Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Chế định quyền thừa kế trong đối sánh luật la mã cổ đại luật dân sự việt nam một số vướng mắc và đề xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.16 KB, 75 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Để quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng nâng cao tính thực
thi của văn bản pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, Đảng và nhà
nước ta chủ trương xây dựng một hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh,
phản ánh tốt hơn đường lối của Đảng trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X của Đảng ghi rõ: “Mọi đường lối, chính sách của Đảng đều vì lợi ích chủa
nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân.”
Để điều chỉnh tất cả các mối quan hệ xã hội phức tạp Nhà nước cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã xây dựng một hệ thống pháp luật bao gồm nhiều
ngành luật, trong đó mỗi ngành luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội nhất
định, trong mỗi ngành luật lại có những chế định riêng để điều chỉnh một loại
quan hệ xã hội. Trong luật Dân sự thì thừa kế là một chế định khơng thể thiếu
trong pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật các nước trên thế giới. Vì vậy việc
nghiên cứu chế định thừa kế đã được rất nhiều nhà làm luật quan tâm trong suốt
tiến trình lịch sử của lồi người.
1.2 Như chúng ta đã biết hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa có lịch sử
hình thành và phát triển lâu đời nhất so với các hệ thống pháp luật trong thế giới
đương đại ngày nay. Các bộ luật lớn của lục địa Châu Âu như Bộ luật dân sự
Napoleon năm 1804, Bộ luật dân sự Đức năm 1896 đều được hình thành trên cơ
sở kết hợp luật pháp đại phương và luật La Mã. Đặc biệt ở Đức, các đế chế Đức
tồn tại thời kì giữa năm 962 và năm 1806 tự cho mình là sự kế thừa của đế chế
La Mã.
Luật La Mã được nghiên cứu tại các trường Đại học của Đức, Pháp và các
nước lục địa Châu Âu và được coi là nguồn luật bổ sung, được áp dụng trực tiếp
nếu pháp luật thành văn và tập quán pháp luật của họ chưa qui định đối với quan
hệ xã hội cần thiết phải điều chỉnh pháp luật. Corpus juris civilis được tiếp nhận
rộng rãi ở Đức, Pháp và các nước lục địa Châu Âu khác như Italia, Tây Ban
Nha, Áo, Bỉ, Hà Lan, Thụy Sĩ và có ảnh hưởng tới phần lớn các nước Châu Phi,
1




hầu hết các nước châu Mĩ La Tinh, các nước phương Đơng kể cả Nhật Bản. Như
vậy ta có thể thấy được sự ảnh hưởng rất lớn của pháp luật La Mã tới hệ thống
pháp luật thế giới hiện tại.
1.3 Trong quá trình tồn tại và phát triển, khoa học pháp lý đã làm nảy
sinh cuộc tranh luận sôi nổi về luật so sánh, một điều không thể tranh cãi được
cả về mặt nhận thức lẫn thực tiễn là: so sánh là phương pháp khoa học pháp lý
được áp dụng một cách rộng rãi, việc nghiên cứu so sánh là một trong những
phương hướng cơ bản của khoa học pháp lý. Chính vì vậy luật so sánh có vai trị
quan trọng trong thực tiễn pháp lý, sẽ không thể nghiên cứu một khối lượng lớn
các lĩnh vực, vấn đề các hệ thống pháp luật nếu khơng có pháp lý so sánh;
Luật so sánh cịn có nhiệm vụ tổng kết, hệ thống hóa một loạt các kết quả
của những nghiên cứu so sánh cụ thể trong lịch sử phát triển của luật so sánh;
luật so sánh giúp ta phát hiện ra những điểm giống nhau, khác nhau của hiện
tượng pháp luật; lý giải nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau đó; khơng
chỉ dừng lại ở đó luật so sánh còn nghiên cứu mối quan hệ giữa các hệ thống
pháp luật được so sánh, giải thích nguồn gốc của những điểm tương đồng và
khác biệt giữa các hệ thống pháp luật đó nhằm mục đích cải tổ hệ thống pháp
luật, góp phần hồn thiện và phát triển hệ thống pháp luật và khoa học pháp lý
quốc gia cũng như làm hài hịa và đi đến nhất thể hóa pháp luật của các quốc
gia, đưa hệ thống pháp luật quốc gia hòa nhập vào cộng đồng pháp luật khu vực
và thế giới.
Tuy có vai trị to lớn như vậy nhưng luật so sánh còn là ngành khoa học
còn khá mới trong khoa học pháp lý Việt Nam, nó mới được đưa vào giảng dạy
trong các cơ sở đào tạo luật. Hiện nay nó đang nhận được sự quan tâm sâu sắc
của các luật gia các nhà nghiên cứu pháp luật ở Việt Nam. Đặc biệt trong giai
đoạn hiện nay, Việt Nam tiến hành đổi mới và hội nhập ngày càng toàn diện với
thế giới về nhiều lĩnh vực, việc tìm hiểu, so sánh hệ thống pháp luật của các
nước trong khu vực và trên thế giới có ý nghĩa quan trọng trong khoa học cũng

như trong thực tiễn xây dựng thực thi pháp luật ở Việt Nam hiện nay.

2


Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên tác giả mạnh dạn chọn vấn đề
“Chế định quyền thừa kế trong đối sánh luật La Mã cổ đại - luật Dân sự Việt
Nam. Một số vướng mắc và đề xuất” làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp Đại học của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Chế định quyền thừa kế được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề
cập từ nhiều góc độ chun mơn khác nhau và đạt được những thành tựu nhất định,
trong đó có nhiều cơng trình được cơng bố có liên quan đến đề tài mà tác giả
nghiên cứu, tiêu biểu có một số cơng trình nghiên cứu như:
Tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước”
(NXB Sự thật, Hà Nội, 1961, tr 79) của Ph. Ăng ghen.
Tiếp theo phải kể đến các tác phẩm nghiên cứu là khóa luận tốt nghiệp,
tiêu biểu như cuốn “Thừa kế theo pháp luật trong Bộ Luật dân sự Việt Nam”
(Luận án thạc sĩ luật học, thư viện Trường đại học Luật Hà Nội) của Nguyễn
Thị Vĩnh. Cuốn “Cơ sở lý luận và thực tiễn của những qui định chung về thừa
kế trong bộ luật dân sự” (Luận án tiến sĩ luật học, thư viện Trường đại học Luật
Hà Nội) của Nguyễn Minh Tuấn. Cuốn“Hình thức di chúc một số vấn đề lý luận
và thực tiễn” (Khoá luận tốt nghiệp, thư viện Trường đại học Luật Hà Nội,
2010) của Nguyễn Thị Lý,. “Thừa kế theo pháp luật của cháu, chắt theo quy
định của pháp luật Việt Nam” (Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội 2009) của Lê
Đức Bền.
Các cơng trình là sách đã công bố như: “Thừa kế qui định của pháp luật
và thực tiễn áp dụng” (NXB chính trị quốc gia. Hà Nội 2007) cơng trình này
chủ yếu phân tích các qui định của pháp luật về thừa kế những vấn đề chung;
thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, thanh toán và phân chia di sản; về

thực trạng giải quyết tranh chấp và hướng hoàn thiện qui định của pháp luật về
thừa kế. Với luật La Mã thì có một số cơng trình được tiếp cận một cách tồn
diện pháp luật La Mã như “giáo trình luật La Mã” (Nhà xuất bản Công an nhân
dân. Hà Nội 2003) của trường Đại Học luật Hà Nội, “Luật La Mã” (Khoa luật trường Đại học Tổng hợp. Hà Nội 1994) của Phó Tiến sĩ sử học Nguyễn Ngọc
3


