Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Luận văn thạc sĩ thực thi chính sách khuyến khích phát triển vật liệu xây không nung trên địa bàn tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (908.88 KB, 104 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

NGUYỄN THỊ THU HÀ

THỰC THI CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH
PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY KHÔNG NUNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUN NGÀNH CHÍNH SÁCH CƠNG

Hà Nội, năm 2020


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

NGUYỄN THỊ THU HÀ

THỰC THI CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH
PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY KHÔNG NUNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
Mã số: 8340402

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUN NGÀNH CHÍNH SÁCH CƠNG
Hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS BÙI TẤT THẮNG

Hà Nội, năm 2020



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Thực thi chính sách khuyến khích phát
triển vật liệu xây khơng nung trên địa bàn tỉnh Hà Nam” là kết quả của q
trình tự nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết quả trong luận văn được thu
thập một cách trung thực và có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí,
các cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố. Những kết quả nghiên cứu được
trình bày trong luận văn này là thành quả lao động của cá nhân tơi dưới sự
hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn là PGS.TS Bùi Tất Thắng và
các thầy, cô giáo của Học viện Chính sách và Phát triển.
Tơi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học
thuật. Tôi cam kết rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hà


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Thực thi chính sách khuyến khích phát

triển vật liệu xây khơng nung trên địa bàn tỉnh Hà Nam” là kết quả của q
trình tự nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết quả trong luận văn được thu
thập một cách trung thực và có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí,
các cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố. Những kết quả nghiên cứu được
trình bày trong luận văn này là thành quả lao động của cá nhân tơi dưới sự
hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn là PGS.TS Bùi Tất Thắng và
các thầy, cô giáo của Học viện Chính sách và Phát triển.
Tơi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học
thuật. Tôi cam kết rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hà


iii

DANH MỤC TỰ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

STT

NGHĨA


1

BQL

Ban quản lý

2

CCN

Cụm công nghiệp

3

CN

Cơng nghiệp

4

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

5

CSHT

Cơ sở hạ tầng


6

GCNĐKĐT

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

7

KCN

Khu công nghiệp

8

KCX

Khu chế xuất

9

KKT

Khu kinh tế

10

KT – XH

Kinh tế - xã hội


11

NSNN

Ngân sách nhà nước

12

PTBV

Phát triển bền vững

13

SXKD

Sản xuất kinh doanh

14

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

15

UBND

Uỷ ban nhân dân


16

VLX

Vật liệu xây

17

VLXD

Vật liệu xây dựng

18

VLXKN

Vật liệu xây không nung


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Tiêu chí đánh giá kết quả thực thi chính sách phát triển VLX
khơng nung .................................................................................................. 36
Bảng 2: Thống kê sản lượng GKN giai đoạn 2016 ÷ 2019 (tỷ viên). ............ 39
Bảng 3: Cơ cấu sử dụng đất KCN đến năm 2020 ......................................... 51
Bảng 4: Tình hình sản xuất VLX nung và không nung tỉnh Hà Nam ............ 57
Bảng 5: Tình hình tiêu thụ VLX nung và không nung tỉnh Hà Nam ............. 58
Bảng 6: Danh sách các cơ sở sản xuất VLX không nung tỉnh Hà Nam ......... 59
Bảng 7. Tổng hợp đánh giá đánh giá kết quả thực thi chính sách phát triển

VLX khơng nung tỉnh Hà Nam .................................................................... 72


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ ii
DANH MỤC TỰ VIẾT TẮT ............................................................................ iii

DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... iv
MỤC LỤC.............................................................................................................v

TÓM TẮT LUẬN VĂN .................................................................................... ix
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1

1. Lý do lựa chọn đề tài .............................................................................. 1
2. Tổng quan nghiên cứu ............................................................................ 2
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 4
3.1. Mục tiêu .......................................................................................... 4
3.2. Nhiệm vụ ......................................................................................... 4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 5
5.1. Phương pháp thu thập thông tin ....................................................... 5
5.2. Phương pháp xử lý thông tin ............................................................ 5
5.3. Phương pháp phân tích .................................................................... 5

6. Đóng góp khoa học của Luận văn ........................................................... 5
7. Kết cấu của Luận văn ............................................................................. 6
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT

