Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Báo cáo đề tài: Tạo hứng thú nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 17 trang )

BÁO CÁO ĐỀ TÀI
THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO

1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp tạo hứng thú và nâng cao chất lượng giảng
dạy mơn Tốn”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Học sinh lớp 4A2 (2019-2020) và 4A1 (2020-2021)
: Trường Tiểu học Yên Thọ - Ý Yên – Nam Định
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Năm học 2019-2020 và Năm học 2020-2021
4. Tác giả:
Họ và tên: Đỗ Thị Hà
Năm sinh: 20-11-1988
Nơi thường trú: Yên Bình- Ý Yên- Nam Định
Trình độ chun mơn: Đại học Sư phạm
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường Tiểu học Yên Thọ - Ý Yên – Nam Định
Địa chỉ liên hệ: Trường Tiểu học Yên Thọ - Ý Yên – Nam Định
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Yên Thọ - Ý Yên – Nam Định
Địa chỉ: Yên Thọ - Ý Yên – Nam Định

1


MỤC LỤC

A. Đặt vấn đề ………………………..………………………….………….. Trang 3
B. Giả quyết vấn đề ………..……..…………………………….………….. Trang 4
Phần 1: Thực trạng công tác dạy và học mơn Tốn …………….………….. Trang 4
Phần 2: Các biện pháp và thực nghiệm sư phạm ....…………….………….. Trang 5
2.1 Biện pháp 1: Phát triển kiến thức mới dựa vào kiến thức đồng tâm....….. Trang 5
2.2 Biện pháp 2: Phân tích các thuật ngữ Tốn học ………………….....….. Trang 6


2.3 Biện pháp 3: Hướng dẫn lập sơ đồ tư duy ………..………………...…... Trang 8
2.4 Biện pháp 4: Tăng cường trải nghiệm, sáng tạo ...…………………….... Trang 10
2.5 Biện pháp 5: Tăng cường các bài tập ứng dụng ...…………………..….. Trang 12
Phần 3: Hiệu quả của các biện pháp ………………..…………………….... Trang 14
C. Cam kết ………………………..……...…………………….…..…...….. Trang 15

2


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tốn học là một trong những mơn học cơ bản và quan trọng nhất đối với trẻ em.
Nếu có kiến thức căn bản vững chắc về tốn, trẻ em sẽ có khuynh hướng học tốt các
mơn khoa học,cũng như các mơn liên quan khác.Việc học giỏi tốn gắn liền với sự
thành công của học sinh trong quá trình học ở bậc phổ thơng và đối với cả tương lai
về sau. Đồng thời, nó cịn giúp các em phát triển tư duy tồn diện: Học sinh có kĩ
năng nắm vững kiến thức, giải thích ý nghĩa của các qui luật, có khả năng sử dụng
kiến thức khoa học tự nhiên vào thực tế, kiểm tra, khái quát, sáng tạo… Để đạt được
điều đó thì việc học mơn tốn của học sinh không đơn thuần là chỉ thực hành và ghi
nhớ. Mà trên hết là các em phải thấu hiểu các khái niệm, các quy luật của khoa học tự
nhiên một cách thấu đáo và có các thao tác tư duy đúng cách. Vì vậy, việc hỗ trợ của
giáo viên để các em trở nên thông minh hơn, tự tin và năng động hơn, từ đó các em
biết cách giải quyết các vấn đề trong tốn học nói riêng, trong các mơn học khác nói
chung và trong cuộc sống hằng ngày là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Giáo
viên hướng dẫn học sinh học toán, giỏi toán là cách tốt nhất để phát triển tư duy. Các
em sẽ nắm được chìa khóa mở cánh cửa tri thức, và trở thành những con người thành
đạt sau này. Môn tốn có vai trị hết sức quan trọng bởi đó khơng phải là những con
số, phép tính khơ khan mà nó rất cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng khơng
phải học sinh nào cũng u thích tốn và giỏi toán. Một câu hỏi đặt ra là: “Làm sao
giúp các em có lịng say mê tốn học và ngày càng giỏi tốn hơn mà khơng tạo áp lực
cho các em?”. Đó là vấn đề mà chúng ta cần phải có giải pháp giải quyết. Hiện nay,

