Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

đánh giá thực trạng hoạt động giám sát và hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh nghệ an trong nhưng năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.28 KB, 49 trang )

Phần I: Lời nói đầu
1. Lí do chọn đề tài
+ Nhà nước việt nam là nhà nước của dân do dân và vì dân , tất cả quyền
lực thuộc về tay nhân dân
+ Cơ quan đại diện của nhân dân : với trung ương là quốc hội ,điạ phương
là hội đồng nhân dân các cấp
+ Trong đó hội đồng nhân dân có quyền quyết định nhưngx vấn đề quan
trọng đồng thời thực hiện chức năng giám sát đối vơí tồn bộ hoạt động của điạ
phương .
Tuy nhiên hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân trong cả nước nói
chung và tĩnh Nghệ An nói riêng cịn nhiều bất cập hạn chế .
Xét về vai trò của hội đồng nhân dân đặt trong thực trạng hiện nay đã cho
thấy sự mâu thuẩn thể hiện nhiều nhược điểm.Vì vậy em đã lưạ chọn đề tài
nghiên cứu này với ý nghĩa thực tiễn sâu sắc .
2. Mục đích nghiên cưú và ỹ nghĩa nghiên cưú
a. Mục đích:
+ Phân tích đánh giá chức năng giám sát của HĐND tỉnh Nghệ An trong
năm 2013
+ Làm rõ nhưng mặt mạnh và yếu của hoạt động này trên địa bàn tỉnh vơí
nhiều lĩnh vực khác nhau .
+ Từ đó đưa ra những giải pháp kiến nghị hợp lí
b. Ý nghĩa:
+ Giúp nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân đại biểu HĐND , công dân về
vị trí vai trị của hoạt động giám sát và chấp hành hoạt động này .
+ Góp phần đưa lí luận, những vấn đề trong hiến pháp luật nghị định đi
vào thực tiễn
+ Giúp cho dân giàu nước mạnh, góp phần sự phát triển của tiến trình đất
nước
1



3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận chung về hiệu quả giám sát của :
HĐND cấp tỉnh, đánh giá thực trạng hoạt động giám sát và hiệu quả giám
sát của HĐND tỉnh Nghệ An trong

nhưng năm gần đây,đăc biệt là năm

2013 đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giám sát của HĐ
ND tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
4. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nhà
nước kiểu mới, HĐND, chức năng giám sát của HĐND.
- Ngoài phương pháp luận của triết học Mác-Lênin, luận văn sử dụng
các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích, tổ
ng hợp, thống kê, so sánh, phương pháp chuyên gia.
5. Kết cấu bài tập lơn: Gồm 3 phần
CHƯƠNG 1: Cơ sơ pháp lí về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
CHƯƠNG 2: Trưc trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhan dân trên
địa bàn tỉnh Nghệ An
CHƯƠNG 3: Giải pháp nhăm nâng cao hoạt động giám sát của Hội đồng
nhân dân trong gian đoạn hiện nay

2


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: Cơ sơ pháp lí về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân.
1.1 Vị trí, tính chất và chức năng của Hội đồng nhân dân.
1.1.1. Vị trí tính chất

* Vị trí, tính chất của Hội đồng nhân dân được quy định tại Điều 119.
Điều 120 Hiến pháp 1992 và cụ thể hóa tại Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và
ủy ban nhân dân được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
XI, kì họp thứ 4 thơng qua ( 26/11/2003) cùng các văn bản luật, pháp lệnh khác
Con đường hình thành : Hội đồng nhân dân là cơ quan do nhân dân bầu ra
( Điều 119 HP 1992), miễn nhiệm và bãi nhiệm theo các ngun tắc phổ thơng,
bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín ( Điều 1 Luật bầu cử đại biểu HĐND
Cơ sở pháp lý: Điều 119 Hiến pháp 1992 quy định “Hội đồng nhân dân là
cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và
quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm
trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”.
Vị trí của Hội đồng nhân dân cũng được ghi nhận trong Điều 1 Luật tổ
chức Hội đồng nhân dân. Vị trí trong bộ máy nhà nước :
Như vậy, vị trí pháp lý của Hội đồng nhân dân có thể xét theo 2 góc độ:
+ Hội đồng nhân dân _ cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
+ Hội đồng nhân dân _ cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền
làm chủ của nhân dân địa phương
Tuy nhiên, HĐND chỉ có thể đứng ở đúng vị trí của nó khi các vị trí được
ghi nhận đó, trên thực tế triển khai có hiệu quả.
1.1.2. Chức năng:
Chức năng của HĐND là những phương diện hoạt động chủ yếu của H
ĐND nhằm thực hiện vai trò, nhiệm vụ của HĐND:
Căn cứ vào điều 1, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, HĐND các
cấp đều có hai chức năng cơ bản: chức năng quyết định và chức năng gi
ám sát.
3


- Chức năng quyết định.
Theo Điều 1, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm

2003:
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện
cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương
bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp
trên.
Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để
phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh
tế - xã hội, củng cố quốc phịng, an ninh, khơng ngừng cải thiện đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương
đối với cả nước.
Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của
Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm
sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng
nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh
tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.
Để có cơ sở pháp lý cho HĐND cấp tỉnh thực hiện tốt chức năng này, Luậ
t Tổ chức HĐND và UBNDnăm 2003 đã xác định cụ thể nội dung những vấn đề
quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND bao gồm:
+ Quyết định về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội (Điều 11).
+ Quyết định về phát triển giáo dục, y tế, xã hội, văn hố, thơng tin, thể
dục thể thao (Điều 12).
+ Quyết định về phát triển khoa học -ông nghệ, tài nguyên và môi
trường (Điều 13)
+ Quyết định về quốc phịng, an ninh, trật tự an tồn xã hội (Điều 14).
+ Quyết định về thực hiện chính sách dân téc và chính sách tơn giáo (Điều
15).
+ Quyết định về việc thi hành pháp luật (Điều 16).
4



