Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

TỪ ĐỊA PHƯƠNG NAM BỘ TRONG TÁC PHẨM LÊ VĨNH HOÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.92 KB, 138 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN NGỮ VĂN
TỐNG TRUNG TRUNG
MS:6055102
TỪ ĐỊA PHƯƠNG NAM BỘ
TRONG TÁC PHẨM LÊ VĨNH HOÀ
Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành Sư phạm Ngữ Văn/k31
Cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN VĂN TƯ
Cần Thơ, 2005-2009
2
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QT
LỜI CẢM ƠN
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
2. Lòch sử vấn đề:
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Một số vấn đề về phương ngữ
1. Khái niệm chung về phương ngữ
2. Từ đòa phương
3. Vấn đề phân vùng phương ngữ:
4. Phương ngữ Nam Bộ và từ đòa phương Nam Bộ
4.1. Phương ngữ Nam Bộ
4.1.1. Sự hình thành phương ngữ Nam Bộ
4.1.2. Đặc điểm phương ngữ Nam Bộ
Chương 2: Từ đòa phương trong tác phẩm Lê Vónh Hòa


I. Vài nét về tác giả Lê Vónh Hòa
1. Cuộc đời
2. Sự nghiệp sáng tác
3. Cảm nhận sơ bộ về tác phẩm Lê Vónh Hòa
II. Từ đòa phương trong tác phẩm Lê Vónh Hòa
1. Thống kê từ đòa phương trong tác phẩm Lê Vónh Hòa(Xem phần phụ lục)
2.Từ địa phương Nam Bộ trong tác phẩm Lê Vĩnh Hồ:
2.1. Khảo sát về mặt ngữ âm ngữ nghóa trong sự đối chiếu với từ toàn dân.
2.2. Các nhóm từ địa phương Nam Bộ:
2.2.1. Nhóm từ xưng hô:
3
2.2.1.1. Từ xưng hô trong quan hệ gia đình, thân tộc
2.2.1.2. Từ xưng hô ngoài xã hội
2.2.2. Nhóm từ đònh danh cho các đòa hình.
2.2.2.1 Nhóm từ đònh danh cho các dòng nước:
2.2.2.2 Nhóm từ dùng để gọi tên cho các vùng đất, tên đất,
đòa hình.
2.2.3 Nhóm từ miêu tả sự vận động của dòng nước.
2.2.4 Nhóm từ đònh danh cho các phương tiện đi lại.
2.2.5. Nhóm từ đònh danh cho các loại công cụ lao động.
2.2.6.Nhóm từ định danh cho các động, thực vật.
2.2.7.Nhóm từ miêu tả tính chất:
2.2.7.1 Nhóm từ miêu tả khí chất cảm xúc:
2.2.7.2.Nhóm từ miêu tả tính chất:
III.Tác dụng của từ địa phương trong tác phẩm Lê Vĩnh Hồ:
1.Thể hiện những đặc điểm của thiên nhiên và sinh hoạt của con người Nam Bộ:
2.thể hiện cá tính, tâm lý, tình cảm cũng như lờì ăn tiếng nói hàng ngày của con
ngườì Nam Bộ
C.PHẦN KẾT LUẬN:
PHẦN PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
4
LÔØI CAÛM ÔN
Ngay từ ngày còn là học sinh, tôi đã có những ước mơ tươi đẹp về nghề giáo, và
tôi luôn trăn trở không biết mình có thực hiện ước mơ đó không.
Bốn năm học tập về nghề giáo đã trôi qua, ước mơ của tôi sắp thành hiện thực.
Trong bốn năm qua tôi luôn cố gắng học tập để được làm luận văn tốt nghiệp kết thúc
khóa học của mình. Vì thế khi nhận đề tài về “từ địa phương trong tác phẩm Lê Vĩnh
Hoà”, tôi vừa mừng, vừa lo sợ, vui vì mình sẽ được tìm hiểu và học tập thêm nhiều tri
tri thức mới bổ ích cho công tác giảng dạy sau này, lo vì không biết mình có hoàn
thành được không. Thế rồi được sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Văn Tư cùng
với những tri thức mà quý thầy cô đã truyền dạy trong những năm qua, tôi đã hoàn
thành luận văn của mình.
Cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ đã truyền dạy cho tôi những tri
thức đó, cảm ơn thầy Nguyễn Văn Tư, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành
luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn.
5
A. PHAÀN MÔÛ ÑAÀU
1.Lý do chọn đề tài:
Đất nước Việt Nam ta đã trải qua một thời kì phát triển lâu đời. Do quá trình hình
thành và phát triển dân cư, do điều kiện thiên nhiên địa lí và phương thức sản xuất, do
truyền thống tín ngưỡng và tập tục lâu đời …Trên đất nước ta đã hình thành những
vùng văn hoá khác nhau. Đó là dạng văn hoá mang đậm sắc thái tâm lý cộng đồng,
thể hiện trong sinh hoạt, trong ngôn ngữ, trong thái độ đối với các di sản, các giá trị
tinh thần, trong sự cảm thụ và thửơng thức nghệ thuật trong phong thái ứng xử, quan
hệ giữa con người với con người, giữa con nguười với những gì ràng buộc chung
quanh nó…
Màu sắc địa phương đã trở nên một cái gì rất bền vững trong nhân dân, không
quan tâm tới nó, khó mà xây dựng văn hoá mới hiện đại và dân tộc. Hiện nay trên tinh

thần thống nhất nên ta sẽ xây dựng một nền văn hoá thống nhất trong cả nước. Nhưng
có lẽ những màu sắc địa phương sẽ còn tồn tại lâu dài trong sự thống nhất và điều đó
làm phong phú thêm nền văn hoá thống nhất trên cả đất nước. Hiện tượng đó là một tất
yếu và cũng là sự cần thiết.
Chính những lí do đó, tôi đã quyết định chọn đề tài “từ địa phương trong tác
phẩm Lê Vĩnh Hoà” để làm một chuyên luận ngiên cứu. Bởi từ địa phương không phải
là một vấn đề nằm ngoài phạm vi văn hoá dân tộc. mà nó cũng là một khía cạnh về
mặt ngôn ngữ trong quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố cấu thành nên nền văn
hoá chung của dân tộc. Ngôn ngữ không chỉ đơn thuần là lời ăn tiếng nói của con
người mà thông qua việc nghiên cứu ngôn ngữ chúng ta có thể hiểu được phần nào về
tính cách của con người. Ngôn ngữ một phần do yếu tố bẩm sinh một phần do tác động
bởi các yếu tố từ bên ngoài. Ẩn sau ngôn ngữ là cả một nền văn hoá thể hiện trong
cách ăn mặc, cách ở, cách xây dựng nhà cửa, xóm làng, các phương tiện sản xuất, giao
thông…
Việc khảo sát nghiên cứu trên những tác phẩm cụ thể của nhà văn Lê Vĩnh Hoà
sẽ là cơ hội để tôi có thể tìm hiểu những điều vừa nói trên. Đồng thời học hỏi nhiều
điều thú vị từ mảnh đất Nam Bộ, mảnh đất đã sinh ra tôi và những người dân Nam Bộ
giàu tình cảm. Đồng thời vừa là điều kiện để tôi học hỏi, trau dồi thêm kiến thức
chuyên môn nói riêng và một phần tìm hiểu cách sáng tác văn chương nghệ thuật.Thấy
được cái hay, cái đẹp trong việc dùng từ là chất liệu cấu thành nên một tác phẩm nghệ
thuật. Học hỏi cách sử dụng khéo léo, linh hoạt của nhà văn trong việc sử dụng từ địa
phương trong tác phẩm của mình.
6
2. Lòch sử vấn đề:
Phương ngữ nói chung và từ đòa phương nói riêng là đề tài khá hấp dẫn với
các nhà ngôn ngữ học, và trên thực tế cũng có nhiều nghiên cứu đáng kể về đề tài
này. Các tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Thiện Chí, Hồng Dân, Cù Đình Tú, Trần
Thò Ngọc Lang, Hoàng Thò Châu, Nguyễn Kim Thản, Hoàng Dũng, Nguyễn Thiện
Giáp, Huỳnh Công Tín, Nguyễn Văn Ái.... Mỗi tác giả lại có một khuynh hướng
nghiên cứu và cách tìm hiểu riêng về bức tranh đa dạng của phương ngữ. Ở đây

