Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Nghiên cứu lưỡng cư thiên địch trên hệ sinh thái đồng ruộng tại thị xã ba đồn, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

NGHIÊN CỨU LƯỠNG CƯ THIÊN ĐỊCH TRÊN HỆ SINH
THÁI ĐỒNG RUỘNG TẠI THỊ XÃ BA ĐỒN,
TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGHỆ AN - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

NGHIÊN CỨU LƯỠNG CƯ THIÊN ĐỊCH TRÊN HỆ SINH
THÁI ĐỒNG RUỘNG TẠI THỊ XÃ BA ĐỒN,
TỈNH QUẢNG BÌNH
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60.420.103

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. CAO TIẾN TRUNG
2. PGS.TS. HOÀNG XUÂN QUANG


NGHỆ AN - 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh q trình học tập và nghiên cứu
của bản thân, tơi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều cơ quan, tổ
chức, tập thể và cá nhân.
Nhân dịp này, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành đến các
thầy giáo, cô giáo trong Ban lãnh đạo Trường Đại học Vinh, Phòng Đào tạo
Sau đại học, Ban chủ nhiệm Khoa Sinh học, Tổ bộ môn Động vật, các phịng
ban của nhà trường cũng như các thầy giáo, cơ giáo trực tiếp giảng dạy đã hết
sức giúp đỡ về điều kiện học tập, nghiên cứu, cơ sở vật chất, thời gian, kiến
thức và phương pháp luận trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tơi xin cảm ơn chính quyền địa phương các xã, trung tâm khí tượng
thủy văn, trạm bảo vệ thực vật ở thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình đã giúp đỡ
tơi trong các lần đi thu mẫu, lấy và xử lí số liệu.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới hai thầy giáo
PGS.TS. Cao Tiến Trung và PGS.TS. Hoàng Xuân Quang đã hết lịng tận
tâm hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, những người thân trong gia
đình thường xun động viên, góp sức và tiếp thêm nghị lực để tơi hồn thành
luận văn này.
Nghệ An, tháng 8 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Hiền



ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ........................................................ ix
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài. ............................................ 4
1.1.1. Cơ sở khoa học. ....................................................................................... 4
1.1.2. Cơ sở thực tiễn. ....................................................................................... 5
1.2. Lược sử nghiên cứu Lưỡng cư ở Việt Nam. .............................................. 5
1.2.1. Lược sử nghiên cứu đa dạng sinh học Lưỡng cư ở Việt Nam. ............... 5
1.2.2. Lược sử nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học Lưỡng cư đồng
ruộng ở Việt Nam. ............................................................................................. 7
1.2.3. Lược sử nghiên cứu Lưỡng cư đồng ruộng ở Quảng Bình. .................... 9
1.3. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu. .................................................... 9
1.3.1. Đặc điểm địa hình khí hậu và điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình.
........................................................................................................................... 9
1.3.2. Đặc điểm địa hình khí hậu và điều kiện kinh tế xã hội thị xã Ba Đồn. 13
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƯ LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 17
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian và tư liệu nghiên cứu. ............................. 17
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 17
2.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu. ............................................................ 17
2.1.3. Tư liệu nghiên cứu. ............................................................................... 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 17
2.2.1. Xác định sinh cảnh nghiên cứu. ............................................................ 17
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa. .............................................. 18
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu trong phịng thí nghiệm. ............................... 19
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 21

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN……………….24
3.1. Thành phần các lồi Lưỡng cư chính ở KVNC. ...................................... 24


iii
3.2. Mơi trường sống của quần thể một số lồi Lưỡng cư ở KVNC. ............. 25
3.3. Sự phân bố các loài Lưỡng cư ở KVNC. ................................................. 25
3.3.1. Phân bố các loài Lưỡng cư theo tầng ở KVNC. ................................... 25
3.3.2. Phân bố các loài Lưỡng cư theo sinh cảnh tại KVNC. ......................... 26
3.4. Đặc điểm hình thái của quần thể một số loài Lưỡng cư ở KVNC. .......... 27
3.4.1. Đặc điểm hình thái quần thể Ngóe Fejervarya limnocharis ở KVNC ở
KVNC (n = 118).............................................................................................. 29
3.4.2. Đặc điểm hình thái quần thể Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus ở
KVNC.............................................................................................................. 29
3.4.3. Đặc điểm hình thái quần thể Cóc nhà Duttaphrynus melanostictus ở
KVNC.............................................................................................................. 32
3.4.4. Đặc điểm hình thái quần thể Ễnh ương Kaloula pulchra ở KVNC...... 34
3.4.5. Đặc điểm hình thái quần thể Nhái bầu vân Mycrohyla pulchra ở
KVNC.............................................................................................................. 35
3.5. Một số đặc trưng của quần thể một số loài Lưỡng cư ở KVNC. ............. 36
3.5.1. Mật độ của quần thể các loài Lưỡng cư ở KVNC. ............................... 36
3.5.2. Nghiên cứu về sự phân bố cá thể của quần thể một số loài Lưỡng cư
trên đồng ruộng KVNC. .................................................................................. 38
3.5.3. Thành phần tuổi và giới tính của quần thể một số loài Lưỡng cư ở
KVNC.............................................................................................................. 39
3.6. Đặc điểm cơ quan sinh sản của quần thể một số loài Lưỡng cư ở KVNC.
......................................................................................................................... 52
3.6.1. Số lượng trứng/cá thể của quần thể một số loài Lưỡng cư ở KVNC. .. 52
3.6.2. Đặc điểm cơ quan sinh dục đực của quần thể một số loài Lưỡng cư trên
đồng ruộng KVNC. ......................................................................................... 54