hiện tượng nhiều học sinh có cảm giác sợ học tốn và có xu hướng giải tốn một cách
máy móc, theo các bước định sẵn, theo trí nhớ mà khơng thật sự hiểu rõ ý nghĩa, bản
chất của các khái niệm hay phép tính. Do đó, khả năng giải tốn của các em thường
chỉ bó hẹp trong phạm vi các dạng bài toán cụ thể mà các em đã được dạy. Mục tiêu
nhằm giúp học sinh thay đổi thái độ học tập đối với môn tốn, trở nênu thích, giỏi
tốn hơn và nâng cao tinh thần học tập của các em. Chúng ta cần áp dụng những
phương pháp dạy học tích cực để giúp học sinh “thấu hiểu” toán, học toán một cách
hứng thú nhẹ nhàng. Điều đó phát triển rất tốt tư duy logic, sáng tạo cho học sinh.
Tình hình thực tế của học sinh 4A2 và 4A1 - các lớp tôi chủ nhiệm: Học sinh chưa
được khơi gợi nhiều về sự hứng thú học tập, hầu hết các em đều chưa ý thức được
mục đích của việc học tập. Điều đó dẫn tới thụ động tiếp nhận kiến thức và thực hiện
cơ bản theo yêu cầu của giáo viên. Một số em còn phải nhắc nhở, đốc thúc mới thực
hiện các nhiệm vụ học tập được giao. Qua nghiên cứu và trải nghiệm của bản thân,
tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp tạo hứng thú và nâng cao chất lượng giảng
dạy mơn Tốn”
3


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Nội dung báo cáo gồm:
- Phần 1: Thực trạng cơng tác dạy và học mơn Tốn trong trường tiểu học Yên Thọ.
- Phần 2: Các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và thực nghiệm sư phạm.
- Phần 3: Minh chứng về hiệu quả của các biện pháp.

Phần 1: Thực trạng công tác dạy và học mơn Tốn trong trường tiểu
học n Thọ.
I. Ưu điểm
1. Được sự quan tâm của nhà trường trong những năm gần đây, tôi luôn được
tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, sinh hoạt chun mơn do trường, phịng giáo dục
& đào tạo tổ chức để nâng cao trình độ chun mơn.

2. Giáo viên trong nhà trường có trình độ chun mơn vững vàng, nhiệt tình trong
cơng tác. Ln hồn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
3. Nhà trường, tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên mơn, dự
giờ góp ý, trao đổi học tập kinh nghiệm để nâng cao trình độ cho giáo viên.
4. Cơ sở vật chất khang trang.
II. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
1. Đối với giáo viên:
1.1: Giáo viên chưa mạnh dạn trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Còn phụ
thuộc hồn tồn vào quy trình, các hoạt động trong sách hướng dẫn. Ngại điều chỉnh
các hoạt động cho phù hợp với đối tượng học sinh.
1.2: Nhiều giáo viên còn hạn chế về cơng nghệ thơng tin.
1.3: Trong q trình dạy học cịn nặng về truyền thụ lý thuyết, ít vận dụng các kiến
thức toán vào thực tiễn cuộc sống.
1.4: Nhiều giáo viên chưa tìm hiểu kĩ về kiến thức tốn tiểu học của từng khối lớp
dẫn đến chưa hiểu sâu về kiến thức đồng tâm của môn học.
2. Đối với học sinh:
2.1: Học sinh chưa có ý thức tự học, chưa có hứng thú với mơn tốn. Thụ động
trong học tập, thực hiện máy móc dập khn những kiến thức giáo viên truyền thụ,
lười tư duy sáng tạo.
4


2.2: Khả năng chú ý, tập trung của học sinh ngắn hạn, mau quên.
2.3: Kĩ năng đọc – hiểu, phân tích đề bài của học sinh chưa tốt nên khó khăn trong
việc định hướng các bước giải bài toán.
2.4: Học sinh khơng hiểu rõ bản chất, mục đích của dạng tốn. Vì vậy việc vận
dụng kiến thức phát triển mở rộng kiến thức đồng tâm lên các lớp trên còn khó khăn,
hạn chế.

