Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Thời điểm chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo INCOTERMS 2010 và CISG 1980.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.7 KB, 23 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Tự do hóa thương mại ln là một vấn đề trọng tâm trong xu hướng tồn cầu
hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới hiện nay. Vì vậy việc giao lưu thương
mại giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp ngoài nước ngày
càng được phát triễn, mở rộng về cả quy mô, số lượng và chất lượng. Quá trình
hội nhập đem lại nhiều cơ hội phát triển đồng thời là cả những thách thức và rủi
ro cho các chủ thể tham gia vào quan hệ thương mại quốc tế.
Mua bán hàng hóa quốc tế là hoạt động mua bán hàng hóa vượt ra ngồi
phạm vi một quốc gia, diễn ra tại nhiều quốc gia khác nhau. Về bản chất hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một giao dịch dân sự được thể thiện thơng
qua hình thức là hợp đồng. Đây là một hoạt động thường xuyên, thể hiện đúng
và đầy đủ việc giao lưu thương mại quốc tế giữa các chủ thể tham gia vào quan
hệ đó. Ngồi các nội dung trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như: hình
thức hợp đồng, nội dung hợp đồng, trình tự, thủ tục giao kết một hợp đồng cụ
thể... Vấn đề liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng liên quan đến việc vận
chuyển hàng hóa từ bên mua sang bên bán, thơng thường việc vận chuyển này
thường gặp rất nhiều khó khăn, trong một khoản thời gian dài do tính chất và
quy mơ của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ khơng tránh khỏi hàng hóa
bị mất mát hoặc bị hư hỏng, gây thiệt hại, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các
chủ thể trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế. Khi xảy ra vấn đề trên, vấn đề
được đặt ra là bên mua hay bên bán sẽ gánh chịu những thiệt hại đó. Chính vì
vậy việc xác định rõ ràng thời điểm nào bên bán chịu rủi ro và bên mua chịu rủi
ro là rất quan trọng.
Để tìm hiểu hơn về thời điểm chịu rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế được xác định theo pháp luật quốc tế như thế nào, đề tài sẽ làm rõ “Thời
điểm chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo
INCOTERMS 2010 và CISG 1980.”


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỜI ĐIỂM CHUYỂN RỦI RO TRONG


HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
Rủi ro theo từ điển Luật học được hiểu là sự thiệt hại, trở ngại có thể xảy
ra. Rủi ro trong mua bán hàng hóa quốc tế là là khả năng xảy ra các tình huống
trong tương lại có nguy cơ gây tác động đến hàng hóa làm cho hàng hóa trong
hợp đồng có thể là các đồ vật, tài sản…bị hử hỏng, mất mát, làm giảm sút về giá
trị cũng như cơng năng của hàng hóa trong q trình thực hiện hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế giữa bên bán và bên mua.
Rủi ro này xuất phát từ hai nguyên ngân chủ yếu:
Nguyên nhân khác quan: Những nguyên nhân khác quan là những nguyên
nhân nằm ngoài ý chí chủ quan của con người, nó thuộc về thiên nhiên như
thiên tai, mưa bão, ngập lụt… đây là những tác nhân gây hư hỏng, làm sút giá
trị hàng hóa so với hàng hóa được thỏa thuận bao đầu.
Nguyên nhân chủ quan: Nguyên nhân này do ý chí chủ quan của con
người tác động vào hàng hóa, làm cho những hàng hóa này hư hỏng ví dụ như:
di chuyển hàng hóa do sơ suất làm vỡ hay bốc dỡ hàng hóa, trong q trình bốc
dỡ này làm va đập dẫn đến hư hỏng, hay đối với các hàng hóa phụ thuộc vào
nhiệt độ bảo quản thì khơng đáp ứng được để hàng hóa này bị hư.
Như vậy thời điểm chuyển rủi ro được hiện là một điểm mốc đánh dấu
việc chuyển rủi ro từ người bán sang người mua xác định người phỉa gánh chịu
thiệt hại khi có rủi ro xảy ra trên thực tế.


II. QUY ĐỊNH VỀ THỜI ĐIỂM CHUYỂN RỦI RO TRONG HỢP
ĐỒNG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO
INCOTERMS 2010
1. Tổng quan về INCOTERMS
INCOTERMS làm một tập quán quốc tế là nguồn luật quan trọng
điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế nói riêng mà
trong thương mại quốc tế tổ chức.Tập quán thương mại quốc tế
là những thói quen phổ biến được thừa nhận và áp dụng rộng

rãi trong hoạt động kinh doanh ở một khu vực nhất định hoặc
trên phạm vi toàn cầu. Những tập quán quốc tế được áp dụng
phổ biến trong mua bán hàng hoá quốc tế bao gồm: Các điều
kiện cơ sở giao hàng trong mua bán hàng hoá quốc tế (viết tắt
là ‘INCOTERMS’) được Phòng thương mại quốc tế (‘ICC’) tập hợp
và ban hành từ năm 1936 (và đã được sửa đổi vào các năm
1953, 1968, 1976, 1980,1990, 2000 và 2010). Các tập quán
được hình thành lâu đời trong các quan hệ thương mại quốc tế,
thường quy định về những vấn đề đặc thù trong mua bán hàng
hoá quốc tế (mà thường luật quốc gia khơng có quy định), như
việc chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua, nghĩa vụ
của mỗi bên liên quan đến vận tải hàng hoá, mua bảo hiểm cho
hàng hoá, thực hiện các thủ tục hải quan ở nước xuất khẩu và ở
nước nhập khẩu. Các tập qn thương mại quốc tế chỉ có tính
chất hướng dẫn chứ khơng có tính chất bắt buộc, tuy vậy, muốn
áp dụng khi một tập quán được các bên thoả thuận ghi nhận
hoặc dẫn chiếu vào hợp đồng mua bán và phải ghi rõ áp dụng
điều kiện nào sẽ được áp dụng. Nếu các bên không thoả thuận
ghi nhận hoặc không dẫn chiếu vào hợp đồng mua bán và
không phải ghi rõ hoặc ghi khơng đúng thì sẽ khơng áp dụng.


