Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn lo âu, trầm cảm trên bệnh nhân loạn thần do rượu điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.1 KB, 7 trang )

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN LO ÂU, TRẦM CẢM
TRÊN BỆNH NHÂN LOẠN THẦN DO RƯỢU ĐIỀU TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN HẢI PHÒNG
Phạm Văn Mạnh*, Vương Thị Thủy*,Lương Thị Mai Loan*
TÓM TẮT

18

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối
loạn lo âu, trầm cảm trên bệnh nhân loạn thần do
rượu điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Hải Phòng.
Phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành
trên 59 bệnh nhân loạn thần do rượu có biểu hiện
rối loạn lo âu và/hoặc trầm cảm, điều trị tại khoa
Điều trị lạm dụng chất, Bệnh viện Tâm thần Hải
Phòng từ 01/2020 đến 05/2020. Phương pháp
nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Kết quả: Các triệu chứng chủ yếu của trầm
cảm: Khí sắc giảm 72,3%, mất quan tâm thích
thú 76,6%, giảm năng lượng 89,4%.
Các triệu chứng phổ biến của trầm cảm: Rối
loạn giấc ngủ 100%, rối loạn ăn uống 85,1%,
giảm tính tự trọng và lịng tự tin 61,7%, ý tưởng
bị tội và khơng xứng đáng 29,8%, nhìn tương lai
ảm đạm và bi quan 38,3%, ý tưởng và hành vi tự
sát 10,6%.
Rối loạn lo âu: Rối loạn hoảng sợ 37,2%, rối
loạn lo âu lan tỏa 34,9%, rối loạn ám ảnh cưỡng
bức 16,3%, ám ảnh sợ khoảng trống 4,7%.


Từ khóa: Lo âu, trầm cảm, rượu.

SUMMARY
STUDY ON CLINICAL FEATURES OF
ANXIETY AND DEPRESSION
DISORDERS IN PATIENTS WITH
PSYCHOSIS DUE TO ALCOHOL
*Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Chịu trách nhiệm chính: Phạm Văn Mạnh
Email:
Ngày nhận bài: 13.3.2021
Ngày phản biện khoa học: 15.4.2021
Ngày duyệt bài: 31.5.2021

120

TREATED AT HAI PHONG
PSYCHIATRIC HOSPITAL
Objectives: Study on clinical features of
anxiety and depression disorders in patients with
psychosis due to alcohol treated at Hai Phong
Psychiatric Hospital.
Methods: The study was conducted on 59
patients diagnosed psychosis due to alcohol,
presenting with anxiety and/or depression
disorders, treated at Hai Phong Psychiatric
Hospital from January to May 2020. This is
cross-sectional descriptive study.
Results:
The main symptoms of depression: 72,3%

low mood, 76,6% loss of interest in daily
activities, and 89,4% reduction of energy.
The common symptoms of depression: Sleep
disturbance 100%, eating disorders 85,1%,
decrease of self-esteem and self-confidence
61,7%, ideas of guilt and unworthiness 29,8% ,
reduced positive future-thinking 38,3%, suicidal
ideas and behaviors 10,6%.
Anxiety disorder: Panic disorder 37,2%,
general anxiety disorder 34,9%, obsessivecompulsive disorder 16,3%, agoraphobia 4,7%.
Keywords: anxiety, depression, alcohol.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn tâm thần ở bệnh nhân nghiện
rượu rất đa dạng và phức tạp bao gồm những
triệu chứng rối loạn cảm xúc, hành vi, tư
duy... Rối loạn lo âu, trầm cảm là các rối
loạn cảm xúc thường gặp ở bệnh nhân loạn
thần do rượu [6]. Các triệu chứng này
thường bị nhầm lẫn với các bệnh cơ thể khác