3.7. Thành phần thức ăn của quần thể một số loài Lưỡng cư ở KVNC. ……55
3.7.1. Thành phần thức ăn của Ngóe Fejervarya limnocharis ở KVNC. ....... 55
3.7.2. Thành phần thức ăn của Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus ở KVNC.
......................................................................................................................... 44
3.7.3. Thành phần thức ăn của Cóc nhà Duttaphrynus melanostictus ở KVNC.
......................................................................................................................... 46


iv
3.7.4. Thành phần thức ăn của Ễnh ương Kaloula pulchra ở KVNC. ........... 49
3.7.5. Thành phần thức ăn của Nhái bầu vân Mycrohyla pulchra ở KVNC. . 50
3.8. Biến động số lượng cá thể của quần thể một số loài Lưỡng cư theo giờ ở
KVNC.............................................................................................................. 52
3.8.1. Biến động số lượng cá thể Ngóe Fejervarya limnocharis theo giờ ở
KVNC.............................................................................................................. 52
3.8.2. Biến động số lượng cá thể Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus theo
giờ ở KVNC. ................................................................................................... 53
3.8.3. Biến động số lượng cá thể Cóc nhà Duttaphrynus melanostictus theo
giờ ở KVNC. ................................................................................................... 54
3.8.4. Biến động số lượng cá thể Ễnh ương Kaloula pulchra theo giờ ở
KVNC.............................................................................................................. 54
3.9. Độ no theo giờ của quần thể một số loài Lưỡng cư ở KVNC. ................ 55
3.10. Biến động mật độ của quần thể một số loài Lưỡng cư và sâu hại chính
theo từng giai đoạn phát triển cây lúa vụ Đông xuân (2015 – 2016) ở KVNC.
......................................................................................................................... 67
3.10.1. Biến động mật độ một số loài Lưỡng cư chính vụ Đơng xn (2015 –
2016) ở KVNC. ............................................................................................... 67
3.10.2. Biến động mật độ Sâu hại theo từng giai đoạn phát triển cây lúa ở
KVNC vụ Đông xuân (2015 –2016). .............................................................. 61
3.10.3. Tương quan số lượng giữa một số loài Lưỡng cư và sâu hại theo từng

giai đoạn phát triển cây lúa ở KVNC vụ Đông xuân (2015 – 2016). ............. 63
3.10.4. Mối quan hệ giữa một số loài Lưỡng cư và sâu hại theo các giai đoạn
phát triển của cây lúa vụ Đông xuân (2015 – 2016) ở KVNC. ...................... 74
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT……………………………………………...….83
I. Kết luận. ....................................................................................................... 83
II. Đề xuất ........................................................................................................ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 86


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BC

: Bờ cỏ

BMĐ

: Bờ mương đất

BMBT

: Bờ mương bê tông

BR

: Bờ ruộng

CC


: Châu chấu

CS

: Cộng sự

GĐPTCL

: Giai đoạn phát triển cây lúa

HH

: Hang hốc

KVNC

: Khu vực nghiên cứu

MN

: Mặt nước

SCL

: Sâu cuốn lá

SL

: Số lượng


TC

: Trên cây

TB

: Trung bình

TT

: Thứ tự

VKDC

: Ven khu dân cư


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu khí hậu ở thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình năm 2015
– 2016. ............................................................................................................. 16
Bảng 3.1. Thành phần các loài Lưỡng cư chính ở KVNC .............................. 24
Bảng 3.2. Sự phân bố các lồi Lưỡng cư chính trên đồng ruộng theo tầng
phân bố ở KVNC............................................................................................. 25
Bảng 3.3. Sự phân bố của quần thể một số lồi Lưỡng cư chính theo sinh cảnh
nghiên cứu ở KVNC........................................................................................ 26
Bảng 3.4. Đặc điểm hình thái quần thể Ngóe Fejervarya limnocharis .......... 27
Bảng 3.5. Đặc điểm hình thái quần thể Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus
(n = 50) ở KVNC. ........................................................................................... 30

Bảng 3.6. Đặc điểm hình thái quần thể Cóc nhà Duttaphrynus melanostictus
(n =9) ở KVNC. .............................................................................................. 33
Bảng 3.7. Đặc điểm hình thái quần thể Ễnh ương Kaloula pulchra (n =4) ở
KVNC.............................................................................................................. 34
Bảng 3.8. Đặc điểm hình thái quần thể Nhái bầu vân Mycrohyla pulchra (n
=17) ở KVNC. ................................................................................................. 35
Bảng 3.9. Mật độ của một số loài Lưỡng cư ở KVNC từ tháng 11/2015 đến
tháng 6/2016 (cá thể/m2). ................................................................................ 38
Bảng 3.10. Sự phân bố cá thể của quần thể một số loài Lưỡng cư ở KVNC . 39
Bảng 3.11. Tỉ lệ giới tính của quần thể một số lồi Lưỡng cư ở KVNC ........ 40
Bảng 3.12. Số lượng trứng/cá thể của một số loài Lưỡng cư ở KVNC .......... 41
Bảng 3.13. Khối lượng cơ quan sinh dục đực của quần thể một số loài Lưỡng
cư ở KVNC. .................................................................................................... 41
Bảng 3.14. Thành phần thức ăn của Ngóe Fejervarya limnocharis ở KVNC 43
Bảng 3.15. Thành phần thức ăn của Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus ở
KVNC.............................................................................................................. 45
Bảng 3.16. Thành phần thức ăn của Cóc nhà Duttaphrynus melanostictus ở
KVNC.............................................................................................................. 47


vii
Bảng 3.17. Thành phần thức ăn của Ễnh ương Kaloula pulchra ở KVNC .... 48
Bảng 3.18. Thành phần thức ăn của Nhái bầu vân Mycrohyla pulchra ở
KVNC.............................................................................................................. 49
Bảng 3.19. Mật độ cá thể của Ngóe Fejervarya limnocharis theo giờ ở KVNC
......................................................................................................................... 51
Bảng 3.20. Mật độ cá thể của Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus ở KVNC
......................................................................................................................... 51
Bảng 3.21. Mật độ cá thể của Cóc nhà Duttaphrynus melanostictus theo giờ ở
KVNC.............................................................................................................. 52

