Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Hiện tượng chuyển nghĩa của từ địa phương nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (786.42 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ VÂN

HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA
CỦA TỪ ĐỊA PHƯƠNG NAM BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ VÂN

HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA
CỦA TỪ ĐỊA PHƯƠNG NAM BỘ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 62.22.02.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. HOÀNG TRỌNG CANH

NGHỆ AN - 2015



LỜI NĨI ĐẦU
Trong ngơn ngữ học, cũng như Việt ngữ học, ngữ nghĩa ln là một
trong các bình diện quan trọng nhất được nghiên cứu sâu rộng. Về ngữ học từ
vựng, các nhà nghiên cứu đã tiến hành xác định bản chất nghĩa của từ ngữ,
các kiểu nghĩa, các kiểu chuyển nghĩa cũng như nguyên nhân của sự biến đổi
nghĩa của từ ngữ. Dù vậy, “cho đến nay ngữ nghĩa học vẫn là một trong
những lĩnh vực khó nhất của ngôn ngữ học và đi vào ngữ nghĩa học chúng ta
như đi vào một đại dương mênh mông của những ý kiến khác nhau” (Nguyễn
Thiện Giáp). Nhưng cũng chính vì thế mà ngữ nghĩa học đang còn là một địa
hạt hứa hẹn nhiều thành tựu nghiên cứu ở phía trước. Thuộc phạm trù của ngữ
nghĩa học, hiện tượng chuyển nghĩa của từ cũng đem đến những thú vị đáng
quan tâm và cần nghiên cứu bởi ý tưởng và tâm hồn phong phú của người
Việt Nam thuộc mọi vùng miền được chuyển tải qua từng câu chữ. Nghiên
cứu hiện tượng này trong phương ngữ tiếng Việt phần nào nhận ra điểm
chung và thấy được những nét riêng của các vùng phương ngữ. Với phương
ngữ Nam Bộ, hiện tượng chuyển nghĩa của từ với những nét riêng nổi bật là
một trong những yếu tố tạo nên sự đa dạng và phong phú về ngơn ngữ của
vùng Nam Bộ nói riêng và của cả tiếng Việt nói chung. Kết quả thu được ở
cơng trình này dù rất nhỏ nhưng chúng tơi vẫn hy vọng đóng góp được phần
nào cơng sức của mình trong q trình tìm hiểu ngơn ngữ nói chung, phương
ngữ nói riêng thuộc xứ sở vùng miền trong lãnh thổ Việt Nam.
Hồn thiện luận văn này, tơi xin gửi lời tri ân đến PGS. TS Hoàng
Trọng Canh trường Đại học Vinh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong suốt
q trình nghiên cứu và viết xong cơng trình. Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy
cô trong tổ Ngôn Ngữ, trong khoa Văn của trường đã dạy dỗ, góp ý trong cả
quá trình học tập và nghiên cứu khoa học của tơi và lớp Cao học khóa 21!


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................ 2
3. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu ....................................................... 3
4. Đóng góp của đề tài.................................................................................... 4
5. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 4
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ
SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................... 5
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến
đề tài ................................................................................................................... 5
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu phương ngữ tiếng Việt ..................................... 5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề chuyển nghĩa của từ trong các
vùng phương ngữ và phương ngữ Nam Bộ ................................................... 7
1.2. Phương ngữ với ngôn ngữ toàn dân ........................................................ 8
1.2.1. Khái niệm phương ngữ .................................................................... 8
1.2.2. Phương ngữ với ngôn ngữ dân tộc ................................................ 10
1.2.3. Phương ngữ Nam Bộ ..................................................................... 12
1.3. Từ địa phương và hiện tượng chuyển nghĩa của từ .............................. 17
1.3.1. Từ địa phương ................................................................................ 17
1.3.2. Nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ trong ngôn ngữ và trong
phương ngữ .................................................................................................. 19
1.3.3. Phương thức chuyển nghĩa............................................................. 22
1.3.4. Phân biệt đa nghĩa, chuyển loại và đồng âm ................................ 23
1.4. Tiểu kết chương 1 ................................................................................. 28


Chương 2. HIỆN TƯỢNG ĐA NGHĨA CỦA TỪ TRONG
PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ ............................................................................ 29
2.1. Kết quả khảo sát và phân loại ............................................................... 29

2.1.1. Khảo sát.......................................................................................... 29
2.1.2. Phân loại ......................................................................................... 29
2.2. Đặc điểm từ đa nghĩa trong phương ngữ Nam Bộ ............................... 35
2.2.1. Từ đa nghĩa xét về số lượng ........................................................... 35
2.2.2. Từ đa nghĩa xét về cấu tạo và từ loại ............................................. 39
2.2.3. Từ đa nghĩa xét về phương thức chuyển nghĩa .............................. 43
2.2.4. Từ đa nghĩa xét về số lượng nghĩa ................................................. 50
2.3. Tiểu kết chương 2 ................................................................................. 51
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM CHUYỂN LOẠI CỦA TỪ

TRONG

PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ ............................................................................ 53
3.1. Kết quả khảo sát và phân loại ............................................................... 53
3.1.1. Khảo sát.......................................................................................... 53
3.1.2. Phân loại ......................................................................................... 53
3.2. Đặc điểm từ chuyển loại trong phương ngữ Nam Bộ ........................... 58
3.2.1. Các quy tắc chuyển nghĩa chuyển loại trong từ địa phương
Nam Bộ ........................................................................................................ 59
3.3. Tiểu kết chương 3 ................................................................................. 73
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 77


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1. Từ chuyển nghĩa - xét về số lượng ................................................ 30
Bảng 2.2. Hiện tượng đa nghĩa xét về cấu tạo ................................................ 31
Bảng 2.3. Hiện tượng đa nghĩa xét về mặt từ loại .......................................... 33
Bảng 2.4. Tổng hợp hiện tượng đa nghĩa xét theo cấu tạo và từ loại ............. 34

Bảng 2.5. Hiện tượng đa nghĩa của từ xét về phương thức chuyển nghĩa ...... 34
Bảng 2.6. Số lượng nghĩa của từ đa nghĩa theo phương thức chuyển nghĩa .. 35
Bảng 2.7. Từ chuyển nghĩa ............................................................................. 36
Bảng 3.1. Từ chuyển loại - xét về số lượng .................................................... 54
Bảng 3.2. Hiện tượng chuyển loại - xét về cấu tạo ......................................... 54
Bảng 3.3. Hiện tượng chuyển loại - xét về từ loại .......................................... 55
Bảng 3.4. Tổng hợp hiện tượng chuyển loại- xét về cấu tạo và từ loại .......... 55
Bảng 3.5. Hiện tượng chuyển loại xét về từ loại và cơ cấu chuyển nghĩa............ 56
Bảng 3.6a. Hiện tượng chuyển loại - xét về từ loại và cơ cấu chuyển nghĩa ........ 57
Bảng 3.6b. Hiện tượng chuyển loại - xét về từ loại và cơ cấu chuyển nghĩa........ 58
Bảng 3.7. Số lượng nghĩa của từ chuyển loại ................................................. 62