chúng tôi sẽ nêu một vài công trình tiêu biểu:
Trong luận án tiến só của tác giả Huỳnh Công Tín: “ Hệ thống ngữ âm của
tiếng Sài Gòn” (so với phương ngữ Hà Nội và một số phương ngữ khác ở Việt
Nam). Theo ông, các công trình nghiên cứu phương ngữ từ trước đến nay chủ yếu
theo ba khuynh hướng – có thể tóm tắt quan điểm của tác giả Huỳnh Công Tín như
sau:
Khuynh hướng thứ nhất là: Khuynh hướng nghiên cứu phương ngữ gắn với
nghiên cứu ngôn ngữ. Theo khuynh hướng này có các tác giả: Nguyễn Văn Tu, Cù
Đinh Tú, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Tài Cẩn, Đoàn Thiện Thuật,
Nguyễn Kim Thản....
Trong chương: Những sự khác nhau về thổ âm trong tiếng Việt Nam (tiếng
Bắc và tiếng Nam) trong công trình Việt Nam văn học sử yếu (1986) của tác giả
Dương Quảng Hàm đã miêu tả phương ngữ qua một số hiện tượng sai lệch phổ biến
của vùng .
Trong các công trình tiếng việt của tác giả Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp,
Lê Văn Lý, Nguyễn Kim Thản, Đoàn Thiện Thuật, Cù Đình Tú, đều có thể cập
đến một số vấn đề của phương ngữ như: Cách phát âm đòa phương của tiếng Việt,
hay ranh giới và việt phân vùng phương ngữ trong tiếng Việt.
Riêng trong, “cơ cấu ngữ âm tiếng việt” của Đinh Lệ Thu, Nguyễn Văn Huệ,
ngoài phần miêu tả ngữ âm của tiếng Việt trên từng phần âm vò của âm tiết, các
tác giả còn đề cập đến sự khác biệt giữa các phương ngữ .
Khuynh hướng thứ hai là: Nghiên cứu phương ngữ gắn với yêu cầu chuẩn hóa
và ứng dụng tiếng Việt vào cuộc sống xã hội, được các nhà ngôn ngữ tập trung
nghiên cứu nhiều hơn và các vấn đề nghiên cứu này cũng được các tác giả khai
7
thác ở nhiều góc độ, có thể kể một số tác giả như: Nguyễn Thiện Chí, Hồng Dân,
Nguyễn Văn Ái, Hoàng Dũng, Phạm Văn Hảo, Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Kim
Thanû, Hoàng Tuệ....
“Chuẩn mực ngữ âm và vấn đề tiếng Việt trong nhà trường” của Vũ Bá Hùng
(1994) đã khái quát về sự khác biệt ngữ âm giữa các phương ngữ đồng thời xác

đònh chuẩn mực hóa ngữ âm của tiếng Việt, để từ đó đề ra chiến lược chung cho sự
giáo dục ngôn ngữ.
Ngoài ra còn có các công trình đáng chú ý khác như: “Từ đòa phương và vấn
đề chuẩn hóa ngôn ngữ trong nhà trường” của Nguyễn Thiện Chí (1981) “từ ngữ
phương ngôn và vấn đề chuẩn hóa ngôn ngữ tiếng Việt” của Hồng Dân (1981),
“các lớp từ đòa phương và chức năng của chúng trong ngôn ngữ văn hóa tiếng Việt”
của Nguyễn Quang Hồng (1981)...
Theo nhận xét của tác giả Huỳnh Công Tín, hai khuynh hướng nghiên cứu trên
đều chưa có công trình riêng nghiên cứu một cách khái quát toàn diện về các vấn
đề phương ngữ và ứng dụng của nó vào cuộc sống, xã hội. Mặc khác các ý kiến
trên nhiều khi có tính chất trùng lập, hoặc mâu thuẫn nhau mà các hội nghò chuẩn
hóa chưa có điều kiện giải quyết. Vấn đề chuẩn hóa không phải đơn thuần là ý
đònh chủ quan của một người nghiên cứu mà còn tùy thuộc vào nhiều nhân tố xã
hội. Vì vậy các công trình nghiên cứu theo khuynh hướng này vẫn chưa thật sự có
cơ sở vững chắc cho việc nghiên cứu vấn đề xã hội của phương ngữ.
Cuối cùng là khuynh hướng nghiên cứu ngôn ngữ gắn liền với một số bình
diện cụ thể của phương ngữ cũng được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm, theo
khuynh hướng này có các công trình của các tác giả: Trần Thò Ngọc Lang, Vương
Hồng Sển, Cao Xuân Hạo, Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Văn Ái, Hoàng Thò Châu,
Hoàng Cao Cương, Nguyễn Thò Bạch Nhạn, Huỳnh Công Tín...
Nghiên cứu phương ngữ theo khuynh hướng này có các công trình đáng lưu ý
sau:
Công trình của Vương Hồng Sển (1993) với nhan đề: “Tự vò tiếng Việt miền
Nam”. Ở công trình này tác giả đã chỉ ra và giải thích được khá công phu ngữ nghóa
của các từ ngữ chuyên dùng của người Nam Bộ; các từ chỉ các món ăn đặc sản, các
từ chỉ các đòa danh Nam Bộ có nguồn gốc từ tiếng Khơme (trong rất nhiều).
8
Trong cuốn “từ điển phương ngữ Nam Bộ” của Nguyễn Văn Ái , xuất bản
năm 1994 là công trình cũng không kém phần giá trò. Tác giả đã tập hợp được số
lượng tương đối đầy đủ các lớp từ vựng chủ yếu của phương ngữ Nam Bộ như tình

hình phân bố; nguyên nhân hình thành và một số đặc điểm của phương ngữ Nam
Bộ.
Trong “phương ngữ Nam Bộ” của tác giả Trần Thò Ngọc Lang đã chỉ ra được
sự khác nhau cơ bản giữa phương ngữ Nam Bộ và phương ngữ Bắc Bộ. Nội dung
của tác phẩm này có 2 phần lớn:
Phần thứ nhất: Tác giả đưa ra sự khác biệt về mặt từ vựng, ngữ âm, ngữ nghóa
giữa phương ngữ Bắc Bộ và phương ngữ Nam Bộ.
Phần thứ hai: Tác giả chỉ ra sự khác nhau giữa phương ngữ Nam Bộ và
phương ngữ Bắc Bộ về mặt chức năng và cấu tạo. Ở phần này tác giả đi sâu khảo
sát các nhóm từ thể hiện trong cách xưng hô của phương ngữ Nam Bộ so với
phương ngữ Bắc Bộ và các nhóm từ có liên quan đến sông nước, trong phương ngữ
Nam Bộ và theo kết luận của tác giả Trần Thò Ngọc Lang trong công trình này là:
Khi khảo sát sự khác nhau giữa các phương ngữ là: “Cần chú ý đến sự khác biệt
trong cách dùng từ ngữ” [15,72].
Và trong thực tế “có những từ ngữ về nghóa không có sự khác nhau giữa các
phương ngữ, nhưng chúng lại được dùng khác nhau, có khả năng khác nhau trong
sự kết hợp với các từ ngữ khác để tạo ra những nghóa khác nhau, dùng trong những
tình huống khác nhau” [15,7].
Bên cạnh các công trình nghiên cứu phương ngữ Nam Bộ trên còn có các cơng
trình khác như:
“Văn hóa dân gian Nam Bộ” của Nguyễn Phương Thảo đã đề cập đến các
phong tục văn hóa dân gian Nam Bộ như: Tục thờ cúng Thành Hoàng, các lễ hội
dân gian, cúng cá voi, các món ăn thảo dã, các truyện dân gian Nam Bộ...công
trình này nêu khá cụ thể về các phong tục văn hóa dân gian Nam Bộ.
“Tiếng việt mấy vấn đề ngữ âm ngữ pháp ngữ nghóa” của Cao Xuân Hạo đề
cập đến hai vấn đề âm vò học của phương ngữ Nam Bộ (trong phần đầu của công
trình).
Mới đây, ơng Huỳnh Công Tín đã cho xuất bản cuốn: “Từ điển từ ngữ Nam
Bộ”. Đấy là một công trình giá trò . Có lẽ, từ những bước khởi đầu rất cơ bản về
9

