Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

luật hình sự và những giá trị” của nó trong luật hồng đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.86 KB, 25 trang )

Bài tập lớn:

Giáo viên hớng dẫn: Đinh

Ngọc Thắng

A. M U
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử của Việt Nam từ xa xưa cho đến nay đã ra đời và hình thành nhièu bộ
luật khác nhau. Mỗi triều đại thì có những bộ luật và nét đặc trưng riêng, thể hiện ý
chí của giai cấp đó.
Nói đến các triều đại Việt Nam thì chúng ta khơng thể khơng nhắc tới triều Lê
với bề giày 360 năm tồn tại. Triều đại nhà Lê đã để lại những thành lại những thành
tựu đáng kể trên lĩnh vực pháp luật và điển chế, và một trong những bộ luật thành
cơng tiêu biểu có giá trị nhất của pháp luật thời lê nói riêng và xã hội phong kiến
nói chung là luật Hồng Đức. Qua nghiên cứu luật Hồng Đức, ta thấy rằng luật hình
sự dường như bao trùm toàn bộ bộ luật, mọi cái đều xử phạt theo luật hình sự. Luật
Hình sự trong bộ luật Hồng Đức nó phản ánh rất sâu sắc xã hội lúc bấy giờ. Qua
luật hình sự ta biết được tính nghiêm minh của xã hội lúc bấy giờ. Những biện pháp
áp dụng trong luật hình sự làm cho xã hội trở nên trật tự hơn.
Luật hình sự nó có một vai trị và giá trị hết sức to lớn khơng chỉ trong xã hội
xưa, mà cịn góp phần làm cơ sở lý luận và nền tảng để xây dựng hoàn thiện nền
pháp luật Việt Nam hiện nay.
Để hiểu thêm những chế định trong luật hình sự và những giá trị ảnh hưởng to
lớn của nó đối với pháp luật xưa và nay, nên việc tìm hiểu “luật hình sự và những
giá trị” của nó trong luật Hồng Đức được chọn làm đề tài tiểu luận.
2. Tình hình nghiên cứu.
Nghiên cứu luật hình sự trong Bộ luật Hồng Đức: Có bài viết của PTS. Thái
Vĩnh Thắng - Trường đại học Luật Hà Nội: Nghiên cứu về Tầm quan trọng của luật
Hình sự đối với khoa học pháp lý ngày nay.
Nghiên cứu: Tội trộm cắp tài sản trong Bộ luật Hồng Đức, TS. Hoàng Văn


Hùng - Trường đại học Luật Hà Nội.
Bài viết: Những tiến bộ còn sống mãi với thời gian: TS. Đỗ Ngọc Hà,và rất
nhiều các bài nghiên cứu của nhiều tác giả khác.
Tuy nhiên, nghiên cứu về luật hình sự và những giá trị của nó trong Bộ luật
Hồng Đức thì chưa có một cơng trình nào nghiên cứu tồn diện và sâu sắc. Vì vậy,
tơi mạnh dạn chọn đề tài này để nghiên cứu.
1


Bài tập lớn:

Giáo viên hớng dẫn: Đinh

Ngọc Thắng

3. Phm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài
3.1. Phạm vi
Tìm hiểu luật hình sự và những giá trị của nó trong Quốc Triều Hình Luật.
3.2. Đối tượng
Tập trung nghiên cứu về luật hình sự và những giá trị của nó trong Bộ luật
Hồng Đức và ý nghĩa đối với pháp luật Việt Nam hiện nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Đề tài nghiên cứu về luật hình sự và những giá trị của nó trong Bộ Luật
Hồng Đức. Vận dụng kiến thức pháp luật, lịch sử trên cơ sở am hiểu về thời đại.
Điều này giúp cho mỗi người dân hiểu hơn về luật hình sự và những giá trị to lớn
của nó đối với thời đại xưa và nay, và thấy được vai trị của nó trong việc điều
chỉnh hành vi của con người những hoạt động của xã hội.
4.2. Nhiệm vụ
Để làm rõ được mục đích trên, tiểu luận phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

Làm rõ những nội dung của luật hình sự trong Bộ luật Hồng Đức.
Làm bật được những giá trị lịch sử, thời đại của nó.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Tiểu luận được thực hiện bằng các phương pháp sau:
Phương pháp khảo sát.
Phương pháp liệt kê.
Phương pháp phân tích - tổng hợp.
Phương pháp so sánh.
Phương pháp liệt kê.
Các thao tác tư duy lôgic, duy vật biện chứng.
6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Đối với việc nghiên cứu tiểu luận nói chung, bước đầu đã tạo tiền đề cho việc
tiếp cận với các tri thức khoa học, làm quen với các cơng trình nghiên cứu sau này.
2


Bài tập lớn:

Giáo viên hớng dẫn: Đinh

Ngọc Thắng

Tiu lun ny làm tư liệu cho việc giảng dạy, nghiên cứu, học tập trong q
trình giảng dạy mơn Lịch Sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam.
Nghiên cứu về pháp luật triều Lê không chỉ hiểu thêm về triều đại này mà còn
hiểu thêm về cách xây dựng pháp luật của các nhà làm luật thời phong kiến. Đồng
thời, giúp ta rút ra được những bài học kinh nghiệm, những gợi ý lịch sử để nhìn
nhận về pháp luật Việt Nam hiện nay.
Trong quá trình nghiên cứu chúng ta đánh giá được một cách khách quan hơn
về luật hình sự và những giá trị của nó. Bên cạnh đó giúp chúng ta hiểu thêm về

những chế định, phong tục, tập quán trong luật hình sự của người Việt Nam.

3


Bài tập lớn:

Giáo viên hớng dẫn: Đinh

Ngọc Thắng

B. NI DUNG
CHNG 1. KHÁI QUÁT VỀ BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC
1.1. Hoàn cảnh ra đời và bố cục của Luật Hồng Đức
1.1.1. Hoàn cảnh ra đời.
Sau khi đánh bại quân Minh ngày 15/4/1928 Lê Lợi chính thức lên ngơi hồng
đế đóng đơ ở thành Đông Kinh (Thăng Long). Ngay sau khi lên ngôi vua Lê Thái
Tổ cũng như các vị vua kế nghiệp sau này rất chú trọng vào việc xây dựng Bộ máy
Nhà nước và pháp luật. Nhưng pháp luật buổi đầu của thời kỳ Lê Sơ tuy đã được
chú trọng nhưng chưa phát triển tới đỉnh cao. Vào thế kỷ XV, đã đánh dấu một
bước mới trong hoạt động của luật pháp đặc biệt trong thời kỳ của vua Lê Thánh
Tông với niên hiệu “Hồng Đức”.
Năm 1438 vua Lê Thánh Tông đã cử các triều thần đi sưu tập các điều luật mà
các triều vua trước đã ban hành, sau đó đã sửa đổi những điều luật không phù hợp,
chỉnh sửa và ban hành thêm những quy định mới và cuối cùng đã ban hành thành
bộ luật hoàn chỉnh mà tên gọi lúc ban đầu là “Lê Triều Hình Luật” mà trong sử
sách bây giờ gọi là “Luật Hồng Đức”. Bộ luật này được áp dụng chủ yếu trong thời
kỳ nhà nước Lê Sơ và sau đó được áp dụng cho các triều đại sau. Đến mãi thế kỷ
XVIII vẫn được sử dụng trên cơ sở được chỉnh lý một số điều cho phù hợp.
Hiện nay chúng ta khơng có Bộ luật Hồng Đức nguyên bản bởi vì bộ luật này

đã bị Lê Hoàng sửa đổi bổ sung thời kỳ Lê Mạc.
Tên gọi
Luật Hồng Đức là tên gọi thông dụng của Quốc Triều Hình Luật thời Lê Sơ
hiện vẫn cịn được lưu giữ đầy đủ. Hiện tại cũng có nhiều người cùng quan điểm
muốn gắn bộ luật tiêu biểu nhất của thời Lê với niên hiệu Hồng Đức và tên tuổi của
ông vua nổi tiếng Lê Thánh Tông, với cách gọi giản lược là Luật Hồng Đức.
Văn bản của bộ luật này là một trong những thư tịch cổ nhất hiện vẫn còn
được lưu giữ tại Viện nghiên cứu Hán - Nơm (Hà Nội). Tại đây có hai bản in ván
khắc đều có tên là Quốc Triều Hình Luật. Ngồi ra cịn có một bộ sách chép tay tuy
có tên gọi là Lê Triều Hình Luật, nhưng bản sao của nó lại là bản sao của Quốc
Triều Hình Luật (nhà Hậu Lê) và chép vào thời gian sau này.
Trong đó bản Quốc Triều Hình Luật mang ký hiệu A.341 là bản in khắc hoàn
chỉnh hơn cả và được coi là văn bản có giá trị nhất. Bộ luật trong sách gồm 6
4


