Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đánh giá tác dụng của Kiên tam châm trong điều trị viêm quanh khớp vai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.26 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT – PHẦN 2 - 2021

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA KIÊN TAM CHÂM
TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH KHỚP VAI
Nguyễn Thị Thùy Dung*, Khúc Thị Song Hương*
TÓM TẮT

13

Viêm quanh khớp vai (VQKV) là một bệnh
phổ biến bao gồm những trường hợp đau và hạn
chế vận động khớp vai và tổn thương ở phần
mềm quanh khớp chủ yếu là gân, cơ, dây chằng
và bao khớp. Khơng có tổn thương của đầu
xương, sun khớp và màng hoạt dịch.
Mục tiêu: Nhận xét hiệu quả của Kiên tam
châm trong điều trị viêm quanh khớp vai.
Đối tượng nghiên cứu: 60 BN được chẩn
đoán là viêm quanh khớp vai
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu lâm
sàng có đối chứng
Kết quả
Sau điều trị, điểm VAS trung bình giảm từ
5,97±1,63 xuống cịn 2,2±1,18. Sau điều trị ở cả
hai nhóm khơng cịn BN nào đau dữ dội. Tầm
vận động khớp vai được cải thiện rõ rệt. Phương
pháp điều trị không gây tác dụng không mong
muốn trên lâm sàng
Kết luận: Kiên tam châm có hiệu quả tốt
trong điều trị viêm quanh khớp vai
Từ khóa: Viêm quanh khớp vai, kiên tam


châm

SUMMARY
THE EFFECT OF TREATMENT
SHOULDER PAIN BY JIN’S
SAN ZHEN METHOD
Shoulder pain (VQKV) is a common disease
that includes of pain and limited of shoulder
*Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Thùy Dung
Email:
Ngày nhận bài: 13.3.2021
Ngày phản biện khoa học: 15.4.2021
Ngày duyệt bài: 31.5.2021

movement and damage to soft tissue, mainly
tendons, muscles, ligaments around the joint.
There were no damage of the bone, cartilage and
synovium.
Objectives: evaluation the effect of Jin’s san
zhen on treatment shoulder pain
Subject: 60 patients who were diagnosed
shoulder pain
Method: a clinical intervention research
Results: After treatment, the VAS point
average reduced from 5,97±1,63 to 2,2 ±1,18 (p
<0,05), and there is no patient who has hurts
whole lots. The range of the shouder is
improved. This method has no side effect on
clinical.

Conclusion: Jin’s san zhen has good effect
on treatment shoulder pain
Keyword: Shoulder pain, Jin’s san zhen

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm quanh khớp vai (VQKV) là một
bệnh bao gồm những trường hợp đau và hạn
chế vận động khớp vai và tổn thương ở phần
mềm quanh khớp chủ yếu là gân, cơ, dây
chằng và bao khớp. Khơng có tổn thương
của đầu xương, sun khớp và màng hoạt dịch.
Tại Việt Nam, VQKV là một bệnh khớp
gặp khá phổ biến. Bệnh có thể do nhiều
nguyên nhân khác nhau gây nên nhưng biểu
hiện trên lâm sàng thường là đau và hạn chế
vận động khớp vai, các triệu chứng này gây
ảnh hưởng nhiều đến lao động và sinh hoạt
của người bệnh.
Để điều trị VQKV, y học hiện đại
(YHHĐ) chủ yếu sử dụng các thuốc giảm
đau, giãn cơ. Y học cổ truyền (YHCT) cũng

85


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHỊNG

có nhiều phương pháp để điều trị VQKV
như: Trong đó, châm cứu là phương pháp
cho hiệu quả điều trị khá cao.

