Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

ĐẶC điểm lâm SÀNG mòn cổ RĂNG và một số yếu tố LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN tại KHOA RĂNG hàm mặt BỆNH VIỆN đại học y hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HẢI PHÒNG



TRƯƠNG THANH TRÌ
MSV:1356010106
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG MÒN CỔ RĂNG VÀ MỘT SỐ YẾU
TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN TẠI KHOA
RĂNG HÀM MẶT BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HẢI PHÒNG

Chuyên ngành: RĂNG – HÀM - MẶT
Mã số:

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HẢI PHÒNG - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HẢI PHÒNG



TRƯƠNG THANH TRÌ


MSV:1356010106
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG MÒN CỔ RĂNG VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN TẠI KHOA
RĂNG HÀM MẶT BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HẢI PHÒNG
Chuyên ngành: RĂNG – HÀM - MẶT
Mã số:
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học:

ThS: NGUYỄN ĐỨC TÍN

HẢI PHÒNG - 2019


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, với tất cả lòng kính trọng
cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn tới ThS. Nguyễn Đức Tín -Bộ môn nha
khoa cơ sở và X-quang răng- Khoa Răng Hàm Mặt- Trường Đại Học Y Dược
Hải Phòng, người thầy đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tận tình, dìu dắt em
trong suốt thời gian học tập trên ghế nhà trường và trong suốt thời gian thực
hiện khóa luận này.
Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu, phòng đào tạo
Đại học, khoa Răng Hàm Mặt trường Đại Học Y Dược Hải Phòng đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do mới làm quen với công tác nghiên
cứu khoa học, cùng với hạn chế về mặt kiến thức, kinh nghiệm, do đó khó tránh
khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa nhận thấy được. Em rất mong
sự góp ý của quý thầy, cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh
hơn.

Em xin trân trọng cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 25 tháng 05 năm 2019

Trương Thanh Trì


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu,
kết quả trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Trương Thanh Trì


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG



DANH MỤC HÌNH


9

ĐẶT VẤN ĐỀ
Các tổn thương tổ chức cứng của răng không do sâu trong đó tổn thương

mòn cổ răng là bệnh rất phổ biến trong số các bệnh lý về răng miệng, chỉ sau sâu
răng và viêm quanh răng [3]. Hình thể đặc trưng của tổn thương tổ chức cứng
không do sâu là mòn cổ răng hình chêm. Mòn cổ răng hình chêm đã được báo
cáo với tỷ lệ từ 5-85% theo nhiều tác giả khác nhau. Theo nghiên cứu của B.
Faye cùng với cộng sự (2005) tại Senegal có: 17,1% dân số bị mòn cổ răng [20].
Ở Việt Nam theo Đặng Quế Dương (2004), mòn cổ răng hình chêm chiếm
91,7% [4] trong các tổn thương tổ chức cứng của răng vùng cổ răng. Mòn răng
do nhiều nguyên nhân kết hợp, có thể diễn ra chậm hay nhanh do các yếu tố nội
tại hoặc ngoại lai. Mòn cổ răng có đặc điểm tăng dần theo tuổi [13],[17],[19],
[28],[9], ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây ê buốt, khi mòn nhiều có thể ảnh hưởng
tới sự sống của tủy răng, trầm trọng hơn là gãy răng. Do vậy mòn cổ răng cần
được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
Ở Việt Nam các chương trình chăm sóc sức khỏe cho mọi người còn hạn
chế, việc đánh giá tình trạng răng miệng nói chung và tình trạng mòn cổ răng nói
riêng mang tính chất chưa hệ thống và thống nhất. Xã hội ngày càng phát triển
nên mọi người càng quan tâm đến sức khỏe răng miệng của mình nhiều hơn.
Vì vậy, để hiểu rõ hơn về đặc điểm lâm sàng tổn thương mòn cổ răng và
đánh giá ảnh ưởng của thói quen vệ sinh răng miệng, thói quen sinh hoạt và một
số yếu tố đến mòn cổ răng chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đặc điểm lâm
sàng mòn cổ răng và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân tại khoa Răng
Hàm Mặt bệnh viện Đại học Y Hải Phòng” với hai mục tiêu:
1.

