Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Từ ngữ và câu văn trong truyện ngắn ý nhi (qua tập có gió chuông sẽ reo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1023.57 KB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ HIỀN

TỪ NGỮ VÀ CÂU VĂN
TRONG TRUYỆN NGẮN Ý NHI
(QUA TẬP CĨ GIĨ CHNG SẼ REO)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ HIỀN

TỪ NGỮ VÀ CÂU VĂN
TRONG TRUYỆN NGẮN Ý NHI
(QUA TẬP CĨ GIĨ CHNG SẼ REO)
Chun ngành: Ngơn ngữ học
Mã số: 60.22.02.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN HOÀI NGUYÊN


NGHỆ AN - 2015


LỜI NĨI ĐẦU
Luận văn này được hồn thành, ngồi sự cố gắng của bản thân phải kể
đến sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo, TS. Nguyễn Hồi Ngun, sự động
viên, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ trong tổ Ngôn ngữ, khoa Sư phạm
Ngữ văn, Trường Đại học Vinh cũng như các bạn học viên lớp Cao học 21,
chuyên ngành Ngôn ngữ học.
Nhân dịp này, em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, bạn bè
và người thân, đặc biệt là thầy giáo, TS. Nguyễn Hoài Nguyên đã tạo điều
kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Do thời gian hạn hẹp, trình độ nghiên cứu khoa học cịn nhiều hạn chế nên
luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự góp ý của các thầy cô
giáo và các bạn quan tâm vấn đề này để luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 10 năm 2015
Tác giả


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 2
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 2
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................ 3
5. Đóng góp của luận văn............................................................................... 3
6. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 4
Chương 1. MỘT SỐ GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI ............. 5

1.1. Thể loại truyện ngắn và ngôn ngữ truyện ngắn ...................................... 5
1.1.1. Thể loại truyện ngắn......................................................................... 5
1.1.2. Ngôn ngữ truyện ngắn ...................................................................... 9
1.2. Tác giả Ý Nhi và tập truyện ngắn Có gió chng sẽ reo ...................... 14
1.2.1. Vài nét về Ý Nhi và sáng tác của Ý Nhi ........................................ 14
1.2.2. Về tập truyện ngắn Có gió chng sẽ reo ...................................... 17
1.3. Tiểu kết chương 1 ................................................................................. 23
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN Ý NHI ...... 24
2.1. Từ trong ngôn ngữ và từ trong văn bản nghệ thuật .............................. 24
2.1.1. Từ trong ngôn ngữ.......................................................................... 24
2.1.2. Từ trong văn bản nghệ thuật .......................................................... 25
2.2. Các lớp từ tiêu biểu trong truyện ngắn Ý Nhi....................................... 27
2.2.1. Các lớp từ tiêu biểu trong truyện ngắn Ý Nhi xét về mặt cấu tạo ....... 27
2.2.2. Các lớp từ nổi bật trong truyện ngắn Ý Nhi xét về phong cách .......... 45
2.2.3. Sự kết hợp các lớp từ trong truyện ngắn Ý Nhi ............................. 53
2.3. Tiểu kết chương 2 ................................................................................. 55


Chương 3. ĐẶC ĐIỂM CÂU VĂN TRONG TRUYỆN NGẮN Ý NHI ........ 57
3.1. Đặc điểm cấu tạo câu văn trong truyện ngắn Ý Nhi ............................. 57
3.1.1. Nhận xét chung về câu văn Ý Nhi trong truyện ngắn .................... 57
3.1.2. Đặc điểm về cấu tạo của câu văn truyện ngắn Ý Nhi .................... 58
3.2. Xu hướng tự do hóa, hiện đại hóa câu văn trong truyện ngắn Ý Nhi ....... 80
3.3. Kết hợp đan xen các loại giọng điệu trong câu văn truyện ngắn Ý Nhi ....... 82
3.3.1. Giọng điệu dí dỏm hài hước........................................................... 82
3.3.2. Giọng trữ tình xót xa ...................................................................... 83
3.4. Tiểu kết chương 3 ................................................................................. 87
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 91
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN ................................................................................ 95



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Từ láy trong truyện ngắn Ý Nhi ..................................................... 30
Bảng 2.2. So sánh từ láy trong truyện ngắn Ý Nhi và một số tác giả khác .... 31
Bảng 2.3. Từ ghép trong truyện ngắn Ý Nhi .................................................. 41
Bảng 3.1. Câu đơn trong truyện ngắn Ý Nhi .................................................. 59
Bảng 3.2. Câu đặc biệt trong truyện ngắn Ý Nhi ............................................ 70
Bảng 3.3. Số lượng các loại câu trong truyện ngắn Ý Nhi ............................. 76


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
1.1. Lí do chọn đề tài
- Người đọc biết tới Ý Nhi với tư cách là một nhà thơ nổi tiếng qua tập
thơ Người đàn bà ngồi đan, được giải thưởng Hội Nhà Văn năm 1985. Ít ai
biết rằng, chị cịn có một khả năng viết truyện độc đáo và khác biệt. Tập
truyện ngắn Có gió chng sẽ reo vẫn kế thừa sự mẫn cảm, tinh tế của một
người làm thơ; 28 truyện ngắn trong tập truyện này đậm đặc sự dồn nén của
cảm xúc, đầy ắp chi tiết và suy ngẫm của trải nghiệm. Nó đã để lại những xúc
cảm khó phai trong lịng người đọc.
- Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu chuyện kể
bằng văn xi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các các
câu chuyện dài như tiểu thuyết. Nhắc đến đội ngũ viết truyện ngắn hiện đại
không thể không nhắc tới các gương mặt quen thuộc xuất hiện từ lâu như
Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, v.v.. Ý Nhi là một nhà thơ
nữ “đá chân” sang viết truyện khi cái bóng khá lớn của những người đi trước
quả là một khó khăn. Nhưng bằng sự nỗ lực, luôn khao khát những giá trị
nhân văn, bằng những trải nghiệm trong cuộc đời của một con người đã từng

trải qua một thời kỳ chiến tranh ác liệt và những năm tháng thời hậu chiến, chị
đã có hướng khai thác riêng trong truyện ngắn của mình. Đó là một Ý Nhi khó
lẫn với những nhà văn khác. Tập truyện ngắn Có gió chng sẽ reo, ta có thể bắt
gặp những nét đặc sắc trong sáng tạo của chị: cảm hứng, đề tài, chủ đề, kết cấu
truyện, xây dựng nhân vật,... trong đó, có vấn đề ngơn ngữ. Ngơn ngữ trong
truyện ngắn Ý Nhi vừa có nét chung của ngôn ngữ thể loại trong văn học Việt
Nam hiện đại vừa có nét riêng trong việc bộc lộ hết những thơng minh, sắc sảo.
Muốn tìm hiểu nét riêng của ngơn ngữ Ý Nhi, có thể khảo sát qua tập truyện
ngắn Có gió chng sẽ reo. Từ những lí do trên, chúng tơi chọn vấn đề Từ ngữ
và câu văn trong truyện ngắn Ý Nhi (Qua tập Có gió chng sẽ reo).


