Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tiểu luận Kinh tế vi mô: Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến cung khẩu trang y tế tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.71 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG ­ XàHỘI
KHOA QUẢN THỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
KINH TẾ VI MƠ

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH BỆNH COVID­19 ĐẾN CUNG KHẨU 
TRANG Y TẾ TẠI VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên

:



Lớp (tín chỉ)

:



Lớp (niên chế)

:



Mã sinh viên

:





Hà Nội, tháng 8/2021


MỤC LỤC

 


4

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Số liệu về cung khẩu trang y tế năm  2020
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Cung tăng (dịch sang phải) hoặc Cung giảm (dịch sang trái)
Hình 2: Thặng dư sản xuất
Hình 3: Đồ thị cung cầu giá cả KTYT đầu năm 2020
Hình 4 Phản ứng của các doanh nghiệp sản xuất KTYT với các kịch bản sản xuất
Hình 5: Phản hồi của doanh nghiệp sản xuất KTYT về các giải pháp hỗ trợ quan trọng 
nhất
DANH  MỤC CHỮ VIẾT TẮT
 KTYT:  Khẩu trang y tế


5

Phần 1: Lời mở đầu
Trong những năm gần đây, Việt Nam ta đã và đang tiến vào một chiều sâu mới 

trên quỹ đạo hội nhập quốc tế, thực hiện điều chỉnh căn bản, nâng cao vị thế, quy mơ 
và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; năng lực tự chủ quốc gia được tăng cường. Từ 
chỗ chỉ có quan hệ ngoại giao với hơn 30 nước vào năm 1986, đến nay nước ta đã có 
quan hệ ngoại giao với hơn 185 nước; có quan hệ kinh tế với hơn 223 quốc gia và 
vùng lãnh thổ. Từ chỗ đứng ngồi, nước ta đã là thành viên của hơn 70 tổ chức khu vựa 
và thế giới. Từ chỗ chỉ có các hiệp định kinh tế song phương dựa trên ngun tắc lỏng 
lẻo, nước ta đã hướng tới các hiệp định kinh tế mang tính thể chế cao hơn trên cả cấp 
độ song phương, đa khu vực và tồn cầu.
Tuy nhiên, trên con đường hội nhập kinh tế sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thách 
thức, ảnh hưởng khơng nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Tiêu biểu gần đây nhất là ảnh 
hưởng của thảm dịch Covid – 19. Bối cảnh khi dịch Covid ­ 19 đã lấn lướt xóm cửa, 
làng mạc, khi bè lũ “ qn thù” khinh hãi ấy đe dọa xã hội ta bằng cơn ác mộng về cái 
chết và sự chia lìa. Mới đây, ngày 24/07/2021, Hà Nội ban hành chỉ thị số 16 của Thủ 
tưởng Chính phủ, người dân chỉ được ra đường khi thực sự cần thiết. Điều này ảnh 
hưởng lớn đến việc trao đổi giao lưu bn bán, dẫn đến sự thiếu hụt và dư thừa về 
hàng hóa. Đặc biệt khi dịch bệnh Covid 19 ngày càng căng thẳng, thì khẩu trang y tế là 
loại hàng hóa khơng thể thiếu đối với người tiêu dùng. Đó cũng là lý do gây ra sự thay 
đổi cung về khẩu trang y tế. Vì vậy, cần thiết phải có sự phối hợp hoạt động và giải 
quyết của cơ quan, đơn vị chun trách. Tuy nhiên, việc phân tích thực trạng và đưa ra 
các giải pháp khắc phục tình trạng này trong thời gian qua dường như chưa hiệu quả 
và thiết thực với thực tế. Vì thế mà em quyết định chọn đề tài “ Nghiên cứu ảnh 
hưởng của dịch bệnh Covid ­19 đến cung khẩu trang y tế tại Việt Nam”
Tuy nhiên,  do lượng kiến thức có hạn nên trong q trình tìm kiếm thơng tin em 
khơng tránh khỏi sự thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cơ để đề tài 
được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


6


Phần 2: Nội dung tiểu luận
1. Cơ sở lý thuyết
1.1 Khái niệm Cung hàng hóa
­

Cung (ký hiệu là S) là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn bán 
và sẵn sàng bán tại cá mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, 
các nhân tố khác khơng thay đổi.

