoạch định chính sách, bao
gồm cả những nhân vật nổi tiếng như Paul Krugman, người đoạt giải Nobel kinh
tế 2008, đồng thời là một nhà báo chuyên mục của tờ New York Times, và cựu
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson, cùng có quan điểm cho rằng, sự mất
cân đối tồn cầu- có thể được hiểu là những khoản thặng dư thương mại khổng
lồ của một số quốc gia như Trung Quốc, và thâm hụt thương mại cũng vĩ đại
không kém của một số nước khác như Mỹ- là nguyên nhân sâu xa gây ra khủng
hoảng tài chính.
Tuy nhiên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khơng nhất trí với quan điểm này.
Trong một tài liệu công bố ngày 6/3, IMF lập luận, “thủ phạm” chính gây ra
khủng hoảng khơng ǵ khác chính là tđ́nh trạng bng lỏng quản lư hệ thống tài
chính, cùng với việc khơng tn thủ kỷ luật thị trường. Kinh tế gia trưởng
Olivier Blanchard của IMF cho rằng, sự mất cân đối toàn cầu chỉ “gián tiếp” tiếp
tay cho khủng hoảng.
Lập luận này nghe giống như thể tổ chức kinh tế vĩ mô quốc tế hàng đầu

của thế giới đang cố “đùn đẩy trách nhiệm”. Tuy nhiên, việc xác định đúng
nguyên nhân của cuộc khủng hoảng hiện nay có một vai tṛ rất quan trọng, để
biết xem chính sách kinh tế vĩ mô hay việc tăng cường giám sát thị trường tài
chính sẽ đem tới giải pháp đúng đắn cho đống đổ nát này.
7


Gần đây, một số người đă chỉ trích chính sách của IMF thúc giục các nước
châu Á xây dựng dự trữ ngoại hối khổng lồ sau khi xảy ra cuộc kủng hoảng tài
chính khu vực cách đây một thập kỷ, dẫn tới những mất mát cân bằng tồn cầu.
Đây có thể chính là một phần lư do vđ́ sao mà IMF lại phản đối mạnh mẽ tới vậy
cách lư giải nguyên nhân khủng hoảng của các chuyên gia như Krugman hay
Paulson, và đổ lỗi cho cách quản lư lỏng lẻo của nước Mỹ.
2.1. Khủng hoảng tín dụng nhà đất dưới chuẩn.
Hầu như khơng có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào, khủng hoảng cho vay
thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ đă bất ngờ nổ ra vào giữa năm 2007. Cuộc khủng
hoảng này có tác động mạnh đến cả hệ thống tài chính lẫn nền kinh tế thực . Các
cơ quan điều tiết tài chính của Mỹ, từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Uỷ ban
Chứng khoán (SEC) cho tới Bộ Tài chính đều đă phải vào cuộc nhằm giải quyết
khủng hoảng. Nguồn gốc ban đầu của cuộc khủng hoảng tồi tệ này là sự chứng
khoán hoá các khoản cho vay mua nhà không đủ tiêu chuẩn. Cuộc khủng hoảng
đă lan đến các trung tâm tài chính lớn khác như: London, Tokyo, Paris,
Frankfurt. Lần đầu tiên nhiều ngân hàng lớn rơi vào khủng hoảng cho vay thế
chấp kiểu này.
Cơ chế cho vay thế chấp:
Cho vay thế chấp đúng chuẩn: Là khoản cho vay mua bất động sản có
chất lượng cao. Nó được quyết định một cách cẩn thận bởi một nhân viên tín
dụng và được đảm bảo bằng những giấy tờ của người đi vay chứng minh khả
năng thanh toán cho ngân hàng, bao gồm: Thu nhập hàng năm, tiểu sử nghề
nghiệp, hồ sơ vay mượn trước đây, tài sản và các khoản nợ.

Cho vay thế chấp dưới chuẩn: Là khoản cho vay chất lượng thấp với mức
rủi ro cao. Các khoản vay này không được xem xét kỹ lưỡng và thường được
bảo đảm bởi rất ít hoặc khơng có giấy tờ chứng minh khả năng tài chính của
người đi vay. Theo truyền thống, một người đi vay phải tŕnh ngân hàng đơn xin
vay vốn. Đơn này được xem xét bởi một nhân viên tín dụng và việc xem xét này
phải được thể hiện rơ ràng bằng văn bản. Đồng thời, người vay phải đưa ra các
8


giấy tờ liên quan đến thu nhập, tiểu sử nghề nghiệp, tài sản và tài khoản nợ.
Ngân hàng có thể đồng ư cho vay thế chấp với lăi suất cố định trong suốt 30
năm hoặc cho vay thế chấp theo lăi suất có thể tự điều chỉnh ARM. Đa số người
đi vay chọn hđ́nh thức vay theo lăi sất cố định. Vào những năm 1980, khi số
lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, các ngân hàng cho rằng thủ tục cho
vay theo kiểu truyền thống quá cồng kềnh và kém hiệu quả. Do vậy, họ bắt đầu
áp dụng cơ chế tính điểm tín dụng cho khách hàng. Mỗi cơng dân Mỹ đều có
một mức điểm tín dụng, từ 300 đến 850, nhằm phản ánh lịch sử thanh toán cá
nhân. Với ba tổ chức tín dụng thu thập thơng tin về hồ sơ thanh toán của từng
khách hàng. Các ngân hàng lấy điểm trung bđ́nh của ba tổ chức này để quyết định
mức tín nhiệm tín dụng phù hợp. Mặc dù người đi vay vẫn phải đưa ra những
giấy tờ về thu nhập, tiểu sử nghề nghiệp, tài sản nhưng có thể giản đơn hơn. Các
nhân viên tín dụng thực hiện các quyết định cho vay chủ yếu dựa trên điểm tín
dụng.
Những ngun nhân đă khởi tạo nên bong bóng trong thị trường bất động sản.
Môi trường lăi suất thấp:
Cuối năm 2001, khi nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, FED đă liên tục cắt
giảm lăi suất. Chính sách tiền tệ mở rộng đă khuyếch trương các hoạt động kinh
tế. Đến giữa năm 2002, nền kinh tế đă thực sự phục hồi nhưng mối lo ngại về
việc suy thối có thể quay trở lại đă khiến Chủ tịch FED, Alan Greenspan, và
đồng nghiệp quyết định giữ nguyên lăi suất chỉ đạo ở mức 1% trong suốt 2 năm

2003 và 2004. Căn cứ vào “tín hiệu” của ngân hàng trung ương, lăi suất trên hầu
khắp các thị trường tài chính đều đă giảm mạnh. Đặc biệt, lăi suất đối với khoản
vay cố định 30 năm chỉ ở mức 4% đến 5% thấp nhất trong ṿng 40 năm qua.
Nguồn tiền mặt phong phú:
Đáp lại chính sách tiền tệ nới lỏng của FED, lượng cung tiền trong nền
kinh tế Mỹ đă tăng mạnh. Khối lượng cho vay của tất cả các loại hđ́nh tín dụng
ngân hàng đă tăng liên tục, thúc đẩy quá tŕnh mở rộng tiền tệ đang diễn ra.