+ Quyết định về việc xây dựng chính quyền địa phương (Điều 17).
Như vậy, nội dung, chức năng quyết định của HĐND cấp tỉnh rất rộng,
bao gồm tất cả các mặt của đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học, quốc
phòng, an ninh. Điều này một làn nữa khẳng định rõ hơn vị trí, vai trị và tầm
quan trọng của HĐND trong chính quyền địa phương. Mặt khác đây cũng là
những căn cứ pháp lý để tạo ra mơi trường thuận lợi cho chính quyền địa
phương khai thác hết mọi tiềm năng, nội lực sẵn có của mình, nhằm nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ với cử
tri và cấp trên giao cho.
- Chức năng giám sát.
Đoạn 3, Điều 1 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định: "HĐ
ND thực hiện quyền giám sátđối với hoạt động của thường trực HĐND,UBND,
TAND, VKSND cùng cấp; giám sát việc thực

thinghị quyết của HĐND;

giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương".
Luật tổ chức HĐND và UBND đã chính thức sử dụng khái niệm “giám
sát” để xác nhận chức năng giám sát của HĐND. Đặc biệt, với sự ra đời của
Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã đánh dấu một bước phát triển mới
về chức năng giám sát của HĐND cả vê mặt lý luận và thực tiễn hoạt động,
nâng cao được vị thế và vai trò của HĐND hiện nay.
Chức năng giám sát của HĐND bao giờ cũng gắn liền với chức năng
quyết định những vấn đề cơ bản về kinh tế, xã hội của HĐND. Thực hiện tốt
chức năng này không những cho phép HĐND kiểm tra, đánh giá hoạt động của
các cơ quan nhà nước trong việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, các nghị quyết
của HĐND mà còn cho phép HĐND phát hiện được sự không phù hợp, thiếu
thực tế của các Nghị quyết do HĐND ban hành để sửa đổi, bổ sung. Kết quả
giám sát là căn cứ để HĐND thực hiện quyền bãi miễn, miễn nhiệm các chức vụ

chủ chốt.

5


Như vậy, Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, vị trí, vai trị và chứ
c năng của HĐND rất lớn. Vấn đề đặt ra hiện nay chóng ta phải làm thế nào để
HĐND thể hiện và phát huy tốt vị trí, vai trị và chức
năng của Hội đồng trên thực tế; đảm bảo sự phối hợp, hợp tác với nhau giữa các
cơ quan nhà nước ở địa phương trong đó đặc biệt phải chó ý đến chức
năng giám sát.
1.2. Khái niệm giám sát:
1.2.1. Khái niệm giám sát và đặc điểm hoạt động giám sát của Hội
đồng nhân dân.
Hiện nay có nhiều cách hiểu về “giám sát”:
* Theo tư điiển Tiếng việt thi “giam sát” là sư theo dõi,xem xét làm đúng
hay sai nhưng điều đã quy định hoăc dung để chỉ một chưc quan đảm nhận việc
theo dõi.
* Theo cách hiểu về khía cạnh Luật học-Hội đồng nhân dân
Để tiếp cận nội dung giám sát của HĐND, cần làm rõ một số khái niệm
liên quan như sau:
Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế, thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn nói chung hay một cơng tác được giao để đánh giá, nhận xét.
Kiểm sốt là xem xét để phát hiện, ngăn ngừa kịp thời những việc làm sai
trái với thỏa thuận, với quy định. Hoạt động kiểm sốt mang tính pháp lý và theo
tinh thần pháp luật.
Thanh tra là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền về việc thực hiện các
chế độ, chính sách do Nhà nước đề ra của tổ chức và cá nhân liên quan.
Thẩm tra là sự xem xét lại kỹ cả nội dung lẫn hình thức lẫn nhưng tập
trung xem xét sự phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, tính hợp Hiến,

hợp pháp, đối tượng, nội dung, phạm vi và tính khả thi của một dự án, đề án có
liên quan đến thẩm quyền ra quyết định của một tổ chức, một cơ quan..
Vậy, giám sát là gì?

6


Giám sát là sự quan sát, xem xét, tra hỏi. Theo Từ điển luật học thì giám
sát là sự theo dõi, quan sát mang tính chủ động, thường xuyên, liên tục và sẵn
sàng tác động bằng các biện pháp tích cực, để buộc và hướng hoạt động của đối
tượng chịu sự giám sát đi đúng quỹ đạo, quy chế nhằm đạt được mục đích, hiệu
quả đã được thực hiện từ trước, bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm
minh.
Giám sát của HĐND là thực hiện sự ủy quyền của nhân dân để giám sát
hoạt động của bộ máy nhà nước, là một hình thức thực hiện quyền giám sát của
nhân dân được thực hiện bằng pháp luật, thông qua cơ quan quyền lực nhà nước
là HĐND các cấp.
Từ các khái niệm chung về giám sát trên, căn cứ đối tượng giám sát của
HĐND, có thể hiểu khái niệm giám sát của HĐND như sau:
Giám sát của HĐND là hoạt động có mục đích, thường xun, liên tục
của HĐND nhằm quan sát, theo dõi, kiểm tra, phát hiện, uốn nắn việc tuân theo
pháp luật, chấp hành Nghị quyết HĐND của Thường trực HĐND, UBND,
TAND, VKSND cùng cấp, của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã
hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân địa phương theo quy định của
pháp luật.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân.
Theo điều 57,58 của luật tổ chưc HĐND và UBND (năm 2003) thì:
a. Chủ thể giám sát:
Giám sát của Hội đồng nhân dân bao gồm: giám sát của Hội đồng nhân
dân tại kỳ họp; giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân; giám sát của các

Ban của Hội đồng nhân dân và giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân
.b.khách thể giám sát:
+ Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân,
Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;

7


+ Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, các thành viên
khác của Uỷ ban nhân dân, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân
dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân cùng cấp;
+ Văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết
của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp khi phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến
pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường
vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và
nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;
c.Hình thưc giám sát: Hội đồng nhân dân giám sát thông qua các hoạt
động sau đây:
1. Xem xét báo cáo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
2. Xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân, các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Thủ trưởng cơ quan
chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân,
Chánh án Toà án nhân dân cùng cấp;
3. Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cùng cấp,
nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp khi phát hiện có dấu hiệu
trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ
ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp
trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;
1.3. Mục đích của hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân.

