Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình giáo dục thanh thiếu niên nghệ an giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.97 KB, 65 trang )

MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU ...........................................................................................................
1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................
1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .........................................................
3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................
4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................
5
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................
5
6. Kết cấu của đề tài ..............................................................................................
6
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO
ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC THANH THIẾU
NIÊN NGHỆ AN GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ..........................................................
7
1.1 Các khái niệm về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. ...................................
7
1.1.1 Khái niệm về giá trị .......................................................................................
7
1.1.2 Khái niệm về đạo đức ....................................................................................
9
1.1.3 Khái niệm về truyền thống ............................................................................
11

1




1.2 Các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. ..................................
13
1.3 Tính tất yếu của việc giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho
thanh thiếu niên trong giai đoạn hiện nay. ..............................................................
22
1.3.1 Quan điểm của Chủ tịch Hồ chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về giáo dục
các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh thiếu niên. ...................................
22
1.3.1.1 Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục các giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc cho thanh thiếu niên ..............................................................
22
1.3.1.2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục các giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc cho thanh thiếu niên. .............................................................
25
1.3.2 Tính tất yếu của việc giáo dục đạo đức truyền thống cho thanh thiếu trong
giai đoạn hiện nay. ..................................................................................................
28
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................
33

2


CHƯƠNG II: GIÁO DỤC CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN
TỘC CHO THANH THIẾU NIÊN NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ...........................................................
34
2.1 Khái quát một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội tỉnh Nghệ An .....................

34
2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên. ....................................................................
34
2.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội ..........................................................................
35
2.1.2.1 Tình hình dân cư – xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An ...............................
35
2.1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế .......................................................................
36
2.2 Thực trạng giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống cho thanh thiếu niên
Nghệ An trong giai đoạn hiện nay. .........................................................................
38
2.2.1 Tình hình thanh thiếu niên Nghệ An trong giai đoạn hiện nay ......................
38
2.2.2 Thực trạng giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống cho thanh thiếu niên
Nghệ An trong giai đoạn hiện nay. .........................................................................
40
2.2.3 Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công tác giáo dục các giá trị
đạo đức truyền thống trên địa bàn tỉnh Nghệ An. ...................................................
47
2.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục các giá trị đạo đức truyền
thống cho thanh thiếu niên Nghệ An trong giai đoạn hiện nay .....................................
50
2.3.1 Nâng cao nhận thức và sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền về
cơng tác giáo dục đạo đức truyền thống cho thanh thiếu niên. ..............................
51
2.3.2 Lựa chọn những giá trị đạo đức truyền thống quan trọng, có ý nghĩa tích
cực, phù hợp với giai đoạn hiện nay để tiện hành giáo dục cho thanh thiếu niên
Nghệ An. ................................................................................................................
53


3


2.3.3 Thực hiện tốt các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh
nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, tạo việc
làm ổn định cho thanh thiếu niên. ..........................................................................
54
2.3.4 Xây dựng các tổ chức Đoàn, Đội trên địa bàn tỉnh và các cơ sở vững mạnh,
làm nòng cốt cho công tác giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho
thanh thiếu niên. .....................................................................................................
55
2.3.5 Đẩy mạnh tuyên truyền vai trò của thanh thiếu niên và các giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc trong gia đình, nhà trường, xã hội. tạo môi trường thuận lợi
cho việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc. ..................................
56
2.3.6 Đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên. .................
58
Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................
59
KẾT LUẬN ............................................................................................................
61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................
62

4


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận “Phát huy các giá trị đạo đức truyền thống

trong quá trình giáo dục thanh thiếu niên Nghệ An giai đoạn hiện nay” ngoài
sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tơi cịn nhận được sự giúp đõ nhiệt tình của thầy,
cơ giáo trong Hội đồng Khoa học Khoa Giáo dục Chính trị, các thầy cô trong tổ
Bộ môn Triết học Mác-Lênin; sự động viên khích lệ của gia đình và bạn bè
trong lớp. Đặc biệt, trong q trình nghiên cứu đề tài tơi ln nhận được sự quan
tâm, hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo TS. Nguyễn Thái Sơn – người trực tiếp
hướng dẫn cho tơi hồn thành khóa luận này.
Với tình cảm chân thành nhất, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn tới Ban chủ
nhiệm, Hội đồng khoa học khoa Giáo dục chính trị – Trường Đại học Vinh cùng
tất cả các thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt là thầy giáo-TS. Nguyễn Thái Sơn.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn khơng tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc các thầy cơ giáo lời chúc sức khỏe
và hạnh phúc.
Vinh, tháng 5 năm 2011
Tác giả

5


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT

TỪ VIẾT TẮT

NỘI DUNG

1


CNH – HĐH

2

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

3

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

4

GS. TS

Giáo sư, Tiến sỹ

5

PGS.TS

Phó giáo sư, Tiến sỹ

6

NXB


7

KH-KT

Khoa học – kỹ thuật

8

KTTT

Kinh tế thị trường

9

TNCS

Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

10

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GHI CHÚ

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

Nhà xuất bản


Gross Domestic
Product

6


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bất kỳ thời đại nào thì tuổi trẻ nói chung và tầng lớp thanh thiếu
niên nói riêng cũng là tài nguyên quan trọng của quốc gia. Sinh thời Bác Hồ đã
khẳng định "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi
trẻ là mùa xuân của xã hội" [21, 167]. Câu nói đó của Bác Hồ đã khẳng định
niềm tin vào thế hệ trẻ trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Quán triệt tư tưởng của Người, từ khi ra đời đến nay, Đảng ta ln đề cao vai trị
của thanh thiếu niên, xác định đó là lực lượng xung kích cách mạng, đội dự bị
tin cậy của Đảng. Do đó cơng tác thanh thiếu niên được xem là vấn đề sống còn
của dân tộc.
Phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là một nội dung quan
trọng của việc “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc”. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, vấn đề này ngày càng được Đảng, nhà
nước quan tâm sâu sắc. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại
hội VIII chỉ rõ “Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế,
phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và
phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc” [7, 111].
Việt Nam hiện nay đang đứng trước những thời cơ đó là q trình hội
nhập quốc tế, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa. Ngoài những thuận lợi nói trên chúng ta cũng phải đối diện với
nhiều thách thức, đặc biệt là sự xuống cấp trầm trọng về đạo đức. Về kinh tế,
chúng ta đã đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát
triển nền kinh tế tri thức, tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, mở cửa hợp

tác kinh tế với các quốc gia trên thế giới. Về văn hóa, chúng ta phát huy mạnh
mẽ các giá trị văn hóa dân tộc, tích cực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, giao
lưu trao đổi văn hóa với cộng đồng quốc tế làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong suốt q trình đó chúng ta khơng thể tránh khỏi sự ảnh hưởng của
những phong tục tập quán của các nước, các dân tộc trên thế giới. Tuy nhiên,

