Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Một số biện pháp tu từ ngữ nghĩa tiêu biểu trong thơ tố hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
----------------------

PHÙNG THỊ NGỌC HỒNG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ NGHĨA
TIÊU BIỂU TRONG THƠ TỐ HỮU

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
----------------------

PHÙNG THỊ NGỌC HỒNG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ NGHĨA
TIÊU BIỂU TRONG THƠ TỐ HỮU
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.02.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. TRỊNH THỊ MAI

NGHỆ AN - 2017




LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS Trịnh Thị Mai ngƣời đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn tơi kể từ khi nhận đề tài cho đến khi
luận văn đƣợc hồn thành.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, nhất là các
thầy cô trong bộ môn Ngôn ngữ - Khoa Ngữ văn, trƣờng Đại học Vinh đã tận
tình dạy dỗ, cung cấp tài liệu, góp ý kiến để tơi hồn thành luận văn của mình.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với bạn bè, cơ quan, đồng
nghiệp và những ngƣời thân trong gia đình đã ln động viên, giúp đỡ và tạo
điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thiện luận văn.
Nghệ An, ngày

tháng năm 2017

Tác giả

Phùng Thị Ngọc Hồng

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 2
5. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 3

6. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 3
NỘI DUNG ....................................................................................................... 4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. ............................................................... 4
1.2. Cơ sở khoa học của đề tài. ......................................................................... 9
1.2.1. Khái niệm về phong cách học, tu từ học và tu từ. .................................. 9
1.2.2. Biện pháp tu từ và biện pháp tu từ ngữ nghĩa ....................................... 10
1.2.2.1. Biện pháp tu từ ................................................................................... 10
1.2.2.2 Biện pháp tu từ ngữ nghĩa ................................................................... 12
1.2.3. Tác giả Tố Hữu và các tập thơ của Tố Hữu. ......................................... 24
1.2.3.1. Tác giả Tố Hữu. ................................................................................. 24
1.2.3.2. Các tập thơ của Tố Hữu ..................................................................... 28
1.3. Tiểu kết chƣơng 1..................................................................................... 31
Chƣơng 2. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ NGHĨA TRONG THƠ
TỐ HỮU .................................................................................................. 32
2.1. Kết quả thống kê ...................................................................................... 32
2.2. Các biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong thơ Tố Hữu. ................................... 33
ii


2.2.1. Biện pháp tu từ đồng nghĩa kép ............................................................ 33
2.2.1.1. Loại đồng nghĩa từ ............................................................................. 33
2.2.1.2 Loại đồng nghĩa cụm từ ...................................................................... 39
2.2.2. Biện pháp tu từ liệt kê và tăng cấp. ....................................................... 45
2.2.2.1 Dạng liệt kê tăng cấp thứ nhất là trình bày tăng dần bằng việc
sử dụng liệt kê tăng cƣờng, lặp tăng cƣờng............................................. 46
2.2.2.2 Dạng liệt kê tăng cấp thứ hai là liệt kê các địa danh.......................... 50
2.2.2.3. Dạng liệt kê tăng cấp thứ ba là dùng từ có chung một dấu hiệu
chủ đề, cùng nêu đặc trƣng cho cùng một vật quy chiếu theo cùng

một hƣớng cảm xúc. ................................................................................ 52
2.2.3. Biện pháp tu từ đối chọi ........................................................................ 56
2.2.3.1. Đối chọi bằng từ trái nghĩa................................................................. 56
2.2.3.2. Đối chọi phủ định ............................................................................... 64
2.2.3.3. Đối chọi lâm thời................................................................................ 66
2.3. Tiểu kết chƣơng 2..................................................................................... 70
Chƣơng 3: VAI TRÒ CỦA CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ NGHĨA
TRONG THƠ TỐ HỮU .......................................................................... 71
3.1. Vai trò của biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong việc khắc họa đối
tƣợng phản ánh. ....................................................................................... 71
3.1.1. Biện pháp tu từ ngữ nghĩa góp phần khắc họa hình ảnh con ngƣời. .......... 71
3.1.2. Biện pháp tu từ ngữ nghĩa góp phần khắc họa cảnh sắc quê
hƣơng đất nƣớc. ....................................................................................... 88
3.2. Vai trò của biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong việc thể hiện thái độ,
cảm xúc của tác giả.................................................................................. 96
3.2.1. Thái độ căm thù đối với quân xâm lƣợc. .............................................. 96
3.2.2. Thái độ ngợi ca đối với con ngƣời Việt Nam. ...................................... 98
3.2.3.Thái độ yêu mến, tự hào đối với Đảng, đối với Tổ quốc. .................... 103
iii


3.2.4. Thái độ yêu thƣơng những con ngƣời cùng khổ. ................................ 111
3.2.5. Thái độ lạc quan tin tƣởng. ................................................................. 113
3.3. Tiểu kết chƣơng 3. ................................................................................ 117
KẾT LUẬN ................................................................................................... 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 123

iv



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các biện pháp tu từ ngữ nghĩa tiêu biểu trong thơ Tố Hữu............ 32
Bảng 2.2 Các tiểu loại biện pháp tu từ đồng nghĩa kép thơ Tố Hữu .............. 33
Bảng 2.3 Tiểu loại biện pháp tu từ đối chọi trong thơ Tố Hữu ...................... 56

