Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Thực trạng hiện tượng tự tử ở lứa tuổi thanh thiếu niên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.9 KB, 27 trang )

PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài.
Bất kì thời đại nào thì tầng lớp thanh thiếu niên cũng được xem như là tài
nguyên quan trọng của quốc gia.Sinh thời Bác Hồ đã khẳng định “Một năm khởi
đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.
Câu nói của Người đã khẳng định niềm tin vào thế hệ thanh thiếu niên trong sự
nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Ngày nay vai trò của thế hệ thanh
thiếu niên Việt Nan lại càng trở nên quan trọng khi họ đại diện cho bộ mặt của
cả một quốc gia, là lực lượng xung kích,là nền tảng để đưa đất nước sánh vai với
những cường quốc lớn mạnh trên thế giới. “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta
mà tự hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hơm nay?” Câu hát đó như một lần nữa nhắc
nhở mỗi người trong chúng ta về trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc.
Nhà văn Nga N.A Ostrotesky đã viết “Cái quý giá nhất của con người là
cuộc sống, đời người ta chỉ sống một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận
về những tháng năm đã sống hồi sống phí, cho khỏi hổ thẹn… Để khi nhắm
mắt xi tay ta có thể nói rằng: “Cả đời ta, cả sức ta đã dâng hiến cho sự nghiệp
cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng lồi người” đủ để thấy giá
trị của cuộc sống đối với mỗi người và đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên. Hơn
nữa tuổi trẻ luôn được xem là lứa tuổi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người
với những ước mơ,những hoài bão,những dự định lớn lao cho tương lai.
Các bạn thanh niên thiếu niên, họ khơng chỉ sống cho chính bản thân
mình mà cịn sống vì gia đình,vì xã hội,vì tương lai của cả một đất nước.
Thế nhưng thật đáng buồn vì thực tiễn cho thấy rằng tình trạng tự tử ở lứa
tuổi thanh thiếu niên đang không ngừng gia tăng.Các bạn ra đi bỏ lại trách nhiện
với gia đình và xã hội, bỏ lại cuộc sống với những ước mơ,hoài bão đang giang
dỡ.
1


Và cho đến nay vẫn chưa có bất cứ cơ quan nào chịu trách nhiệm về


việc phòng ngừa các vụ tự tử ở giới trẻ,trong lúc đó dân số Việt Nam đang già
hóa rất nhanh. Theo điều tra Dân số, năm 2011, tỷ lệ người cao tuổi (NCT), trên
60 tuổi của Việt Nam đã hơn 8,6 triệu người, chiếm gần 10% dân số, tỷ lệ NCT
trên 65 tuổi chiếm 7% dân số. Theo qui định của Liên hợp quốc, một quốc gia
được coi là già hóa dân số khi tỷ lệ người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) chiếm
10% tổng số dân số hoặc tỷ lệ người trên 65 tuổi trở lên chiếm 7% tổng số dân.
Nếu tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm trên 20% tổng số dân hoặc tỷ lệ người
từ 65 tuổi trở lên chiếm 14% tổng dân số thì quốc gia đó được gọi là dân số già.
Vậy một vấn đề đặt ra Việt Nam làm sao phát triển vững mạnh khi người già
ngày một nhiều mà lực lượng thế hệ trẻ ngày càng giảm?
Xét thấy vai trò to lớn của giới trẻ trong công cuộc xây dựng,đổi mới và
bảo vệ tổ quốc cùng với tình trạng gia tăng khơng ngừng về mức đọ và số lượng
các vụ tự tử ở giới trẻ tôi xin chọn đề tài “Thực trạng hiện tượng tự tử ở lứa tuổi
thanh thiếu niên hiện nay” để làm bài luận của mình.
II. Mục đích nghiên cứu
-Đánh giá được thực trạng về hiện tượng tự tử ở lứa tuổi thanh thiếu niên
hiện nay
-Nguyên nhân gây ra hiện tượng tự tử ở lứa tuổi thanh thiếu niên hiện nay.
-Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tình trạng tự tử của tầng lớp thanh thiếu
niên Việt Nam hiện nay.
III. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng tự tử ở lứa tuổi thanh thiếu niên Việt Nam.

2


PHẦN HAI : NỘI DUNG BÀI LUẬN
I.Những khái niệm khoa học liên quan đến đề tài.
1. Khái niệm tự tử
Theo Từ điển Tiếng Việt: “TT hay tự sát là tự giết hại mình. Hay TT là tự

giết chết mình một cách cố ý, đồng nghĩa với tự sát, tự vẫn” .
Theo “TT (Hán Việt: có nghĩa là “tự giết”, tiếng
Anh: suicide, bắt nguồn từ tiếng La tinh nghĩa là “giết chính mình”) hay tự sát,
tự vẫn là hành động của một người cố ý gây ra cái chết cho chính mình” .
Theo PGS. Cao Tiến Đức (Bệnh viện 103): TT, tự sát, tự vẫn hay tự kết
liễu… đều là những từ ngữ chỉ chung một hiện tượng khi con người thực hiện
hành vi tự gây ra cái chết cho bản thân mình. Đó là một sự lựa chọn có chủ tâm,
suy nghĩ, cố ý tự làm hại bản thân mình với mong muốn được chết.
Theo định nghĩa WHO: TT là hành động cố ý giết chết bản thân mình.
Các yếu tố nguy cơ của TT gồm các rối loạn tâm lý và một số bệnh thể chất như:
ung thư, HIV, v.v… Những hành vi TT gây nguy hiểm cho nạn nhân và thường
để lại nhiều di chứng trên cơ thể, chấn thương tâm lí lâu dài.
Trong tâm lí học, có nhiều quan điểm khác nhau về TT. Theo nhà Tâm lí
học người Mĩ, E.Shneidman, TT là hành động tự làm tổn thương, cố ý chấm dứt
sinh mạng của bản thân. TT không phải là một chứng bệnh, không phải do sự
bất bình thường về mặt sinh học, nó cũng phải là một hành động vô đạo đức và
không phải một hành vi phạm pháp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Walter hurst – nhà Tâm lí học người New Zealand cho rằng, việc đưa ra
quyết định TT thường bị thúc đẩy bởi ý muốn chấm dứt sự sống hơn là muốn
chết. TT là một lựa chọn khi phải đối diện với nỗi đau khổ cùng cực, dường như
vượt quá mức chịu đựng của cá nhân và tự thân không thể nào giải quyết được.
Trong cuốn sách Definition of Suicide xuất bản năm 1985, E. Shneidman
đã định nghĩa TT như sau: TT là một hành động tự kết liễu đời sống của bản
thân một cách có ý thức. Ở đấy, người ta phải đối mặt với một tình cảnh vơ cùng
khó khăn, phức tạp và họ nhận thấy rằng, TT là một giải pháp tốt để giải quyết
3


khó khăn đó. Hành vi tự tử (suicidal behaviour) theo định nghĩa của Tổ chức Y
tế thế giới bao gồm 3 thành phần: ý tưởng tự sát (chỉ thể hiện trong ý nghĩ); mưu