1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
- Từ địa phương là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học và
văn hoá học chú ý. Các nghiên cứu về phương ngữ tiếng Việt từ trước đến
nay chủ yếu tập trung khảo sát ngữ âm, những vấn đề về mặt ngữ nghĩa từ
vựng, trong đó, vấn đề hiện tượng chuyển nghĩa của từ phương ngữ chưa
được nghiên cứu nhiều.
Trong quá trình hình thành, phát triển đi đến sự thống nhất của ngôn
ngữ dân tộc cũng như các ngôn ngữ khác, tiếng Việt có sự biến đổi, tạo ra
những nét khác biệt giữa các vùng miền. Cho nên, nghiên cứu phương ngữ
ln có ý nghĩa nhiều mặt, khơng chỉ đối với Phương ngữ học mà cịn có ý
nghĩa đối với Việt ngữ học.
- Những năm gần đây, phương ngữ đã được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm một cách đặc biệt, nên đã có một loạt cơng trình khoa học được cơng bố.
Phương ngữ Nam Bộ là vùng phương ngữ ra đời muộn nhưng có số lượng từ

ngữ rất lớn. Về từ vựng, từ ngữ của vùng phương ngữ này đã được một số nhà
nghiên cứu thu thập xuất bản nhưng hiện tượng chuyển nghĩa của từ - một vấn
đề quan trọng của ngữ nghĩa từ vựng phương ngữ lại chưa được ai nghiên cứu.
- Nam Bộ là một vùng đất có những nét riêng về địa lí, dân cư, xã hội,
ngơn ngữ- văn hố. Nơi đây khơng chỉ có sơng ngịi chằng chịt, làng xóm
chạy theo bờ kênh, bờ rạch, bờ sông khác các vùng đất khác mà con người
cũng nổi tiếng ở bản tính cương trực, phóng khống, dễ hồ nhập, ln sống
hết sức chân chất, sâu đậm tình cảm. Qua những thói quen, nếp nghĩ, cách
ứng xử trước thiên nhiên, xã hội, gia đình,... của một cộng đồng người có bản
sắc văn hố, phương ngữ ln được thể hiện rất rõ qua giao tiếp trong từng
hoàn cảnh khác nhau.


2
- Nghiên cứu hiện tượng chuyển nghĩa trong một vùng phương ngữ ta
có thêm cơ sở để thấy sâu hơn mối quan hệ giữa phương ngữ với ngôn ngữ và
giải thích một trong những nguyên nhân tạo nên sự khác biệt giữa phương
ngữ và ngơn ngữ tồn dân cũng như giữa các vùng phương ngữ trong tiếng
Việt. Tìm hiểu phương ngữ Nam Bộ với trường hợp cụ thể là hiện tượng
chuyển nghĩa của từ còn là một trong các cơ sở làm căn cứ để chuẩn hóa ngơn
ngữ tiếng Việt. Đề tài được hoàn thành sẽ giúp chúng ta thấy rõ hơn hiện
tượng phát triển nghĩa của từ trong phương ngữ Nam Bộ, một vấn đề liên
quan đến sự tồn tại, phát triển của phương ngữ và ngôn ngữ cũng như vai trò
của từ địa phương trong vùng và trong tiếng Việt.
Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn như trên, chúng tôi đã chọn đề tài
nghiên cứu “Hiện tượng chuyển nghĩa của từ địa phương Nam Bộ” để tìm
hiểu và nghiên cứu.
2. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các từ chuyển nghĩa được thu

thập trong cuốn “Từ điển từ ngữ Nam Bộ” của tác giả Huỳnh Cơng Tín. Mặc
dù có thể đây chưa phải là một cuốn từ điển hồn hảo, khơng có sai sót nhưng
với sự điều tra công phu, khối lượng đồ sộ của từ ngữ được thu thập, cơng
trình được xem là đã phản ánh đầy đủ nhất vốn từ ngữ của phương ngữ Nam
Bộ so với các cuốn từ điển phương ngữ đã xuất bản. Đây cũng là cơ sở ngữ
liệu tin cậy để tìm hiểu hiện tượng chuyển nghĩa của từ địa phương Nam Bộ,
với hai biểu hiện là đa nghĩa và chuyển loại.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Về mặt định lượng: Luận văn phải chỉ ra được số lượng đơn vị
chuyển nghĩa trong vùng phương ngữ Nam Bộ.


3
- Chỉ ra các lớp từ chuyển nghĩa (đa nghĩa và chuyển loại), nêu lên đặc
điểm chuyển nghĩa của từ địa phương Nam Bộ xét theo các tiêu chí: cấu tạo
và từ loại, số lượng nghĩa, quy tắc chuyển nghĩa.
- Chỉ ra quy tắc chuyển nghĩa trong phương ngữ có gì giống, khác với
ngơn ngữ tồn dân?
- Qua hiện trượng chuyển nghĩa của từ trong vùng phương ngữ Nam
chúng ta đi đến cắt nghĩa, lý giải sự giống, khác về ngữ nghĩa của một số
vùng phương ngữ.
3. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên
cứu chung, riêng và thủ pháp nghiên cứu sau đây:
3.1. Phương pháp thông kê, phân loại
Thống kê là một khâu quan trọng khi thực hiện đề tài này. Trước hết,
đó là sự thống kê về số lượng từ chuyển nghĩa. Kết quả thống kê sẽ được
phân loại và tìm ra những đặc điểm của hiện tượng chuyển nghĩa ở từ địa
phương của vùng Nam Bộ trên các phương diện như: Đặc điểm về số lượng,
về cấu tạo, về phương thức chuyển nghĩa...

3.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Trên cơ sở phân tích kết quả khảo sát, phân loại nghĩa rút ra từ tư liệu
nghiên cứu, người viết tìm hiểu các quy luật chuyển nghĩa của từ trong tiếng
địa phương Nam Bộ. Qua đó rút ra đặc điểm của hiện tượng này trong từ
vựng phương ngữ Nam Bộ.
3.3. Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp này được tập trung sử dụng trong khi so sánh các phương
ngữ với nhau về quy luật chuyển nghĩa, so sánh số lượng từ được chuyển
nghĩa, tỉ lệ, tính chất (định tính) của hiện tượng chuyển nghĩa trong phương
ngữ Nam Bộ với từ trong tiếng Việt toàn dân và phương ngữ khác.