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Một văn bản đƣợc xem là một tác phẩm nghệ thuật cần có nhiều yếu
tố đặc trƣng về mặt nghệ thuật. Trong đó, biện pháp tu từ là một phƣơng tiện
nghệ thuật quan trọng và in đậm dấu ấn phong cách của tác giả. Biện pháp tu
từ là phƣơng tiện để nhà văn chuyển tải nội dung đến bạn đọc một cách sinh
động, hấp dẫn và ấn tƣợng nhất. Do vậy, để phân tích một tấc phẩm văn học,
ta khơng thể khơng phân tích các biện pháp tu từ đƣợc nhà văn sử dụng trong
đó. Biện pháp tu từ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định giá trị
thẫm mỹ của một tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
1.2. Tố Hữu là một nhà thơ lớn, đồng thời là một nhà hoạt động cách
mạng. Ông đƣợc mệnh danh là con chim đầu đàn của thơ ca cách mạng Việt
Nam. Con đƣờng thơ của Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với các chặng đƣờng của
cách mạng Việt Nam. Cả cuộc đời sáng tác, ông đã để lại một khối lƣợng tác
phẩm thơ ca đồ sộ, với nhiều tập thơ lớn nhƣ Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra
trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn…Thơ Tố Hữu khơng chỉ có giá trị lớn về
mặt nội dung mà cịn có giá trị lớn cả về mặt nghệ thuật. Mỗi tác phẩm là một
đứa con tinh thần khác nhau nhƣng tất cả đều thể hiện rõ phong cách Tố Hữu.
Một trong những đặc trƣng ngôn ngữ mang đậm dấu ấn Tố Hữu là các biện
pháp tu từ, đặc biệt là biện pháp tu từ ngữ nghĩa.
1.3 Thơ Tố Hữu ln chiếm một vị trí quan trọng trong chƣơng trình
Ngữ văn ở trƣờng phổ thơng cũng nhƣ đại học. Do vậy, tìm hiểu biện pháp tu

từ ngữ nghĩa trong thơ Tố Hữu sẽ có đóng góp nhất định cho việc dạy và học
thơ Tố Hữu nói riêng cũng nhƣ thơ ca nói chung.
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Một số biện pháp tu từ ngữ
nghĩa tiêu biểu trong thơ Tố Hữu làm đối tƣợng nghiên cứu.

1


2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là một số biện pháp tu từ ngữ nghĩa
tiêu biểu trong thơ Tố Hữu. Chúng tôi chọn ba biện pháp tu từ ngữ nghĩa tiêu
biểu trong thơ Tố Hửu để nghiên cứu là: đồng nghĩa kép, liệt kê và tăng cấp,
đối chọi.
Do dung lƣợng của một luận văn cao học cho nên chúng tôi chỉ nghiên
cứu bốn tập thơ tiêu biểu là : Từ ấy (1946); Việt Bắc (1954); Gió lộng (1961);
Ra trận (1962-1971).
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thống kê, phân loại các biện pháp tu từ ngữ nghĩa tiêu biểu trong bốn
tập thơ của Tố Hữu.
- Phân tích các biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong thơ Tố Hữu.
- Phân tích vai trị của các biện pháp tu từ ngữ nghĩa đó trong thơ Tố Hữu.
- So sánh biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong tác phẩm của Tố Hữu với biện
pháp tu từ ngữ nghĩa trong tác phẩm của một số nhà thơ cách mạng khác.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp thống kê: Thống kê số lƣợng biện pháp tu từ ngữ nghĩa
đƣợc sử dụng trong các tập thơ của Tố Hữu. Kết quả thống kê sẽ đƣợc phân loại
phục vụ cho việc nghiên cứu định lƣợng, miêu tả về các biện pháp tu từ ngữ nghĩa
trong thơ Tố Hữu.
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp: Phân tích đặc điểm các biện pháp tu

từ ngữ nghĩa đƣợc sử dụng với tần số cao trong thơ Tố Hữu. Trên cơ sở đó
đƣa ra nhận xét, đánh giá khái quát những đặc trƣng về nghệ thuật sử dụng
ngôn từ của nhà thơ trong việc xây dựng các hình tƣợng nghệ thuật.
- Phƣơng pháp so sánh đối chiếu: Luận văn so sánh cách sử dụng biện
pháp tu từ ngữ nghĩa trong thơ Tố Hữu với các nhà thơ đƣơng thời.
2


5. Đóng góp của luận văn
Đây là cơng trình đầu tiên đi sâu nghiên cứu một số biện pháp tu từ ngữ
nghĩa tiêu biểu trong thơ Tố Hữu. Các kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ cho
một phong cách tài năng, phong cách Tố Hữu. Kết quả nghiên cứu của luận
văn cũng góp phần vào giảng dạy thơ Tố Hữu cũng nhƣ giảng dạy thơ ca cách
mạng trong trƣờng phổ thơng.
6. Cấu trúc luận văn
Ngồi Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn đƣợc triển khai trong ba chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở khoa học của đề tài.
Chƣơng 2: Các biện pháp tu từ ngữ nghĩa tiêu biểu trong thơ Tố Hữu.
Chƣơng 3: Vai trò của các biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong thơ Tố Hữu.

3


NỘI DUNG
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
1.1.1 Phong cách học tiếng Việt là một lĩnh vực quan trọng của ngôn
ngữ, nghiên cứu về lý thuyết phong cách học ở Việt Nam đã có một số nhà

