Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Nghiên cứu tình hình thực thi chính sách khuyến nông theo nghị định 02/2010/nđ/CP trên địa bàn huyện vĩnh bảo thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.09 KB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





NGUYỄN THỊ PHƯƠNG






NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH
KHUYẾN NÔNG THEO NGHỊ ðỊNH 02/2010/Nð-CP TRÊN
ðỊA BÀN HUYỆN VĨNH BẢO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG






LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI, 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






NGUYỄN THỊ PHƯƠNG




NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH
KHUYẾN NÔNG THEO NGHỊ ðỊNH 02/2010/Nð-CP TRÊN
ðỊA BÀN HUYỆN VĨNH BẢO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG




CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ : 60.62.01.15



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN MẬU DŨNG






HÀ NỘI, 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
i

LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Phương


















Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
ii

LỜI CẢM ƠN!
ðể có ñược kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân,
tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ từ rất nhiều ñơn vị và cá nhân. Tôi xin ghi nhận và bày
tỏ lòng biết ơn tới những tập thể, cá nhân ñã dành cho tôi sự giúp ñỡ quý báu ñó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng sự giúp ñỡ nhiệt tình của
thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Mậu Dũng, người ñã trực tiếp hướng dẫn ñề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến ñóng góp quý báu của các thầy, cô
trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng, Trạm
khuyến nông huyện Vĩnh Bảo
Tôi xin cảm ơn gia ñình, bạn bè ñã giúp ñỡ, tạo ñiều kiện cho tôi hoàn thành
luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Phương












Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN! ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HỘP ix


1. MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 ðối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH
KHUYẾN NÔNG 4
2.1 Cơ sở lý luận về khuyến nông và thực thi chính sách khuyến nông 4
2.1.1 Những vấn ñề cơ bản về khuyến nông 4
2.1.2 Những vấn ñề cơ bản về thực thi chính sách khuyến nông 11
2.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng ñến thực thi chính sách khuyến nông 17
2.1.4 Vai trò của việc thực hiện chính sách khuyến nông 19
2.2 Cơ sở thực tiễn về tình hình thực thi chính sách khuyến nông 25
2.2.1 Tình hình thực thi chính sách khuyên nông ở một số nước trên thế giới 25

2.2.2 Tình hình thực thi chính sách khuyến nông ở một số ñịa phương ở Việt Nam 28
2.2.3 Bài học kinh nghiệm cho quá trình thực thi chính sách khuyến nông trên ñịa
bàn huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng 36


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
iv

3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 38
3.1.1 ðiều kiện tự nhiên 38
3.1.2 ðiều kiện kinh tế xã hội huyện Vĩnh Bảo 41
3.2 Phương pháp nghiên cứu 51
3.2.1 Chọn ñiểm nghiên cứu 51
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 52
3.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 54
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 54
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 56
4.1. Khái quát kết quả phát triển sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Bảo 56
4.2.1 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến nông ở Vĩnh Bảo 59
4.2.2 Tổ chức tuyên truyền về chính sách khuyến nông 64
4.2.3 Nguồn kinh phí ñầu tư cho công tác khuyến nông theo Nghị ñịnh 02/2010 ở
huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng 67
4.2.4 Tổ chức triển khai thực thi chính sách bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề 70
4.2.5 Tổ chức triển khai thực hiện chính sách thông tin tuyên truyền 79
4.2.6 Tổ chức triển khai thực hiện chính sách xây dựng và nhân rộng mô hình
trình diễn 85
4.2.7 Tổ chức triển khai thực hiện chính sách tư vấn và dịch vụ khuyến nông 97
4.2.8 Thực hiện chế ñộ ñối với người thực hiện khuyến nông và khuyến nông viên
cơ sở 101

4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến quá trình thực thi chính sách khuyến
nông theo Nghị ñịnh 02/2010 ở huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng 103
4.3.1 Nội dung của chính sách 02/2010/Nð-CP 103
4.3.2 Kinh phí thực thi chính sách khuyến nông 104
4.3.3 Trình ñộ của cán bộ thực thi chính sách khuyến nông và chế ñộ ñãi ngộ ñối
với cán bộ khuyến nông và KNVCS 104
4.3.4 Trình ñộ của hộ 105
4.3.5 ðiều kiện kinh tế của hộ 106
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
v

4.4 ðịnh hướng và giải pháp nhằm tăng cường quá trình thực thi chính sách
khuyến nông theo Nghị ñịnh 02/2010 ñạt hiệu quả 107
4.4.1 Những thuận lợi và khó khăn trong thực thi chính sách khuyến nông theo
Nghị ñịnh 02 trong thời gian qua 107
4.4.2 Một số ñịnh hướng cho hoạt ñộng khuyến nông trên ñịa bàn huyện Vĩnh Bảo
trong thời gian tới 109
4.4.3 Các giải pháp ñể thực thi chính sách khuyến nông theo Nghị ñịnh 02/2010
ñạt hiệu quả 110
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 113
5.1 Kết luận 113
5.2 Kiến Nghị 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
PHỤ LỤC
118
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


TBKT : Tiến bộ kỹ thuật
KNKL : Khuyến nông khuyến lâm
NLS : Nông lâm thủy sản
KHKT : Khoa học kỹ thuật
NN & PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
HTXNN : Hợp tác xã nông nghiệp
CLB : Câu lạc bộ
NN : Nông nghiệp
LðNN : Lao ñộng nông nghiệp
DT : Diện tích
GTSX : Giá trị sản xuất
KNVCS : Khuyến nông viên cơ sở
NTTS : Nuôi trồng thủy sản
UBND : Ủy ban nhân dân
HTX : Hợp tác xã
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
KPCð : Kinh phí công ñoàn
ATSH : An toàn sinh học
KN : Khuyến nông
KNVTN : Khuyến nông viên tự nguyện
TTKNHP : Trung tâm khuyến nông Hải Phòng
BVTV : Bảo vệ thực vật
CTVKN : Cộng tác viên khuyến nông
CS : Chính sách
TTTT : Thông tin tuyên truyền