toan tự sát (có hành vi để tự tử, nhưng khơng thành cơng); tự sát (có hành vi tự
tử đi đến tử vong). Dự báo của Tổ chức Y tế thế giới, thì đến năm 2020 tự tử sẽ
là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở các nước phát triển và hàng thứ 2 ở các nước
đang phát triển( />2.Quy định về độ tuổi thanh thiếu niên.
Ở Việt Nam thanh thiếu niên là lứa tuổi từ 10 đến 24 tuổi.
Trong đó:
Vị thành niên: 10-19 tuổi ,chia làm hai giai đoạn:
+giai đoạn đầu từ 10-14 tuổi.
+giai đoạn sau từ 15-19 tuổi.
Thanh niên: từ 19-24 tuổi.
II. Thực trạng về vấn đề tự tử ở lứa tuổi thanh thiếu niên hiện nay
1. Nhìn chung về thực trạng tự tử trên thế giới và ở Việt Nam.
Với việc công nghệ thông tin phát triển như vũ bão,chỉ cần sử dụng mạng
internet trong vài giây bạn sẽ có được những thống kê , con số “đáng sợ” về số
người tự sát trong thời gian qua.
Mỗi năm thế giới có khoảng 20-60 triệu người cố tự tử, với khoảng 1 triệu
người chết và trung bình cứ hai phút thì có một người chết vì tự tử. Con số này
cao hơn cả số người thiệt mạng vì án mạng và chiến tranh!( Con số trên được
tiến sĩ Jose Manoel Bertolote, một quan chức sức khỏe tâm thần thuộc Tổ chức
Y tế thế giới (WHO) đưa ra nhân Ngày thế giới ngăn ngừa tự tử lần thứ ba).
Trong 45 năm qua tỷ lệ tự tử đã tăng 60% trên tồn thế giới. Hàng năm,
có khoảng hơn 1 triệu người chết vì tự tử. Tự tử là nguyên nhân gây tử vong
đứng hàng thứ 13 ở mọi lứa tuổi trên thế giới và là một trong những nguyên
nhân hàng đầu gây tử vong ở lứa tuổi vị thành niên và người lớn trẻ tuổi tại các
nước đang phát triển. Các nước Đơng Âu có tỷ lệ tự tử cao nhất toàn cầu (45 75 người/ 100.000 người). Ở Mỹ, tự tử là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong cho
4


thanh thiếu niên độ tuổi từ 15 - 24. Đa số các trường hợp tự tử xảy ra ở Châu Á
là do dùng thuốc bảo vệ thực vật.Đó quả là những con số khủng khiếp.

Nhiều người cứ nghĩ rằng “chết là kết thúc tất cả” nhưng liệu có phải như
vậy?
Năm 2013 kỷ niệm lần thứ 11 Ngày Phòng chống tự tử trên toàn thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới, Hội Phòng chống tự tử thế giới (International Association
for Suicide Prevention – IASP) với chủ đề “Kỳ thị - Rào cản phòng chống tự
tử”.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới và những đánh giá gần đây gánh nặng ngân
sách dành cho cơng tác chăm sóc sức khỏe thì tự tử là một trong những khó
khăn lớn ở các nước thu nhập cao và đang nảy sinh ở các nước thu nhập
thấp. Như vậy rõ ràng tự tử kéo theo những gánh nặng nặng nề cho cả gia đình
và xã hội.
Cịn ở Việt Nam thì sao? Số người tự sát ở nước ta cũng không hề nhỏ.
Nghiên cứu ở các nước phát triển và các nước đang phát triển, phát hiện
có các rối loạn tâm thần ở 80 - 100% các trường hợp chết do tự sát. Người ta
ước lượng rằng nguy cơ tự sát trong cuộc đời của những người có rối loạn cảm
xúc (chủ yếu là trầm cảm) là 6 - 15%; với người nghiện rượu là 7 - 15%; và với
tâm thần phân liệt là 4 - 10%.Một điều đáng chú ý ở đây là thành phần nào
chiếm số vụ tự tử nhiều nhất? Đó chính là những người ở độ tuổi vị thành
niên,thanh niên. Thật quá đau lịng đó độ tuổi đẹp nhất trong cuộc đời,là độ tuổi
cho những ước mơ,dự định lớn lao.
Qua đó để thấy rằng vấn nạn tự tử đang là một vấn đề nhức nhối khơng
chỉ ở giới trẻ mà cịn đối với tồn cộng đồng chính vì vậy xã hội hiện nay cần
phải đặc biệt quan tâm đến đến vấn đề này.
2.Thực trạng hiện tượng tự tử ở lứa tuổi thanh thiếu niên hiện nay.
Tại Việt Nam, tỷ lệ thanh thiếu niên từng nghĩ đến chuyện tự tử và từng
tìm cách kết thúc cuộc sống của mình đã tăng cao hơn gấp đôi so với năm 2005
(Theo cuộc điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên lần thứ 2, năm
5



2010). Số lượng người dân có ý nghĩ tự tử chiếm khoảng 8,9% dân số (Theo
nghiên cứu của bác sĩ Trần Thị Thanh Hương và các đồng sự, năm
2006, />chongtutu.htm). Kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt
Nam năm 2008 cũng cho thấy, trong hơn 10.000 thanh thiếu niên thì trên 73%
người từng có cảm giác buồn chán, hơn 4% từng nghĩ đến chuyện tử tự. So với
số liệu cuộc điều tra trước đó vào năm 2003, các chuyên gia nhận thấy tỷ lệ
thanh thiếu niên trải qua cảm giác buồn chán đã tăng lên. Đáng chú ý, tỷ lệ nghĩ
đến chuyện tự tử tăng lên khoảng 30%(theo , Báo động tự tử
tuổi vị thành niên) .Theo số liệu của Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, TP
HCM, trong vòng một năm (từ tháng 5/2007 - 5/2008), bệnh viện này tiếp nhận
310 ca tự tử dưới 16 tuổi, trong đó 4 ca tử vong. Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP
HCM trong vòng một tháng đã phải cấp cứu cho 4 trường hợp trẻ tự tử bằng
thuốc diệt cỏ. Số liệu thống kê của Bệnh viện Nhi đồng 2, TP HCM cũng cho
thấy, có đến 47 trường hợp trẻ tìm đến cái chết trong năm 2008. Những số liệu
trên đã gióng lên hồi chng báo động về nạn tự tử vị thành niên.
Có thể nhận thấy, hiện tượng thanh thiếu niên tự tử cũng như học sinh tự
tử ở Việt Nam đã và đang diễn ra hết sức phức tạp. Chỉ trong 3 tháng đầu năm
2012, theo thống kê của một số trang Internet, cả nước đã có khoảng 10 vụ học
sinh tự tử.
Mỗi ngày trơi qua ta lại thấy có thêm rất nhiều tin tức,bài báo về những vụ
tự tử thương tâm xảy ra,nhiều khi nguyên nhân chỉ là những xích mích nhỏ nhặt
trong cuộc sống đời thường.
Chúng ta hãy cùng xem qua những thống kê cụ thể về những vụ tự tử của
giới trẻ hiện nay để thấy rõ hơn thực trạng này:
- Ngày 2/11/2013, trên địa bàn tổ 11, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên
(Hà Nội). Bạn trẻ tên Hòa đã tự tử trong phòng trọ. Nguyên nhân của cái chết là
do suy nghĩ tiêu cực về chuyện tình cảm.