7


khơng vì thế mà chúng ta qn đi truyền thống của dân tộc mình. Điều đó giúp
chúng ta “hồ nhập chứ khơng hồ tan”. Chúng ta một mặt tiếp thu có chọn lọc
văn hố của các nước, một mặt giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc để làm cho
đời sống tinh thần của chúng ta ngày càng phong phú hơn.
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì trong thời gian qua, ở nước ta đã
xuất hiện những lối sống xa lạ, trái với các chuẩn mực của xã hội, bất chấp
những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Đặc biệt là một bộ phận không
nhỏ thanh thiếu niên hiện nay có tâm lý sống thực dụng, buông thả, sùng bái
đồng tiền, quay lưng lại với văn hóa, đạo đức truyền thống.
Nghệ An là tỉnh có truyền thống lịch sử lâu đời, trong những năm qua
công tác giáo dục thanh thiếu niên đã nhận được sự quan tâm của các cấp ủy
Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội và đã đạt được nhiều thành tựu
to lớn trong công tác giáo dục. Tuy nhiên do tác động mạnh mẽ của q trình
tồn cầu hóa và mặt trái của nền kinh tế thị trường đã và đang ảnh hưởng đến
chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc. Những tác động trên cùng với một
số khó khăn nhất định trong công tác giáo dục đạo đức thanh thiếu niên của tỉnh,
cho nên công tác giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống thời gian qua vẫn
chưa đạt hiệu quả tốt nhất.
Nhìn nhận lại thực trạng thanh thiếu niên tỉnh Nghệ An hiện nay đã đặt ra
yêu cầu phải phát huy giá trị đạo đức truyền thống cho thanh thiếu niên. Đó là
cần nghiên cứu một cách nghiêm túc để tìm ta những giải pháp và thực hiện

đồng bộ các giải pháp nhằm giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống cho thanh
thiếu niên tỉnh Nghệ An. Là một người con sinh ra lớn lên trên quê hương xứ
Nghệ, đồng thời cũng là một thanh niên được sống trong thời kỳ hội nhập quốc
tế, tôi mong muốn góp một phần cơng sức vào việc hồn thiện công tác giáo dục
thanh thiếu niên trên quê hương nên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Phát huy
các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình giáo dục Thanh thiếu niên
Nghệ An giai đoạn hiện nay” làm đề tài cho khố luận tốt nghiệp của mình.

8


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trên thế giới, vấn đề giữ gìn và phát triển văn hóa nói chung, giá trị đạo
đức ở mỗi quốc gia nói riêng đã thu hút được nhiều nhà triết học, xã hội học
quan tâm nghiên cứu đối với nền văn hóa nước mình. Tiêu biểu đó là các tác
phẩm bàn về phát triển văn hóa của các nhà triết học Liên Xơ như: tác giả
E.A.Bale với tác phẩm “Tính kế thừa trong sự phát triển văn hóa” (Matxcơva,
1969); tác giả V.I.Kairan “Tính kế thừa trong sự phát triển của văn hóa trong
điều kiện của chủ nghĩa xã hội” (Matxcơva, 1977). Ngồi ra có tác giả G.
Bandzeladze với tác phẩm “Đạo đức học” tập I và II (Nxb Giáo dục Hà Nội,
1985).
Trong nước, vấn đề nghiên cứu giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc
được nghiên cứu sâu sắc với nội dung phong phú, khai thác ở nhiều khía cạnh
khác nhau. Các cơng trình nghiên cứu tập trung vào các nhóm vấn đề sau đây:
Nhóm vấn đề nghiên cứu định hướng: Trước hết phải kể đến Nghị quyết
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về xây dựng
và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Văn kiện
Đại hội Đảng lần thứ X cũng đã chỉ rõ: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân
cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời
kỳ CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế” [9, 106]. Tác phẩm “Đề cương văn

hóa Việt Nam” (1943). Trong các tác phẩm đó, Đảng ta đã nhấn mạnh vấn đề
phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, xây dựng văn hóa Việt Nam.
Nhóm vấn đề nghiên cứu lý luận về đạo đức truyền thống gồm có: “Đạo
đức mới” do GS. Vũ Khiêu chủ biên (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1974);
“Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” của GS. Trần Văn Giàu
(NXB Khoa học xã hội, 1980). “Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì
mục tiêu phát triển” của GS.PTS Nguyễn Trọng Chuẩn (Tạp chí Triết học số
2/1998); “Quan hệ giữa các giá trị truyền thống và hiện đại trong xây dựng đạo
đức” của Lê Thị Lan (Tạp chí Triết học số 7/2002).
Nhóm vấn đề nghiên cứu giáo dục truyền thống cho thanh thiếu niên gồm
có: “Những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống cho thanh 9


thiếu niên tỉnh Nghệ An” của tập thể tác giả PGS.TS Đoàn Minh Duệ, TS. Đinh
Thế Định, TS. Nguyễn Thái Sơn, TS Nguyễn Lương Bằng, Vinh 2004. “Giáo
dục các giá trị truyền thống dân tộc cho thanh niên hiện nay” của Bùi Ngọc
Minh, Nxb thanh niên, 2004. “Vai trò của đạo đức truyền thống trong xây dựng
đạo đức mới cho thanh niên ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Thị Hải, Luận văn
tốt nghiệp đại học, Vinh 2009. “Giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống cho
thanh niên huyện Hồng Hóa (Thanh Hóa), thực trạng và giải pháp” của Lê Thị
Xuân, Luận văn tốt nghiệp đại học, Vinh 2010.
Qua đó ta thấy vấn đề nghiên cứu giá trị đạo đức truyền thống cho thanh
thiếu niên là nội dung được quan tâm rất nhiều. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện
nay vẫn chưa có đề tài nhiều đề tài nghiên cứu về việc phát huy các giá trị đạo
đức truyền thống dân tộc, đặc biệt là phát huy các giá trị đó trong q trình giáo
dục thanh thiếu niên Nghệ An. Do đó tơi nghiên cứu vấn đề trên mong góp phần
nhỏ vào nâng cao công tác giáo dục thanh thiếu niên tỉnh nhà trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Thơng qua tìm hiểu công tác giáo dục thanh thiếu niên ở Nghệ An, đề tài