4
3.4. Thủ pháp nghiên cứu chuyên ngành
Bên cạnh các phương pháp trên, luận văn còn sử dụng thủ pháp nghiên
cứu chuyên ngành khi đi vào khảo sát từng nghĩa của từ cụ thể, xác định quan
hệ nghĩa giữa các nghĩa trong hệ thống cấu trúc của từ đa nghĩa và sự chuyển
biến ý nghĩa, mối liên hệ giữa các nghĩa trong từ chuyển loại.
Thông qua các phương pháp trên chúng ta sẽ nắm được sự phát triển, biến
đổi sinh động, phong phú, đầy thú vị, mang tính quy luật của vốn từ địa phương
Nam Bộ về quy luật phát triển ý nghĩa. Từ đó thấy được phần nào đặc trưng văn
hố của vùng sơng nước Nam Bộ được thể hiện qua cứ liệu ngơn ngữ.
4. Đóng góp của đề tài
Lần đầu tiên hiện tượng chuyển nghĩa của từ trong phương ngữ Nam
Bộ được chỉ ra một cách tương đối toàn diện và cụ thể. Đó là một cơ sở để lý
giải nét riêng biệt giữa phương ngữ với ngôn ngữ toàn dân và các vùng
phương ngữ khác.
Nghiên cứu nét riêng biệt về hiện tượng chuyển nghĩa của từ trong
phương ngữ, chúng ta có thể thấy được dấu ấn văn hố riêng của con người về
thói quen nói năng, tâm lí, cách sống, cách sinh hoạt…của người Nam Bộ

trong lãnh thổ Việt Nam.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn được triển khai qua ba chương:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết của đề tài.
Chương 2: Hiện tượng đa nghĩa của từ trong phương ngữ Nam Bộ.
Chương 3: Đặc điểm chuyển loại của từ trong phương ngữ Nam Bộ.


5
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan
đến đề tài
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu phương ngữ tiếng Việt
Việc nghiên cứu phương ngữ tiếng Việt dưới góc độ cấu trúc theo cách
nhìn phương ngữ học địa lí cũng như nghiên cứu phương ngữ về mặt hành
chức dưới góc độ ngơn ngữ - văn hoá, chức năng lâu nay đã được nhiều nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Nếu xét theo các vùng, các phương
ngữ trong tiếng Việt đã được nghiên cứu, thì có thể kể một số cơng trình tiêu
biểu như: Nguyễn Bạt Tụy “Miêu tả phương ngôn Quảng Trị” (1961); Phạm
Văn Hảo “Nghiên cứu ngữ âm tiếng Thanh Hóa” (1985); Võ Xuân Trang
“Phương ngữ Bình Trị Thiên” (1997)…
Trong các vùng và tiểu vùng phương ngữ Việt, tiếng địa phương Nghệ
Tĩnh thuộc vùng phương ngữ Bắc Trung Bộ là một trong những phương ngữ
được nghiên cứu nhiều nhất, có nhiều cơng trình được cơng bố nhất. Có thể
kể tên một số cơng trình tiêu biểu nghiên cứu về phương ngữ vùng này như:
“Từ điển tiếng địa phương Nghệ Tĩnh” (Nguyễn Nhã Bản, Hoàng Trọng
Canh, Phan Mậu Cảnh, Nguyễn Hoài Nguyên, 1999); Hoàng Trọng Canh:

“Nghiên cứu đặc điểm lớp từ địa phương Nghệ Tĩnh” (Luận án tiến sĩ, 2001);
“Từ địa phương Nghệ Tĩnh – về một khía cạnh ngơn ngữ - văn hóa (chun luận,
2009); Nguyễn Hồi Ngun “Miêu tả đặc trưng ngữ âm phương ngữ Nghệ
Tĩnh” (Luận án tiến sĩ, 2002)…
Theo những tài liệu mà chúng tơi biết được, có lẽ sau phương ngữ
Nghệ Tĩnh, vùng phương ngữ cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm


6
phải kể đến đó là tiếng địa phương Nam Bộ thuộc vùng phương ngữ Nam
Trung Bộ, Nam Bộ. Trong luận văn này, chúng tơi xin điểm qua một số cơng
trình nghiên cứu cũng như các bài viết về phương ngữ Nam Bộ .
Trước hết, chúng tôi xin đề cập đến nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Kim Thản (1964) với bài viết “Thử bàn về một vài đặc điểm trong phương
ngữ Nam Bộ" [38]. Trong bài viết này, tác giả đã có những tìm hiểu bước đầu
về một số đặc điểm trong phương ngôn mà người miền Nam đã sử dụng.
Trong đó, tác giả đã đưa ra và chứng minh một số biểu hiện khác biệt của
phương ngôn Nam Bộ so với phương ngơn Bắc Bộ ở bình diện ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp. Tuy nhiên, bài viết chỉ dừng lại ở một vài đặc điểm rút ra
trên cơ sở tư liệu ít ỏi quan sát được bằng phương pháp trực quan qua ngôn
ngữ giao tiếp của một số người Nam Bộ sống ở Hà Nội.
Trong bài viết “Mấy nhận xét bước đầu về những khác biệt từ vựng ngữ nghĩa giữa phương ngữ miền Nam và ngơn ngữ tồn dân", hai tác giả
Nguyễn Đức Dương và Trần Thị Ngọc Lang (1983) đã đề ra mục đích là “thử
nêu lên một số khác biệt đáng kể về mặt từ vựng - ngữ nghĩa của một trong
những phương ngữ lớn tiếng Việt” [14, trang 47-51]. Tuy bài viết chỉ nêu lên
một số nét lớn về sự khác biệt về từ vựng - ngữ nghĩa của phương ngữ miền
Nam so với ngôn ngữ tồn dân và cịn nhiều điểm chưa được mơ tả kỹ nhưng
đây là một tư liệu bổ ích về tiếng địa phương cho những người quan tâm
nghiên cứu phương ngữ.
Năm 1987, cuốn “Sổ tay phương ngữ Nam Bộ” do tác giả Nguyễn Văn

Ái chủ biên đã ra đời (Năm 1994, cuốn sách được chỉnh sửa và in thành “Từ
điển phương ngữ Nam Bộ”) [1]. Với cơng trình này, lần đầu tiên phương ngữ
Nam Bộ được điều tra, nghiên cứu công bố kết quả dưới dạng một từ điển.
Trên cơ sở luận án tiến sĩ được bảo vệ năm 1993 của mình, năm 1995
tác giả Trần Thị Ngọc lang đã cho ra đời cơng trình nghiên cứu “Phương ngữ
Nam Bộ- Những khác biệt về từ vựng - ngữ nghĩa so với phương ngữ Bắc Bộ”