Việt ngữ nhƣ : Lê Anh Hiền (1982), Phong cách học tiếng Việt, Nxb giáo dục,
Hà Nội; Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hịa (1982)với
cơng trình Phong cách học tiếng Việt Nxb giáo dục, Hà Nội; Cù Đình Tú
(1982) với Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt Nxb giáo dục, Hà
Nội; Tạp chí ngơn ngữ, số 3; Nguyễn Thái Hịa (1997) Dẫn luận phong cách
học Nxb giáo dục, Hà Nội; Hữu Đạt (2001) Phong cách học tiếng Việt hiện
đại Nxb Giáo dục Hà Nội; Đinh Trọng Lạc (1995) với hai cơng trình 99
phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt và Phong cách Tiếng Việt (2004),
Nxb giáo dục, Hà Nội… và nhiều cơng trình khác nữa.
Vận dụng lý thuyết phong cách học nói chung và các biện pháp tu từ
nói riêng để nghiên cứu tác phẩm văn học, đến nay đã có một số cơng trình:
Nguyễn Đức Tồn (1990) với bài báo Chiến lược liên tưởng – so sánh
trong giao tiếp của người Việt tạp chí ngơn ngữ, số 3 đã tìm hiểu cách so sánh
của ngƣời Việt nhƣng qua chiến lƣợc liên tƣởng để làm rõ một nét đặc trƣng
văn hóa của ngƣời Việt.
Nguyễn Thanh (1991), Lối so sánh trong cách nói, cách viết của Hồ chủ
tịch tạp chí ngơn ngữ, số 3 đã chỉ ra các đặc điểm của cách so sánh trong văn
chƣơng của Bác.
Đặng Thị Hạnh (2007) với luận văn thạc sĩ Phương thức so sánh tu từ
trong ca dao tình u. Cơng trình này đi sâu phân tích biện pháp tu từ trong

4


ca dao tình yêu để làm rõ đặc điểm nghệ thuật của ca dao qua phép so sánh.
Tác giả đã chỉ ra các công thức so sánh của ngƣời Việt trong ca dao
Trần Thị Thục (2009) với luận văn thạc sĩ Ẩn dụ tu từ trong thơ Chế Lan
Viên đã phân tích biện pháp tu từ ẩn dụ trong thơ Chế Lan Viên, qua đó rút ra
các đặc điểm ngơn ngữ của thơ Chế Lan Viên.
Lê Minh Tâm (2010) với luận văn thạc sĩ Từ ngữ và biện pháp so sánh

tu từ trong truyện ngắn Ma Văn Kháng đã đi vào nghiên cứu cách sử dụng từ
ngữ và một biện pháp đó là biện pháp so sánh tu từ trong tác phẩm của Ma
Văn Kháng. Theo tác giả, Ma Văn Kháng có những cách so sánh rất độc đáo.
Lê Thị Thu Hằng (2010), với luận văn thạc sĩ Từ ngữ và biện pháp tu từ
trong hương rừng Cà Mau và Cánh đồng bất tận đã đi vào tìm hiểu các biện
pháp tu từ trong hai tác phẩm hương rừng Cà Mau và Cánh đồng bất tận. Tác
giả đã đi vào một số biện pháp tu từ nổi bật trong hai tác phẩm nhƣ so sánh,
đối chọi, ẩn dụ..v..v.
Hoàng Kim Ngọc (2011), So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình của
người Việt dưới góc nhìn ngơn ngữ học tri nhận Nxb lao động thì tìm hiểu
biện pháp so sánh tu từ và ẩn dụ trong ca dao nhƣng dƣới góc nhìn tri nhận.
1.1.2. Hơn nửa thế kỉ qua, thơ Tố Hữu trở thành một hiện tƣợng, một đối
tƣợng nghiên cứu lớn của giới học thuật, thu hút hầu hết các nhà nghiên cứu,
phê bình có tên tuổi nhƣ: Đặng Thai Mai, Hồi Thanh, Lê Đình Kỵ, Hà Minh
Đức, Phan Cự Đệ, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử,
các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng nhƣ Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình
Thi, Hồng Trung Thơng…
Trƣớc hết là những nghiên cứu ở góc độ phê bình văn học. Đến nay đã
có hàng trăm cơng trình nghiên cứu về thơ Tố Hữu nhƣ: Hồi Thanh với các
bài viết “Tình yêu quê hương đất nước trong tập Việt Bắc”, “Từ ấy tiếng hát
của người thanh niên cộng sản” , “Gió lộng- một bước tiến mới của thơ Tố
Hữu trên đà tiến nhanh của cách mạng Việt Nam” Phê bình và tiểu luận-Tập
5


1, Nxb Văn học, 1960; Chế Lan Viên với “Thơ Tố Hữu – suy nghĩ và bình
luận”, “Tổ quốc Việt Nam, con người Việt Nam trong thơ Tố Hữu” – Suy
nghĩ và bình luận- Nxb Văn học, 1971; nhà thơ Xuân Diệu với các bài “Tập
thơ Việt Bắc của Tố Hữu” – Phê bình giới thiệu thơ – Nxb Văn học, 1960,
“Dao có mài có sắc” – Tạp chí văn nghệ, số 39, 1960; Hà Minh Đức có bài

“Ra trận, khúc ca chiến đấu” – Nxb Văn học 1970; Phan Cự Đệ với “Một
bông hoa tươi thắm nhất của vườn thơ cách mạng” – Nxb Văn học 1971;
Phan Thiều với “Chất anh hùng ca trong tập Gió lộng” – Tạp chí nghiên cứu
văn học số 5, 1963; Nguyễn Phú Trọng với “Phong vị ca dao dân ca trong
thơ Tố Hữu” – Tạp chí văn học số 11, 1968; Lê Đình Kỵ với các bài viết “Từ
ấy với phong trào thơ Mới” – Tạp chí văn nghệ số 5, 1960, “Thơ Tố Hữu từ
sau tập Việt Bắc” – Tạp chí nghiên cứu văn học, số 12, 1960, “Gió lộng, tiếng
nói đồng tình, đồng chí” – Báo văn nghệ, số Tết, 1963, “Người chiến thắng là
người xây dựng mới” - Báo văn nghệ, số Tết, 1978; Nguyễn Trung Thu với
“Nhạc điệu thơ Tố Hữu”; Bùi Công Hùng với “Nghệ thuật của tập thơ Ra
trận” – Tạ chí văn học, số 2, 1985; Khánh Chi với “Tố Hữu với chủ đề đấu
tranh thống nhất” – Tạp chí văn học, số 12, 1964. Và rất nhiều các bài viết và
cơng trình nghiên cứu khác nữa.
Đặng Thai Mai đã từng nhận định: “Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh
cách mạng. Đó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu
trong thơ ca (...) Với Tố Hữu, nghệ thuật không hề mâu thuẫn với đời sống:
con người làm thơ với con người hành động chỉ là một. Sống là hành động,
thơ cũng là hành động. Thơ, với Tố Hữu, là hình thức tươi đẹp của hoạt động
cách mạng, của sự sống” [39-Tr 27,28]
Trong “Bình luận văn học”, 1964, Nhƣ Phong có viết: “Thơ Tố Hữu bao
giờ cũng mới, càng ngày càng mới, vì nó thể hiện thế giới quan cách mạng
của chủ nghĩa Mác, hệ tư tưởng vô sản, đạo đức cộng sản chủ nghĩa là những

