Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đặc điểm vi khuẩn và kết quả điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng 2014 – 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.21 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT - PHẦN 2 - 2021

ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HUYẾT
TẠI BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG 2014 – 2018
Đinh Văn Thức1,2, Đinh Dương Tùng Anh1,3, Nguyễn Thị Hiền1
TÓM TẮT

5

Mục tiêu: Nhiễm khuẩn huyết là một trong
những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em
trên toàn thế giới. Căn nguyên của nhiễm khuẩn
huyết mắc phải tại cộng đồng ở thành phố Hải
Phòng chưa được xác định rõ.
Đối tượng và phương pháp: Trẻ em dưới 15
tuổi đến khám tại Bệnh viện Nhi Hải Phòng
trong các năm 2014 - 2018 được chẩn đoán
nhiễm khuẩn huyết và được cấy máu. Các sinh
vật được phân lập bằng cách sử dụng các kỹ
thuật nuôi cấy tiêu chuẩn, sau đó kháng sinh đồ
được thực hiện trong các trường hợp ni cấy
máu dương tính.
Kết quả: Chúng tôi tiến hành khảo sát 144
trường hợp nhiễm khuẩn huyết. Những vi khuẩn
gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp nhất lần lượt
là S. aureus (34.7%), P. aeruginosa (20.1%), S.
epidermidis (14.5%) và Klebsiella spp. (6.9%).
S. aureus còn nhạy cảm với các kháng sinh
amikacin,
gentamycin,
vancomycin



meropenem, giảm nhạy cảm với các
cephalosporin thế hệ 2 hoặc 3, và đã kháng với
chloramphenicol và oxacilin. P. aeruginosa còn
nhạy cảm với các kháng sinh amikacin,
gentamycin, chloramphenicol và ciprofloxacin,
Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược Hải Phòng
Khoa Hồi sức – Cấp cứu, Bệnh viện Trẻ em Hải
Phịng
3
Khoa Hơ hấp, Bệnh viện Trẻ em Hải Phịng
Chịu trách nhiệm chính: Đinh Dương Tùng Anh
Email:
Ngày nhận bài: 18.3.2021
Ngày phản biện khoa học: 19.4.2021
Ngày duyệt bài: 20.5.2021
1
2

giảm nhạy cảm với các cephalosporins và kháng
với oxacilin. Tỷ lệ khỏi bệnh ở nhóm vi khuẩn
gram dương (77.32%) cao hơn với nhóm vi
khuẩn gram âm (63.83%). Thời gian điều trị nội
trú trung bình của NKH ở trẻ em là 9.59  6.09
ngày. Tỷ lệ tử vong do NKH còn khá cao
(11.11%).
Kết luận: Nghiên cứu trên trẻ em thành phố
Hải Phòng đã chứng minh một loạt các mầm
bệnh Gram dương và Gram âm chịu trách nhiệm
về nhiễm khuẩn huyết mắc phải trong cộng đồng

và mức độ kháng thuốc kháng sinh đáng kể. Tỷ
lệ tử vong do NKH còn ở mức khá cao, đòi hỏi
sự cải thiện hơn nữa trong cơng tác chẩn đốn và
điều trị bệnh.
Từ khóa: nhiễm khuẩn huyết, trẻ em, S.
aureus, P. aeruginosa

SUMMARY
ETIOLOGY AND TREATMENT
OUTCOME OF SEPSIS IN CHILDREN
AT HAIPHONG CHILDREN’S
HOSPITAL IN 2014 - 2018
Objectifs: Sepsis is one of the leading causes
of death in children worldwide. The cause of
pediatric sepsis acquired in the community in Hai
Phong city is not clear. Materials and methods:
Children under 15 years old who were
hospitalized at the Hai Phong Children's Hospital
during 2014 – 2018, diagnosed with sepsis and
had a blood culture. The organisms were isolated
using standard culture techniques, and then
antibiogram was performed in positive blood
cultures.

31


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

Results: We surveyed 144 cases of sepsis.