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
vii


DANH MỤC BẢNG

STT Tên Bảng Trang

3.1 Tình hình sử dụng ñất ñai của huyện Vĩnh Bảo năm 2010-2012 43
3.2 ðặc ñiểm dân số, lao ñộng của huyện Vĩnh Bảo qua 3 năm 2010 – 2012 45
3.3 Giá trị sản xuất của huyện qua 3 năm 2010 – 2012 50
3.4 Phân loại các xã làm công tác khuyến nông 51
3.5 Số hộ ñại diện ñược chọn từ các xã ñiều tra của huyện Vĩnh Bảo 52
4.1 Kết quả sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Bảo trong 3 năm 2010 – 2012 58
4.2 Tình hình lao ñộng của Trạm khuyến nông huyện Vĩnh Bảo qua 3 năm
2010 - 2012 62
4.3 Các hình thức tuyên truyền về chính sách khuyến nông 66
4.4 Tình hình sử dụng nguồn kinh phí khuyến nông của Trạm khuyến nông
huyện Vĩnh Bảo qua 3 năm 2010 – 2012 69
4.5 Mức hỗ trợ cho người hưởng thụ Chính sách bồi dưỡng, tập huấn và ñào tạo 72
4.6 Mức tham gia của người dân ñối với chính sách tập huấn, ñào tạo 73
4.7 Kết quả tập huấn tiến bộ kỹ thuật cho người sản xuất của Trạm khuyến
nông huyện Vĩnh Bảo qua 3 năm 2010 – 2012 76
4.8 Ý kiến ñánh giá của người nông dân về chính sách bồi dưỡng, tập huấn và
ñào tạo 77
4.9 Mức ñộ tiếp cận thông tin tuyên truyền của hộ nông dân huyện Vĩnh Bảo 80
4.10 Hỗ trợ cho các kênh thông tin tuyên truyền ở Vĩnh Bảo 81
4.11 Kết quả các hoạt ñộng thông tin tuyên truyền của Trạm KN huyện Vĩnh
Bảo qua 3 năm 2010 – 2012 82
4.12 Ý kiến ñánh giá của hộ nông dân về chính sách thông tin tuyên truyền 84
4.13 Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn giống lúa lai HYT100 vụ xuân tại xã
Vĩnh An năm 2012 86
4.14 Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn ứng dụng phân bón vi sinh

Arizobacterin trên cây lúa thuần BC 15 vụ mùa tại xã Vĩnh An năm 201287
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
viii

4.15 Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn nuôi ngan lai vịt an toàn sinh học quy
mô 500 con/ 1 hộ tham gia tại xã Tân Liên năm 2011 88
4.16 Hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi cá Vược bằng thức ăn công nghiệp quy mô
0,2 ha tại xã Trấn Dương năm 2012 89
4.17 Mức ñộ tiếp cận của người nông dân với chính sách xây dựng và nhân rộng
mô hình trình diễn (%) 91
4.18 Kết quả xây dựng mô hình trình diễn của Trạm khuyến nông huyện Vĩnh
Bảo qua 3 năm 2010-2012 93
4.19 Ý kiến ñánh giá của hộ nông dân về chính sách xây dựng mô hình trình
diễn (%) 95
4.20 Mức ñộ tiếp cận tư vấn và dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân (%) 98
4.21 Ý kiến ñánh giá của hộ nông dân về chính sách tư vấn và dịch vụ khuyến
nông (%) 100
4.21 Ảnh hưởng của trình ñộ văn hóa của hộ ñối với quá trình thực hiện Chính
sách khuyến nông (%) 105
4.22 Tỷ lệ hộ nông dân áp dụng TBKT sau khi ñã chuyển giao (%) 107




Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
ix

DANH MỤC HỘP

STT Tên hộp Trang


4.1 Ý kiến của người sản xuất về lớp tập huấn TBKT 75
4.2 Ý kiến ñánh giá của cán bộ khuyến nông về hoạt ñộng bồi dưỡng, tập
huấn và ñào tạo 79
4.3 Ý kiến ñánh giá của cán bộ khuyến nông về công tác thông tin tuyên truyền 85
4.4 Ý kiến ñánh giá của cán bộ khuyến nông về chính sách xây dựng mô hình
trình diễn ñối với mô hình nuôi ngan lai vịt theo hướng an toàn sinh học 89
4.5 Ý kiến ñánh giá của người nông dân về mô hình trình diễn nuôi cá Vược
bằng thức ăn công nghiệp. 90
4.6 Ý kiến ñánh giá về hoạt ñộng xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn 97
4.7 Ý kiến ñánh giá của cán bộ khuyến nông về chính sách tư vấn và dịch vụ
khuyến nông trên ñịa bàn huyện Vĩnh Bảo. 101
4.8 Ý kiến ñánh giá của cán bộ khuyến nông về Chế ñộ ñối với KNV và
KNVCS 103





Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
1

1. MỞ ðẦU

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Những năm cuối thập kỷ 80 nông nghiệp nước ta trì trệ, kém phát triển, ñời
sống nông dân gặp nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn ñến
tình trạng này là công tác kỹ thuật chưa ñược chú trọng thỏa ñáng, nhất là công tác
nâng cao chất lượng, phẩm chất giống lúa và công tác BVTV chưa ñược coi trọng
(Nguyễn Văn Long, 2006). Những năm trước ñây khi HTX nông nghiệp còn ñiều