6



- Ngày 13/4/213, một học sinh lớp 12 ở trường THPT Thanh Chương 1
(huyện Thanh Chương, Nghệ An) đã gieo mình xuống dịng sơng Lam tự vẫn.
- Ngày 31/3/2013, người dân TP Pleiku, Gia Lai tá hỏa vì một cậu học trị
lớp 8 treo cổ tự tử vì nghi bạn gái phản bội.
- Ngày 17/3/2013, 3 nữ sinh THCS Phan Chu Trinh (xã Đắk Sắk, Đắk
Mil, Đắk Nông) uống thuốc độc tự tử vì sợ cơ giáo mắng.
- Ngày 11/3/2013, em Lầu Thị Dế, học sinh lớp 11, Trường Dân tộc nội
trú huyện Điện Biên Đơng đã ăn lá ngón để tự vẫn vì cơ đã làm hỏng chiếc điện
thoại di động bố cho.
- Ngày 28/2/2013, bị nghi ngờ ăn trộm đồ đạc, nữ sinh M.T lớp 12 Anh
THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) thắt cổ tự tử trong kí túc xá.
- Trước đó, ngày 10/2/2012, cháu Lương Thị H, sinh năm 1997, học sinh
một trường cấp 2 tại Hải Dương đã tự tử vì bị cho rằng ăn trộm quần áo tại một
cửa hàng.
- Tháng 1/2012, bị cô giáo bắt chép lại bài kiểm tra, nữ sinh K.O lớp 12
của trường THPT tư thục Đông Quan (huyện Đông Hưng, Thái Bình) đã nhảy từ
tầng 2 xuống đất tự tử.
Những vụ học sinh tự tử trong những năm trước đây cũng cho thấy mức
độ nghiêm trọng của vấn đề:
- Chiều 24/5/2006, 5 học sinh nữ sinh năm 1993, học lớp 7 trường THCS
Phượng Hoàng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương rủ nhau trầm mình tập thể tại
đoạn sơng Hương chảy qua địa phận xã. Các em dùng khăn buộc tay nhau nhảy
xuống sông, để lại 5 bức thư gửi cho gia đình và nhà trường cùng một nội dung
xin vĩnh biệt thầy giáo, bạn bè vì bị gia đình mắng mỏ và bị phân biệt đối xử
nam nữ. Trước đó, các em đã từng "ăn thề", kết nghĩa chị em và từng định bỏ
nhà đi nhưng không thành.
- Ngày 24/5/2006: Bị gia đình ngăn cản vì yêu đương quá sớm, chểnh
mảng việc học hành, “cặp tình nhân” là học sinh cấp 2 đã rủ nhau uống thuốc
ngủ tự tử ngay tại nhà cô bé. Khoảng 20h, bố của Đ.T.T.T. (sinh năm 1990) ở

7


quận Long Biên - Hà Nội đi làm về, phát hiện con gái cùng bạn trai là Đ.X.T.
(sinh năm 1991) đã uống thuốc ngủ tự tử tại gia đình. Được phát hiện sớm và
đưa đi cấp cứu kịp thời, 2 em đã được các bác sỹ cứu sống.
- Ngày 16/2/2006, 9 HS nữ đều 14 tuổi và đang học tại Trường THCS Cổ
Nhuế A - Từ Liêm - Hà Nội, sau khi pha 100 viên thuốc ngủ vào cà phê đã uống
và hậu quả là 5 em phải nhập viện do hôn mê sâu. Ở trong lớp các em là nhóm
bạn chơi rất thân với nhau. Học kỳ I, một số bạn trong nhóm có kết quả học tập
kém, bị gia đình trách móc, làm các em rất chán nản.
- Ngày 7/10/2005: Sợ bị mắng, 3 HS 12 tuổi, trường Trường THCS thị xã
Bến Tre (tỉnh Bến Tre) uống thuốc ngủ, được nhà trường cùng gia đình lập tức
đưa đi cấp cứu tại bệnh viện tỉnh.Nguyên nhân: ba HS được giáo viên chủ
nhiệm yêu cầu làm bản tự kiểm điểm về kết quả học tập không tốt và buộc phải
đưa cho phụ huynh ký tên vào. Các em không dám mang về cho bố mẹ xem nên
rủ nhau uống thuốc tự tử.

8


Hiện tượng học sinh tự tử ở nước ta chưa nhận được sự quan tâm thỏa
đáng, vẫn chưa có một thống kê cụ thể nào về vấn đề này. Những vụ việc được
báo đài đưa tin chỉ là những vụ việc điển hình, trên thực tế cịn khơng ít những
vụ việc học sinh tự tử mà dư luận xã hội chưa được biết đến.
Khơng chỉ ở Việt Nam mà cịn ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, vấn
nạn tự tử của giới trẻ cũng đang đặt ra thách thức lớn, là bài tốn hóc búa cho
tưng lai của mỗi quốc gia.
Chúng ta hay cùng xem xét vấn đề này ở Nhật Bản-một cường quốc trên
thế giới.

Kể từ năm 1998 đến nay, số người tự tử hằng năm tại Nhật Bản luôn ở
trên ngưỡng 30.000 người, tức mỗi ngày có khoảng gần 90 người chết. Đây
được xem là quốc nạn của nước này. Giống như tại phần lớn các nước phát triển,
ở Nhật Bản, tự tử là nguyên nhân gây tử vong số 1 đối với thanh niên, chiếm 1/3
số người chết ở độ tuổi từ 20 đến 49. Số người chết do tự tử cao gấp 5 lần số
người chết vì tai nạn giao thơng đường bộ. Okada từng là một ca sĩ kiêm diễn
viên nổi tiếng trong thập niên 1980. Cô nổi tiếng không chỉ nhờ tài năng thiên
bẩm, mà cịn bởi tính cách dịu dàng và nụ cười quyến rũ.
Vậy mà ở tuổi 18, vào năm 1986, cơ tự kết liễu cuộc đời bằng cách gieo
mình xuống từ mái nhà Sun Music, ở quận Yotsuya, Tokyo. Sau cái chết của cô,
hàng loạt các vụ tự tử khác xảy ra như một phản ứng dây chuyền. Một điều đáng
nói ở quốc gia này là tình trạng rủ nhau tự tử trên internet, trên các trang mạng
xã hội, rõ ràng gia đình và xã hội đã biết rõ ý định tự tử cùa các em nhưng
không thể ngăn cản. Số người chết,số ca nhập viện cấp cứu vì tự tử.... khơng
ngừng tăng lên mỗi giờ, mỗi ngày....
Tóm lại tự tử ở giới trẻ hiện nay không chỉ là thực trạng đau xót ở Việt
Nam mà cịn vấn nạn chung trên tồn thế giới. Mỗi quốc gia cần có sự quan
tâm thỏa đáng của các nhà quản lý giáo dục, của mỗi gia đình và tồn xã hội.
Hậu quả sẽ là rất đau đớn khi hiện tượng này vẫn diễn ra. Bản thân những người
tự tử sẽ vĩnh viễn mất đi cơ hội được sống, được học tập và phấn đấu, gia đình
9


sẽ phải gánh chịu một vết thương tinh thần vô cùng to lớn, xã hội sẽ mất đi
những chủ nhân tương lai.
III. Nguyên nhân dẫn đến tỉnh trạng tự tử ở lứa tuổi thanh thiếu niên
hiện nay.
Nhìn chung, các vụ việc tự tử ở giởi trẻ Việt Nam thường xuất phát từ một
số các nguyên nhân sau: Không đạt được kết quả mong muốn trong học tập như:
thi rớt, bị điểm kém…; Bị mất danh dự, bị sỉ nhục trước trường, trước tập thể

lớp; Bị người thân xúc phạm, vu oan, hiểu lầm; Bị áp lực do gia đình, nhà
trường kỳ vọng ở các em quá cao trong học tập; Gia đình có nhiều xung đột
khơng thể giải quyết: cha mẹ thường cãi vã nhau, anh em hiềm khích…; Bị ngăn
cấm trong tình yêu, tình bạn; Bị gia đình người thân ruồng bỏ; Phải chịu những
đợt khủng hoảng kéo dài, có cảm giác cơ đơn khơng cịn ai để tâm sự, chia sẻ;
Mặc cảm với tội lỗi như bị cưỡng hiếp, quay cóp bị phát hiện được…; Sụp đổ
khi đang thần tượng một ai đó; Tử tự cũng là một cách chứng minh rằng các em
vô tội; Tử tự cũng là một cách trả thù; Do không dám đương đầu với những
hồn cảnh khó khăn, bế tắc trong cuộc sống; Do các em khơng tìm thấy được ý
nghĩa của cuộc sống.
Đứng trước những vụ việc tự tử ở giới trẻ, chúng ta thường cho rằng đó là
những hành động “dại dột, bồng bột” , nhưng thực chất nó là kết quả của sự
cộng hưởng giữa 3 cái thiếu: Thiếu cân bằng trong tâm sinh lý lứa tuổi - thiếu kỹ
năng ứng phó - thiếu chỗ dựa từ thầy cơ, cha mẹ.
Dưới góc độ sinh lý, chúng ta đều biết ở độ tuổi thanh thiếu niên, hưng
phấn trong thần kinh rất mạnh, do đó các em dễ mất kiểm sốt và có hành động
bất ngờ.
Dưới góc độ tâm lý, tuổi mới lớn đang gặp nhiều trục trặc trong thời điểm
dậy thì, tính tự ái cực kỳ cao, dễ thổi phồng mọi việc, lại gặp những vấp váp đầu
đời trong khi chưa có kinh nghiệm sống, chưa có kỹ năng ứng phó.
Dưới góc độ quan hệ xã hội, đây là lúc mà vị thế của người lớn giảm một
bậc trong mắt trẻ và các em tự nâng vị thế của mình lên một bậc, cho mình nhiều
10


