Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Tìm hiểu và phân tích hệ thống nhận diện thương hiệu The Cocoon Original Viet Nam và đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 38 trang )

ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING

BÀI THẢO LUẬN
QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 1
Đề tài: Tìm hiểu và phân tích hệ thống nhận diện thương
hiệu The Cocoon Original Viet Nam và đề xuất giải pháp
hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu.


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Thương hiệu là tài sản phi vật chất vô cùng quý giá của mỗi doanh nghiệp, là
một dấu hiệu để nhận biết và thể hiện giá trị của một sản phẩm hàng hóa hay một dịch
vụ nào đó của một doanh nghiệp hoặc tổ chức, cá nhân. Thương hiệu ra đời cùng với
sự ra đời của doanh nghiệp và tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của
doanh nghiệp. Để xây dựng thương hiệu ngày càng vững mạnh, trước hết cần phải
thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu có những nét đặc trưng riêng, tạo ấn tượng
sâu sắc đến nhận thức của khách hàng.
Ngày nay, sống trong thời đại tôn vinh cái đẹp, mỹ phẩm ngày càng được
người tiêu dùng để ý và quan tâm. The Cocoon Original Vietnam của công ty TNHH
Nature Story gần đây đang được khá nhiều mọi người chú ý với tôn chỉ mỹ phẩm Việt
thuần chay với đa dạng các dịng sản phẩm chăm sóc, làm đẹp. Tuy nhiên, sự ra đời
của hãng mỹ phẩm mới, đối đầu, cạnh tranh trực tiếp với các dòng sản phẩm lão làng
đến từ các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài khiến The Cocoon gặp phải khơng ít khó
khăn, thách thức trong việc tạo niềm tin của khách hàng. Để khách hàng có thể nhận
biết, ghi nhớ và lựa chọn sản phẩm của công ty, The Cocoon cần phải thiết lập hệ
thống nhận diện thương hiệu hiệu quả, tác động mạnh và sâu sắc vào tâm trí khách
hàng. Do đó, nhận thức được vấn đề này, nhóm 1 đã thực hiện đề tài “Tìm hiểu và


phân tích hệ thống nhận diện thương hiệu của The Cocoon Vietnam” và từ đó đề xuất
một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao độ nhận diện thương hiệu của hãng.



NỘI DUNG
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG
HIỆU
1. Khái niệm về hệ thống nhận diện thương hiệu
1.1. Khái niệm của thương hiệu
Thương hiệu là một hoặc một tập hợp các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt
sản phẩm, doanh nghiệp; là hình tượng về sản phẩm và doanh nghiệp trong tâm trí
khách hàng và cơng chúng.
Thương hiệu được tạo ra nhằm mục đích trước hết là nhận biết và phân biệt sản
phẩm, doanh nghiệp, thậm chí ngày nay cịn được hiểu là để phân biệt một tổ chức, cá
nhân hoặc quốc gia, địa phương.
Nói đến thương hiệu thường không chỉ dừng lại ở những dấu hiệu nhận biết và
phân biệt (như nhãn hiệu), nghĩa là nói đến những “dấu hiệu trực giác” mà cịn bao
gồm cả những yếu tố vơ hình như cá tính, giá trị, cảm nhận, hình ảnh và ấn tượng đối
với sản phẩm và doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng và công chúng - những “dấu
hiệu tri giác”.
1.2. Khái niệm của hệ thống nhận diện thương hiệu
Hệ thống nhận diện thương hiệu là tập hợp sự thể hiện của các thành tố thương
hiệu trên các phương tiện và môi trường khác nhau nhằm nhận biết, phân biệt và thể
hiện đặc tính thương hiệu
Như vậy, hệ thống nhận diện trước hết là tập hợp các thành tố thương hiệu như
tên, biểu trưng (logo), khẩu hiệu (slogan), nhạc hiệu, màu sắc đặc trưng cho thương
hiệu, sự cá biệt của bao bì,... và chúng cũng được thể hiện trên những phương tiện (ấn
phẩm, vật phẩm…) và trong các môi trường khác nhau (môi trường thực và môi
trường ảo). Một hệ thống nhận diện thương hiệu cần phải được thể hiện nhất quán và

đồng bộ cả về nội dung và hình thức của tất cả các yếu tố nhận diện được xác lập.
2. Phân loại hệ thống nhận diện thương hiệu
Hệ thống nhận diện thương hiệu có thể được phân loại dựa theo những tiêu chí
khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng hoặc điều kiện áp dụng.
 Dựa vào phạm vi ứng dụng của hệ thống nhận diện, chia ra:
• Hệ thống nhận diện thương hiệu nội bộ: Được dùng chủ yếu trong nội bộ

