Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đặc điểm lâm sàng, X quang của bệnh nhân hẹp chiều ngang xương hàm trên tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.29 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT – PHẦN 2 - 2021

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X-QUANG CỦA BỆNH NHÂN
HẸP CHIỀU NGANG XƯƠNG HÀM TRÊN
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HẢI PHÒNG NĂM 2020
Phạm Thị Hồng Thùy*, Vũ Quang Hưng*, Vũ Quang Hiển*
TÓM TẮT

40

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, Xquang của bệnh nhân hẹp chiều ngang xương
hàm trên (XHT) tại bệnh viện Đại học Y Hải
Phòng năm 2020. Đối tượng và phương pháp
nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 30
bệnh nhân được chẩn đoán hẹp chiều ngang
XHT. Kết quả nghiên cứu: tuổi trung bình là
19,03, nữ chiếm 70%. Khớp cắn loại III chiếm tỷ
lệ cao nhất trong nhóm nghiên cứu (40% và
50%). Cắn chéo một bên chiếm 26,67%, cắn
chéo hai bên chiếm 63,33%, cịn lại là khơng cắn
chéo chiếm 10%. Độ rộng của nền xương hàm
dưới (XHD) lớn hơn so với nền XHT trung bình
là 23,14mm và độ rộng của xương ổ răng hàm
dưới lớn hơn so với xương ổ răng hàm trên trung
bình là 8,43mm. Góc trục răng 6 (R6) XHT ở
bên phải và bên trái của nhóm khơng cắn chéo
lớn hơn so với nhóm cắn chéo một bên và hai
bên. Kết luận: Hẹp chiều ngang XHT là triệu
chứng hay gặp trên lâm sàng, có thể gặp bệnh
nhân có khớp cắn loại I, II hoặc III, với đặc điểm
nổi bất trên CT cone beam (CTCB) là chiều


ngang XHT hẹp, khơng tương ứng với XHD.
Từ khóa: Hẹp hàm trên, khớp cắn chéo

*Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Chịu trách nhiệm chính: Phạm Thị Hồng Thùy
Email:
Ngày nhận bài: 12.3.2021
Ngày phản biện khoa học: 15.4.2021
Ngày duyệt bài: 31.5.2021

SUMMARY
CLINICAL, X-RAYS SIGNS OF
PATIENTS WITH MAXILLARY
SKELETAL DEFICIENCIES AT HAI
PHONG MEDICAL UNIVERSITY
HOSPITAL IN 2020
Objectives: To describe clinical signs, Xrays of patients with maxillary skeletal
deficiencies at Hai Phong Medical University
hospital in 2020. Materials and Methods:
cross-sectional descriptive studies over 30
patients were diagnosed with transverse stenosis
of XHT. Results: the subjects included 30
patients aged between 13-25 years, with a mean
age of 19,03 years. Patients with Class III’s
Angle are the highest proportion in the research
group (40% and 50% in terms of the first molar
in the left and right molar). Cross-bite one side
accounts for 26.67%, cross-bite two sides
accounts for 63.33%, the noncross-bite is 10%.
The width of the mandibular is 23.14mm larger

than the maxillary width, and aveolar mandibular
bone is 8,43mm larger than aveolar maxillary
bone. The upper first molar’s angle on the right
and left sides of the non-crossbite group was
greater than that of the unilateral and bilateral
cross-bite groups. Conclusion: Maxillary
transverse discrepancy is a common clinical
symptom in patients with occlusion type I, II or
III Angle, with the irregularity on CT cone beam
is narrow horizontal maxillary width, no
corresponds to horizontal mandibular with.
Keywords: narrow maxillary, crossbite

269


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tỷ lệ lệch lạc răng và hàm ở trẻ em Việt
Nam hiện nay tương đối cao (chiếm 96,1% ở
Hà Nội và 83,25% ở thành phố Hồ Chí
Minh), trong đó số trẻ kém phát triển chiều
ngang xương hàm trên cũng rất thường gặp.
Biểu hiện hay gặp trên lâm sàng là hẹp
xương và cung răng hàm trên mà dấu hiệu
nhận biết là cắn chéo răng sau một bên hoặc
hai bên [1].
Kém phát triển chiều ngang xương hàm
trên có thể gây ra những rối loạn như: Thay

