Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Phương thức huyền thoại trong truyện ngắn hồ anh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (994.44 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-------------------

NGUYỄN THỊ THÀNH HÒA

PHƯƠNG THỨC HUYỀN THOẠI
TRONG TRUYỆN NGẮN HỒ ANH THÁI
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ: 60.22.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN HẠNH

NGHỆ AN - 2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................10
4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi tư liệu khảo sát ...................................................11
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................11
6. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................11
Chương 1. CƠ SỞ ĐỂ NGHIÊN CỨU PHƯƠNG THỨC HUYỀN THOẠI
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA HỒ ANH THÁI ...............................................12
1.1. Vấn đề huyền thoại và phương thức huyền thoại trong văn học Việt Nam đương
đại ..............................................................................................................................12
1.1.1. Khái niệm huyền thoại ....................................................................................12


1.1.2. Huyền thoại - một phương thức biểu đạt của văn học hiện đại ......................15
1.1.3. Vấn đề nghiên cứu huyền thoại trong văn học hiện đại ..................................18
1.2. Huyền thoại - một phương thức khái quát hiện thực quan trọng trong văn xuôi
Việt Nam đương đại ..................................................................................................20
1.2.1. Sự xuất hiện của phương thức huyền thoại trong văn học Việt Nam đương đại
...................................................................................................................................20
1.2.2. Một số biểu hiện cơ bản của phương thức huyền thoại trong văn học Việt
Nam đương đại ..........................................................................................................23
1.2.3. Những thành tựu chủ yếu của việc sử dụng phương thức huyền thoại trong
văn học Việt Nam đương đại ....................................................................................28
1.3. Huyền thoại - một phương thức phổ biến trong sáng tác của Hồ ......................31
AnhThái. ....................................................................................................................31
1.3.1. Vài nét về Hồ Anh Thái ..................................................................................31
1.3.2. Hồ Anh Thái - một cây bút nổi bật trong văn xi Việt Nam đương đại .......33
1.3.3. Nhìn chung về phương thức huyền thoại trong truyện ngắn Hồ Anh Thái ....37
Chương 2. THẾ GIỚI HIỆN THỰC MANG MÀU SẮC HUYỀN THOẠI
TRONG TRUYỆN NGẮN HỒ ANH THÁI .........................................................41


2.1. Sự lựa chọn đề tài - yếu tố chi phối đến phương thức huyền thoại trong truyện
ngắn Hồ Anh Thái .....................................................................................................41
2.1.1. Đề tài triết học .................................................................................................41
2.1.2. Đề tài lịch sử ...................................................................................................44
2.1.3. Đề tài tơn giáo .................................................................................................47
2.2. Tính chất huyền thoại trong cái nhìn về thế giới và con người .........................50
2.2.1. Sự phi lí của thế giới .......................................................................................50
2.2.2. Sự phi lí của kiếp người ..................................................................................54
2.2.3. Sự phi lí của các mối quan hệ .........................................................................57
2.3. Chủ đề mê cung ..................................................................................................59
2.3.1. Tính chất mê cung của thế giới .......................................................................59

2.3.2. Tính chất mê cung của kiếp người ..................................................................62
2.3.3. Tính chất mê cung của sự nhận thức ...............................................................64
Chương 3. CÁC HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA HUYỀN THOẠI HÓA TRONG
TRUYỆN NGẮN HỒ ANH THÁI .........................................................................67
3.1. Xây dựng cốt truyện huyền thoại .......................................................................67
3.1.1. Tạo huyền thoại bằng cốt truyện lắp ghép ......................................................67
3.1.2. Tạo huyền thoại bằng cốt truyện tổ chức theo dòng ý thức ............................71
3.1.3. Tạo huyền thoại bằng các cốt truyện kì ảo......................................................73
3.2. Tạo dựng những tình huống truyện mang tính huyền thoại ...............................76
3.2.1. Tình huống phi lí .............................................................................................76
3.2.2. Tình huống phục sinh huyền thoại cổ .............................................................78
3.2.3. Tình huống giấc mơ ........................................................................................81
3.3. Huyền thoại hóa nhân vật ...................................................................................83
3.3.1. Sự xuất hiện những nhân vật cổ ......................................................................83
3.3.2. Xây dựng những nhân vật có khả năng kì lạ ...................................................85
3.3.3. Xây dựng kiểu nhân vật biến dạng ..................................................................87
KẾT LUẬN ..............................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................92


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1. Phương thức huyền thoại xuất hiện nhiều trong văn xuôi Việt Nam
những năm cuối thế kỉ XX. Các nhà văn đã sử dụng phương thức này để giúp
người đọc tiếp cận hiện thực một cách sinh động và mới mẻ, nhận ra được
tính chất đa chiều, đa diện của bản chất cuộc sống. Các huyền thoại khi đi vào
tác phẩm khơng cịn mang nghĩa nguyên thủy hay dừng lại ở những “mẫu vật
lịch sử” mà đã được cải biến, thậm chí đi ngược lại với truyền thống để mở ra

những vấn đề của thời đại. Việc đưa yếu tố huyền thoại tái hiện thế giới hiện
thực, biến hiện thực thành hoang đường mà khơng đánh mất tính chân thực
nhằm lấy cái biến ảo để nói cái hiện tồn, lấy cái phi lí nói cái hữu lí, lấy cái
logich của tinh thần đề thấy cái vận động của cuộc sống một cách hiệu quả đã
đem đến cho tác phẩm một cách tiếp cận và khai phá hiện thực đặc sắc.
2. Trong số những cây bút đương đại gây được nhiều chú ý, Hồ Anh
Thái là một trong những tác giả nổi bật nhất và có những đóng góp đáng kể.
Truyện ngắn của Hồ Anh Thái ngay từ những ngày đầu xuất hiện đã gây được
ấn tượng mạnh, cho thấy lối tư duy nghệ thuật khá mới mẻ. Là nhà văn “ln
có ý thức làm mới mình”, Hồ Anh Thái ln nỗ lực cách tân mạnh mẽ theo
hướng hội nhập với kỹ thuật viết của văn học thế giới, đặc biệt là kĩ thuật viết
hậu hiện đại. Cùng với các nhà văn như Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh,
Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh… phương thức huyền thoại đã được Hồ Anh
Thái sử dụng trong nhiều truyện ngắn.
3. Từ những vấn đề nêu trên, có thể thấy, tìm hiểu phương thức huyền
thoại trong truyện ngắn Hồ Anh Thái khơng chỉ để hiểu tài năng, cá tính,
phong cách một nhà văn, mà cịn góp phần khám phá lối viết huyền thoại hóa
trong văn xi đương đại Việt Nam.


2

2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nghiên cứu về huyền thoại - một cái nhìn khái lược
2.1.1. Huyền thoại sớm đã trở thành một kiểu sáng tác chủ lưu trong
văn xuôi hiện đại với nhiều tác giả bậc thầy, như Franz Kafka, G.G. Marquez,
J.M.Coetzee,…Trong tác phẩm Về một hiện thực chủ nghĩa khơng bờ bến,
Graudy phát hiện hình thức sáng tạo huyền ảo ghi dấu ấn trong sáng tác của
Franz Kafka.
Tại lễ trao giải Nobel văn học (năm 1982) cho tác giả G.G.Marquez nhà văn bậc thầy về tiểu thuyết và truyện ngắn, Viện Hàn lâm Thụy Điển

