Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Lý luận, thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.61 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU........................................................................................................1
B. NỘI DUNG....................................................................................................2
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA...............................................2
1. Định nghĩa...................................................................................................2
1.1. Nguồn nguy hiểm cao độ.......................................................................2
1.2. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra........................4
2. Đặc điểm của bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 4
3. Ý nghĩa của bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra...5
II. NỘI DUNG BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM
CAO ĐỘ GÂY RA THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015........5
1. Căn cứ phát sinh........................................................................................6
1.1. Có thiệt hại xảy ra.................................................................................6
1.2. Thiệt hại do chính nguồn nguy hiểm cao độ gây ra..............................6
1.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ
và thiệt hại.......................................................................................................7
2. Nguyên tắc bồi thường...............................................................................8
3. Chủ thể bồi thường thiệt hại.......................................................................8
4. Chủ thể được bồi thường thiệt hại..........................................................11
5. Mức bồi thường thiệt hại.........................................................................11
6. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại...................................13
7. Loại trừ trách nhiệm bồi thường.............................................................13


III. THỰC TIẾN GIẢI QUYẾT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO
NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA....................................................14
1. Thực tiễn giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra................................................................................14
2. Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về


bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.............................................................17
C. KẾT LUẬN...................................................................................................22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................23


ĐỀ BÀI:
Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra – Lý luận, thực tiễn và kiến nghị hoàn
thiện pháp luật.

A.

MỞ ĐẦU

Sau khi trải qua các cuộc cách mạng cơng nghiệm thì máy
móc, cơng cụ lao động sản xuất ngày cho thấy sự cần thiết và
quan trọng của nó trong đời sống của con người. Máy móc, một
cơng cụ, phương tiện, hệ thống sản xuất trong ác nhà máy, xí
nghiệp... Lợi ích mà những mà những sự vật này mang lại là hết
sức to lớn. Giống như những sự vật vô tri vô giác khác, chúng
cũng tồn tại mặt trái của nó. Trong khi vận hành, hoạt động thì
những sự vật này ln ẩn chức trong mình nguy cơ hỏng hóc,
khơng bảo đảm an tồn và có thể gây thiệt hại, đen dọa đến
tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người. Những thiệt hại trên
hoàn toàn mang tính khách quan, nằm ngồi sự kiểm sốt của
con người, dù cho họ đã tìm cách để vận hành, điều khiển
chúng một cách an tồn nhất có thể. Chính từ lí do này mà xuất
hiện thuật ngữ pháp lý “nguồn nguy hiểm cao độ” dùng để gọi
chung cho các sự vật tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại như trên.
Trên cơ sở đánh giá mức độ tiềm ẩn nguy cơ, mối liên quan giữa

hành vi của con người với thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra, pháp luật đã đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Việc xác định đúng nguồn nguy hiểm cao độ cũng như diều
kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra có ý nghĩa quan trọng trong việc xác
1


định trách nhiệm của chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu,
sử dụng nguồn nguy hểm cao, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người bị thiệt hại, bảo đảm trật tự công bằng xã
hội.
Đề tài làm rõ nội dung: “Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra” và giải quyết các vấn đề lý luận và thực
tiễn, đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các
quy định của pháp luật về vấn đề này.

B.

NỘI DUNG

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA
1. Định nghĩa
1.1. Nguồn nguy hiểm cao độ
Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông
vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy cơng nghiệp đang
hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ,
thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy

định (khoản 1 Điều 601 Bộ luật dân sự 2015).
Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa khái
niệm phương tiện giao thông vận tải cơ giới mà chỉ xác định
phương tiện giao thông vận tải cơ giới gồm:
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm: xe ô tô; máy
kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo;
xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe
máy điện) và các loại xe tương tự (Khoản 18 điều 3 Luật giao
thông đường bộ 2008);

2


Phương tiện giao thông đường thủy gồm: tàu, thuyền và các
cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc khơng có động cơ …;
Phương tiện giao thông đường hàng không gồm: máy bay,
trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị khác…;
Phương tiện giao thông đường sắt gồm: đầu máy, toa xe,
toa xe động lực, phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường
sắt…
Hệ thống tải điện: được hiểu là dây truyền dẫn điện, mô tơ,
máy phát điện, cầu dao…; nhà máy công nghiệp như nhà máy
công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ … cũng như phương tiện
giao thông vậ tải cơ giới chỉ được coi là nguồn nguy hiểm cao
khi nó đang hoạt động, điều đó có nghĩa là nếu nó đang ở trạng
thái tĩnh thì khơng tạo nguy hiểm ch những người xung quanh.
Vũ khí gồm: Vũ khí quân dụng (súng săn, súng trường…), vũ
khí thơ sơ (dao găm, kiếm…), súng săn, vũ khí thể thao (súng
hơi, các loại súng dùng trong luyện tập, thi đấu…) và các loại vũ
khs khác có tính năng, tác dụng tương tự.