6


tư tưởng càng ngày càng trở thành cách nhìn, nếp sống phổ biến của những
con người mới của thời đại”.
Xuân Diệu chỉ rõ hơn cái mới trong thơ Tố Hữu Thơ của chàng thanh niên
Tố Hữu khi ấy từ trái tim vọt ra cũng như thơ ca của chúng tôi, cũng lãng mạn

như thể chúng tôi, nhưng là thứ lãng mạn khác, có nhiều máu huyết hơn; thơ
chúng tơi chỉ đập cho mở cửa trời, nhưng thơ Tố Hữu thì mới có chìa khóa: Cách
mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng cho người lao khổ [10-Tr 35].
Cũng cùng quan điểm ấy, nhà phê bình văn học Hồi Thanh nhấn mạnh
thêm rằng: “Một tiếng nói u thương ln chan hịa ánh sáng, tự nó cũng là
ánh sáng, lại hết sức linh hoạt và uyển chuyển,mỗi lúc mọt khác, mỗi nơi một
khác, kể cả những lúc chỉ là sự im lặng giữa các dịng thơ. Phải chăng đây
chính là bản sắc riêng của thơ Tố Hữu” [49-Tr 56].
Từ những góc độ tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đều thống nhất
đánh giá: Tố Hữu là một phong cách lớn, thơ Tố Hữu có giá trị đặc sắc trong
sự phát triển của nền văn học dân tộc.
Ngồi những nghiên cứu ở góc độ phê bình văn học, thơ Tố Hữu đƣợc
nghiên cứu nhiều từ góc độ ngơn ngữ học. Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu
thi pháp thơ Tố Hữu, tính dân tộc trong nghệ thuật biểu hiện, cách sử dụng
ngôn ngữ, xây dựng hình ảnh, ẩn dụ tu từ…trong thơ Tố Hữu.
Trong “Phong cách nghệ thuật của thơ Tố Hữu”, Nguyễn Văn Hạnh có
viết “Đọc thơ anh thống qua dễ khơng thấy hết được những phát hiện mới
mẻ, độc đáo. Ít thấy kỹ thuật. Thậm chí có những cái quen thuộc, “chung
chung”, gần “mịn”, “cũ” (…). Nó có chỗ mạnh của nó. Đó cũng là một trong
những chỗ mạnh của văn học dân gian”.[20-Tr 47].
Lê Đình Kỵ đã khẳng định tính dân tộc đậm đà trong thơ Tố Hữu qua
cách sử dụng ẩn dụ trong thơ: “Tố Hữu cũng sử dụng rộng rãi lối ví von rất
quen thuộc của ca dao (…). Thơng thường thì là ví von gián tiếp hơn, theo lối
7


mà ngày nay chúng ta gọi là ẩn dụ, nhưng ý vị và cấu trúc thì vẫn rất gần với
ca dao”.[29-Tr 68].
Trong cuốn “Những thế giới nghệ thuật thơ”, Trần Đình Sử có nhận xét
về thế giới ngơn từ trong thơ Tố Hữu: “Xét về ngôn từ thơ Tố Hữu là cả một

thế giới bùng cháy, tỏa sáng, nẩy nở tột cùng, dâng hiến tột độ (…). Hệ thống
hình ảnh ngôn từ ấy làm cho thơ Tố Hữu thực sự là tiếng thơ nóng bỏng, sáng
ngời, bay bổng, nhiệt huyết”. Cũng trong bài viết này, tác giả khẳng định “Ngôn
từ thơ Tố Hữu mang tính chất hiện thực và cổ điển”.[46-Tr 72].
Tác giả Trần Đình Sử trong Thi pháp thơ Tố Hữu đã nhận định rằng:
“Thơ Tố Hữu rõ ràng là tiếng nói lớn của thời đại. Nhưng điều đó khơng có
nghĩa là chúng ta đã rõ các đặc điểm làm nên hình thức của thơ ơng, nhận
thức đúng sự đổi mới về thơ mà Tố Hữu mang lại cho thơ ca dân tộc cũng như
các giới hạn nhận thức và thể hiện đời sống của nó. Đó sẽ là công việc lâu dài
của lịch sử. [45, 233-234]... Ngôn ngữ thơ Tố Hữu thuộc ngơn, ngữ thơ trữ
tình điệu nói, khác với lời thơ cổ điển thuộc lối thơ trữ tình ngâm vịnh. Là một
thành tựu xuất sắc của thơ Việt Nam hiện đại, thơ Tố Hữu khác với thơ cổ
điển về một số nguyên tắc tổ chức lời thơ [45, 234-235]
Ngồi ra, cịn có nhiều cơng trình là luận án, luận văn thạc sĩ, khóa
luận tốt nghiệp Đại học nghiên cứu về thơ Tố Hữu nhƣ: Tác giả Nguyễn Thị
Thúy Quỳnh (2003), Đại học Thành phố Hồ Chí Minh với luận văn thạc sĩ
Vần và hiệp vần trong thơ Tố Hữu; Nguyễn Thị Bích Thủy (2005), Luận văn
thạc sĩ với đề tài Tổ chức lời thơ trong thơ Tố Hữu.Tác giả Trần Thị Tính
(2005), Đại học Thành phố Hồ Chí Minh với luận văn thạc sĩ Ngơn từ trong
thơ Tố Hữu (Nhìn từ bình diện từ vựng) đã thống kê một số lƣợng khổng lồ
các lớp từ vựng cũng nhƣ sự phong phú, đa dạng về ý nghĩa của một số trƣờng
từ vựng – ngữ nghĩa trong thơ Tố Hữu.Tác giả Phạm Thị Thùy Dƣơng
(2008), với Luận văn thạc sĩ, Đại học Thái Nguyên Khảo sát từ địa phương
8