khẳng định: “…Trong những tác phẩm của ông sự huyền ảo và hiện thực
được kết hợp tạo thành một thế giới tưởng tượng vô cùng phong phú, phản
ánh cuộc sống và những xung đột tại Tân lục địa…”. E.M.Melentinsky với
chuyên luận Thi pháp của huyền thoại đã mở ra một hướng tiếp cận tích cực
trong văn học, cũng khi viết về Trăm năm cô đơn tác giả đã khẳng định tính
chất huyền thoại đậm nét của tác phẩm: “… Với cuốn tiểu thuyết Trăm năm
cô đơn (1967), dường như là sự tổng hợp các dạng khác nhau của chủ nghĩa
huyền thoại” [54, 503].
2.1.2. Ở Việt Nam, từ những năm 60 của thế kỉ XX, các hiện tượng
Franz Kafka, G.G.Marquez được dịch và cho in tác phẩm. Từ đây văn học
huyền ảo được tiếp cận và nghiên cứu. Đồn Dịch Ca, trên tạp chí Văn học
(1967) đã giới thiệu bài Sơ lược về sự hình thành và phát triển nền văn học
Mĩ La Tinh. Bài viết khái lược về những mốc chính cũng như các tác giả tiêu
biểu của văn học Mĩ La Tinh, trong đó đáng chú ý là những sáng tác mang
tính huyền thoại. Tiếp đến năm 1968, tạp chí Văn học số 109 có hai bài phỏng
vấn Asturias do Gunter W.Lorens và Jean Chalon thực hiện, Lê Huy Oánh
dịch từ tiếng Pháp với thuật ngữ “realisme magique” được dịch là “chủ nghĩa
hiện thực thần kì”. Thời kì này đánh dấu sự bùng nổ của văn học huyền ảo thế
giới. Năm 1974, trên tạp chí Văn học Nguyễn Đức Nam đã dịch và giới thiệu


3

thuật ngữ Magic Realims thành Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo: “Một khuynh
hướng tiến bộ trong tiểu thuyết hiện thực tiến bộ ngày nay ở Mỹ La Tinh: Chủ
nghĩa hiện thực huyền ảo” [56,89]. Đây có thể xem là khởi đầu của việc
nghiên cứu văn học huyền thoại Mĩ La Tinh ở Việt Nam. Tiếp đó, trong
những năm 1980, 1990 của thế kỉ XX, văn học hiện thực huyền ảo tiếp tục
được nghiên cứu, nhiều tác phẩm được dịch và giới thiệu. Điều đó cho thấy
văn học hiện thực huyền ảo có sức thu hút mạnh mẽ đối với bạn đọc Việt

Nam. Với một nền văn học chưa ảnh hưởng nhiều lối viết huyền thoại như
văn học Việt Nam, việc dịch và nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là
một việc làm mới mẻ, đem đến cho độc giả cách tiếp nhận mới.
Sau thời kì đổi mới (1986), văn học huyền thoại tiếp tục được nghiên
cứu. Có thể kể đến một số bài viết tiêu biểu, như: Huyền thoại và sức sống
của huyền thoại trong văn chương xưa và nay (Tạp chí Văn học số 5/1997)
của Nguyễn Trường Lịch; Đỗ Lai Thúy trên tạp chí Văn học nước ngồi số
2/2001 đã giới thiệu một số bài phê bình huyền thoại học của J.Grimm và của
Jean - Yves Tardie; Tạp chí Văn học nước ngồi số 1/2002 có bài Hệ tư tưởng
và huyền thoại: Germinal và các huyễn tưởng về sự nổi loạn của Henri
Mitterand; Tạp chí Văn học nước ngoài số 2 và 3/2007 giới thiệu Micrea
Eliade, Các huyền thoại, các giấc mơ và những điều huyền bí (Mythes, reeves
et mysteres, 1967); Hình thái học và chức năng của các huyền thoại và Cấu
trúc của các biểu tượng...
Trường đại Khoa học Huế, khoa Ngữ văn đã tổ chức Hội thảo "Yếu tố
kì ảo và huyền thoại trong văn học", với 46 bài tham luận, trong đó có một số
bài viết đáng chú ý, như: Chủ nghĩa huyền ảo trong truyện ngắn hậu hiện đại
Hoa kỳ (Lê Huy Bắc); Vẻ huyền ảo của biểu tượng trăng, hồn, máu trong
sáng tác Trường thơ Loạn (Võ Như Ngọc); Cái huyền ảo trong văn học Mỹ
Latinh (Phan Tuấn Anh); Phương thức xây dựng nhân vật huyền thoại trong
Con gấu của William Faulkner (Huỳnh Thị Thu Hậu); Yếu tố huyền ảo trong


4

tác phẩm của Murakami Haruki (Nguyễn Anh Dân); Yếu tố huyền ảo trong
Kafka Bên bờ biển của H.Murakami (Võ Thị Thanh Tâm).
Điểm lại một cách sơ lược để thấy, vấn đề huyền thoại và nghiên cứu
huyện thoại trong văn học đến nay đã khơng cịn là một vấn đề mới mẻ. Tuy
nhiên, điều đó khơng có nghĩa là mọi việc đã hoàn kết. Nhiều vấn đề về lý

thuyết và thực tiễn sáng tác vẫn cịn mở ngỏ, trong đó co sáng tác của Hồ Anh
Thái.
2.2. Khái lược tình hình nghiên cứu về Hồ Anh Thái
Hồ Anh Thái là cây bút thành danh khá sớm. Ông xuất hiện trên văn
đàn năm 17 tuổi, năm 26 tuổi với tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh
trăng, đoạt giải thưởng văn xuôi (1986 - 1990) của Hội Nhà văn Việt Nam.
Tiếp đó, ơng cho ra đời hàng loạt tiểu thuyết, như: Trong sương hồng hiện ra
(1987), Người đàn bà trên đảo (1988), Cõi người rung chuông tận thế
(2002)... Tác phẩm của Hồ Anh Thái đã chạm đến nhiều vấn đề về triết học,
tôn giáo, văn hóa,… với những đối thoại gay gắt về thân phận con người. Hồ
Anh Thái là người luôn nỗ lực cách tân thể loại để thể hiện cảm quan nhân
sinh của mình một cách sâu sắc, đem đến cho người những tiếp nhận mới mẻ.
Ông là tác giả hiếm hoi của văn xi đương đại Việt Nam có một số lượng
lớn tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngoài cả Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ.
Điều này góp phần lý giải vì sao, sáng tác của Hồ Anh Thái thu hút sự chú ý
của giới nghiên cứu phê bình đến vậy.
2.2.1. Một trong những vấn đề sớm được giới nghiên cứu phê bình văn
học chú ý ở Hồ Anh Thái, đó là sự xuất hiện nhiều của yếu tố huyền ảo trong
các tiểu thuyết. Trong lời giới thiệu tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo cho
bản in của Nhà xuất bản Washington (2001), Wayne Karlin nhận thấy, Hồ
Anh Thái đã biết vượt qua xuất phát điểm của bản thân và văn học Việt Nam
đương thời khi tiếp cận chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mĩ La Tinh và tác phẩm
của Milan Kundera. Những đổi mới trong cách nhìn trực diện và táo bạo về


