Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Tội hiếp dâm trẻ em và công tác phòng chống tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.8 KB, 46 trang )

Luật hình sự_khoa luật Đại học Vinh

Lời cam đoan
Em xin cam đoan đây là sản phẩm trí tuệ của mình,khơng có bất kỳ sự sao
chép nào. Nếu có thiếu sót gì, em xin chịu mọi sự trách nhiệm
Sinh viên
Nguyễn thị Ngọc

1


Luật hình sự_khoa luật Đại học Vinh
Lời cảm ơn
Bài tập lớn được thực hiện ở bộ mơn Luật Hình Sự tại khoa Luật trường
Đại học Vinh dưới sự hướng dẫn của giảng viên Nguyễn thị Mai Trang
Em xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới Cơ Nguyễn Thị Mai Trang đã đưa em
đến với đề tài nghiên cứu này và hướng dẫn, giúp đỡ em tận tình để em hồn thành
đề tài này
Em xin cảm ơn các thầy cơ giáo trong khoa luật trường đại học vinh đã cung
cấp cho em nhiều tài liệu và truyền thụ những kiến thức cơ bản về chuyên nghành
Luật, khuyến khích và tạo điều kiện để em hoàn thành đề tài này
Em xin cảm ơn các cán bộ ở thư viện trường đại học vinh, các thầy cơ trong
trường và phịng đào tạo đã giúp đỡ và tạo điều kiện giúp em trong việc tìm kiếm
tài liệu và tạo điều kiện phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài
Sự động viên cỗ vũ của gia đình và bạn bè là nguồn động lực giúp em hoàn
thành đề tài này
Em xin chân thành cảm ơn
Sinh viên

2



Luật hình sự_khoa luật Đại học Vinh
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan...........................................................................................................1
Lời cảm ơn...............................................................................................................2
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................5
Tài liệu tham khảo..................................................................................................6
A Lời nói đầu.........................................................................................................7
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài...............................................................7
2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu đề tài..............................................................9
3. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................9
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................9
5. Kết cấu đề tài........................................................................................................9
B Nội Dung............................................................................................................11
Chương 1 Những vấn đề lý luận về tội Hiếp dâm trẻ em và cơng tác phịng
chống tội phạm hiếp dâm trẻ em..........................................................................11
1.1

Khái niệm về trẻ em và đặc điểm pháp lý của trẻ em...................................11

1.2

Khái niệm về tội phạm hiếp dâm trẻ em.......................................................15

1.2.1 Khái niệm về tội phạm hiếp dâm trẻ em.......................................................15
1.2.2
1.3

Cấu thành tội hiếp dâm trẻ em...................................................................16

Lý luận chung về cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm hiếp dâm trẻ em

của cơ quan cảnh sát điều tra..................................................................................19
1.3.1

Khái niệm về cơng tác phịng chống tội phạm của cơ quan cảnh sát điều tra

.................................................................................................................................19
1.3.2 Khái niệm về cơng tác phịng chống tội phạm hiếp dâm trẻ em của cơ quan
cảnh sát điều tra.......................................................................................................20
Chương 2 Tình hình tội phạm hiếp dâm và cơng tác phịng chống tội phạm
hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay........................................25
2.1 Tình hình về tội phạm hiếp dâm trong giai đoạn hiện nay...............................25
2.1.1 hậu quả của tội phạm hiếp dâm trẻ em...........................................................30
3


Luật hình sự_khoa luật Đại học Vinh
2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến tội hiếp dâm trẻ em.....................................................33
2.2 Cơng tác phịng chống tội phạm hiếp dâm trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện
nay..........................................................................................................................36
2.2.1 Tình hình cơng tác phịng chống tội phạm hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh
Nghệ An trong giai đoạn hiện nay..........................................................................36
2.2.2 Những ưu điểm và hạn chế trong cơng tác phịng chống tội phạm hiếp dâm
trẻ em của lực lương cảnh sát điều tra trên địa bàn tỉnh nghệ an trong giai đoạn
hiện nay...................................................................................................................37
Chương 3 Giải pháp nhằm hạn chế tội phạm hiếp dâm trẻ em và nâng cao
hiệu qủa cơng tác phịng chống tội phạm hiếp dâm trẻ e trên địa bàn tỉnh
nghệ an trong giai đoạn hiện nay.........................................................................40
3.1


Giải pháp nhằm hạn chế sự gia tăng về tội phạm hiếp dâm trẻ em trên địa

bàn tỉnh Nghệ an trong giai đoạn hiện nay.............................................................40
3.2 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cơng tác phịng chống tội phạm hiếp
dâm trẻ em của lực lượng điều tra CA tỉnh Nghệ an trong giai đoạn hiện nay.......42
3.3 kiến nghị đề xuất về trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội hiếp dâm trẻ
em............................................................................................................................44
C kết luận...............................................................................................................46

4


Luật hình sự_khoa luật Đại học Vinh
Danh mục chữ viết tắt
chữ viết tắt
Bộ lao động thương binh xã hội

BLĐTBXH

Toà án nhân dân tối cao

TANDTC

Toà án nhân dân

TAND

An ninh trật tự
Xã hội chủ nghĩa


ANTT
XHCN

Bộ luật hình sự

BLHS

Cảnh sát nhân dân

CSND

Trật tự xã hội
công an

TTXH
CA

Tài liệu tham khảo
5


Luật hình sự_khoa luật Đại học Vinh

1. Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật
2. Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2001
3. Bộ luật tố tụng hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2001
4. Luật Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001
5. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
6. http//:google.com