Nếu các bên không chỉ rõ điều kiện cơ sở giao hàng nào được
sử dụng, thì tồ án hay trọng tài sẽ áp dụng nội dung của điều
kiện cơ sở giao hàng mà luật nước họ sử dụng. Các bên cũng
khơng nên chấp nhận việc sử dụng bất kì một điều kiện cơ sở
giao hàng cụ thể nào.
INCOTERMS chủ yếu quy định về các điều kiện giao hàng được áp dụng
khi có bên có thỏa thuận ghi nhận hoặc dẫn chiếu vào hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế hoặc có thỏa thuận ghi rõ điều kiện giao hàng nào áp dụng thì

INCOTERMS sẽ được áp dụng trong việc xác định thời điểm chuyển rủi ro, khi
nào bên án sẽ chịu rủi ro, bên mua sẽ chịu rủi ro khi nào?
Về cơ cấu của Incoterm mới nhất là 2010: INCOTERMS 2010
bỏ đi 4 điều kiện (DAF, DES, DEQ và DDU) và bổ sung 2 điều
kiện (DAP - Delivered at Place, và DAT - Delivered at Terminal),
dẫn đến tổng số điều kiện cơ sở giao hàng là 11 quy định tại
INCOTERMS 2010 quy định rất rõ ràng và cực kì logic đối xứng
về quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong từng điều
kiện giao hàng, giúp việc nhận thức mà áp dụng dễ dàng, bảo
vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
2. Điều kiện áp dụng:
Nhưng phân tích từ trên, Incoterm ban hành từ năm 1936 (và đã được sửa
đổi vào các năm 1953, 1968, 1976, 1980,1990, 2000 và 2010) tuy nhiên. Đối
với từng bản của Incoterm qua từng năm có những ưu và nhược điểm riêng, tuy
nhiên việc ra đời của các bản Incoterm mới khơng làm mất hiệu lực của các bản
củ, nó khác với các quy phạm pháp luật ở vấn đề đó. Các bên trong quan hệ
mua bán hàng hóa quốc tế có quyền thỏa thuận việc áp dụng bất cứ bản nào của
incoterm để áp dụng trong việc xác định thời điểm chịu rủi ro của từ bên bán


sang bên mua tuy nhiên việc áp dụng bản nào thì phải nêu rõ ràng, Ví dụ, nếu
các bên sử dụng FOB trong hợp đồng mua bán, các bên phải làm rõ là FOB
INCOTERMS 2000 hay FOB US UCC, ngoài vấn đề trên incoterm cịn xác
định có liên quan đến chi phí vận chuyển, bên mua chịu chi phí vận chuyển đến
đâu ? Bảo hiểm đối với hàng hóa đó bên nào sẽ có nghĩa vụ mua? Thủ tục xuất
cảnh, nhập cảnh do bên nào thực hiện. Mặt khác, trong nội dung xử sự được quy
định trong từng điều kiều giao hàng, các bên có thể thoản thuận, áp dụng linh
hoạt cho tất cả quy định thể hiện trong Incoterm.
3. Thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo

INCOTERMS 2010
Như đã nêu ở phần mục 2, INCOTERMS 2010 bỏ đi 4 điều kiện (DAF,
DES, DEQ và DDU) và bổ sung 2 điều kiện (DAP - Delivered at
Place, và DAT - Delivered at Terminal), dẫn đến tổng số điều
kiện cơ sở giao hàng là 11 so với INCOTERMS 2000. Tùy vào
từng điều kiện mà các bên đã thỏa thuận áp dụng mà quy định
về thời điểm chuyển rủi ro khác nhau có sự khác nhau và được
chia làm 2 nhóm
a. Nhóm các điều kiện dùng cho một hoặc nhiều
phương thức vận tải.
Thứ nhất, Giao hàng tại xưởng (EXW)
Giao hàng tại xưởng có nghĩa là người bán giao hàng khi
ddawjtj hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại cơ sở
của người bán hoặc tại 1 địa điểm đã chỉ định như xưởng, nhà
máy, nhà kho… Người bán không cần xếp hàng lên phương tiện
tiếp nhận cũng như không cần là thủ tục thông qua nếu có.
Trong EXW xác định thời điểm chuyển rủi ro giữa bên bán và
bên mua được xác định như sau:


Đối với bên bán, người bán phải chịu tất cả rủi ro về mất mát
hoặc hư hỏng của hàng hóa cho đến khi hàng hóa được giao
theo điều A4 (tức là người bán phải giao hàng bằ việc đặt hàng
hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại điểm giao hàng
quy định (tức là người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng), nếu
có, chưa được bốc lên phương tiện vận tải đến nhận hàng. Nếu
khơng có thoải thuận về một địa điểm giao hàng cụ thể tại nơi
giao hàng chỉ định, và nếu tại điểm chỉ định có nhiều điểm có
thể giao hàng, thì người bán có thể lựa chọn địa điểm giao hàng
phù hợp nhất với mục đích của mình) tức là ngồi trường hợp