7
[23]. Đây là một chuyên luận đi sâu tìm hiểu từ vựng phương ngữ Nam Bộ
trên cơ sở so sánh với phương ngữ Bắc Bộ. Trong đó, tác giả tập trung khảo
sát các tương ứng ngữ âm, ngữ nghĩa của các lớp từ vựng phương ngữ Nam
Bộ theo hướng chỉ ra những nét khác biệt.
Năm 2004, tác giả Hoàng Thị Châu trong cuốn “Phương ngữ học tiếng
Việt" [10] cũng đã đề cập đến phương ngữ Nam Bộ, khi tác giả nói về các
vùng phương ngữ. Giải thích về các vùng phương ngữ, tác giả khẳng định
“Có những vùng có rất nhiều thổ ngữ như vùng châu thổ sông Hồng. Lại có
những nơi hầu như khơng có thổ ngữ, cả vùng bao gồm một diện tích mênh
mơng nói một phương ngữ thống nhất như đồng bằng Nam Bộ".
1.1.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề chuyển nghĩa của từ trong các
vùng phương ngữ và phương ngữ Nam Bộ
Đối với vấn đề chuyển nghĩa của từ trong tiếng Việt, cho tới hiện nay
đã có nhiều nghiên cứu với những quy mơ và phương diện đề cập khác nhau.
Đáng chú ý nhất là nghiên cứu của Phan Thị Nguyệt Hoa (2012) [19]. Trên cơ
sở luận án tiến sĩ ngơn ngữ học của mình, Phan Thị Nguyệt Hoa đã công bố
chuyên luận: Từ đa nghĩa từ vựng trong tiếng Việt hiện đại (Nxb KHXH). Có
thể nói đây là cơng trình quy mơ nhất nghiên cứu bao quát về hiện tượng đa
nghĩa của từ tiếng Việt hiện đại được phản ánh qua các cuốn từ điển lớn của
tiếng Việt. Ở Việt Nam, Hà Quang Năng là người quan tâm nhiều nhất đến
vấn đề chuyển loại của từ. Tác giả đã có một loạt nghiên cứu cơng bố như:

"Một số suy nghĩ về hiện tượng chuyển loại trong tiếng Việt", trong Giữ gìn
sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, Nxb. KHXH, 1981, tập 2, trang
48-56 [28]; "Đặc trưng ngữ pháp của hiện tượng chuyển loại trong tiếng
Việt", trong Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt, Nxb. KHXH, 1988, trang 7889 [29]; "Đặc trưng ngữ nghĩa của hiện tượng chuyển loại các đơn vị từ vựng
tiếng Việt", trong Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á, Nxb. KHXH,
1988, trang 141-145 [30];...


8
Về hiện tượng chuyển nghĩa của từ địa phương trong các phương ngữ,
cho tới nay mới có một số luận văn cao học hoặc khóa luận tốt nghiệp đại học
nghiên cứu đối với từ địa phương Nghệ Tĩnh, như: Nguyễn Thị Oanh “Thử
khảo sát lớp từ đa nghĩa trong vốn từ địa phương Nghệ Tĩnh” (1998) [32];
Nguyễn Thị Hiền Thương “Hiện tượng chuyển nghĩa của từ trong phương ngữ
Nghệ Tĩnh” (2004) [40] v.v..
Về hiện tượng chuyển nghĩa của từ địa phương Nam Bộ, cho tới nay
mới có khảo sát của Nguyễn Thị Phương: Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
trong các vùng phương ngữ, Luận văn thạc sĩ ngữ văn, Đại học Vinh, 2008
[34] là có đề cập tới. Tư liệu của luận văn là từ được thu thập phản ánh trong
cuốn Từ điển đối chiếu từ địa phương của nhóm tác giả Nguyễn Như Ý (chủ
biên), Đặng Ngọc Lệ, Phan Xuân Thành, Nxb GD, 2001. Như vậy, hiện tượng
chuyển nghĩa trong tiếng địa phương Nam Bộ chưa được nghiên cứu chuyên
sâu như một đối tượng nghiên cứu độc lập.
Dựa trên tư liệu về từ ngữ tiếng địa phương Nam Bộ được thu thập
cơng phu của tác giả Huỳnh Cơng Tín trong cuốn Từ điển từ ngữ Nam Bộ,
Nxb KHXH, 2009, chúng muốn tiến hành khảo sát hiện tượng chuyển nghĩa
của từ địa phương Nam Bộ như một đối tượng nghiên cứu độc lập.
Điểm qua các cơng trình nghiên cứu phương ngữ của các nhà nghiên
cứu ta thấy rõ nghiên cứu hiện tượng chuyển nghĩa của từ địa phương
Nam Bộ là một đề tài cần thiết. Hi vọng đề tài góp thêm cách tiếp cận cụ

thể hơn về ngữ nghĩa phương ngữ Nam Bộ.
1.2. Phương ngữ với ngơn ngữ tồn dân
1.2.1. Khái niệm phương ngữ
Việt Nam là lãnh thổ đa dạng vùng miền và cách nói năng, trong đó,
tiếng Việt là ngơn ngữ thống nhất tồn xã hội. Tuy nhiên, với sự đa dạng của
ngôn ngữ vùng miền, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra sự khác biệt ngôn ngữ


9
của mỗi địa phương. Về khái niệm, tiếng địa phương đồng nghĩa với các thuật
ngữ lâu nay đã dùng: phương ngôn, phương ngữ. Vậy các nhà nghiên cứu đã
quan niệm như thế nào là phương ngữ?
- Hoàng Thị Châu quan niệm phương ngữ là những biểu hiện khác biệt của
ngôn ngữ tồn dân: “Phương ngữ là một thuật ngữ ngơn ngữ học để chỉ sự biểu
hiện của ngơn ngữ tồn dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của
nó so với ngơn ngữ tồn dân hay với một phương ngữ khác”[10 trang 29].
- Nói tới phương ngữ, các tác giả Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân...
nhấn mạnh tính hệ thống riêng nhưng có nguồn gốc chung với hệ thống ngơn
ngữ: “Phương ngữ là hình thức ngơn ngữ có hệ thống từ vựng, ngữ pháp hay
ngữ âm riêng biệt được sử dụng ở một phạm vi lãnh thổ hay xã hội hẹp hơn là
ngôn ngữ. Là một hệ thống ký hiệu và quy tắc kết hợp có nguồn gốc chung với
hệ thống khác được coi là ngôn ngữ (cho tồn dân tộc), các phương ngữ (có
người gọi là tiếng địa phương, phương ngôn) khác nhau trước hết ở cách phát
âm, sau đó là ở vốn từ vựng” [31- trang 275].
- Xtepanov nhấn mạnh tính khác biệt của phương ngữ xét về tầng lớp
người sử dụng: “Phương ngữ là ngôn ngữ sinh động chủ yếu của người nông
dân… Phương ngữ không phải là ngôn ngữ của tất cả mọi người mà chỉ là
của nông dân trong một khu vực nào đó” [48 - trang 370].
Mỗi tác giả có cách hiểu về phương ngữ khác nhau nhưng cùng giống
nhau ở điểm chung, đó là sự biến thể của ngơn ngữ toàn dân và dạng tồn tại

về các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của ngơn ngữ văn hóa ở một vùng địa
lí - dân cư nhất định hay một phạm vi xã hội nào đó. Có thể thấy rõ hai tiêu
chí nổi bật mà các tác giả thường nhắc đến khi định nghĩa về phương ngữ đó là:
- Phương ngữ là một biểu hiện của ngơn ngữ tồn dân trong quá trình
biến đổi, phát triển theo quy luật ngôn ngữ diễn ra trên hai mặt cấu trúc và
chức năng.