Đào cơng trình này đã nghiên cứu về nguồn của luật La Mã; các hình thức kiện
Dân sự, chủ thể của pháp luật; hơn nhân và gia đình; tài sản; nghĩa vụ; thừa kế.
“Giáo trình luật La Mã” (Trường Đại học Cần Thơ, NXB chính trị quốc gia, Hà
Nội 2009) của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện cuốn này nghiên cứu chủ yếu về tài
sản; nghĩa vụ; hơn nhân gia đình và thừa kế.
Tiếp đến là phải kể đến các bài viết trên các tạp chí như:
“Quy định về người lập di chúc” (Tạp chí Tồ án. Tồ án nhân dân tối
cao, Số 03/2005, tr. 8 – 9) của TS. Phùng Trung Tập. Trong bài viết này Tác giả
phân tích điều 650 Bộ luật dân sự về người lập di chúc và đưa ra những vấn đề
trong việc áp dụng thực thi thiếu sự thống nhất. Từ đó đề xuất ý kiến cá nhân khi
sửa đổi, bổ sung những quy định về thừa kế
“Về giải thích nội dung di chúc” (Tạp chí Tồ án. Tồ án nhân dân tối
cao, Số 21/2005, tr. 17 – 19) của Thái Công Khánh. Bài “Di chúc miệng theo
quy định của Bộ luật dân sự” (Tạp chí Tồ án. Tồ án nhân dân tối cao, Số
22/2005, tr. 30 – 33) của Nguyễn Hồng Nam;
“Về việc cháu, chắt nội, ngoại thừa kế thế vị và hưởng di sản thừa kế theo
hàng của ông, bà nội ngoại, các cụ nội, ngoại” (Tạp chí Tồ án. Tồ án nhân
dân tối cao, Số 24/2005, tr. 13 – 16) của TS. Phùng Trung Tập; bài“Một số vấn
đề xác định di sản thừa kế” (Tạp chí Tồ án nhân dân. Tồ án nhân dân tối cao,
Số 16/2006, tr. 02 – 7) của ThS. Trần Thị Huệ. Bài “Di sản thừa kế và thời điểm
xác lập quyền sử hữu đối với di sản thừa kế” (Tạp chí Luật học. Trường đại học
luật Hà Nội. Số: 11/ Năm:2007, Tr: 66-69) của TS. Nguyễn Minh Tuấn
Đặc biệt bài “Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự một số nước trên thế

giới” (Tạp chí Nhà nước và pháp luật. Viện Nhà nước và pháp luật, Số 10/2006,
tr. 78 – 83) của ThS. Trần Thị Huệ.
Nhìn chung, ở những cơng trình này chủ yếu nghiên cứu vào một hoặc một
số qui định từ đó phân tích và chỉ ra những điểm vướng mắc cần tháo gỡ, hoặc là
nghiên cứu về chế định thừa kế trong luật La Mã. Tác giả cho rằng, việc có một
cơng trình chuyên khảo so sánh đối chiếu đầy đủ, hệ thống và toàn diện các qui
định trong chế định thừa kế giữa hai luật La Mã và luật Dân sự Việt Nam và từ đó
4


chỉ ra những vướng mắc và đề xuất hướng giải quyết là một nhiệm vụ khoa học cần
thiết, trên cơ sở kế thừa kết quả thành tựu nghiên cứu của các tác giả đã công bố.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chủ yếu tập trung làm rõ những vấn đề sau: Chế định thừa kế trong
đối sánh giữa luật Dân sự Việt Nam và luật La Mã. Trong đó phân tích sự khác
nhau và giống nhau về cách giải quyết quan hệ thừa kế, chỉ ra được nguyên nhân
dẫn đến sự khác nhau và giống nhau đó đồng thời chỉ ra được sự ảnh hưởng của
luật La Mã tói các qui định của luật Dân sự Việt Nam. Đề tài đi sâu nghiên cứu chế
định thừa kế trong đối sánh và tìm ra những tồn tại đồng thời đưa ra được hướng
tháo gỡ những vướng mắc đó.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu các qui định của pháp luật về
thừa kế trong luật La Mã cổ đại và chế định thừa kế trong bộ luật Dân sự Việt Nam
được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vịêt Nam khóa XI, kì họp thứ 7
thơng qua ngày 14-6-2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2006.
Về mặt nội dung, đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu chế định thừa kế trong
đối sánh luật La Mã cổ đại và luật Dân sự Việt Nam. Chỉ ra được sự giống và khác
nhau trong qui định về thừa kế giữa hai luật, đồng thời thấy được sự ảnh hưởng của
luật thừa kế La Mã đối với các qui định về thừa kế ở Việt Nam hiện tại và đặt ra

một số vấn đề về khó khăn trong việc áp dụng chế định thừa kế của Việt Nam trong
thực tiễn đồng thời đưa ra hướng giải quyết cần sửa đổi về thừa kế trong Dân sự
Việt Nam.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Đề tài được thực hiện dựa trên những nguồn tư liệu chủ yếu sau:
Các tác phẩm kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tác phẩm lý luận về thừa
kế, các Bộ luật Dân sự của Việt Nam, của Nhật Bản và đặc biệt là Bộ luật Dân sự
Pháp.

5


Các sách giáo trình, các cơng trình nghiên cứu là luận án Tiến sĩ, luận văn
Thạc sĩ, các cơng trình là khóa luận tốt nghiệp được lưu giữ tại Thư viện Đại học
Luật về thừa kế trong Dân sự Việt Nam.
Các giáo trình về luật La Mã do trường Đại học luật Hà Nội, Đại học Cần
Thơ viết, là những tài liệu lưu trữ, các tài liệu gốc của đề tài.
Một số báo chí chuyên ngành và báo điện tử.
Các cơng trình chun khảo viết về lịch sử lập pháp các nước, lịch sử
pháp luật thế giới... để sử dụng khai thác bối cảnh xã hội hình thành nên các chế
định pháp luật.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra tác giả dựa vào Chủ nghĩa duy
vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm đường lối chính sách của
Đảng làm phương pháp luận cho việc nghiên cứu. Trên cơ sở đó so sánh một cách
chi tiết và hệ thống các qui định về thừa kế của pháp luật hai quốc gia, xem xét sự
ảnh hưởng của Luật La Mã trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau từ đó có cái nhìn
khách quan chính xác về tầm ảnh hưởng của Luật La Mã đối với nền pháp luật Việt
Nam cũng như các hệ thống pháp luật trên thế giới.

Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp lo-gic lịch
sử và phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu
vấn đề. Một số phương pháp nghiên cứu chuyên ngành khác như: mô tả, liên hệ
cũng được sử dụng trong công tác xử lý tài liệu, đảm bảo sự chính xác, tính khoa
học trong phân tích và lý giải sự ảnh hưởng của luật La Mã.
5. Đóng góp của đề tài
5.1. Trên cơ sở những tư liệu tập hợp được, khoá luận so sánh được hầu hết
các qui định về thừa kế có trong luật La Mã, từ đó chỉ ra được những nguyên nhân
dẫn đến sự giống và khác nhau giữa hệ thống luật cổ của loài người và luật pháp
hiện tại của Việt Nam. Đây là một đóng góp quan trọng của Khóa luận.
5.2. Bên cạnh đó, khóa luận góp phần làm rõ những hạn chế trong chế định
thừa kế của pháp luật Việt Nam trong quá trình tiến hành so sánh, đồng thời chỉ ra

6


những hướng giải quyết các hạn chế đó. Đóng góp không nhỏ vào việc xây dựng
và áp dụng pháp luật thừa kế trong thực tiễn Việt Nam
5.3. Khóa luận cịn rút ra một số nhận xét về mối liên hệ giữa pháp luật La
Mã cổ đại cũng như sự ảnh hưởng của nền luật pháp hình thành sớm nhất trong lịch
sử lồi người vẫn cịn ngun giá trị cho đến ngày nay. Đây cũng là đóng góp có ý
nghĩa quan trọng của Khóa luận.
5.4. Trong khn khổ đề tài, khóa luận đã tập hợp được nhiều cơng trình có
liên quan, sưu tầm được nhiều tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được
cơng bố. Khóa luận cịn là nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy trong học tập, tìm
hiểu Luật Dân sự, chế định quyền thừa kế trong luật của Việt Nam cũng như của
luật La Mã...
6. Bố cục của đề tài
Khóa luận gồm 76 trang, với phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu
tham khảo. Phần Nội dung Khóa luận gồm hai chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chế định quyền thừa kế
Chương 2: Chế định thừa kế trong đối sánh giữa luật La Mã cổ đại – luật
Dân sự Việt Nam. Một số vướng mắc và đề xuất.