TRIỂN VẬT LIỆU XÂY KHƠNG NUNG .......................................................7

1.1. Vật liệu xây khơng nung và chính sách phát tri ển sản xuất và sử
dụng vật liệu xây không nung ..................................................................... 7
1.1.1. Vật liệu xây nung và khơng nung .................................................. 7
1.1.2. Nội dung về chính sách phát triển vật liệu xây không nung .......... 9


vi

1.2. Thực thi chính sách phát triển sản xuất và sử dụng VLX khơng
nung ...................................................................................................... 28
1.2.1. Quan niệm, vai trị của thực thi chính sách phát triển VLX
khơng nung ........................................................................................... 28
1.2.2. Nội dung thực thi chính sách phát triển VLX không nung .......... 30
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển VLX
khơng nung ........................................................................................... 33
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá kết quả thực thi chính sách phát triển
VLX không nung .................................................................................. 35
1.3. Kinh nghiệm phát triển vật liệu xây không nung cả nước và một số
địa phương ............................................................................................... 37

1.3.1. Phát triển VLX không nung của nước ta ..................................... 37
1.3.2. Phát triển VLX không nung tại một số địa phương ..................... 39
1.3.3. Bài học kinh nghiệm phát triển VLX không nung cho tỉnh Hà
Nam

................................................................................................ 43

Tiểu kết chƣơng 1 ...............................................................................................45

CHƢƠNG 2: THỰC THI CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT
TRIỂN VẬT LIỆU XÂY KHÔNG NUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ

NAM ....................................................................................................................46

2.1. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam ....... 46
2.1.1. Vị trí, địa lý ................................................................................ 46
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam ....................... 47
2.1.3. Tiềm năng phát triển sản xuất VLX không nung ......................... 51

2.2. Thực thi chính sách khuyến khích phát triển vật liệu xây khơng
nung ở tỉnh Hà Nam ................................................................................. 54
2.2.1. Chính sách khuyến khích phát triển VLX khơng nung của Hà
Nam:

................................................................................................ 54


vii

2.2.2. Mục tiêu: .................................................................................... 55
2.3. Kết quả thực thi chính sách khuyến khích phát triển VLX khơng
nung trên địa bàn tỉnh Hà Nam ................................................................. 56
2.3.1. Phổ biến, tuyên truyền thực thi chính sách và quảng bá xúc tiến
đầu tư phát triển VLX không nung ....................................................... 56
2.3.2. Kết quả về ưu đãi thuế, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp ........... 60
2.3.3. Kết quả về Chính sách bắt buộc sử dụng VLX khơng nung
trong các cơng trình xây dựng vốn ngân sách nhà nước ........................ 62
2.3.4. Kết quả về việc xử phạt hành chính đối với vi phạm trong việc
sử dụng VLX khơng nung .................................................................... 63

2.3.5. Kết quả về lộ trình giảm sản lượng gạch nung trên địa bàn tỉnh .. 64
2.3.6. Kết quả về công tác hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hướng dẫn
kỹ thuật, đào tạo ................................................................................... 64

2.4. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ............................................. 65
2.4.1. Tồn tại và hạn chế ....................................................................... 65
2.4.2. Nguyên nhân............................................................................... 68
Tiểu kết chƣơng 2 ...............................................................................................74
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
VẬT LIỆU XÂY KHÔNG NUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM .......75

3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển VLX không nung trên địa bàn tỉnh
Hà Nam .................................................................................................... 75
3.1.1. Quan điểm phát triển................................................................... 75
3.1.2. Mục tiêu phát triển ...................................................................... 75

3.2. Một số giải pháp tăng cường thực thi chính sách phát triển VLX
không nung trên địa bàn tỉnh Hà Nam ...................................................... 76

3.2.1. Điều chỉnh và thực hiện quy hoạch phát triển VLX không nung . 76
3.2.2. Đổi mới công tác tuyên truyền xúc tiến và thu hút đầu tư ........... 80


viii

3.2.3. Giải pháp về phát triển thị trường ............................................... 82
3.2.4. Giải pháp về quản lý nhà nước .................................................... 82
3.2.5. Giải pháp Phát triển nguồn nhân lực ........................................... 83
3.2.6. Giải pháp bảo vệ môi trường, công nghệ; sử dụng tiết kiệm,
hiệu quả tài nguyên ............................................................................... 83