Vũ khí qn dụng gồm:
Súng cầm tay hạng nhỏ là vũ khí được thiết kế cho cá nhân
sử dụng gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung
liên và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự;
Vũ khí hạng nhẹ gồm súng đại liên, súng cối dưới 100 mi-limét, (mm), súng ĐKZ, súng máy phịng khơng dưới 23 mi-li-mét
(mm), súng phóng lựu, tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa
phịng khơng vác vai, các loại vũ khí hạng nhẹ khác có tính
năng, tác dụng tương tự;
Các loại bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi, hỏa cụ;
3


Vũ khí khơng thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành
nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng.
“Chất cháy, chất nổ” là chất lỏng, chất khí, chất rắn… dễ
gây ra cháy nổ. Chất cháy có đặc tính tự bốc cháy khi tiếp xúc
với ôxy trong không khí, nước hoặc dưới tác động của các yếu tố
khác ở nhiệt độ cao hoặc không cao (diêm, phốt pho, xăng dầu,
…).
Chất nổ với khả năng gây nổ mạnh, nhanh tỏa nhiệt và ánh
sáng (thuốc nổ. thuốc pháo, thuốc sung,…).
“Chất độc” là những chất có độc tính cao, rất nguy hiểm
cho sức khỏe, tính mạng của con người, động vật, cũng như đối
với môi trường xung quanh (ví dụ: các chất độc bảng A như
acơnitin và các loại muối của nó, kẽm, phốt pho, nicơtin,…).
“Chất phóng xạ” là “chất ở thể rắn, lỏng hoặc khí có hoạt
động phóng xạ riêng lớn hơn 70 kilo Beccơren trên kilơgam
(70kBq/kg)”. Chất phóng xạ là nhân tố sát thương của vũ khí
hạt nhân gồm những đồng vị khơng bền của các nguyên tố hóa
học (urani, radi,…), có khả năng phát ra những chum tia phóng

xạ khơng nhìn thấy gây bệnh hoặc gây nhiễm xạ đối với người,
động vật và môi trường sống.
“Thú dữ” là lồi thú lớn, rất dữ, có thể làm hại người. Ví dụ:
hổ , báo, sư tử, gấu, …
1.2. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm
dân sự theo đó người có trách nhiệm bồi thường phải bồi thường
những tổn thất gây ra cho người khác mà giữa người gây thiệt
4


hại với người bị thiệt hại khơng có việc giao kết hợp đồng hoặc
có hợp đồng nhưng hành vi gây ra thiệt hại không thuộc hành vi
thực hiện hợp đồng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp
đồng, theo đó, chủ sở hữu hoặc người được giao quản lí, sử
dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt
hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản cũng như bù đắp tổn thất về
tinh

thần

cho

những

người


bị thiệt hại

do

tự

than nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, ngay cả khi khơng có lỗi.
2. Đặc điểm của bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra
Xét về bản chất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm gây ra là một dạng trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng đặc biệt, thể hiện ở các đặc điểm sau:
Thứ nhất, thiệt hại không phải do hành vi trái pháp luật có
lỗi của con người mà do sự hoạt động tự thân của nguồn nguy
hiểm cao độ. Do đó, điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là do có
“Việc gây thiệt hại trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ”
chứ không phải do “Hành vi gây thiệt hại trái pháp luật của con
người.”
Thứ hai, đây là trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh
không cần điều kiện lỗi. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao
chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường
thiệt hại trong mọi trường hợp, ngay cả khi họ khơng có lỗi, trừ
trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị
thiệt hại, do sự kiện bất khả kháng hoặc tính thế cấp thiết và
5


trong trường hợp pháp luật có quy định khác, hoặc trong trường
hợp họ khơng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị

chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại.
Thứ ba, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ có
thể là thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe chứ khơng bao
gồm thiệt hại về danh dự, nhân phẩm.
3. Ý nghĩa của bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra
Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là
một loại trách nhiệm đặc biệt bởi lẽ thiệt hại xảy ra không phải
do hành vi và do lỗi của con người mà do hoạt động của những
sự vật mà khi chúng hoạt động, vận hành thì ln tiềm ẩn khả
năng gây thiệt hại. Mặc dù chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu,
sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có thể khơng có lỗi đối với
thiệt hại nhưng để bảo đảm quyền lợi của người bị thiệt hại,
pháp luật vẫn buộc họ có trách nhiệm bồi thường. Việc pháp
luật ghi nhận điều này buộc chủ sở hữu, người được giao chiếm
hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải có ý thức,
trách nhiệm trong q trình quản lý, sử dụng, bảo quản, vận
hành các nguồn nguy hiểm cao độ, nhằm hạn chế đến mức thấp
nhất những thiệt hại mà các nguồn nguy hiểm có thẻ gây ra cho
môi trường và những người xung quanh
II. NỘI DUNG BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY
HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN
SỰ 2015

6


1. Căn cứ phát sinh
1.1. Có thiệt hại xảy ra
Thiệt hại được hiểu là những tổn thất thực tế được tính

thành tiền, do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh
dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không bao gồm thiệt hại do
danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Bởi nguồn nguy hiểm
cao độ gây thiệt hại là do sự hoạt động của các phương tiện cơ
giới, do vậy những thiệt hại gây ra cho người bị thiệt hại là tài
sản, sức khỏe, tính mạng. Hơn nữa, do tính chất nguy hiểm “cao
độ” nên nguồn nguy hiểm cao độ có thể gây thiệt hại cho bất kỳ
ai. Có thể là chính chủ sở hữu, người đang chiếm hữu, vận hành
hay cả những người khơng có liên quan đến nguồn nguy hiểm
cao độ…
Do vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ được đặt ra khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt
hại cho những “người xung quanh” - là những người khi xảy ra
thiệt hại khơng có quan hệ đến nguồn nguy hiểm đó nhằm để
bảo vệ quyền được bồi thường cho những người này.
1.2. Thiệt hại do chính nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Ngay tên của điều luật, Điều 601 BLDS 2015 đã xác định:
“Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”. Do đó
cần xác định rõ: Thiệt hại do chính nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra, nếu thiệt hại liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ mà
không phải do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại thì
trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh thông thường.

7


Đối với phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải
điện, nhà máy cơng nghiệp thì chỉ được coi là nguồn nguy hiểm
cao độ khi “đang hoạt động”. Chính vì thế mà pháp luật quy

định “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử
dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ
theo đúng quy định của pháp luật”. Cần phân biệt thiệt hại “do
nguồn nguy hiểm cai độ gây ra” với thiệt hại “do hành vi trái
pháp luật của con người gây ra có liên quan đến nguồn nguy
hiểm cao độ”. Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là
“tự thân” nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại, khơng có sự
tác động của con người, yếu tố lỗi có thể được loại trừ. Ví dụ: xe
ơ tơ đang vận hành thì bị nổ lốp, mất phanh, gãy trục… gây
thiệt hại, cịn thiệt hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao
độ là thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con người, có tác
động của con người, việc gây thiệt hại này có liên quan đến
nguồn nguy hiểm cao độ. Ví dụ: lái xe phóng nhanh vượt ẩu gây
tai nạn, say rượu bia điều khiển gây tai nạn… Tuy nhiên, trong
thực tiễn xét sử đã có sự nhầm lẫn trong việc xác định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
khi người áp dụng không phân biệt được “thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra” và “thiệt hại liên quan đến nguồn
nguy hiểm cao độ”. Nhiều trường hợp khi áp dụng luật cứ thấy
có hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại, hành vi gây
thiệt hại có lien quan đến nguồn nguy hiểm cao độ lại được xác
định là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Việc xác
định thiệt hại là do “tác động của con người” hay “tác động của
vật” có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại, bởi vì nó cịn liên quan chặt chẽ đến trách