địa điểm giao hàng theo sự thỏa thuận của các bên, nếu như
khơng có sự thỏa thuận thì địa điểm chuyển rủi ro là tại xưởng
người bán , khi đã xác định được địa điểm chuyển rủi tui sẽ xác
định được thời điểm chuyển rủi ro, trừ trường hợp mất mát hoặc
hư hỏng theo các trường hợp quy định tại Điều B5 tức là trong
trường hợp này người bán không phải chịu rủi ro khi hàng được
giao tại xưởng người bán, sau khi giao xong thì rủi ro sẽ do bên
mua gánh chịu, bên bán khơng có trách nhiệm gì thêm. Nếu
người mua khơng thơng báo cho người bán, thì người mua chịu
rủi ro mất mát hư hỏng của hàng hóa kể từ ngày quy định hoặc
ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho việc giao hàng;với
điều kiện hàng đã được phân biệt trong hợp đồng.
Thứ hai, giao hàng cho người chuyên chở (FCA)
Giao hàng cho người chuyên chở có nghĩa là người giao hàng
cho người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ
định, tại cơ sở của người bán hoặc tại địa điểm chỉ định khác.
Người chuyên chở là một bên thức ba bất kì mà đã giao kết một
hợp đồng vận tải với bên mua hàng và cam kết thực hiện việc


vận chuyển hàng hóa, hoặc tự nguyện thực hiện cơng việc vận
chuyển hàng hóa.
Trong FCA xác định thời điểm chuyển rủi ro giữa bên bán và
bên mua được xác định như sau: Người bán phải chịu tất cả rủi
ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa cho đến khi hàng
hóa được giao. Như vậy thời điểm chuyển rủi ro của hàng hóa
theo FCA cũng xác định là thời điểm giao hàng. Theo quy định
tại Điều A4 thì việc giao hàng được coi là hoàn thành trong các
trường hợp sau:
- Nếu địa điểm giao hàng là cơ sở của người bán, thì thời điểm

người bán hồn thành nghĩa vụ giao hàng đã được bốc lên
phương tiện vận tài của người chuyên chở hoặc người được
mua chỉ định.
- Trong trường hợp khác, người bán hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người
chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định và
trên phương tiện vận tải của người bán và sẳn sàng để dỡ.
Nếu địa điểm giaoa hàng cụ thể tại nơi giao hàng chỉ định
không được thông báo bởi người mua, thì người bán có thể
lựa chọn một địa điểm nào đó sao cho việc giao hàng phù
hợp với lợi ích của mình.
Như vậy, thời điểm chuyển giao rủi ro từ người bán sang
người mua phụ thuộc vào địa điểm giao hàng: Nếu địa điểm
giao hàng là cơ sở của người bán, thì rủi ro được chuyển dịch từ
người bán sang người mua từ thời điểm hàng hóa đã được bốc
dỡ lên phương tiện vận tải của người chuyên chở được người
mua chỉ định. Còn nếu địa điểm giao hàng khơng phải là cơ sở
của người bán, thì thời điểm chịu rủi ro được chuyển dịch từ


người bán sang người mua kể từ thời điểm được đặt dưới quyền
định đoạt của người chuyên chở hoặc một người khác do người
mua chỉ định trên phương tiện vận tải của người bán và sẳn
sang để dỡ hàng.
Thứ ba, Cước phí trả tới (CPT)
Cước phí trả tới có nghĩa là người bán giao hàng cho người
người chuyên chở hoặc một người khác do người khác do người
bán chỉ định mơt nơi thỏa thuận (nếu địa điểm đó đã được các
bên thỏa thuận) và người bán phải ký hợp đồng và trả phí vận
chuyển để đưa hàng hóa đến nơi đã chỉ định. Theo đó thời điểm

chuyển rủi ro của hàng hóa chính là thời điểm người bán hàng
hồn thành nghĩa vụ giao hàng. Người bán phải chịu mọi hư
hỏng và mất mát của hàng hóa cho đến thời điểm hàng hóa
được giao cho người vận chuyển hoặc một người khác do người
bán chỉ định tại một địa điểm quy định giữa người bán và người
vận chuyển. Nếu có nhiều người chuyên chở tham gia vận
chuyển hàng hóa và các bên khơng có thỏa thuận nào khác thì
người bán hồn thành nghĩa vụ giao hàng khi hàng hóa được
giao người chuyên chở đầu tiên tại địa điểm do người bán lựa
chọn và thỏa thuận với người vận chuyển.
Thứ tư, Cước phí và bảo hiểm trả tới (CIP)
Điều kiện “ Cước phí và bảo hiểm trả tới” có nghĩa là người
bán hàng giao hàng cho người chuyên chở hoặc người khác do
người bán chỉ định tại địa điểm đã thỏa thuận, ngồi ra, người
bán phải trả chi phí vận tải để đưa hàng hóa đến địa điểm đã
quy định. Về cơ bản, thời điểm chuyển giao rủi ro của CIP được
xác định giống với CPT Theo đó thời điểm chuyển rủi ro của


hàng hóa chính là thời điểm người bán hàng hồn thành nghĩa
vụ giao hàng. CIP khác CPT ở chổ đó là người bán phải ký kết
hợp đồng bảo hiểm đối với các rủi ro, mất mát hoặc hư hỏng
của hàng hóa trong q trình vận chuyển cho người mua.
Thứ năm, Giao hàng tại bến (DAT)
“Giao hàng tại bến” có nghĩa là người bán giao hàng, khi
hàng hóa sau khi đã dỡ khỏi phương tiện vận tãi, được đặt dưới
sự định đoạn của người mua tại một bến chỉ định, tại cảng hoặc
tại nơi đến chỉ định. Từ “bến” có nghĩa là bất kì nơi nào, dù có
mái che hay khơng có mái che như cầu cảng, kho, bãi container
hoặc ga đường bộ, đường sắt hoặc hàng không. Người bán chịu