+ Đảm bảo cho mọi hoạt động của đối tương chịu giám sát thưcj hiện
đúng yêu cầu và qui định cuả Hội đồng nhân dân theo hiến pháp và pháp luật
hiện hành
+kịp thơì phát hiện nhưng điểm chưa hơp lý trong tổ chưc và hoạt động
quản lí của các cơ quan chịu sư giám sát và đưa ra nhưng giải pháp khăc phục
+ Phát hiện nhưng điểm chưa phù hơp vơí thưc tiễn địi sống xã
hooijtrong nhưng quy định của phap luật,đưa ra biện pháp khăc phục
8


+ Nâng cao tính trach nhiêm của nhà nươc ,làm cho hoạt động của bộ may
nhà nươc diễn ra tốt đẹp
1.4. Khái quát về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân trong
lịch sử lập pháp Việt Nam
Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân đã dươc men mún hình thành
tư nhưng bản hiến phap đầu tiên:
+Hiến pháp 1946 quy định:Hội đồng nhân dân quyết định nhưng vấn đề
thuộc địa phương mình,nhưng quyết định ấy khơng đươcj trái vơí quy định của
cấp trên
+Hiến pháp 1959 quy định:theo nhu cầu cơng tác,Hội đồng nhân dân có
thể lập các ban của Hội đồng nhân dân
+Hiến pháp 1980 quy định:Hội đồng nhân dân đại diện cho ý chí ,nguyện
vọng của nhân dân dân….
+Hiến pháp 1992 quy định nhưng điều khoản sát thưc hơn,cụ thể hơn về
hoạt đọng của hộ đồng nhân dân

.
CHƯƠNG 2: Thưc trạng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
trên địa bàn tỉnh Nghệ An
9



2.1. Khái quát chung
2.1.1.Khái quát về điều kiên tư nhiên-kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An
a.Điều kiện tư nhiên
Vị trí địa lý:Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, diện
tichs16.498km2,dân số laf3.103.400 ngươì.gồm 1 thành phố vinh,2 thị xã và 17
huyện.Phía băc giám vơi Thanh Hóa,nam giáp Hà Tĩnh,đơng giap biển đơng,tây
giáp đất nươc Lào
Khí hậu:nhiệt đơi gió mùa,đươc phân làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và
mùa khơ
Địa hình:83 là đồi núi,mạng lươi sơng ngịi daỳ đăc vơí các cưả song
Nghệ An có nhiều mỏ khống sản vơí trư lương lơn như: thiếc, đá vơi, đất
sét,…có mạng lươí giao thơng tương đối phát triển.
Bên cạnh điều kiện tư nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An cũng khá phát
triển vơí chính sách đầu tư của cả trong nươc và ngoài nươc về nhiều măt kinh
tế, văn hóa, xã hội.
Chính nhưngx điều kiện tưj nhiên và kinh tế - xã hội đã tạo điều kiện thúc
đẩy Nghệ An phát triển. Là tiền đề cơ sơ để xây dưng bộ máy chính quyền hồn
chỉnh hơn, trong đó có Hội đồng Nhân dân và nhưng chưcs năng riêng biệt.
2.2.Giơí thiệu cơ cấu,thành phần Hội đơng nhân tỉnh Nghệ An
THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH

Đ/c Trần Hồng Châu - Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ - Chủ tịch HĐND tỉnh

10


Đ/c Nguyễn Xuân Sơn UV Ban thường vụ Tỉnh ủy Phó chủ tịch HĐND tỉnh


Đ/c Trần Văn Mão - Uỷ viên thường trực HĐND tỉnh

CÁC BAN HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
I. Ban Kinh tế và Ngân sách
- Trưởng ban:
Đ/c Võ Viết Thanh, UV BTV Tỉnh uỷ, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh
uỷ: Trưởng ban Kinh tế và Ngân sách
- Phó ban:
Đ/c Trần Quốc Chung, Phó Văn phịng Đồn ĐBQH và HĐND tỉnh: Phó
Ban Kinh tế và Ngân sách chuyên trách
Đ/c Phạm Anh Tuấn, TUV, Chủ tịch liên đồn lao động tỉnh: Phó Ban
Kinh tế và Ngân sách kiêm nhiệm
II. Ban Văn hoá – Xã hội
- Trưởng ban:
Đ/c Nguyễn Xuân Sơn, UV BTV Tỉnh uỷ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ:
Trưởng Ban Văn hố – Xã hội kiêm nhiệm
- Phó ban:
11


Đ/c Tôn Thị Cẩm Hà, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban tổ chức đảng
uỷ khối các cơ quan tỉnh: Phó Ban Văn hố – Xã hội chun trách
Đ/c Thái Thanh Q, TUV, Bí thư Huyện uỷ Nam Đàn: Phó Ban Văn hoá
– Xã hội kiêm nhiệm
III. Ban Pháp chế
- Trưởng ban:
Đ/c Nguyễn Hữu Lậm, UV BTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh
uỷ: Trưởng Ban Pháp chế
- Phó ban:
Đ/c Thái Thị An Chung, Tưởng phòng Xây dựng Văn bản quy phạm pháp

luật -Sở Tư pháp: Phó Ban Pháp chế chun trách
Đ/c Hồng Quốc Hào, Phó giám đốc Sở Tư pháp: Phó Ban Pháp chế kiêm
nhiệm
IV. Ban Dân tộc
- Trưởng ban:
Đ/c Moong Văn Hợi: Phó bí thư thường trực Huyện uỷ Tương Dương;
Trưởng ban Dân tộc chuyên trách
- Phó ban:
Đ/c Lang Văn Chiến, TUV, Bí thư huyện uỷ Quỳ Châu: Phó Ban Dân tộc
kiêm nhiệm
Đ/c Cụt Thị Nguyệt, TUV, Phó chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn: Phó Ban
Dân tộc kiêm nhiệm