quyền quyết định hơn - thậm chí quyết định cả mạng sống của mình, giữa các
em và người lớn đang có một “dấu cách” nhất định, gia đình ít gần gũi và ít sát
sao các em hơn so với lúc trước.
Những nguyên nhân nêu ra ở trên được chia làm hai nhóm :nguyên nhân
chủ quan và nguyên nhân khách quan.

1.Nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân chủ quan bao gồm các mặt về tâm lý( trong đó có nhận nhận
thức) , sinh lý.
Tùy vào từng độ tuổi khác nhau mà nguyên nhân cũng khác nhau.Trong
lứa tuổi thanh thiếu niên xét dưới góc độ tâm,sinh lý thì ở độ tuổi học sinh
THCS và học sinh THPT, sinh viên có nhiều sự khác nhau.
1.1 nguyên nhân sinh lý.
a.Lứa tuổi học sinh THCS.
-Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều về mặt cơ thể.
Tầm vóc của các em lớn lên trơng thấy.Sự phát triển của hệ xương ,chủ yếu là
xương tay ,xương chân rất nhanh, nhưng xương ngón tay,ngón chân lại phát
triển chậm.Chính vì thế ta có thể nhận ra sự thiếu cân đối về hình thể,sự lóng
ngóng vụng về trong khi làm việc và sinh hoạt.Ý thức được điều đó các em ln
cố gắng che giấu nó bằng các điệu bộ khơng tự nhiên,cầu kì,tỏ ra vẻ mạnh mẽ
,can đảm để người ngồi khơng chú ý tới vẻ bề ngồi của mình.Vì thế chỉ cần
một sự mỉa mai, chế giễu nhẹ nhàng về hình thể cũng gây cho các em những
phản ứng gay gắt.
- Ở tuổi thiếu niên, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt, dẫn đến thiếu
niên khơng làm chủ được cảm xúc của mình, khơng kiềm chế được xúc động
mạnh. Các em dễ bị kích động, dễ bực tức, cáu gắt, mất bình tĩnh…
- Đây là thời điểm các em bước vào giai đoạn dậy thì, tâm lý theo đó cũng
có nhiều biến động , thay đổi.
-Xét về phương diện tình cảm. Tình cảm của các em học sinh trung học
cơ sở đã trở nên sâu sắc và phức tạp hơn nhiều so với các em học sinh tiểu học.
11


Các em dễ bị kính động ,vui buồn chuyển hóa dễ dàng tuy tình cảm cịn mang
tính chất bồng bột nhưng lại hăng say.Tính dễ kích động đơi khi dẫn đến những
cảm xúc mạnh mẽ như vui quá trớn , buồn ủ rũ , lúc thì quá hăng say , khi lại tỏ

ra q chán nản chính vì vậy người lớn phải có nhưng phương pháp hướng
dẫn,định hướng tế nhị,khéo léo.
Chính từ những nguyên nhân trên, chỉ cần sự trách móc nhẹ nhàng từ gia
đình,bạn bè cũng ảnh hưởng đến tâm trạng ,gây ra cho các em những phản ứng
gay gắt khó kiềm chế; chỉ cần sự ngăn cấm thiếu tế nhị của người lớn trong các
mối quan hệ cũng làm các em thấy bức xúc,buồn bực.
Những lời mắng mỏ của cha mẹ khiến các em quá buồn bã,sợ hãi hay tức
giận, những suy nghĩ tiêu cực cứ luẩn quẩn trong đầu khơng tìm được lối thốt
dẫn đến tình trạng các em tìm đến cái chết như một sự giải thoát cho bản
thân.Đặc biệt là hiện tượng tự tử tập thể. Nhiều em học sinh tụ tập với nhau như
để bày tỏ, chia sẻ những suy nghĩ ,niềm vui,nỗi buồn ,nếu có q nhiều hồn
cảnh giống nhau,bên cạnh đó lại khơng có ai động viên phân tích cho các em
hiểu thì lúc này tập thể lại chính là “nguồn động viên, là động lực” để các em
tiến gần đến với con đường tự tử.
b.Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông,sinh viên, thanh niên.
- Tuổi học sinh THPT là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể.
Sự phát triển thể chất đã bước vào thời kỳ phát triển bình thường, hài hịa, cân
đối. Ở tuổi đầu thanh niên, học sinh THPT vẫn cịn tính dễ bị kích thích và sự
biểu hiện giống như lứa tuổi thiếu niên. Tuy nhiên tính dễ bị kích thích ở tuổi
thanh niên không phải chỉ do nguyên nhân sinh lý như lứa tuổi thiếu niên mà nó
cịn do cách sống của cá nhân ở độ tuổi này như (hút thuốc lá, không giữ điều độ
trong học tập, lao động, vui chơi…)
Nhìn chung lứa tuổi THPT có sức khỏe và sức chịu đựng tốt hơn tuổi
thiếu niên. Sự phát triển của thể chất lứa tuổi này sẽ có ảnh hưởng nhất định đến
tâm lý và nhân cách cũng như ảnh hưởng tới những lựa chọn trong cuộc sống.

12


Khi bị cha mẹ mắng mỏ thay vì những hành động mang tính bộc

phát,thiếu kiềm chế thì ở lứa tuổi bày các em đã có những suy nghĩ chín chắn
hơn như cha mẹ làm thế cũng là vì muốn tốt cho mình,vì thương u,quan tâm
đến mình.Chính vì thế ở lứa tuổi này nguyên nhân các em tự tử vì bị cha mẹ
mắng , bạn bè trêu chọc đã giảm xuống một cách đáng kể so với lứa tuổi học
sinh THCS.
Mới nhìn vào những ngun nhân đó người lớn sẽ cho rằng việc tìm đến
cái chết là ngu ngốc là thiếu suy nghĩ ,và rất nhiều em khi tìm đến cái chết phải
chịu sự trách móc từ xã hội.Cơng bằng mà nói,nếu dứng trên quan điểm của
“nạn nhân”,đứng trên những lí giải khoa học về lứa tuổi ấy thì chính các em mới
là những người đáng thương nhất. Cộng đồng cũng có một phần trách nhiệm
trong cái chết của họ bởi lẽ chưa thực sự dành những quan tâm thỏa đáng đến
việc giáo dục , chuẩn bị tâm lí vững vàng cho tầng lớp thanh thiếu niênCác em –
những chủ nhân tương lai của đất nước đang dần thiếu vắng sự quan tâm, thấu
hiểu. Khi tìm đến cái chết cũng là lúc các em đang kêu cứu. Qua hành động này,
các em muốn nói với chúng ta rằng: con khơng muốn chết mà vì khơng ai quan
tâm tới con, hoặc mọi người đã hiểu sai con; con chỉ muốn được nhìn nhận,
được yêu thương. Từng có đứa trẻ 11 tuổi ở TP.HCM vừa uống thuốc ngủ vừa
thông báo cho mẹ: “Mẹ cứ la mắng mãi, con nghe chán lắm rồi, con uống thuốc
tự tử đây để mẹ khỏi mất công la mắng con nữa”. Lần ấy, em được cứu sống vì
người mẹ phát hiện kịp thời. Nhưng oan nghiệt thay, ngay sau đó chưa đầy một
tháng, chính những lời chửi mắng, trách móc của người mẹ trước hành vi tự tử
của con đã khiến cô bé tự tử lần hai, và khơng cứu được.
1.2.Ngun nhân dưới góc độ tâm lý.
Trong q trình trưởng thành, tâm lý thanh thiếu niên thường phát triển
không thăng bằng, nếu không chỉ dẫn kịp thời và đúng đắn, sẽ nảy sinh rất nhiều
mâu thuẫn. Ví như mâm thuẫn giữa mong muốn giao tiếp và cảm nghĩ cô độc.
Một mặt thanh thiếu niên bức xúc muốn tiếp xúc rộng rãi để có dịp bộc lộ sức
lực bản thân. Mặt khác thanh thiếu niên không muốn bày giải tâm can, thích kép
13