mọi chi phí và rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến và dỡ hàng
tại bến ở cảng hoặc nơi chỉ định. Trong DAT xác định thời điểm
chuyển rủi ro giữa bên bán và bên mua được xác định như sau:
Theo mục A5 của DAT thì người bán phải chịu tất cả rủi ro về
mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa cho đến khi hàng hóa cho
đến khi hàng hóa được giao theo Mục A4 trừ trường hợp mất
mát hoặc hư hỏng trong các trường hợp theo điều B5. Như vậy,
thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang người mua được xác
định từ thời điểm người bán hoàn thành nghĩa vụ gigao hàng,
tức là thời điểm sau khi hàng hóa được dỡ xuống khỏi phương
tiện vận tải tại bến chỉ định do các bên thỏa luận. Do vậy thời
điểm chuyển rủi ro trùng với địa điểm chuyển rủi ro là bến chỉ
định
Thứ sáu, Giao hàng tại nơi đến (DAP)
Giao hàng tại nơi đến có nghĩa là người bán giao hàng khi
hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạn của người mua trên


phương tiện vận tải, sẳn sang để dỡ tại nơi đến được chỉ định.
Người bán chịu rủi ro liên quan đến hành hóa đến nơi chỉ định.
Theo đó thời điểm chuyển rủi ro được xác định là từ khi các bên
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng tức là người bán phải giao hàng
bằng cách đặt hàng hóa dưới quyền quyết định cảu người mua
trên phương tiện vận tải chở đến và sẳn sang để dỡ tại địa điểm
đã thỏa thuận, nếu có, tại địa điểm đến vào ngày hoặc trong
khoản thời gian giao hàng đã thỏa thuận. Địa điểm chuyển giao
rủi ro ở đây là bến do các bên chỉ định, do vậy, muốn xác định
được chính xác thời điểm chuyển giao rủi rao đối với giao hàng
tại nơi đến thì phải xác định được địa điểm chuyển giao rủi ro là
bến và bến này phải do các bên chỉ định. Nếu như người mua

khơng hồn thành nghĩa vụ của mình liên quan đến thủ tục lấy
giấy phép xuất khẩu hoặc các giấy phép chính thức khác và
làm thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa thì người mua
phải chịu mọi rủi ro mất mát hay hư hỏng của hàng hóa xảy ra
từ việc đó, nếu người mua khơng thơng báo về thời gian địa
điểm nơi chỉ định thì người mua phải chịu mọi rủi ro về mất mát
hay hư hỏng của hàng hóa kể từ ngày thỏa thuận hoặc hết hạn
của thời hạn thỏa thuận cho việc giao hàng với điều kiện là
hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng được các
bên thỏa thuận.
Thứ bảy, Giao hàng đã thông quan nhập khẩu (DDP)
Giao hàng đã thơng quan nhập khẩu có nghĩa là người bán
giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của
người minh, đã thông quan nhập khẩu, trên phương tiện vận tải
chở đến và đã sẳn sang để dỡ hàng đến nơi quy định. Người
bán chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan đến việc đưa hàng hóa


đến nơi đến và có nghĩa vụ thơng quan cho hàng hóa, khơng
chỉ làm vấn đền thơng quan xuất khẩu cịn thơng quan nhập
khẩu, trả các loại thuế, phí, chi phí liên quan khác cho việc
thơng quan này.
Theo đó thời điểm chuyển rủi ro của người bán sang người
mua được là thời điểm khi khi các bên hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng tức là người bán hàng phải giao hàng bằng cách đặt hàng
hóa dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận
tải chở đế và sẳn sang để dỡ hàng tại địa điểm đã thỏa thuận,
nếu có, tại điểm đến vào ngày vào trong thời gian giao hàng đã
xác định. Địa điểm chuyển rủi ro được xác định là địa điểm mà
các bên đã thỏa thuận việc giao hàng, địa điểm này trùng với

thời điểm chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua.
b. Nhóm các điều kiện áp dụng cho vận tải biển và vận
tải thủy nội địa
Thứ nhất, Giao hàng dọc mạng tàu (FAS)
Điều kiện này chỉ áp dụng với hình thức vận tải biển hoặc
vận tải thủy nội địa. Giao dọc mạng tàu là việc người bán giao
hàng khi hàng hóa được đặt dọc mạn tàu do người mua chỉ định
có thể đặt trên cầu cảng hoặc trên xà lan tại cảng giao hàng chỉ
định. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa di chuyển
khi hàng hóa đang ở dọc mạng tàu và người mua phải chịu mọi
chi phí kể từ thời điểm này trở đi
Theo mục A5 của FAS thì thời điểm chuyển rủi ro từ người
bán chuyển sang người mua tính từ thời điểm hàng hóa được
giao theo mục A4 tức là người bán phải giao hàng bằng cách,
hoặt đặt hàng hóa dọc man con tài do người mua chỉ định tại