9


Sự gia tăng của khối lượng tín dụng cc̣n được thúc đẩy bởi ḍng vốn nước
ngoài chảy vào ổn định. FED không hề thực hiện bất kỳ một biện pháp nào để
“trung hồ hố “ tác động của ḍng vốn vào đối với cung tiền vđ́ họ tin rằng nền
kinh tế vẫn đang trong quá tŕnh phục hồi. Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền
kinh tế vào cuối năm 2002, thu nhập cá nhân và lợi nhuận của công ty đều tăng
đáng kể.
Giá nhà tăng liên tục:
Cuối năm 2002, hoạt động của thị trường nhà ở diễn ra sôi động nhờ thu
nhập cá nhân tăng, lăi suất cho vay thế chấp và các khoản tín dụng dồi dào.Điều
này đă khiến cho tất cả các chủ thể tham gia thị trường đều muốn tranh thủ kiếm
lời.
Người dân đổ xô đi mua nhà nhằm kiếm lời bởi họ tin tưởng rằng giá nhà
sẽ tăng cao hơn. Nhiều nhà đầu cơ đă thu được lời lớn chỉ đơn giản bằng cách
mua nhà và bán lại. Thậm chí ngay cả khi ngơi nhà đó chưa được xây xong và
đưa vào sử dụng. Các nhà mơi giới cho vay thế chấp nơn nóng và đẩy nhanh kết
thúc các giao dịch nhằm thu về các khoản phí và chuyển sang các giao dịch kế
tiếp. Về sau, người ta mới nhận ra rằng nhiều người mua nhà thế chấp đủ tiêu
chuẩn lại bị hướng vào nhóm đối tượng vay nợ dưới chuẩn bởi vđ́ những người
bán trung gian được hưởng phí cao hơn từ loại này.

Những người cho vay cảm thấy an toàn vđ́ rủi ro vỡ nợ đang giảm theo thời
gian do giá nhà vẫn tiếp tục tăng. Giá trị tài sản của những người sở hữu nhà
cũng tăng theo tương ứng.
Hầu hết các khoản vay dưới chuẩn đều theo hđ́nh thức vay thế chấp với lăi
suất linh hoạt (ARM). Theo truyền thống, người mua thường muốn vay tiền mua
nhà với lăi suất cố định trong suốt 30 năm. Tuy nhiên, lăi suất ARM lạt rất thấp
với thời hạn từ 3 đến 5 năm. Chính vđ́ vậy, nó đă thu hút được những người mua
có thu nhập thấp. Tuy nhiên, các khoản tiền lăi phải trả hàng tháng đă tăng dần
theo thời gian do lăi suất cho vay được điều chỉnh lên mức cao hơn.

10


Nhận thức sai rủi ro:
Nhìn chung, tất cả các thành viên thị trường đă đánh giá sai về mức rủi ro
thực và đến khi họ nhận ra thđ́ rủi ro đă biến thành khủng hoảng.
Những người mua nhà không cảm nhận được rủi ro bởi vđ́ sự gia tăng lên
tục của giá nhà cho phép họ trả nợ rất dễ dàng bằng cách vay thêm. Những
người cho vay cũng không duy tŕ các khoản nợ của họ trong sổ sách mà bán
chúng cho các ngân hàng đầu tư để những ngân hàng này biến chúng thành
những tài sản được chứng khoán hoá và bán cho các nhà đầu tư chứng khoán.
Do vậy, những người cho vay thế chấp đă liên tục có được tiền và tiếp tục tạo ra
các khoản nợ tương tự, đẩy giá nhà lên cao hơn và một chu tŕnh mới lại bắt đầu.
Rạn nứt xuất hiện:
Tuy nhiên, vào đầu năm 2006, thj trường nhà đất bắt đầu có dấu hiệu suy
giảm. Những ngơi nhà mới xây đă không bán được và hậu quả là sự tăng giá bắt
đầu giảm mạnh. Nguyên nhân của tđ́nh trạng này là sự đảo ngược chính sách tiền
tệ của FED. Nền kinh tế Mỹ đă bước vào năm thứ 4 tăng cường liên tục và
những dấu hiệu lạm phát gia tăng mạnh đă xuất hiện. Một loạt các chỉ số giá
khác cũng gia tăng. FED đă phản ứng lại bằng cách liên tục tăng lăi suất.

Chính sách tiền tệ thắt chặt của FED đă làm cho lăi suất ARM tăng cao.
Lăi suất tăng gây bất ngờ đối với những người vay nợ dưới chuẩn. Do tđ́nh trạng
tài chính co hẹp, nhiều người đă khơng đủ khả năng thanh tốn. Tỷ lệ nợ quá
hạn và vỡ nợ bắt đầu tăng mạnh. Điều này đối ngược với việc các nền tảng cơ
bản của nền kinh tế vẫn tốt bởi lăi suất mặc dù có khuynh hướng tăng nhưng vẫn
ở mức thấp trong lịch sử.
Thị trường bất động sản (BĐS) tiếp tục sôi động cho đến tháng 8/2005,
FED bắt đầu tăng lăi lên 3,75% nhằm hạn chế lạm phát do giá dầu tăng cao sau
cuộc chiến tranh I.rắc và dự kiến sẽ cc̣n tiếp tục tăng. Điều này bắt đầu tạo gánh
nặng cho những người thu nhập thấp và rủi ro đối với những khoản vay dưới
chuẩn ngày càng gia tăng. Bong bóng bắt đầu xđ́ hơi, giá BĐS giảm dần. Người
đi vay gặp khó khăn trong việc trả nợ lại cũng rất khó bán BĐS để trả nợ, nếu có
11