ngữ âm, tiếng Sài Gòn, tác giả Huỳnh Công Tín đã có thể tự tin bước tiếp những
bước dài hơn trên con đường tìm hiểu và nghiên cứu tiếng đòa phương Nam Bộ.
Mặc dù không phải đó thật sự là một bộ từ điển hoàn hảo, không có sai sót nhưng
phần nào đã mang đến cho chúng ta một lượng tri thức tổng hợp trong việc tìm hiểu
từ ngữ Nam Bộ ở các bình diện như: Từ vựng – ngữ nghóa, ngữ âm.
Trên cơ sở những công trình nghiên cứu đó và những luận văn của các anh chò
đi trước; luận văn này tôi với tinh thần học hỏi và thử nghiệm của bản thân sẽ tiếp
tục tìm hiểu: “Từ đòa phương Nam Bộ trong tác phẩm Lê Vónh Hòa”. Một nhà văn
mà dường như chưa có một cây bút nào nghiên cứu sâu sắc về tác phẩm cũng như
khảo sát nghiên cứu về việc sử dụng từ địa phương thể hiện trong tác phẩm của
ông.
3. Mục đích nghiên cứu
M. Gocki một nhà văn Nga đã từng viết: “Yếu tố đầu tiên của văn học là
ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với sự kiện, các hiện tượng của cơ sở là
chất liệu của văn học” [9,148]. Rõ ràng ta nhận thấy rằng ngôn ngữ ù chính là chất
liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Từ đòa phương
cũng là một yếu tố thuộc ngôn ngữ. Ngôn ngữ của một tác phẩm văn học cũng là
ngôn ngữ của đời sống, ngôn ngữ của toàn dân nhưng khi đưa vào làm chất liệu cho
tác phẩm nghệ thuật nó ít nhiều được người viết trau dồi, mài giũa, đã được tinh
luyện, nói như Maiacôpxci:
“Phải phí tốn ngàn cân quãng chữ
Mới thu về một chữ mà thôi
Những chữ ấy làm cho rung động
Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài”.
Nói như vậy để khẳng đònh rằng khi sử dụng từ đòa phương hay một từ ngữ
khác để làm chất liệu cho tác phẩm thì tác giả đã có ý thức sử dụng từ ngữ đó.
Trong quyển “Tiến trình văn nghệ miền Nam”, Nguyễn Q. Thắng có nhận
xét: “Gần đây hơn – với Việt Nam – tiếng nói miền Nam trong văn nghệ đã trở
thành đặc thù và khởi sắc hơn bao giờ hết” [26,359]. Nói như vậy có nghóa là ngôn
từ Nam Bộ đã góp phần rất lớn cho những thành công của tác phẩm văn học. Tuy

nhiên, khi vận dụng phương ngữ vào sáng tác, ngoài việc khu biệt nét đặc trưng
cho tác phẩm và tạo ra phong cách riêng cho tác giả, thì phương ngữ cũng có thể
10
làm cho tác phẩm trở nên khó hiểu, khó đi vào lòng người và dần dần sẽ rời xa
công chúng, thậm chí có thể bò lãng quên. Chính từ những lý do đó với đề tài: “Từ
đòa phương Nam Bộ trong tác phẩm Lê Vónh Hòa”. Người viết sẽ tiến hành khảo
sát từ đòa phương trong tác phẩm của Lê Vónh Hòa. Thông qua đó người viết sẽ tìm
hiểu sâu hơn đời sống vật chất, tinh thần của người dân Nam Bộ, giúp người viết
hiểu rõ hơn đặc trưng phương ngữ nơi đây, một cách cụ thể hơn, biết được sự phát
triển của phương ngữ Nam Bộ từ xa xưa đến nay.
Qua việc tiếp cận tác phẩm, chúng tôi sẽ đi đến thống kê phân loại và nhận
xét cách dùng từ đòa phương của tác giả, để hiểu rõ hơn về tính cách tâm lý của
một bộ phận người dân ở vùng đất Nam Bộ này. Đồng thời với việc tìm hiểu trên
thì cuối cùng chúng tôi tổng kết lại với tính chất riêng tư về những mặt thành công
và hạn chế của tác giả Lê Vónh Hòa khi vận dụng từ đòa phương trong tác phẩm của
mình.
4. Phạm vi nghiên cứu
Sáng tác của Lê Vónh Hòa chỉ vỏn vẹn trong 4 năm, gồm hai thời kỳ:
Thời kỳ thứ nhất là những tác phẩm được tác giả viết trong vùng đòch chiếm
từ năm (1956 – 1958).
Thời kỳ thứ hai là những tác phẩm được viết trong vùng giải phóng (từ năm
1964 – 1966).
Khối lượng tác phẩm của ơng trong 4 năm sáng tác gồm 2 thời kỳ có tất cả
khoảng 100 tác phẩm kể cả hơn 10 bài thơ. Nhưng thơ anh về số lượng cũng như
chất lượng không thể so sánh với văn của anh được. Sức mạnh của Lê Vónh Hòa là
ở thể loại truyện ngắn nhất là các truyện ngắn được đăng trên báo công khai 1956
– 1958. Nhưng không chỉ có truyện ngắn và thơ mà Lê Vónh Hòa còn viết tùy bút,
phóng tác, hồi tác, bút ký, nhật ký với tên của đề tài “Từ đòa phương Nam Bộ trong
tác phẩm Lê Vónh Hòa” thì tự thân nó đã giới hạn cho người viết đối tượng và
phạm vi nghiên cứu sẽ triển khai, sẽ đề cập đến trong nội dung luận văn của mình,

trong quá trình khảo sát, nghiên cứu chúng tôi chỉ xoáy sâu vào khảo sát ngôn từ
đòa phương Nam Bộ trong các tác phẩm thuộc thể loại văn xuôi của nhà văn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài: “Từ đòa phương Nam Bộ trong tác phẩm Lê Vónh Hòa”,
chúng tôi đã tiến hành thu thập tư liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình để
11
từ đó chúng tôi sử dụng phương pháp khảo sát, thống kê. Với phương pháp này
người viết đi tìm trên mạng và trên tủ sách những vấn đề liên quan có thể phục vụ
cho đề tài của mình. Sau đó mới đọc các tác phẩm của Lê Vónh Hòa và thống kê
tất cả các từ đòa phương Nam Bộ có trong tác phẩm để làm tư liệu cho quá trình
phân tích, chứng minh sau này.
Công việc tiếp theo là trên cơ sở những cứ liệu đã thống kê được chúng tôi
tiến hành tổng hợp, phân loại các từ đòa phương ấy.
Dựa trên kết quả của việc thống kê, tổng hợp, phân loại, chúng tôi tiếp tục
kết hợp các phương pháp: phân tích, đối chiếu, so sánh giữa các nhóm từ đòa
phương trên các bình diện: Ngữ âm, từ vựng – ngữ nghóa, chức năng, cấu tạo và
phong cách diễn đạt để từ đó rút ra những nhận đònh, đánh giá khách quan, chính
xác và công bằng hơn về phong cách sử dụng ngôn ngữ của ông. Đồng thời qua đó
chỉ ra những thành công và hạn chế nhất đònh trong tác phẩm của nhà văn. Và cuối
cùng là khái quát lại vấn đề để làm ra nội dung đề tài.
12
B. PHẦN NỘI DUNG
* Chương 1: Một số vấn đề về phương ngữ
1. Khái niệm chung về phương ngữ
Tiếng Việt là một ngôn ngữ thống nhất cho toàn xã hội. Người Việt Nam dù
sống ở Lạng Sơn, Cà Mau hay ở những hải đảo xa xôi, dù giọng nói có trọ trẹ hay
“cứng chát” vẫn có thể giao tiếp với nhau một cách bình thường. Tuy nhiên nếu
chúng ta chú ý cũng dễ dàng nhận rằng, ngôn ngữ tiếng Việt cũng lại rất đa dạng
trong thể hiện. Chúng ta có thể nhận ra sự khác biệt giữa ngôn ngữ của mỗi miền,
thậm chí của mỗi đòa phương. Sự khác biệt đó thể hiện ở nhiều bình diện như:

“Bình diện phong cách thể hiện, bình diện khu vực dân cư”...hay “Ranh giới của sự
khác biệt ở mỗi bình diện ngữ âm, từ vựng....là tốt đâu?” (Huỳnh Công Tín) [40,30]
(Ngữ học trẻ 96 diễn đàn học tập và nghiên cứu). Vì vậy trong lòch sử nghiên cứu
về ngôn ngữ học, đã có rất nhiều tác giả đưa ra khái niệm về phương ngữ theo
nhiều cách hiểu và nhận đònh khác nhau. Hiện nay những nhận đònh này cũng chưa
hoàn toàn thống nhất và trên thực tế có nhiều công trình nghiên cứu mang tính chủ
quan. Sau đây chúng tôi xin điểm qua một vài khái niệm cơ bản của các nhà nghiên
cứu về ngôn ngữ như sau:
Các tác giả trong: “Ngôn ngữ học khuynh hướng – lónh vực – khái niệm” cho
rằng: “Phương ngữ là hình thức ngôn ngữ có hệ thống từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm
riêng biệt được sử dụng ở một phạm vi lãnh thổ xã hội hạn hẹp là ngôn ngữ, là một
hệ thống ký hiệu và nguyên tắc kết hợp có nguồn gốc chung với hệ thống khác
được coi là ngôn ngữ. Các phương ngữ khác nhau trước hết là ở cách phát âm, sau
đó là vốn từ vựng”.
Theo tác giả Trần Thò Ngọc Lang: “Phương ngữ là phương tiện diễn đạt và
giao tiếp của một đòa bàn (khu vực) dân cư [15,10].
Tác giả Nguyễn Văn Ái thì cho rằng: “Có thể nói một cách nôm na phương
ngữ là một chuỗi các nét biến dạng phương ngữ của một ngôn ngữ chung toàn dân”
[1,9].
Các tác giả trong cuốn “từ điển đối chiếu từ đòa phương” thì cho rằng “phương
ngữ hay còn gọi là tiếng đòa phương là hình thức ngôn ngữ được sử dụng trong cộng
đồng dân cư tại một vùng, miền nhất đònh trên một lãnh thổ một nước” [39,3].
13
Trònh Sâm trong cuốn “Đi tìm bản sắc tiếng Việt”. Ông cho rằng: “Tiếng Việt
bào giờ cũng tồn tại dưới dạng những giọng nói cụ thể. Sự khác nhau trong giọng
nói, tức về mặt ngữ âm, là cơ sở đầu tiên, sau đó đến từ vựng, để phân chia ranh
giới giữa các tiếng đòa phương” [24,97].
Tác giả Hoàng Thò Châu thì cho rằng: Phương ngữ là thuật ngữ ngôn ngữ học
để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một đòa phương cụ thể với những nét
khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với một phương ngữ khác” [5,29].

Trong quyển “Ngôn ngữ học xã hội – những vấn đề cơ bản”. Tác giả Nguyễn
Văn Khang có viết: “Kết hợp với cách nhìn của ngôn ngữ học truyền thống về
phương ngữ, có thể thấy phương ngữ được xem xét ở hai mặt cấu trúc và chức
năng”.
“Nếu nhìn từ góc độ cấu trúc, gọi là phương ngữ của một phương ngữ một khi
các phương ngữ này tuy có hệ thống cấu trúc riêng nhưng vẫn chứng minh được
mối quan hệ cội nguồn giữa các phương ngữ đó với ngôn ngữ. Hay nói một cách
khác, giữa ngôn ngữ và các phương ngữ có mối quan hệ cội nguồn với nhau”.
Nếu nhìn từ gốc độ chức năng, thì “phương ngữ là một loại biến thể ngôn ngữ
mà chức năng giao tiếp chòu sự hạn chế mang tính đòa phương và sự phát triển của
nó chưa đạt đến mức tiêu chuẩn hóa”.
Nhìn chung ở công trình này tác giả chỉ đưa ra những lời nhận đònh, mang tính
đánh giá chứ chưa phải là khái niệm, đònh nghóa phương ngữ.
Như vậy, thông qua việc tìm hiểu các khái niệm về phương ngữ của các nhà
nghiên cứu, ta nhận thấy rằng ở mỗi tác giả có cách hiểu, cách đánh giá riêng dựa
trên một tiêu chí nào đó. Nhìn chung về mặt câu chữ dường như không có sự thống
nhất. Nhưng chúng ta có thể hiểu nôm na là: Phương ngữ là ngôn ngữ riêng, tiếng
nói riêng của một vùng hay một khu vực với những khác biệt cụ thể của nó so với
ngôn ngữ toàn dân. Ví dụ như sự khác biệt giữa phương ngữ Nam Bộ với phương
ngữ Bắc Bộ.
2. Từ đòa phương
Bàn về từ đòa phương, giới nghiên cứu ngôn ngữ ở nước ta có nhiều đònh
nghóa.
Trong quyển “giáo trình tiếng Việt” của tác giả Bùi Tất Tươm đã đònh nghóa
“từ đòa phương là những từ chỉ dùng trong một đòa phương nhất đònh. Chúng song
14
song cùng tồn tại với từ toàn dân, từ đòa phương được dùng trong khẩu ngữ tự
nhiên” [38;104].
Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp: “Từ đòa phương là những từ được dùng hạn
chế ở một vài đòa phương, từ đòa phương là dạng biến thể của người dân tộc” [11;

221].
Trong “Từ điển giáo trình thuật ngữ ngôn ngữ” thì “từ đòa phương không ở
trong ngôn ngữ văn học mà thuộc về tiếng nói của một vùng đất nhất đònh. Chúng
mang sắc thái đòa phương. Người của đòa phương này không hiểu từ của đòa phương
khác” [14; 399].
Trong “Dẫn luận ngôn ngữ học” các tác giả Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện
Thuật, Nguyễn Minh Thuyết, khái niệm từ đòa phương như sau: “Là những từ ngữ
dùng hạn chế ở một hoặc một vài đòa phương. Nói chung từ đòa phương là bộ phận
từ vựng của con người, tiếng nói hàng ngày của bộ phận nào đó của dân tộc chứ
không phải là từ vựng của ngơn ngữ văn học. Khi dùng sách báo nghệ thuật, các từ
đòa phương thường mang sắc thái tu từ: Diễn tả lại đặc điểm của đòa phương, đặc
điểm của nhân vật” [13; 14].
Tóm lại, có rất nhiều đònh nghóa khác nhau về từ đòa phương. Nhưng nhìn
chung các khái niệm trên đều thống nhất ở chỗ: Từ đòa phương là lớp từ chuyên
dùng ở một số đòa phương nhất đònh. So với từ toàn dân thì phạm vi sử dụng của nó
hạn hẹp hơn nhiều.
3. Vấn đề phân vùng phương ngữ:
Tuy không phải là đối tượng đầu tiên của các nhà việt ngữ học như: ngữ pháp
nhưng việc nghiên cứu phương ngữ tiếng Việt cũng đã được quan tâm đến ngay từ
những năm đầu thế kỷ. Theo thông tin có lẽ công trình của L.Cadiere (1902) là một
trong những xuất bản đầu tiên về vấn đề này. Và cho đến nay, gần hơn một trăm
năm, phương ngữ tiếng Việt đã được nhiều nhà Việt ngữ trong và ngoài nước quan
tâm. Vấn đề này cũng hết sức là phức tạp.
Nhìn chung theo tiến trình thời gian, chúng ta có thể nhận thấy nửa đầu của
thế kỷ, các nghiên cứu về phương ngữ không nhiều. Sau L.Cadiere (1902, 1911) là
nghiên cứu của H. Maspero (1912). Ở hai tác giả này, vấn đề được nêu ra là: “Việc
phân vùng phương ngữ tiếng Việt và những đặc điểm cụ thể của một phương ngữ /
vùng phương ngữ nào đó” . (ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa xã hội).[6,212]
15
Mãi đến nửa sau thế kỷ, tức là khi nước Việt Nam trở thành một quốc gia độc