Mô tả đặc điểm lâm sàng tổn thương mòn cổ răng trên các bệnh nhân tại
khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đại học Y Hải Phòng năm 2018- 2019

2.

Nhận xét một số yếu tố liên quan đến mòn cổ răng ở các bệnh nhân được
nghiên cứu trên.



10

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm cấu tạo tổ chức học răng
1.1.1. Men răng

Hình 1.1. Cấu trúc giải phẫu của răng [1]

- Men răng có nguồn gốc ngoại bì, là tổ chức cứng nhất của cơ thể, chứa
nhiều muối vô cơ so với ngà và xương răng, chiếm tỷ lệ tới 95%, chủ yếu là
Hydroxyapatite, ngoài ra còn có 3% nước và 1% chất hữu cơ.


11

- Về mặt lý học: Men răng phủ toàn bộ thân răng, dày mỏng tùy vị trí
khác nhau, dày nhất ở núm răng là 1,5 mm. Ở vùng cổ răng men răng mỏng dần
và tận cùng bằng một cạnh góc nhọn.
- Về mặt hóa học: Các chất vô cơ chủ yếu là hỗn hợp photpho canxi dưới
dạng Apatit, đó là Hydroxyapatite Ca5(PO4)3(OH)chiếm khoảng 90-95%. Còn lại
là các muối Carbonate của Mg và một lượng nhỏ Clorua, Fluorua và Sunfat của
Natri và Kali. Thành phần hữu cơ chiếm khoảng 1%, trong đó Protit chiếm một
phần quan trọng.
- Cấu trúc tổ chức học: Quan sát trên kính hiển vi thấy 2 loại đường vân:
+ Đường Retzius: Trên tiêu bản cắt ngang là các đường chạy song song
với nhau và song song với đường viền ngoài của lớp men cũng như với đường
ranh giới men ngà ở phía trong. Trên tiêu bản cắt dọc thân răng, đường Retzius

hợp với đường ranh giới men ngà cũng như mặt ngoài của men thành một góc
nhọn. Đường Retzius tương ứng với giai đoạn ngấm vôi kém trong quá trình
tạo men.
+ Đường trụ men: Trụ men là đơn vị cơ bản tạo nên lớp men. Trụ men
chạy suốt chiều dài men răng, từ đường ranh giới men ngà cho đến bề mặt của
men răng. Hướng trụ men thẳng góc với đường ngoài trong của men răng, đôi
khi có sự gấp khúc và thay đổi hướng đi của trụ men. Sự đổi hướng đi của trụ
men rõ ở vùng men gần lớp ngà, ở giữa lớp men sự đổi hướng giảm và chấm dứt
ở 1/3 ngoài của men, từ đây trụ men chạy song song với nhau cho đến khi gặp
mặt ngoài của răng theo góc vuông. Hướng đi của trụ men tạo ra các dải sáng tối
xen kẽ chính là dải Hunter-Schrege. Trụ men có đường kính từ 3-6µm, khi cắt
ngang trụ men thấy tiết diện của nó có các loại: Hình thể vẩy các 57%, lăng trụ
30%, không rõ ràng 10%.
- Cấu trúc siêu vi của men: Thành phần hữu cơ có cấu trúc sợi và sắp xếp
dọc theo trụ men, có vùng lại hợp với trụ men một góc 40 o. Thành phần vô cơ là


12

các khối tinh thể to nhỏ không đều dài 1µm, rộng 0,04-0,1µm. Các tinh thể trong
trụ men sắp xếp theo hình xương cá, đôi khi theo hình lốc. Cấu tạo của các tinh
thể là Hydroxyapatite, chất giữa trụ men là các tinh thể giả Apatit (thay PO 4 =
(Ca3), Mg, CO3).
1.1.2. Ngà răng
- Ngà răng là một tổ chức cứng thứ hai sau men răng, chiếm khối lượng
chủ yếu ở thân răng. Trong điều kiện bình thường, ngà răng không bị lộ ra ngoài
và được bao phủ bởi men răng ở thân răng và xương răng ở chân răng. Ngà răng
là tổ chức kém rắn hơn men nhưng chun giãn hơn men. Nó không giòn và dễ vỡ
như men răng, cản quang kém hơn men răng.
- Thành phần vô cơ của ngà chiếm 70% và chủ yếu là Hydroxyapatite.