10
- Là một hệ thống biến thể của ngôn ngữ toàn dân bị hạn chế về phạm
vi sử dụng. Giới hạn sử dụng của phương ngữ là những vùng địa lí - dân cư
hoặc một tầng lớp xã hội nhất định.
Để làm cơ sở lý thuyết thống nhất cho đề tài, chúng tơi đã chọn định
nghĩa của tác giả Hồng Thị Châu, một trong những định nghĩa khái quát
được cả hai mặt nói trên, và định nghĩa này đã xác định đặc điểm phương ngữ
địa lý vùng miền.
Với cách hiểu phương ngữ như trên, chúng ta có thể tiếp cận phương
ngữ theo hướng địa lý ngôn ngữ học. Và cũng theo hướng này các nhà nghiên
cứu đã tìm cách phân vùng phương ngữ tiếng Việt thành các phương ngữ
khác nhau để tìm hiểu, nghiên cứu một cách phù hợp và khoa học.
1.2.2. Phương ngữ với ngôn ngữ dân tộc
Việt Nam là một đất nước có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống.
Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt và là ngôn ngữ quốc gia của dân tộc
Việt Nam. Tuy nhiên về biểu hiện, giữa các vùng có sự khác nhau do những
đặc điểm địa lý, xã hội, thói quen, tâm lý... riêng nên phương ngữ có những
điểm không đồng nhất với ngôn ngữ chung về ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa,
ngữ pháp. Những sự không đồng nhất đó là một trong những ngun nhân
hình thành nên các vùng phương ngữ. Tuy không đồng nhất ở những đặc
điểm cụ thể song về mặt hệ thống thì ngơn ngữ các vùng lại rất thống nhất và
người Việt Nam trên mọi miền tổ quốc đều có thể hiểu được nhau khi họ nói,

viết chung một thứ ngơn ngữ đó là tiếng Việt. Như vậy giữa ngơn ngữ tồn
dân với phương ngữ có mối quan hệ biện chứng:
- Tiếng Việt là quốc ngữ, là ngôn ngữ chung thống nhất của dân tộc
Việt Nam. Các tác giả cuốn “Dẫn luận ngôn ngữ học” [17] khẳng định tiếng
Việt là ngôn ngữ dân tộc và nói rõ: “Ngơn ngữ dân tộc là phương tiện giao
tiếp chung của toàn dân tộc bất kể sự khác nhau về lãnh thổ hay xã hội của
họ” [17 - trang 38].


11
Các tác giả phân biệt và chỉ ra quan hệ giữa ngơn ngữ dân tộc và ngơn
ngữ văn hố dân tộc:
“Ngơn ngữ văn hố dân tộc dựa trên ngơn ngữ nói của tồn dân tộc.
Nhưng nó khác với ngơn ngữ dân tộc ở sự thống nhất hết sức to lớn trong kết
cấu của nó. Ngơn ngữ văn hố hoạt động tuân theo những quy tắc chặt chẽ
được gọi là “Chuẩn mực”. Nó lựa chọn những đơn vị, những phạm trù ngôn
ngữ đáp ứng nhiều nhất cho những yêu cầu chung của tồn dân tộc, tước bỏ
những hạn chế có tính chất địa phương và xã hội, làm cho chúng trở thành
những hiện tượng thống nhất đối với toàn dân tộc. Ngơn ngữ văn hố dân tộc
và ngơn ngữ dân tộc phân biệt nhau ở chỗ một đằng thì chúng ta có ngơn ngữ
“ngun liệu”, cịn một đằng thì lại là ngôn ngữ đã được người lành nghề gọt
dũa chế tạo nên. Ngơn ngữ nói tồn dân là nguồn bổ sung vơ tận cho ngơn
ngữ văn hố, ngược lại ngơn ngữ văn hố là địn bẩy làm cho dân tộc và ngôn
ngữ dân tộc ngày càng thống nhất” [17- trang 39].
Ngôn ngữ văn hố như trên đã nói là ngơn ngữ được lựa chọn từ ngơn
ngữ nói của tồn dân tộc và được phát triển thành những chuẩn mực thống
nhất đối với toàn dân tộc. Tiếng Việt cũng vậy, là tiếng nói của dân tộc Việt
được bổ sung, làm giàu bởi các phương ngữ trên cơ sở một phương ngữ được
lấy làm ngơn ngữ chuẩn đó là ngơn ngữ văn hố thủ đơ Hà Nội.
- Phương ngữ chính là biến thể của ngơn ngữ văn hố ở một địa

phương nào đó. Nói cách khác ngơn ngữ văn hố hay ngơn ngữ toàn dân là
thống nhất nhưng lại đa dạng trong biểu hiện. Tiếng Việt trên các vùng, miền
khác nhau có sự biểu hiện ít nhiều khác nhau. Sự biểu hiện khác nhau trên các
vùng phương ngữ được xem là một trong những biểu hiện của tính đa dạng
ngơn ngữ. Song dù có khác nhau nhưng giữa các phương ngữ vẫn dựa trên
một sự thống nhất cơ bản, một mã ngôn ngữ chung.