lập, có lẽ do vò thế của tiếng Việt vấn đề phương ngữ và việc phân chia vùng
phương ngữ được nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu nhiều hơn. Và trên thực tế
vấn đề phân chia vùng phương ngữ đã có rất nhiều ý kiến khác nhau, khảo cứu
theo nhiều góc độ khác nhau, đến này các ý kiến đó vẫn chưa có sự thống nhất. Có
thể khái quát thành nhiều khuynh hướng như: Phân chia thành 2 vùng, 3 vùng, 4
vùng phương ngữ và nhiều hơn nữa. Điểm qua các ý kiến phân vùng có thể rút ra
một số nhận xét chung nhất như sau:
Các ý kiến theo khuynh hướng phân chia hai vùng phương ngữ như công trình
“Nghiên cứu ngữ âm lòch sử tiếng Việt” của H.Maspero hoặc một số ý kiến khác
của các tác giả như: M.V Gordina và các đồng sự 1970, I. S. Bustrov và Hoàng
Phê...các tác giả này đều thừa nhận phương ngữ của hai đòa bàn nằm ở hai tuyến
của đất nước: Hà Nội – Sài Gòn. Quan điểm này có tính chất đối trọng về mặt lòch
sử, xã hội, còn tiếng nói nằm ở khu vực giữa hai vùng được lập luận là “có tính
chất chuyển tiếp”. Các ý kiến phân vùng này chủ yếu đặt nặng ngôn ngữ vào các
yếu tố ngoài ngôn ngữ nhiều hơn là các yếu tố ngôn ngữ.
Có ý kiến thì chia tiếng Việt ra làm 3 vùng phương ngữ: Bắc, Trung, Nam có
phần đông đảo hơn. Có thể kể tên một số tác giả như: Hoàng Thò Châu 1989, Võ
Xuân Trang 1997, Đỗ Hữu Châu, M.V. Gordina, I.S.Bustrou, Phan Kế Bính, Vương
Hữu Lễ, Nguyễn Bạt Tụy....Ở các tác giả này dường như đã có phần lý luận thuyết
phục hơn các tác giả phân thành 2 vùng phương ngữ là: Đã có sự kết hợp hài hòa
giữa các nhân tố góp phần tạo nên phương ngữ: Tính chất đòa lý – xã hội, tính chất
ngôn ngữ, ngữ âm – từ vựng. Theo ông Huỳnh Công Tín thì ông cho rằng: “Vẫn
chưa nhìn nhận đầy đủ sự khác biệt ngữ âm trong nội bộ vùng phương ngữ như
vùng phương ngữ Nam Bộ” [40,30] (ngữ học trẻ).
Một số tác giả theo khuynh hướng phân chia 4 vùng phương ngữ: Bắc Bộ, Bắc
Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Bộ như: L.Cadiere, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn
Trọng Báu, Nguyễn Văn Tu, Trần Thò Ngọc Lang, Huỳnh Công Tín....cũng theo
quan điểm này nhưng ông Huỳnh Công Tín trong cuốn “từ điển từ ngữ Nam Bộ” đã
phân tiếng Việt ngoài 4 vùng phương ngữ: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Bộ, Nam
Trung Bộ, thì ông tiếp tục phân chia phương ngữ Nam Bộ thành ba khu vực nhỏ:

Đông Nam Bộ, Sài Gòn và Tây Nam Bộ. Nhìn chung các tác giả theo nhóm này đã
16
chỉ ra được sự khác biệt về mặt ngữ âm khá rõ nét giữa các vùng mà đặc biệt là
phương ngữ Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ tiêu biểu là công trình của L.Cadiere.
Ngoài ra, S.C Thomson. 1959 cho rằng không nên chia tiếng Việt ra thành
các vùng phương ngữ vì những khác biệt giữa chúng là không rõ ràng vì theo ông
sư chuyển tiếp giữa phương ngữ từ vùng nọ sang vùng kia với tính chất như một
“bán phương ngữ”. Ý kiến này dường như ít được sự đồng tình của giới nghiên cứu.
Vì chính Thomson cũng thừa nhận có sự khác biệt trong bản thân cộng đồng người
nói tiếng Việt. Nói cách khác, tính cộng đồng ngữ tuyến khơng diễn ra theo một
chiều cố đònh nào.
Sự phức tạp của những ranh giới đánh dấu sự phân vùng tiếng Việt thành các
phương ngữ khác nhau là đều dựa trên một số nhân tố nào đó. Theo ý kiến của
PGS.TS Trần Trí Dõi trong quyển “Ngôn ngữ và sự phát triển văn hóa xã hội”
trang [6,214] tác giả có nói như sau: “Trong tất cả các tác giả tiến hành phân vùng
ấy, ai cũng căn cứ trước hết về ngữ âm, sau đó là từ vựng và cộng thêm một vài
khác biệt phụ trợ khác. Nhưng ở mỗi tiêu chí nói trên, nếu nhấn mạnh vào một tiêu
chí nào, thì lập tức ranh giới nó sẽ khác nhau và tất nhiên kết quả phân vùng sẽ
khác nhau”. Theo tôi ý kiến của ông khá chính xác, vì trong thực tế khó có thể
phân biệt một cách rạch ròi giữa các yếu tố, mà phải xét mối tương quan giữa các
nhân tố. Nhưng ở nhận xét này dường như người viết chủ yếu xét ở phương diện
trong nội tại của ngôn ngữ, mà chưa có đề cập tới nhân tố xã hội.
Thật ra chúng ta phải có cái nhìn bao quát hơn về vấn đề phân vùng phương
ngữ hay không phân vùng phương ngữ. Đó là phải xem xét một phương ngữ theo
hai nhân tố: Một là nhân tố tác động từ bên ngoài là nhân tố xã hội, hai là nhân tố
xuất phát từ nội tại ngôn ngữ.
Nói đến nhân tố xã hội ngôn ngữ là xét tiếng nói trong các quan hệ với khía
cạnh khác của xã hội như: Lòch sử, đòa lý, kinh tế, văn hóa, chính trò...Khi đề cập
đến nhân tố ngôn ngữ là nói đến các mối quan hệ nội tại bên trong ngôn ngữ: Tác
giả cho rằng: “Nghiên cứu một ngôn ngữ không phải là nghiên cứu dưới dạng chữ

viết dưới hình thức ngôn ngữ văn học được viết ra, mà còn là nghiên cứu hình thức
sống và hoạt động của nó trong thực tế [6,55]. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể dễ
nhận thấy, về việc phân vùng phương ngữ, nhiều tác giả đưa ra nhiều ý kiến khác
17
nhau. Mỗi ý kiến đều đưa ra cách lý giải riêng có thể là hợp lý hay không hợp lý từ
bản chất nội tại của nó.
Từ những ý kiến trên chúng ta có thể nói rằng. Tiếng việt thống nhất trong
thể đa dạng. Và chúng ta cũng không nên vội vàng kết luận là cách phân chia theo
người này là thiếu chính xác, hay của người kia là hợp lệ. Vì thực tế với cách phân
chia nào cũng có những cơ sở riêng của nó. Điều đó không có nghóa là tiếng Việt
phát triển một cách thiếu thống nhất, phát triển tự do. Người của vùng nào thì nói
tiếng vùng nấy. Mà cần phải xác đònh “tiếng chuẩn, nếu có chỉ phản ánh trên chữ
viết” (chuẩn chữ viết) nói như ông Trònh Sâm. Có một thời kỳ người ta cho là tiếng
Hà Nội là tiếng chuẩn nên ngay từ mẫu giáo trong tài liệu sách giáo khoa hẳn hoi,
người ta bắt các em phải “uốn lưỡi”, “méo mồm” đọc y chang giọng Hà Nội với
mục đích để viết đúng chính tả. Xét theo một bình diện nào đó Hà Nội là thủ đô
có: Văn hóa, lòch sử, ngoại giao...là một vùng đất lâu đời nhưng đó là chuyện ngoại
vi của ngôn ngữ. Một cách triệt để và hệ thống, trong tiếng việt không có tiếng đòa
phương nào chuẩn hơn tiếng đòa phương nào.
Quay lại vấn đề, ý kiến phân chia 2 vùng phương ngữ đã xuất phát từ 2 nhân
tố. Tuy nhiên, trong khi đưa vào hai nhân tố này, đôi khi các tác giả lại chú ý chú
trọng sự đối lập trên một số bình diện như: Vò trò đòa lý, vai trò chính trò, kinh tế của
đòa bàn sử dụng phương ngữ đó, để rồi lệch hẳn về nhân tố xã hội – ngôn ngữ. Bỏ
qua tất cả những sự khác biệt khác cũng có ý nghóa cho việc phân vùng. Khuynh
hướng này đã đơn giản hóa các nét khác biệt giữa các phương ngữ và rồi khái quát
thành một vùng phương ngữ chung.
Ý kiến phân chia 3 vùng phương ngữ đã khắc phục được những hạn chế của
khuynh hướng phân chia thành 2 vùng phương ngữ. Theo Hoàng Thò Châu thì phân
chia thành 3 vùng phương ngữ cũng là ý kiến chung của nhiều người và phù hợp
với quan điểm dân gian. Bởi mọi người khi phân chia các vùng phương ngữ chủ yếu