địa điểm xếp hàng (nếu có) do người mua chỉ định tại cảng xếp
hàng chỉ định hoặc mua hàng hóa đã được giao như vậy. Trong
cả hai trường hợp, người bán phải giao vào ngày và thời gian đã
thỏa thuận theo cách thức thông thường tại cảng. Nếu người
mua không xác định rõ địa điểm xếp hàng cụ thể, người bán có
thể lựa chọn một địa điểm phù hợp nhất tại cảng xếp hàng chỉ
định. Nếu hai bên có thỏa thuận giao hàng trong một khoản
thời gian cụ thể, người mua có quyền lựa chọn ngày giao hàng
trong khoản thời gian nào đó. Như vậy địa điểm chuyển rủi ro
được xác định là dọc mạn tàu, kể từ thời điểm giao hàng tại dọc
mạn tài thì mọi rủi ro về hàng hóa hư hỏng hoặc mất mát là do
bên mua hồn tồn gánh chịu.
Tuy nhiên người mua khơng thược hiện nghĩa vụ thông báo

theo mục B7 tức là phải thông báo đầy đủ cho người bán về tên
tàu, địa điểm xếp hàng và trong trường hợp cần thiết, thời gian
giao hàng đã chọn trong khoản thời gian đã thỏa thuận thì
người mua phải chịu rủi ro. Thêm vào đó con tàu của người mua
chỉ định không đến đúng hạn; hoặc không thể nhận hàng hoặc
dừng việc nhận hàng trước thời gian được thơng báo tại mục
B7. Theo đó trong hai trường hợp trên thì thời điểm chuyển giao
rủi ro từ người bán sang người mua là ngày mà hai bên đã thỏa
thuận giao hàng hoặc hết hạn của thời gian giao hàng đã thỏa
thuận. Và điều kiện để rủi ro có thể được chuyển dịch là hàng
hóa phải được đặc định hóa để phân biệt rõ ràng là hàng hóa
của hợp đồng.
Thứ hai, Giao hàng trên tàu (FOB)


Giao hàng trên tài có nghĩa là người bán hàng giao hàng
lên con tàu do người mua chỉ định tại cảng xếp hàng chỉ định
hoặc mua được hàng hóa đã được sẳn sang để giao như vậy.
Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi
hàng hóa được xếp lên tàu và người mua chịu mọi chi phí kể từ
thời điểm này trở đi. Theo điều kiện này thời điểm chuyển rủi ro
từ người bán sang người mua được xác định như sau: Người bán
phải chịu tất cả rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa
cho đến khi hàng hóa được giao theo mục A4, tức là người bán
phải giao hàng bằng cách đặt hàng hóa lên con tàu do người
mua chỉ định tại địa điểm xếp hàng nếu có do người mua chỉ
định tại cảng xếp hàng chỉ định hoặc mua hàng hóa đã được
giao như vậy. Trong cả hai trường hợp, người bán phải giao
hàng vào ngày hoặc trong thời hạn đã thỏa thuận theo cách
thức thông thường tại cảng, nếu người mua không chỉ rõ địa

điểm xếp hàng cụ thể thì người bán có thể lựa chọn một địa
điểm phù hợp nhất để xếp hàng tại cảng chỉ định. Như vậy thời
điểm chuyển rủi ro được xác định từ thời điểm hàng hóa được
xếp lên con tàu do người mua chỉ định thì người mua sẽ gánh
chịu mọi hậu quả mất mát hay hư hỏng hàng hóa từ thời điểm
đó.

Người mua phải chịu rủi ro ngoài thời điểm trên trong

trường hợp người mua không thông báo về việc chỉ định tàu
theo mục B7 tức là chỉ định tên tàu, địa điểm xếp hàng, thời
gian giao hàng trong khoản thời gian đã thỏa thuận. Con tàu do
người mua chỉ định không đến đúng hạn để người bán có thể
thực hiện việc giao hàng, hoặc không thể nhận hàng, hoặc
dừng việc nhận hàng trước khoản thời gian thông báo của người
mua hàng thì người mua sẽ chịu mọi rủi ro kể từ ngày thỏa


thuận, nếu khơng có thỏa thuận thì là kể từ ngày cuối cùng của
thời hạn giao hàng đã thỏa thuận.
Thứ ba, tiền hàng vào cước phí (CFR)
Theo CFR thì thời điểm chuyển rủi ro từ bên bán sang bên
mua là thời điểm người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
Hoàn thành nghĩa vụ giao hàng được xác định là người bán giao
hàng cho người chuyên chở bằng cách đặt hàng hóa lên boong
tauf của người chuyên chở hoặc mua được hàng hóa đã sẳn
sang để được giao như vậy. Người bán phải giao hàng vào thời
gian mà các bên đã thỏa thuận. Nếu người mua khơng hồn
thành nghĩa vụ thơng báo cho người bán về thời gian gửi hàng,
địa điểm nhận hàng tại cảng đã quy định thì rủi ro thuộc về

người mua kể từ ngày giao hàng đã thỏa thuận hoặc cuối cùng
thời hạn giao hàng đã thỏa thuận với điều kiện hàng hóa phải
được đặt định để phân biệt rõ ràng là hàng hóa của hợp đồng.
Thứ tư, Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí (CIF)
Theo CIF thì thời điểm chuyển rủi ro được chuyển từ người
bán sang người mua là lúc người bán hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng lên boong tàu của người vận chuyển, giống với CFR, so với
điều kiện của CFR thì điều kiện của CIF chỉ bao gồm thêm một
nghĩa vụ của người bán hàng, còn lại quy định khác đều tương
tự cả về thời điểm chuyển giao rủi ro
III. QUY ĐỊNH VỀ THỜI ĐIỂM CHUYỂN RỦI RO TRONG HỢP
ĐỒNG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO
CISG 1980
1. Tổng quan về CISG 1980