­

Lượng cung (ký hiệu là QS) là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người 
bán mong muốn và sẵn sàng bán tại mức giá đã cho trong một khoảng thời gian 
nhất định.

­

Cung được thể hiện thơng qua tập hợp các lượng  cung ở mức giá khác nhau.

1.2 Quy luật Cung
­

Luật cung: Số lượng hàng hóa được cung trong khoảng thời gian nhất định tăng 
lên khi giá của nó tăng lên và ngược lại, giả định các yếu tố khác khơng đổi
Giá cả tăng thì lượng cung tăng: P QS .
Giá cả giảm thì lượng cung giảm: P  QS .

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến Cung 
Cung của một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó phụ thuộc vào giá cả của chính 
hàng hóa, dịch vụ đó. Ngồi ra cịn phụ thuộc vào một số yếu tố khác. Sự thay đổi của 

các yếu tố này sẽ dẫn đến sự dịch chuyển của đường cung. Bây giờ, em sẽ xem xét 
chi tiết hơn về 
các yếu tố này.


7

Hình 1: Cung tăng (dịch sang phải) hoặc Cung giảm (dịch sang trái)
­ Tiến bộ cơng nghệ( ứng dụng cơng nghệ mới làm tăng năng suất): Cơng nghệ 
tiến sẽ làm tăng năng suất lao động và do đó nhiều hàng hóa hơn được sản xuất ra. 
Điều này làm cho cung tăng. Ví dụ: Sự cải tiến trong cơng nghệ dệt vải, gặt lúa, lắp 
ráp ơ tơ,… đã làm cho năng suất vải, lúa gạo, ơ tơ … tăng lên. 
­ Giá của các yếu tố đầu vào của q trình sản xuất( chi phí sản xuất): Nếu giá 
cảu các yếu tố đầu vào giảm, chi phí sản xuất sẽ giảm, lợi nhuận sẽ lớn và do đó, 
doanh nhiệp sẽ muốn cung nhiều hàng hóa hơn. Khi giá đầu vào tăng lên, chi phí sản 
xuất tăng, khả năng lợi nhuận giảm, do đó doanh nghiệp cung ít sản phẩm hơn. Ví dụ: 
Khi giá bột mì tăng lên, các nhà sản xuất bánh mì sẽ cung ít bánh mì hơn ở mỗi mức 
giá.
­ Giá của các hàng hóa liên quan: 
 Hàng hóa thay thế trong sản xuất: là loại hàng hóa khi tăng giá hàng hóa này, 

lượng cung của hàng hóa này tăng lên, nhưng cung của hàng hóa thay thế sẽ giảm. 
Ví dụ: trồng trọt xen canh

 Hàng hóa bổ sung: Là loại hàng hóa khi tăng giá hàng hóa này, lượng cung của 

hàng hóa này tăng lên và cung của hàng hóa bổ sung cũng tăng lên. Ví dụ: Sản xuất 
ơ tơ cần nhiều phụ kiện.

­Các chính sách kinh tế của chính phủ, như:  chính sách thuế, chính sách trợ 

cấp,.. 
Đối với các doanh nghiệp, thuế là chi phí nên khi chính phủ giảm thuế, miễn thuế 
hoặc trợ cấp có thể khuyến khích sản xuất làm tăng cung. Ngược lại, nếu chính phủ 
đánh thuế sẽ hạn chế sản xuất và làm giảm cung.
­ Lãi suất: lãi suất tăng, đầu tư có xu hướng giảm xuống, cung sẽ giảm.
­ Kỳ vọng: Các nhà sản xuất đưa ra quyết định cung câp của mình dựa vào kì 
vọng. Ví dụ: Nếu các nhà sản xuất kỳ vọng thời gian tới chính phủ sẽ mở cửa thị 
trường đối với các nhà sản xuất nước ngồi – các nhà sản xuất có khả năng cạnh tranh 
mạnh hơn, họ phải nâng cao chất lượng và số lượng sản xuất để đủ sức cạnh tranh 
với các doanh nghiệp nước ngồi.
­ Điều kiện thời tiết khí hậu: Thời tiết khí hậu thuận lợi sẽ tạo ra năng suất cao 
và ngược lại sẽ làm giảm năng suất.
­Mơi trường kinh doanh thuận lợi: Khả năng sản xuất tăng lên, cung sẽ tăng. 


