Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Ngôn từ thể hiện ý nghĩa trào phúng trong vè nghệ tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.26 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHAN THỊ THANH TÂM

NGÔN TỪ THỂ HIỆN Ý NGHĨA TRÀO PHÚNG
TRONG VÈ NGHỆ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHAN THỊ THANH TÂM

NGÔN TỪ THỂ HIỆN Ý NGHĨA TRÀO PHÚNG
TRONG VÈ NGHỆ TĨNH
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.02.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN HOÀI NGUYÊN

NGHỆ AN - 2016



LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành, ngoài sự cố gắng của bản thân phải kể
đến sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo, Tiến sĩ Nguyễn Hồi Ngun, sự
động viên, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ trong tổ Ngôn ngữ, khoa Sư
phạm Ngữ Văn cũng như các bạn học viên lớp Cao học 22, chuyên ngành
Ngôn ngữ học và gia đình.
Nhân dịp này, em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, bạn bè
và người thân, đặc biệt là thầy giáo, TS. Nguyễn Hoài Nguyên đã tạo điều
kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Do thời gian hạn hẹp, trình độ nghiên cứu khoa học cịn nhiều hạn chế
nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự góp ý của các
thầy cô giáo và các bạn quan tâm vấn đề này để luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 8 năm 2016
Tác giả


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ................................................ 1
2. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 2
3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 2
4. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 3
5. Bố cục của luận văn ................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI................................................................................. 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 4
1.1.1. Những nghiên cứu về thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh .......................... 4

1.1.2. Những nghiên cứu về vè Nghệ Tĩnh ............................................... 6
1.2. Cơ sở lý luận của đề tài........................................................................... 7
1.2.1. Trào phúng và ngôn ngữ trào phúng ............................................... 7
1.2.2. Các thể thơ dân gian người Việt Nghệ Tĩnh ................................. 11
1.2.3. Kho tàng vè Nghệ Tĩnh ................................................................. 14
1.3. Tiểu kết chương 1 ................................................................................. 18
Chương 2. TỪ NGỮ THỂ HIỆN Ý NGHĨA TRÀO PHÚNG TRONG
VÈ NGHỆ TĨNH ........................................................................................... 20
2.1. Từ trong ngôn ngữ và từ trong tác phẩm văn chương .......................... 20
2.1.1. Từ trong ngôn ngữ ......................................................................... 20
2.1.2. Từ trong tác phẩm văn chương ..................................................... 21
2.2. Các lớp từ tiêu biểu thể hiện ý nghĩa trào phúng trong vè Nghệ Tĩnh ..... 23
2.2.1. Từ hội thoại ................................................................................... 23
2.2.2. Từ địa phương ............................................................................... 28
2.2.3. Từ thông tục .................................................................................. 41
2.3. Tiểu kết chương 2 ................................................................................. 46


Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THỂ HIỆN Ý NGHĨA
TRÀO PHÚNG TRONG VÈ NGHỆ TĨNH ............................................... 48
3.1. So sánh tu từ ......................................................................................... 48
3.1.1. Khái niệm so sánh tu từ ................................................................. 48
3.1.2. Biện pháp so sánh tu từ thể hiện ý nghĩa trào phúng trong vè
Nghệ Tĩnh ...................................................................................... 48
3.2. Ẩn dụ..................................................................................................... 54
3.2.1. Khái niệm ẩn dụ ............................................................................ 54
3.2.2. Biện pháp ẩn dụ thể hiện ý nghĩa trào phúng trong vè Nghệ Tĩnh .... 54
3.3. Ngoa dụ ................................................................................................. 63
3.3.1. Khái niệm ngoa dụ ........................................................................ 63
3.3.2. Biện pháp ngoa dụ thể hiện ý nghĩa trào phúng trong vè

Nghệ Tĩnh ..................................................................................... 64
3.4. Điệp và đối ............................................................................................ 69
3.4.1. Khái niệm điệp và đối ................................................................... 69
3.4.2. Biện pháp điệp và đối thể hiện ý nghĩa trào phúng trong vè
Nghệ Tĩnh ...................................................................................... 70
3.5. Tiểu kết chương 3 ................................................................................. 76
KẾT LUẬN .................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 81
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN ............................................................................... 85


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
1.1. Lý do chọn đề tài
- Kho tàng thơ ca dân gian xứ Nghệ là một gia tài đồ sộ lưu giữ các giá
trị văn hố, tinh thần, ngơn ngữ, văn chương,… vô giá của nhiều thế hệ người
Việt định cư trên đất Hồng Lam. Kho tàng thơ ca dân gian xứ Nghệ phong
phú, đa dạng, gồm nhiều thể loại khác nhau: ca dao, hát ví, hát giặm, vè, trong
đó, thể loại vè Nghệ Tĩnh hết sức phong phú, đặc sắc. Cho đến nay, nhiều
cơng trình nghiên cứu đã khảo sát thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh trên các bình
diện nội dung và hình thức từ nhiều góc độ khác nhau. Từ góc nhìn ngơn ngữ
học, một số cơng trình đã khảo sát đặc trưng hình thức của các thể thơ dân
gian Nghệ Tĩnh, tìm hiểu đặc điểm ngơn ngữ của ca dao, của ví giặm Nghệ
Tĩnh, v.v..
- Ngơn từ trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh nói chung, trong vè Nghệ
Tĩnh nói riêng có nhiều nét độc đáo, có tính đặc hữu địa phương. Cố nhiên,
việc tìm hiểu ngôn ngữ thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh là một việc làm phức tạp,
địi hỏi nhiều thời gian và cơng sức của nhiều người nhưng là công việc cần
thiết, thú vị và bổ ích. Từ nhận thức đó, chúng tơi mạnh dạn tìm hiểu một khía

cạnh ngơn ngữ trong vè Nghệ Tĩnh: ngôn ngữ trào phúng.
- Vè Nghệ Tĩnh là một hình thức thơ tự sự, kể chuyện trong dân gian,
tức là sử dụng cả phương thức tự sự và phương thức trữ tình. Thể loại vè
mang sắc thái xứ Nghệ rõ nét qua việc phản ánh sự việc và con người ở một
vùng địa phương cụ thể bằng ngôn ngữ Nghệ Tĩnh mô, tê, răng, rứa. Ngôn
ngữ vè Nghệ Tĩnh hết sức sinh động, đa dạng, độc đáo. Các kiểu ngôn ngữ
trong vè Nghệ Tĩnh gồm tả thực, trữ tình, anh hùng ca, chính luận, châm
biếm, trong đó, ngơn ngữ châm biếm là nổi trội nhất, vì đó là một đặc tính của