trong thơ Tố Hữu đã chỉ ra sự đa dạng, phong phú của lớp từ địa phƣơng
trong thơ Tố Hữu. Đồng thời cũng khẳng định sự linh hoạt, khéo léo của Tố
Hữu trong việc đƣa lớp từ ngữ địa phƣơng vào thơ và sử dụng hiệu quả cao,
góp phần khắc họa chân dung con ngƣời từng vùng miền khác nhau, tạo

nên nét riêng của thơ Tố Hữu. Tác giả Nguyễn Huệ Yên (2008) Luận văn
thạc sĩ, Đại học Thái Nguyên với đề tài Ẩn dụ tu từ trong thơ Tố Hữu đã
khẳng định sự linh hoạt và sáng tạo của Tố Hữu trong cách xây dựng hình
ảnh ẩn dụ. Theo tác giả, Tố Hữu vận dụng ẩn dụ một cách phong phú nhƣ
nhƣng nhất quán nhằm biến những vấn đề khơ cứng, khó diễn đạt (vấn đề
chính trị, đấu tranh cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội…) cũng trở nên
mềm mại và uyển chuyển.
Điểm lại các cơng trình nghiên cứu, chúng tơi thấy chƣa có cơng trình
nào nghiên cứu đầy đủ các biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong thơ Tố Hữu một
cách có hệ thống. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài Một số biện pháp tu từ ngữ
nghĩa tiêu biểu trong thơ Tố Hữu để làm đối tƣợng nghiên cứu.
1.2. Cơ sở khoa học của đề tài.
1.2.1. Khái niệm về phong cách học, tu từ học và tu từ.
Phong cách học đƣợc hiểu là một khoa học nghiên cứu về sự vận dụng
ngôn ngữ để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp. Việc dùng thuật ngữ phong
cách học bắt đầu từ 1970 trong các bài giảng về phong cách học tiếng Việt
hiện đại - Hoàng Trọng Phiến thay cho thuật ngữ tu từ học đƣợc dùng trƣớc
đó. Tuy nhiên thuật ngữ tu từ học vẫn đƣợc sử dụng để chỉ phần nghiên cứu
các đặc điểm tu từ của các loại đơn vị ngơn ngữ. Chính vì vậy thuật ngữ tu từ
học có khả năng gợi sự liên tƣởng đến nghành học về tu từ ngôn từ (cần đến
sự phân tích những sắc thái và biểu cảm, cảm xúc tinh tế) mà thuật ngữ này rất
thích hợp. Khi đƣợc dùng với tƣ cách là những tính từ để chỉ những phẩm chất
đối lập với những phẩm chất ngôn từ. Ví dụ nói phương tiện tu từ, biện pháp
9


tu từ sẽ sáng rõ hơn là nói phương tiện phong cách học, biện pháp phong cách
học. Nhƣ vậy, nói đến tu từ sẽ rõ hơn là nói đến phong cách học. Do đó, hiện
nay, nói đến nội dung cơ bản của phong cách học tiếng Việt thì phải nói đến
nội dung cơ bản nhất là phong cách chức năng và các phƣơng tiện tu từ và

biện pháp tu từ tiếng Việt.
1.2.2. Biện pháp tu từ và biện pháp tu từ ngữ nghĩa
1.2.2.1. Biện pháp tu từ
a. Khái niệm biện pháp tu từ
Biện pháp tu từ là một khái niệm cơ bản của phong cách học vì vậy khái
niệm này đƣợc hiểu khá thống nhất ở các tác giả. Theo Đinh Trọng Lạc, Biện
pháp tu từ là những cách phối hợp, sử dụng trong hoạt động lời nói các
phương tiện ngôn ngữ không kể là màu sắc tu từ hay không trong một ngữ
cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ (tức tác dụng gây ấn tượng về hình ảnh,
cảm xúc, thái độ, hoàn cảnh) [30,tr.142]
Biện pháp tu từ là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt trong hồn
cảnh cụ thể nhằm một mục đích tu từ nhất định. Nó đối lập với biện pháp sử
dụng ngơn ngữ thơng thường trong mọi hồn cảnh nhằm mục đích diễn đạt lý
trí.[11,tr.142]
Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hồ trong quyển phong cách học tiếng
Việt thì nói rõ hơn: Biện pháp tu từ định nghĩa một cách khái quát nhất, đó là
những cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phương tiện (khơng
kể trung hồ hay diễn cảm) để tạo ra hiệu quả tu từ ( tức tác dụng gợi hình,
gợi cảm, nhấn mạnh, làm nổi bật…) do đó có sự tác động qua lại của các yếu
tố trong một ngữ cảnh rộng. Các biện pháp tu từ được chia ra các biện pháp
tu từ ngữ nghĩa, các biện pháp tu từ cú pháp, các biện pháp tu từ văn bản, các
biện pháp tu từ ngữ âm.[32, tr. 61]

10


Trong q trình sử dụng ngơn ngữ thì con ngƣời sử dụng biện pháp tu từ
để làm cho lời nói trở nên bóng bẩy, hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, biện pháp tu từ
trong các tác phẩm nghệ thuật thì có vai trị vơ cùng quan trọng vì ngơn ngữ
nghệ thuật khơng chỉ mang ý nghĩa thuần t mà nó cịn có giá trị thẩm mỹ.