đổi thẩm mỹ về răng mặt, mặt phát triển
không cân xứng, sai lệch vị trí và chức năng
của xương hàm dưới, sự phản ứng có hại đến
mơ nha chu, độ nghiêng của răng không ổn
định và các vấn đề khác (Will, 1996).
Sự hiểu biết về các đặc điểm của bệnh
có vai trị quan trọng trong chẩn đốn và điều
trị, do đó, đề tài: “Đặc điểm lâm sàng, Xquang của bệnh nhân hẹp chiều ngang
xương hàm trên tại bệnh viện Đại học Y
Hải Phịng năm 2020” được thực hiện nhằm
góp phần cung cấp thêm các thông tin về
bệnh nhằm can thiệp điều trị kịp thời, với các
mục tiêu sau:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng nhóm
bệnh nhân hẹp chiều ngang xương hàm trên
tại bệnh viện Đại học Y Hải Phịng.
2. Mơ tả một số đặc điểm X-quang trên
phim CT Conebeam ở nhóm bệnh nhân được
nghiên cứu.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân có biểu hiện hẹp chiều ngang
XHT. Các bệnh nhân này được khám và điều
trị tại khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Đại
học Y Hải Phòng từ tháng 12/2019 đến tháng
10/2020.

270

Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân là người

Việt Nam đã thay răng sữa, bệnh nhân này
chưa từng điều trị chỉnh nha, khám và phát
hiện những bệnh nhân có hẹp chiều ngang
XHT (Khoảng cách J-J trên CTCB nhỏ hơn
giá trị bình thường theo độ tuổi của
Richetts), hàm dưới phát triển bình thường
(SNB < 80 độ theo Steiner).
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên
cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân có cắn
chéo chức năng, bệnh nhân há miệng hạn
chế.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu ngang
mô tả.
Công cụ thu thập số liệu: Máy chụp
CTCB Vatech
Phim chụp CBCT của 30 bệnh nhân.
Mỗi phim được xử lý bằng phần mềm
hình ảnh Ez 3D-i sau đó tiến hành đo đạc.
Một số thơng số nghiên cứu: tuổi, giới,
phân loại khớp cắn, loại cắn chéo, thông
số trên phim CTCB
Các thông số trên phim CTCB
Độ rộng nền mũi: khoảng cách giữa hai
điểm xa nhất trên nền mũi
Độ rộng nền XHT (J-J): khoảng cách
giữa hai điểm xa ngoài nhất nền hàm (là giao
điểm của đường viền quanh XHT và viền
quanh xương gò má – hàm trên) (trên lát cắt
đứng ngang qua R6 hàm trên).

Độ rộng nền XHD (Ag-Ag): khoảng cách
giữa hai điểm lõm (Ag) bên trái và phải của
XHD.
Độ rộng cung răng hàm trên (R6-R6
XHT) : khoảng cách giữa hai điểm ở mặt
ngoài, xa điểm giữa nhất trên R6 hàm trên
hai bên (trên lát cắt đứng ngang qua răng
hàm lớn thứ nhất hàm trên)
Độ rộng của cung răng hàm dưới (R6-R6
XHD): khoảng cách giữa hai điểm ở mặt


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT – PHẦN 2 - 2021

ngoài, xa điểm giữa nhất trên R6 hàm dưới
hai bên (trên lát cắt đứng ngang qua răng
hàm lớn thứ nhất hàm dưới)
Độ rộng mặt (Za-Za): Khoảng cách giữa
hai điểm ngoài nhất của cung Zygoma xương
hàm trên (trên lát cắt ngang qua cung gị má
hai bên).
Góc trục răng R6 hàm trên so với mặt
phẳng khẩu cái bên trái và bên phải. Trục R6
hàm trên được xác định là đường thẳng nối
từ điểm sâu nhất trên mặt nhai nối với chỗ
chẽ chân răng (xác định trên lát cắt đứng
ngang qua răng này)
Góc trục R6 hàm dưới so với mặt phẳng
hàm dưới bên trái và bên phải. Trục răng
hàm lớn thứ nhất hàm dưới được xác định là

đường thẳng nối từ điểm sâu nhất trên mặt

nhai nối với chóp chân răng (xác định trên
lát cắt đứng ngang qua răng này). Mặt phẳng
hàm dưới được xác định là mặt phẳng tiếp
tuyến với 2 điểm bờ dưới của XHD.
Độ rộng cung răng ở các vị trí R3, R4,
R5, R6 tại hàm trên và hàm dưới.