bán được thđ́ giá trị của BĐS cũng đă giảm thấp tới mức khơng đủ để thanh tốn
các khoản vay. Nhiều tổ chức tín dụng cho vay mua nhà bắt đầu gặp khó khăn vđ́
khơng thu hồi được nợ. Cuối năm 2006, lăi suất tiếp tục tăng lên 5,35% khiến
giá nhà càng sụt giảm mạnh, các tổ chức tín dụng đẩy mạnh các hoạt động xiết
nợ, tịch thu và phát mại tài sản. Các công ty và ngân hàng lớn lần lượt thông báo
kết quả kinh doanh thua lỗ trầm trọng. Danh sách các tổ chức xin phá sản ngày
một tăng và ngày 15/9/2008 đánh dấu vụ phá sản lớn nhất lịch sử Mỹ của ngân
hàng Lehman Brothers, tiếp sau đó là hàng loạt các ngân hàng sụp đổ.
2.2 Sự yếu kém và sai lệch trong điều tiết tài chính.
Sự yếu kém của hệ thống ngân hàng và sai lệch lớn trong điều tiết tài
chính, khi có tđ́nh thế xấu xảy ra, hệ thống ngân hàng Mỹ bị hoảng loạn, lan ra
toàn thế giới, gây nên sự co hẹp cung tiền tệ, dẫn tới sự suy thoái trong tổng cầu
tiêu dùng và đầu tư.
Vào tháng 8/2007, giá nhà đă ngừng tăng, thậm chí bắt đầu giảm. Nguyên
nhân chính của tđ́nh trạng này là chính sách tiền tệ thắt chặt đă đẩy lăi suất lên

cao.
Theo quy luật của tài chính doanh nghiệp, khi lăi suất của thị trường tăng,
giá trị các chứng khốn có thu nhập cố định sẽ giảm. Do danh mục đầu tư của
các quỹ đầu cơ bao gồm một tỷ trọng lớn các CMO và CDO nên giá trị của
chúng cũng bắt đầu giảm. Điều này khiến các nhà đầu tư rút vốn. Các quỹ đầu
cơ trở nên thiếu thanh khoản và phải tạm ngừng việc trả tiền. Tâm lư hoang
mang bao trùm khắp thị trường. Giá trị của những doanh mục đầu tư này lại
càng giảm mạnh hơn.
Các ngân hàng đầu tư nhận thấy việc kinh doanh chứng khoán hoá đang
ngày càng giảm sút do khối lượng các khoản vay thế chấp mới ngày càng giảm.
Chính bản thân các ngân hàng này cũng đă có những khoản đầu tư lớn vào các
chứng khoán thế chấp trong suốt thời kỳ bùng nổ của thị trường với những mức
lợi tức rất hấp dẫn. Sự giảm sút trong giá trị các danh mục đầu tư đă dẫn đến
những hoản lỗ trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng.
12


Khi thị trường trở nên ngày càng yếu đi, nhiều tổ chức đă cố gắng vực nó
dậy. Nhưng một nguyên tắc sống cc̣n trong tài chính là khơng thể bán hàng trong
một thị trường thiếu thanh khoản. Thiếu thanh khoản đồng nghĩa với việc có ít
hoặc khơng có người mua. Theo ngơn ngữ thương mại thđ́ đó là thị trường thưa
thớt (thin market). Trong một thị trường như vậy sẽ có rất ít giao dịch được thực
hiện và giá trị thị trường của nhiều chứng khốn sẽ khơng được xác định một
cách khách quan. Và đây chính là “điểm gẫy” (breakdown) trong quá tŕnh xác
định giá cả. Tính bất ổn và không chắc chắn của quá tŕnh xác định giá sẽ khiến
cho các giao dịch bị đóng băng và thị trường bị tê liệt.
Nhiều tổ chức tài chính (như Citigroup, Gold Sachs, Bank of America) đă
thiết lập các chi nhánh (affiliates) có tên gọi là Các Phương tiện Cấu trúc Đầu tư
(Structured Investment Vehicles, SIV). Những tài sản rủi ro cao (hầu hết liên
quan đến vay thế chấp) được chuyển giao đến các SIV, sau đó SIV thâm nhập

vào thị trường thương phiếu tđ́m nguồn tài chính. Khi các chứng khoán thế chấp
“rơi tự do”, thị trường thương phiếu đă mất 300 tỷ USD vào cuối năm 2007.
Nhiều SIV đă không thể đảo hạn được các thương phiếu của họ (nợ ngắn hạn,
được gia hạn hàng ngày hoặc hàng tuần).
Vào tháng 11/2007 với sự ủng hộ của FED một tổ chức các ngân hàng lớn
đă đưa ra kế hoạch giải cứu thị trường. Theo đó, một quỹ với số vốn 80 tỷ USD
sẽ được thiết lập. Quỹ này sẽ mua các chứng khoán nợ từ SIV với mức giá thấp
nhằm tăng tính thanh khoản và giảm thiểu rủi ro trong bảng cân đối kế tốn của
họ. Bằng cách đó, thị trường thương phiếu có thể được hồi sinh. Tuy nhiên, đàm
phán giữa các ngân hàng này đă kéo dài hàng tháng trong khi thi trường lại ngày
càng trở nên xấu đi. Cuói cùng, kế hoạch cứu nguy này đă bị huỷ bỏ vào cuối
năm 2007 và mỗi ngân hàng tự giải quyết vấn đề theo cách riêng của ḿnh.
Khơng có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chuyển các tài sản ở SIV về lại bảng
cân đối kế toán của ngân hàng. Hậu quả là các ngân hàng đă nối đuôi nhau thông
báo sự thua lỗ nặng nề sau khi định giá lại danh mục đầu tư của họ.

13


Các ngân hàng đầu tư đă sử dụng các mô hđ́nh máy tính để tính tốn giá trị
của những chứng khốn vốn rất phức tạp hoặc khơng được giao dịch thường
xuyên. Những mô hđ́nh như thế này đă không thể điều chỉnh được trong điều kiện
thị trường đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Các tổ chức điều tiết, trước hết là SEC đă bị chỉ trích gay gắt vđ́ bỏ qua
nhiều dấu hiệu cảnh báo về tđ́nh trạng nguy hiểm của các tổ chức tài chính.
Nhiệm vụ của SEC là giám sát các ngân hàng đầu tư, công ty môi giới và các
quỹ đầu cơ. Song những điều tồi tệ nhất lại đă xảy ra trong các tổ chức này mà
SEC đă không nắm bắt được. Các ngân hàng đầu tư đă sử dụng các mơ hđ́nh tốn
học để cấu trúc các sản phẩm tín dụng thành những sản phẩm ngày càng phức
tạp và tinh vi hơn. Đội ngũ các tiến sĩ toán học của họ đă nhanh nhạy hơn các