Bài tập lớn:

Giáo viên hớng dẫn: Đinh

Ngọc Thắng

quyn, in vỏn khắc trên giấy bản, tổng cộng gồm 129 tờ đóng chung thành một
cuốn, sách không ghi tên tác giả, không có dấu hiệu niên đại soạn thảo hay niên đại
in ấn và cũng khơng có lời tựa hoặc các chú dẫn khác. Bìa nguyên bản cuốn sách đã
mất được thay thế bằng một tờ bìa viết bốn chữ Hán là Quốc Triều Hình Luật bằng
bút lơng. Nội dung của bộ luật này đã được Phan Huy Chú ghi chép trong phần
Hình luật chí của Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, nhưng thiếu so với cuốn sách
này 143 trong tổng số 722 điều.
Từ đầu thế kỷ XX, Quốc Triều Hình Luật đã được khảo dịch sang tiếng pháp.

Đến năm 1956, nó mới được dịch sang chữ quốc ngữ lần đầu tiên (Bản dịch của
Trường luật khoa đại học do Lương Thần Cao Nãi Quang phiên âm, và dịch nghĩa,
Nguyễn Sĩ Giác hiệu đính, Vũ Văn Mẫu viết lời tựa, nhà in Nguyễn Văn Của, Sài
Gòn, 1956). Gần đây, Viện sử học Việt Nam đã dịch thuật lại cho chuẩn xác hơn
(Nhà xuất bản pháp lý, Hà Nội - 1991). Một số học giả pháp, khi khảo dịch và
nghiên cứu cho rằng nó có tên là Lê triều hình luật được in năm 1977. Ý kiến của
Vũ Văn Mẫu chủ yếu dựa vào ý kiến của Phan Huy Chú viết về việc ban hành dưới
thời Lê Bộ Hồng Đức Hình Luật và lời đề tựa của vua Gia Long triều Nguyễn cho
bộ Hồng Việt Luật Lệ, trong đó ơng đánh giá rất cao bộ luật cổ này và gọi nó là
Bộ luật Hồng Đức.
Các ý kiến khác nhau cho rằng Bộ Quốc Triều Hình Luật đã soạn, sửa đổi
liên tục từ thời nhà Hậu Lê, trong đó có đóng góp to lớn dưới thơi Lê Thánh Tông.
Các ý kiến này chủ yếu dựa vào Đại Việt sử ký toàn thư với ghi chép là năm Thái
Hồ thứ 7(1949), vua Lê Nhân Tơng đã bổ sung thêm vào bộ hình luật chương điền
sản gồm 14 điều. Ngoài ra, qua các sử sách khác và qua các lần in khắc ván (với
những điểm khác nhau về nội dung của các bản), các bổ sung và các tên gọi các
đơn vị hành chính ghi trong bộ luật. Có thể nhận thấy rằng bộ luât này được soạn
thảo, bổ sung, hiệu đính qua nhiều đời vua triều Lê. Thời điểm khởi thảo , ban hành
lần đầu cho đến nay vẫn chưa rõ.
1.1.2 Bố cục
Quốc Triều Hình Luật trong cuốn sách A. 314 có 13 chương, ghi chép trong
6 quyển (5quyển có 2 chương/ quyển có 3 chương), gồm 722 điều. Ngoài ra, trước
khi đi vào các chương và điều thì Quốc Triều Hình Luật cịn có các đồ biểu quy
định về các hạng để tang và tang phục, kích thước và các hình cụ (roi, trượng,
gơng, dây sắt…).
5


Bài tập lớn:


Giáo viên hớng dẫn: Đinh

Ngọc Thắng

B cc c thể như sau:
Chương Danh vệ: 49 điều quy định về những vẫn đề cơ bản có tính chất chi
phối nội dung các chương điều khác (quy định về thập ác, ngũ hình, bát nghị, chuộc
tội bằng tiền…)
Chương Cấm vệ: 47 điều quy định về việc bảo vệ cung cấm, kinh thành va các
tội về cấm vệ
Chương Vi chế:144 điều quy định về hình phạt cho các hành vi sai trái của
quan lại, các tội về chức vụ.
Chương Quân chính: 43 điều quy định về trừng phạt các hành vi sai trái của
tướng sĩ, các tội quân sự.
Chương Hộ hôn: 58 điều quy định về hộ tịch, hộ khẩu, hôn nhân - gia đình và
các tội trong phạm vi các lĩnh vực này.
Chương Điền sản :59 điều, trong đó có 32 điều ban đầu và 27 điều bổ sung
sau (14 điều về điền sản mới tăng thêm, 4 điều về luật hương hoả , 9 điều về châm
chước bổ sung luật hương hoả) quy định về ruộng đất, thừa kể, hương hoả về các
tội trong lĩnh vực này.
Chương Thông gian: 10 điều quy định về tội phạm tình dục
Chương Đạo tặc: 54 điều quy định về tội trộm cướp, giết người và một số tội
chính trị như phản nước hại vua.
Chương Đấu tụng: 50 điều quy định về các nhóm tội đánh nhau, ẩu đả và các
tội vu cáo, lăng mạ.
Chương Trá ngụy: 38 điều quy định về các tội giả mạo, lừa dối
Chương Tạp luật: 92 điều, quy định những tội mà không thể thể xếp vào
chương khác.
Chương Bộ vong: 13 điều quy định về việc bắt tội phạm chạy trốn và các tội
thuộc lĩnh vực này.

Chương Đoán ngục: 65 điều, quy định về việc xử án, giam giữ can phạm và
những tội thuộc trong lĩnh vực này.
Hai chương cuối này đã có một số quy định về tố tụng, nhưng chưa hoàn
chỉnh.

6


Bài tập lớn:

Giáo viên hớng dẫn: Đinh

Ngọc Thắng

Nh vy, B Quốc Triều Hình Luật là một bộ luật tổng hợp, bao gồm nhiều
quy phạm pháp luật thuộc nhiều nghành luật khác nhau: luật hình sự, luật dân sự,
luật hơn nhân và gia đình, luật hành chính.
1.2.Những quy định trong lĩnh vực hình sự
1.2.1.Những nguyên tắc hình sự chủ yếu được thể hiện qua bộ luật.
- Nguyên tắc vô luật bất hình
Theo Điều 683, trong bản án, khi luận tội quan xử án phải dẫn đúng điều luật
nói về tội phạm đó, khơng được thêm bớt. Điều 685 cho hay, nhưng chế sắc của
vua luận tội gì, chỉ xét xử nhất thời chứ khơng phải là sắc lệnh vĩnh viễn thì khơng
được viện dẫn mà xử đốn việc sau. Theo Điều 708, nếu xét những tội có điều gì
nghi ngờ thì cứ chiểu theo tội đó mà giảm. Đặc biệt, Điều 722 quy định hình quan
khi định tội danh phải chiểu chính điều trong luật, khơng được tự ý thêm bớt hoặc
viện dẫn điều khác.
Các điều quy định trên thể hiện trên thể hiện nội dung của nguyên tắc này là:
+ Chỉ bị khép vào loại tội khi trong bộ luật có quy định tội danh đó, khơng bị
thêm bớt vào các tội danh khác.

