Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Đường lối quốc phòng và an ninh bài 811

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.52 KB, 38 trang )

Bài 8
XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN
BIỂN, ĐẢO, BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG TÌNH HÌNH MỚI
A. GIỚI THIỆU BÀI HỌC
1. Tầm quan trọng của bài
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chủ quyền biển, đảo, biên
giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; những nội dung chủ
yếu về xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia của nước ta
trong tình hình hiện nay.
Nâng cao lịng tự hào yêu nước và ý thức trách nhiệm công dân trong việc
góp phần xây dựng, bảo vệ và giữ gìn tồn vẹn chủ quyền biển, đảo, biên giới
quốc gia của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Nội dung chính của bài
- Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam
- Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia
3. Nội dung khó cần lưu ý
- Nguyên tắc, chính sách, nhiệm vụ quản lý và bảo vệ biển, đảo
- Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ, biên giới quốc gia
B. TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI HỌC
I. XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM
1. Biển đảo Việt Nam
a. Khái quát chung
Việt Nam có ba mặt trơng ra biển: Đơng, Nam và Tây Nam, bờ biển dài
3.260 km, từ Móng Cái đến Hà Tiên. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam
mở rộng về phía Đơng và Đơng Nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn
nhỏ bao bọc. Riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo
trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long; các đảo Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long
Vĩ; xa hơn là quần đảo Hồng Sa và Trường Sa; phía Tây Nam và Nam có các
nhóm đảo Cơn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu. Các vùng biển và thềm lục địa thuộc
chủ quyền, quvền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam bao gồm:


- Hệ thống đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam: Là
đường gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thủy triều thấp
nhất dọc theo bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ Việt Nam xác định và công
bố. Đường cơ sở VN là 11 điểm bao gồm: Hòn Nhạn, hòn Đá lẻ, Hòn Tài Lớn,
Hịn Bơng Lang, Hịn Bảy Cạnh, Hịn Hải, Hịn Đơi, Mũi Đại Lãnh, Hịn Ơng
Căn, Đảo Lý Sơn, Đảo Cồn Cỏ.
- Vùng nội thủy của Việt Nam: Là vùng biển phía trong đường cơ sở và giáp
với bờ biển Việt Nam, bao gồm: các vùng nước phía trong đường cơ sở; vùng
nước cảng được giới hạn bởi đường nối các điểm nhơ ra ngồi khơi xa nhất của
các cơng trình thiết bị thường xuyên là bộ phận hữu cơ của hệ thống cảng. Nhà
nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ với nội thủy như trên
lãnh thổ đất liền, mọi tàu thuyền nước ngoài ra vào vùng nội thủy phải tuân thủ
pháp luật Việt Nam nói riêng và của quốc gia ven biển nói chung.
- Lãnh hải của Việt Nam: Là một dải biển ven bờ nằm ngoài và tiếp liền với


nội thủy, có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam và
thuộc chủ quyền hoàn toàn của nước ta trên biển. Ranh giới bên ngoài của lãnh
hải là đường biên giới quốc gia trên biển, đường này chạy song song với đường
cơ sở và cách đường cơ sở 12 hải lý. Lãnh hải của các đảo, quần đảo xa bờ, của
quần đảo Trường Sa và Hồng Sa rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính
chiều rộng lãnh hải của các đảo thuộc các quần đảo đó.
Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng
trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải. Tàu thuyền nước ngoài được
hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Trên cơ sở tơn trọng
hịa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Các phương tiện bay nước
ngồi khơng được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự
đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam: Là vùng biển tiếp liền và nằm ngồi
lãnh hải, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngồi của lãnh hải. Nhà nước
thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và các quyền khác,… thực
hiện kiểm soát nhằm ngăn ngừa và trừng trị hành vi vi phạm pháp luật về hải
quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hãi Việt
Nam.
- Vùng đặc quyền về kinh tế của Việt Nam: Là vùng biển tiếp liền và nằm
ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200
hải lý tính từ đường cơ sở. Lãnh hải khơng phải là một phần của vùng đặc quyền
kinh tế, nhưng vùng tiếp giáp lãnh hải được coi như một phần của vùng đặc quyền
kinh tế. Phạm vi vùng đặc quyền kinh tế gồm khối nước, đáy biển và lòng đất
dưới đáy biển và vùng trời phía trên của khối nước rộng 200 hải lý tính từ đường
cơ sở. Vùng đặc quyền kinh tế được đặt dưới chế độ pháp lý riêng, khơng hồn
tồn theo chế độ pháp lý quốc gia hay pháp lý quốc tế mà có phần theo pháp luật
quốc gia, có phần theo pháp luật quốc tế (là vùng biển có tính chất đặc thù, mang
nặng tính thỏa hiệp). Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai
thác, quản lý và bào tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển
và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dị, khai thác vùng
này vì mục đích kinh tế; Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân
tạo, thiết bị và cơng trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ
mơi trường biển; Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế; Nhà
nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn
ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Luật Biển Việt Nam và điều ước
quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm
phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên
biển của Việt Nam.
- Thềm lục địa của Việt Nam: Là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển,
tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của
lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngồi của rìa

lục địa. Trong trường hợp mép ngồi của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa
đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ
sở. Trong trường hợp mép ngồi của rìa lục địa này vượt quả 200 hải lý tính từ
đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài khơng q 350 hải lý tính từ
đường cơ sở.
Chế độ pháp lý thềm lục địa Việt Nam: Chế độ pháp lý đối với đáy biển và
lòng đất dưới đáy biển của thềm lục địa là giống với chế độ pháp lý của vùng đặc


quyền kinh tế. Điểm khác nhau cơ bản là vùng đặc quyền kinh tế phải tuyên bố,
còn thềm lục địa là đương nhiên, đồng thời cơ sở khoa học và pháp lý xác định
chúng cũng khác nhau. Thềm lục địa là sự trải dài tự nhiên của lục địa và trong
một số trường hợp thềm lục địa có thể mở rộng ra ngoài giới hạn 200 hải lý đến
tối đa là 350 hải lý, còn vùng đặc quyền kinh tế chỉ có thể mở rộng tối đa 200 hải
lý.
b. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
- Hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa có vị trí hết sức quan trọng đối với
đất nước ta. Hai quần đảo này nằm giữa Biển Đơng, nơi có những tuyến đường
hàng hải quan trọng nhất của thế giới đi qua. Ngoài ra, do vị trí nằm trải dài theo
hướng bờ biển Việt Nam, Hoàng Sa và Trường Sa là những vị trí tiền tiêu bảo vệ
sườn đơng của đất nước, cũng như các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam.
về kinh tế, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có nhiều nguồn tài ngun sinh
vật và khống sản phong phú và đa dạng, đặc biệt là tài nguyên dầu khí.
- Quần đảo Hồng Sa là một quần đảo san hô nằm trong khoảng từ 111° đến
113° kinh độ Đơng, từ 15°45’đến 17° 15’ vĩ độ Bắc. Ở phía ngồi cửa vịnh Bắc
Bộ, phía bắc Biển Đơng, trên con đường biển quốc tế từ châu Âu đến các nước ở
phía đơng và đơng bắc châu Á và giữa các nước châu Á với nhau.
Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo, đá, bãi cạn, chia làm hai nhóm: Nhóm
An Vĩnh (Amphitrite Group) ở phía đơng gồm khoảng 12 đảo, đá, bãi cạn..., trong
đó có hai đảo lớn là Phú Lâm và Linh Côn, mỗi đào rộng khoảng 1,5 km2; Nhóm

Lưỡi Liềm (Crescent Group) ở phía tây gồm nhiều đảo xếp vịng cung, trong đó
có các đảo chính: Bắc, Hồng Sa, Quang Ảnh, Hữu Nhật, Quang Hòa, Duy Mộng,
Chỉm Yến, Tri Tơn... Riêng đảo Hồng Sa có trạm khí tượng của Việt Nam hoạt
động từ năm 1938 đến 1947, được Tổ chức Khí tượng Quốc tế đặt số hiệu 48.860
(số 48 chỉ khu vực Việt Nam).
- Cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hải lý về phía nam là quần đảo
Trường Sa, bao gồm khoảng 138 đảo, đá, bãi ngầm, vành đai san hô, nằm trong
khoảng từ 6°30’ đến 12° vĩ độ Bắc và khoáng từ 111°30’ đến 117°20’ kinh tuyến
Đông, cách Cam Ranh 248 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 595 hải lý.
Quần đảo Trường Sa được chia làm tám cụm: Cụm Song Tử là một tập hợp
các thực thề địa lý nằm ờ phần tây bắc của quần đảo Trường Sa; Cụm Thị Tứ là
một tập hợp các thực thể địa lý năm ở phía nam của cụm Song Tử và phía bắc của
cụm Loại Ta; Cụm Loại Ta là tập hợp các thực thể địa lý nằm ở phía nam của cụm
Thị Tứ và phía bắc của cụm Nam Yết; Cụm Nam Yết là một tập hợp các thực thể
địa lý năm ở phía nam cụm Loại Ta và phía bắc của cụm Sinh Tồn; Cụm Sinh Tồn
là một tập hợp các thực thể địa lý nằm ở phía nam cụm Nam Yết; Cụm Trường Sa
là một tập hợp các thực thể địa lý nằm dàn trải theo chiều ngang từ tây sang đơng
ở phía nam của các cụm Nam Yết, Sinh Tồn và phía bắc của cụm Thám Hiểm,
chủ yếu giữa hai vĩ tuyến 8° Bắc và 9° Bắc; Cụm Thám Hiểm còn gọi là cụm An
Bang là một tập hợp các thực thể địa lý ở phía nam của quần đảo Trường Sa; Cụm
Bình Nguyên là một tập hợp các thực thể địa lý hợp thành từ phần phía Đơng của
quần đảo Trường Sa, trong khu vực gần với đảo Palawan (Philippines). Điều kiện
tự nhiên và khí hậu vùng này rất khắc nghiệt, nắng gió, giơng bão thường xun,
thiếu nước ngọt, nhiều đảo khơng có cây.
- Cho đến đầu thế kỷ XX, khơng có nước nào tranh chấp chủ quyền trên hai
quần đảo đối với Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa của Việt Nam đã bị nhiều nước yêu sách và trở thành đối tượng tranh
chấp gay gắt về chủ quyền.
2. Nội dung quản lý, bảo vệ biển đảo Việt Nam trong thời kỳ mới