The most common bacteria causing sepsis were:
S. aureus (34.7%), P. aeruginosa (20.1%), S.
epidermidis (14.5%) and Klebsiella spp. (6.9%).
S. aureus is also susceptible to amikacin,
gentamycin, vancomycin and meropenem
antibiotics, decreased susceptibility to second or
third generation cephalosporins, and was
resistant to chloramphenicol and oxacillin. P.
aeruginosa is also susceptible to antibiotics
amikacin, gentamycin, chloramphenicol and
ciprofloxacin, decreased susceptibility to
cephalosporins and resistant to oxacillin. The
cured rate was higher in the gram-positive group
(77.32%) than in the gram-negative group
(63.83%). The average time of inpatient
treatment for sepsis in children was 9.59  6.09
days. The rate of death due to sepsis remained
still quite high (11.11%).
Conclusion: This study on Hai Phong city’s
children demonstrated that a wide range of
Gram-positive and Gram-negative pathogens are
responsible for sepsis acquired in the community
and significant antibiotic resistance levels. The
mortality rate due to sepsis is still quite high,
requiring further improvement in diagnosis and
treatment of the disease.
Keywords: sepsis, children, S. aureus, P.
aeruginosa

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiễm khuẩn huyết (NKH) là sự có mặt
của vi khuẩn sống trong máu được xác minh
bởi cấy máu dương tính, có thể kèm triệu
chứng hoặc khơng có triệu chứng (gọi là
vãng khuẩn huyết), với biến chứng thường
gặp và nguy hiểm nhất là sốc nhiễm khuẩn.
Tỉ lệ mắc NKH được báo cáo cao hơn ở trẻ
nhỏ tuổi, phần nào phản ánh tình trạng chưa
trưởng thành của hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ
cũng như mức độ tiếp xúc nhiều hơn với
32

bệnh nguyên ở lứa tuổi này. Martin và cộng
sự đã nhận thấy tỷ lệ mắc NKH cao nhất ở
trẻ thuộc nhóm tuổi 1 – 11 tháng
(156/100.000 dân) so với nhóm tuổi 5 – 9
tuổi (22/100.000 dân) và 10 – 14 tuổi
(20/100.000 dân) (Martin, Sadarangani,
Pollard, & Goldacre, 2014). Trong những
năm gần đây, mặc dù có sự phát triển mạnh
mẽ của khoa học kỹ thuật, đến nay NKH vẫn
là một trong các nguyên nhân thường gặp
nhất khiến bệnh nhân nhập viện và là nguyên
nhân gây tử vong thường gặp nhất ở các
khoa hồi sức cấp cứu. Để rút kinh nghiệm
trong chẩn đoán và điều trị NKH ở trẻ em,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục
tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm vi khuẩn gây nhiễm
khuẩn huyết tại Bệnh viên Trẻ em Hải Phòng

trong 5 năm 2014-2018.
2. Nhận xét kết quả điều trị nhiễm khuẩn
khuyết ở các bệnh nhân được nghiên cứu
trên.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hồi cứu
mô tả một loạt ca bệnh bằng phương pháp
chọn mẫu thuận tiện gồm toàn bộ bệnh nhân
đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. Tiêu chuẩn
chọn đối tượng nghiên cứu: tất cả những
bệnh án của các bệnh nhi được chẩn đoán là
NKH tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng với đủ
các tiêu chuẩn sau: tuổi: 0-15 tuổi; có triệu
chứng tồn thân: nhiệt độ > 37.8oC hoặc <
35.5oC, môi khô, lưỡi bẩn, rét run, rối loạn ý
thức, có ổ nhiễm khuẩn; có kết quả cấy máu
mọc vi khuẩn (ít nhất 1 lần), được làm kháng
sinh đồ theo phương pháp khoanh giấy
khuếch tán Kirby – Bauer. Có tất cả 144
trường hợp được chẩn đoán nhiễm khuẩn
huyết trong thời gian nghiên cứu tại Bệnh
viện Trẻ Em Hải Phòng từ ngày 01/01/2014


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT - PHẦN 2 - 2021

đến ngày 31/12/2018. Thông tin từ bệnh án
được thu thập theo mẫu bệnh án nghiên cứu
được thiết kế sẵn và được xử lý số liệu bằng
phần mềm SPSS 20.0. Tất cả các thông tin

thu thập được chỉ được sử dụng cho mục
đích nghiên cứu. Nghiên cứu này đã được
Hội đồng Y đức trường Đại học Y Dược Hải
Phòng và Bệnh viện Trẻ em Hải Phịng
thơng qua.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm vi khuẩn gây nhiễm
khuẩn huyết
Chúng tôi tiến hành khảo sát 144 trường
hợp nhiễm khuẩn huyết. Những vi khuẩn gây
nhiễm khuẩn huyết thường gặp nhất lần lượt
là S. aureus (34.7%), P. aeruginosa (20.1%),
S. epidermidis (14.5%) và Klebsiella spp.
(6.9%) (bảng 1).