nghiên cứu để phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong quá trình
giá dục thanh thiếu niên Nghệ An. Từ đó nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả của công tác giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc cho
thanh thiếu niên tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu có các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Phân tích những vấn đề lý luận về giá trị đạo đức truyền thống
dân tộc, làm rõ tính tất yếu của việc giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống
dân tộc cho thanh thiếu niên tỉnh Nghệ An.
Thứ hai: Trình bày thực trạng công tác giáo dục các giá trị đạo đức truyền
thống cho thanh thiếu niên tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp
để nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác giáo dục các giá trị đạo đức truyền

10


thống của dân tộc cho thanh thiếu niên tỉnh Nghệ An nhằm đáp ứng những thời
cơ và thách thức của giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giá trị đạo đức truyền thống dân
tộc và phát huy các giá trị đó cho thanh thiếu niên tỉnh Nghệ An.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục các giá trị đạo
đức truyền thống cho thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2007
đến năm 2010 và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác giáo dục
các giá trị đạo đức truyền thống cho thanh thiếu niên Nghệ An trong thời gian
tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện

chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử như: logic và lịch sử, phân tích, tổng hợp...
Ngồi ra để thực hiện khóa luận của mình, tác giả còn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp so sánh, phương pháp hệ
thống, phương pháp đối chiếu, phương pháp thống kê… trên cơ sở quán triệt
nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì khóa
luận được chia làm 2 chương.
Chương 1: Tính tất yếu của việc phát huy các giá trị đạo đức truyền
thống trong quá trình giáo dục thanh thiếu niên Nghệ An giai đoạn hiện nay.
Chương 2: Giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thanh
thiếu niên Nghệ An hiện nay, thực trạng và giải pháp.

11


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
TRUYỀN THỐNG TRONG QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC THANH THIẾU
NIÊN NGHỆ AN GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.1 Các khái niệm về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc.
1.1.1 Khái niệm về giá trị
Khái niệm giá trị là một khái niệm có nội hàm rộng, vì vậy cho nên xung
quanh khái niệm giá trị hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau, tùy vào cách
thức tiếp cận và mục đích nghiên cứu. Giá trị được thể hiện ở một số khái niệm
như sau:
Trong tác phẩm “Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu
phát triển”, tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn viết “nói đến giá trị đạo đức là muốn
khẳng định mặt tích cực, mặt chính diện, nghĩa là đã bao hàm quan điểm coi giá

trị gắn liền với cái đúng, cái tốt, cái hay cái đẹp; là nói đến cái có khả năng thơi
thúc con người hành động và nỗ lực hướng tới” [ 2, 16].
Tiếp cận thuật ngữ “Giá trị” dưới góc độ triết học, tác giả Vũ Thị Phương
Lê có đoạn viết “Giá trị là những cái cần, cái có ích, cái đáng quý, có ý nghĩa
đối với xã hội, tập thể, cá nhân, phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể (con người)
và khách thể (bản thân sự vật), giữa chủ thể với chính mình, được đánh giá và có
thể thay đổi theo những điều kiện lịch sử cụ thể” [17 , 115].
Qua các khái niệm liên quan khi tiếp cận khái niệm giá trị nêu trên thì nội
dung của khái niệm giá trị được xem là những hiện tượng vật chất hay tinh thần
có khả năng thỏa mãn nhu cầu tích cực của con người, là những thành tựu góp
phần vào sự tiến bộ, phát triển của xã hội.
Giá trị được xem là cơ sở của những chuẩn mực, quy tắc xác định cách
thức hành động của con người trong xã hội. Giá trị được xác định trong mối
quan hệ thực tiễn của con người, được xác định bởi sự đánh giá đứng đắn của
con người xuất phát từ thực tiễn và được kiểm nghiệm bởi thực tiễn.
12


Đặc điểm của giá trị đó là giá trị có tích lịch sử khách quan, sự xuất hiện
và tồn tại của nói khơng phụ thuộc vào ý thức của con người. Giá trị chịu sự chi
phối quan trọng bởi yêu cầu của thời đại với hoạt động sống của con người trong
mỗi thời đại. Giá trị có cấu trúc bao hàm các yếu tố nhận thức, tình cảm, lý trí và
hành vi cụ thể của chủ thể trong quan hệ với sự vật, với hiện tượng mang giá trị,
thể hiện sự đánh giá và lựa chọn của chủ thể hành động.
Tùy vào mục đích và những yêu cầu cụ thể của lĩnh vực nghiên cứu mà
các tác giả phân loại giá trị theo những tiêu chí khác nhau bao gồm: giá trị vật
chất, giá trị tinh thần, giá trị riêng, giá trị chung, giá trị xã hội. Giá trị theo cách
phân loại thông dụng và chung nhất được chia làm hai loại là giá trị vật chất và
giá trị tinh thần. trong đó giá trị tinh thần bao hàm các giá trị như: giá trị thẩm
mỹ, giá trị đạo đức, giá trị khoa học và giá trị chính trị...

Về bản chất, mỗi loại giá trị gắn với những nội dung riêng, giá trị thẩm
mỹ gắn liền với nhu cầu thưởng thức, hưởng thụ và sáng tạo cái đẹp trong cuộc
sống. Giá trị khoa học gắn với quá trình con người tìm hiểu, nắm bắt bản chất,
nhận thức quy luật khách quan để làm chủ chính mình, cải tạo tự nhiên và xã
hội. Giá trị đạo đức gắn liền với việc điều chỉnh mối quan hệ giữa con người với
con người trong xã hội để tạo nên sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và xã hội.
Giá trị thường được xắp xếp theo những quan hệ nhất định và có vị trí thứ bậc
khác nhau. Sự tổ hợp của giá trị ở các cấp độ tạo thành hệ thống giá trị, thang
giá trị.
“Hệ thống giá trị hay còn được gọi là hệ giá trị là một tổ hợp các giá trị
khác nhau được sắp xếp, hệ thống lại theo những ngun tắc nhất định thành
một tập hợp mang tính tồn vẹn, thực hiện các chức năng đặc thù” [17, 115].
“Thang giá trị hay thước đo giá trị là một hệ thống được xắp xếp theo một
trật tự ưu tiên nhất định. Trong hệ thống giá trị được sắp xếp theo một thứ tự ưu
tiên nhất định đó, có những giá trị giữ vị trí là giá trị cốt lõi, chuẩn mực chung
cho nhiều người, chiếm vị trí cao nhất hoặc then chốt trong thang giá trị được
gọi là chuẩn giá trị” [17, 116].