chặt cánh cửa tâm hồn, tự mình trầm tư. Khi khơng được người khác thơng cảm
và quan tâm thì thường sản sinh ra cảm nghĩ cô độc. Như thế, thường xảy ra
mâu thuẫn giữa tự mình chặn lối đến nỗi cô đơn với khát vọng muốn giao tiếp
rộng. Lại như mâu thuẫn giữa yêu cầu tự chủ với quan hệ (còn) phụ thuộc. Theo
tuổi đời tăng lên và phạm vi giao tiếp xã hội mở rộng, khát vọng mình phải độc
lập ngày càng mãnh liệt, muốn thóat khỏi ràng buộc của gia đình và nhà trường,
tự mình chi phối mọi việc, nhưng không thể tự lập, vẫn phải dựa dẫm vào gia
đình, nhất là về mặt kinh tế. Họ sẽ dần dần ít chuyện trị với bố mẹ, chơi với
người cùng tuổi ngày càng nhiều, rất dễ chịu ảnh hưởng của chúng bạn và coi
thường lời khuyên răn của người lớn. Trong sự nhào nặng nên tích cách, dễ chịu
ảnh hưởng của môi trường ngoại giới. Cần nắm bắt được tâm lý mâu thuẫn giữa
độc lập và lệ thuộc (nhờ vả).Mâu thuẫn giữ nhu cầu sinh họat giới tính (tình dục)
với đạo đức, pháp luật. Theo đà phát triển thanh thiếu niên bắt đầu ý thức được
về giới tính, xuất hiện lịng ham muốn và bị kích thích, nhưng chịu sự khống chế
gị bó của lý trí và quan niệm đạo đức, nếu xử lý không khéo sẽ sinh ra xung đột
với yêu cầu của đạo đức xã hội pháp luật,nhiều khi gây ra xung đột trong chính
bản thân thanh thiếu niên. Mâu thuẫn giữa lý tưởng và hiện thực. Thanh thiếu
niên nhìn chung ưa ảo tưởng, ln nghĩ về miền “tiên cảnh mĩ miều”, những cái
đẹp tròn trịa hạnh phúc, thuận lợi, lý tưởng, nhưng vì sự hạn chế của nhiều điều
kiện nên hễ lý tưởng bị đỗ vỡ là tính tình cũng “sụp đổ” theo. Mâu thuẫn giữa
lịng ham hiểu biết biết với trình độ nhận thức. Thanh thiếu niên mong ngụp lặn
trong đại dương mênh mong sôi sục của tri thức, hết lòng thu nhận, nhưng do
hạn chế của nhận thức, khả năng lý giải, phân tích…, khả năng nhận thức
thường khơng theo kịp, cịn có khi khơng phân rõ được đúng sai, ví dụ như dũng
cảm và cường bạo, đẹp xấu, tự do và kỷ luật, dân chủ và pháp luật, tình bạn và
nghĩa khí gian hồ, lý tưởng và hiện thực v.v… đều khơng có được một nhận thức
đúng đắn và ổ định, thiếu khả năng phân biệt, dễ lẫn lộn cái hay cái dở, thậm chí
coi cái xấu là đẹp, tâm hồn bị đầu độc mà khơng tự biết. Mâu thuẫn giữa tình
bạn và lý trí. Thanh thiếu niên là họat bát, nhiệt tình, dũng cảm, nhưng vì lý

14


tưởng chưa chính, sức kiềm chế kém (mừng, giận, buồn vui), những tình cảm
này thường bộc phát hết sức mãnh liệt, khi tình cảm bất ổn, rất dễ bị kích động,
dễ đo đếm cực đoan, dễ xảy ra xung đột với lý trí, thậm chí bứt qua rào chắn của
lý trí, với những hành động giản đơn, thơ bạo, bất chấp hậu quả. Có những bạn
trẻ do ý chí, nghị lục bản thân yếu, nên khi gặp những nhân tố (môi trường )
khách quan bất lợi, thường không biết đặt tinh lực son trẻ của mình về phía
đúng. Hễ họ gặp bất mãn là nảy sinh ngay tình cảm bi quan, thối chí. Tính độc
lập trong tư duy nếu khơng được phát triển đúng hướng, sẽ trở nên tự tin mù
qng, lệch lạc,
Tính tình q mạnh mẽ thì khi mất sự kiềm chế dễ xảy ra hành vi thô bạo,
mất kiểm soát.
Trong giai đoạn này mỗi cá nhân bắt đầu bắt gặp những biến động trong
cuộc sống. Với những phân tích ở trên cho thấy ở lứa tuổi này thanh thiếu niên
chưa có được tâm lý vững vàng, nhận thức đúng đắn, ln tồn tại những nâu
thuẫn trong chính bản thân mình cũng như chưa có được những kĩ năng mềm
cần thiết để giải quyết những vướng mắc gặp phải cộng thêm thiếu sự quan
tâm,hướng dẫn từ người lớn thanh thiếu niên dễ mắc phải nhưng sai lầm đáng
tiếc. Nhận thức được sai lầm của mình thanh thiếu niên dễ dẫn đến xúc động,
hối hận,thất vọng về chính bản thân mình.Khi những cảm xúc ấy khơng có lối
thốt nó sẽ gây ra cho thanh thiếu niên những áp lực những tuyệt vọng nặng nề
từ đó họ sẽ nghĩ và tìm đến cái chết để giải thoát.Một bộ phận khác lại khơng
chấp nhận những hành động của mình là sai trái, khi bị người khác chỉ trích, phê
bình sẽ dẫn đến hiện tượng thanh thiếu niên phản kháng mạnh mẽ. Lúc này có
thể thanh thiếu niên cảm thấy bị xem thường ,bị phân biệt đói xử bị xúc phạm
một cách nghiêm trọng.Thanh thiếu niên tìm đến cái chết để chứng minh những
hành động của mình là đúng, để “trả thù”, bảo vệ danh dự của bản thân.
Thanh thiếu niên tìm đến cách giải quyết vấn đề tiêu cực phần nhiều cũng

là do nhận thức yếu kém,lối sống thực dụng,ỷ lại,thiếu quyết đốn.Với tâm lí
sống thụ hưởng,phụ thuộc vào bố mẹ do vậy khi gặp vấn đề khó khăn họ thường
15