8

1.4 Thặng dư của người sản xuất
­Thặng dư sản xuất (ký hiệu là PS) là sự khác biệt giữa số tiền mà nhà sản xuất 
sẵn sàng cung cấp hàng hóa và số tiền thực tế mà nhà sản xuất nhận được khi thực 
hiện giao dịch. Nó chính là thước đo phúc lợi của nhà sản xuất.

Hình 2: Thặng dư sản xuất
­ Thặng dư sản xuất là phần diện tích nằm dưới đường giá và trên đường cung. 
Trên hình 2, giả sử các doanh nghiệp sản xuất mức sản lượng Q2, mức giá mà họ sẵn 
sàng bán ra ở mức sản lượng này là P2. Tuy nhiên, giá bán của sản phẩm trên thị 
trường là P0, nên họ được lợi tại đơn vị sản lượng này là P0 đến P2. Nếu các doanh 
nghiệp tăng sản lượng từ 0 đến Q0, chúng ta xác định được phần lợi ích mà doanh 
nghiệp nhận được là diện tích tam giác P0AB.
2. Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid­19 đến Cung khẩu trang y tế tại Việt Nam

2.1 Tình hình thị trường khẩu trang y tế trước dịch bệnh Covid – 19 xảy ra.
Vấn đề đảm bảo sức khỏe, an tồn cá nhân ln là vấn đề được tất cả mọi 
người dân quan tâm. Theo một cuộc khảo sát trước đây, trước thời điểm dịch covid 
bùng phát, phần lớn số người sử dụng khẩu trang nơi cơng cộng phải tới 70% là phái 
nữ và đặc biệt là các bạn trẻ. Cịn lại là những người trung tuổi từ trên 50 tuổi và phái 
nam dường như khơng sử dụng khẩu trang tại nơi cơng cộng. Họ chưa ý thức được sự 
quan trọng của khẩu trang trong việc phịng ngừa dịch bệnh, nên có tâm lý chủ quan. 


9

Thị trường khẩu trang lúc này bình ổn, sức mưa khơng đổi và tăng khơng đáng kể. Các 
doanh nghiệp khẩu trang y tế ít, cầu về 
khẩu trang y tế lúc đó khơng cao. Do 
đó,xảy ra trường hợp dư thừa khẩu 
trang, các hộp khẩu trang được bán tràn 
lan với giá rẻ. Nhiều doanh nghiệp cịn 
kinh doanh khẩu trang bất hợp pháp, 
sản xuất khẩu trang y tế kém chất 
lượng, khơng đảm bảo u cầu về an 
tồn chất lượng. 
2.2 Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid­
19 đến Cung khẩu trang y tế 
tại Việt Nam
Thời gian
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 5
Tháng 7


Cung
 (Triệu hộp)
3,7
4,15
4,95
4,62
4,3

Giá 
(đồng/hộp)
40,000
100,000
200,000
300,000
250,000

BẢNG 1:  SỐ LIỆU VỀ CUNG KTYT 
ĐẦU NĂM 2020

Hình 3: Đồ thị cung cầu giá cả KTYT
đầu năm 2020

(Nguồn: Kết quả khảo sát khi nghiên cứu đề tài)
Giải thích: 
D0, S0 là đường cầu và đường cung của KTYT trước khi dịch bệnh bùng phát 
( tháng 1)
S1 là đường cung của KTYT khi dịch bệnh bùng phát mạnh ( từ tháng 2 dến 4)
S2 là đường cung của KTYT khi dịch bệnh dần đi vào kiểm sốt (từ tháng 5 đến 
7)