7


B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận về chế định quyền thừa kế
1.1 Khái luận chung về quyền thừa kế
1.1.1 Khái niệm thừa kế
Là một thực thể trong xã hội, con người không thể tồn tại và phát triển
được nếu tách rời những cơ sở vật chất nhất định. Nói cách khác con người
khơng thể sống khi khơng có tài sản để thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu. Nếu tư
liệu tiêu dùng là phương tiện sinh hoạt, tư liệu sản xuất là phương tiện để thực
hiên các hoạt động sản xuất kinh doanh thì tài sản nói chung là phương tiện sống
của con người. Khi sống con người khai thác công dụng của tài sản để thỏa mãn
nhu cầu của mình, khi chết, tài sản cịn lại của họ được dịch chuyển cho người
cịn sống. Q trình dịch chuyển đó được gọi là thừa kế.
Hiểu một cách tổng quát nhất thì “thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của
người đã chết cho người còn sống”. Về mặt ngữ nghĩa thì thừa kế là thừa hưởng
một cách kế tục, từ điển Tiếng Việt đã định nghĩa “Thừa kế là hưởng của người
chết để lại cho”. Về mặt nội dung thì thừa kế là quá trình dịch chuyển di sản từ
người chết cho người cịn sống.
Q trình dịch chuyển tài sản của người chết cho người còn sống được
hình thành ở bất cứ xã hội nào và dĩ nhiên khi chưa hình thành nhà nước và pháp
luật, nó được thực hiện theo tập tục xã hội nên được gọi là thừa kế. Ở thời kì sơ
khai của xã hội loài người, việc thừa kế nhằm dịch chuyển tài sản của người chết
cho những người còn sống được tiến hành dựa trên quan hệ huyết thống và do
những phong tục, tập quán riêng của từng bộ lạc, thị tộc quyết định. Khi nhà

nước xuất hiện, bằng pháp luật nhà nước tác động đến q trình dịch chuyển tài
sản nói trên, trong đó quyền để lại tài sản cũng như quyền hưởng di sản của các
chủ thể được nhà nước ghi nhận và bảo đảm thực hiện bằng pháp luật.
Quan hệ thừa kế là một quan hệ pháp luật xuất hiện đồng thời với quan hệ
sở hữu và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Mặt khác, quan
hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người về việc chiếm hữu của cải vật chất
trong xã hội, trong q trình sản xuất lưu thơng, phân phối của cải vật chất. Sự
8


chiếm hữu vật chất này thể hiện giữa người này với người khác, giữa tập đoàn
người này với tập đoàn người khác, đó là tiền đề đầu tiên làm xuất hiện quan hệ
thừa kế.
Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, tuy là một nền sản xuất đơn giản với
công cụ lao động thô sơ, chủ yếu là hái lượm và săn bắn nhưng nền sản xuất đó
cũng nằm trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Các Mác chỉ ra rằng:
“bất cứ một nền sản xuất nào cũng là việc con người chiếm hữu những đối
tượng của tự nhiên trong phạm vi một hình thái kinh tế - xã hội nhất định và
thơng qua hình thức đó.” Và “nơi nào, khơng có một hình thái sở hữu nào cả thì
nơi đó khơng thể có sản xuất và do đó cũng khơng có một xã hội nào cả”. Do
vậy sở hữu cũng là một yếu tố khách quan xuất hiện ngay từ khi có xã hội lồi
người và cùng với thừa kế, chúng phát triển cùng xã hội loài người.
Như vậy thừa kế là quan hệ xã hội về dịch chuyển tài sản của người chết
cho người còn sống. Ở đâu có sở hữu thì ở đó có thừa kế. Bản chất của quan hệ
sở hữu quyết định quan hệ thừa kế. Mối liên hệ giữa thừa kế và sở hữu được thể
hiện rất rõ, vì “thừa kế là hưởng của người chết để lại cho” nên thừa kế được
hiểu là sự tiếp nối giữa việc để lại tài sản của người đã chết với việc nhận di sản
của người cịn sống, qua đó chúng ta thấy rằng, thừa kế bao giờ cũng là hệ luận
của quyền sở hữu, có sở hữu mới có thừa kế.
1.1.2 Mối liên hệ giữa thừa kế và sở hữu

Thừa kế và sở hữu là hai phạm trù kinh tế tồn tại song song trong mọi
hình thái kinh tế xã hội. Trong phạm vi một chế độ xã hội, hai phạm trù này gắn
bó chặt chẽ với nhau, mỗi phạm trù là tiền đề cũng chính là hệ quả đối với nhau.
Nếu sở hữu là yếu tố đầu tiên để từ đó làm xuất hiện thừa kế thì đến lượt mình,
thừa kế lại là phương tiện để duy trì, củng cố và xác định quan hệ sở hữu. Với tư
cách là hệ luận của vấn đề sở hữu, thừa kế xuất hiện trong xã hội loài người như
một hiện tượng tất yếu. Nếu quan hệ sở hữu cho thấy tài sản trong xã hội thuộc
về ai thì thừa kế phản ánh quá trình dịch chuyển tài sản của người đó ra sao khi
họ chết.

9


Với mối quan hệ biện chứng giữa thừa kế và sở hữu, chúng ta thấy rằng
khi nào xuất hiện vấn đề sở hữu thì khi đó đồng thời xuất hiện vấn đề thừa kế.
Bất cứ chế độ xã hội nào cũng đều phải tồn tại trên một cơ sở kinh tế nhất định,
nghĩa là sự tồn tại của xã hội bao giờ cũng phải dựa trên một chế độ sở hữu. Vì
vậy sở hữu là một quan hệ tất yếu đối với sản xuất do đó cũng là quan hệ tất yếu
đối với mọi xã hội. Trong một tác phẩm của mình Các Mác đã chỉ ra rằng: “Bất
cứ nền sản xuất nào cũng là việc con người chiếm hữu những đối tượng của tự
nhiên trong một phạm vi, một hình thái xã hội nhất định và thơng qua hình thái
đó nơi nào khơng có một hình thái sở hữu nào cả thì nơi đó khơng thể có sản
xuất và do đó cũng khơng có một xã hội nào cả”.
Quan hệ sở hữu luôn mang một nội dung kinh tế. Trong một xã hội nhất
định, quan hệ sở hữu phản ánh mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, giữa tập
đoàn này với tập đoàn khác, giữa giai cấp này với giai cấp khác về việc nắm giữ
các tư liệu sản xuất và các vật phẩm tiêu dùng.
Như vậy có thể thấy rằng ngay từ chế độ cộng sản nguyên thủy đã hình
thành vấn đề thừa kế. Sự phát triển của kinh tế xã hội làm cho các quan hệ sở
hữu thay đổi kéo theo sự thay đổi bản chất về thừa kế. Vì vậy có thể nói rằng

thừa kế là một hiện tượng xã hội tất yếu xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu
mà nội dung kinh tế của nó chính là sự phản ánh q trình dịch chuyển tài sản từ
những người đã chết sang những người còn sống khác.
1.1.3 Khái niệm quyền thừa kế
Trong tiến trình phát triển của xã hội lồi người, sự xuất hiện của chế độ
hơn nhân với hình thái gia đình đối ngẫu làm cho kinh tế gia đình trở thành một
đơn vị kinh tế độc lập trong thị tộc khơng cịn phụ thuộc vào thị tộc và cuối cùng
làm tan rã thị tộc. Ở thời kì này gia đình phát triển sang một hình thức mới hơn
(Ănghen gọi là trung gian trong bước chuyển từ chế độ hôn nhân đối ngẫu sang
chế độ hôn nhân một vợ một chồng), trong đó quyền lực thuộc về người chồng,
với tư cách là gia trưởng nên tất cả tài sản trong gia đình thuộc sở hữu của người
chồng, và sở hữu của “gia đình riêng rẽ... đánh một địn rất mạnh vào xã hội”.