5

các vấn đề số phận con người thời hậu chiến, những di chứng của chiến tranh,
tình dục và cách ứng xử của con người trước nó, v.v, đã thật sự gây được ấn
tượng mạnh với độc giả ngoài nước. Theo ông, “Hồ Anh Thái và những

người đương thời Việt Nam đang tiên phong cho nền văn học của các nước
đang phát triển, nền văn học khơng cịn được định nghĩa bằng những thông số
của cuộc đấu tranh giữa hai bên tư bản và cộng sản. Đó là nền văn học của
toàn Châu Á” [48,387]. Michael Harris, trong bài viết Đặt ra vấn đề cá nhân
ở nước Việt Nam (Thời báo Los Angeles, 18.9.2001) cũng đã nhận ra ảnh
hưởng của chủ nghĩa huyền ảo Mĩ La tinh trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái
như một minh chứng cho sự nỗ lực của các nhà văn Việt Nam trong xu hướng
tiếp cận và hội nhập với văn học thế giới.
Ở Việt Nam, ngay từ khi mới ra đời, tiểu thuyết Trong sương hồng hiện
ra đã được xem là một "hiện tượng lạ" trên văn đàn. Trong bài Một góc nhỏ
văn chương Hồ Anh Thái, Diệu Hường viết: “Với tiểu thuyết Trong sương
hồng hiện ra, Hồ Anh Thái đã làm được một sự khác biệt trên mặt bẳng văn
học đương thời. Trước hết là một hiện tượng kì lạ, đầy chất huyễn tưởng, một
thứ của hiếm trong văn xuôi bấy giờ”[23]. Cũng với tác phẩm này, Jennifer
Eagleton (Đại học tổng hợp Trung Quốc) cho rằng, thành công của Hồ Anh
Thái là ở sự tái tạo huyền thoại kết hợp với sự giản dị trong sáng của ngôn
ngữ và chất hài hước, châm biếm nhẹ nhàng. Nguyễn Đăng Điệp trong bài
viết Hồ Anh Thái - người mê chơi cấu trúc (2003) đã chỉ ra dấu ấn hậu hiện
đại trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái. Theo ông, “Chân dung của hiện thực
trong văn Hồ Anh Thái vì thế bề bộn, nhiều góc khuất, nhiều trạng thái, nhiều
giá trị tốt xấu đan cài chứ không đơn điệu kiểu mở đầu ta thắng địch thua và
khi kết thúc thì phải gióng lên những tiếng hát lạc quan cho đúng quy phạm
nghệ thuật trong văn học một thời. Đó là hiện thực “phân mảnh” như các nhà
hậu hiện đại vẫn thường nói đến” [12 ]. Sức hút của Hồ Anh Thái với giới
nghiên cứu phê bình văn học là rất mạnh mẽ. Hàng loạt bài báo đăng trên


6

nhiều tờ tạp chí, báo đã phần nào cho thấy điều đó. Có thể kể đến một số bài

viết, như: Xuân Cang với bài Một hương vị riêng (báo Văn Nghệ,
26.01.1991); Trần Thanh Giao với bài Không theo kiểu cũ (báo Văn Nghệ,
02.1991); Lê Minh Khuê với Một cá tính sáng tạo độc đáo (Đài tiếng nói Việt
Nam, 2001); Phạm Xuân Thạch với Hồ Anh Thái có sợ giải thiêng; Nguyễn
Tham Thiện Kế với Cảm theo cách của Đức Phật, nàng Savitri và tơi; Hồi
Nam với Phật sử và hư cấu văn chương… Bên cạnh đó, những năm gần đây
đã xuất hiện nhiều luận văn nghiên cứu về Hồ Anh Thái. Chẳng hạn: Nghệ
thuật kết cấu của tiểu thuyết Hồ Anh Thái (2005) của Nguyễn Thị Thanh
Thúy; Văn xuôi Hồ Anh Thái nhìn từ quan niệm nghệ thuật về con người
(2005) của Võ Anh Minh; Những cách tân trong văn xi Hồ Anh Thái
(2007) của Hồng Thị Thúy Hằng;“Cõi người” trong thế giới nghệ thuật tiểu
thuyết Hồ Anh Thái (2008) của Trần Thị Hải Vân; Giọng giễu nhại của tiểu
thuyết “Mười lẻ một đêm” (Hồ Anh Thái) (2008) của Lê Thị Cần…
2.2.2. Bên cạnh tiểu thuyết, Hồ Anh Thái còn rất thành công ở thể loại
truyện ngắn. Người đọc biết đến Hồ Anh Thái trước hết là ở thể loại truyện
ngắn, đó là truyện ngắn Bụi Phấn. Tuy nhiên, phải đến truyện ngắn Chàng
trai ở bến đợi xe, (giải thưởng văn xuôi 1983 - 1984 của báo Văn nghệ) Hồ
Anh Thái mới cho thấy một tiềm năng to lớn ở thể loại truyện ngắn. Tập
truyện Tiếng thở dài qua rừng kim tước và Người đứng một chân ra đời đánh
dấu một chặng đường sáng tạo mới của Hồ Anh Thái. Ở đó, dấu ấn văn hóa
Ấn Độ là hết sức rõ nét. Bàn về tập truyện này, Tiến sĩ Pande (người Ấn Độ)
viết: “Những dòng chữ của Hồ Anh Thái là những mũi châm cứu Á Đông đã
điểm trúng huyệt tính cách Ấn Độ”[77,322]. Phạm Quốc Ca nhận thấy Hồ
Anh Thái đã thực hiện cuộc hành trình “đi vào thân phận những người bất
hạnh luôn đưa tới những tiếng thở dài sâu tận bên trong, nhất là khi những
hình ảnh được phản ánh kia dường như thấp thoáng gương mặt của chính
mình, gương mặt Việt Nam.”[77, 318]. Ở một cái nhìn khái quát, Mai Sơn


7


phát hiện mỗi truyện ngắn trong tập Tiếng thở dài qua rừng kim tước “đều ẩn
chứa cái cốt lõi của vấn nạn triết học hoặc xã hội học chờ đợi được chạm tới,
đòi hỏi khám phá thêm” [46, 322]. Đỗ Hải Ninh nhấn mạnh “ý thức về đời
sống tâm linh làm nên chiều sâu triết học trong truyện ngắn Hồ Anh Thái.
Mỗi truyện ngắn của anh đều mong muốn mở ra một nhận thức nào đó về
thân phận con người, bản chất sự tồn tại, ý nghĩa cuộc sống” [77, 345]. Có thể
nói, tập truyện Tiếng thở dài qua rừng kim tước đã cho thấy những tìm tịi, thể
nghiệm mới mẻ của Hồ Anh Thái, mà nổi bật là sử dụng lối huyền thoại hóa
trong tái hiện đo sống, con người.
Vào thập niên đầu của thế kỷ XXI, Hồ Anh Thái đã thể hiện một sự nỗ
lực mạnh mẽ trong việc cách tân thể loại truyện ngắn. Tập truyện Tự sự 265
ngày (2001) ra đời, đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Nhiều nhà
nghiên cứu, nhà văn đã đồng quan điểm khi đánh giá thành công của tập
truyện này. Vũ Bão trong bài viết 11 ngưỡng cửa đã viết: “265 ngày là thời
gian trong năm các viên chức Nhà nước làm việc ở cơ quan theo chế độ một
tuần nghỉ hai ngày. 11 truyện ngắn trong tập là chân dung cái anh cơng chức
ấy, được ngắm nghía dưới nhiều góc độ khác nhau. Chính vì thế, có người gọi
đây là cuốn tiểu thuyết 11 chương, người khác coi là 11 truyện ngắn liên
hoàn. Nhà văn đã đưa người đọc lần lượt qua 11 ngưỡng cửa của cuộc đời,
quan sát rồi suy ngẫm về thân phận anh viên chức đang cố trườn mình ngoi
lên từng nấc thang danh vọng. Đáng buồn hơn nữa khi càng ngày càng nhìn rõ
những gương mặt quen thuộc trong trang sách lại là những tri thức thường
mạo nhận là tinh hoa của đất nước”[81, 240]. Nguyễn Chí Hoan thì khẳng
định: “Mỗi truyện đều bày ra một bối cảnh phông màn khác nhau nhưng tấn
bi kịch cuộc đời gần như một: đây là một phần mặt trái của lớp thị dân hiện
đại xuất thân đa dạng, nhưng cũng chia sẻ những cố tật - hãnh tiến và gian
manh, đố kị và hời hợt, khôn ngoan mà dung tục hẹp hịi” [81, 249]. Từ góc
nhìn của người sáng tác, Vân Long trong bài viết Một giọng văn khác đã nhận