10

Dựa vào bảng số liệu , ở giai đoạn mà dịch bệnh bùng  từ tháng 2 đến tháng 4, cung 
về KTYT tăng đột biến. Đặc biệt là khi xuất hiện ca nhiễm thứ 17 tại Hà Nội, bệnh 
nhân 26 tuổi, là quản lý khách sạn địa chỉ ở phố Trúc Bạch. Ngày 5/3/2020, bệnh nhân 
nhập viện và xét nghiệm có kết quả dương tính với Covid­19. Với một loạt lịch trình 
di chuyển và dày đặc, UBND TP Hà Nội đã họp khẩn cấp ngay trong đêm và lập tức 
cách ly khu phố Trúc Bạch. Sự việc ấy đã gây xơn xao dư luận, đánh vào tâm lý của 
mọi người dân. Dịch bệnh diễn biến phức tạp, người dân bị các thơng tin sai lệch tấn 
cơng, tâm lý hoang mang lo sợ, các thành phần xấu lợi dụng tâm lý đám đơng xúi giục, 
gây ảnh hưởng đến tâm lý người dân. Trong vịng 1 tuần sau đó, người dân xơ nhau đi 
mua khẩu trang,  có người mua đến vài chục hộp, dẫn đến cung về khẩu trang y tế 
tăng bất ngờ, và khẩu trang y tế bỗng dưng trở thành một mặt hàng khan hiếm. Do vậy 
giá của KTYT cũng tăng. Tình hình dịch bệnh Covid­19 đang diễn biến phức tạp nên 
nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế để phịng, chống dịch bệnh của nhân dân tăng cao. 
Lợi dụng tình hình trên, một số nhà thuốc đã có hành vi tăng giá bán, đầu cơ, găm 
hàng… dẫn đến giá bán khẩu trang tăng rất cao so với trước khi xảy ra dịch bệnh, gây 
bức xúc trong dư luận. 
Sau đó, giai đoạn dịch bệnh đã tương đối được kiểm sốt, mặc dù giá của khẩu 
trang y tế tăng cao nhưng cung về KTYT lại giảm. Cụ thể là tháng 5 cung là 4,62 triệu 
hộp, tháng 7 là 4, triệu hộp. Do ảnh hưởng của dịch Covid dẫn đến nhiều cửa khẩu bị 
chặn, hàng hóa khơng thể nhập từ các nước cũng như vận chuyển trong nước được, 
dẫn đến sự thiếu hụt về tài ngun. Đến thời điểm này, nhiều nhà sản xuất nhận ra 
lợi nhuận của mình đang giảm sút, họ đã bắt đầu thay đổi kế hoạch kinh doanh về 
hướng ban đầu.Tuy vậy, khi tài ngun X khan hiếm, dẫn đến cung lúc này giảm 
mạnh.



11

Hình 4: 
Phản ứng 
của các 
doanh 
nghiệp sản 
xuất KTYT 
với các kịch 
bản sản 
xuất
(Nguồn:  
Kết quả khảo sát khi nghiên cứu đề tài)
Kết quả khảo sát cho thấy, để đối phó với những khó khăn do tác động của đại 
dịch, các doanh nghiệp đã có các giải pháp cụ thể. 65,5% cắt giảm chi phí hoạt động 
thường xun; 35,3% cắt giảm lao động; 34,0% cắt giảm lương và 34,5% đã phải cho 
lao động nghỉ khơng lương; 44,7% cắt giảm qui mơ sản xuất kinh doanh; 34,7% tạm 
dừng hoạt động sản xuất kinh doanh để chờ qua thời kỳ khó khăn và 15,1% thực hiện 
chuyển đổi hình thức sản xuất kinh doanh cho phù hợp.
Mặc dù các doanh nghiệp đã có nhiều hành động nhằm đối phó với ảnh hưởng tiêu 
cực của Covid­19 nhưng nếu dịch bệnh tiếp tục lan rộng và kéo dài, nhiều nguy cơ 
xấu có thể xảy ra.
2.3 Chính sách giá hiện hành của Chính phủ tác động đến cung khẩu trang y tế.
Ngay khi cơn sốt KTYT xuất hiện, Chính phủ đã lập tức vào việc. Tại hội nghị 
trực tuyến tồn quốc về phịng chống dịch bệnh sáng ngày 1/2/2020, Phó thủ tướng Vũ 
Đức Đam đã phát biểu: “Bất cứ hiệu thuốc tăng giá khẩu trang, u cầu rút giấy phép 
kinh doanh, đây là quyền hạn của ngành y tế. Nếu người dân có bằng chứng cửa hiệu 
tăng giá, khơng cần thanh tra kiểm tra, đề nghị Bộ Y tế rút giấy phép kinh doanh ngay 
lập tức. Đây là vấn đề kỷ cương, đạo đức, cần thực hiện nghiêm túc”. Điều này khiến 
cho nhiều dân bn lo lắng. Trong khi mặt hàng khẩu trang khi ấy chở nên khan hiếm, 