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT – PHẦN 2 - 2021

như bệnh tim mạch, tiêu hóa.... Bên cạnh đó,
trầm cảm cịn là nguyên nhân hàng đầu dẫn
đến hành vi tự sát nếu không hiện kịp thời.
Bởi vậy, nghiên cứu về rối loạn lo âu và trầm
cảm ở bệnh nhân loạn thần do rượu có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong thực hành

lâm sàng. Do đó chúng tơi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn lo
âu, trầm cảm trên bệnh nhân loạn thần do
rượu điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Hải
Phịng”, với mục tiêu: Mơ tả đặc điểm lâm
sàng rối loạn lo âu, trầm cảm trên bệnh nhân
loạn thần do rượu điều trị tại Bệnh viện Tâm
thần Hải Phòng.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 59 bệnh nhân loạn thần do rượu có
biểu hiện rối loạn lo âu và/hoặc trầm cảm,
điều trị tại khoa Điều trị lạm dụng chất, Bệnh
viện Tâm thần Hải Phòng từ 01/2020 đến
05/2020, thoả mãn tiêu chuẩn nghiên cứu.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là
Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng
rượu theo ICD.10 mã F10.
- Có biểu hiện rối loạn lo âu và/hoặc trầm
cảm.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân có bệnh lý thực tổn ở não (u
não, tai biến mạch não,...).
- Bệnh nhân có bệnh tâm thần nội sinh.
- Bệnh nhân lạm dụng chất gây nghiện
khác.
- Bệnh nhân có các bệnh lý cơ thể có thể
gây rối loạn cảm xúc.


- Bệnh nhân không đồng ý tham gia
nghiên cứu.
- Bệnh nhân không tuân thủ điều trị.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt
ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu
Lấy mẫu toàn bộ: 59 bệnh nhân
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu
- Mẫu bệnh án chuyên biệt phục vụ cho
quá trình nghiên cứu.
- Nguồn thông tin khai thác từ: Phỏng
vấn trực tiếp bệnh nhân, người nhà, khám
lâm sàng toàn diện, tham khảo hồ sơ bệnh
án, trắc nghiệm tâm lý.
2.2.5. Xử lý số liệu và phân tích
Các số liệu được xử lý và phân tích bằng
phần mềm thống kê SPSS 20.0
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đặc điểm chung về đối tượng
nghiên cứu
- 100% bệnh nhân trong nghiên cứu là
nam giới.
- Tuổi trung bình: 48,36 ± 8,523 tuổi,
thấp nhất là 30 tuổi, cao nhất là 68 tuổi.
- Thời gian uống rượu: từ 11 – 15 năm
chiếm tỷ lệ cao nhất 54,2%, từ 16 – 20 năm
là 25,4%, <10 năm là 6,8%. Kết quả của
chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của

Nguyễn Văn Tuấn (2014), thời gian NR
trung bình 14,6 ± 6,5 năm [4]. Như vậy, sau
hàng chục năm NR, rối loạn tâm thần là hậu
quả tất yếu của ngộ độc rượu mạn tính.
- Số lượng rượu uống trong ngày

121


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHỊNG

Hình 1. Phân nhóm bệnh nhân theo số lượng rượu uống trong ngày
Bệnh nhân uống từ 0,5 – 1 lít/24h chiếm tỷ lệ cao nhất 61%, bệnh nhân uống > 1lít/24h
chiếm tỷ lệ thấp nhất 17%, có 22% bệnh nhân uống < 0,5lít/24h. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p<0,05.
3.2. Rối loạn lo âu, trầm cảm trên bệnh nhân loạn thần do rượu
3.2.1. Tỷ lệ rối loạn lo âu, trầm cảm.
Bảng 3. Tỉ lệ rối loạn lo âu, trầm cảm trên bệnh nhân LTDR
Các rối loạn
n
Tỷ lệ %
p
Chỉ trầm cảm
16
27,1
Chỉ rối loạn lo âu
12
20,3
p<0,05
Trầm cảm và rối loạn lo âu