Bảng 1: Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết
Vi khuẩn
S. aureus
P. aeruginosa
S. epidermidis
Klebsiella spp.
E. coli
S. saprophyticus
S. viridans
S. pneumoniae
Acinetobacter baumannii
E. faecalis
H. influenzae
Enterobacter cloacae

Khảo sát độ nhạy cảm kháng sinh trên in
vitro của một số loại vi khuẩn thường gặp
gây nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em, chúng tôi
nhận thấy một tỉ lệ lớn của cả 3 loại vi khuẩn
thường gặp nhất gây nhiễm khuẩn huyết ở trẻ
em (S. aureus, P. aeruginosa và
S.
epidermidis) cịn có độ nhạy cảm với các loại
kháng sinh vancomycin, meropenem và
aminoglycosid (amikacin, gentamycin) (bảng
2). Cả ba loại vi khuẩn kể trên đều chỉ có tỷ
lệ ở mức trung bình cịn nhạy cảm với các
kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ
2 (cefuroxim) hoặc thế hệ 3 (cefotaxim,
ceftriaxone). Một tỷ lệ lớn các trường hợp S.

n
%
50
34.7
29
20.1
21
14.5
10
6.9
7
4.9
7
4.9

7
4.9
5
3.5
4
2.8
2
1.4
1
0.7
1
0.7
aureus và P. aeruginosa cũng còn nhạy cảm
đối với ciprofloxacin. Tất cả các trường hợp
S. epidermidis được làm kháng sinh đồ với
ciprofloxacin đều khơng cịn nhạy cảm với
loại kháng sinh này (bảng 2). K. pneumoniae
chỉ còn cho thấy nhạy cảm với một tỷ lệ cao
đối với một số ít loại kháng sinh thường
dùng như meropenem, ciprofloxacin và
chloramphenicol. Klebsiella spp. đã hoàn
toàn kháng vancomycin và oxacilin trên in
vitro, trong khi chỉ còn một tỷ lệ thấp các
trường hợp Klebsiella spp. còn nhạy cảm với
amoxicillin, aminoglycosid hoặc các
cefalosporin (bảng 2).

33



CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

Bảng 2: Độ nhạy cảm kháng sinh trên in vitro của một số loại vi khuẩn thường gặp gây
nhiễm khuẩn huyết
Vi khuẩn
S. aureus P. aeruginosa S. epidermidis
Klebsiella spp.
Kháng sinh
Amoxicillin
76%
51.7%
76.2%
20%
Amikacin
86%
86.2%
90.5%
20%
Gentamycin
74%
100%
76.2%
20%
Chloramphenicol
48%
62.1%
52.4%
70%
Cefotaxim
64%

58.6%
76.2%
40%
Cefuroxim
60%
51.7%
71.4%
20%
Ceftriaxone
48%
44.8%
57.1%
20%
Oxacilin
50%
24.1%
57.1%
0%
Ciprofloxacin
86%
86.2%
0%
80%
Vancomycin
94%
82.8%
100%
0%
Meropenem
72%

81.8%
81%
80%
3.2. Kết quả điều trị nhiễm khuẩn nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Gram dương
huyết. Nhìn chung, tỷ lệ bệnh nhân có thời và Gram âm, chúng tơi khơng nhận thấy có
gian điều trị nội trú kéo dài từ 7 ngày đến 1 sự khác biệt rõ nét (unpaired t-test, p > 0.05)
tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (63.19%). Thời (Bảng 3). Có 3.47% số ca bệnh nhiễm khuẩn
gian điều trị từ 2 ngày đến dưới 7 ngày huyết được điều trị nội trú kéo dài trên 1
chiếm 29.87% tổng số ca bệnh. Khi so sánh tháng. Thời gian điều trị trung bình của NKH
thời gian điều trị nội trú các trường hợp là 9.59  6.09 ngày.
Bảng 3: Thời gian điều trị nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện
Gram dương
Gram âm
n = 97
n = 47
Thời gian điều trị nội trú
n
%
n
%