8

xét: “Ở tập truyện ngắn này, nhà văn hình thành một giọng văn hoàn toàn
khác thời kỳ đầu: trào lộng, châm biếm hóm hỉnh và sắc sảo những câu
truyện, những thói tật đáng cười trong xã hội”, “nhiều chỗ phải bật cười thành
tiếng như đọc Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
hay Azit Nêxin của Thổ Nhĩ Kỳ” [22,245]. Đánh giá về nghệ thuật xây dựng
nhân vật trong tập truyện, Vũ Bão viết: “Anh không vẽ truyền thần mà dùng
ngòi bút sắc sảo dựng những chân dung công chức với đầy đủ mảng sáng tối”
[22, 240]. Cịn đây là ý kiến của Nguyễn Chí Hoan: “Một điều dễ nhận thấy là
hầu hết các nhân vật trong những truyện của Tự sự 265 ngày đều mang một
cái tên thậm xưng chẳng hạn, truyện Chín Triệu, Ba Triệu, Hai Triệu và Bóng
Rổ mang tên cả bốn nhân vật mà rốt cục chẳng ai có tên” [81, 248]. Trong
một bài viết khác, nhà văn Lê Minh Khuê đã phát hiện ra cái duyên kể chuyện
cũng như sự làm việc nghiêm túc của Hồ Anh Thái trong tập Tự sự 265 ngày.
Bà viết: “Tập truyện Tự sự 265 ngày là một phong cách như trình bày sự hóm
hỉnh, có dun, cười vào thói hư tật xấu thời hiện đại của người Việt, và
những trang viết là sự nhào nặn tiếng Việt, trân trọng tiếng Việt. Đối với tác
giả, một dấu phẩy cũng đáng để nhà văn phải trăn trở” [81, 281]. Lê Hồng
Lâm thì nhận thấy sự chuyển biến rất rõ rệt về giọng điệu của Tự sự 265 ngày
so với những tác phẩm trước đó: “Hồ Anh Thái rất dụng công để tạo ra giọng
điệu mới. Câu cú đã vượt qua cấu trúc ngữ pháp thông thường, những dấu
phẩy, dấu chấm được đặt vào vị trí mới một cách sáng tạo” [81, 223].
Truyện ngắn Hồ Anh Thái gây ấn tượng trước hết bởi chất giọng giễu
nhại tinh tế mà sắc sảo, ở một lối viết dường như vượt thoát ảnh hưởng của
các nhà văn trước đó. Trong bài viết Giễu nhại ngôn ngữ thị dân, Ngọc Hà đã
chỉ ra đặc điểm trong việc sử dụng ngôn ngữ của Hồ Anh Thái trên ba phương
diện: lối nói thơng tục, lối nói liệt kê, bổ sung và lối nói nhấn mạnh. Tôn
Phương Lan cũng nhận thấy Hồ Anh Thái luôn làm mới mình qua từng trang

viết, từ giọng điệu, ngơn ngữ đến kết cấu. Bà nhận xét: “Có thể nói trong các


9

truyện ngắn viết gần đây ít khi ta gặp lại một Hồ Anh Thái trong kiểu kết cấu
truyền thống. Anh tạo cho mình một kiểu cấu trúc riêng, một thứ ngơn từ
riêng. Phải nói rằng ngơn ngữ thị dân là một đặc trưng rất riêng trong văn Hồ
Anh Thái. Đó là một nét lạ và khơng thể nói là khơng hấp dẫn. Thứ ngơn từ
đó rất hợp với giọng giễu nhại có trong sáng tác của anh”. Cùng với những ý
kiến đó, Lê Vĩnh Nguyên cho rằng tiếng cười trong truyện ngắn Hồ Anh Thái
có khả năng dồi dào trong việc phóng chiếu, châm biếm và chạm đến phần
nhạy cảm của con người. Đấy là lối viết quen thuộc của kĩ thuật viết hậu hiện
đại.
Cũng như ở thể loại tiểu thuyết, trong truyện ngắn Hồ Anh Thái, yếu tố
huyền thoại đã được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nổi bật. Điều này
đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuần báo Nhà xuất bản Publishers
Weekly (28/9/1998) cho rằng, “những yếu tố siêu thực tràn đầy trong cuốn
hợp tuyển. Giọng điệu chuyển từ châm biếm sang xúc động thấm thía, từ hài
hước sang đau xót. Việc sử dụng tinh tế các huyền thoại và sự phản ánh hấp
dẫn đời sống Việt Nam sau chiến tranh của Hồ Anh Thái đã mang đến những
tác phẩm tao nhã và đầy sức lay động” [77, 455]. Bàn về tập truyện Tiếng thở
dài qua rừng kim tước ra đời trước đó, nhà văn Lê Minh Khuê viết: “Cách
hành văn trong sáng, mỗi câu đều chứa đựng những tình tiết mới mẻ và tràn
đầy chi tiết vừa xác thực vừa ẩn dụ cả tập truyện thoát ra một phong cách mới
mẻ, cốt truyện hay cộng với cách dựng truyện độc đáo, ngôn ngữ truyện ngắn
giản dị nên đã tạo ra sức lôi cuốn mạnh mẽ” và gọi đó là “một vẻ đẹp cổ điển”
[77, 348]. Điêu Thị Tú Uyên, trong bài Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Hồ
Anh Thái đã nhận xét: “Hồ Anh Thái là một trong những nhà văn sử dụng khá
đậm đặc và nhuần nhuyễn yếu tố kỳ ảo trong sáng tác. Tiểu thuyết và truyện

ngắn của anh đều có yếu tố này, đặc biệt là truyện ngắn. Trong các tập truyện
Mảnh vỡ của đàn ông, Tiếng thở dài qua rừng kim tước, Tự sự 265 ngày, Bốn
lối vào nhà cười có sự kết hợp hết sức linh hoạt giữa chất kỳ trong văn học


10

truyền thống phương Đông và cái huyền ảo trong văn học hiện đại phương
Tây để khắc họa chân dung nhân vật với những nét đặc sắc riêng. Nhà văn
vận dụng hình thức phục sinh nhân vật trong truyền thuyết để xây dựng nhân
vật mang năng lực thần thánh, hình thức tiên tri để xây dựng nhân vật tiên tri,
dự báo tương lai, hoặc hình thức biến dạng để xây dựng những nhân vật dị
thường. Mỗi nhân vật đều được thể hiện sinh động và giàu sức biểu đạt.” [57 ]
Một số luận văn Thạc sĩ khi bàn về truyện ngắn Hồ Anh Thái ở những
mức độ khác nhau cũng đã ít nhiều đề cập đến yếu tố huyền thoại trong truyện
ngắn Hồ Anh Thái. Có thể kể đến một số Luận văn, như: Nghệ thuật trần
thuật trong truyện ngắn Hồ Anh Thái của Nguyễn Thị Vân; Những cách tân
trong văn xi Hồ Anh Thái của Hồng Thị Thúy Hằng; Phương thức huyền
thoại trong tiểu thuyết “Đức Phật, nàng Savitri và tôi” của Hồ Anh Thái của
Trần Thị Tuyết Nhung…
Điểm lại tình hình nghiên cứu về sáng tác của Hồ Anh Thái, chúng tôi
thấy cho đến nay cả tiểu thuyết và truyện ngắn của Hồ Anh Thái đã thu hút
mạnh mẽ sự quan tâm của giới nghiên cứu phê bình trong và ngoài nước. Đặc
biệt vấn đề huyền thoại sớm được phát hiện và đề cập trong nhiều bài viết,
cơng trình nhưng chủ yếu dừng lại ở một phương diện như cốt truyện, nhân
vật, không gian, thời gian… hoặc dừng lại ở một vài sáng tác. Trong đó, hầu
hết đều tập trug vào thể loại tiểu thuyết. Cho đến nay, chưa có một bài viết,
cơng trình nào đi sâu tìm hiểu phương thức huyền thoại trong truyện ngắn Hồ
Anh Thái. Từ nhận thức đó chúng tơi đi vào tìm hiểu Phương thức huyền
thoại trong truyện ngắn Hồ Anh Thái trên cơ sở kế thừa và phát triển ý kiến

của những người đi trước với cái nhìn tồn diện và hệ thống hơn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Như tên đề tài đã xác định, mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm
hiểu phương thức huyền thoại trong truyện ngắn Hồ Anh Thái.
3.2. Với mục đích đó, đề tài đặt ra nhiệm vụ:


11

Thứ nhất, chỉ ra được những biểu hiện của phương thức huyền thoại
trong truyện ngắn Hồ Anh Thái và đánh giá mức độ thành cơng của nó
Thứ hai, trong chừng mực nhất định, chỉ ra những dấu ấn cá nhân của
Hồ Anh Thái so với một số nhà văn Việt Nam đương đại.
4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi tư liệu khảo sát
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương thức huyền thoại trong
truyện ngắn của Hồ Anh Thái.
4.2. Phạm vi khảo sát, nghiên cứu của đề tài là truyện ngắn của Hồ Anh
Thái, trọng đó trọng tâm là ba tập truyện: Tiếng thở dài qua rừng kim tước,
Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười. Ngoài ra, chúng tơi cịn khảo sát thêm
một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Bảo Ninh,
Nguyễn Việt Hà, Bùi Hoằng Vị, Thuận, v.v.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết tốt các nhiệm vụ khoa học của đề tài, chúng tôi sử dụng
một số phương pháp sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê, miêu tả.
- phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở để nghiên cứu phương thức huyền thoại trong

truyện ngắn của Hồ Anh Thái
Chương 2. Thế giới hiện thực mang màu sắc huyền thoại trong
truyện ngắn Hồ Anh Thái
Chương 3. Các hình thức cơ bản của huyền thoại hóa trong
truyện ngắn Hồ Anh Thái
Và cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo


12

Chương 1
CƠ SỞ ĐỂ NGHIÊN CỨU PHƯƠNG THỨC HUYỀN THOẠI
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA HỒ ANH THÁI
1.1. Vấn đề huyền thoại và phương thức huyền thoại trong văn học
Việt Nam đương đại
1.1.1. Khái niệm huyền thoại
Huyền thoại là một thuật ngữ xuất hiện từ xa xưa và cách hiểu của nó
khơng ngừng thay đổi. Khái niệm huyền thoại trong hệ thống thần thoại Hy
Lạp không giống với khái niệm huyền thoại trong chữ dùng của nhà sử hoc cổ
đại Hérodote. Huyền thoại của đạo Thiên chúa khác với huyền thoại theo chủ
nghĩa cấu trúc...
Huyền thoại có từ ngơn ngữ cổ Hy Lạp phiên âm theo ngữ hệ La tinh:
Mythos (tiếng Pháp là Mythe, tiếng Anh là Myth). Mythos có ý nghĩa là
những câu chuyện, sự vật mang tính chất thần thoại hoang đường, cần phải
được giải mã mới hiểu được ẩn ý. Ở trên thế giới có rất nhiều quan niệm khác
nhau về huyền thoại, như: Huyền thoại kể “một sự kiện chưa từng bao giờ xảy
ra để nói về một điều đã tồn tại từ xa xưa” (Salluste, sử gia La Mã cổ đại), kể
“một sự kiện đã xảy ra trong thời nguyên thủy, thời hoang đường khai thiên
lập địa” (Mircea Eliade), huyền thoại là “truyện hoang đường từ xa xưa, qua
đó thể hiện một cách tượng trưng quan niệm về thế giới” (Từ điển Encarta).

Từ vựng các thuật ngữ văn học của M.Jarrety định nghĩa huyền thoại là
“truyện hoang đường từ đời nọ qua đời kia, trái với truyền thuyết có tầm hạn
hẹp (nó gắn với một địa điểm chẳng hạn), huyền thoại có khuynh hướng
mang ý nghĩa phổ quát (vũ trụ, siêu hình hoặc nhân loại)...[69]. Trong cuốn
Những huyền thoại, Barthes viết “Một huyền thoại là gì? Tơi sẽ cứ đưa ra câu
trả lời đầu tiên rất đơn giản, nó hồn tồn phù hợp với từ ngun: huyền thoại
là một lời nói”. Nhưng theo ơng, khơng phải lời nói nào cũng là huyền thoại,


13

“mà cần dứt khoát nêu lên ngay từ đầu, huyền thoại là một hệ thống thơng
báo, đó là một thơng điệp” do đó huyền thoại khơng thể là một sự vật, một
khái niệm hay một ý niệm, mà đó là một phương thức thơng báo, đó là một
hình thức, huyền thoại không được xác định bằng nội dung của thông điệp mà
bằng cách thức nó phát ra thơng điệp. Theo từ điển Robert, huyền thoại là
một câu chuyện hoang đường, có nguồn gốc trong dân gian từ thời sơ khai, nó
kể chuyện, dưới dạng biểu tượng, những con người, những sức mạnh thiên
nhiên, như là các mặt khác nhau của thân phận con người. Huyền thoại là câu
chuyện hư tưởng (tiếng Latinh là: Mythos) và có ý nghĩa biểu tượng, mang
nhiều nghĩa bí ẩn.
Trên đây là nhưng khái niệm về huyền thoại được các nhà nghiên cứu
cổ đại và trung đại đưa ra. Hầu hết những quan điểm này đều gặp nhau ở việc
xác định thời gian ra đời, tính hoang đường, biểu tượng của huyền thoại, và
cho rằng huyền thoại chính là lời nói.
Thế kỉ XX, thế giới bàn nhiều về huyền thoại khi tư duy huyền thoại
trở nên phổ biến rộng rãi trong sáng tác văn học. Vì vậy việc đi tìm và xác lập
một định nghĩa, một khái niệm cho huyền thoại cuốn hút sự quan tâm đơng
đảo của nhiều người trong các cơng trình nghiên cứu khoa học. P. Barbéris
nghiên cứu “Các huyền thoại Balzac” cho rẳng, “huyền thoại, đó là một hình

tượng nẩy thêm ý nghĩa mới ngay cả sau khi người sáng tạo ra nó hoặc những
hồn cảnh khiến nó ra đời đã biến đi từ lâu. Chung quanh một huyền thoại, ý
tưởng tiếp tục kết tinh...”. Quan điểm của Barbéris có thể khai thác huyền
thoại trong các tác phẩm văn học, ơng có thể tìm thấy ở đấy những ý nghĩa
mới do hồn cảnh soi sáng. Từ định nghĩa này đã mở rộng nội hàm khái niệm
mở ra con đường tiếp cận chủ nghĩa huyền thoại thế kỷ XX. Tuy vậy, định
nghĩa này cũng bộc lộ những hạn chế. Còn Garaudy xem một hệ thống tín
hiệu thứ ba, nhắc nhở, gợi cho chúng ta liên hệ đến một cái gì đấy ngồi bản
thân hình tượng. Luận điểm này đã phản ánh tương đối rõ tính chất của huyền