12


2.3. Thực trạng hoạt động giám sát
Thực trạng hoạt động giám sát thể hiện rõ ở tất cả các khía cạnh, ban
ngành, cụ thể là:
2.3.1. Hoạt động giám sát tại các kì họp
a.Phiên họp thường trực
Để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 10 – HĐND tỉnh khóa XVI, sáng nay (5/12),
UBND tỉnh đã tổ chức phiên họp chuyên đề để chuẩn bị các nội dung cho kỳ
họp. Đồng chí Nguyễn Xn Đường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh
chủ trì. Tham dự phiên họp có đồng chí Thái Văn Hằng - Ủy viên Ban Thường
vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Xuân Đường kết luận phiên họp.
Mở đầu phiên họp, các đại biểu đã nghe báo cáo công tác chuẩn bị cho kỳ
họp thứ 10, HĐND tỉnh khóa XVI. Tại kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh, UBND tỉnh

sẽ trình HĐND tỉnh thơng qua 19 dự thảo Nghị quyết và 7 báo cáo cụ thể. Hiện
nay, các dự thảo Nghị quyết và các báo cáo đã được UBND tỉnh gửi sang
HĐND tỉnh và được các Ban của HĐND tỉnh thẩm tra, Thường trực và các Ban
của HĐND tỉnh nhất trí trình HĐND tỉnh tại kỳ họp tới.
Đối với các nội dung chấp vấn trực tiếp tại kỳ họp HĐND tỉnh, UBND
tỉnh đã có cơng văn u cầu 4 sở Giáo dục và Đào tạo, Công thương, Nông

13


nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng chuẩn bị nội dung để trả lời chấp vấn
tại hội trường.
Tại buổi họp, các đại biểu tập trung thảo luận về nội dung của một số
Nghị quyết trình HĐND và đóng góp ý kiến về nội dung các báo cáo kết quả
giải quyết kiến nghị cử tri, kết quả giải quyết các kiến nghị của đoàn giám sát
HĐND tỉnh và kết quả giải quyết các nội dung chấp vấn tại kỳ họp thứ 9 HĐND
tỉnh. Các đại biểu thống nhất yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành trực tiếp chỉ đạo
giải quyết các vấn đề liên quan; gửi báo cáo về UBND tỉnh đúng thời hạn, ngắn
gọn, súc tích, nêu rõ những vấn đề đã giải quyết và chưa giải quyết, nêu rõ
nguyên nhân, không trả lời qua loa, đẩy trách nhiệm cho cơ quan khác...

Đại diện Thường trực HĐND tỉnh phát biểu ý kiến.
Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Đường lưu ý
lãnh đạo của các sở phải trực tiếp tham gia trong các cuộc thẩm tra của các Ban
HĐND tỉnh; yêu cầu các sở, ngành phải chịu trách nhiệm trước các số liệu mà
mình báo cáo. Đối với Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số
268/2009/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng khu công
nghiệp nhỏ trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh xin rút khơng đưa đưa dự thảo này ra
trình HĐND tỉnh vì chưa đủ nguồn lực thực hiện, nghị quyết này sẽ được trình
vào năm 2014


14


Đối với dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh về việc bổ sung biên chế theo
Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BGDĐT-BTC-BNV ngày 11/3/2013 của
liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực
hiện chế độ hỗ trợ cho trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non
nhằm thực hiện Quyết định số 06/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng
Chính phủ, quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn
2011-2015 do Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo, UBND tỉnh thống nhất trình
HĐND tỉnh, tăng biên chế cán bộ quản lý và giáo viên mầm non thêm 2508
người.

2.3.2.Hoạt động giám sát của thương trưc Hội đồng nhân dân
Trong năm 2013,Hội đồng nhân dân tỉnh nghệ an nhìn chung thưc hiên tơt
nhũng chương trình giam sát đề ra.Cụ thể là:
a,Giam sát thuơng xuyên:
-HĐND đã xem xét báo cáo của UBND về tình hình kinh tế xã hội ,quốc
phòng-an ninh năm 2013 và nhiệm vụ năm 2014
-Giám sát công tác giải quyết ý kiến,kiến nghị của cư tri và Đại biểu
HĐND tỉnh tại kì họp thư 6,thư 7 của UBND
-Giam sát công tác tiếp dân,giải quyết đơn thư khiếu nại,tố cáo của công
dân Giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân tại Cục Thi
hành án Dân sự tỉnh
Sáng 13/5, Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Trần Văn Mão - Ủy viên
Thường trực HĐND tỉnh làm trưởng đồn đã có cuộc giám sát việc giải quyết
đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân kéo dài tại Cục Thi hành án Dân sự tỉnh.
Cùng tham gia có đồng chí Phạm Văn Tấn – Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đồn đại
biểu Quốc hội tỉnh.

Tại buổi làm việc, Thường trực HĐND tỉnh đã trực tiếp đối thoại với công
dân và cơ quan thi hành án để làm rõ tình tiết các sự việc dẫn đến công dân
15


