Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG GIỐNG CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 122 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

LÊ LỆ HIỀN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG
GIỐNG CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2008


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

LÊ LỆ HIỀN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG
GIỐNG CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. LÊ XUÂN SINH

2008


2


CẢM TẠ
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Xuân Sinh đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến q báu giúp tơi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn Ks Đỗ Minh Chung, Cn Đặng Thị Phượng, Ks Huỳnh
Văn Hiền, toàn thể các anh chị lớp Cao học Thuỷ Sản khóa 12, 13 và các bạn
sinh viên lớp Quản lý nghề cá K30 đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt thời gian
thu thập số liệu và thực hiện luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị tại các trạm thủy sản; các Chi cục Thủy
sản; Trung tâm Khuyến ngư; Sở Thủy sản; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn thuộc các tỉnh: Đồng Tháp; An Giang; Bến Tre; Tiền Giang; Sóc Trăng;
Cần Thơ; Hậu Giang; Vĩnh Long và Trà Vinh đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong
quá trình thu thập số liệu làm đề tài trên địa bàn các tỉnh này.
Sau cùng tôi xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn
này.

Lê Lệ Hiền

3


TĨM TẮT
Đề tài nghiên cứu về “Phân tích tình hình cung cấp và sử dụng con giống cá
tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở Đồng bằng sông Cửu Long” được tiến
hành từ tháng 6/2007 đến tháng 6/2008 nhằm làm rõ thực trạng sản xuất kinh
doanh và sử dụng giống cá tra ở ĐBSCL. Trên cơ sở đó cung cấp các thơng tin

cho các bên liên quan và đề xuất các giải pháp cơ bản góp phần cải tiến hiệu
quả của việc sản xuất và sử dụng cũng như quản lý chất lượng giống cá tra với
sự quan tâm tới cả người cung cấp và người sử dụng giống cá tra.
Nghiên cứu này được thực hiện ở 9 tỉnh ĐBSCL gồm hai vùng: nội đồng (An
Giang; Đồng Tháp; Cần Thơ; Vĩnh Long và Hậu Giang) và ven biển (Tiền
Giang; Bến Tre; Trà Vinh và Sóc Trăng). Phương pháp điều tra sử dụng bảng
câu hỏi soạn sẵn được áp dụng cho các nhóm đối tượng nghiên cứu. Số mẫu
thu thập gồm: 33 trại sản xuất giống cá tra; 39 cơ sở ương giống cá tra; 293 hộ
nuôi cá tra thương phẩm.
Kết quả khảo sát cho thấy, kinh nghiệm tham gia SXG của chủ cơ sở trung
bình là 7,6 năm, cơ sở ương là 10,6 năm. Người nuôi cá tra thương phẩm ở các
tỉnh nội đồng có kinh nghiệm trung bình là 5 năm, cao hơn so với các tỉnh ven
biển (trung bình là 3 năm). Các chủ cơ sở có thể kết hợp kinh nghiệm và tham
gia các đợt tập huấn (sản xuất giống: 56,3%; ương: 31,6%; nuôi thịt: 39,2%)
hoặc chỉ dựa vào và kinh nghiệm (sản xuất giống: 40,6%; ương: 50%; nuôi
thịt: 48,8%).
Trại SXG có cơng suất thiết kế trung bình là 818,3 tr.bột/năm, sản lượng cá
bột thu hoạch trung bình là 729,2 tr.bột/năm, đạt năng suất 3.266,5 cá
bột/lít/năm, tổng chi phí trung bình là 588,3 tr.đ/năm và thu được lợi nhuận
bình quân 802,2 tr.đ/năm (± 798,3). Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá
bột (con/lít/năm) một cách có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) là: số lần cho đẻ
trung bình của cá cái; chi phí thuốc/hóa chất và tổng thể tích bình ấp trứng.
Các trại giống chủ yếu bán cá bột cho các cơ sở ương (40,97% tổng số cá bột)
và thương lái (12,83%). Phần còn lại bán cho các trại SXG khác.
Đối với cơ sở ương, diện tích ương trung bình là 1,1 ha, mật độ thả ương trung
bình là 545,9 con/m2, đạt tỷ lệ sống bình quân 22,3%. Sản lượng cá giống thu
được là 7,581 tr.con/năm (± 13.591,3), đạt năng suất là 7,142 tr.con/ha/năm (±
11,754.8), với mức đầu tư là 572,2 tr.đ/ha/năm, thu được lợi nhuận trung bình
là 1,4 tỷ/ha/năm (± 1,859). Năng suất ương cá bột lên giống chịu tác động bởi
nhiều yếu tố: độ sâu mực nước, tần suất thay nước, mật độ ương, kích cỡ cá

4


giống thu hoạch, áp dụng quy trình sản xuất cá sạch, số ngày công lao động
thuê. Các cơ sở ương giống chủ yếu bán cá giống cho các hộ nuôi thương
phẩm (38,5%) và cho các thương lái (32,9%). Số còn lại bán cho các điểm
ương hoặc dịch vụ giống khác.
Các cơ sở ni cá tra thương phẩm có diện tích ni trung bình 1,0 ha. Số vụ
ni trung bình 2 vụ/năm chiếm 51,2%; 1 vụ/năm: 29% và 2 năm 3 vụ là
19,8%, đối với nuôi 2 vụ/năm chủ yếu là ở các tỉnh nội đồng (67,7% số hộ).
Cá tra giống thường được người nuôi mua từ thương lái (45,7% tổng lượng
giống) và các cơ sở ương giống (38,5%). Số vụ ni và mật độ thả có sự khác
biệt giữa vùng nội địa và ven biển. Mật độ cá giống thả ni trong ao trung
bình là 43,5 con/m2, đạt tỷ lệ sống là 76,2%. Các tỉnh nội địa thường nuôi 2
vụ/năm với mật độ bình quân 47,2 con/m 2. Các tỉnh ven biển thường nuôi 1
vụ/năm và mật độ thả thưa hơn (38,7 con/m2). Năng suất cá ni bình qn ở
các tỉnh nội đồng là 369,7 tấn/ha/vụ, với tổng chi phí 4.241,5 tr.đ/ha/vụ, lợi
nhuận thu được là 809,9 tr.đ/ha/vụ, đều cao hơn nhiều so với các tỉnh ven biển
(tương ứng là 280,9 tấn/ha/vụ, 3.256,0 tr.đ/ha/vụ và 605,5 tr.đ/ha/vụ). Năng
suất cá tra nuôi thương phẩm chịu tác động bởi các yếu tố như: độ sâu mực
nước; mật độ thả; chi phí thuốc/hóa chất; lượng TACN và TATC; thời gian
ni và kích cỡ cá thu hoạch. Thời gian nuôi chỉ nên từ 5 - 6 tháng có hợp
đồng tiêu thụ khi cá đạt kích cỡ thì thu hoạch là tốt. Nên giảm mật độ nuôi
theo tiêu chuẩn ngành của Bộ Thủy sản, chỉ từ 15 – 20 con/m 2, kích cỡ từ 10 –
14 cm sẽ đảm bảo được tính bền vững cho nghề nuôi.
Với quy mô thiết kế trại SXG hiện nay thì các cơ sở SXG đã cung cấp một
lượng cá bột rất lớn cho nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL, ước tính theo cơng suất
sản xuất thực tế là 52 tỷ bột. Trong khi đó, với mức độ diện tích và mật độ thả
ni như hiện nay thì nhu cầu tiêu thụ cá bột thực tế chỉ chiếm khoảng 36,3%
so với tổng khả năng cung cấp (theo công suất thực tế).