hành sản xuất thì công tác chuyển giao TBKT do HTX ñảm nhận. Sau ñó khi
chuyển sang cơ chế khoán gọn rồi khoán trắng, thì việc chuyển giao TBKT không ai
làm. ðứng trước thực trạng ñó ngày 02/03/1993 Chính phủ ñã ban hành Nghị ñịnh
13/CP về việc thành lập tổ chức khuyến nông Việt Nam. Từ khi thành lập và ñi vào
hoạt ñộng công tác khuyến nông ñã phát huy ñược vai trò quan trọng trong sản xuất
nông nghiệp. Khuyến nông ñã tích cực chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật
và công nghệ mới, ñào tạo, tập huấn nâng cao trình ñộ kỹ thuật, canh tác cho nông
dân, chuyển tải kịp thời mọi chủ trương, ñường lối của ðảng và Nhà nước. Khuyến
nông ñã thực sự góp phần tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ về năng suất, chất lượng
sản phẩm nông nghiệp, góp phần ñảm bảo an ninh lương thực, ñóng vai trò quan
trọng trong công cuộc xóa ñói giảm nghèo và sự nghiệp phát triển nông nghiệp,
nông thôn. Tuy vậy, sau khi thực hiện Nghị ñịnh 13/CP, công tác khuyến nông ñã
gặp không ít khó khăn, vướng mắc, chưa ñáp ứng ñược nhu cầu ñòi hỏi ngày càng
cao của sản xuất, khoa học công nghệ và hội nhập kinh tế quốc tế…. (Trung tâm
khuyến nông Quốc Gia, Báo cáo tổng kết hoạt ñộng khuyến nông, 2008) Chính vì
vậy, ngày 26/4/2005 Chính phủ ñã ban hành Nghị ñịnh 56/2005/Nð-CP về khuyến
nông, khuyến ngư thay thế cho Nghị ñịnh 13/CP. Nghị ñịnh 56/2005/Nð-CP ra ñời
ñã quy ñịnh rõ hơn về tổ chức hệ thống khuyến nông, khuyến ngư (nhất là tổ chức
khuyến nông cơ sở), mở rộng ñối tượng tham gia ñóng góp và hưởng thụ khuyến
nông, khuyến ngư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội hóa công tác khuyến nông,
khuyến ngư. Song nhìn chung sản xuất nông nghiệp nước ta vẫn chưa tương xứng
với tiềm năng, chưa chủ ñộng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới (Trung
tâm khuyến nông Quốc Gia, Báo cáo tổng kết hoạt ñộng khuyến nông, 2008). Trên
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
2

thực tế khi thực thi chính sách khuyến nông theo Nghị ñịnh 56/2005/Nð-CP còn
bộc lộ những hạn chế ñó là chưa ñáp ứng ñược cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, tổ chức sản xuất hàng hóa lớn. Những người nông dân nghèo nhất là
dân tộc ít người sống ở vùng sâu vùng xa hầu như không tiếp cận khuyến nông,

không ñược hưởng lợi khuyến nông vì không có kinh phí ñối ứng. Ngược lại một số
hộ giàu, hộ khá do có vốn ñối ứng nên dễ dàng tiếp cận và hưởng lợi khuyến nông.
Thực tế này gây nên sự thiếu công bằng trong khu vực nông thôn và nông dân. ðó
là nguyên nhân ñể Nghị ñịnh 02/2010/Nð-CP ra ñời thay cho Nghị ñịnh 56/2005.
Nghị ñịnh 02/2010/Nð-CP ra ñời ñã kế thừa và phát huy tinh thần các Nghị ñịnh ñã
ban hành trước ñây, nhưng thể hiện ñầy ñủ, cụ thể hơn, ñáp ứng ñược nhu cầu sản
xuất hàng hóa thực tế của người nông dân hiện nay.
Vĩnh Bảo là một huyện ñồng bằng ở phía Tây Nam thành phố Hải Phòng với
diện tích ñất tự nhiên là 18 nghìn ha, phần lớn là ñất nông nghiệp nên ñã ñược thành
phố Hải Phòng xác ñịnh là một trong những ñịa bàn quan trọng nhất cung cấp lương
thực, thực phẩm cho thành phố và cho các vùng lân cận. Vì thế, sản xuất nông
nghiệp ở huyện Vĩnh Bảo ñóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của toàn
huyện mang lại thu nhập chính cho các hộ nông dân. Cũng như các huyện khác trên
cả nước, từ khi huyện Vĩnh Bảo chuyển từ Nghị ñịnh 56 sang áp dụng Nghị ñịnh
02/2010/Nð-CP còn nhiều những bỡ ngỡ, cơ chế chính sách chưa ñồng bộ, hoàn
thiện nên việc triển khai còn nhiều khó khăn, lúng túng. Một số quy ñịnh về cơ chế,
ñịnh mức, thủ tục trình duyệt các dự án khuyến nông còn nhiều bất cập làm cho tiến
ñộ thực hiện chậm so với thời vụ.
Xuất phát từ lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu tình
hình thực thi chính sách khuyến nông theo Nghị ñịnh 02/2010/Nð-CP trên ñịa
bàn huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực thi chính sách khuyến nông theo Nghị ñịnh
02/2010/Nð – CP từ ñó phân tích những thuận lợi, khó khăn và ñề ra giải pháp tăng
cường thực thi Nghị ñịnh 02/2010 trên ñịa bàn huyện Vĩnh Bảo trong thời gian tới.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách khuyến nông và tình
hình thực thi chính sách khuyến nông
- ðánh giá thực trạng tình hình thực thi chính sách khuyến nông theo Nghị ñịnh
02/2010 Nð-CP trên ñịa bàn huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến tình hình thực thi chính sách khuyến nông
theo Nghị ñịnh 02/2010 Nð-CP trên ñịa bàn huyện Vĩnh Bảo
- ðề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thực hiện Nghị ñịnh 02/2010 trên
ñịa bàn huyện trong thời gian tới
1.3 ðối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
ðề tài nghiên cứu tình hình thực thi chính sách khuyến nông theo Nghị ñịnh
02/2010/ Nð-CP trên ñịa bàn huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng. ðối tượng
nghiên cứu của ñề tài là chính sách khuyến nông với các nội theo Nghị ñịnh 02 là:
Bồi dưỡng, tập huấn và ñào tạo; Thông tin tuyên truyền; Xây dựng và nhân rộng mô
hình; Tư vấn và dịch vụ khuyến nông; Chế ñộ ñối với người hoạt ñộng khuyến
nông. ðồng thời ñề tài cũng tập trung vào các nhóm ñối tượng là các cán bộ khuyến
nông, khuyến nông viên cơ sở, các lãnh ñạo xã, trưởng thôn và hộ nông dân.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: ñề tài ñược thực hiện trên phạm vi huyện Vĩnh Bảo, chọn 3
ñiểm ñại diện cho việc nghiên cứu là : xã Tân Liên, xã Vĩnh An, xã Trấn Dương.
- Về thời gian: ñề tài ñược thực hiện từ năm 2012 ñến năm 2013. Số liệu sử dụng
ñể nghiên cứu ñề tài này ñược thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2010 - 2012.
- Về nội dung: theo Nghị ñịnh 02/2010/ Nð-CP về Khuyến nông, chính sách
khuyến nông bao gồm 06 nhóm sau: (i) Chính sách bồi dưỡng, tập huấn và truyền
nghề, (ii) Chính sách thông tin tuyên truyền, (iii) Chính sách xây dựng và nhân rộng
mô hình trình diễn, (iv) Chính sách khuyến khích hoạt ñộng tư vấn và dịch vụ khuyến
nông, (v) Chế ñộ ñối với người hoạt ñộng khuyến nông và khuyến nông viên cơ sở, và
(vi) Chính sách tuyển chọn dự án khuyến nông. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ
tập trung vào chính sách khuyến nông thuộc nhóm i,ii,iii và v kể trên.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