Còn lại là nước và chất hữu cơ chiếm 30% chủ yếu là Collagen.
- Cấu trúc tổ chức học: 2 loại
+ Ngà tiên phát: Chiếm khối lượng chủ yếu và được tạo nên trong quá
trình hình thành răng. Nó bao gồm ống ngà, chất giữa ống ngà và dây Tome.
+ Ngà thứ phát: Được sinh ra khi răng đã hình thành. Nó gồm ngà thứ
phát sinh lý, ngà phản ứng và ngà trong suốt.
- Ống ngà: Số lượng từ 15.000 – 50.000/mm2, đường kính 3 - 5µm. Tùy theo
đường kính to hay nhỏ và đường đi của nó người ta chia ra làm 2 loại:
+ Ống ngà chính: Chạy từ bề mặt tủy theo suốt chiều dày của ngà và tận
cùng bằng đầu chột ở ranh giới men ngà.
+ Ống ngà phụ: Đường kính ống nhỏ hơn ống ngà chính. Là những nhánh
bên hoặc nhánh tận của ống ngà chính.
- Chất giữa ống ngà có cấu trúc sợi và được ngấm vôi, sắp xếp thẳng góc
với ống ngà.
- Dây Tome: Nằm trong ống ngà, là đuôi nguyên sinh chất kéo dài của tế
bào tạo ngà [5].


13

1.1.3 Tủy răng
Là tổ chức liên kết nằm trong hốc tủy răng và được thông với tổ chức
liên kết quanh cuống răng bởi lỗ cuống răng (Apex). Hình thể của tủy răng
tương ứng với hình thể ngoài của răng. Nó bao gồm tủy buồng và tủy
chân[7].
Tổ chức học: Chia làm 2 vùng.
+ Vùng cạnh tủy: Là vùng mà dưới tác dụng cảm ứng của men một lớp tế
bào của tổ chức tủy biệt hóa để trở thành lớp tế bào có khả năng tạo ngà gọi là
tạo ngà bào. Bên cạnh đó là lớp không có tế bào bao gồm tổ chức sợi đặc biệt là
những dây keo.

+ Vùng giữa tủy: Là tổ chức liên kết có nhiều tế bào và ít tổ chức sợi hơn
so với tổ chức liên kết lỏng lẻo thông thường. Thành phần tế bào bao gồm: Tế
bào xơ non, xơ già và tổ chức bào. Thành phần sợi gồm những dây keo, chúng
nối với nhau thành một mạng lưới. Ngoài ra trong tổ chức tủy có nhiều máu và
bạch huyết.
1.2. Tổn thương tổ chức cứng không do sâu ở cổ răng
1.2.1. Nguyên nhân tổn thương mòn cổ răng
Nguyên nhân gây mòn cổ răng được nhiều tác giả nghiên cứu cho rằng do
các yếu tố phối hợp: tuổi, chế độ ăn, thói quen chải răng, tiếp xúc hóa chất, hay
một số các bệnh gút, thấp khớp.


14

* Các yếu tố liên quan đến mòn răng:
Nội tại
Hoạt động cận chức năng
Ăn khớp răng
Nuốt
Ngoại lai
Nhai
Thói quen
Nghề nghiệp
Hàm giả

Nội tại
Hoạt động cận chức năng
Nuốt
Ngoại lai (mài mòn)
Nhai

Vệ sinh răng miệng
Nghề nghiệp
Hàm giả

Nội tại
Mảng bám
Dịch lợi
Dịch vị
Ngoại lai
Dinh dưỡng
Nghề nghiệp
Thuốc/rượu

Hình 1.2. Cơ chế bệnh sinh động học mòn răng (Grippo) [25]

Hiện nay, các tác giả nghiên cứu đưa ra 3 nguyên nhân chính:
- Do yếu tố hóa học “Erosion”: Là sự mất tổ chức cứng của răng do phản
ứng hóa học mà không liên quan đến vi khuẩn [23],[16]:
+ Yếu tố ngoại lai:
• Chế độ ăn: Ăn nhiều trái cây, uống nhiều nước ép, thức ăn ngâm dấm có
nồng độ acide cao, thức ăn lên men chua, nước uống có ga… làm răng mòn
nhanh, mức độ mòn gia tăng khi độ pH nước bọt càng giảm.
• Sử dụng kéo dài các thuốc có chứa các acide.