Bảng 3.22. Mật độ cá thể của Ễnh ương Kaloula pulchra theo giờ ở KVNC 53
Bảng 3.23. Độ no theo giờ của quần thể một số loài Lưỡng cư ở KVNC ...... 54
Bảng 3.24. Biến động mật độ Ngóe Fejervarya limnocharis vụ Đông xuân
(2015 – 2016) theo từng giai đoạn phát triển của cây lúa ở KVNC ............... 56
Bảng 3.25. Biến động mật độ Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus vụ Đông
xuân (2015 – 2016) theo từng giai đoạn phát triển của cây lúa ở KVNC ...... 57
Bảng 3.26. Biến động mật độ Cóc nhà Duttaphrynus melanostictus vụ Đông
xuân (2015 – 2016) theo từng giai đoạn phát triển của cây lúa ở KVNC ...... 58
Bảng 3.27. Biến động mật độ Ễnh ương Kaloula pulchravụ Đông xuân (2015
– 2016) theo từng giai đoạn phát triển của cây lúa ở KVNC.......................... 59
Bảng 3.28. Mật độ một số lồi sâu hại chính qua các giai đoạn ở KVNC vụ
Đông xuân (2015 - 2016). ............................................................................... 61
Bảng 3.29. Mật độ các loài Lưỡng cư qua các giai đoạn phát triển cây lúa vụ
Đông xuân (2015 - 2016). ............................................................................... 62
Bảng 3.30. Hệ số tương quan (R) giữa tổng số Lưỡng cư và sâu hại vụ Đông
xuân (2015 – 2016) ở KVNC .......................................................................... 75
Bảng 3.31. Hệ số tương quan (R) giữa Ngóe Fejervarya limnocharis và sâu
hại vụ Đơng xn (2015 – 2016) ở KVNC ..................................................... 77
Bảng 3.32. Hệ số tương quan (R) giữa Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus
và sâu hại vụ Đông xuân (2015 – 2016) ở KVNC .......................................... 78


viii

Bảng 3.33. Hệ số tương quan (R) giữa Cóc nhà Duttaphrynus melanostictus
và sâu hại vụ Đông xuân (2015 – 2016) ở KVNC. ......................................... 80
Bảng 3.34. Hệ số tương quan (R) giữa Ễnh ương Kaloula pulchra và sâu hại
vụ Đông xuân (2015 – 2016) ở KVNC ........................................................... 82



ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Bình ............................................... 15
Hình 1.2. Bản đồ hành chính thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. ..................... 15
Hình 2.1. Sơ đồ đo Lưỡng cư khơng đi....................................................... 21
Biểu đồ 3.1. Thành phần thức ăn của Ngóe Fejervarya limnocharis ở KVNC
Biểu đồ 3.2. Thành phần thức ăn của Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus ở
KVNC
Biểu đồ 3.3. Thành phần thức ăn của Cóc nhà Duttaphrynus melanostictus ở
KVNC
Biểu đồ 3.4. Thành phần thức ăn của Ễnh ương Kaloula pulchra ở KVNC
Biểu đồ 3.5. Thành phần thức ăn của Nhái bầu vân Mycrohyla pulchra ở
KVNC
Biểu đồ 3.6. Biến động mật độ tổng Lưỡng cư và tổng sâu hại ở KVNC theo
giai đoạn phát triển cây lúa vụ Đông xuân (2015 – 2016). ............................. 66
Biểu đồ 3.7. Biến động mật độ Ngóe Fejervarya limnocharis và sâu hại ở
KVNC theo giai đoạn phát triển cây lúa vụ Đông xuân (2015 – 2016). ........ 66
Biểu đồ 3.8. Biến động mật độ Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus và sâu
hại ở KVNC theo giai đoạn phát triển cây lúa vụ Đông xuân (2015 – 2016). 68
Biểu đồ 3.9. Biến động mật độ Cóc nhà Duttaphrynus melanostictus và sâu
hại ở KVNC theo giai đoạn phát triển cây lúa vụ Đông xuân (2015 – 2016) 70
Biểu đồ 3.10. Biến động mật độ Ễnh ương Kaloula pulchra và sâu hại ở
KVNC theo giai đoạn phát triển cây lúa vụ Đông xuân (2015 – 2016). ........ 73


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước Việt Nam có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ
một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh, hiện nay

nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương
thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn
trên thế giới. Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành
sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể.
Gạo không chỉ phục vụ đủ đời sống hằng ngày của người dân Việt Nam mà
bạn bè trên thế giới còn được biết đến Việt Nam qua mặt hàng gạo xuất khẩu.
Sự phát triển của đời sống cây lúa gắn liền với hệ sinh thái nông
nghiệp. Để đảm bảo sự cân bằng sinh học, duy trì và phát triển bền vững đa
dạng sinh học thì sự tồn tại của các loài sinh vật trên đồng ruộng là hết sức
quan trọng. Nghiên cứu Lưỡng cư thiên địch sẽ góp phần quản lý tổng hợp
sâu hại nói chung và sâu hại lúa nói riêng.
Hệ sinh thái đồng ruộng, tổng thể bao gồm môi trường và những quần
thể sinh vật, trong đó có các sinh vật có ích và các sinh vật có hại cho cây lúa.
Lưỡng cư trên đồng ruộng là một mắt xích quan trọng, chúng là thiên địch của
rất nhiều loài sâu bọ phá hoại mùa màng, tiêu diệt một số lượng lớn vật chủ
trung gian như ruồi, muỗi, ấu trùng thân mềm và giun; chúng có thể kiểm sốt
các lồi cơn trùng làm lây lan dịch bệnh góp phần đảm bảo cân bằng sinh thái
đồng thời giúp duy trì sự lành mạnh của hệ sinh thái ruộng lúa.
Như vậy Lưỡng cư là một nhóm thiên địch có ích đối với cây lúa.
Chúng tham gia tiêu diệt các loài sâu hại, bảo vệ mùa màng (Theo Trần Kiên,
Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Quốc Thắng, 1977) [11]. Vai trò của thiên địch
(ký sinh, bắt mồi, ăn thịt các loài sâu bệnh) trên ruộng lúa là hết sức quan
trọng. Trong điều kiện tự nhiên thì thiên địch ln kìm hãm được quần thể sâu
hại, do vậy khi người nông dân tác động sai sẽ tạo ra sự mất cân bằng về sinh
học thì sâu hại có thể phát triển nhanh và gây hại nặng nề cho ruộng lúa. Nhìn