Hình 1: 1: Độ rộng nền mũi, 2: Khoảng
cách J-J, 5: Khoảng cách Ag-Ag

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh nhân hẹp chiều ngang xương hàm
trên

Biểu đồ 3.1. Những đặc điểm về tuổi của nhóm nghiên cứu
Nhận xét: Tổng số bệnh nhân có biểu hiện hẹp chiều ngang XHT là 30. Nhóm 16 và 22
tuổi có số lượng bệnh nhân hẹp chiều ngang XHT nhiều nhất. Độ tuổi trung bình của nhóm
nghiên cứu là 19,03.

Biểu đồ 3.2. Phân bố giới tính trong nghiên cứu.
Nhận xét: Số bệnh nhân nữ là 21 (chiếm 70%) và nam là 9 (chiếm 30%).
271


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

Bảng 3.1. Sự phân bố bệnh nhân theo phân loại khớp cắn Angle
R6 hàm trên bên phải

R6 hàm trên bên trái
Loại khớp cắn
n
Tỷ lệ (%)
n
Tỷ lệ (%)
Loại I
9
30
7
23,33
Loại II
9
30
8
26,67
Loại III
12
40
15
50
Tổng
30
100
30
100
Nhận xét: Số lượng bệnh nhân có lệch lạc khớp cắn loại III theo Angle chiếm tỷ lệ cao
nhất (40% và 50%) xét theo cả R6 hàm trên bên phải và bên trái. Lệch lạc khớp cắn loại I và
loại II chiếm tỷ lệ tương đương nhau.


Biểu đồ 3.2. Đặc điểm khớp cắn theo Angle của đối tượng nghiên cứu.
Nhận xét: Trong số 30 bệnh nhân được nghiên cứu, bệnh nhân có lệch lạc khớp cắn hỗn
hợp (Loại I+III hoặc loại II+III) chiếm tỷ lệ cao nhất (47%).
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo phân loại cắn chéo răng sau
Hình thái cắn chéo
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Một bên
8
26,67
Hai bên
19
63,33
Khơng cắn chéo
3
10
Tổng
30
100
Nhận xét: Hình thái cắn chéo răng sau 2 bên chiếm tỷ lệ cao nhất (63,33%). Có 3 đối
tượng nghiên cứu khơng có dấu hiệu trên lâm sàng.
3.2. Mô tả một số đặc điểm X-quang trên phim CT Conebeam ở nhóm bệnh nhân
được nghiên cứu
Bảng 3.3. Một số chỉ số về xương trên phim CT Conebeam
Chỉ số
Mean (mm)
SD (mm)
Min (mm)
Max (mm)
Độ rộng nền mũi

29,32
3,84
24,84
35,82
Độ rộng Za-Za
132,18
8,1
95,56
145,43
Độ rộng J-J
59,67
3,29
49,97
62,01
R6-R6 XHT
56,03
3,79
45,94
65,2
Độ rộng Ag-Ag
85,81
4,07
80,2
91,57
R6-R6 XHD
64,46
5,79
55,36
78,01
272



TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT – PHẦN 2 - 2021

Nhận xét: Độ rộng của nền xương hàm dưới lớn hơn so với hàm trên trung bình là
23,14mm. Độ rộng của xương ổ răng hàm dưới lớn hơn so với hàm trên trung bình là
8,43mm.
Bảng 3.4. Một số chỉ số về răng trên phim CT Conebeam
Chỉ số
Mean (mm)
SD (mm)
Min (mm)
Max (mm)
Hàm trên
Độ rộng R3-R3
30,27
5,46
28,8
33,91
Độ rộng R4-R4
41,47
4,29
29,61
41,94
Độ rộng R5-R5
43,49
3,16
33,77
47,46
Độ rộng R6-R6

51,46
4,76
45,74
54,78
Hàm dưới
Độ rộng R3-R3
29,97
4,24
24,55
33,64
Độ rộng R4-R4
39,54
5,32
29,07
45,03
Độ rộng R5-R5
47,17
3,4
39,33
49,08
Độ rộng R6-R6
53,09
3,31
48,47
58,84
Nhận xét: Độ rộng cung răng ở hàm trên và hàm dưới đều tăng dần từ răng 3 đến răng 6
(độ rộng trung bình XHT tăng dần từ 30,97 đến 51,46 và XHD từ 29,97 đến 53,09).
Bảng 3.5. Trục của các răng hàm lớn thứ nhất hàm trên và hàm dưới trên phim CT
Conebeam
Chỉ số

