Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Thực trạng các vấn đề môi trường và đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở xã diễn yên, huyện diễn châu, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 62 trang )

333.7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA ĐỊA LÝ - QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN

HỒ THỊ HÀ

THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI Ở XÃ
DIỄN N, HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

Vinh, 5/2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA ĐỊA LÝ - QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN

HỒ THỊ HÀ

THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI Ở XÃ
DIỄN N, HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường


Người hướng dẫn: PGS.TS Đào Khang
Lớp:

52K4 - QLTN&MT

MSSV:

1153074406

Khóa học:

2011 - 2015

Đơn vị cơng tác:

Khoa Địa lý - QLTN

Vinh, 5/2015


LỜI CẢM ƠN
Bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học do đó tơi đã gặp
nhiều khó khăn trong q trình thực hiện đề tài. Để hồn thành bản khóa luận
này tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Đào Khang cùng
các thầy cô giáo trong khoa địa lý - QLTN đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời
gian qua.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ trong phịng địa chính
UBND xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu đã nhiệt tình tư vấn, giúp đỡ và cung
cấp tài liệu cho đề tài này.
Và lời cảm ơn chân thành tôi muốn gửi tới những người thân, bạn bè

của tôi đã thường xuyên động viên giúp đỡ, và cung cấp tài liệu trong quá
trình thực hiện đề tài này.
Đây là lần đầu tiên nghiên cứu khoa học nên chắc chắn cịn nhiều thiếu
sót, ban thân rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của quý
thầy cô cũng như các bạn độc giả.
Vinh, ngày 15 tháng 5 năm 2015
SINH VIÊN

Hồ Thị Hà


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:..............................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .............................................................3
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .....................................................3
5. Đóng góp của đề tài: ...................................................................................5
6. Cấu trúc của khoá luận ................................................................................6
NỘI DUNG.........................................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY ĐỰNG
NÔNG THÔN MỚI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI...........................................................................................7
1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới và môi trường nông thôn mới.........7
1.1.1. Một số khái niệm liên quan ...............................................................7
1.1.2. Một số lý thuyết của xây dựng nông thôn mới .................................9
1.2. Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường
trong xây dựng nông thôn mới ......................................................................14
1.2.1. Tổng quan về nghiên cứu nông thơn mới và các nghiên cứu có

liên quan ở trên thế giới ...........................................................................14
1.2.2. Một số nghiên cứu về nông thôn mới và vấn đề bảo vệ môi
trường trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam ..................................15
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI Ở XÃ DIỄN YÊN ...................................................................................17
2.1. Khái quát về xã Diễn Yên ......................................................................17
2.1.1. Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên .............................................17
2.1.2. Đặc điểm dân cư..............................................................................18
2.1.3. Đặc điểm kinh tế .............................................................................19


2.1.4. Văn hóa ...........................................................................................20
2.2. Thực trạng thực hiện xây dựng nông thôn mới của xã Diễn Yên ..........20
2.2.1. Thực trạng thực hiện tiêu chí 1: Về quy hoạch và thực hiện quy
hoạch .........................................................................................................20
2.2.2. Thực trạng thực hiện tiêu chí 2: Về giao thơng ..............................21
2.2.3. Thực trạng thực hiện tiêu chí 3: Về thủy lợi ...................................22
2.2.4. Thực trạng thực hiện tiêu chí 4: Về điện ........................................22
2.2.5. Thực trạng thực hiện tiêu chí 5: Về trường học ..............................22
2.2.6. Thực trạng thực hiện tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa ................23
2.2.7. Thực trạng thực hiện tiêu chí 7: Chợ ..............................................23
2.2.8. Thực trạng thực hiện tiêu chí 8: Bưu điện ......................................24
2.2.9. Thực trạng thực hiện tiêu chí 9: Nhà ở dân cư ...............................24
2.2.10. Thực trạng thực hiện tiêu chí: Thu nhập .......................................24
2.2.11. Thực trạng thực hiện tiêu chí 11: Hộ nghèo .................................24
2.2.12. Thực trạng thực hiện tiêu chí 12: Cơ cấu lao động .......................25
2.2.13. Thực trạng thực hiện tiêu chí 18: Hình thức tổ chức sản xuất ......25
2.2.14. Thực trạng thực hiện tiêu chí 14: Giáo dục ..................................25

2.2.15. Thực trạng thực hiện tiêu chí 15: Y tế ..........................................26
2.2.16. Thực trạng thực hiện tiêu chí 16: Văn hóa....................................26
2.2.17. Thực trạng thực hiện tiêu chí 17: Mơi trường: .............................26
2.2.18. Thực trạng thực hiện tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức xã hội
vững mạnh .................................................................................................27
2.2.19. Thực trạng thực hiện tiêu chí 19: An ninh, trật tự xã hội .............27
2.3. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến q trình xây dựng nơng
thơn mới ........................................................................................................27
2.4. Những vấn đề mơi trường trong q trình xây dựng nơng thôn mới
ở xã Diễn Yên ...............................................................................................29
2.4.1. Nguy cơ ô nhiễm môi trường do nước thải chưa được xử lý..........30
2.4.2. Nguy cơ ô nhiễm môi trường do phương pháp xử lý rác chưa
hợp lý .........................................................................................................31