doanh nghiệp, phục vụ cho hoạt động truyền thông thương hiệu nội bộ và


xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp, thường bao gồm: biển tên và chức
danh của các cá nhân, lãnh đạo; các ấn phẩm nội bộ (bản tin, thông báo, bộ
giấy tờ văn phịng,...); thiết kế bài trí thống nhất trong khu vực làm việc;
đồng phục và thẻ nhân viên;...
• Hệ thống nhận diện thương hiệu ngoại vi: Được dùng chủ yếu trong các
giao tiếp và truyền thông của doanh nghiệp với các đối tượng bên ngoài,
như: Biển hiệu, và thiết kế trang trí điểm bán, văn phịng; hệ thống các ấn
phẩm giao dịch như card, các loại biểu mẫu, bì thư,...; các ấn phẩm quảng
cáo như catalogue, brochure, băng đĩa,...; Thiết kế mẫu quà tặng, các loại
tem nhãn cho sản phẩm...
 Dựa vào khả năng dịch chuyển và thay đổi của hệ thống nhận diện, chia ra:
• Hệ thống nhận diện thương hiệu tĩnh: Là hệ thống nhận diện thường ít dịch

chuyển hoặc ít biến động, thay đổi theo thời gian. Các yếu tố nhận diện
thường gồm: Biển hiệu và thiết kế trang trí văn phịng, điểm biến; Các biển
quảng cáo, tấm lớn, biển LED; đồng phục và thẻ tên nhân viên,...
• Hệ thống nhận diện thương hiệu động: Là hệ thống gồm các yếu tố nhận
diện thường hay dịch chuyển hoặc thay đổi, biến động theo thời gian. Các
yếu tố nhận diện động thường gồm: Các loại biểu mẫu, tem nhãn phục vụ
kinh doanh, ô dù, thiết kế trang trí trên các phương tiện; card, bì thư...

 Dựa vào mức độ quan trọng của các yếu tố nhận diện, chia ra:
• Hệ thống nhận diện thương hiệu gốc: bao gồm các thành tố thương hiệu

như: Tên thương hiệu, biểu tượng và biểu trưng (logo), khẩu hiệu (slogan),
biển hiệu, bì thư, card visit, biểu mẫu giấy tờ văn phịng...
• Hệ thống nhận diện thương hiệu mở rộng: gồm các yếu tố nhận diện bổ
sung như: Các ấn phẩm quảng cáo (Catalogue, tờ rơi, sách gấp, băng đĩa,...;
Thiết kế giao diện website, thiết kế trang trí phương tiện, ơ dù,...
Ngồi ra cịn có thể dựa trên các nhóm ứng dụng cụ thể, các nhà tư vấn thiết kế
lại chia hệ thống nhận diện thương hiệu thành: Hệ thống nhận diện cơ bản; Hệ thống
nhận diện văn phòng; Hệ thống ấn phẩm quảng cáo, truyền thông; Hệ thống biển
bảng, Hệ thống bao bì, nhãn sản phẩm; Hệ thống xúc tiến thương mại, quà tặng; Hệ
thống thương mại điện tử.
3. Vai trò của hệ thống nhận diện thương hiệu
Hệ thống nhận diện có những vai trò sau đối với sự phát triển của mỗi thương
hiệu:
Tạo khả năng nhận viết và phân biệt đối với thương hiệu: Đây được xem là vai
trò rất quan trọng xuất phát từ chức năng của thương hiệu - nhận biết và phân biệt. Hệ
thống nhận diện thương hiệu là điểm tiếp xúc thương hiệu quan trọng, tạo điều kiện để


khách hàng và cơng chúng có thể nhận ra và phân biệt được các thương hiệu cạnh
tranh, nhận ra sự khác biệt của thương hiệu. Ngoài ra, hệ thống nhận diện cịn góp
phần tạo dấu ấn và gia tăng khả năng ghi nhớ thương hiệu.
Cung cấp thông tin về thương hiệu, doanh nghiệp và sản phẩm. Hệ thống nhận diện
giúp truyền tải các thông điệp qua từng đối tượng của hệ thống, chẳng hạn qua các ấn
phẩm, các biển hiệu và các sản phẩm phục vụ hoạt động xúc tiến bán,...Khách hàng sẽ
cso thông tin đầy đủ và rõ ràng hơn, nhất quán về cả sản phẩm, thương hiệu và doanh
nghiệp...
Tạo cảm nhận, góp phần thiết lập cá tính thương hiệu. Thông qua hệ thống nhận diện,