Phần 2: Các biện pháp tạo hứng thú, nâng cao chất lượng giảng dạy

và thực nghiệm sư phạm.
2.1 Biện pháp 1: Phát triển kiến thức mới dựa vào kiến thức cũ đồng tâm.
Mơn Tốn ở Tiểu học là một hệ thống kiến thức đồng tâm mở rộng giữa các khối
lớp. Kiến thức cũ là tiền đề phát triển cho kiến thức mới.
Khi dạy bài mới tôi thường bắt đầu từ những kiến thức cũ đồng tâm mà các em
đã biết và phát triển lên để giúp các em tự mở ra kiến thức mới. Từ đó các em dễ
dàng tiếp nhận kiến thức mới, giúp các em cảm thấy mạnh dạn, tự tin, hào hứng hơn
với mơn Tốn.
Ví dụ: Khi dạy bài so sánh các phân số khác mẫu tơi thường đưa ra tình huống:
1.

Hãy so sánh hai phân số

2. So sánh hai phân số



và .

?

- Nhận xét về mẫu số của hai phân số
- Khi nào có thể so sánh được hai phân số này?
Từ đó kích thích suy nghĩ, tư duy sáng tạo của học sinh để học sinh tự tìm ra các
cách làm để so sánh hai phân số khác mẫu từ các kiến thức cũ có liên quan là:
+ Cách 1: Đưa hai phân số trên về cùng mẫu bằng cách quy đồng mẫu số.
+ Cách 2: Cùng so sánh với 1
+ Cách 3: Đưa về cùng tử số (đối với học sinh khá giỏi)

5



2.2 Biện pháp 2: Phân tích (giải nghĩa) các thuật ngữ toán học (Khái niệm)
cho học sinh.
Ở tiểu học học sinh mới được làm quen và gọi tên các dạng tốn bằng những
thuật ngữ Tốn học. Nên các em cịn rất mơ hồ, chưa hiểu hết mục đích, ý nghĩa, tác
dụng của các dạng Tốn. Vì vậy giáo viên cần giúp các em phân tích các thuật ngữ
Tốn học (tên bài) từ đó các em tìm ra được các thuật tốn (cách làm bài). Qua đó
học sinh tự nhận thấy vai trị quan trọng của mơn học và ứng dụng linh hoạt vào
giải các bài toán thực tiễn trong cuộc sống.
Ví dụ 1: Khi dạy bài tính chu vi hình chữ nhật.
Gv đưa ra bài tốn: Mẹ muốn qy kín một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài là
19m chiều rộng 15m. Hỏi mẹ cần mua bao nhiêu mét giấy bóng (ni lơng) để qy kín
thửa ruộng?

GV hướng dẫn:
- Em hiểu quây kín thửa ruộng ở đây là quây như thế nào? – quây kín là quây hết
xung quanh.
- Để tính được số mét giấy bóng (ni lơng) dùng để quây kín xung quanh thửa ruộng
ta làm thế nào?
- Qua bài tốn này Gv đã tạo ra tình huống thực tế để học sinh suy nghĩ tìm ra cách
tính chu vi. Từ đó học sinh biết và hiểu được khái niệm chu vi là tổng độ dài các
cạnh (các đường gấp khúc) của một hình khép kín.
- Khi học sinh hiểu được thuật ngữ Chu vi các em sẽ dễ dàng tính được chu vi của
các hình bất kì và tự hình thành được cơng thức tính chu vi các hình.
Ví dụ 2: Khi dạy bài trung bình cộng:
6


GV đưa ra và yêu cầu học sinh giải bài tốn: Can thứ nhất có 6L dầu can thứ hai có

4L dầu. Hỏi nếu rót đều vào hai can thì mỗi can có bao nhiêu lít dầu?
Can 2
Can 1
Can 1
Can 2
Rót đều
6L