A Lời nói đầu
6


Luật hình sự_khoa luật Đại học Vinh
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Nghệ an là một tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc khu vực Bắc Miền
Trung với diện tích 16.493,7 km vng gồm 1 thành phố trực thuộc, 3 xã và 17
huyện với 480 đơn vị hành chính cấp xã gồm 463 xã phường và 17 thị trấn. Dân
số Nghệ An có 2942900 người ( số liệu năm 2011), mật độ 178người/ kmvuông.
Nghệ An là một tỉnh có đầy đủ địa hình núi cao, trung du, đồng bằng và ven biển.
Phía Tây là dãy núi Bắc Trường Sơn , Tỉnh có 10 huyện miền núi, trong đó có 5
huyện là miền núi cao, các huyện miền núi này tạo thành miền tây nghệ an, có 9
huyện nằm trong khu dự trữ sinh quyển miền tây nghệ an đã được UNESCO công
nhận là khu dự trũ sinh quyễn thế giới, các huyện còn lại là trung du và ven biển ,
trong đó Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Diễn Châu là giáp biển
Ngành Công nhiệp của Nghệ an tập trung phát triển ở 3 khu vực là Vinh –
Cửa Lị gắn liền với khu kinh tế đơng nam, khu vực Hoàng Mai và khu vực Phủ
Quỳ. Phấn đấu phát triển nhiều nghành Cơng nghiệp có thế mạnh như các nghành
chế biến thực phẩm – đồ uống, chế biến thuỷ hải sản, dệt may, vật liệu xây dựng,
cơ khí, sản xuất đồ thủ cơng, mỹ nghệ, chế tác đá mỹ nghệ, đá trang trí, sản xuất
bao bì, nhựa giấy ..Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh
của Việt Nam năm 2011. Với chính sách “Trải chiếu hoa mời gọi đầu tư” tỉnh đã
thu hút nhiều tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đến đầu tư phát triển kinh
tế, do đó đã tạo cho Nghệ An những bước phát triển vượt bậc, kinh tế liên tục tăng
trưởng ở mức độ cao, tốc độ đơ thị hóa nhanh, tình hình dân nhập cư đến làm ăn
sinh sống chiếm tỷ lệ cao. Bên cạnh những thuận lợi về phát triển kinh tế sẽ làm
nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về ANTT, tội phạm và tệ nạn xã hội ngày càng gia
tăng, xu thế hình thành các băng, nhóm tội phạm xun quốc gia với sự câu kết

chặt chẽ giữa các đối tượng trong và ngòai tỉnh với đối tượng ở nước ngòai, thủ
đọan ngày càng tinh vi, xảo quyệt. ở nước ta .
Tội hiếp dâm trẻ em để lại hậu quả rất ngiêm trọng đến sự phát triển của các
em , không chỉ ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần mà còn ảnh hưởng sâu sắc tới sự
phát triển sau này của các bé. Những người thực hiện hành vi phạm tội là những
7


Luật hình sự_khoa luật Đại học Vinh
con người suy đồi đạo đức, coi thường pháp luật, coi thường đạo đức.Tội phạm
hiếp dâm trẻ em ngày càng gia tăng còn gây hoang mang cho người dân trên địa
bàn tỉnh Nghệ An
Xuất phát từ quan điểm của Đảng và Nhà nước, thế hệ trẻ là tương lai của
đất nước , là cánh tay đắc lực của Đảng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước. Điều đó được quy định trong hiến pháp 1992:”Nhà nước, xã hội, gia đình và
cơng dân có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em...”. Để bảo vệ quyền trẻ
em, đa số các quốc gia đã ký kết và tham gia công ước của Liên Hợp Quốc về
quyền trẻ em. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới
phê chuẩn Công Ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990
Cơng tác phịng chống tội phạm hiếp dâm trẻ em trong thời gian qua đã đạt
được thành tựu đáng mừng, nhưng trên thực tế vẫn tồn tại nhiều thực trạng đáng
lo ngại, với chiều hướng ngày càng gia tăng với diễn biến hết sức phức tạp. Qua
đó, Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều nghị định, chỉ thị, công văn tới các ban
nghành liên quan, nhằm ngăn chặn và hạn chế tới mức tối đa loại tội phạm này.
Năm được tinh thần đó lực lượng Công An Tỉnh Nghệ An và lực lượng cảnh sát
điều tra tội phạm về trật tự xã hội đã đạt nhiều thành tựu, tuy nhiên Công tác điều
tra và phòng chống tội hiếp dâm trẻ em còn gặp nhiều khó khăn từ những thủ đoạn
của tội phạm ngày càng tinh vi cho đến nạn nhân là các em bé và gia đình các em
khơng khai báo kịp thời hoạc khơng trình báo do nhận thức của các em và gia
đình cịn hạn chế, bên cạnh đó hệ thống cơ quan nhà nước va lực lượng Công An

làm việc còn rất hạn chế, chưa phát huy hết chức năng
Trên đây là những lý do mà em chọn đề tài bài tập lớn : “ Tội hiếp dâm trẻ
em và cơng tác phịng chống tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn Tỉnh Nghệ An
trong giai đoạn hiện nay “