Chung
n = 144
n
%

Dưới 48h

3


3.09%

2

4.26%

5

3.47%

2 ngày – dưới 7 ngày

32

32.99%

11

23.4%

43

29.87%

7 ngày – 1 tháng

61

62.89%


30

63.83%

91

63.19%

Trên 1 tháng
1
1.03%
4
8.51%
5
3.47%
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ điều huyết do nhóm vi khuẩn Gram dương cao
trị khỏi nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em đạt hơn nhóm vi khuẩn Gram âm (p > 0.05,
105/144 trường hợp (72.92% tổng số ca unpaired t-test). Tỷ lệ điều trị khỏi ở nhóm
bệnh), tỷ lệ bệnh nặng được chuyển tuyến dưới 1 tháng tuổi cao hơn so với nhóm trên 1
đến Bệnh viện Nhi Trung Ương (Hà Nội) tháng tuổi một cách có ý nghĩa thống kê (p =
chiếm 15.97% và có 16 ca tử vong (11.11%) 0.043, unpaired t-test).
(bảng 4). Tỷ lệ điều trị khỏi nhiễm khuẩn
34


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT - PHẦN 2 - 2021

Bảng 4: Kết quả điều trị nhiễm khuẩn huyết theo nhóm tuổi và loại vi khuẩn gây bệnh
Khỏi
Chuyển tuyến

Tử vong
Kết quả điều trị
n (%)
n (%)
n (%)
Vi khuẩn Gram
30 (63.83%)
10 (21.23%)
7 (14.89%)
Loại vi
âm (n = 47)
khuẩn gây
Vi khuẩn Gram
bệnh
75 (77.32%)
13 (13.40%)
9 (9.28%)
dương (n = 97)
Dưới 1 tháng (n
84 (80%)
11 (10.48%)
10 (9.52%)
= 105)
Lứa tuổi
Trên 1 tháng
21 (53.85%)
12 (30.77%)
6 (15.38%)
(n = 39)
IV. BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm vi khuẩn gây nhiễm
khuẩn huyết
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy: trong số các vi khuẩn là căn nguyên
gây NKH ở trẻ em, nhóm vi khuẩn Gram
dương (bao gồm: S. saprophyticus, S. aureus,
S. epidermidis, S. viridans, Streptococcus
pneumoniae, E. faecalis) chiếm 67.4%, nhóm
vi khuẩn Gram âm (gồm có: Klebsiella spp.,
E. coli, Acinetobacter baumannii, H.
influenzae, Enterobacter cloacae) chiếm
32.6%. Các vi khuẩn P. aeruginosa và S.
aureus là 2 căn nguyên gây bệnh chủ yếu,
với đường vào phổ biến nhất là qua đường
hơ hấp và qua da. Kết quả này có điểm tương
đồng với nghiên cứu của Bùi Thị Vân Nga
tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung
ương (Nga, 2016). Một nghiên cứu đa trung
tâm tiến hành gần đây trên các trẻ dưới 2
tháng tuổi ở các nước Bangladesh, Bolivia,
Ghana, Ấn Độ, Pakistan và Nam Phi cho
thấy một số điểm tương đồng với nghiên cứu
của chúng tôi: S. aureus là căn nguyên hàng
đầu gây NKH (chiếm 43.4%); tỷ lệ căn
nguyên vi khuẩn Gram âm gây NKH chiếm
46.9%, trong đó thường gặp nhất cũng là
Acinetobacter spp., E. coli và Klebsiella spp.
(Hamer et al., 2015). Vũ Quốc Đạt và cộng

sự nghiên cứu về căn nguyên gây NKH tại

bệnh viện Nhiệt đới Trung ương năm 2017
cho thấy các vi khuẩn thường gặp nhất là
Klebsiella spp. (17.5%), Escherichia coli
(17.3%) và Staphylococcus aureus (14.9%)
(Dat et al., 2017). Trên thực tế, căn nguyên
gây NKH thay đổi tùy thuộc lứa tuổi, vị trí
địa lý, tình trạng mơi trường sinh thái và các
bệnh đồng nhiễm.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, trong 12
vi khuẩn phát hiện là căn nguyên gây nhiễm
khuẩn huyết đều đã xuất hiện các chủng
kháng với các loại kháng sinh thường dùng.
Có đến 142/144 (98.6%) trường hợp kết quả
kháng sinh đồ thể hiện tính đa kháng của vi
khuẩn gây NKH trên in vitro. Trong nghiên
cứu của chúng tôi, S. aureus là tác nhân hay
gặp nhất gây NKH và cịn nhạy cảm với
(amikacin,
gentamycin,
vancomycin,
meropenem), ít nhạy cảm với các
cephalosporin (thế hệ 2 và thế hệ 3) và đã
kháng với chloramphenicol, oxacillin. P.
aeruginosa là tác nhân hay gặp đứng thứ hai
gây NKH ở trẻ em và còn nhạy cảm với
amikacin,
gentamycin,
meropenem,
chloramphenicol và ciprofloxacin. Loại vi
khuẩn này cũng cho thấy đã kháng với