2
1.2. Mục đích nghiên cứu
Từ việc khảo sát từ ngữ và câu văn, luận văn nhằm làm nổi bật những
nét độc đáo trong ngôn ngữ truyện ngắn của Ý Nhi, khẳng định Ý Nhi là một
trong số các nhà văn trẻ có đóng góp vào sự đổi mới ngơn từ truyện ngắn Việt
Nam đương đại theo hướng hiện đại hoá, tự do hoá.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
- Sự nghiệp sáng tác của Ý Nhi bắt đầu là thơ và chị đã có những thành
cơng đáng kể với những tập thơ in chung và in riêng. Tập thơ cuối cùng - cuốn
Thơ tuyển (năm 2000) - được xuất bản thay cho lời tạm dừng với thơ, chị chuyển
sang sáng tác truyện ngắn. Đây là thể loại mới mẻ đối với chị. Nhưng khi tập
truyện ngắn Có gió chng sẽ reo ra đời đã khẳng định chị với vai trò là một nhà
văn. Truyện chị viết khơng có nhiều yếu tố cảnh sắc, không gian, đất và nước và
ngữ điệu vùng miền riêng biệt mà chị viết về một khoảnh khắc nào đó của cuộc
đời với đầy tâm trạng. Ai đọc cũng có thể đồng cảm được.
- Tập truyện ngắn Có gió chng sẽ reo phát hành có nhiều nhà nghiên
cứu viết bài giới thiệu, đánh giá, phê bình. Các bài viết này chủ yếu bàn về nội
dung tác phẩm nhưng đa số các tác giả đánh giá cao về tập truyện của chị với

một lối viết lạ, đầy chất trí tuệ. Chẳng hạn, đó là bài viết Một vẻ đẹp khác của
nhà thơ Ý Nhi của Mai Sơn, đăng trên báo Vnexpress ngày 29/8/2011; bài viết
Ý Nhi, cuộc độc thoại triền miên của Lê Minh Khuê, đăng trên báo Tiền
Phong ngày 13/9/2014, v.v.. Cho đến nay, chưa có bài viết nào đi sâu vào
nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ trong truyện ngắn Ý Nhi (qua tập Có gió
chng sẽ reo). Đó chính là lý do để chúng tơi mạnh dạn tìm hiểu đề tài này.
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là từ ngữ và câu văn trong tập
truyện ngắn Có gió chng sẽ reo, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2014
(gồm có 28 truyện).


3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung giải quyết các khía cạnh dưới đây:
- Khảo sát và miêu tả các lớp từ để làm nổi bật đặc điểm từ ngữ trong
truyện ngắn Ý Nhi.
- Khảo sát và miêu tả đặc điểm câu văn trong truyện ngắn Ý Nhi.
- So sánh truyện ngắn của Ý Nhi với một số tác giả nữ khác nhằm
khẳng định ngôn ngữ truyện ngắn Ý Nhi có nhiều nét độc đáo, khác biệt.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Tư liệu để khảo sát là 28 truyện ngắn trong Có gió chng sẽ reo, Nxb
Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2014.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp và
thủ pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp thống kê phân loại
- Sử dụng các thủ pháp phân tích, miêu tả các đặc điểm từ ngữ và câu

văn trong truyện ngắn Ý Nhi, từ đó, tổng hợp đưa ra những khái quát về
phong cách ngôn ngữ truyện ngắn Ý Nhi.
- Phương pháp so sánh đối chiếu
Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu ngôn ngữ truyện
ngắn Ý Nhi với một số tác giả nữ khác nhằm mục đích làm nổi bật đặc điểm
riêng của Ý Nhi cũng như đóng góp của chị.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn đi sâu nghiên cứu có hệ thống ngơn ngữ truyện ngắn của Ý
Nhi ở những khía cạnh đặc sắc về từ ngữ, câu văn, qua đó, góp phần làm nổi
rõ những nét riêng trong ngôn ngữ truyện ngắn Ý Nhi; đánh giá những đóng
góp của Ý Nhi trong việc đổi mới ngơn ngữ truyện ngắn đương đại Việt Nam.


4
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, tài liệu tham khảo, Nội dung luận văn
trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Một số giới thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2: Đặc điểm từ ngữ trong truyện ngắn Ý Nhi
Chương 3: Đặc điểm câu văn trong truyện ngắn Ý Nhi


5
Chương 1
MỘT SỐ GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI
1.1. Thể loại truyện ngắn và ngôn ngữ truyện ngắn
1.1.1. Thể loại truyện ngắn
Truyện ngắn là một thể loại độc lập, xuất hiện tương đối muộn vào
khoảng thế kỉ XIX. Tuy nhiên, xét về mức độ phổ biến cũng như khả năng tự
vận động, tự phát triển, đặc trưng năng động thể loại, truyện ngắn ra đời và

tồn tại ngay từ buổi bình minh của nhân loại, khi con người biết sáng tác văn
chương. Nó tồn tại dưới hình thức truyền miệng truyền thống, đó là những câu
truyện kể về nàng Scheherazade, chuyện mười ngày của Boccaccio, những câu
chuyện trong Kinh thánh, v.v.. Trải qua những thăng trầm của thể loại, truyện
ngắn ngày nay đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của con ngươì.
Truyện ngắn thu hút sự quan tâm của độc giả, các nhà nghiên cứu văn học.
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều định nghĩa và những quan
niệm khác nhau về thể loại truyện ngắn như sau:
Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu văn học, đã định nghĩa rất cụ thể về thể
loại truyện ngắn: “Một thể loại tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi,
đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội. Nét nổi bật
của truyện ngắn là dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với người
tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không nghỉ” [1, 1846-1847].
Các nhà văn lớn với kinh nghiệm sáng tác của mình, cũng có những
quan niệm về truyện ngắn thật chân xác và cụ thể. K. Pautốpxki - nhà văn
Nga, viết: “Truyện ngắn là truyện viết ngắn gọn, trong đó cái khơng bình
thường và cái gì bình thường hiện ra như một cái khơng bình thường” /Dẫn
theo [40, 105]/.
Nguyễn Cơng Hoan, một nhà văn có biệt tài viết truyện ngắn, cho rằng:
“Truyện ngắn không phải là truyện, mà là một vấn đề được xây dựng bằng