giá nhập vào cao điều này bắt buộc các nhà thuốc, người bán hàng phải bán KTYT với 
giá cắt cổ để có thể thu hồi vốn. Làm cho nhiều dân bn khơng giám nhập KTYT. 
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng và kinh doanh KTYT, điều này làm 
cho cung về KTYT tăng. Sau một thời gian, do sự dư cung q nhiều, dẫn đến giá 
khẩu trang hạ nhiệt sâu. Ngày 18/8/2020 , PV tạp chí Người Đưa Tin Pháp Luật khảo 


12

sát trên các diễn đàn chợ mạng hay sàn thương mại điện tử, tình hình mua bán khẩu 
trang y tế, khơng cịn sơi động như thời điểm cuối tháng 7 . Giá mặt hàng này trên chợ 
mạng đang giảm mạnh, chỉ có giá khoảng từ 4.000 đồng/hộp loại 50 chiếc, tương 
đương với mức giá khi chưa có dịch. 
2.4 Đánh giá ảnh hưởng của dịch bệnh Covid­19 đến cung khẩu trang y tế
2.4.1 Tác động tiêu cực
Dịch bệnh Covid­19 đã tác động mạnh đến sản xuất và kinh doanh của cộng 
đồng doanh nghiệp; khơng ít doanh nghiệp đã phải thu hẹp sản xuất, tạm dừng kinh 
doanh, thậm chí đóng cửa chờ làm thủ tục giải thể. Cũng có một số doanh nghiệp 
chuyển hướng sang kinh doanh mặt hàng về sức khỏe như KTYT, nước sát khuẩn,… 
Điều này làm cho cung về KTYT tăng mạnh, tuy nhiên cầu đối với KTYT của người 
dân chỉ dừng ở mức độ vừa phải, điều này dẫn tới làm cho cung bị dư thừa. Dịch bệnh 
Covid­19 đã làm cho cung về KTYT trong nước biến động mạnh, sự tăng và giảm bất 
ngờ của cung dẫn đế tình trạng hàng hóa lúc thiếu hụt, có lúc lại dư thừa. Các quốc 
gia đóng cửa khẩu, ngừng vận chuyển ngun vật liệu, đẫn tới tình trạng thiếu ngun 
vật liệu để sản xuất.Việc kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước trở nên trì trệ, 
lượng cung khơng đáp ứng đủ cho người dân. Như vậy, dịch bệnh Covid­19 ảnh 
hưởng rất sâu sắc tới cung về KTYT tại Việt Nam
2.4.2 Tác động tích cực
Bên cạch những tác động tích cực, dịch bệnh Covid­19 có một điểm tích cực là 
ảnh hưởng bất lợi tới phía cung sẽ dịu bớt khi tình hình dịch bệnh  dần được kiểm 

sốt. Theo số liệu về cung của KTYT đầu những năm 2020, thì đến tháng 7 và 8 hoạt 
động sản xuất, nguồn cung có thể dần được hồi phục. Tại thời kì đỉnh điểm của dịch 
Covid­19, lượng tiêu thụ KTYT vẫn rất lớn, điều này kích thích sản xuất của các 
doanh nghiệp cung ứng, làm cho lượng cung tăng. Đối với người lao động, họ có thể 
cải thiện được việc làm, khơng ảnh hưởng đến cơng việc, khơng lo thất nghiệp giữa 
đại dịch Covid khó khăn này.
3. Một số giải pháp đối với Cung thị trường khẩu trang y tế
3.1 Định hướng phát triển thị trường khẩu trang y tế
Trong mọi kịch bản dù xấu nhất hay tốt nhất  thì Việt Nam cần phải đảm bảo 
an tồn chất lượng đối với sản xuất KTYT. Các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa này 
cần phải được giám sát chặt chẽ và có biện pháp hỗ trợ cần thiết nếu cần để tránh 