+ Chỉ áp dụng mức hình phạt mà bộ luật đã quy định cho hành vi phạm tội đó.
Có thể nói đây là manh nha của nguyên tắc hình sự hiện đại là một hành vi
chỉ bị coi là tội phạm, khơng có một hình phạt nào lại không do luật quy định. để
bổ sung cho nguyên tắc này, Điều 642 của bộ luật quy định thêm về trừng phạt
những việc không được phép làm mà làm.
- Nguyên tắc chiếu cố
Nguyên tắc này được thể hiện ở một số loại người và nội dung chiếu cố.
Thứ nhất là sự chiếu cố theo đơn vị xã hội.
Điều 3 quy định tám hạng người được xét giảm tội (bát nghị ), gồm:
Nghị thân, là họ tôn thất từ hạng đản miếu (họ hàng nhà vua trong 5 thế hệ)
trở lên, họ hồng thái hậu từ tiểu cơng (hạng để tang 5 tháng trở lên).
Nghị cố, là những người cố cựu (chỉ những người cũ, đã theo giúp vua lâu
ngày hoặc những người giúp vua từ triều trước).
Nghị hiền, là những người có đức hạnh lớn.
7


Bài tập lớn:

Giáo viên hớng dẫn: Đinh

Ngọc Thắng

Ngh nng, l những người có tài năng lớn.
Nghị cơng, là những người có cơng hn lớn.
Nghị q, là những viên quan có chức sự từ tam phẩm trở lên, những quan
viên tản chức (chức quan nhàn tản, như chức học quan, hàn lâm) có tước từ nhị
phẩm trở lên.
Nghị cần, là những người cần cù chăm chỉ.
Nghị tân, là con cháu các triều vua trước.

Nội dung nghị giảm được quy định cụ thể ở các Điều 4,5,8 và 10. Theo đó,
những người thuộc diện Bát nghị, trừ khi phạm tội thập ác, cịn nếu phạm tội tử thì
các quan nghị án phải khai rõ tội trạng và hình phạt nên xử thế nào, làm thành bản
tấu dâng lên để vua quyết định, nếu phạm từ tội lưu trở xuống thì được giảm một
bậc, những người thuộc nghị thân được miễn tội đánh roi, đánh trượng, thích chữ
vào mặt (riêng họ hồng hậu thì dùng tiền để chuộc). Nếu người phạm tội mà được
hưởng nhiều bậc nghị giảm thì chỉ được giảm theo bậc giảm nhiều nhất chứ không
được giảm cả. Bát nghị là chế định của luật pháp Trung Hoa, ở Đại Việt lần đầu
tiên được vận dụng vào Bộ luật của triều Lê (nếu theo các văn bản cổ luật hiện
còn).
Hai là sự chiếu cố theo tuổi tác và đối với người tàn tật, phụ nữ.
Điều 16 quy định, những người từ 70 tuổi trở lên, từ 15 tuổi trở xuống hoặc
người bị tàn phế, phạm từ tội lưu trở xuống đều cho chuộc tội bằng tiền, trừ khi
phạm thập ác. Từ 80 tuổi trở lên, 10 tuổi trở xuống, hoặc bị ác tật, nếu phạm tội
phản nghịch, giết người đáng tội chết thì cũng phải tâu để vua quyết định, nếu ăn
trộm và đánh người bị thương thì cho chuộc tội bằng tiền, cịn ngồi ra thì khơng
bắt tội. Từ 90 tuổi trở lên, 7 tuổi trở xuống dầu bị tội chết cũng khơng hành hình,
nếu có kẻ nào xui xiểm thì bắt tội kẻ đó, nếu ăn trộm có tang vật thì kẻ nào chứa
chấp tang vật ấy phải bồi thường. Theo Điều 17, người già cả hoặc bị tàn tật trước
đây phạm tội đến khi già cả tàn tật mới bị phát giác, hoặc người khi còn bé phạm
tội đến khi lớn lên mới bị phát giác thì đều bị xử theo luật già cả, tàn tật, trẻ nhỏ.
Như vậy, qua đây ta thấy được tính nhân đạo trong Bộ luật Hồng Đức luôn
nghĩ và hướng về con người. Chính những giá trị này đã góp phần khơng nhỏ làm
nên sức sống của bộ luật.

8


Bài tập lớn:


Giáo viên hớng dẫn: Đinh

Ngọc Thắng

Trong lng hỡnh hoặc thi hành hình phạt đối với nữ phạm nhân, nhà làm luật
đã giành một số ưu đãi.
Ví dụ: Theo Điều 1, khi phạm tội đồ hoặc lưu, nam phạm nhân bao giờ cũng
bị đánh thêm trượng, còn nữ phạm nhân chỉ phải chịu tội roi. Theo Điều 680, nữ
phạm nhân tội tử, tội xuy mà đang có thai thì phải đủ 100 ngày sau khi sinh con
mới bị đem ra hành hình hoặc đánh roi.
Như vậy, nếu như việc chiếu cố về địa vị xã hội thể hiện bản chất giai cấp của
Bộ luật thì sự chiếu cố đối với người già, trẻ em tàn tật, phụ nữ biểu hiện tính nhân
đạo của nhà làm luật. Đây là điểm mới tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức so với các bộ
luật khác. Và chính điều này mà sau này các nhà làm luật đã vận dụng và học hỏi
nó.
- Nguyên tắc chuộc tội bằng tiền.
Nguyên tắc chuộc tội bằng tiền được thể hiện ở một số loại người được chuộc
tội, một số loại được chuộc bằng tiền, hoặc ở hình thức vơ ý phạm tội.
Theo Điều 6, những người họ hoàng hậu nếu bị ghép vào tội trượng, tội thích
chữ vào mặt thì được chuộc tội bằng tiền. Theo Điều 16, người già từ 70 tuổi trở
lên, trẻ em từ 15 tuổi trở xuống nếu phạm từ tội lưu trở xuống đều cho chuộc tội
bằng tiền, người từ đủ 80 tuổi trở lên, 10 tuổi trở xuống nếu phạm tội trộm cắp, tội
đánh người thành thương thì cho chuộc. Điều 14 quy định, những quan viên quân
dân phạm tội nếu vì sơ suất lầm lỗi từ tội lưu trở xuống thì cho chuộc tội bằng tiền,
trừ khi phạm vào thập ác.
Theo các Điều 22,23, 24 mức độ tiền chuộc của các tội như sau:
+ Tội trượng, mỗi trượng, quan tam phẩm thì phải chuộc 5 tiền, tứ phẩm 4
tiền, ngũ và lục phẩm 3 tiền, thất và bát phẩm 2 tiền, cửu phẩm và thứ dân 1 tiền.
+ Tội biếm, mỗi hạng, quan nhất phẩm phải chuộc 100 quan, nhị phẩm 75
quan, tam phẩm 50 quan, tứ phẩm 39, ngũ phẩm 25 quan, lục và thất phẩm 20

quan, bát và cửu phẩm 15 quan, dân đinh và nô tỳ 10 quan.
+ Tội đồ, khao đinh, tang thất phụ mà trước đó đã đồ làm nơ tỳ thì tiền chuộc
là 30 quan, tượng phương binh 60 quan, chủng tiền binh 100 quan.
+ Tội lưu, bị đầy đi châu gần chuộc 130 quan, châu ngoài 200 quan, châu xa
230 quan.
+ Tội tử là 330 quan.
9


Bài tập lớn:

Giáo viên hớng dẫn: Đinh

Ngọc Thắng

+ Ti b thích chữ vào mặt hoặc cổ, mỗi chữ, tam phẩm chuộc 2 quan, tứ
phẩm 1 quản 5 tiền, ngũ phẩm 1 quan, lục phẩm 7 tiền, thất phẩm 6 tiền, bát cửu
phẩm và thứ dân 5 tiền.
Việc quy định mức độ tiền chuộc tội đối với các quan tuỳ theo phẩm truật, vì
nhà làm luật quan niệm người có quan tước phải chịu trách nhiệm cao hơn dân
thường, chức tước càng cao, tiền chuộc càng lớn. Thập ác là những trọng tội, nên
không được chuộc. Trong luật không quy định việc chuộc tội đánh roi có mục đích
răn bảo, dạy dỗ người phạm tội biết xấu hổ.
Chuộc tội không chỉ nhằm làm giàu cơng khố mà cịn tạo điều kiện cho những
người giàu khơng phải chấp hành hình phạt khi phạm vào những tội nhất định. Mặt
khác, nguyên tắc chuộc tội thể hiên tính nhân đạo đối với người già, trẻ em, người
tàn tật.
- Nguyên tắc về trách nhiệm hình sự.
+Trách nhiệm hình sự liên đới là một trong những điểm đặc trưng của luật cổ.
Nguyên tắc này được thực hiện trên cơ sở hôn nhân, huyết thống và đồng cư. Điều

này được thực hiện ở hai khía cạnh.
Một là khi phạm vào một số lọai tội, người thân thích trong gia đình phải chịu
tội thay cho kẻ phạm tội. Theo khoản cuối của Điều 35, nếu tất cả người trong nhà
cùng phạm tội thì chỉ bắt tội người tơn trưởng. Điều 38 quy định, con cháu phải
thay thế ông bà, cha mẹ chịu tội đánh roi, đánh trượng, và được giảm một
bậc.Những quy định này nhằm đề cao trách nhiệm của người gia trưởng và đạo
hiếu của con cháu.
Ở khía cạnh thứ hai, đối với một số trọng tội, không những phạm nhân mà cả
vợ con cũng phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo các điều 411 và 412, những kẻ
phạm tội mưu phản, mưu đại nghịch thì khơng những kẻ phạm tội bị chém đầu, mà
cả vợ con điền sản đều bị tịch thu sung công. Việc liên đới chịu trách nhiệm hình sự
cịn được thể hiện qua nhiều khoản khác của Bộ luật. Về độ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự, theo Điều 16 những người từ 8 tuổi trở lên đến dưới 90 tuổi phải chịu trách
nhiệm hình sự về hành vi vi phạm của mình tuy có phân biệt ở mức độ và phạm vi
khác nhau.
- Miễn giảm trách nhiệm hình sự.