2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu đề tài
8


Luật hình sự_khoa luật Đại học Vinh
Mục đích nghiên cứu đề tài:
- Làm sáng rõ những lý luận chung về tội phạm hiếp dâm trẻ em và đấu
tranh phịng chơng tội phạm của lực lượng cảnh sát điều tra
- Tình hình và thực trạng của tội hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Nghệ An
trong giai đoạn hiện nay
- Cơng tác điều tra và phịng chống tội phạm hiếp dâm trên địa bàn tỉnh
nghệ An
- Tìm hiểu những giải pháp và đưa ra các kiến nghị nhằm giảm thiểu tội
phạm về hiếp dâm trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu là tội hiếp dâm trẻ em, những vấn đề liên quan đến
tội hiếp dâm trẻ em và cơng tác phịng chống tội phạm của lực lượng điều tra trên
địa bàn tỉnh Nghệ An
3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình và hoạt động phòng ngừa, điều tra các vụ án hiếp dâm
trẻ em của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH Công an tỉnh Nghệ an
trong giai đoạn hiện nay
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Dựa vào phép biện chứng duy vật của triết học
Mác - LêNin; các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cơng tác đấu tranh

phịng, chống tội phạm; tâm lý học và khoa học điều tra tội phạm.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm;
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp;
+ Phương pháp thống kê so sánh đối chiếu;
+ Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
5. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 3 chương

9


Luật hình sự_khoa luật Đại học Vinh
Chương 1 Những vấn đề lý luận về tội hiếp dâm trẻ em và cơng tác phịng
chống tệ nạn tội phạm hiếp dâm trẻ em
Chương 2 Tình hình tội phạm hiếp dâm trẻ em và cơng tác phịng chống tội
phạm hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Nghệ an trong giai đoạn hiện nay
Chương 3
Giải pháp nhằm hạn chế tội phạm hiếp dâm trẻ em và nâng cao hiểu quả
hoạt động của công tác phòng chống tội phạm hiếp dâm trên địa bàn tỉnh Nghệ an
trong giai đoạn hiện nay

10


Luật hình sự_khoa luật Đại học Vinh
B Nội Dung
Chương 1
Những vấn đề lý luận về tội Hiếp dâm trẻ em và cơng tác phịng chống
tội phạm hiếp dâm trẻ em

1.1

Khái niệm về trẻ em và đặc điểm pháp lý của trẻ em

Trẻ em là búp trên cành, biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan, tất cả
chúng ta đều biết trẻ em là niềm vui, là tương lai của đất nước, các em cần được
vui chơi cần học hành và cần được những gì tốt đẹp nhất mà người lớn mang lại.
Chính những điều này vấn đề pháp lý của trẻ em được đặt ra. Về mặt sinh học Trẻ
em ở giữa giai đoạn từ khi sinh đến tuổi trưởng thành
Hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em
nói riêng đã dần hồn thiện
Nhà nước quan tâm nhiều tới cơng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Trong pháp luật quốc tế, độ tuổi trẻ em được sử dụng tương đối thống nhất
và áp dụng độ tuổi trẻ em là dưới 18 tuổi, trong các công ước quốc tế như Tuyên
bố về Hội Quốc Liên về quyền trẻ em(năm 1924), tuyên bố Liên Hợp Quốc về
quyền trẻ em (năm 1959) điều 1 “trong phạm vi công ước này, trẻ em có nghĩa là
bất kỳ người nào dưới 18 tuổi trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng đó
quy định sớm hơn”, Tuyên bố thế giới về quyền con người (năm 1968), công ước
138 của tổ chức lao động quốc tế(ILO) về tuổi tối thiểu làm việc (năm 1976) Công
ước liên hợp quốc về quyền trẻ em(năm 1989)....đã khẳng định việc áp dụng độ
tuổi trẻ em của mỗi quốc gia có thể khác nhau tuỳ thuộc vào nội luật của mỗi nước
quy định độ tuổi thành niên sớm hơn. Song các tổ chức của Liên Hợp Quốc và
Quốc tế như UNICEF( Liên Hợp Quốc) UNFPA ( quỹ dân số liên hợp quốc) ILO
( tổ chức lao động quốc tế ) UNESSCO ( tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hoá
của liên hợp quốc tại Việt Nam)....đều xác định trẻ em là người dưới 18 tuổi. Khái
niệm trẻ em được quốc tế sử dụng thống nhất và đề cập trong nhiều văn bản

11



Luật hình sự_khoa luật Đại học Vinh
Các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã phê chuẩn Công ước
này đều phải tuân thủ về tuổi của trẻ em là người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên ở Việt
Nam, chưa có quy định thống nhất về độ tuổi của trẻ em và người chưa thành niên,
vì vậy đinh nghĩa về trẻ em cũng được quy định khác nhau ở nhiều
văn bản pháp luật nước ta, cụ thể là:
Pháp luật quy định về độ tuổi trẻ em chính thức được đề cập trong một văn
bản sau khi Uỷ ban Thường Vụ Quốc Hội ban hành Pháp lệnh về bảo vệ trẻ em,
chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 14 tháng 11 năm 1979, trong đo quy định “trẻ
em nói trong pháp lệnh này gồm các em từ mới sinh đến 15 tuổi (điều 1). Đến năm
1991, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được ban hành đã nâng độ tuổi
trẻ em lên đến dưới 16 tuổi ( điều 1) “Trẻ em quy định trong luật này là công dân
Việt Nam dưới 16 tuổi. Độ tuổi này được tiếp tục khảng định tại điều 1 của Luật
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ban hành năm 2004. Đó có thể là trẻ sơ sinh,
là những bé thơ trong nhà trẻ, những em bé học mẫu giáo, những em học tiểu học,
những em học trung học cơ sở hay những em học trung học phổ thông miễn là nằm
trong độ tuổi 16tuổi đều là trẻ em. Trong các giai đoạn phát triển của trẻ em có
thể phân chia thành các giai đoạn khác nhau. Trong giai đoạn trẻ em có thể phân
chia thành các độ tuỏi khác nhau như Trẻ em dưới 2 tuổi; trẻ em từ 2 tuổi đến dưới
6 tuổi; trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 12 tuổi; trẻ em từ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi… Bộ
Luật Lao động nước ta quy định: “Trẻ em là người dưới 15 tuổi”.
Theo quy định của Chương X, Bộ luật Hình sự năm 1999 thì người chưa
thành niên là người dưới 18 tuổi. Cũng tại Bộ luật này, khi nói đến trẻ em với
tính cách là đối tượng bị xâm hại, luật quy định là người dưới 16 tuổi.
Chúng ta cần phân biệt 2 khái niệm về trẻ em và người chưa thành niên, nếu
như quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi, thì người chưa thành niên quy định cao
hơn một chút là dưới 18 tuổi
Ở nước ta, độ tuổi người chưa thành niên được xác định thống nhất trong
Hiến Pháp năm 1992, Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2003, Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và