13


1.1.2 Khái niệm về đạo đức
Khái niệm đạo đức hiện nay được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau
như triết học, xã hội học, đạo đức học... Trong phạm vi nghiên cứu vấn đề đạo
đức ở đây được tập trung xem xét là đặc trưng mang tính xã hội của đạo đức.
Danh từ đạo đức trong tiếng Hi Lạp là “Ethicos” nghĩa là lề thói, tập tục.
Vì vậy khi nói đến đạo đức chính là nói đến những lề thói, tập tục liên quan đến
mối quan hệ đối xử với nhau giữa con người với con người trong xã hội. Đạo
đức với tính cách là một hình thái ý thức xã hội có thể xem là tồn bộ những
quan niệm về thiện, ác, tốt, xấu, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng...

và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với cá
nhân và giữa cá nhân với xã hội.
Theo khái niệm chung, mang tính phổ biến nhất hiện nay được sử dụng
nhiều thì “Đạo đức là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội mà
nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi và hoạt động của mình sao cho phù
hợp với lợi ích, hạnh phúc và tiến bộ chung của xã hội trong mối quan hệ giữa
con người với con người, giữa cá nhân với xã hội” [3, 6].
Ở phương Đông, trong triết học Trung Quốc cổ đại, phạm trù đạo luôn
được xem xét song hành với đức và trong mối quan hệ biện chứng của chúng và
đức chính là biểu hiện cao nhất của đạo. Nhìn chung triết học Trung Quốc lấy
đạo đức làm chuẩn mực để đánh giá con người, làm nội dung cơ bản cho luận
thuyết của mình. Phạm trù đạo và đức xuất hiện trong các học thuyết chính trị
của Nho giáo, Lão giáo. Theo Lão Tử “đạo” có nghĩa là bản nguyên, là con
đường sinh thành, biến hóa của vạn vật. Mở rộng phạm trù đạo trong quan hệ
chính trị - xã hội Lão Tử đã đề ra thuyết “vô vi”, có nghĩa là con người cần phải
“hành động theo lẽ tự nhiên, thuần phác, khơng hành động theo tính chất giả tạo,
gị ép trái với bản tính tự nhiên của mình” [5, 52].
Ở phương Tây, khi bàn về đạo đức Aristote cho rằng đạo đức là cái vốn có
của con người, sống trong xã hội con người phải tuân theo những quy tắc để
hướng tới cái thiện. “Chúng ta không bất tử, nhưng chúng ta không nên phục
tùng những điều xấu xa mà hãy vươn tới sự bất tử sống phù hợp với những gì tốt
14


đẹp nhất nơi chúng ta đang có” 18, 120]. Với Đêmơcrit, ơng tìm thấy đối tượng
nghiên cứu của đạo đức chính là con người. Đêmơcrit cho rằng “Nhận biết một
người trung thực và nhận biết một người không trung thực, không những phải
căn cứ vào việc làm của họ mà còn phải căn cứ vào ý muốn của họ” [18, 65].
Đến triết học cổ điển Đức, khi bàn về đạo đức, tiêu biểu với hai đại diện
là Kant và Hêghen. Kant đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy tâm tiên

nghiệm khi bàn về đạo đức và cho rằng đạo đức phải tuân theo mệnh lệnh tuyệt
đối và chính mệnh lệnh đó sẽ hướng con người vào hoạt động cộng đồng, xã
hội. Từ đó biết tơn trọng người khác, tơn trọng bản thân và sống đúng với lương
tâm trách nhiệm của công dân trong xã hội. Hêghen khi bàn về đạo đức cho
rằng, con người chỉ thực hiện các hành vi đạo đức khi có sự thơi thúc bên trong
và từ niềm tin của mình, khơng ai có thể ra lệnh hay cưỡng bức về hành động
của cá nhân.
Nhìn chung các nhà triết học trước Mác đều bàn nhiều về đạo đức và đã
có những đóng góp nhất định nhưng hầu hết họ đều rơi vào quan điểm duy tâm
khi bàn về con người, về các mối quan hệ của con người trong đó có đạo đức.
Theo C.Mác và Ăngghen thì ý thức xã hội của con người phản ánh tồn tại
xã hội loài người. Đạo đức với tư cách là là một hình thái của ý thức xã hội phản
ánh một lĩnh vực tồn tại riêng biệt của xã hội loài người. Đạo đức lấy cơ sở kinh
tế - xã hội làm nguồn gốc quan điểm cho đạo đức của con người, thay đổi theo
cơ sở kinh tế sinh ra nó. Đạo đức là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực biểu
hiện sự tự giác trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với
cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với cả bản thân mình. Đạo đức với tư cách là
một hiện tượng xã hội, phản ánh tồn tại xã hội và bắt nguồn từ cuộc sống con
người. Sự phát triển của đạo đức xã hội từ thấp đến cao chính là những nấc
thang văn minh của loài người trên cơ sở của sự phát triển lực lượng sản xuất
thơng qua q trình đấu tranh, chọn lọc kế thừa mà đạo đức ngày càng phong
phú và hoàn thiện hơn.