10


Bài tập lớn:

Giáo viên hớng dẫn: Đinh

Ngọc Thắng

Qua tinh thn và nội dung của một số điều khoản, những trường hợp sau đây
sẽ được tha miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
+ Tự vệ chính đáng,được quy định ở Điều 450.
+ Tình trạng khẩn cấp, theo Điều 553, người vơ cớ mà phóng ngựa chạy trong

phố phường đường ngõ ở kinh thành, hay trong đám đơng người thì bị xử phạt 60
trượng…
+ Tình trạnh bất khả kháng, Điều 499 quy định: Những việc lầm lỡ làm người
bị thương hay chết đều xét theo tình trạng sự việc mà giảm tội.
+ Trường hợp thi hành mệnh lệnh, như điều 553 đã dẫn ở trên.
+ Trường hợp tự thú, theo Điều 18, trừ tội thập ác và tội giết người.
- Nguyên tắc thưởng người tố giác và trừng phạt kẻ che giấu tội phạm.
Theo Điều 25, những người tố cáo việc mưu phản, mưu đại nghịch thì được
thưởng tước từ 3 tư trở lên, tố cáo việc phạm cấm lớn thì được thưởng 2 tư, tố cáo
mưu giết người được thưởng từ 100 quan trở lên, tố cáo việc giấu diếm ruộng đất
thì được thưởng 1 phần 10 số ruộng đất đó v.v..Khoản cuối của Điều 411quy định,
người cố tình dung túng giấu diếm kẻ mưu phản, mưu làm việc đại nghịch thì xử
như kẻ phạm tội.
Ngun tắc trên cịn thể hiện ở nhiều điều khoản khác nhau của Bộ luật.
- Nguyên tắc thân thuộc được che dấu tội cho nhau: Theo Điều 39, Điều
504…, người thân thích phải để tang từ 9 tháng trở lên, ông bà ngoại, cháu ngọai,
cháu nội, anh em chồng, vợ anh em, vợ chồng được che dấu tội cho nhau, trừ tội
mưu phản, đại nghịch, mẹ đẻ hoặc mẹ kế giết cha, cha mẹ nuôi giết con đẻ. Nguyên
tắc này nhằm đảm bảo trật tự gia đình gia trưởng phong kiến.
1.2.2.Tội phạm.
 Một số quan niệm của nhà làm luật về tội phạm:
Về khái niệm tội phạm và phân lọai tội phạm:
Quan niệm về tội phạm được hiểu rất rộng. Tuy khơng có những định nghĩa cụ
thể về tội phạm là gì nhưng trong Bộ Quốc Triều Hình luật thời Lê đã có những
quan niệm về tội phạm và việc xâm hại đến sự an toàn, bất khả xâm phạm của chế
độ quân chủ triều Lê, mà trước hết là sự an toàn của nhà vua và hồng cung(nhóm
11


Bài tập lớn:


Giáo viên hớng dẫn: Đinh

Ngọc Thắng

ti thp ỏc), xâm phạm đến trật tự kỷ cương, đạo đức xã hội theo quan điểm của
Nho giáo, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm tài sản của con người. Đến
thời nhà Nguyễn, trong Bộ Hồng Việt Luật Lệ cũng khơng có những định nghĩa
chung về tội phạm mà chỉ đi thẳng vào các quy định cụ thể đối với từng loại tội.
Nhìn chung pháp luật phong kiến chưa có những quy định, định nghĩa về tịng
phạm nhưng ta có thể hiểu được quan niệm tội phạm của pháp luật phong kiến là
tất cả những hành vi vi phạm không chỉ trong lĩnh vực hình sự mà trong cả lĩnh vực
dân sự, hành chính, thuế khóa, ruộng đất và cả trong quan niệm đạo đức.
Luật Hồng Đức phân lọai tội phậm theo hai hướng:
Hướng thứ nhất, lấy các lọai hình phạt (ngũ hình và các loại hình phạt khác)
để phân loại tội phạm. Trong Bộ luật, các loại tội phạm nhiều chỗ được gọi bằng
các tội danh: tội xuy, tội trượng, tội đồ, tội lưu, tội tử, tội biếm…
Hướng thứ hai, coi tội phạm có hai loại: nhóm tội thập ác(những tội nguy hại
đối với vương quyền và trật tự xã hội gia đình phong kiến) và những nhóm tội bình
thường khác.
- Phân biệt vô ý phạm tội với cố ý phạm tội.
Qua nhiều điều luật, nhà làm luật đã có sự phân biệt cố ý phạm tội và vô ý
phạm tội để có cách xử lý khác nhau. Quan niệm này được thể hiện nổi bật nhất ở
Điều 47: “Những người phạm tội, tuy tên gọi tội giống nhau, nhưng phải phân biệt
sự phạm tội vì lầm lỡ hay cố ý, phải xét tội nặng nhẹ mà thêm bớt, không nên câu
nệ để hợp với ý nghĩa việc xét xử hình án. Tha người tội lỗi khơng kể tội nặng, bắt
tội người cố ý không kể tội nhẹ.”
- Quan niệm về đồng phạm.
Tuy Bộ luật khơng có quy phạm định nghĩa chung về đồng phạm và các loại
người đồng phạm, nhưng qua một số điều khoản, nhà làm luật đã có ý niệm phân

biệt chính phạm và tịng phạm. Điều 469 quy định: Đồng mưu đánh người bị
thương, thì kẻ nào đánh nhiều đòn nặng là thủ phạm, kẻ chủ mưu cũng phải cùng
tội, cịn người tịng phạm thì được giảm một bậc. Theo điều luật này, chính phạm
gồm kẻ chủ mưu và thủ phạm (kẻ tích cực nhất trong việc thực hiện tội phạm) còn
những người khác là tòng phạm. Điều 36 quy định: nhiều người cùng phạm một tội,
thì lấy người khởi xướng làm đầu, người a tịng (tịng phạm) được giảm một bậc…
Cịn tịng phạm là gì? Điều 36 quy định nhiều người phạm cùng một tội mà có
12


Bài tập lớn:

Giáo viên hớng dẫn: Đinh

Ngọc Thắng

ngi trn trỏnh, hiện còn người bắt xưng ra người đang trốn đứng đầu, mà khơng
đủ người làm chứng, thì tội người bị bắt là a tịng…Nhìn chung, nhà làm luật thời
bấy giờ chưa nêu rõ ràng, cụ thể các loại người tòng phạm.
Các nhóm tội cụ thể:
- Nhóm tội thập ác.
Nói đến tội phạm trong luật pháp phong kiến, trước hết phải nói đến nhóm tội
thập ác. Thập ác là 10 trọng tội được coi là những tội nguy hiểm nhất. Thập ác là
chế định có nguồn gốc từ pháp luật Trung Hoa, được nhà làm luật Đại Việt vận
dụng từ thời Lý Trần. Lần đầu tiên, chúng ta biết được nội dung cụ thể nhóm tội
Thập ác của luật pháp phong kiến Đại Việt qua Bộ luật Hồng Đức, bởi hai bộ hình
thư Lý-Trần đã bị thất truyền.
Thập ác được ghi ngay đầu Bộ luật (Điều 2), chỉ sau quy định về ngũ hình
(Điều1). Nhưng điều 2 chỉ nêu tội danh và nội dung chủ yếu của tội Thập ác của
các bộ luật khác, đó cũng vẫn là các trọng tội; mưu phản, mưu đại nghịch, mưu