?L

4L

?L

Bài giải:
Tổng số lít dầu ở hai can có là:
6 + 4 = 10 (L)
Nếu rót đều vào hai can thì mỗi can có số lít dầu là:
10: 2 = 5 (L)
Đáp số : 5 L
GV hướng dẫn:
- Qua bài tốn con hiểu từ “rót đều” nghĩa là gì? (Là chia ra mỗi can có số lít dầu
bằng nhau.)
Gv giới thiệu: Rót đều vào mỗi can 5 lít dầu cịn có thể nói là: trung bình cộng mỗi
can có 5 lít dầu.
- Trung bình cộng cịn được gọi là gì?
- Trung bình cộng cịn được gọi là bình qn, chia đều, rót đều
Sau khi học xong, học sinh sẽ tự mình giải thích được:
- Tìm Trung bình cộng là tìm một số (thương số) = tổng của các số hạng chia cho
số các số hạng và các tên gọi khác của trung bình cộng trong ứng dụng cuộc sống.

- Qua đó học sinh tự tìm được thuật tốn cho bài trung bình cộng là:
+ Bước 1: Xác định các số hạng có trong bài tốn
+ Bước 2: Tính tổng của các số hạng vừa tìm được
+ Bước 3: Trung bình cộng = tổng các số hạng chia cho số các số hạng
Và giải được các bài toán ứng dụng trong thực tế cuộc sống như:
7


Tháng 1 nhà em dùng hết 210 000 đồng tiền điện. Tháng 2 nhà em dùng hết 300 000
đồng tiền điện, tháng 3 nhà em dùng hết 270 000 đồng tiền điện. Hỏi bình quân mỗi
tháng nhà em dùng hết bao nhiêu tiền điện?
Ví dụ 3: Khi dạy bài quy đồng mẫu số các phân số.
Sau khi học sinh thực hiện xong hoạt động khám phá kiến thức. Gv hướng dẫn học
sinh phân tích (giải nghĩa) khái niệm thế nào là quy đồng mẫu số các phân số như
sau:
Con có nhận xét gì về hai phân số cũ với hai phân số mới sau khi quy đồng?
Từ đó học sinh hiểu được Quy đồng mẫu số các phân số là đưa các phân số khác
mẫu về các phân số cùng mẫu.
Khi các em đã hiểu được thuật ngữ Toán học các em sẽ dễ dàng phân tích được
bài tốn, tự tin, sáng tạo hơn trong học tập mơn Tốn cũng như áp dụng trong thực
tiễn đời sống hàng ngày.
2.3 Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy vào phân tích bài tốn.
Phát triển tư duy bằng sơ đồ tư duy được công nhận là một phương pháp hiệu quả
tại nhiều quốc gia. Là một phương pháp ghi chú sáng tạo mang lại hiệu quả cao trong
giáo dục. Khi lập sơ đồ tư duy học sinh sẽ vận dụng trí tưởng tượng, sáng tạo phong
phú của mình tạo ra một ghi chép có liên kết chặt chẽ mang tính lí luận về quan hệ
giữa các dữ liệu và thơng tin khác nhau của bài. Từ đó học sinh sẽ tự phân tích được
một khối dữ kiện lớn của bài toán thành các bài toán đơn dễ dàng tìm ra phép tính và
câu trả lời đầy đủ, chính xác và ghi nhớ thơng tin nhanh chóng dễ dàng, lâu dài.
Tôi thường hướng dẫn học sinh lập sơ dồ tư duy đi lên để giải các bài tốn có lời

văn nhiều phép tính như sau:
+ Đọc kĩ đề bài để hiểu bài yêu cầu tìm ra đại lượng nào.
+ Tóm tắt đề bài: ghi ra những đại lượng cần thiết cho việc tìm ra đại lượng mà
bài yêu cầu.
+ Xác định dạng tốn dựa vào “từ khóa”
+ Đổi đơn vị đo nếu cần
+ Suy nghĩ tìm ra các yếu tố, phép tính liên quan có thể dùng để giải bài tốn
+ Lập sơ đồ tư duy đi lên
Tìm các đại lượng liên quan trực tiếp = Các đại lượng đã biết
8