14

thoại, hơn nữa đã đề cập đến đặc trưng cơ bản của huyền thoại, mặc dù về mặt
khoa học ông chưa luận giải một cách rõ ràng. Melentisky trong cuốn Thi
pháp huyền thoại, không đưa ra một định nghĩa cụ thể, song có thể thấy ơng
hiểu huyền thoại là tồn bộ những gì được tạo nên do trí tưởng tượng của con
người, phân biệt với tính chất kì ảo, phi thực (huyền thoại cổ), hoặc tính chất
phi logich, phi thực được tạo bởi sự lắp ghép những mẫu vật không theo logic
thơng thường của nó.
Ở thế kỷ XX, huyền thoại trở lại với nhân loại, nó xâm nhập vào dân
tộc học, nhân chủng học, nhân loại học, lịch sử, văn học (sáng tác và phê
bình) khai thác triệt để huyền thoại, nhà văn tái hiện huyền thoại cổ dưới dạng
hiện đại (Xizip, Ăngtigôn...) với ý nghĩa hiện đại và ra đời những bộ mơn phê
bình “phê bình huyền thoại học”... Hiện nay huyền thoại được hiểu theo nghĩa
rộng, là huyền thoại những câu chuyện có ý nghĩa sâu thẳm, vĩnh cửu và toàn
nhân loại, thường dưới dạng biểu tượng và có chức năng biểu đạt thân phận
con người (Kafka, Hêminguê...). Nhân vật lịch sử có thể trở thành nhân vật
huyền thoại: truyện pha trộn cái thực với cái hoang đường, cái hư ảo, cái kỳ
diệu, thường bằng phương pháp phóng đại các kích cỡ, làm lệch lạc hình

tượng nhân vật hay sự kiện lịch sử, có khi thần bí hóa nó, nhằm mục đích giải
thích một nhân vật kỳ vĩ hoặc tuyên truyền trong đại chúng một tư tưởng nào
đó...
Ở Việt Nam, thời kì đổi mới (1986) bắt đầu có nhiều cơng trình nghiên
cứu về huyền thoại với những định nghĩa khác nhau. Theo Đỗ Đức Hiểu,
trong Từ điển văn học (Bộ mới), Nxb Thế giới 2004: “Huyền thoại là khái
niệm chỉ một hình thức tư duy đặc thù của con người thời ngun thủy, trong
đó có cái kì ảo che giấu những sự thật, được bảo lưu dưới nhiều dạng thức của
đời sống tinh thần nhiều nhóm cư dân trên thế giới và đi vào văn học nghệ
thuật. Huyền thoại lấp lánh nhiều nghĩa bí ẩn, do đó, nó thường mang tính đa
âm, phát sáng nhiều thơng điệp, nó xuất phát từ vô thức tập thể ngày cổ xưa.


15

Nó trở thành những mẫu cổ từ đó các nhà văn sau này khai thác và sáng tạo
theo vô thức cá nhân”.
Theo Hữu Ngọc: “huyền thoại là những câu chuyện do trí tưởng tượng
tập thể đặt ra để giải thích những thành tích kỳ diệu của thần thánh, anh hùng,
những hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội và gửi gắm những nguyện vọng thầm
kín của một cộng động. Huyền thoại nằm sâu lắng trong tiềm thức dân tộc và
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác qua con đường vô thức”.
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi xem huyền thoại như một
phương thức nghệ thuật trong sáng tạo văn học. Huyền thoại được nhìn nhận
với tư cách là một phương thức nghệ thuật biến hiện thực hành hoang đường
mà khơng đánh mất tính chân thực, đưa những yếu tố huyền thoại tái hiện thế
giới thực tại, lấy cái biến ảo để nói cái hiện tồn, lấy cái phi lý nói cái hữu lý,
lấy cái logich của tinh thần để thấy cái vận động cuộc sống một cách hiệu quả
hơn.
1.1.2. Huyền thoại - một phương thức biểu đạt của văn học hiện đại

Ngay từ những ngày đầu sơ khai của lịch sử, con người cổ xưa đã biết
sáng tác cho mình những huyền thoại để giải thích những hiện tượng tự nhiên
bằng những tư duy non nớt, mơ hồ. Cho đến bây giờ, khi những kỹ thuật văn
chương đã tiến bộ vượt bậc trở nên hiện đại và văn minh hơn, cái tư tưởng
huyền thoại ấy tưởng không tồn tại nữa. Nhưng đến thế kỉ XX, huyền thoại
bắt đầu được phục sinh trở lại.
Thế kỷ XX, tiểu thuyết phương Tây phát triển trong sự đa dạng đối
nghịch nhau về nhiều mặt. Bên cạnh những thành tựu của tiểu thuyết hiện
thực với khuynh hướng hiện thực phê phán hoặc khuynh hướng hiện thực xã
hội chủ nghĩa, hướng sáng tác mới của M.Proust, I.Joyce, F.Kafka..., lại cho
thấy một loạt các nguyên tắc tiểu thuyết vốn đã thành truyền thống trước kia
bị biến đổi. Độc thoại nội tâm bao trùm tác phẩm như một thủ pháp của tiểu
thuyết dòng ý thức, sự xáo trộn liên tục các bình diện thời gian và không gian,


16

các mảng đời sống hiện thực hòa quyện cùng huyền thoại, xuất hiện người kể
chuyện khơng tồn năng khi trong lời kể có cả cái biết và cái khơng biết, cái
khách quan lẫn chủ quan. Các vấn đề về “ngôi” và “thời” của lời trần thuật trở
thành chìa khóa cho việc đọc tiểu thuyết theo khuynh hướng phức điệu, đa
thanh.
Huyền thoại với tư cách là một phương thức biểu đạt của văn học hiện
đại, là phương thức nghệ thuật gắn liền với sáng tác của nhà văn. “Từ gương
mặt hỗn mang trong ý nghĩa cơ bản của thần thoại nguyên thủy đến gương
mặt tha hóa trong cảm hứng, chủ đạo của huyền thoại hiện đại là một nỗ lực
sáng tạo, đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết đã đem đến cho văn chương nhân loại,
một quan niệm khác: Lý giải lịch sử và đời sống con người bằng những đối
lập, mặc cảm, phi lí, khắc khoải... Đại diện cho tiểu thuyết huyền thoại thế kỉ
XX là F.Kafka, J.Joyce và Th.Mann”. Đặc biệt là trường hợp Kafka. Với tư

cách là con người mất gốc, kẻ bị truy đuổi, ông đã viết trong nhật ký của
mình: “Khơng tổ tiên, khơng gia đình, khơng dịng giống, với lịng thèm khát
mãnh liệt muốn có tổ tiên, gia đình, dịng giống”. Và với tư cách là nhà văn,
ơng thể hiện điều đó qua những Biến dạng, Lâu đài, Vụ án... được
E.M.Melentinsky - nhà folklore và kí hiệu học nổi tiếng, cho rằng: “Huyền
thoại về sự tha hóa do trí tưởng tượng của Kafka tạo nên biểu hiện ở chỗ các
lực lượng xã hội ngoài cá nhân mà phụ thuộc vào chúng lại là sự thể hiện các
lực lượng siêu xã hội, siêu nghiệm, và có tính chất siêu tưởng” [60, 482].
F.Kafka cũng đã tạo ra những kỹ thuật viết khiến một số tác phẩm của ông
mang tính cách đa tầng và đa phương về ý nghĩa. Cuốn Lâu đài (Das Schloss,
1926) là một tác phẩm chứa đựng đầy những ẩn dụ phức tạp và có khả năng
gợi tưởng tượng cực kỳ phong phú. Cả cuốn tiểu thuyết tồn tại như một ký
hiệu biểu ý đa giác khiến người đọc mỗi lúc lại tiếp tục nhìn thấy một ý nghĩa
khác, như thể nhìn thấy mn hình vạn trạng. Mỗi lần đọc, chúng ta có thể
nhìn thấy nó biến dạng: Nó có thể như một ẩn ý, triết lý, hay như một ẩn ý