2
vè. Vì thế, chúng tơi chọn khảo sát Ngơn từ thể hiện ý nghĩa trào phúng trong
vè Nghệ Tĩnh làm luận văn tốt nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghệ Tĩnh là một vùng đất cổ nước non nhà, có nhiều đặc điểm riêng
biệt về địa lý, lịch sử, dân cư, ngôn ngữ và văn hố. Do đó, tìm hiểu ngơn từ
trong vè Nghệ Tĩnh, ngoài việc lý giải các phương thức gây cười, nghệ thuật
trào phúng của người Nghệ Tĩnh được thể hiện qua một thể loại thơ ca dân
gian, luận văn cịn hướng đến góp phần tìm hiểu những đặc trưng về ngơn
ngữ và văn hố của người xứ Nghệ được thể hiện trong từng thể loại thơ ca
dân gian.
2. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là từ ngữ và các biện pháp tu từ thể
hiện ý nghĩa trào phúng trong Kho tàng vè xứ Nghệ, gồm 09 tập (từ tập 1 đến
tập 9), Nxb Nghệ An, 2001.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ dưới đây:
- Trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận của đề tài.
- Tìm hiểu các lớp từ ngữ nổi bật thể hiện ý nghĩa trào phúng trong kho

tàng vè Nghệ Tĩnh.
- Tìm hiểu các biện pháp tu từ tiêu biểu thể hiện ý nghĩa trào phúng
trong kho tàng vè Nghệ Tĩnh.
3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Dùng phương pháp thống kê để xác lập và phân loại tư liệu.
- Dùng phương pháp phân tích diễn ngôn nhằm xác lập ý nghĩa trào
phúng được thể hiện qua từ ngữ và các biện pháp tu từ.


3
- Dùng phương pháp so sánh; tiến hành so sánh ngôn ngữ vè với các
thể thơ dân gian khác (hát giặm, hát ví, ca dao) để làm nổi bật vấn đề.
4. Đóng góp của luận văn
Các kết quả của luận văn góp phần làm nổi rõ những nét đặc sắc về
ngôn ngữ vè Nghệ Tĩnh thể hiện ý nghĩa trào phúng, qua đó, nhận diện kiểu
tư duy của người Nghệ: vừa uyên bác vừa hóm hỉnh, sâu sắc nhưng trào tiếu.
Các kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu bổ ích cho việc giảng dạy văn học
địa phương trong nhà trường phổ thông và đại học.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung luận văn
trình bày trong ba chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2. Các lớp từ thể hiện ý nghĩa trào phúng trong vè Nghệ Tĩnh
Chương 3. Các biện pháp tu từ thể hiện ý nghĩa trào phúng trong vè
Nghệ Tĩnh


4
Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu về thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh
Từ những năm 40 của thế kỷ XX, giới nghiên cứu đã qua tâm tìm hiểu
thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh một cách có hệ thống. Các nhà nghiên cứu văn học
dân gian như Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Tất Thứ, Ninh Viết Giao, Nguyễn
Chung Anh, Thái Kim Đỉnh,… đã sưu tầm và xuất bản nhiều cơng trình có
giá trị. Dựa trên cách phân loại dân gian, các nhà nghiên cứu đã phân chia thơ
ca dân gian Nghệ Tĩnh thành vè, hát giặm, hát ví, ca dao, v.v.. Trong q trình
giới thiệu và phân tích, các tác giả đã đề cập đến ngơn từ và các yếu tố hình
thức trong các thể loại ở những mức độ nông sâu khác nhau.
Năm 1963, tái bản Hát giặm Nghệ Tĩnh, các tác giả Nguyễn Đổng Chi
và Ninh Viết Giao, trong phần giới thiệu có đề cập đến ngôn từ trong hát giặm
khi bàn về các loại vần chân, kết cấu dòng thơ, khổ thơ.
Tổng thuật các tác phẩm Hát phường vải và Kho tàng ca dao xứ Nghệ,
tác giả Ninh Viết Giao đã lí giải tính chất bác học của lời thơ dân gian: Qua
việc tắm gội vào dịng sơng dân ca mát mẻ, nhà nho Nghệ Tĩnh không những
đã làm cho ca dao Nghệ Tĩnh phong phú thêm mà còn được mài rũa thêm về
mặt nghệ thuật, nhất là phương diện ngôn từ [I, tr. 29].
Tác giả Nguyễn Phương Châm tiếp tục phát triển thêm: Nhiều lời ca
dao xứ Nghệ mang giọng điệu, âm hưởng, hơi thở của văn chương bác học
biểu hiện ở ngơn ngữ, hình ảnh, biểu tượng, thể thơ,…[5, tr.13].
Tác giả Nguyễn Xuân Đức, khi phân tích một số bài ca dao Nghệ
Tĩnh đã bàn về vai trò của tiếng Nghệ; tác giả khẳng định: Có những từ


5
trong văn chương nếu dùng tiếng Nghệ sẽ “đắt” hơn nhiều so với tiếng phổ
thơng [13, tr.49].