khiếu nại kéo dài. Đó là vụ khiếu nại của ông Hồ Văn Thái, xã Hồng Sơn, huyện
Tân Kỳ; ông Đậu Mạnh Hùng, phường Hà Huy Tập và bà Nguyễn Thị Thủy,
phường Quang Trung (thành phố Vinh). Các vụ khiếu kiện của công dân liên
quan đến một số vướng mắc cũng như quy trình thực hiện thi hành án chậm, kể
cả việc thực hiện nghiệp vụ của một số chấp hành viên thi án án còn non kém.
Thường trực HĐND tỉnh đã thể hiện trách nhiệm của mình trong việc
phân tích, mổ xẻ từng vụ việc; làm rõ đúng – sai và trách nhiệm của người dân
và cơ quan thi hành án, đồng thời đề nghị với Cục thi hành án Dân sự tỉnh, các
Chi cục thi hành án dân sự cấp huyện liên quan và người dân phối hợp với nhau
để đi đến thống nhất chung trong việc giải quyết đề xuất, kiến nghị của công
dân. Đối với vụ việc đã hết thẩm quyền giải quyết của Cục thi hành án tỉnh thì
đề nghị cơng dân chờ đợi Tổng cục Thi hành án dân sự giải quyết và trả lời kết
quả. Thường trực HĐND tỉnh cũng đã hỗ trợ pháp lý và định hướng cho công
dân thực hiện khiếu nại, kiến nghị đúng trọng tâm, đúng nội dung mà mình kiến
nghị, đảm bảo đúng luật, giải quyết dứt điểm các vụ việc.
b,Giam sát chuyên đề:
-Giám sát công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh
Thường trực HĐND tỉnh giám sát hệ thống hóa văn bản QPPL tại thành
phố Vinh:Thực hiện kế hoạch giám sát năm 2013, ngày 12/9, Thường trực
HĐND tỉnh do ông Trần Văn Mão, Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh đã giám
sát cơng tác xây dựng, kiểm tra, rà sốt, hệ thống hóa văn bản QPPL trên địa bàn
thành phố Vinh trong 2 năm 2012 – 2013.Công tác xây dựng, kiểm tra, hệ thống
hóa văn bản QPPL thời gian qua được thành phố Vinh quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo. Tổng số văn bản QPPL được thành phố ban hành từ năm 2012 đến nay có
35 văn bản và nhiều văn bản hành chính thơng thường khác có chất lượng, trong

đó có những văn bản thuộc về các chính sách đặc thù của thành phố. Có 127 văn
bản được rà sốt, kiểm tra; trên cơ sở đó kịp thời bãi bỏ các văn bản hết hiệu lực,
hoặc điều chỉnh, bổ sung tiếp tục áp dụng thống nhất trên địa bàn thành phố.
Tuy nhiên, ở một số phòng, ban của thành phố vẫn còn nhầm lẫn giữa các văn
16


bản thông thường với các văn bản QPPL, mới chỉ chú trọng vào các nội dung
cần chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành thực hiện chuyên môn. Các văn bản hành chính
thơng thường ban hành thường dễ xảy ra sai sót. Qua giám sát, Thường trực
HĐND tỉnh đề nghị thành phố Vinh cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo
công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống văn bản QPPL trên địa bàn để các
văn bản hiện hành có chất lượng, hiệu quả, dần loại bỏ các văn bản trái thể thức,
trái với các văn bản pháp luật hiện hành. Bố trí về con người và kinh phí cho
hoạt động xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL.
Cũng trong khung chương trình giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh,
chiều 28/8, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh đã làm việc với HĐND và UBND
huyện Quỳ Hợp về cơng tác xây dựng, kiểm tra, rà sốt, hệ thống hóa các văn
bản quy phạm pháp luật trên địa bàn.
Trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, ngoài các Nghị quyết, quyết
định và kế hoạch lãnh đạo của HĐND huyện chỉ đạo công tác xây dựng, kiểm
tra, rà sốt, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), UBND huyện
Quỳ Hợp đã ban hành 31 văn bản QPPL (trong đó 17 quyết định, 8 chỉ thị, 6
nghị quyết) và 2.504 văn bản hành chính thơng thường. Nhìn chung, các loại
văn bản QPPL đều được ban hành đúng tiến độ và chương trình đề ra. Cũng theo
báo cáo kết quả tự kiểm tra của UBND huyện Quỳ Hợp, trong số 25 văn bản
QPPL và 2.504 văn bản hành chính thơng thường được kiểm tra, khơng có văn
bản nào ban hành trái với quy định của pháp luật cũng như sai sót về thể thức,
kỹ thuật trình bày;.
Tại buổi làm việc, bên cạnh ghi nhận các ưu điểm, Đồn giám sát của tỉnh

đã phân tích, tìm hiểu ngun nhân, một số vướng mắc và tồn tại hạn chế như:
chất lượng xây dựng chương trình ban hành văn bản QPPL hàng năm của
UBND huyện chưa cao, quá trình thực hiện cịn phát sinh một số văn bản ngồi
dự kiến; một số văn bản ban hành chưa đảm bảo chất lượng và chưa niêm yết
công khai các văn bản theo đúng quy định; HĐND và UBND xã ban hành các
văn bản nhưng gửi cho huyện chưa đều và chưa thường xuyên; năm 2012 và 6
17


tháng năm 2013 huyện chưa thành lập đoàn kiểm tra văn bản QPPL do HĐND
và cấp xã ban hành...
Kết thúc buổi làm việc, đoàn giám sát ghi nhận những cố gắng của huyện
trong xây dựng, kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản QPPL; đồng thời chỉ
rõ một số hạn chế tồn tại thuộc thẩm quyền để huyện chấn chỉnh, khắc phục. Nội
dung, kết quả kiểm tra, giám sát thực tế sẽ được đoàn tổng hợp, tiếp thu và có
văn bản kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền có giải pháp nâng cao chất lượng,
hiệu quả xây dựng và ban hành văn bản trong thời gian tới.

