Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

BÀI tập lớn tội hiếp dâm trẻ em trong bộ luật hình sự năm 1999 một số vấn đề lý luận và thực tiễn (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.52 KB, 44 trang )

Bài tập lớn Hình sự
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người được coi là vốn quý của xã hội, là đối tượng hàng đầu được
luật hình sự nói riêng cũng như pháp luật nói chung bảo vệ. Bảo vệ con người có
nghĩa trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và tự
do của họ, vì đó là những điều có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với con
người.
Điều 71 Hiến pháp 1992 quy định : “ Công dân có quyền bất khả xâm
phạm về thân thể, đuợc pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm.”
Trẻ em là những công dân nhỏ tuổi, là tương lai của đất nước nên càng
phải được luật hình sự quan tâm đặc biệt. Do sự phát triển chưa đầy đủ về chất,
về tâm, sinh lý, chưa có khả năng nhận thức đầy đủ và khả năng tự bảo vệ mình
nên các em rất dễ bị tổn thương về mọi mặt. Trong những năm trở lại đây, với sự
gia tăng của các tội phạm về xâm phạm tình dục trẻ em, mà nổi cộm là hiếp dâm
trẻ em thì việc bảo vệ trẻ em khỏi những loại tội phạm này càng được các nhà
làm luật hình sự quan tâm. Thể hiện ở các quy định của pháp luật hình sự về Tội
hiếp dâm trẻ em, tập trung là quy định tại Điều 112 BLHS năm 1999( sửa đổi
và bổ sung năm 2009). Để có thể áp dụng đúng thực tế trên thì việc hiểu đúng
quy định của pháp luật là một việc vô cùng cần thiết. Do đó, em chọn đề tài cho
bài tập lớn là: Tội hiếp dâm trẻ em trong bộ luật hình sự năm 1999 - một sô
vấn đề lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu, văn bản pháp luật có lên quan đến tội hiếp dâm trẻ
em, đặc biệt tập trung là giai đoạn hiệu lực BLHS năm 1999.
- Hệ thống hoá các quan điểm khoa học và , làm rõ dấu hiệu pháp lý của
tội hiếp dâm trẻ em ( Điều 112 BLHS năm 1999), phân biệt tội hiếp dâm trẻ em
với một số tội khác cùng thuộc nhóm tội xâm phạm tình dục trẻ em như Tội

SVTH: Dương Thị Hằng



1

GVHD: Bùi Thị Phương Quỳnh


Bài tập lớn Hình sự
cưỡng dâm trẻ em ( Điều), Tội dâm ô đối với trẻ em ( Điều) Tội giao cấu với trẻ
em ( Điều).
- Làm rõ đường lối xét xử, hình phạt áp dụng đối với Tội Hiếp dâm trẻ em.
- Nhận xét, đánh giá một số các quy định của BLHS năm 1999 về Tội
hiếp dâm trẻ em, đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật
hình sự về tội Hiếp dâm trẻ em nói chung và quy định của BLHS năm 1999 về
Tội hiếp dâm trẻ em nói riêng.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là kết hợp giữa lý luận và thực tiễn;
dùng lý luận để phân tích những quy định của BLHS 1999 về tội Hiếp dâm trẻ
em, đồng thời dùng những ví dụ thực tiễn để chứng minh cho những vấn đề lý
luận . các phương pháp được sử dụng để thực hiện đề tài bao gồm : phương
pháp phân tích, chứng minh, kết hợp với phương pháp so sánh, tổng hợp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của việc nghiên cứu là Tội hiếp dâm trẻ em trong BLHS 1999.
Đề cương có mục đích chính là làm rõ các quy định của BLHS 1999 đồng thời
đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về
vấn đề này.
Trong phạm vi của đề tài, chỉ tập trung nghiên cứu quy định của BLHS
1999 về Tội hiếp dâm trẻ em dưới góc độ luật hình sự và nêu thực trạng của vấn
đề này.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của đề tài gồm 2 chương :

- Chương 1: Cơ sở lý luận về tội hiếp dâm trẻ em theo quy định trong
Luật hình sự Việt Nam năm 1999 ( sửa đổi Bổ sung năm 2009)
- Chương 2: Thực trạng tội hiếp dâm trẻ tại Việt Nam và một số phương
hướng nhằm hạn chế loại tội phạm này

SVTH: Dương Thị Hằng

2

GVHD: Bùi Thị Phương Quỳnh


Bài tập lớn Hình sự
B. NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận về tội hiếp dâm trẻ em theo quy định trong
Luật hình sự Việt Nam năm 1999 ( sửa đổi Bổ sung năm 2009)
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm “hiếp dâm”
Tội hiếp dâm, theo định nghĩa tại điều 111 của Bộ Luật hình sự Việt Nam
ban hành năm 1999, là hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi
dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu
trái với ý muốn của họ. Tội hiếp dâm là tội nghiêm trọng thuộc các tội xâm
phạm tính mạng, sức khoẻ , nhân phẩm, danh dự của con người.
1.1.2. Khái niệm “hiếp dâm trẻ em”
Hiếp dâm, hãm hiếp, cưỡng hiếp hay dở trò đồi bạ, gior trò đồi bại, giở trò
cầm thú( từ hay dùng trong báo chí) là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực
hoặc lợi dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân
hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ.
1.2. Cơ sở pháp lý
1.2.1. Cơ sở pháp lý về tội hiếp dâm trong pháp luật hình sự Việt Nam

qua các thời kì
1.2.1.1. Cơ sở pháp lý về tội hiếp dâm trong giai đoạn từ năm 1945 đến
trước khi ban hành BLHS
- Ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai
sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Thời kì này chính quyền non trẻ mới
ra đời gặp rất nhiều khó khăn: nền kinh tế- xã hội lạc hậu bị chiến tranh tàn phá
nặng nề, tình hình tài chính cạn kiệt, tình hình rối ren thù trong giặc ngoài,…nên
nhà nước ta chưa thể đủ điều kiện để xây dựng được một hệ thống pháp luật
hoàn chỉnh. Do tình thế hết sức khẩn trương, xã hội rất cần có pháp luật, mà lại
không thể ban hành kịp các văn bản quy phạm pháp luật nói chung, văn bản quy
phạm pháp luật hình sự cần thiết nói riêng trong đó có những quy định về tội
phạm hiếp dâm nói chung và HDTE nói riêng nên ngày 10/10/1945, Nhà nước
SVTH: Dương Thị Hằng

3

GVHD: Bùi Thị Phương Quỳnh


Bài tập lớn Hình sự
ta đã ban hành Sắc lệnh số 47-SL quy định cho tạm thời giữ các luật lệ cũ, trong
đó có Bợ “Luật hình An nam”, Bợ “Hồng Việt hình luật” và Bợ “Hình luật
pháp tu chính” với điều kiện “không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt
nam và chính thể dân chủ cợng hịa”.
- Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, các tòa án vẫn xử theo Luật
hình cũ được tạm thời giữ lại. Tuy nhiên, sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
(năm 1954), miền Bắc hoàn toàn giải phóng và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã
hội, miền Nam còn tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ nên các điều
kiện chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa xã hội ở miền Bắc có sự thay đổi mạnh
mẽ, các luật lệ của chế độ cũ không còn phù hợp. Do đó, để phù hợp với tình