6
chi tiết với bố trí chặt chẽ và bằng thái độ với cách đặt câu, dùng tiếng có cân
nhắc. Muốn truyện là truyện ngắn chỉ nên lấy một trong ngàn ấy ý làm ý
chính, làm chủ đề cho truyện. Những chi tiết trong truyện chỉ nên xoay quanh
chủ đề ấy thôi” [27, 124].
Từ điển thuật ngữ văn học, mục truyện ngắn; “Tác phẩm tự sự cỡ nhỏ.
Nội dung của thể loại bao trùm hầu hết các phượng diện của đời sống: đời tư,
thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra

để tiếp thu một mạch, đọc một hơi không nghỉ” [19, 370]. Các tác giả bộ sách
Lí luận văn học cũng xác định: “Truyện ngắn là hình thức ngắn của tự sự,
khn khổ ngắn nhiều khi làm cho truyện ngắn có vẻ gần gũi với các hình
thức truyện kể dân gian như truyện cổ, truyện cười, hoặc gần với những bài kí
ngắn. Nhưng thực ra khơng phải, nó gần với tiểu thuyết hơn cả bởi là hình
thức tự sự tái hiện cuộc sống đương thời. Nội dung thể loại truyện ngắn có thể
khác nhau: đời tư, thế sự hay sử thi nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Có thể
kể về cuộc đời hay một đoạn đời, một sự kiện hay một “chốc lát” trong cuộc
sống nhân vật, nhưng cái chính của truyện ngắn khơng phải ở hệ thống sự
kiện mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời” [40, 397].
Theo các nhà biên soạn sách Lí luận văn học, truyện ngắn là một tác
phẩm tự sự cỡ nhỏ, “Truyện ngắn đích thực xuất hiện tương đối muộn trong
lịch sử văn học. Tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc họa một hiện
tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ con người hay đời sống tâm
hồn con người” [40, 397].
Như vậy, ấn tượng mà truyện ngắn để lại là nằm ở dung lượng. Điều
này được Edgar Allan Por - người được tôn vinh khai sinh ra truyện ngắn hiện
đại - đã nêu trong Triết lý về soạn tác: “Nếu như một tác phẩm văn học quá
dài, không thể đọc được một lèo, chúng ta bỏ mất hiệu quả quan trọng phát
sinh từ sự thống nhất ấn tượng - bởi vì, nếu như phải đọc làm hai lượt (hai
lèo), những công việc trên đời này sẽ xen vào cái tổng thể lập tức bị phá hủy”.


7
Với định nghĩa này, ngay từ thế kỉ XIX, Poe đã chỉ ra được một đặc trưng rất
lớn của truyện ngắn đó là ở sự tinh lọc, nén gọn, khi mà tác giả tập trung khắc
họa chỉ một sự kiện nhỏ, một thời điểm hoặc một khoảnh khắc nào đó. Nhà
văn Nguyễn Minh Châu gọi là “nhát cắt của dòng đời”. Nhà văn Tơ Hồi cũng
cho rằng: “Truyện ngắn chính là cưa lấy một khúc của đời sống” [25]. Trong
hình thức nén gọn của mình, truyện ngắn có thể uyển chuyển thâm nhập vào

mọi ngõ ngách của đời sống và biến đổi lình hoạt kịp thời với nhịp đời trơi
chảy. Nó khơng có tham vọng thâu tóm mọi hiện thực, khơng nhằm đến sự
hồn hảo. Truyện ngắn đơi khi là một buổi chiều, một giấc mơ, một tiếng thở
dài, một mảnh vỡ đâu đó của tâm hồn, v.v.. Nhưng nhờ đó mà tác phẩm sẽ
bung ra như một cú nổ làm mở toang một hiện thực rộng lớn hơn rất nhiều.
Sức hấp dẫn truyện ngắn là ở điểm ấy, khi nó khơng tự trói mình trong một
chiếc áo chật hẹp của hình thức và của thể loại, mà ln chứa đựng sức khai
phóng tiềm tàng.
Chính dung lượng nhỏ đã đem lại cho tác phẩm truyện ngắn tính hàm
súc và cơ đọng. Truyện ngắn, do đó, thu dần khoảng cách để đến với thơ, nó
gần như một cấu trúc đặc biệt của thơ vậy. Giọng điệu, sự trùng điệp, cấu trúc
vòng tròn trong truyện gợi sự liên tưởng đến phương thức thể hiện của thơ.
Đặc biệt, thế giới bên trong của truyện ngắn thường là những cảm hứng sâu
lắng về cuộc đời, tình người, đóng lại những tình cảm tinh tế, mờ ảo, lấp lánh
nổi niềm suy tư trăn trở về nhân thế. Nhà văn Kuranơp đã viết: “Việc xích lại
gần với thơ làm cho văn xuôi trở nên sâu sắc hơn, vừa dễ hiểu hơn, thứ dòng
chảy ngầm này làm cho mọi truyện ngắn,… có thể ngắn gọn mà vẫn súc tích”
/Dẫn theo [40, 68]/.
Một truyện ngắn được sáng tạo đồng nghĩa với việc sẽ có một hay một
số nhân vật được xây dựng. Nhân vật là phương tiện cơ bản nhất để nhà văn
khái quát hiện thực một cách hình tượng. Khái niệm nhân vật trong khoa học