Trong cơng trình Về văn học dân gian xứ Nghệ, tác giả Ninh Viết Giao
đã nghiên cứu thơ ca dân gian xứ Nghệ một cách có hệ thống. Tác giả có các
chương giới thiệu ca dao và đồng dao, về vè và hát phường vải. Trong lời nói
đầu, tác giả khẳng định: Chính họ, bao đời rồi, đã sáng tạo ra một gia tài văn
hố hữu thể và vơ thể, phong phú, đa dạng, giàu sức sống, mang rõ sắc thái
văn hoá địa phương xứ Nghệ,… [15, tr.7].
Các tác giả Đỗ Thị Kim Liên, Nguyễn Nhã Bản, Hoàng Trọng Canh,
Nguyễn Hoài Nguyên, Trịnh Thị Mai, Ngơ Văn Cảnh… đã có nhiều bài viết
tìm hiểu các khía cạnh ngơn ngữ trong các thể loại thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh.
Chẳng hạn, cơng trình Bản sắc văn hoá của người Nghệ Tĩnh, do Nguyễn Nhã
Bản chủ biên đã khảo sát khá đầy đủ vai trò của vốn từ địa phương trong thơ
ca dân gian, qua đó, nhận diện bản sắc văn hoá của người Nghệ Tĩnh: Trong
sáng tác thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh, vốn từ vựng địa phương vẫn là công cụ
biểu hiện một cách chính xác, sinh động đời sống và tâm hồn người Nghệ. Hệ
thống từ ngữ là vết lông ngỗng Mỵ Châu trong hành trình thơ nói chung, thơ
ca dân gian nói riêng. Ở đó, người Nghệ đã bằng vào sự sáng tạo của mình
tạo dựng được những cách dùng từ độc đáo, đã vận dụng vốn từ địa phương
một cách linh hoạt làm tăng sức mạnh biểu nghĩa của vốn từ vựng. Chính vì
thế mà nó làm cho tác phẩm thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh mang một bản sắc
riêng,nó đã đóng góp một tiếng nói riêng vào kho tàng văn học dân gian
chung của dân tộc [3, tr.395].
Có nhiều luận án, luận văn, khoá luận ở các trường đại học cũng chọn
thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh làm đề tài nghiên cứu. Luận án của Ngô Văn Cảnh
(2004) Đặc trưng hình thức của các thể thơ dân gian Nghệ Tĩnh đã góp phần
làm rõ những đặc trưng hình thức trên văn bản ngôn từ của các thể thơ hát


6
giặm, ví phường vải và ca dao. Luận án của Nguyễn Thị Mai Hoa (2010) Đặc
điểm ngơn ngữ giới tính trong Hát phường vải Nghệ Tĩnh cũng đã làm nổi bật

một khía cạnh của phương ngữ xã hội, đó là ngơn ngữ giới tính của người
Nghệ Tĩnh trong hát ví phường vải.
Năm 2014, tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh phối hợp với Viện văn hoá tổ
chức Hội thảo khoa học quốc tế về ví giặm Nghệ Tĩnh. Trong các bài tham
luận, có nhiều bài nghiên cứu ví giặm Nghệ Tĩnh từ góc nhìn ngơn ngữ
nhằm chỉ ra những nét đặc sắc về hình thức thể hiện của hai thể loại thơ ca
dân gian này.
1.1.2. Những nghiên cứu về vè Nghệ Tĩnh
So với Vè thất thủ Kinh đô của Đinh Xuân Lâm - Triêu Dương sưu tầm,
[Nxb Văn Sử Địa, H. 1959], Vè yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược của
Vũ Ngọc Khánh - Hồ Như Sơn sưu tầm [Nxb Văn học, H.1970] và một số bài
vè in trong các tập Dân ca Thanh Hoá [Nxb Văn học, H. 1963], Dân ca Bình
Trị Thiên [Nxb Văn học, H. 1967], Dân ca miền Nam Trung Bộ [Nxb Văn
hố, H. 1963],… thì vè được sưu tầm, nghiên cứu và giới thiệu nhiều hơn cả
là vè Nghệ Tĩnh. Đầu tiên là cơng trình Vè Nghệ Tĩnh (2 tập) do nhóm tác giả
Nguyễn Đổng Chi, Võ Văn Trực, Nguyễn Tất Thứ sưu tầm, Nxb Văn học, H.
1964. Ở phần giới thiệu Mấy nét về vè Nghệ Tĩnh của nhóm sưu tầm và bài
viết: Vè, dòng sữa quê hương Nghệ Tĩnh của Trần Hữu Thung (tập 1); các tác
giả đã đưa ra những nhận xét sơ bộ về ngôn ngữ vè Nghệ Tĩnh: khoẻ khoắn,
gân guốc vì sử dụng nhiều từ ngữ tiếng Nghệ.
Sau này, khi soạn bộ Kho tàng vè xứ Nghệ, tác giả Ninh Viết Giao chia
thành 9 tập, Nxb Nghệ An xuất bản từ năm 1999 đến năm 2001. Nội dung các
tập vè nói về thiên nhiên, nghề nghiệp, tình u trai gái, làng xã, yêu nước và
cách mạng, Ở mỗi tập, người sưu tầm có phần giới thiệu, trong đó có nhắc
đến một cách sơ lược về ngôn ngữ vè Nghệ Tĩnh.


7
Trong cơng trình Về văn học dân gian xứ Nghệ [15], tác giả Ninh Viết
Giao dành chương 3 bàn luận về vè Nghệ Tĩnh. Trong chương này, tác giả

dành mục VI viết về ngơn ngữ vè xứ Nghệ, trình bày các loại ngơn ngữ gồm:
tả thực, trữ tình, anh hùng ca, châm biếm, chính luận. Tác giả khẳng định:
Nhiều bài vè, việc sử dụng từ địa phương đã góp phần đắc lực cho việc thể
hiện, biểu đạt nội dung, tăng thêm ý nghĩa của nội dung [15, tr. 404].
Tuy nhiên, những nhận xét, đánh giá của Ninh Viết Giao còn rất chung
chung, bởi đây không phải là những vấn đề mà tác giả quan tâm. Vậy là, vấn
đề ngôn từ thể hiện ý nghĩa trào phúng trong vè Nghệ Tĩnh vẫn cần những
cơng trình nghiên cứu một cách cơng phu và có hệ thống từ góc nhìn ngơn
ngữ học.
1.2. Cơ sở lý luận của đề tài
1.2.1. Trào phúng và ngôn ngữ trào phúng
1.2.1.1. Trào phúng
a. Cái hài
Bên cạnh cái bi, cái đẹp, cái cao cả, cái hài là một phạm trù mỹ học căn
bản, xác định giá trị thẩm mỹ thơng qua việc xác định mâu thuẫn có ý nghĩa
của hiện thực và thông qua thái độ phê phán đối với tính mâu thuẫn ấy, xuất
phát từ lý tưởng thẩm mỹ [1, 31]. Theo các nhà nghiên cứu, cái hài được mỹ
học châu Âu tìm hiểu từ rất sớm, từ thời cổ Hy Lạp, và đã thu hút sự lý giải
của nhiều học giả cho đến tận thế kỷ XX. Trên tinh thần cơ bản, cái hài được
xác định là kết quả của sự tương phản, sự bất đồng, sự mâu thuẫn giữa cái xấu
và cái đẹp (theo Aristote), giữa cái quan trọng giả và cái quan trọng thật, giữa
cái nhỏ nhặt và cái cao cả (theo Kant), giữa cái nhỏ nhặt, trống rỗng bên trong
và bề ngoài mang tham vọng có nội dung, có ý nghĩa thực (theo
Tchernychevski), giữa cái vô nghĩa lý và cái hữu lý (theo Jean Paul).
Mỹ học Mác - Lênin cho rằng cái hài thường gắn với tiếng cười.
Nhưng cần phân biệt cái hài và tiếng cười. Cái hài là hiện tượng gây cười chứ