bạn, ác nghịch, bất đạo, đại bất kính, bất hiếu, bất mục, bất nghĩa, nổi loạn. Còn nội
dung chi tiết của những loại tội phạm này và chế tài hình phạt thì được quy định ở
những chương điều sau của bộ luật.
Ví dụ, tội danh mưu phản , mưu đại nghịch được nêu ở khoản 1, khoản 2 của
Điều 2 và được chi tiết hóa ở Điều 411: “Những kẻ mưu phản, mưu làm việc đại
nghịch thì xử tội chém bêu đầu, kẻ tịng phạm và thân đảng biết việc ấy đều phải
tội chém vợ con điền sản đều bị tịch thu làm của công, thưởng cho người tố giác
tước năm tư và một phần ba số điền sản tịch thu, quan sở tại đây khơng biết phát
giác và truy bắt, thì phải tội tùy theo tội nặng nhẹ. Cố tình dung túng hay giấu
diếm, thì xử như kẻ phạm tội”.
Tội mưu bạn (phản nước theo giặc ) được quy định cụ thể ở Điều 412:
“Những kẻ mưu phản hại nước theo giặc thì xử chém; kẻ biết việc ấy thì cũng đồng
tội: vợ con điền sản đều bị tịch thu sung làm của công ; thưởng cho người cáo giác
cũng giống như thưởng cho người cáo giác việc mưu phản. Nếu ai trốn tránh trong
rừng núi, đã hơ hào mà khơng trở về, thì phải khép vào tội mưu phản, nếu kháng
cự với tướng hiệu thì xử như tội đã hành động ”.
Tội ác nghịch được chi tiết hóa ở Điều 416 và một số điều khác.
Tội bất đạo được quy định tỉ mỉ ở các Điều 420 và Điều 421.
13


Bài tập lớn:

Giáo viên hớng dẫn: Đinh

Ngọc Thắng

Ti i bt kính được nêu chi tiết ở các Điều 430 và 431.
Tội bất hiếu được nêu cụ thể ở nhiều điều.Theo Điều 475, lăng mạ ơng bà cha
mẹ thì xử tội lưu châu ngồi, đánh thì lưu đi châu xa, đánh bị thương thì xử tội

giảo, vì lầm lỡ mà làm chết thì xử tội lưu châu ngồi, cịn nếu bị thương thì xử tội
đồ làm chủng điền binh.
Thập ác là những trọng tội nguy hiểm nhất, nên tội nhân không được hưởng
nghị giảm theo chế độ bát nghị, không được chuộc tội bằng tiền, không được
hưởng chế độ đặc xá hoặc đại xá.
Trong thập ác có 4 tội bảo vệ vương quyền , 5 tội bảo vệ quan hệ hôn nhân gia
đình phong kiến và một tội trừng trị những hành vi phạm tội vô cùng dã man, tàn
ác xâm hại nghiêm trọng một trong những tiêu chí đạo đức hàng đầu của đạo
Nho .Thập ác là chế định thể hiện rõ nhất bản chất của pháp luật phong kiến, trật tự
xã hội gia đình phong kiến.
Những nhóm tội phạm khác.
Các tội xâm phạm an toàn về thân thể của vua, xâm phạm sự an toàn, yên tĩnh,
nghi lễ của cung phủ. Nhóm tội này được thể hiện trong Chương Cấm vệ.Và được
thể hiện rõ nhất qua các Điều 50, 51, 52, 64,66,73…
Các tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người; xâm phạm nhân
phẩm, danh dự của con người bề trên. Nhóm tội này được thể hiện ở Chương Đạo
tặc, Đấu tụng, Tạp luật được thể hiện qua các điều 415, 465, 475, 473, 489…
Các tội xâm phạm đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn chế độ xã hội phong
kiến. Nhóm tội này được quy định trong các Chương Vệ cấm, Đạo tặc và được thể
hiện trong những điều 74,75,78,79, 413.
Các tội quân sự: Nhóm tội này được quy định trong Chương Quân chính.
Người phải chịu trách nhiệm hình sự là tướng sĩ trong quân đội.
Các tội xâm phạm chế độ sở hữu ruộng đất và sở hữu của người khác.
Các tội xâm phạm chế độ hơn nhân gia đình phong kiến và các tội tình dục.
Nhóm tội này được quy định ở các Chương Hộ hôn, Thông gian, Đấu tụng. Được
thể hiện trong các điều 37, 321, 475, 476, 481, 506, 511.
Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Nhóm tội này được quy định ở các
Chương Bộ vong, Đoán ngục, Tạp luật, Vi chế, Trá ngụy.
14



Bài tập lớn:

Giáo viên hớng dẫn: Đinh

Ngọc Thắng

1.3.3. Hỡnh pht.
Mt số quan niệm của nhà làm luật về hình phạt.
Theo quan niệm của luật hình hiện đại, hình phạt là chế tài đặc trưng riêng của
luật hình và chỉ áp dụng đối với phạm nhân. Nhưng các nhà làm luật phong kiến
nói chung và triều Lê nói riêng có quan niệm rất rộng về hình phạt. Hình phạt là
chế tài phổ biến đối với các hành vi vi phạm dù trong lĩnh vực hình sự hay dân sự,
hành chính, hơn nhân gia đình, ln thường đạo lý… Quan niệm đó làm cho hình
phạt trong luật hình phong kiến nói chung cũng như trong bộ Quốc Triều Hình Luật
nói riêng có tính chất phổ biến.
Một điểm khác cũng dễ dàng nhận ra rằng, nhà làm luật phong kiến có quan
niệm qúa cứng nhắc và chi tiết về hình phạt.
Đối với trường hợp phạm nhiều tội, Điều 37 quy định: “Người nào phạm hai
tội trở lên cùng phát hiện ra một lúc thì theo tội nặng mà định tội, cịn tội nhẹ hơn
thì giảm một bậc. Nếu tội phát hiện trước chưa định, mà tội sau lại phát hiện ra thì
cứ theo hai tội cùng phát hiện mà xử án, kể tang vật mà định tội. Nếu phạm tội
nhiều lần thì tính gồm tang vật lại mà định tội”.
Mặc dù bộ luật đã đề ra những hình phạt tỉ mỉ cho từng hành vi phạm tội,
nhưng cũng khơng thể dự tính được hết mọi trường hợp. Trong trường hợp khơng
có điều khoản nào quy định hình phạt cụ thể, Điều 41 quy định “ khi định tội mà
khơng có điều luật chính đáng như đáng giảm tội thì tội nặng cũng có thể cho là tội
nhẹ (như cho tội phạm vì lầm lỡ), nếu đáng thêm tội thì cho dù tội nhẹ cũng có thể
cho là tội nặng (như cố ý)
 Những hình phạt cụ thể

Ngũ hình
Đây là nhóm chế tài có nguồn gốc từ pháp luật Trung Hoa, đã được các nhà
làm luật Đại Việt vận dụng thời Lý, Trần. Ngũ hình được hiện diện rõ ràng trong
Bộ luật Hồng Đức. Ngũ hình nhằm đề cao răn đe. Ngũ hình là 5 hình phạt bao gồm:
1. Hình phạt xuy (đánh roi), có 5 bậc: 10 roi, 20 roi, 30 roi, 40 roi, 50 roi. Mắc
tội này có thể kèm theo hình phạt tiền, biếm chức. Xuy hình áp dụng cho cả đàn bà
và đàn ơng. Hình phạt đánh roi khơng chỉ làm đau về thể xác, mà còn làm cho
phạm nhân xấu hổ răn chừa.
15


Bài tập lớn:

Giáo viên hớng dẫn: Đinh

Ngọc Thắng

2. Hỡnh pht trượng (đánh bằng gậy), có 5 bậc, 60 trượng, 70 trượng, 80
trượng, 90 trượng và 100 trượng. Tội trượng chỉ áp dụng cho đàn ông, đàn bà được
thay bàng tội xuy. Trượng cũng là chính hình nhưng cũng có khi là phụ hình đối với
các tội biếm, đồ, lưu.
3. Hình phạt đồ có 3 bậc, tuỳ theo cơng việc nặng nhọc mà phạm nhân phải
làm, mỗi bậc lại phân biệt công việc của đàn ông và của đàn bà.
+ Bậc nhẹ là dịch đinh và dịch phu.
Dịch đinh là hình phạt áp dụng đối với đàn ông và kèm đánh 80 trượng. Dịch
đinh có nhiều hạng.
Dịch phụ là hình phạt áp dụng đối với người phụ nữ và đánh 50 roi. Dịch phụ
cũng có nhiều hạng, nếu phạm tội nhẹ, thì dân đồ làm thứ phụ ở làng cịn cịn các
vợ quan chức đồ làm viên phụ, nếu phạm tội nặng thì bị đồ làm tang thất phụ.
+ Bậc hai nặng hơn, làm trượng phường binh (đối với đàn ông) và xuy thất tỳ