hình mới từ năm 1955, toàn bộ các luật cũ không còn được áp dụng nữa và các
tòa án bắt đầu xử theo án lệ, theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước
Cho tới thời điểm này Nhà nước ta vẫn chưa ban hành một văn bản pháp luật
hình sự mới quy định về tội hiếp dâm nói chung cũng như hiếp dâm trẻ em nói
riêng.
- Trước tình hình thiếu thốn quy định về tội hiếp dâm nói chung, hiếp dâm
trẻ em nói riêng và thực trạng gia tăng các tội phạm này, ngày 15/6/1960 Tòa án
nhân dân tối cao ra chỉ thị số 1024 hướng dẫn xử lý tội phạm hiếp dâm nhằm
khắc phục khuynh hướng coi nhẹ tính chất nghiêm trọng của tội này nhất là
khuynh hướng coi nhẹ tội hiếp dâm mà nạn nhân là trẻ em.
- Để các quy định của pháp luật được đầy đủ và toàn diện hơn đồng thời
giúp cho việc xét xử trên thực tiễn được dễ dàng và thuận lợi, năm 1967, trên cơ
sở kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn xét xử, Tòa án nhân dân tối cao đã thông qua
bản tổng kết số 329/HS2 ngày 11/5/1967 hướng dẫn đường lối xét xử tội hiếp
dâm trẻ em và các tội phạm khác xâm phạm về mặt tình dục.
+Bản tổng kết này đề cập một cách toàn diện đến 4 hình thức phạm tội:
hiếp dâm (bao gồm cả hiếp dâm trẻ em), cưỡng dâm (trong đó có cưỡng dâm trẻ
em), giao cấu với người dưới 16 tuổi, và dâm ô (trong đó có dâm ô với trẻ em).

SVTH: Dương Thị Hằng

4

GVHD: Bùi Thị Phương Quỳnh


Bài tập lớn Hình sự
Như vậy, hiếp dâm trẻ em được ghi nhận là thuộc nhóm tội xâm phạm tình dục
trẻ em và là một hình thức phạm tội hiếp dâm.
+Các đặc điểm riêng của hành vi hiếp dâm trẻ em cũng được nhấn mạnh

ngay trong phần khái niệm của tội hiếp dâm.
+ Bản tổng kết cũng đưa ra hướng dẫn về cách định tội danh, phân biệt
hiếp dâm trẻ em với trường hợp giao cấu với người đưới 16 tuổi. Cụ thể là: “
Các hành vi giao cấu với các em đưới 13 tuổi tròn nói chung, không kể các em
có sự thỏa thuận hay không thỏa thuận đề phải coi là hiếp dâm vì trí óc non nớt
của các em, phải coi các em ở trong tình trạng không thể tự vệ và biểu lộ ý chí
đúng đắn. Riêng đối với các em từ 13 tuổi tròn đến 14 tuổi tròn, trong một số
trường hợp cá biệt, có em đã dậy thì thì có thể thực sự thuận tình giao cấu. Cho
nên, khi có sự thuận tình giao cấu với các em đó, cần căn cứ vào mọi tình tiết
của vụ án (như tính tình, thân hình, thái độ các em) để nhận định xem có tội hiếp
dâm trẻ em hay là tội giao cấu với người dưới 16 tuổi…” [22, tr. 391-392]
+ Bản tổng kết 329-HS2 chỉ ra đường lối xử lý đối với hành vi xâm phạm
tình dục trẻ em nói chung cũng như hành vi hiếp dâm trẻ em nói riêng là theo
hướng xử nặng. Bản tổng kết chỉ rõ những trường hợp cần xử nặng, những
trường hợp cần xử nhẹ hơn so với trường hợp bình thường. Cụ thể: xử nặng đối
với những hành vi hiếp dâm người đưới 18 tuổi, hiếp dâm người thân về trực hệ,
hiếp dâm nhiều người, hiếp dâm vì động cơ đê hèn,…và xử nhẹ hơn đối với
những trường hợp phạm tội chưa đạt, tác hại còn hạn chế, bị cáo còn ít tuổi, có
tình tiết về nhân thân bị can như có cống hiến, thái độ hối cải…
Trong khi chờ pháp luật có quy định đầy đủ và toàn diện hơn thì bản tổng
kết này có ý nghĩa rất lớn, nó “…tổng kết kinh nghiệm những năm qua, rút ra và
chỉ thêm một số điểm để hướng dẫn công tác xét xử một số loại tội phạm về mặt
tình dục được tơt hơn, đồng thời sơ bợ dùng làm cơ sở cho công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật góp phần đấu tranh ngăn ngừa tợi phạm.” [20,
tr.389]. Bản tổng kết 329-HS2 ngày 11/5/1967 này đã được sử dụng cho đến khi
BLHS 1985 ra đời và có hiệu lực.
SVTH: Dương Thị Hằng

5


GVHD: Bùi Thị Phương Quỳnh


Bài tập lớn Hình sự
Ngoài ra, trong thời kì trước hiệu lực của BLHS năm 1985, tại Miền Nam
cũng ban hành một số các quy định của pháp luật hình sự trong đó có đề cập đến
hành vi hiếp dâm vị thành niên nói chung và trẻ em nói riêng.
Tiêu biểu nhất là Bộ Hình Luật ngày 20/12/1972 do Chính quyền Sài Gòn
ban hành. Bộ Hình Luật này có nhiều điều khoản quy định việc trừng trị các tội
xâm phạm tình dục, đặc biệt là quy định về các tội xâm phạm tình dục trẻ em.
Các Điều 355, 356 Bộ Hình Luật quy định kẻ hiếp dâm vị thành niên dưới 15
tuổi sẽ bị phạt khổ sai hữu hạn.
Ngay sau khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng thì Hội đồng Chính phủ
lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cũng ban hành Sắc luật 03/SL ngày
15/3/1976 quy định các tội phạm và hình phạt làm cơ sở pháp lý để xử lý các
hành vi xâm phạm chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, tài sản công cộng, thân thể
và các quyền lợi khác của công dân…Trong đó, Điều 5 về tội xâm phạm đến
thân thể và nhân phẩm của công dân có quy định ở điểm c như sau: “…hiếp
dâm vị thành niên thì bị phạt từ từ 5 năm đến 7 năm, trường hợp đặc biệt
nghiêm trọng thì phạt tù từ 20 năm, chung thân hoặc bị xử tử hình”. Đây là mức
hình phạt rất nghiêm khắc đới với hành vi phạm tội hiếp dâm vị thành niên nói
chung và hiếp dâm trẻ em nói riêng.
Tiếp theo đó, để thực hiện Nghị quyết 76/CP của Hội đồng chính phủ
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 6/7/1977 Tòa án nhân dân tối
cao đã ra Chỉ thị số 54/TANDTC hướng dẫn việc thi hành pháp luật thống nhất
trong cả nước trong đó nói rõ việc áp dụng Điều 5 Sắc luật 03/SL. Từ đây, Sắc
luật 03/SL được sử dụng cho đến khi BLHS năm 1985 ra đời và có hiệu lực.
Như vậy:
- Về mặt hình thức: Nhìn chung, pháp luật trong giai đoạn này còn thiếu
nhiều, chủ yếu xét xử theo án lệ thông qua công tác tổng kết và hướng dẫn của

Tòa án nhân dân tối cao. Nói cách khác, trước khi BLHS ra đời thì quy định về
tội hiếp dâm (bao gồm cả hiếp dâm trẻ em) mới chỉ có trên văn bản dưới luật.
Do đó, giá trị pháp lý của các văn bản này chưa cao, quy định còn chưa cụ thể,
SVTH: Dương Thị Hằng