bế tắc trong hướng giải quyết.Sự thiếu trách nhiệm với bản thân,gia đình và xã
hội,coi trọng những thứ tình cảm ảo tưởng hơn chính mạng sống của mình đã
gây ra những hệ lụy đáng tiếc.Giới trẻ được xem là nhân tố quan trọng trong sự
phát triển xã hội nhưng nhiều người khơng nhận thức đúng đắn về vai trị và
trách nhiệm của bản thân.Những cám dỗ tầm thường,những thú vui vô bổ đã tạo
nên hành động bồng bột,thiếu suy nghĩ .Bản thân mỗi người đề cao cái tôi cá
nhân,cái tôi vị kỉ,tiêu cực,ln làm theo những gì mình muốn mà khơng nghĩ tới
hậu quả.
2.Ngun nhân khách quan
Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nịi giống, là mơi trường quan
trọng hình thành, ni dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát
huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân
lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự hình thành và phát triển
nhân cách con người khơng chỉ là thể hiện tình cảm đạo đức, đạo lý của dân tộc
đối với nguồn nhân lực của đất nước, mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn
xã hội, của tất cả các tổ chức chính trị - xã hội, đồn thể, gia đình và mỗi cá
nhân. Trong đó, gia đình có vai trị hết sức quan trọng, bởi lẽ “Gia đình là cái nơi
ni dưỡng con người, là mơi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân
cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Trong bối cảnh đất
nước và quốc tế đang có những thay đổi diện mạo về mọi mặt, đặc biệt từ khi
đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, thực hiện CNH-HĐH
đất nước, gia đình Việt Nam ngày càng có vai trị quan trọng trong việc thực
hiện chức năng cơ bản của mình, trong đó đề cao và nhấn mạnh chức năng xã
hội hóa cá nhân hình thành nhân cách con người. Chức năng này được gia đình
thực hiện ngay từ khi con người ở thời kỳ mới lọt lịng, cịn là đứa trẻ.Nhưng gia

đình cũng có thể là điểm mở đầu của suy nghĩ dẫn đến ý định tự tử ở con em
mình như hồn cảnh gia đình có quá nhiều khó khăn, bố mẹ quá khắt khe, có
bạo hành bạo lực, thường xuyên cãi vã, mâu thuẫn xung đột trong gia đình…
khiến con em họ khơng thể chịu đựng được những “cú sốc tinh thần” đó. Nó như
16


những nút thắt tâm lí khiến những người trẻ tuổi khơng thể tự mình cởi bỏ ra
khỏi suy nghĩ của mình. Các thành viên trong gia đình thiếu quan tâm, chia sẻ,
hỏi han, sự động viên kinh nghiệm sống… cũng là lí do khiến tâm lí ý định tự tử
một khi đã được “cài đặt” thì khó được giải thốt, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng
khó lường. Trong q trình đất nước hội nhập và đổi mới cộng thêm tình hình
kinh tế có nhiều biến động nhiều bậc cha mẹ lao vào cơng việc bỏ rơi con cái
của mình, một bộ phận không nhỏ các bậc phụ huynh lại quan tâm con cái một
cách quá mức nhưng thực chất lại khơng hề biết con mình thực sự muốn gì,suy
nghĩ như thế nào,đời sống tình cảm ra sao....dẫn đến tình trạng thanh thiếu niên
thốn sự quan tâm,thấu hiểu cảm thấy cô đơn lạc lõng trong chính mái ấm của
mình.
Vấn đề mâu thuẫn gia đình hiện nay cũng đáng phải bàn đến.
Tỷ lệ ly hôn ngày một tăng. Cuộc điều tra do Bộ VH-TT&DL, phối hợp
với Tổng cục Thống kê, với sự hỗ trợ của UNICEF cho thấy, số vụ ly hôn đang
tăng nhanh. Nếu năm 2000 chỉ có 51.361 vụ ly hơn thì năm 2005 đã tăng lên
65.929 vụ. Người vợ đứng đơn ly hôn hiện gấp 2 lần so với người chồng đứng
đơn. Người tốt nghiệp đại học, cao đẳng có tỷ lệ ly hơn từ 1,7- 2%, thấp hơn tỷ
lệ 4- 6% của người khơng có bằng cấp. Số năm sống trung bình trước khi ly hơn
của các cặp vợ chồng 18- 60 tuổi là 9,4 năm; còn riêng ở các khu vực nội thành,
các thành phố lớn, chỉ 8 năm. Có 4 nguyên nhân thường xảy ra nhiều là: Mâu
thuẫn về lối sống: (chiếm 27,7%); ngoại tình (25,9%); kinh tế (13%); bạo lực gia
đình (6,7%). Kết quả điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006 cũng cho thấy, số hộ
gia đình hai thế hệ chiếm hơn một nửa, với tỷ lệ 63,4%.Đó cịn chưa kể đến

những số liệu về tình trạng xảy ra xung đột trong gia đình.Sự việc này ảnh
hưởng khơng hề con cái trong gia đình gây ra những hiện tượng tiêu cực như
bệnh trầm cảm, thờ ơ với chính người thân của mình,buồn bã chán nản tìm đến
cái chết...

17


Và tỉ lệ thanh thiếu niên bị trầm cảm tìm đến cái chết hiện nay là rất cao.
Theo các bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh, rối loạn trầm cảm là ngun
nhân chính dẫn đến việc thanh thiếu niên có suy nghĩ và hành vi tự sát trước
những sang chấn tâm lý, những cú sốc đầu đời. Bất cứ ai, bất cứ lứa tuổi nào
cũng có thể gặp phải những sang chấn về mặt tâm lý, những cú sốc trong cuộc
sống. Tuy nhiên thanh thiếu niên là những đối tượng nhạy cảm trước những áp
lực của cuộc sống hơn cả, có xu hướng nghĩ đến và thực hiện hành vi tự sát
nhiều nhất. Người ta ước lượng rằng nguy cơ tự sát trong cuộc đời của những
người có rối loạn cảm xúc (chủ yếu là trầm cảm) là 6 - 15% đó quả là một con
số khơng hề nhỏ.
Một điều đáng nói nữa là vấn đề áp lực, gánh nặng tinh thần mà gia đình
đặt lên vai thanh thiếu niên hiện nay.Đơi khi vì khơng đáp ứng được mong muốn
của gia đình, cảm thấy thất vọng với bản thân thanh thiếu niên cũng tìm đến cái
chết để trốn tránh,kết thúc nhưng buồn bã,ưu tư.
Nhà trường- môi trường giáo dục đứng vị trí thứ hai trong q trình hồn
thiện nhân cách đạo đức, bản lĩnh con người, là môi trường giáo dục những kiến
thức bồi dưỡng trí tuệ, tạo hành trang cho mỗi người chuẩn bị bước vào đời. Tuy
nhiên điểm tựa từ nhà trường trực tiếp là bạn bè cùng học, thầy cô giáo giảng
dạy đôi khi cũng là nguyên nhân của HTTT xảy ra ở chính học sinh, sinh viên
của mình. Người dạy chỉ lo dạy, thiếu quan tâm đến đời sống tâm sinh lí học trị,
thiếu giảng dạy kiến thức trang bị kĩ năng sống nếu có thì cũng chỉ rất hạn chế,
nhiều khi còn to tiếng, khắt khe, trách móc, qt mắng học trị thậm tệ… Nhiều

trường hợp đẩy học trò vào lối nghĩ tiêu cực, tác động quá mạnh vào danh dự
nhân phẩm, tự trọng của bản thân học trị gây bế tắc về tâm lí, bế tắc về cách giải
quyết. Có trường hợp giáo viên chỉ đơn giản nghi ngờ học trò A là “ăn cắp” điện
thoại, tiền bạc của bạn trong lớp, nói tên trước tập thể đã khiến học sinh này uất
ức quá để giải thốt cho mình bạn này đã treo cổ tự tử (đó là câu chuyện xảy ra
vào năm 2011 của một sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định).
Trong mảnh giấy tuyệt mệnh của mình, học sinh này khẳng định mình khơng
18