8


nhiệm hình sự của người gây thiệt hại nếu đó là hành vi trái páp

luật liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ.
Còn trường hợp thiệt hại xảy ra khi nguồn nguy hiểm cao độ
đang ở trạng thái “tĩnh” thì không thể coi là thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra.
Tuy nhiên, trong nguồn nguy hiểm cao độ ln ln tiềm ẩn
những rủi ro nhất định có thể xảy ra nên có những sự kiện bất
ngờ mà con người khơng thể biết trước và phịng tránh được.
1.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của nguồn nguy
hiểm cao độ và thiệt hại
Việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa sự hoạt động của
nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra có ý nghĩa pháp lý
quan trọng vì nó là bằng chứng để xác định có hay khơng có
trách nhiệm dân sự của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ.
Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng thì
hành vi trái pháp luật được coi là nguyên nhân và thiệt hại được
coi là hậu quả. Về mặt nguyên tắc, hành vi trái pháp luật phải
có trước và thiệt hại có sau. Như vậy, để phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì tự
thân sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ là nguyên nhân
trực tiếp gây thiệt hại.
Còn trong trường hợp người sử dụng nguồn nguy hiểm cao
độ mà có lỗi trong việc sử dụng chúng đã gây ra thiệt hại thì
trách nhiệm bồi thường thiệt hại không phải do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra.
2. Nguyên tắc bồi thường
Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
9


1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp

thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức
bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công
việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được
giảm mức bồi thường nếu khơng có lỗi hoặc có lỗi vơ ý và thiệt
hại q lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường khơng cịn phù hợp với thực tế thì
bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền u cầu Tịa án
hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi
thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì
khơng được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm khơng được bồi
thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp
cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính
mình.
3. Chủ thể bồi thường thiệt hại
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra có thể được áp dụng với các chủ thể sau:
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang chiếm hữu, sử
dụng nguồn nguy hiểm cao
Người chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu
sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ;

10


Người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ
trá pháp luật (trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu

sử dụng trái pháp luật).
Việc xác định ai trong số các chủ thể trên phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể.
Thứ nhất, chủ sở hữu đang chiếm hữu, sử dụng guồn nguy
hiểm cao độ là đang thực hiện mọi hành vi theo ý chí của chính
mình để thực hiện việc nắm giữ, quản lý nguồn nguy hiểm cao
độ, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội, khai thác
công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ nguồn nguy hiểm cao độ.
Không giống như trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng trong các trường hợp khác, trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm khơng
cần xác định lỗi, tức là khi có thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trước tiên thuộc về
chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ. Ví dụ: A là chủ sở hữu một
chiếc ô tô. Do đang điều khiển xe trên đoạn đường đơng người
thì vơ lăng đột nhiên bị gãy, làm A gây tai nạn cho một người đi
đường. Trong trường hợp này A có trách nhiệm bồi thường thiệt
hại cho người bị hại.
Thứ hai, nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao
nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác mà gây thiệt hại thì
phải xác định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn
nguy hiểm cao độ đó có phải là người chiếm hữu, sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại. Việc xác định ai trong số các chủ thể
trên phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
11


hiểm cao độ gây ra, trước tiên người ta nghĩ đến nghĩa vụ của

chủ sở hữu trong việc tôn trọng và bảo vệ lợi ích chung, quyền
và lợi ích hợp pháp của người khác. Vì vậy, trách nhiệm bồi
thường thiệt hại thường trước hết được đặt ra cho chủ sở hữu,
trừ trường hợp chủ sở hữu chứng minh được trách nhiệm thuộc
về người khác.
Theo đó, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ có thể chuyển
giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản thơng qua hai hình thức
sau đây.
Một là, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ chuyển giao
nguồn nguy hiểm cao độ theo nghĩa vụ lao động. Trong trường
hợp này, người được chuyển giao nguồn nguy hiểm cao độ là
những người làm công, ăn lương, được giao chiếm hữu, sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ để thực hiện nhiệm vụ mà người chủ
lao động giao cho. Giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm
hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có mối quan hệ lao động,
được xác lập thông qua quyển dụng hoặc ký kết hợp đồng lao
động. Mặc dù người lao động là người đang thực tế chiếm hữu,
sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ nhưng hoàn toàn dưới sự
quản lý, điều hành của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ và
vì lợi ích của chủ sở hữu nên phải xem đây giống như trường
hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang trực tiếp chiếm
hữu, sử dụng. Do đó, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm khi tài
sản của mình gây thiệt hại.
Hai là, giữa người lao động và người sử dụng lao động có
thỏa thuận người lao động phải chịu mọi trách nhiệm khi nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại.