6

GVHD: Bùi Thị Phương Quỳnh


Bài tập lớn Hình sự
rõ ràng, dẫn đến việc áp dụng không thống nhất, gặp nhiều vướng mắc trong quá
trình xét xử, làm ảnh hưởng đến chất lượng xét xử cũng như hiệu quả của cuộc
đấu tranh chống tội phạm này. Mặt khác, mặc dù trong phần nói về khái niệm
của tội hiếp dâm, bản tổng kết 329-HS2 ngày 11/5/1967 cũng đã đề cập đôi chút
đến hành vi giao cấu với các em dưới 13 tuổi tròn, và từ 13 tuổi tròn đến 14 tuổi
tròn nhưng tội hiếp dâm trẻ em vẫn chưa được quy định riêng thành một tội
danh độc lập, hình phạt đối với tội Hiếp dâm trẻ em cũng không quy định thành
một khung cụ thể mà phải xác định dựa vào các tình tiết quy định tại Khoản 2
phần B-quy định về hình phạt của tội hiếp dâm.
- Về mặt nội dung: Hành vi hiếp dâm trẻ em đã được chú trọng về tính
chất, mức độ nguy hiểm và đường lối xử lý so với các tội phạm khác cũng như
so với hành vi hiếp dâm các đối tượng khác. Bản tổng kết 329-HS2 có đoạn: “…
trong tình hình chiến sự hiện nay…loại tợi phạm này càng nguy hiểm nhiều cho
việc bảo vệ trật tự trị an…Đặc biệt đối với hành vi hiếp dâm trẻ em…chúng ta
cần thấy tính chất vơ nhân đạo của nó và coi đó là những hành vi hết sức nguy
hiểm trong chế độ chúng ta…”. Hoặc như trong thông báo về Hội nghị ban bí
thư trung ương Đảng ngày 25/3/1963 bàn về phương hướng, nhiệm vụ công tác
năm 1963 của ngành tòa án nhân dân, điểm 3 có nói: “Đấu tranh chống tệ nạn
xã hội đặc biệt phải nghiêm trị tội giết người, tội hiếp dâm trẻ em”.

Với những đặc điểm về hình thức và nội dung như trên thì một nhu cầu
được đặt ra là phải có một văn bản tổng hợp toàn diện, thống nhất các văn bản
pháp luật hình sự nói chung và các quy định về hành vi hiếp dâm trẻ em nói
riêng. Đó chính là BLHS năm 1985.
1.2.1.2. Cơ sở pháp lý về tội hiếp dâm trẻ em trong BLHS năm 1985
Năm 1985, BLHS đầu tiên ra đời và có hiệu lực từ ngày 1/1/1986 đã là
một bước tiến quan trọng, thể hiện sự phát triển về chất của công tác lập pháp
trong lĩnh vực hình sự. Tội hiếp dâm (bao gồm cả hành vi hiếp dâm trẻ em) đã
được quy định một cách tương đối rõ ràng, đầy đủ. Điều 112 BLHS năm 1985
quy định về Tội hiếp dâm bao gồm 4 khoản:
SVTH: Dương Thị Hằng

7

GVHD: Bùi Thị Phương Quỳnh


Bài tập lớn Hình sự
“ Người nào dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác gia cấu với người khác trái
ý muốn của họ thì bị phạt tù từ mợt đến năm năm;
Phạm tội hiếp dâm người chưa thành niên từ 13 tuổi trở lên hoặc là
người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh thì bị
phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2.Phạm tội thuộc mợt trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ năm
năm đến mười lăm năm:
a) Hiếp dâm có tổ chức hoặc nhiều người hiếp một người;
b) Hiếp nhiều người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân;
c) Tái phạm nguy hiểm;
3. Phạm tội làm nạn nhân chết, tự sát hoặc trong trường hợp đặc biệt
nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung

thân hoặc tử hình.
4. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi đều là phạm tội hiếp
dâm và người phạm tội bị phạt theo các khoản 2 và 3 điều này.”
Ở đây, hiếp dâm trẻ em đã được coi như một tình tiết tăng nặng của Tội
hiếp dâm. Điều này thể hiện rõ quan điểm xử nặng đối với hành vi hiếp dâm trẻ
em đồng thời thể hiện sự quan tâm đặc biệt của các nhà làm luật đối với đối
tượng trẻ em.
Khoản 4 Điều 112 quy định mọi trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 13
tuổi được dẫn chiếu đến cơ sở pháp lý đến quy định về Tội hiếp dâm tại Khoản
2, Khoản 3 Điều 112. Đây là điểm bất hợp lý vì chỉ truy cứu TNHS theo các
khoản này nếu thỏa mãn các tình tiết định khung tăng nặng được quy định ở các
khoản đó. Để khắc phục hạn chế trên, tại lần sửa đổi bổ sung lần thứ hai của
BLHS năm 1985 được Quốc hội thông qua ngày 12/8/1991 đã tăng khung hình
phạt tại Khoản 4 Điều 112 như sau: “Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em dưới
13 tuổi đều là phạm tội hiếp dâm và người phạm tội bị phạt tù từ 7 năm đến 15
năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3
điều này thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”.
SVTH: Dương Thị Hằng

8

GVHD: Bùi Thị Phương Quỳnh


Bài tập lớn Hình sự
Quy định này thực sự đã giải quyết được vấn đề bất hợp lý trước đây cũng
như đã có tính phân hóa tội phạm cao hơn. Tuy nhiên, mặc dù đã qua hai lần sửa
đổi bổ sung nhưng hiếp dâm trẻ em vẫn chỉ là quy định nằm trong điều luật về
tội hiếp dâm. Thêm vào đó, tình hình phạm tội hiếp dâm nói chung và hiếp dâm
trẻ em nói riêng không hề giảm đi mà còn có chiều hướng gia tăng nên Tòa án

nhân dân tối cao đã ra Công văn số 73/TK ngày 2/3/1995 hướng dẫn về đường
lối xét xử loại tội phạm tình dục trẻ em. Công văn có đoạn: “Toà án nhân dân tối
cao yêu cầu toà án nhân dân các địa phương chủ động làm việc với các cơ quan
Công an và Viện kiểm sát cùng cấp nắm tình hình và có kế hoạch phối hợp ngay
từ giai đoan điều tra để nhanh chóng đưa ra truy tố, xét xử những người có hành
vi hiếp dâm trẻ em,…” và khi xét xử “phải xử thật nghiêm khắc với hình phạt
cao trong khung hình phạt quy định tại các điều luật áp dụng, đồng thời phải áp
dụng thêm hình phạt bổ sung…” [19, tr.427]
Để phân hóa tội phạm rõ ràng hơn nữa, tại lần sửa đổi bổ sung lần thứ tư
của BLHS năm 1985 được Quốc hội thông qua ngày 10/5/1997 đã tách đoạn 2
Khoản 1 và Khoản 4 của Điều 112 thành một tội riêng, được quy định tại Điều
112a “tội hiếp dâm trẻ em” với mức hình phạt rất nghiêm khắc:
“1. Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt
tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ
mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Có tính chất loạn luân;
b) Làm nạn nhân có thai;
c) Gây tổn hại nặng cho sức khỏe của nạn nhân;
d) Đối với người mà người phạm tợi có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục,
chữa bệnh;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù chung
thân hoặc tử hình:
SVTH: Dương Thị Hằng