trộm cắp đồ của bạn, mong mọi người hiểu cho… Ngun nhân cũng có thể xuất
phát từ bạn bè ít quan tâm, thiếu giãi bày, chia sẻ thậm chí cịn xa lánh, hắt hủi,
chê bai, chế giễu, chọc tức những khiếm khuyết của người bạn cùng lớp cùng,
trường mình. Đã có học sinh nam một trường THCS đã phải tự tử do bị xúc
phạm nghiêm trọng về lòng tự trọng của bản thân, vì bạn bè cùng lớp ngày nào
cũng chê bai bạn này “là đồ con gái”, “đồ BD”, “cái loại nửa nam nửa nữ”. Điều
đó vừa có thể là nguyên do, vừa có thể là động lực thúc đẩy khiến tâm lí những
cơ cậu học trị trở nên tiêu cực. Là lứa tuổi xem trọng tình cảm bạn bè.Những
xích mích nhỏ nhặt với bạn bè nếu khơng được giải quyết thõa đáng sẽ tạo ra
những mâu thuẫn gay gắt.Với đặc điểm tâm lí lứa tuổi , khi các em gặp bế tắc sẽ
hành động thiếu suy nghĩ và tìm đến việc tự tử như một cách giải tỏa cho
mình.Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến những cái chết đáng thương tâm
chính là áp lực học tập,thi cử.Gia đình và nhà trường ln tạo ra những thước đo
vơ hình về nâng lực học tập cũng như đề ra những tiêu chuẩn mà học sinh, sinh
viên phải đạt được.Những căng thẳng trong học tập luôn đè nén khiến nhiều học
sinh ,sinh viên cảm thấy ngột ngạt,muốn thốt khỏi tình trạng khó khăn
trên.Nhiều người trong số đó tìm đến cái chết vì nghĩ bản thân khơng thể đáp
ứng những nhu cầu khắt khe do nhà trường và chính bản thân mình tạo ra.
Con người là một thực thể của xã hội.Mọi hoạt động ,tâm lí,tình cảm của
mỗi người đều chịu ảnh hưởng không nhỏ từ cộng đồng.Những hành động như

dùng cái chết để chứng minh tình cảm của mình,để thể hiện cái tôi của giới trẻ
xảy ra như một trào lưu trong xã hội hiện nay. Trong khi đó lối sống hiện đại
kiểu phương tây, lối sống ăn chơi, buông thả, sự tác động ghê gớm của điện ảnh,
Internet, công nghệ giải trí với vơ số thơng tin mang màu sắc tiêu cực: đồi trụy,
bạo lực, trò chơi mạo hiểm, sống tự do vơ kỉ luật, đua địi thậm chí có cả những
thơng tin hướng dẫn trình bày cách thức tự tử… lại vô cùng hấp dẫn cuốn hút đã
tác động không hề nhỏ tới tầng lớp người trẻ tuổi, “cổ súy” tiếp thêm động lực,
phương pháp cho người có ý định tự tử, khiến các em trở nên lu mờ đạo
đức,hành động theo cảm tính.Giới trẻ hiện nay quá lạm dụng các trang mạng xã
19


hội,ln sống trong thế giới ảo,thế giới lí tưởng do họ tạo ra để rồi khi sụp đỗ
mọi thứ ở thế giới đó họ khơng cịn muốn sống nữa.Một ngun nhân khơng thể
thiếu đó là dư luận xã hội. Nó như con dao đâm xuyên tâm hồn của con
người.Những người chịu ảnh hưởng gay gắt của dư luận xã hội ln xem cái
chết là lối thốt duy nhất cho họ.
III. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tình trạng tự tử ở lứa tuổi thanh
thiếu niên hiện nay.
HTTT ở thanh thiếu niên hay ở bất cứ đối tượng nào khác đều là hành vi
mang đến nhiều hậu quả thậm chí khơn lường. Đó là tự mình hại mình, hành vi
dại dột, thiệt thân. Đối với gia đình là bao nỗi đau của việc mất người thân, có cả
sự mang tiếng trong hàng xóm láng giềng. Đối với thầy cơ thì mất trị, bạn bè thì
mất bạn. Đối với xã hội gây nhiều lời qua tiếng lại, hình thành nhiều dư luận
nhiều chiều. Nó khơng chỉ ám ảnh, gây thương tâm, xót xa trong một thời gian
mà cịn kéo dài rất dai dẳng sau vụ tự tử, không chỉ tác động đến một bộ phận
địa bàn mà lan rộng, “truyền tai” ra nhiều nơi, nhiều địa điểm khác, không chỉ
ảnh hưởng tới một người mà rất nhiều người. HTTT là nỗi đau đáu của gia đình,
nhà trường, xã hội địi hỏi các chủ thể có trách nhiệm cùng nhau tìm ra cách giải
quyết, khắc phục, phòng ngừa hiện tượng trên.

Việc đầu tiên khi biết thanh thiếu niên có ý định tự tử, đó là phải đưa họ
vào mơi trường an tồn: tránh xa các vật dụng có thể tự sát (dao, kéo, vật nhọn,
dây, vải, súng, vật cứng…), có thể quan sát 24/24 (tốt nhất là nhập viện). Tuy
vậy, điều quan trọng là giúpgiới trẻ có thể nói về vấn đề tự tử: ý định tự tử, cách
thức thực hiện mong muốn, nguyên nhân dẫn đến ý định tự tử. Đó là sự quan
tâm cần thiết mà các em đang thực sự thiếu thốn trong giai đoạn này. Việc nói
lên ý định tự tử giúp dễ dàng bộc lộ những cảm xúc bị kềm nén, những lo âu do
stress, những căng thẳng khi quyết định tự tử… cũng như giúp phụ huynh có thể
cho thấy sự quan tâm, yêu thương của người thân dành cho con cái của mình.
Thường các vấn đề của thanh thiếu niên không phải là chuyện bế tắc,
không thể giải quyết như bệnh ung thư, ly hôn, mất sạch tài sản, mà thường là
20


những chuyện có thể “gỡ rối” được tức thì, nhưng thanh thiếu niên lại khơng có
người lắng nghe và gỡ rối kịp thời. Cha mẹ, bạn bè, thầy cô giáo, người trẻ tin
tưởng, nhà tâm lý… chính là những nguồn lực có thể hỗ trợ thanh thiếu niên
trong lúc này.
Tuy vậy, cách giải quyết trên chỉ có tính tạm thời. Thói quen giao tiếp,
cách giao tiếp trong gia đình lại là yếu tố có tính trọng yếu hơn trong việc ngăn
chặn những ý nghĩ tự tử. Việc giao tiếp tốt trong gia đình giúp thanh thiếu niên
dung hịa được những căng thẳng nội tại của bản thân, ảnh hưởng lớn đến sự
thích ứng của họ trong việc tiếp xúc với những yếu tố từ môi trường xã hội. Việc
tạo lập mối quan hệ công bằng giữa cha mẹ và thanh thiếu niên, giúp họ thể dễ
dàng bộc lộ những cảm xúc, những căng thẳng tâm lý dù nhỏ nhất có thể xuất
hiện nhanh chóng trong giai đoạn phát triển tâm lý.
Tạo lập mối quan hệ này thật sự không dễ dàng khi phụ huynh ln có
thói quen nghĩ rằng con cái chúng ta là người trẻ, thiếu chín chắn và bốc đồng.
Phụ huynh cho rằng quyết định của bố mẹ là đúng đắn và tốt nhất đối với chính
cuộc sống tình cảm của thanh thiếu niên. Vì vậy, chúng ta sẽ ít lắng nghe tiếng