Mean (độ)
SD (độ)
Min (độ) Max (độ)
p
Góc trục R6 trên phải
95,64
7,06
85,76
120,03
Góc trục R6 trên trái
98,81
8,75
82,6
115,04
<0,05
Góc trục R6 dưới phải
87,14
7,47
78,23
92,46
Góc trục R6 dưới trái
84,23
10,52
75,46
93,48
Nhận xét: Góc trục R 6 ở cả hai bên phải và trái của hàm trên đều lớn hơn so với góc
trục R6 hàm dưới với p<0,05. Sự chênh lệch giữa góc trục R6 bên phải và bên trái ở mỗi hàm
là không đáng kể.
Bảng 3.6. Mô tả chỉ số đo trên phim CT Conebeam theo các loại cắn chéo răng sau
Không cắn chéo

Cắn chéo 1 bên
Cắn chéo 2 bên
Chỉ số
p
(mm)
(mm)
(mm)
Độ rộng nền mũi
28,34±4,2
27,46±5,01
27,46±3,9
>0,05
Độ rộng J-J
61,78±7,2
64,83±6,4
60,76±5,42
Độ rộng R6-R6
62,72±4,91
58,62±7,1
57,71±6,94
<0,05
XHT
Độ rộng Ag-Ag
83,44±4,23
82,34±7,6
80,71±7,78
>0,05
Độ rộng R6-R6
62,43±6,79
59,73±8,61

61,43±4,23
<0,05
XHD

273


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHỊNG

Nhận xét: Độ rộng nền XHT ở nhóm cắn chéo một bên (64,83±6,4mm) đều lớn hơn so
với nhóm cắn chéo hai bên và nhóm khơng cắn chéo, trong khi độ rộng nền XHD ở nhóm
khơng cắn chéo (83,44±4,23mm) lại lớn hơn so với hai nhóm cịn lại với p>0,05. Độ rộng
R6-R6 ở cả XHT và XHT ở nhóm khơng cắn chéo đều lớn hơn so với nhóm cắn chéo một
bên và hai bên với p<0,05.
Bảng 3.7. Góc trục R6 trên và dưới theo các loại cắn chéo răng sau
Khơng cắn
Cắn chéo 1 bên
Cắn chéo 2 bên
Chỉ số
p
chéo (mm)
(mm)
(mm)
Góc trục R6 trên phải
110,23±7,02
96,14±7,23
92,18±7,3
Góc trục R6 trên trái
113,43±6,89
95,23±6,9

93,71±9,6
<0,05
Góc trục R6 dưới phải
84,76±7,23
85,79±6,91
88,76±7,3
Góc trục R6 dưới trái
85,23±6,41
85,47±7,02
87,61±7,04
Nhận xét: Góc trục R6 hàm trên bên phải và trái ở nhóm khơng cắn chéo đều lớn hơn so
với nhóm cắn chéo một bên và hai bên với p<0,05. Góc trục R6 hàm dưới bên phải và bên
trái ở nhóm cắn chéo hai bên đều lớn hơn so với nhóm khơng cắn chéo và cắn chéo một bên
với p<0,05.
IV. BÀN LUẬN
Các đặc điểm lâm sàng
Đặc điểm về tuổi: Trong nhóm nghiên
cứu, có 2 nhóm tuổi tham gia nghiên cứu
nhiều nhất là các nhóm 13-16 tuổi và 22-24
tuổi.
Các hình thái cắn chéo: Bình thường
cung răng hàm trên phủ ngoài cung răng hàm
dưới 1,6 mm ở nam và 1,2 mm ở nữ (E.
Bishara, 1978) [1]. Do sự bất tương xứng về
tương quan hai hàm theo chiều ngang nên
cung răng hàm trên nằm ở phía trong cung
răng hàm dưới tạo nên khớp cắn chéo. Tùy
thuộc vào mức độ và nguyên nhân mà có
nhiều dạng cắn chéo răng sau khác nhau.
Trong nghiên cứu này, có 2 loại hình thái cắn