8
không phải bản thân tiếng cười. Trong quan hệ thẩm mỹ, cái hài tồn tại trong

tư cách là đối tượng - chủ thể. Còn tiếng cười là kết quả nhận thức về cái hài.
Vì vậy, cái hài là một hiện tượng thẩm mỹ tồn tại khách quan, là phương tiện
gây cười; cái hài bao gồm cả tiếng cười nhưng không phải tiếng cười nào
cũng là biểu hiện của cái hài. Tiếng cười chỉ có thể được coi là biểu hiện của
cái hài bởi nó bật ra khi người ta khám phá ra những mâu thuẫn giữa bản chất
và hiện tượng, giữa nội dung bên trong và hình thức bên ngồi.
Lịch sử nghiên cứu cái hài gắn liền với lịch sử vận động của mỹ học và
lý luận văn học. Thời cổ đại, Platon nghiên cứu cái hài trên bình diện mục
đích và phương tiện. Ơng cho rằng, cái hài có mục đích là gây cười và ơng
sớm nhận ra tinh thần dân chủ của cái hài. Thời khai sáng, có người quan
niệm cái hài phải có tính cách tân, nó phải khác hơn những cái bình thường.
Cịn Hêghen phân biệt cái hài với cái gây cười khi cho rằng: Tật xấu của con
người khơng có gì là hài; những điều ngu xuẩn, những điều quái gở, những
cái không hợp vẫn làm người ta cười, điều đó khơng phải vì thế mà trở thành
tất yếu cái hài. [57, tr.166]
Cái hài, nhìn chung, là sự mâu thuẫn giữa các hiện tượng không hồn
thiện và kinh nghiệm tích cực của nhân loại được khắc ghi ở các lý tưởng
thẩm mỹ; là sự không tương ứng mang ý nghĩa xã hội giữa mục đích và
phương tiện, giữa hình thức và nội dung, giữa lao động và hoàn cảnh, giữa
bản chất và các biểu hiện của nó, giữa tham vọng cá nhân và khả năng chủ
quan của nó, v.v.. Mỹ học Mác - Lê nin quan niệm cái hài là một phạm trù mỹ
học cơ bản vì cái hài là đặc tính vốn có của đời sống thực tại; mọi lúc mọi nơi
đều đầy rẫy những yếu tố gây cười. Cái hài, vì vậy, nó là một trong những
nguồn cảm hứng góp phần khẳng định trí tuệ con người trong thơ ca nhạc
hoạ. Nghiên cứu ý nghĩa trào phúng trong kho tàng vè Nghệ Tĩnh thực chất là
xuất phát từ phạm trù thẩm mỹ của cái hài.


9
b. Khái niệm trào phúng

Trào phúng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó, các yếu tố
của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước,… được
sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng,… những cái tiêu cực, xấu
xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội. Trong văn học, trào phúng là một loại đặc biệt
của sáng tác, làm thành một dòng văn học: văn học trào phúng. Trào phúng
theo nghĩa từ ngun là dùng lời lẽ bóng bẩy, kín đáo để cười nhạo, mỉa mai kẻ
khác; song trong lĩnh vực văn học, trào phúng gắn liền với phạm trù mỹ học và
là cái hài với các cung bậc hài hước umua, châm biếm. Văn học trào phúng bao
hàm một lĩnh vực rộng lớn với những cung bậc cái hài khác nhau từ những
truyện cười, truyện tiếu lâm đến tiểu thuyết (như Số đỏ của Vũ Trọng Phụng),
từ các vở hài kịch cho đến những bài thơ trào phúng, châm biếm (như các bài
thơ của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,…). Đó là một khái
niệm bao trùm lĩnh vực văn học của tiếng cười. Do yêu cầu của thực tế đấu
tranh xã hội mà từ trào phúng tách ra loại châm biếm, như một vũ khí sắc bén,
nhưng khơng nên đồng nhất loại này với trào phúng.
Việc xếp trào phúng vào loại nào của văn học đã có một lịch sử lâu đời
cùng với sự xuất hiện của nó. Từ thời cổ đại, lý luận văn học truyền thống coi
trào phúng là một dạng của trữ tình (bộc lộ tình cảm, thái độ bên trong của
con người trước thực tại). Đến thời phục hưng, quan niệm này bị nghi ngờ khi
đứng trước các tác phẩm có dung lượng hiện thực đồ sộ của Xecvantex,
Rabơle,… Đến thế kỷ XIX, Heghen cho rằng trào phúng khơng mang tính sử
thi và cũng khơng phù hợp với trữ tình. Theo L.I. Timơphêep, trào phúng là
một loại đặc biệt của sáng tác văn học gần gũi với trữ tình, sử thi và kịch
trong những trường hợp cụ thể.
1.2.1.2. Ngôn ngữ trào phúng
Ngôn ngữ trào phúng là các hình thức biểu hiện tiếng cười mỉa mai,


10
châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước,… Đó là phương thức biểu cảm