sẽ tạo sự nhất quán trong tiếp xúc và cảm nhận về thương hiệu và sản phẩm mang
thương hiệu. Bằng sự thể hiện của màu sắc, kiểu chữ và cách thể hiện của các thành tố
trên những phương tiện và môi trường khác nhau, khách hàng phần nào có thể bị lơi
cuốn bởi các yếu tố nhận diện thương hiệu và cảm nhận được một phần những thông
điệp, giá trị mà thương hiệu muốn truyển tải. Góp phần quan trọng thiết lập và làm rõ
hình ảnh cá tính riêng qua sự thể hiện nhất quán trong hoạt động. Tuy nhiên, không
phải mọi thương hiệu đều truyên tải được điều này.
Một yếu tố của văn hóa doanh nghiệp. Hệ thống nhận diện thương hiệu, chủ yếu là tên
và logo, khẩu hiệu hoặc màu sắc… trong khơng ít trường hợp tạo sự gắn kết giữa các
thành viên, tạo niềm tự hào chung, là yếu tố để thực hiện các hoạt động nhằm tạo
dựng những giá trị của văn hóa doanh nghiệp.
Ln song hành cùng sự phát triển của thương hiệu. Một thương hiệu sẽ không thể
phát triển nếu thiếu hệ thống nhận diện. Tuy nhiên để hấp dẫn và truyền thơng tốt hơn,
nó cũng cần được làm mới, thay đổi tùy theo điều kiện và định hướng phát triển của
thương hiệu doanh nghiệp.


PHẦN II: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
THE COCOON ORIGINAL VIETNAM
I. Giới thiệu về The Cocoon Original Việt Nam và công ty TNHH Mỹ Phẩm
Nature Story
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Những năm gần đây, mỹ phẩm thuần chay bắt đầu được nhiều người tiêu dùng
Việt đón nhận. Trong đó, Cocoon là một trong những thương hiệu nội địa ghi được
nhiều dấu ấn trong giới skincare Việt và được xem như một hiện tượng mới trong nền
mỹ phẩm nước nhà.
Ra đời từ năm 2013, từng được khá nhiều người tiêu dùng biết đến với những
sản phẩm thiên nhiên lành tính. Tuy nhiên với 3 năm trở lại đây, cái tên Cocoon bất
ngờ gây chú ý trở lại trên thị trường làm đẹp nội địa, Cocoon từng bước chinh phục
người dùng nhờ tinh thần Việt trong từng sản phẩm. Thương hiệu liên tục ra mắt các

sản phẩm 100% thuần chay lấy lợi thế nguồn nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên Việt
Nam như: bí đao, cà phê Đắk Lắk, dầu dừa Bến Tre, hoa hồng Cao Bằng... Chính việc
này đã tạo nên một Cocoon rất “Việt Nam”, không hề lẫn lộn với bất cứ thương hiệu
nào khác trên thị trường.
Sự ra đời của Cocoon như một “làn gió mới” cho ngành mỹ phẩm Việt Nam.
Khi chúng ta không chỉ thấy được một thương hiệu Việt chỉn chu về hình thức, mẫu
mã mà ngay cả chất lượng sản phẩm cũng khơng hề kém cạnh các thương hiệu nước
ngồi khác. Cocoon đã lên kệ tại hơn 300 điểm bán tại các hệ thống phân phối mỹ
phẩm trên toàn quốc.
2. Tầm nhìn, sứ mệnh
Sứ mệnh: mang lại một làn da, một mái tóc ln khỏe mạnh, trẻ trung và tràn
đầy sức sống từ những nguồn nguyên liệu đơn giản và gần gũi mà người tiêu dùng ăn
hằng ngày. Cocoon luôn giữ một nhiệm vụ trong tâm trí: áp dụng các lợi ích của thực
phẩm quanh ta kết hợp với sự hiểu biết khoa học để tạo ra các sản phẩm mỹ phẩm an
toàn và hiệu quả cho tất cả mọi người.
3. Mục tiêu phát triển và giá trị cốt lõi
 Mục tiêu phát triển:

Cocoon được biết đến là một trong những thương hiệu nội địa tiên phong trong
lĩnh vực mỹ phẩm thuần chay - xu hướng đang được người tiêu dùng trên thế giới lựa
chọn, cho ra đời các dòng sản phẩm thuần chay an tồn, lành tính, từ thực vật Việt
Nam và không thử nghiệm trên động vật. Cocoon muốn lan tỏa giá trị nhân văn và


hình thành thói quen sử dụng mỹ phẩm thuần chay cho người Việt. Đồng thời, Cocoon
đang có những bước tiến mới mang thương hiệu mỹ phẩm Việt Nam đến với thị
trường quốc tế.
 Giá trị cốt lõi:

100% nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng và an toàn cho làn da: đây là lời hứa