2.4.3. Nguy cơ ô nhiễm môi trường do quy hoạch nghĩa trang chưa
hợp lý .........................................................................................................32
2.4.4. Nguy cơ ô nhiễm môi trường do hệ thống chợ hoạt động không
theo quy hoạch ..........................................................................................33
2.4.5. Nguy cơ ô nhiễm môi trường do rác thải Y tế chưa được quản
lý chặt chẽ..................................................................................................34
2.4.6. Nguy cơ ô nhiễm môi trường do phương thức sản xuất nông
nghiệp lạc hậu............................................................................................35
2.4.7. Nguy cơ ô nhiễm do các hoạt động sản xuất kinh doanh ..............36
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................37
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA XÃ DIỄN YÊN GIAI ĐOẠN
2015 - 2020........................................................................................................38
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ..........................................................................38
3.1.1. Cơ sở pháp lý ..................................................................................38

3.1.2.. Yêu cầu của các giải pháp bảo vệ môi trường ...............................38
3.2. Một số giải pháp bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới
của xã Diễn Yên ............................................................................................39
3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách, pháp luật ......................................39
3.2.2. Giải pháp về giáo dục, truyền thông ...............................................40
3.2.3. Giải pháp tổ chức quản lý và triển khai thực hiện cơng cụ pháp
luật - chính sách ........................................................................................41
3.2.4. Giải pháp khoa học công nghệ, kỹ thuật .........................................43
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................44
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ .............................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................50
PHỤ LỤC .........................................................................................................51


DANH MỤC VIẾT TẮT

NNNT

:

Nông nghiệp nông thôn

TS

:

Tiến sỹ

UBND


:

Ủy ban nhân dân

QĐ - UBND

:

Quyết định ủy ban nhân dân

NTM

:

Nông thôn mới

TT - BNNPTNT

:

Thông tư bộ nông nghiệp phát triển nông thôn

TT

:

Thứ tự

BGTVT


:

Bộ giao thông vận tải

THCS

:

Trung học cơ sở

SCT - QLMT

:

Sở công thương - quản lý môi trường

QĐ - TTg

:

Quyết định thủ tướng

MTTQ

:

Mặt trận tổ quốc

TDMN


:

Trung du miền núi

KH

:

Kế hoạch

PGS, TS

:

Phó Giáo sư, Tiến Sỹ

HTX

:

Hợp tác xã

BGTVT

:

Bộ giao thông vận tải

VH - TT - DL


:

Văn hóa - thể thao - du lịch

SX - KD

:

Sản xuất - kinh doanh

T.Ư

:

Trung ương


DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Bảng:
Bảng 2.1: Quy hoạch giao thơng của xã Diễn Yên ......................................... 21
Bảng 2.2: Quy hoạch nghĩa trang xã Diễn n: ............................................. 32

Hình:
Hình 2.1: Mương thốt nước thải sinh hoạt .................................................... 30
Hình 2.2: Bãi rác Lịi Mệt ............................................................................... 31
Hình 2.3: Nghĩa trang Đồng Trài .................................................................... 32
Hình 2.4: Chợ huyện Yên Lý .......................................................................... 33
Hình 2.5: Chợ Chiều làng ngoại ..................................................................... 33
Hình 2.6: Chợ Chiều Làng Thượng ................................................................ 34
Hình 2.7: Nước thải Y tế bệnh viện đa khoa Phú Diễn .................................. 35

Hình 2.8: Hộ kinh doanh đá, cát xây dựng ..................................................... 36


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội loài người đang dần tiến gần hơn đến phát triển bền vững. Đó là
việc vừa phát triển kinh tế hiện đại song song với bảo vệ mơi trường sinh thái.
Tuy nhiên tình hình ơ nhiễm mơi trường vẫn đang hồnh hành ở khắp mọi nơi
trên hành tinh xanh.
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới cũng không ngoại lệ, vấn đề
môi trường nơng thơn là một vấn đề nóng trong xã hội ngày nay. Do tập quán
sinh hoạt và sản suất của người dân, bên cạnh đó là sự thờ ơ của chính quyền
địa phương trong cơng tác bảo vệ mơi trường nông thôn, đã làm cho môi
trường nông thôn đang tồn tại những nguy cơ và ô nhiễm môi trường. Điều
này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt, sản xuất của người
dân và là cản trở để địa phương, xã thực hiện tiêu chí mơi trường trong q
trình xây dựng nơng thơn mới.
Về phía địa phương, đồng chí Lê Hồng Chinh – bí thư đảng ủy, trưởng
ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã Diễn Yên chia sẽ: “Hiện nay địa
phương khơng những hồn thành 19/19 tiêu chí nơng thơn mới, mà cịn về
đích trước kế hoạch 1 đến 2 năm, đây là nổ lực vượt bậc của Đảng bộ xã và
nhân dân xã; trong đó, sự đồng thuận, ủng hộ của người dân có ý nghĩa quyết
định. Trong thực hiện nông thôn mới, xã đầu tư khoảng 266 tỷ đồng, thì trong
đó người dân đóng góp và hiến đất lên tới 163,63 tỷ đồng, vốn trái phiếu
chính phủ và vốn ngân sách chỉ là 50 tỷ đồng, vốn lồng ghép gần 52 tỷ đồng”.
Đạt được tiêu chí đã khó, nhưng giữ được tiêu chí càng khó hơn. Chính
vì vậy xã Diễn n xác định sau khi đạt chuẩn nông thôn mới vẫn phải phấn
đấu và nâng cao chất lượng tiêu chí, nâng cao đời sống nhân dân. Đặc biệt,
công tác bảo vệ môi trường là 1 trong 19 tiêu chí cần được quan tâm và đặt ra
các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập và loại bỏ nguy cơ ô