Kiên tam châm là công thức huyệt châm
cứu mới Trung Quốc do giáo sư Cận Thụy
sáng lập. Phương pháp này chỉ sử dụng 3
huyệt là Kiên ngung, Kiên tiền, Kiên hậu và
sử dụng máy điện châm. Xuất phát từ thực tế
điều trị, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm
các mục tiêu sau:
Nhận xét hiệu quả của Kiên tam châm
trong điều trị viêm quanh khớp vai tại bệnh
viện Đại học Y Hải Phòng năm 2020
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Đối tượng nghiên cứu
60 BN được chẩn đốn là VQKV, chia
làm 2 nhóm
Nhóm 1 (nhóm chứng): 30 BN điều trị
theo công thức huyệt của Bộ Y tế: Kiên tỉnh,
Kiên ngung, Kiên trinh, Tý nhu, Khúc trì
Nhóm 2 (nhóm nghiên cứu): 30 BN điều
trị theo cơng thức huyệt như trên + Kiên tam
châm
BN đồng ý chấp nhận tham gia nghiên
cứu. BN được ghép cặp tương đồng về tuổi,
giới, mức độ đau
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y
học hiện đại
Tất cả BN được chọn vào nghiên cứu
theo các tiêu chuẩn sau
- BN không phân biệt lứa tuổi, giới, nghề
nghiệp.
- BN được chẩn đốn xác định là VQKV

- Tình nguyện tham gia nghiên cứu và
tuân thủ đúng liệu trình điều trị.
- Không áp dụng các phương pháp điều
trị khác trong thời gian nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
• Viêm quanh khớp vai thể giả liệt, hội
chứng Sudeck, thể viêm gân do lắng đọng
Canxi.
86

• Bệnh nhân bị Viêm quanh khớp vai do
U phổi, thiểu năng vành, sau nhồi máu cơ
tim, u vú; viêm quanh khớp vai trong viêm
đa khớp dạng thấp
• Phụ nữ có thai.
• Bệnh nhân khơng đồng ý tham gia
nghiên cứu.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: Khoa YHCT, bệnh viện
ĐHYHP
Thời gian: 2/2020 – 11/2020
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu can thiệp thử
nghiệm lâm sàng, có đối chứng.
2.3.1. Quy trình nghiên cứu
Tất cả BN được khám, làm bệnh án theo
mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất
Chia BN thành 2 nhóm: Nhóm chứng và
nhóm nghiên cứu
Tiến hành thủ thuật châm cứu: Châm tả

các huyệt sau, lưu kim 20 phút
* Nhóm chứng: Kiên tỉnh, Kiên ngung,
Kiên trinh, Tý nhu, Khúc trì
(cơng thức huyệt A)
* Nhóm nghiên cứu: cơng thức huyệt
như trên + Kiên tam châm
Liệu trình: 01 lần/ngày x 12 ngày
Theo dõi các biểu hiện lâm sàng và tác
dụng khơng mong muốn trong q trình điều
trị
Đánh giá kết quả điều trị vào các thời
điểm: Trước điều trị, ngày 6, ngày 12. So
sánh với nhóm chứng.
2.3.2. Chỉ tiêu nghiên cứu
Theo dõi các triệu chứng lâm sàng
theo y học hiện đại
a. Triệu chứng toàn thân: Ý thức, mạch,
nhiệt độ, huyết áp
b. Đánh giá chức năng khớp vai
Dựa vào triệu chứng đau, hoạt động hàng
ngày, tầm vận động, lực của vai, với tổng
điểm là 100


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT – PHẦN 2 - 2021

Chỉ tiêu đánh giá
Điểm nghiên cứu
Điểm VAS – đánh giá mức độ đau – điểm tối đa 15
0 – hoàn toàn khơng đau

15 điểm
1 - <3 điểm – đau ít
10 điểm
3 - ≤6 điểm – đau vừa
5 điểm
> 6 điểm – đau nặng
0 điểm
Đánh giá hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Điểm tối đa là 20
A. Mức độ hoạt động
Làm việc
4
Giải trí (thể thao)
4
Ngủ
2
B. Vị trí
Hướng về hơng
2
Hướng về lưng
4
Hướng về cổ
6
Hướng về đỉnh đầu
8
Trên đầu
10
Đánh giá tầm vận động khớp vai
Nâng vai ra trước, lên trên. (dùng thước đo độ)
0- 30o
0

0
o
31 - 60
2
0
o
61 - 90
4
0
o
91 - 120
6
0
o
121 - 150
8
0
o
151 - 180
10
Điểm tối đa của nâng vai ra trước, lên trên là 10
Dạng vai sang bên, lên trên (Cho điểm giống nâng vai ra trước). Điểm tối đa là 10
Quay ngồi
Để tay dưới đầu, khuỷu tay đưa ra phía trước
2
Để tay dưới đầu, khuỷu tay đưa ra phía sau
2
Để tay trên đầu, khuỷu tay đưa ra phía trước
2
Để tay trên đầu, khuỷu tay đưa ra phía sau