8
văn học được quan niệm trong phạm vi rộng. Đó có thể là con người, có tên
hoặc khơng có tên, cũng có thể là lồi vật, cây cỏ, v.v.. Bất cứ loại hình nghệ
thuật nào cũng có nhân vật, nhưng trong văn học nhân vật thường có những
đặc điểm riêng biệt. Thông qua nhân vật, nhà văn bộc lộ nhân sinh quan, thế
giới quan của mình, đồng thời, từ đó người đọc có thể cùng được trải nghiệm
và sống trong nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Cách nhà văn xây dựng,

tiếp cận nhân vật thể hiện rõ nhất tài năng, phong cách nghệ thuật tác giả.
Thông thường, mỗi nhà văn bằng tài năng nghệ thuật độc đáo, thông qua cách
nhìn nhận và đánh giá hiện thực cuộc sống đều sáng tạo hệ thống nhân vật
riêng. Vì thế, mặc dù tác phẩm nào cũng có nhân vật nhưng người đọc khơng
bao giờ cảm thấy nhàm chán vì sự trùng lắp, khuôn mẫu. Mỗi truyện ngắn
thường “chỉ dăm ba người”. Nhân vật truyện ngắn thường hiện thân cho một
trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội, hoặc trạng thái tồn tại của con người.
Bởi truyện ngắn được xem là “một trường hợp của đời sống” (Nguyễn Kiên),
cho nên, khoảnh khắc có ý nghĩa nhất trong tồn bộ đời sống nhân vật, cũng
có thể chính là “cái khoảnh khắc chứa cả một đời người, một đời nhân loại”
(Nguyễn Minh Châu).
Cốt truyện là yếu tố hết sức quan trọng của loại hình tự sự nói chung và
truyện ngắn nói riêng, Cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức
theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định” [19, 99]. Cốt truyện là một
hiện tượng phức tạp. Trong thực tế văn học, cốt truyện của tác phẩm hết sức
đa dạng, kết tinh truyền thống dân tộc, phản ánh những thành tựu văn học của
mỗi thời kì văn học, thể hiện phong cách, tài năng nghệ thuật của nhà văn. Cốt
truyện của truyện ngắn thường nói về các sự kiện diễn ra trong một không
gian, thời gian hạn chế. Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng,
nhiều tuyến mà thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên
tưởng. Bút pháp trần thuật của truyện ngắn thường là những nét chấm phá.


9
Chi tiết trong truyện ngắn đóng vai trị quan trọng khơng kém. Nó góp
phần tạo cảnh trí, khơng khí, tình huống và khắc họa tính cách, hành động,
tâm tư nhân vật. Nhà văn Nguyên Ngọc (2012) đã khẳng định: “Truyện ngắn
có thể có cốt truyện, thậm chí cốt truyện li kì, gay cấn, kể được.Truyện ngắn
cũng có thể chẳng có cốt truyện gì cả, khơng kể được nhưng truyện ngắn
khơng thể nghèo chi tiết. Nó sẽ như nước lã”. Tuy vậy, người viết truyện ngắn

phải biết gạt bỏ những chi tiết rườm rà, xoáy sâu vào những chi tiết đắt giá để
có thể nâng tác phẩm lên đến “cấp độ tương đương, tạo sức ám ảnh” [40, 84].
Ở Việt Nam, truyện ngắn ra đời từ thế kỷ XV - XVI dưới hình thức
những câu chuyện truyền kỳ. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của văn học,
truyện ngắn luôn là thể loại chiếm ưu thế và đạt nhiều thành tựu quan trọng.
Vào những năm đầu thế kỷ XX, truyện ngắn Việt Nam đã đạt đến trình độ rực
rỡ và để lại nhiều dấu ấn với sự xuất hiện của hàng loạt tên tuổi nhà văn như:
Phạm Duy Tốn, Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố,
Nguyên Hồng, Tô Hoài, v.v.. Từ thời kỳ đổi mới, thể loại truyện ngắn Việt
Nam lại nổi lên với những tên tuổi như: Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng,
Chu Lai, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh,Ý Nhi, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu
Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn Việt Hà, Trần Thuỳ Mai, Võ Thị Xuân Hà, Phan
Thị Vàng Anh, v.v.. Không chỉ tăng nhanh về số lượng tác giả, truyện ngắn có
những cách tân đáng kể trên cả bình diện nội dung và hình thức, rõ nét nhất là
sự đổi mới về ngơn ngữ. Người cầm bút cần có những cách thức linh hoạt,
hợp lý để có thể dung chứa những phạm vi hiện thực mới để truyện ngắn đến
gần với người đọc hơn.
1.1.2. Ngôn ngữ truyện ngắn
Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của một tác
phẩm, nhất là thể loại truyện ngắn. Nó là phương tiện cơ bản để nhà văn bộc lộ
chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, bộc lộ tính cách nhân vật và thuyết phục người


10
đọc đồng tình với mình về cách đánh giá đối với những hiện tượng và con người
được miêu tả. Như Gorki đã từng nói: “Ngơn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học”
là vì, nếu khơng có ngơn ngữ thì nhà văn khơng làm sao thể hiện bức tranh đời
sống và truyền đạt thông điệp tư tưởng - thẩm mỹ đến người đọc. Ngược lại, về
phía người đọc, sự tiếp nhận tác phẩm cũng chỉ được thực hiện qua sự tiếp nhận
cấu trúc ngơn ngữ. Cả hình tượng nhân vật, bức tranh phong cảnh, cốt truyện, kết

cấu, chủ đề, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật và thế giới con người,... đều chỉ
được nắm bắt nhờ những hình thức của ngơn từ.
Vì vậy, việc khám phá thế giới phong phú của tác phẩm phải bắt đầu
bằng việc khám phá văn bản ngơn từ của nó. Khơng có những chìa khóa thật
sự có hiệu nghiệm để mở cánh cửa đi vào cấu trúc ngơn từ của tác phẩm thì
mọi lời bình luận dù hay ho đến đâu cũng chỉ là những lời bình phẩm ở bên
ngồi ngơi nhà tác phẩm.
Nói một cách khác, khơng có ngữ cảm như là một năng lực cảm nhận
sự phối khí về ngơn ngữ trong tác phẩm, thì khơng bao giờ trở thành một nghệ
sĩ ngơn từ đích thực, cũng như khó có thể trở thành một nhà phân tích, bình
giảng văn học có uy tín.
Ngơn từ trong tác phẩm văn học không phải là vẻ đẹp của đồ trang sức
hay trò chơi phù phiếm, mà là vẻ đẹp tỏa ra từ tâm hồn và ánh lên từ cuộc
sống, thông qua sự mài giũa và tinh luyện của nhà văn. Mỗi nhà văn phải học
tập, nghiên cứu để có thể viết nên những tác phẩm có giá trị về nghệ thuật
ngôn từ. Nhưng học tập phải gắn liền với sáng tạo. Nhà văn Nguyễn Tuân
viết: «Cũng cùng một vốn ngơn ngữ ấy, nhưng sử dụng có tìm tịi sáng tạo thì
văn sẽ có bề thế và kích thước. Có vốn mà khơng biết sử dụng thì cũng chỉ là
nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải
đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn khơng linh hoạt gọi là văn cứng
đơ, thấp khớp » [58].