Cần phải có quy hoạch các vùng sản xuất giống và vùng ni, có sự thơng tin
và kiểm sốt tốt hơn về số lượng trại, cơ sở ương, số lượng và chất lượng cá
bố mẹ, cá bột, kết hợp kiểm tra xử lý các cơ sở vi phạm. Đồng thời quan tâm
hơn tới tính thời vụ trong sản xuất giống và ni thịt và mở các lớp tập huấn
quy trình sản xuất cá tra sạch SQF 1000 CM nhằm nâng cao chất lượng cá tra
giống.

5


ABSTRACT
The study “Analysis of the supply and demand of Pangasius catfish
(Pangasianodon hypophthalmus) in the Mekong River Delta” was carried out
from June 2007 to June 2008 aiming to describe the situation of the production
and trading as well as use of seed (fries and fingerlings) of Pangasius catfish in
the delta. This helps to provide appropriate information and to suggest the
suitable solutions to different actors in the Pangasius catfish industry.
This study was conducted in 9 provinces of the delta, including inland
provinces (Angiang, Dongthap, Cantho, Vinhlong and Haugiang), and coastal
provinces (Tiengiang, Bentre, Travinh and Soctrang). Total sample size
includes: 33 fish hatcheries; 39 nursery sites; and 293 grow-out farms.
The results show that the actors expperience in the industry were 7.6 years,
10.6 years, and 3-5 years for hatchery owners, nursery site managers and
grow-out farmers, respectively. Fish farmers in inland areas had longer
experience than those in the coastal provinces (5 years compared with 3
years). The owners/farmers combined the knowledge from experience and
training courses (56.3% of the number of hatcheries; 31.6% for nursery, and
39.2% fro grow-out) or only rely on their own experience (hatcheries: 40.6%,
nursery: 50%, and grow-out: 48.8%).
Catfish hatcheries hade an average designed capacity of 818.3 million

fries/year and might havest a production of 729.2 million fries/year. The yield
was 3,266.5 fries/litter/year, spent about 588.3 mil.VND/year and earned a net
income of 802.2 mil.VND/year. There were 3 factors significantly affect the
yield of fries (fries/litter/year, p < 0.05). They were: the number of breeding
times per female fish, costs of chemicals/drugs, and total volume of weise
tanks for (egg hatching tanks). The fries were mainly sold to nursery sites
(40.97% of the total number of hatcheries) and middlemen (32.9%). The
remainings were distributed through the other hatcheries.
The nursery sites had an average area of 1.1 ha, stocking density of 545.9
fries/m2, survival rate was 22.3%. Total production of each nursery site was
7.581 million fingerlings/year or the yield of 7.142 million fingerlings/ha/year.
They had to spend a total cost of 572.2 mil.VND/year and earned an average
total net income of 1,400 mil.VND/year. The yield of fingerlings depended on
a number of variables, but the significant ones were: depth of water, exchange
frequency, stocking density, size of harvested fingerlings, application of clean
standards, and number of man-days for nursing fish. The fingerlings then were
6


sold to the grow-out farmers (38.5% of the fisngerling production) and
middlemen (12.83%). Some fingerlings were delivered to other nursery sites.
The grow-out farms had an average fish culture area of 1.0 ha. Percentages of
the total number of farmers applied 2 and 1 crops/year was 51.2% and 29%,
respectively. There was also 19.8% of the number of farms stocked 3 crops for
each 2 years. Farming two-crops per year was mainly in inland provinces
(67.7% of the number of farms). Grow-out farmers often bought fingerlings
from middlemen (45.7% of the total number of fingerlings stocked) and from
nursery sites (38.5%). The number of crops per year and stocking density
differed between inland and coastal araes. Average stocking density in pond
was 43.5 fingerlings/m2, with the survival rate of 76.2%. Inland provinces

were common with 2 crops per year and average stocking of 47.2 fish/m2. In
the coastal provinces, one crop per year was popular at a smaller stoking
density (38.7 ps/m2). Average yield of fish in inland provinces was 369.7
tones/ha/crops with the total costs of 4,241.5 mil.VND/ha/crop and total net
income of 809.9 mil.VND/ha/crop. These figures were all higher than those of
coastal provinces (280.9 tones/ha/crop, 3.256 mil.VND/ha/crops, and 605.5
mil.VND/ha/crop, respectively). The fish yield in the grow-out farms was
significantly affected by the depth of water, stocking density, costs of
chemicals/drugs, amount of feed (both commercial and man-made types),
stocking duration, and size of fish at the harvest. Stocking duration should be
about 5-6 months to get the size of 1 kg/fish and goes in hand with the contract
to sell fish to the right buyers. It is better to apply the stocking density
recommended by the Ministry of Fisheries (15-20 fish/m 2) with the size of
fingerlings is about 10-14 cm.
The Pangasius catfish hatcheries currently provide a huge amount of fries to
the industry in the Mekong delta. The real capacity of the hatcheries is
estimated about 52 billion fries per year. On the other hand, according to the
total culture areas, survival rate of nursery activities and average stocking
density of the grow-out farms, it is estimated that about 36.3% of the total fries
production are used.
Appropriate planning of hatcheries and grow-out areas are important while
more and better information as well as management need to be provided to the
actors. It is also good for further development of the industry if seasonality
and training on reproduction and grow-out activities with the application of
clean fish (SQF 1000CM) in order to improve the quality of both fingerlings
and marketable fish.
7


CAM ĐOAN

Tơi xin cam kết luận văn này được hồn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Ngày 28 tháng 6 năm 2008
Ký tên

Lê Lệ Hiền

8


MỤC LỤC
Tựa mục

Trang

TĨM TẮT........................................................................................................4
ABSTRACT.....................................................................................................6
MỤC LỤC.......................................................................................................9
DANH SÁCH BẢNG....................................................................................12
DANH SÁCH HÌNH.....................................................................................13
DANH MỤC VIẾT TẮT...............................................................................14
CHƯƠNG I....................................................................................................15
GIỚI THIỆU..................................................................................................15
1.1 Đặt vấn đề.............................................................................................15
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................16
1.3 Giả thiết nghiên cứu..............................................................................16
1.4 Nội dung nghiên cứu.............................................................................17
CHƯƠNG II..................................................................................................19

TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................19
2.1. Tình hình nghề ni cá tra trên thế giới................................................19
2.2. Tình hình phát triển nghề ni cá tra ở Việt Nam và ĐBSCL..............20
2.3. Tình hình sản xuất giống cá tra ở ĐBSCL............................................23
2.4. Những thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL..............25
CHƯƠNG III.................................................................................................27
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................27
3.1 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu..........................................................27
3.2 Phương pháp thu thập thông tin và số liệu............................................27
3.3 Danh mục các biến chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu................28
3.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.................................................28
CHƯƠNG IV.................................................................................................30
KẾT QUẢ THẢO LUẬN..............................................................................30
4.1 Thông tin chung về các cơ sở sản xuất và ương giống cá tra ở ĐBSCL 30
4.1.1 Tuổi và trình độ của các chủ cơ sở sản xuất và ương giống
cá tra........................................................................................30
4.1.2 Lao động tham gia sản xuất và ương cá giống................30
4.1.3 Nguồn thông tin kinh tế-kỹ thuật trong sản xuất và ương
giống cá tra..............................................................................31
4.14 Kinh nghiệm sản xuất và ương giống cá tra.....................32
9