12
Nói tóm lại, mối quan hệ giữa phương ngữ tiếng Việt với tiếng Việt nói
chung và của phương ngữ với ngơn ngữ tồn dân nói riêng là mối quan hệ biện
chứng. Ngơn ngữ văn hố hình thành trên cơ sở các phương ngữ và phương
ngữ là biến thể của ngôn ngữ văn hoá ở một địa phương cụ thể nào đó. Tiếng
Việt là một ngơn ngữ vừa thống nhất vừa đa dạng. Tính thống nhất nằm trong
bản chất của ngơn ngữ, cái làm cho nó được gọi là tiếng Việt, dù ở thế kỷ XIII
hay thế kỷ XXI, dù ở trong Nam hay ngoài Bắc. Nhưng ở mặt biểu hiện, khi thì
nó là ngơn ngữ văn học trau chuốt và tế nhị, khi thì nó là tiếng địa phương đậm
đà màu sắc quê hương của từng vùng.
1.2.3. Phương ngữ Nam Bộ
Có nhiều quan điểm khác nhau về phân vùng phương ngữ tiếng Việt,
nhưng trên đại thể, nhiều nhà nghiên cứu đồng tình với ý kiến chia tiếng Việt
thành ba vùng phương ngữ:
- Phương ngữ Bắc: gồm các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ đến Thanh Hoá.
- Phương ngữ Bắc Trung Bộ (thường gọi là phương ngữ Trung): gồm
các tỉnh từ Thanh Hố đến Bình Trị Thiên.
- Phương ngữ Nam: gồm các tỉnh từ đèo Hải Vân đến các tỉnh Nam Bộ.
Tính thống nhất của ngơn ngữ Việt Nam rất cao, nhất là chữ viết.
Nhưng tiếng Việt khơng nằm ngồi quy luật chung của mọi ngôn ngữ trên thế
giới. Nghĩa là nó vẫn có những khác biệt giữa các địa phương về phát âm, về
từ ngữ và ít nhiều về ngữ pháp. Ở Nam Bộ, lãnh thổ phát triển theo chiều dài,

lại hình thành trong một quá trình tiệm tiến trải qua nhiều thế kỷ như vết dầu
loang, cho nên về mặt ngơn ngữ, các biến thể như những con sóng mạnh yếu
khác nhau, sức lan toả khác nhau, theo thời gian chúng cứ chồng xếp lên
nhau, cùng với các đợt di dân trong lịch sử cứ từng chặng xuôi vào Nam trong
điều kiện địa lý, hoàn cảnh lịch sử yếu tố thời gian, sự giao lưu ngôn ngữ khác
nhau nên từ đó hình thành các phương ngữ khác nhau trong lòng tiếng Việt.


13
Do đó, Phương ngữ Nam Bộ là một bộ phận nằm trong dịng chảy của ngơn
ngữ dân tộc.
Văn hố Nam Bộ là văn hố của vùng đất mới, nó phát triển cách xa
vùng đất cội nguồn cả không gian và thời gian. Cho nên, nền văn hố này,
vừa có nét giống lại vừa có nét khác với nền văn hố ở vùng đất cội nguồn,
của cùng một tộc người. Vì vậy kéo theo đó là tiếng nói cũng có điểm chung
và riêng so với tiếng nói các vùng. Theo định nghĩa của “Từ điển tiếng Việt”:
Phương ngữ là biến thể địa phương hoặc biến thể xã hội của ngôn ngữ. Như
vậy, có thể nói phương ngữ Nam Bộ là biến thể địa lí của ngơn ngữ tồn dân;
hay nói cách khác, phương ngữ Nam Bộ là những biểu hiện khác biệt của
ngôn ngữ tiếng Việt trên vùng địa lý cư dân Nam Bộ được người Nam Bộ
quen dùng. Cho nên cũng có thể xem phương ngữ Nam Bộ là lời ăn tiếng nói
tự nhiên hằng ngày của người dân Nam Bộ.
Vùng đất này mới có tuổi đời hơn 300 năm. Nguồn gốc xuất phát của
cư dân Nam Bộ là điều đáng lưu ý, nếu như dân vùng Nam Trung Bộ chủ yếu
là cư dân Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh vào định cư còn vùng Nam Bộ lại chủ yếu là
dân Nam Trung Bộ vào từ thời Trịnh – Nguyễn. Ta biết, ngôn ngữ là một tập
quán mà người ta mang theo mình và khơng thay đổi dễ dàng được. Những
dân mới đến sẽ nói thổ ngữ của mình, rồi do thời gian xa cách lâu dài mà cái
thổ ngữ ấy có thể thay đổi, nhưng những nét cơ bản của thổ ngữ cũ vẫn cịn.
Do đó, tuy là cùng mới đến cả nhưng sẽ nói khác nhau tùy theo nguồn gốc.

Phương ngữ Nam có 5 thanh điệu, thanh ngã và thanh hỏi khơng phân
biệt. Về mặt điệu tính, thanh điệu Nam cũng khác thanh điệu Bắc và Trung.
Hệ thống phụ âm đầu có 23 đơn vị và có các phụ âm uốn lưỡi như phương
, các phương ngữ khác thì phương ngữ Nam thiếu
ngữ Trung [t , s, z]. So với
[v] (v phát âm thành j) và có âm [w], khơng có âm [z] và được thay thế bằng
âm [j]. Âm đệm [- w] đang biến mất trong phương ngữ Nam, mất rất nhiều


14
vần so với phương ngữ Bắc và Trung, thiếu đôi âm cuối [- nh, - ch]; âm cuối
[- n] phát âm thành [ng]; [- t] phát âm thành [k]. Sự phát triển tự nhiên - tự do
của phương ngữ Nam Bộ được thể hiện qua một số hiện tượng “chưa định
âm” (phát âm chưa chuẩn) và “chưa định hình” (cách viết chính tả chưa ổn
định nhất quán). Thế nhưng trong một khoảng thời gian rất ngắn ấy, văn hoá
Nam Bộ đã định hình rõ những đặc trưng của vùng mình. Nhiều nhân tố tạo ra
điều này, nhưng không thể không thừa nhận q trình tiếp biến văn hố. Rõ
nhất của quá trình tiếp biến này là hiện tượng sử dụng nhiều ngôn ngữ trong
vùng (tiếp xúc tiếng Pháp, Mỹ, cư dân nói tiếng Khơme, Chăm, Hoa...). Thậm
chí có những câu nói, câu hát bình dân có sự pha tạp giữa các ngôn ngữ khác.
Sự giao lưu sớm tiếp nhận văn hoá phương Tây, văn hoá Mỹ nên văn hoá
Nam Bộ sẽ có những đặc điểm mà vùng khác khơng có. Thành phần âm đệm
trong phương ngữ Nam có điểm khác biệt, mặc dù về hình thức chữ viết,
chính tả so với ngơn ngữ tồn dân thì khơng có gì khác biệt. Cụ thể với âm
đệm w như: Loan, luyến...vốn là một âm lướt nhẹ lời do đó khi phát âm ở
phương ngữ này bị lược bỏ. Ví dụ: loan – lan, luyến – liếng, lòe loẹt – lè lẹt,
đường thủy – đường thỉ, chung thủy – chung thỉ. Hoặc âm đôi iê, ươ, uô và
các âm đơn o, ô, ơ khi đứng trước M, P thì ở các âm đơi mất yếu tố sau, ví dụ:
tiêm-tim, tiếp-típ, lượm-lợm, cướp-cúp, luộm thuộm- lụm thụm. Các âm om,
op đều phát âm thanh ơm, ốp. Ví dụ: nom-nóm = nơm, họp - hợp = hộp. Hay

con kênh - con kinh, nề nếp - nề níp, sắp xếp - sắp xíp...Tiếp theo là cách
phát âm không phân biệt ba cặp âm cuối: n - ng, t - c, y - i. Ví dụ: tan - tang,
tát - tác, tay - tai. Nhìn chung các hiện tượng khác biệt trong phát âm của
người Nam Bộ là do khuynh hướng lựa chọn ưa chuộng hình thức đơn giản
hóa cấu trúc âm tiết. Họ thường khơng thích dài dịng, có sự lựa chọn, câu nệ
trong lời nói, nghĩ sau nói vậy, nói rất phóng khống. Song ta nhận thấy rằng
diện mạo ngữ âm ở phương ngữ Nam Bộ mang tính thống nhất cao trong tồn