10


Xét rộng ra, do sự phân công lao động, ở thời kì này xã hội có nhiều
biến đổi sâu sắc. Cùng với sự phân công lao động xã hội, chăn nuôi và trồng trọt
ngày càng phát triển, năng suất lao động ngày một nâng cao đã xuất hiện sự dư
thừa sản phẩm. Q trình phân hóa của cải trong xã hội được hình thành và dẫn
đến sự phân biệt kẻ giàu với người nghèo trong xã hội. Những người có quyền
hành trong thị tộc, bộ lạc tìm mọi thủ đoạn để chiếm hữu số của cải dư thừa đó
làm của riêng. Chế độ tư hữu xuất hiện và từ đó chế độ thị tộc, chế độ cộng sản
nguyên thủy dần dần bị phá vỡ và hoàn toàn tan rã nhường chỗ cho một chế độ
xã hội mà trong đó có sự phân hóa giai cấp.
Nếu trước đây tổ chức thị tộc đã sinh ra từ một xã hội không biết đến
mâu thuẫn nội tại, trong đó mọi thành viên xã hội hầu như hồn tồn “hịa tan”
vào cuộc sống cộng đồng thì xã hội mới ra đời đã có sự phân chia giai cấp trong
đó các giai cấp có quyền lợi đối lập nhau, “luôn luôn mâu thuẫn và đấu tranh
gay gắt với nhau để bảo vệ lợi ích của giai cấp mình”. Trước bối cảnh đó, dĩ

nhiên tổ chức thị tộc trở thành bất lực trước xã hội, không thể phù hợp được nữa.
Lúc này xã hội đó địi hỏi phải có một tổ chức để dập tắt các cuộc xung đột giai
cấp ấy, hoặc cùng lắm là để cuộc đấu tranh diễn ra trong lĩnh vực kinh tế dưới
một hình thức hợp pháp. Tổ chức đó là nhà nước và nhà nước đã xuất hiện.
Từ khi nhà nước xuất hiện, bằng pháp luật nhà nước tác động đến q
trình dịch chuyển tài sản, trong đó quyền để lại tài sản cũng như quyền hưởng di
sản của các chủ thể được nhà nước ghi nhận và bảo đảm thực hiện bằng pháp
luật nên từ đó, q trình dịch chuyển di sản được gọi là quyền thừa kế. Nói cách
khác, khái niệm quyền thừa kế là một phạm trù pháp lý mà nội dung của nó là
xác định phạm vi các quyền, các nghĩa vụ của các chủ thể trong lĩnh vực thừa
kế. Quyền thừa kế chỉ xuất hiện trong xã hội đã có nhà nước. Bên cạnh nội dung
kinh tế, quyền thừa kế cịn bao hàm ý chí của nhà nước. Nghĩa là việc dịch
chuyển tài sản của người đã chết cho người cịn sống phải hồn tồn tn thủ
vào sự qui định của pháp luật.
Như vậy nếu thừa kế xuất hiện ngay cả khi xã hội chưa phân chia giai
cấp, chưa có nhà nước và pháp luật thì khái niệm quyền thừa kế chỉ ra đời và tồn
11


tại trong những xã hội có phân chia giai cấp và có nhà nước. Tuy nhiên mỗi một
chế độ xã hội khác nhau thì qui định về thừa kế cũng khác nhau, thậm chí trong
một chế độ xã hội nhưng ở những giai đoạn khác nhau cũng có những qui định
khác nhau. Điều đó có thể hiểu rằng chế độ thừa kế phụ thuộc vào từng giai
đoạn phát triển kinh tế, xã hội của mỗi nước và đặc biệt do chế độ sở hữu quyết
định. Vì vậy trong mỗi chế độ xã hội, chế độ thừa kế tồn tại tương ứng với chế
độ sở hữu.
Tất cả sự qui định của nhà nước nhằm tác động, điều chỉnh quá trình
dịch chuyển tài sản từ một người chết sang người còn sống sẽ hình thành khái
niệm quyền thừa kế theo nghĩa khách quan của nó. Quyền thừa kế là một chế
định của ngành luật Dân sự bao gồm tổng hợp các qui phạm pháp luật do nhà

nước đặt ra nhằm điều chỉnh q trình dịch chuyển những lợi ích vật chất từ
người chết sang những người còn sống khác.
Việc ghi nhận và xác định các quyền, nghĩa vụ nói trên khơng phải hồn
tồn do ý chí chủ quan tuyệt đối của giai cấp lãnh đạo xã hội, dù rằng pháp luật
là ý chí của giai cấp đó. Pháp luật của bất kì nhà nước nào cũng phải xuất phát
từ cơ sở kinh tế phù hợp với thực tế khách quan và do cơ sở kinh tế của xã hội
quyết định. Khi chế độ kinh tế thay đổi tương ứng trong sự qui định của pháp
luật. Vì vậy, dẫu rằng pháp luật là ý chí của nhà nước nhưng nó vẫn mang tính
khách quan. Như vậy, khi xem xét quyền thừa kế dưới góc độ một chế định pháp
luật thì có nghĩa là xem xét, nhìn nhận ở phương diện khách quan.
Ngồi ra, quyền thừa kế còn được xem xét ở một phương diện khác,
phương diện chủ quan. Theo phương diện này, quyền thừa kế là quyền năng cụ
thể của mỗi một cá nhân trong việc để lại thừa kế và nhận di sản thừa kế, đó là
những khả năng mà các chủ thể được phép xử sự theo qui định của pháp luật,
được để lại thừa kế như thế nào, việc lập di chúc phải tuân thủ những yêu cầu gì,
ai là người được nhận di sản thừa kế, khi nào thì bị tước quyền hưởng di sản,
người lập di chúc có những quyền năng gì... Trong thừa kế các chủ thể chủ động
hiện thực hóa những quyền năng mà pháp luật qui định để biến các quyền đó

12


thành những quyền dân sự cụ thể, qua đó đáp ứng nhu cầu và thực hiện lợi ích
cho chính mình.
Vì vậy quyền thừa kế theo phương diện khách quan (pháp luật) là điều
kiện tiên quyết với quyền thừa kế ở phương diện chủ quan. Nghĩa là cá nhân
(chủ thể) có được những quyền gì, phải gánh vác những nghĩa vụ gì trong lĩnh
vực thừa kế trước hết là do pháp luật qui định.
1.1.4 Mối quan hệ giữa quyền thừa kế và quyền sở hữu
Như đã phân tích ở trên các quan hệ sở hữu cũng như thừa kế lúc đầu

tồn tại một cách khách quan với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế nhưng khi
chúng tồn tại trong một xã hội đã có nhà nước thì trong những quan hệ ấy, các
chủ thể đã bị ràng buộc bởi các qui phạm pháp luật, ý chí của nhà nước đã tác
động đến chúng thông qua pháp luật. Nếu sở hữu và thừa kế là hai vấn đề liên
quan mật thiết với nhau song song tồn tại bên nhau thì quyền sở hữu với quyền
thừa kế cũng có mối quan hệ hết sức mật thiết với nhau.
Từ chỗ pháp luật qui định chế độ sở hữu về tài sản của cá nhân và theo
đó, cá nhân có được các quyền năng đối với các tài sản của mình dựa theo đó
pháp luật qui định cho họ những quyền năng trong lĩnh vực thừa kế. Hay nói
cách khác, pháp luật về sở hữu là cơ sở cho việc ban hành các văn bản pháp luật
về thừa kế. Vì vậy, quyền thừa kế luôn mang một bản chất giai cấp sâu sắc, luôn
mang phương tiện để duy trì củng cố quyền sở hữu ở những xã hội mà chính bản
thân nó đang tồn tại. Nghĩa là, với một chế độ xã hội khác nhau, thông qua pháp
luật, nhà nước qui định một chế định thừa kế, coi đó là một phương tiện để bảo
vệ quyền lợi cho các cá nhân cũng như quyền lợi của giai cấp lãnh đạo xã hội.
Bản thân thừa kế không tạo nên quyền thống trị cho giai cấp thống trị.
Thừa kế không sáng tạo ra khả năng chuyển thành quả lao động từ một người
này sang túi người khác, thừa kế quan hệ đến sự thay đổi những người có khả
năng đó. Tuy nhiên thừa kế là một phương tiện để duy trì quyền thống trị. Ở các
nhà nước mà cơ sở kinh tế dựa trên chế độ tư hữu về nguồn tư liệu sản xuất thì
pháp luật thừa kế là một trong những công cụ pháp lý quan trọng mà giai cấp
thống trị dùng để duy trì và củng cố địa vị thống trị của mình.
13


Chẳng hạn trong nhà nước chủ nô, quyền để lại thừa kế về nô lệ, quyền
nhận thừa kế về nô lệ của những người trong giai cấp chủ nô là việc dịch chuyển
lại sự sở hữu của những người trong giai cấp này đối với “những cơng cụ biết
nói” và cũng chính là truyền lại quyền lực về chính trị để duy trì sự áp bức bóc
lột của giai cấp chủ nô đối với nô lệ.