12



Ba là, nguồn nguy hiểm cao độ được chuyển giao cho
người khác chiếm hữu, sử dụng theo một giao dịch dân sự.
Chủ sở hữu có thẻ chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ cho chủ thể khác thông qua hợp đồng
như: mượn, thuê, cầm cố, gửi giữ… tài sản hoặc ủy quyền cho
người khác quản lý tài sản của mình. Đây là những hợp đồng
dân sự được xác lập tren cơ sở tự nguyện, vì vậy sự cam kết
thỏa thuận được oi như pháp luật đối với các bên. Trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trước
tiên căn cứ vào sự thỏa thuận đó. Trong trường hợp các bên
khơng có thỏa thuận ai phải chịu trách nhiệm bồi thường thì áp
dụng nguyên tắc chung của pháp luật, bên mượn, thuê, nhận
cầm cố, nhận gửi giữ, được ủy quyền quản lý tài sản là những
người chiếm hữu, sử dụng tà sản có căn cứ pháp luật, vì vậy họ
có các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Trường hợp nguồn
nguy hiểm cao độ gây thiệt hại khi đang thuộc quyền chiếm
hữu, quản lý của họ bị coi là có lỗi trong quản lý, sử dụng và
phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp thứ ba, người chiếm hữu, sử dụng trái pháp
luật nguồn nguy hiểm cao độ không phải bồi thường thiệt hại do
nguồn guy hiểm gây ra, nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu
giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp chứng minh được mình
khơng có lỗi trong việc để nguồn guy hiểm cao độ bị chiếm hữu,
sử dụng trái pháp luật (vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận
chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.).
Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giáo chiếm hữu, sử
dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị
chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (vận hành, sử dụng, bảo quản, trông
13



giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật .)
thì phải liên đới cùng với ngừi chiếm hữu, sử dụng trái pháp bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
4. Chủ thể được bồi thường thiệt hại
Thiệt hại về sức khỏe: Người bị thiệt hại, người chăm sóc
người bị thiệt hại
Thiệt hại về tính mạng: Nhân thân người bị thiệt hại, những
người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, những người
thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất, người trực tiếp nuôi dưỡng
người bị thiệt hại hoặc người được người bị thiệthại trực tiếp
nuôi dưỡng.
Thiệt hại về tài sản: Người bị thiệt hại về tài sản
5. Mức bồi thường thiệt hại
Đây là loại bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên mức
bồi thường được xác định theo quy định tại Điều 589, 590,
591 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể:
Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất,
bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt
hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.
Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
14


1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức
khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị
thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại khơng ổn
định và khơng thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập
trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người
chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị
thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường
xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc
chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức
khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại
theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để
bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi
thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu
khơng thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức
khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do
Nhà nước quy định.
Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại
Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
15


c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có
nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính
mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại
theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để
bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc
hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có
những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp
nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại
được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về
tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu khơng thỏa thuận được thì
mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm khơng quá
một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
6. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm,
kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền,
lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. (Điều 588 Bộ luật dân
sự 2015).
7. Loại trừ trách nhiệm bồi thường
Về nguyên tắc, chủ sở hữu, người chiếm hữu, người sử dụng
có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngay cả khi khơng có lỗi,
Khoản 3 Điều 601 Bộ luật dân sự 2015 loại trừ một số trường
hợp không phải bồi thường:
+ Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người
bị thiệt hại

16


+ Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình
thế cấp thiết trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (ví dụ