9

GVHD: Bùi Thị Phương Quỳnh



Bài tập lớn Hình sự
a) Có tổ chức;
b) Nhiều người hiếp một người;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Gây tổn hại rất nặng cho sức khỏe của nạn nhân;
đ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;
4. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp
dâm và người phạm tội bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.”
Việc quy định hành vi hiếp dâm trẻ em thành một tội riêng với mức hình
phạt cao thể hiện thái độ đặc biệt nghiêm khắc của nhà làm luật đối với loại tội
phạm có tính phi đạo đức cao này. Đồng thời, việc quy định như trên trong
BLHS là cần thiết và cấp bách để xử lý nghiêm đối với loại tội phạm này, phù
hợp với tình hình và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm hiếp dâm trẻ em.
Đây là một điểm đáng chú ý trong pháp luật hình sự Việt Nam. Qua tìm
hiểu các quy định của BLHS một số nước như Nhật Bản, Thụy Điển, Trung
Quốc,…cho thấy, trong BLHS các nước này đều không quy định hiếp dâm trẻ
em thành một tội danh độc lập. Hiếp dâm trẻ em hoặc hiếp dâm người chưa
thành niên chỉ là trường hợp đặc biệt của tội Hiếp dâm. Người phạm tội hiếp
dâm trẻ em chưa đủ 14 tuổi hoặc hiếp dâm người chưa thành niên sẽ bị xử phạt
nặng hơn so với những trường hợp phạm tội hiếp dâm đối với người đã thành
niên. Ví dụ Điều 236 BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định: “Người
nào phạm tội dùng bạo lực, bắt ép hoặc các thủ đoạn khác hiếp dâm phụ nữ thì
bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Giao cấu với trẻ em gái dưới mười lăm tuổi
coi như phạm tội hiếp dâm, bị xử phạt nặng hơn…”[14, tr. 47] . Trong khi đó,
hiếp dâm trẻ em lại được quy định thành một tội danh độc lập, điều này chứng tỏ
sự quan tâm đặc biệt của pháp luật hình sự Việt Nam đối với việc bảo vệ trẻ em
khỏi các tội phạm xâm phạm tình dục nói chung và tội phạm hiếp dâm nói riêng.
Sau khi Điều 112a được bổ sung, tại Thông tư liên tịch số
01/1998/TANDTC-VKSNDTC-BNV đã có hướng dẫn áp dụng Khoản 4 Điều

112a: “Độ tuổi của người bị hại càng nhỏ thì mức án xử phạt đối với người
SVTH: Dương Thị Hằng

10

GVHD: Bùi Thị Phương Quỳnh


Bài tập lớn Hình sự
phạm tợi càng cao”. Cụ thể là :xử phạt hai mươi năm, nếu người bị hại là trẻ em
từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 13 tuổi ; Xử phạt tù chung thân hoặc tử hình nếu người
bị hại là trẻ em chưa đủ 6 tuổi. Nếu có nhiều tình tiết tăng tặng tại Điều 39
BLHS hoặc có tình tiết định khung hình phạt tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 112a
thì dù nạn nhân đủ 6 tuổi trở lên cũng phải xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.
Có thể nói BLHS năm 1985 là một bước ngoặt đáng kể trong lịch sử lập
pháp nước ta. Với BLHS năm 1985 lần đầu tiên kể từ khi tuyên ngôn độc lập,
nước ta có một văn bản luật hình sự thống nhất, không nằm rải rác trong nhiều
văn bản như trước đây nữa. Qua các lần sửa đổi bổ sung, các quy định về tội
hiếp dâm trẻ em cũng ngày càng được các nhà làm luật quan tâm đúng mức. Về
hình thức, tội hiếp dâm trẻ em đã được tách ra một cách tương đối với Tội hiếp
dâm nói chung (được quy định tại Điều 112a) chứ không đơn thuần chỉ là một
tình tiết tăng nặng của Tội hiếp dâm nữa. Về mặt nội dung, dấu hiệu pháp lý của
tội hiếp dâm trẻ em cũng được quy định rõ ràng hơn, đặc biệt là các cấu thành
tăng nặng của tội này
So với quy định của BLHS năm 1999 về Tội hiếp dâm trẻ em thì quy định
của Điều 112a BLHS năm 1985 ở các Khoản 2,3,4 nặng hơn. Do đó, những
hành vi phạm tội trước 0 giờ 00 ngày 1/7/2000 mà sau 0 giờ ngày 1/7/2000 mới
bị phát hiện xử lý thì không áp dụng quy định của BLHS năm 1985 về tội này
mà áp dụng Khoản 2 Điều 2 BLHS năm 1999 đối với người phạm tội.
1.2.1.3. Cơ sở pháp lý về tội hiếp dâm trẻ em trong BLHS năm 1999

Tội hiếp dâm trẻ em trong BLHS năm 1999 được quy định tại Điều 112
như sau:
“1. Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt
tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
mười hai năm đến hai mươi năm
a) Có tính chất loạn ln;
b) Làm nạn nhan có thai;
SVTH: Dương Thị Hằng

11

GVHD: Bùi Thị Phương Quỳnh


Bài tập lớn Hình sự
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến
60%;
d) Đối với người mà người phạm tợi có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục,
chữa bệnh;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù hai
mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình
a) Có tổ chức;
b) Nhiều người hiếp mợt người;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Đối với nhiều người;
đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở
lên;
e) Biết mình bị nhiểm HIV mà vẫn phạm tội;

g) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp
dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù
chung thân hoặc tử hình.
5. Người phạm tợi cịn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
1.2.2. Pháp luật của một sô quôc gia trên thế giới về tội hiếp dâm
Qua tìm hiểu các quy định của BLHS một số nước như Nhật Bản, Thụy
Điển, Trung Quốc,…cho thấy, trong BLHS các nước này đều không quy định
hiếp dâm trẻ em thành một tội danh độc lập. Hiếp dâm trẻ em hoặc hiếp dâm
người chưa thành niên chỉ là trường hợp đặc biệt của tội Hiếp dâm. Người phạm
tội hiếp dâm trẻ em chưa đủ 14 tuổi hoặc hiếp dâm người chưa thành niên sẽ bị
xử phạt nặng hơn so với những trường hợp phạm tội hiếp dâm đối với người đã
thành niên. Ví dụ Điều 236 BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định:
“Người nào phạm tội dùng bạo lực, bắt ép hoặc các thủ đoạn khác hiếp dâm
SVTH: Dương Thị Hằng

12

GVHD: Bùi Thị Phương Quỳnh


Bài tập lớn Hình sự
phụ nữ thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Giao cấu với trẻ em gái dưới
mười lăm tuổi coi như phạm tội hiếp dâm, bị xử phạt nặng hơn…”[14, tr. 47].
1.3. Dấu hiệu pháp lý về tội Hiếp dâm trẻ em quy định trong Luật
hình sự năm 1999 ( sửa đổi bổ sung năm 2009)
1.3.1. Chủ thể của tội hiếp dâm trẻ em
“Lý luận Luật Hình sự khẳng định chủ thể của tợi phạm, trong đó có chủ
thể của tợi Hiếp dâm trẻ em chỉ có thể là con người cụ thể. Quan niệm như vậy

phù hợp với nguyên tắc có lỗi, nguyên tắc chịu trách nhiệm cá nhân của Luật
Hình sự cũng như mới phù hợp với mục đích giáo dục, cải tạo của việc áp dụng
các biện pháp trách nhiệm hình sự”. [1, tr.121]
Chủ thể của tội phạm phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội được quy định trong luật hình sự và phải thỏa mãn hai điều kiện, điều kiện
về năng lực Trách nhiệm hình sự (TNHS) và điều kiện về độ tuổi là những dấu
hiệu pháp lý bắt buộc của chủ thể của tội phạm. Do đó, giáo trình Luật hình sự
Việt nam, Trường Đại học luật Hà nội, Nxb Công an nhân dân, 2001 đã định
nghĩa: “Chủ thể của tợi phạm là người có năng lực TNHS, đạt độ tuổi luật định
và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.”
Khi thực hiện hành vi hiếp dâm trẻ em, người phạm tội nhận thức được
tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi này nhưng vẫn thực hiện dù có đủ
khả năng kiềm chế không thực hiện hành vi hiếp dâm trẻ em, có đủ khả năng để
lựa chọn một xử sự khác không phải là hiếp dâm trẻ em. BLHS năm 1999 không
quy định trực tiếp thế nào là có năng lực TNHS mà chỉ quy định tuổi chịu TNHS
(Điều 12) và quy định thế nào là trong tình trạng không có năng lực TNHS. Như
vậy, có thể hiểu người có năng lực TNHS là người đã đạt độ tuổi chịu TNHS
theo Điều 12 BLHS năm 1999 và không thuộc trường hợp mất năng lực TNHS
theo Điều 13 BLHS năm 1999. Do đó, việc kiểm tra yếu tố chủ thể của tội phạm
trên thực tế đã được đơn giản hóa, người áp dụng thường chỉ xác định độ tuổi và
các biệt nếu có nghi ngờ mới phải kiểm tra tình trạng không có năng lực TNHS.