15


1.1.3 Khái niệm về truyền thống
Truyền thống gốc chữ La tinh “Tradio” có nghĩa là hoạt động, chỉ sự gửi
đi và truyền lại. Trong từ điển Bách khoa Xô Viết (1993) định nghĩa “truyền
thống được định nghĩa là những yếu tố di tồn văn hóa, xã hội được truyền từ đời

này qua đời khác và được lưu truyền trong xã hội, giai cấp và các nhóm xã hội
trong một quá trình lâu dài. Truyền thống được thể hiện trong chế định xã hội,
chuẩn mực hành vi, các giá trị tư tưởng, phong tục tập quán và lối sống... Truyền
thống tác động đến tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội” [26, 9].
Trong từ điển Trung Quốc (1989) định nghĩa “Truyền thống là sức mạnh
tập quán xã hội được lưu truyền trong lịch sử, nó tồn tại ở các lĩnh vực, chế độ
tư tưởng, văn hóa vơ hình đến hành vi xã hội của con người. Truyền thống là
biểu hiện tính kế thừa của lịch sử” [28, 242].
Trong Đại Từ điển tiếng Việt, khái niệm truyền thống được gọi là “nề nếp,
thói quen tốt đẹp được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác” [31, 1734].
Khi nghiên cứu truyền thống, GS. Trần Văn Giàu viết “Truyền thống là
những đức tính hay thói tục kéo dài nhiều thế hệ, nhiều thời kỳ lịch sử và hiện
có nhiều tác dụng, tác dụng đó có thể là tích cực, cũng có thể tiêu cực” [13, 50]
Trong đạo đức học, truyền thống được xem là những giá trị tinh thần của
con người được hình thành trong hoạt động, quan hệ ứng xử và được lưu truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác, được mọi người nhận thức, thừa nhận, tự giác
thực hiện và tự điều chỉnh nhờ dư luận của cộng đồng xã hội.
Trong tác phẩm “Đạo đức mới”, GS Vũ Khiêu đã nêu ra định nghĩa
“Truyền thống là những thói quen lâu đời đã được hình thành trong nếp sống,
nếp suy nghĩ và hành động của một dòng tộc, một gia đình, một dịng họ, một
làng xã, một tập đồn lịch sử” [16, 536].
Dưới góc độ tiếp cận truyền thống của dân tộc, trong tác phẩm “Giá trị
truyền thống và giá trị hiện đại” của tác giả Nguyễn Ngọc Vân có đoạn viết:
“truyền thống là mối liên hệ của lịch sử mà một đầu là những giá trị tư tưởng,

16


văn hóa được sáng tạo trong q trình lịch sử của dân tộc và một đầu là sự thẩm
định, xác lập và phát huy của con người hiện đại” [30,45].

Theo GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn “nói đến truyền thống là nói đến phức
hợp những tư tưởng, tình cảm, những tập quán, thói quen, những phong tục, lối
sống, cách ứng xử, ý chí,... của một cộng đồng người đã hình thành trong lịch
sử, đã trở nên ổn định và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” [2, 16].
Dưới góc độ triết học, TS. Nguyễn Lương Bằng cho rằng truyền thống là
một khái niệm dùng để chỉ những hiện tượng như tính cách, phẩm chất, tư
tưởng, tình cảm, thói quen trong tư duy, tâm lý, lối sống...được hình thành trên
cơ sở những điều kiện tự nhiên - địa lý, kinh tế - xã hội cũng như hoạt động của
con người trong quá trình lịch sử và được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ
khác trong một cộng đồng người nhất định.
Qua các định nghĩa trên chúng ta có thể hiểu truyền thống đó là hệ thống
tính cách, tâm lý, giá trị tinh thần, tập quán hay những thói quen ứng xử của một
tập thể (cộng đồng) được hình thành biến đổi và phát triển trong lịc sử, được kết
tinh, tích lũy lại và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và chi phối
suy nghĩ và hành động của con người trong hiện tại và tương lai. Tryền thống là
sản phẩm của cộng đồng, có tính ổn định, tương đối bền vững. Song truyền
thống khơng phải là cái bất biến, vĩnh hằng mà với tư cách là một hính thái ý
thức xã hội, nó biến đổi và phát triển cùng lịch sử. Cho nên truyền thống có tính
năng động, có thể tiếp thu biến đổi và lưu truyền lại.
1.2 Các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Giá trị đạo đức truyền thống là một bộ phận trong hệ thống các giá trị dân
tộc. Trong hệ giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam, các giá trị đạo đức chiếm
vị trí nổi bật và đóng vai trị cốt lõi. Dưới góc độ tiếp cận về văn hóa “Giá trị
đạo đức truyền thống dân tộc là tổng hồ những tính chất, phẩm chất đạo đức,
phong cách được thể hiện trong cuộc sống, lao động, chiến đấu của một dân tộc
trong suốt quá trình lịch sử của mình” [26 ,10].
Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc đó là những giá trị quý báu được
hình thành trong một thời gian lâu dài, được gạn lọc, chọn lựa những gì tinh hoa
17



nhất. Do đó khi nói đến các giá trị đạo đức truyền thống của một dân tộc đó
chính là nói đến mặt tích cực và tiến bộ của đạo đức.
Nói đến giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam là nói đến đặc
thù của đạo đức Việt Nam với những phẩm chất đạo đức tốt đẹp đã được hình
thành và lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Giá trị đạo đức truyền thống
của dân tộc thể hiện trong các chuẩn mực mang tính phổ biến có tác dụng điều
chỉnh hành vi giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với xã hội. Xét trong tương
quan với khu vực, thế giới thì giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam
có những nét tương đồng với các dân tộc khác trên thế giới. Điều này xuất phát
từ việc các dân tộc trong quá trình hình thành và phát triển đều phải giải quyết
những vấn đề chung.
Mặt khác quá trình giao lưu hợp tác thường xuyên với mức độ khác nhau,
đặc biệt là các quốc gia lân cận trong khu vực đã ảnh hưởng đến nhau khá rõ rệt.
Cái tạo nên nét đặc trưng khác biệt trong giá trị đạo đức truyền thống ở các dân
tộc khác nhau chính là do trật tự xắp xếp và mối quan hệ giữa các giá trị và điều
kiện lịch sử đặc thù của dân tộc đó trong chiều dài phát triển của lịch sử .
Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam được hình thành phát
triển qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước thể hiện bản sắc riêng
của dân tộc Việt Nam và trở thành động lực to lớn trong q trình xây dựng và
phát triển đất nước. Trong đó, đạo đức truyền thống Việt Nam còn là kết quả của
q trình tiếp thu có chọn lọc các giá trị đạo đức văn hóa của nhân loại và sức
sáng tạo độc đáo. Trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đang trên đà phát triển,
mở rộng giao lưu hợp tác và hội nhập quốc tế thì vấn đề xác định các giá trị đạo
đức truyền thống ngày càng được quan tâm. Hiện nay theo nhiều tài liệu nghiên
cứu có nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định các giá trị đạo đức truyền
thống dân tộc. Những giá trị đạo đức cơ bản làm nền tảng cho vấn đề phát triển
văn hóa Việt nam được thể hiện tập trung trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ
năm, Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khẳng định “Bản sắc

dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân
18


tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và
giữ nước. Đó là lịng u nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn
kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân, gia đình, làng xã, Tổ quốc; lịng nhân ái,
khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động;
sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống.” [7, 56].
Trong tác phẩm “Đạo đức mới”, GS.TS Vũ Khiêu cho rằng “trong những
truyền thống quý báu của dân tộc, nổi bật lên nhất là truyền thống đạo đức và
khẳng định truyền thống đạo đức cao đẹp của dân tộc ta bao gồm: lịng u
nước, truyền thống đồn kết, lao động cần cù và sáng tạo; tinh thần nhân đạo,
lòng yêu thương và quý trọng con người, trong đó yêu nước là bậc thang cao
nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc [16, 86].
GS. Nguyễn Hồng Phong cho rằng, “Tính cách các dân tộc gần như là tất
cả nội dung của giá trị đạo đức truyền thống, bao gồm: tính tập thể - cộng đồng;
trọng đạo đức, cần kiệm, giản dị, thực tiễn, tinh thần yêu nước bất khuất và lịng
u chuộng hịa bình, nhân đạo; lạc quan” [27, 454].
Trong tác phẩm “Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam”, GS. Trần
Văn Giàu viết như sau: “Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam gồm
có: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa” [13,
94].
Qua các cơng trình nghiên cứu và các tác giả nêu trên chúng ta có thể
nhận thấy dân tộc Việt Nam có một di sản giá trị đạo đức truyền thống phong
phú. Trong hệ thống giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc ta, giá trị đạo đức
chiếm vị trí nổi bật. Vì vậy, khi đề cập đến các giá trị truyền thống, hầu như các
ý kiến đều nhấn mạnh đến giá trị đạo đức. Dựa vào tiêu chí xác định giá trị, giá
trị đạo đức và từ quan điểm của Đảng ta cũng như của các nhà nghiên cứu,
chúng ta có thể khẳng định các giá trị đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộc

ta bao gồm: Chủ nghĩa yêu nước, lòng thương người sâu sắc, tinh thần đồn kết
cộng đồng, đức tính cần kiệm, lịng dũng cảm, bất khuất, tính khiêm tốn, giản dị,
trung thực, chung thủy, lạc quan, sáng tạo, anh hùng.

19


Tất cả các giá trị đạo đức truyền thống nêu trên không phải là những yếu
tố xa vời mà là những yếu tố gần gũi, gắn liền với đời sống xã hội và con người
Việt Nam. Các yếu tố đó khơng khác thường, với các dân tộc khác nhưng nó đã
tạo nên sức sống bền bỉ của dân tộc Việt Nam qua các biến cố lịch sử. Do đó
việc nhận diện các giá trị đạo đức truyền thống là một việc làm có ý nghĩa to lớn
trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.
* Truyền thống yêu nước: Trong các giá trị đạo đức truyền thống, truyền
thống yêu nước được khẳng định là giá trị cối lõi, giá trị định hướng các giá trị
khác. Tuyền thống yêu nước là tiêu điểm của các tiêu điểm, là động lực tình cảm
lớn nhất của đời sống dân tộc, đồng thời là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá
trị đạo đức của dân tộc ta. Truyền thống yêu nước là tình yêu quê hương, đất
nước mà nội dung của truyền thống yêu nước là lòng trung thành với Tổ quốc,
lòng tự hào về công lao của dân tộc, được biểu hiện ở khát vọng, ý chí và hành
động tích cực bảo vệ Tổ quốc và đem lại nhiều lợi ích phụng sự cho nhân dân.
Truyền thống u nước khơng chỉ có riêng ở đất nước Việt Nam, tình cảm
đó bao trùm trên phạm vi tồn thế giới. V.I. Lênin đã từng nói: “Chủ nghĩa yêu
nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất đã được củng cố qua hàng trăm,
hàng nghìn năm tồn tại của các tổ quốc biệt lập” [32, 226]. Song sự hình thành
sớm hay muộn, nội dung cụ thể, mức độ biểu hiện của nó tùy thuộc vào điều
kiện lịch sử đặc thù của từng dân tộc, gắn liền với sự phát triển của đất nước.
Ở Việt Nam lòng yêu nước là phẩm chất cao quý, thiêng liêng của dân
tộc được khẳng định qua hàng nghìn năm lịch sử. Lịng u nước hình thành
trong các tầng lớp nhân dân ngay từ thời kỳ dựng nước và phát triển trong quá

trình đấu tranh lâu dài chống ngoại xâm. Tình cảm yêu nước chiếm một vị trí
đặc biệt trong đời sống tâm hồn của người Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nói: “Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là một truyền thống quý báu
của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sơi nổi,
nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy
hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [22, 171].

20


Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đã phải chiến đấu với giặc ngoại
xâm đông và mạnh hơn mình gấp nhiều lần. Lịng u nước của dân tộc ta vừa
là tình cảm vừa là tư tưởng mang những sắc thái độc đáo, hình thành trong
những điều kiện cụ thể của thiên nhiên, của lịch sử và hun đúc lên thành một sức
mạnh đặc biệt khi đất nước bị xâm lăng. Chính lịng u nước nồng nàn đã giúp
nhân dân vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược dù chúng to
lớn đến bao nhiêu và từ đâu đến. Chính qua các cuộc chiến đấu trường kỳ, đầy
gian khổ đó mà chủ nghĩa yêu nước của dân tộc ta được bộc lộ rõ nét và được
nâng lên ở tầm cao mới. “Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch
sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại là dòng chủ lưu của đời sống Việt Nam, trở
thành một dạng triết lý xã hội và nhân sinh trong tâm hồn Việt Nam” [19, 63].
Tinh thần yêu nước ở Việt Nam được hình thành sớm, được thử thách và
khẳng định qua bao thăng trầm của lịch sử, được bổ sung và phát triển qua từng
thời kỳ. Theo yêu cầu phát triển của dân tộc và thời đại, chủ nghĩa yêu nước là
một trong những giá trị cao quý và bền vững nhất của dân tộc ta.
* Truyền thống nhân ái, bao dung, thương yêu con người: Đây là
truyền thống nổi bật của người Việt Nam, thấm đượm trong các mối quan hệ
giữa các thành viên trong gia đình, và phát triển trong mối quan hệ giữa gia
đình và làng xóm và mở rộng ra cả cộng đồng dân tộc. Lấy tình thương yêu làm
cơ sở cho cách xử thế ở đời là triết lý sống của người Việt Nam, đó là khen ngợi