15
vùng, ít có “thổ âm”, qua phát âm khơng thể phân biệt được ở tỉnh nào hay
vùng nào mà chỉ có cảm giác chung là tiếng nói hay giọng nói Nam Bộ mà
thôi. Các phương ngữ khác không như vậy, có thể qua phát âm mà biết được
người ở tỉnh nào hay vùng nào.
Môi trường sống và cách ứng xử với thiên nhiên của người Nam Bộ
cũng có những nét khác biệt so với các vùng văn hoá khác cho nên trong vốn
từ vựng phương ngữ Nam Bộ cũng có những lớp từ khác vùng phương ngữ
khác. Trước hết ta cũng thấy lớp từ vựng gắn liền với vùng sông nước Nam
Bộ rất phong phú. Đây là lớp từ thể hiện được đặc tính của vùng này khá rõ so
với các vùng khác. Trước tiên là lớp từ ngữ phản ánh địa hình cây cối, sơng
nước của miền: “sơng, kinh, rạch, láng, lung, ao, đầm, bào, tràm, đước, bần,
mù u, trâm bầu, ghe, ghe chài, ghe bầu, xuồng ba lá, ghe tam bản...”. Hoặc
lớp từ chỉ về các sản vật, riêng lồi “tơm”, theo thống kê của Nguyễn Văn Ái ,
có rất nhiều loại được phân biệt khá tỉ mỉ: “tôm bạc, tôm càng, tôm chấu, tôm
chông, tôm chục, tôm đá, tôm đất, tôm gọng, tôm hùm, tôm kẹt, tôm lóng,
tơm lửa, tơm rồng, tơm sú, tơm thẻ, tơm tích, tơm vang...”. Lớp từ có tính chất
gợi tả như: “bầy huầy, thoi loi, lêu lảo, tùm lum, nháu nhó, bẳn nhẳn, bơn
nhợn, tấm quấy, đớn, trảng giồng...”. Những lớp từ này chính là những nhân
tố làm giàu thêm cho từ vựng tiếng Việt. Hoặc để miêu tả sự vận động của
dịng nước, cũng có nhiều cách diễn đạt vơ cùng phong phú: “ nước lớn, nước

ròng, nước rong, nước kém, ròng sát, nước ròng cạn, nước cạn, nước đứng,
nước chảy xiết, nước giựt, nước ương, nước ngập, nước nỗi, nước những,
nước sát...” Những hiện tượng này có được là do q trình lao động và quan
sát vơ cùng tinh tế. Người dân Nam Bộ không phải đơn thuần tự nhiên mà họ
có những khái niệm “nước lớn, nước rịng” đó, mà trong quá trình lao động,
sản xuất họ đã đúc kết được, từ sự quan sát, từ kinh nghiệm thực tiễn để thích
ứng, cải tạo tự nhiên.


16
Lịch sử phát triển vùng đất phương Nam của tổ quốc cũng đi liền với
lịch sử của nhiều cuộc chiến tranh chia cắt có tính chất dai dẳng, quyết liệt,
mà chính những cuộc chiến tranh này đã chia cắt hẳn sự tiếp xúc giữa các
vùng miền. Do đó, có thể xem sự phân chia lãnh thổ chính trị - hành chính do
lịch sử để lại là nhân tố quan trọng, sau nhân tố sự biến đổi bên trong của
ngôn ngữ đã hình thành nên phương ngữ Nam Bộ. Bên cạnh đó, sự chia cắt tự
nhiên về mặt địa lí làm cho sự giao lưu tiếp xúc giữa các vùng gặp khó khăn
càng củng cố thêm sự khác biệt ngơn ngữ giữa các vùng.
Phương ngữ Nam Bộ được hình thành trên một vùng đất khá rộng lớn,
có sự giao lưu rất đậm nét với các phương ngữ khác trong khu vực, như
phương ngữ của đồng bào Khơme, đồng bào Chăm, đồng bào Hoa,… và một
số luồng ngơn ngữ khác. Điều đó đã làm nên một diện mạo và bản sắc riêng
không thể nhầm lẫn của phương ngữ Nam Bộ. Đồng thời, do đặc điểm chung
của phương ngữ là một trạng thái ngơn ngữ tồn dân bị chia cắt do hồn cảnh
lịch sử để lại, làm biến dạng đi ít nhiều, tạo ra một số nét riêng biệt, đó là
tiếng nói sinh động của nhân dân lao động, được sử dụng chủ yếu trong
khuôn khổ một vùng địa phương nhất định. Cho nên, phương ngữ Nam Bộ
cũng như các phương ngữ khác của tiếng Việt khơng tránh khỏi có những
phát triển biến đổi riêng biệt trong nội bộ hệ thống phương ngữ, gắn liền với
đặc điểm xã hội và tâm lí con người, thói quen sử dụng của người địa phương.

Nhận diện được các đặc điểm của phương ngữ sẽ giúp chúng ta có thể
hiểu một cách thực tế sinh động sự phong phú của tiếng nói tồn dân. Việc
nhận diện phương ngữ Nam Bộ cũng như các phương ngữ khác sẽ giúp chúng
ta có thể hiểu thêm về một khía cạnh dùng từ của người dân nơi đây và sự
đóng góp của phương ngữ Nam Bộ vào trong ngơn ngữ tồn dân.
Như vậy, phương ngữ Nam Bộ là tiếng nói của con người vùng đất
Nam Bộ với những nét khác biệt so với ngơn ngữ tồn dân và ngơn ngữ các