SVTH: Dương Thị Hằng

13

GVHD: Bùi Thị Phương Quỳnh


Bài tập lớn Hình sự

Ngoài việc phải có năng lực TNHS, của thể của tội phạm còn phải đạt tới
một độ tuổi nhất định theo luật định thì mới phải chịu TNHS.
+ Điều 12 BLHS năm 1999 quy định: “ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải
chịu TNHS về mọi loại tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16
tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng.”
+ Khoản 3 Điều 8 BLHS năm 1999 quy định: “tội phạm rất nghiêm trọng
là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình
phạt đối với tợi ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là
tợi phạm…mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm
năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.
Đới chiếu với quy định của Điều 112 BLHS năm 1999 ta thấy: Khoản 1
thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng; Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 thuộc loại tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, chủ thể của Tội hiếp dâm trẻ em phải đạt độ
tuổi để chịu TNHS là từ đủ 14 tuổi trở lên.
Thêm vào đó, Điều 112 BLHS năm 1999 còn đòi hỏi chủ thể của tội Hiếp
dâm trẻ em phải có thêm dấu hiệu đặc biệt là dấu hiệu về giới tính.
Bản tổng kết số 329/HS2 ngày 11/5/1967 được coi như một bản tổng kết
kinh nghiệm xét xử toàn diện và khoa học. Cho đến thời điểm hiện nay nó vẫn
được các nhà khoa học pháp lý, các nhà làm luật và áp dụng pháp luật sử dụng
như một văn bản hướng dẫn khoa học cho công tác nghiên cứu, xây dựng và xét
xử tội hiếp dâm và trường hợp đặc biệt của nó là Tội hiếp dâm trẻ em. Theo Bản
tổng kết của TANDTC số 329/HS2 ngày 11/5/1967 thì khái niệm giao cấu được
hiểu như sau:
“Giao cấu: chỉ cần có sự cọ sát trực tiếp dương vật vào bộ phận sinh dục
của người phụ nữ (bộ phận từ môi lớn trở vào) với ý thức ấn vào trong không kể
sự xâm nhập của dương vật là sâu hay cạn, không kể có xuất tinh hay khơng là
tợi Hiếp dâm được coi là hồn thành, vì khi đó nhân phẩm danh dự của người
phụ nữ đã bị chà đạp”
SVTH: Dương Thị Hằng


14

GVHD: Bùi Thị Phương Quỳnh


Bài tập lớn Hình sự
Cách hiểu trên cho thấy hành vi giao cấu là do nam giới thực hiện đối với
nữ giới. Như vậy, người thực hiện hành vi giao cấu với trẻ em chỉ có thể là nam
giới. Tuy nhiên, Nữ giới vẫn có thể phạm tội Hiếp dâm trẻ em trong vụ đồng
phạm hiếp dâm trẻ em với vai trò là người xúi giục, giúp sức hay tổ chức. Ví dụ
vụ Nguyễn Hồng Quyên (35 tuổi, trú tại Cần Thơ) đã phạm tội hiếp dâm trẻ em
với vai trò là người giúp sức trọng vụ án đồng phạm với chồng là Nguyễn Văn
Tài (48 tuổi) hiếp dâm em bé hàng xóm 8 tuổi. Theo cáo trạng, chiều ngày
11/9/2009, Tài đã gọi em bé hàng xóm 8 tuổi vào phòng mình để thực hiện hành
vi giao cấu. Quyên (vợ Tài) chứng kiến sự việc nhưng không ngăn cản chồng
mà còn bắt em bé hàng xóm phải để cho chồng mình giao cấu.
Khi phân tích dấu hiệu pháp lý của Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112
BLHS), cần chú ý phân biệt tội phạm này với một số tội phạm khác có nhiều
điểm tương đồng như Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều BLHS), Tội dâm ô trẻ em
(Điều BLHS), Tội giao cấu với trẻ em (Điều BLHS). Sự khác nhau cơ bản được
thể hiện ở bảng sau:
Tội hiếp dâm

Tội cưỡng

Tội giao cấu

Tội dâm ô đối


với trẻ em

với trẻ em

(Điều 116

(Điều 115

Giao cấu với

Dùng mọi thủ

khách quan đe dọa dùng vũ phụ thuộc của

trẻ em từ đủ 13

đoạn dâm dục

của tội

lực, lợi dụng

người khác

tuổi đến dưới

nhằm thỏa mãn

phạm


tình trạng

vào mình hoặc 16 t̉i

Tiêu chí

trẻ em (Điều
112 BLHS)

Hành vi

Dùng vũ lực,

dâm trẻ em
(Điều 114
BLHS)
Lợi dụng sự

dục vọng nhưng

không thể tự về người khác

không có hành

được của nạn

vi giao cấu

đang ở trong


nhân hoặc dùng tình trạng
thủ đoạn khác

quẫn bách ép

giao cấu với

họ phải giao

nạn nhân

cấu

SVTH: Dương Thị Hằng

15

GVHD: Bùi Thị Phương Quỳnh


Bài tập lớn Hình sự
Ý chí của

Trái ý ḿn

Nạn nhân

Tự nguyện giao

nạn nhân


của nạn nhân

miễn cưỡng

cấu

đối với

chấp nhận

hành vi

giao cấu

giao cấu
Chủ thể

Có thể là nam

Chủ thể thực

Chủ thể thực

Chủ thể thực

của tội

giới hoặc nữ


hành có thể là

hành có thể là

hành có thể là

phạm

giới nhưng chủ

nam giới hoặc

nam giới hoặc

nam giới hoặc

thể thực hành

nữ giới, đủ

nữ giới và phải

nữ giới và phải

chỉ có thể là

tuổi chịu

là người đã


là người đã

nam giới, đủ

TNHS (≥14

thành niên (≥18 thành niên (≥18

tuổi chịu

tuổi)

tuổi)

tuổi)

Trẻ em không

Trẻ em không

Trẻ em không

tác động

phân biệt nam

phân biệt nam

phân biệt nam


của tội

nữ

nữ

nữ

TNHS (≥14
Đối tượng

tuổi)
Trẻ em gái

phạm
1.3.2. Khách thể của tội hiếp dâm trẻ em
- “Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hợi được luật hình sự bảo vệ và
bị tội phạm xâm hại” [19, tr. 86]. Theo Luật hình sự Việt nam, những quan hệ xã
hội được coi là khách thể bảo vệ của Luật hình sự là những quan hệ xã hội đã
được nêu trong Điều 8 của BLHS.
- Tội hiếp dâm trẻ em xâm hại đến quan hệ xã hội được luật hình sự bảo
vệ là quyền bất khả xâm phạm về tình dục, danh dự, nhân phẩm của trẻ em.
Đồng thời, hành vi hiếp dâm trẻ em còn xâm phạm đến sự phát triển bình
thường về tâm sinh lý của trẻ em, làm băng hoại các giá trị đạo đức xã hội, gây
nên sự bất bình trong quần chúng nhân dân. Ngoài ra, hành vi hiếp dâm trẻ em