15

• Mòn răng liên quan đến nghề nghiệp: Công nhân làm việc trong môi
trường acide cao như công nghiệp hóa chất, nước có nồng độ acide cao như
công nhân sản xuất pin, ắc qui…gây mòn mặt ngoài răng trước, mòn rìa cắn và

mặt ngoài răng cửa dưới.
+ Yếu tố nội sinh:
• Bệnh lý nôn hoặc trào ngược dạ dày.
• Tác dụng phụ của thuốc kháng viêm như Corticoid, Aspirin...
• Bệnh nhân nghiện rượu kết hợp với viêm dạ dày
• Suy giảm hoặc mất khả năng tiết nước bọt trong chứng khô miệng.
Mòn răng do yếu tố hóa học thường rất trầm trọng, mức độ nặng và lan
rộng ảnh hưởng đến chức năng nhai của bệnh nhân, răng bị kích thích gặp ở
người trẻ và người già, mức độ mất mô răng không tỷ lệ với độ tuổi của bệnh
nhân.
- Do nguyên nhân khớp cắn “Abfraction”: Chỉ sự mất tổ chức của răng do
những sang chấn khớp cắn gây mỏi liên kết men ngà vùng cổ răng [17],[15].
- Do mòn cơ học “Abrasion”: Chỉ sự mất tổ chức của răng do sự chà xát.
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng đã chứng minh vai trò chải kéo ngang
và lực chải răng mạnh gây nên tổn thương tổ chức cứng tại cổ răng [15].
Theo Mannerberg (1960), chải răng kéo ngang làm tăng nguy cơ mòn cổ
răng lên 2-3 lần so với chải răng theo chiều dọc.
Theo Bergstrom và Lavstedt (1979), nghiên cứu cắt ngang 818 đối tượng
thấy tỉ lệ tổn thương mòn cổ răng ở những đối tượng chải răng 2 lần một ngày
hơn 12% so với nhóm chải răng ít lần hơn.
Theo Kitchin (1941), Sangnes và Gjermo (1976), Oginni và cộng sự
(2003), tổn thương mòn cổ răng thường xuất hiện ở bên đối diện với tay cầm
bàn chải [26].


16

Nguyên nhân của tổn thương tổ chức mòn cổ răng cho đến nay còn chưa
rõ ràng, rất khó có thể kết luận tổn thương mòn cổ răng do một nguyên nhân cụ
thể nào. Tổn thương mòn cổ răng có thể là do nhiều yếu tố nguyên nhân phối

hợp [14]. Vì vậy cần có nhiều nghiên cứu hơn về căn nguyên của tổn thương
mòn cổ răng.
1.2.2. Cơ chế tổn thương tổ chức cứng cổ răng
- Do tác động của acid từ các yếu tố ngoại lai (đồ ăn hoặc thức uống) hay
yếu tố nội sinh (bị trào ngược dịch dạ dày) sẽ làm khử khoáng lớp men ngà. Sau
đó do sự mài mòn, ngà răng và men răng bị mất dần. Quá trình này diễn ra
nhanh hơn ở các bệnh nhân giảm tiết nước bọt, thường gặp ở tuổi trung niên và
già [18],[21].
- Ở tư thế khớp cắn trung tâm, một răng chịu lực theo dọc trục của răng.
Nếu hướng của lực sang bên, răng sẽ bị uốn sang cả hai phía làm cho men ở
vùng cổ răng yếu đi. Khi lực vượt quá ngưỡng mỏi của răng dẫn tới gãy các liên
kết hóa học giữa các tinh thể Hydroxyapatite. Điều này tạo điều kiện cho nước và
các phân tử nhỏ khác xâm nhập vào giữa các trụ men ngăn cản sự liên kết giữa các
tinh thể. Cuối cùng, men răng bị phá vỡ và bộc lộ lớp ngà ở cổ răng [13].
1.2.3. Phân loại tổn thương tổ chức cứng cổ răng
Có rất nhiều phân loại tổn thương tổ chức cứng cổ răng.
- Theo Kitchin (1941): phân loại dựa vào hình dạng tổn thương trên răng
như: Mòn kiểu hình chêm, hình đĩa, mòn kiểu phẳng và mòn một vùng, nói
chung nó thay đổi từ nông, hình đĩa rộng, hình chêm với những cạnh sắc ở phía
trong và phía ngoài là đường có hình tam giác [26].
- Theo Grippo 2004 đã phân loại tổn thương mòn răng theo nguyên
nhân [21]:
+ Mòn răng do tiếp xúc giữa răng với răng (cọ mòn) (Attrition).
+ Mòn do hóa học (Erosion).
+ Mòn do cơ học (Abrasion).