và cam kết tuyệt đối của Cocoon. Tất cả thành phần nguyên liệu trong các sản phẩm
của Cocoon đều có chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ (C.O) từ các nhà cung
cấp nguyên liệu trong và ngoài nước. Tất cả các sản phẩm mỹ phẩm trước khi được
đưa ra thị trường đều được nghiên cứu từ 12 đến 24 tháng, được thử nghiệm để vượt
qua các bài kiểm tra về vi sinh, khả năng kích ứng, độ ổn định và phải đáp ứng đầy đủ
các quy định và việc lưu thông trên thị trường theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam.
Tất nhiên, các sản phẩm của Cocoon được điều chế sẽ khơng có các thành phần như
alcohol, paraben, formaldehyde, phthalates, hydroquinone, triclosan,.... Trên thực tế,
Cocoon cấm hàng trăm thành phần nguy hại và thường xuyên cập nhật danh sách này.
“Chúng tôi luôn luôn làm điều này vì Cocoon tơn trọng làn da của bạn.”
100% thuần chay: Cocoon khơng sử dụng các ngun liệu có nguồn gốc từ động
vật thường thấy trong mỹ phẩm như: mật ong, sáp ong, mỡ lông cừu, nhau thai cừu,
dịch ốc sên, dầu gan cá mập, tơ tằm,.. Thay vào đó Cocoon vận dụng và phát huy tối
đa khả năng của các hoạt chất, chiết xuất từ thực vật mà khơng cần đến sự hỗ trợ của
các ngun liệu có nguồn gốc từ động vật.
100% không bao giờ thử nghiệm trên động vật: các công thức mỹ phẩm của
Cocoon được nghiên cứu và được thử nghiệm bằng các bài kiểm tra trong phịng thí
nghiệm (in-Vitro test) hoặc trên các tình nguyện viên (in-Vivo test). Hãng không thực
hiện các bài thử nghiệm lên động vật như: thỏ, chuột, lòng đỏ trứng gà đã thụ tinh,...


II. Phân tích và đánh giá hệ thống nhận diện thương hiệu The Cocoon Original
Vietnam
1. Thực trạng thị trường mỹ phẩm thuần chay hiện nay và thị phần của Cocoon
Việt Nam
1.1. Nhu cầu về sản phẩm thuần chay

Trong số 100 người tham gia khảo sát, số người quan tâm đến mỹ phẩm thuần
chay lên đến 72%.
Ngày nay, khái niệm Vegan – Thuần chay khơng chỉ nói đến một chế độ ăn

uống hồn tồn từ thực vật mà cịn thể hiện phong cách “Sống xanh”, được nhiều
người trên thế giới lựa chọn. Trong đó, ưu tiên sử dụng mỹ phẩm thuần chay cũng là
một trong những cách giúp con người hoàn thiện lối sống lành mạnh này.
Mỹ phẩm thuần chay là các sản phẩm khơng sử dụng các thành phần có nguồn
gốc từ động vật (như: sáp ong, mật ong, lanolin, các loại sữa, dịch ốc sên, tơ tằm, mỡ
lông cừu…) và không thử nghiệm trên động vật.
Nhờ yếu tố nhân đạo và các thành phần thực vật an toàn, lành tính kết hợp các
yếu tố bảo vệ mơi trường và hệ sinh thái, mỹ phẩm thuần chay đã nhanh chóng phát
triển trở thành xu hướng làm đẹp trên toàn cầu.


1.2. Các hãng hiện có các dịng sản phẩm thuần chay

Độ nhận diện chiếm phần cao hơn cả trong lĩnh vực mỹ phẩm thuần chay đó là
Klairs (63,3%) và COSRX (40,5%) trên tổng số các thương hiệu hiện có trên thị
trường trong bài khảo sát với 100 người tham gia. Cả 2 thương hiệu này nổi tiếng cả
về chất lượng tốt cũng như thiết kế tối giản mà đặc biệt, được nhiều người tin dùng.
Hiện nay trên thị trường mỹ phẩm Việt Nam xuất hiện rất nhiều thương hiệu
mỹ phẩm thuần chay theo xu hướng “xanh” mang thương hiệu nước ngoài như Klairs,
By Wishtrend, COSRX, Elixir, Kat Von D Beauty,... Khác với những thương hiệu
ngoại nhập, những sản phẩm của Cocoon mang đậm nét thuần Việt và phù hợp với
tiêu chí của người tiêu dùng gần đây về lối sống thiên nhiên, hoạt động bảo vệ môi
trường và động vật hoang dã đang dần thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng.
1.3. Thị phần của thương hiệu The Cocoon Original Việt Nam
Qua 100 khảo sát, dù số lượng người chưa sử dụng sản phẩm của Cocoon khá
cao (73 người) nhưng trong số 100 người đó vẫn có 73 người biết về thương hiệu này.


Cocoon bước đầu chinh phục người dùng nhờ tinh thần Việt trong từng sản
phẩm. Bên cạnh việc lấy nguyên liệu từ các vùng miền đặc trưng của Việt Nam thì