a. Nguyên tắc, chính sách, nhiệm vụ quản lý và bảo vệ biển, đảo
- Nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển, đảo:
+ Quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp
luật Việt Nam, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế
khác mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
+ Các cơ quan, tổ chức và mọi cơng dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ
chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và
quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
+ Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước
khác bằng các biện pháp hịa bình, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về
Luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế.
- Chính sách quản lý và bảo vệ biển, đảo:
+ Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo
vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo
và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế biển.
+ Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng,
khai thác, bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo một cách bền vững, phục vụ
mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh.
+ Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp
dụng thành tựu khoa học-kỹ thuật, công nghệ vào việc sử dụng, khai thác, phát
triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển bền vững các
vùng biển phù hợp với điều kiện của từng vùng biển, bảo đảm yêu cầu quốc
phịng và an ninh; tăng cường thơng tin, phổ biển về tiềm năng, chính sách, pháp
luật về biển.
+ Khuyến khích và bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân trên các vùng
biển, bảo hộ hoạt động của tổ chức, cơng dân Việt Nam ngồi các vùng biển Việt
Nam phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên, pháp luật quốc tế, pháp luật của quốc gia ven biển có liên quan.
+ Đầu tư bảo đảm hoạt động của các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm

soát trên biển, nâng cấp cơ sở hậu cần phục vụ cho các hoạt động trên biển, đảo
và quần đảo, phát triển nguồn nhân lực biển.
+ Thực hiện các chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh sống trên các đảo
và quần đảo; chế độ ưu đãi đối với các lực lượng tham gia quản lý và bảo vệ các
vùng biển, đảo và quần đảo.
- Nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo trong thời kỳ mới:
+ Bảo đảm sự tôn trọng các quyền và lợi ích chính đáng của quốc gia trong
Biển Đơng, bảo vệ sự toàn vẹn các vùng biển đảo của Tổ quốc.
Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển là bảo vệ các quyền và lợi ích của quốc
gia trong phạm vi các vùng biển và thềm lục địa theo các chế độ pháp lý khác
nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế. Bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với các hải
đảo, quần đảo của Việt Nam trong Biển Đông, đặc biệt là các quần đảo của Việt
Nam đang bị các nước xâm chiếm, tranh chấp.
+ Bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội và văn hóa trên biển và
vùng ven biển.
Bảo vệ an ninh quốc gia trên mọi lĩnh vực: Chính trị, tư tưởng, văn hóa,
khoa học cơng nghệ, quốc phịng và an ninh. Ngăn chặn kịp thời người và phương
tiện xâm nhập đát liên để tiến hành các hoạt động phá hoại, gây rối, làm gián diệp,
truyền bá văn hoá đồi trụy và thực hiện các hành vi tội phạm khác; Bảo vệ lao
động sản xuất, tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân trên biển và ven


biển; Bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng trên biển và ven biển; Bảo vệ môi
trường, xử lý các vụ ơ nhiễm mơi trường; Phịng chống và khắc phục hậu quả
thiên tai; Thực hiện tìm kiếm - cứu nạn; Phịng ngừa và chế ngự các xung đột vì
tranh giành lợi ích giữa các tổ chức và cá nhân trong sử dụng và khai thác biển.
+ Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự
nghiệp đổi mới trên hướng biển.
Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa là một thể thống
nhất; Nhà nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, là Nhà nước xã hội chủ nghĩa,

của dân, do dân, vì dân. Vì vậy, bảo vệ Đảng gắn liền với bảo vệ Nhà nước, bảo
vệ nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
3. Một số giải pháp tăng cường xây dựng, quản lý, bảo vệ biển đảo
trong tình hình mới
a. Tăng cường tiềm lực bảo vệ biển, đảo trên các lĩnh vực chính trị, kinh
tế - xã hội, tư tưởng - văn hoá, khoa học giáo dục
- Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức gắn liền với chỉnh đốn, xây dựng Đảng.
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng để Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt
hàng đầu nhằm bảo đảm giữ vững nhân tổ tạo ra mọi thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc
phòng, an ninh cho cán bộ, cơng chức và cho tồn dân, làm cho những quan điểm, chủ trương,
đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng thành sức mạnh hành động của cả dân tộc để xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
- Thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở vùng ven biển, hải đảo làm
nền tàng giữ vững ổn định, bảo vệ biển, đảo.
Kinh tế phát triển, xã hội ổn định thì sức mạnh quốc phịng và an ninh được tăng cường.
Đất nước có điều kiện đầu tư cho lực lượng vũ trang có trang bị kỹ thuật hiện đại, nhất là lực
lượng hải quân, không quân là những quân chủng sử dụng nhiều vũ khí trang bị kỹ thuật cao
trong tác chiến.
Kinh tế - xã hội phát triển ở vùng ven biển, hải đảo sẽ là nguồn nội lực đảm bảo vững chắc
cho lực lượng vũ trang trên hướng biển về mọi mặt, không chỉ về cơ sở vật chất hậu cần - kỹ
thuật, lương thực, thực phẩm, vũ khí đạn được, mà cịn cung cấp cho các lực lượng vũ trang
những con người toàn diện, có phẩm chất đạo đức và trình độ năng lực để hoàn thành tốt nhiệm
vụ bảo vệ biển, đảo.
- Bồi dưỡng nhân lực, xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ biển.
Bồi dưỡng nguồn lực lao động, xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ biển là việc làm
cấp thiết hiện nay để phát triển kinh tế biển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời
cũng nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng các lực lượng vũ trang trong thời kỳ mới.
b. Tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh kết hợp với hoạt động đối ngoại bảo vệ

biển, đảo
- Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước trên biển.
Quản lý nhà nước trên biển là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng pháp luật của Nhà
nước đối với các quá trình kinh tế - xã hội, các hoạt động của xã hội và hành vi của con người
trên biển nhằm duy trì và phát triển các mối quan hệ, các hoạt động theo đúng định hướng của
Nhà nước trong việc khai thác, thăm dò các tiềm năng của biển, thực thi chủ quyền, các quyền
chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, hải đảo và thềm lục địa quốc gia.
- Xây dựng thế trận “kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh” trên biển.
Thế trận “kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh” trên biển nằm trong thế trận quốc
phịng tồn dân và an ninh nhân dân của cả nước, về không gian, thế trận kết hợp kinh tế với
quốc phòng và an ninh trên biển, phải gắn kết chặt chẽ giữa biển, đảo và lãnh thổ ven biển.
- Xây dựng quân đội đáp ứng yêu cầu bảo vệ biển, đảo trong thời kỳ mới.
Quan tâm, chăm lo xây dựng quân đội nhân dân, cơng an nhân dân là lực lượng nịng cốt


trong sự nghiệp quốc phòng và an ninh. Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt
của Đảng, sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước đối với quân đội nhân dân, công an
nhân dân và sự nghiệp quốc phòng và an ninh.
- Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế, tạo lập mơi trường thuận lợi để phát
triển.
Trong Điều kiện tình hình hiện nay trên Biển Đơng, hoạt động đối ngoại có vai trị hết sức
quan trọng có thể khai thác những nhân tố tích cực, hạn chế những nhân tố tiêu cực, góp phần to
lớn vào việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, giữ vững hịa bình và ổn định trên biển.
- Tăng cường hoạt động pháp lý trên trường quốc tế, tạo cơ sở bảo vệ biển, đảo bền vững.
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, các hoạt động pháp lý trên biển đã hình thành và
phát triển để điều chỉnh, giải quyết những mâu thuẫn về quyền lợi trên biển giữa các quốc gia,
dân tộc.
II. XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
1. Biên giới quốc gia
Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt phẳng

thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó
có quần đảo Hồng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Biên giới quốc gia Việt Nam được xác định bằng hệ thống các mốc quốc
giới trên thực địa, được đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ và thể hiện bằng mặt
phẳng thẳng đứng theo lãnh thổ Việt Nam. Biên giới quốc gia Việt Nam bao gồm
biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên khơng, trong lịng đất.
Biên giới quốc gia trên đất liền là phân định lãnh thổ trên bề mặt đất liền của vùng đất
quốc gia. Trong thực tế, biên giới quốc gia trên đất liền được xác lập dựa vào các yếu tố địa hình
(núi, sơng, suối, hồ nước, thung lũng...); thiên văn (theo kinh tuyến, vĩ tuyến); hình học (đường
lối liền các điểm quy ước).
Biên giới quốc gia trên biển là phân định lãnh thổ trên biển giữa các quốc
gia có bờ biển liền kề hay đối diện nhau; là ranh giới phía ngồi của lãnh hải.
Biên giới quốc gia trên biển của quốc gia quần đảo là đường biên giới quốc gia
phân định lãnh thổ quốc gia với biển cả. Đối với các đảo của một quốc gia nằm
ngoài phạm vi lãnh hải của quốc gia, biên giới quốc gia trên biển là đường ranh
giới phía ngồi của lãnh hải bao quanh đảo.
Biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam được hoạch định và đánh dấu
bằng các toạ độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải
của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam, được xác định theo Công ước của
Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Việt Nam và
các quốc gia hữu quan.
Biên giới quốc gia trên không là biên giới phân định vùng trời giữa các
quốc gia liền kề hoặc các vùng trời quốc tế, được xác định bởi mặt phẳng thẳng
đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên trên
vùng trời. Trong điều kiện khoa học và công nghệ phát triển, việc xác lập biên
giới quốc gia trên khơng có ý nghĩa ngày càng quan trọng trong việc thực hiện
chủ quyền đối với vùng trời quốc gia. Đến nay chưa có quốc gia nào quy định độ
cao cụ thể của biên giới quốc gia trên không.
Biên giới quốc gia trong lòng đất là phân định lãnh thổ quốc gia trong lịng

đất phía dưới vùng đất quốc gia, nội thuỷ và lãnh hải, được xác định bởi mặt
phẳng thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên
biển xuống lòng đất. Độ sâu cụ thể của biên giới trong lòng đất được xác định
bằng độ sâu mà kĩ thuật khoan có thể thực hiện. Đến nay, chưa có quốc gia nào
quy định độ sâu cụ thể của biên giới trong lòng đất.