Đại lượng chính cần tìm
Ví dụ: Giải bài tốn sau: Khối lớp 4 tham gia trồng cây. Lớp 4A trồng được 69
cây. Lớp 4B trồng nhiều hơn lớp 4A là 6 cây nhưng lại ít hơn lớp 4C là 3 cây. Hỏi
trung bình mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây?
Học sinh đọc đề
Tóm tắt bài tốn
Lớp 4A: 69 cây
Lớp 4B ít hơn 4A: 6 cây
Lớp 4B ít hơn 4C: 3 cây
_________________________________
Hỏi trung bình mỗi lớp trồng ……. cây?
- Học sinh xác định được đại lượng cần tìm là trung bình số cây mỗi lớp trồng
được.
- Dựa vào “từ khóa” xác định được đây là bài tốn trung bình cộng.
- Lập sơ đồ tư duy đi lên như sau:

= 4B + 3 cây


= 4A - 6 cây

Tổng số cây 3 lớp =

4A
69 cây

+

4B

+

? cây

Trung bình mỗi lớp trồng? cây

Bài giải
9

4C
? Cây


Số cây lớp 4B trồng được là:
69 – 6 = 63 (cây)
Số cây lớp 4C trồng được là:
63 + 3 = 66 (cây)
Tổng số cây 3 lớp trồng được là:
69 + 63 + 66 = 198 (cây)

Trung bình mỗi lớp trồng được số cây là:
198: 3 = 66 (cây)
Đáp số: 66 cây.

Khi áp dụng biện pháp này tôi nhận thấy học sinh xác lập mối quan hệ giữa các
dữ liệu và xử lí các thơng tin của bài tốn nhanh chóng, chính xác. Qua đó học
sinh cải thiện được hiệu quả bộ nhớ và khả năng ghi nhớ.
2.4 Biện pháp 4: Tăng cường hoạt động trải nghiệm, sáng tạo qua các phương
pháp dạy học trực quan, sơ đồ đoạn thẳng, trò chơi vận động, hoạt động thực
nghiệm vào giảng dạy.
Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý và khả năng tiếp thu kiến thức khoa học tự nhiên
của trẻ theo từng độ tuổi, tơi nhận thấy các tính chất trừu tượng, khái qt đặc trưng
của mơn Tốn đối với khả năng tiếp thu, nhận thức của học sinh tiểu học gặp rất
nhiều khó khăn. Nên khi dạy học tơi thường khai thác từ kinh nghiệm vốn sống của
bản thân học sinh. Để giúp các em hình tượng hóa các kiến thức trừu tượng thành
những hình ảnh cụ thể, sinh động, gần gũi. Khi em được tự trải nghiệm, được chơi
các trị chơi vận động các em sẽ thấy Tốn học rất gần gũi với đời sống, có trong cuộc
sống hàng ngày khiến các em hứng thú, u thích với mơn Tốn hơn.
-Khi dạy bài góc nhọn, góc tù, góc bẹt tơi thường tổ chức cho học sinh chơi trị
chơi vận động tạo ra các góc khác nhau từ những vật dụng hàng ngày hay chính cơ
thể các em qua những tiết dạy ngoài trời để các em củng cố, ghi nhớ kiến thức.

Ví dụ như:
10


-Với bài phân số, phép cộng, phép trừ phân số cùng mẫu. Tôi thường cho học sinh
hoạt động thực nghiệm tơ màu lần lượt vào các phần của một hình. Từ đó học sinh
tự hình thành được phân số, phép tính cộng, trừ phân số cùng mẫu.
Ví dụ: Khi dạy bài cộng hai phân số cùng mẫu. Tôi đưa ra tình huống:

Cho băng giấy:

Em hãy thực hiện lần lượt các yêu cầu sau:
1. Lần thứ nhất em tô màu băng giấy trên
2.Lần thứ hai em tô màu băng giấy trên
3.Cả hai lần em đã tô số phần của băng giấy là: ……………
4.Dựa vào kết quả trên, em hãy viết phép tính và kết quả thích hợp vào chỗ chấm
11


………….. + ………… …………………. =…………….…..