12


Luật hình sự_khoa luật Đại học Vinh
một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Tất cả các văn bản pháp luật đó đều quy
định tuổi của người chưa thành niên là dưới 18 tuổi và quy định riêng những chế
định pháp luật đối với người chưa thành niên trong từng lĩnh vực Như vậy trẻ em
và người chưa thành niên là hai thuật ngữ, hai khái niệm khác nhau nhưng gắn bó
mật thiết với nhau, hịa quyện vào nhau và trong nhiều trường hợp mối quan hệ
này khơng có sự khác biệt bởi vì: Tất cả trẻ em đều là người chưa thành niên
nhưng không phải mọi người chưa thành niên đều là trẻ em. Trong hệ thống pháp
luật nước ta chưa có quy định thống nhất về ranh giới giữa trẻ em và người trưởng
thành. Tuy nhiên trong các văn bản pháp luật trong nước và trong phạm vi quốc tế
đối tượng trẻ em cần được sự giáo dục quan tâm chăm sóc của cả xã hội nhằm tạo
ra những điều kiện tốt nhất để trẻ em phát triển tồn diện về thể chất cũng như tinh
thần
Để có một khái niệm đầy đủ vể trẻ em, chúng ta cần tìm hiểu đặc trưng của
lứa tuổi này
Thứ nhất: Về độ tuổi
Tuyên bố của Liên hợp quốc về quyền trẻ em đã đưa quy định : Trẻ em là
những người dưới 18 tuổi, nhưng tuỳ nội luật của các nước mà đưa ra các quy định
cho nước mình, miễn là không được quá 18 tuổi, trái với luật quốc tế
Như vậy căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành cũng như Luật
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam quy định độ tuổi của trẻ em dưới
16 tuổi là không trái với quy định của Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em.
Sự phát triển về thể chất và nhận thức của con người theo quy luật khách quan từ
thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Cùng với sự phát triển về thể
chất, thông qua hoạt động thực tiễn, nhận thức của con người cũng dần được hoàn
thiện hơn. Chỉ đến khi đạt độ tuổi nhất định thì con người mới có đầy đủ năng lực
trách nhiệm về hành vi của mình. Do đó ở độ tuổi dưới 18 tuổi trẻ em chưa phát

triển hoàn thiện về thể chất và trí tuệ, cần phải được chăm sóc đặc biệt và bảo vệ
thích hợp về mặt pháp lý.

13


Luật hình sự_khoa luật Đại học Vinh
Thứ Hai: Đặc điểm về mặt xã hội
Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là thế hệ tương lai, là người kế
tục sự nghiệp của các thế hệ đi trước vì vậy tương lai của mỗi quốc gia, mỗi dân
tộc đều phụ thuộc vào sự giáo dục, bảo vệ và chăm sóc đối với trẻ em, vì vậy cơng
tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ
sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Trong thư gởi các cháu
thiếu nhi nhân ngày khai giảng năm học mới Bác Hồ viết: “Non sơng Việt Nam có
trở nên vẻ vang, sánh vai với các cường quốc năm châu hay khơng…chính là nhờ
phần lớn cơng học tập của các cháu”.
Ở lứa tuổi này, trẻ em được giáo dục, hướng dẫn để trở thành chủ nhân
tương lai của đất nước. Trẻ em có trở thành người chủ thực sự của đất nước
hay không phụ thuộc vào việc trẻ em được gia đình, nhà trường và xã hội đã
định hướng, giáo dục và chuẩn bị cho trẻ em theo những chuẩn mực nào. Mọi
hành vi của các thế hệ đi trước đều ảnh hưởng tới sự phát triển, hình thành
nhân cách của các em, vì vậy trẻ em cũng có quyền địi hỏi người lớn bảo vệ,
chăm sóc, giáo dục và giúp đỡ. Mọi thiếu sót, tác động xấu trong việc chăm sóc
giáo dục trẻ em đều có thể dẫn đến những hậu quả khó lường, tất cả các hành
vi xâm hại đến quyền lợi của trẻ em đều phải bị lên án.
Thứ ba: Đặc điểm về mặt sinh lý
Giai đoạn trẻ em là giai đoạn xác lập, phân định và hoàn thiện dần các chức
năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể. Những bản năng tự nhiên được
di truyền theo loài trong con người như ăn uống, sinh tồn, tự vệ…nếu để các
quy luật sinh vật chi phối tự phát mà không được xã hội định hướng và sự giúp đỡ,

chỉ dẫn của người lớn thì trẻ em không tự tồn tại, phát triển được hoặc phát triển
theo hướng tiêu cực và sẽ dẫn đến các hành vi lệch chuẩn mực xã hội ở trẻ em.Để
trẻ em có được sự phát triển đúng hướng thì người lớn cũng như toàn xã hội phải
tạo ra những tiền đề vật chất, tinh thần thuận lợi cho sự phát triển về mặt tâm, sinh
lý để trẻ em có điều kiện phát triển toàn diện bản thân.