việc thấu hiểu các vấn đề của người Việt cũng điểm mấu chốt giúp Cocoon củng cố vị
trí của mình trong lịng người tiêu dùng. Chúng ta khơng chỉ thấy được một thương
hiệu Việt chỉn chu về hình thức, mẫu mã mà ngay cả chất lượng sản phẩm cũng không
hề kém cạnh các thương hiệu nước ngoài khác. Nhờ việc đi lên từ chất lượng, Cocoon
đã góp phần gia tăng niềm tin của người tiêu dùng Việt đối với mỹ phẩm Việt khi các
sản phẩm ngày càng phủ sóng rộng rãi, lên kệ tại hơn 300 điểm bán tại các hệ thống
phân phối mỹ phẩm trên toàn quốc, từ các cửa hàng mỹ phẩm uy tín trên khắp cả nước
đến các diễn đàn làm đẹp, đến trang cá nhân của các Blogger nổi tiếng tại Việt Nam và
nhận về các phản hồi tích cực kèm doanh số bán cao.
2. Hệ thống nhận diện gốc
2.1. Tên thương hiệu
The COCOON ORIGINAL VIETNAM
Mỹ phẩm thuần chay Cocoon - cái tên mà giới làm đẹp thường xuyên nhắc đến
có tên đầy đủ là “The COCOON ORIGINAL VIETNAM” với ý nghĩa Mỹ phẩm có
nguồn gốc hữu cơ của Việt Nam. Không phải tự nhiên hãng lại để từ the là chữ thường
trong khi các chữ còn lại in hoa. Đây như một sự ngầm khẳng định và nhấn mạnh, để
khi nhìn vào tên thương hiệu, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thương hiệu mỹ phẩm
hữu cơ và là một thương hiệu của Việt Nam. Lấy tên đúng với những gì mà thương
hiệu muốn truyền tải, Cocoon đã thành công bước đầu trong việc xây dựng sự nhận
diện dễ dàng với người tiêu dùng.


Ngồi ra, hãng lấy tên tiếng anh nhằm mục đích đưa thương hiệu Việt tới tất cả
mọi người không phân biệt dân tộc, vùng miền, nâng tầm giá trị thương hiệu Việt
Nam trên thị trường thế giới.

Khi được hỏi về cái một cái tên khá dài này, vẫn có đến 68.5% trên tổng số 73
người biết thương hiệu này biết được tên đầy đủ của Cocoon chứng tỏ Cocoon đang
làm khá tốt chiến dịch truyền thông thương hiệu. Tuy nhiên vẫn còn đến 31.5% nhận
diện được thương hiệu ở cái tên ngắn gọn là Cocoon. Đây là một sự tỉ lệ vẫn khá

đông. Đúng với ý kiến cá nhân của một số người thì đây là một cái tên khá dài tuy
nhiên khi nhận diện được Cocoon là người ta đã nhận diện được The COCOON
ORIGINAL VIETNAM.
Nói riêng về cái tên Cocoon, chỉ có 2 âm tiết, dễ đọc, khi âm điệu của chữ này
được phát ra nghe rất bắt tai, vui miệng, dễ phát âm và âm thanh cực kì trong trẻo xen
một chút tinh nghịch. Tuy nhiên trên Thế giới có một thương hiệu kẹo dẻo có tên
Cocon, chỉ bớt một chữ “o” ở chữ Cocoon chính vì thế nếu xuất khẩu có thể gây nhầm
lẫn. Dịch từ Cocoon ra tiếng việt có nghĩa là cái kén hoặc bất kì một loại vỏ mềm nào
để bảo vệ. Dường như Cocoon là lớp vỏ bọc hoàn hảo cho vẻ đẹp của người con gái
Việt Nam. Người ta có thể nhắc đến Cocoon với niềm vui, niềm hạnh phúc và cực kì
đáng yêu. Cocoon, cocoon, cocoon dường như đang gieo vào tâm trí giới làm đẹp Việt
Nam một sức sống tươi trẻ, một tương lai xanh, một tương lai sáng cho thương hiệu
mỹ phẩm của Việt Nam.


2.2. Biểu trưng

The Cocoon Original Vietnam: Mỹ phẩm có nguồn gốc hữu cơ của Việt Nam
Lấy từ chính cái tên của thương hiệu, biểu trưng được cách điệu với Cocoon
được in phóng đại hơn như một sự phân biệt, nổi bật hơn. Màu nâu cà phê được lấy
cảm hứng từ chính những hạt cà phê Đắk Lắk - một trong những nguyên liệu chính
của Cocoon mang đậm hương vị Việt Nam nhưng nhẹ nhàng hơn, ngọt ngào và thanh
nhã hơn. Những từ ngữ được cách điệu một cách ưa nhìn, có tính nghệ thuật và tạo
cảm giác thích thú chứ không hề bị nhàm chán.
Trên mỗi sản phẩm của Cocoon đều có chứa hình ảnh biểu trưng này, được
thiết kế ngay góc bên trái trên cùng - một vị trí rất dễ nhận diện và ghi nhớ. Đây là
một hình ảnh quan trọng của Cocoon trong việc phân biệt sản phẩm của họ với đối thủ
cạnh tranh.
2.3. Biểu tượng


Câu hỏi cảm nhận về chiếc logo này với những người biết thương hiệu, 21
người cho rằng đây là một hình ảnh đẹp, 20 người đồng ý đây là một hình ảnh độc lạ,
gây ấn tượng tốt. Đúng với tinh thần mà hình ảnh logo muốn truyền tải, 54 ý kiến cảm


nhận rằng hình ảnh có ý nghĩa sâu sắc về tâm hồn và bản sắc dân tộc Việt Nam cùng
với đó phần lớn mọi người cũng đồng ý rằng hình ảnh mang lại cảm giác rất thiên
nhiên và an toàn.