Khi học sinh được thoải mái trải nghiệm thực tế, được cùng các bạn chơi các trò
chơi vận động các em sẽ cảm thấy nhẹ nhàng trong học tập và ghi nhớ lâu hơn. Bởi
các bài tốn khơ khan, cứng nhắc giờ đây đã trở thành những kí ức vui vẻ bên bạn bè.

2.5 Biện pháp 5: Thường xuyên giao các bài tập ứng dụng trong cuộc sống
theo phân loại từng đối tượng học sinh. Kiểm tra, đánh giá hàng ngày kết quả
ứng dụng của học sinh.
+ Nội dung giao cho học sinh trải nghiệm không chỉ là nội dung bài trước mà
còn giao cả hệ thống kiến thức có liên quan để học sinh được luyện tập thường
xuyên.
+ Tôi thường phối hợp với phụ huynh học sinh giao bài cho học sinh qua các
phiếu bài tập, phiếu chờ theo các mức độ và ln có sự kiểm tra đánh giá của học
sinh với học sinh, giáo viên với học sinh. Những lời nhận xét của tơi đều mang tính
động viên khích lệ sự tiến bộ và phát triển của học sinh.

Ví dụ: Khi dạy bài phép cộng phân số cùng mẫu tôi giao phiếu bài tập theo
mức độ cho học sinh như sau:


12


Mức 1: Em có một quả cam bổ ra làm 6 miếng bằng nhau. Em ăn quả cam,
em biếu bà quả cam. Hỏi em đã ăn và biếu bà tất cả bao nhiêu phần của quả cam?
Mức 2: Em có một quả cam bổ ra làm 6 miếng bằng nhau. Em ăn quả cam,
em biếu bà 2 miếng. Hỏi em đã ăn và biếu bà tất cả bao nhiêu phần của quả cam?
Mức 3: Em có một quả cam bổ ra làm 6 miếng bằng nhau. Em ăn 1 miếng cam,
em biếu bà 2 miếng cam. Hỏi em đã ăn và biếu bà tất cả bao nhiêu phần của quả
cam?

+ Sau mỗi bài học tôi đều yêu cầu học sinh nhắc và ghi lại những kiến thức
được học vào sổ tay ghi nhớ. Qua đó giúp học sinh tự hệ thống hóa các kiến thức
từng bài, từng tuần, từng kì.
+ Để khích lệ học sinh tơi thường xun khen thưởng sự tiến bộ của học sinh
theo từng tuần, từng tháng trước tập thể lớp và tặng các em những món quà nhỏ. Từ
đó các em thấy tự tin, cố gắng phấn đấu hơn bởi những nỗ lực và kết quả đạt được
của các em được thầy cô và bạn bè công nhận.

Phần 3: Hiệu quả các biện pháp mà tôi đã đạt được.
Kết quả kiểm tra định kì mơn Tốn hết học kì I lớp 4A1 năm học 2020-2021 chất
lượng cụ thể như sau:

Tổng số hs

Điểm 9;10

Điểm7;8

Điểm5;6

13

Điểm 3;4

Điểm 1;2


36

30

5

1

0

0

Kết quả bài kiểm tra cuối năm mơn Tốn lớp 4A2 năm học 2019-2020 chất
lượng cụ thể như sau:

C. CAM KẾT
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc đưa ra một số biện
pháp tạo hứng thú và nâng cao chất lượng dạy học mơn Tốn. Do khả năng và kinh
nghiệm còn hạn chế nên đề tài sẽ cịn những thiếu sót. Tơi kính mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các q thầy, cơ giáo để đề tài tiếp tục được hoàn thiện hơn; thực
sự góp phần nhỏ bé để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc dạy học mơn Tốn.

14



Tôi xin cam kết“ Một số biện pháp tạo hứng thú và nâng cao chất lượng giảng
dạy mơn Tốn” do tôi thực hiện, không sao chép và vi phạm bản quyền. Các biện
pháp trên đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là trung
thực.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nam Định, ngày tháng 2 năm 2021
Người viết

Đỗ Thị Hà

ĐÁNH GIÁ, XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN THỌ
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
15


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HUYỆN Ý YÊN ĐÁNH GIÁ
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
16


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
….
Sáng kiến xếp loại :
………………………………………………………………………………………….

17



×