3.3. Một số đề xuất, kiến nghị nhằm hồn thiện chính sách phát triển
VLX khơng nung...................................................................................... 83
Tiểu kết Chƣơng 3..............................................................................................86
KẾT LUẬN .........................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................89


ix

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hà Nam là một tỉnh nằm trong vùng Đồng bằng sơng Hồng (ĐBSH);
phía Bắc và Tây Bắc giáp Thủ đơ Hà Nội, phía Đơng giáp tỉnh Hưng n và
Thái Bình, phía Nam giáp tỉnh Nam Định, phía Tây nam giáp tỉnh Ninh Bình
và phía Tây giáp tỉnh Hồ Bình. Hà Nam có 6 đơn vị hành chính bao gồm
Thành phố Phủ Lý và 5 huyện: Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng, Lý Nhân và
Thanh Liêm.
Vùng đồng bằng sông Hồng là một vùng kinh tế năng động, một trong
những vùng có nền kinh tế phát triển nhất trong cả nước với đa dạng các
ngành nghề, lĩnh vực sản xuất như công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, du
lịch... Đặc biệt tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phịng - Quảng
Ninh đóng vai trị động lực thúc đẩy nền kinh tế và ảnh hưởng mạnh mẽ đến

phát triển kinh tế của vùng ĐBSH nói chung và của tỉnh Hà Nam nói riêng.
Trong giai đoạn vừa qua, kinh tế của Hà Nam đã phát triển khá mạnh mẽ, tốc
độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm của tỉnh giai đoạn 2011 - 2016 đạt

10,68%.
Trong giai đoạn sắp tới, Hà Nam phấn đấu là một trong những địa
phương đi đầu trong tăng trưởng kinh tế cao, bền vững; phát huy tối đa lợi thế


của một tỉnh có nhiều tiềm năng trong quy hoạch trở thành một tỉnh thuộc
vùng Thủ đơ.
Trong q trình xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh, ngành sản xuất
VLXD đã đóng vai trị quan trọng, góp một phần khơng nhỏ đưa Hà Nam có

sự đổi thay như hiện nay. Thật vậy, năm 2018, khu vực công nghiệp và xây
dựng chiếm đến gần 60% GRDP của tỉnh, trong đó sản xuất VLXD chiếm
20% tổng giá trị công nghiệp và xây dựng.
Sự phát triển nhanh các ngành vật liệu xây dựng (xi măng, gạch ngói...)


x

trên địa bàn tỉnh vừa đêm lại giá trị kinh tế cao, song cũng là một trong những

tác nhân gây ảnh hưởng khơng tốt đến mơi trường. Vì vậy, đồng thời với việc
tìm các giải pháp hữu hiệu khắc phục tình trạng ơ nhiễm, tỉnh Hà Nam đã sớm
có chủ trương khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cơng nghiệp theo hướng tăng
dần tỷ trọng những ngành hàng có hàm lượng khoa học-công nghệ cao, không
gây ô nhiễm môi trường; trong đó có việc gia tăng sản xuất VLXD khơng
nung thay cho các loại VLXD nung. Đây là hướng đi đúng đảm bảo phát triển
bền vững, vừa đáp ứng yêu cầu khẩn thiết của quy hoạch phát triển Hà Nam
thành một tỉnh thuộc vùng Thủ đô trong thời gian tới.
Việc thực thi chính sách phát triển VLX khơng nung ở tỉnh Hà Nam thời
gian qua đã đạt được những kết quả cao. Cụ thể như sau: tính đến tháng

12/2019, có 98 cơ sở sản xuất gạch không nung với TCSTK là 1.454 triệu
viên/năm trong đó có 17 cơ sở sản xuất với quy mô công nghiệp với sản phẩm
chủ yếu là gạch xi măng cốt liệu 13 cơ sở với tổng công suất thiết kế là


703,5triệu viên/năm và gạch AAC 02 cơ sở sản xuất, tổng công suất thiết kế
là 140 triệu viên/năm.
Bên cạnh kết quả đạt được nêu trên, trong q trình trình thực thi chính
sách phát triển VLX khơng nung vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế, khó khăn về:
công tác quy hoạch VLXD; chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư quy mô
công suất lớn; cơ sở hạ tầng xã hội chưa đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư, chính
sách phát triển VLX khơng nung cịn thiếu đồng bộ và ổn định; người dân và
các chủ đầu tư cơng trình xây dựng chưa hiểu được ưu điểm của VLX không
nung. Do vậy, để giải quyết vấn đề nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Thực
thi Chính sách khuyến khích phát triển vật liệu xây khơng nung trên địa
bàn tỉnh Hà Nam”. Luận văn được kết cấu thành 3 chương tập trung làm rõ
những vấn đề cụ thể sau:
Chương 1: Trong chương này của luận văn, tác giả đã hệ thống hóa và