11
Truyện ngắn có nội dung hết sức đa dạng: đời tư, thế sự, hay sử thi,
v.v.. Cái độc đáo của truyện ngắn khơng phải là vì "truyện" của nó "ngắn" mà
vì cách nắm bắt cuộc sống của thể loại. Tác giả truyện ngắn thường hướng tới
khắc hoạ một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh
hay đời sống tâm hồn một con người. Chính vì vậy, ngơn ngữ trong truyện
ngắn có hình thức tổ chức theo lối mô phỏng ngôn ngữ tự nhiên: cách sử dụng

từ ngữ, cách kết hợp các kiểu câu, thậm chí cả các yếu tố ngữ âm đặc biệt
(biến thể tự do), v.v.. Đó chính là đặc điểm mà Hegel đã gọi là cái nôm na của
tác phẩm tự sự.
Ngôn ngữ trong truyện ngắn là loại ngôn ngữ đa phong cách. Đó là một
sự tổng hợp các chức năng của ngơn ngữ. Việc vận dụng ngôn ngữ của mỗi nhà
văn tùy thuộc vào sở trường của mỗi người. Ngôn ngữ là hơi thở của họ. Bên
cạnh việc hướng tới ngôn ngữ chung, có tính chất đại chúng, ngơn ngữ của mỗi
nhà văn mang đặc trưng của từng vùng, miền, của từng cá nhân khác nhau.
Chẳng hạn, ngôn ngữ chân thành, mộc mạc của Trương Vĩnh Ký, Hồ Biểu
Chánh; ngôn ngữ đã được chuẩn hóa, «Bắc hóa » của Đồn Giỏi, Nguyễn Quang
Sáng; ngơn ngữ pha nhiều tiếng lóng và lối dùng tử mang đậm tính địa phương
của Phi Vân ; ngơn ngữ của đời sống sinh hoạt hàng ngày của Sơn Nam, Nguyễn
Huy Thiệp; ngôn ngữ Thạch Lam nhẹ nhàng, trong trẻo, mỗi tác phẩm như một
bài thơ và hình ảnh sự vật, sự việc ln được thi vị hóa nhưng vẫn giữ được vẻ
giản dị còn Nguyễn Tuân mang tới ngơn ngữ đầy góc cạnh, câu văn dụng cơng
và trau chuốt với cường độ sáng tạo ngôn từ vô cùng lớn.
Bên cạnh những đặc điểm chung của văn xuôi tự sự, ngơn ngữ truyện
ngắn có những đặc thù của nó. Những nét đặc thù này được làm nên bởi tính chất
riêng của từng loại thể. Truyện ngắn khác truyện vừa và tiểu thuyết ở tính cơ đúc
và độ kết tinh. Chính sự cơ nén nhân vật, sự kiện, thời gian, khơng gian như vậy
buộc truyện ngắn phải tìm đến hình thức ngôn ngữ phù hợp. M.Gorky cho rằng


12
muốn hoc viết phải bắt đầu từ truyện ngắn, bởi truyện ngắn nó luyện cho tác giả
biết tiết kiệm từ ngữ, biết cách viết cô đọng /Dẫn theo [40, 16]/.
Ngôn ngữ trong truyện ngắn nhiều khi tự đối thoại, tự tranh cãi. Cho
nên, nó có tính chất nước đơi. Ngơn ngữ đối thoại truyện ngắn khiến cho
truyện ngắn là một trong những hình thức nghệ thuật có khả năng mở rất lớn.
Đây là một nét độc đáo đặc trưng của truyện ngắn hiện đại - truyện ngắn của

những khả năng, bởi tự nó khơng đem đến cho ta một kết luận khẳng định hay
bác bỏ, dứt khốt, áp đặt. Nó đặt ta trước ngưỡng sự lựa chọn.
Ngôn ngữ trong truyện ngắn giàu chất thơ. Sự ứ đầy của hình tượng,
cảm xúc như những chiếc chìa khóa mở mọi cánh cửa tâm hồn để con tim đến
với con tim. Với nhiều truyện, vang vọng thi ca của tác phẩm còn thể hiện ở
những lời kể mà ngôn ngữ bị hút vào mạch truyện như là ngôn ngữ thơ, như là
thơ bằng văn xuôi. Việc dồn nén chữ nghĩa cũng tạo ra vô số khoảng trống,
nên đọc xong mà truyện vẫn như chưa dừng lại. Trạng thái «nhập đồng ngơn
ngữ» thường xuất hiện khi người viết đắm sâu vào tác phẩm. Ngôn ngữ trong
truyện ngắn chẳng những có sự rung bật mạnh của cảm xúc, sự chớp lóe của
tư duy hình tượng để mở rộng chiều sâu liên tưởng mà còn dồn nén cảm xúc
trong mạch văn dẫn truyện vừa tự nhiên vừa cuốn hút, tạo ra các tình huống
để nhân vật bộc lộ trọn vẹn tính cách của mình.
Ngơn ngữ truyện ngắn đa dạng về giọng điệu. Giọng điệu là một phạm
trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học, phương diện cơ bản cấu thành hình thức
nghệ thuật. Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: giọng điệu là “thái độ, tình
cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu
tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình
cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay
châm biếm…” [19, 134]. Một nhà văn muốn viết được những trang văn đầy
ám ảnh, anh ta không phải chỉ trông chờ vào phút chốc thăng hoa của cảm


13
xúc, ngẫu hứng mà còn phải biết tổ chức một cách công phu sao cho thế giới
nghệ thuật ấy hiện lên chính xác và thuyết phục nhất tư tưởng về đời sống hiện
thực mn mặt. Để có thể hồn thành sứ mệnh đó, việc lựa chọn giọng điệu cho
tác phẩm có ý nghĩa vơ cùng quan trọng.
Giọng điệu, cũng xuất phát từ ngơn ngữ, song nó có ý nghĩa rộng hơn
nhiều. Nó bao hàm cả ngữ cảnh, quan niệm, v.v.. Do đó, “thiếu một giọng

điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài
liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật” [19, 135]. Nhà nghiên cứu Trần
Đình Sử xem giọng điệu văn học là hiện tượng “siêu ngôn ngữ”, là “yếu tố
hàng đầu của phong cách nhà văn”. Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội,
thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trị to lớn trong việc
tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Mỗi tác
phẩm văn chương đều có sắc thái giọng điệu riêng. Trong mỗi tác phẩm, bên
cạnh giọng điệu chủ đạo, bao giờ cũng tồn tại nhiều sắc thái giọng điệu khác
nhau. Giọng điệu chủ đạo khơng những khơng loại trừ mà cịn cho phép tồn
tại trong tác phẩm văn học những giọng điệu khác nhau. Các sắc thái giọng
điệu đã trở thành phương tiện tham gia chuyển tải bức tranh hiện thực vào tác
phẩm và thể hiện thái độ của nhà văn trước cuộc sống. Chính vì thế, khi
nghiên cứu sáng tác của một nhà văn không thể không nghiên cứu giọng điệu
nghệ thuật của họ. Đó là giọng điệu trữ tình, thấm đẫm chất thơ; giọng điệu
mỉa mai, giễu cợt; giọng điệu giễu nhại, hài hước; giọng điệu khinh bạc;
Giọng điệu hào hùng, sảng khối; giọng điệu suồng sã; giọng điệu trữ tình
thống thiết, v.v..
Mỗi nhà văn khi viết truyện ngắn đều mang phong cách riêng trên cơ sở
kế thừa ngôn ngữ văn học dân tộc. Thông qua ngôn ngữ, ta thấy được sự nhạy
cảm, tinh tế, bản lĩnh của nhà văn. Chính sự hấp dẫn của ngôn ngữ đã kéo Ý
Nhi - một nhà thơ - nhảy sang viết truyện ngắn. Truyện ngắn Có gió chng


14
sẽ reo đã thực sự đóng góp vào văn chương Việt Nam hiện đại một cá tính
sáng tạo độc đáo, một phong cách mới lạ.
1.2. Tác giả Ý Nhi và tập truyện ngắn Có gió chng sẽ reo
1.2.1. Vài nét về Ý Nhi và sáng tác của Ý Nhi
Hoàng Thị Ý Nhi sinh năm 1944 tại Quảng Nam ; mười tuổi đầu tập kết
ra Bắc, có một thời gian dài theo học Trường học sinh Miền Nam tại Hải

Phòng, rồi vào học Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Đang là sinh viên khoa
Văn, bút danh Ý Nhi và những bài thơ đã xuất hiện trên báo. Đó là những bài
thơ viết về thế giới tình cảm riêng của mình ; giọng điệu trong trẻo và đã bộc
lộ sự tìm tịi những khả năng biểu hiện mới cho ngơn ngữ thơ. Tốt nghiệp đại
học, Ý Nhi về làm việc tại Viện văn học, sau chuyển về Nhà xuất bản Hội
Nhà văn làm biên tập, đó là mơi trường khá thuận lợi để giao lưu với nhiều tác
giả văn chương tâm huyết trong cách tân nghệ thuật.
Mỗi nhà thơ có mỗi điểm xuất phát riêng khi đến với thơ ca cũng như
có ngơn ngữ với tiết tấu và âm luật riêng để biểu đạt cái tơi của mình. Ý Nhi
cũng vậy. Điều Ý Nhi không giống các nhà thơ khác là sớm quan tâm đến
những tầng sâu lắng của lòng người và muốn khám phá trong đó những ý
nghĩa mới cho thơ ca. Những việc như thế, chẳng mấy được chú trọng khi
chiến tranh đang diễn ra dữ dội. Trong khi người bạn thơ thân thiết nhất là
Xuân Quỳnh từ Hoa dọc chiến hào đẹp tự nhiên đã đi đến Gió Lào cát trắng
nổi tiếng, thì Ý Nhi với những xúc cảm trầm sâu, vẫn lặng lẽ đi trên con
đường của phận số mình.
Chiến tranh qua đi, cuộc sống xã hội vấp phải những thử thách gay gắt.
Cũng như mọi người, Ý Nhi không thể như xưa nữa. Đời sống xã hội bập vào
bao nhiêu gay gắt thì tâm hồn nhà thơ chịu bấy nhiêu dày vò, day dứt, và Ý
Nhi đã thấu hiểu cuộc đời thực vô cùng sâu rộng với hai cực tuyệt vọng và hy
vọng. Dấn thân trên đường thơ, cũng là dấn thân vào cái bể đời ấy, Ý Nhi đã


15
nhận ra, những giá trị nhân bản cho thơ ca chỉ có thể tìm được trong cả sự
được và mất, cả nỗi chán chường và niềm hy vọng, cả đau thương và hạnh
phúc, cả trong sự sống và cái chết của người đời. Và Ý Nhi đã viết được
Người đàn bà ngồi đan. Nhân vật của bài thơ là người đàn bà trầm tĩnh khác
thường, tâm trạng u ẩn lạ lùng “ngồi đan bên cửa sổ/ vẻ vừa nhẫn nại/ vừa vội
vã/ nhẫn nại như thể/ đó là việc làm suốt đời/ vội vã như là lần sau chót”.

Người đàn bà này được Ý Nhi tạo nên bằng ngôn ngữ thơ trầm sâu, độc đáo:
chị đang giữ kín đau thương
hay là hạnh phúc
lòng chị đang tràn đầy niềm tin
hay là ngờ vực
Đặc tả nhân vật một cách khách quan, nhưng giữa các khe chữ đầy
những xao động về cả hạnh phúc và đau thương của cõi lòng nhà thơ. Người
đàn bà ngồi đan mà chị tạo nên có một thân phận chất chứa cả hy vọng và
tuyệt vọng. Và, dưới chân người đàn bà điển hình này,“cuộn len/ như một quả
cầu xanh/ đang lăn những vòng chậm rãi”. Quả cầu, lăn, khiến người ta liên
tưởng đến trái đất, đến thế giới. Mà con người, trong đó có Người đàn bà ngồi
đan, cũng là một thế giới, cái thế giới thu nhỏ tưởng như đơn giản mà phức
tạp, dường như dễ hiểu nhưng thật nhiều uẩn khúc, lắm hy vọng và cũng thật
nhiều cay đắng. Âu cũng là quy luật của của thế giới, của cõi người, cứ chậm
rãi lăn, như quả cầu, khơng thể nào khác được, v.v.. Đó là một bài thơ lớn,
khiến ta thấy một thi pháp riêng và một bản lĩnh văn chương đầy cá tính của
đời thơ Ý Nhi.
Năm 1987, Ý Nhi chuyển vào làm việc tại Chi nhánh Nxb Hội Nhà văn,
ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian rảnh, Ý Nhi cịn viết cả truyện. Tập
truyện ngắn Có gió chng sẽ reo thấp thống nét hài hước thơng minh, và
đặc biệt là đầy tình thương trước những phận người.