Khu vực biên giới là vùng lãnh thổ tiếp giáp biên giới quốc gia có quy chế, quy định đặc
biệt do Chính phủ ban hành nhằm bảo vệ an tồn biên giới. Khu vực biên giới Việt Nam bao
gồm: khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính
trùng hợp với biên giới quốc gia Việt Nam trên đất liền; khu vực biên giới quốc gia Việt Nam
trên biển được tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị
trấn giáp biển và đảo, quần đảo; khu vực biên giới trên không gồm phần khơng gian dọc theo
biên giới quốc gia có chiều rộng mười kilơmét tính từ biên giới Việt Nam trở vào.
2. Nội dung, quan điểm xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia
Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là thực hiện tổng thể các biện pháp để bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ, bảo vệ tài nguyên, môi sinh, mơi trường, lợi ích quốc gia trên khu vực biên giới;
giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
Trong hoà bình, bảo vệ biên giới quốc gia là tổng thể các biện pháp mà hệ thống chính trị,
xã hội, các lực lượng vũ trang khu vực biên giới áp dụng nhằm tuần tra, giữ gìn nguyên vẹn,
chống lại sự xâm phạm biên giới quốc gia. Bộ đội Biên phòng là lực lượng chuyên trách và làm
nòng cốt trong bảo vệ biên giới quốc gia. Khi có xung đột hoặc chiến tranh, các biện pháp bảo vệ
biên giới quốc gia được thể hiện rõ qua các trạng thái sẵn sàng chiến đấu: thường xuyên, tăng
cường và cao.
a. Nội dung xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia
- Quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới trên đất liền, trên biển, trên khơng và trong lịng đất.
Nhà nước thơng qua các hoạt động thiết lập chủ quyền đối với lãnh thổ, chủ quyền, quyền
chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển, quyền phân định biên giới lãnh thổ của mình
với các quốc gia khác.
Nhà nước tổ chức ra các lực lượng để quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia trên đất

liền, trên biển, vùng trời và lịng đất.
Nhà nước thơng qua các hoạt động ngoại giao độc lập, tự chủ của mình trong quá trình
tham gia ký kết các điều ước quốc tế phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế và lợi ích
của Việt Nam để bảo vệ được chủ quyền, lợi ích của dân tộc.
- Quản lý, bảo vệ an ninh chỉnh trị, trật tự, an toàn xã hội trên khu vực biên giới.
Quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới gắn liền với quản lý, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự,
an tồn xã hội trên khu vực biên giới.
Bộ đội Biên phòng phối hợp với các lực lượng, các biện pháp nghiệp vụ an ninh biên
phòng, cảnh sát đấu tranh chống bọn tình báo gián điệp phản động, bọn nội gián, bọn biến chất
thái hóa, bọn cơ hội, xét lại hoạt động chống phá cách mạng, câu kết với kè địch bên ngoài gây
bạo loạn, lật đổ, làm mất ổn định chỉnh trị; đấu tranh chống các loại tội phạm, giữ vững trật tự,
an toàn xã hội.
Tăng cường sức mạnh quốc phòng, khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ
trang nhân dân đánh thắng chiến tranh xâm lược, xung dột vụ trang, can thiệp quân sự kết hợp
bạo loạn, lật đổ giữ vững ổn định biên giới, bảo vệ Đảng bảo vệ chính quyền, bảo vệ nhân dân.
Căn cứ vào quy định của pháp luật, Bộ đội Biên phòng phối hợp với các lực lượng hải
quân, cảnh sát biển và các cơ quan, bộ, ngành để bảo vệ quản lý tài nguyên, môi trường, lợi ích
quốc gia trên biên giới và các vùng biển Việt Nam.
- Quản lý, bảo vệ cơng trình quốc phịng trên khu vực biên giới, các cơng trình bảo vệ biên
giới.
Chủ động đối phó chiến tranh xâm lược, xung đột vũ trang trên biên giới, các cơng trình
chiến đấu, phịng thủ và cơng trinh phục vụ chiến đấu, cơng trình phịng tránh được xây dựng từ
thời bình; các cơng trình bảo vệ biên giới, cơng trình cố định đường biên giới để giữ vững ổn
định biên giới quốc gia.
Bộ đội Biên phòng là thành viên trong khu vực phòng thủ tỉnh biên giới, là lực lượng
chuyên trách, nòng cốt trong quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới. Do đó, phải kết hợp chặt chẽ
quản lý địa bàn khu vực biên giới, quản lý bảo vệ đường biên, cột mốc với bảo vệ các cơng trình
quốc phịng trên biên giới để tăng thêm tiềm lực quốc phòng trong phòng thù, bảo vệ biên giới.
- Quản lý, bảo vệ việc thực thi pháp luật, quy chế biên giới và các điều ước quốc tế về biên



giới.
Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với biên giới quốc gia, Nhà nước ban hành
nhiều văn bản pháp luật về biên giới, các văn bàn pháp luật có liên quan đến biên giới, ký kết các
hiệp định về biên giới với các nước láng giềng và các điều ước quốc tế về biên giới.
Để quản lý bảo vệ giữ vững chủ quyền, an ninh, trật tự trên khu vực biên giới, Bộ đội Biên
phòng là cơ quan chủ trì và phối hợp với các lực lượng duy trì việc chấp hành pháp luật về biên
giới, quy chế biên giới, các hiệp định về quy chế biên giới và điều ước quốc tế về biên giới để
giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới, lợi ích quốc gia.
- Quản lý xuất, nhập cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu biên giới và các cửa khẩu cảng biển.
Kiểm soát, quản lý việc qua lại biên giới đối với người, phương tiện, hàng hố, chống bn
lậu và gian lận thương mại, chống xâm nhập trái phép, vượt biên, vượt biên trái phép, xâm phạm
an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, an toàn kinh tế, giữ vững ổn định biên giới, tạo môi
trường thuận lợi cho hợp tác quốc tế và tham gia hội nhập kinh tế thế giới.
- Quản lý hoạt động đối ngoại biên phòng.
Đồn biên phòng là cơ quan đại diện cho Nhà nước trên biên giới trong quan hệ với lực
lượng bảo vệ biên giới với nước láng giềng, cùng phối hợp bảo vệ sự ổn định của đường biên
giới theo Hiệp ước Biên giới giữa hai nước, phối hợp đấu tranh chống tội phạm trên địa bàn biên
giới, hợp tác giải quyết những vấn đề phức tạp, tranh chấp xảy ra trên biên giới theo Hiệp định
Quy chế biên giới, góp phần xây dựng biên giới hồ bình, hữu nghị hợp tác phát triển giữa các
nước.
b. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về biên giới và quản lý, bảo vệ biên giới quốc
gia
- Quản lý bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân, của các
cấp, các ngành.
Quan điểm này thể hiện tư tưởng nhất quán, quan trọng, xuyên suốt trong chỉ đạo và tổ
chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc nói chung, xây dựng và bảo vệ chủ
quyền an ninh biên giới nói riêng.
Nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia là nội dung quan trọng
của chiến lược xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Nhiệm vụ này rất tồn diện, khơng chỉ bảo vệ vững

chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển, trên đất liền mà còn phải giữ vững an ninh chính trị,
trật tự xã hội, chống xâm nhập trái phép, chống buôn lậu qua biên giới, bảo vệ tài nguyên môi
trường. Đồng thời, phải xây dựng biên giới hồ bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển với các nước
láng giềng.
- Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia phải dựa vào dân, trực tiếp là đồng bào các dân tộc ở
khu vực biên giới.
Quan điểm dựa vào dân, nhất là đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới tham gia quản
lý, bảo vệ lãnh thổ biên giới quốc gia được bắt nguồn từ những kinh nghiệm quý báu của dân tộc
qua các thế hệ nối tiếp nhau. Vấn đề cốt lõi, xuyên suốt trong kế sách giữ nước, bảo vệ biên giới
của ông cha ta là: Dựa vào dân, nhất là các dân cư ở khu vực biên giới.
Lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới cần phải biết dựa vào dân,
tuyên truyền, giáo dục tổ chức được nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ và giữ gìn an ninh trật tự
ở khu vực biên giới.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, của hệ thống chính trị, tổ chức xã hội tham
gia bảo vệ biên giới. Xây dựng nền biên phịng tồn dân cũng như xây dựng, bảo vệ biên giới
quốc gia có nhiều lực lượng tham gia.
- Quản lý, bảo vệ biên giới phải xây dựng lực lượng vũ trang nòng cốt, chuyên trách thực
sự vững mạnh
Ngày 19/11/1958 Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khố II đã ra nghị quyết
số 58/NQ-TW, Chính phủ ban hành nghị định số 100-TTg ngày 03/3/1959 quyết định thành lập
lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) là lực lượng chuyên trách, làm
nòng cốt trong quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.


Xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng vững mạnh về mọi mặt, tổ chức lãnh đạo, chỉ huy
tập trung, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Đáp ứng u cầu thực hiện nhiệm vụ cơng tác
biên phịng trong từng thời kỳ, đủ sức để Bộ đội Biên phòng hồn thành nhiệm cụ trong tình hình
mới. Phù hợp với tính chất riêng của lực lượng là quốc phịng, an ninh và đối ngoại.
3. Một số giải pháp, hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia
a. Quản lý, bảo vệ biên giới thường xuyên

Bảo vệ biên giới thường xuyên là hình thức quản lý, bảo vệ biên giới cơ bản và phổ biến
nhất, được tiến hành trong tình hình hoạt động của địch và đối tượng ở hai bên biên giới, vùng
biển ở mức độ bình thường; tình hình an ninh chính trị, xã hội trong địa bàn khơng có diễn biến
đột xuất.
Trường hợp áp dụng: Khi tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội ờ khu vực biên
giới ổn định nhưng hoạt động của các đối tượng chống phá vẫn diễn ra thường xuyên, gay go,
phức tạp; khi địch hoặc nước tiếp giáp chưa có dấu hiệu hoạt động xâm phạm độc lập chủ quyền
lãnh thổ quốc gia. Cả nước hoạt động theo thời bình, lực lượng vũ trang ở trạng thái sẵn sàng
chiến dấu thường xuyên.
Tổ chức thực hiện: Các dơn vị tổ chức quản lý, bảo vệ biên giới theo quyết tâm, kế hoạch
đã đề ra. Trong bảo vệ biên giới thường xuyên phải đảm bào đủ quân số, trực tiếp quản lý, bảo vệ
biên giới theo chỉ lệnh sẵn sàng chiến đấu, quân số còn lại làm các nhiệm vụ khác, sẵn sàng chủ
động đối phó với các tình huống đột xuất xảy ra, không để bị động bất ngờ.
b. Quản lý bảo vệ biên giới tăng cường
- Quản lý bảo vệ biên giới tăng cường là hình thức quản lý, bảo vệ biên giới chặt chẽ,
nghiêm mật với cường độ cao hơn bảo vệ biên giới thường xuyên.
- Trường hợp áp dụng: Khi tình hình an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội ở một
hướng (địa phương) hay nhiều hướng (địa phương) diễn ra phức tạp; khi có tin tức chính xác, cụ
thể về hoạt động vũ trang của đối phương như: Tấn công vũ trang, tung gián điệp, biệt kích,
thám báo hoặc các hoạt động vi phạm khác; khi trong khu vực biên giới hai bên đang xảy ra bạo
loạn vũ trang, đang có thiên tai, dịch bệnh hoặc đang tiến hành diễn tập quân sự,…
- Tổ chức thực hiện: Các đơn vị tổ chức quản lý, bảo vệ biên giới theo quyết tâm, kế hoạch
đã được bổ sung điều chỉnh. Lực lượng, phương tiện tham gia quản lý, bảo vệ biên giới phải đảm
bảo theo chỉ lệnh sẵn sàng chiến đấu: Tăng cường lực lượng, phương tiện (lực lượng hiệp đồng);
tăng cường về thời gian; tăng cường sự chỉ huy, chỉ đạo; tăng cường cơ sở vật chất.
c. Quản lý bảo vệ biên giới trước khi có chiến tranh
- Bảo vệ biên giới trước khi có chiến tranh là hình thức quản lý, bảo vệ biên giới được tiến
hành chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn so với bảo vệ biên giới tăng cường trong điều kiện đối phương
tiến hành các hoạt động tranh chấp, xung đột vũ trang trên biên giới, vùng biển, đào.
- Trường hợp áp dụng: Khi an ninh chính trị trên một hướng (địa phương) hay nhiều hướng

(địa phương) bị đe dọa; khi nước tiếp giáp tiến hành tranh chấp biên giới, xung đột vũ trang; bọn
phản động trong nước cấu kết với bọn phản động bên ngoài tập hợp lực lượng, bạo loạn lật đổ;
khi có lệnh của cấp trên; khi có chỉ lệnh sẵn sàng chiến đấu cao.
Tổ chức thực hiện: Các đơn vị tổ chức quản lý, bảo vệ biên giới theo quyết tâm, kế hoạch
A, A2.
d. Quản lý bảo vệ biên giới khi có chiến tranh
- Bảo vệ biên giới khi có chiến tranh xảy ra là hình thức đặc biệt được tiến hành trong điều
kiện khi có chiến tranh xâm lược xảy ra.
- Trường hợp áp dụng: Khi có dấu hiệu xác định địch chuẩn bị chiến tranh xâm lược; an
ninh chính trị bị đe doạ; bọn phản động trong và ngoài nước cấu kết với nhau chờ thời cơ gây
bạo loạn; địch dang chuẩn bị lực lượng để tiến hành chiến tranh xâm lược; khi có lệnh khẩn cấp
và lệnh tổng động viên của Chủ tịch nước.
- Tổ chức thực hiện: Bộ đội Biên phòng tổ chức thực hiện theo quyết tâm, kế hoạch A, A2.


BÀI 9
XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ,LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG
VIÊN VÀ ĐỘNG VIÊN QUỐC PHÒNG
A. GIỚI THIỆU BÀI HỌC
I. Tầm quan trọng của bài
- Bài này làm rõ những nội dung cơ bản về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ (DQTV),
dự bị động viên (DBĐV) và động viên quốc phòng (ĐVQP). Một số biện pháp xây dựng lực
lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên và động viên quốc phòng trong giai đoạn hiện nay.
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công dân trong xây dựng lực lượng dân quân tự
vệ, dự bị động viên và động viên quốc phịng.
II. Nội dung chính của bài
- Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.
- Xây dựng lực lượng dự bị động viên.
- Động viên quốc phòng.
III. Nội dung cần lưu ý

- Phân biệt được lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên và động viên quốc phòng.
- Vai trò của lực lượng dân quân tự vệ. Là lực lượng chiến lược trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
- Nội dung cơ bản và một số biện pháp về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động
viên và động viên quốc phòng.
B. NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ
1. Khái niệm, vị trí vai trò và nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ
a. Khái niệm
- Theo Chương IV, Điều 27 của Luật Quốc phòng số
22/2018/QH14 ngày
08/6/2018: “Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng khơng thốt ly sản
xuất, cơng tác; là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của
Nhân dân, tài sản của Nhà nước ở địa phương, cơ sở; sẵn sàng chiến đấu, chiến
đấu, phục vụ chiến đấu, làm nịng cốt cùng tồn dân đánh giặc ở địa phương, cơ
sở khi có chiến tranh; tham gia xây dựng nền quốc phịng tồn dân, khu vực
phòng thủ, phòng thủ dân sự, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn
xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm”1
b. Về nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Dân quân tự vệ được nêu rõ tại Điều 4,
Luật Dân quân tự vệ 2019
1 Luật Quốc phòng 2018. Nguồn: />

- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch
nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ, trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của
cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức; sự
chỉ huy cao nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; sự chỉ huy của Tổng Tham mưu
trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, người chỉ huy đơn vị quân đội.
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; dựa vào dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của
tồn dân tộc và hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ.

- Xây dựng Dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp; tổ chức, biên chế của Dân
quân tự vệ phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, gắn với địa bàn
và nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, tổ chức; thuận tiện cho lãnh đạo, chỉ đạo,
chỉ huy, quản lý và phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa
phương, cơ quan, tổ chức.2
c. Vai trò của dân quân tự vệ
- Dân quân tự vệ là một lực lượng chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, đóng vai trị nịng cốt trong xây dựng nền quốc phịng tồn dân, phong
trào tồn dân đánh giặc trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và trong thời bình tại địa
phương.
- Trong tình hình hiện nay, chúng ta phải đối phó với chiến lược "diễn biến hồ
bình", bạo loạn lật đổ và sẵn sàng chiến đấu chống mọi tình huống chiến tranh
xâm lược của các thế lực thù địch thì vai trị của dân qn tự vệ càng được coi
trọng.
- Lực lượng DQTV là một trong những công cụ chủ yếu để bảo vệ chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, trực tiếp ở từng địa phương bảo vệ Đảng, bảo vệ
chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của nhà nước ở cơ
sở.
- Đánh giá vai trò của DQTV, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Dân
quân tự vệ và du kích là lực lượng của tồn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là
một bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận địch nhân hung bạo thế nào, hễ đụng vào
lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã”3.
d. Nhiệm vụ của lực lượng dân quân tự vệ, nhiệm vụ của lực lượng DQTV được
quy định trong Điều 5 của Luật Dân quân tự vệ năm 2019:
- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, cơ sở,
cơ quan, tổ chức.
- Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng
khác trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng
2 Luật Dân quân tự vệ 2019. Nguồn: />3 Hồ Chí Minh, Tồn tập, Tập 5 (1947-1948) (2011). NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 158.