31
52,5
Cộng
59
100,0
Trong số 59 bệnh nhân LTDR có biểu có biểu hiện trầm cảm [5]. Như vậy có một
hiện rối loạn lo âu, trầm cảm có 27,1% bệnh sự hấp dẫn cao giữa rối loạn lo âu và trầm
nhân chỉ có biểu hiện trầm cảm, 20,3% bệnh cảm ở bệnh nhân LTDR.
nhân chỉ có biểu hiện RLLA, 52,5% bệnh
3.2.2. Đặc điểm lâm sàng trầm cảm trên
nhân vừa có biểu hiện RLLA và trầm cảm. bệnh nhân LTDR
Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với
a. Mức độ trầm cảm
nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới.
Trong số 59 bệnh nhân loạn thần do rượu
Boschloo L. (2012) đưa ra nhận xét: trong số nghiên cứu, có 47 bệnh nhân được chẩn đốn
bệnh nhân trầm cảm do rượu có 60,4% cũng rối loạn trầm cảm với 3 mức độ: nhẹ, vừa
bị RLLA, tương tự 57,4% bệnh nhân RLLA (trung bình) và nặng.
Bảng 4. Mức độ trầm cảm
Mức độ trầm cảm
Trầm cảm nhẹ
Trầm cảm vừa
Trầm cảm nặng
Cộng
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trầm
cảm nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất: 51,1%, thấp
122

n
Tỷ lệ %

p
23
48,9
17
36,2
p<0,05
7
14,9
47
100,0
nhất là trầm cảm nặng chiếm tỷ lệ 14,9% và
trầm cảm vừa là 34%. Theo Lý Trần Tình


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT – PHẦN 2 - 2021

(2006), trầm cảm chủ yếu chiếm 55,2% trong
đó trầm cảm nhẹ là 7,3%, trầm cảm vừa
37,5%, trầm cảm nặng 10,4% [3]. Sự khác
biệt này có thể do nghiên cứu của tác giả

cách đây nhiều năm, người dân chưa có
những hiểu biết đúng về bệnh và thường đến
viện khi bệnh đã rõ hay có biểu hiện nặng.
b. Triệu chứng cơ bản của trầm cảm

Bảng 5. Triệu chứng chủ yếu của trầm cảm
Triệu chứng chủ yếu
n = 47
Tỷ lệ %

Khí sắc giảm
34
72,3
Mất quan tâm thích thú
36
76,6
Giảm năng lượng, mệt mỏi
42
89,4
Các triệu chứng chủ yếu của trầm cảm rất cịn các sở thích cũ, sao nhãng các thói quen
phổ biến ở bệnh nhân LTDR. Khí sắc giảm hàng ngày nhưng họ vẫn ln nghĩ đến rượu,
chiếm 72,3%, mất sự quan tâm thích thú là tìm mọi cách để có rượu, khơng quan tâm
76,6%, giảm năng lượng và tăng mệt mỏi là đến công việc, đến mọi người xung quanh.
89,4%.
Rượu lấn át hết mọi ý nghĩ, quan tâm khác
Kết quả này phù hợp với kết quả của tác dẫn đến người bệnh thờ ơ, không quan tâm
giả khác: Phạm Văn Mạnh (2017), khí sắc đến các sở thích, thú vui trước kia, lười chăm
giảm chiếm 68,08%, giảm năng lượng chiếm sóc bản thân. Họ ln than phiền mệt mỏi,
67,02%, mất quan tâm thích thú 77,66% [2]. cho rằng mình bị kiệt sức, khơng đảm đương
Ở bệnh nhân trầm cảm do rượu, tuy không được các công việc mà trước đây họ vẫn làm.
Bảng 6. Triệu chứng phổ biến của trầm cảm
Triệu chứng phổ biến
n= 47
Tỷ lệ %
Giảm sự tập trung chú ý
35
74,5
Giảm tính tự trọng và lịng tự tin
29
61,7

Ý tưởng bị tội và khơng xứng đáng
14
29,8
Nhìn tương lai ảm đạm, bi quan
18
38,3
Ý tưởng và hành vi tự sát
5
10,6
Rối loạn giấc ngủ
47
100
Mất ngủ đầu giấc
18
38,3
Mất ngủ giữa giấc
4
8,5
Mất ngủ cuối giấc
6
12,8
Mất ngủ toàn bộ
19
40,4
Rối loạn ăn uống
40
85,1
Ăn không ngon miệng, chán ăn
35
74,5

Không ăn
5
10,6
100% bệnh nhân LTDR có biểu hiện giảm sự tập trung chú ý 74,5%, giảm sút tính
trầm cảm bị rối loạn giấc ngủ. Các triệu tự trọng và lòng tự tin 61,7%. Rối loạn ăn
chứng phổ biến khác gặp với tỷ lệ cao là: uống cũng là triệu chứng thường găp chiếm
123