dựa vào thanh điệu, giọng nói để phân chia. Vì vậy chúng ta có thể thấy trong dân
gian người ta thường nói là họ hỏi “giọng miền Bắc”, “giọng miền Trung”, hay
giọng “Miền Nam”.
Dựa trên thực tế ngôn ngữ: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, đặc biệt cả bình diện
ngữ âm, kết hợp với nhân tố xã hội, ngôn ngữ, hướng phân chia, mà các nhà nghiên
cứu cho là tiếng Việt cần phải được phân chia thành 4 vùng phương ngữ.
18
Nhìn chung trong lòch sử nghiên cứu ngôn ngữ học, các nhà nghiên cứu đã có
công rất lớn trong việc tìm tòi, nghiên cứu và đã chỉ ra được phần nào sự khác biệt
của tiếng việt ở từng vùng, từng đòa phương nhất đònh. Đó là những tư liệu quan
trọng cho việc nghiên cứu, học tập ngôn ngữ sau này. Nhưng theo tôi trong điều
kiện đất nước thống nhất như hiện nay thì tiếng việt có điều kiện tiếp xúc với nhau
rộng rãi và nhanh chóng. Chính điều này lamø cho phương ngữ tiếng việt trên các
vùng của đất nước dần đi vào chuẩn hóa. Nên chăng chúng ta khảo sát phương ngữ
một cách đầy đủ, rạch ròi sẽ mang lại cái nhìn sâu sắc hơn về tiếng việt và hỗ trợ
nhiều cho việc nghiên cứu lòch sử của tiếng Việt.
4. Phương ngữ Nam Bộ và từ đòa phương Nam Bộ
4.1. Phương ngữ Nam Bộ
4.1.1. Sự hình thành phương ngữ Nam Bộ
Nghiên cứu về con người và xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long không thể
không nhắc đến một khía cạnh ít nhiều có liên quan đến việc hình thành những nét
đặc thù chung của cả vùng này, đó là “lời ăn tiếng nói” mang đậm màu sắc đòa
phương của con người đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và toàn vùng Nam Bộ
nói chung. Bởi lẽ, ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất trong xã hội. Sự
phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sản xuất và tư tưởng, với văn học nghệ thuật,
khoa học, kỹ thuật, giáo dục...Qua đó, góp phần quan trọng thiết lập những mối
quan hệ giữa các tổ chức và các thành viên trong xã hội. Đó là chức năng quan
trọng nhất của ngôn ngữ. Vì vậy, ngôn ngữ luôn luôn phát triển theo tiến trình phát
triển của xã hội để có thể phục vụ đắc lực trở lại cho xã hội.
Vấn đề về phương ngữ Nam Bộ cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ

học quan tâm. Trong đó các tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Văn
Ái, Hồ Lê, Trần Thò Ngọc Lang, Huỳnh Công Tín...và theo Nguyễn Phương Thảo
thì phương ngôn Nam Bộ là: “Tiếng nói vùng đồng bằng sông Cửu Long đồng nhất
với tiếng nói của cả một miền rộng lớn từ Thuận Hải trở vào, chủ yếu là vùng Nam
Bộ cũ”[33,142] (mấy đặc điểm văn hóa đồng bằng sông Cửu Long).
Theo quyển “từ điển tiếng việt” thì phương ngữ được đònh nghóa là: biến thể
đòa phương hoặc biến thể xã hội của ngôn ngữ. Nên tác giả Huỳnh Công Tín có đưa
ra khái niệm phương ngữ Nam Bộ như sau “Phương ngữ Nam Bộ là tiếng nói của
19
người dân Nam Bộ, là biến thể đòa lý của ngôn ngữ toàn dân”. [31,40] (từ điển từ
ngữ Nam Bộ). Cũng trong quyển này ông cũng có nói: Các phương ngữ có sự khác
nhau, ở giọng nói, cách phát âm, từ ngữ, ngữ pháp, phong cách...các mặt khác nhau
này không đồng đều, các bình diện ngữ âm – từ vựng – ngữ nghóa có sự khác biệt
lớn trong các phương ngữ của tiếng Việt. Các mặt khác nhau này không do sự khác
nhau về nguồn gốc ngôn ngữ mà do điều kiện đòa lý, điều kiện xã hội hình thành.
Cho nên, nói một cách khác, phương ngữ là một chuỗi các nét biến dạng đòa
phương từ một ngôn ngữ toàn dân, do những tác động đòa lí, xã hội mà dần hình
thành. Ta nhận thấy rằng đây không phải là một nhận xét không có lý, bởi vì đất
nước Việt Nam đã trải qua sự phát triển lâu dài qua các thời kỳ.
Lòch sử phát triển vùng đất phương Nam của tổ quốc cũng đi liền với lòch sử
của nhiều cuộc chiến tranh chia cắt có tính chất lâu dài, mà chính những cuộc chiến
tranh này chia cắt hẳn sự tiếp xúc giữa các vùng miền, làm cho tiếng việt phải phát
triển theo những mô hình xã hội ở những vùng, miền này. Đây là cơ sở để hình
thành phương ngữ Nam Bộ.
Phương ngữ Nam Bộ hình thành và phát triển trên 300 năm, bắt đầu từ thế kỷ
XVII cùng lúc với quá trình di cư của các đoàn người từ các đòa phương khác vào
đònh cư và khai khẩn vùng đất mới mẻ này. Đến nay, phương ngữ Nam Bộ vẫn
không ngừng phát triển và biến động liên tục theo dòng chảy của quá trình phát
triển. Theo các tài liệu nghiên cứu về sự phát triển của miền đất Nam Bộ, bắt đầu
bằng sự di cư của đông đảo nông dân lao động từ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vào,

trong số đó có một bộ phận mặc áo lính, hoặc trốn cảnh đè nén, bóc lột thậm tệ
của phong kiến Trònh – Nguyễn mà đi tìm vùng đất mới để lập nghiệp. Vì vậy
miền đất phía Nam được hình thành là kết quả của việc di dân khẩn hoang miền
Nam. Mỗi mảnh đất nơi đây gắn liền với bao công sức và mồ hôi nước mắt đã đổ
ra. Đó là một quá trình hội tụ của nhiều dạng người, nhiều dạng tiếng nói đòa
phương khác nhau mà người Việt từ các nơi miền ngoài mang đến, cộng thêm với
sư tiếp xúc vay mượn giữa tiếng Việt mới du nhập vào với ngôn ngữ của các dân
tộc người sinh sống lân cận ở vùng này như người (khơme, Chàm, Hoa...) từ đó mà
có sự chọn lọc, biến đổi mất đi và thêm mới dần theo thời gian lòch sử, để cuối
cùng đi đến sự hình thành một hệ thống tiếng nói mang màu sắc đòa phương rõ rệt
như ngày nay.
20
Bên cạnh những biến động lớn về các nhân tố nằm ngoài ngôn ngư, còn có
một nhân tố nữa mà cũng ít nhiều ảnh hưởng đến phương ngữ Nam Bộ là: các làng
ấp ở Nam Bộ ở xa nhau không tập trung như vùng trung tâm. Đó cũng là một trong
những điều kiện làm cho văn hóa phương ngữ Nam Bộ không phát triển bằng vùng
trung tâm. Các đặc điểm văn hóa xã hội nói trên không thể không ảnh hưởng tiếng
nói ở đây, tiếng nói mang nhiều tính cách khẩu ngữ, ít được trau chuốt như tiếng
nói ở vùng trung tâm vốn là ngôn ngữ văn học của dân tộc từ nhiều thế kỷ trước.
Đó là những yếu tố ít nhiều ảnh hưởng đến sự hình thành những tố chất của
con người Nam Bộ. Không phải mặc nhiên mà người ta nói người Nam Bộ có tính
cách: Chân thật, bộc trực, cởi mở, ngang tàng, hào hiệp ít chòu ràng buộc trước
những kỷ cương phong kiến...Mà xuất phát từ những hoàn cảnh của cuộc sống. Ca
dao có câu:
Trời xanh cây cứng lá dai
Gió lay mặc gió, chiều ai không chiều
Hay câu ca dao:
Bao giờ hết cỏ Tháp Mười
Thì dân Nam mới hết người đánh Tây