Trong chế độ phong kiến và tư bản, những giai cấp bóc lột chiếm hữu tư
liệu sản xuất chủ yếu của xã hội; di sản của họ để lại cho con cháu không những
chỉ là truyền lại quyền lực về kinh tế, mà còn là sự truyền lại quyền lực về chính
trị để duy trì sự áp bức bóc lột của những giai cấp đó với nhân dân lao động.
Trong xã hội có các chế độ sở hữu khác nhau thừa kế là một trong những
phương thức để củng cố và phát triển chế độ sở hữu đó.
Tương tự như vậy, ở kiểu nhà nước tư sản giai cấp bóc lột sở hữu những
tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thì di sản họ để lại cho con cháu cũng là
những tài sản ấy. Và vì thế thừa kế là việc thay đổi kẻ thống trị này bằng một kẻ
thống trị khác trong cùng một giai cấp.
1.2 Quyền thừa kế trong pháp luật một số nước
1.2.1 Quyền thừa kế trong pháp luật Việt Nam
Thừa kế với chức năng bảo đảm sự tiếp nối giữa thế hệ sau đối với thế hệ
trước, bảo vệ lợi ích nhà nước, giai cấp thống trị gắn với tính huyết thống, quan
hệ gia đình. Nhà nước Việt Nam qui định quyền thừa kế của công dân thông qua
một số khía cạnh sau:
Theo nghĩa rộng, quyền thừa kế là pháp luật về thừa kế là tổng hợp các
qui phạm pháp luật qui định trình tự dịch chuyển tài sản của người chết cho
những người còn sống. Thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp
các qui phạm pháp luật điều chỉnh việc dịch chuyển tài sản của người chết cho
người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định đồng thời qui định
phạm vi quyền và nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của
người thừa kế.

14


Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền của người để lại di sản
và quyền của người nhận di sản. Quyền chủ quan này phải phù hợp với các qui
định của pháp luật nói chung và pháp luật thừa kế nói riêng.

Thừa kế với tư cách là một quan hệ pháp luật Dân sự trong đó các chủ thể
có các quyền và nghĩa vụ nhất định. Trong quan hệ này, người có tài sản, trước
khi chết có quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác. Những người có
quyền nhận di sản họ có thể nhận hoặc khơng nhận di sản (trừ trường hợp pháp
luật có qui định khác). Đối tượng của thừa kế là các tài sản, quyền tài sản thuộc
quyền của người chết đã để lại (trong một số trường hợp người để lại tài sản có
thể chỉ là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản). Tuy nhiên, một số quyền tài sản
gắn liền với nhân thân người đã chết không thể chuyển cho người thừa kế (như
tiền cấp dưỡng...) vì pháp luật qui định chỉ người đó mới có quyền được hưởng.
Sự kế thừa, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác là qui luật khách quan,
nhưng các quan hệ thừa kế ở mỗi chế độ được giải quyết như thế nào là do con
người quyết định, do ý thức chủ quan. Quyền sở hữu cá nhân là cơ sở khách
quan của việc thừa kế. Vì vậy quyền thừa kế trong điều kiện của nước ta hiện
nay được thể hiện như một phương tiện để củng cố sở hữu của cơng dân, củng
cố quan hệ hơn nhân và gia đình; bảo vệ lợi ích của người chưa thành niên hoặc
đã thành niên nhưng khơng có khả năng lao động.
Pháp luật của nhà nước ta bảo vệ những lợi ích cơ bản của mỗi người lao
động trên cơ sở bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích chung của tồn xã hội, góp
phần xố bỏ những tàn tích của chế độ thừa kế do xã hội thực dân phong kiến để
lại, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, làm cho nhân dân lao động sản xuất tạo ra
nhiều của cải vật chất cho xã hội. Quyền thừa kế xuất phát từ quan diểm coi gia
đình là tế bào xã hội, phải bảo đảm quyền lợi ích chính đáng của mọi thành viên
và sự ổn định của từng gia đình. Mặt khác thông qua quyền thừa kế, giáo dục
tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với gia đình. Do đó xác định diện
những người thừa kế cũng như phương thức chia di sản thừa kế trong pháp luật
về thừa kế có ý nghĩa quan trọng trọng việc thực hiện các chức năng, vai trò xã

15



hội của nó. Phần 4 BLDS gồm 57 Điều từ Điều 631 đến Điều 687 qui định về
thừa kế.
Quyền thừa kế là tổng hợp các qui phạm pháp luật do nhà nước ban hành
qui định các điều kiện, trình tự dịch chuyển những tài sản của người đã chết cho
những người còn sống. Quyền sở hữu và quyền thừa kế là những phạm trù pháp
lý song song tồn tại trong cùng một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Chúng
có mối liên hệ mật thiết và chặt chẽ, từ chỗ pháp luật qui định cho cơng dân có
quyền sở hữu tài sản pháp luật cũng qui định cho cơng dân có quyền năng trong
quan hệ thừa kế.
Trong chế độ XHCN một chế độ dựa trên nền tảng công hữu hoá tư liệu
sản xuất, chủ yếu như đất đai, rừng núi, sông hồ... nhà nước là người đại diện
cho nhân dân nắm giữ những tư liệu sản xuất chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu
phát triển kinh tế của đất nước và bảo vệ an ninh quốc phòng. Quyền thừa kế là
quyền thừa hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp mà nhà nước cho phép chuyển
dịch. Đối tượng của thừa kế là những tư kiệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng như:
Nhà máy, cổ phần và các máy móc phục vụ cho sản xuất cơng, nơng nghiệp...
Cơng dân có quyền để lại thừa kế những tài sản thuộc quyền sở hữu của
mình cho người khác, Nhà nước không hạn chế quyền để lại thừa kế và quyền
nhận thừa kế của công dân (trừ trường hợp vi phạm Điều 643 BLDS). Mặt khác
Nhà nước khuyến khích cơng dân bằng sức lao động của mình tạo ra nhiều của
cải cho xã hội, làm giàu cho gia đình, là cho đất nước văn minh và phồn thịnh.
Tóm lại quyền thừa kế gắn liền với quyền sở hữu, có quyền sở hữu thì tất
yếu xuất hịên quyền thừa kế và nếu khơng có quyền sở hữu thì cũng khơng có
quyền thừa kế. Trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất là không gắn với
quyền sở hữu đất, bởi đất đai là sở hữu toàn dân theo qui định tại điều 18 Hiến
pháp Việt Nam năm 1992.
1.2.2 Quyền thừa kế trong pháp luật La Mã
1.2.2.1 Cơ sở hình thành luật La Mã
La Mã là một quốc gia hình thành vào thế kỉ thứ VII trước công nguyên
và tồn tại đến thế kỉ thứ VII sau công nguyên. Theo truyền thuyết về sự hình