SVTH: Dương Thị Hằng

16


GVHD: Bùi Thị Phương Quỳnh


Bài tập lớn Hình sự
còn có thể gây ra những tổn thương về sức khỏe và có trường hợp có thể nguy
hiểm đến tính mạng các em.
- Đối tượng tác động của tội phạm là một yếu tố quan trọng không thể
không nhắc đến khi tìm hiểu về khách thể của tội phạm. Đó chính là bộ phận
khách thể của tội phạm bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe
dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
Đối tượng tác động của tội hiếp dâm trẻ em có đặc điểm bắt buộc về độ
tuổi. Nạn nhân của tội hiếp dâm trẻ em là trẻ em dưới 16 tuổi. Quy định này phù
hợp với quy định tại Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991
“Trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt nam dưới 16 tuổi”. Nó cũng
phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý do các em ở độ tuổi này khó có thể tự
vệ được và dễ bị dụ dỗ, mua chuộc. Điều luật cũng chú ý chia độ tuổi của nạn
nhân thành 2 khoảng tương ứng với các khoản khác nhâu của điều luật (khoản
1,2,3 áp dụng với hành vi hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, khoản
4 áp dụng với hành vi hiếp dâm trẻ em dưới 13 tuổi). Đối với hành vi giao cấu
với trẻ em dưới 13 tuổi được quy định tại khoản 4 Điều 112 BLHS thì không
nhất thiết phải trái ý muốn của nạn nhân, điều đó thể hiện sự quan tâm đặc biệt
của các nhà làm luật đối với đối với trẻ em dưới 13 tuổi do sự non nớt của lứa
tuổi này.
Ngoài ra, đối tượng tác động của tội hiếp dâm trẻ em cũng có đặc điểm
bắt buộc về giới tính. Tuy trong điều luật không quy định rõ đặc điểm này nhưng
thực tiễn xét xử hiện nay thừa nhận nạn nhân của tội hiếp dâm và hiếp dâm trẻ
em chỉ có thể là nữ giới. Trong các sách tham khảo, các tài liệu nghiên cứu cũng
như từ điển luật đều ghi nhận như vậy. Ví dụ: Trong từ điển pháp luật hình sự,
Hiếp dâm trẻ em được hiểu là “hiếp dâm mà nạn nhân là em gái dưới 16 tuổi…”
. Hay như định nghĩa trong Bản tổng kết của TANDTC số 329/HS2 ngày

11/5/1967: “Hiếp dâm là hành động bắt buộc người phụ nữ phải giao cấu trái ý
muốn của người đó…”. Vì hành vi hiếp dâm và hành vi hiếp dâm trẻ em chỉ
khác nhau ở dấu hiệu độ tuổi của nạn nhân, do đó, có thể hiểu hiếp dâm trẻ em
SVTH: Dương Thị Hằng

17

GVHD: Bùi Thị Phương Quỳnh


Bài tập lớn Hình sự
là hành đợng bắt ḅc trẻ em gái phải chịu sự giao cấu trái ý muốn của trẻ em
gái đó.
1.3.3. Mặt khách quan của tội hiếp dâm trẻ em
- “Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngồi của tợi phạm, bao gồm
những biểu hiện của tợi phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngồi thế giới khách
quan” [7, tr. 99]. Không phải tất cả các biểu hiện của mặt khách quan đều được
phản ánh trong CTTP cơ bản mà chỉ có dấu hiệu hành vi khách quan nguy hiểm
cho xã hội là bắt buộc trong mọi CTTP cơ bản.
- Trong mặt khách quan của tội Hiếp dâm trẻ em chỉ có dấu hiệu hành vi
khách quan là dấu hiệu bắt buộc duy nhất được phản ánh trong CTTP cơ bản của
tội phạm này.
Hiếp dâm trẻ em là một trường hợp cụ thể của tội hiếp dâm nói chung nên
tại Điều 112 BLHS nhà làm luật không mô tả lại hành vi hiếp dâm đã quy định
cụ thể tại Điều 111 BLHS. Như vậy có thể hiểu hành vi khách quan trong trường
hợp này là : “Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi hoặc dùng vũ
lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân
là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn
nhân là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ”. Cụ thể
như sau:

*Trường hợp nạn nhân là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: Đối với
nạn nhân là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì theo quy định tại khoản 1
Điều 112 BLHS và trên cơ sở khoản 1 Điều 111 BLHS, hành vi khách quan của
tội hiếp dâm trẻ em gồm có hai hành vi riêng biệt. Hành vi thứ nhất là hành vi
đơn đa dạng, nhà làm luật mô tả dưới dạng một số hành vi có tính thay thế lẫn
nhau, đó là: hành vi dùng vũ lực, hành vi đe dọa dùng vũ lực, hành vi lợi dụng
tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân là trẻ em và hành vi dùng thủ đoạn
khác. Hành vi thứ hai là hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân trẻ em.
- Hành vi thứ nhất :

SVTH: Dương Thị Hằng

18

GVHD: Bùi Thị Phương Quỳnh


Bài tập lớn Hình sự
+ Hành vi dùng vũ lực là hành vi dùng sức mạnh vật chất (có hoặc không
có công cụ, phương tiện phạm tội) tác động vào nạn nhân là trẻ em nhằm đè bẹp
hoặc làm tê liệt sự kháng cự của nạn nhân chống lại việc giao cấu như xô ngã,
vật, đánh, trói, giữ, bóp cổ nạn nhân…Ví dụ vụ Nguyễn Văn Diễn (sinh ngày
15/9/1986, trú tại xóm Đằm - xã Dân chủ - thành phố Hòa Bình) phạm Tội hiếp
dâm trẻ em với Nguyễn Thị Kiều (15 tuổi, cùng xóm với Diễn): “Diễn dừng xe,
kéo Kiều ngồi xuống đất, dùng hai tay ôm và hôn Kiều vào môi, Kiều kháng cự,
dùng hai tay đẩy mạnh vào ngực Diễn nhưng không được. Diễn tiếp tục dùng
tay phải bóp vào ngực Kiều ở phía ngồi áo, sau đó dùng sức vật Kiều nằm
ngửa xuống đất, dùng cánh tay phải kéo áo phơng và áo lót ngực của Kiều lên
trên, dùng chân phải đè lên hai chân của Kiều nhằm làm cho Kiều không chống
cự được…để thực hiện hành vi giao cấu…” .

+ Hành vi đe dọa dùng vũ lực là hành vi dùng lời nói hoặc hành động uy
hiếp tinh thần nạn nhân, làm cho nạn nhân sợ hãi, tê liệt về ý chí, buộc họ phải
chịu sự giao cấu mà không dám kháng cự như dọa giết, dọa gây thương tích cho
nạn nhân…nếu nạn nhân chống cự. Khác với hành vi đe dọa dùng vũ lực ở tội
cưỡng dâm là nạn nhân còn có điều kiện suy nghĩ và quyết định hành động, giữa
hành vi đe dọa dùng vũ lực và việc dùng vũ lực có khoảng cách về mặt thời
gian, hành vi đe dọa dùng vũ lực ở tội hiếp dâm trẻ em được hiểu là hành vi
dùng vũ lực ngay tức khắc, tức là giữa hành vi đe dọa dùng vũ lực và việc dùng
vũ lực hầu như không có khoản cách về mặt thời gian và sức mãnh liệt của sự đe
dọa đã đến mức làm cho người bị đe dọa dùng vũ lực bị tê liệt về ý chí chống
cự. Ví dụ vụ Phạm Văn Định (sinh năm 1967, trú tại thôn Hồng Thái-xã Lạc
Hồng-huyện Văn Lâm-tỉnh Hưng Yên) phạm Tội hiếp dâm trẻ em với cháu
Nguyễn Thị Quyên (16 tuổi, trú tại thôn Minh Hải, cùng xã với Định). Theo cáo
trạng, Định bảo cháu Quyên tụt quần ra. Cháu Quyên sợ, đòi về nhà thì Định
dọa “nếu không cho xoa vú, giao cấu sẽ để chấu Quyên tự đi bộ về nhà, nếu kêu
thì sẽ vứt xuống mương nước cho chết đuối”. Vì sợ nên cháu Quyên đã để Định
tụt quần của cháu Quyên đẻ thực hiện hành vi giao cấu.
SVTH: Dương Thị Hằng