oxacilin trên in vitro. Kết quả này của chúng
tôi tương đồng với nghiên cứu của Ali A. El
35


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHỊNG

Solh cho thấy kháng sinh nhóm carbapenems
và fluoroquinolones cho hiệu quả điều trị tốt
nhất đối với nhiễm khuẩn do P. aeruginosa
(El Solh & Alhajhusain, 2009). S.
epidermidis
đã
hoàn
toàn
kháng
ciprofloxacin trong nghiên cứu của chúng
tôi. Điều này cũng tương đồng với kết quả
của một nghiên cứu kinh điển của Burnie JP.
và cộng sự cho thấy có đến 81% S.
epidermidis đã kháng ciprofloxacin và sự đề
kháng này xảy ra một cách nhanh chóng, một
phần do sự có mặt ở hàm lượng thấp của
ciprofloxacin trong mồ hôi trên da của bệnh
nhân (Burnie & Loudon, 1997). Một tỷ lệ lớn
các trường hợp Klebsiella spp. kháng với các
kháng sinh thông thường (amoxicillin,
amikacin, gentamycin và oxacillin) và cả các
cephalosporin thế hệ 2 và 3. Một nghiên cứu
gần đây của Lin WP ở Đài Loan cũng cho

nhận định tương tự: tỷ lệ lớn Klebsiella spp.
kháng với các kháng sinh nhóm
cephalosporin do mang gene kháng thuốc
AmpC β-lactamase (Lin et al., 2016).
4.2. Kết quả điều trị
Nhìn chung, tỷ lệ bệnh nhân có thời gian
điều trị nội trú kéo dài từ 7 ngày đến 1 tháng
chiếm tỷ lệ cao nhất (63.19%). Thời gian
điều trị từ 2 ngày đến dưới 7 ngày chiếm
29.87% tổng số ca bệnh. Có 3.47% số ca
bệnh nhiễm khuẩn huyết được điều trị nội trú
kéo dài trên 1 tháng. Thời gian điều trị NKH
trung bình trong nghiên cứu này là 9.59 
6.09 ngày. Kết quả này có nét tương đồng
với một nghiên cứu tại Canada cho thấy thời
gian điều trị NKH nội trú trung bình là 8
ngày (IQR 4–16) (Laupland et al., 2013).
Nghiên cứu của chúng tơi có tỷ lệ NKH
điều trị khỏi chiếm 72.9%, chuyển tuyến trên
(15.97%) và tử vong (11.11%). Tỷ lệ tử vong
lên đến 11% phản ánh những thách thức rất
lớn còn tồn tại trong điều trị NKH ở trẻ em
36

dù cho đã có nhiều sự cải thiện trong cơng
tác chăm sóc sức khỏe trẻ em. Nghiên cứu
của chúng tôi cho kết quả khá tương đồng
với nghiên cứu của Laupland KB. và cộng sự
tại Canada cho thấy tỷ lệ tử vong của NKH
điều trị nội trú là 13% (Laupland et al.,