nhân viên viên của SEC trong việc bắt kịp với sự phát triển mới nhất trên thị
trường tài chính.
Trái ngược với FED, vốn có đội ngũ nhân viên kiểm soát ngay tại mỗi
ngân hàng lớn (như tại J.P.Morgan, Citigroup) và giám sát các hoạt động thường
ngày của những ngân hàng này, SEC chỉ tiến hành các đợt kiểm tra định kỳ.
Như chúng ta đă thấy, các tổ chức tài chính khơng chỉ tiếp tục cho các
doanh nghiệp khơng ổn định vay mà cc̣n tăng việc cho vay vốn, đôi khi ở mức rất
cao. Chúng ta cũng thấy điều đó hơi xa lĩnh vực chuyên môn của ḿnh để sang
lĩnh vực cung cấp các khoản vay cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp có
hoạt động rủi ro cao. Nghiệp vụ ngân hàng kém và nguyên nhân chính của
những bước đi sai làm này và thêm vào đó, trầm trọng hơn, là mối quan hệ thân
thiết đáng ngờ giữa các ngân hàng và con nợ của ḿnh, áp lực của chính phủ phải
cho vay để tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, và sự bất cẩn xảy ra cùng
với quá tŕnh phi điều tiết và làn sóng vốn đầu tư nước ngoài tràn vào nền kinh tế.
Tất cả những hành động trên dẫn tới việc tích nợ xấu nhanh và không bền vững.
2.3 Thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ.
Kể từ Kinh Tế đại Khủng Hoảng 1929-1933, Hoa Kỳ đă được hưởng một
giai đoạn sóng yên bể lặng trong sinh hoạt ngân hàng. Trước Đại Khủng Hoảng,
14


khủng hoảng tài chính thường là một phần của đời sống: Theo chu kỳ trên dưới
10 năm. Khi người dân quá âu lo về tính lành mạnh của hệ thống ngân hàng, họ
thường đua nhau rút tiền. Trong lúc đó, vđ́ đă cho các gia đđ́nh và xí nghiệp kinh
doanh khác vay, ngân hàng không cc̣n đủ thanh khoản để đáp ứng.
Trước tđ́nh trạng khủng hoảng vào đầu thập kỷ 1930s, chính
quyền Roosevelt và Quốc Hội đă đưa ra hai biện pháp cải cách trong luật GlassSteagall Act. Một mặt, Federal Daposit Insurance Corporation-FDIC (Công Ty
Bảo Hiểm Kư Thác Liên Bang) được thiết lập, để cung cấp dịch vụ bảo hiểm đối
với các khoản kư thác ở ngân hàng và bảo đảm khả năng rút tiền của giới gửi
tiền dù ngân hàng vỡ nợ. Mặt khác, các ngân hàng bị buộc phải giới hạn hoạt

động trong phạm vi cho vay truyền thống, không được phép dùng tiền kư thác
của khách hàng để đầu cơ cổ phiếu và bảo hiểm các loại chứng khoán
(underwrite securities). Hai loại biện pháp phối hợp tăng cường hai phương diện
của sinh hoạt ngân hàng-quan hệ với giới tiết kiệm (trái củ) và giới đi vay (con
nợ)- để giảm thiểu nguy cơ phá sản của các ngân hàng. Thời kỳ song yên bể lặng
ra đời.
Trong thập niên 1980s, sóng gió lại nổi lên. Các ngân hàng bắt đầu đối
diện với tđ́nh trạng cạnh tranh mới, ve văn và thu hút hai giới kư thác và vay nợ.
Các gia đđ́nh có thể gửi tiền vào các quỹ hỗ tương (mutual funds) như Fidelity và
Vanguard, những tổ chức trung gian thường hứa hẹn những lợi nhuận cao hơn
các chương mục tiết kiệm và đơi khi ít rủi ro bất trắc. Trong khi đó, các cơng ty
xí nghiệp trước kia chỉ có thể vay hay lệ thuộc vào các khoản cho vay của ngân
hàng để tài trợ các nghiệp vụ kinh doanh, giờ đây cc̣n có thể vay mượn dễ dàng
trên các thị trường trái phiếu (bond markets).
Dù hệ thống mới đă đem lại nhiều điều lợi nhưng có một nhược điểm cực
kỳ nguy hiểm. Các tổ chức cạnh tranh mới của ngân hàng rất ít được giám sát.
Họ không trực tiếp ràng buộc bởi các “giới hạn Roosevelt”. Geithner nói “chúng
tơi có tồn bộ một hệ thống bên ngồi ngân hàng khơng hề chịu những hạn chế
đáng kể về tư bản dự trữ và hiệu năng đc̣n bẩy”. Các ngân hàng đầu tư như
15


Lehman Brothers đă có thể kiếm nhiều lợi nhuận lớn lao, một phần qua thế
mạnh đc̣n bẩy lớn hơn các ngân hàng chính thống. Dùng một hđ́nh ảnh ví von:
Chẳng khác nào họ chỉ cần bỏ ra 3% giá mua một BĐS trong khi các ngân hàng
phải trả trước một bách phân ít ra 20%. Chỉ cần giá nhà tăng 3%, Lehman đă có
thể tăng gấp đơi số đầu tư của ḿnh. Cũng tương tự như vậy, A.I.G đă sáng tạo
các derivaties-loại chứng khoán với đc̣n bẩy rất cao - hầu như hồn tồn thốt
khỏi mọi sự giám sát của chính quyền.
Để cạnh tranh, các ngân hàng chính thống bắt đầu vận động cởi bỏ mọi

giám sát (deregulation), ngơ hầu có thể nhẩy vào các quỹ đầu tư hỗ tương
( mutual funds) và giúp các công ty bán cổ phiếu và trái phiếu. Năm 1999, chính
quyền Clinton và Quốc Hội với đa số Cộng Hoà đă huỷ bỏ hầu hết các điều
khoản hạn chế của luật Glass-Steagall, chính thức cho các ngân hàng chính
thống mở rộng phạm vi hoạt động bao gồm các hđ́nh thức đầu tư đầy rủi ro bất
trắc. Tuy vậy, các tổ chức cạnh tranh mới của ngân hàng- ngân hàng đầu tư, các
ngân hàng bảo hiểm, các quỹ đầu cơ, và nhiều xí nghiệp khác gọi chung như các
“ngân hàng nhại phi chính thống” (shadow banks)-vẫn tiếp tục được tự do (ít
được giám sát) và phát triển nhanh chóng. Dựa vào lực đc̣n bẩy, các ngân hàng
phi chính thống đă có thể kiếm nhiều lợi nhuận khổng lồ và luôn đi trước các
nhà đầu tư đúng nghĩa một bước, hoặc chỉ cần nắm bắt và lợi dụng thị trường
đang nóng bỏng (bull market). Theo Volcker, “lợi nhuận của các xí nghiệp này
đă vượt xa bất cứ phần đóng góp nào của họ vào nền kinh tế”.
Trong thực tế, các giao dịch ngân hàng phi chính thống chiếm khoảng một
nửa doanh số của hệ thống tài chính Hoa Kỳ. Những giao dịch cũng đă giúp tái
tạo loại điều kiện tiên quyết đưa đến khủng hoảng hiện hữu trước thập kỷ 1930s.
Các xí nghiệp dựa vào lực đc̣n bẩy cao rất dễ bị thương tổn bởi tđ́nh trạng mất tin
tưởng. Lần này nạn mất ḷng tin hoảng sợ không đến từ các cá nhân các khách
hàng kư thác-vẫn được FDIC bảo vệ và từ các xí nghiệp tài chính khác. Trung
tâm của các hệ thống tài chính hiện nay là repo market trong đó có các xí nghiệp
hàng ngày cho nhau vay mượn những số tiền kếch sù. Nếu các đối tác bất thần
16