14


Luật hình sự_khoa luật Đại học Vinh
Từ những đặc điểm về mặt xã hội; độ tuổi; tâm, sinh lý của trẻ em cũng như
những quy định của luật pháp quốc tế và ở nước ta có thể đưa ra khái niệm về trẻ
em như sau: “Trẻ em là người phát triển chưa đầy đủ về thể chất và trí tuệ; ở độ
tuổi dưới 16 tuổi”.
1.2

Khái niệm về tội phạm hiếp dâm trẻ em

1.2.1 Khái niệm về tội phạm hiếp dâm trẻ em
Để hiểu được khái niệm tội phạm hiếp dâm trẻ em là gì, chúng ta cần tìm
hiểu khái niệm về hiếp dâm và hiếp dâm trẻ em là gì?
Hiếp dâm là hành vi dùng sức để thoã mãn nhu cầu tình dục trái với quy
định pháp luật.
Hiếp dâm trẻ em cũng là hành vi dùng sức để thoã mãn nhu cầu tình dục trái
quy định pháp luật chỉ khác ở đây đối tượng là trẻ em. Như vậy hiếp dâm trẻ em là
dùng sức mạnh cưỡng bức trẻ em để thỗ mãn nhu cầu tình dục của đối tượng
phạm tội
khái niệm về hiếp dâm trẻ em như sau: Hiếp dâm trẻ em là hành vi cưỡng
bức hoặc lợi dụng sự phát triển chưa hoàn thiện về thể chất và trí tuệ của trẻ em để
xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục, danh dự, nhân phẩm, sức khỏe

và gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ em.
Tội phạm hiếp dâm trẻ em là tội phạm cụ thể trong tình trạng tội phạm
chung.
Trước tiên là tìm hiểu tội phạm chung là gì. Điều 8 Bộ Luật Hình Sự năm
1999 quy định :” tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ
luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiên một cách vơ ý
hoạc cố ý xâm phạm độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thỗ Tổ quốc,
xâm phạm đến chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hố, quốc phịng an ninh ,
trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tới sức
khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của
cơng dân xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN”

15


Luật hình sự_khoa luật Đại học Vinh
Từ đó chúng ta đưa ra được khái niệm về tội phạm hiếp dâm trẻ em : tội
phạm hiếp dâm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình
sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý xâm hại đến
quyền bất khả xâm phạm về tình dục, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người
dưới 16 tuổi
1.2.2 Cấu thành tội hiếp dâm trẻ em
Tội phạm hiếp dâm trẻ em được quy định tại điều 112 của Bộ luật hình sự
năm 1999 thuộc nhóm tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm con người, đồng
thời là tính mạng, sức khỏe và sự phát triển bình thường về thể chất và tâm, sinh lý
của trẻ em.
Hành vi phạm tội được thực hiện dưới dạng hành động phạm tội, có thể sử
dụng vũ lực, đe doạ sử dụng vũ lực hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm thỏa mãn
những ham muốn tình dục, dục vọng thấp hèn của người phạm tội.
Điều 112, chương XII phần các tội phạm Bộ luật hình sự của Nước

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 quy định hành vi hiếp dâm trẻ em
là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để giao cấu với
người dưới 16 tuổi.
Đặc đIểm pháp lý của tội hiếp dâm trẻ em là:
- Khách thể của tội phạm:
Xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục, danh dự và nhân phẩm
của trẻ em, đến sự phát triển lành mạnh cả về thể chất và tinh thần của
trẻ em. Trong nhiều trường hợp còn xâm hại đến sức khỏe của trẻ em và
ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội.
− Mặt khách quan của tội phạm:
Là hành vi dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác giao cấu với người dưới 16
tuổi.
Dùng vũ lực được hiểu là dùng bạo lực thể chất như đánh đập, gây thương
tích... để đè bẹp sự kháng cự của trẻ em.

16


Luật hình sự_khoa luật Đại học Vinh
* Trường hợp nạn nhân là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, Điều
112 BLHS đòi hỏi hành vi phạm tội phải là hành vi giao cấu trái ý muốn
với trẻ em bằng các thủ đoạn như: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực uy hiếp tinh
thần làm nạn nhân khiếp sợ hoặc đè bẹp sự kháng cự của người bị hại
hoặc lợi dụng hồn cảnh khơng thể tự vệ được của trẻ em hoặc bằng thủ đoạn khác
để thực hiện hành vi giao cấu.
* Trường hợp nạn nhân là trẻ em chưa đủ 13 tuổi, khoản 4 Điều 112 BLHS
quy định “Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là
phạm tội hiếp dâm trẻ em”. Tức là hành vi giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi dù
có dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác hay khơng, dù trẻ em có đồng ý hay
khơng thì đều bị coi là hành vi hiếp dâm trẻ em. Sở dĩ luật quy định như vậy là vì :