17

chính trị, hay như một tiếng nói mang màu sắc Do Thái, hay như một thái độ
phân tâm học kiểu Freud. Nó như một bài thơ kỳ lạ, và từ chối mọi công thức
diễn dịch, và chỉ cho phép chúng ta cảm nhận bằng chính kinh nghiệm đọc
trực tiếp và toàn thể để nắm bắt những biểu tượng biến thiên năng động.
Sau Kafka, đặc biệt từ những năm 60, tinh thần tiếp nhận và sáng tạo
huyền thoại, nhất là các huyền thoại hiện đại dựa trên folklore dân tộc - vùng
miền lan sang các nước Châu Mĩ La Tinh, các nước thuộc thế giới thứ ba. Xu
hướng trí tuệ - luận đề hiện đại kiểu Châu Âu ở đây được kết hợp với các
truyền thống thần thoại và folklore cổ xưa.
Phương thức huyền thoại hóa đã tạo nên những nét đặc trưng mới trong
nghệ thuật Mĩ La Tinh, đó chính là sự hoàn trộn giữa hiện thực và hư ảo nhằm

phản ánh hiện thực xã hội và sự khủng hoảng về hệ ý thức của cá nhân trong
xã hội. Trong các tác phẩm được viết bằng phương thức huyền thoại hóa, tiêu
biểu là tiểu thuyết Trăm năm cơ đơn. Đây là cuốn tiểu thuyết lớn nhất của
Gabriel Garcia Marquez, ra đời năm 1967. Với tác phẩm này, Marquez đã
được trao tặng giải thưởng Nobel văn học năm 1982. Nhân vật trong tiểu
thuyết huyền thoại thường được xây dựng, miêu tả bằng motif con người cô
đơn, lưu đày, những số phận bi thảm, luẩn quẩn trong những vịng đời khơng
lối thốt, họ sống dường như khơng có tương lai, mà chỉ còn biết sống trong
hiện tại với những khát vọng thấp hèn. Bằng thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, văn
học huyền ảo hướng con người tới những mối quan hệ phức tạp, đa dạng, đặc
biệt là tập trung biểu hiện tâm trạng cơ đơn lạc lồi, những cảm giác lo âu mệt
mỏi, sự thù địch của con người với hoàn cảnh, sự bất lực cũng như tính chất
bí ẩn xa lạ của thế giới. Phương thức huyền thoại hóa trong văn học Mĩ La
Tinh đã góp phần quan trọng, ngồi việc khái qt hiện thực, là khẳng định
khát vọng tìm tịi đổi mới về nội dung và hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết
hiện đại. Tiếp sau văn học Mĩ La Tinh, phương thức huyền thoại hóa đã trở
nên khá phổ biến trên toàn thế giới. Rất nhiều tác giả, tác phẩm được đánh giá


18

cao đều ít nhiều có sử dụng những yếu tố huyền thoại trong tác phẩm của
mình, như: A.Camus, S.Bekette, J.M.Coezee, Cao Hành Kiện, Mạc Ngơn...
Có thể thấy phương thức huyền thoại là một trong những kỹ thuật sáng
tác được rất nhiều các nhà văn trên thế giới quan tâm và lựa chọn. Với
phương thức huyền thoại các nhà văn dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và lý
giải những hiện tượng phức tạp về ý thức, cả trong vô thức, tiềm thức của con
người. Nó giúp nghệ thuật vượt lên trên mâu thuẫn giữa cái vơ thường và tính
chất trường tồn của thời gian, giúp lí giải những điều mà bình thường khơng
thể lý giải nổi, trong đó có sự cố gắng lý giải đời sống nội tâm của con người.

1.1.3. Vấn đề nghiên cứu huyền thoại trong văn học hiện đại
Từ thế kỉ XX, huyền thoại tiếp tục được nghiên cứu một cách rộng rãi,
trở thành tiêu điểm trên sách báo ở phương Tây với những cơng trình lí luận
khác nhau như: Huyền thoại Sisyphe (1942) của Camus, Thơ ca huyền thoại và
hiện thực (1942) của P.Wheelwright, Ghi chú về nghiên cứu huyền thoại
(1946) của R.Chase, Huyền thoại và sự tiếp cận bi kịch Shakespeare từ góc độ
lễ thức (1957) của H.Weisinger, Những huyền thoại (1957) của R.Barthes, Về
một chủ nghĩa hiện thực không bờ bến (1963) của R.Garaudy, Huyền thoại
Rimbaud (1952 - 1968) của R.Etiemble, Các huyền thoại Balzac (1972) của
P.Barberis, Huyền thoại tính nội tâm (1976) của J.Bouveresse...
Trong các cơng trình nghiên cứu, đáng chú ý nhất là chuyên khảo Thi
pháp của huyền thoại của E.M.Melentinsky. Một trong những cơng trình thành
cơng và gây được tiếng vang trong lĩnh vực nghiên cứu huyền thoại. Huyền
thoại được xem xét bắt đầu từ những hình thức cổ xưa nhất của nó cho đến
những biểu hiện của “chủ nghĩa huyền thoại” trong văn học thế kỉ XX.
E.M.Melentinsky cho rằng, huyền thoại là một hiện tượng trung tâm trong lịch
sử văn hóa, đồng thời là phương tiện cổ xưa để nhận thức thực tại xung quanh
và bản chất của con người, huyền thoại còn là nơi khởi đầu của mọi hệ tư
tưởng và của các loại hình văn hóa nghệ thuật khác nhau. Theo ông, “chủ nghĩa


19

huyền thoại không đối lập với nhân tố phê phán thực thụ, thậm chí nó cịn đề
xuất những phương tiện bổ sung để biểu hiện sắc bén hơn cho những gì quan
sát được về tình trạng cào bằng cá tính con người, về sự tha hóa quái gở, sự
dung tục của thứ “văn xuôi” tư sản, trạng thái khủng hoảng của văn hóa tinh
thần” [60, 403]. Bên cạnh đó, khi nghiên cứu chủ nghĩa huyền thoại thế kỉ XX,
ở thể loại tiểu thuyết, ông đặc biệt nhấn mạnh một đặc điểm quan trọng “đó là
mối liên hệ chặt chẽ nhất của nó, mặc dù có vẻ phi lí, với chủ nghĩa tâm lí mới,

tức là tâm lí học phổ quát của tiềm thức, đã đẩy lùi tính cách luận mang tính xã
hội của tiểu thuyết thế kỉ XIX [60, 405]. Từ những luận điểm giàu tính thuyết
phục này được ơng cụ thể hóa một cách sinh động khi bàn về “chủ nghĩa huyền
thoại” của F.Kafka. E.M.Menlentinsky nhận xét tính chất của sự sáng tạo
huyền thoại trong tưởng tượng nghề thuật của F.Kafka bộc lộ ở tính tượng
trưng của nó, bộc lộ ở sự kiến tạo cốt truyện nơi ông là sự kiến tạo có mục đích
cái mơ hình tượng trưng thế giới, mơ hình thể hiện ý nghĩa chung của tác phẩm
Kafka, các nhân vật của ông không phải là những bậc tổ tiên, các vị thần, các
đấng sáng tạo, nhưng dẫu sao cốt truyện vẫn lấy từ không gian, thời gian thế
tục mang tính lịch sử đời thường. “Sự tưởng tượng sáng tạo huyền thoại của
F.Kafka có tính chất tự giác và khơng khái niệm hóa thế giới xung quanh nhờ
các motif huyền thoại hóa truyền thống, nó thể hiện chính xác hơn và thỏa mãn
hơn trạng thái “hiện đại” của ý thức và trạng thái của “thế giới” đương thời
F.Kafka đang bao quanh, ví dụ như hiện tượng tha hóa, sự cào bằng cá tính con
người, sự cơ đơn hiện sinh của cá nhân trong xã hội hiện đại...” [60, 472].
Trong ý nghĩa này có chủ nghĩa huyền thoại của F.Kafka với tồn bộ tính chất
phức tạp của nó trở nên cởi mở hơn và có thể giúp làm sáng tỏ hơn chân lý của
thi pháp huyền thoại thế kỉ XX so với huyền thoại cổ đích thực.
Ngồi ra, trong chuyên khảo Thi pháp của huyền thoại, E.M.Menlentinsky
còn nghiên cứu các tác phẩm của các nhà tiểu thuyết lớn khác trên bình diện
những dạng thức huyền thoại hóa khác nhau trong tiểu thuyết thế ki XX. Trong


20

đó nổi bật nhất khi nghiên cứu các tác phẩm của G.G.Marquez,
E.M.Menlentinsky cho rằng G.G.Marquez đã sử dụng thi pháp huyền thoại
hóa của sự lặp lại và thay thế, cũng như sử dụng khá điêu luyện các bình diện
thế tục khác nhau trong quá trình sáng tác. G.G.Marquez trình bày một mơ
hình chủ yếu về phương diện dân tộc. Mơ hình này một mặt nhấn mạnh những