xi

làm rõ các vấn đề sau: hệ thống hóa và làm rõ một số quan niệm cơ bản về:
VLX không nung, chính sách phát triển VLX khơng nung.
Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ quan niệm, vai trị của thực thi
chính sách phát triển VLX khơng nung; Nội dung, quy trình các bước thực thi
chính sách phát triển VLX không nung, nghiên cứu xác định những yếu tố
ảnh hưởng đến q trình thực thi chính sách phát triển VLX không nung.
Thông qua việc nghiên cứu những vấn đề chung về thực thi chính sách phát
triển VLX khơng nung, luận văn cũng xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả
thực thi chính sách phát triển VLX khơng nung làm thước đo cho việc xác
định kết quả thực thi chính sách.
Luận văn đã giới thiệu khái quát về kinh nghiệm thực thi chính sách phát
triển VLX khơng nung ở một số địa phương từ đó rút ra những bài học kinh
nghiệm có thể học tập, áp dụng cho tỉnh Hà Nam trong thực thi chính sách

phát triển VLX khơng nung. Nội dung của chương 1 sẽ là cơ sở lý luận và
thực tiễn vững chắc để luận văn thực hiện các nội dung nghiên cứu quan trọng
của những chương tiếp theo.
Chương 2: Trong chương này luận văn đã làm rõ các vấn đề sau:
Từ tổng quan tình hình phát triển triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam,
Luận văn đã phân tích thực trạng thực thi chính sách phát triển VLX không
nung và kết quả phát triển VLX không nung trên địa bàn tỉnh Hà Nam:
Thứ nhất: Về công tác quy hoạch và xây dựng các VLX không nung;
Thứ hai: Về thu hút các nguồn lực của các thành phần kinh tế;
Thứ ba: Về đóng góp vào tăng trưởng ngành công nghiệp và phát triển

kinh tế - xã hội địa phương;
Thứ tư: Về phát triển hạ tầng xã hội;
Thứ năm: Về bảo vệ môi trường;
Từ việc nghiên cứu thực thi chính sách và đánh giá kết quả phát triển


xii

VLX không nung trên địa bàn tỉnh Hà Nam, luận văn đã chỉ ra những kết quả
đạt được; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thực thi
chính sách phát triển VLX khơng nung. Đây là những kết luận quan trọng làm
căn cứu cho việc xây dựng các giải pháp ở chương 3 của luận văn.
Chương 3: Trên cơ sở lý luận, thực tiễn và thực trạng cơng tác thực thi
chính sách phát triển VLX khơng nung từ thực tiễn tỉnh Hà Nam, dựa theo
quan điểm, định hướng và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, định hướng
phát triển công nghiệp và Quy hoạch phát triển cơng nghiệp tỉnh đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt, luận văn đã đề xuất một số
giải pháp nhằm tăng cường thực thi chính sách phát triển VLX không nung
trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Đồng thời, đề xuất, kiến nghị đối với các cơ quan

TW hồn thiện chính sách phát triển VLX khơng nung cụ thể:
Thứ nhất, điều chỉnh và thực hiện quy hoạch phát triển VLX không

nung;
Thứ hai, đổi mới công tác xúc tiến và thu hút đầu tư;
Thứ ba, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động và kiểm
sốt chặt chẽ vấn đề mơi trường;
Thứ tư, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nước đối
với VLX khơng nung;
Thứ năm, hồn thiện tổ chức, giải pháp thực hiện VLX không nung tại
Sở Xây dựng;
Thứ sáu, hồn thiện cơng tác kiểm tra, thanh tra hoạt động của đơn vị
sản xuất và sử dụng VLX không nung trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Các giải pháp và kiến nghị trên có vai trị, tác dụng khác nhau nhưng
đều nhằm mục tiêu tăng cường thực thi chính sách phát triển VLX không
nung trên địa bàn tỉnh Hà Nam những năm tiếp theo.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài

Sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng có vai trị quan trọng đóng góp vào
sự phát triển chung của ngành công nghiệp và của ngành xây dựng, tạo động lực
phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm vừa qua, phát triển vật liệu xây
dựng đã được thực hiện theo quy hoạch cả về chủng loại, số lượng và chất lượng
đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị và


nhà ở. Sản xuất vật liệu xây dựng đồng thời cũng là giải pháp hiệu quả để xử lý
khối lượng lớn chất thải của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và rác thải
sinh hoạt góp phần bảo vệ mơi trường.
Phát triển vật liệu xây dựng nước ta luôn luôn được Đảng và Nhà nước
quan tâm chỉ đạo. Ngày 22/8/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số
1469/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt
Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030".Quy hoạch đã chỉ ra những
điều chỉnh nhằm phát triển các chủng loại vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu thị
trường, trong giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.Một chủng