16
Khi viết truyện ngắn, Ý Nhi không phụ thuộc vào cốt truyện với những
va chạm cọ sát giữa các nhân vật, những thắt nút mở nút tạo sự hấp dẫn, như
hầu hết các tác giả văn xuôi khác. Nhà thơ Việt Phương nhận xét thật sâu sắc:
"Trong truyện ngắn cũng như trong thơ, Nhi nghĩ bằng cảm, không phải cảm
bằng nghĩ, không phải cảm trong nghĩ. Ngôn từ và diễn ngơn rất tự nhiên, như
khơng trau chuốt gì mà tạo ra một khí hậu thơ, một hồn cốt thơ đầy ước mơ

chia sẻ và hy vọng cảm thông”. Đạt tới hiệu quả văn chương như vậy, là do
một giọng văn trầm sâu suy ngẫm, tinh tế trong mô tả chi tiết cùng một ngữ
điệu chan chứa tình mến thương khiến người đọc phải động tâm lắng tai nghe
bao ý nghĩa sự đời trong những tầng sâu thẳm của hồn người. Ý Nhi hơn
người ở chỗ đó!
Ngay từ thơ ấu, Ý Nhi đã có một chuyến đi rất dài từ miền Nam ra miền
Bắc, ấn tượng về cuộc ly hương quá sớm ấy, nhớ suốt đời. Tới sống ở cảng
Hải Phòng, những con tàu đi đây đi đó cũng hằn vào ký ức. Một trong những
mộng ước đầu đời Ý Nhi, lòng thầm ước được ra đi/ ra đi mãi/ về phía dãy
núi màu lam. Về Hà Nội học đại học, chiến tranh lan ra miền Bắc, lại theo nhà
trường tới những nơi sơ tán. Biết nhiều về những vùng quê và cũng thích ứng
với đời sống ln chuyển dịch, v.v.. Phải chăng, với phận số như vậy, cuộc đi
trong trường đời đã tự nhiên song hành với cuộc dấn thân trên con đường văn
chương Ý Nhi, tôi đi giữa cuộc đời, giữa mn nghìn mất, cịn, chết, sống/
nào nhớ gì ngày tháng đã xa xơi,... Những gì thơ khơng chứa nổi, Ý Nhi đưa
vào truyện. Các nhà văn khác thường tạo cốt truyện, là tạo xương sống cho tác
phẩm. Cốt truyện của Ý Nhi lại là những chuyến tàu, chuyến xe đưa người ta
đi đây đi đó, về miền biển, tới trung du, lên miền núi cao xa ngái. Qua câu
chuyện những chuyến đi, chị mở ra trước người đọc những chặng hành trình
trên đường đời các nhân vật. Đường đời, biết bao những gặp gỡ, chia ly, đợi
chờ, hạnh phúc, tan vỡ, tiếc nhớ,…, nhưng người ta vẫn phải đi cho hết hành
trình. Đó là quy luật của cõi người, như địa cầu, cứ lăn những vòng chậm rãi.


17
Ý Nhi thực sự đang tràn sang văn xuôi và đang tiếp tục đi trên con
đường của số phận mình. Nhưng có thể nói, chỉ với Có gió chng sẽ reo, Ý
Nhi đã đóng góp cho đời sống văn chương Việt Nam hiện đại một cá tính sáng
tạo độc đáo. Nó khiến người ta phải đọc, phải lắng nghe, và nhận thấy trong
văn của Ý Nhi những bài học nhân bản.

1.2.2. Về tập truyện ngắn Có gió chng sẽ reo
Có một ai đó yêu văn chương chữ nghĩa một chút, ở rất xa rất khác
vùng địa lý lãnh thổ, chẳng hạn một người ở thành phố lớn đô hội, một người
ở vùng đất ít người qua lại,... đọc một truyện ngắn của Ý Nhi, bất kỳ truyện
nào cũng có thể nói: đời người có, như vậy. Văn xi của Ý Nhi trong sáng,
câu chữ gọn mà rất gợi, cái kết thường mở khiến người đọc nhập hồn vào
trang sách, cùng tác giả suy ngẫm, tưởng tượng như muốn viết thêm. Đọc Ý
Nhi, có vài truyện cứ làm ta liên tưởng đến kiệt tác Nửa mờ nửa tỏ - một
truyện ngắn của đại thi hào Tagore người Ấn Độ đã ám ảnh tới nhiều bạn trẻ.
Viết về truyện ngắn của “Người đàn bà ngồi đan” có lẽ phải cần một chuyên
luận đủ dài. Ở đây, ta chỉ nêu một vài cảm nhận ban đầu khi đọc tập truyện
ngắn Có gió chng sẽ reo.
Cảm nhận đầu tiên của tập truyện là cái tên sách nghe rất gợi. Có gió
chng sẽ reo khơng chỉ đơn thuần là quy luật của tự nhiên trong vật lý học.
Nó hàm chứa minh triết về mối quan hệ người giữa chốn nhân quần, về thuyết
nhân quả trong đạo Phật, là quan niệm về cái đẹp của văn chương đích thực,
v.v.. Trong truyện ngắn cùng tên với tập sách (trang 35-44), trò đùa tinh quái
và tế nhị của Mai khiến nhân vật Liêm và bạn đọc ngầm hiểu rằng có duyên
rồi sẽ gặp, sẽ yêu đến hết đời cô bạn đồng nghiệp của nàng, dù anh chưa kịp
hỏi tên người đã mang gói q là quả chng gió ấy. Có tình ắt dun sẽ bén
lại là câu trả lời cho cái kết mở trong truyện ngắn Mưa rất thơ, nhẹ nhàng mà
sâu lắng tình người (trang 109- 116). Gặp mưa lớn trên dường đi đến A, nhân