biển, vùng trời Việt Nam; tham gia xây dựng nền quốc phịng tồn dân, khu vực
phịng thủ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh
phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi,
hội thao, diễn tập.
- Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không
gian mạng theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Phịng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ;
tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng, bảo vệ mơi trường và nhiệm vụ phịng
thủ dân sự khác theo quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng
địa phương, cơ sở vững mạnh tồn diện, thực hiện chính sách xã hội.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung xây dựng dân quân tự vệ
a. Phương châm xây dựng, xây dựng DQTV theo hướng “vững mạnh, rộng khắp,
coi trọng chất lượng là chính”:
- Vững mạnh: Được thể hiện là chất lượng phải tồn diện cả về chính trị tư tưởng,
tổ chức, trình độ chính trị, qn sự và chun mơn nghiệp vụ, biên chế trang bị
hợp lí, thống nhất, có kỉ luật nghiêm, cơ động nhanh sẵn sàng chiến đấu tốt. Mỗi
tổ chức dân quân tự vệ phải luôn vững vàng.
- Rộng khắp: Lực lượng DQTV được xây dựng ở hầu hết các làng, bản, xóm, ấp
xã, phường, các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội, ở đâu có tổ chức Đảng, chính
quyền và có dân, đều phải tổ chức dân quân tự vệ, kể các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh. Trường hợp các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khơng đủ điều kiện
(khơng có tổ chức Đảng) tổ chức dân quân tự vệ nếu có yêu cầu thì giám đốc
doanh nghiệp đề nghị và được Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố trực thuộc
trung ương) đồng ý thì cơng dân được tham gia DQTV ở địa phương (nơi cư trú).
Giám đốc doanh nghiệp phải bảo đảm thời gian và tạo điều kiện cho công nhân

tham gia DQTV hoạt động.
- Coi trọng chất lượng là chính: Chỉ tuyển chọn đưa vào đội ngũ những cơng dân
có lí lịch rõ ràng, có hộ khẩu thường trú tại địa phương, có phẩm chất chính trị,
đạo đức tốt, chấp hành đúng các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, các quy định ở địa phương, có sức khỏe phù hợp.
b. Tổ chức, tổ chức của lực lượng DQTV được quy định trong Điều 15 của Luật Dân
quân tự vệ năm 2019:
- Thôn tổ chức tổ, tiểu đội hoặc trung đội dân quân tại chỗ.
- Cấp xã tổ chức trung đội dân quân cơ động. Cấp xã ven biển, đảo tổ chức trung
đội dân quân cơ động và tiểu đội hoặc trung đội dân quân biển.


- Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, cấp xã tổ chức khẩu đội cối, tổ
hoặc tiểu đội dân qn trinh sát, thơng tin, cơng binh, phịng hóa, y tế; cấp xã
trọng điểm về quốc phịng tổ chức tiểu đội hoặc trung đội dân quân thường trực.
- Cơ quan, tổ chức tổ chức tiểu đội, trung đội, đại đội hoặc tiểu đoàn tự vệ. Cơ
quan, tổ chức có phương tiện hoạt động trên biển tổ chức tiểu đội, trung đội,
hải đội hoặc hải đoàn tự vệ.
- Trên cơ sở tổ chức đơn vị Dân quân tự vệ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 điều
này, căn cứ yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, cấp huyện tổ chức trung đội
hoặc đại đội Dân quân tự vệ cơ động, trung đội Dân quân tự vệ phịng khơng,
pháo binh, tiểu đội hoặc trung đội dân qn thường trực; cấp tỉnh tổ chức đại đội
Dân quân tự vệ phịng khơng, pháo binh; cấp tỉnh ven biển tổ chức hải đội dân
quân thường trực.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phịng quy định quy mơ, tổ chức, biên chế đơn vị Dân quân
tự vệ; quyết định cấp xã trọng điểm về quốc phòng.
c. Hệ thống chỉ huy, được quy định trong Điều 18 của Luật Dân quân tự vệ năm 2019:
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Tư lệnh quân khu, Tư lệnh quân chủng, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tư lệnh

Cảnh sát biển, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đơ Hà Nội, Tư lệnh binh chủng, Tư lệnh
binh đồn.
- Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân
sự cấp tỉnh.
- Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện.
- Người đứng đầu doanh nghiệp quân đội có tổ chức tự vệ.
- Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức.
- Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã.
- Tiểu đoàn trưởng, Hải đoàn trưởng, Đại đội trưởng, Hải đội trưởng, Trung đội
trưởng, Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng, Khẩu đội trưởng đơn vị Dân quân tự vệ.
- Thôn đội trưởng.
d. Chức vụ chỉ huy, được quy định trong Điều 19 của Luật Dân quân tự vệ năm 2019:
- Các chức vụ chỉ huy của Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ
quan, tổ chức bao gồm:
+ Chỉ huy trưởng, Chính trị viên;
+ Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó.
- Các chức vụ chỉ huy của đơn vị dân quân tự vệ bao gồm:


+ Tiểu đồn trưởng, Chính trị viên tiểu đồn, Phó Tiểu đồn trưởng, Chính trị viên
phó tiểu đồn; Hải đồn trưởng, Chính trị viên hải đồn, Phó Hải đồn trưởng,
Chính trị viên phó hải đồn.
+ Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội, Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó
đại đội; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội, Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên
phó hải đội.
+ Trung đội trưởng.
+ Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng, Khẩu đội trưởng;
+ Thôn đội trưởng kiêm chỉ huy đơn vị dân quân tại chỗ.
- Ban chỉ huy quân sự cơ sở:
+ Ban chỉ huy quân sự cơ sở chịu trách nhiệm làm tham mưu giúp cấp ủy, chính

quyền cấp mình tổ chức triển khai công tác hoạt động dân quân tự vệ.
+ Chỉ huy trưởng cấp xã, phường, thị trấn: Điều 20 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy
định cụ thể chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã là Ủy viên Ủy ban nhân
dân cấp xã, sĩ quan dự bị trong tình trạng khẩn cấp về quốc phịng thì chức vụ này
do sĩ quan quân đội đảm nhiệm. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã phải
được đào tạo Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở
trình độ trung cấp, cao đẳng hoặc đại học tại nhà trường quân đội.
+ Chính trị viên có thể bí thư đảng uỷ hoặc bí thư chi bộ đảm nhiệm. Chịu trách
nhiệm về cơng tác đảng, cơng tác chính trị trong dân qn tự vệ.
+ Phó chỉ huy trưởng ở xã, phường, thị trấn là cán bộ chuyên trách, các phó chỉ
huy cơ sở còn lại là chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
+ Xã đội trưởng, chính trị viên xã đội, xã đội phó và tương đương do chủ tịch
UBND cấp huyện bổ nhiệm theo đề nghị của UBND cấp xã sau khi đã thống nhất
với huyện đội trưởng.
+ Thôn đội trưởng, trung đội trưởng, tiểu đội trưởng và khẩu đội trưởng do huyện
đội trưởng bổ nhiệm theo đề nghị của xã đội trưởng.
+ Cơ cấu cán bộ tiểu đoàn, đại đội, gồm chỉ huy trưởng, chính trị viên, phó chỉ
huy trưởng, cấp trung đội, tiểu đội và tương đương có một cấp trưởng một cấp
phó.
e. Trang bị của lực lượng dân quân tự vệ
- Dân quân tự vệ được trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang
thiết bị, phương tiện kỹ thuật theo quy định của pháp luật về quản lý.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc trang bị, đăng ký, quản lý, sử dụng vũ
khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật của
dân quân tự vệ.
g. Giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự đối với dân quân tự
vệ


- Điều 28 Luật dân quân tự vệ 2019 quy định trong thời bình, thời gian huấn luyện

quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật hằng năm được quy định như sau:
+ Dân quân tự vệ năm thứ nhất là 15 ngày, trừ dân quân thường trực.
+ Dân quân tự vệ từ năm thứ hai trở đi là 12 ngày đối với Dân quân tự vệ cơ
động, Dân quân tự vệ biển, Dân qn tự vệ phịng khơng, pháo binh, trinh sát,
thơng tin, cơng binh, phịng hóa, y tế; 07 ngày đối với Dân quân tự vệ tại chỗ.
+ Dân quân thường trực là 60 ngày.
- Giáo dục chính trị:
+ Mục đích: Nâng cao nhận thức cho DQTV về chính trị, lập trường tư tưởng
vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng. Trên cơ sở đó phát huy tinh thần trách
nhiệm, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ, bảo vệ quê hương, làng xóm, địa phương,
đơn vị mình.
+ Nội dung giáo dục: Tăng cường bản chất cách mạng và ý thức giác ngộ giai cấp
cho cán bộ, chiến sĩ DQTV, trên cơ sở đó, thường xuyên nâng cao cảnh giác cách
mạng, nhận rõ bản chất, âm mưu thủ đoạn của kẻ thù; Giáo dục truyền thống dân
tộc, tinh thần yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa; mục tiêu lí tưởng của Đảng;
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà đảng và nhân dân ta lựa chọn; quán triệt hai
nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhiệm vụ củng cố quốc phòng
và an ninh, chống “diễn biến hồ bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch:
cơng tác quốc phịng địa phương, xây dựng lực lượng nhân dân; Một số nội dung
cơ bản về Hiến pháp, pháp luật, Luật về dân quân tự vệ, nội dung phương pháp
tiến hành vận động quần chúng,.. thời gian chiếm 15 - 20% thời gian huấn luyện.
+ Ý nghĩa: Giáo dục chính trị cho lực lượng dân quân tự vệ là một nội dung quan
trọng hàng đầu.
- Huấn luyện quân sự:
+ Mục đích: Nâng cao kiến thức quân sự cho dân quân tự vệ phục vụ trực tiếp cho
bảo vệ an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội của cơ sở.
+ Nội dung: Huấn luyện toàn diện về chiến thuật kĩ thuật, bộ binh và binh chủng,
chuyên môn kĩ thuật,…
3. Một số biện pháp xây dựng dân quân tự vệ trong giai đoạn hiện nay
- Thường xuyên giáo dục, quán triệt sâu rộng các quan điểm, chủ trương chính

sách của Đảng, Nhà nước về cơng tác dân quân tự vệ.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp trên địa bàn để xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.
- Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ gắn với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn
diện.
- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối
với lực lượng dân quân tự vệ.
II. Xây dựng lực lượng dự bị động viên