ở độ tuổi dưới 13 tuổi, trẻ em còn hết sức non nớt, yếu ớt, chưa có đủ khả năng
nhận thức, kháng cự và biểu lộ ý chí đúng đắn, dễ bị người khác dụ dỗ, mua chuộc.
Hành vi lợi dụng độ tuổi để có được sự đồng ý của nạn nhân cũng là một dạng cụ
thể của thủ đoạn khác, thủ đoạn lợi dụng tình trạng khơng có khả năng biểu lộ ý
chí đúng đắn của nạn nhân để thực hiện hành vi phạm tội.
- Chủ thể của tội phạm:
Là người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. Chủ thể của
tội hiếp dâm trẻ em chỉ có thể là nam giới. Phụ nữ có thể là đồng phạm tội
hiếp dâm trẻ em với vai trò người giúp sức, người xúi giục hoặc người tổ chức.
- Mặt chủ quan của tội phạm:
Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết hành vi
giao cấu của mình là trái ý muốn của nạn nhân nhưng vẫn mong muốn thực hiện
hành vi đó để thỏa mãn tình dục.
- Về hình phạt: Đây là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nên mức hình phạt
rất nghiêm khắc. Điều 112 BLHS quy định các mức hình phạt như sau:
1. Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ mười ba tuổi đến dưới mười sáu tuổi,
thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

17


Luật hình sự_khoa luật Đại học Vinh
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ
mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Có tính chất loạn luân;
b) Làm nạn nhân có thai;
c) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31%
đến 60%;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc giáo dục,
chữa bệnh;

đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai
mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Có tổ chức;
b) Nhiều người hiếp một người;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Đối với nhiều người;
đ) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61%
trở lên;
e) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
g) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp
dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù
chung thân hoặc tử hình.
5. Người phạm tội cịn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Nhận thức đúng về những đặc điểm pháp lý của tội phạm hiếp dâm trẻ em là
căn cứ để xác định tội phạm và người phạm tội; là cơ sở để xác định
thẩm quyền điều tra và áp dụng các biện pháp, chiến thuật đảm bảo cho hoạt động
điều tra đối với loại tội phạm này đạt hiệu quả cao và tuân thủ các quy
định của pháp luật.
18


Luật hình sự_khoa luật Đại học Vinh
1.3

Lý luận chung về cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm hiếp

dâm trẻ em của cơ quan cảnh sát điều tra

1.3.1

Khái niệm về cơng tác phịng chống tội phạm của cơ quan cảnh

sát điều tra
Ở nước ta, từ ngay sau khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến cơng tác phịng ngừa tội phạm. Cụ thể,
riêng trong công tác tư pháp (xét xử), Người đã từng nói “Xét xử là tốt nhưng nếu
khơng phải xét xử thì càng tốt hơn” . Câu nói này của Người đã thể hiện phương
châm rất quan trọng trong đường lối xử lý của Nhà nước ta - lấy giáo dục, phịng
ngừa là chính, phịng ngừa tốt cũng chính là chống tội phạm tốt. Yêu cầu là phải
ngăn chặn và phòng ngừa tội phạm ngay từ đầu làm cho tội phạm ít xảy ra hơn và
tiến tới không xảy ra tội phạm, và để việc chống tội phạm, xử lý tội phạm chỉ là
hãn hữu, là việc làm bất đắc dĩ. Lấy việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
là quan trọng. khái niệm về cơng tác phịng chống tội phạm được các nhà khoa học
nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận khác nhau, có nhiều nhà khoa học nghiên cứu
khái niệm phòng ngừa tội phạm dưới góc độ Tội phạm học, cịn theoTheo Từ điển
Luật học định nghĩa:
“Phòng ngừa tội phạm là ngăn ngừa tội phạm và loại trừ các nguyên nhân
phát sinh tội phạm bằng toàn bộ những biện pháp liên quan với nhau do cơ quan
Nhà nước và tổ chức xã hội tiến hành.
Trong thực tiễn của cơng cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm, phòng
ngừa tội phạm lại được hiểu một cách trực tiếp và đơn giản chính là hoạt động chủ
yếu của các cơ quan chuyên môn, chuyên trách trong cơng tác bảo vệ pháp luật và
phịng chống tội phạm, mà cụ thể là: Cơng an, Tịa án, Viện kiểm sát, Thanh tra, cơ
quan Thi hành án hình sự và một số cơ quan Nhà nước khác (Kiểm lâm, Hải quan,
Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển ...) nhằm thực hiện 3 mục đích sau :
Thứ nhất: Loại trừ và thủ tiêu các nguyên nhân và điều kiện phạm tội, xóa
bỏ các tác nhân là điều kiện tạo thuận lợi việc phát sinh ra tội phạm.


19


Luật hình sự_khoa luật Đại học Vinh
Thứ hai: Nghiên cứu mơi trường sống (gia đình - nhà trường - xã hội) xung
quanh các nguyên nhân và điều kiện phạm tội và người phạm tội, qua đó hạn chế,
ngăn ngừa những hiện tượng có ảnh hưởng bất lợi và khơng đúng đến việc hình
thành các phẩm chất cá nhân tiêu cực chống đối xã hội của bản thân người phạm
tội.
Thứ ba : Trên cơ sở này, đưa ra các giải pháp tổng thể và có hệ thống phịng
ngừa các hiện tượng tiêu cực và tội phạm, các tác nhân ảnh hưởng và những thiếu
sót trong cơ chế quản lý về các mặt (như: kinh tế, xã hội, công tác tổ chức cán
bộ...), cũng như kiến nghị hồn thiện pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự
và các ngành luật khác.
Nói một cách ngắn gọn khác, phịng ngừa tội phạm là một bộ phận cấu
thành của lý luận tội phạm học, đồng thời là hoạt động của toàn xã hội trong việc
tìm ra các nguyên nhân phát sinh ra tội phạm khắc phục, cũng như để ngăn chặn,
đẩy lùi và tiến tới loại bỏ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội
1.3.2 Khái niệm về cơng tác phịng chống tội phạm hiếp dâm trẻ em
của cơ quan cảnh sát điều tra
Phòng ngừa tội phạm hiếp dâm trẻ em là quá trình sử dụng tổng hợp
các biện pháp để ngăn khơng cho tội phạm phát sinh, phát triển nhằm xoá bỏ các
nguyên nhân và điều kiện phạm tội, không để tội phạm xảy ra, gây hậu quả
xấu cho trẻ em và cho xã hội.
Nội dung của cơng tác phịng chống tội phạm hiếp dâm trẻ em của cơ quan
điều tra
- Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta luôn tạo ra những
điều kiện tốt nhất để đảm bảo cho trẻ em có được một cuộc sống an tồn, n ổn
trong sự u thương của tồn xã hội, vì vậy phòng ngừa tội phạm là quan điểm, tư
tưởng chỉ đạo xun suốt tồn bộ q tình đấu tranh phịng, chống tội