4

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH
KHUYẾN NÔNG

2.1 Cơ sở lý luận về khuyến nông và thực thi chính sách khuyến nông
2.1.1 Những vấn ñề cơ bản về khuyến nông
a) Một số khái niệm về khuyến nông
Khuyến nông là từ tổng quát ñể chỉ tất cả các công việc có liên quan ñến sự
phát triển nông nghiệp nông thôn. Khuyến nông cũng còn ñược hiểu như một tổ
chức mà mục ñích hoạt ñộng nhằm cải thiện ñiều kiện sinh sống của các hộ nông
dân bằng cách dạy họ thực hiện tốt hơn, cải thiện phương pháp và cách làm ăn của
họ. Khuyến nông bắt ñầu bất cứ ở ñâu mà con người hiện diện, trên thế giới từ
“Extension” ñược sử dụng ñầu tiên ở Anh vào năm 1866 có nghĩa là “mở rộng-
triển khai” nếu ghép với từ “Agriculture” thành “Agriculture extension” ñược dịch
là “khuyến nông”. Do vậy, khuyến nông là một thuật ngữ có ý nghĩa rất rộng ñược
tổ chức thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau ñể phục vụ cho nhiều mục ñích
khác nhau (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cẩm nang công tác khuyến
nông, 1993) Vì vậy, khuyến nông cũng ñược ñịnh nghĩa theo các cách khác nhau:
Theo nghĩa Hán – Văn: “khuyến” có nghĩa là khuyên người ta gắng sức
trong công việc, còn khuyến nông có nghĩa là mở mang phát triền nông nghiệp.
Theo nghĩa hẹp: khuyến nông là sử dụng các cơ quan nông – lâm – ngư
nghiệp, các trung tâm khoa học nông – lâm nghiệp ñể phổ biến, mở rộng các kết
quả nghiên cứu tới nông dân bằng các phương pháp thích hợp ñể họ có thể áp dụng
nhằm thu lại nhiều nông sản hơn. Với cách hiểu này thì khuyến nông chỉ là chuyển
giao kỹ thuật ñơn thuần.
Theo nghĩa rộng: khuyến nông là hướng dẫn cho nông dân những tiến bộ kỹ
thuật mới, ngoài ra còn phải giúp họ liên kết với nhau ñể chống thiên tai, tiêu thụ
sản phẩm, hiểu biết các chính sách của Nhà nước, giúp người nông dân phát triển
khả năng tự quản lý, ñiều hành, tổ chức các hoạt ñộng xã hội như thế nào cho ngày

càng tốt hơn. Người Pháp trước kia hiểu khuyến nông theo nghĩa hẹp là “Phổ cập
nông nghiệp”, nay họ cũng chuyển sang nghĩa rộng là “Phát triển nông nghiệp”.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
5

Người Anh từ lâu ñã hiểu khuyến nông theo nghĩa rộng là “Triển khai mở rộng
nông nghiệp” (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cẩm nang công tác khuyến
nông, 1993)
Maunder (1973) ñã ñịnh nghĩa khuyến nông như: “một dịch vụ hoặc hệ
thống giúp nông dân hiểu biết những phương pháp canh tác và kỹ thuật cải tiến,
tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập, làm cho mức sống của họ tốt hơn và nâng cao
trình ñộ giáo dục của cuộc sống nông thôn”. (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Cẩm nang công tác khuyến nông, 1993)
E.E.Swanso và J.B.Clear (1977) thì ñịnh nghĩa khuyến nông là: “Một
phương pháp ñộng nhận thông tin có lợi tới người nông dân và giúp họ thu ñược
những kiến thức, kỹ năng và những quan ñiểm cần thiết ñể sử dụng một cách có
hiệu quả thông tin kỹ thuật này”. (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cẩm
nang công tác khuyến nông, 1993)
Chu- Yan-Wu (1979) ñịnh nghĩa khuyến nông theo nghĩa rộng là : “Một hoạt
ñộng có tính cách giáo dục bao gồm việc tổ chức nông dân ñến việc thực hiện chính
sách nông nghiệp”. (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cẩm nang công tác
khuyến nông, 1993)
Theo tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) ñã ñược
ñúc kết trên cơ sở hoạt ñộng khuyến nông của Việt Nam như sau: “Khuyến nông là
cách ñào tạo và rèn luyện tay nghề cho nông dân ñồng thời giúp họ hiểu ñược
những chủ trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh
nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin về thị trường ñể họ có ñủ khả năng giải
quyết ñược các vấn ñề của gia ñình và cộng ñồng nhằm ñẩy mạnh sản xuất, cải
thiện ñời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới”.
b) Mục tiêu của khuyến nông

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của người sản xuất ñể tăng thu nhập,
thoát ñói nghèo, làm giàu thông qua các hoạt ñộng ñào tạo nông dân về kiến thức,
kỹ năng và các hoạt ñộng cung ứng dịch vụ ñể hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh
ñạt hiệu quả cao, thích ứng với các ñiều kiện sinh thái, khí hậu và môi trường.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
6