17

+ Mòn do nguyên nhân khớp cắn (Abfraction).

- Theo Levitch và cộng sự đã đưa ra những tiêu chuẩn phân biệt lâm sàng
các tổn thương nêu trên [27]:
Nguyên nhân
Đặc điểm
Vị trí
Hình dạng
Rìa
Bề mặt men

Mòn do

Mòn do

hóa học

cơ học

Mặt lưỡi hay má

Mặt má

Hình chữ U

Hình chêm
hay rãnh

Nhẵn
Nhẵn, thường

Sắc

Nhẵn hay

bóng

xước

Mòn do khớp cắn
Mặt má
Hình chữ V, đôi lúc có
các tổn thương chồng
lên nhau
Sắc, đôi lúc dưới lợi
Ráp

- Theo Borcic J và cộng sự phân loại tổn thương cổ răng theo độ sâu tổn
thương [17]:
0:

Không có tổn thương

1:

Tổn thương nhỏ dạng viền

2:

Sâu dưới 1mm

3:


Sâu từ 1-2 mm

4:

Sâu trên 2mm hoặc có điểm hở tuỷ

1.2.4. Đặc điểm lâm sàng
- Mòn cổ răng:
+ Biểu hiện tổn thương ở cổ răng có hình chêm hay hình chữ V; ngang ở
cổ răng, hình chữ U hoặc đĩa, rộng và nông.
+ Bờ tổn thương cạnh sắc, đáy cứng, màu nâu đỏ hoặc đáy nhẵn bóng.
+ Vị trí hay gặp ở mặt ngoài của răng nanh và răng hàm nhỏ.
Phân biệt sâu cổ răng và tổn thương mòn cổ răng [24].
+ Tổn thương sâu răng có hình nón, đỉnh ở phía trên đáy ở phía dưới,
trong lỗ sâu có nhiều ngà mủn và thức ăn.


18

+ Tổn thương mòn cổ răng hình chêm có hình tam giác đáy ở phía ngoài
men còn đỉnh quay về phía ngà, đáy nhẵn không có ngà mủn và thức ăn, thành
trên gần vuông góc với mặt ngoài của răng.
1.2.5. Các biến chứng
- Viêm tủy:
+ Viêm tủy cấp.
+ Viêm tủy mạn.
+ Viêm tủy hoại tử.
- Viêm quanh cuống:
+ Viêm quanh cuống cấp.
+ Viêm quanh cuống mạn.

- Gẫy răng: Do mòn cổ răng sâu tác động ăn nhai mạnh thường gẫy ngang
tổn thương mòn cổ hình chêm [6].
1.2.6. Các biện pháp xử lí tổn thương cổ răng
1.2.6.1. Tổn thương cổ răng chỉ mòn lớp men
- Nếu không ê buốt thì không cần tác động gì.
- Nếu bệnh nhân bị ê buốt, bôi thuốc chống ê buốt bằng gel Fluor.
+ Đối với các trường hợp mòn lớp men, cần hỏi, khai thác kỹ để loại trừ
các nguyên nhân có thể tiếp tục gây ra mòn cổ răng.Tổn thương chỉ mòn lớp men

Hình 1.3. Tổn thương cổ răng chỉ mòn lớp men
[Nguồn: Đề tài nghiên cứu]

1.2.6.2. Tổn thương cổ răng qua lớp men


19

- Dùng các loại chất hàn như Amalgam, Silicate cement, Glassionomer
cement, Composite để hàn tổn thương tổ chức cứng ở cổ răng.
- Hiện nay GIC đang được sử dụng rộng rãi [22],[31],[30].
- Laser.
Tổn thương qua lớp men

Hình 1.4. Tổn thương mòn cổ răng qua lớp men
[Nguồn: Đề tài nghiên cứu]

1.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về mòn răng và mòn cổ răng.
1.3.1. Ngoài nước
- Trong nghiên cứu của B.Faye cùng cộng sự (2005) tại Senegan: 17,1%
dân số bị mòn cổ răng[20].