cảm thấy lo âu khi một xí nghiệp thứ hai vay tiền của họ đang gặp khó khăn, họ
lập tức đc̣i thêm thế chấp. Một khi một xí nghiệp cho vay đc̣i thêm thế chấp bảo
đảm các xí nghiệp khác sẽ lo ngại hơn và cũng hành động tương tự. Điều này
cũng khơng mấy khác làn sóng các người kư thác đổ xô đến các ngân hàng rút
tiền, chỉ khác ở chỗ giờ đây qua điện thoại và máy vi tính thay vđ́ chen chúc trước
cửa ngân hàng. Tháng 9 năm 2008, JP Morgan Chase và Citigroup đă hành động

như vậy đối với Lehman, và đă thực sự đẩy Lehman đến chỗ phá sản. Sự sụp đổ
của Lehman lập tức khởi động tđ́nh trạng hoảng sợ trên khắp thế giới.
Sự cởi bỏ giám sát trong mấy thập kỷ vừa qua đă bị lên án là thủ phạm
gây ra cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay. Và sự cởi bỏ giám sát một phần nào
cũng xứng đáng bị chỉ trích. Nếu citigroup và bank of America tuân thủ các quy
luật new Deal trong quá tŕnh hoạt động, các định chế này có lẽ đă có thể tránh
khỏi tai hoạ suưt phải vỡ nợ. Nhưng tưởng cũng nên dành chút thđ́ giờ để nghĩ
xem xí nghiệp nào gặp nhiều khó khăn nhất. Đó chính là các ngân hàng phi
chính thống. Những ngân hàng đầu tư độc lập như lehman, Bear Stearns và
Merrill Lynch, và các xí nghiệp khác như A.I.G, thực ra không phải ngân hàng.
Những ngân hàng đầu tư và các xí nghiệp này khơng hồn tồn bị chi phối bởi
luật lệ New Deal, và không mấy bị ảnh hưởng bởi các biện pháp cởi bỏ giám sát.
Gốc rễ của khủng hoảng, như vậy, không phải từ luật lệ đă thay đổi. Thị
trường tài chính đă biến đổi, và Hoa Thịnh Đốn đă không bắt kịp. Vđ́ vậy, tái lập
một giai đoạn ổn định, có lẽ khơng thể chỉ tđ́m cách phục hồi các luật lệ cũ, mà
hầu như chắc chắn phải cần những luật lệ mới, hoặc toàn bộ hay được cải thiện
tinh tế hơn.
2.4 Các chính sách kinh tế vĩ mơ được thực hiện thiếu nhất qn.
Các chính sách kinh tế vĩ mô của Mỹ và nhiều nước đă có những khiếm
khuyết lại được thực hiện thiếu nhất quán, đầy đủ và thiếu cải cách cơ cấu dẫn
tới kinh tế vĩ mô mất cân bằng và thiếu bền vững.
IMF khẳng định chính sách tài khố chỉ có vai tṛ thứ yếu trong việc đẩy
mạnh nền kinh tế Mỹ tới khủng hoảng. Tđ́nh trạng thâm hụt ngân sách triền miên
17


của Mỹ là một trong những yếu tố thể hiện sự mất cân bằng toàn cầu khi vay nợ
của nền kinh tế Mỹ từ một số nước có tỉ lệ tiết kiệm cao ở Châu Á như Trung
Quốc và một số nước có nguồn thu ngoại tệ lớn từ xuất khẩu dầu mỏ ngày càng
gia tăng. Đồng thời, trước đó, IMF đă bảo vệ quan điểm cho rằng mất cân đối

toàn cầu chỉ là nguyên nhân gián tiếp gây ra rủi ro hệ thống và hậu quả là khủng
hoảng tài chính. Thủ phạm trực tiếp là sự bng lỏng quản lư, giám sát của các
cơ quan chức năng đối với hoạt động tài chính đặc biệt là hoạt động của các tổ
chức tài chính phi ngân hàng.
Nhiều nhà kinh tế trước đó đă bày tỏ lo ngại thâm hụt tài khoá của Mỹ sẽ
khiến các nhà đầu tư từ bỏ trái phiếu kho bạc Mỹ nhưng thực tế diễn ra không
phải như vậy. Ngược lại, mặc dù nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, đồng đô la
Mỹ vẫn tăng giá liên tục, các nước Trung Quốc, Nhật Bản vẫn không ngừng gia
tăng việc nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ. Điều này phần nào khẳng định việc
cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ do các yếu tố khác chứ khơng phải do chính
sách tài khố.
Tuy nhiên, các chun gia cũng đưa ra hai bài học đối với chính sách tài
khố rút ra từ khủng hoảng tài chính. Thức nhất là việc giảm mức độ thâm hụt ngân
sách trong giai đoạn phát triển kinh tế hưng thịnh. Thực tế cho thấy, trong chu kỳ
phát triển của nền kinh tế, Chính phủ Mỹ đă không củng cố ngân sách đúng mức
mặc dù ngân sách được hỗ trợ bởi nguồn thu lớn từ thuế. Do đó, Chính phủ liên
bang đă gặp khó khăn về tài chính khi nền kinh tế đối mặt với khủng hoảng. Bên
cạnh việc đảm bảo năng lực ngân sách để đối phó với những khó khăn mà nền kinh
tế gặp phải, việc giảm chi tiêu công trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng ổn định
cũng sẽ góp phần giảm sức ép tới tổng cầu và sự tăng giá các loại tài sản.
Thứ hai là về chính sách thuế. Theo IMF, chính sách thuế của Mỹ đă gián
tiếp khuyến khích việc sử dụng đồn bẩy tài chính của khu vực doanh nghiệp
cũng như dân cư. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Mỹ cho phép khấu trừ
chi phí lăi vay khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong khi đó, việc huy động
vốn dưới hđ́nh thức phát hành cổ phiếu không nhận được bất kỳ sự ưu đăi tương
18