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHỊNG

85,1%. Ý tưởng bị tội và khơng xứng đáng
29,8%, nhìn tương lai ảm đạm và bi quan
chiếm 38,3%, ý tưởng hoặc hành vi tự sát là
10,6%.
Người bị trầm cảm do rượu cảm thấy
buồn bã, thấy vọng, dày vò bản thân, cảm
thấy có tội lỗi. Bệnh nhân cho rằng mình là
kẻ vơ dụng, tương lai của mình rất ảm đạm,
và họ nêu ra rất nhiều lý do: không bỏ được
rượu, sức khỏe yếu kém không làm được
việc, kinh tế khó khăn, vợ con bỏ, nợ nần,...
Sự lệ thuộc vào rượu, vòng tròn nghiện ngập
dẫn người bệnh đến chỗ bế tắc, khơng thốt
ra được nếu họ khơng có thái độ kiên quyết

và khơng có sự giúp đỡ. Kết quả của chúng
tôi phù hợp với nhận xét của một số tác giả
khác như Jalessa P. (2020), Zhoh H. (2017),
uống rượu làm tăng nguy cơ tự sát ở những

bệnh nhân trầm cảm [8], [9]. NR và trầm
cảm được coi là một yếu tố tiên đoán quan
trọng về ý tưởng và hành vi tự sát có thể xuất
hiện [7]. Những bệnh nhân NR, LDR nên
được đánh giá về nguy cơ tự sát bất cứ khi
nào họ có triệu chứng trầm cảm, vì điều trị
đúng cách có thể thuyên giảm các triệu
chứng trầm cảm, giảm tỷ lệ tái phát và giảm
thiểu nguy cơ tự sát.
c. Triệu chứng cơ thể của trầm cảm

Bảng 7. Triệu chứng cơ thể của trầm cảm
Triệu chứng cơ thể
Cảm giác đau
Đau đầu
Đau ngực
Đau bụng
Đau cơ xương khớp
Khó thở
Đánh trống ngực
Rối loạn tiêu hóa
Táo bón
Đi ngồi phân lỏng
Vừa táo bón, vừa đi ngoài phân lỏng
Rối loạn tiểu tiện
Rối loạn bài tiết mồ hơi
Giảm ham muốn tình dục
Sút cân
- Cảm giác đau: Là triệu chứng hay gặp ở
bệnh nhân trầm cảm. Họ thường than phiền

đau mỏi nhiều nơi trên cơ thể: đau đầu
(59,3%), đau mỏi cơ xương khớp (27,1%),....
Các triệu chứng đau này thường mơ hồ,
không khu trú và không đáp ứng với các
thuốc giảm đau thông thường.

n= 47
Tỷ lệ %
37
62,7
35
59,3
3
5,1
10
16,9
16
27,1
18
23,4
24
51,1
22
46,8
7
14,9
7
14,9
8
17

17
36,2
28
59,6
38
80,9
41
87,2
- Rối loạn chức năng tình dục: Gặp
80,9% trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
Các biểu hiện thường thấy là giảm ham
muốn, bất lực. Người bệnh LTDR thường có
hoang tưởng ghen tng, nghi ngờ vợ phản
bội dù khơng có bằng chứng. Họ dị xét, kết
tội, theo dõi vợ. Đó có thể là do họ bị dày vò

124


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT – PHẦN 2 - 2021

bởi cảm giác bất lực trong tình dục và có thể
cịn bất lực trong cuộc sống nói chung.
- Rối loạn thần kinh thực vật: cảm giác
khó thở (23,4%), tim đập nhanh, đánh trống
ngực (51,1%), rối loạn tiểu tiện (36,2%), rối
loạn bài tiết mồ hôi (59,6%). Bệnh nhân đi
khám bệnh tại nhiều chuyên khoa khác nhau

như: tim mạch, hô hấp, thận - tiết niệu, thần

kinh,...và chẩn đoán nhầm thành bệnh khác.
3.2.3. Các loại rối loạn lo âu trên bệnh
nhân LTDR
Trong số 59 bệnh nhân thuộc nhóm
nghiên cứu, 43 bệnh nhân có biểu hiện rối
loạn lo âu.