mà ý nghĩa đánh giá đích thực ngược hẳn với ý nghĩa bề mặt của phát ngôn, là
sự phản đối, phủ định dưới hành thức tán dương, khẳng định. Chẳng hạn, nói:
Đẹp mặt nhỉ!, lại có nghĩa là Xấu hổ chưa! Sự mâu thuẩn đối lập giữa phản
đối và tán dương càng lớn thì sức mải mai càng mạnh mẽ. Mỉa mai là một
phương thức thể hiện của cái hài trong văn học trào phúng. Đó là những ngôn
từ sắc sảo, cay độc, thâm thuý, bộc lộ thực chất xấu xa của những đối tượng,
những hiện tượng này hay hiện tượng khác trong xã hội. Ngôn từ châm biếm
gắn liền với tình cảm xã hội như tình u con người, u lẽ phải, tình u đất
nước. Đó là các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hố,… để phóng đại,
cường điệu kích thước, quy mơ, tính chất của đối tượng hay hiện tượng được
miêu tả, qua đó, tạo tiếng cười trào phúng. Chẳng hạn, đây là cách nói bằng
ngơn từ trào phúng: Lỗ mũi mười tám gánh lông/ Chồng yêu chồng bảo râu
rồng trời cho (Ca dao).
Trong thơ ca dân gian Việt Nam, các hình thức biểu hiện của trào
phúng hết sức phong phú, đa dạng; đó là các hình thức như chơi chữ, hình
thức so sánh, đối lập và tạo dựng mâu thuẩn, hình thức nói ngược và phóng
đại, cường điệu, hình thức sử dụng yếu tố tục, v.v.. Chơi chữ là dùng phương
thức diễn đạt đặc biệt dựa vào các đặc điểm của tiếng nói dân tộc, hoặc ngơn
ngữ địa phương để cùng lúc tạo ra hai lượng nghĩa song kèm. Chơi chữ đem
lại sự sảng khoái, thú vị cho người đọc, kích thích trí thơng minh, tài hoa, trí
tuệ đối với người sáng tạo. Chơi chữ có nhiều cách: dùng từ đồng âm, dùng từ
đa nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa, cách tách ghép từ, v.v.. Chơi chữ được sử
dụng nhiều trong ca dao, cịn trong vè thì xuất hiện ít hơn. Các biện pháp tu từ
như so sánh, ẩn dụ, nhân hoá,… cũng được sử dụng khá phổ biến trong thơ ca
dân gian nhưng cách tạo dựng mâu thuẩn để gây cười là thủ pháp trào phúng
đem lại hiệu quả cao nhất.


11
1.2.2. Các thể thơ dân gian người Việt Nghệ Tĩnh

1.2.2.1. Văn bản và văn bản ngôn từ thơ ca dân gian
a. Văn bản
Với tư cách là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học, văn bản được
tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau, có nhiều cách định nghĩa khác nhau.
Tuỳ theo mức độ rộng hẹp, văn bản cịn có các tên gọi khác như ngôn bản,
ngôn phẩm, diễn ngôn,… Để có sơ sở khảo sát văn bản ngơn từ thơ ca dân
gian, chúng tôi chọn cách hiểu văn bản là một bộ phận của diễn ngôn. Theo
Đỗ Hữu Châu: Tuỳ theo đường kênh, hay tuỳ theo dạng ngôn ngữ được sử
dụng mà chúng ta có diễn ngơn nói hay diễn ngôn viết. Chúng tôi sẽ gọi các
diễn ngôn viết là văn bản. Văn bản là những diễn ngôn liên tục do một người
tạo ra. Diễn ngơn có thể là một phát ngơn mà cũng có thể là hợp thể của
nhiều phát ngôn [9, tr.35].
b. Văn bản ngôn từ
Văn bản ngôn từ là phạm trù hình thức của văn bản, được tổ chức bởi
các phương tiện ngôn ngữ, các hành vi ngôn ngữ và các quy tắc kết cấu. Văn
bản ngôn từ của từng loại hình tác phẩm khác nhau có những đặc trưng khác
nhau. Đối với văn bản ngôn từ thơ ca, phương tiện ngơn ngữ của nó là các từ
ngữ, dịng thơ, câu thơ, khổ thơ, các cơng thức truyền thống, tiêu đề, bài thơ,
lời thơ,…; các phương tiện liên kết là vần và nhịp; các hình thức kết cấu của
từng loại hình thơ như kết cấu chuỗi, kết cấu song hành,…, kết cấu hai phần,
ba phần,…, kết cấu đóng, kết cấu mở cùng với các thủ pháp kết cấu, các
phương tiện và biện pháp tu từ.
Dĩ nhiên, tìm hiểu đặc trưng hình thức của các thể thơ khơng bắt buộc
khảo sát và miêu tả tất cả cấc yếu tố cấu thành văn bản ngôn từ mà cho phép
lựa chọn những yếu tố nào phản ánh được đặc trưng hình thức của các thể thơ
để nghiên cứu.


12
1.2.2.2. Các thể thơ dân gian người Việt Nghệ Tĩnh

Thơ dân gian là những lời hát có vần, có nhịp điệu được sáng tạo nên
bởi quần chúng lao động. Các tác giả Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức [35]
gọi thơ dân gian là thơ ca cổ truyền Việt Nam. Ở Nghệ Tĩnh, ngồi truyện kể
dân gian cịn có kho tàng thơ ca dân gian hết sức đồ sộ. Đối chiếu với các thể
loại trữ tình trong kho tàng văn học dân gian người Việt, Nghệ Tĩnh có đủ các
thể loại: thể hị, thể ví, thể hát giặm, hát ru, hát sắc bùa, hát thờ cúng dân gian,
hát đồng dao, hát chèo, hát ca trù, hát xẩm,… và ca dao. Sau đây chúng tôi
giới thiệu một số thể loại ổn định, có số lượng lời thơ lớn, ít vay mượn phần
lời của các thể loại khác.
- Thể hát giặm là một loại dân ca lao động phát triển thành dân ca sinh
hoạt trữ tình. Hát giặm thịnh hành ở các huyện Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm
Xuyên, Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Đô Lương, Yên Thành,… (Nghệ An). Hát giặm
Nghệ Tĩnh diễn ra quanh năm, không quy định thời gian cụ thể. Trong các thể
loại văn học dân gian, có lẽ vè gần gũi với hát giặm. Trên thực tế, vè là một
loại hình nghệ thuật được sáng tác rất nhanh chóng nhằm đáp ứng yêu cầu
phản ánh hiện thực một cách kịp thời, trong khi hát giặm, hát ví phần nhiều
cũng là những tác phẩm ứng khẩu ngay trong các cuộc hát đối đáp. Vì thế,
điểm gần gũi giữa hát giặm và vè trước hết là gần gũi về hiện thực, những
cảm xúc tươi mới về cuộc sống. Nghiên cứu hát giặm, hát ví và vè, chúng tơi
thấy các thể loại này rất gần gũi, thậm chí có nhiều điểm tương đồng về các
biện pháp tu từ như so sánh ví von, ẩn dụ, lối nói uyển ngữ, ngoa dụ, v.v.. Hát
giặm với vè còn giống nhau về lối cấu trúc hình tượng, cấu trúc câu và cấu
trúc văn bản. Câu trong hát giặm thường có cấu trúc bốn hay năm chữ
(thường là năm chữ) thì câu trong vè cũng chủ yếu năm chữ. Đặc biệt, ngay
cả lối điệp câu trong mỗi đoạn đều có trong hát giặm và trong vè. Về mặt ca
từ, sự chuyển hoá giữa vè và hát giặm có thể diễn ra một cách tự nhiên, tỉ như


13
một bài vè năm chữ hồn tồn có thể được thể hiện theo làn điệu hát giặm.