-Giam sát việc quy hoạch và thưc hiện tái định cư các dư án thủy điện trên
địa bàn tỉnh
Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh làm việc với Sở Công thương
Sáng ngày 14/3, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh đã có buổi
làm việc với Sở Cơng thương về tình hình tiến độ thực hiện quy hoạch thủy điện
và cơng tác tái định cư trong việc xây dựng các công trình, dự án thủy điện trên
địa bàn tỉnh Nghệ An. Đồng chí Đinh Thị Lệ Thanh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó
Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì buổi làm việc.
Theo báo cáo của Sở Cơng thương ngồi 4 dự án thủy điện có qui mơ lớn
thuộc Qui hoạch thủy điện tồn quốc có tổng cơng suất 654 MV, gồm Bản Vẽ
(320 MW),Hủa Na (180 MW), Bản Mồng (54 MW), trên địa bàn tỉnh cịn có 32
dự án thủy điện vừa và nhỏ với tổng cơng suất 292,55 MW. Trong đó, có 6 dự án

đã hồn thành và đưa vào vận hành là bản Cốc (18 MW), Sao Va (3 MW), Bản
Cánh (1,5MW), Bản Vẽ (320 MW), Nậm Mô (16 MW), Hủa Na (180 MW). 10
dự án đang thi công xây dựng gồm Khe Bố, Nhạn Hạc, Sông Quang, Nậm Pông,
Khe Thơi, Xóong Con, Suối Choang, Ca Nan1,2, Ca Lơi, Nậm Cắn, Nậm Nơn.
6 dự án chưa khởi công (tổng công suất 100 MW) gồm Xốp Cốc, Chi Khê, Châu
Thắng, Tiền Phong, Đồng Văn, Bản Ang.

18


Trong năm 2012 các dự án đi vào vận hành đã cấp cho hệ thống điện
quốc gia sản lượng điện 1,39 tỷ KWH. (Dự kiến năm 2013 nguồn thủy điện trên
địa bàn tỉnh sẽ cấp cho hệ thống là 1,95 tỷ KW). Đến nay, các dự án thủy điện
đã tạo công ăn việc làm ổn định cho 468 lao động và dự kiến khi các nhà máy
thủy điện trên địa bàn tỉnh đi vào vận hành sẽ tạo việc làm ổn định cho 800 lao
động). Tuy nhiên bất cập lớn nhất hiện nay là một số dự án đã khởi công xây
dựng chậm so với tiến độ đã phê duyệt từ 12-18 tháng. UBND tỉnh đã chấm dứt
quyền đầu tư đối với một số dự án nhỏ như Nậm Pu, Nậm Hạt, Môn Sơn (đập
Phà Lài), Sông Quang 3, (Hạnh Dịch, Mỹ Lý) và đang xem xét chấm dứt 2 dự
án (Yên Thắng, Nậm Típ). Một số chủ đầu tư do gặp khó khăn về vốn nên chưa
nỗ lực, quyết tâm trong việc đầu tư các cơng trình. Cơng tác đền bù và giải
phóng mặt bằng khơng đạt tiến độ đề ra làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án; vấn
đề thực hiện di dân tái định cư các dự án chậm, việc ổn định cuộc sống cho đồng
bào tái định cư chưa hiệu quả, nhất là đối với dự án tái định cư thủy điện Bản
Vẽ.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Sở Công thương kiến nghị HĐND tỉnh tăng
cường giám sát kiểm tra việc thực hiện những vấn đề liên quan đến cuộc sống
của người dân sau tái định cư; yêu cầu các cấp, ngành nhanh chóng triển khai
các giải pháp, xử lý dứt điểm những vấn đề còn tồn tại để ổn định cuộc sống
người dân. Về phía Sở Công Thương sẽ tăng cường đôn đốc các nhà thầu đẩy

nhanh tiến độ thi công các dự án thủy điện; rà soát tham mưu UBND tỉnh thu
hồi giấy phép, chấm dứt quyền đầu tư đối với các nhà đầu tư khơng đáp ứng
năng lực.
Các thành viên đồn giám sát đã cho ý kiến tập trung vào vấn đề quy
hoạch dự án thủy điện đang nhỏ lẻ, manh mún gây những hệ lụy về môi trường,
xã hội; chất lượng một số cơng trình thủy điện kém, khơng phát huy hiệu quả;
vấn đề đất rừng, đất sản xuất bị thu hẹp do xây dựng các cơng trình thủy điện;
những vấn đề hậu tái định cư…Sau khi lãnh đạo Sở Công thương trao đổi các
vấn đề thuộc thẩm quyền, đồng chí Đinh Thị Lệ Thanh đề nghị cơ quan được
19


giám sát có những kiến nghị, tham mưu UBND tỉnh tìm giải pháp giải quyết
những vấn đề cịn tồn tại, xử lý những hệ luy liên quan đến các công trình thủy
điện trên địa bàn tỉnh, nhất là đối với 4 dự án thủy điện cấp quốc gia. Rà soát
một cách tổng thể qui hoạch mạng lưới thủy điện trong tồn tỉnh để có hướng
qui hoạch khả thi nhất. Tăng cường kiểm tra các dự án đang thi công kịp thời
tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, thúc đẩy các dự án triển khai đúng lộ trình,
tiến độ thi cơng.
-Giam sát cơng tác xét xư án hành chính và án dân sư của tòa án nhân dân
tỉnh
Tăng cường phối hợp công tác, nâng cao chất lượng, hiệu quả thi hành án
dân sự
Sáng ngày 18/11, Ban Pháp chế HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Hữu
Lậm - Ủy viên BTV, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng ban Pháp chế HĐND
tỉnh có cuộc làm việc với Cục Thi hành án dân sự tỉnh. Đồng chí Thái Văn Hằng
- Ủy viên BTV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, Trưởng Ban chỉ đạo Thi
hành án dân sự tỉnh tham dự.
Lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã báo cáo tình hình triển khai thực
hiện Luật Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh, trong đó khẳng định: Cục Thi

hành án dân sự tỉnh đã kịp thời tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các văn
bản liên quan đến công tác thi hành án và các văn bản hướng dẫn thi hành, chỉ
đạo trong nội bộ ngành, đảm bảo yêu cầu về chất lượng và thống nhất trong toàn
tỉnh.
Việc chấp hành pháp luật trong thi hành án dân sự đạt kết quả khá tốt. Số
việc và tiền thu được so với việc có điều kiện thi hành đạt khá cao, chiếm 96%
việc và 90% số tiền phải thi hành. Tuy nhiên, công tác phối hợp thi hành án dân
sự giữa các ngành đạt hiệu quả chưa cao. Số án tồn đọng còn nhiều, với 5.189
việc và số tiền còn phải thi hành hơn 101 tỷ đồng, đặc biệt việc chưa có điều
kiện và khơng có điều kiện thi hành tồn đọng nhiều năm nhiều, với 4.316 việc.