2
chung, sự đóng góp của thiên địch vào việc "Quản lý tổng hợp dịch hại" rất có
ý nghĩa, góp phần vào việc giảm số lượng thuốc sử dụng không cần thiết, bảo

vệ môi trường cũng như sức khỏe con người.
Cở sở khoa học của các nghiên cứu về sự phát triển của hệ sinh thái đã
khẳng định một trong những biện pháp để bảo vệ môi trường là sử dụng biện
pháp đấu tranh sinh học trong trồng trọt để thay thế các loại thuốc bảo vệ thực
vật, đặc biệt là thuốc trừ sâu. Trên thực tế hiện nay, việc lạm dụng các loại
thuốc bảo vệ thực vật đã gây ô nhiễm môi trường, gây độc nông phẩm, ảnh
hưởng đến con người đến sự sống của các loài sinh vật, giảm số lượng cá thể
cũng như làm giảm số lượng loài Lưỡng cư. Bên cạnh đó, ở vùng nơng thơn
đời sống có phần khó khăn nên việc khai thác các lồi Lưỡng cư phục vụ cuộc
sống hằng ngày (làm thức ăn, làm thuốc...) đã làm gần như cạn kiệt, đặc biệt
là lồi có giá trị kinh tế. Đã đến lúc con người chúng ta phải ra tay bảo vệ duy
trì và phát triển các loài Lưỡng cư, đảm bảo sự cân bằng sinh học.
Nghiên cứu đa dạng thành phần loài, đặc điểm sinh học, sinh thái học
và vai trò thiên địch của Lưỡng cư có ý nghĩa cấp thiết đối với việc xây dựng
cơ sở khoa học cho sự duy trì, bảo vệ phát triển bền vững các loài Lưỡng cư,
hệ sinh thái đồng ruộng và hệ sinh thái nông nghiệp nói chung.
Thị xã Ba Đồn với diện tích trồng lúa chiếm tỉ lệ lớn, hiện nay vẫn
chưa có tác giả nào nghiên cứu vai trò của Lưỡng cư ở đây. Xuất phát từ
những lí do trên, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu Lưỡng
cư thiên địch trên hệ sinh thái đồng ruộng tại thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng
Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu về đa dạng loài, một số đặc điểm sinh học, sinh
thái học và vai trò thiên địch của Lưỡng cư nhằm bổ sung hoàn thiện hệ thống
các đối tượng thiên địch, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho các biện
pháp phòng trừ tổng hợp sâu hại lúa. Từ đó xây dựng các biện pháp phục hồi,


3
khai thác, phát triển nguồn tài nguyên này để bảo vệ sự phát triển đa dạng và

bền vững hệ sinh thái nông nghiệp.
3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu bao gồm:
- Đa dạng thành phần loài Lưỡng cư. Đặc điểm hình thái các quần thể
Lưỡng cư. Mơi trường sống và sự phân bố một số loài Lưỡng cư.
- Một số đặc trưng cơ bản của quần thể Lưỡng cư: Mật độ, thành phần
tuổi và giới tính, sự phân bố cá thể.
- Biến động số lượng cá thể quần thể, thành phần thức ăn, độ no theo
giờ của một số loài Lưỡng cư.
- Biến động mật độ Lưỡng cư và sâu hại qua các giai đoạn phát triển
của cây lúa; mối quan hệ Lưỡng cư và sâu hại qua các giai đoạn phát triển của
cây lúa ở vụ Đông xuân 2015 – 2016.


4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học
Quần xã sinh vật bao gồm nhiều quần thể khác loài sống trong một sinh
cảnh, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường để tồn tại và phát
triển. Quần xã muốn tồn tại phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm các mối
quan hệ khác loài, sự đa dạng, sự phân bố hợp lý theo không gian. Trong
hệ sinh thái đồng ruộng, sự tồn tại của một lồi nào đó là dựa trên hệ thống
quan hệ với các lồi khác.
Sự chiếm cứ theo khơng gian của các nhóm khác nhau như: Nhóm
trên cây, nhóm ở mặt nước, nhóm ở bờ ruộng, nhóm chui luồn dưới đất,
nhóm ở gần khu dân cư và ven làng, sự phân bố này cũng tương đồng với
sự phân bố các nguồn thức ăn tương ứng của chúng.
Cơ chế điều hoà sự cân bằng số lượng trong quần xã giữa thiên địch và
sâu hại: Có sự cân bằng tự nhiên giữa vật ăn thịt và con mồi (hoặc vật ký sinh

- vật chủ), trong mối quan hệ này, mật độ vật ăn thịt phụ thuộc chặt chẽ vào
mật độ con mồi. Sự gia tăng số lượng con mồi kéo theo sự gia tăng số lượng
của các loài ăn thịt, sự gia tăng này, đến mức độ nhất định sẽ kìm hãm số
lượng và làm suy giảm mật độ con mồi. Số lượng cá thể của bất kì một lồi
nào đều khơng ổn định mà có sự thay đổi theo mùa, theo năm, phụ thuộc vào
yếu tố nội tại của quần thể và điều kiện mơi trường (Hồng Xn Quang,
1993) [21]. Số lượng cá thể của bất cứ lồi nào cũng khơng giảm tới mức biến
mất và cũng không tăng đến mức vô tận, khuynh hướng này được hình thành
nhờ q trình điều hồ tự nhiên trong một môi trường không bị phá vỡ.
Mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi có vai trị rất quan trọng trong
hệ sinh thái nơng nghiệp, góp phần ổn định năng suất và giảm thiểu thiệt hại
do sâu bệnh gây ra. Trong hệ sinh thái nông nghiệp, các nhóm Lưỡng cư rất
phổ biến, chúng sử dụng các loài động vật nhỏ hơn làm thức ăn trong đó có
các nhóm sâu hại (Trần Kiên, 1977) [11], các nhóm Lưỡng cư thích ứng với