16


thành luật La Mã, thì ban đầu sự nghiệp của một số thị tộc La Tinh và cứ 100 thị
tộc liên hợp thành một bộ lạc. Sau đó bộ lạc Xabelian sáp nhập vào (khoảng 100
thị tộc). Bộ lạc thứ ba bao gồm những phần tử khác nhau cũng tương ứng với
100 thị tộc. Do vậy, 300 thị tộc ban đầu đã thành lập được ba bộ lạc. Và theo cơ
cấu cứ 10 thị tộc lập thành một bào tộc, và 10 bào tộc (curia) lập thành một bộ
lạc (Tơri).
Thị tộc của người La Mã ở những thời kì đầu của thành La Mã đã tồn tại
chế độ tài sản chung của thị tộc, các thành viên trong thị tộc đều có quyền thừa
kế của nhau, chế độ phụ quyền đã hình thành. Con cháu thuộc nữ hệ đã mất
quyền thừa kế. Sự phân hóa xã hội sâu sắc vào thế kỉ VI TCN thông qua cuộc
cải cách của vua Xer-vi-tu-li. Theo vị vua này, cơ cấu công xã La Mã theo
nguyên tắc tài sản, lãnh thổ. Tầng lớp quí tộc và bình dân vẫn sống trong cùng
một cơng xã. Xã hội thị tộc của người La Mã được quản lý bằng ba cơ quan
gồm: Viện nguyên lão, Đại hội nhân dân, và “vua” (Rex).
Lãnh thổ La Mã ngày càng được mở rộng do các cuộc chiến tranh xâm
lược mà dân cư được tăng lên. Dân La mã còn do người ở nơi khác di cư đến, cư
dân của các vùng bị chinh phục phần nhiều là các miền La tinh. Tất cả những
thần dân mới này của nhà nước La Mã đều ngoài các thị tộc, bào tộc và bộ lạc
cũ. Họ không thuộc Populus Romanus (dân La Mã chính thống). Họ có ruộng
đất, tự do thân thể, phải nộp thuế, phải đi lính nhưng họ khơng có chức vụ,
không được tham gia các hội nghị nhân dân (đại hội của các bào tộc), không
được chia đất đai do nhà nước chiếm được, họ là tầng lớp bình dân (plebs). Vào
thời vua Xer-vi-tu-li và theo vị vua này thì tất cả đàn ơng có nghĩa vụ cầm vũ
khí, xã hội La Mã được chia thành 6 dẳng cấp tùy thuộc số tài sản của họ.
Đẳng cấp thứ nhất gồm những người có mức tài sản trên 100.000 đồng
axơ (axơ làm bằng đồng có khối lượng 327,5 gam, và được viết tắt là AS); Đẳng
cấp thứ hai là những người có từ 75.000 axơ đến dưới 100.000 axơ; Đẳng cấp

thứ ba gồm những người có từ 50.000 axơ đến dưới 75.000 axơ; Đẳng cấp thứ
tư gồm những người có từ 25.000 axơ đến dưới 50.000 axơ; Đẳng cấp thứ năm
gồm những người có từ 11.500 axơ đến dưới 25.000 axơ; còn đẳng cấp thứ sáu
17


là những người đàn ơng ít của cải nhất được miễn làm nghĩa vụ quân sự và miễn
đóng thuế.
Sự phân chia đẳng cấp tạo điều kiện cho những người giàu có chiếm được
đa số phiếu trong đại hội nhân dân. Đại hội nhân dân là đại hội các Centurie
(Comitia Centuriata), thì những người cơng dân đều đứng theo biên chế nhà
binh thành từng đội vào các Centurie, mỗi Centurie có khoảng 100 người và là
một đơn vị có quyền biểu quyết. Số lượng Centurie được phân bổ đẳng cấp.
Đẳng cấp thứ nhất cung cấp 80 centurie; đẳng cấp thứ hai cung cấp 22 centurie,
đẳng cấp thứ ba cung cấp 30 centurie và đẳng cấp thứ sáu cung cấp centurie của
mình để giữ thể diện. Các kị sĩ gồm các công dân giàu có cung cấp 18 centurie,
vậy tổng centurie là 193, số phiếu quá bán phải là 97. Nhưng sự mất bình đẳng
trong quá trình bầu cử đã xảy ra, tính dân chủ chỉ là giả hiệu vì theo số lượng
centurie đã là 98 phiếu. Do vậy có thể nói đại hội nhân dân chỉ nhằm tạo quyền
lực dựa trên tính chất của dân chủ giả hiệu và những người giàu có trong xã hội
ln chiếm được đa số phiếu trong đại hội nhân dân.
Nhà nước La Mã cổ đại tồn tại vào khoảng những năm 616 - 615 TCN
đến 578 - 577 TCN. Chỉ đến khi trục xuất được vua thứ bảy là Tarvinha kiêu
ngạo, kẻ đã tiếm đoạt vương quyền thực sự và khi vua bị thay bằng hai thủ lĩnh
qn sự là quan chấp chính cùng có quyền lực giống nhau thì chế độ mới hình
thành và phát triển. Rơma trở thành chế độ cộng hịa vào năm 510 – 509 TCN.
Bản chất của nhà nước cộng hịa La Mã là cộng hịa chiếm hữu nơ lệ.
Như vậy có thể thấy rằng Đại hội nhân dân trong chế độ cộng hịa chiếm
hữu nơ lệ ở La Mã là đại hội của tầng lớp quí tộc. Lịch sử cộng hịa chiếm hữu
nơ lệ La Mã là những cuộc đấu tranh gay gắt giữa tầng lớp quí tộc và tầng lớp

bình dân xung quanh quyền lợi chính trị và ruộng đất. Mâu thuẫn giữa bốn bộ
lạc khu vực ở Rơma với các đồn thể tư nhân và tơn giáo, các tầng lớp bình dân
trong xã hội đã khơng thể dàn hịa và có nhiều nguy cơ xảy ra những xung đột
giai tầng trong xã hội ngày càng cao hơn. Vào giữa thế kỉ thứ V, tầng lớp bình
dân ở La Mã đã bỏ nơi cư trú để đi tìm những vùng đất khác nhằm tránh sự o ép
của tầng lớp quí tộc. Những cuộc di dân lớn đã diễn ra. Nhà nước La Mã đã
18


đứng trước nguy cơ bị suy yếu vì lực lượng trong quân đội chủ yếu được tuyển
lựa từ tầng lớp bình dân.
Để ngăn chặn tình hình mất ổn định trong quan hệ xã hội ở nhà nước La
Mã, vào năm 450 TCN Đại hội nhân dân đã được triệu tập lần thứ hai tại
Aventille (Aventinus). Các thành viên của đại hội yêu cầu viết luật thành văn
thay vì từ trước vẫn sử dụng tập quán của người La Mã để giải quyết những
tranh chấp trong xã hội. Do nguyên nhân trên, một ủy ban đặc trách đã được đại
hội nhân dân thành lập với nhiệm vụ soạn thảo ra các điều luật ở hình thức văn
bản. Ủy ban đặc trách pháp luật gồm 10 người (Desemvir), gồm 5 người đại
diện cho tầng lớp bình dân và 5 người đại diện cho tầng lớp quí tộc.
Ủy ban này đã soạn thảo ra các điều luật được hợp thành 12 bảng và phổ
biến công khai tới từng người dân La Mã được biết. Luật XII ra đời như một sự
đòi hỏi và nhu cầu của xã hội La Mã, nhằm giải quyết kịp thời những tranh
chấp, mâu thuẫn trong xã hội La Mã thời kì đó. Đồng thời cũng như một giải
pháp kịp thời làm giảm bớt những xung đột về lợi ích giữa các giai tầng của Nhà
nước La Mã. Luật La Mã thực sự là công cụ bảo vệ mọi quyền, lợi ích của tất cả
mọi người sống ở La Mã có quốc tịch La Mã trong suốt q trình tồn tại và phát
triển của nhà nước La Mã.
Luật XII bảng là công cụ hữu hiệu bảo vệ các quyền về tài sản, về nhân
thân của công dân La Mã. Luật XII bảng của nhà nước La Mã là kết quả của hệ
thống q trình chuyển hóa các tập qn, các qui ước, các thói quen của người

La Mã lên thành các ngun tắc có tính hệ thống bắt buộc đối với mọi công dân
La Mã trong các quan hệ phù hợp với những nguyên tắc của pháp luật.
Các tập quán của người La Mã tồn tại trong xã hội La Mã là tập quán về
chiếm hữu sử dụng đất đai và nơ lệ. Gia đình La Mã được hình thành theo đúng
nghĩa của từ này và là hệ quả của sự tan rã tổ chức công xã - thị tộc trước đó.
Gia đình La Mã như một đơn vị nhỏ trong quan hệ về đất đai về chiếm hữu nô lệ
và về các tài sản khác. Do vậy luật XII ra đời như một nhu cầu của xã hội La Mã
và nó là chuẩn mực pháp luật buộc mọi công dân La Mã phải tuân theo và được
bảo vệ theo đúng nội dung của nó đã được ủy ban soạn thảo luật XII công bố.
19