Hình 2. Các loại rối loạn lo âu
Kết quả này tương đối phù hợp với kết quả của một số tác giả: Lý Trần Tình (2006),
RLLA lan tỏa 41,7% và rối loạn hoảng sợ là 40,6% [3]. Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng
(2003), triệu chứng RLLA như lo lắng (76,9%), hoảng sợ (66,3%), ác mộng (24,7%), ám ảnh
xung động (18,5%) [1].
IV. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 59 bệnh nhân loạn
thần do rượu có biểu hiện rối loạn lo âu, trầm
cảm được điều trị nội trú tại Khoa Điều trị
lạm dụng chất, Bệnh viện Tâm thần Hải
Phòng từ tháng 01/2020 đến tháng 05/2020,
chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Các triệu chứng chủ yếu của trầm cảm:
Khí sắc giảm chiếm 72,3%, mất quan tâm
thích thú 76,6%, giảm năng lượng và tăng
mệt mỏi 89,4%.
- Các triệu chứng phổ biến của trầm cảm:
100% bệnh nhân có biểu hiện bị rối loạn giấc
ngủ, đa số là mất ngủ đầu giấc và mất ngủ
toàn bộ, rối loạn ăn uống 85,1%, giảm sút sự

tập trung chú ý 74,5%, giảm tính tự trọng và
lòng tự tin 61,7%, ý tưởng bị tội và khơng

xứng đáng 29,8%, nhìn tương lai ảm đạm và
bi quan 38,3%, ý tưởng và hành vi tự sát
10,6%.
- Các triệu chứng cơ thể của trầm cảm:
cảm giác đau 62,7%, đánh trống ngực
51,1%, rối loạn tiêu hóa 46,8%, rối loạn tiểu
tiện 36,2%, rối loạn bài tiết mồ hôi 59,6%,
giảm ham muốn tình dục 80,9%, sút cân
87,2%.
- Rối loạn lo âu: Rối loạn hoảng sợ
37,2%, rối loạn lo âu lan tỏa 34,9%, rối loạn
ám ảnh cưỡng bức 16,3%, ám ảnh sợ khoảng
trống 4,7%, ám ảnh sợ biệt định 7%.
125


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Mạnh Hùng, (2003), Đặc điểm lâm
sàng của loạn thần do rượu với hoang tưởng
do rượu và ảo giác chiếm ưu thế, Nội san số
đặc biệt 2003, Bệnh viện Tâm thần Trung
ương I, Bộ Y tế, 33-37.
2. Phạm Văn Mạnh, Nguyễn Văn Dũng,
(2017), "Đặc điểm lâm sàng rối loạn cảm xúc
ở bệnh nhân loạn thần do rượu điều trị tại
bệnh viện Tâm thần Hải Phịng năm 2017",
Tạp chí Y học thực hành, 48-51.
3. Lý Trần Tình, (2006), Đặc điểm lâm sàng

rối loạn cảm xúc ở bệnh nhân loạn thần do
rượu, Luận văn Bác sĩ chuyên khoa cấp II,
Trường Đại Học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Tuấn, (2014), Nghiên cứu lâm
sàng và hiệu quả điều trị suy giảm nhận thức
ở bệnh nhân loạn thần do rượu, Luận án Tiến
sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Boschloo L., Vogelzangs N., (2012),
"Alcohol use disorders and the course of
depressive and anxiety disorders", The

126

6.

7.

8.

9.

British Journal of Psychiatry, 200 (6), 476484.
Carolina D.W., Fernanda P.M, Alethea Z.,
(2017), "Mood disorder, anxiety, and suicide
risk among subjects with alcohol abuse
and/or dependence: a population-based
study", Brazilian Journal of Psychiatry, 40
(1), 1-5.
Holma M, Holma I, Isometsä E, (2020),
"Comorbid alcohol use disorder in

psychiatric MDD patients: A five-year
prospective study", J Affect Disord, 267,
283-288.
Jalessa P., Eleanor B., James. O, (2020),
"Depression and alcohol use disorders as
precursors to death by suicide", Death
Studies, 1-9.
Zhou H., Polimanti R., (2017), "Genetic
Risk Variants Associated With Comorbid
Alcohol Dependence and Major Depression",
JAMA Psychiatry, 74 (12), 1234-1241.



×