tự nào về thuế. Điều này vô hđ́nh chung khuyến khích doanh nghiệp cũng như
các tổ chức tài chính sử dụng vốn vay trong hoạt động sản xuất- kinh doanh hơn

là tăng vốn chủ sở hữu.
3. Tác động của khủng hoảng
Ngay khi bong bóng nhà ở vở cuối năm 2005,kinh tế Mỹ bắt đầu tăng
trưởng chậm lại. Bong bóng vỡ đã dẫn tới các khoản vay không trả nổi của người
đầu tư nhà ở đối với các tổ chức tài chính ở nước này. Giữa năm 2007, những tổ
chức tài chính đầu tiên của Mỹ liên quan đến tín dụng nhà ở thứ cấp bị phá sản.
Giá chứng khoán Mỹ bắt đầu giảm dần. Sự sụp vỡ tài lên đến cực điểm vào tháng
10 năm 2008 ngay cả khi những ngân hàng khổng lồ và lâu đời từng sống sót qua
những cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế trước đây như Lehman
Brothers,Morgan Stabley, Citigroup, AIG…….cũng lâm nạn. Tình trạng đói tín
dụng xuất hiện làm cho khu vực kinh tế thực của Mỹ cũng rơi vào tình thế khó
khăn, điển hình là cuộc khủng hoảng ngành chế tạo ơ tơ Mỹ 2008-2010.
Cuộc khủng hoảng nay là nguyên nhân chính làm cho nền kinh tế Mỹ rơi
vào suy thoái từ tháng 12 năm 2007. Cơ quan quốc gia về nghiên cứu kinh tế
Mỹ (NBER) dự đoán đây sẽ là đợt suy thoái nghiêm trọng nhất ở Mỹ kể từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai. Bình quân mỗi tháng từ tháng 1 tới tháng 9 năm
2008, có 84 nghìn người lao động Mỹ bị mất việc làm.
Hàng loạt tổ chức tài chính trong đó có những tổ chức tài chính khổng lồ
và lâu đời bị phá sản đã đẩy kinh tế Mỹ vào tình trạng đói tín dụng. Đến lượt nó,
tình trạng đói tín dụng lại ảnh hưởng đến khu vực sản xuất khiến doanh nghiệp
phải thu hẹp sản xuất, sa thải lao động, cắt giảm các hợp đồng nhập vào. Thất
nghiệp gia tăng ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và qua đó tới tiêu dùng của các
hộ gia dình lại làm cho các doanh nghiệp khó bán được hàng hóa. Nhiều doanh
nghiệp bị phá sản hoặc có nguy cơ bị phá sản ,trong đó có cả 3 nhà sản xuất ô tô
hàng đầu của Mỹ là General Motors, Ford Motor và Chrysler LLC. Các nhà
lãnh đạo 3 hãng ô tô này đã nỗ lực vận động Quốc hội Mỹ cứu trợ , nhưng
không thành công . Hôm 12 tháng 12 năm 2008, GM đã phải tuyên bố tạm thời
19



đóng cửa 20 nhà máy của hãng ở khu vực Bắc Mỹ. Tiêu dùng giảm, hàng hóa ế
thừa đã dẫn tới mức giá chung của nền kinh tế giảm liên tục, đẩy kinh tế Mỹ tới
nguy cơ có thể bị giảm phát.
Cuộc khủng hoảng còn làm cho dollar Mỹ lên giá. Do dollar Mỹ là
phương đtiện thanh toán phổ biến nhất thế giới hiện nay, lên các nhà đầu tư toàn
cầu đã mua dollar để nâng giá khả năng thanh khoản của mình, đẩy dollar Mỹ
lên giá. Điều này làm cho xuất khẩu của Mỹ bị thiệt hại.
III.Những giải pháp khắc phục khủng hoảng và bài học kinh nghiệm
đối với việt nam
1.Các giải pháp khắc phục khủng hoảng.
1.1 Sửa đổi các quy định hiện hành nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi
tiền tại các ngân hàng nhằm ngăn chặn nguy cơ rút tiền hàng loạt của dân chúng
trong thời gian ngắn (tăng mức bảo hiểm tiền gửi, hoặc cam kết bảo đảm an toàn
tiền gửi và chi trả đầy đủ tiền gửi tiết kiệm cho dân chúng, cho các ngân hàng và
các tổ chức tài chính vay tiền
1.2 Nới lỏng chính sách tiền tệ bằng cách bơm một lượng tiền lớn cho nền
kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng; giảm lãi suất, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc,
tăng khả năng thanh khoản;
1.3 Là quốc hữu hoá, nhà nước mua lại các khoản nợ xấu, mua lại cổ phần
chi phối và nắm quyền điều hành; khuyến khích các ngân hàng, các tổ chức tài
chính, doanh nghiệp mua lại các tổ chức đổ vỡ và phá sản. Tiếp theo là cơ cấu
lại các ngân hàng và hệ thống tài chính trong nước;
1.4 Là cơ cấu lại quản trị các ngân hàng, tăng cường hệ thống giám sát
bảo đảm an toàn, cơ cấu lại các khoản vay, cắt giảm nhân viên, tiết kiệm chi phí,
chấn chỉnh lại các quy định nội bộ…
1.5 Là vay tiền của IMF để xử lý khó khăn trong nước…
1.6 Là thực hiện một số giải pháp hỗ trợ và kích thích sản xuất hoặc đưa
tiền ra để đầu tư vào những dự án hạ tầng lớn