4.2 Thông tin chung về thiết kế và kỹ thuật của các cơ sở SXG và cơ sở
ương giống cá tra ở ĐBSCL........................................................................32
4.2.1 Thiết kế và kỹ thuật của cơ sở SXG.................................32
4.2.1.1 Mô tả thiết kế của cơ sở SXG.....................................32
4.2.1.2 Cung cấp và sử dụng cá bố mẹ trong trại SXG..........33
4.2.1.3 Quy trình sản xuất giống cá tra.................................36
4.2.1.4 Thu hoạch và tiêu thụ cá tra bột...............................38

4.2.2 Thiết kế ao và kỹ thuật ương cá tra bột lên giống...........39
4.2.2.1 Mô tả thiết kế ao ương cá tra giống..........................39
4.2.2.2 Cung cấp cá bột cho các cơ sở ương giống cá tra.....39
4.2.2.3 Quy trình ương cá tra bột lên giống..........................41
4.2.2.4 Thu hoạch và tiêu thụ cá giống của các cơ sở ương
giống cá tra...........................................................................42

4.3 Các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật của cơ sở sản xuất giống cá tra................43
4.3.1 Năng suất cá bột và đánh giá chất lượng........................43
4.3.2 Chi phí trong sản xuất giống cá tra.................................43
4.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất cá tra bột...............45
4.3.3.1 Chuyên môn thủy sản của chủ cơ sở sản xuất giống cá
tra..........................................................................................47
4.3.3.3 Số lần cho đẻ trung bình của một cá cái...................48
4.3.3.4 Tổng thể tích bình ấp trứng.......................................49

4.4 Các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật chủ yếu của cơ sở ương cá tra giống........49
4.4.1 Năng suất cá giống, tỷ lệ sống và đánh giá chất lượng...49
4.4.2. Chi phí ương cá tra giống...............................................50
4.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất và lợi nhuận trong
ương cá tra giống.....................................................................52
4.4.3.1 Độ sâu mực nước trong ao ương...............................54
4.4.3.2 Tần suất thay nước....................................................54
4.4.3.3 Mật độ ương cá tra bột..............................................55
4.4.3.4 Kích cỡ cá giống thu hoạch.......................................55
4.4.3.5 Áp dụng quy trình sản xuất cá sạch..........................56
4.4.3.6 Ngày công lao động thuê thường xuyên....................56

4.5 Nuôi cá tra thương phẩm ở ĐBSCL......................................................57
4.5.1 Thông tin chung về các hộ nuôi cá tra thương phẩm......57

4.5.2 Nguồn thông tin và kinh nghiệm nuôi cá tra thương phẩm
.................................................................................................58
4.5.3 Thiết kế ao và kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm............59
4.5.3.1 Mô tả thiết kế ao nuôi cá tra thương phẩm...............59
4.5.3.2 Cung cấp cá tra giống và đánh giá chất lượng..........60
4.5.3.3 Quy trình ni cá tra thương phẩm...........................61
4.5.4 Thu hoạch và tiêu thụ cá tra thịt.....................................65
4.5.5 Các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật chủ yếu trong nuôi cá tra
thương phẩm............................................................................65
4.5.5.1 Năng suất cá nuôi, tỷ lệ sống, đánh giá chất lượng. .65
4.5.5.2 Chi phí trong nuôi cá tra thương phẩm......................67
4.5.5.3. Thu nhập và lợi nhuận..............................................70

10


4.5.6 Các yếu tố liên quan tới cá giống có ảnh hưởng tới năng
suất cá tra thương phẩm..........................................................71
4.5.6.1. Độ sâu mực nước trong ao nuôi................................72
4.5.6.2. Mật độ cá tra giống thả ni....................................73
4.5.6.3 Chi phí thuốc, hóa chất.............................................74
4.5.6.5 Thời gian ni............................................................75
4.5.6.6 Lượng TACN và TATC..................................................76

4.6 Ước tính nhu cầu và khả năng cung cấp giống cá tra ở ĐBSCL............78
4.7 Nhận thức chung về ngành hàng cá tra ở ĐBSCL.................................80
4.7.1 Tình hình cung cấp và tiêu thụ cá tra giống ở ĐBSCL......80
4.7.2. Công tác quản lý ngành đối với việc cung cấp và sử dụng
con giống cá tra........................................................................81
4.7.3 Nhận thức chung về sự phát triển của ngành hàng cá tra ở

ĐBSCL.......................................................................................82

CHƯƠNG V..................................................................................................85
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT...........................................................................85
5.1 Kết luận.................................................................................................85
5.1.1
5.1.2
5.1.3
5.1.4

Về
Về
Về
Về

sản xuất giống cá tra..................................................85
ương cá tra bột lên cá giống.......................................86
nuôi cá tra thương phẩm............................................86
công tác quản lý ngành..............................................87

5.2 Đề xuất..................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................89
PHỤ LỤC......................................................................................................93

11


DANH SÁCH BẢNG
Tựa đề
Bảng 3.1: Phân bố mẫu theo từng nhóm đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.2: Các biến chủ yếu theo từng nhóm đối tượng nghiên cứu
Bảng 4.1: Một số thông tin chung của cơ sở SXG và cơ sở ương giống cá tra
Bảng 4.2: Nguồn thông tin kỹ thuật của cơ sở SXG và ương giống cá tra
Bảng 4.3: Số năm kinh nghiệm trong SXG và ương giống cá tra
Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu về thiết kế của các cơ sở SXG cá tra được khảo sát
Bảng 4.5: Khối lượng cá bố mẹ
Bảng 4.6: Lý do thay cá bố mẹ
Bảng 4.7: Mùa vụ và số đợt cho cá tra đẻ trong năm
Bảng 4.8: Cách theo dõi cá tra bố mẹ trong cơ sở SXG
Bảng 4.9: Một số chỉ tiêu về thiết kế cơ sở ương giống cá tra
Bảng 4.10: Một số chỉ tiêu về nguồn gốc và số lượng cá tra bột
Bảng 4.11: Chất lượng cá tra bột theo quan điểm của các cơ sở ương giống
Bảng 4.12: Lý do mùa vụ ương cá trong năm và số đợt ương trong năm
Bảng 4.13: Chi phí cố định của cơ sở SXG cá tra
Bảng 4.14: Chi phí biến đổi của cơ sở SXG cá tra
Bảng 4.15: Các chỉ tiêu tài chính của cơ sở SXG cá tra ở các tỉnh đã khảo sát
Bảng 4.16: Tương quan đa biến giữa các biến độc lập và năng suất cá bột
Bảng 4.17: Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cá giống
Bảng 4.18: Chi phí cố định của cơ sở ương cá tra giống
Bảng 4.19: Chi phí biến đổi trong ương cá tra giống
Bảng 4.20: Một số chỉ tiêu tài chính của cơ sở ương cá tra ở các tỉnh khảo sát
Bảng 4.21: Tương quan đa biến giữa các biến độc lập và năng suất cá giống
Bảng 4.22: Độ tuổi và trình độ văn hóa của chủ hộ ni cá tra thương phẩm
Bảng 4.23: Nguồn thông tin và kinh nghiệm nuôi cá tra thương phẩm
Bảng 4.24: Thiết kế ao nuôi cá tra thương phẩm
Bảng 4.25: Số lượng và giá cá giống mua bởi các hộ nuôi cá tra
Bảng 4.26: Cung cấp cá tra giống cho các cơ sở nuôi cá tra
Bảng 4.27: Thời gian nuôi/vụ và số vụ nuôi cá tra
Bảng 4.28: Thông tin về quản lý nước trong nuôi cá tra thương phẩm
Bảng 4.29: Các bệnh thường gặp trong nuôi cá tra thương phẩm