nhiễm môi trường trong tương lai, cụ thể là giai đoạn phát triển từ năm 2015
đến năm 2020.
1


Tuy hiên, việc nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề bảo vệ mơi trường trong
q trình xây dựng nơng thơn mới thì hầu như chưa có tác giả nghiên cứu.
Là người dân địa phương, em phần nào hiểu được thói quen sinh hoạt,
sản xuất của người dân địa phương. Bên cạnh đó nguồn tài liệu liên quan đến
xây dựng nơng thơn mới của địa phương được chính quyền xã cơng khai,
những tài liệu khác đều được sự quan tâm giúp đỡ của cán bộ phịng địa chính
xã. Nên phần nào giúp đỡ em trong q trình nghiên cứu và hồn thành đúng
tiến độ của đề tài.
Xuất phát từ vấn đề thực tiễn nói trên tơi quyết định chọn đề tài: “Thực
trạng các vấn đề môi trường và đề xuất một số giải pháp bảo vệ mơi trường
trong q trình xây dựng nông thôn mới ở xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu,
tỉnh Nghệ An”.
Từ đó với cách nhìn khách quan về thực trạng mơi trường địa phương,
q trình nghiên cứu của em nhằm đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường
trong quá trình xây dựng và giữ vững các tiêu chí trong xây dựng nơng thơn mới
phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa phương. Mong muốn đề tài
của mình được sự quan tâm của chính quyền địa phương, và trở thành nguồn liệu
cho địa phương hoạch định chính sách bảo vệ mơi trường cho địa phương cho giai
đoạn phát triển từ năm 2015 đến năm 2020. Từ đó có thể cải thiện được mơi
trường sống cũng như chất lượng cuộc sống của người dân địa phương.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn
mới của xã Diễn Yên, huyện diễn châu,tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 – 2020,
trên cơ sở nhận thức lý luận và thực tiễn, với cách nhìn khách quan về thực

trạng bảo vệ mơi trường trong xây dựng nông thôn mới của địa phương.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới của
xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu.

2


+ Phân tích, đánh giá thực trạng mơi trường nơng thơn trong q trình
xây dựng nơng thơn mới, và chỉ ra những nguyên nhân của bất cập nếu có.
+ Đề xuất những giải pháp nhằm giữ vững tiêu chí bảo vệ môi trường
nông thôn trong xây dựng nông thôn mới của xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu
giai đoạn 2015 - 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
+ Khách thể: Mơ hình nơng thơn mới xã Diễn n và một số mơ hình
nơng thơn mới khác, những ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến xây dựng
nông thôn mới; Môi trường sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã Diễn Yên.
+ Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng môi trường trên địa bàn xã Diễn
Yên trong q trình xây dựng nơng thơn mới và những giải pháp trong công
tác bảo vệ môi trường trên địa bàn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Giới hạn phạm vi lãnh thổ nghiên cứu: Địa bàn xã Diễn Yên, gồm 17
xóm với tổng diện tích là 1522,52 ha.
+ Giới hạn thời gian của nguồn tư liệu: Nghiên cứu thực trạng xây dựng
nông thôn mới và môi trường nông thôn từ năm 2010 đến năm 2014.
+ Giới hạn nội dung nghiên cứu: Các vấn đề bức xúc về mơi trường
trong q trình xây dựng nông thôn mới ở địa bàn nghiên cứu.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu

- Quan điểm hệ thống
Đây là quan điểm bao trùm nhất xác định các phương pháp nghiên cứu
đối tượng không theo các thành phần riêng lẻ mà được xét trong một hệ
thống. Khi nghiên cứu đặc điểm các hợp phần tự nhiên và các hợp phần kinh
tế, xã hội của xã Diễn yên, thì cấu trúc thẳng đứng của hệ thống là các hợp
phần tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật) và
các hợp phần kinh tế, xã hội (dân cư, lao động, sự phát triển của các ngành
kinh tế). Cấu trúc ngang là các đơn vị lãnh thổ trong phạm vi sinh sống của
3