Chiếc logo được thiết kế không hề bắt mắt nhưng tinh tế, tĩnh lặng và đủ để
người ta có thể hiểu hết ý nghĩa của nó mang lại. Thiết kế logo cân đối, dễ nhìn, dễ
nhớ là một điểm cộng cho Cocoon. Đúng với sứ mệnh sinh ra để mang lại cho bạn
một làn da, một mái tóc ln khỏe mạnh, trẻ trung và tràn đầy sức sống từ những
nguồn nguyên liệu đơn giản và gần gũi mà bạn ăn hằng ngày, logo của Cocoon cũng
không kém phần giản dị, mộc mạc, nhưng vô cùng tinh tế và thân thuộc với cuộc sống
hàng ngày. Hình ảnh cơ gái nghiêng nghiêng chiếc nón lá trong tà áo dài thướt tha
mang đậm nét thuần Việt. Cô gái mang vẻ đẹp truyền thống mà hiện đại tinh tế, như
một hình mẫu mà Cocoon muốn xây dựng cho người tiêu dùng Việt Nam về làn da và
mái tóc khỏe đẹp.
Một lần nữa tên của thương hiệu lại được xuất hiện trên chiếc logo đầy ý nghĩa
này như một lần nữa nhấn mạnh và khẳng định chủ quyền, đưa tên vào logo để người
tiêu dùng dễ nhận diện, nhớ nhanh và nhớ lâu hơn. Để khi muốn đi mua mỹ phẩm,
người ta nghĩ ngay đến Cocoon.
2.4. Slogan
Mỹ phẩm 100% thuần chay - cho nét đẹp thuần Việt
Slogan của Cocoon ngắn gọn, rõ ràng ý muốn truyền tải trong từng câu chữ đặc
biệt được xen lẫn một số cụ thể, chắc nịch 100%. Câu khẩu hiệu như một lời cam kết


rằng Cocoon là một thương hiệu mỹ phẩm được làm từ nguyên liệu tự nhiên 100%,

chắc chắn không thử nghiệm trên động vật. Lời cam kết đồng thời slogan cũng như
một thông điệp gửi đến khách hàng về sứ mệnh của thương hiệu, mang lại sức sống
mới, khoẻ mạnh, trẻ đẹp và tràn đầy sức sống cho người phụ nữ Việt Nam. Như một
ngụ ý đưa vào câu khẩu hiệu của mình, Cocoon vừa mang lại sức sống mới vừa duy
trì và giữ gìn nét đẹp đặc trưng của người con gái Việt Nam.
2.5. Hình thức trên sản phẩm
2.5.1. Thiết kế hình dáng lọ đựng sản phẩm
Dù là thương hiệu Việt Nam nhưng mẫu mã, bao bì được Cocoon đầu tư kỹ
càng. Mẫu mã tuy có đơn giản nhưng đẹp mắt, trang nhã, lịch thiệp. Đa phần là gam
màu trầm ấm, hình họa trang trí thể hiện tên sản phẩm.
Màu sắc, kiểu dáng, mẫu mã của Cocoon cũng giúp người tiêu dùng dễ nhận
biết sản phẩm do hãng thiết kế màu sắc của sản phẩm và bao bì trùng ln với màu
nguyên liệu khiến khách hàng dễ hình dung và nhận dạng về thành phần trong sản
phẩm như màu xanh bí, nâu cà phê, nâu vàng mật ong tạo cảm giác an tồn, lành tính.
Tuy nhiên, thiết kế lọ của các sản phẩm của Cocoon chưa có sự tách biệt giữa
các dịng sản phẩm cùng thành phần ngun liệu chính, có thể khiến khách hàng nhầm
lẫn giữa các dịng, ví dụ như gel rửa mặt bí đao và toner bí đao.

2.5.2. Thiết kế hình ảnh đặc trưng trên lọ đựng sản phẩm
Trên các sản phẩm của mình, biểu trưng của thương hiệu được đặt ở góc trái
trên cùng ở phần nhãn dán trên sản phẩm, rõ ràng và rất dễ nhìn, đây là vị trí mà
khách hàng thường chú ý đầu tiên. Điều này góp một phần khơng nhỏ vào sự nhận


diện của khách hàng đối với thương hiệu. Tuy nhiên trên các sản phẩm khơng hề có
biểu tượng - logo của thương hiệu. Logo thương hiệu của Cocoon thực sự có ý nghĩa
chính vì thế việc khơng đưa logo lên trên các sản phẩm của mình khiến cho khách
hàng khơng biết về hình ảnh cơ gái có nét đẹp thuần Việt độc đáo này cũng như thông
điệp sâu sắc mà nó mang lại.
Hình thức sản phẩm cũng là điều được Cocoon rất chú trọng, các thiết kế của