Hệ thống những nguyên tắc xử sự giữa người với nhau trong quan hệ xã
hội của chế độ tư hữu La Mã - chế độ chiếm hữu nô lệ đã là một chuẩn mực để
đánh giá công bằng hay không công bằng trong một quan hệ nhất định. Cũng
như mọi chế độ, luật La Mã luôn mang bản chất của giai cấp thống trị và bảo vệ
lợi ích của tầng lớp giàu có trong xã hội. Ngun tắc cơng bằng này chỉ được áp
dụng mang tính tương đối mà thơi: Khái niệm “công lý”, “đúng”, “hợp lý” mà
trên thực tế con người hay sử dụng trong khi tự giải quyết những tranh chấp
được nhắc tới như một đức tin. Tuy nhiên tổng hợp các qui phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thời La Mã đã phán ánh một xã hội tư
hữu tiến bộ, văn minh vào bậc nhất so với quốc gia khác tồn tại cùng thời.
1.2.2.2 Khái quát về quyền thừa kế
Thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho một hoặc nhiều
người còn sống. Thừa kế cũng như chiếm hữu xuất hiện trước khi có nhà nước
và pháp luật nhưng quyền thừa kế và quyền sở hữu xuất hiện cùng với sự ra đời
của nhà nước chiếm hữu nô lệ.
Quyền thừa kế là quyền hưởng di sản của người chết theo di chúc hoặc
theo pháp luật. Người thừa kế có quyền hưởng tồn bộ hoặc một phần di sản của
người chết (trong trường hợp có nhiều người thừa kế). Trong quan hệ thừa kế,

người được hưởng di sản thừa kế (người thừa kế) đồng thời phải gánh chịu các
nghĩa vụ của người chết chưa thực hiện. Tuy nhiên pháp luật qui định một số
trường hợp quyền tài sản của người chết được chuyển cho người khác còn nghĩa
vụ không chuyển (như di tặng). Luật La Mã qui định có hai hình thức thừa kế:
theo di chúc và theo pháp luật.
Thừa kế theo di chúc được thực hiện trong trường hợp người chết để lại di
chúc hợp pháp. Thừa kế theo pháp luật được thực hiện khi người chết khơng lập
di chúc, di chúc bị vơ hiệu hoặc có di chúc nhưng người được chỉ định trong di
chúc không nhận di sản.
Đặc trưng của luật La Mã không kết hợp hai hình thức thừa kế cùng một
lúc. Có nghĩa là nếu có thừa kế theo di chúc thì khơng có thừa kế theo pháp luật
và ngược lại. Pháp luật không cho phép một phần di sản chia theo di chúc, một
20


phần khác chia theo pháp luật. Theo pháp luật La Mã thời điểm mở thừa kế là
thời điểm người có tài sản chết - sự kiện chết của người có tài sản được xác định
là chết về mặt sinh học. Những người thừa kế theo di chúc được hưởng những kỉ
phần được xác định trong di chúc. Những người thừa kế theo pháp luật được
hưởng kỷ phần bằng nhau. Theo tỷ lệ di sản mà mỗi người thừa kế được hưởng
họ phải gánh chịu phần nghĩa vụ của người chết tương ứng.
Trong thời kỳ cộng hòa sự phát triển của các quan hệ sản xuất làm cho các
quan hệ gia đình gắn liền với các quan hệ sở hữu, các thành viên trong gia đình
được pháp luật qui định cho hưởng nhiều quyền lợi hơn các thời kỳ trước đó.
Các thành viên trong gia đình có các quyền lợi chung, do đó nếu người đứng đầu
gia đình chết thì tài sản được chuyển cho các thành viên trong gia đình theo qui
định của pháp luật.
Thừa kế theo di chúc xuất hiện muộn hơn thừa kế theo pháp luật nhưng
được áp dụng rộng rãi hơn. Thừa kế theo di chúc có ảnh hưởng rất lớn đến thừa
kế theo pháp luật. Đầu tiên thừa kế theo pháp luật được áp dụng đối với những

người có quan hệ huyết thống theo trực hệ và dần dần diện những người thừa kế
được mở rộng hơn bao gồm cả những người có quan hệ huyết thống.
Trường hợp thừa kế theo di chúc, pháp luật qui định hình thức di chúc
phải tn theo những cơng thức bắt buộc và phức tạp. Vì vậy, việc lập di chúc có
rất nhiều trở ngại. Khi quan tịa giải quyết các tranh cấp về thừa kế cần phải
tuyệt đối tuân theo các qui định khắt khe về lập di chúc để suy xét hiệu lực của
di chúc. Tính chất phức tạp trong việc lập di chúc trở nên không cần thiết nữa.
Cho nên quan chấp chính cần phải xem xét vấn đề mới nảy sinh trong việc lập di
chúc. Quan chấp chính cần phải bảo vệ quyền lợi của tất cả mọi người, thậm chí
theo luật của quan người đó khơng được quyền hưởng thừa kế, đồng thời quan
chấp chính phải cơng nhận di chúc được lập dưới hình thức đơn giản hơn.
Theo ngun tắc, quan chấp chính khơng có quyền hủy bỏ, thay đổi các
qui định của pháp luật. Tuy nhiên để bảo vệ quyền lợi cho công dân, quan chấp
chính có thể cho phép một người được nhận thừa kế tài sản nếu họ có đủ các

21


điều kiện để được nhận di sản thừa kế. Quyết định của các quan chấp chính là cơ
sở làm phát sinh quyền sở hữu của người được thừa kế.
Vào thời kì đế chế độc tài, pháp luật về thừa kế được bổ sung nhiều các
qui định mới của luật quan: Ví dụ như quan hệ thừa kế của mẹ và các con được
các quan tòa chấp thuận. Đặc biệt những nguyên tắc mới về thừa kế được ghi
nhận trong các qui định của Hoàng đế Justinian.
1.2.3 Quyền thừa kế trong pháp luật một số nước trên thế giới
1.2.3.1 Quyền thừa kế trong pháp luật Nhật Bản
Việc hiện đại hóa của Luật Nhật Bản dựa trên hệ thống luật pháp châu Âu.
Tuy nhiên, sau Thế chiến thứ hai, hệ thống luật pháp Nhật Bản đã trải qua cải
cách luật pháp chính. Luật hiến pháp và pháp luật tố tụng hình sự, đó là quan
trọng nhất để bảo vệ các quyền con người, được điều chỉnh bởi pháp luật mơ

hình của Mỹ. Vì vậy, có thể nói hệ thống pháp luật của Nhật Bản là một lai của
pháp luật lục địa và Anh-Mỹ.
Pháp luật quan trọng đầu tiên được ban hành ở Nhật Bản đã được Bộ luật
hình sự năm 1880, theo sau là Hiến pháp của Đế quốc Nhật Bản vào năm 1889,
Luật Thương mại, Luật tố tụng hình sự và Luật Thủ tục Dân sự năm 1890 và Bộ
luật Dân sự năm 1896 và 1898. Chúng được gọi là roppo (sáu mã số) và thời hạn
bắt đầu được sử dụng để có nghĩa là tồn bộ quy chế pháp luật của Nhật
Bản. Các roppo do đó có pháp luật hành chính của cả hai địa phương và chính
quyền trung ương và luật pháp quốc tế trong các điều ước quốc tế và thỏa thuận
của chính phủ mới dưới hồng đế (ngoài các thỏa thuận trước đây với Hoa Kỳ
và các nước khác, vốn đã được ký kết bởi Mạc phủ Tokugawa).
Bộ luật dân sự của Nhật Bản (Minpō, 1896) đã được tạo ra vào năm
1896. Đó là ảnh hưởng nhiều bởi các dự thảo đầu tiên của Đức Bộ luật Dân
sự và dân sự Pháp luật và nhấn mạnh luật pháp và trật tự đối với tự do cá
nhân. Các mã được chia thành năm cuốn sách, nói chung, quyền lợi thực sự,
nghĩa vụ, luật gia đình, và tiếp đó đã có một vai trị quan trọng trong sự phát
triển của pháp luật dân sự tại một số nước Đông Á bao gồm cả Hàn Quốc và
Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Nó vẫn khơng thay đổi đáng kể ngay cả sau
22