20



2.Bài học kinh nghiệm đối với nước ta.
Mặc dù cuộc khủng hoảng chưa kết thúc và cần thời gian để kiểm định,
nhưng có thể rút ra 4 bài học lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ hiện
nay:
2.1 Khơng có ngoại lệ và miễn dịch phá sản cho bất kỳ “đại gia” nào
trong cuộc chơi trên sân kinh tế thị trường. Nói cách khác, một doanh nghiệp dù
lớn đến đâu, thâm niên dài bao nhiêu và trước đó có thành cơng như thế nào,
song cũng có thể sụp đổ nếu vi phạm luật chơi. Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ
hiện nay là do việc vi phạm chuẩn cho vay bất động sản có sự dung túng của
Chính phủ…
2.2 Vai trị của cơng tác thơng tin, dự báo và giám sát, cảnh báo an toàn,
nhất là an toàn hệ thống tài chính - ngân hàng là hết sức quan trọng và không thể
coi nhẹ trong bất luận trường hợp nào và vào thời điểm nào… Ngồi ra, cần
ln tỉnh táo với các tác động lan tỏa, dây chuyền của các sự biến kinh tế trên thị
trường trong nước và quốc tế. Cần dập ngịi khủng hoảng từ khi nó cịn nhen
nhúm, thay vì khi nó đã thành đám cháy mạnh và lan rộng, nhất là với một nước
còn nghèo và các thiết chế thị trường cịn chưa phát triển, hồn thiện.
2.3 Nhà nước có vai trị khơng thể thiếu được và ngày càng to lớn trong
cuộc chiến với các chấn động kinh tế chu kỳ hoặc bột phát, nhất là khủng hoảng
tài chính - ngân hàng, dù nó xảy ra khơng trực tiếp từ sai lầm của Chính phủ
hoặc trong khu vực kinh tế nhà nước… Tuy nhiên, sự can thiệp này phải tuân
thủ các yêu cầu và lợi ích thị trường, không làm xấu đi sự ổn đinh kinh tế vĩ mơ
và bảo đảm hài hịa các lợi ích, nhất là không đổ gánh nặng khủng hoảng lên
người dân, người tiêu dùng. Sử dụng các công cụ nợ, biến nợ xấu thành chứng
khốn có thể mua - bán trên thị trường nợ là một trong các lựa chọn cần thiết và
hiệu quả trong trường hợp này và cho mục tiêu đó.
Về triển vọng trung hạn,để góp phần giúp các doanh nghiệp vượt qua khó
khăn và nâng cao chất lượng phát triển nền kinh tế Việt Nam, cần chú ý một số

điểm sau đây:
21


Về mặt tài chính:
Giảm phí, chi phí trung gian và chi phí khơng chính thức giúp giảm chi
phí đầu vào của doanh nghiệp (bằng những quy định cứng, rõ ràng, minh bạch
và có kiểm tra thường xuyên). Đặc biệt, giảm thuế cho doanh nghiệp, nhất là ở
những lĩnh vực cần đầu tư phát triển, sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, giảm giá đầu
ra, giảm lạm phát. Một điều ngạc nhiên là chúng ta mới chỉ giảm thuế xuất nhập
khẩu cịn thuế thu nhập doanh nghiệp khơng được quan tâm, thậm chí bị lờ đi. Ở
Mỹ, thậm chí họ cịn hoàn lại cho người tiêu dùng, doanh nghiệp hàng chục tỷ
USD, để tăng kích cầu đầu tư.
Thắt chặt hơn nữa đầu tư cơng, trong đó phải làm rõ được ba yếu tố: tiêu
chí, cơ chế thực hiện, chế tài và kiểm sốt lợi ích gắn liền việc cắt giảm, giãn
tiến độ các dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước… Hiện chúng ta mới có chủ
trương, chưa có tiêu chí rõ ràng, chế tài cũng chưa có hoặc chưa đủ hiệu lực…
Cần sớm triển khai bước chuyển chiến lược trọng tâm đầu tư phát triển từ khu
vực nhà nước bấy lâu nay (vồn kém hiệu quả) sang khu vực kinh tế ngoài Nhà
nước. Các doanh nghiệp nhà nước đã, đang và tiếp tục trực tiếp hay gián tiếp
gây xung lực gia tăng lạm phát ở nước ta, cả lạm phát tiền tệ, lạm phát chi phí
đẩy và lạm phát cơ cấu (hiện nay chúng chiếm hơn 50% tổng đầu tư tín dụng
nhà nước, hơn 70% đầu tư phát triển xã hội, hơn 80% tổng dư nợ tín dụng ngân
hàng thương mại, cỡ khoảng 500.000 tỷ đồng, bằng 1,5 lần tổng dự trữ ngoại tệ
mà chúng ta tự hào tuyên bố là đủ sức để giữ vững tỷ giá nếu có biến động (Ở
Thái Lan, khi biến động tỷ giá năm 1998 thì một ngày, Ngân hàng trung ương
Thái Lan phải tung ra 20 tỷ USD để duy trì mức tỷ giá mong muốn, cuối cùng
không chịu nổi, phải buông tỷ giá đồng Bat trôi nổi theo thị trường).
Phát triển một thị trường vốn đa dạng hơn và có tính thị trường thực chất
hơn, bao gồm các loại công ty và quỹ đầu tư, trong đó có nhiều loại quỹ đầu tư

mạo hiểm, quỹ* bảo lãnh, kể cả quỹ tư nhân.

22


Về mặt tiền tệ :
Cơ chế quản lý tỷ giá VND phải mềm dẻo hơn, theo hướng trả đồng tiền
về đúng giá trị thực. 20 năm nay, ta định giá đồng tiền của mình q cao. Khơng
như Trung Quốc, bị ép “bằng chết” mà vẫn không nâng giá đồng tiền lên, còn
chúng ta “tự nguyện” định giá đồng tiền cao, như một niềm tự hào dân tộc thầm
lặng và cả do vì một số lợi ích (về trả nợ, về giảm giá nhập thiết bị, vật tư…).
Một ví dụ về tỷ giá cố định và chính sách tỷ giá làm đồng tiền tăng lên, hai năm
vừa rồi lạm phát ở Việt Nam xấp xỉ 30% thì ở Mỹ chỉ lạm phát chưa đến 7%, trừ
chênh lệch đi đồng tiền của chúng ta bị đắt lên ít nhất 20% do tỷ giá VND gắn
chặt và hầu như không đổi so với USD. Rõ ràng, xu hướng cố định tỷ giá và
ngày càng tăng giá trị đồng bản tệ đã, đang và sẽ tiếp tục khiến chi phí sản xuất
của doanh nghiệp đắt đỏ, sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu kém đi và nhập siêu
kéo dài.
Năm nay, đặc biệt khi ngân hàng vào cuộc chống lạm phát, lại có chính
sách hai tỷ giá, lặp lại thời kỳ 1986-1990. Chính sách áp đặt tỷ giá có hai mặt
của nó: có thể tạo ra ổn định hình thức giá trị VND và một số lợi ích khác,
nhưng lại làm lệch giá, tái tạo lại tình trạng chợ đen và đầu cơ tiền tệ, đặc biệt là
làm tăng rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp. Ví dụ, một doanh nghiệp vay 100.000
đơ la, khi trả, ngân hàng không nhận bằng đô la, bắt phải bán đô la theo tỷ giá
thấp, rồi mua theo tỷ giá cao, lỗ mấy trăm triệu đồng. Đấy là ví dụ khá điển hình
cho việc ngân hàng độc quyền, gây sức ép cho doanh nghiệp.
Kiên trì lãi suất cao nhưng khơng q cao, đặc biệt cần giảm chi phí trung
gian của khu vực ngân hàng để tăng tính chia sẻ trách nhiệm xã hội đối với
doanh nghiệp. Trong thời gian lạm phát cao hai năm qua, ngân hàng “ăn” rất
“dày”, hưởng chênh lệch lãi suất kiểu “độc quyền có tổ chức” ... Đọc báo cáo tài