5
các sinh cảnh khác nhau, hoạt động theo các giờ khác nhau góp phần khống
chế các nhóm cơn trùng.
Sinh cảnh đồng ruộng là nơi phù hợp với đời sống của các lồi Lưỡng
cư nên chúng có tính đa dạng cao. Đồng thời ở đây tập trung nhiều lồi cơn
trùng, sâu hại là nguồn thức ăn phong phú của chúng. Sự có mặt của Lưỡng
cư thiên địch góp phần quản lý tổng hợp sự phát triển của sâu hại.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài vào thời điểm thị xã Ba Đồn có
một vùng rộng lớn trồng cây lúa nước, nhưng hiện nay nơi đây đang thay đổi
rất nhiều do có sự mở mang đường sá, khu dân cư nên diện tích đất canh tác
đang bị thu hẹp.
Con người thường xuyên tác động vào hệ sinh thái theo nhiều cách như
tu sửa lại các con đường lớn làm bờ ruộng, xây dựng bờ mương bê tông, xây

dựng tường rào bao bọc xung quanh vườn ven ruộng thay cho các bờ bụi như
trước đây đã ngăn cản sự di chuyển của Lưỡng cư từ khu vực này sang khu
vực khác. Bên cạnh đó, việc chăn thả gia súc gia cầm, vật nuôi...đã làm ảnh
hưởng tới môi trường sống, dẫn tới giảm số lượng ếch nhái trên đồng ruộng.
Hơn thế nữa, do người dân quá lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đặc biệt
các loại thuốc trừ sâu hóa học nên đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự
phát triển của các loài Lưỡng cư. Cộng thêm nhu cầu rất lớn về thực phẩm,
làm thuốc nên đã khai thác quá mức làm suy giảm mật độ của chúng.
Trước thực trạng trên, việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học
quần thể Lưỡng cư và vai trò thiên địch của chúng là cấp thiết nhằm góp phần
xây dựng cơ sở khoa học cho việc bảo vệ, duy trì và phát triển bền vững các
quần thể Lưỡng cư nói riêng và hệ sinh thái nơng nghiệp nói chung.
1.2. Lược sử nghiên cứu Lưỡng cư ở Việt Nam
1.2.1. Lược sử nghiên cứu đa dạng sinh học Lưỡng cư ở Việt Nam
Nghiên cứu về Lưỡng cư Bò sát ở Việt Nam có lịch sử từ lâu. Cuối thế
kỷ XIX, khi các nước Phương Tây tìm đến nước ta thì các cơng trình nghiên


6
cứu về Ếch nhái, Bò sát mới được tiến hành. Các nghiên cứu ở thời kì này do
người nước ngồi tiến hành.
Sau đó, sau năm 1954 cơng tác nghiên cứu Bò sát, Ếch nhái ở nước ta
mới tiếp tục được tiến hành. Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu được công
bố.
Năm 1981, Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc công bố “ Kết
quả điều tra cơ bản động vật miền Bắc Việt Nam” với danh sách 159 loài Bị
sát, 69 lồi Lưỡng cư [12].
1985, Trần Kiên và cs cơng bố danh lục khu hệ ếch nhái bị sát Việt Nam
gồm 160 lồi bị sát và 90 lồi ếch nhái, trong đó có 6 lồi mới [13]. Nghiên
cứu đã nói tới các lồi Bị sát, Lưỡng cư sinh sống theo sinh cảnh. Đây có thể

coi là đợt tu chỉnh đầu tiên về số lượng Lưỡng cư Bò sát ở nước ta.
Năm 1993, Hoàng Xuân Quang điều tra số lượng Lưỡng cư Bò sát ở các
tỉnh Bắc Trung Bộ thống kê được 128 lồi [21]. Trong đó, Lưỡng cư có 34
lồi, 14 giống, 7 họ; Bị sát có 94 lồi, 59 giống, 17 họ. Tác giả cũng đề cập
đến sự phân bố thành phần loài Ếch nhái trong hệ sinh thái nông nghiệp
Năm 1995, Ngô Đắc Chứng Thống kê được 19 lồi Ếch nhái và 30 Bị
sát ở Vườn Quốc gia Bạch Mã, trong đó có 8 lồi Bị sát được xem là quý
hiếm.
Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc đã cơng bố danh sách Lưỡng
cư Bị sát Việt Nam gồm 256 lồi bị sát, 82 lồi ếch nhái.
Năm 1999, Hồng Xn Quang, Ngơ Đắc Chứng nghiên cứu khu hệ
Lưỡng cư Bị sát ở Nam Đơng - Bạch Mã - Hải Vân, xác định 23 loài Lưỡng
cư, 9 giống, 5 họ, 1 bộ và 41 lồi Bị sát thuộc 31 giống, 12 họ, 2 bộ.
Năm 2000, Hoàng Xuân Quang, Mai Văn Quế nghiên cứu khu hệ Lưỡng
cư Bò sát khu vực Trúc A (Hương Khê - Hà Tĩnh), công bố 53 lồi, 40 giống,
18 họ, trong đó có 18 lồi Lưỡng cư và 35 lồi Bị sát;
Nguyễn Văn Sáng, Hồng Xn Quang nghiên cứu khu hệ Lưỡng cư, Bị
sát ở VQG Bến En thống kê được 54 lồi Bị sát và 31 loài Lưỡng cư; Nguyễn