loại vật liệu được điều chỉnh đó là vật liệu xây, lợp mà trong đó rất chú trọng
đến phát triển vật liệu xây, lợp không nung. Đây là loại vật liệu xanh, thân thiện
môi trường, không sử dụng hoặc chỉ sử dụng một phần nguyên liệu lấy trực tiếp

từ tài nguyên thiên nhiên, đồng thời tăng cao hàm lượng nguyên liệu, nhiên liệu
tái chế từ phế thải các ngành công nghiệp và rác thải sinh hoạt.
Mặt khác, để thực hiện mục tiêu tăng tỷ lệ sản xuất và sử dụng vật liệu
xây, lợp không nung theo Quyết định số 567/QĐ -TTg ngày 28/4/2010 và Chỉ
thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường
sử dụng vật liệu xây không nung (VLXKN) và hạn chế sử dụng gạch đất sét
nung, việc có những chính sách phát triển VLXKN là rất cần thiết.


2

Trong thời gian qua, để thực hiện chủ trương của Chính phủ, việc khuyến
khích sản xuất và sử dụng VLXKN trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã được chú trọng.
Nhiều cơ sở sản xuất VLXKN được đầu tư mới, các cơng trình xây dựng đã sử
dụng nhiều VLXKN dần thay thế gạch đất sét nung. Trên địa bàn tỉ nh Hà Nam,
sản lượng gạch đất sét nung ngày càng giảm từ đó giảm thiểu ơi nhiễm mơi

trường và mất diện tích đất đai do việc sản xuất gạch nung gây nên. Tuy nhiên,
thực tế hiện nay sản lượng VLXKN vẫn còn rất nhỏ bé trong tổng tiêu thụ vật
liệu xây. Tỷ lệ giữa VLXKN/vật liệu xây của tỉnh chưa đạt như Quyết định số
567/QĐ-TTg yêu cầu. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này như: Lối
xây dựng truyền thống, thói quen, chất lượng VLXKN chưa cao, giá thành cao
hơn gạch đất sét nung, tiêu chuẩn và định mức chưa đồng bộ,… Nhiều chính
sách khuyến khích sản xuất và sử dụng VLXKN chưa đưa được vào cuộc sống.
Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Thực thi Chính sách khuyến khích phát
triển vật liệu xây khơng nung trên địa bàn tỉnh Hà Nam” để nghiên cứu
nhằm đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển VLXKN trên địa bàn tỉnh Hà

Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện chính sách phát triển sản
xuất và sử dụng VLXKN trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

2. Tổng quan nghiên cứu

Qua nghiên cứu, tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu trong lĩnh vực vật
liệu xây dựng có thể nêu một số đề tài, dự án tiêu biểu như sau:
Chương trình phát triển VLXKN đến năm 2020 do Viện Vật liệu xây

dựng thực hiện năm 2010. Chương trình tập trung nghiên cứu và đề ra các lộ
trình trong việc phát triển VLXKN dần thay thế vật liệu xây nung, từ đó đưa ra
một số chính sách khuyến khích việc sử dụng VLXKN trong các cơng trình xây
dựng. Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
567/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2010.

Dự án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam”


3


do Quỹ Mơi trường tồn cầu tài trợ thơng qua Chương trình Phát triển Liên hợp
quốc, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Xây dựng thực hiện. Dự án nhằm xác
định thị phần sản phẩm gạch không nung trong từng địa bàn thành phố, tỉnh từ
nay đến năm 2030. Từ đó kiến nghị cần tiếp tục bổ sung, hồn thiện cơ chế,
chính sách có liên quan để tiếp tục hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ VLXKN trong

thời gian tới.
Dự án “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển Vật liệu xây dựng tỉnh Hà Nam
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” do Viện Vật liệu xây dựng thực hiện
năm 2017. Dự án đánh giá thực trạng đầu tư, sản xuất và sử dụng vật liệu xây