2
Tay để quá đỉnh đầu
2
Điểm tối đa đánh giá hoạt động quay ngoài là 10 điểm
Quay trong
Bàn tay đặt ở đùi
0
Bàn tay đặt ở mông
2
Bàn tay đặt ở điểm nối giữa CSTL và xương chậu
4
87


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

Bàn tay đặt ở đốt sống thắt lưng L5
6
Bàn tay đặt ở đốt sống ngực D12
8
Bàn tay đặt ở xương bả vai
10
Điểm tối đa đánh giá hoạt động quay trong 10 điểm
Đánh giá lực của vai: tối đa 25 điểm
Theo phương pháp của Moseley, BN nâng vai một góc 90 độ, bình thường nâng được 25
pounds, (1pound = 0,45kg)
c. Đánh giá tầm vận động khớp vai
Động tác
Tầm vận động khớp vai
Mức độ

>150 o
Độ 0
0
101 – 150
Độ 1
Dạng
0
51 – 100
Độ 2
0
0 – 50
Độ 3
o
>85
Độ 0
61 – 850
Độ 1
Xoay ngoài
0
31 – 60
Độ 2
0
0 – 30
Độ 3
o
>85
Độ 0
61 – 850
Độ 1
Xoay trong

0
31 – 60
Độ 2
0
0 – 30
Độ 3
d. Theo dõi tác dụng không mong muốn
- Tại chỗ: ban đỏ, phù nề, sẩn ngứa tại chỗ
- Toàn thân: Vựng châm
e. Phương pháp đánh giá kết quả
Kết quả điều trị chung
Kết quả điều trị chung được chia làm 4 loại sau: Tốt, khá, trung bình, kém
Kết quả
Điểm nghiên cứu
Tốt
85 – 100
Khá
75- 84
Trung bình
60 – 75
Kém
<60
2.4. Xử lý số liệu
Số liệu thu được được xử lý theo chương
trình SPSS 16.0
2.5. Đạo đức nghiên cứu
Đề cương nghiên cứu được thông qua tại
hội đồng khoa học của khoa YHCT và hội

88


đồng khoa học trường Đại học Y Dược Hải
Phịng
Đề tài được tiến hành hồn tồn nhằm
mục đích chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho
người bệnh
Trước khi nghiên cứu BN được hỏi ý kiến
và đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu.


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT – PHẦN 2 - 2021

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hiệu quả giảm đau theo mức độ đau
Bảng 3.1. Hiệu quả giảm đau theo mức độ đau
Nghiên cứu (1) (n = 30)
Đối chứng (2) (n = 30)
Nhóm
D0
D12
D0
D12
p(1-2)
Mức độ đau
n
%
N
%
n
%

n
%
Khơng đau
0
0
2
6,7
0
0
2
6,7
Đau ít
1
3,3
23
76,7
2
6,7
17
56,7
Đau vừa
13
43,4
5
16,6
11
36,6
11
36,6 >0,05
Đau nặng

16
53,3
0
0
17
56,7
0
0
p(D0- D12)
<0,05
<0,05
Nhận xét: Sau điều trị ở nhóm nghiên cứu có 2 BN hết đau, 23 BN đau nhẹ, 5BN đau
vừa. Sau điều trị ở nhóm chứng có 2 BN hết đau, 17 BN đau nhẹ, 11 BN đau vừa.
Sự khác biệt trước và sau điều trị ở từng nhóm là có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Sự khác biệt kết quả sau điều trị ở 2 nhóm là khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
3.2. Hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS
Bảng 3.2. Hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS
Nghiên cứu (n = 30)
Đối chứng (n = 30)
Nhóm
Điểm VAS
D0
D12
D0
D12
5,97±1,63
2,20 ±1,18
5,90±1,75
2.67±1,47
±SD