19

GVHD: Bùi Thị Phương Quỳnh


Bài tập lớn Hình sự
+ Hành vi lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân là hành
vi lợi dụng nạn nhân là trẻ em vì một lý do nào đó không thể chống lại được
hành vi giao cấu trái ý muốn của mình như lợi dụng nạn nhân đang lúc ốm
đau…để thực hiện hành vi giao cấu. Ví dụ: “ Khoảng tháng 5 năm 1999, Lò
Văn Ng từ bản Noong Hẻo đến bản cua ơng Lị Văn Ĩn, đến đoạn gần suối thấy

hai chị em Lị Thị B và Lị Thị U (con ơng Ĩn) đang tắm. Biết hai chi em U và B
bị câm điếc từ nhỏ nên khi hai chị em tắm xong, Ng chạy đến cầm tay B kéo lên
đồi. Ng cởi váy cháu B và thực hiện hành vi giao cấu với B. Do B bị câm điếc từ
nhỏ nên không kêu và không chống cự được…” Trong vụ án này Lò văn Ng đã
lợi dụng tình trạng cháu B bị câm điếc từ nhỏ, không thể kêu và không chống cự
được để thực hiện hành vi giao cấu với cháu B.
Tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân có thể do hoặc không do
người phạm tội tạo ra.
+ Hành vi dùng thủ đoạn khác: Thủ đoạn khác là những thủ đoạn ngoài
những hành vi đã được quy định trong CTTP của tội hiếp dâm trẻ em (ngoài ba
hành vi: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ
được của nạn nhân) giúp cho người phạm tội có thể thực hiện được việc giao
cấu với nạn nhân là trẻ em trái với ý muốn của họ. Thực tiễn xét xử cho là thủ
đoạn lợi dụng nạn nhân đang trong tình trạng không biểu lộ ý chí đúng đắn
được, không còn khả năng làm chủ bản thân. Tình trạng này có thể do hoặc
không do người phạm tội chủ động tạo ra. Ví dụ, người phạm tội có thể bắt gặp
tình trạng nạn nhân đang say rượu, không làm chủ được suy nghĩ và hành động
của mình và thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân hoặc chủ động
chuốc cho nạn nhân say rượu không làm chủ được mình để thực hiện hành vi
giao cấu trái ý muốn của nạn nhân.
Những thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện hoặc lợi dụng thường là
những thủ đoạn nhằm làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng không còn khả năng
làm chủ bản thân để người phạm tội giao cấu trái với ý muốn của họ, như cho
uống thuốc kích dục hoặc lợi dụng sự kém hiểu biết của nạn nhân để thực hiện
SVTH: Dương Thị Hằng

20

GVHD: Bùi Thị Phương Quỳnh



Bài tập lớn Hình sự
hành vi giao cấu trái ý muốn nạn nhân. Ví dụ vụ Lại Văn Chế (sinh năm 1961) ở
thôn Hữu Vi- Nam Chính-Thái Bình đã lợi dụng sự mê tín dị đoan của gia đình
anh Hoàng Văn Lương, đưa cháu Hoàng Thị H (sinh ngày 18/8/1990) đi giải hạn
để đưa thẳng cháu đến nhà nghỉ Trung Việt Thái ở xã Tây Giang để thực hiện
hành vi Hiếp dâm trẻ em. H chống cự và van xin thì Chế đe dọa: “ số cháu cao,
phải sớm làm "đàn bà" lấy dịch đổ xuống sân để…giải số, nếu nói cho ai biết
thì ngay lập tức mẹ của cháu sẽ bị điên”. Quá hoảng sợ và thương mẹ, H. đành
để Chế giao cấu.
Quy định về thủ đoạn khác là quy định mở nhằm đáp ứng nhu cầu đấu
tranh phòng chống tội phạm hiếp dâm trẻ em, vì có những trường hợp hành vi
của người phạm tội không thuộc những hành vi đã được liệt kê (như dùng vũ
lực, đe dọa dùng vũ lực hay dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân)
nhưng bản chất của hành vi đó lại là hành vi hiếp dâm trẻ em và việc truy cứu
TNHS đối với người thực hiện hành vi này là cần thiết để tránh bỏ lọt tội phạm.
- Hành vi thứ hai: hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân là trẻ em.
Giao cấu trong tội Hiếp dâm trẻ em là quan hệ tình dục nhằm thỏa mãn
dục vọng của người phạm tội. Mức độ thực hiện hành vi này có thể khác nhau:
có thể chỉ mới bắt đầu thực hiện hành vi, cũng có thể đã thỏa mãn về mặt sinh lý
của người phạm tội. Giống như tội Hiếp dâm quy định tại Điều 111 BLHS, Tội
hiếp dâm trẻ em quy định tại Điều 112 BLHS cũng có cấu thành hình thức.
Trong cấu thành của những tội phạm này chỉ có hành vi giao cấu trái ý muốn
của nạn nhân là hành vi khách quan được mô tả. Do vây, tội hiếp dâm trẻ em coi
là hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện đuợc hành vi giao cấu trái ý muốn
của nạn nhân. Hiện nay, thực tiễn xét xử vẫn dựa theo giải thích của Bản Tổng
kết 329/HS2 để xác định thế nào là hành vi giao cấu đã hoàn thành. Cụ thể, bản
tổng kết này đã xác định : “Giao cấu là sự cọ sát trực tiếp dương vật vào bộ
phận sinh dục của người phụ nữ (bộ phận từ môi lớn trở vào) với ý thức ấn vào
trong không kể sự xâm nhập của dương vật là sâu hay cạn, khơng kể có xuất


SVTH: Dương Thị Hằng

21

GVHD: Bùi Thị Phương Quỳnh


Bài tập lớn Hình sự
tinh hay khơng thì coi tợi hiếp dâm đã hồn thành bởi vì nhân phẩm, danh dự
của người phụ nữ đã bị chà đạp”
* Đối với trường hợp nạn nhân là trẻ em dưới 13 tuổi thì bất kì hành vi
giao cấu nào cũng coi là hành vi hiếp dâm trẻ em. Điều đó xuất phát từ quan
điểm coi hành vi giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi là dùng thủ đoạn lợi dụng độ
tuổi của các em để dụ dỗ các em đồng ý cho giao cấu. Ở độ tuổi dưới 13 trẻ em
còn hết sức non nớt, yếu ớt cả về thể lực lẫn tinh thần và rất dễ bị dụ dỗ, mua
chuộc. Cho nên, về bản chất, các em chưa có đủ điều kiện để thể hiện ý chí của
mình một cách đúng đắn. Có thể thấy, tinh thần của điều luật là trẻ em càng ít
tuổi càng non nớt và cần phải được bảo vệ một cách cẩn trọng hơn và tính nguy
hiểm cho xã hội của hành vi giao cấu càng cao khi nạn nhân càng nhỏ tuổi.
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội, động cơ mục đích phạm tội,…không
phải là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP của tội Hiếp dâm trẻ em nhưng là những
yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc quyết định hình phạt vì xét ở một khía cạnh nào
đó, mức độ của hậu quả là căn cứ để đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi
phạm tội. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp việc xác định hậu quả của tội phạm
còn có ý nghĩa quan trọng trong việc định khung hình phạt trong CTTP tăng
nặng. Ví dụ như: làm nạn nhân có thai; gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân
mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 61% hoặc 61% trở lên; làm nạn nhân chết hoặc
tự sát;…
1.3.4. Mặt chủ quan của tội hiếp dâm trẻ em

- “Mặt chủ quan của tội phạm là hoạt động tâm lý bên trong của người
phạm tội” [3, tr.133]. Với ý nghĩa là một mặt của thể thống nhất tội phạm, mặt
chủ quan của tội phạm không tồn tại độc lập mà luôn gắn liền với mặt khách
quan của tội phạm. Hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội luôn luôn
gắn liền với các biểu hiện bên ngoài của tội phạm. Mặt chủ quan của tội phạm
bao gồm các nội dung chủ yếu là động cơ (điều thúc đẩy người phạm tội thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội), mục đích (điều người phạm tội nhằm đạt