phạm của Đảng, Nhà nước và ngành công an, đặc biệt là đối với các tội phạm xâm
hại trẻ em. Trong từng giai đoạn phát triển của đất nước vấn đề trẻ em luôn được
Đảng, Nhà nước quan tâm sâu sắc. Quan điểm đó được thể hiện trong từng thời kỳ
20


Luật hình sự_khoa luật Đại học Vinh
cụ thể trong các Văn kiện Đại hội VI, VII, VIII, IX... luôn khẳng định tinh thần là
phải xây dựng thế hệ trẻ. Đặc biệt trong quá trình đổi mới của đất nước
chuyển dịch kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Do tác động của các
mặt tiêu cực tình hình tội phạm xâm hại đến trẻ em có xu hướng gia tăng.
Để nâng cao hiệu quả chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, ngày 30/5/1999 Ban Bí
thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 38 về tăng cường cơng tác bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em, Chỉ thị nêu rõ “Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là
tương lai của dân tộc là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và vảo vệ Tổ quốc,
cần được ưu tiên bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”. Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã căn dặn “Vì lợi ích mười năm trồng cây; vì lợi ích trăm năm phải trồng người”.
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định về việc bảo vệ, chăm
sóc, giáo dục trẻ em (các điều 5, 6, 7, 14, 26, 56...). Quyết định
số 138/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình quốc gia phịng, chống tội phạm, nói rõ vấn đề đấu tranh
chống tội phạm hiếp dâm trẻ em là một trong những nội dung quan trọng của
chương trình quốc gia phịng chống tội phạm cần tập trung giải quyết và công tác
đấu tranh phòng, chống các loại tội xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi vị
thành niên là một trong bốn đề án của Chương trình quốc gia phịng chống tội
phạm.
Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền trẻ
em còn thể hiện Việt Nam là nước thứ 2 trên thế giới và nước đầu tiên của Châu á
tham gia ký kết Công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhằm thực hiện tốt cam kết đó
Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật trong đó có Luật

bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em được Quốc hội thông qua ngày 12/8/1999 và đã
được sử đổi, bổ sung năm 2004. Tuy nhiên, trong các giai đoạn lịch sử khác nhau
của dân tộc, do phải tập trung sức người, sức của để giải phóng đất nước; hàn gắn
vết thương chiến tranh nên việc thể chế hóa các quy định về bảo vệ, chăm sóc trẻ
em cịn có những hạn chế nhất định, nhưng dù trong hồn cảnh nào thì việc bảo vệ,
chăm sóc trẻ em cũng luôn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội.
21


Luật hình sự_khoa luật Đại học Vinh
Từ những quan điểm của Đảng và Nhà nước, chúng ta nhận thấy công tác phòng
ngừa tội phạm hiếp dâm trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội, của cả cộng đồng
và của mỗi công dân.
- Trẻ em là thế hệ tương lai, là lớp người kế tục sự nghiệp bảovệ đất nước vì
vậy hoạt động phịng ngừa tội phạm hiếp dâm trẻ em nói riêng có vị trí, ý nghĩa
đặc biệt quan trọng vì nó quan hệ đến sự tồn vong của chế độ, sự bền vững của
mỗi quốc gia, sự an tồn và bình ổn của tồn xã hội. Chúng ta khơng thể nói đến
sự tiến bộ xã hội, sự phát triển kinh tế trong một đất nước thiếu ổn định về ANTT,
luôn chứa đựng các nguy cơ tiềm ẩn, đe doạ sự yên bình và bùng nổ các vấn đề xã
hội. Sự vận động phát triển của cuộc sống với tốc độ và nhịp độ càng cao bao
nhiêu thì càng làm nổi rõ bấy nhiêu tính biện chứng trong sự tác động qua lại giữa
kinh tế, chính trị và xã hội. Tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, suy cho cùng là
những mục tiêu quan trọng của đất nước, những mục tiêu đó phải gắn với sự ổn
định về chính trị đi liền với tiến bộ, cơng bằng xã hội. Nếu trật tự xã hội khơng ổn
định thì hạn chế và ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư, phát triển kinh tế, nhất là trong
môi trường mở cửa hội nhập kinh tế thế giới và đầu tư của các nước. Do vậy hoạt
động phòng ngừa tội phạm được đặt ra như những tiền đề và điều kiện quan trọng,
tạo mơi trường ổn định, an tồn, đảm bảo cho sự thắng lợi của công cuộc kiến thiết
đất nước, phát triển nền kinh tế cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Từ góc độ lý luận tội phạm học thì phịng ngừa tội phạm hiếp dâm trẻ

em bao gồm các biện pháp phòng ngừa xã hội và các biện pháp phòng ngừa nghiệp
vụ của lực lượng cảnh sát điều tra về trật tự xã hội
* Các biện pháp phòng ngừa xã hội
Phòng ngừa xã hội thực chất là quá trình giải quyết mâu thuẫn xã hội, các
vấn đề khó khăn, phức tạp, khắc phục những nhược điểm, thiếu sót trong
cơng tác quản lý nhà nước và xã hội. Quá trình này tạo ra những tiền đề vật chất,
tư tưởng, tinh thần nhằm xóa bỏ những nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh tội
phạm.