2013). Một nghiên cứu khác tiến hành tại
Mozambique – một quốc gia châu Phi còn
kém phát triển, cho thấy tỷ lệ tử vong do
NKH ở trẻ em điều trị nội trú rất cao, lên đến
21% (Sigẳque et al., 2009). Ngồi ra, trong
nghiên cứu của chúng tơi, khơng có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ tử vong của
NKH giữa hai nhóm vi khuẩn Gram âm và
Gram dương.
V. KẾT LUẬN
Tình hình nhạy cảm với kháng sinh của
một số vi khuẩn thường gặp trên kháng đồ:
• S. aureus: là tác nhân hay gặp nhất gây
NKH, luôn được quan tâm đặc biệt ở trẻ em.
Trong nghiên cứu của chúng tơi, S.
aureus cịn nhạy cảm với các kháng sinh
amikacin, gentamycin, vancomycin và
meropenem, giảm nhạy cảm với các
cephalosporin thế hệ 2 hoặc 3, và đã kháng
với chloramphenicol và oxacilin.
• P. aeruginosa: là tác nhân hay gặp đứng
thứ hai gây NKH ở trẻ em và còn nhạy cảm
với các kháng sinh amikacin, gentamycin,
chloramphenicol và ciprofloxacin, giảm nhạy
cảm với các cephalosporins và kháng với
oxacilin.
• S. epidermidis: là tác nhân thường gặp
thứ ba gây NKH ở trẻ em, còn nhạy với các
kháng sinh thông thường: amoxicillin,
amikacin,

gentamycin,
vancomycin,
meropenem và cả các cephalosporin thế hệ 2
và 3, giảm nhạy với chloramphenicol,
ciprofloxacin và oxacilin.


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT - PHẦN 2 - 2021

spp.: kháng với các kháng
sinh thông thường amoxicillin, amikacin,
gentamycin,
oxacilin

cả
các
cephalosporins thế hệ 2 và 3, còn nhạy cảm
với các kháng sinh vancomycin, meropenem
và chloramphenicol.
Kết quả điều trị:
• Tỷ lệ khỏi bệnh ở nhóm vi khuẩn gram
dương (77.32%) cao hơn với nhóm vi khuẩn
gram âm (63.83%).
• Thời gian điều trị nội trú trung bình của
NKH ở trẻ em là 9.59  6.09 ngày.
• Tỷ lệ tử vong do NKH là 11.11%.
• Klebshiella

5.


6.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nga, B. H. V. (2016). Nghiên cứu đặc điểm
các tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết tại Viện
Huyết học - Truyền máu Trung ương năm
2015. Tạp chí Y học Việt Nam, 446, 289296.
2. Burnie, J. P., & Loudon, K. W. (1997).
Ciprofloxacin-resistant
Staphylococcus
epidermidis and hands. Lancet, 349(9052),
649. doi: 10.1016/s0140-6736(05)61593-0
3. Dat, V. Q., Vu, H. N., Nguyen The, H.,
Nguyen, H. T., Hoang, L. B., Vu Tien Viet,
D., . . . Wertheim, H. F. L. (2017). Bacterial
bloodstream infections in a tertiary infectious
diseases hospital in Northern Vietnam:
aetiology, drug resistance, and treatment
outcome. BMC Infect Dis, 17(1), 493. doi:
10.1186/s12879-017-2582-7
4. El Solh, A. A., & Alhajhusain, A. (2009).

7.

8.

Update on the treatment of Pseudomonas
aeruginosa
pneumonia. J
Antimicrob

Chemother,
64(2),
229-238.
doi:
10.1093/jac/dkp201
Laupland, K. B., Kibsey, P. C., Gregson, D.
B., & Galbraith, J. C. (2013). Populationbased laboratory assessment of the burden of
community-onset bloodstream infection in
Victoria, Canada. Epidemiol Infect, 141(1),
174-180. doi: 10.1017/s0950268812000428
Lin, W. P., Wang, J. T., Chang, S. C.,
Chang, F. Y., Fung, C. P., Chuang, Y. C., . .
. Lauderdale, T. L. (2016). The
Antimicrobial Susceptibility of Klebsiella
pneumoniae from Community Settings in
Taiwan, a Trend Analysis. Sci Rep, 6, 36280.
doi: 10.1038/srep36280
Martin, N. G., Sadarangani, M., Pollard,
A. J., & Goldacre, M. J. (2014). Hospital
admission rates for meningitis and
septicaemia
caused
by
Haemophilus
influenzae, Neisseria meningitidis, and
Streptococcus pneumoniae in children in
England over five decades: a populationbased observational study. Lancet Infect Dis,
14(5),
397-405.
doi:

10.1016/S14733099(14)70027-1
Pai, S., Enoch, D. A., & Aliyu, S. H. (2015).
Bacteremia in children: epidemiology, clinical
diagnosis and antibiotic treatment. Expert Rev
Anti Infect Ther, 13(9), 1073-1088. doi:
10.1586/14787210.2015.1063418

37



×