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản
xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm ñáp ứng
nhu cầu trong nước và xuất khẩu; thúc ñẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện ñại hóa
nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, ñảm bảo an ninh lương thực quốc
gia, ổn ñịnh kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.
Huy ñộng nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham
gia khuyến nông.
c) Vai trò của khuyến nông
Khuyến nông là cầu nối giữa nông dân với: Nhà nước, nghiên cứu, môi
trường, nông dân giỏi, các doanh nghiệp, các ñoàn thể, các ngành nghề có liên quan
và quốc tế (Nguyễn Văn Long, 2006):
Với vai trò là cầu nối giữa nông dân với Nhà nước, khuyến nông có vai trò
giúp nông dân nâng cao nhận thức trong quá trình sản xuất sao cho sản xuất có hiệu
quả và phù hợp với ñường lối lãnh ñạo của ðảng và Chính phủ. Ngược lại thông
qua cầu nối khuyến nông ðảng và Chính phủ hiểu ñược tâm tư nguyện của nông
dân, những nhu cầu bức xúc của nông dân trong sản xuất, cuộc sống và phát triển
nông thôn. (Nguyễn Văn Long, 2006)
Với vai trò là cầu nối giữa nông dân với nhà nghiên cứu khuyến nông giúp
nông dân lựa chọn áp dụng những TBKT mới phù hợp với ñiều kiện ñịa phương,
gia ñình mình. Ngược lại qua quá trình nông dân áp dụng những sáng tạo kỹ thuật
mới mà các nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu khoa học biết nên nghiên cứu những
gì cho phù hợp với sản xuất. (Nguyễn Văn Long, 2006)
Khuyến nông là cầu nối giữa nông dân với môi trường, sản xuất nông

nghiệp, ñặc biệt là sản xuất nông nghiệp theo mục tiêu sản xuất nông nghiệp hàng
hóa phải chú ý tới môi trường ñể sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp an toàn
cho ñời sống và môi trường sống của mọi người dân trong cộng ñồng sống và xã
hội.(Nguyễn Văn Long, 2006)
Khuyến nông với vai trò là cầu nối giữa nông dân với thị trường, sản phẩm
nông nghiệp cần phải ñược sử dụng và tiêu thụ nên vấn ñề thị trường là một trong
những nhân tố có tác dụng rất lớn ñến kết quả và hiệu quả sản xuất. ðể sản xuất
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
7

nông nghiệp hàng hóa cần phải quan tâm ñến qui luật kinh tế thị trường, quan tâm ñến
số lượng, chất lượng, bao bì mẫu mã (thương hiệu) và tiếp thị thị trường các sản phẩm,
khuyến nông sẽ tư vấn cho người sản xuất lĩnh vực trên. (Nguyễn Văn Long, 2006)
Với vai trò là cầu nối nông dân với nông dân sản xuất giỏi, từ năm 1988
thực hiện “Khoán 10” chuyển từ sản xuất tập thể sang sản xuất kinh tế hộ gia ñình
và trang trại theo hướng nông nghiệp hàng hóa rất cần có vai trò khuyến nông.
Khuyến nông giúp nông dân tăng cường tính cộng ñồng trong sản xuất nhằm ñảm
bảo môi trường sinh thái trong sạch và bền vững. (Nguyễn Văn Long, 2006)
Với vai trò là cầu nối giữa nông dân với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp
có tầm quan trọng trong giải quyết ñầu vào và ñầu ra cho sản xuất nông nghiệp.
Khuyến nông ñã góp phần tăng cường mối liên kết giữa các nông dân với doanh
nghiệp. (Nguyễn Văn Long, 2006)
Với vai trò là cầu nối nông dân với Quốc tế, ñể có ñược sự giúp ñỡ của các
tổ chức Quốc tế, tiếp cận thị trường thế giới cần có vai trò của khuyến nông.
Khuyến nông giúp ñỡ nông dân nhận biết trong cơ chế kinh tế hội nhập hiện nay
nên sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và thị trường tiêu thụ sản phẩm
……(Nguyễn Văn Long, 2006)
Trong quá trình chuyển ñổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp
sang nền kinh tế thị trường, sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Vì
vậy cần phải tìm hiểu và tìm kiếm thị trường: nông dân sản xuất cái gì, sản phẩm sản

xuất ra sử dụng ra sao, tiêu thụ thế nào, bán ở ñâu, số lượng và giá cả….tất cả những
vấn ñề này rất cần vai trò cầu nối của khuyến nông. (Nguyễn Văn Long, 2006)
Khuyến nông góp phần giúp cho hộ nông dân xóa ñói giảm nghèo tiến lên
khá và giàu. (Nguyễn Văn Long, 2006)
Khuyến nông huy ñộng các lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật từ trung
ương ñến cơ sở tham gia vào các hoạt ñộng ñóng góp trí tuệ, công sức vào việc thực
hiện các dự án khuyến nông, ñẩy mạnh phát triển nông nghiệp và xây dựng kinh tế
nông thôn. (Nguyễn Văn Long, 2006)
Khuyến nông góp phần thúc ñẩy sự liên kết giữa nông dân với nông dân nhất
là với nông dân sản xuất giỏi qua tổ chức các hội nghị, hội thảo, tham quan học tập
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
8

các ñiển hình, tổ chức các câu lạc bộ khuyến nông …. Những việc làm ñó ñã liên
kết nông dân, tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ nhau trong sản xuất. (Nguyễn Văn
Long, 2006)
d) Các phương pháp khuyến nông
Theo tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) (Trường
ðại học Nông nghiệp I Hà Nội, Cẩm nang về các phương pháp tiếp cận khuyến
nông, 2005) có 8 phương pháp khuyến nông cơ bản sau:
- Phương pháp khuyến nông chung: tập trung nhiều cán bộ khuyến nông và
chi ngân sách khá lớn ñể thực hiện các chương trình dự án khuyến nông. Phương
pháp này do trung tâm khuyến nôn tỉnh ñiều hành, quản lý.
- Phương pháp khuyến nông chuyên ngành: Phương pháp khuyến nông ñược
các cơ quan chuyên ngành xây dựng, nó mang tính chuyên môn cao ñược áp dụng ở
các vùng chuyên canh. Ưu ñiểm của phương pháp này sát với thực tế do ñó kỹ thuật
phù hợp với yêu cầu sản xuất, kết hợp ñược công việc cung cấp ñầu vào – ñầu ra. Việc
giám sát ñược tiến hành chặt chẽ, số lượng cán bộ phụ trách cần ít hơn. Nhược ñiểm
lớn nhất của phương pháp này là quyền lợi của người nông dân chưa ñược chú trọng.
- Phương pháp khuyến nông ñào tạo và tham quan: Phương pháp khuyến