những tấm gương vì nghĩa và lên án mạnh mẽ những kẻ ác nhân, ác đức.
Thương người cũng như thương mình nên người Việt Nam dễ dàng đồng
cảm đối với người cùng cảnh ngộ, với nỗi đau của con người. Thương người
thường dẫn tới những nghĩa cử cao đẹp “nhường cơm sẻ áo”, với tinh thần “lá
lành đùm lá rách”, “lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Tư tưởng “thương người như
thể thương thân” được nhân dân ta tôn trọng, giữ gìn và chuyển giao qua các thế
hệ, trở thành một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Lòng thương người
truyền thống của dân tộc ta còn bao hàm cả lòng vị tha với những kẻ lầm đường
lạc lối, biết lập cơng chuộc tội trở về với chính nghĩa và “mở đường hiếu sinh”
với kể thù một khi chúng bị thất bại.
21


Lịng u thương con người khơng chỉ là truyền thống của dân tộc mà còn
là cơ sở của lòng yêu chuộng hịa bình, hữu nghị giữa các dân tộc. Trong quan
hệ với các nước, chúng ta luôn giữ thái độ hòa hiếu, tận dụng mọi cơ hội để giải
quyết hòa bình những xung đột, tranh chấp. Đây là nguồn lực tinh thần to lớn
giúp nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách, làm chủ cuộc sống.
Lịng thương u con người, nhân ái của dân tộc ta từ lâu đã trở thành nếp
nghĩ, hành động phổ biến trong nhân dân, chi phối quan hệ giữa người với người
trong xã hội. Lòng yêu thương con người là một trong những truyền thống rất
đáng tự hào của dân tộc ta. Nó gắn liền với tinh thần chiến đấu anh dũng chống
ngoại xâm cứu dân, cứu nước, chống lại mọi bất công, chà đạp lên cuộc sống
con người, nó thấm nhuần tình yêu đùm bọc lẫn nhau giữa người với người
trong sản xuất, đấu tranh xã hội, trong sinh hoạt hàng ngày. Truyền thống này
không ngừng được kế thừa và phát huy trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, là cơ
sở sâu xa và vững bền của chủ nghĩa nhân đạo XHCN của chúng ta ngày nay.
* Ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết: Tinh thần đoàn kết bắt nguồn từ
chủ nghĩa yêu nước và là biểu hiện của chủ nghĩa u nước. Nhờ đồn kết cha
ơng ta đã tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả cộng đồng dân tộc trong xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc. Đoàn kết là điều kiện tất yếu để bảo tồn dân tộc, nhất là khi
đất nước có giặc ngoại xâm. Đồn kết đã giúp nhân dân ta vượt qua những thử
thách khắc nghiệt của thiên nhiên, phát triển sản xuất để phục vụ đời sống của
mình. Từ kinh nghiệm thực tế, cha ơng ta đã nhận thức sâu sắc rằng: “Đồn kết
thì sống, chia rẽ thì chết”, “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên
hòn núi cao”. Tinh thần đoàn kết toàn dân là nguồn sức mạnh lớn lao để nhân
dân ta đánh thắng mọi thế lực ngoại xâm.
Lịch sử dân tộc ta cho thấy rằng, đứng trước các thế lực ngoại xâm mà
khơng thực hiện đồn kết tồn dân. Thấy rõ vai trị của yếu tố đồn kết, cha ơng
ta ln có ý thức chống chính sách chia rẽ của các thế lực ngoại bang và xu
hướng cát cứ của các thế lực phong kiến.
Ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết là một điểm tựa tinh thần vững chắc,
một động lực mạnh mẽ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong sự
22


nghiệp cách mạng XHCN ở nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định : “Đồn
kết, đồn kết, đại đồn kết. Thành công, thành công, đại thành công” [22, 350].
Trước lúc đi xa, Người cịn khẳng định: “Đồn kết là một truyền thống quí báu
của Đảng và của nhân dân ta” và yêu cầu cán bộ đảng viên “Cần phải giữ gìn sự
đồn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình” [24, 510].
* Cần kiệm: Cần cù và tiết kiệm là những giá trị đạo đức đã có từ bao đời
của dân tộc ta. Cần cù là biểu hiện thái độ của con người trong hoạt động sản
xuất ra của cải vật chất, tinh thần và các mặt hoạt động khác của con người. Nó
là kết quả, là điều kiện không thể thiếu được của q trình tồn tại và phát triển
của xã hội lồi người nói chung và dân tộc ta nói riêng. Trong lịch sử, nhân dân
ta đã tận dụng nhiều yếu tố tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất và đời sống
nhưng cũng gặp vơ vàn khó khăn, địi hỏi phải nỗ lực khắc phục để tiến lên.
Chính hồn cảnh sản xuất và đấu tranh xã hội qua bao đời đã hình thành trong
con người Việt Nam đức tính cần cù và tiết kiệm. Trong điều kiện thiên nhiên

Việt Nam vừa thuận lợi vừa rất khắc nghiệt, lao động của con người chủ yếu dựa
vào cơ bắp, nếu không cần cù và tiết kiệm thì khó có thể tồn tại, lại càng khơng
thể nói đến sự phát triển.
Trải qua bao đời, ý thức đề cao lao động chống thói lười biếng đã ăn sâu
vào tiềm thức của con người Việt Nam. Thấu hiểu giá trị của sự kết hợp sức lao
động và đất đai, người Việt Nam chú trọng giáo dục, động viên, giúp đỡ nhau
trong sản xuất, làm cho “tấc đất” trở thành “tấc vàng”. Lao động cần cù là nguồn
gốc của mọi của cải và hạnh phúc: “năng nhặt chặt bị”. Yêu quý lao động, người
Việt Nam cũng tỏ thái độ phê phán thói lười biếng. Người Việt Nam đánh giá
phẩm chất đạo đức của con người cao hơn cái dáng vẻ bên ngoài: “cái nết đánh
chết cái cái đẹp”, mà cái nết thể hiện rõ nhất ở sự chăm chỉ khéo léo của con
người. Trong một số trường hợp, sự cần cù cịn có thể bù đắp những khiếm
khuyết về trí tuệ của con người: “cần cù bù thông minh”. Cần cù gắn liền với tiết
kiệm. Cần mà khơng kiệm thì cuộc sống bấp bênh. Cịn kiệm mà khơng cần thì
vơ nghĩa vì lấy gì mà kiệm.