Bảng 4.30: Năng suất cá tra nuôi và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cá giống
Bảng 4.31: Tổng chi phí và chi phí cố định trong ni cá tra
Bảng 4.32: Chi phí biến đổi trong ni cá tra thương phẩm
Bảng 4.33: Các chỉ tiêu tài chính của các vùng khảo sát
Bảng 4.34: Tương quan đa biến giữa các biến độc lập ảnh hưởng đến năng suất
Bảng 4.35: Nhận thức của các nhóm tham gia ngành hàng cá tra

Tran
g
26
27
30
31
31
32
33
34
36
37
38
39
40
41
43
43
44
45
49
49
50

51
52
56
57
58
59
60
61
62
63
66
67
68
69
70
81

12


DANH SÁCH HÌNH
Tựa đề
Hình 1.1: Bản đồ Đồng bằng sơng Cửu Long
Hình 4.1: Cơ cấu tuổi cá bố mẹ của các cơ sở SXG
Hình 4.2: Mối quan hệ giữa chuyên môn thủy sản với năng suất và lợi
nhuận sản xuất giống cá tra
Hình 4.3: Mối quan hệ giữa CP thuốc, hóa chất với năng suất và lợi nhuận sản
xuất giống cá tra
Hình 4.4: Mối quan hệ giữa số lần cho cá cái đẻ với năng suất và lợi nhuận sản
xuất giống cá tra

Hình 4.5: Mối quan hệ giữa tổng thể tích bình ấp trứng với NS cá bột
Hình 4.6: Mối quan hệ giữa độ sâu mực nước với năng suất cá giống trong ương
cá bột lên cá giống
Hình 4.7: Mối quan hệ giữa tần suất thay nước với năng suất cá giống trong ương
cá bột lên cá giống
Hình 4.8: Mối quan hệ giữa mật độ ương với năng suất và lợi nhuận cá giống
trong ương cá bột lên cá giống
Hình 4.9: Mối quan hệ giữa kích cỡ cá giống với năng suất và lợi nhuận trong
ương cá bột lên cá giống
Hình 4.10: Mối quan hệ giữa áp dụng quy trình cá sạch với năng suất và lợi
nhuận trong ương cá bột lên cá giống
Hình 4.11: Mối quan hệ giữa độ sâu mực nước với năng suất cá ni
Hình 4.12: Mối quan hệ giữa mật độ thả với năng suất và lợi nhuận cá tra ni
Hình 4.13: Mối quan hệ giữa CP thuốc, hóa chất với năng suất và lợi nhuận cá
tra ni
Hình 4.14: Mối quan hệ giữa kích cỡ cá thịt với năng suất và lợi nhuận cá tra ni
Hình 4.15: Mối quan hệ giữa thời gian nuôi với năng suất và lợi nhn cá tra ni
Hình 4.16: Mối quan hệ giữa TACN với năng suất và lợi nhuận cá tra ni
Hình 4.17: Mối quan hệ giữa TATC với năng suất và lợi nhuận cá tra ni
Hình 4.18: Kênh cung cấp và tiêu thụ cá tra giống ở ĐBSCL

Tran
g
17
34
46
47
47
48
53

54
54
55
55
71
72
73
73
74
75
75
75

13


DANH MỤC VIẾT TẮT
- ATVSTP:

An toàn vệ sinh thực phẩm

- ÂL:

Âm Lịch

- CP:

Chi phí

- ĐBSCL:


Đồng bằng sơng Cửu Long

- DOM:

Domperidone

- FAO:

Tổ chức Nông Lương thế giới

- GnRha:

Gonadotropin Releasing hormon

- HCG:

Human Chorionic Gonadotropin

- LD:

Lao động

- LN:

Lợi nhuận

- NS:

Năng suất


- NTTS:

Nuôi trồng thủy sản

- SXG:

Sản xuất giống

- TACN:

Thức ăn công nghiệp

- TATC:

Thức ăn tự chế

- TATS:

Thức ăn tươi sống

- Tr.bột:

Triệu bột

- Tr.đ: Triệu đồng
- VASEP:

Hiệp hội Chế biến & Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam


- VINAFIS: Hội nghề cá Việt Nam

14


CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Từ nhiều năm qua, các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam không
ngừng được phát triển cả về số lượng, chủng loại sản phẩm và giá trị kim
ngạch xuất khẩu, trở thành một trong những mặt hàng chủ lực của Việt nam và
chiếm giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Năm 2006 Việt Nam
đứng hàng thứ 5 trên thế giới về nuôi trồng thủy sản và là một trong những
nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới (Bình Nguyên, 2007). Tổng sản
lượng nuôi thuỷ sản Việt Nam gia tăng từ 1,11 triệu tấn vào năm 1994 đến
3,04 triệu tấn vào năm 2004 (Bộ Thuỷ sản, 2005). Cá tra là một trong những
mặt hàng thủy sản phát triển mạnh nhất sau tôm sú, năm 2006 Việt Nam đã
xuất khẩu cá tra, basa tới 65 nước và lãnh thổ, thu được 700 triệu USD
(VASEP, 2006) và năm 2007 xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD, tăng 34,4% so với
năm 2006, dự kiến con số này đạt khoảng 1,2 tỷ USD từ việc xuất khẩu cá tra
vào năm 2008 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008).
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm khoảng 55-60% tổng sản lượng
nuôi trồng thủy sản hơn 60% tổng sản lượng thuỷ sản xuất khẩu và là nơi sản
xuất hầu hết số lượng cá tra của cả nước (Bộ Thuỷ sản, 1995-2005). Hiện nay
thị trường tiêu thụ cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) được mở rộng, nhu
cầu nguồn cá tra nguyên liệu rất lớn tạo điều kiện cho nghề nuôi ngày càng
phát triển mạnh. Tuy nhiên, tốc độ tăng nhanh về diện tích ni cá tra trong
thời gian qua dẫn đến nhiều yếu tố rủi ro và thiếu bền vững như: vấn đề ô
nhiễm môi trường; dịch bệnh; chất lượng con giống không ổn định; giá cả thị
trường biến động lớn; …làm ảnh hưởng đến hiệu quả và tính bền vững của

nghề ni cá tra ở ĐBSCL.
Một điều dễ thấy là trong các yếu tố cấu thành sản phẩm thì con giống có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng, tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong chuỗi giá trị
sản xuất (khoảng 10% cơ cấu trong giá thành) nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn
đến năng suất, sản lượng ni (Nguyễn Thị Ngọc Trinh, 2006). Vì vậy, để đảm
bảo được chất lượng con giống tốt và sản phẩm cá sạch đáp ứng được tiêu
chuẩn quốc tế thì cần phải quan tâm đến nguồn gốc của đàn cá bố mẹ, vấn đề
nuôi vỗ, nguồn cung cấp thức ăn, phương pháp phịng và trị bệnh đến khâu
cơng nghệ chế biến ….... Chọn con giống tốt là biện pháp loại từ đầu một
trong những rủi ro trong q trình ni, là điều kiện bắt buộc để đảm bảo hiệu
quả sản xuất. Đề tài: “Phân tích tình hình cung cấp và sử dụng giống cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus) ở Đồng bằng sông Cửu Long” được thực