người dân địa phương, bao gồm 17 xóm của xã Diễn Yên. Cấu trúc chức năng
là toàn bộ điều kiện thực tế của môi trường sinh sống ảnh hưởng đến vấn đề
bảo vệ môi trường trong xây dựng NTM, bao gồm chức năng của mơi trường
tự nhiên, thói quen sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương và hệ thống
chủ trương chính sách của chính quyền các cấp có ảnh hưởng đến công tác
bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng NTM.
- Quan điểm lãnh thổ
Mỗi vùng khác nhau có những đặc điểm, đặc trưng khác nhau về điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến q trình xây dựng nơng thơn mới
cũng như vấn đề bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới của xã.
Nên quá trình nghiên cứu cần phải nghiên cứu lãnh thổ của cả 17 xóm trên địa
bàn xã. Từ kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng, các đặc điểm tự nhiên
của xã để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác bảo vệ môi trường
trong q trình xây dựng nơng thơn mới của xã.
- Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên nhằm
đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội hiện tại nhưng không làm tổn hại đến quyền
lợi của tương lai. Do vậy khi đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường trong
xây dựng nơng thơn mới thì cần cân đối giữa vấn đề bảo vệ mơi trường, duy

trì tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người
dân trong xã Diễn Yên.
- Quuan điểm thực tiễn:
Thực tiễn là tiêu chuẩn, là cơ sở nghiên cứu của đề tài và kết quả
nghiên cứu của đề tài lại được áp dụng vào thực tiễn. Quan điểm thực tiễn
được vận dụng trong đề tài để nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, thực trạng vấn
đề bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới và thực trạng phát triển
kinh tế xã hội của địa phương để đề xuất những giải pháp phù hợp với thực
tiễn của q trình xây dựng nơng thơn mới xã Diễn n, huyện Diễn Châu
giai đoạn 2015 - 2020 và khắc phục được những tồn tại trong công tác bảo vệ
môi trường nông thôn.
4


4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu
+ Nguồn dữ liệu sơ cấp: Chủ yếu là các dữ liệu thu thập thông qua đội
ngũ cán bộ của ban Địa chính xã Diễn Yên, huyện Diễn châu.
+ Nguồn dữ liệu thứ cấp: Kết quả khảo sát thực tế môi trường sống của
người dân trên địa bàn, tại một số điểm nóng như bãi rác, bệnh viện, chợ, cơ
sở sản xuất kinh doanh,…. Các báo cáo chuyên đề của ủy ban nhân dân, hội
đồng nhân dân xã diễn yên, các website của Bộ NN & PTNN, Tổng cục
Thống kê.
- Phương pháp phân tích dữ liệu
Dữ liệu thu thập từ phương pháp thu thập, thống kê được so sánh, đối
chiếu để phân tích dữ liệu để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh ở địa bàn
xã Diễn Yên, thực trạng đầu tư xây dựng mơ hình nơng thơn mới; đặc biệt là
vấn đề thực hiện tiêu chí bảo vệ mơi trường trong xây dựng nơng thơn mới.
Tìm ra những mặt được và mặt còn hạn chế để làm cơ sở đưa ra các giải pháp
đẩy mạnh công tác bảo vệ mơi trương trong xây dựng nơng thơn mới.

5. Đóng góp của đề tài:
Đề tài có những đóng góp về lý luận và thực tiễn sau:
Vận dụng những tư tưởng, nguyên tắc và lý thuyết chung về nông thôn
mới để phân tích và làm rõ vấn đề bảo vệ mơi trường trong q trình xây
dựng nơng thơn mới.
Đề xuất giải pháp phù hợp với thực tế cuộc sống người dân địa phương
từ đó có thể nhân rộng mơ hình xây dựng nông thôn mới trên các xã, địa
phương khác.
Tổng quan về nghiên cứu nông thôn mới và các nghiên cứu có liên quan
ở Việt Nam và trên thế giới.
Đưa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng của quá trình xây dựng nông
thôn mới của xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu.
Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến xây
dựng nông thôn mới.
5


Đề xuất một số giải pháp về vấn đề bảo vệ mơi trường trong q trình
xây dựng nơng thơn mới cho địa phương giai đoạn 2015 - 2020.
6. Cấu trúc của khố luận
Kết cấu của đề tài khóa luận tốt nghiệp gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới và
bảo vệ mơi trường trong q trình xây dựng nơng thơn mới.
Chương 2: Thực trạng xây dựng nông thôn mới và các vấn đề mơi
trường trong q trình xây dựng nơng thôn mới ở xã Diễn Yên.
Chương 3: Một số giải pháp bảo vệ mơi trường trong q trình xây
dựng nơng thôn mới của xã Diễn Yên giai đoạn 2015 -2020.

6



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY ĐỰNG
NÔNG THÔN MỚI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới và môi trường nông
thôn mới
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1. Các khái niệm liên quan đến nông thôn mới
- Điểm dân cư nông thôn
Điểm dân cư nông thôn là nơi cư trú tập trung của nhiều hộ gia đình gắn
kết với nhau tronng sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong
phạm vi một khu vực nhất định bao gồm trung tâm xã, thơn, làng, ấp, bản,
bn, phum, sóc (sau đây gọi chung là thơn) được hình thành do điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa, phong tục tập quán và các yếu tố khác.
- Nông thôn
Đến nay, khái niêm nông thôn được thống nhất với quy định tại Theo
Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội
thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính
cơ sở là ủy ban nhân dân xã. Hay nơng thôn Việt Nam là danh từ chỉ những
vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam, ở đó, người dân sinh sống chủ yếu bằng
nông nghiệp.
Ở Việt Nam cho đến năm 2009, có đến 70,4% dân số sống ở vùng nơng
thơn, trong khi tỷ lệ này năm 1999 là 76,5%. Chính vì thế cuộc sống và tổ
chức nông thôn ảnh hưởng rất mạnh mễ đến toàn xã hội. Ngay cả những Việt
kiều sống ở các nước văn minh, tiên tiến nhất thế giới, vẫn giữ nhiều nét đặc
biệt của nông dân Việt Nam.