7
Văn Sáng, Nguyễn Quảng Trường, Nguyễn Trường Sơn nghiên cứu Lưỡng
cư Bò sát ở Yên Tử, thống kê được 36 lồi Bị sát và 19 lồi ếch nhái; Đinh
Phương Anh nghiên cứu khu hệ Lưỡng cư Bò sát ở các khu bảo tồn thiên
nhiên Sơn Trà (Đà Nẵng) có 25 lồi Bị sát và 9 lồi Ếch nhái.
Năm 2008, Hồng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo, Andrew Grieser
Johns, Cao Tiến Trung, Hồ Anh Tuấn, Chu Văn Dũng điều tra và nghiên cứu
thành phần lồi Ếch nhái và Bị sát tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống với
tổng số 95 loài Ếch nhái và Bị sát [28].
Năm 2012, Hồng Xn Quang, Hồng Ngọc Thảo, Ngơ Đắc Chứng

nghiên cứu đa dạng Lưỡng cư Bò sát ở VQG Bạch Mã ghi nhận được 108
lồi, trong đó Ếch nhái có 44 lồi, Bị sát có 64 lồi [29].
1.2.2. Lược sử nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học Lưỡng cư đồng
ruộng ở Việt Nam
Cơng trình đầu tiên nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học của Ếch đồng
trong tự nhiên của Đào Văn Tiến, Lê Vũ Khôi (1965). Tài liệu chuyên khảo
về: Đời sống ếch nhái của Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Quốc
Thắng (1977) [11].
Năm 1999, Nguyễn Kim Tiến đã có kết quả về một số đặc điểm sinh
thái học Ếch đồng (Rana rugulosa Wiegmann,1835) trong điều kiện nuôi
(Dẫn liệu theo Nguyễn Xuân Hương, 2007).
Năm 2000, Lê Nguyên Ngật nghiên cứu tập tính Cá Cóc Tam Đảo.
Năm 2002, Hồng Xn Quang và cộng sự tiến hành nghiên cứu cơ sở
phục hồi và phát triển một số động vật thiên địch nhóm Bị sát, Lưỡng cư ở hệ
sinh thái đồng ruộng khu vực Quỳnh Lưu, Vinh, thị xã Hồng Lĩnh và xã Cẩm
Mỹ thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã xác định được 10 loài Ếch nhái
thuộc 5 họ, 1 bộ. Bên cạnh đó các tác giả đã nghiên cứu mối tương quan giữa
mật độ các loài thiên địch - sâu hại và đánh giá vai trò của của thiên địch
Lưỡng cư trong việc phòng trừ tổng hợp dịch hại trên hệ sinh thái nông


8
nghiệp, đề xuất các biện pháp bảo vệ và phục hồi đa dạng thiên địch Lưỡng
cư [25].
Thời gian gần đây, nghiên cứu Lưỡng cư tiếp tục được tiến hành trên
các hệ sinh thái đồng ruộng nhằm xác định đa dạng thành phần lồi và vai trị
của Lưỡng cư đối với sự phát triển của cây lúa nói riêng và hệ sinh thái đồng
ruộng nói chung.
Năm 2002, Nguyễn Thị Bích Mẫu khi tiến hành nghiên cứu đa dạng
sinh học Ếch nhái, Bò sát thiên địch trên hệ đồng ruộng ở Quỳnh Lưu - Nghệ

An đã xác định được trên sinh quần nơng nghiệp Quỳnh Lưu - Nghệ An có 10
lồi Ếch nhái thuộc 7 giống, 5 họ, 1 bộ và 16 lồi Bị sát thuộc 13 giống, 6 họ,
1 bộ [18].
Năm 2004, Nguyễn Thị Thanh Hà khi tiến hành nghiên cứu Ếch nhái
thiên địch trên đồng ruộng Hà Huy Tập, Vinh - Nghệ An có 12 lồi Ếch nhái
thuộc 5 họ, 1 bộ [8].
Năm 2005, Nguyễn Thị Hường nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh thái
quần thể Ngóe limnonectes limnnocharis (Boie, 1834) trên hệ sinh thái Đơng
Sơn - Thanh Hố [6].
Năm 2007, Nguyễn Xuân Hương nghiên cứu thành phần loài và đặc
điểm sinh học, sinh thái của ếch nhái, bò sát trên đồng ruộng Sầm Sơn Thanh Hoá [9].
Năm 2012, Cao Tiến Trung, Dương Thị Trang, Lê Thị Thu nghiên cứu
đặc điểm dinh dưỡng và mối quan hệ với sâu hại của các loài Lưỡng cư trên
hệ sinh thái đồng ruộng xã Triêu Dương, Tĩnh Gia, Thanh Hóa vụ đơng 2011
[40].
Theo hướng trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu Lưỡng cư thiên địch
và đặc điểm sinh học, sinh thái học một số lồi Lưỡng cư chính trên đồng
ruộng tại thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình nhằm góp phần cung cấp cơ sở
khoa học, bổ sung hoàn thiện hệ thống các đối tượng thiên địch và biện pháp
phòng trừ tổng hợp sâu hại.


9
1.2.3. Lược sử nghiên cứu Lưỡng cư Bò sát ở Quảng Bình
Từ những năm 1934 Bouret đã cơng bố có 2 lồi rắn ở Đồng Hới, đến
năm 1939 ơng tiếp tục ghi nhận một số loài rắn ở Tân Ấp (dẫn liệu theo
Hoàng Xuân Quang, 1993) [21].
Năm 1993 Hoàng Xuân Quang đã điều tra nghiên cứu tại Tuyên Hóa,
Minh Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Đồng Hới ghi nhận 21 loài Lưỡng cư Bị
sát, trong đó có các lồi đã được Bourret ghi nhận trước đây [21].