trường hợp thỏa thuận)
III. THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA
1. Thực tiễn giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Trên thực tế, đã có sự nhầm lẫn trong việc xác định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
khi người áp dụng pháp luật không phân biệt được thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và thiệt hại liên quan đến
nguồn nguy hiểm cao độ. Khơng ít trường hơp cứ thấy có hành
vi trái pháp luật của con người gây thiệt hại, hành vi gây thiệt
hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ là xác định thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Vụ việc sau đây là điễn
hình cụ thể:
*Vụ việc thứ nhất
Nguyễn Văn N. ký hợp đồng với Công ty Trách nhiệm hữu
hạn Thương mại và dịch vụ TC (gọi tắt là Công ty TC) về việc
thuê xe ôtô tự lái (loại xe 4 chỗ ngồi). Theo hợp đồng, Công ty
TC cho N. thuê xe ô tô 03 ngày (từ ngày 05/4 đến 07/4/2017),
giá mỗi ngày 80.000đồng. Khoảng 12 giờ ngày 06/4/2017, N.
điều khiển xe ôtô lưu thông trên Quốc lộ 1A theo hướng BắcNam, đến địa phận xã H, huyện HĐ, tỉnh Q, do chạy quá tốc độ,
đi không đúng phần đường nên đã tông vào xe đạp do chị Lê Thị
V. điều khiển đi ngược chiều gây tai nạn. Hậu quả, chị V. tử vong
tại chỗ. Với hành vi trên đây, Toà án nhân dân huyện HĐ kết án
17


N. 12 tháng tù về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ theo khoản 1 Điều 260 BLHS và áp dụng Điều 601

BLDS buộc Công ty TC (do anh B. làm đại diện) bồi thường cho
gia đình nạn nhân V. 100 triệu đồng (Tồ án xác định Công ty TC
là chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ, phải chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại cho người bị hại).
Theo chúng tôi, về trách nhiệm dân sự trong vụ án này, việc
Toà án áp dụng Điều 601 BLDS năm 2015 để buộc Công ty TC
bồi thường thiệt hại cho chị V. là không đúng qui định của pháp
luật. Như đã phân tích ở trên về điều kiện phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, để có
thể áp dụng Điều 601 BLDS về bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra, cần xác định rõ: Thế nào là nguồn
nguy hiểm cao độ ? Thiệt hại có phải do “tự thân” nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra hay không ?
Đối với vụ án trên đây, thiệt hại xảy ra là do hành vi trái
pháp luật của N. Hay nói cách khác, hành vi trái pháp luật của
N. (điều khiển xe ôtô chạy quá tốc độ và đi không đúng phần
đường) là nguyên nhân trực tiếp, quyết định gây ra thiệt hại về
tính mạng đối với chị V. Xe ôtô do N. thuê của Công ty TC là
nguồn nguy hiểm cao độ, nhưng trong vụ án này xe ôtô là
phương tiện liên quan đến việc gây ra thiệt hại chứ bản thân sự
hoạt động tự thân của xe ôtô không gây ra thiệt hại. Mặt khác
N. là người được chủ sở hữu chuyển giao nguồn nguy hiểm cao
độ thông qua hợp đồng th tài sản, có nghĩa Cơng ty TC khơng
cịn chiếm hữu, sử dụng xe ơ tơ đó mà N. là người chiếm hữu, sử
dụng hợp pháp; do đó, N. là chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại.
18


Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án này

là trách nhiệm bồi thường thiệt hại thông thường do hành vi trái
pháp luật của con người gây ra chứ không phải bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chủ thể phải chịu trách
nhiệm bồi thường là N. chứ không phải Công ty TC; căn cứ pháp
luật để áp dụng khi xác định chủ thể phải bồi thường là các
Điều 584, Điều 591của BLDS năm 2015.
*Vụ việc thứ hai:
Khoảng 16 giờ ngày 25/1/2017, sau khi uống nhiều rượu
cùng bạn bè tại quán, Nguyễn Văn Đ. Điều khiển xe mô tô đi
trên Quốc lộ 1A theo hướng Nam-Bắc về nhà mình ở thị trấn H.,
huyện V. Khi đến km 755+500, do quá say rượu, không làm chủ
bản thân nên Đ. điều khiển xe chạy từ bên phải sang bên trái
đường theo chiều đi của mình và tông vào xe ô tô do anh K.
điều khiển (xe ô tô thuộc quyền sở hữu của K.) đi ngược chiều
gây tai nạn. Hậu quả: Đ. tử vong tại chỗ.
Các cơ quan tiến hành tố tụng huyện V. xác định tai nạn xảy
ra hồn tồn do lỗi (vơ ý) của Đ. nên quyết định khơng khởi tố
vụ án hình sự. Gia đình Đ khởi kiện về dân sự yêu cầu Tòa án
giải quyết buộc K. bồi thường thiệt hại. Tòa án huyện V. đã áp
dụng Điều 601 BLDS buộc K. bồi thường cho gia đình nạn nhân
Đ. 40 triệu đồng.
Việc buộc K. phải bồi thường thiệt hại cho gia đình Đ. theo
lập luận của Tòa án V. là căn cứ vào hướng dẫn tại điểm 2 mục
III Nghị quyết 03/2006. Điểm 2 mục III nghị quyết này đưa ra ví
dụ để hướng dẫn cho trường hợp chủ sở hữu, người chiếm hữu
nguồn nguy hiểm cao độ không phải bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong trường hợp: “Xe ô tô đang
19



tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật thì bất
ngờ có người lao vào xe để tự tử và hậu quả là người này bị
thương hoặc bị chết”. Quan điểm của Tịa án này cho rằng, ví dụ
trên chỉ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra trong trường hợp hồn tồn do lỗi cố của
người bị thiệt hại; cịn trong vụ việc này lỗi của người bị thiệt hại
là lỗi vô ý nên trách nhiệm bồi thường của chủ sở hữu nguồn
nguy hiểm cao độ vẫn đặt ra.
Theo em, cách hiểu về Điều 601 BLDS 2015 của Tòa án V. là
khơng đúng. Bởi lẽ cũng như đã phân tích ở trên, thiệt hại xảy
ra trong vụ việc này là do hành vi trái pháp luật của con người
(nạn nhân Đ.) chứ không phải do hoạt động tự thân của nguồn
nguy hiểm cao độ (xe ô tô của anh K.) gây ra. Vì vậy, chỉ có thể
xem xét trách nhiệm dân sự thông thường do hành vi trái pháp
luật của con người gây ra, trong đó lỗi là một trong bốn điều
kiện bắt buộc. Trong vụ việc này, anh K. khơng có lỗi đối với cái
chết của nhận nhân Đ. nên không phải chịu trách nhiệm bồi
thường. Việc giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng liên
quan đến phương tiện tham gia giao thông ở chúng ta hiện nay
theo kiểu khi tai nạn xảy ra, xe lớn phải bồi thường cho xe
nhỏ là không phù hợp với pháp luật, trừ khi chủ sở hữu nguồn
nguy hiểm cao độ và người bị thiệt hại có thỏa thuận.
Mặt khác, tinh thần ví dụ mà nghị quyết 03/2006 đưa ra
trên đây là nhằm chỉ để hướng dẫn loại trừ trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra do lỗi cố
ý của người bị thiệt hại. Tuy nhiên, ví dụ này cịn có yếu tố chưa
hợp lý vì có thể dẫn đến cách hiểu loại trừ trường hợp người bị
thiệt hại cố ý lao vào xe ô tô tự tử (lỗi cố ý), thì mọi thiệt hại liên
quan đến xe ô tô gây ra đều áp dụng trách nhiệm bồi thường
20



thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Cách hiểu như vậy
rõ ràng là không phù hợp cả về phương diện lý luận và tinh thần
luật thực định.
Qua những phân tích trên đây, có thể thấy rằng hiện nay
pháp luật chưa quy định cụ thể và chưa có văn bản hướng dẫn
cụ thể điều kiện áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ( khi nào thì áp dụng trách
nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và khi nào áp dụng trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra),
dẫn đến có những cách hiểu và áp dụng pháp luật không thống
nhất trên thực tế. Mặc dù Nghị quyết 03/2006 có hướng dẫn vấn
đề này nhưng cịn q khái qt và có điểm bất hợp lý. Vì vậy,
chúng tôi đề nghị, liên ngành các tư pháp trung ương cần sớm
nghiên cứu và ban hành Thông tư liên tịch có tính chất chun
đề để hướng dẫn thi hành quy định về bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
2. Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện các quy định
của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng
Mặc dù BLDS 2015 đã được Quốc hội thơng qua và ban
hành, có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 nhưng về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra về cơ bản
thì vẫn tiếp thu đầy đủ tinh thần của BLDS 2005 quy định tại
Điều 623 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra. Bên cạnh đó thì các văn bản hướng dẫn thi
hành bộ luật này ( Nghị quyết 03/2006/NĐ-HĐTP) vẫn còn
những quy định bất cập, gây ra những tranh cãi, quan điểm
khác nhau về thực tế áp dụng.