(đối với đàn bà )
Tượng phường binh: quét dọn chuồng voi, đánh 80 trượng và thích vào cổ hai
chữ.
Xuy thất tỳ: Nấu cơm nuôi quân, đánh 50 roi và thích vào cổ hai chữ.
+ Bậc ba nặng nhất chủng điền binh và thung thất tỳ.
Chủng điền binh dành cho đàn ơng, làm lính lao động ở đồn điền của Nhà
nước, đánh 50 roi và thích vào cổ bốn chữ.
4. Hình phạt lưu: Lưu đày phạm nhân đi nơi xa, có 3 bậc
+ Lưu cận châu (châu gần): đày đi làm việc nặng ở Nghệ An. Hình phạt phụ:
thích vào mặt 6 chữ và đàn ơng bị đánh 90 trượng, bắt đeo xiềng, đàn bà bị đánh 50
roi.
+ Lưu ngoại châu (châu ngoài): lưu đến Bố Chánh (Quảng Bình). Phụ hình:
đàn ơng bị đánh 90 trượng, thích vào mặt 8 chữ và đeo xiềng 2 vòng, phụ nữ chịu
phụ hình như ở bậc cận châu.
+ Lưu viễn châu (châu xa): đày lên Cao Bằng. Phụ hình đàn ơng bị đánh 100
trượng, thích vào mặt 10 chữ và đeo xiềng 3 vịng, phụ nữ phụ hình của đàn bà như
2 bậc trên.
5. Hình phạt tử (giết chết), có 3 bậc
16


Bài tập lớn:

Giáo viên hớng dẫn: Đinh

Ngọc Thắng

. Tht c (giảo), chém đầu (trảm).
. Chém bêu đầu (khiêu).
. Lăng trì, dân gian thường gọi là tùng xẻo, tội nhân bị xẻo từng miếng thịt rồi

bị mổ bụng, moi ruột, cho đến chết, sau đó cịn bị cắt rời chân tay và bẻ gãy hết
xương.
Những hình phạt ngồi ngũ hình
+ Biếm tư: là một hình phạt độc đáo của bộ luật nhà Lê.
Điều 27 quy định, những tội xử biếm thì định ra các bậc: 1 tư, 2 tư, 3 tư, 4 tư ,
5 tư. Điều 46 quy định tùy từng bậc của tội biếm mà người bị biếm phải chịu đánh
xuy hay trượng.
+ Phạt tiền
Điều 26 quy định, những tội xử phạt tiền gồm có 3 bậc, bậc nhất từ 300 quan
đến 500 quan, bậc nhì 60 đến 200 quan, bậc 3 từ 5 đến 50 quan. Đây là một trong
một số điều khơng thấy có trong luật pháp Trung Hoa.
+ Tịch thu tài sản: Là một loại phụ hình và có 2 mức độ.
Tịch thu tồn bộ tài sản, nếu phạm tội nặng, phạm nhân thường bị tịch thu
toàn bộ tài sản.
Tịch thu một phần tài sản, thường được áp dụng đối với phần tài sản có liên
quan trực tiếp đến việc phạm tội. Các đồ vật dùng để gây án, tài sản do phạm pháp
mà có.
+ Thích chữ vào cổ hoặc mặt.
Đây cũng là một phụ hình tương đối phổ biến, thường được áp dụng đối với
các tội lựu, đồ, trượng, xuy. Thích chữ vào cổ hay mặt, số chữ nhiều hay ít, phụ
thuộc vào tội nhẹ hay nặng. Hình phạt này vừa mang tính nhục hình vừa để người
khác dễ nhận biết ra tội nhân.
+ Xung vợ con người phạm tội làm nơ tì chỉ áp dụng với các tội mưu phạt,
mưu đại nghịch, mưu bạn (Điều 411, 412)
Điều 411 “Những kẻ mưu làm phản, mưu làm việc đại nghịch thì xử tội chém
bêu đầu, kẻ tịng phạm và thân đảng biết việc ấy đều phải tội chém; vợ con điền
sản bị tịch thu sung làm của công; thưởng cho người cáo giác tước năm tư, và một
phần ba số điền sản tịch thu. Quan sở tại khơng biết phát giác và truy bắt, thì phải
17



Bài tập lớn:

Giáo viên hớng dẫn: Đinh

Ngọc Thắng

ti tựy theo việc nặng nhẹ. Cố tình dung túng hay dấu diếm, thì xử như kẻ phạm
tội”
Điều 412 “Những kẻ mưu phản nước theo giặc thì bị xử chém; nếu đã hành
động thì xử tội bêu đầu; kẻ biết việc ấy thì cũng đồng tội; vợ con điền sản đều phải
tịch thu sung làm của công; thưởng cho người cáo giác cũng giống như thưởng
người cáo giác việc mưu phản. Nếu ai trốn tránh trong rừng núi, đã hô hào gọi mà
không trở về, thì bị khép vào tội mưu phản, nếu kháng cự với tướng hiệu thì xử như
tội đã hành động”.
Trong luật hình sự có sự kết hợp giữa Hình và Lễ. Luật hình sự trong bộ luật
Hồng Đức nghiêm khắc nhưng độ lượng.

CHƯƠNG 2:
NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA LUẬT HÌNH SỰ TRONG LUẬT HỒNG ĐỨC
2.l. Giá trị chung của bộ luật.
Quốc Triều Hình Luật là một bộ luật được nhiều nhà khoa học trong nước và
nước ngoài đánh giá rất cao về nhiều phương diện trong lịch sử phong kiến Việt
Nam. Luật pháp thời này nghiêm đến mức “của rơi ngồi đường khơng ai nhặt,
nhà nhà đêm ngủ mở cửa không phải lo trộm cướp”. Đây là bộ luật chịu ảnh hưởng
sâu sắc của Nho giáo, là bộ luật ra đời trong thời điểm Nho giáo có mức độ, điều
kiện và phạm vi ảnh hưởng rộng rãi và sâu sắc nhất.
Luật Hồng Đức là công cụ quan trọng để xây dựng và củng cố nhà nước quân
chủ trung ương tập quyền. Khơng những vậy nó cịn bảo vệ những giá trị đạo đức
Nho giáo, đặc biệt là đạo đức trong gia đình. Bộ luật đã quan tâm đến lợi ích của

con người trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Bộ luật cịn mang đậm tính
nhân đạo sâu sắc. Điều này được thể hiện rõ trong các điều về phụ nữ, trẻ em,
người già cả, người tàn tật…Quốc Triều Hình luật thể hiện “tính phản ánh” sâu sắc
và tinh tế mà tiêu biểu là sự kết hợp chặt chẽ giữa Nho giáo và phong tục tập quán,
giữa luật và tục lệ.
Luật Hồng Đức không những được các nhà nghiên cứu cổ luật ở trong nước
đánh giá cao mà còn được một số học giả nước ngoài ca ngợi.
18


Bài tập lớn:

Giáo viên hớng dẫn: Đinh

Ngọc Thắng

u th kỷ, trong lời giới thiệu và dịch sang tiếng pháp ngữ Bộ luật Hồng
Đức, Deloustal đã đánh giá cao sự sáng tạo mang đậm tính cách Việt của luật pháp
thời Lê, mặc dù trong Bộ luật này, những dấu ấn ảnh hưởng của luật pháp triết học
Trung Hoa là điều không tránh khỏi. Và gần đây, Trường Đại học Harard-một
trường đại học nổi tiếng lừng danh cuả Mĩ đã dịch sang tiếng Anh Bộ Luật Hồng
Đức. Trong phần khảo cứu bằng phương pháp so sánh, các nhà làm luật đã nêu bật
được những nét đặc sắc của Bộ luật này cũng như trình độ văn minh mà dân tộc
Việt đã đạt được vào thế kỷ XV – XVIII trong mối tương quan với các quốc gia lân
cận khác của nền văn minh Đông Á như Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên cũng
chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Cùng chung quan điểm này, chủ nhiệm khoa luật Á
Đông của Trường Đại học luật khoa Harvard - ông OliverOldman đánh giá:
“Chúng ta thấy trong nhiều thế kỷ qua, sự cố gắng của nước Việt Nam thời Lê, một
sự nỗ lực thường xuyên đối với việc xây dựng một nhà nước dân tộc mạnh và sự
bảo hộ cho những quyền tư hữu hợp pháp bởi hệ thống pháp luật tiến bộ với nhiều

sự tương đương về chức năng so với những quan niệm pháp luật Phương Tây cận
đại ”.
Quốc Triều Hình Luật là bộ luật xưa nhất còn lưu giữ được đầy đủ. Và đây
được coi là bộ luật quan trọng nhất và chính thống nhất của triều Lê. Quốc Triều
Hình Luật là một thành tựu có giá trị đặc biệt trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Nó
khơng những là đỉnh cao so với những thành tựu pháp luật của triều đại trước mà
còn đối với cả bộ luật được biên soạn vào đầu thế kỷ XIX: Hoàng Việt Luật Lệ do
Gia Long ban hành năm 1812.
Ở đầu thế kỷ, Deloustal khi giới thiệu về nền pháp luật của nước Việt Nam cổ
xưa đã dịch sang pháp ngữ bộ luật thời Lê và đánh giá cao sự sáng tạo mang đậm
tính cách Việt Nam của luật pháp thời Lê mặc dù trong bộ luật này có những dấu ấn
ảnh hưởng của pháp luật và Triết học Trung Hoa là điều không thể tránh khỏi.
Nhưng với Hoàng Việt Luật Lệ của nhà Nguyễn thì chỉ sự sao chép gần như
ngun vẹn tồn bộ luật của triều Mãn Thanh Trung Hoa. Bộ luật Gia Long mất hết
cả tính một nền pháp chế Việt Nam. Bao nhiêu sự tân kỳ mới lạ trong bộ luật triều
Lê khơng cịn lưu giữ lại một chút dấu tích nào trong Bộ luật nhà Nguyễn.
Bộ luật Hồng Đức là cả sự nỗ lực cố gắng của triều Lê. Như chủ nhiệm khoa
luật Á Đông của Trường Đại học luật khoa Havard - Ông Oliver Oldman xác
nhận trong sự đánh giá: “… Chúng ta đã thấy trong nhiều thế kỷ qua sự cố gắng
19


Bài tập lớn:

Giáo viên hớng dẫn: Đinh

Ngọc Thắng

ca nc Vit Nam thời Lê, một sự nỗ lực thường xuyên đối với việc xây dựng một
nhà nước dân tộc mạnh và những bảo hộ cho những quyền tư hữu hợp pháp bởi hệ

thống pháp luật tiến bộ. Với nhiều sự tương đương về chức năng so với pháp luật
Phương Tây cận đại.”
Một bộ luật có giá trị xứng đáng được coi là một trong những thành tựu tiêu
biểu của nền văn hiến nước ta và xứng đáng được giới thiệu rộng rãi không chỉ đối
với những người làm luật, làm sử mà đối với tất cả những ai quan tâm tới văn hóa,
văn minh của dân tộc Việt Nam.
Qua đây ta thấy được giá trị to lớn của luật Hồng Đức – một bộ luật đi trước
thời đại. Dường như bao nhiêu sự kết tinh của ý chí con người trong mọi thời đại
đều được hiện diện trong Bộ luật Hồng Đức. Các nhà làm luật thời đó đã nhận định
được rằng: “Muốn cai trị đất nước, muốn xã hội ổn định đi vào vịng trật tự thì cần
phải có một hệ thống pháp luật nghiêm minh, hoàn chỉnh”.
Bộ luật Hồng Đức vừa có ý nghĩa lịch sử, vừa có ý nghĩa thời đại. Các nhà
làm luật xưa cũng đã vận dụng học hỏi Bộ luật Hồng Đức để xây dựng thành bộ
luật cho triều đại mình, khơng chỉ trong nước mà các nước trên thế giới cũng học
hỏi, chọn lọc những giá trị của điều Bộ luật Hồng Đức vào. Chúng ta đã sống cách
xa thời đại Lê mấy trăm năm nhưng hiện nay trong công cuộc xây dựng hệ thống
pháp luật chúng ta vẫn vận dụng, học hỏi, chọn lọc những điều của Bộ luật Hồng
Đức.
2.2. So sánh với các bộ luật khác
2.2.1. So sánh với luật Trung Hoa.
Qua việc tìm hiểu Bộ luật Hồng Đức ta nhận thấy rằng luật Hồng Đức có
những điểm tương đồng và có những điểm khác biệt với luật Trung Hoa.
Luật pháp phong kiến Trung Quốc có từ lâu đời và phát triển tới một trình độ
lập pháp cao. Bởi vậy, nên các nhà làm luật Đại Việt đã tiếp thu những thành tựu
lập pháp của Trung Quốc.
Bộ luật Hồng Đức có nhiều điểm đặc sắc riêng biệt cả về nội dung và hình
thức (bố cục), với những điều khơng giống hoặc khơng có trong luật pháp Trung
Quốc. Bộ luật Hồng Đức khác với bộ luật Trung Hoa ở chỗ đã phân biệt pháp luật
vật chất với pháp luật thủ tục, đã tách luật gia tộc khỏi luật dân sự và luật hành
chính, thừa nhận quyền tài sản của người phụ nữ. Đặc biệt là trong luật hình sự thì

20


Bài tập lớn:

Giáo viên hớng dẫn: Đinh

Ngọc Thắng

phỏp lut Trung Hoa dã man, tàn bạo hơn bộ luật Hồng Đức. Luật Hồng Đức có
nhiều điều rất nhân đạo, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, trẻ em, người già…
Nói chung luật Hồng Đức có nhiều điểm tiến bộ hơn luật Trung Hoa về nội dung
cũng như cách bố cục.
Bộ Đường luật số nghị có 500 điều, 12 chương, 30 quyển cịn Bộ luật Hồng
Đức có 722 điều, 13 chương, 6 quyển. Bộ luật Hồng Đức có nhiều chương hơn. Bộ
luật Hồng Đức hơn bộ luật nhà Đường 22 điều. Đặc biệt trong lĩnh vực hình sự thì
có nhiều điều mới, tiến bộ, nhân đạo mà luật Trung Hoa không có.
2.2.2. So sánh với bộ luật nhà Nguyễn.
So với bộ Hoàng Việt Luật Lệ hay luật Gia Long ra đời sau hàng ngàn thế kỷ,
có thể thấy Bộ luật Hồng Đức chưa có tính khái qt cao và phân ngành rõ như
Hồng Việt Luật Lệ. Tuy nhiên, có những điều trong Bộ luật Hồng Đức rất tiến bộ
vượt trước thời đại nhất là trong lĩnh vực hình sự. Như GS. Vũ Văn Mẫu đã viết
khi nhận xét về Hoàng Việt Lệ: “Bao nhiêu những sự tân kỳ mới lạ trong luật triều
Lê đã khơng cịn lưu lại một chút dấu tích nào trong luật nhà Nguyễn. Khơng cịn
những điều khoản liên quan đến hương hỏa, đến chúc thư, đến các điều kiện về
giá thú, đến chế độ tài sản của vợ chồng”.
Như vậy, Bộ luật Hồng Đức ra đời trước mà nó có những điểm mới tiến bộ
hơn luật pháp nhà Nguyễn.
2.3. Đánh giá
2.3.1. Điểm tiến bộ.