22


Luật hình sự_khoa luật Đại học Vinh
Tội phạm là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội có nguồn gốc từ trong
xã hội, đó là ảnh hưởng của tàn dư chế độ xã hội cũ; ảnh hưởng tiêu cực của
quá trình mở cửa giao lưu, hội nhập. Việc áp dụng những biện pháp kinh tế, xã hội
để xoá bỏ những nguyên nhân, điều kiện phạm tội có ý nghĩa to lớn trong phịng
ngừa tội phạm nói chung và tội phạm hiếp dâm trẻ em nói riêng. Suy cho cùng,
mục đích của hầu hết các vụ phạm tội đều nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người. Khi chúng ta đã cải thiện được các điều kiện kinh tế, xã hội, xoá bỏ các
nguyên nhân và điều kiện phạm tội sẽ có tác dụng làm chuyển biến tình hình, đạo
đức xã hội được giữ vững, con người có kiều kiện hình thành và phát triển nhân
cách tích cực thì rất ít trường hợp đi vào con đường phạm tội, trong đó có tội phạm
hiếp dâm trẻ em.
* Các biện pháp phòng ngừa xã hội theo chức năng của lực lượng
CSND đối với tội phạm hiếp dâm trẻ em gồm:
+ Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân, trong các cơ
quan, xí nghiệp, trường học và từng gia đình... về các văn bản của Đảng,
Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhằm nâng cao ý
thức chấp hành pháp luật, ngăn ngừa các vụ phạm tội hiếp dâm trẻ em, bồi dưỡng

kinh nghiệm, bảo vệ trẻ em trong gia đình và cộng đồng dân cư.
Tuyên truyền phổ biến rộng rãi các phương thức, thủ đoạn của các đối
tượng phạm tội hiếp dâm trẻ em để các em và các bậc phụ huynh có ý thức cảnh
giác tự bảo vệ trẻ em khơng bị rơi vào tình trạng và các hành vi hiếp dâm trẻ em.
+ Phát động phong trào quần chúng tham gia đấu tranh phòng, chống
tội phạm xâm hại trẻ em nói chung và tội phạm hiếp dâm trẻ em nói riêng, như:
phát hiện, tố giác các đối tượng có biểu hiện nghi vấn xâm hại trẻ em, khơng để
chúng có hành vi phạm tội.
+ Cảm hóa, giáo dục đối tượng có quá khứ phạm tội về hiếp dâm trẻ
em theo các quy định của pháp luật; tạo điều kiện giúp họ tiến bộ, không tái phạm
tội.

23


Luật hình sự_khoa luật Đại học Vinh
+ Thơng qua cơng tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm hiếp dâm trẻ
em, tham mưu, đề xuất với các cơ quan hữu quan bổ sung, hoàn thiện các
văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý cho cơng tác phịng ngừa tội phạm
nói chung và tội phạm hiếp dâm trẻ em nói riêng.

24


Luật hình sự_khoa luật Đại học Vinh
Chương 2
Tình hình tội phạm hiếp dâm và cơng tác phịng chống tội phạm hiếp
dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay
2.1 Tình hình về tội phạm hiếp dâm trong giai đoạn hiện nay
* Trên cả nước

Trong thập niên qua, thế giới và khu vực đã chứng kiến nhiều sự kiện quan
trọng, tình hình kinh tế – xã hội tồn cầu diễn ra phức tạp. Hậu quả cuộc khủng
hoảng kinh tế - tài chính ở Châu Á năm 1997 đã dẫn đến sự suy giảm kinh tế ở
nhiều nước. Đặc biệt sự kiện 11/9/2001 tại Mỹ kéo theo là cuộc chiến tranh tại
Afghanistan và Irắc do Mỹ đứng đầu; các cuộc xung đột sắc tộc, ly khai dân tộc,
diễn ra ở nhiều khu vực với nhiều hình thức mới đã tác động sâu sắc làm thay đổi
cục diện tình hình an ninh, chính trị thế giới. Tình trạng khủng bố xảy ra ở nhiều
quốc gia với tính chất và quy mơ khác nhau. Lợi dụng chiêu bài chống khủng bố,
Mỹ và các nước đồng minh tăng cường các hoạt động can thiệp vào cơng việc nội
bộ các nước làm cho tình hình ngày càng phức tạp, tác động ảnh hưởng trực tiếp đến
tình hình an ninh trật tự nước ta. Dịch bệnh các loại hoành hành ở nhiều nơi, giá cả
các mặt hàng chiến lược không ổn định và tăng cao đã gây ảnh hưởng xấu đến kinh
tế - xã hội nhiều nước trong khu vực và trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Ở trong nước, các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện chiến lược "diễn biến
hồ bình"; lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tơn giáo, kích động
bọn phản động và các đối tượng cực đoan tăng cường các hoạt động chống phá, chia
rẽ đồn kết dân tộc, làm cho tình hình an ninh trật tự diễn biến phức tạp.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đất nước ta đã đạt được những thành
tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao... Cuộc đấu
tranh phịng, chống tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội được đẩy mạnh; an ninh quốc gia,
trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Thế và lực của Việt Nam ngày càng được củng cố, vững mạnh hơn bao giờ

25


×