nói từ con em mình. Cách suy nghĩ và thói quen này có thể làm cho thanh thiếu
niên trở nên câm lặng và bí hiểm với chính cha mẹ của chúng. Phụ huynh nghĩ
rằng việc chăm sóc về sức khỏe và vật chất sẽ chứng tỏ được tình yêu của mình
với con cái, nhưng rõ ràng chúng ta chỉ đang chú ý các em như một đồ vật, hơn
là một con người có tình cảm và suy nghĩ.
Trong việc phát hiện, ngăn chặn và phòng ngừa hiện tượng thanh thiếu
niên tự tử thì giáo dục nhà trường đóng vai trị chủ đạo, giáo dục gia đình đóng
vai trị then chốt và sự cộng hưởng của xã hội giữ vai trò quan trọng. Phải tăng
cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Rễ chắc thì cây sẽ vững. Gia đình hịa thuận ấm êm thì con trẻ sẽ khó gục
đổ một cách dễ dàng. Nếu cha mẹ thực sự quan tâm đến con cái, họ sẽ khơng
q khó để nhận ra các nét buồn trong mắt của con, một hơi thở dài hay sự im
lặng bất thường của trẻ. Tuổi mới lớn đã bắt đầu có khả năng tự định đoạt mạng
21


sống của mình, nhưng chưa đủ chín chắn để làm chủ khả năng đó. Nếu thanh
thiếu niên gặp vấn đề, cha mẹ hãy phát hiện sớm và giúp giải quyết ngay, đảm
bảo tâm lý thanh thiếu niên đã được giải tỏa. Về lâu dài, cha mẹ nên bên cạnh để
là nhà tư vấn tháo gỡ cho các em, là chỗ dựa tinh thần chống đỡ những bước đi
vào đời, hướng dẫn các em biết cách xử lý khi gặp khó khăn, bế tắc.
Song song với đó, nhà trường khơng chỉ dạy chữ, dạy khoa học mà còn
phải chú trọng dạy kỹ năng để sống cho học sinh. 100 tiết khoa học chưa chắc
giúp cho thanh thiếu niên thành công nhưng 100 tiết kỹ năng sống có thể làm
cho các em vững vàng hơn hẳn. Phải hướng dẫn thanh thiếu niên cách giải quyết
những vấn đề thường gặp, phải đem những câu chuyện tự tử và hậu quả của nó
làm bài học kinh nghiệm cho các thanh thiếu niên khác, không thể bỏ phí những
bài học mà chúng ta đã trả giá quá đắt bằng chính mạng sống của các em được.
Các tổ chức xã hội mà nòng cốt là các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà
trường và các cơ quan truyền thông cũng phải tạo thành một sức mạnh thông tin

tổng hợp, một “tiếng chuông” chung để cảnh tỉnh thanh thiếu niên, tạo ra những
sân chơi lành mạnh, tổ chức những chuyên đề giúp thanh thiếu niên biết cách tự
tháo gỡ những khúc mắc của mình.
Tuy nhiên, vai trị quan trọng nhất là ở bản thân thanh thiếu niên. Các em
cần phải hiểu rằng: Trên đời này khơng có sự bế tắc, chỉ có con người nghĩ mình
bế tắc mà thơi. Nếu một mình khơng tự giải quyết được, hãy tìm đến sự trợ giúp
từ người khác, đó cũng là một cách giải quyết. Ngay khi sự cố xảy ra, các em
nên tâm sự với ba mẹ hoặc có thể nhờ đến sự giúp đỡ của thầy cô. Đừng vội tìm
đến cái chết khi em chưa kịp sống, đừng vội bó tay khi em chưa kịp cố gắng hết
mình.
Nếu vẫn chưa được người lớn hỗ trợ,thanh thiếu niên cũng cần nhớ rằng:
600 ngàn đồng tiền quỹ không quý bằng mạng sống của em, 1.000 lời ác ý từ
thiên hạ không quý bằng mạng sống của em, sự “phụ bạc” trong tình u mới
lớn của những người khơng đáng tin cũng khơng q bằng mạng sống của em,
điểm 2 mơn tốn cũng không thể so sánh với mạng sống của em được. Có rất
22


nhiều tấm gương trong xã hội mà các em có thể đã gặp ở đâu đó, họ cịn có
những giai đoạn khủng hoảng hơn nhiều cả về thể xác lẫn tinh thần. Nhưng bằng
bản lĩnh dám đối đầu và tìm cách giải quyết, họ đã đứng dậy từ tận cùng bế tắc
và sống tốt hơn.
Tự sát không phải là một biến cố bất ngờ khó hiểu ở thanh thiếu
niên.Thanh thiếu niên có ý tưởng tự sát sẽ bộc lộ cho những người xung quanh
thấy đủ các dấu hiệu báo trước và đó cũng chính là cơ hội để người lớn can
thiệp, giúp đỡ . Trong cơng tác dự phịng tự sát, cha mẹ , giáo viên và nhân viên
của nhà trường phải kịp thời phối hợp và thực hiện các biện pháp nhằm phát
hiện sớm, can thiệp và hỗ trợ cho những thanh thiếu niên có nguy cơ tự sát.
Trong đó cần đặc biết chú ý một số điều cốt lõi sau:
(1) Phát hiện thanh thiếu niên có rối loạn về cảm xúc và trợ giúp tâm lý

cho các em;
(2) Tăng cường mối quan hệ gắn bó hơn với thanh thiếu niên bằng cách
nói chuyện , cố gắng hiểu và giúp đỡ các em;
(3) Giảm bớt những âu lo thường ngày cho thanh thiếu niên thông qua
việc giảm bớt những áp lực trong học tập và yêu cầu của gia đình, thầy cơ.
(4) Theo dõi và nhận biết sớm các thơng điệp về tự sát qua cách nói
chuyện hay sự thay đổi trong hành vi của thanh thiếu niên.
(5) Giúp đỡ những thanh thiếu niên có biểu hiện trốn học, bạo lực, cảm
xúc thất thường;
(6) Xoá bỏ các mặc cảm và khinh miệt của dư luận đối với những thanh
thiếu niên có đặc điểm tính cách khác biệt, những thanh thiếu niên có bệnh và
tránh việc các em lạm dụng rượu và ma túy hay các chất kích thích;
(7) Gửi thnh thiếu niên đi điều trị rối loạn tâm thần và lạm dụng rượu, ma
túy (nếu có);
(8) Hạn chế thanh thiếu niên tiếp xúc với các phương tiện có thể dùng để
tự sát như thuốc độc, thuốc gây chết người, thuốc trừ sâu, súng và các vũ khi
khác...;
23


(9) Cung cấp cho phụ huynh, giáo viên và các nhân viên trường học cách
tiếp xúc và cách hỗ trợ cho những thanh thiếu niên gặp khó khăn về tâm lý.
Trên đây là một số những giải pháp cơ bàn nhằm khắc phục và hạn chế
các vụ tự tử ở lứa tuổi thanh thiếu niên

24


IV. Kết luận
Tình trạng tự tử ở thanh thiếu niên hiện nay đem lại những hậu quả vô

cùng nghiêm trọng. Đó là sự mất mát đáng tiếc cho chính bản thân nạn nhân,
gia đình và xã hội.Tự tư đem lại những gánh nặng to lớn không chỉ về mặt tinh
thần mà còn cả về mạt thể vật chất.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tự tử ở thanh thiếu niên hiện nay là sự kết
hợp từ nhiều yếu tố gia đình, xã hội, nhà trường và chính bản thân thanh thiếu
niên.Cần thiết phải xem xét mổ xẻ thật chi tiết, khách quan các nguyên nhân ấy
để tìm ra giải pháp giải quyết.
Tình trạng tự tử ở thanh thiếu niên hiện nay đang tăng lên rất nhanh về cả
số lượng và mức độ nghiêm trọng của sự việc.Thế nhưng ở Việt Nam vẫn chưa
có những giải pháp, định hướng xác đáng trong việc phịng ngừa và giảm thiểu
tình trạng trên.Muốn đất nước phát triển vững mạnh yêu cầu cấp thiết là phải
đẩy mạnh sự quan tâm giáo ,giáo dục,định hướng cho thanh thiếu niên ,giúp các
em có được những kĩ năng sống, cái nhìn đúng đắn về cuộc đời về giá trị của
cuộc sống.

25


×