18
vật anh, vào trú ngụ trong một căn nhà nhỏ bên đường. Trong căn nhà nhỏ,
anh thấy một gia cảnh khá đặc biệt, người phụ nữ bị chồng bỏ rơi sống cùng
hai đứa con nhỏ. Là một người đàn ông sống đơn chiếc, anh hiểu sống vậy
đâu dễ dàng gì, nhưng ở đây lại là một gia đình thật sự ấm cúng. Chỉ vậy thơi,
cũng gieo vào lịng anh sự cảm mến, quyến luyến. Bởi qua giọng văn của Ý

Nhi, người đọc thấy thương các nhân vật và có thể nghĩ đến một cuộc gắn bó
mới giữa họ. Truyện Q trở lại, chỉ là người bạn cũ của cặp vợ chồng, đồng
thời là người yêu cũ của người chồng, trờ lại thăm họ. Cả ba đều đã có tuổi,
người thì con cái đã ra ở riêng, người thì tóc trên đầu đã thưa đi rất nhiều. Sau
mấy chục năm Q mới từ Tây Âu trở về, nhưng cuộc trở lại của Q lại gây nên
những xao động thật lớn nơi sâu thẳm cõi lịng mỗi người. Hầu như khơng có
cốt truyện, nhưng lại có đến ba câu chuyện về ba con người. Mỗi họ đã trải
qua biết bao mộng ước, yêu đương, thành đạt, buồn khổ. Khi gặp lại nhau
trong tuổi xế chiều, để được như những ngày xưa thân mến, họ lên quán bánh
tôm Hồ Tây. Mặt hồ phủ mờ sương khói như rộng thêm ra, bờ bên kia xa tít
tắp. Những con sóng mỗi lúc mỗi mạnh hơn, dồn dập hơn, xô đẩy, chồm lên
nhau đập vào kè đá, khiến cho cái quán nhỏ trở nên mong manh, nhỏ nhoi
tưởng có thể bất thần bị bứt rời khỏi bờ đất,… Q ghé vào bên chị, thì thầm,
bọn ta như đang sống ngoài một hoang đảo vậy” (Đoạn kết truyện ngắn Q trở
lại). Có tâm thì bút mới linh như trong truyện ngắn Biển (trang 75- 84), nhân
vật Tuấn sau những trải nghiệm về tình yêu, về lẽ sống ở đời, tập truyện mới
nhất anh mang tặng Duyên gây được cảm xúc, nhưng nhiều năm trước đó, văn
anh và cả con người anh đều nhạt đến mức chia tay rồi, Duyên đã quên nhanh,
dù chỉ là cái tên hay giọng nói người tình thủa nào, v.v.. Quả như vậy, Mix,
khơng cốt truyện, nhưng lại có đến bốn câu chuyện về bốn nhân vật, đó là
ơng, ơng bán báo, bà Tư và con chó Mix. Ơng bán báo hành nghề trước cổng
nhà Ơng. Thuở xưa, ơng bán báo từng đi du học, làm việc ở một Bộ lớn, cuộc
sống đề huề. Nhưng thời thế thay đổi, trong cái đêm hãi hùng chạy trốn, ông


19
mất hết gia đình, vợ con. Ơng thành người bơm xe đạp, rồi thành người bán
báo với chiếc bàn xếp ngồi trước cổng nhà Ơng. Cịn Ơng, là nhà văn, viết
lách thế nào mà tai họa, tan cửa nát nhà, khơng cịn người thân thích, may có
con Mix chắc cũng cơ đơn, tự dưng tìm đến ở cùng. Lại có bà Tư, em họ Ông

bán báo thường đến dọn dẹp nhà cửa cho. Là một phụ nữ an phận mà bà Tư
cũng bị lơi vào vịng tai ương, bởi do chồng bà quá sợ hãi nên đã tố cáo gia
đình bên vợ thế này thế khác. Bà không bỏ chồng, “hắn cứ thui thủi như kẻ
dại, thấy ai cũng xấu hổ, mặt lúc nào cũng cúi gằm”. Ông bán báo cứ bốn giờ
sáng lại bày báo trên chiếc bàn xếp. Ông vẫn viết đều đặn, bởi cái phận ông là
phải viết. Đơi khi, hai ơng ngồi trị chuyện với nhau, đã được yên lòng, “thời
thế cũng đã thay đổi nhiều, người ta đã cho phép xuất bản James Joy, Claude
Simon, Le Clézio, Alain Reobbe Griller, Samuel Beckett”. Bà Tư thì hay rủ rỉ
trị chuyện với con Mix về Ơng, rằng “chả biết đọc những gì, viết lách những
gì mà tai hại vậy”. Họ cứ lặng lẽ, bình dị đến nhún nhường, thân thiết dựa vào
nhau để sống cho hết cái phận của mình. Chỉ là một truyện ngắn mà khiến
người đọc cảm nhận được những biến động như bão táp nửa cuối thế kỷ XX
đã xô dạt con người ta đến ngần nào. Và, người đọc cũng thấy thấm thía một
lẽ thường tình mà rất nhân bản, “dù thế nào thì người ta vẫn phải tìm ra cách
để sống, bất luận thời thế ra sao”. Đạt tới hiệu quả văn chương như vậy là do
một giọng văn trầm sâu suy ngẫm, tinh tế trong mô tả chi tiết cùng một ngữ
điệu chan chứa tình mến thương khiến người đọc phải động tâm lắng tai nghe
bao ý nghĩa sự đời trong những tầng sâu thẳm của hồn người. Ý Nhi hơn
người là ở chỗ đó.
Đã có nhiều người bàn về chất thơ trong truyện ngắn của Ý Nhi khi đọc
các truyện ngắn Cỏ (trang 10 - 21), Một giờ sáng (trang 45 - 54), Cao nguyên
(trang 66 - 74), Trở lại N (trang 128 - 142), Búp bê biết khóc (trang 265 282), Với chiếc đèn quảng cáo (trang 299 - 316), v.v.. Mỗi truyện giống như
một bài thơ văn xuôi. Điều thú vị còn ở chỗ, ngay cả khi đề cập đến đau


×