dựng trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Từ đó đưa ra định hướng phát triển những
chủng loại vật liệu xây dựng có lợi thế cạnh tranh trên thị trường, nhằm mục tiêu
góp phần tăng trưởng kinh tế chung cho tỉnh Hà Nam.
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg. Chiến lược chỉ rõ việc phát triển cơng
trình xanh trong xây dựng, vì vậy khuyến khích sản xuất và sử dụng VLX khơng
nung là rất cần thiết.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên c ứu trên một phần đã đề cập đến
khuyến khích sản xuất và sử dụng VLXKN. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào
nghiên cứu về “Thực thi Chính sách khuyến khích phát triển vật liệu xây
không nung trên địa bàn tỉnh Hà Nam”.Vì vậy đề tài vẫn mang tính cần thiết
và có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn.
Đối với vấn đề nghiên cứu về thực thi chính sách phát triển VLX khơng
nung trên địa bàn tỉnh Hà Nam, tính đến nay vẫn chưa có cơng trình khoa học
nào nào nghiên cứu chuyên sâu. Do đó, đây là một đề tài mới, cần thiết và có
tính thực tiễn áp dụng cho công tác quản lý nhà nước về VLX không nung nói
riềng và VLXD nói chung ở tỉnh Hà Nam và các địa phương khác.



4

3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Đề tài thực hiện nhằm đề xuất một số giải pháp hoàn thiện việc thực thi
chính sách phát triển VLX khơng nung trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn đến
năm 2025.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên tác giả tập trung giải quyết các
nhiệm vụ chính sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về VLX khơng nung, chính sách
phát triển VLX khơng nung và thực thi chính sách phát triển VLX khơng nung.

- Phân tích, đánh giá tình hình xây dựng phát triển VLX khơng nun g và
q trình tổ chức thực thi chính sách phát triển VLX không nung tại tỉnh Hà

Nam; từ đó chỉ ra các vấn đề khó khăn, vướng mắc, hạn chế, ngun nhân trong
q trình thực thi chính sách phát triển VLX không nung trên địa bàn tỉnh Hà

Nam.

- Đề xuất và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện thực thi chính sách phát
triển VLX khơng nung tỉnh Hà Nam đến năm 2030.

- Phấn đấu tỷ lệ VLX không nung trên tổng vật liệu xây trên địa bàn tỉnh
Hà Nam đến năm 2030 đạt 70%.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề thực thi chính sách phát
triển VLX khơng nung trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

- Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
+ Về mặt không gian nghiên cứu: tỉnh Hà Nam;
+ Về mặt thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu q trình thực thi chính

sách phát triển VLX không nung tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2014-2018 (sau
khi Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Hà Nam đến năm 2020 được UBND tỉnh


5

Hà Nam phê duyệt tại Quyết định số 12/2012/QĐ-UBND ngày 26/3/2012) và đề
xuất giải pháp hoàn thiện việc thực thi chính sách phát triển VLX khơng nung
giai đoạn đến năm 2025. .
+ Về mặt nội dung: Tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng thực thi
chính sách phát triển VLX không nung trên địa bàn tỉnh Hà Nam và đề xuất các
giải pháp tăng cường thực thi các chính sách đó.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập thơng tin
Thu thập, tổng hợp các tài liệu, báo cáo về tình hình sản xuất và sử dụng
VLX khơng nung; thực trạng và chính sách phát triển VLX khơng nung trên địa
bàn tỉnh Hà Nam;
5.2. Phương pháp xử lý thông tin
Tổng hợp, tính tốn các thơng tin tổng hợp về nguồn lực và sự phát triển

VLX không nung.
5.3. Phương pháp phân tích


- Phương pháp thống kê mơ tả, thống kê so sánh được áp dụng để mô tả
thực trạng phát triển cũng như các nguồn lực, tiềm năng cho phát triển VLX

khơng nung.

- Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức cho phát triển VLX không
nung trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

6. Đóng góp khoa học của Luận văn
Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ phục vụ các cơ quan TW, UBND tỉnh

Hà Nam, Sở Xây dựng tỉnh Hà Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến
VLX không nung.


6

7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung
chính của Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về thực thi chính sách phát triển VLX khơng nung .
Chương 2: Thực thi chính sách phát triển VLX khơng nung trên địa bàn

tỉnh Hà Nam
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách phát triển VLX
khơng nung trên địa bàn tỉnh Hà Nam.