- Theo nghiên cứu của Chuajedon-Trung Quốc thì cạnh cắn và mặt nhai bị
mòn nhiều hơn các mặt khác, kế đến là vùng cổ răng, mặt trong và cuối cùng là
mặt ngoài. Mức độ mòn thay đổi theo vị trí răng nhưng ít khác nhau giữa các
hàm. Mức độ mòn mặt nhai và cổ răng tăng rõ theo lứa tuổi [19].


20

1.3.2. Trong nước
- Năm 2011, Tống Minh Sơn nghiên cứu về tình trạng mòn cổ răng ở 86
người trong độ tuổi 25-60 tại xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Kết quả: Số
người bị mòn cổ răng chiếm 70,7% tỷ lệ ở năm và nữ tương đương nhau. Tỷ lệ
mòn cổ răng ở nhóm răng hàm nhỏ là cao nhất 44,46% tiếp đó là nhóm răng
hàm lớn 19,82% nhóm răng cửa là 18,20% và rănh nanh là thấp nhất 17,5%. Tỷ
lệ mòn cổ răng độ 1 cao nhất 63,04% tiếp theo là độ 2: 30,06%, độ 3 chiếm
5,54% và độ 4là 1,07%. Vị trí tổn thương mòn cổ răng nhiều nhất là ở 1/3 cổ
răng, mặt ngoài trên lợi 90,36%. Tổn thương mòn cổ răng dưới lợi chiếm 8,21%.
Không có mòn cổ răng mặt trong[11].
- Năm 2011 Nguyễn Văn Sáu và cộng sự nhận xét đặc điểm lâm sàng tổn
thương mòn cổ răng hình chêm trên 138 răng của 30 BN từ 35-75 tuổi tại viện
đào tạo Răng Hàm Mặt khoa RHM bệnh viện Thanh Nhàn và bệnh viện đa khoa
Thanh Trì cho kết quả: Tỷ lệ mòn cổ răng hàm nhỏ chiếm 66%, nhóm ranh nanh
chiếm 15% và nhóm răng hàm lớn là 19%. Tổn thương có vị trí trên lợi chiếm
93,8%, ngang lợi chiếm 6,2%. Tổn thương có chiều hướng tăng dần theo độ
tuổi, gặp ở nam nhiều hơn nữ[10].

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.


Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân có tổn thương mòn cổ răng đến khám tại khoa Răng Hàm Mặt
bệnh viện Đại học Y Hải Phòng.

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Các răng có tổn thương mòn cổ răng trên các bệnh nhân đến khám.


21

- Bệnh nhân đồng ý và tự nguyện tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân có tình trạng sức khỏe đặc biệt như câm, điếc, tâm thần bệnh
não liệt giường… không có khả năng phối hợp khám, thu thập và xử lý các
thông tin điều tra.
- Bệnh nhân không cung cấp đầy đủ thông tin.
3.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm
Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đại học Y Hải Phòng.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 10/2018 đến tháng 04/2019.
4.

Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Công thức nghiên cứu: ước lượng 1 tỷ lệ trong quần thể với độ chính xác
tuyệt đối.
Số răng có tổn thương mòn cổ răng:
2

n = Z 1−α / 2

p(1 − p)

d

2

Trong đó:
+ n: Cỡ mẫu nghiên cứu.
+Z1-

α /2

: Mức độ tin cậy ở 95% là 1,96

+ p: Tỷ lệ mòn cổ răng hình chêm chiếm 91,7% theo Đặng Quế Dương (2004) [4]
+ d: Độ chính xác tuyệt đối của p, chọn d = 0,1.
Thay vào công thức ta có n=30 bệnh nhân.