đại lượng bất biến trong đời sống của dân tộc hay nhân loại, trong tâm lí, trong
tình huống trị, trong những “vai diễn” cơ bản được lặp lại, mặt khác nhấn mạnh
tính năng động lịch sử của Mĩ La Tinh từ khi được Colunbus phát hiện đến
nay, nhấn mạnh sự tiến hóa của những tính cách con người” [60, 504].
Có thể thấy, trong văn học hiện đại, phương thức huyền thoại hóa được
nhiều cây bút sử dụng trong sáng tác của mình, đồng thời trở thành tâm điểm
nghiên cứu văn học hiện đại.
1.2. Huyền thoại - một phương thức khái quát hiện thực quan
trọng trong văn xuôi Việt Nam đương đại
1.2.1. Sự xuất hiện của phương thức huyền thoại trong văn học Việt
Nam đương đại
Thế kỉ XX chứng kiến những tìm tịi, đổi mới thể loại văn học, nhất là
truyện ngắn và tiểu thuyết. Trong đó, truyện ngắn được xem là có tính năng
động nhất. Ở Vệt Nam, từ sau Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ VI, hồn cảnh
đất nước có nhiều thay đổi trên mọi mặt văn hóa, chính trị, mở ra một thời kỳ
mới cho văn học. Tự do, dân chủ trong sáng tạo văn học đã trở thành vấn đề
trung tâm được Đảng chú trọng, xem đó như là điều kiện sống cịn để tạo nên
giá trị đích thực của văn hóa, văn nghệ. Thực tiễn của đất nước vừa tạo tiền đề
cho các nhà văn đổi mới, vừa là nhân tố tạo ra quá trình tự đổi mới âm thầm
nhưng bức bách, quyết liệt trong bản thân mỗi người nghệ sĩ. Bên cạnh đó,
những đổi thay trong giao lưu văn học cũng là điều kiện cho văn học phát
triển. Nếu trước đây, giao lưu văn học chủ yếu mang tính chất khu vực
(phương Đơng và các nước thuộc hệ Xã hội chủ nghĩa cũ), thì bây giờ nó đã


21

mang tính chất tồn cầu. Mỗi biến động của văn học phương Tây và văn học
thế giới đều ảnh hưởng đến văn học Việt Nam. Văn học nước ta đã mở cửa
đón nhận nhiều luồng gió mới từ văn học nhân loại.. Những tác phẩm văn học

nước ngồi nhanh chóng được dịch, giới thiệu đã góp phần tạo nên sự phong
phú, đa dạng cho đời sống văn học dân tộc. Trong bối cảnh đó, các nhà văn
Việt Nam, nhất là thế hệ nhà văn thời hậu chiến, luôn trăn trở, tìm kiếm
những phương thức biểu đạt mới. Hịa Vang, cây bút từng gây được sự chú ý
của người đọc với những tác phẩm có cách viết mới lạ, ý tưởng độc đáo, như
Nhân sứ, Sự tích những ngày đẹp trời... quan niệm: “Tôi cho rằng phản ánh
cái cõi đời, cõi người này mà chỉ dùng cái công cụ hiện thực thơi thì khơng
đủ”. Điều này có nghĩa là, với họ, hiện thực lúc này khơng đồng nghĩa với
tính có thật, giống như thật mà cao hơn thế, nó là “vẻ đẹp huyền thoại của sự
tái hiện tự nhiên theo cách nhìn độc đáo của nhà văn về sự vật” [3]. Phản ánh
hiện thực không phải là sự sao chép hiện thực, mà là tái tạo hiện thực của
người nghệ sĩ. Việc thay đổi về quan niệm hiện thực đã dẫn đến sự bùng phát
về đề tài trong văn học, giúp nhà văn có thể tiếp cận cuộc sống từ nhiều chiều,
nhiều góc độ, đi sâu vào những góc khuất của hiện thực khách quan và hiện
thực tâm hồn với những chiêm nghiệm, suy tưởng và dự cảm về cuộc đời, con
người. Từ đó mở rộng trường liên tưởng trong sự tiếp nhận của bạn đọc.
Trước sự chuyển mình của thời đại, văn học thực sự có điều kiện để
nảy nở các dạng thức khái quát, các thủ pháp nghệ thuật tiếp cận và tái hiện
cuộc sống. Đã đến lúc người ta nhận thấy “khơng nhất thiết chỉ có phương
pháp hiện thực chủ nghĩa. Chúng ta chấp nhận cả lãng mạn, tượng trưng,
huyền thoại, viễn tưởng, miễn là ở một trường hợp cụ thể nào đấy, các
phương pháp đó có thể nói lên một cách tốt nhất chân lí cuộc sống, miễn là
cái tâm của người viết luôn ngời sáng, luôn luôn hướng về nhân dân và cách
mạng” [6]. Trong đời sống văn học hơm nay, ngồi dạng thức khái qt theo
khn hình cuộc sống, trong văn học cịn sử dụng motif huyền thoại, các thủ


22

pháp nghịch dị, các biện pháp lạ hóa khác nhằm mở rộng, đổi mới ước lệ

đang được xem là bình thường. Sự hiện diện của những bút pháp nghệ thuật
này đã làm mới lạ đời sống văn học, giúp người viết sáng tạo tự do và mở
rộng biên độ đến cùng trong sáng tác - tiếp nhận của văn học. Yếu tố huyền
thoại, kì ảo khơng hề xa lạ với độc giả thế giới. Ngay từ buổi đầu sơ khai của
lịch sử, con người đã biết sử dụng yếu tố huyền thoại để lí giải các hiện tượng
thiên nhiên, xã hội, tạo ra một màn sương huyền thoại lung linh trong văn
học, là trầm tích ni dưỡng các sáng tạo vật chất lẫn tinh thần của nhân loại.
Ở phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, ngồi văn học dân gian, cái
kì trong truyền thống văn học cịn gắn bó chặt chẽ với triết học Phật giáo và
phần nào triết học Lão Trang, hai học thuyết này đã dung hịa với tín ngưỡng
gốc dân gian để góp phần tạo ra bản sắc dân tộc Việt Nam. Triết học Phật
giáo với học thuyết về kiếp, về cuộc sống sau cái chết hay sự tái sinh đã mở ra
cho văn học một mạch nguồn tư duy hết sức phong phú. Triết học Lão Trang
lại đặc biệt nhấn mạnh đến sự biến hóa qua lại giữa hai mặt đối lập, những
hiện tượng pháp thuật phù phép để cứu cánh cho cuộc sống. Theo đó, âm và
dương, họa và phúc, thực và hư, nhược và cường, chân và ảo... là một loạt cặp
phạm trù có thể được nhìn dưới quan điểm biến dịch. Đó là nhân tố quan
trọng, khiến cho văn xi có yếu tố kì ảo đương đại dẫu chịu sự tác động
mạnh mẽ của văn học hiện đại phương Tây vẫn không ngừng bám rễ sâu để
hút dưỡng chất từ truyền thống. Điều này khiến cho chúng một mặt không trở
thành “những quái thai của thời đại”, một mặt vẫn bắt kịp với xu thế của thời
đại, thu hút thị hiếu người đọc. Người đọc vừa cảm thấy mới lạ vừa cảm thấy
quay trở về với cái kì ảo trong mạch nguồn văn học dân tộc. Đến lượt mình,
sự mới lạ hấp dẫn của truyện kì ảo thế giới đã tác động tích cực đến đời sống
văn hóa, văn học dân tộc. Nói khác đi, những nhân tố truyền thống giữ vai trò
điểm tựa và là yếu tố nội lực của cá tính sáng tạo, cịn hiện đại góp phần tạo
ra những bước nhảy về chất của văn xi có yếu tố kì ảo sau đổi mới.



×