20


Kết luận tại cuộc làm việc, đồng chí Nguyễn Hữu Lậm đã ghi nhận những
nỗ lực, cố gắng của ngành thời gian qua, đồng thời đề nghị ngành cần tăng
cường phối hợp tuyên truyền, giáo dục, phổ biến sâu rộng Luật Thi hành án dân
sự trong cán bộ và nhân dân. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hướng
dẫn, đảm bảo công tác thi hành án đúng luật, hiệu quả, trong đó quan tâm xây
dựng quy chế phối hợp cụ thể. Nâng cao hơn nữa công tác tham mưu với cấp ủy,
chính quyền trong cơng tác thi hành án; Kiện toàn ban chỉ đạo thi hành án dân
sự các cấp và nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ thi hành án dân sự đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ.

2.3.3.Hoạt động giám sát của các ban Hội đồng nhân dân
* Hoạt động Ban Kinh tế và Ngân sách
Theo nghị quyết của HĐND,Ban kinh tế ngân sách đá tưng bươc thục
hiên nhiệm vụ:
Thư nhất,giám sát về việc thực hiện Chương trình mục tiêu xây dựng về
nơng thơn mới tại Uỷ ban nhân dân tỉnh

Sau khi giám sát, kết hợp với khảo sát việc thực hiện Chương trình mục
tiêu về xây dựng nông thôn mới tại Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, Yên
Thành, chiều ngày 18/9, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh do đồng chí Võ
Viết Thanh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh
ủy, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh làm Trưởng đồn đã có cuộc
làm việc với Ban về Chương trình MTQG xây dựng nơng thơn mới của tỉnh.
Qua giám sát tại một số điạ phương cho thấy, Chương trình mục tiêu về
xây dựng NTM được triển khai đồng loạt và rộng khắp trên địa bàn tồn tỉnh.
Cơng tác tuyên truyền được đẩy mạnh, góp phần tạo ra phong trào mạnh mẽ với
sự quyết liệt, quyết tâm, đồng thuận trong từng cấp ủy, chính quyền và khu dân
cư, góp phần tạo ra một số kết quả. Đến ngày 30/4/2013, 100% xã phê duyệt đề
21


án xây dựng NTM cấp xã. Có 01 xã hồn thành 19 tiêu chí; 12 xã đạt 15 – 16
tiêu chí; 59 xã đạt 10 – 14 tiêu chí; 262 xã đạt 5 – 9 tiêu chí; 91 xã đạt 2 – 4 tiêu
chí. Hệ thống hạ tầng được đầu tư xây dựng, đời sống kinh tế - văn hóa tinh thần
của người, trật tự an toàn xã hội được cải thiện. Hệ thống chính trị cơ sở được
củng cố, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động. Kết quả thực hiện NTM của tỉnh
được Trung ương đánh giá và xếp thứ 16 trong cả nước.
Tuy vậy, qua giám sát Đồn cho rằng, nhìn chung tiến độ xây dựng NTM
vẫn đang cịn chậm. Mục tiêu của Chương trình xây dựng về NTM là nâng cao
thu nhập cho nhân dân, nhưng thực tiễn mơ hình kinh tế thu nhập cao chưa có
nhiều, chưa tạo ra những sản phẩm hàng hóa, chất lượng và tính bền vững khơng
cao; tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật cần nguồn lực lớn và khó khăn. Vấn đề môi
trường nông thôn đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc từ rác thải sinh hoạt, từ các
trang trại,dự án chăn nuôi, các dự án sản xuất khu vực nơng thơn. Nguồn nội lực
đầu tư cho chương tình NTM so với nhu cầu cịn hạn chế và tính đồng đều giữa
các xã khơng cao. Chỉ có khoảng 90 xã sẽ đạt các chỉ tiêu về NTM, nếu không
được chỉ đạo quyết liệt và đồng bộ thì khó đạt chỉ tiêu đến năm 2015.

Kết luận tại cuộc làm việc, bên cạnh ghi nhận những kết quả đạt được,
đồng chí Võ Viết Thanh đề nghị Ban chỉ đạo từ tỉnh xuống cơ sở tiếp tục nâng
cao nhận thức về mục tiêu, yêu cầu cốt lõi của Chương trình xây dựng về NTM
là tập trung nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân vùng nơng
thơn, từ đó tập trung chỉ đạo các chương tình phát triển kinh tế, xây dựng mơ
hình, nâng cao thu nhập cho người dân. Xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ
lâu dài, không nóng vội. Nguồn lực xây dựng NTM phải từ nội lực của nhân dân
là chính, Nhà nước chỉ là có vai trò hỗ trợ. Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh tiếp
tục rà soát quy hoạch, bổ sung và quản lý chặt chẽ quy hoạch; nghiên cứu và xây
dựng một số chính sách hợp lý để trình HĐND tỉnh ban hành vào cuối năm
2013. Quan tâm xây dựng hệ thống chính trị gắn với thực hiện Nghị quyết Trung
ương 4,Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị, phát huy sự gương mẫu của cán bộ, đảng
viên; phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể quần chúng nhằm tạo ra sức
22


mạnh tổng hợp để thực hiện Chương trình xây dựng NTM đảm bảo đúng tiến
độ./.
Thư hai,Ban đã giám sát thưc hiện chương trình mục tiêu Quốc gia:
* Ban Văn hố - Xã hội khảo sát việc thực hiện miễm giảm học phí,
hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 49/2010 của Chính phủ
Chiều ngày 04/10, Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh khảo sát việc thực
hiện miễm giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 49/2010 của
Chính phủ tại Hưng Ngun. Bà Tơn Thị Cẩm Hà, Phó trưởng ban Văn hóa –
Xã hội làm trưởng đồn. Cùng tham gia cuộc khảo sát có đại diện MTTQ tỉnh;
Sở Giáo dục – Đào tạo; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Hưng Nguyên có đối tượng người có cơng lớn và tỷ lệ hộ nghèo cao được
thụ hưởng chế độ về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định
49 của Chính phủ. Tổng nhu cầu kinh phí chi trả trong 3 năm 2010 – 2013 trên
địa bàn toàn huyện là trên 12 tỷ đồng. Trong đó, tỉnh đã giải ngân hơn 9,4 tỷ