họ luôn hướng đến văn hóa Việt Nam và mơi trường. Đặc biệt, Cocoon cịn khéo léo
đưa văn hóa tranh khắc gỗ Việt Nam vào logo của các nguyên liệu như: bí đao, cà phê,
sachi, bưởi… Việc nguyên liệu được đưa lên bao bì bằng hình thức khắc gỗ mang lại
cảm giác tự hào, giản dị mộc mạc về một di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam, đây là
một điểm cộng rất lớn cho Cocoon trong việc sáng tạo và khác biệt mình đối với các
thương hiệu mỹ phẩm trên thị trường. Mặc dù chưa trải nghiệm sản phẩm, người tiêu
dùng cũng dễ dàng bị thu hút bởi yếu tố độc đáo mà mới lạ này trên bao bì sản phẩm.
Ngồi ra bao bì được sử dụng bằng nhựa tái chế với các thông số cần thiết về sản
phẩm mang lại cảm giác an toàn.


2.5.3. Chất liệu của lọ đựng sản phẩm


Vỏ lọ đựng: Polyethylene terephthalate (nhựa PET)

Nhựa PolyEthylene Terephthalate (được gọi là PET, PETE hoặc PETP hoặc
PET - P – ký hiệu hình số 1) là nhựa nhiệt dẻo, là sự lựa chọn của nhiều nhà sản xuất
mỹ phẩm.
 Ưu điểm
− Chai lọ PET có độ bền cao.
− Nhựa PET rất nhẹ vì thế nếu có xảy ra sự cố rơi rớt, hư hỏng, chúng cũng

không gây ra tổn thương nghiêm trọng trong quá trình vận chuyển.
− Giá thành rẻ so với các loại nhựa khác.
 Nhược điểm
− Chịu nhiệt khơng tốt.
− Vì nhựa PET quá nhẹ nên chỉ dùng phổ biến trong các loại sản phẩm như sữa

rửa mặt, kem chống nắng, thuốc bôi thông thường. Nếu bạn muốn tạo điểm

nhấn và sang trọng cho sản phẩm thì nên ưu tiên các dòng nhựa Acrylic, PS,
PP.
− Với thiết kế vỏ chai/hũ đựng làm bằng nhựa PET, Cocoon xây dựng câu
chuyện bảo vệ mơi trường có đặc trưng riêng của thương hiệu: thu gom chai lọ
đã dùng hết để tái chế. Tuy nhiên, việc tái chế nhựa PET không thực sự tốt đối
với sản phẩm bên trong do loại nhựa này dễ tích tụ bụi bẩn.
− Nhãn chai: Sử dụng chất liệu giấy khơng cán màng nhựa, thể hiện trên đó các
thơng tin cần có đầy đủ, rõ ràng, khiến người dùng có cảm giác yên tâm về độ
an toàn của thương hiệu này.


2.6. Hình thức bao bì đóng gói
2.6.1. Thiết kế hình dáng bao bì đóng gói
Vẫn theo phong cách đơn giản, trang nhã, lịch thiệp, với gam màu trầm ấm.
Cách đóng gói của Cocoon khơng cịn gì xa lạ đối với các tín đồ mỹ phẩm. Hình dáng
chai lớn, chai lùn, các hũ,... với nắp lọ xoắn nắp hoặc nắp nhấn, xịt phù hợp với từng
loại sản phẩm.
Xã hội càng hiện đại, người tiêu dùng càng trở nên thơng thái thì việc liệt kê
đầy đủ thơng tin trên bao bì là điểm cộng lớn Cocoon làm được. Bên cạnh sự minh
bạch này, các cam kết của thương hiệu cũng rất rõ ràng: 100% thuần chay, không thử
nghiệm trên động vật, không paraben. Đặc biệt, đối với mỗi sản phẩm Cocoon đều có
cam kết riêng, nâng cao giá trị thiết thực cho người dùng: không Sulfate (gel rửa mặt),
không cồn (toner, thạch dưỡng da), không hạt vi nhựa (tẩy da chết)…
2.6.2. Chất liệu bao bì đóng gói
Vỏ hộp bằng giấy thân thiện không cán màng nhựa đơn giản mà vừa vặn, tinh
tế, hướng tới câu chuyện bảo vệ môi trường trong tâm trí khách hàng đúng như thơng
điệp mà Cocoon muốn truyền tải trong từng sản phẩm.
2.6.3. Nội dung trên bao bì đóng gói
Các thơng tin như tên thương hiệu, thành phần, các cam kết, mã vạch, hạn
dùng,... đều được thể hiện cơng khai, rõ nét trên hộp đóng gói, người dùng có thể tìm

hiểu thơng tin sản phẩm một cách nhanh chóng.
3. Hệ thống nhận diện mở rộng
3.1. Nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên đặc trưng tạo nên thương hiệu
Hiện nay, với xu hướng tiêu dùng sản phẩm thuần chay nên khơng có gì q
bất ngờ khi Cocoon là thương hiệu được chú ý đến. Hãng cam kết nguồn nguyên liệu
100% từ thiên nhiên Việt Nam như bí đao, tinh dầu bưởi, cà phê Đắk Lắk, hoa hồng
Cao Bằng….Độ nhận diện của Cocoon đang dần trở nên hoàn thiện trong mắt người
tiêu dùng Việt, để khi nhắc về Cocoon, người ta biết ngay rằng đây là một thương hiệu
mỹ
phẩm
thuần
chay.