15


hiện nhằm tìm hiểu các vấn đề liên quan tới quy trình sản xuất, cung cấp và sử
dụng giống cá tra cũng như việc quản lý chất lượng đàn cá bố mẹ và giống cá
tra ở ĐBSCL, từ đó làm cơ sở cho việc phát triển nghề nuôi cá tra mang tính
bền vững trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm làm rõ thực trạng và phân tích tình hình sản xuất,
kinh doanh và sử dụng giống cá tra ở ĐBSCL. Trên cơ sở đó cung cấp các
thơng tin cho các bên liên quan và đề xuất các giải pháp cơ bản góp phần cải
tiến hiệu quả của việc sản xuất và sử dụng cũng như quản lý chất lượng giống
cá tra với sự quan tâm tới cả người cung cấp và người tiêu thụ giống cá tra.
Các mục tiêu cụ thể gồm:
(1) Làm rõ được tình hình cung cấp và tiêu thụ cá tra giống từ khâu sản
xuất giống tới người nuôi cá thương phẩm ở khu vực ĐBSCL.
(2) Tính tóan được các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của các tác nhân

tham gia ngành hàng cá tra giống (trại sản xuất cá bột, cơ sở ương bột
lên giống và cơ sở nuôi cá tra thương phẩm).
(3) Làm rõ được các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới hiệu quả của các tác
nhân về năng suất và lợi nhuận, cũng như nhận thức của các nhóm tác
nhân tham gia cung cấp và sử dụng giống cá tra.
(4) Đề xuất được một số giải pháp mang tính khả thi để cải thiện tình hình
cung cấp và sử dụng giống cá tra ở khu vực ĐBSCL.
1.3 Giả thiết nghiên cứu
Các giả thiết cơ bản của nghiên cứu này là:
(1) H01: Khơng có sự khác biệt về tỷ lệ sống và năng suất cá bột cũng như
lợi nhuận của trại giống do tác động của việc sử dụng cá bố mẹ.
(2) H02: Khơng có sự khác biệt về tỷ lệ sống, năng suất cá giống và lợi
nhuận do tác động của nguồn cá tra bột trong ương cá tra bột lên giống.
(3) H03: Khơng có sự khác biệt về năng suất và lợi nhuận cá tra nuôi do tác
động của kích cỡ và mật độ thả ni cá giống.

16


Kết luận được rút ra từ các kết quả kiểm định thống kê để chấp nhận hay
bác bỏ các giả thiết trên đây.
1.4 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện ở các tỉnh nuôi cá tra chủ yếu ở ĐBSCL với
các nội dung sau đây:
- Khảo sát tình hình hoạt động và khả năng cung cấp của các cơ sở sản
xuất giống và các cơ sở ương giống cá tra;
- Phân tích các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật chủ yếu của các nhóm đối
tượng nghiên cứu trong sản xuất và kinh doanh giống cá tra;
- Phân tích khả năng cung cấp của các cơ sở giống và cơ sở ương cũng
như nhu cầu của người nuôi cá thương phẩm đối với giống cá tra;

- Đánh giá công tác quản lý ngành đối với việc sản xuất kinh doanh và
sử dụng giống cá tra.

17


Địa bàn nghiên cứu
Hình 1.1: Bản đồ Đồng bằng sơng Cửu Long

18


CHƯƠNG II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nghề ni cá tra trên thế giới
Thủy sản là một trong những mặt hàng thực phẩm quan trọng đối với đời sống
con người và là nguồn cung cấp protein chính cho con người. Nhu cầu tiêu thụ
thủy sản thế giới là rất lớn, xu hướng tiêu dùng thủy sản thay thế thịt gia cầm
đang ngày càng phát triển và hiện nay trên thị trường cung không đủ cầu. Đây
là cơ hội lớn cho các nước có tiềm năng sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản
như Việt Nam (Bộ Thương mại- Viện Nghiên cứu Thương mại, 2005).
Theo thống kê của FAO năm 2004, tỉ lệ tăng trung bình hàng năm của ni
trồng thủy sản (NTTS) tính từ năm 1970 đến năm 2002 là 8,9%. Sản lượng
NTTS chủ yếu từ các quốc gia Châu Á chiếm 91,2% tổng sản lượng NTTS thế
giới và 82% về giá trị. Trung Quốc là quốc gia có sản lượng NTTS lớn nhất
chiếm 71,2% và 54,7% về giá trị năm 2002 (Phạm Minh Đức, 2004), Trong
giai đoạn 1970 – 2000 ni nước ngọt có mức tăng trung bình hàng năm cao
nhất với 9,7%, tiếp sau là nuôi nước lợ 8,4% và nuôi biển 8,3%, năm 2003 sản
lượng NTTS chiếm 68,32% tổng sản lượng NTTS trên thế giới (Phân viện
kinh tế và Quy hoạch thủy sản TP.HCM, 2006). Năm 2004 xét về tăng trưởng

hàng năm, Việt Nam xếp thứ nhất trong danh sách 10 nước nuôi trồng thủy sản
hàng đầu (Braak, 2007).
Cá tra và basa phân bố ở một số nước Đông Nam Á như Campuchia, Thái
Lan, Indonesia và Việt Nam. Đây là 2 lồi cá ni có giá trị kinh tế cao, được
nuôi phổ biến hầu hết ở các nước Đơng Nam Á và là một trong những lồi cá
nuôi quan trọng nhất của khu vực này. Bốn nước trong khu vực hạ lưu sơng
Mêkong đã có nghề ni cá tra truyền thống là Campuchia, Thái Lan,
Indonesia và Việt Nam do có nguồn cá tự nhiên phong phú. Ở Campuchia tỷ lệ
cá tra thả nuôi chiếm 98% trong 3 lồi thuộc họ cá tra, chỉ có 2% là cá basa và
cá vồ đém. Một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia cũng đã ni
cá tra có hiệu quả từ thập niên 70-80 của thế kỷ trước (Phân viện kinh tế và
Quy hoạch thủy sản TP.HCM, 2006).
Ở Thái Lan và Campuchia thì cá Pangasius sutchi được ni trong ao và bè.
Từ xưa cá Pangasius được nuôi trong những bè nổi bằng tre ở Thái Lan và
Campuchia. Hệ thống nuôi này cũng được áp dụng ở Châu Âu và Mỹ (Pillay,
1990). Trước đây nhu cầu về sản phẩm cá da trơn đối với người dân Mỹ còn
rất hạn chế sau khi các chiến dịch tiếp thị của các trại nuôi cá da trơn và doanh
nghiệp chế biến thủy sản thì nhu cầu đối với các sản phẩm chế biến từ cá da
trơn tăng lên. Nếu như năm 1970 các nhà ni ở Mỹ chỉ sản xuất 2,580 tấn thì