nông cho nông dân tham quan mô hình trình diễn ñã thực hiện thành công sau ñó
tập huấn cho nông dân thực hành theo mô hình. Theo phương pháp này các cán bộ
khuyến nông ñược ñào tạo lại thường xuyên do ñó họ nắm bắt ñược tốt hơn về kỹ
thuật, kinh nghiệm ñược truyền ñạt ñến các hộ nông dân ñược nâng cao, cán bộ
khuyến nông cơ sở ñược giám sát chặt chẽ hơn về mặt kỹ thuật. Các ñiều kiện ñể
phục vụ cho xây dựng mô hình tham quan và việc huấn luyện ñược áp dụng ñầy ñủ.
ðây là phương pháp phổ biến hiện nay do tính thuyết phục cao.
- Phương pháp khuyến nông có sự tham gia của người nông dân (PRA):
Phương pháp này ñược ñánh giá cao trong việc ñảm bảo tính khả thi của mô hình.
Phương pháp này có sự tham gia của nông dân dựa trên cơ sở tích hợp kiến thức và
kinh nghiệm của nông dân sản xuất giỏi với những tiến bộ kỹ thuật do cán bộ
nghiên cứu và cán bộ khuyến nông mang lại cùng với việc trợ giúp về vật tư và vốn
nhằm giải quyết những khó khăn do nông dân ñặt ra. Ưu ñiểm của phương pháp này
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
9

là khi nông dân tham gia trực tiếp, họ tham gia ñóng góp ý kiến ñề xuất giải pháp và
ñộng viên những nông dân khác tham gia tích cực, ñồng thời phương pháp này có
những chương trình phù hợp với quyền lợi của nông dân. Nhược ñiểm của phương
pháp này là mang tính tự phát, khó tập trung vào một cơ quan chuyên trách, khó
kiểm tra quá trình hoạt ñộng và ñôi khi thiếu cơ sở khoa học.
- Phương pháp khuyến nông lập dự án: Là phương pháp khuyến nông mà
nguồn tài trợ kinh phí do tổ chức cá nhân, nước ngoài tài trợ sau khi có sự thỏa
thuận thống nhất về chương trình nội dung với Chính phủ. Việc tuyển chọn cán bộ,
ñịa ñiểm, kế hoạch do người cấp kinh phí thực hiện. Phương pháp này có ưu ñiểm
lớn là nguồn kinh phí tương ñối lớn lại tập trung vào quy mô hẹp, thời gian ngắn
nên dễ phát huy hiệu quả. Nhược ñiểm là dễ xảy ra hiện tượng lãng phí và thất
thoát. Khi mở rộng phạm vi áp dụng thường khó khăn vì vùng muốn mở rộng lại
không có ñiều kiện như vùng dự án.
- Phương pháp khuyến nông phát triển hệ thông nông nghiệp: là phương

pháp khuyến nông ñưa ñến cho người nông dân nghèo cái mà họ cần ñó là kỹ thuật
phù hợp dựa trên cơ sở là hệ thống sinh thái nhân văn. Mục tiêu của phương pháp
này là cung cấp trang bị cho cán bộ khuyến nông bằng cách họ chuyển ñến cho
nông dân những kết quả nghiên cứu, ñáp ứng ñược nhu cầu quyển lợi của ña số
nông dân trong ñiều kiện canh tác sản xuất của từng ñịa phương. Ưu ñiểm của
phương pháp này là kết quả ñã ñược nghiên cứu nên phù hợp với ñiều kiện cụ thể
của ñịa phương. Nhược ñiểm của phương pháp này là ñòi hỏi lượng cán bộ nghiên
cứu lớn, tốn thời gian và kinh phí.
- Phương pháp khuyên nông cùng chịu phí tổn: Theo phương pháp này tất cả
các bên tham gia và bên hưởng lợi của dự án ñều có trách nhiệm ñóng góp một phần
phí tổn theo kiểu Nhà nước và nhân dân cùng làm. Những vùng nông dân quá
nghèo, tổ chức khuyến nông nhà nước cử cán bộ xuống ñịa phương giúp nông dân
học tập những ñiều kiện cần thiết ñể họ ñẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh có
hiệu quả. Chính vì vậy mà nông dân sẵn sàng chịu một phần phí tổn khi họ thấy
chương trình thiết thực với họ. Ưu ñiểm của phương pháp này là nông dân cùng
tham gia ñóng góp kinh phí nên họ chịu trách nhiệm với chương trình ñồng thời phù
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
10

hợp với quyền lợi của nông dân. Nhược ñiểm là khó giám sát quản lý cán bộ, quản
lý tài chính.
- Phương pháp khuyến nông tổ chức giáo dục ñào tạo: ñây là phương pháp
khuyến nông có sự tham gia của các cán bộ giảng dạy của các trường ñại học, trung
học chuyên nghiệp, dạy nghề trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật ñến các hộ
nông dân. Ưu ñiểm của phương pháp này là tạo cho cán bộ giảng dạy có ñiều kiện
gắn lý thuyết với thực tiễn, là ñiều kiện ñưa các kết quả vào thực tiễn sản xuất. Tuy
nhiên, nếu cán bộ giảng dạy ít kinh nghiệm hoặc ngại khó sẽ làm mất lòng tin ở
nông dân.
e) Các hoạt ñộng khuyến nông
Theo Nghị ñịnh 02/2010/Nð-CP hoạt ñộng khuyến nông bao gồm các hoạt