7


- Nông thôn mới
Nông thôn mới là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh
thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa
nông thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật
tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trị làm chủ nơng thơn mới.
Nơng thơn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng
được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa
nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc
văn hố dân tộc, mơi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị
được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội
Quy hoạch là khâu đầu tiên trong quá trình xây dựng nơng thơn mới,
trên cơ sở nghiên cứu vị trí địa lý thế mạnh của từng địa phương để xây dựng
quy hoạch cho phát triển sản xuất, đẩy mạnh trao đổi hang hóa kinh doanh
thương mại, xác định nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm nông nghiệp
đồng thời tạo nguồn tiêu thụ ổn định cho sản xuất hàng hóa cơng nghiệp.
- Xây dựng nơng thơn mới
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để
cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lịng xây dựng thơn, xã, gia đình của
mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất tồn diện (nơng nghiệp, cơng
nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hố, mơi trường và an ninh nông thôn được
đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của tồn Đảng, tồn
dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã
hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.
Xây dựng nơng thơn mới giúp cho nơng dân có niềm tin, trở nên tích
cực, chăm chỉ, đồn kết giúp đỡ nhau xây dựng nơng thơn phát triển giàu đẹp,
dân chủ, văn minh.

1.1.1.2. Các khái niệm liên quan đến môi trường
Môi trường là tổng thể các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên.
8


Nguy cơ ơ nhiễm là tình trạng của mơi trường mà các yếu tố độc hại
đang ở trạng thái tiềm năng, và có thể gây nguy hiểm tới mơi trường.
Ơ nhiễm mơi trường là tình trạng mơi trường bị ơ nhiễm bởi các chất hóa
học, sinh học,… gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các sinh vật khác.
1.1.2. Một số lý thuyết của xây dựng nông thôn mới
- Quan điểm xây dựng nông thôn mới
Nông nghiệp, nông dân, nơng thơn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực
lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định
chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phịng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc và bảo vệ môi trường sinnh thái của đất nước.
Các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân phải được giải quyết đồng
bộ, gắn với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. trong mối quan hệ
mật thiết nông nghiệp, nông dân và nơng thơn, nơng dân là chủ thể của q
trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng cơ sở công nghiệp,
dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện
hiện đại hóa nơng nghiệp là then chốt.
Phát triển nơng nghiệp nông thôn phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh
vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực xã hội, trước hết là lao
động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội

nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp,
nông thôn; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng manh đầu tư của nhà nước và
xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông
nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nơng dân.
- Vai trị của vùng nông thôn
Nông thôn là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho đời sống của
người dân.
9


Cung cấp nhiên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu.
Cung cấp hàng hóa cho xuất khẩu.
Cung cấp lao động cho công nghiệp và thành thị.
Là thị trường rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp và dịch vụ.
- Bộ 19 tiêu chí xây dựng nơng thơn mới của chính phủ:
Thủ tường chính phủ vừa mới ký Quyết định số 491/QĐ - TTg, ban
hành Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thơn mới bao gồm 19 tiêu chí và được chia
thành 5 nhóm cụ thể: Nhóm tiêu chí về quy hoạch, về hạ tầng kinh tế - xã hội,
về kinh tế và tổ chức sản xuất, về văn hóa - xã hội - mơi trường, về hệ thống
chính trị.
Theo đó, Bộ tiêu chí đưa ra chỉ tiêu chung cả nước và các chỉ tiêu cụ thể
theo từng vùng: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sơng Hồng, Bắc
Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng
bằng Sông Cửu Long phù hợp với đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể
của mỗi vùng.
19 tiêu chí để xây dựng mơ hình nơng thôn mới bao gồm: Quy hoạch và
thực hiện quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, trường, cơ sở vật chất văn
hóa; chợ nơng thơn, bưu điện, nhà ở dân cư, thu nhập bình quân đàu
người/năm, tỷ lệ hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chứ sản xuất, giáo
dục, y tế, văn hóa, mơi trường, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh,

an ninh và trật tự xã hội.
Mỗi tiêu chí đều được quy định mức chỉ tiêu cụ thể đối với từng xã để
được công nhận đạt xã nơng thơn mới. Cụ thể vầ tiêu chí giao thông, 1 xã
thuộc ĐBSH và ĐNB phải đạt 100% đường trục thơn, xóm được cừng hóa dạt
chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thơng vận tải, tiêu chí này đối chuẩn này
đối với xã vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là
70%, còn đối với xã vùng Trung du miền núi phía Bắc và Đồng bằng sơng
Cửu Long chỉ là 50%.
Bộ tiêu chí cũng quy định, tất cả các xã nông thôn mới đều phải có hệ
thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh; ca nhà văn hóa
10