17
vùng khác. Do thời gian hình thành phương ngữ tương đối mới, lại là một
vùng đồng bằng thẳng tắp với nhiều đường giao thông thuỷ bộ thông suốt,
nền kinh tế phát triển nhanh chóng, việc giao lưu trao đổi hàng hoá mở rộng
thường xuyên và đều khắp… đã tạo ra tính thống nhất cho phương ngữ Nam
Bộ rất cao về các mặt phát âm, từ ngữ cũng như phong cách. Tính thống nhất
cao về mặt tiếng nói đó cũng là một khía cạnh biểu hiện sự gắn bó tâm lý, tình
cảm, tập quán, phương thức sinh hoạt của cộng đồng dân cư ở đây.
1.3. Từ địa phương và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
1.3.1. Từ địa phương
Về khái niệm từ địa phương, vì các nhà nghiên cứu đứng ở những góc
độ khác nhau, nhấn mạnh những đặc điểm khơng giống nhau nên đến nay có
nhiều quan niệm khác nhau ít nhiều. Theo Nguyễn Văn Tu: “Từ địa phương
không ở trong ngơn ngữ văn học mà thuộc về tiếng nói của một vùng nhất
định. Chúng mang sắc thái địa phương. Người của địa phương này không
hiểu những từ của địa phương khác” [43 - trang 129]. Với định nghĩa này, tác
giả Nguyễn Văn Tu đã nhấn mạnh tính chất riêng của từ địa phương.
Phạm Văn Hảo với ý niệm người biên soạn từ điển, ông cho rằng:
“Khác với một số biến thể vốn là đơn vị trong cùng một hệ thống, từ ngữ địa
phương là loại biến thể gắn với một hệ thống nằm ngoài hệ thống từ vựng
tiếng Việt văn hố. Điều đó đảm bảo cho một phương pháp định nghĩa phù

hợp với chúng. Định nghĩa qua từ có nghĩa tương đương (trong tiếng Việt văn
hoá)” [18 - trang 59]. Theo cách hiểu của định nghĩa này thì từ địa phương là
những từ mà nghĩa của chúng có giá trị ngang hàng với nghĩa của từ trong
ngơn ngữ văn hố. Có nghĩa là từ địa phương và từ tồn dân phải có nghĩa
tương ứng. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy những từ như: măng cụt, sầu
riêng, chôm chôm,…cu đơ, chẻo, nhút,... khơng có từ tồn dân tương ứng về
nghĩa, chúng là những từ dùng trong một vùng, thường chỉ các sự vật hiện


18
tượng... chỉ có ở vùng địa phương đó nếu khơng xem chúng là từ địa phương
thì cũng khơng thể xem là từ toàn dân. Chỉ khi nào từ nào trong số đó mở
rộng phạm vi địa bàn sử dụng trở thành phổ biến trong tồn quốc thì mới trở
thành từ toàn dân.
Giáo sư Đỗ Hữu Châu lại đề cập đến tính khác biệt hai mặt ngữ âm và ngữ
nghĩa của từ địa phương: “Những đơn vị từ vựng địa phương là những đơn vị từ
vựng có ý nghĩa khác nhau nhiều hay ít kèm theo sự khác nhau về ngữ âm nhiều
hay ít nhưng khơng nằm trong sự sai dị ngữ âm đều đặn” [11 - trang 339].
Giáo sư Nguyễn Thiện Giáp nhấn mạnh phạm vi sử dụng của từ địa
phương: “Nói chung, từ địa phương là những từ vựng ngơn ngữ nói hàng
ngày trong một bộ phận nào đó của dân tộc chứ không phải là từ vựng
của ngôn ngữ văn học” [16 - trang 340].
Trong bài viết “Các lớp từ địa phương và chức năng của chúng trong
ngôn ngữ văn hoá tiếng Việt”, tác giả Nguyễn Quang Hồng (1981) đã định
nghĩa: “Từ địa phương là những đơn vị và dạng thức từ ngữ của ngôn ngữ
dân tộc mà phạm vi tồn tại và sử dụng tự nhiên nhất của chúng chỉ hạn chế
trong một vài vùng địa phương nhất định” [21 - trang 313]. Định nghĩa này đã
chỉ ra được các kiểu loại từ địa phương (bao gồm cả loại đơn vị mà Phạm Văn
Hảo không xem là từ địa phương), phạm vi giới hạn sử dụng và cảm thức tự
nhiên mang tính bản ngữ của người sử dụng.

Từ các định nghĩa nêu trên, chúng tôi thấy các nhà ngôn ngữ học khi định
nghĩa từ địa phương đều có những thống nhất với nhau trên hai nét cơ bản:
Thứ nhất, từ địa phương là những từ bị hạn chế về phạm vi địa lí sử
dụng. Tức là những đơn vị và dạng thức từ ngữ được sử dụng quen thuộc ở
một hoặc một vài địa phương nhất định.
Thứ hai, từ địa phương có sự khác biệt nhất định về ngữ âm, từ vựng
hay ngữ pháp so với ngôn ngữ toàn dân.


19
Đó cũng là quan niệm mà chúng tơi đã vận dụng thể hiện trong luận
văn này.
1.3.2. Nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ trong ngôn ngữ và trong
phương ngữ
1.3.2.1. Nghĩa của từ
Nghĩa của từ là một khái niệm có nội dung trừu tượng, từ trước đến nay
giới nghiên cứu quan niệm khơng thống nhất. Do tính chất, đối tượng của đề
tài, chúng tôi không đi vào bàn luận về khái niệm nghĩa mà chỉ đưa ra cách
hiểu chung luận văn lấy làm cơ sở để xác định hiện tượng chuyển nghĩa trong
phương ngữ.
Trong giáo trình Ngữ nghĩa học [39] tác giả Lê Quang Thiêm đã đề
nghị một giải pháp, một cách tiếp cận có nhiều nội dung mới. Theo tác giả,
“Nghĩa là một thực thể tinh thần trừu tượng tồn tại trong mọi biểu hiện, cấp
độ của ngôn ngữ để ngôn ngữ thực hiện chức năng công cụ của giao tiếp và
tư duy”. Và giải pháp mới mà tác giả đề nghị là “quan niệm chức năng phải
được xem là nòng cốt trung tâm của kiến giải nghĩa” [39 - trang 86].
Về các thành phần nghĩa của từ, tuy tên gọi và mức độ bàn đến các
thành phần nghĩa nông sâu khác nhau nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều
cho rằng nghĩa của từ là một cấu trúc bao gồm nhiều nét nghĩa và có nhiều
thành phần nghĩa cơ bản. Giáo sư Lê Quang Thiêm gần đây đưa ra sơ đồ

nghĩa “hình dây chức năng” (2008) [39] đã chỉ ra các loại nghĩa của từ và
không những cho ta thấy nghĩa của từ khơng chỉ được xét trong bình diện hệ
thống mà còn trong hành chức, nghĩa của từ phải được xét gắn liền với chức
năng. Ứng với mỗi chức năng của từ, trong những ngữ cảnh hoạt động từng
loại nghĩa sẽ được sử dụng.
Không chỉ chỉ ra các thành phần nghĩa, nhiều nhà nghiên cứu còn đi
vào phân tích cấu trúc nghĩa của từ. Có lẽ trong nhiều tác giả, Hoàng Phê [35]


×