23


Cần cù và tiết kiệm là một giá trị đạo đức truyền thống có từ bao đời nay
của nhân dân ta. Nó vừa là điều kiện bảo đảm nhu cầu cuộc sống của con người,
vừa là sự thể hiện ý thức trách nhiệm của con người Việt Nam trong sự nghiệp
dựng nước và giữ nước của mình. Tất cả những thành quả vật chất và tinh thần
mà cha ông ta để lại cho đến ngày nay đều gắn liền với truyền thống cần kiệm.
* Anh hùng: là một khái niệm thuộc phạm trù đạo đức, dùng để chỉ hành
động dũng cảm, có chính nghĩa. Đây là một truyền thống đẹp của người Việt
Nam được thử thách và kiểm nghiệm qua lịch sử đấu tranh của dân tộc. Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã từng khẳng định nhân dân ta rất anh hùng. Anh hùng khơng
phải thể hiện qua lời nói mà phải bằng hành động, hành động được coi là anh
hùng phải là hành động dũng cảm. Dũng cảm nghĩa là khơng sợ khó, sợ khổ mà

chỉ lo sao hồn thành tốt nhiệm vụ. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, anh hùng cũng
biểu hiện sự dũng cảm chứ không phải thứ phải dũng cảm nhất thời, khơng có ý
thức. Hành động dũng cảm phải gắn liền với lý tưởng thì mới gọi là anh hùng.
Anh hùng không chỉ dừng lại ở đức tính cao đẹp mà nó cịn nâng lên một
thứ chủ nghĩa. Chủ nghĩa anh hùng không chỉ tôn trọng, ca tụng anh hùng mà
đòi hỏi phải theo gương anh hùng. Dân tộc Việt Nam đã nối gót bao thế hệ anh
hùng đời trước làm nên những chiến thắng vang dội, đánh đuổi giặc ngoại xâm,
đấu tranh vì hịa bình, độc lập, hạnh phúc của nhân loại. Anh hùng không chỉ
đơn thuần là sự dũng cảm mà nó cịn cần phải dựa trên cơ sở kết hợp với trí tuệ.
Trước những kẻ xâm lược hùng mạnh, dân tộc ta đã biết phát huy mặt mạnh của
mình là trí thơng minh, lòng can đảm để tiêu diệt kẻ thù. Lịch sử đã chứng minh
sức mạnh của người Việt Nam qua ba lần đánh thắng quân Mông Nguyên, một
đội quân được coi là bất khả chiến bại. Sức mạnh đó được nhân lên trong thời
đại Hồ Chí Minh với chiến cơng vang dội đánh bại hai đế quốc mạnh là Pháp và
Mỹ. Chủ nghĩa anh hùng của người Việt Nam là là kết tinh của lòng yêu nước đã
thấm sâu vào máu thịt của người dân chiến đấu cho lẽ phải, sẵn sàng chấp nhận
cái chết vì lợi của Tổ quốc. Những quan niệm “chết vinh cịn hơn sống nhục”,
vẫn có tác dụng giáo dục tư tưởng cho các thế hệ mai sau.

24


Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, chủ nghĩa anh hùng truyền thống
được phát triển lên một giai đoạn cao hơn: Chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nó
đã đào luyện nên những người anh hùng kiên trung cho lịch sử Việt Nam . Đó là
những con người dám lao mình vào hoạt động cách mạng, chiến đấu vì lý tưởng
cao đẹp và độc lập dân tộc, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân.
* Truyền thống lạc quan, yêu đời: Đây là truyền thống vốn có của dân
tộc Việt Nam, điều đó thể hiện rõ trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động,
trong kháng chiến và trong công cuộc xây dựng CNXH.

Trong lao động và đời sống hằng ngày dù phải tần tảo một nắng hai
sương, thì ơng cha ta vẫn ln đề cao tinh thần của mình để tạo ra động lực và
điểm tựa vững chắc trong lao động. Trong cuộc sống dù phải đối mặt với nhiều
khó khăn họ vẫn khơng than thở, thể hiện tinh thần lạc quan vui tươi. Tinh thần
đó trở thành động lực, là nguồn động viên to lớn của nhân dân ta trong lao động,
cuộc sống. Trong kháng chiến tinh thần lạc quan, yêu đời được thể hiện trong
suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, đó là cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
Truyền thống này được thể hiện đậm nét trong hai cuộc chiến chống Pháp - Mỹ.
Trong mưa bom, bão đạn những tuyến hàng từ hậu phương vẫn được đưa ra tiền
tuyến, tất cả đều có niềm tin vào tháng lợi của đường lối kháng chiến mà Đảng
đề ra. Khơng có tinh thần lạc quan thì khơng thể có đức tính kiên trì trong suốt
lịch sử chiến đấu gần như liên tục chống quân xâm lược cũng như trong quá
trình cải tạo thiên nhiên, xây dựng đất nước. Trong công cuộc xây dựng đất
nước theo định hướng XHCN nhân dân ta đặt niềm tin sẽ thành cơng trong việc
đưa đất nước thốt khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Chủ nghĩa lạc quan trong xây dựng
đất nước được kích thích bởi lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, nhất định sẽ đưa Việt
Nam ngày càng lớn mạnh, sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới.
Ngoài những giá trị đạo đức cơ bản nêu trên, cịn có những giá trị phổ
biến hợp thành hệ thống giá trị đạo đức truyền thống dân tộc: Tinh thần bất
khuất, tính khiêm tốn, giản dị, trung thực, chung thủy, vì nghĩa, trọng nhân
nghĩa. Các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc được hình thành, bồi đắp trong
suốt chiều dài lịch sử, phát triển nội dung, và chứng tỏ vai trò to lớn của các giá
25


×