Nhƣ vây, biện pháp tu từ là cách sử dụng các phƣơng tiện ngôn ngữ nhằm đạt
tới hiệu quả diễn đạt hay, đẹp, biểu cảm, hấp dẫn.
b. Phân biệt biện pháp tu từ và phương tiện tu từ
Biện pháp tu từ và phƣơng tiện tu từ là hai khái niệm của phong cách
học, tuy nhiên, vẫn chƣa có sự phân giới rạch rịi tách biệt giữa hai khái niệm
này. Hiện nay, còn nhiều ý kiến về sự phân định ranh giới giữa chúng. Có
nhiều tài liệu ngôn ngữ học và kể cả trong sử dụng ngôn ngữ thực tế thì biện
pháp tu từ và phƣong tiện tu từ vẫn cịn nhập nhằng.
Một ví dụ điển hình trong quan niệm của Nguyễn Thái Hoà và Đinh
Trọng Lạc cho thấy rõ điều đó. Phép so sánh theo Đinh Trọng Lạc thì đó là
biện pháp tu từ cịn theo Nguyễn Thái Hồ thì cho là phƣơng tiện tu từ
Hay ẩn dụ, Nguyễn Thái Hoà, Đinh Trọng Lạc cho là phƣơng tiện tu từ
cịn Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú cho là biện pháp tu từ…
Trong 99 phương tiện và Biện pháp tu từ tiếng Việt của Đinh Trọng Lạc
đã chia ra cụ thể, song ông vẫn nhận xét giữa chúng có mối quan hệ biện
chứng. Theo Đinh Trọng Lạc phƣơng tiện tu từ là những phương tiện ngôn
ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản ( ý nghĩa sự vật – logic) ra chúng cịn có ý nghĩa
bổ sung, cịn có màu sắc tu từ. [30; 99]
Nhƣ vậy, biện pháp tu từ và phƣơng tiện tu từ thì có những nét khác biệt
sau đây:
Biện pháp tu từ là những cách phối hợp các đơn vị lời nói có giới hạn
của đơn vị thuộc bậc cao hơn.

11


Biện pháp tu từ được tạo ra do sử dụng các phương tiện tu từ, có thể cùng một
phương tiện tu từ xây dựng nên những biện pháp tu từ khác nhau và những phương
tiện tu từ ấy có thể cùng tham gia và tạo dựng một biện pháp tu từ [30, tr 29]
Biện pháp tu từ không những đƣợc sinh ra trong ngữ cảnh của một đơn

vị lời nói mà biện pháp tu từ tu từ còn bị quy định bởi hệ cú đoạn giữa các đơn
vị nhiều bậc khác nhau.
Nhƣ vậy, ta thấy biện pháp tu từ và phƣơng tiện tu từ cũng có những nét
khác biệt tuy chúng khơng tách rời nhau mà có qua hệ biện chứng lẫn nhau tạo
nên cái hay, cái đẹp cho lời nói.
Do giới hạn của một luận văn thạc sĩ, chúng tơi khơng đủ điều kiện đi
sâu tìm hiểu hết tất cả các biện pháp tu từ cũng nhƣ các phƣơng tiện tu từ mà
chỉ đi sâu vào tìm hiểu biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong thơ Tố Hữu.
1.2.2.2 Biện pháp tu từ ngữ nghĩa
1.2.2.2.1. Khái niệm
Về khái niệm biện pháp tu từ ngữ nghĩa, các nhà nghiên cứu phong cách
học tiếng Việt nhìn chung thống nhất. Do vậy để tránh dài dịng chúng tơi chỉ
xin dẫn một định nghĩa sau:
Biện pháp tu từ ngữ nghĩa là những cách kết hợp có hiệu quả tu từ, theo
trình tự nối tiếp của các đơn vị từ vựng (kể cả phượng tiện tu từ ) thuộc một
cấp độ trong phạm vi của một đơn vị khác thuộc bậc cao hơn.[30; 153]
1.2.2.2.2 Các biện pháp tu từ ngữ nghĩa
Việc phân chia các biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong tiếng Việt hiện nay
chƣa thật sự thống nhất ở các tài liệu khác nhau.
Đinh Trọng Lạc trong hai cơng trình Tiếng Việt, tập 2 giáo trình dùng
trong các trƣờng sƣ phạm và 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt đã
chia ra 9 tiểu loại biện pháp tu từ ngữ nghĩa nhƣng tên gọi một số biện pháp
có khác nhau. Trong cuốn 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt tác giả
12


chia ra: so sánh, tiệm tiến, tiệm thoái, đồng nghĩa kép, phản ngữ, nghịch ngữ,
thế đồng nghĩa, nói lái, lộng ngữ. Còn trong cuốn tiếng Việt tập 2: so sánh tu
từ, đồng nghĩa kép, đối chọi, nghịch dụ, tăng dần, giảm dần, chơi chữ.
Nguyễn Thái Hòa trong Phong cách học (1995) Nxb Giáo dục Hà Nội