22

2.3.3. Kỹ thuật chọn mẫu

Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn.
2.3.4. Các bước tiến hành nghiên cứu
2.3.4.1 Phương tiện khám
- Phiếu khám để thu thập thông tin về bệnh nhân.
- Dụng cụ khám:
+ Bộ kha khám ( Gương, kẹp gắp,thám trâm) và sonde nha chu.
+ Dụng cụ khử khuẩn( bông,cồn…).
+ Dụng cụ khác như: Đèn pin soi trong miệng, găng tay, giấy lau tay, bút
ghi…
2.3.4.2.Thu thập thông tin của bệnh nhân gồm:
* Hỏi bệnh nhân:
- Tuổi, giới.
- Nghề nghiệp
- Răng có bị ê buốt hoặc không. Nếu có (từ bao giờ?)
- Có ê buốt khi kích thích không? (Ê buốt khi ăn, uống đồ ăn nóng, lạnh,
chua, ngọt? Khi hít hơi? Ê buốt chỉ xuất hiện khi có yếu tố kích thích và tự hết
sau kích thích, tái phát khi có kích thích tiếp theo).
- Thói quen đánh răng: Cách đánh răng, thời gian đánh răng và thay bàn
chải, độ cứng của lông bàn chải.
- Có tiếp xúc với hóa chất hay không? Nếu có là loại hóa chất gì?
* Khám lâm sàng
- Răng có mòn cổ răng hay không?
- Vị trí tổn thương: Bờ dưới của tổn thương ở trên lợi hay dưới lợi?
- Thăm dò kích thước của tổn thương vùng cổ răng bằng cây sonde
nha chu.


23

Hình 2.1. Sonde nha chu[Nguồn: Đề tài nghiên cứu]


+ Độ sâu: Sử dụng sonde nha chu đo độ sâu từ đáy của tổn thương vuông
góc với bờ men và bờ lợi của tổn thương.
+ Độ cao: Từ bờ men (bờ trên) đến bờ lợi (bờ dưới) của tổn thương.
+ Độ rộng: Từ bờ phía gần đến bờ phía xa của tổn thương.

Độ rộng
Độ sâu
Độ cao

Hình 2.2. Sơ đồ mô tả tổn thương mòn cổ răng


24

[Nguồn: Đề tài nghiên cứu]

- Tổ chức quanh răng:
+ Lợi có viêm hay không?
+ Có túi lợi bệnh lý không, có mất bám dính không?
5.

Xử lý số liệu
a. Chọn các biến nghiên cứu
- Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu và đặc điểm lâm sàng của các

răng có tổn thương mòn cổ:
+ Tuổi.
+ Giới.
+ Kiểu chải răng.

+ Lông bàn chải.
+ Thời gian thay bàn chải.
+ Số lượng răng tổn thương phân bố theo tuổi.
+ Răng tổn thương phân bố theo nhóm răng.
+ Kích thước tổn thương mòn cổ răng theo nhóm răng.
+ Kích thước tổn thương mòn cổ răng theo tuổi.
+ Hình dạng, vị trí, tổ chức quanh răng của các răng có tổn thương.
b. Xử lý số liệu
- Phương pháp thu thập số liệu: Khám lâm sàng, đánh giá tổn thương và
đánh giá kết quả điều trị theo các tiêu chuẩn đánh giá, điền vào mẫu bệnh án
nghiên cứu.
- Phương pháp xử lý số liệu spss16.0
6.

Sai số và biện pháp khống chế sai số

2.5.1. Sai số hệ thống bao gồm
- Sai số do chẩn đoán.


25

2.5.2. Biện pháp khống chế sai số
- Thống nhất về phương pháp phỏng vấn, khám và đánh giá lâm sàng do
chỉ có một người tiến hành nghiên cứu.
- Theo dõi chặt chẽ quá trình thu thập số liệu. Kiểm tra số liệu sau mỗi lần
khám, nếu chưa đủ thông tin thì bổ sung lại ngay.
2.5.3. Vấn đề đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đại học Y Hải Phòng.
- Đối tượng nghiên cứu được thông báo đúng mục đích nghiên cứu.

- Đối tượng được tư vấn và tự nguyện tham gia nghiên cứu.


×