chéo răng sau: một bên; hai bên. Đa số biểu
hiện cắn chéo răng sau hai bên (chiếm
63,33%). Hình thái cắn chéo răng sau một
bên chiếm 26,67%.
Sự phân bố bệnh nhân theo phân loại
khớp cắn Angle: Theo bảng 3.2, trong số
các loại sai lệch khớp cắn theo Angle (xét
theo cả răng hàm lớn thứ nhất bên phải và
274

bên trái), bệnh nhân có sai lệch khớp cắn loại
III chiếm tỷ lệ cao nhất (40% và 50%) và đặc
biệt là xét theo răng cối lớn thứ nhất hàm
trên bên trái thì tỷ lệ sai lệch khớp cắn loại
III cao gấp đôi so với hai loại sai lệch khớp
cắn còn lại (50% với 23,33%, 26,67%).
Franchi L [2], Mc Namara J.A [4] cũng cho
rằng hơn một nửa bệnh nhân có khớp cắn
loại III có biểu hiện cả hẹp chiều ngang
XHT.
Một số đặc điểm trên phim CT
Conebeam: Bảng 3.4 thể hiện một số kích
thước chiều ngang của xương đo trên phim
CTCB. Theo Ricketts [5] độ rộng của mặt
(Za-Za) trung bình là 115,7 mm lúc 9 tuổi,
chỉ số này tăng 2,4 mm một năm, đến năm
18 tuổi kích thước này là 137,3 mm. Nghiên
cứu này cho kết quả là nhỏ hơn kết quả trung
bình của Ricketts ở người trưởng thành, vì
trong nghiên cứu có đến 12 bệnh nhân có độ

tuổi dưới 18, do vậy những bệnh nhân này
khích thước Za-Za vẫn có khả năng tăng
thêm mỗi năm. Ở các nhóm khơng cắn chéo,
cắn chéo một bên, hai bên chỉ số này cũng


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT – PHẦN 2 - 2021

không có sự khác biệt rõ ràng có ý nghĩa
(bảng 3.7).
Kích thước XHT là một thông số quan
trọng để xác định có hẹp chiều ngang XHT
hay khơng. Theo bảng của Ricketts chỉ số
chiều rộng XHT lúc 9 tuổi là 61,9 mm và
tăng 0,6 mm hàng năm. Lúc 18 tuổi chỉ số
này là 67,3 mm sau đó ổn định khơng tăng
thêm. Theo kết quả tại bảng 3.4, chỉ số này là
59,67 mm, nhỏ hơn so với giá trị trung bình
mà Ricketts đã đưa ra.
Độ rộng XHD cũng như xương ổ răng
hàm dưới trong kết quả nghiên cứu này cho
thấy những thông số gần như bình thường so
với bảng thơng số của Ricketts [5]. Thực tế
trong nghiên cứu này chỉ lựa chọn những
trường hợp hẹp xương hàm trên nhưng XHD
vẫn phát triển bình thường, nghĩa là khơng
có sự q phát hay thiểu sản xương hàm
dưới, với chỉ số góc SNB trong giới hạn bình
thường theo phân tích Steiner [1].
Bảng 3.5 thể hiện kích thước chiều ngang

của cung răng tại các vị trí R3, R4, R5, R6 ở
hàm trên và hàm dưới. Kết quả cho thấy các
kích thước trên lần lượt là 30,27 mm; 39,47
mm; 43,49 mm; 51,46 mm. So với các giá trị
ở nhóm khơng hẹp chiều ngang xương hàm
trên mà Kyung Eun Suk đưa ra [3] thì những
giá trị này nhỏ hơn..
So sánh tương quan giữa kích thước cung
răng hàm trên- hàm dưới, thấy độ chệnh lệch
trung bình giữa hai cung răng này tại các vị
trí R3, R4, R5, R6 lần lượt là: 0,3 mm; 1,93
mm; -3,27 mm; -1,63 mm. Theo Yun-Jin
Koo [6], sự chệnh lệch về kích thước ngang
cung răng hàm trên- hàm dưới là khoảng
5,15±2,56 mm ở vị trí R6 thì mới có khớp
cắn tương đối bình thường.
Bảng 3.6, 3.8 cho thấy một số thông số
về răng khi đánh giá trên phim CTCB ở
những đối tượng hẹp chiều ngang XHT.