chia biện pháp tu từ ngữ ngữ thành 11 tiểu loại nhỏ, gồm các biện pháp: Điệp
ngữ, đồng nghĩa kép, liệt kê và tăng cấp, đột giáng, ngoa dụ, nói giảm, phản
ngữ, phép lặng, chơi chữ, nói lái, dẫn ngữ - tập Kiều.
Luận văn của chúng tôi chọn cách phân loại của Đinh Trọng Lạc trong
cuốn Tiếng Việt tập 2 làm cơ sở cho đề tài. Tuy nhiên có một bổ sung nhỏ đó
là sát nhập biện pháp tu từ tiệm tiến và tiệm thoái vào một và có tên gọi là
biện pháp tu từ liệt kê và tăng cấp. Nhƣ vậy biện pháp tu từ ngữ nghĩa có 7
tiểu loại nhỏ. Sau đây chúng tôi đi vào cụ thể từng biện pháp tu từ ngữ nghĩa.
a. Biện pháp tu từ so sánh
So sánh tu từ là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa quen thuộc, đƣợc dùng
nhiều trong lời ăn tiếng nói của con ngƣời cũng nhƣ đựơc dùng nhiều trong ca
dao, tục ngữ, thành ngữ, các tác phẩm văn học viết bởi biện pháp so sánh tu từ
là một biện pháp tu từ có khả năng nhận thức cao mang lại hình ảnh bóng bẩy
cho câu nói, câu viết. So sánh tu từ cịn có những tên gọi nhƣ so sánh hình
ảnh, so sánh nghệ thuật. So sánh là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong đó
người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan khônh đồng
nhất với nhau hồn tồn mà chỉ có nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng
hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng [30 - 154]
Ví dụ:
Cổ tay em trắng như ngà
Đôi mắt em liếc như là dao cau
Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen
(ca dao)
13


Cần chú ý rằng so sánh lí luận và so sánh tu từ là hai lĩnh vực khác nhau.
So sánh tu từ khác so sánh logic ở tính biểu cảm, tính hình tƣợng và tính dị
loại. Cơ sở của so sánh lý luận là dựa trên tính đồng nhất, tính đồng loại của

sự vật sự việc. Tức là đối tƣọng so sánh phải cùng loại, cái chuẩn so sánh phải
cùng đơn vị, đại lƣợng.
Ví dụ:
Lan cao hơn hoa
Cịn so sánh tu từ, các đối tƣợng đƣa ra để so sánh là các đối tƣợng khác
loại và mục đích của so sánh là diễn tả một cách hình ảnh một đặc điểm nào
đó của đối tƣợng.
Phân biệt nhƣ vậy để thấy sự khác nhau giữa biện pháp so sánh tu từ và so
sánh lý luận. Đề tài chúng tôi chỉ quan tâm đến so sánh tu từ mà gạt đi so sánh lý
luận.
Mơ hình so sánh hồn chỉnh gồm 4 yếu tố:
Tính chất của sự
Cái bị hoặc đƣợc

việc hoặc trạng thái

Từ chỉ quan

Cái đƣợc làm

so sánh

hành động của sự vật

hệ so sánh

chuẩn so sánh

(1)


(2)

(3)

(4)

Gái

khơng chồng

như

phản gỗ long đinh

Trong đó 1: Là yếu tố đƣợc hay bị so sánh
2: Yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hành động
3: Yếu tố thể hiện qua hệ so sánh
4: Yếu tố làm chuẩn để so sánh.
Tuy nhiên trong thực tế sử dụng ngôn ngữ cũng nhƣ ý đồ sáng tác thì có
nhiều trƣờng hợp so sánh khơng đầy đủ bốn yếu tố nói trên mà có phần cải
biến hoặc đảo trật tự so sánh
14


So sánh vắng yếu tố (2) dạng so sánh này gọi là so sánh chìm. So sánh
này tạo lên đƣợc nhiều liên tƣởng cho độc giả.
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
(Ca dao)
So sánh vắng yếu tố (3)

Gái thương chồng đương đông buổi chợ
Trai thương vợ, nắng quái chiều hôm
(Ca dao)
Trong cấu trúc so sánh thì yếu tố (3) có thể là những từ: như, bằng, là,
bao nhiêu…bấy nhiêu yếu tố (3) là từ như
Đen như cột nhà cháy, xấu như hủi, lúng ta lúng túng như thợ vụng mất kim…
(Thành ngữ)
Yếu tố (3) là là
Con sông giống như cuộc đời anh
Anh là cậu bé nhặt than
Là ông già im câu trên im lặng
Là quả dư trịn trên khoang vắng
Là lá sú vàmg trơi ở cửa sông
(Lƣu Quang Vũ)
Yếu tố (3) là bao nhiêu… bấy nhiêu
Mình đi mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu
(Ca dao)
Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
(Ca dao)
15


So sánh là biện pháp tu từ đơn giản làm cho ngƣời nghe dễ hiểu mà
mang lại giá trị cảm xúc, gợi hình, gợi chiều liên tƣởng vì vậy đƣợc sử dụng
nhiều, đặc biệt trong ngôn ngữ nghệ thuật.
Trong ngôn ngữ nghệ thuật, so sánh tu từ có vai trị quan trọng bởi nó
biểu hiện đầy đủ khả năng tạo hình và khả năng diễn cảm và mang lại giá trị
nhận thức cao. Trong các sách phong cách học thƣờng nhắc dến ý kiến của