Công ước Viên của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
(viết tắt theo tiếng Anh là CISG- Convention on Contracts for the International
Sale of Goods) được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương
mại quốc tế (UNCITRAL) trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn
luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Trên thực tế, nỗ lực
thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã được
khởi xướng từ những năm 30 của thế kỷ 20 bởi Unidroit (Viện nghiên cứu quốc
tế về thống nhất luật tư. Công ước Viên được thông qua tại Viên (Áo) ngày 11
tháng 04 năm 1980 tại Hội nghị của Ủy ban của Liên hợp quốc về Luật thương
mại quốc tế với sự có mặt của đại diện của khoảng 60 quốc gia và 8 tổ chức
quốc tế. CISG có hiệu lực từ ngày 01/01/1988. Ngày 18/1/2015 Việt Nan đã
chính thức phê duyệt việc gia nhập Công ước này, trở thành thành viên 84.
Công ước Viên này đã bắt đầu có hiệu lực ràng buộc tại Việt Nam từ ngày
1/1/2017.1 Công ước Viên 1980 gồm 101 Điều, được chia làm 4 phần với các

nội dung chính sau CISG bao gồm 101 điều khoản và được chia thành 4 phần:
- Phần I (từ Điều 1 đến Điều 13) quy định về phạm vi áp dụng Công ước
và các điều khoản chung;
- Phần II (từ Điều 14 đến Điều 24) quy định về giao kết hợp đồng;
- Phần III (từ Điều 25 đến Điều 88) bao gồm các quy định thực chất điều
chỉnh hợp đồng mua bán, trong đó quy định quyền và nghĩa vụ của các bên,
và các biện pháp khắc phục vi phạm hợp đồng; thời điểm chuyển rủi ro
- Phần IV (từ Điều 89 đến Điều 101) quy định việc phê chuẩn và hiệu lực
của Công ước, bao gồm cả quy định về bảo lưu Công ước
2. Điều kiện áp dụng.

1 Sơ lược lịch sử công ước Viên 1980 (CISG), />

CISG được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hố quốc tế trong hai
trường hợp sau:
Thứ nhất, nếu có điều khoản chọn luật áp dụng dẫn chiếu tới CISG, thì
CISG sẽ được áp dụng. Nếu cơ quan tài phán tơn trọng quyền tự do hợp đồng
của các bên, thì các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có thể tự do
lựa chọn CISG là luật điều chỉnh hợp đồng mua bán của họ.
Thứ hai, nếu các bên tham gia hợp đồng không thoả thuận rõ ràng hoặc thoả
thuận ngầm về việc coi luật áp dụng cho hợp đồng là CISG thì lúc đó CISG sẽ
được áp dụng theo khoản 1 Điều 1.Theo khoản 1(a) Điều 1, nếu khơng có quy
phạm tư pháp quốc tế nà ođược áp dụng, thì CISG sẽ được áp dụng. Theo khoản
1(b) Điều 12, nếu các quy phạm tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến luật của một
nước kí kết, thì luật áp dụng
Và không thuộc các trường hợp CISG không được áp dụng:
Thứ nhất, không được áp dụng CISG để điều chỉnh một số giao dịch
nhất định theo quy định của Điều 2, từ (a) đến (d) - mua bán hàng tiêu dùng
hàng bán đấu giá, hoặc nhằm thực thi pháp luật hoặc quyền lực khác theo
luật, và mua bán chứng khốn.

Thứ hai, khơng được áp dụng CISG để điều chỉnh một số giao dịch
liên quan đến một số hàng hoá nhất định theo quy định tại Điều 2 từ (e) đến
(f) và Điều 3 - tàu thuỷ, máy bay, điện, bất động sản; và các hợp đồng trong
đó phần lớn nghĩa vụ của bên cung ứng hàng hoá là cung ứng lao động hoặc
thực hiện các dịch vụ khác.
Thứ ba, không áp dụng CISG để điều chỉnh một số vấn đề quy định tại
Điều 4 và Điều 5 - tính hiệu lực của hợp đồng, sự tác động có thể phát sinh
từ hợp đồng đối với quyền sở hữu hàng hoá đối tượng của hợp đồng mua

2


bán, trách nhiệm của người bán đối với thiệt hại mà hàng hố gây ra cho bất
kì người nào3
3. Thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế CISG
1980
Thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế CISG
1980 được xác định trong 3 trường hợp sau đây:
Thứ nhất, Có sự tham gia của người vận chuyển hàng hóa
Theo đó, Tại khoản 1 Điều 67 CISG xác định như sau: “Khi hợp đồng mua
bán quy định việc vận chuyển hàng hóa và người bán không bị buộc phải giao
hàng tại nơi xác định, rủi ro được chuyển sang người mua kể từ lúc hàng được
giao cho người chuyên chở thứ nhất để chuyển giao cho người mua chiếu theo
hợp đồng mua bán. Nếu người bán bị buộc phải giao hàng cho một người
chuyên chở tại một nơi xác định, các rủi ro khơng được chuyển sang người mua
nếu hàng hóa chưa được giao cho người chuyên chở tại nơi đó. Sự kiện người
bán được phép giữ lại các chứng từ nhận hàng khơng ảnh hưởng gì đến sự
chuyển giao rủi ro.”Quy định trên xuất phát từ vấn đề trong mua bán hàng hóa
quốc tế các bên thường có sự cách xa nhau về mặt địa lý vì vậy, để thực hiện
hợp đồng cần có bên vận chuyển có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ bên

bán sang bên mua. Q trình này trải qua nhiều giao đoạn, thông quan việc bốc
dỡ hàng hóa nhiều lần qua nhiều phương tiện vận tải khác nhau dẫn đến sẽ
không tránh khỏi những rủi ro, mất mát hư hỏng hàng hóa. Đối với trường hợp
khơng có địa điểm giao hàng xác định, theo quy định trên thì thời điểm chuyển
rủi ro sẽ được chuyển từ người bán sang người mua kể từ thời điểm hàng hóa
được giao cho người chuyên chở đầu tiên. Đối với trường hợp có địa điểm giao
3