Điểm khác biệt giữa hát giặm và vè là về mặt nội dung thể hiện. Hát giặm
thường là những bài hát giao tình, những cảm xúc trữ tình nên nội dung
khơng phải là tồn bộ hiện thực rộng lớn. Nội dung trữ tình của hát ví, hát
giặm thường là những câu chuyện về tình u, hạnh phúc lứa đơi, tình cảm
gia đình, hơn nhân hay những khúc hát than thân. Còn vè là một loại nhật
trình, một loại thời báo có nhiệm vụ phản ánh một cách đầy đủ kịp thời
những câu chuyện, những vấn đề của cuộc sống. Do vậy, hiện thực đời sống
trong vè bao giờ cũng là những vấn đề nóng hổi, mn màu mn vẻ. Vè có
thể kể về một cuộc biểu tình, một trận đánh, một buổi lao động sản xuất, kể về
nỗi than phận một người ở, một người vợ lẽ, một người vô nghề nghiệp rượu
chè bê tha, v.v.. Điểm khác nhau giữa hát giặm vè vè cịn biểu hiện ở chỗ hát
giặm cịn có thêm phần âm nhạc, còn vè chỉ dùng để kể, đọc.
- Hát phường vải, cịn gọi ví phường vải là một thể hát ví. Hát ví Nghệ
Tĩnh trước khi trở thành những lời giao duyên giữa đôi bên nam nữ là những
lời dân ca lao động, gắn liền với nghề nghiệp của các hội phường như: ví
phường cấy, ví phường nón, ví phường củi, ví phường đan, ví phường bn,
ví phường gặt, ví phường vải,…; trong đó, ví phường vải là tiêu biểu nhất.
Hát ví (phường vải) và vè, về cơ bản có những điểm giống nhau và khác nhau
như giữa hát giặm và vè.
- Ca dao xứ Nghệ là những lời thơ dân gian được nhân dân sáng tạo
hoặc tiếp thu từ các thể loại dân ca khác và sáng tạo lại theo hình thức, nội
dung, đề tài, mục đích giao tiếp của ca dao, sau khi đã tách rời giai điệu âm
nhạc và môi trường diễn xướng của các thể loại dân ca ban đầu.
Ca dao và vè có điểm tương đồng là đều thiên về cảm xúc, là tiếng nói
nội tâm. Giữa ca dao và vè có thể cùng chung chủ đề về ca ngợi quê hương
đất nước và đều viết bằng thể lục bát. Chẳng hạn, vè Nghệ Tĩnh có câu:


14
Ai về Trung Hậu với ta

Có giếng tắm mát có cây đa ngồi kề
Thì ca dao Nghệ Tĩnh cũng có bài:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
Giữa ca dao và vè có sự khác nhau cơ bản là ca dao là tiếng nói nội
tâm, là tiếng lòng của người lao động được thể hiện bằng một ngơn ngữ trau
chuốt, ý vị; cịn vè vừa trữ tình vừa tự sự.
- Vè là hình thức kể chuyện bằng thơ của người lao động Nghệ Tĩnh.
Trong cuộc sống và trong lao động, người Nghệ Tĩnh thường say mê với thơ ca
hị vè, thích nói có vần có vè nên đã tạo nên một kho tàng vè vô cùng phong
phú và đặc sắc. Xuống dưới, chúng tôi sẽ trình bày kỹ hơn về thể loại này.
1.2.3. Kho tàng vè Nghệ Tĩnh
1.2.3.1. Khái quát về thể loại vè
Do quá trình sưu tầm, nghiên cứu, trước đây thường lẫn lộn vè và ca
dao, hát ví (phường vải) và ca dao. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu văn học
dân gian đều cho rằng: Vè là những bài hát do nhân dân sáng tác và lưu
truyền bằng miệng. Các tác giả Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên cho rằng:
Vè là một hinh thức thơ tự sự, kể chuyện trong dân gian. Cũng như các loại
hình thơ tự sự khác, vè sử dụng cả phương thức tự sự và phương thức trữ
tình, nhưng chủ yếu là dùng phương thức tự sự. Tác giả của những bài vè dân
gian thể hiện cuộc sống qua những tính cách của nhân vật, qua cốt truyện.
Tuy có xen vào những đoạn phát biểu ý kiến của tác giả, nhưng ngôn từ của
vè là ngôn ngữ kể chuyện [22, tr.79]. Nhưng các tác giả Hoàng Tiến Tựu [55],
Nguyễn Đổng Chi [10], Ninh Viết Giao [15] lại cho vè là một loại tự sự bằng
văn vần tường thuật sự việc. Chúng tơi đồng tình với cách hiểu của các tác giả
Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên, cho rằng vè là một thể thơ dân gian, sử


15
dụng cả phương thức tự sự và phương thức trữ tình, nhưng chủ yếu là phương

thức tự sự.
So với các thể loại khác, việc sưu tầm và nghiên cứu vè là quá chậm.
Nếu không kể cuốn Vè thất thủ Kinh đô của Đinh Xuân Lâm và Triêu Dương
(1959), mãi đến năm 1964 mới có cuốn Vè Nghệ Tĩnh (2 tập) ra đời. Về
nghiên cứu, các cơng trình Việt Nam văn học sử yếu (Dương Quảng Hàm),
Tục ngữ, ca dao và dân ca Việt Nam (Vũ Ngọc Phan, 1971) chưa nói đến vè.
Những nghiên cứu về vè sau này đều chia vè thành hai loại: vè thế sự
và vè lịch sử. Vè chú trọng người thật việc thật diễn ra có tính chất đột xuất
trong làng xã ngày xưa về mọi phương diện trong cuộc sống và những sự việc
lớn vang động đến cả nước. Vè phản ánh và bình luận những chuyện thời sự
địa phương mang tính chất thơng tin báo chí rõ rệt. Vè là một bộ bách khoa
thư của nhân dân trong một vùng. Vè không những mang tính chiến đấu, tính
thời sự, tính trào phúng, tính châm biếm mà cịn mang đậm tính trữ tình. Cịn
nữa, so với các địa phương khác, vè Nghệ Tĩnh phong phú và đặc sắc hơn cả.
1.2.3.2. Đặc điểm của vè Nghệ Tĩnh
a. Tính phong phú
Về số lượng bài, trong Kho tàng vè xứ Nghệ (9 tập), ta có: tập I gồm
134 bài; tập II, có 135 bài; tập III, có 155 bài; tập IV, có 134 bài; tập V, có
113 bài; tập VI, có 125 bài; tập VII, có 121 bài; tập VIII, có 107 bài; tập IX,
có 97 bài; tổng cộng có 1121 bài. Như vậy, vè Nghệ Tĩnh, có lẽ phong phú
nhất so với tất cả các địa phương khác trong toàn quốc. Sự phong phú về số
lượng tương ứng với sự phong phú về đề tài, chủ đề. Một đề tài, chủ đề có
nhiều bài phản ánh; chẳng hạn: có 30 bài vè nói về cuộc đời đi ở và cảnh ngộ
làm thuê, có đến 35 bài vè kể chuyện thân phận mẹ dịng, cha dịng, có 31 bài
nói về cảnh đi phu, có 23 bài nói về thân phận người đi lính và nỗi niềm
người vợ lính ở nhà; đặc biệt, có 115 bài nói về tình yêu trai gái.