Paolơ cho: sức mạnh của so sánh là nhận thức còn sức mạnh của ẩn dụ là
biểu cảm…[44, tr192]
b. Biện pháp tu từ đồng nghĩa kép
Là phƣơng thức lặp lại từ ngữ đồng nghĩa hay gần nghĩa để nhấn mạnh,
xoáy sâu vào một nội dung nhất định. Đồng nghĩa kép luôn luôn đƣợc sự hỗ
trợ của điệp ngữ. Ví dụ:
“Vì địa phƣơng thấy hẹp, chỉ thấy cây mà không thấy rừng, chỉ thấy một
mà không thấy mười, cho nên có một cơng việc mà địa phƣơng cho là thành
cơng nhƣng đem ghép với tình hình chung thì lại là thất bại” (Hồ Chí Minh)
Ở ví dụ trên, ý “thấy hẹp” đƣợc mở rộng và nhấn đi nhấn lại hai lần nữa
nhắc cho ngƣời nghe thấy cái hạn hẹp của địa phƣơng mà đề phòng.
Sử dụng lối đồng nghĩa kép trong văn chính luận là cách khẳng định
mạnh mẽ, không thể nào chối cãi hay bác bỏ đƣợc: “Phàm cái gì chống lại dân
tộc thống nhất, phải thẳng cánh đập tan, phải kiên quyết bì trừ, phải nhất luật
san phẳng” (Trƣờng Chinh)
Dùng đồng nghĩa kép là cách tạo sức nặng cho câu văn nhƣng chỉ lúc
nào thấy cần thiết chứ không thể lạm dụng.
Từ đồng nghĩa là những từ cùng nằm trong một trƣờng nghĩa về cơ bản
các nét nghĩa không trái ngƣợc nhau và về pphần lớn là các nét nghĩa tƣơng
đồng nhau. Tuy nhiên thì các từ đồng nghĩa các nét nghĩa khơng hồn tồn
trùng lặp nhau mà các từ đồng nghĩa cũng có những nét khu biệt về nghĩa tức
16


khác nhau ở màu sắc tu từ và sắc thái nghĩa. Vì những nét khác nhau của các
từ đồng nghĩa nên ở một số phong cách ngôn ngữ ngƣời ta sử dụng các từ
đồng nghĩa này trong cùng một dãy cú đoạn để nhấn mạnh và chính xác hơn
nơi dung muốn nói. Nhƣ vậy gọi là đồng nghĩa kép.
Đồng nghĩa kép có thể là hai hoặc nhiều từ đồng nghĩa trong cũng chuỗi
lời nói để nhằm mục đích xốy sâu hoặc nhấn mạnh mục đích muốn diễn đạt.

Đồng nghĩa kép có các dạng: đồng nghĩa từ điển, đồng nghĩa phủ định, đồng
nghĩa miêu tả, đồng nghĩa lâm thời.
- Đồng nghĩa từ điển: Đó là các từ đồng nghĩa có trong từ điển
Ví dụ:

X bàn tay đếm ngón tay
Tính đã bốn năm rịng
Người ta bảo khơng trơng
Ai cũng bảo đừng mong
Riêng em thì em nhớ
(Trần Hữu Thung)
- Đồng nghĩa phủ định: Là một trong hai yếu tố là cụm từ cấu tạo từ trái
nghĩa của yếu tố liên kết kia cộng với từ phủ định.
Ví dụ:
Người pháp đổ máu nhiều. Nhân dân ta hy sinh cũng khơng ít.
(Hồ Chí Minh)
-Đồng nghĩa miêu tả: Một trong hai hoặc cả hai yếu tố liên kết là cụm từ
miêu tả một thuộc tính điển hình nào đó đủ để đại diện cho đối tƣợng mà nó
biểu thị. Kiểu thế này cho phép tận dụng khả năng nêu đặc trƣng của đối
tƣợng từ nhiều góc độ khác nhau, có nhiều dấu hiệu khác nhau vào việc thể
hiện thông tin phụ đánh giá.

17


Ví dụ:
Ngơn ngữ là cái cây vàng trong câu thơ của Gớt. Câu mà LêNin rất
thích. Nhà thơ lớn của nhân dân Đức đã viết: “Mọi lý thuyết đều là màu xám
nhưng cây vàng của cuộc đời sống mãi xanh tươi”.
- Đồng nghĩa lâm thời: Các yếu tố liên kết khơng phải là từ đồng nghĩa

nhƣng nó có quan hệ ngữ nghĩa, đƣợc dùng làm yếu tố thay thế để cung cấp
một lƣợng thông tin mới, một sự đánh giá mới về đối tƣợng.
Ví dụ:
Hoan hơ anh giải phóng qn
Kính chào anh, con người đẹp nhất!
Lịch sử hôn anh, chàng trai chân đất
Sống hiên ngang, bất khuất trên đời
Như thạch sanh của thế kỷ hai mươi
(Tố Hữu)
c. Biện pháp tu từ liệt kê và tăng cấp
Cả hai tác giả Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hịa đều nói đến hai phép
tiệm tiến và tiệm thối, nhƣng Nguyễn Thái Hịa xếp tiệm tiến và tiệm thoái
vào một phép gọi chung là phép lệt kê tăng cấp cịn Đinh Trọng Lạc thì chia
thành hai dạng là tăng dần và giảm dần. Theo ông, tiệm tiến là biện pháp tu từ
ngữ nghĩa trong đó ngƣời ta sắp xếp một vài thành tố của phát ngơn nói về
một nội dung, một chủ đề theo trình tự tăng dần hoặc giảm dần mức độ của
sắc thái ý nghĩa, biểu cảm, cảm xúc nhằm mục đích gây một ấn tƣợng đặc biệt
tuyệt đối với nội dung trình bày và nhiều khi tao sự bất ngờ, thú vị. Tiệm tiến
có hai dạng tăng dần và giảm dần.
Dựa vào cách sắp xếp của đơn vị phát ngôn mà ngƣời ta chia ra các tiểu
loại tiệm tiến tăng dần nhƣ:

18


×