GS. TS. Surya P. Subedi, “ Giáo trình Luật Thương mại quốc tế”, Nxb

CAND, năm xb 2014, bản song ngữ. trang 869.


hàng xác định, tức là có thỏa thuận hoặc trong hợp đồng mà hai bên có thống
nhất với nhau về việc người bán phải giao hàng cho một người chuyên chở xác
định, tại một thời điểm nhất định, nếu người bán khơng thực hiện đúng thì rủi ro
sẽ khơng được chuyển giao và người bán phải chịu tất cả rủi ro đối với hàng
hóa. Theo Điều 67 thì hàng hóa muốn chuyển rủi ro từ người bán sang người
mua phải được đặc định hóa, đây là điều kiện khơng thể thiếu, nếu khơng có sẽ
khơng được đặt ra vấn đề chuyển rủi ro. Đặc định hóa hàng hóa là khái niệm
dùng để chỉ việc làm cho hàng hóa khác biệt so với hàng hóa khác cùng loại,
dùng để phân biệt hàng hóa với mọi thức khác là cho chúng khơng thể bị nhầm
lẫn. Quy định này nhằm xác định đúng trách nhiệm của bên bán cũng như bên
vận chuyển, chỉ được bán và giao hàng theo đúng những thỏa thuận đã đặt ra,
không được thay đổi hay đánh tráo hàng hóa
Thứ hai, đối với hàng hóa đang trên đường vận chuyển.
Theo điều 68 CISG quy định như sau: “Người mua nhận rủi ro về mình đối
với những hàng hóa bán trên đường vận chuyển kể từ lúc hàng hóa được giao
cho người chuyên chở là người đã phát chứng từ xác nhận một hợp đồng vận
chuyển. Tuy nhiên, nếu vào lúc ký kết hợp đồng mua bán, người bán đã biết

hoặc đáng lẽ phải biết sự kiện hàng hóa đã bị mất mát hay hư hỏng và đã
không thông báo cho người mua về điều đó thì việc mất mát hay hư hỏng hàng
hóa do người bán phải gánh chịu.”. Theo đó, người mua phải chịu rủi ro từ thời
điểm hàng hóa được giao cho người vận chuyển là người đã phát chứng từ xác
nhận một hợp đồng vận chuyển. Nhưng người mua sẽ khơng chịu rủi ro về hàng
hóa nếu người bán đã biết hoặc đáng lẽ phải biết về sự kiện mất mát hay hư
hỏng đó tại thời điểm giao kết hợp đồng mà không thông báo điều đó cho người
mua. Quy định này nhằm bảo vệ cho người mua trong trường hợp bên bán cố ý
che giấu hư hỏng của hàng hóa để bán, thực hiện hành vi lừa đảo.
Thứ ba, chuyển rủi ro trong trường hợp khác


Theo quy định tại Điều 69 “Trong các trường hợp không được nêu tại các
điều 67 và 68, các rủi ro được chuyển sang người mua khi người này nhận
hàng hoặc, nếu họ không làm việc này đúng thời hạn quy định, thì kể từ lúc
hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua và người mua đã vi
phạm hợp đồng vì khơng chịu nhận hàng. Tuy nhiên, nếu người mua bị ràng
buộc phải nhận hàng tại một nơi khác với nơi có xí nghiệp thương mại của
người bán, rủi ro được chuyển giao khi thời hạn giao hàng phải được thực hiện
và người mua biết rằng hàng hóa đã được đặt dưới quyền định đoạt của họ tại
nơi đó. Nếu hợp đồng mua bán liên quan đến hàng hóa chưa được cá biệt hóa,
hàng chỉ được coi là đã đặt dưới quyền định đoạt của người mua khi nào nó
được đặc định hóa rõ ràng cho mục đích của hợp đồng này.” Theo đó rủi ro của
hàng hóa sẽ được chuyển dịch từ người bán sang người mua kể từ thời điểm
người mua đến nhận hàng tại trụ sở của người bán hàng trong thời hạn mà các
bên đã thỏa thuận. Nếu bên mua vi phạm thời gian này, thời rủi ro của hàng hóa
sẽ được chuyển dịch kể từ thời điểm mà các bên đã thỏa thuận và được đặt dưới
quyền định đoạt của bên mua tại trụ sở của người bán. Nếu người mua có giao
kết một hợp đồng vận chuyển khác nhằm thay mặt mình nhận thì thời điểm
chuyển rủi ro vẫn giống như trưởng hợp trực tiếp mua hàng của người mua.