Những chỉ số về răng này thường ít quan tâm
hơn trong khi chẩn đốn xác định hẹp chiều
ngang XHT nhưng nó có giá trị cho thấy
những hậu quả của hẹp xương và có giá trị
trong việc đánh giá kết quả điều trị nong
rộng xương hàm trên ở những trường hợp
này. Góc trục răng hàm lớn thứ nhất hàm
trên so với mặt phẳng khẩu cái trung bình là
95,64 độ ở bên phải và 98,81 độ ở bên trái.
Với những trường hợp không có sự bù trừ về

răng như những trường hợp cắn chéo một
bên hoặc hai bên thì giá trị góc này khoảng
92-95 độ (bảng 3.8) cịn nếu có sự bù trừ của
răng và xương ổ răng trong những trường
hợp không cắn chéo thì giá trị góc này lớn
hơn khoảng 110,23 độ ở bên phải và 113,43
độ ở bên trái.
V. KẾT LUẬN
5.1. Nhận xét một số đặc điểm lâm
sàng của nhóm bệnh nhân hẹp chiều
ngang XHT
- Tỷ lệ phân bố giới tính nữ chiếm 70%,
nam chiếm 30%. Tuổi trung bình là 19,03.
- Khớp cắn loại III chiếm tỷ lệ cao nhất
trong nhóm nghiên cứu (40% và 50%) xét
theo R6 ở cả hai bên phải và trái, đồng thời
nhóm bệnh nhân tham gia nghiên cứu khớp
cắn hỗn hợp (I+III hoặc II+III) chiếm tỷ lệ
cao nhất (47%).
- Cắn chéo một bên chiếm 26,67%, cắn
chéo hai bên chiếm 63,33%, cịn lại là khơng
cắn chéo chiếm 10%.
5.2. Mô tả một số đặc điểm trên phim
CT Conebeam của nhóm bệnh nhân hẹp
chiều ngang XHT
- Độ rộng của nền XHD lớn hơn so với
nền XHT trung bình là 23,14mm và độ rộng
của xương ổ răng hàm dưới lớn hơn so với
xương ổ răng hàm trên trung bình là
8,43mm.

275


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

- Độ rộng của cung răng ở hàm trên và
hàm dưới đều tăng dần từ răng 3 đến răng 6.
- Độ rộng nền mũi, độ rộng nền xương
hàm dưới và độ rộng nền xương ổ răng ở cả
hai hàm của nhóm khơng cắn chéo lớn hơn
so với nhóm cắn chéo một bên và hai bên, độ
rộng nền xương hàm trên ở nhóm cắn chéo
một bên lớn hơn so với hai nhóm cịn lại.
- Góc trục R6 XHT ở bên phải và bên trái
của nhóm khơng cắn chéo lớn hơn so với
nhóm cắn chéo một bên và hai bên trong khi
góc trục R6 XHD ở bên phải và bên trái của
nhóm cắn chéo hai bên lớn hơn so với hai
nhóm cịn lại.

3.

4.

5.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Thu Phương. Điều trị kém phát
triển chiều ngang và chiều trước – sau xương
hàm trên, Nhà xuất bản Y học (2015).

2. Baccetti T., Franchi L., et al. "Treatment
timing for rapid maxillary expansion", The

276

6.

Angle orthodontist (2001), Vol 71, pp. 343350.
Kyung Eun Suk, Jae Hyun Park,
Comparison between dental and basal arch
forms in normal occlusion and Class III
malocclusions utilizing cone-beam computed
tomography. The Korean journal of
orthodontics (2013), Vol 43 (1), pp.15-22.
McNamara J.A, "Maxillary transverse
deficiency",
American
Journal
of
Orthodontic and Dentofacial Orthopedics
2000, Vol 117, pp.567-570.
Ricketts RM, Roth RH, Orthodontic
diagnosis and planing: their roles in
preventive and rehabilitiative dentistry.
Denver Rocky Mountain Data systems
(1982) Vol 1, pp.15-147.
Yun-Jin
Koo,
Sung-Hwan
Choi,

Maxillomandibular arch width differences at
estimated centers of resistance: Comparison
between normal occlusion and skeletal Class
III malocclusion. The Korean journal of
orthodontics (2017), 43 (3), p.167-175.



×