Nghiên cứu của Hồ Thu Cúc, 2007 về Lưỡng cư Bò sát tại khu vực Lệ
Thủy, Quảng Ninh đã phát hiện nhiều loài mới.
Đáng chú ý hơn là các cơng trình nghiên cứu Lưỡng cư Bò sát tại Vườn
Quốc gia Phong nha – Kẻ bàng của Ziegler và công sự từ năm 1998 – 2008 đã
thống kê và phát hiện được nhiều loài mới. Năm 2012, Hoàng Ngọc Thảo và
cộng sự ghi nhận một loài thạch sùng ở Vườn Quốc gia trên.
Năm 2013, kết quả nghiên cứu về Khu hệ động vật có xương sống Vườn
Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng do Đinh Huy Trí, Lê Thúc Định, Võ Văn Trí
[26] thực hiện đã cơng bố 47 lồi Lưỡng cư có ở khu vực này.
Nhìn chung các nghiên cứu trên chủ yếu tập trung theo hướng đa dạng
sinh học Lưỡng cư Bò sát ở Vườn Quốc gia và một số vùng trong Tỉnh, còn
các nghiên cứu về sinh thái và đặc điểm sinh học thì chưa có.
Hiện chưa có tác giả nào nghiên cứu về Lưỡng cư đồng ruộng tại tỉnh
Quảng Bình.
1.3. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
1.3.1. Đặc điểm địa hình khí hậu và điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Quảng
Bình
1.3.1.1. Đặc điểm địa hình và khí hậu tỉnh Quảng Bình
- Vị trí địa lí
Tỉnh Quảng Bình thuộc Bắc Trung Bộ, Việt Nam, diện tích tự nhiên
8.037,6 km2. Toạ độ địa lý ở phần đất liền là: điểm cực Bắc: 18005,12,, vĩ độ


10
Bắc, điểm cực Nam: 17005,02,, vĩ độ Bắc, điểm cực Đông: 106059,37,, kinh độ
Đông, điểm cực Tây: 105036,55,, kinh độ Tây.
Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đơng và có chung biên giới với
Lào 201,87 km ở phía Tây, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Hà Tĩnh với chiều dài địa
giới 136,5 km, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị với địa giới 78,8km.
Trên địa bàn Quảng Bình có Quốc lộ IA và đường Hồ Chí Minh, đường

sắt Bắc Nam, quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu
Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với Nước CHDCND Lào.
- Địa hình
Quảng Bình có diện tích tự nhiên là 8.052 km2. Địa hình cấu tạo phức
tạp, núi rừng sát biển, tạo thành độ dốc cao dần từ Đông sang Tây. Đồng bằng
nhỏ hẹp, chủ yếu tập trung theo hai bờ sơng chính; diện tích chiếm khoảng
15% tổng diện tích tự nhiên. Khoảng 85% diện tích là đồi núi, đá vơi.
Mật độ sơng ngịi dày, tồn tỉnh có 5 con sơng chính: sơng Gianh, sơng
Rn, sơng Nhật Lệ, sơng Lý Hồ, sơng Dinh. Hầu hết các con sơng bắt
nguồn từ dãy Trường Sơn đổ ra biển Đông, sông ngắn và do nhiều phụ lưu
hợp thành.
- Khí hậu
Chế độ nhiệt: Nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, chế độ nhiệt
của Quảng Bình thể hiện tính chất nhiệt đới gió mùa, với một nền nhiệt độ
cao và phân bố khá đồng đều quanh năm. Nhiệt độ trung bình các tháng trong
năm khoảng 250C – 260C. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình 16 - 190C. Khi
có khơng khí lạnh tràn về với cường độ mạnh, nhiệt độ thấp nhất xuống
dưới 100C, thậm chí có năm xuống 50C. Về mùa hè, ở Quảng Bình vào các
tháng VI, VII là các tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình các tháng này từ
29,5 - 30,00C.
Chế độ mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm ở Quảng Bình phổ biến
từ 1.800 - 2.600mm, với 120 - 170 ngày mưa. Mưa lớn tập trung vào tháng 9,
10, 11, ba tháng này lượng mưa chiếm 56 - 65% lượng mưa cả năm, tháng


11
mưa nhiều nhất là tháng 8, 9 có lượng mưa từ 220 – 540 mm/tháng, số ngày
mưa 14 - 20 ngày/tháng, mùa này thường kèm theo gió bão.
Độ ẩm khơng khí: Trị số độ ẩm tương đối trung bình năm dao động từ
70% - 90%, độ ẩm khơng khí cũng có sự chênh lệch giữa các vùng và theo

mùa. Có hai mùa khô và ẩm khá rõ rệt, mùa ẩm cao từ tháng 9 đến tháng 5
năm sau với độ ẩm trung bình từ 80% - 90%, mùa khơ từ tháng 5 đến tháng 8
với độ ẩm trung bình từ 70% - 79%.
Chế độ gió, bão: Mùa lạnh chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng - Bắc
dưới tác động của các đợt áp thấp từ phía Đơng - Bắc về phía Tây - Nam. Gió
mùa Đơng Bắc thổi từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau kéo theo cái rét khơng
kém gì vùng Bắc Bộ. Do địa hình bị chia cắt mạnh nên gió mùa Đơng - Bắc
vào đất liền diễn biến phức tạp, thường đổi hướng theo các triền sơng và
thung lũng, tạo nên nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, ảnh hưởng rất lớn đến
chế độ sinh trưởng của cây trồng vật ni. Mùa nóng chịu ảnh hưởng chủ yếu
của gió Tây - Nam kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8. Số liệu thống kê 10 năm
(1976-1985) ghi nhận 40 cơn bão đổ bộ vào Việt Nam, trong đó khu vực Bình
Trị Thiên nói chung hứng chịu 20% cơn bão, từ sau năm 1991 tần suất bão ở
Quảng Bình có xu hướng giảm dần. Bão tập trung cao nhất vào tháng VIII,
IX, X (tháng VIII chiếm 16%, tháng X chiếm 27% riêng tháng IX cao nhất,
chiếm 37%). Tháng xuất hiện thấp nhất là tháng VI (4%), từ tháng XII trở đi
khơng có bão xuất hiện.
Nhìn chung, Quảng Bình nằm trong vùng khí hậu có nhiều đặc thù,
phân dị rõ rệt trên toàn lãnh thổ và theo các mùa, tạo điều kiện cho nhiều loại
cây trồng phát triển. Khí hậu có phần khắc nghiệt, đặc biệt là bão và gió Tây
Nam gây trở ngại khơng nhỏ cho sự phát triển chung, nhất là sản xuất nông
nghiệp.