16
b. Tính bách khoa thư

Vè Nghệ Tĩnh cũng gồm hai loại: vè thế sự và vè lịch sử. Những bài vè
lịch sử đề cập đến các sự kiện và nhân vật lịch sử ở xưa Nghệ và cả dân tộc
mà tác giả dân gian là những người đương thời, ít nhiều được chứng kiến và
phản ánh kịp thời trực tiếp. Cũng có những bài đề cập những sự kiện lịch sử
và nhân vật trước đó như Mai Hắc Đế, Nguyễn Trãi, về thời Tự Đức, v.v..
Các tác giả dân gian nói về các sự kiện lịch sử hay nhân vật lịch sử trước đó
cũng là để động viên lịng u nước, nhằm kêu gọi mọi người tham gia giải
quyết những sự kiện trước mắt; như vậy, nó vẫn mang tính thời sự. Cịn
những bài vè thế sự là nói loạt bài đề cập đến sinh hoạt, những biến cố xẩy ra
trong đời sống hàng ngày của nhân dân: nào đi phu đi lính, đám cưới, đám
ma, làm đình, làm chùa, cưới chợ, đào giếng, bắc cầu,… cho đến hạn hán, bão
lụt, mất mùa, đến cảnh đi ở làm thuê, cảnh cha dòng, mẹ dòng, quan hệ mẹ
chồng nàng dâu, v.v..
Phạm vi phản ánh của các bài vè thực sự rộng lớn, trong đó, có đủ các
lĩnh vực xã hội học, dân tộc học, văn hoá học, triết học, kinh tế học, tâm lý
học, ngôn ngữ học, v.v.. Các lĩnh vực sử học, văn học, văn hố dân gian thì dĩ
nhiên rồi. Cho nên, chúng tôi cho rằng, kho tàng vè xứ Nghệ là bộ bách khoa
thư của nhân dân Nghệ Tĩnh trước Cách mạng tháng Tám.
c. Tính địa phương
Các bài vè phản ánh sự việc và con người có địa chỉ cụ thể, gắn với tên
người, tên làng xã, huyện trên địa bàn Nghệ Tĩnh. Tác giả các bài vè cũng là
người địa phương, dù bài vè nói đến các nước bốn bể năm châu, hay các địa
phương khác trong nước. Dù là nhân vật trong các bài vè hay các tác giả đều
thể hiện lối sống, phong cách, tính cách Nghệ rõ nét: thật thà, chất phác
nhưng bộc trực, quyết liệt.
Về loại thể về, có hơn nửa số vè được sáng tác theo thể hát giặm, một
thứ đặc sản của thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh. Về ngôn từ, nhiều bài vè đậm đặc


17

tiếng Nghệ, xuất hiện dày đặc từ ngữ hội thoại mơ, tê, răng rứa, trầm nặng,
trọ trẹ. Tóm lại, kho tàng vè xứ Nghệ biểu hiện rõ nét sắc thái địa phương của
một vùng địa lý - dân cư từ khe Nước Lạnh đến Đèo Ngang.
1.2.3.3. Ngôn ngữ vè Nghệ Tĩnh
Có thể khẳng định ngơn ngữ vè xứ Nghệ là phương ngữ Nghệ Tĩnh,
tức là những biến thể và dạng tồn tại của tiếng Việt trên địa bàn Nghệ Tĩnh.
Nhìn chung, từ ngữ, ngữ pháp, cách diễn đạt, các biện pháp tu từ trong vè
Nghệ Tĩnh đều tương ứng với tiếng Việt tồn dân. Hay nói cách khác, các tác
giả dân gian khi sáng tác vè chủ yếu sử dụng ngơn ngữ tồn dân. Tuy nhiên,
bên cạnh ngơn ngữ tồn dân, vè Nghệ Tĩnh cịn sử dụng ngơn ngữ địa
phương, tức tiếng Nghệ. Đọc vè Nghệ Tĩnh, chúng ta bắt gặp nhiều từ địa
phương có sự khác biệt về ngữ âm (có sự tương ứng về thanh điệu, âm đầu,
phần vần) và ngữ nghĩa so với từ toàn dân. Do đó, muốn đọc hiểu vè Nghệ
Tĩnh, trong nhiều trường hợp, người các địa phương khác phải tra cứu bằng
một cuốn từ điển tiếng Nghệ. Những khác biệt về ngữ pháp giữa tiếng Nghệ
và tiếng Việt tồn dân là khơng nhiều nhưng vẫn có vài khác biệt. Cách dùng
một số đại từ, từ xưng hô, người Nghệ dùng khác với người các vùng khác.
Đó là các đại từ chỉ trỏ và nghi vấn (ni/này, thế ni, như ri/thế này, nớ/ấy,
rứa/thế, tề/kìa, mơ/đâu, răng/sao, chi/gì,…), các từ xưng hơ (bầy choa/chúng
tao, bây/chúng mày, hắn/nó, o/cơ, mụ o/bà cơ, mự/mợ, ả/chị, mệ dịng/nạ
dịng, tra dịng,… miềng/mình, âm mi/ơng mày, nậu/ tơi, anh, nó,…). Tiếng
Nghệ cịn có các từ tình thái cuối câu rất đặc hữu địa phương (nha/nhé, mà lề/
như thế, anh hịnh/như vậy,…).
Bàn về ngôn ngữ vè xứ Nghệ, Ninh Viết Giao có phân loại, mơ tả các
loại ngơn ngữ vè xứ Nghệ gồm năm lớp: ngôn ngữ tả thực, ngôn ngữ trữ tình,
lớp anh hùng ca, lớp châm biếm và lớp chính luận. Trong lớp ngơn ngữ châm
biếm, ơng lại chia thành loại ngôn ngữ trào phúng, châm biếm sâu cay, loại