1. Khái niệm, vị trí, vai trị, những quan điểm nguyên tắc
a. Khái niệm
- “Lực lượng dự bị dự bị động viên gồm quân nhân dự bị và phương tiện kĩ thuật
dự bị đã được đăng ký, quản lý và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên để sẵn sàng
bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội nhân dân”4.
- Quân nhân dự bị bao gồm sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ
quan, binh sĩ dự bị được đăng ký theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân
dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc
phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự.
- Phương tiện kỹ thuật dự bị là tài sản của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam,
bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện đường thủy,
phương tiện đường không dân dụng, phương tiện xây dựng cầu đường, phương
tiện xây dựng cơng trình, phương tiện xếp dỡ hàng hóa, phương tiện thông tin liên
lạc, thiết bị vật tư y tế và một số loại phương tiện, thiết bị khác được đăng ký theo
yêu cầu biên chế của Quân đội nhân dân.
b. Vị trí, vai trị cơng tác xây dựng lực lượng dự bị động viên
- Công tác xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên giữ vị trí rất quan
trọng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; là một trong những
nhiệm vụ cơ bản nhất góp phần xây dựng tiềm lực quốc phịng tồn dân, thế trận
quốc phịng tồn dân, thế trận chiến tranh nhân dân, bảo đảm nguồn nhân lực bổ
sung, mở rộng lực lượng quân đội khi chuyển đất nước sang trạng thái chiến

tranh.
- Lực lượng dự bị động viên phối hợp chặt chẽ với dân quân tự vệ, công an,... làm
tăng thêm sức mạnh chiến đấu trên các địa bàn trong khu vực phòng thủ, bảo đảm
sự vững chắc của thế trận quốc phòng ở địa phương, cơ sở.
- Công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên là biểu hiện quán triệt quan điểm
về sự kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, sự kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế với nhiệm
vụ xây dựng và củng cố quốc phòng, quốc phòng với kinh tế.
- Lực lượng dự bị động viên được xây dựng để bổ sung cho lực lượng thường trực
của quân đội. Lực lượng dự bị động viên được xây dựng tốt sẽ làm nòng cốt cho
cả xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và cả trong thực hiện chiến lược quốc
phòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc.
2. Nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam,
sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý tập trung, thống nhất của Chính phủ
và sự chỉ huy, chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
4 Luật Lực lượng dự bị động viên năm 2019


- Xây dựng lực lượng dự bị động viên vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức,
có trình độ chiến đấu cao và được quản lý chặt chẽ.
- Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phịng, an
ninh; phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
- Xây dựng, huy động đơn vị dự bị động viên bảo đảm đủ quân số, phương tiện kỹ
thuật dự bị; đúng tiêu chuẩn, thời gian; bảo đảm bí mật, an tồn theo quy định của
pháp luật và kế hoạch dược phê duyệt.
- Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ trong xây dựng, huy động lực
lượng dự bị động viên.

3. Nội dung xây dựng lực lượng dự bị động viên, nội dung xây dựng lực lượng dự
bị động viên được quy định cụ thể tại Mục 2 Luật Dự bị động viên 2019.
- Đăng ký, quản lý quân nhân dự bị:
+ Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy qn sự cấp huyện nơi khơng có đơn
vị hành chính cấp xã thực hiện đăng ký quân nhân dự bị cho công dân cư trú tại
địa phương.
+ Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thực hiện đăng ký quân nhân dự bị cho
công dân đang lao động, học tập, làm việc tại cơ quan, tổ chức. Trường hợp
cơ quan, tổ chức khơng có Ban chỉ huy quân sự thì người đứng đầu hoặc người
đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân đang
lao động, học tập, làm việc tại cơ quan, tổ chức thực hiện đăng ký quân nhân dự
bị tại nơi cư trú.
+ Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành
chính cấp xã thực hiện quản lý quân nhân dự bị cư trú tại địa phương.
+ Ban chỉ huy quân sự cấp huyện phối hợp với cơ quan, tổ chức quản lý quân
nhân dự bị đang lao động, học tập, làm việc tại cơ quan, tổ chức trên địa bàn.
+ Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đăng ký quân nhân dự bị quy định tại
khoản 1 Điều này.
- Đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật dự bị:
+ Cơ quan đăng ký quyền sở hữu phương tiện hàng không dân dụng, phương tiện
hàng hải, phương tiện thủy nội địa của Bộ Giao thông vận tải và cơ quan đăng ký
tàu công vụ thủy sản, tàu kiểm ngư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn
có trách nhiệm định kỳ hằng năm cung cấp thơng tin đăng ký phương tiện kỹ
thuật dự bị cho Bộ Quốc phòng để đăng ký, quản lý.
+ Cơ quan đăng ký quyền sở hữu phương tiện thủy nội địa, phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ, cơ quan quản lý phương tiện thông tin liên lạc, thiết bị
vật tư y tế ở địa phương có trách nhiệm định kỳ hằng năm cung cấp thông tin
đăng ký phương tiện kỹ thuật dự bị cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của
chủ phương tiện để đăng ký, quản lý.



+ Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức định kỳ hằng năm báo cáo, cung cấp
thông tin về phương tiện kỹ thuật dự bị không thuộc trường hợp quy định tại
khoản 1 và khoản 2 Điều này cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của chủ
phương tiện hoặc nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở để đăng ký, quản lý.
+ Chính phủ quy định Danh mục phương tiện kỹ thuật dự bị và việc đăng ký,
quản lý phương tiện kỹ thuật dự bị.
- Giao chỉ tiêu xây dựng lực lượng dự bị động viên:
+ Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu xây dựng lực lượng dự bị động viên cho Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương.
+ Căn cứ chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao, việc giao chỉ tiêu xây dựng lực
lượng dự bị động viên.
- Tổ chức biên chế đơn vị dự bị động viên:
+ Quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị đã xếp trong kế hoạch bổ sung cho
lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân được tổ chức thành các đơn vị dự bị
động viên.
+ Đơn vị dự bị động viên phải duy trì đủ quân số quân nhân dự bị, phương tiện kỹ
thuật dự bị, có số lượng dự phịng từ 10% đến 15% và dự trữ vũ khí, trang bị kỹ
thuật theo phân cấp.
- Sắp xếp quân nhân dự bị vào đơn vị dự bị động viên:
+ Sắp xếp quân nhân dự bị đủ tiêu chuẩn về sức khỏe, có chuyên nghiệp quân sự
đúng với chức danh biên chế; gắn địa bàn tuyển quân với địa bàn động viên;
trường hợp thiếu thì sắp xếp quân nhân dự bị có chuyên nghiệp quân sự gần đúng
với chức danh biên chế.
+ Sắp xếp quân nhân chuyên nghiệp dự bị, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được thực
hiện theo thứ tự quân nhân chuyên nghiệp dự bị, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng
một trước, trường hợp thiếu thì sắp xếp binh sĩ dự bị hạng hai.
+ Sắp xếp quân nhân dự bị vào đơn vị dự bị động viên thuộc đơn vị bộ đội chủ
lực trước, đơn vị bộ đội địa phương sau.

- Độ tuổi quân nhân dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên trong thời bình:
+ Độ tuổi sĩ quan dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên thực hiện theo quy định của
Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
+ Độ tuổi quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị sắp xếp vào
đơn vị dự bị động viên được quy định như sau: Nam quân nhân chuyên nghiệp dự
bị không quá 40 tuổi, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 35 tuổi được sắp xếp
vào đơn vị chiến đấu; Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ
dự bị không quá 45 tuổi, nữ quân nhân dự bị không quá 40 tuổi được sắp xếp vào
đơn vị bảo đảm chiến đấu.


- Sắp xếp phương tiện kỹ thuật dự bị vào đơn vị dự bị động viên: Phương tiện kỹ
thuật dự bị được sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên có tính năng đúng u cầu sử
dụng trong biên chế của từng đơn vị Quân đội nhân dân; trường hợp khơng có thì
sắp xếp phương tiện kỹ thuật dự bị có tính năng tương tự.
- Thẩm quyền sắp xếp quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị vào đơn vị dự
bị động viên: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối
hợp với đơn vị thường trực của quân đội nhân dân có chỉ tiêu tiếp nhận lực lượng
dự bị động viên thực hiện việc sắp xếp quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự
bị vào đơn vị dự bị động viên.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức, phong, thăng, giáng,
tước quân hàm, tước danh hiệu quân nhân, giải ngạch đối với quân nhân dự bị:
+ Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ; giáng chức, cách chức; phong, thăng,
giáng, tước quân hàm; giải ngạch sĩ quan dự bị thực hiện theo quy định của Luật
Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
+ Việc phong, thăng quân hàm và giải ngạch quân nhân chuyên nghiệp dự bị thực
hiện theo quy định của Luật Quân nhân chuyên nghiệp, cơng nhân và viên chức
quốc phịng.
+ Việc bổ nhiệm chức vụ; giáng chức, cách chức; phong, thăng, giáng cấp bậc
quân hàm; tước danh hiệu quân nhân và giải ngạch hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị thực

hiện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự.
- Tuyển chọn, đào tạo sĩ quan dự bị:
+ Thủ tướng Chính phủ quyết định chỉ tiêu đào tạo sĩ quan dự bị hằng năm.
+ Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phịng quyết
định số lượng từng nhóm, ngành sĩ quan dự bị cần đào tạo giao cho Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện.
+ Chính phủ quy định đối tượng, tiêu chuẩn tuyển chọn, đào tạo sĩ quan dự bị.
- Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu quân
nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị, đơn vị dự bị động viên:
+ Thủ tướng Chính phủ quyết định chỉ tiêu huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng
động viên, sẵn sàng chiến đấu quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị, đơn vị
dự bị động viên hằng năm cho Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
+ Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, việc giao chỉ tiêu huấn luyện, diễn
tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu quân nhân dự bị, phương tiện
kỹ thuật dự bị, đơn vị dự bị động viên được quy định như sau: Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ giao chỉ tiêu huấn luyện, diễn
tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu cho cơ quan, đơn vị thuộc
quyền; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao chỉ tiêu huấn luyện, diễn tập, kiểm


tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện. Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao chỉ tiêu cụ thể cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Việc gọi quân nhân dự bị huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn
sàng chiến đấu thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt
Nam, Luật Quân nhân chun nghiệp, cơng nhân và viên chức quốc phịng, Luật
Nghĩa vụ quân sự.
+ Quân nhân dự bị được hoãn tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng
động viên, sẵn sàng chiến đấu trong trường hợp sau đây: Trùng với thời gian thi
tuyển công chức, viên chức, thi nâng bậc thợ, nâng ngạch công chức, viên chức,

thi kết thúc học kỳ, thi kết thúc khóa học được cơ quan, tổ chức nơi quân nhân dự
bị đang lao động, học tập, làm việc xác nhận; Bị ốm đau hoặc hồn cảnh gia đình,
bản thân khó khăn đột xuất khơng thể tham gia, được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy
ban nhân dân cấp huyện nơi khơng có đơn vị hành chính cấp xã nơi quân nhân dự
bị cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi quân nhân dự bị đang lao động, học tập, làm
việc xác nhận.
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định
điều động có thời hạn phương tiện kỹ thuật dự bị đã xếp trong đơn vị dự bị động
viên thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phục vụ huấn luyện,
diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu. Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh quyết định điều động số lượng, thời hạn phương tiện kỹ thuật dự bị
đã xếp vào đơn vị dự bị động viên phục vụ huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng
động viên, sẵn sàng chiến đấu. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực
hiện quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc điều động từng
phương tiện kỹ thuật dự bị.
+ Việc huấn luyện đơn vị dự bị động viên thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ
Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh thực hiện tại cơ sở
huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh. Việc huấn luyện đơn vị dự bị động viên
không thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đơ Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ
Chỉ huy quân sự cấp tỉnh thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phịng.
+ Chính phủ quy định về cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh quy định tại
khoản 6 Điều này.
- Chế độ sinh hoạt của quân nhân dự bị:
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức sinh hoạt cho quân nhân dự bị giữ chức vụ
chỉ huy đơn vị dự bị động viên từ tiểu đội trưởng và tương đương trở lên.
+ Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi khơng có đơn vị hành
chính cấp xã tổ chức sinh hoạt cho quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động
viên.
+ Bộ trưởng Bộ Quốc phịng quy định hình thức, nội dung, thời gian sinh hoạt của
quân nhân dự bị.

III. ĐỘNG VIÊN QUỐC PHÒNG


1. Khái niệm
- “Động viên quốc phòng là tổng thể các hoạt động và biện pháp huy động mọi
nguồn lực của đất nước hoặc một số địa phương phục vụ cho quốc phòng, bảo vệ
Tổ quốc.”5
- Khái niệm trên thể hiện khái quát một số nội dung chính sau đây: Động viên
quốc phịng được chuẩn bị từ thời bình, là việc làm thường xuyên từ Trung ương
đến địa phương; Động viên quốc phòng nhằm huy động mọi nguồn lực của đất
nước; Có thể tổng động viên hoặc động viên cục bộ: Chiến tranh tương lai nếu
xảy ra là một cuộc chiến tranh hiện đại, đối phương chủ yếu sử dụng vũ khí cơng
nghệ cao, bất ngờ, tiến cơng từ xa vào các mục tiêu trọng yếu trên phạm cả nước,
bằng pháo binh, khơng qn, tên lửa hành trình. Vì vậy, động viên quốc phòng
chúng ta phải được chuẩn bị từ thời bình, bảo đảm cho đất nước ln ở trạng thái
sẵn sàng đáp ứng được với mọi tình huống.
2. Nhiệm vụ, nguyên tắc, yêu cầu động viên quốc phòng
a. Nhiệm vụ
- Động viên mọi nguồn lực của nền kinh tế quốc dân bảo đảm cho quốc phòng.
- Động viên bảo đảm nhu cầu quốc phòng năm đầu chiến tranh.
- Xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên; xây dựng và mở rộng lực
lượng dân quân tự vệ.
- Động viên công nghiệp.
- Chuyển tổ chức, hoạt động của các Bộ, ngành trung ương, địa phương từ thời
bình sang thời chiến;
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
b. Nguyên tắc động viên quốc phòng
- Việc tổ chức xây dựng kế hoạch và biện pháp thực hiện động viên quốc phòng
theo quy định của Chính phủ.
- Động viên quốc phịng được tiến hành trên cơ sở năng lực của các đơn vị.

- Nhà nước bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho các đơn vị trong chuẩn bị và
thực hành động viên quốc phòng.
c. Yêu cầu động viên quốc phòng
- Chuẩn bị và thực hành động viên quốc phịng phải bảo đảm bí mật, an toàn, tiết
kiệm, hiệu quả, đúng kế hoạch, nhanh chóng tăng cường sức mạnh về mọi mặt,
sẵn sàng đối phó với các tình huống chiến tranh.
- Chuẩn bị và thực hành động viên quốc phòng phải bảo đảm cho yêu cầu thực
hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của các địa phương trong thời chiến.
5 Luật Quốc phòng 2018. Nguồn: />

3. Một số biện pháp chính thực hiện động viên quốc phịng
- Đối với Nhà nước, chính quyền phải chỉ đạo chặt chẽ các Bộ, cơ quan ngang bộ,
địa phương, tổng công ti, thực hiện nghiêm Pháp lệnh động viên quốc phòng. Các
Bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương, Tổng công ty phối hợp hiệp đồng chặt chẽ
thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ động viên quốc phòng.
- Đối với các Bộ, cơ quan ngang bộ, các địa phương các Tổng công ti cần quán
triệt sâu sắc về Pháp lệnh, Nghị định, các văn bản hướng dẫn về động viên quốc
phòng của Nhà nước, Chính phủ.
- Đối với cơ quan, đơn vị được lựa chọn và giao chỉ tiêu động viên quốc phòng cần
chủ động lập kế hoạch động viên quốc phòng và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ theo kế
hoạch, chỉ tiêu trên giao.

Bài 10
XÂY DỰNG PHONG TRÀO TOÀN DÂN
BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC
A. GIỚI THIỆU BÀI HỌC
1. Tầm quan trọng của bài
− Sinh viên trình bày được những kiến thức cơ bản về công tác vận động quần chúng bảo
vệ an ninh trật tự và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
− Sinh viên nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong công tác bảo vệ an

ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an tồn xã hội; các hình thức, biện pháp tổ chức vận động
nhân dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh trật tự ở địa bàn cơ sở.
− Sinh viên có ý thức tự giác, tích cực tham gia vào phong trào toàn dân bảo vệ an ninh trật
tự, phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.
2. Nội dung chính của bài
− Nhận thức chung về phong trào tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
− Nội dung, phương pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
− Trách nhiệm của sinh viên trong việc tham gia xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ
quốc.
3. Nội dung khó cần lưu ý
− Nhận thức chung về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
− Phương pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
B. TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI HỌC
I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ
QUỐC
1. Quan điểm về quần chúng nhân dân và vai trò của quần chúng nhân dân trong bảo vệ
an ninh Tổ quốc
a. Muan điểm về quần chúng nhân dân và vai
− Quần chúng nhân dân là lực lượng đông đảo, là nền tảng cho một nước, là gốc rễ của một
dân tộc, là động lực chính để thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
− Những nhận thức sai lạc về vai trò của quần chúng nhân dân:
+ Triết học duy tâm: Xã hội chia làm hai hạng người ("hạng thượng lưu" và "hạng thứ dân");
thượng đế, tinh thần là tuyệt đối; vua là thiên tử, thay trời trị dân.


+ Các chế độ quân chủ tư sản hiện đại nêu vấn đề "Dân chủ", "Lấy dân làm gốc", nhưng
khác nhau về bản chất.
+ Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định vai trò của quần chúng nhân dân quyết định sự phát triển
của xã hội, chính nhân dân lao động là người làm nên lịch sử.
− Thực tiễn lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta đã chứng minh qua các thời kỳ