19


năm 2001 thì con số này lên tới 271,000 tấn, các trại nuôi cá da trơn chủ yếu
tập trung ở đồng bằng sông Mississippi tại các bang Mississippi, Alabama,
Arkansas và Louisiana (Nguyễn Xuân Thành, 2003). Theo kết quả nghiên cứu
của Didi Sadidi (1998) tổng nhu cầu về giống cá P.hypophthalmus ở miền
Nam Sumatra khoảng 2.000,000 con giống/tháng. Tuy nhiên, nhu cầu con
giống hàng năm có sự dao động, việc cung cấp giống theo mùa vì cá sinh sản
chủ yếu vào mùa mưa. Thêm vào đó là tỷ lệ sống của ấu trùng rất thấp khoảng

10-20%.
2.2. Tình hình phát triển nghề nuôi cá tra ở Việt Nam và ĐBSCL
Nuôi cá tra, basa ở Việt Nam đã có từ những năm 50 của thế kỷ trước, xuất
phát từ ĐBSCL, ban đầu chỉ nuôi ở qui mô nhỏ, cung cấp thực phẩm tại chỗ
(Phân viện kinh tế và Quy hoạch thủy sản TP.HCM, 2006). Các hình thức ni
chủ yếu là tận dụng ao hầm, mương vườn và nguồn thức ăn sẵn có. Vào cuối
thập niên 90, tình hình ni cá tra, basa đã có những bước tiến triển mạnh; các
doanh nghiệp chế biến đã tìm được thị trường xuất khẩu, các Viện nghiên cứu
đã thành cơng quy trình sản xuất giống và ni thâm canh đạt năng suất cao.
Việc chủ động sản xuất giống cá tra, basa nhân tạo, đáp ứng đủ nhu cầu sản
xuất là mở ra khả năng sản xuất hàng hoá tập trung phục vụ mạnh cho xuất
khẩu và tiêu dùng nội địa (Phân viện kinh tế và Quy hoạch thủy sản TP.HCM,
2006).
Từ nửa đầu thế kỷ 20, nuôi cá tra trong ao mới bắt đầu xuất hiện ở ĐBSCL.
Việc phát triển ni cá tra ở Nam Bộ đã góp phần duy trì nguồn thực phẩm
chính yếu và có mặt trên thị trường quanh năm. Cá tra nuôi phổ biến trong ao
hầm và nuôi lồng bè. Những năm gần đây, nuôi cá tra phát triển mạnh nhằm
phục vụ tiêu thụ nội địa và cung cấp nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu. Đặc
biệt từ khi chúng ta hoàn toàn chủ động về giống nhân tạo thì nghề ni càng
ổn định và có những bước phát triển vượt bậc (Hội Nghề cá Việt Nam, 2005).
Hoạt động nuôi cá tra, basa bắt đầu phát triển dưới hình thức ni bè và ao dọc
hai bên bờ sông Hậu ở một số tỉnh ĐBSCL. Huyện Châu Đốc thuộc tỉnh An
Giang là nơi tập trung chủ yếu của các bè cá và cũng là nơi cung cấp cá giống
chủ yếu cho cả vùng. Từ hai tỉnh đầu nguồn là An Giang và Đồng Tháp nghề
nuôi cá tra, basa đã lan nhanh đến Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre và Tiền
Giang (Nguyễn Xuân Thành, 2003). Cùng với thành công sản xuất đủ nhu cầu
giống nhân tạo, nghề nuôi cá trong ao và bè đã phát triển mạnh mẽ. Cá tra,
basa đã trở thành đối tượng xuất khẩu dưới dạng nhiều mặt hàng được chế
biến đa dạng, phong phú và được xuất sang nhiều nước và vùng lãnh thổ. Cá


20


tra hiện đang có sản lượng xuất khẩu nhiều nhất trong các loài cá nước ngọt
của cả nước (Phân viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản TP.HCM, 2006).
Sản lượng cá tra/basa gia tăng rất nhanh năm 2004 ở ĐBSCL chiếm 300,000
tấn trong tổng sản lượng 315,000 tấn cá tra/basa của Việt Nam (Bộ Thủy sản,
2005). Năm 2005, Bộ Thuỷ sản đã dự kiến có khoảng 1 triệu tấn cá tra/basa sẽ
được sản xuất ở vùng ĐBSCL vào năm 2010. Để đạt được sự phát triền lâu dài
cho ngành thuỷ sản, đặc biệt là nuôi cá tra/basa, phải cân bằng sự phát triển về
sản lượng, thị trường, môi trường và những dịch vụ khác như cung cấp con
giống, thức ăn, tín dụng và mức độ hợp pháp, … Theo Vinanet (2007), năm
2007 dự báo nhu cầu tiêu thụ cá da trơn nói chung trên thế giới vẫn tiếp tục
tăng cao về lâu dài do những hạn chế về môi trường, nên có thể nhịp tăng
trưởng chậm lại. Vì vậy, sản lượng cá tra/basa gần đây được yêu cầu không
vượt quá 600,000 tấn vào năm 2010 (Bộ Thuỷ sản, 2005). Tuy nhiên, năm
2007 đã đạt 1 triệu tấn tăng 34,4% so với năm 2006 (Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn, tháng 1 - 2008).
Theo Nguyễn Phú Son (2007) năm 2002 diện tích ni cá tra ao hầm là 2.720
ha thì đến năm 2005 diện tích này đã tăng lên đến 3.548 ha tăng bình qn
18,6%. Đến năm 2007 có gần 5.000 ha mặt nước nuôi cá tra, gần 50 nhà máy
chế biến cá tra có cơng suất thiết kế đạt hơn 300.000 tấn/năm (Nguyễn Huyền
& Phú Khởi, 2007). Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường An
Giang (2007) tồn tỉnh có 750 ha đất phát sinh ni thủy sản mới, trong đó có
450 ha trong vùng quy hoạch được tỉnh phê duyệt, cịn khoảng 300 ha nằm
ngồi quy hoạch. Nguyên nhân là trong thời gian gần đây do nhu cầu thị
trường xuất khẩu tăng mạnh, giá cá tra nguyên liệu tăng cao, người dân đổ xô
đầu tư đào ao nuôi cá. Việc nuôi cá tra tự phát đã vượt ngồi tầm kiểm sốt
của ngành chun mơn và thiếu sự gắn kết giữa người ni và nhà doanh
nghiệp (Bình Nguyên, 2007). Vì vậy, tổ chức qui hoạch lại vùng nuôi trồng

thuỷ sản là một trong những giải pháp phát triển thuỷ sản bền vững.
Nghề nuôi cá phát triển tự phát không theo quy hoạch ở vùng ĐBSCL đã làm
cho nguồn nguyên liệu cá tra, basa không ổn định dẫn đến tình trạng giá cá
nguyên liệu biến động rất mạnh gây thiệt hại cho người ni và tồn ngành.
Bên cạnh đó, cũng chính sự phát triển tự phát và ý thức chưa cao của người
nuôi trong việc xử lý và bảo vệ mơi trường đã làm cho tình trạng ơ nhiễm mơi
trường đang có chiều hướng gia tăng khó kiểm sốt có thể gây ra dịch bệnh
lớn (Kim Cương & Trung Dũng, 2007). Đây là vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến
ngành hàng cá tra hiện nay đặt biệt là trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.
An toàn vệ sinh thực phẩm đang là một trong những thách thức lớn nhất đối
với ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tiêu chuẩn về hóa chất, dư lượng
21