18

chế giễu kèm theo thái độ lên án, v.v.. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng đây
chưa phải là những nhận định có tính khoa học, ít nhất là trong sự đối chiếu
với lý thuyết ngơn ngữ học.
Ngồi ra, đây đó, trong một số bài viết, các tác giả có đề cập đến ngơn
ngữ hoặc ngơn ngữ trào phúng, nhưng đó chỉ là những nhận định rời rạc, lẻ tẻ.
Thực tế, cho đến nay, vấn đề ngôn ngữ trào phúng trong vè Nghệ Tĩnh vẫn là
khu vực còn bỏ trống. Tuy nhiên, những nhận xét, đánh giá của những người
đi trước, dù là tản mạn đều là những gợi mở vô cùng q giá cho chúng tơi
trong q trình hồn thành luận văn này.
1.3. Tiểu kết chương 1
Nghệ Tĩnh không những là đất cổ nước non nhà mà còn là vùng địa
linh nhân kiệt. Mảnh đất Nghệ Tĩnh như một kho tàng còn lưu giữ nhiều giá
trị quý báu trong lịch sử, trong đó có thể loại vè. Vè là hình thức thơ tự sự,
thuộc văn học dân gian. Trong kho tàng văn học dân gian Nghệ Tĩnh, vè cùng
với ca dao, ví, giặm làm thành bộ phận thơ ca dân gian. Vè được nhân dân
Nghệ Tĩnh sáng tác nhằm phản ánh hiện thực đời sống, xã hội mà nhân dân đã
trải qua hoặc chứng kiến. Ngôn ngữ vè Nghệ Tĩnh vừa mộc mạc, bình dị, đậm
hơi thở đời sống, vừa hóm hỉnh, thâm thuý, bác học. Vè Nghệ Tĩnh có một
nội dung phản ánh hiện thực phong phú, có nhiều nét riêng so với các thể loại
khác như hát giặm, hát ví và ca dao. Nét độc đáo trong vè Nghệ Tĩnh biểu
hiện ở nhiều khía cạnh nhưng nổi bật hơn cả là ý nghĩa trào phúng. Thế
nhưng, cho đến nay, những nghiên cứu về vè Nghệ Tĩnh theo các hướng tiếp
cận khác nhau, trong đó có cách tiếp cận từ góc độ ngơn ngữ học là chưa
nhiều. Do đó, thiết nghĩ, cần có một cơng trình xem xét một cách hệ thống
ngôn từ thể hiện ý nghĩa trào phúng trong vè Nghệ Tĩnh, qua đó góp phần làm
sáng tỏ sự đa dạng trong hình thức biểu hiện trào phúng trong thơ ca dân gian
Việt Nam.


19

Cũng ở chương này, luận văn trình bày khái quát các khái niệm như
cái hài, trào phúng, ngôn ngữ trào phúng, các thể thơ dân gian Nghệ Tĩnh, thể
vè trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh. Luận văn khẳng định, vè là một thể loại
đặc sắc trong kho tàng văn học dân gian Nghệ Tĩnh nói riêng, trong văn học
dân gian Việt Nam nói chung. Ngơn ngữ vè Nghệ Tĩnh có nhiều nét độc đáo,
đặc hữu địa phương đáng được quan tâm nghiên cứu.


20
Chương 2
TỪ NGỮ THỂ HIỆN Ý NGHĨA TRÀO PHÚNG
TRONG VÈ NGHỆ TĨNH
2.1. Từ trong ngôn ngữ và từ trong tác phẩm văn chương
2.1.1. Từ trong ngôn ngữ
Từ là đơn vị cơ bản trong ngơn ngữ, gồm hai mặt: hình thức âm thanh
(cái biểu đạt) và ý nghĩa (cái được biểu đạt); giữa hai mặt đó có quan hệ võ
đốn, nghĩa là khơng có lí do và khơng thể giải thích được. Từ tiếng Việt gồm
từ đơn và từ phức. Từ đơn (tín hiệu gốc) là từ chỉ có một hình vị, như vườn,
ruộng, nhà, xe, ăn, chạy, đẹp, xấu, cao, thấp, do, vì, v.v.. Từ phức là những từ
gồm hai hình vị trở lên, tức là, được cấu tạo phái sinh từ các từ đơn, như
ruộng vườn, nhà xe, máy móc, nhà cửa, đẹp đẽ, thấp thống, cao cao, v.v..
Các từ phái sinh (từ láy, từ ghép) có tính lí do ở một mức độ nhất định giữa
hình thức âm thanh và nội dung ý nghĩa. Chẳng hạn, các từ đơn xe, đạp trong
tiếng Việt có tính võ đốn rất cao, nhưng khi tạo thành từ ghép xe đạp, thì từ
này đã có mức độ của tính có lý do: xe có/phải đạp mới đi được. Tương tự, từ
đơn mờ có tính võ đốn cao, nhưng từ láy mập mờ là có thể lí giải được nghĩa
của nó: trạng thái chỗ mờ, chỗ tỏ không đồng đều.
Về phân loại từ tiếng Việt, người nghiên cứu có thể phân chia theo các
tiêu chí khác nhau. Theo tiêu chí nguồn gốc, ta có từ thuần Việt và từ vay
mượn (mượn Hán, mượn châu Âu). Theo tiêu chí cấu tạo, ta có từ đơn và từ

phức; trong từ phức lại chia ra từ ghép, từ láy và từ ngẫu hợp. Theo mối quan
hệ âm - nghĩa, ta có từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa,… Theo phạm vi
sử dụng, ta có từ toàn dân, từ địa phương, từ nghề nghiệp, tiếng lóng, biệt
ngữ,… Theo vai trị ngữ pháp, ta chia từ tiếng Việt thành các từ loại như danh
từ, động từ, tính từ,… Khi khảo sát từ trong văn bản nghệ thuật, người nghiên
cứu có thể phân chia từ tiếng Việt theo những tiêu chí khác.


×