đều dựa vào dân, khẳng định dân là gốc, biết sử dụng sức mạnh của dân để đánh tan các
đội quân xâm lược hùng mạnh.
Trên cơ sở kế thừa tư tưởng của ông cha ta, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt q
trình lãnh đạo cách mạng luôn nêu cao tư tưởng cách mạng là của dân do dân và vì dân. Chủ tịch
Hồ Chí Minh đưa ra những quan điểm về dân "Trong bầu trời khơng có gì q bằng nhân dân",
"Dễ trăm lần khơng dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong"...
− Ngày nay trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng, đất nước đang chuyển sang thời kì
phát triển mới với nhiều thời cơ và thách thức mới, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ
trương quan trọng về đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng tăng cường mối quan hệ giữa
Đảng và nhân dân.
b. Vai trò của quần chúng nhân dân trong bảo vệ an ninh Tổ quốc
Đặc điểm của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh Tổ quốc là diễn ra trên diện rộng, là cuộc chiến
đấu thường xuyên mang tính gay go, quyết liệt, phức tạp và lâu dài. Bọn gián điệp, phản động và
tội phạm khác ln tìm cách trà trộn trong quần chúng, lợi dụng, lôi kéo, mê hoặc, kể cả khống
chế, để hoạt động.
− Quần chúng nhân dân có khả năng phát hiện, quản lí, giáo dục, cải tạo các loại tội phạm
để thu hẹp dần đối tượng phạm tội.
− Người dân có ý thức tự giác, có tinh thần làm chủ cuộc sống mới lành mạnh, sẽ khắc
phục dần những sơ hở, thiếu sót khiếnđịch và bọn tội phạm có thể lợi dụng.
− Lực lượng cơng an có hạn, nên công tác bảo vệ an ninh trật tự cần phải có sự tham gia
của đơng đảo quần chúng nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Nhân dân giúp
ta nhiều thì thành cơng nhiều, giúp ta ít thì thành cơng ít, giúp ta hồn tồn thì thắng lợi
hoàn toàn"
2. Nhận thức về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
a. Khái niệm phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là một hình thức hoạt động tự giác, có tổ chức
của đơng đảo nhân dân lao động tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống các loại tội
phạm nhằm bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an tồn xã hội, bảo vệ tài sản nhà nước và
tính mạng, tài sản của nhân dân.
b. Vị trí, tác dụng của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là một bộ phận gắn bó chặt chẽ với các phong trào
hành động cách mạng khác.
− Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giữ vị trí chiến lược, là một trong những
biện pháp công tác cơ bản của lực lượng công an nhân dân, là nền tảng cơ bản trong sự
nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có tác dụng trực tiếp trong phòng ngừa đấu
tranh chống tội phạm, ngăn ngừa làm giảm tai nạn, đấu tranh đẩy lùi các tệ nạn xã hội và các
hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội.
Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cịn giúp lực lượng cơng an có điều kiện để triển
khai sâu rộng các mặt công tác nghiệp vụ.
Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là động lực quan trọng để nâng cao ý thức tự
giác của hàng chục triệu người tham gia vào công tác bảo vệ an ninh Tổ quốc ở từng đường phố,
từng thôn, xóm, phường, xã, cơ quan, xí nghiệp, tạo thành thế chủ động trong phòng ngừa, phát
hiện và đấu tranh trấn áp tội phạm tạo thành một thế trận an toàn về an ninh trật tự.


− Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là hình thức cơ bản để tập hợp thu hút đông
đảo quần chúng phát huy quyền làm chủ của quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ an
ninh trật tự.
Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc thực chất là hình thức hoạt động có tổ chức, do
đông đảo quần chúng nhân dân lao động tham gia; là điều kiện cơ bản để nhân dân thực hiện
quyền làm chủ trên lĩnh vực bảo vệ an ninh trật tự.
Sức mạnh to lớn và khả năng sáng tạo của quần chúng nhân dân chỉ được phát huy khi được tổ
chức thành phong trào hành động cách mạng cụ thể. Vì vậy, phong trào tồn dân bảo vệ an ninh Tổ
quốc là hình thức cơ bản để tập hợp, thu hút đông đảo nhân dân, phát huy quyền làm chủ của họ
trên lĩnh vực bảo vệ an ninh - trật tự.
c. Mục đích của phong trào tồn dân bảo vệ an ninh trật tự
Huy động sức mạnh của nhân dân để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn đấu tranh với các
loại tội phạm, bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an tồn xã hội và phục vụ đắc lực việc thực
hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng, gắn với các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước, của các

ban, ngành, đoàn thể và của địa phương..., góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
d.Đặc điểm của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
− Đối tượng tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đa dạng, liên quan đến
mọi người, mọi tầng lớp của xã hội.
− Nội dung, hình thức, phương pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
ở các địa bàn, lĩnh vực khác nhau có sự khác nhau.
− Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn liền với các cuộc vận động
khác của Đảng và Nhà nước, gắn liền với việc thực hiện các chính sách của địa phương.
II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO
VỆ AN NINH TỔ QUỐC
1. Nội dung cơ bản của công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
a. Giáo dục, nâng cao cảnh giác cách mạng, phát huy truyền thống yêu nước của nhân
dân tham gia phòng ngừa đấu tranh chống mọi âm mưu hoạt động của các thế lực thù địch
trong và ngoài nước, bao gồm:
− Chống chiến tranh tâm lí phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch.
− Bảo vệ an ninh kinh tế, an ninh xã hội, bảo vệ bí mật quốc gia.
− Chống địch lợi dụng dân tộc, tôn giáo, lợi dụng dân chủ, nhân quyền để gây mất ổn định
chính trị.
− Giữ vững khối đoàn kết toàn dân, ổn định chính trị, bảo vệ nội bộ, góp phần xây dựng hệ
thống chính trị ở cơ sở trong sạch vững mạnh.
b. Vận động tồn dân tích cực tham gia chương trình quốc gia phòng chống tội phạm
− Vận động nhân dân tích cực tham gia phát hiện, tố giác, đấu tranh chống các loại tội
phạm, góp phần giữ vững ổn định an ninh trật tự tại địa bàn.
− Vận động nhân dân tham gia quản lí, giáo dục, cảm hố những người cần phải giáo dục
tại cộng đồng dân cư; tham gia vận động người phạm tội đang lẩn trốn ra tự thú; thực
hiện các biện pháp phịng ngừa tình trạng thanh thiếu niên phạm tội; tham gia quản lí
giáo dục trẻ em làm trái pháp luật.
− Vận động nhân dân chấp hành và tham gia giữ gìn trật tự an tồn giao thơng, trật tự cơng
cộng, trật tự đơ thị, giữ gìn vệ sinh mĩ quan nơi cơng cộng, tham gia phịng chống gây rối

trật tự cơng cộng, ngăn chặn kịp thời các vụ việc lộn xộn xảy ra ở nơi công cộng.
− Hướng dẫn và vận động nhân dân bài trừ tệ nạn xã hội, bài trừ các hủ tục lạc hậu, đấu tranh
bài trừ văn hoá phẩm độc hại.
− Xây dựng cơ quan đơn vị, cụm dân cư và từng gia đình an tồn, đồn kết, xây dựng nếp
sống văn hoá trong cộng đồng dân cư, giữ vững đạo đức trong sáng lành mạnh, giữ gìn
thuần phong mĩ tục, truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, bảo vệ môi trường sống.
c. Xây dựng và mở rộng liên kết phối hợp chặt chẽ với các ngành, các đoàn thể quần
chúng, các tổ chức chính trị - xã hội trong các phong trào của địa phương


Kết hợp lồng ghép phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với các cuộc vận động cách
mạng khác của Đảng, Nhà nước ở địa phương như cuộc vận động xố đói giảm nghèo, vận động
tồn dân đồn kết xây dựng nếp sống văn hoá mới,...
− Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các nghị quyết liên tịch, thông tư liên ngành, các quy
chế phối hợp hoạt động giữa Cơng an xã với Đồn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu
chiến binh, các cơ quan, trường học đóng trên địa bàn.
− Thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng và
phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, kịp thời đề xuất lồng ghép nội dung, yêu cầu của
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phù hợp, nhằm phát huy vai trò của quần
chúng trong việc bảo vệ an ninh - trật tự.
d. Tham gia xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể quần chúng tại cơ sở vững
mạnh
− Thông qua phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc để rèn luyện, thử thách xây dựng
đội ngũ cán bộ viên chức nhà nước ở cơ sở.
− Thơng qua phong trào tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc để thường xuyên đóng góp ý
kiến xây dựng cho tổ chức Đảng, chính quyền cơ sở, lực lượng công an trong sạch, vững
mạnh.
− Những nội dung cơ bản trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi thực hiện những nội
dung trên đây phải căn cứ vào tình hình điều kiện hồn cảnh cụ thể của từng nơi; đặc
biệt, phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh

ở từng địa phương, từng cơ sở để đề ra nội dung cơng tác cho thích hợp, có hiệu quả.
2. Phương pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
a. Hiểu rõ tình hình và xây dựng kế hoạch phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh
Tổ quốc
− Hiểu rõ tình hình: Điều tra nghiên cứu nắm vững tình hình mọi mặt liên quan đến an
ninh trật tự. Đây là công việc đầu tiên dùng làm cơ sở để định ra nội dung, hình thức,
phương pháp tiến hành các bước tiếp theo.
+ Nội dung nắm tình hình bao gồm:
Vị trí địa lí, đặc điểm địa bàn về phân bố dân cư, phong tục tập quán, nghề nghiệp truyền
thống, vấn đề tơn giáo, dân tộc.
Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Tình hình quần chúng chấp hành đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước,
các quy định của địa phương; những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; tâm tư nguyện vọng của đại
bộ phận quần chúng nhân dân.
Tình hình các tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể quần chúng về vai trị lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ
chức động viên quần chúng tham gia phong trào hành động cách mạng của địa phương, sự đoàn kết
nhất trí trong nội bộ những hiện tượng tiêu cực.
Tình hình diễn biến của phong trào tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn qua từng thời
kì; chú ý tới những mặt yếu kém, trì trệ, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm rút ra.
Những sơ hở thiếu sót của ta trong việc thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước mà kẻ xấu có thể lợi dụng để kích động quần chúng, chia rẽ nội bộ nhân dân, chia rẽ nhân
dân với Đảng, với Chính quyền, với lực lượng vũ trang ở địa phương.
+ Phương pháp nắm tình hình:
Nghiên cứu khai thác các tài liệu sẵn có để nắm tình hình địa bàn.
Đi sát cơ sở tiếp xúc gặp gỡ, thu thập ý kiến của các tổ chức, các tầng lớp dân cư khác nhau.
Trực tiếp điều tra khảo sát mọi hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể và quần
chúng nhân dân ở địa phương.
Kết hợp chặt chẽ với việc sử dụng các lực lượng, phương tiện, biện pháp nghiệp vụ khác để
nắm tình hình. Kết hợp nắm tình hình chung tồn địa bàn với đi sâu nắm tình hình cụ thể từng
khu vực và nắm tình hình tồn diện các mặt chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, an ninh quốc



×