Đối với khách hàng, việc được sử dụng những sản phẩm lành tính, an tồn mà đi kèm
với mác “made in Việt Nam”, mang những đặc sản, tính túy của đất nước được phổ
biến rộng hơn, đặc biệt là với thế giới để thể hiện niềm tự hào của dân tộc. Bên cạnh
người Việt đang dần trở nên tin dùng hàng Việt hơn, đây là một lợi thế rất lớn cho
Cocoon trong việc cạnh tranh và đứng vững trên thị trường Việt Nam.


3.2. Poster

Các sản phẩm được bày đẹp đẽ, gọn gàng, thơng tin sản phẩm được đặt chính
diện, màu sắc thống nhất là nâu trầm tạo cảm giác đồng điệu. Chữ VEGAN - có nghĩa
là mỹ phẩm thuần chay to rõ ràng, in đậm ấn tượng với khách hàng. Slogan được xuất
hiện trong poster này lại một lần nữa nhấn mạnh sản phẩm dành cho người Việt.
Hầu hết các poster của Cocoon đều được chăm chút kỹ càng, mang vẻ đơn
giản, nhưng lại thể hiện đầy đủ thông điệp mà nhãn hàng muốn đem tới cho khách
hàng của mình, đó là việc làm đẹp cũng cần bảo vệ động vật, bảo vệ môi trường. Tuy

nhiên trên các poster chưa nêu bật lên tên thương hiệu cũng như logo để bộ nhận diện
thương hiệu đến gần hơn với khách hàng.


3.3. Các yếu tố khác
3.3.1. Website chính thức của thương hiệu


Đường link của website chính thức: />Tên miền website của Cocoon mang chính tên thương hiệu vì thế mà 89% mọi
người dễ dàng tìm kiếm trang chủ của nó. Bất cứ khi nào bạn tìm kiếm từ khóa có
chứa mỹ phẩm Cocoon thì ngay lập tức trang web chính thức của Cocoon
sẽ hiện lên đầu tiên. Có thể thấy được hãng đã xử lý Top
SEO rất tốt, tối ưu được từ tên miền, từ khóa, tới các nội dung bài viết có trên website.

Khi search từ khóa “Cocoon Việt Nam”, có khoảng 447.000 kết quả tìm kiếm,
giúp cho người tiêu dùng dễ dàng tìm hiểu về thương hiệu này.
Hiện tại, trang web của Cocoon có đầy đủ các thơng tin về sản phẩm như thành
phần, giá cả, các đánh giá; về logo, màu sắc chủ đạo, tên thương hiệu; các chính sách
bảo mật, giao hàng, đổi trả,... về doanh nghiệp sản xuất CÔNG TY TNHH MỸ
PHẨM NATURE STORY cùng với các chương trình khuyến mại các mùa lễ.
Hãng xây dựng các câu chuyện về thương hiệu, sản phẩm trên web như:
KHOẢNH KHẮC CÙNG COCOON với hashtag #cocoonvietnam. Tất cả đều là
những câu chuyện mang hình ảnh rất giản dị, gần gũi hơn với khách hàng. Qua đây, dễ
dàng lan tỏa thông điệp của nhãn hàng tới người tiêu dùng cũng như tiếp cận các tập
khách hàng mới biết tới Cocoon.
Giao diện đẹp, bố cục trình bày bắt mắt, hợp lý, dễ dàng sử dụng và tra cứu là
những nhận xét về trang web này. Màu nâu trầm đặc trưng vẫn bình dị mộc mạc
nhưng khơng kém phần sang trọng và tinh tế. Ở đây, câu chuyện về bảo vệ môi trường
cũng thu hút tới 21% người khảo sát.



3.3.2. Giao diện trên các mạng xã hội


Facebook: Cocoon Vietnam




Instagram: @cocoon.vietnam




Youtube: Cocoon Vietnam Official

Hiện nay, mạng xã hội ngày càng phát triển, nên phần lớn mọi người thấy
Cocoon qua quảng cáo trên Facebook, Instagram. Fanpage và tài khoản chính thức
của Cocoon Việt Nam có đầy đủ các thơng tin về thương hiệu, giúp người dùng tra
cứu thơng tin nhanh chóng, tránh dẫn tới tìm hiểu thơng tin sai lệch ở các trang khơng
chính thống. Ngồi ra trên các trang mạng chính thức của mình, Cocoon set avatar là
hình ảnh logo của thương hiệu, đây là một điểm chạm rất lớn đối với người tiêu dùng
từ đó làm tăng độ nhận diện cho thương hiệu.


×