kháng sinh, … do các nước nhập khẩu đưa ra ngày càng cao và muốn vượt qua
rào cản kỹ thuật này Việt Nam phải kiểm soát được chất lượng thủy sản ngay
từ khâu nuôi trồng từ con giống, chất lượng thức ăn, đến chất lượng nguồn
nước (Đức Hoàng, 2007).
Do chất lượng môi trường nước ngày càng xấu nên các hộ nuôi bè chuyển dần
sang nuôi ao. Tỷ lệ sống trung bình của cá được thả trong bè giảm từ khoảng
80% năm 2002 xuống 70% năm 2004, trong khi đó số lượng cá nuôi trong ao
khoảng 90% năm 2002 và 85% năm 2004 (Nguyễn Thanh Phương & ctv.,
2004; Nguyễn Chính, 2005). Tuy nhiên, theo Trần Văn Nhì (2005) cho thấy là
tỷ lệ sống trung bình của cá ở An Giang là 90,5% ở các vùng mới nuôi, cao
hơn ở vùng nuôi truyền thống (88,6%). Việc thay đổi mơ hình thả ni nhiều
lồi cá thì được coi là cách để giảm rủi ro cho lồi ni đơn trong trường hợp
ni bè. Nhiều người nuôi bè cá tra/basa đã áp dụng nuôi nhiều lồi thay vì họ
ni đơn,… Những lồi cá ưu tiên được thêm vào là cá rô phi đỏ và cá chép.
Ở tỉnh Vĩnh Long, cá tra chiếm khoảng 82% tổng số giống thả trong bè năm
2003, nhưng giảm chỉ còn 42% vào năm 2004 (Khoa Thuỷ sản, 2004; Viện

Nghiên cứu NTTS II, 2004). Kết quả khảo sát của Trần Anh Dũng (2005) cho
thấy có hai ngun nhân chính gây ra hao hụt trong q trình ni là do: (i)
mơi trường bị ô nhiễm, chất lượng nước vùng nuôi bị suy giảm, đặc biệt là do
các yếu tố môi trường như pH, chất thải từ đồng ruộng, …. từ đó phát sinh
bệnh trên cá nuôi; (ii) chất lượng con giống không đảm bảo nguyên nhân vì
người sản xuất giống chạy theo số lượng nên dùng quá nhiều kháng sinh ở giai
đoạn cá giống làm cho việc phòng trị bệnh trong giai đoạn ni cá thịt gặp
nhiều khó khăn.
Năm 2002, 99% các hộ nuôi cá tra/basa vẫn sử dụng thức ăn tự chế, trong đó
cá tạp chiếm từ 20 – 30% tổng lượng nguyên liệu thô để chế biến thức ăn tự
chế (Lê Xuân Sinh, 2005). Tuy nhiên do không đủ nguồn cung cấp cá tạp và
vấn đề về môi trường nên các hộ nuôi dẫn dẫn chuyển sang sử dụng thức ăn
cơng nghiệp (Phạm Văn Khánh, 2003). Trước tình hình ni hiện nay thì giá
thức ăn có chiều hướng gia tăng. Chi phí thức ăn chiếm phần lớn nhất trong
tổng chi phí ni cá tra cho cả hệ thống ni ao và bè (Lê Thanh Hùng và
Huỳnh Phạm Việt Huy, 2006). Theo Trần Văn Nhì (2005) cho biết là chi phí
thức ăn trung bình cho nghề ni cá tra/basa ở An Giang là 70,5% trong những
vùng nuôi mới, thấp hơn ở vùng ni truyền thống (74,5%).
Vấn đề chính trong việc quản lý sức khoẻ cá là người nuôi thiếu nhiều thông
tin và kiến thức về bệnh cá. Theo kết quả điều tra của Lê Xuân Sinh & ctv
(2006) thì các bệnh nguy hiểm thường gặp trên cá tra nuôi là bệnh mủ gan,
bệnh xuất huyết, ký sinh trùng, ngồi ra cịn một số bệnh nguy hiểm khác cũng
22


có xuất hiện như: bệnh vàng da, bệnh đường ruột và trương bụng, nổ mắt, tuột
nhớt, lở loét, nấm, … Tỉ lệ xuất hiện bệnh do các loài vi khuẩn gây ra cũng rất
khác nhau, hầu hết các bệnh do vi khuẩn gây đều làm hao hụt rất cao đặc biệt
là bệnh mủ gan. Ngồi ra người ni cịn ghi nhận bệnh vàng da có thể gây
chết hàng loạt và chưa có thuốc đặc trị (Trần Anh Dũng, 2005). Có 83,3% hộ

ni tăng việc sử dụng thuốc/hóa chất là do môi trường nước bị ô nhiễm (Lê
Xuân Sinh, 2005). Năm 2002, Bộ Thủy sản đã đưa ra danh mục thuốc/hóa chất
cho phép, hạn chế và cấm sử dụng trong NTTS, có 10 loại kháng sinh cấm sử
dụng. Vào tháng 2/2005 danh mục cấm gồm 17 loại kháng sinh và danh mục
hạn chế sử dụng là 34 loại. Vào tháng 8/2005, 11 sản phẩm của nhóm
Fluoroqinolones trong danh mục hạn chế sử dụng đã cấm sử dụng ở thị trường
US và Canada (Bộ thủy sản, 2005).
2.3. Tình hình sản xuất giống cá tra ở ĐBSCL
Nghề nuôi cá da trơn là nghề nuôi truyền thống ở Đồng bằng sông Cửu Long
ở Việt Nam. Trước đây nguồn cá bột được vớt từ tự nhiên vào đầu những
tháng trong mùa nước nổi và được thả nuôi trong ao và bè chủ yếu đáp ứng
cho tiêu dùng nội địa. Vào năm 1990 cá da trơn được giới thiệu tới thị trường
quốc tế và được chấp nhận rộng rãi từ người tiêu dùng bởi vì nó có mùi vị đặc
biệt và chất lượng thịt ngon (Nguyễn Văn Hảo, 2007).
Hàng năm cá tra bột được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Từ năm 1998 cá tra
giống nhân tạo hầu như thay thế hoàn toàn cá tra vớt ngoài tự nhiên (Phạm
Văn Khánh, 2004). Theo Hội Nghề cá Việt Nam (2005) thì trong những thập
niên 60-70 thế kỷ 20, sản lượng vớt cá bột mỗi năm từ 500-800 triệu con và cá
giống ương nuôi được từ 70-120 triệu con. Sản lượng vớt cá bột ngày càng
giảm dần do biến động của điều kiện môi trường và sự khai thác quá mức của
con người. Việc sản xuất giống cá tra nhân tạo đã chủ động cung cấp nguồn
giống đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người sản xuất. Việc sinh sản
nhân tạo cá tra/basa thành công đã trở thành một trong những điều kiện quan
trọng cho sự phát triển nghề ni những lồi này. Khoảng 3 tỷ cá bột của cá
tra/basa được sản xuất vào năm 2004. Kết quả khảo sát của Lê Xuân Sinh
(2005) cho thấy vào mùa vụ nhu cầu về con giống cao dẫn đến không đủ con
giống để cung cấp, đều này dẫn đến các trại sản xuất giống sử dụng cá bố mẹ
cho đẻ nhiều lần dẫn đến chất lượng con giống giảm (Lê Xuân Sinh & Nguyễn
Thị Phương Nga, 2004).
Theo Phạm Văn Khánh (2004) thì do nhu cầu cao về số lượng giống, các cơ sở

sản xuất chỉ tập trung vấn đề sản xuất được cá bột, hầu như không quan tâm
đến yếu tố năng suất cá bột và chất lượng con giống, cá thịt và một điều dễ