khi Mỹ chiếm đóng (vào năm 1945) trừ thứ năm trong gia đình luật pháp và
phần thứ sáu (thừa kế của pháp luật) mà đã được sửa đổi hoàn toàn trong thời
gian chiếm đóng. Bộ luật Dân sự Nhật Bản qui định về thừa kế như sau:
Về thời điểm có hiệu lực của di chúc, Bộ luật này qui định, trong trường
hợp khi di chúc bị phụ thuộc vào một điều kiện treo và nếu điều kiện này được
thực hiện sau khi người lập di chúc chết thì di chúc trở lên có hiệu lực từ khi
điều kiện được thực hiện; người hưởng di chúc theo quyền phổ thơng có quyền
và nghĩa vụ như người thừa kế; khi trao di sản theo di chúc chưa đến hạn người
được hưởng có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ đưa ra đảm bảo tương xứng,

qui định này sẽ áp dụng đối với di sản theo di chúc có điều kiện theo trong thời
gian điều kiện đó cịn hiệu lực;
Người được hưởng di sản theo di chúc được hưởng các hoa lợi từ thời
điểm khi có quyền yêu cầu thực hiện việc giao dịch di sản đó; song nếu người
lập di chúc đã thể hiện một chủ định khác trong di chúc thì chủ định đó được ưu
tiên thực hiện; di sản trong di chúc sẽ không được chuyển giao nếu người được
hưởng theo di chúc chết trước hay chết cùng người lập di chúc; người đã nhận
một di sản theo di chúc có gắn với một khoản nợ thì phải thực hiện nghĩa vụ mà
mình phải gánh vác chỉ trong phạm vi giá trị nội dung của di sản trong di chúc;
Trong trường hợp người được hưởng đã thực hiện việc từ chối thì người
phải nhận khoản thanh tốn nợ sẽ trở thành người được hưởng; song nếu người
lập di chúc đã thể hiện trong di chúc của mình một chủ thể khác thì chủ định này
được ưu tiên thực hiện. Các qui định này được thể hiện trong các Điều từ Điều
985 đến 1003 thuộc mục 3, chương 7 Bộ luật Dân sự Nhật Bản qui định về hiệu
lực của di chúc.
Về các hình thức di chúc Bộ luật này qui định, di chúc phải được thực
hiện bằng cách viết tay hoặc thông qua công chứng hoặc dưới một dạng tài liệu
bí mật trừ trường hợp khi có một hình thức đặc biệt khác được cho phép; để thực
hiện di chúc bằng một bản viết tay người lập di chúc người lập di chúc phải viết
bằng chính bàn tay mình tồn bộ, ngày, tháng, họ, tên và đóng dấu vào đó.

23


Bất kì sự bổ sung, xố bỏ hoặc thay đổi vào trong bản viết tay sẽ bị coi là
khơng có hiệu lực trừ khi người lập di chúc chỉ rõ những chỗ đó, thực hiện việc
xác nhận bổ sung để cho việc thay đổi được tiến hành và đặc biệt phải kí vào xác
nhận bổ sung và đóng dấu vào những nơi thay đổi;
Để lập di chúc thông qua công chứng thì cần phải tuân thủ các thủ tục
nhất định như phải có hai người làm chứng, người lập di chúc phải tuyên bố

bằng miệng nội dung của di chúc cho công chứng viên, công chứng viên phải
viết, phải chép nội dung bằng miệng của người lập di chúc và đọc lại nó cho
người lập di chúc và các người làm chứng nghe, người lập di chúc và từng người
làm nhân chứng phải ký và đóng dấu vào bản chép này sau khi tin chắc rằng nó
được chép chính xác, song trong những trường hợp người lập di chúc không thể
kí được thì cơng chứng viên phải làm xác nhận bổ sung về sự kiện này thay cho
chữ kí, cơng chứng viên phải xác nhận bổ sung để cho văn bản được xác lập phù
hợp với bốn thủ tục và kí tên đóng dấu vào đó.
Các qui định này được thể hiện trong các Điều từ điều 967 đến Điều 970
thuộc tiểu mục 1 về các hình thức thơng thường, mục 2 hình thức của di chúc,
thuộc chương VII Bộ luật Dân sự Nhật Bản.
Từ những qui định trên có thể thấy pháp luật Dân sự Nhật Bản qui định
rất chặt chẽ và cụ thể về các hình thức thừa kế, các điều kiện cần đáp ứng để một
hình thức di chúc có thể có hiệu lực, về hiệu lực của di chúc. Trong bộ luật này
có những điểm tiến bộ mà pháp luật Dân sự nước ta chưa làm được, việc nghiên
cứu nó sẽ góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật nước nhà.
1.2.3.2 Quyền thừa kế trong luật Dân sự Cộng hoà Pháp
Bộ luật Dân sự Pháp (tiếng Pháp: Code Civil) còn gọi là Bộ luật
Napoléon là bộ luật về dân sự được kiến lập bởi Napoléon Bonaparte vào
năm 1804. Với Code Civil có lẽ Napoléon đã tạo nên một tác phẩm luật quan
trọng nhất của thời kỳ Hiện đại. Tại Pháp, về nhiều phần cơ bản, bộ luật
Napoléon này vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay.
Các phác thảo đầu tiên cho một bộ luật dân sự đã được tiến hành ngay từ
trong những năm 1793 đến 1797 của cuộc Cách mạng Pháp.
24


Năm 1800 Napoléon chỉ định một ủy ban bốn người dưới sự lãnh đạo
của Jean-Jacques Régis de Cambacérès để tạo thống nhất trong luật pháp. Cho
đến thời điểm đó trong miền Nam nước Pháp Luật La Mã vẫn còn hiệu lực,

trong miền Bắc là luật theo tập quán được truyền lại cũng như là luật tạm thời
của Cách mạng Pháp trong một vài năm.
Mục đích của ủy ban là tạo nên một gạch nối giữa Luật La Mã và luật
theo tập quán và đặc biệt là giữa Luật La Mã và luật cách mạng. Tư tưởng của
cuộc Cách mạng Pháp thể hiện trước tiên là trong nguyên tắc tất cả đều bình
đẳng trước pháp luật, bảo vệ và sự tự do của cá nhân và của sở hữu cũng như là
chia cắt nghiêm ngặt giữa nhà thờ và quốc gia.
Bộ luật cũng được đưa vào áp dụng trong các quốc gia chịu ảnh hưởng
lớn của Pháp trong thời gian từ 1807 đến 1814 (thí dụ như Đại cơng quốc
Warszawa (tiếng Anh: Warsaw), Đại công quốc Luxembourg, Mexico, Ai Cập,
một số bang của Hoa Kỳ hay Vương quốc Hà Lan). Tại Đức bộ luật này có hiệu
lực trực tiếp trong các vùng tả ngạn sơng Rhein do nước Pháp chiếm đóng, trong
một số quốc gia của Liên minh Rhein (tiếng Đức: Rheinbund) (Vương quốc
Westfalen, Frankfurt am Main, Berg, Anhalt-Köthen) bộ luật được đưa vào sử
dụng khơng có thay đổi lớn.
Chỉ trong vịng vài năm bộ luật đã có hiệu lực từ Lissabon đến Vacsava và
từ Hà Lan cho đến bờ biển Adria. Thất bại của Napoléon tại Waterloo đã khơng
kìm hãm được việc truyền bá bộ luật này: đặc biệt là ở Tây Âu và Nam Âu cũng
như là ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ các bộ luật đều hướng về Code Civil. Tuy vậy một
vài quy định có nguồn gốc từ cuộc cách mạng cũng là điểm yếu: tại nhiều vùng
quyền kế thừa ngang nhau của tất cả các người con dẫn đến việc chia cắt sở hữu
đất đai thành những mảnh đất nhỏ khơng cịn mang lại lợi tức; phụ nữ bị đặt
dưới quyền của một người giám hộ và vì vậy đã bị đặt vào một vị trí bất lợi chưa
từng có, việc li dị ưu tiên một phía cho người đàn ơng.
Tại Pháp trong số 2.285 điều khoản hiện đang có hiệu lực của bộ luật là
vẫn còn 1.200 điều khoản phù hợp với tác phẩm nguyên thủy. Trong đó các qui
định về thừa kế của Bộ luật này vẫn cịn có hiệu lực đến ngày nay như:
25



×