SVTH: Dương Thị Hằng

22

GVHD: Bùi Thị Phương Quỳnh


Bài tập lớn Hình sự
đến khi thực hiện hành vi phạm tội) và lỗi (lý trí và ý chí của người phạm tội đối
với những biểu hiện bên ngoài của tội phạm).
- Trong CTTP của tội Hiếp dâm trẻ em được quy định ở Điều 112 BLHS
thì chỉ có lỗi là nội dung bắt buộc. “ Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với
hành vi nguy hiểm cho xã hợi của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra
được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý”. “Người thực hiện hành vi gây
thiệt hại cho xã hợi bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn
của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và xử sự
khác phù hợp với địi hỏi của xã hợi” [7, tr.136]. Lỗi của người phạm tội Hiếp
dâm trẻ em là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi giao cấu của mình
là trái ý muốn của nạn nhân, nguy hiểm cho xã hội, tuy có đủ điều kiện lựa chọn
thực hiện hành vi phù hợp với đòi hỏi của xã hội nhưng vẫn thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội, thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân bằng
một trong những thủ đoạn nêu trên (dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng

tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác).
Khi xác định lỗi của người phạm tội cần chú ý rằng “ Trên thực tế, chủ
thể của các tợi phạm có cấu thành tợi phạm hình thức có thể mong muốn (cố ý
trực tiếp) hoặc chấp nhận (cố ý gián tiếp) hành vi phạm tội trên cơ sở mong
muốn hoặc chấp nhận đặc điểm nhất định mà không phải là đặc điểm hậu quả
nguy hiểm cho xã hội”[ Tr.143] mà Tội hiếp dâm trẻ em lại là một tội phạm có
cấu thành hình thức nên lỗi của người phạm tội có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý
gián tiếp, người phạm tội có thể mong muốn thực hiện hành vi giao cấu trái ý
muốn với nạn nhân là trẻ em hoặc không quan tâm nạn nhân có phải là trẻ em
hay không. Cũng do Tội hiếp dâm trẻ em có cấu thành hình thức nên việc xác
định lỗi ở đây không phụ thuộc vào đặc điểm hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

SVTH: Dương Thị Hằng

23

GVHD: Bùi Thị Phương Quỳnh


Bài tập lớn Hình sự
Chương 2: Thực trạng tội hiếp dâm trẻ tại Việt Nam và một số
phương hướng nhằm hạn chế loại tội phạm này
2.1. Thực trạng tội Hiếp dâm trẻ em tại Việt Nam hiện nay
- Báo cáo của 63 tỉnh, thành phố cho thấy, trung bình mỗi năm, cả nước
xảy ra 1.000 vụ xâm hại tình dục, năm sau thường cao hơn năm trước, trong đó,
số trẻ em bị hiếp dâm chiếm đến 65%.
Đó là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo công bố thực trạng, giải pháp
về phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em và chương trình hành động vì trẻ em
năm 2012.
Theo con số thống kê của Bộ LD-TBXH; đến nay cả nước có hơn 25 triệu

trẻ em, chiếm 29% tổng dân số, trong đó có hơn 1,4 triệu em có hoàn cảnh đặc
biệt, hơn 1,2 triệu em bị khuyết tật... Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hiện nay là
tình trạng ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột trẻ em vẫn diễn biến phức tạp và
trở thành vấn đề bức xúc cho xã hội.
Điều đáng lưu tâm là tính chất của các vụ xâm hại trẻ em đặc biệt nghiêm
trọng, báo động về sự suy đồi đạo đức như: hiếp dâm tập thể, hiếp dâm trẻ em
dưới 5 tuổi, hiếp dâm rồi giết trẻ em, thầy giáo xâm hại học sinh... số trẻ bị xâm
hại tình dục nhiều lần chiếm 28,8% và số trẻ em bỏ học, sống lang thang và bị
xâm hại tình dục chiếm 11,6%.
Nạn bắt cóc trẻ em cũng nhức nhối không kém khi mỗi năm có đến gần
100 trẻ bị bắt cóc để bán sang Trung Quốc tập trung ở các địa bàn như: Hà
Giang, Điện Biên, Lai Châu... Các tỉnh biên giới như An Giang, Tây Ninh, tình
trạng trẻ em gái bị dụ dỗ, lừa bán sang Camphuchia để đưa vào các ổ mại dâm
khá nhiều.
Tình trạng bạo hàh trẻ em vẫn còn xảy ra khá phổ biến. Giai đoạn từ năm
2008-2010, cả nước đã có gần 4.000 vụ bạo lực trẻ em và khoảng 100 trẻ em bị
giết. Một số trẻ em bị chính cha mẹ mình, cô giáo hay người thân có hành vi
xâm hại, bạo lực.

SVTH: Dương Thị Hằng

24

GVHD: Bùi Thị Phương Quỳnh


Bài tập lớn Hình sự
Bên cạnh đó, bạo lực học đường diễn ra khá nhiều và cũng là vấn đề
khiến cac bậc phụ huynh cũng như nhà trường phải đâu đầu. Báo cáo của Bộ
GD-ĐT cho thấy , từ đầu năm 2009-2010 đến nay toàn quốc đã xảy ra hơn 1.600

vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Nhiều vụ có tính chất
nguy hiểm, gây thương tích, thậm chí tử vong. Một số vụ nữ sinh tổ chức đánh
nhau hội đồng, làm nhục bạn rồi quay clip tung lên mạng, học sinh bỏ học, tụ
tập thành băng nhóm sử dụng hung khí gây ra không ít vụ án nghiêm trọng đang
là mối lo ngại của toàn xã hội.
Đọc những bài báo, những mẩu tin về hành vi đáng lên án này, thực tế nó
càng rõ ràng hơn........
Đứng trước vành móng ngựa, các bị cáo đều đưa ra những lời lẽ nhằm
biện bạch cho động cơ đe hèn của mình để nhằm được giảm nhẹ hình phạt.
Nhưng các bị cáo đã nhận hình phạt thích đáng…….
Giở trò đồi bại với cháu bé hàng xóm
Vừa qua, tại phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Khắc Đủ (SN 1978) ở thôn
Ngăm Mạc, xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, Tòa án nhân dân
tỉnh Bắc Ninh đã tuyên phạt bị cáo này 12 năm tù về tội “hiếp dâm trẻ em”.
Nguyễn Khắc Đủ hành nghề sửa chữa xe, khoảng 13h ngày 12/3/2012,
cháu Nguyễn Thị H. (SN 2002), ở cùng thôn với Đủ đã mang chiếc xe cải tiến
đến nhà Đủ để vá săm xe. Khi vá săm chiếc xe cải tiến cho cháu H. xong,
Nguyễn Khắc Đủ đã nảy ý định cưỡng hiếp cháu H. Hắn vờ hỏi chuyện cháu để
tiến gần về phía cháu rồi sờ vào người cháu H.
Cháu H. thấy sợ nên định kéo xe về, thì nguyễn Khắc Đủ liền lừa cháu và
bảo phải chờ một lúc để xem vết vá có bị xì hơi không. Do lúc đó, vợ Đủ đi cấy,
con gái đi học, trong nhà chỉ có đứa con trai nhỏ đang mải xem vô tuyến, nên
thú tính trong con người Nguyễn Khắc Đủ càng trỗi dậy. Hắn tìm mọi cách để
lừa cháu H. đi xuống nhà ngang của gia đình hắn…
Tại đây, Nguyễn Khắc Đủ đã khống chế cháu H. để thực hiện hành vi hiếp
dâm, mặc cho cháu H. chống cự quyết liệt. Trong lúc tên Đủ đang thực hiện
SVTH: Dương Thị Hằng

25


GVHD: Bùi Thị Phương Quỳnh


×