Thương em thì nói rằng thương
Không thương thì nói một đường cho xong
Rõ ràng tính cách người dân Nam Bộ thật ngang tàng, bộc trực, họ nghó sao thì
nói vậy, dám nghó, dám làm, đầy nghò lực không chòu đầu hàng trước gian nguy thử
thách. Bởi họ được tôi luyện từ những môi trường sống đầy khắc nghiệt. Thật vậy
Nam Bộ trước kia là vùng đất hoang sơ của rừng rậm, sình lầy, cái vùng đất mà
mọi người cho là “rừng thiên nước độc” ấy lại góp phần tạo nên một nét riêng cho
phương ngữ Nam Bộ.
4.1.2. Đặc điểm phương ngữ Nam Bộ
Khi đề cập tới phương ngữ Nam Bộ, các nhà ngữ học vẫn thừa nhận có sự
khác biệt với phương ngữ Bắc Bộ, tiếng Việt chuẩn ở tất cả các phương diện như
ngữ âm, từ vựng, ngữ nghóa, phương diện ngữ pháp và phong cách diễn đạt- phương
diện ít có sự khác biệt hoặc khó nhận diện hơn. Có thể khái quát sự khác biệt từ
các bình diện này như sau:
21
* Đặc điểm phương ngữ Nam Bộ trên bình diện ngữ âm
Xét trên bình diện ngữ âm, phương ngữ Nam Bộ có sự khác nhau so với hệ
thống ngữ âm của ngôn ngữ tiếng Việt toàn dân. Sự khác biệt này diễn ra trên các
thành phần khác nhau của âm tiết: Phụ âm đầu, thanh điệu, phần vần, có thể nêu
một số hiện tượng sai biệt đáng chú ý sau:
Trước hết là về thanh điệu không những khác nhau về số lượng, phương ngữ
Nam Bộ chỉ có 5 dấu: Ngang, huyền, hỏi, sắc, nặng, phương ngữ Bắc Bộ có 6 dấu
hiệu thêm dấu ngã, mà còn khác nhau về chất. Đặc biệt 3 dấu: hỏi, ngã, nặng của
phương ngữ Bắc Bộ được phát âm gằn nặng, nghẹn và rung mạnh thanh đới, tạo
nên màu sắc âm thanh khác với cách phát âm nhẹ lướt của phương ngữ Nam Bộ.
Phương ngữ Nam Bộ tận dụng 5 dấu làm phương tiện tạo ra từ mới hoặc láy
từ: ví dụ: tăn măn, tằn mằn, tẳn mẳn, tắn mắn, tặn mặn, đều mang ý nghóa riêng
hoặc gần nghóa.
Với phụ âm đầu ta có thể thấy sự phân biệt ở những âm tiết như: tr – ch – gi,
R – D, NH – L, S – X và cặp vần ăm – âm, ắp – ấp. Những phụ âm này thường

được phát âm rất khó phân biệt với nhau theo từng cặp như trường hợp của cặp “S”
và “X” (sinh sản, số sáu, xấu xa.....), hay cặp tr – ch (trần, trên, trong,...). Đó là
điều hợp lý, phản ánh đúng chữ viết của tiếng Việt và phù hợp với một vài phương
ngữ khác. Ngoài ra âm đầu V ở phương ngữ Nam Bộ, chỉ tồn tại trong chữ viết
không tồn tại hoặc một phần nào đó trong phát âm V-D-Gi đều phát âm thành D:
Vì, dì, gì..
Thành phần âm đệm trong phương ngữ có điểm khác biệt, mặc dù về hình
thức chữ viết, chính tả so với ngôn ngữ toàn dân thì không có gì khác biệt. Một là
âm điệu O và U như: Loan, luyến...vốn là một âm lướt nhẹ lời do đó khi phát âm ở
phương ngữ này, hoặc bò lược bỏ. VD: loan – lan, luyến – liến, lòe loẹt – lè lẹt,
đường thủy – đường thỉ, chung thủy – chung thỉ. Hai là âm đôi iê, ươ, uô và các âm
đơn o, ô, ơ khi đứng trước M, P thì ở các âm đôi mất yếu tố sau, ví dụ: tiêm-tim,
tiếp-típ, lượm-lợm, cướp-cúp, luôm thuôm- lụm thụm. Các âm đơn đều phát âm
thanh ôm, ốp. Ví dụ: nom-nóm= nôm, họp-hợp = hộp. Hay con kênh – con kinh, nề
nếp- nề níp, sắp xếp- sắp xíp...ba là phát âm không phân biệt ba cặp âm cuối: n-ng,
t-c, y-i. Ví dụ: tan- tang, tác- tát, tay- tai, chỉ có ang, ác và ai. Nhìn chung các hiện
tượng khác biệt trong phát âm của người Nam Bộ có là do khuynh hướng lựa chọn
22
dễ dãi, ưa chuộng hình thức đơn giản hóa trong cuộc sống giao tiếp sinh hoạt. Họ
thường không thích dài dòng, có sự lựa chọn, câu nệ trong lời nói, nghó sau nói vậy,
nói rất phóng khoáng. Song ta nhận thấy rằng diện mạo ngữ âm ở phương ngữ Nam
Bộ mang tính thống nhất cao, ít có “thổ âm”, qua phát âm không thể phân biệt
được ở tỉnh nào hay vùng nào mà chỉ có cảm giác chung là tiếng nói hay giọng nói
Nam Bộ mà thôi. Các phương ngữ khác không như vậy, có thể qua phát âm mà biết
được người ở tỉnh nào hay vùng nào.
* Đặc điểm phương ngữ Nam Bộ trên bình diện từ vựng – ngữ nghóa:
Xét về phương diện từ vựng hay ta nhận thấy là Nam Bộ có vốn từ vựng vô
cùng phong phú và đa dạng. Từ vựng Nam Bộ cũng có một số khác biệt so với
tiếng Việt toàn dân có thể tóm tắt ở một số đặc điểm cơ bản sau:
Phương ngữ Nam Bộ còn giữ lại một lớp từ cổ của tiếng Việt mà phương ngữ

Bắc Bộ (tiếng Việt chuan) không còn sử dụng. Chẳng hạn như những từ: bể (vỡ), bợ
(đỡ), bông (hoa), heo (lợn), mầng (mừng), nhộ (dể nhìn), coi (xem).... Dùng một số
từ theo nghóa cổ (thường khái quát nghóa hiện dùng tại Bắc Bộ) : Nón (mũ, nón),
mát (râm và mát), thưởng (thương và yêu)....
Phương ngữ Nam Bộ bên cạnh những từ thuần Việt thì qúa trình tiếp xúc khá
lâu giữa các dân tộc sống chung như Khơme, Hoa nên phương ngũ Nam Bộ có rất
nhiều từ vay mượn như: cà rá, cà ràng, xà rong, thốt nốt, bò hóc, chế, hia, tía, số
dách, xập xám, miệt, mai... và cả những từ vay mượn từ tiếng Pháp: xà lách, xà
bông, cà vạt, lave, vỏ xe, ruột xe...
Có một lớp từ vựng Nam Bộ có hiện tượng biến âm so với lớp từ vựng chuẩn
sự biến âm có thể do khuynh hướng phát âm đơn giản hóa của người Nam Bộ: “hảo
hớn”, mênh mông, phui pha, cháng váng, lè lẹt...” hoặc do khuynh hướng kiêng kò:
huê (hoa), kiếng (cảnh), huỳnh (hoàng), phước (phúc), mệnh (mạng)...” trong
phương ngữ Nam Bộ hiện tượng biến âm còn diễn ra ở hàng loạt các từ khác nữa.
Một số đặc điểm của phương ngữ Nam Bộ nữa mà ta không thể nào không
nhắc đến đó là lớp từ vựng gắn liền với vùng sông nước Nam Bộ. Đây là lớp từ mà
thể hiện được đặc tính của vùng này khá rõ so với các vùng khác. Trước tiên là lớp
từ ngữ phản ánh đòa hình cây cối, sông nước của miền: “sông, kinh, rạch, láng,
lung, ao, đầm, bào, tràm, đước, bần, mù u, trâm bầu, ghe, ghe chài, ghe bầu, xuồng
ba lá, ghe tam bản...”. Một số ví dụ cho thấy sự phong phú và đa dạng của lớp từ
23
chỉ về các sản vật, riêng loài “tôm”, theo thống kê của Nguyễn Văn Ái , có rất
nhiều loại được phân biệt khá tỉ mỉ: “tôm bạc, tôm càng, tôm chấu, tôm chông, tôm
chục, tôm đá, tôm đất, tôm gọng, tôm hùm, tôm kẹt, tôm lóng, tôm lửa, tôm qt,
tôm rồng, tôm sú, tôm thẻ, tôm tích, tôm vang...” hay lớp từ có tính chất gợi tả như:
“bầy huầy, thoi loi, lêu lảo, tùm lum, nháu nhó, bẳn nhẳn, bơn nhợn, tấm quấy,
đớn, trảng giồng...Những lớp từ này chính là những nhân tố làm giàu thêm cho từ
vựng tiếng Việt.
Để miêu tả sự vận động của dòng nước, cũng có nhiều cách diễn đạt vô cùng
phong phú: nước lớn, nước ròng, nước rong, nước kém, ròng sát, nước ròng cạn,