13

khơng xảy ra đứt gãy trong sản xuất và cung ứng. Ngồi ra cần phải đẩy mạnh việc 
xuất khẩu KTYT, tìm các đầu mối đáng tin để đảm bảo lợi nhuận cũng như việc ổn 
định xuất khẩu, tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài.
3.2 Một số giải pháp

Hình 5: Phản hồi của doanh nghiệp sản xuất KTYT về các giải pháp hỗ 
trợ quan trọng nhất
(Nguồn: Kết quả khảo sát khi nghiên cứu đề tài)
Khảo sát của em về ý kiến của các doanh nghiệp về các giải pháp hỗ trợ bổ sung 
khác cho thấy bên cạnh các giải pháp đã tổng kết ở trên, các doanh nghiệp để xuất tập 
trung một số nội dung sau:
(I)

Tập trung việc nhanh chóng kiểm sốt dịch bệnh


(II)

Giảm thuế, miễn thuế, chi phí th mặt bằng thay vì chỉ là giãn, tạm hỗn

(III)

Nhanh chóng triển khai các chính sách hỗ trợ đã ban hành

(IV)

 Có giải pháp bình ổn giá ngun vật liệu

(V)

Giảm giá các đầu vào thiết yếu cho doanh nghiệp như điện, xăng dầu

(VI)

Tạm dừng thu phí cơ sở hạ tầng

(VII)

 Ngừng các hoạt động thanh tra kiểm tra trong thời gian này; 

(VIII)

Ổn định lạm phát.


14


Phần 3: Kết luận
Sự biến động của thị trường là điều mà nền kinh tế nào cũng phải đối mặt, 
từng sản phẩm xuất hiện trên thị trường đều chịu tác động từ nhiều phía làm biến 
động sự cân bằng về lượng cung và lượng cầu. Qua sự tìm hiểu thị trường KTYT 
trong đầu năm 2020 tại Việt Nam, chúng ta có thể thấy sự biến động của sản phẩm 
này do chịu tác động từ nhiều phía. Sự thay đổi về cung cũng như thay đổi về giá của 
KTYT do ngun nhân chủ yếu như dịch bệnh, ngồi ra cịn một số ngun nhân khác 
như đầu cơ, tích trữ, găm gàng đẩy giá,… Điều đó địi hỏi phải có sự can thiệp của 
chính phủ một cách kịp thời đề cân bằng và bình ổn thị trường KTYT. Việt Nam ta 
đang bước trên đường hội nhập kinh tế quốc tế, khẳng định vị thế dân tộc, tuy nhiên 
trên con đường ấy đang bị ngáng đường bởi Thảm dịch Covid 19. Em mong Việt Nam 
ta sớm kiểm sốt được dịch bệnh, để vững bước trên được hội nhập kinh tế, xây dựng 
đất nước giàu mạnh, vinh quang. Việt Nam quyết chiến, quyết thắng với đại dịch 
Covid!


15

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS. Dỗn Thị Mai Hương, TS. Lương Xn Dương (2020). Giáo trình Kinh tế vi 
mơ, NXB Lao động ­ Xã hội.
[2] TS. Lương Xn Dương (2012). Bài tập Kinh tế vi mơ, NXB Lao động – Xã hội.
[3] PGS.TS. Vũ Kim Dũng (2009). Giáo trình ngun lý kinh tế học vi mơ. NXB Lao 
động – xã hội.
[4] Trung tâm WTO (2020), Dịch Covid­19: “Cú sốc” lớn đối với nền kinh tế, truy cập 
lần cuối ngày 1 tháng 4 năm 2020
[5] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Báo cáo nhanh về tác động của dịch Corona đến 
kinh tế thế giới và Việt Nam, Hà Nội. Correia, S., Luck, S. & Verner, E. (2020), 
Pandemics Depress the Economy, Public Health Interventions Do Not: Evidence from the 

1918 Flu, last retrieved on April 1st, 2020



×