và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; có điểm
phục vụ bư chính viễn thơng, có internet đến thơng, có tổ hợp tác hoach hợp
tác xã hoạt động hiệu quả và khơng có nhà tạm, dột nát,…
Để được cơng nhận là huyện nơng thơn mới, phải có 75% số xã trong
huyện đạt nơng thơn mới; Với tỉnh phải có 80% số huyện nong thơn mới thì
sẽ đạt tỉnh nơng thơn mới.
- Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới:
+ Xây dựng nền nơng nghiệp tồn diện theo hướng hiện đại, đồng thời
phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
Đẩy mạnh tiến bộ quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu thị
trường và lợi thế từng vùng, sử dụng đất nơng nghiệp tiết kiệm, có hiệu quả,
duy trì diện tích đất lúa đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước
mắt và lâu dài. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và thị
trường. Phát triển sản xuất với quy mô hợp lý các loại nơng sản hang hóa xuất
khẩu có lợi thế, nông sản thay thế nhập khẩu.
Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ ở các vùng nông thôn theo quy
hoạch. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp

chế biến tinh, chế biếu sâu gắn với vùng nguyên liệu và thị trường; đẩy mạnh
sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp, triển khai chương trình bảo tồn và phát triển
làng nghề. Phát triển nhanh và nâng cao chất lượng các loại dịch vụ phục vụ
sản xuất, đời sống của cư dân nông thôn.
+ Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu
quả ở nơng thơn
Tiếp tục tổng kết, đổi mới và xây dựng các mơ hình kinh tế, hình thức tổ
chức sản xuất có hiệu quả ở nơng thơn. Có chích sách khuyến khích phát triển
các mối liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức
khoa học, hiệp hội ngành hang và thị trường tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ kinh
tế hộ phát triển theo hướng gia trại, trang trại có quy mơ phù hợp, sản xuất
hang hóa lớn.

11


Tiếp tục đổi mới, phát triển hợp tác xã, tổ hợ tác phù hợp với nguyên tắc
tổ chức của hợp tác xã và cơ chế thi trường, hỗ trợ kinh tế tập thể về đào tạo
cán bộ quản lý, lap đông; tiếp cận các nguồn vốn, trợ giúp kỷ thuật và chuyển
giao công nghệ, phát triển thị trường, xúc tiến thương mại và các dự án phát
triển nông thôn; hợp tác xã phải làm tốt các dịch vụ đầu vào, chế biến, tiêu thụ
sản phẩm cho nông dân.
+ Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực,
phát triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
nông dân.
Sửa đổi Luật Đất đai theo hướng: Tiếp tục khẳng định đất đai là sở hưu
toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch, kế hoạch để sử dụng
có hiệu quả; giao đất cho hộ gia đình sử dụng lâu dài; mở rộng hạn mức sử
dụng đất; thúc đẩy quá trình tích tụ đất đai; cơng nhận quyền sử dụng đất
được vận động theo cơ chế thị trường, trở thành một nguồn vốn trong sản xuất

kinh doanh. Ban hành chính sách định giá bảo đảm hài hòa quyền lợi của
người sử dụng đất, của nhà đầu tư và của Nhà nước trong q trình giải tỏa,
thu hồi đất. có cơ chế khuyến khích những tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn
bằng quyền sử đụng đất để thành lập cơng ty, vào các dự án đầu tư, kinh
doanh khi có đất bị thu hồi. Có chính sách giải quyết tốt vấn đề đất ở, nhà ở,
việc làm cho người bị thu hồi đất; có quy hoạch và cơ chế bảo vệ vững chắc
đất trồng lúa.
Tăng cường phân cấp thu chi ngân sách cho các địa phương, bao gồm cả
cấp huyện và xã; tăng cường hỗ trợ nông dân sản xuất nơng sản hang hóa; tiếp
tục dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi và khuyến khích các ngân hang, định chế
tài chính cho vay đối với mơng nghiệp, nơng thơn. Có cơ chế, chính sách đủ
mạnh khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đâu tư vào
nông nghiệp, nông thôn, kể cả huy động vốn ODA và FDI.
Tiếp tục thực hiện cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; có biện pháp bảo vệ
thị trường nội địa, phát hiện thị trường xuất khẩu nông sản phù hợp với luật
luật pháp quốc tế; nghiên cứu ban hành chính sách giá cả nông sản, nhất là giá
12


lúa phù hợp trong quan hệ so sánh với hang cơng nghiệp, bảo vệ lợi ích của
người sản xuất nơng nghiệp, giải quyết hài hịa lợi ích của người sản xuất và
người tiêu dung, tăng cường hệ thống dự trữ quốc gia, nhất là lương thực.
- Mơ hình nơng thơn mới
Nghị quyết đại hội lần thứ VII BCH Trung ương Đảng khóa X về nơng
nghiệp, nơng thơn, nơng dân đã ghi rõ: Nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn có
vị trí chiến lược trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải
quyết đồng bộ, gắn với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong mối quan hệ mật thiết giữa nơng nghiệp - nông dân - nông thôn,
nông dân là chủ thể của q trình phát triển. Xây dựng nơng thơn gắn với xây