ñộng sau:
- Bồi dưỡng, tập huấn và ñào tạo
Bồi dưỡng, tập huấn cho người sản xuất về chính sách, pháp luật; tập huấn,
truyền nghề cho nông dân về kỹ năng sản xuất, tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh
trong các lĩnh vực khuyến nông; tập huấn cho người hoạt ñộng khuyến nông nâng
cao trình ñộ chuyên môn nghiệp vụ; bồi dưỡng, tập huấn và ñào tạo cho người sản
xuất và người hoạt ñộng khuyến nông thông qua các mô hình trình diễn; thông qua
các lớp học ngắn hạn gắn lý thuyết với thực hành; thông qua các phương tiện truyền
thông như báo, ñài, tờ rơi, tài liệu khuyến nông (sách, ñĩa CD-DVD); thông qua các
chương trình ñào tạo từ xa trên kênh truyền hình, các trang thông tin ñiện tử khuyến
nông trên internet.
Giảng viên nòng cốt là các chuyên gia, cán bộ khuyến nông có trình ñộ ñại
học trở lên, các nông dân giỏi, các cá nhân ñiển hình tiên tiến, có nhiều kinh nghiệm
trong sản xuất, kinh doanh, ñã qua ñào tạo về kỹ năng khuyến nông.
- Thông tin tuyên truyền
Phổ biến chủ trương, ñường lối cả ðảng, chính sách, pháp luật cả Nhà nước
thông qua hệ thống truyền thông ñại chúng và các tổ chức chính trị xã hội; phổ biến
tiến bộ khoa học và công nghệ, các ñiển hình tiên tiến trong sản xất, kinh doanh
thông qua hệ thống truyền thông ñại chúng, tạp chí khuyến nông, tài liệu khuyến
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
11

nông, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm, diễn ñàn và các hình thức thông
tin tuyên truyền khác; xuất bản và phát hành ấn phẩm khuyến nông; xây dựng và
quản lý dữ liệu thông tin của hệ thống thông tin khuyến nông.
- Trình diễn và nhân rộng mô hình
Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công nghệ phù hợp
với từng ñịa phương, nhu cầu của người sản xuất và ñịnh hướng của ngành, các mô
hình thực hành sản xuất tốt gắn với tiêu thụ sản phẩm; xây dựng các mô hình ứng
dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; xây dựng mô hình tổ chức, quản lý sản

xuất, kinh doanh nông nghiệp, hiệu quả và bên vững; chuyển giao kết quả khoa học
và công nghệ từ các mô hình trình diễn, ñiển hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng.
- Tư vấn và dịch vụ khuyến nông
Tư vấn và dịch vụ trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp,
ngư nghiệp và ngành nghề nông thôn về: chính sách và pháp luật liên quan ñến phát
triển nông nghiệp, nông thôn; ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tổ chức, quản
lý ñể nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, giả giá thành, nâng
cao sức cạnh tranh của sản phẩm; khởi nghiệp cho chủ trang trại, doanh nghiệp vừa
và nhỏ về lập dự án ñầu tư, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, huy ñộng vốn, tuyển dụng và
ñào tạo lao ñộng, lựa chọn công nghệ, tìm kiếm thị trường; Hợp ñồng tiêu thụ sản
phẩm, hợp ñồng bảo hiểm sản xuất kinh doanh; cung ứng vật tư nông nghiệp.
- Hợp tác quốc tế về khuyến nông
Tham gia thực hiện các hoạt ñộng khuyến nông trong các chương trình hợp tác quốc
tế; trao ñổi kinh nghiệm khuyến nông với các tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ
chức quốc tế theo quy ñịnh của luật pháp Việt Nam; nâng cao năng lực, trình ñộ
ngoại ngữ cho người làm công tác khuyến nông thông qua các chương trình hợp tác
quốc tế và chương trình học tập khảo sát trong và ngoài nước.
2.1.2 Những vấn ñề cơ bản về thực thi chính sách khuyến nông
a) Khái niệm về chính sách khuyến nông
Theo Phạm Vân ðình (2009), chính sách là tập hợp các quyết sách của
Chính phủ ñược thể hiện ở hệ thống quy ñịnh trong các văn bản pháp quy nhằm
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
12

từng bước tháo gỡ những khó khăn trong thực tiễn, ñiều khiển nền kinh tế hướng tới
những mục tiêu nhất ñịnh, bảo ñảm sự phát triển ổn ñịnh của nền kinh tế.
Như vậy, chính sách ñược hiểu là tập hợp các chủ trương hành ñộng về
phương diện nào ñó của nền kinh tế - xã hội do Chính phủ thực hiện. Nó bao gồm
mục tiêu mà Chính phủ muốn ñạt ñược và phương pháp ñể ñạt ñược mục tiêu ñó.
Chính sách khuyến nông là các chính sách có tác ñộng ñến các hoạt ñộng

khuyến nông cũng như tác ñộng ñến những người làm công tác khuyến nông do
Chính phủ ban hành.
Chính sách khuyến nông hướng vào mục tiêu truyền bá kiến thức cho nông
dân ngay tại ñịa bàn sản xuất của họ, ñể họ tự quyết ñịnh mà không cần ñào tạo
chính quy tập trung. Chính sách khuyến nông là văn chính sách, qui ñịnh cụ thể về
các hoạt ñộng khuyến nông phù hợp với ñiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, ñối
tượng áp dụng khác nhau của từng vùng.
b) Khái niệm về thực thi chính sách khuyến nông
Theo Nguyễn Xuân Tiến (2011), tổ chức thực thi chính sách là toàn bộ quá
trình chuyển hóa cách ứng xử của chủ thể thành hiện thực ñối với các ñối tượng
quản lý nhằm ñạt mục tiêu ñịnh hướng. (Nguyễn Xuân Tiến, 2011)
Thực thi chính sách ñược hiểu là việc triển khai chính sách bao gồm việc cụ
thể hóa một chính sách hoặc một chương trình kế hoạch cụ thể của từng ngành
trong nền kinh tế. (Nguyễn Xuân Tiến, 2011)
Thực thi chính sách khuyến nông ñược hiểu là tập hợp của hoạt ñộng của cơ
quan quản lý Nhà nước ở ñịa phương về hoạt ñộng khuyến nông nhằm triển khai thực
hiện chính sách khuyến nông từ Trung ương ñến người sản xuất nông nghiệp. Các
hoạt ñộng này bao gồm tuyên truyền phổ biến chính sách, xây dựng kế hoạch triển
khai, tổ chức triển khai, kiểm tra giám sát và ñánh giá thực hiện của ñịa phương.
(Nguyễn Xuân Tiến, 2011)
Về thực thi chính sách ở mỗi ñịa phương là khác nhau do ñiều kiện kinh tế tự
nhiên xã hội ñặc thù mà từ ñó cán bộ khuyến nông có những kế hoạch thực hiện
riêng, cụ thể cho từng ñơn vị ñể chính sách khuyến nông ñạt hiệu quả cao nhất.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
13