12
- Thực vật và động vật
Quảng Bình nằm trong khu vực Bắc Trường Sơn, là nơi rất phong phú
về động - thực vật. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là Vườn
Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Thực vật: Đa dạng về giống lồi, có 138 họ, 401 chi, 640 lồi khác

nhau. Rừng Quảng Bình có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, mun, huỵnh, thông.
Động vật: Đã thống kê được 395 lồi động vật khơng xương sống
thuộc 40 họ, 13 bộ và 849 loài động vật có xương sống thuộc 460 giống, 145
họ, 42 bộ, trong đó có 67 lồi Thú, 48 lồi Bị sát, 297 lồi Chim, 61 lồi Cá,
có nhiều lồi q hiếm như Voọc Hà Tĩnh, Gấu, Hổ, Sao La, Mang Lớn, Gà
Lôi lam đuôi trắng, Gà Lôi lam mào đen, Trĩ.
1.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình
- Kinh tế
Năm 2012, Quảng Bình đóng góp vào ngân sách nhà nước 1.840 tỷ
đồng, so với 810 tỷ đồng năm 2008. Giai đoạn năm 2006 - 2010, tỉnh đạt tốc
độ tăng trưởng GDP từ 11 - 12% mỗi năm, trong đó giá trị sản xuất công
nghiệp tăng 20 - 21%/năm, giá trị khu vực dịch vụ tăng 11 - 12%/năm; giá trị
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4 - 4,5%/năm. Cơ cấu kinh tế vào năm
2010: ngành nông, lâm, ngư nghiệp là 20%, ngành công nghiệp – xây dựng là
40%, ngành dịch vụ 40%. Kim ngạch xuất khẩu trong thời kỳ này tăng 14 –
15%/năm, thu ngân sách trên địa bàn tăng bình qn 16 –17%/năm.
Tỉnh Quảng Bình có hai khu kinh tế đặc biệt là Hòn La, cửa khẩu Cha
Lo và 6 khu công nghiệp khác.
- Xã hội
Dân số tỉnh Quảng Bình đến năm 2013 có 854.918 người. Trên địa bàn
tỉnh có 24 dân tộc anh em cùng sinh sống, nhưng chủ yếu là người Kinh. Dân
tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru - Vân Kiều gồm những tộc
người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, sống tập
trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hóa, Minh Hóa và một số xã miền Tây Bố


13
Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy. Dân cư phân bố không đều, 86,83% sống ở
vùng nông thôn và 14,4% sống ở thành thị.
1.3.2. Đặc điểm địa hình khí hậu và điều kiện kinh tế xã hội thị xã Ba Đồn

1.3.2.1. Đặc điểm địa hình, khí hậu, đất đai ở thị xã Ba Đồn
- Địa hình
Thị xã Ba Đồn nằm trên quốc lộ 1A, cách Đèo Ngang 29 km về phía
nam, cách Đồng Hới 40 km về phía Bắc, phía Đơng giáp biển Đơng, phía Tây
giáp huyện Tun Hóa, phía Nam giáp huyện Bố Trạch, phía Bắc giáp huyện
Quảng Trạch. Diện tích tự nhiên của thị xã Ba Đồn là 163,18 km2.
- Khí hậu
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm chịu ảnh hưởng của khí hậu
chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, điển hình ở phía Nam và có mùa
đơng tương đối lạnh ở phía Bắc. Nhiệt độ bình quân hàng năm là 25 0C, lượng
mưa bình quân là 2.976 mm, độ ẩm bình quân là 84,9%.
Mùa mưa rét từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, trong đó tháng 9 đến
tháng 11 mưa bão; lượng mưa tập trung 70% tổng lượng mưa của cả năm nên
thường gây lũ lụt trên diện rộng, tháng 12 đến tháng 3 rét và mưa phùn, gió
bấc, nhiệt độ có lúc xuống 9 - 110C.
Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 nắng gắt, các tháng 6 - 7 - 8 có gió Tây
Nam gây khơ nóng, lượng bốc hơi lớn nên thường xuyên gây hạn hán, cát
bay, cát chảy lấp đồng ruộng và dân cư.
Mùa mưa bão tập trung vào tháng 9 tháng 10, bão thường đi kèm với
mưa lớn. Do địa hình hẹp, sơng ngắn và dốc nên mùa mưa bão thường có hiện
tượng nước dâng tạo ra lũ quét gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của.
- Đất đai
Thị xã Ba Đồn với tổng diện tích đất nơng nghiệp là 11.347,49 ha, đất
phi nông nghiệp 4.200,53 ha, đất chưa sử dụng 682,09 ha. Trong tổng số diện
tích đất nơng nghiệp thì đất sản xuất nơng nghiệp chiếm 4.384,66 ha, trong số
đó đất trồng lúa chiếm 2.894,15 ha.


14
1.3.2.2. Điều kiện kinh tế và xã hội thị xã Ba Đồn.

- Kinh tế
Kinh tế thị xã Ba Đồn phát triển so với các huyện khác ở trong tỉnh
Quảng Bình.Thời gian gần đây kinh tế của thị xã được chuyển dịch theo
hướng tích cực: nơng - lâm - thủy sản chiếm 26,6%, công nghiệp xây dựng
chiếm 33,4% và thương mại dịch vụ chiếm 40%. Trong năm qua, thị xã thu
ngân sách đạt trên 90 tỷ đồng (vượt 43% so với kế hoạch đề ra), nâng mức thu
nhập bình quân đầu người đạt 23,5 triệu đồng/người/năm.
- Xã hội
Dân số thị xã Ba Đồn năm 2013 là 115.196 người. Về công tác chính
sách xã hội được các cấp chính quyền thị xã thực hiện khá hiệu quả, nhờ vậy
đã giải quyết việc làm cho 4.200 lao động trong năm 2014. Đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân thị xã không ngừng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo
giảm từ 10,6% năm 2013 xuống còn 7,6% năm 2014, số hộ giàu và hộ khá
ngày càng tăng lên.


×