dựng cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn
bản, phát triển tồn diện, hiện đại hóa nơng nghiệp then chốt. Xây dựng nơng
thơn có kết cấu hạ tầng kịnh tế - xã hội, hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nơng nghiệp với phát triển nhanh công
nghiệp và dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản
sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, mơi trường sinh thái được bảo vệ,
hệ thống chính trị nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.
Tuy nhiên do địa bàn nông thôn rộng lớn, công tác quy hoạch xây dựng
điểm dân cư nông thôn được thực hiện cịn nhiều hạn chế (mới phủ kín
khoảng 20% số xã). Vì vậy trong xây dựng nơng thơn mới cịn mang tính tự
phát, chủ yếu đáp ứng nhu cầu trước mắt, hạn chế tầm nhìn về lâu dài, thiếu
this đồng bộ và thống nhất trong phát triển.
Nghiên cứu mơ hình nơng thơn mới theo đặc điểm sinh thái và tập quán
sinh sống từng địa phương nhằm đạt được những mục tiêu sau:
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn với điều kiện
tiện nghi giúp giảm dần khoảng cách với đô thị.
+ Tổ chức quy hoạch và kiến trúc cơng trình phải góp phần kích cầu về
kinh tế và đảm bảo đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa nơng nghiệ, nơng thơn.

13


+ Tổ chức quy hoạch và kiến trúc cơng trình theo hướng hiện đại hóa
nhưng đảm bảo giữ gìn và phát huy bản sắc truyền thống vùng, miền.
- Tiêu chí xây dựng mơ hình nơng thơn mới:
+ Đảm bảo về kích cầu về phát triền kinh tế phù hợp với điều kiện của
địa phương, kkhai thác ưu thế của từng địa phương.
+ Đảm bảo về điều kiện sống, nhu cầu xã hội: Y tế, giáo dục, văn hóa,
thể thao, nâng cao dân trí của người dân địa phương….
+ Cơ sở hạ tầng phát triển bền vững, xây dựng hệ thống cơng trình cơng

cộng, hạ tầng kỹ thuật, trung tâm cơng nghiệp để đáp ứng nhu cầu tối thiểu và
tính đến giai đoạn tiếp theo sau 20 năm và tầm nhìn sau 50 năm.
+ Quy hoạch và kiến trúc không gian phair phù hợp điều kiện tự nhiên,
địa hình, có tính khả thi, phù hợp với điều kiện kinh tế.
+ Giữ gìn bản sắc tập qn văn hóa của địa phương.
1.2. Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi
trường trong xây dựng nông thôn mới
1.2.1. Tổng quan về nghiên cứu nông thôn mới và các nghiên cứu có
liên quan ở trên thế giới
Trong những năm đổi mới, phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải
quyết vấn đề nông dân là những vấn đề thu hút sự quan tâm nghên cứu của
nhiều cơ quan lãnh đạo, quản lý, các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học
ở các quốc gia trên thế giới.
Trên thế giới, trước hết phải kể đến cơng trình: “chính sách nơng nghiệp
trong các nước đang phát triển” của tác giả Frans Ellits do Nhà xuất banr
nông nghiệp ấn hành năm 1994, trong tác phẩm này, tác giả đã nêu lên những
vấn đề cơ bản của chính sách nơng nghiệp ở các nước đang phát triển thông
qua việc nghiên cứu lý thuyết và khảo cứu thực tiễn ở nhiều nước Châu Á,
Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh. Cuốn sách đã đề cập về chính sách phát triển
vùng, chính sách hơc trợ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nơng nghiệp, chính
sách thương mại nông sản, những vấn đề phát sinh trong q trình đơ thị hóa.
Điều đặc biệt cần lưu ý là cơng trình này đã xem xét nên nơng nghiệp của các
14


nước đang phát triển đang trong quá trình chuyển sang sản xuất hàng hóa gắn
liền với thương mại nơng sản trên thế giới, đồng thời cũng nêu leen mơ hình
thành công và thất bại trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải
quyết vấn đề về nông dân.
Những công trình đó đã cung cấp những luận cứ, luận chứng, những dữ