23


nhận thấy là sức sinh sản của đàn cá bố mẹ rất thấp và năng suất cá bột cũng
kém. Vấn đề then chốt dẫn đến việc thành công trong nghề nuôi cá tra là chất
lượng con giống. Để đảm bảo được chất lượng con giống tốt thì cần phải quan
tâm đến nguồn gốc của đàn cá bố mẹ, vấn đề ni vỗ, nguồn cung cấp thức ăn,
thuốc/hố chất, ….. Theo Báo Sài Gịn Giải Phóng (2006) thì khơng ít trại
giống tư nhân vì lợi nhuận đã sử dụng kích dục tố cho cá đẻ nhiều, chế độ nuôi
vỗ không hợp lý làm con giống kém chất lượng dẫn đến cá chết hàng loạt vì
bệnh vàng da. Ngồi ra để rút ngắn thời gian ni vỗ và đảm bảo tính liên tục
của sản xuất các nông hộ chọn cá thịt để ni lên cá bố mẹ, một số ít sau khi
sản xuất giữ lại một phần cá giống để ương nuôi làm cá bố mẹ hay mua cá bố
mẹ từ những trại khác để thay mới và làm đa dạng hơn đàn cá bố mẹ (Dương
Thúy Yên, 2006).
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007) mặc dù sản lượng lớn nhưng nghề
nuôi cá tra, ba sa ở ĐBSCL đang đối mặt với nhiều khó khăn về con giống,
dịch bệnh, thủy lợi, quy hoạch.... Thời gian qua mặc dù Bộ Thủy sản đã đưa ra
các tiêu chuẩn ngành như: 28 TCN211: 2004 về “Quy trình kỹ thuật sản xuất
giống cá tra” và 28 TCN167: 2001 về “Cá nước ngọt – Cá bố mẹ các loài: Tai
tượng, Tra và Basa – Yêu cầu kỹ thuật và quy trình sản xuất giống cá sạch
SQF1000CM“. Nhưng chất lượng cá tra giống vẫn bị thả nổi, người nuôi than
phiền chất lượng giống không tốt, chết nhiều. Nguyên nhân có thể do kỹ thuật
của người ương ép cá và nguồn giống cá bố mẹ bị cận huyết dẫn dến cá bị
thối hóa. Theo Dương Thúy n (2006) thì suy nghĩ của người dân về hiện
tượng cận huyết và mối quan hệ huyết thống của cá bố mẹ cịn hạn hẹp, phần
lớn (90%) chọn từ cá thịt ni trong trại hoặc từ những hộ nuôi khác mà

nguồn giống có khả năng lớn là do chính trại sản xuất. Đây là một trong những
nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lai cận huyết có thể xảy ra trong các trại
giống. Chương trình sản xuất giống được sử dụng ở hầu hết các trại có thể dẫn
đến lai cận huyết 3-5% sau mỗi thế hệ, do đó sau khỏang 3-5 thế hệ, đàn cá
được sản xuất từ các trại giống này có hiểu hiện suy thóai do cận huyết ( Tave,
1999).

Về cơ sở vật chất và nguồn lực các trại sản xuất giống cá tra và basa thì có
khoảng 30% số trại có đủ ao và bè dùng ni vỗ cá bố mẹ, những trại còn lại
hầu hết của tư nhân đều thiếu ao và bè nuôi nên thường nuôi vỗ cá bố mẹ với
mật độ rất cao. Đơi khi có nhiều đàn cá bố mẹ gần như bị bỏ quên khơng tham
gia sinh sản vì khơng tiêu thụ được cá bột (Phạm Văn Khánh, 2004). Từ kết
quả điều tra của Dương Thúy Yên (2006) cho thấy số đợt sản xuất hàng năm
khá nhiều nên đàn cá bố mẹ liên tục được ni vỗ và tái sử dụng, trung bình

24


mỗi cá bố mẹ được sử dụng 3 lần/năm, đây là một trong những yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng đàn cá tra bột.
Mặc dù sản xuất giống cá tra và basa đã được xã hội hóa và cung cấp đủ con
giống cho nhu cầu của nghề nuôi, nhưng sản xuất giống cá tra và basa hiện
nay cũng trong thực trạng chung như các loài cá khác là sự phát triển còn phụ
thuộc vào cơ chế thị trường (Phạm Văn Khánh, 2004). Khi cầu vượt cung thì
các vấn đề liên quan tới chất lượng con giống ít được các lái cá quan tâm, họ
chỉ mong sao mua được nhiều cá giống bán lại cho người nuôi, thu lãi nhiều.
2.4. Những thuận lợi và khó khăn của nghề ni cá tra ở ĐBSCL
Những thuận lợi:
Thị trường tiêu thụ sản phẩm cá tra được mở rộng, trong đó EU là thị trường
tiêu thụ cá da trơn lớn nhất của Việt Nam với tổng số lượng hơn 120,000MT

năm 2006, với giá trị 340 triệu USD (Braak, 2007). Trong quí I/2007 xuất
khẩu cá tra/basa tăng mạnh, theo thống kê của Hải Quan Việt Nam trong 3
tháng đầu năm xuất khẩu 80,851 tấn các loại, đạt 206,338 triệu USD, EU vẫn
là thị trường hàng đầu của các sản phẩm cá tra Việt Nam đạt 35,853 tấn tăng
38,9% về sản lượng và 50,6% về giá trị. Thị trường Nga vẫn có tốc độ tăng
trưởng cao đạt 13,819 tấn, tăng 61,7% về sản lượng. Thị trường Mỹ cũng đã
có mức tăng trưởng khá đạt 3,810 tấn, tăng 47,3% về sản lượng (Ủy ban Cá
nước ngọt (VASEP), 2007).
Những khó khăn:
Do nghề ni đang phát triển mạnh và thiếu quy hoạch nên có nhiều vấn đề
ảnh hưởng đến năng suất cá nuôi, đặc biệt là con giống, thức ăn, sử dụng
thuốc, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, …. Việc sản xuất và cung cấp giống cá
tra ngày càng tăng nhưng thiếu kiểm soát dẫn đến chất lượng cá giống không
bảo đảm, số lượng con giống cung không đủ cầu. Mức độ cạnh tranh ngày
càng tăng giữa các hộ sản xuất cùng với sự tăng nhanh số lượng trại và lượng
cá bột sản xuất ra đã làm cho giá cả đầu ra khơng ổn định, ngồi ra cịn gây
nhiều khó khăn cho cho các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra vệ sinh
thủy sản và kiểm soát mầm bệnh trên cá bột từ đó dẫn đến sự tụt giảm chất
lượng cá giống được sản xuất ra (Dương Thúy Yên, 2006).
Do thị trường tiêu thụ cá tra không ổn định, dẫn đến giá cả cũng biến động
mạnh. Theo báo Sài Gịn giải phóng (2006) trong 9 năm xuất khẩu cá tra/basa
đã xảy ra 8 lượt giá cá biến động bất thường. Trong qúy I/2007 các doanh
nghiệp đều gặp khó khăn trong sản xuất do nguồn cung hạn chế và giá nguyên
liệu cao, giá cá tra nguyên liệu tăng lên lên đến 17,500-17,800đ/kg (VASEP,

25


×