IV. CISG có thể thay thế INCOTERMS hay khơng? Nếu đã có
INCOTERMS thì có cần CISG nữa khơng?
INCOTERMS (viết tắt của International Commercial Terms - Các điều
khoản thương mại quốc tế) là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế, một tập
quán thương được công nhận và sử dụng rộng rãi trên tồn thế giới. Incoterm
quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của bên bán và
bên mua trong một hoạt động thương mại quốc tế. Cụ thể INCOTERMS quy
định các điều khoản về giao nhận hàng hoá, trách nhiệm của các bên: Ai sẽ trả
tiền vận tải, ai sẽ đảm trách các chi phí về thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hoá,
ai chịu trách nhiệm về những tổn thất và rủi ro của hàng hố trong q trình vận


chuyển..., thời điểm chuyển giao rủi ro về hàng hoá - đây là vấn đề cực kì quan
trọng.
CISG là một Công ước được ký kết giữa các quốc gia với nội dung cung
cấp một bệ đỡ pháp lý, một tập hợp những quy định cụ thể nhằm điều chỉnh mối
quan hệ giữa các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế. Về nguyên tắc
CISG quy định bao trùm hơn và đầy đủ hơn rất nhiều so với INCOTERMS về
chào hàng, chấp nhận chào hàng để xác lập hợp đồng, quyền hạn, trách nhiệm
chung và của từng bên trong hợp đồng liên quan đến chất lượng hàng hóa, kiểm
tra hàng hóa trước và sau giao hàng, thanh tốn tiền, giảm giá, các chế tài khi có
vi phạm của một bên, bồi thường thiệt hại, chấm dứt hợp đồng...
CISG có vai trò như luật nội dung áp dụng để điều chỉnh mối quan hệ
hợp đồng mua bán quốc tế, còn INCOTERMS chỉ là một tập quán thương mại
quốc tế được ghi nhận và áp dụng rộng rãi cho một số vấn đề cụ thể nhất định
trong việc vận chuyển, bảo hiểm và giao nhân hàng hóa trong thương mại quốc
tế. Vì vậy dù hợp đồng có sử dụng INCOTERMS, CISG vẫn có thể được áp
dụng làm nguồn luật điều chỉnh các vấn đề mà INCOTERMS không đề cập và
giải quyết. Khi một quốc gia phê chuẩn và trở thành thành viên CISG, thì CISG
sẽ trở thành nội luật của nước đó và sẽ tự động được áp dụng cho (i) các hoạt

động mua bán hàng hóa quốc tế giữa đối tác có trụ sở kinh doanh tại nước đó
với đối tác khác có trụ sở kinh doanh tại một quốc gia cũng là thành viên CISG,
hoặc (ii) khi các nguyên tắc tư pháp quốc tế dẫn đến việc áp dụng luật của quốc
gia đó. Đây là hai phương thức cơ bản để CISG được áp dụng cho hoạt động
mua bán hành hóa quốc tế. Mặt khác, INCOTERMS chỉ có thể được áp dụng
khi các bên có thỏa thuận áp dụng chúng. Vì vậy, trên thực tế CISG và
INCOTERMS có thể được áp dụng đồng thời trong cùng một mối quan hệ hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế, khi mà CISG là nguồn luật áp dụng cho hợp
đồng, và các bên có thỏa thuận riêng trong hợp đồng về điều khoản giao hàng
theo INCOTERMS.


C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Tóm lại, qua việc phân tích chỉ ra các thời điểm chuyển rủi ro đối INCOTERMS
và CISG đã thấy mang lại cái nhìn chung nhất về các thời điểm chuyển rủi ro,
xác định khi nào, trong những trường hợp cụ thể nào bên bán hoặc bên mua sẽ
chịu những mất mát hư hỏng về hàng hóa khi thực hiện một hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế. Thơng qua đó, các chủ thể thương mại quốc tế, các thương
nhân phải nghiên cứu kỹ từng thời điểm chuyển rủi ro trong INCOTERMS hoặc
CISG để có thể áp dụng đúng và đầy đủ về quy định này nhằm bảo vệ quyền
vào lợi ích hợp pháp của họ và tránh được những thiệt hại khơng đáng có, giúp
tăng cường việc giao lưu thương mại quốc tế trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay.


D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ quy tắc của ICC về sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế và nội
địa
2. Công ước viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế CISG.
3. />4. T.S Nơng Cơng Bình chủ biên, “Giáo trình Luật Thương mại quốc tế”,
Nxb CAND, năm xb 2017.

5. GS. TS. Surya P. Subedi, “ Giáo trình Luật Thương mại quốc tế”, Nxb
CAND, năm xb 2014, bản song ngữ.
6. Nguyễn Tùng Lâm, “Thời điểm chuyển rủi ro của hàng hóa trong hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt
Nam”, Luận văn tốt Nghiệp, Giảng viên hướng dân: T.s Nguyễn Thị
Khánh, Đại học Kiểm sát Hà Nội

MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ................................................................................2
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỜI ĐIỂM CHUYỂN RỦI RO TRONG
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ...........................................2
II. QUY ĐỊNH VỀ THỜI ĐIỂM CHUYỂN RỦI RO TRONG HỢP ĐỒNG
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO INCOTERMS 2010
3
1. Tổng quan về INCOTERMS.....................................................................3
2. Điều kiện áp dụng:...................................................................................4
3. Thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo
INCOTERMS 2010.........................................................................................5
a. Nhóm các điều kiện dùng cho một hoặc nhiều phương thức vận tải.......5
b. Nhóm các điều kiện áp dụng cho vận tải biển và vận tải thủy nội địa...10


III.

QUY ĐỊNH VỀ THỜI ĐIỂM CHUYỂN RỦI RO TRONG HỢP ĐỒNG

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO CISG 1980...........12
1. Tổng quan về CISG 1980.......................................................................12
2. Điều kiện áp dụng..................................................................................13

3. Thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
CISG 1980....................................................................................................15
IV.

CISG có thể thay thế INCOTERMS hay khơng? Nếu đã có

INCOTERMS thì có cần CISG nữa không?....................................................17
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ.................................................................................19
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................20



×