Mức chênh D0- D12
3,77±1,13
3,23±0,93
p(D0- D12)
<0,05
<0,05
Nhận xét: Điểm VAS trung bình giảm cả
Sự khác biệt điểm VAS trung bình trước
ở 2 nhóm nghiên cứu và đối chứng
và sau điều trị ở từng nhóm là có ý nghĩa
Nhóm nghiên cứu giảm từ 5,97±1,63 cịn thống kê.
2,20±1,18, như vậy điểm VAS giảm được
Khơng có sự khác biệt về điểm VAS
3,77±1,13
trung bình ở 2 nhóm sau điều trị
Nhóm chứng giảm từ 5,90 ±1,75 cịn
3.3. Sự cải thiện tầm vận động khớp
2,67±1,47, giảm được 3,23± 0,93
vai (động tác dạng)
Bảng 3.3. Sự cải thiện tầm vận động khớp vai (động tác dạng)
Nghiên cứu (1) (n = 30)
Đối chứng (2) (n = 30)
Nhóm
D0
D12
D0
D12
Mức độ
n
%

n
%
n
%
n
%
Độ 0
0
0
6
20
0
0
3
10
Độ 1
2
6,7
22
73,3
3
10
19
63,3
Độ 2
21
70
2
6,7
17

57,7
8
26,7

p(1-2)

<0,05

89


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

Độ 3
7
23,3
0
0
10
33,3
0
0
p(D0- D12)
<0,05
<0,05
Nhận xét: Sau điều trị, tầm vận động
Ở nhóm chứng, sau điều trị có 3 BN
khớp vai (động tác dạng) có sự cải thiện rõ dạng khớp vai độ 0, 19 BN dạng khớp vai
rệt. Ở nhóm nghiên cứu, sau điều trị cịn 2 độ 1, và 8 BN dạng khớp vai độ 2
BN dạng khớp vai độ 2, và có 6 BN dạng

Sự khác biệt về kết quả điều trị giữa 2
khớp vai độ 0.
nhóm có ý nghĩa thống kê với p <0,05.
3.4. Sự cải thiện tầm vận động khớp vai (động tác xoay trong)
Bảng 3.4. Sự cải thiện tầm vận động khớp vai (động tác xoay trong)
Nghiên cứu(1)
Đối chứng(2)
( n =30 )
( n =30 )
Nhóm
p(1-2)
Mức độ
D0
D12
D0
D12
n
%
n
%
n
%
n
%
Độ 0
0
0
8
26,7
0

0
3
10
Độ 1
2
6,7
15
50
3
10
9
30
Độ 2
16
53,3
5
16,7
16
53,3
11
36,7 <0,05
Độ 3
12
40
2
6,6
11
36,7
7
23,3

p(D0- D12)
<0,05
<0,05
Nhận xét: Sau điều trị, tầm vận động
Ở nhóm chứng, sau điều trị có 3 BN
khớp vai (động tác xoay trong) có sự cải xoay trong khớp vai độ 0, 9 BN xoay trong
thiện rõ rệt. Ở nhóm nghiên cứu, sau điều trị khớp vai độ 1, và 11 BN xoay trong khớp vai
còn 2 BN xoay trong khớp vai độ 3, và có 8 độ 2, 7 BN xoay trong khớp vai độ 3
BN xoay trong khớp vai độ 0.
Sự khác biệt về kết quả điều trị giữa 2
nhóm có ý nghĩa thống kê với p <0,05.
3.5. Kết quả diều trị chung
Bảng 3.5. Kết quả diều trị chung
Nghiên cứu(1) (n = 30)
Đối chứng(2) (n = 30)
Nhóm
Mức độ
n
%
n
%
Tốt
7
23,3
3
10
Khá
19
63,3
14

46,7
Trung bình
4
13,4
13
43,3
Kém
0
0
0
0
Tổng
30
100
30
100
p
<0,05
Nhận xét: Sau điều trị, nhóm nghiên cứu trung bình.
Sự khác biệt về kết quả điều trị có ý
có 7 BN đạt kết quả tốt, 19 BN đạt kết quả
nghĩa
thống kê với p<0,05.
khá, và 4 BN đạt kết quả trung bình
3.6. Tác dụng khơng mong muốn:
Nhóm chứng có 3 BN đạt kết quả tốt, 14
BN đạt kết quả khá, và 13 BN đạt kết quả Trong q trình điều trị chúng khơng gặp
90



TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT – PHẦN 2 - 2021

trường hợp nào vựng châm, ban đỏ phù nề,
sẩn ngứa, nhiễm trùng tại chỗ châm
IV. BÀN LUẬN
4.1. Tác dụng giảm đau
Đau trong VQKV là một triệu chứng
khiến BN phải đi khám và điều trị. Ở cả 2
nhóm chứng và nhóm nghiên cứu, trước điều
trị 100% BN đều có triệu chứng đau mức độ
từ nhẹ đến nặng. Sau điều trị ở nhóm nghiên
cứu có 2 BN hết đau, 23 BN đau nhẹ, 5BN
đau vừa. Sau điều trị ở nhóm chứng có 2 BN
hết đau, 17 BN đau nhẹ, 11 BN đau vừa.
Sự khác biệt trước và sau điều trị ở từng
nhóm là có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Sự khác biệt kết quả sau điều trị ở 2
nhóm là khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Điểm VAS trung bình ở nhóm nghiên
cứu giảm từ 5,97±1,63 còn 2,20±1,18, như
vậy điểm VAS giảm được 3,77±1,13. Điểm
VAS trung bình ở nhóm chứng giảm từ 5.90
±1,75 cịn 2,67±1.47, giảm được 3,23± 0,93
Theo Y học cổ truyền, châm cứu thơng
qua tác dụng vào kinh lạc và huyệt có thể
đuổi được ngoại tà, thơng kinh hoạt lạc. Do
đó, có tác dụng giảm đau, chữa bệnh.
Trong Y học hiện đại, châm cứu có tác
dụng ức chế dẫn truyền cảm giác đau trong
cung phản xạ đau, do đó có tác dụng giảm

đau rõ rệt. Ngồi ra, châm cứu cịn làm tăng
nồng độ các chất như Cortisol, Seretonin,
ACTH..., nên có tác dụng làm giảm cơn đau.
4.2. Bàn luận về hiệu quả phục hồi tầm
vận động khớp vai
Đau và hạn chế vận động trong VQKV là
hai triệu chứng thường gặp và là nguyên
nhân chính làm cho bệnh nhân phải đi điều
trị. Biên độ vận động bình thường của khớp
vai là dạng tối đa là 1800, xoay trong 900.
Tại các thời điểm đánh giá cả hai nhóm
BN đều có xu hướng tăng tầm vận động
khớp vai.

4.3. Bàn luận về tác dụng điều trị
chung. Sau điều trị, nhóm nghiên cứu có 7
BN đạt kết quả tốt, 19 BN đạt kết quả khá,
và 4 BN đạt kết quả trung bình
Nhóm chứng có 3 BN đạt kết quả tốt, 14
BN đạt kết quả khá, và 13 BN đạt kết quả
trung bình.
Sự khác biệt về kết quả điều trị có ý
nghĩa thống kê với p<0,05.
Như vậy, phương pháp sử dụng huyệt
Kiên tam châm cho kết quả tốt hơn
4.4. Tác dụng khơng mong muốn
Trong q trình điều trị chúng tôi không
gặp trường hợp nào vựng châm, ban đỏ phù
nề, sẩn ngứa, nhiễm trùng tại chỗ châm. Như
vậy, có thể thấy đây là phương pháp có tính

an tồn cao, dễ áp dụng.
V. KẾT LUẬN
Kiên tam châm có tác dụng giảm đau,
tăng tầm vận động khớp trong điều trị viêm
quanh khớp vai
Phương pháp có tính an tồn cao, khơng
gây tác dụng không mong muốn trên lâm
sàng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Ngọc Ân (2002), “Viêm quanh khớp
vai”, Bệnh thấp khớp, Nhà xuất bản Y học.
tr.364 - 374
2. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2011). Bệnh học cơ
xương khớp nội khoa. Nhà xuất bản Y học,
tr.165- 174.
3. Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y
Hà Nội (2017), Bệnh học Nội khoa Y học cổ
truyền, Nhà xuất bản Y học.
4. Vũ Thị Duyên Trang (2013), “Đánh giá
hiệu quả của vận động trị liệu kết hợp vật lý
trị liệu trong điều trị Viêm quanh khớp vai
thể đơn thuần”, Luận văn Thạc sỹ Y học,
Trường Đại học Y Hà Nội.

91



×