nước cạn, nước đứng, nước chảy xiết, nước giựt, nước ương, nước ngập, nước nỗi,
nước những, nước sát...”Những hiện tượng này có được là do quá trình lao động và
quan sát vô cùng tinh tế. Người dân Nam Bộ không phải đơn thuần tự nhiên mà họ
có những khái niệm “nước lớn, nước ròng” đó, mà trong quá trình lao động, sản
xuất họ đã đúc kết được, từ sự quan sát, từ kinh nghiệm thực tiễn để thích ứng, cải
tạo tự nhiên. Ca dao có câu:
Nước rong, nước chảy tràn đồng
Tơ duyên sẵn đó chỉ hồng chưa xe.
Hay
Bìm bòp kêu nước lớn anh ơi
Buôn bán không lời chèo chống mải mê
Không phải tác giả dân gian nói như vậy là không có căn cứ. Mà xuất phát từ
những kinh nghiệm thực tế. Tại sao “nước rong” thì nước “chảy tràn đồng”, “nước
rong”, “nước kém” đều chỉ con nước lên, nhưng nước lên khác thường ở cực lớn gọi
là con “nước rong” ở cực nhỏ, gọi con “nước kém” , “ nước rong”, “nước tràn bờ”,
“nước kém” lớn chưa đầy sông thì đã ròng. Nước rong hàng năm đến vào khoảng
tháng chín, tháng mười, nước kém khoảng tháng giêng, tháng hai, “nước rong”
trong tháng thường vào những ngày 15, 16, 17. Tại sao “bìm bòp kêu” thì “nước
lớn”. Tác giả Vương Liêm đã có giải thích hiện tượng này như sau: “bìm bòp” là
một loài chim không có linh cảm như câu nói trên. Nhưng người dân thường thấy
khi dòng sông cạn nước thì loài bìm bòp thường xuống mé sông để bắt cá, tép ăn.
Đến khi nước lên con bìm bòp nào hay thì nó sẽ kêu lên cho đồng loại nghe thấy
mà bay lên khỏi mặt nước. Người dân quan sát thấy mỗi lần bìm bòp kêu là nước
24
bắt đầu lớn, nên cho rằng đó là quy luật “bìm bòp kêu nước lớn”. Hay những từ
khác xuất hiện có mối quan hệ với quá trình lao động sản xuất của nhân dân như:
mò cá, ngâm tôm, cá nhảy hầm....
* Đặc điểm phương ngữ về phương diện ngữ pháp
Nhìn chung về phương diện này các nhà ngôn ngữ học đều thống nhất ở điểm
là: không có nét khác biệt lớn giữa phương ngữ Nam Bộ và ngôn ngữ toàn dân,

theo tác giả Nguyễn Kim Thản thì ông cho rằng: “Về mặt ngữ pháp, tiếng nói vùng
đồng bằng sông Cửu Long có sự thống nhất cao độ với tiếng nói các vùng khác,
nhất là vùng trung tâm. Nếu có vài nét khác biệt, thì đó chỉ là hết sức lẻ tẻ. Tuy
nhiên, trong cách nói của người Nam Bộ có một số hiện tượng đáng lưu ý. Đó là
cách xưng gọi, từ dùng xưng gọi trong gia đình và ngoài xã hội. Người Nam Bộ có
thói quen gọi theo sự kết hợp giữa thứ và tên gọi trong gia đình, chẳng hạn như “Ba
Đông, t Bính, Năm Đinh...”. Ở phương ngữ Nam Bộ trong cách xưng gọi theo
quan hệ họ hàng cũng rất thân mật. Người ta thường kết hợp giữa những từ xưng
gọi theo họ hàng như: “cô, cậu, mợ, dì, dượng, chú, thiếm, với thứ bậc trong gia
đình chẳng hạn: “chú ba, dì bảy, cô năm, dượng út,...”Đồng thời cũng bắt gặp
những trường hợp như ông, bà thường gọi cháu là con, đây cũng là cách xưng hô
thật gần gũi, không có phân biệt khoảng cách và ngược lại với người lớn cao nhất
chỉ gọi là ông, không cần phân biệt: “cụ, cố, ky...” và cách gọi nữa có tính chất
giản lược âm: “ổng, bả, ảnh, chỉ...” đây là cách xưng gọi hết sức linh hoạt tùy vào
hoàn cảnh mà các từ xưng gọi này có thể biểu hiện sự thân tình, mộc mạc, chân
chất, nhưng cũng có thể khi có hàm ý không lòch sự.
Theo tác giả Huỳnh Công Tín ở phương diện này còn có hiện tượng nói láy
cũng rất phổ biến, quen thuộc trong diễn đạt, nhận thức của người Nam Bộ. Hiện
tượng này tạo nên sự liên tưởng thú vò, hài hước, thể hiện lối lạc quan yêu đời theo
cách của người Nam Bộ. Tuy vậy ở một chuẩn mực nào đó nói láy cũng hàm ý
châm biếm, trêu chọc tạo tiếng cười thiếu trang nhã, lòch sự.
Ngoài ra chúng ta còn bắt gặp ở phương ngữ Nam Bộ những cách nói rất ngắn
gọn như: “bao dai, hổm rày, từ nay...” đó là những từ được rút gọn từ những cụm từ
như: “dài bao dai, từ nay trở đi...”, đây là lối tạo từ cũng rất phổ biến ở phương ngữ
Nam Bộ. Bên cạnh đó trong những phương ngữ Nam Bộ dường như ta cũng thường
xuyên bắt gặp những từ như: “nghen, nè, hén, lặng, há, hổng... trong khi đó phương
25
ngữ Bắc Bộ thì: “nhỉ, nhé, chứ lò, kia, đấy, thôi, đấy nào...Đó là những khí từ cũng
góp phần làm nên diện mạo cho phương ngữ Nam Bộ. Phần nào có vai trò quan
trọng trong việc xác đònh phương ngữ Nam Bộ.

4.2.Từ địa phương Nam Bộ:
Trên cơ sở của các nhà ngơn ngữ học đã nghiên cứu về từ địa phương ,người viết
đưa ra cách hiểu về từ địa phương Nam Bộ như sau:
Từ địa phương Nam Bộ là những từ được dùng hạn chế ở một hoặc một vài địa
phương Nam Bộ. Nói chung, từ địa phương Nam Bộ là bộ phận từ vựng của ngơn ngữ
nói hàng ngày của người dân Nam Bộ, khơng phải là từ vựng của ngơn ngữ văn học.
Khi dùng vào sách báo nghệ thuật, các từ địa phương thường mang sắc thái tu từ: diễn
tả đặc điểm của địa phương, đặc điểm của nhân vật…(Dựa theo định nghĩa từ địa
phương của tác giả Nguyễn Thiện Giáp, trong cuốn “Từ vựng học tiếng Việt”.NXB
Đại học và Trung học chun nghiệp.1985)

×