chính thấy ngân hàng nào cũng có lãi, thậm chí hàng ngàn tỷ đồng. Khơng phải
vơ cớ mà năm ngối, vơ số ngân hàng được thành lập và cho vay dễ dãi, họ vừa
hưởng lãi cho vay, vừa hưởng lãi do kích đẩy cơn sốt nóng tăng giá trị ảo các

23


chứng khoán ngân hàng, gây ra hệ quả cho đời sống kinh tế - xã hội đất nước
trước mắt và lâu dài khơng dễ gì khắc phục…
Về cạnh tranh, quản lý thị trường và các vấn đề khác:
Thông tin cần đa dạng hơn, nhiều chiều, đảm bảo dân chủ và tăng thêm
vai trò phản biện xã hội của các hiệp hội và tổ chức xã hội. Tăng số lượng và
chất lượng thơng tin phát ngơn chính thức, thơng tin của doanh nghiệp, nhất là
của doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhà nước và các công
ty niêm yết trên TTCK thích sử dụng nghiệp vụ kế tốn chuyển hoặc treo lỗ, nên
báo cáo tài chính rất đẹp và ảo. Nếu khu vực doanh nghiệp và các số liệu thống
kê Nhà nước đưa thơng tin sai thì điều hành Chính phủ sẽ sai, dễ tạo ra sự hỗn
loạn và đổ vỡ bất ngờ nào đó, chí ít cũng làm giảm hiệu lực và hiệu quả của
quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế và chống lạm phát. Thông tin phải
minh bạch và chính sách phải ổn định, được hồn thiện dần theo hướng có thể
dự báo được. Tăng chất lượng và vai trò dự báo về tác động hai mặt của chính
sách, được đưa ra bởi đội ngũ chuyên nghiệp, có phản biện khoa học…
Khu vực doanh nghiệp cần được tăng cường tái cấu trúc theo hướng đa sở
hữu, đồng thời khuyến khích phát triển tập đồn* theo nguyên tắc thị trường, đủ
sức cạnh tranh quốc gia và thế giới. Thời gian gần đây, ít nhiều chúng ta đã ủng
hộ tư nhân. Nhưng trong tư tưởng chỉ đạo chiến lược, dường như vẫn chưa có
việc bật đèn xanh cho các tập đoàn tư nhân phát triển, mà vẫn nặng về tập đoàn
nhà nước. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ lớn một chút thì được, lớn
nữa là sẽ bị “hành”. Cần có “điều chỉnh” trong tư duy, khuyến khích tạo ra tập
đồn tư nhân lớn, đủ sức cạnh tranh tầm quốc gia và thế giới. Với doanh nghiệp

nhỏ, nên có sự đổi mới cơng nghệ, định hướng phát triển và tiêu chuẩn hóa quản
trị doanh nghiệp. Đặc biệt, cần đảm bảo tính ổn định hệ thống, nhất là trong tái
cấu trúc liên quan đến khu vực tài chính - ngân hàng v.v.. Ngồi ra, cịn cần chú
ý xử lý tốt các vấn đề liên quan đến mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, bảo hiểm
thất nghiệp, an sinh xã hội.

24


Tự do hóa và phát triển cạnh tranh thị trường, thúc đẩy sớm hơn q trình
tự do hóa theo khn khổ WTO. Những lĩnh vực khơng cần độc quyền vì khơng
nhạy cảm thì nên mở sớm và nhanh hơn nữa, ngay cả kinh doanh xăng, dầu,
điện, thuốc chữa bệnh… Bài học phát triển ngành viễn thông và công nghiệp ôtô
vẫn cịn nóng cho các lĩnh vực đang có mức độc quyền cao ở nước ta. Nên mở
cửa mạnh hơn nữa về tài chính, để nước ngồi họ vào. Khi luồng vốn trong nước
đã hạn hẹp và không được sử dụng hiệu quả, thì càng phải mở cửa cho nước
ngồi, nếu khơng sẽ có đình trệ, ách tắc khơng cần thiết.
Tăng phạt hành chính những vi phạm về giá cả, chống đầu cơ và lũng
đoạn, chống lobby mang tính chất ngành và doanh nghiệp. Chúng tơi có cảm
nhận rằng, vừa rồi Chính phủ ít nhiều bị những lobby ấy chi phối, lúc thì quyết
định cái này, lúc thì cái kia, mâu thuẫn lẫn nhau, vì lợi ích nào đó chứ khơng
phải vì lợi ích quốc gia. Khi có sự lobby ngành nào đó, nó sẽ tạo ra sự lệch
hướng hay thiếu thống nhất về chính sách của Chính phủ và gây thiệt hại chung
cho xã hội.
Thực hiện nghiêm việc đấu thầu thực chất các dự án, đặc biệt là được tài
trợ bằng các nguồn lực công, cũng như các hoạt động mua sắm chi từ nguồn đầu
tư công, cho các khu vực doanh nghiệp tham gia rộng rãi, bình đẳng, chứ khơng
phải chỉ khép kín trong khu vực Nhà nước với nhau. Cơ quan chủ quản và chủ
đầu tư không thể vừa lập dự án, vừa “tuýt còi” cho các doanh nghiệp nào đó
vào. Dự án vì lợi ích cơng, thì tất cả ai có đủ năng lực và tiêu chuẩn phù hợp đều

có quyền cạnh tranh thực hiện.
Trong vấn đề kiểm soát thị trường, chú ý đến liều lượng, thời lượng, chính
sách bổ trợ khi xây dựng và thực thi những giải pháp đã, đang và sẽ triển khai.
Bất kỳ chính sách nào cũng có hai mặt của nó, vì vậy phải lưu ý dự báo, chuẩn
bị trước phương án, xác định* cơ chế phản hồi, phản biện, tiếp thu và khơng
ngừng hồn chỉnh, để phát huy mặt tích cực, giảm tiêu cực của các chính sách
được lựa chọn.

25


×