liệu rất quan trọng cho việc hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp,
nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân trong thời kỳ mới ở nước ta. Tuy
nhiên, các cơng trình ấy khơng đi sâu nghiên cứu q trình hoạch định chính
sách cơng về nơng nghiệp, nơng thơn nói chung và mơ hình nơng thơn mới.
Những cơng trình đã nêu cũng là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng mà em
tiếp thu và sử dụng trong q trình hồn thành nghiên cứu.
1.2.2. Một số nghiên cứu về nông thôn mới và vấn đề bảo vệ môi
trường trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Ở trong nước, có hàng loạt cơng trình nghiên cứu, giới thiệu kinh
nghiệm phát triển nông nghiệp, nông thôn của nước ngoài. Theo hướng này,
một số nghiên cứu và chỉ đao thực tiễn ở nước ta như PGS.TS Chu Hữu Quý,
GS.TS Nguyễn Thế Nhã; GS.TS Phạm Thị Mỹ Dung, GS Đoàn Trọng Truyến,
PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc đã có những cơng trình cơng phu và có giá trị.
Cơng trình: “Một số vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các
nước và Việt Nam” của các tác giả Benedict J.tria kerrkvliet, Jamesscott
Nguyễn Ngọc và Đỗ Đức Định sưu tầm và giới thiệu, Nxb Hà Nội ấn hành
năm 2000. Trong cơng trình này, các tác giả đã nghiên cứu về vai trò, đặc
điểm của nông dân, thiết chế nông thôn ở một số nước trên thế giới và những
kết quả bước đầu trong nghiên cứu làng truyền thống Việt Nam. Những điểm
đáng chú ý của cơng trình này có giá tri tham khảo cho việc giải quyết những
vấn đề của chính sách phát tiển nông thôn ở nước ta hiện nay như tương lai
của các trang trại nhỏ; nông dân với khoa học; hệ tư tưởng của nông dân ở
trên thế giới thứ ba; các hình thức sở hữu đất đai; những mơ hình tiến hóa nơng
thơn ở các nước nơng nghiệp trồng lúa. Đặc điểm lưu ý là những kết quả nghiên

15


cứu của cơng trình về làng truyền thống ở Việt Nam; quan hệ làng xóm - Nhà
nước ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế.

Điểm chung nhất của các nghiên cứu này là sau khi phân tích thực tiễn
giải quyết vấn đề quản lý Nhà Nước nói chung và việc xây dựng chỉ đạo
chính sách phát triển nơng nghiệp, nơng thơn ơ nước ngồi, các tác giả đều cố
gắng gợi mở, nêu lên những kinh nghiệm để có thể vận dụng cho giải quyết
những vấn đề thực tiễn của Việt Nam.
Việc nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình
xây dựng nơng thơn mới thì hầu như chưa có tác giả nghiên cứu. Em đã hồn
thành cơng tác nghiên cứu dựa trên kiến thức thực tiễn và những bài báo có
nhắc đến vấn đề này như:
Giải pháp cho cơng tác bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn
mới ().
Giải pháp cho công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng nơng thơn
mới ().
Giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới
tại xã Tân Hưng ().
Một số biện pháp xây dựng nông thôn mới xã Tân Thông Hội, huyện Củ
Chi ().
Hãy bảo vệ môi trường nông thôn ().
Tiểu kết chương 1
Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn là tiền đề, là căn cứ và có thể xem như
là kiến thức cơ bản để tơi có cách tiếp cận tốt nhất những kiến thức liên quan
và hoàn thành được nội dung, yêu cầu đặt ra của đề tài nghiên cứu . Trong đó,
cơ sở lý luận được tìm hiểu và rút ra từ các tài liệu có liên quan, chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền và các chương trình
thực hiện của địa phương. Cơ sở thực tiễn rút ra từ những nghiên cứu trước đó
của các nhà khoa học trong và ngồi nước, những nghiên cứu có có liên quan
trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể kế thừa và phát huy những luận cứ, luận điểm
khoa học mà giúp ích cho q trình nghiên cứu đề tài.
16



CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ DIỄN YÊN
2.1. Khái quát về xã Diễn Yên
2.1.1. Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Diễn Yên là xã đồng bằng nằm phía Bắc của huyện Diễn Châu, cách
thị trấn Diễn Châu khoảng 11 km về phía bắc, có địa giới hành chính như sau:
Phía Bắc giáp xã Diễn Trường, xã Diễn Đồi huyện Diễn Châu.
Phía Đơng giáp xã Diễn Mỹ, xã Diễn Hồng huyện Diễn Châu.
Phía Tây giáp xã Đức Thành, xã Đơ Thành huyện Yên Thành.
Phía Nam giáp xã Diễn Phong, xã Diễn Hồng huyện Diễn Châu.
Diện tích đất tự nhiên của xã là 1522,52 ha, với địa hình tương đồi bằng phẳng.
Xã có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt.
Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9 với nhiệt độ trung bình 300C, có khi
lên đến 400C. Mùa này thường có gió mùa Tây Nam khơ nóng và là mùa
thường xuất hiện mưa bão từ tháng 5 đến tháng 10.
Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Mùa này thường có gió mùa
Đơng Bắc lạnh, độ ẩm khơng khí thấp, mây nhiều, trời âm u.
Lượng mưa bình quân 1600 đến 1800mm/ năm nhưng phân bố không
đều. Mưa từ tháng 4 đến tháng 10 với lượng mưa chiếm 89% lượng mưa của
cả năm, nhưng chủ yếu tập trung từ tháng 8,9,10.
2.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
a. Đất đai:
Diện tích đất tự nhiên 1522.52 ha. Trong đó:
Đất nơng nghiệp 1036.65 ha, chiếm 68.09 % diện tích đất tự nhiên;
Trong đó:
- Đất trồng cây hàng năm 780.51 ha: trong đó đất trồng lúa 522 ha.

17


×