7


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
VẬT LIỆU XÂY KHƠNG NUNG
1.1. Vật liệu xây khơng nung và chính sách phát triển sản xuất và sử
dụng vật liệu xây không nung

1.1.1. Vật liệu xây nung và không nung
Vật liệu xây dựng là các loại vật liệu được sử dụng trong cơng trình xây
dựng. Vật liệu xây dựng gồm nhiều chủng loại khác nhau như sắt thép, gỗ, bê
tông, gạch, đá, cát sỏi… Vật liệu xây là vật liệu dùng để bao che bề mặt cơng
trình, được liên kết bởi các lớp vữa. Phân loại vật liệu xây có hai loại chính theo
phương pháp sản xuất là VLX nung và không nung.
1.1.1.1. Khái niệm về vật liệu xây nung:

Vật liệu xây nung hay còn gọi là gạch đỏ, là loại VLXD có được độ cứng
nhờ phương pháp nung đất sét ở nhiệt độ cao. Đất sét sau khi được đào lên và

trộn với nước, nhồi kỹ cho nhuyễn và được đưa vào khuôn (bằng máy hoặc thủ
công) để in ra viên.Viên đất sét được phơi hoặc sấy cho khô và chất vào

lò.Nhiên liệu để đốt lò là củi, than đá hoặc khí thiên nhiên được đặt bên dưới lị.
Lị được đốt trong nhiều tiếng đồng hồ cho đến khi gạch "chín", chuyển sang
màu đỏ hoặc nâu sẫm.

1.1.1.2. Khái niệm về vật liệu xây không nung

Vật liệu xây không nung là loại vật liệu dùng trong xây dựng trong đó việc
sản xuất/tạo ra chúng khơng sử dụng nhiệt để nung.Bình thường khi nói đến


VLX khơng nung thì chủ yếu nói đến gạch không nung.Tuy nhiên trên thực tế
VLX không nung cịn có tấm 3D (panels), thạch cao…Với nhiều ưu thế, VLX
khơng nung đang được chú trọng và khuyến khích phát triển.Đây là xu thế phát
triển tất yếu trong xây dựng.


8

Gạch không nung là loại gạch mà sau nguyên công định hình thì tự đóng
rắn đạt các chỉ số về cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút nước…mà không
cần qua nhiệt độ, không phải sử dụng nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch nhằm
tăng độ bền của viên gạch. Độ bền của viên gạch không nung được gia tăng nhờ
lực ép hoặc rung hoặc cả ép lẫn rung lên viên gạch và thành phần kết dính của

chúng.
Về bản chất của sự liên kết tạo hình, gạch khơng nung khác hẳn gạch đất
nung. Q trình sử dụng gạch khơng nung, do các phản ứng hố đá của nó trong
hỗn hợp tạo gạch sẽ tăng dần độ bền theo thời gian. Tất cả các tổng kết và thử
nghiệm trên đã được cấp giấy chứng nhận: Độ bền, độ rắn viên gạch không nung
tốt hơn gạch đất sét nung đỏ và đã được kiểm chứng ở tất cả các nước trên thế
giới: Mỹ, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản.
Gạch không nung ở Việt Nam đơi khi cịn được gọi là gạch blốc, gạch bê
tông, gạch block bê tông,... tuy nhiên với cách gọi này thì khơng phản ánh đầy
đủ khái niệm về gạch không nung. Mặc dù gạch không nung được dùng phổ
biến trên thế giới nhưng ở Việt Nam gạch không nung vẫn chiếm tỉ lệ thấp.

1.1.1.3. Phân loại vật liệu xây khơng nung
Vật liệu xây khơng nung có các chủng loại sản phẩm là gạch bê tơng,
gạch bê tơng khí chưng áp và không chưng áp và gạch bê tông bọt.


- Gạch bê tơng cốt liệu cịn được gọi là gạch block. Gạch này được tạo
thành từ xi măng, đá mạt và các chất phụ gia khác. Qua quá trình rung ép thủy
lực, hoặc ép tĩnh các hạt cốt liệu được lèn chặt trong khn thép thành các sản
phẩm có hình dạng theo khn mẫu, và sau đó dưỡng hộ cho tới khi đạt mác
thiết kế.

- Gạch bê tông bọt thuộc chủng loại bê tông nhẹ, được làm từ xi măng,
tro bay, chất tạo bọt và một số chất phụ gia khác. Cấu trúc bê tơng bọt có
dạng tổ ong, với hàng triệu bọt khí li ti, phân bố đồng đều. Bê tơng bọt có đặc


9

tính chống thấm rất tốt, hơn hẳn gạch bê tơng chưng áp và bê tơng cốt liệu.
Ngồi ra, cịn có khả năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy cho các cơng

trình.
1.1.2. Nội dung về chính sách phát triển vật liệu xây khơng nung
1.1.2.1. Khái niệm về chính sách
Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về chính sách và chưa có được sự thống
nhất về khái niệm của chính sách. Mỗi nhà nghiên cứu đứng trên khía cạnh sẽ có
cách giải thích về chính sách khác nhau, sau đây là một số khái niệm về chính
sách tiêu biểu như:

- Chính sách là một chuỗi (tập hợp) những hành động có mục đích nhằm
giải quyết một vấn đề (Anderson 1984);

- Chính sách là những gì mà chính phủ làm, lý do làm, và sự khác biệt nó
tạo ra (Dye 1972);


- Chính sách là những gì mà chính phủ làm, hoặc bỏ qua khơng làm
(Klein & Marmor 2006);

- Chính sách là một hành động mang tính quyền lực nhà nước nhằm sử
dụng nguồn lực để thúc đẩy một giá trị ưu tiên (Considine 1994);

- Chính sách là một cơng việc được thực hiện liên tục, bởi những nhóm
hoạch định, nhằm sử dụng các thể chế công để kết nối, phối hợp và biểu đạt giá
trị họ theo đuổi (Considine 1994);

- Chính sách là quá trình mà một xã hội tạo ra và quyết định có tính bắt
buộc những hành vi nào được chấp nhận và hành vi nào khơng (Wheelan 2011);

- Chính sách là một phần của khung khổ các ý kiến, mà qua đó, chúng ta
được điều chỉnh bởi một cách thức hợp lý, giữa các khía cạnh đa chiều của cuộc
sống (Colebatch 2002).
Từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như sau:
“Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính


10

sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể
nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính
chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa..
Định nghĩa khác thì “chính sách” là “sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm
đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực
tế mà đề ra”.
Cũng có một định nghĩa khác, “chính sách là chuỗi những hoạt động mà
chính quyền chọn làm hay khơng làm với tính tốn và chủ đích rõ ràng, có tác

động đến người dân”.
Như vậy, có thể hiểu: Chính sách là chương trình hành động do các nhà
lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi
thẩm quyền của mình.
Phân tích khái niệm “chính sách” thì thấy:

- Chính sách là do một chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra;
- Chính sách được ban hành căn cứ vào đường lối chính trị chung và tình
hình thực tế;

- Chính sách được ban hành bao giờ cũng nhắm đến một mục đích nhất
định; nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó; chính sách được ban hành
đều có sự tính tốn và chủ đích rõ ràng.
Trên phương diện lý thuyết, chính sách phát triển VLX khơng nung được
xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Một chính sách phát triển VLX khơng
nung có phạm vi rộng nhằm vào khuyến khích phát triển các chủng loại VLX
khơng nung, trong khi đó một chính sách phát triển VLX khơng nung có phạm
vi hẹp thì chỉ tập trung vào một loại VLX không nung được lựa chọn theo những
tiêu thức nhất định .
Như vậy, Chính sách phát triển VLX không nung được hiểu là sự can
thiệp trực tiếp hay gián tiếp của Nhà nước và Chính phủ đối với việc phát triển


11

sản xuất và sử dụng VLX không nung thông qua các Nghị định, Quyết định,
Thông tư để đạt được mục tiêu phát triển cụ thể về kinh tế, xã hội và mơi trường.

Trong đó, mục về kinh tế có thể là phát triển VLX không nung trên cơ sở quy
hoạch VLXD phù hợp với địa phương và vùng lãnh thổ và tạo ra sản phẩm

VLXD đáp ứng nhu cầu xây dựng; thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài
nước, nâng cao hiệu quả sử dụng n guồn lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước; tăng trưởng ngành sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu góp
phần phát triển kinh tế - xã hội và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương.
Mục tiêu về xã hội có thể là giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng
cao thu nhập, đời sống và trình độ người lao động. Mục tiêu về mơi trường có
thể là xử lý nước thải, chất thải và khí thải, giảm việc sản xuất VLX nung gây
mất đất nông nghiệp.
 Q trình hình thành chính sách phát triển VLX khơng nung ở Việt

Nam
Q trình xây dựng và hồn thiện luật pháp, chính sách về VLX khơng
nung đã trải qua 4 giai đoạn.

- Giai đoạn I từ năm 2000 đến năm 2005:
Đây chính là giai đoạn đầu của việc xây dựng và triển khai một số cơ chế,
chính sách phát triển VLX không nung, với việc ra đời Quyết định số
115/2001/QĐ-TTg ngày 01/8/2001 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển
ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam. Trong Quyết định chỉ rõ việc lộ
trình xóa bỏ sản xuất gạch nung và dần thay thế VLX không nung trong cơng

trình xây dựng.
-Giai đoạn II từ năm 2005 đến năm 2009:

Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây
dựng Việt Nam đến năm 2020.Tiếp tục nhấn mạnh việc cần thiết phải sử dụng



×