Điểm tiến Bộ trong luật Hồng Đức ta thấy vai trò của người phụ nữ đã được
khẳng định và đề cao hơn rất nhiều.
Trong luật hình sự thì ta thấy rằng hình phạt phạm nhân nữ bao giờ cũng nhẹ
hơn so với phạm nhân nam. Luật hình sự trong các hình phạt rất ưu ái phụ nữ, trẻ
em, người già. Luật Hồng Đức nghiêm khắc nhưng độ lượng.
Trên đây là những điểm tiến bộ vượt trước thời đại của luật Hồng Đức. Bên
cạnh những điểm tiến bộ thì luật Hồng Đức cịn có những điểm hạn chế sau.
2.3.2. Điểm hạn chế.
Luật hình sự trong Bộ luật Hồng Đức cịn có những thiếu sót trong việc đưa ra
các khái niệm về tội phạm. Trong các hình phạt thì luật cịn rất bênh vực quan lại,
những người có tiền chính điều này đã làm mất sự cơng bằng, bình đẳng, làm mất
21


Bài tập lớn:

Giáo viên hớng dẫn: Đinh

Ngọc Thắng

lũng tin ca nhân dân. Trong Bộ luật Hồng Đức có những hình phạt cịn q tàn
nhẫn. Khơng có những điều khoản quy định hình phạt cụ thể mà chỉ quy định
chung chung. Chưa có tính khái qt cao và chư phân ngành rõ.
2.4. Giá trị của luật hình sự đối với pháp luật Việt Nam hiện nay.
Pháp luật Việt Nam hiện nay, đặc biệt là luật hình sự đã vận dụng luật Hồng
Đức vào rất nhiều. Có thể nó luật hình sự trong bộ luật Hồng Đức là cơ sở, nền
tảng cho việc ban hành bộ luật hình sự của Việt Nam hiện nay.
Qua việc nghiên cứu luật hình sự trong Bộ luật Hồng Đức và bộ luật hình sự
ngày nay ta thấy rằng luật hình sự ngày nay có rất nhiều những điều luật tương
đồng với luật Hồng Đức. Tuy nhiên do hồn cảnh khác nhau nên hình phạt cụ thể

của nó khơng giống nhau. Cụ thể như:
Luật hình sự Việt Nam hiện nay cũng phân rạch ròi ra Tội phạm, Hình phạt.
Trong tội phạm thì cũng có khái niệm về tội phạm và cũng phân ra cố ý phạm tội và
vô ý phạm tội; quan niệm về âm mưu phạm tội và hành vi phạm tội; quan niệm về
đồng phạm. Luật hình sự Việt Nam hiện nay cũng đưa ra hình phạt cho người che
giấu tội phạm, khơng tố giác người phạm tội. Trong luật hình sự Việt Nam hiện nay
cũng có những nhóm tội phạm khác như:
+ Các tội xâm phạm về thân thể của người khác.
+ Các tội xâm phạm đến trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính, thể thức
nghi lễ.
+ Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người, xâm phạm đến nhân
phẩm, danh dự của những người bề trên.
+ Các tội xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn chế độ xã hội.
+ Các tội về quân sự.
+ Các tội xâm phạm đến chế độ hơn nhân gia đình và các tội tình dục.
+ Các tội xâm phạm tới hoạt động tư pháp.
Trong luật hình sự hiện nay cũng có chương quy định về hình phạt.
Qua hai bộ luật ta thấy quan niệm về hình phạt là tương đối giống nhau. Hình
phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất và chỉ áp dụng đối với tội phạm.
Hình phạt có tính chất phổ biến, mục đích của nó là nhằm trừng trị những người
phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành con người có ích cho xã hội, có ý thức tuân
22


Bài tập lớn:

Giáo viên hớng dẫn: Đinh

Ngọc Thắng


theo phỏp lut. Bên cạnh đó hình phạt cịn nhằm giáo dục người khác tơn trọng
pháp luật, đấu tranh phịng ngừa và chống tội phạm để làm cho xã hội đi vào vòng
trật tự.
Luật hình sự hiện nay kế thừa các hình phạt của luật Hồng Đức như: Tử hình,
tuy nhiên trong luật Hồng Đức thì cách thức thể hiện tử hình có phần dã man hơn
bởi nó theo tập tục của phong kiến. Bên cạnh tử hình thì cịn có phạt tiền, tịch thu
tài sản.
Qua việc nghiên cứu, so sánh, đối chiếu hai bộ luật ta thấy được tầm qua
trọng, tác động to lớn của luật hình sự trong Bộ luật Hồng Đức đối với luật pháp
Việt Nam hiện nay, nó góp một phần khơng nhỏ trong việc xây dựng hồn thiện bộ
luật hình sự hiện nay. Nó khơng chỉ có tác động tới pháp luật Việt Nam mà cịn có
tác động trong việc xây dựng luật pháp của nhiều nước khác.
Luật Hồng Đức là một bộ luật cổ nhất của Việt Nam nhưng giá trị của nó thật
to lớn. Hiện nay luật hình sự trong Bộ luật Hồng Đức nó có vai trò quan trọng trong
việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Đã mấy trăm năm trơi qua đã có biết bao
nhiêu học giả, nhà làm luật đã dày công nghiền ngẫm giấy mực để nghiên cứu về
bộ luật này. Qua đây ta thấy được tầm quan trọng và giá trị to lớn vượt thời đại của
luật Hồng Đức đặc biệt là luật hình sự.

C – KẾT LUẬN
Quốc Triều Hình Luật là bộ luật có những thành tựu to lớn, có những nét
riêng biệt thể hiện độc đáo bản sắc dân tộc và tính độc lập của một quốc gia có chủ
quyền. Đây là bộ luật khẳng định được giá trị và vị thế của mình trong lịch sử hệ
thống pháp luật của dân tộc cũng như trên thế giới bởi những giá trị vượt trước thời
đại của nó. Bộ luật thể hiện tính nhân đạo sâu sắc. Những giá trị trong Quốc Triều
Hình Luật thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, bao trùm lên tất cả các lĩnh vự
kinh tế – xã hội. Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo được in đậm trong nhiều quy
phạm pháp luật được ghi trong Quốc Triều Hình Luật, khơng chỉ dưới khía cạnh gia
đình mà cịn được nhân rộng ra dưới khía cạnh kinh tế bằng những chính sách trọng
nơng nghiệp, chính sách quân điền, chính sách an dân, chính sách ổn định sản xuất

23


Bài tập lớn:

Giáo viên hớng dẫn: Đinh

Ngọc Thắng

nụng nghip. Vic nghiên cứu những ảnh hưởng của Nho giáo trong bộ luật Hồng
Đức không những giúp ta lý giải một cách sâu sắc nhiều lĩnh vực pháp luật, chế
định pháp luật, quy phạm pháp luật mà cịn góp phần quan trọng để bổ sung những
cơ sở lý luận cần thiết đối với quá trình xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật
hiện nay.
Trong luật Hồng Đức thì luật hình sự có một vai trị rất quan trọng. Việc tìm
hiểu luật hình sự và những giá trị của nó giúp ta có một cái nhìn thiết thực và tổng
quan hơn về xã hội. Khơng những vậy nó cịn có một vai trị to lớn, có thể nói đó là
nền tảng, cơ sở lý luận góp phần quan trọng để xây dựng và hoàn chỉnh nền pháp
luật Việt Nam hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1.

Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng, Các Triều Đại Việt Nam. Nxb, Thanh niên
– Hà Nội – 2001.

2.

Phạm Điềm, Vũ Thị Nga, Lịch Sử Nhà Nước và Pháp Luật Thế Giới.
Nxb, Công An Nhân Dân- Hà Nội- 2003.


3.

Lê Quang Định, Hồng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí. Nxb, Thuận
Hố- 2005.

4.

Ngơ Sỹ Linh, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Nxb, KHXH- 1697.

5.

Vũ Văn Mẫu, Cổ Luật Việt Nam Lược Thảo. Nxb, Tư Pháp- Hà Nội
2004.
24


Bài tập lớn:

Giáo viên hớng dẫn: Đinh

Ngọc Thắng

6.

Nam Trung, Sỏch Lịch Luật Hình Sự Việt Nam. Nxb, Chính Trị Quốc
Gia- 2003.

7.


GSTS. Lê Minh Tâm, Ths. Vũ Thị Nga, Lịch Sử Nhà Nước và Pháp
Luật Việt Nam. Nxb, Công An Nhân Dân- Hà Nội – 2007.

8.

Trưỡng Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn. Nguyễn Cảnh Minh, Đại Cương
Lịch Sử Việt Nam, Tập 1.

9.

GSTS. Lê Minh Tâm. Lý Luận Chung về Nhà Nước và Pháp Luật.
Nxb, Tư Pháp- Hà Nội – 2004.

10.

GSTS. Thái Vĩnh Thắng, Luật Hiến Pháp Việt Nam.Nxb, Công An
Nhân Dân- 2007.

11.

Nguyễn Hợp Toàn, Pháp Luật Đại Cương. Nxb, Kinh Tế Quốc DânHà Nội- 2006.

12.

Bộ Luật Hình Sự Nước Cộng Hồ Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Nxb,
Giao Thông Vận Tải.

13.

Quốc Triều Hình Luật – Luật Hình Triều Lê. Nxb, Tp. Hồ Chí Minh.


25


×