21


Thứ nhất, về khái niệm thế nào là nguồn nguy hiểm cao
độ, khá niệm này được quy định trong Khoản 1 Điều 601 BLDS
2015 theo hướng liệt kê, vì vậy khơng đầy đủ, thậm chí khơng
thống nhất với các quy định trong các văn bản pháp luật khác.
Thể hiện sự chồng chéo của pháp luật, gây nên những cách
hiểu không đúng về nguồn nguy hiểm cao độ.
Theo khoản 1 Điều 601 ngoài những nguồn nguy hiểm cao
độ đã được liệt kê trong điều này, cịn có những loại nguồn nguy
hiểm cao độ khác theo quy định của pháp luật. Trong thực tế có
những sự vật chưa từng được pháp luật quy định là nguồn nguy
hiểm cao độ nhưng nếu có đầy đủ tính chất của nguồn nguy
hiểm cao độ thì có được coi là nguồn nguy hiểm cao độ khơng,
ví dụ: ong bị vẽ, rắn độc, chó dại, trâu điên... Vì vậy, cần phải
xem xét một cách đầy đủ, tồn diện các sự vật gây ra thiệt hại
dựa trên các tính chất, đặc điểm như: múc độ nguy hiểm, khả
năng kiểm soát của con người đối với sự vật, quy định của pháp
luật liên quan đến việc trông giữ, sử dụng. Đối với trường hợp
chó dại, trâu điên thì thiệt hại tới tính mạng, sức khỏe,, tài sản
của con người, mặc dù rất nguy hiểm nhưng đây là những động
vật đã được thuần hóa, khơng cịn mang tính chất hoang dã,
khơng thể coi là “thú dữ”. Trong khi đó, ong bị vẽ, rắn độc dù
khơng phải “thú dữ” nhưng phải coi đó là nguồn nguy hiểm cao
độ vì đây là loại động vật cịn mang tính hoang dã, chưa được
thuần chủng và có tính chất nguy hiểm rất lớn. Vì vậy, việc xác
định một số vật có được coi là nguồn nguy hiểm cao độ hay
khơng thì phải căn cứ vào quy định của pháp luật và tính chất
của sự vật đó.

Nguồn nguy hiểm cao độ khơng chỉ bao gồm những sự vật
được liệt kê tại Điều 601 BLDS 2015 mà còn bao gồm những sự
22


vật khác mà hoạt động của chúng luôn chứa đựng khả năng gây
thiệt hại cho môi trường xung quanh, con người khơng thể hồn
tồn kiểm sốt được nguy cơ gây thiệt hại. Đối với nguồn nguy
hiểm cao độ, pháp luật thường có những quy định nghiêm ngặt
trong việc vận hành, trông giữ, sử dụng, vận chuyển… để tránh
gây thiệt hại. Khoản 1 Điều 601 BLDS 2015 quy định phương
tiện vận tải cơ giới nhưng lại khơng giải thích rõ rằng về phương
tiện vận tải cơ giới. Trong luật giao thông đường bộ đã liệt kê
một loạt phương tiện giao thông vận tải cơ giới, tuy nhiên khơng
chỉ có xe cơ giới đường bộ mới là phương tiện giao thông đường
bộ mà xe máy chuyên dùng ( xe máy thi công, xe máy nơng
nghiệp, lâm nghiệp) cũng có thể tham gia giao thông đường bộ.
Do vậy phương tiện giao thông vận tải cơ giới không bao gồm
xe máy chuyên dùng và những xe không vận tải khi các xe này
tham gia giao thơng mà gây thiệt hại thì có thể áp được điều
601 hay khơng? Theo quy định thì khơng được nhưng thực tế
vẫn áp dụng vì nếu khơng thì khơng có căn cứ pháp luật để giải
quyết bồi thường thiệt hại. Để hạn chế bất cập này cần quy
định rõ phương tiện giao thông vận tải cơ giới bằng cách thay
cụm từ “phương tiện giao thông vận tải cơ giới” bằng cụm từ “
phương tiện giao thông vận tải cơ giới và xe máy chun dùng”.
Vì vậy khơng nên định nghĩa nguồn nguy hiểm cao độ theo
hướng liệt kê mà cần xác định tiêu chí chung để được coi là
nguồn nguy hiểm cao độ.
Thứ hai, về điều kiện áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt

hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Hiện nay chưa có quy
định cụ thể khi nào áp dụng trách nhiệm bòi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra dẫn đến có những cách hiểu và
áp dụng không thống nhất trên thực tế. Thực tiễn xét xử cho
23


×