đồng và chi trả trực tiếp đến đối tượng được hơn 9,3 tỷ đồng; hiện tại tỉnh đang
cấp thiếu hơn 2,7 tỷ đồng. Từ thực tiễn thực hiện việc miễn giảm học phí, hỗ trợ
chi phí học tập theo Nghị định 49 trên địa bàn huyện Hưng Nguyên, đoàn khảo
sát cũng đã ghi nhận được những bất cập, vướng mắc đang đặt ra. Đó là hộ
nghèo, cận nghèo khơng có sự ổn định mà thay đổi hàng năm nên việc chứng
nhận hộ nghèo, cận nghèo chậm, thông thường phải đến tháng 5 hàng năm mới
có làm ảnh hưởng đến thời gian thụ hưởng cho đối tượng chậm. Mặt khác,
chứng nhận hộ nghèo chỉ có giá trị trong 1 năm, nếu khi thay đổi diện đối tượng
từ nghèo sang cận nghèo hoặc ngược lại thì đối tượng người học trong 1 năm
học lại hưởng 2 chế độ, gây khó khăn cho các trường, các địa phương trong việc
làm thủ tục, ký xác nhận đưa chế độ đến tận đối tượng. Cơng tác tun truyền,
phổ biến chế độ chính sách theo Nghị định 49 ở một số nơi chưa đến nơi đến
chốn nên vẫn cịn tình trạng có đối tượng thụ hưởng chưa được tiếp cận. Việc
cấp bù miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên thủ tục lịng vịng,vì vậy nên

23


chuyển thẳng về cho các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp
thực hiện miễn giảm trực tiếp.
Đoàn khảo sát đã ghi nhận sự cố gắng, trách nhiệm của huyện trong việc
đảm bảo chế độ, chính sách cho các đối tượng được thụ hưởng theo Nghị đinh
49, góp phần giảm bớt khó khăn, tạo điều kiện cho các đối tượng học tập; đồng
thời đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện cần tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể cho
các đối tượng liên quan hiểu đầy đủ nội dung của Nghị định 49, để từ đó triển
khai thực hiện nhằm đảm bảo quyền lợi, giúp các đối tượng bớt khó khăn trong
học tập và rà soát, lập danh sách đối tượng được thụ hưởng.
Kế hoạch giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội về việc thực hiện Nghị
quyết 316/NQ-HĐND về một số chính sách đối với nhân lực chất lượng cao
trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, hành chính Nhà nước, sự nghiệp

cơng lập, tổ chức chính trị -xã hội ở tỉnh Nghệ An.
Thực hiện Nghị quyết số 357/2010/NQ-HĐND của HĐND tỉnh khóa XV
về chương trình hoạt động giám sát năm 2011, Ban Văn hóa – Xã hội xây dựng
kế hoạch giám sát việc thực hiện Nghị quyết 316/NQ-HĐND về một số chính
sách đối với nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc,
hành chính Nhà nước, sự nghiệp cơng lập, tổ chức chính trị -xã hội ở tỉnh Nghệ
An với:
- Thành phần:
+ Đồn giám sát Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh.
+ Đại diện Lãnh đạo sở Y tế.
+ Lãnh đạo Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh.
- Buổi chiều: Bắt đầu từ 14 giờ, Đoàn giám sát làm việc tại trường Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An.
- Thành phần:
+ Đồn giám sát Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh.
+ Lãnh đạo Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Nghệ An.
* Ngày 13/10/2011: Đoàn giám sát họp:
24


- Thời gian: 1 buổi, bắt đầu từ 7 giờ 30 phút.
- Địa điểm: Văn phịng Đồn ĐBQH &HĐND tỉnh.
- Thành phần: Đồn giám sát Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh.
* Ngày 18 /10/2011: Đoàn giám sát làm việc với Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Nội dung: Nghe báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện Nghị
quyết 316/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về một số chính sách đối với
nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, hành chính
Nhà nước, sự nghiệp cơng lập, tổ chức chính trị -xã hội ở tỉnh Nghệ An.
- Thời gian: 1 buổi, bắt đầu từ 7 giờ 30 phút.
- Địa điểm: Văn phịng UBND tỉnh.

- Thành phần:
+ Đồn giám sát Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh.
+ Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh uỷ,
sở Khoa học và công nghệ, sở Nội vụ, sở Tài chính và các ngành liên quan (do
UBND tỉnh mời).
* Ban Pháp chế giám sát
Ban pháp chế đã có nhưng hoạt động giám sát hầu như trên tất cả các
nghành,các so.Tiêu biểu là giám sát nổi bật ơ các sơ như:sơ Tư pháp,so Tài
ngun –mơi trương,……và dươí đây là một số hoạt động giám sát chi tiết
Thư nhất,giám sát cơng tác thanh tra và xư lí sau thanh tra :
Ngaỳ 12/4, Ban Pháp chế HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Hữu Lậm Ủy viên BTV, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Chiều Trưởng ban Pháp chế HĐND
tỉnh làm trưởng đồn đã có cuộc làm việc với Sở Tài ngun – Môi trường về
công tác thanh tra và xử lý sau thanh tra liên quan đến lĩnh vực ngành quản lý.
Từ kết quả tổng hợp đơn thư khiếu nại, tố cáo trên đại bàn tỉnh trong mấy
năm gần đây cho thấy lĩnh vực đất đai, khống sản, mơi yếu tập trung vào việc
giải quyết đơn thư. Ngoài ra, ngành cũng đã triển khai các hoạt động thanh tra
chuyên ngành như về khống sản, mơi trường, thanh tra đạo đức cơng vụ, thanh
tra hành chính...
25


×