c) Những hoạt ñộng triển khai thực thi chính sách khuyến nông
(1) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến nông
Ngày 2/3/1993 Chính phủ ban hành Nghị ñịnh số 13/CP “Quy ñịnh về công
tác khuyến nông” và có Thông tư liên bộ số 02/TTLB ngày 2/8/1993 hướng dẫn

thực hiện Nghị ñịnh 13/CP. Từ ñó hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam ñược
thành lập. Từ khi thành lập hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam ñã không
ngừng phát triển và hoàn thiện.
Năm 1993 Cục Khuyến nông Khuyến lâm ra ñời vừa làm nhiệm vụ quản lý
nhà nước về trồng trọt, chăn nuôi vừa triển khai các hoạt ñộng khuyến nông. Ngày
18/7/2003 Chính phủ ñã ban hành Nghị ñịnh 86/CP cho phép tách Cục KNKL thành
2 ñơn vị trực thuộc Bộ là Cục Nông nghiệp và Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia.
(Trung tâm khuyến nông Quốc Gia, 2011, Báo cáo tổng kết hoạt ñộng khuyến nông)
Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia là ñơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn với một số chức năng nhiệm vụ chính: Hoạch ñịnh
chính sách và kế hoạch khuyến nông; hướng dẫn về tổ chức và phương pháp
khuyến nông; chỉ ñạo thực hiện các chương trình dự án khuyến nông; thông tin
tuyên truyền về các hoạt ñộng khuyến nông. (Trung tâm khuyến nông Quốc Gia,
2011, Báo cáo tổng kết hoạt ñộng khuyến nông)
Trung tâm Khuyến ngư Quốc Gia là ñơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Thủy
sản với nhiệm vụ xây dựng và thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án khuyến ngư.
Năm 2000 Bộ Thủy sản ra Quyết ñịnh số 590/2000/Qð-BTS ngày 07/07/2000 cho
phép thành lập Trung tâm Khuyến ngư Trung ương với một số nhiệm vụ chính: Xây
dựng, chỉ ñạo và tổ chức thực hiện các chương trình dự án khuyến ngư Quốc Gia;
phổ biến và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm ñiển hình sản xuất giỏi về
ngư nghiệp; bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức kỹ thuật về quản lý kinh tế… (Trung tâm
khuyến nông Quốc Gia, 2011, Báo cáo tổng kết hoạt ñộng khuyến nông)
Ngày 28/01/2008 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết ñịnh số
236/Qð-BNN-TCCB thành lập Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quốc Gia
trên cơ sở hợp nhất giữa Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia và Trung tâm Khuyến
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
14

ngư Quốc Gia. (Trung tâm khuyến nông Quốc Gia, 2011, Báo cáo tổng kết hoạt
ñộng khuyến nông)

Hệ thống tổ chức khuyến nông gồm: ở Trung ương và ñịa phương. Thực hiện
Nghị ñịnh 02/2010/Nð-CP của Chính phủ, hệ thống khuyến nông của các ñịa
phương tiếp tục ñược củng cố và phát triển
Ở Trung ương gồm có:
- Vụ khoa học, Công nghệ và Môi trường là ñầu mối quản lý nhà nước chung
về công tác khuyến nông; trực tiếp thực hiện quản lý nhà nước ñối với các dự án
thuộc các chương trình khuyến nông chung và nhiệm vụ khuyến nông thường
xuyên. (Trung tâm khuyến nông Quốc Gia, 2011, Báo cáo tổng kết hoạt ñộng
khuyến nông)
- Các Tổng cục: Lâm nghiệp, Thủy sản và các Cục: Trồng trọt, Chăn nuôi,
Chế biến, Thương mại NLS và Nghề muối thực hiện quản lý nhà nước về công tác
khuyến nông chuyên ngành. (Trung tâm khuyến nông Quốc Gia, 2011, Báo cáo
tổng kết hoạt ñộng khuyến nông)
- Vụ Tài chính tham gia quản lý nhà nước về khuyến nông, trực tiếp quản lý
tài chính các nhiệm vụ khuyến nông Trung ương. (Trung tâm khuyến nông Quốc
Gia, 2011, Báo cáo tổng kết hoạt ñộng khuyến nông)
Ở ñịa phương bao gồm
- Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Trung tâm khuyến nông
khuyến ngư tỉnh. Trung tâm khuyến nông tỉnh, thành phố là ñầu mối ñể triển khai
các hoạt ñộng khuyến nông trên ñịa bàn. Ngoài chức năng, nhiệm vụ về khuyến
nông, một số ñơn vị còn tham gia các hoạt ñộng ñào tạo nghề, nghiên cứu khoa học,
khảo kiểm nghiệm các giống mới, thực hiện các dự án, ñề án theo phân công của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.(Trung tâm khuyến nông Quốc Gia, 2011, Báo
cáo tổng kết hoạt ñộng khuyến nông)
- Cấp huyện, thị xã có sản xuất nông nghiệp có Trạm khuyến nông huyện. Ở
một số ñịa phương Trạm khuyến nông huyện trực thuộc Trung tâm Khuyến nông
tỉnh, một số ñịa phương Trạm khuyến nông trực thuộc UBND huyện. (Trung tâm
khuyến nông Quốc Gia, 2011, Báo cáo tổng kết hoạt ñộng khuyến nông)

×