Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận Thực trạng về văn hóa ẩm thực của người Mông tại Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.36 KB, 19 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới các cơ, các chú phịng Văn Hóa
-Thơng Tin, UBND Tỉnh Hà Giang, những người đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo
tận tình, khơng quản ngại thời gian và cơng sức, giúp đỡ em trong suốt q trình
hồn thành đề tài tiểu luận. Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới thầy….., các
thầy, các cô trong khoa Quản lý văn hóa, trường Đại học văn hóa Hà Nội đã trau
dồi đầy đủ những kiến thức chuyên ngành cho em.
Chắc chắn tiểu luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót cũng như sự hạn chế
về mặt tư liệu, thực tiễn và thời gian. Em rất mong sẽ nhận được góp ý, nhận xét để
bài tiểu luận của em được hoàn hảo và đầy đủ hơn nữa./.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1.
-

Lý do chọn đề tài
Văn hoá truyền thống Mơng có tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hố tinh thần
người Mơng. Tuyệt đại đa số người Mơng là nông dân. Xã hội Mông vẫn là một xã
hội nơng nghiệp truyền thống mang nặng tính chất tự cung tự cấp. Trong xã hội
Mông, ý thức cộng đồng vẫn chi phối nếp sống người Mơng. Văn hố truyền thống
Mơng chi phối mọi quá trình sản xuất, nhu cầu, phổ biến và tiêu dùng văn hố ở xã

2.
-

hội người Mơng.


Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài nghiên cứu còn mới, hầu như chưa có ai tham gia nghiên cứu cơng trình này,
và chưa có cơng trình nghiên cứu tiêu biểu, nên em sẽ nghiên cứu đề tài này

3. Mục đích nghiên cứu
-

Nghiên cứu phong tục tập quán thông qua văn hóa ẩm thực của người dân tộc

-

Mơng-Hà Giang
Nghiên cứu các giá trị văn hóa trong văn hóa ẩm thực, xác định được các giá trị

-

văn hóa cốt lõi
Nghiên cứu, hệ thống hóa để phục vụ cho cơng tác phát triển du lịch, công tác hoạt

4.
-

đông du lịch
Đề xuất ra giải pháp phát huy giá trị văn hóa ẩm thực của dân tộc Mông-Hà Giang.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: văn hóa ẩm thực của dân tộc Mơng - Hà Giang
Phạm vi nghiên cứu: Thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang
Thời gian nghiên cứu: từ 1/6/2021 đến 19/6/2021

5.

-

Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp dữ liệu, phân tích và phương

6.
-

pháp quan sát
Đóng góp của đề tài
Tiểu luận là tài liệu nghiên cứu cho những nhà quản lý văn hóa, những người đang
theo học ngành văn hóa du lịch


-

Tiểu luận là tài liệu thiết thực, tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên trường Đại
học Văn Hóa Hà Nội chuyên ngành về mỹ thuật quảng cáo, văn hóa du lịch, di sản

-

văn hóa, là tài liệu chuyên sâu về chuyên ngành
Là tài liệu cần thiết cho những nhà nghiên cứu về văn hóa ẩm thực, những người
tìm hiểu chuyên sâu về giá trị của văn hóa ẩm thực, tầm quan trọng của văn hóa ẩm

-

thực trong đời sống thường nhật
Làm rõ nết hơn những nét đặc sắc của tộc Mơng ở Hà Giang; phân tích và hệ thống
hóa các giá trị văn hóa của dân tộc Mơng dưới góc độ triết học, qua đó đưa ra

những giải pháp cơ bản và thiết thực nhằm kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa

7.

của dân tộc Mơng ở Hà Giang trong giai đoạn hiện nay
Cấu trúc bài tiểu luận
Nội dung của tiểu luận bao gồm 2 chương
Chương 1: Văn hóa ẩm thực của người Mơng-Hà Giang
Chương 2: Thực trạng về văn hóa ẩm thực của người Mơng-Hà Giang

Chương 1
QUẢN LÍ VĂN HĨA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI MƠNG - HÀ GIANG
1.1.

Cơ sở lý luận
Người Mơng ở Hà Giang có khoảng 194.483 người với 2 nhóm chính là
Mơng trắng và Mông hoa. Người Mông ở đây nổi tiếng với truyền thống canh tác
nương đá, trồng lúa, ngô và các loại hoa màu khác. Sản xuất thủ công của đồng
bào Mông đạt đến trình độ khá cao như dệt, đan lát, làm đồ gỗ, rèn đúc... Trang
phục truyền thống của phụ nữ Mông rất độc đáo. Một bộ nữ phục bao gồm váy, áo
cánh, áo xẻ ngực có yếm lửng, thắt lưng, khăn quấn đầu, xà cạp... Váy thường là
hình nón cụt, xếp nếp xoè rộng, cũng có khi là váy ống, khi mặc xếp ở hai bên


hơng. Nhà của người Mơng làm bằng đất, có 3 gian, gian giữa đặt bàn thờ tổ tiên.
Các cửa chính và cửa phụ đều mở về phía trong. Văn hố truyền thống người
Mông là một kho tàng hết sức phong phú với những phong tục tập quán, lễ nghi,
tín ngưỡng. Các dịng họ người Mơng có cách thờ cúng tổ tiên khơng giống nhau.
Một số lễ cúng chính như cúng ma cửa (xia mình), ma lớn mụ (đa trung) với số
lượng, nội dung các bài cúng, bài trí, sắp xếp nơi cúng, nơi ăn uống đa dạng và

phức tạp. Văn học nghệ thuật Mông thể hiện tâm lý, ý thức của cộng đồng, các vấn
đề về tự nhiên, xã hội và lịch sử. Nổi bật trong đó là những khúc hát về tình yêu,
được thể hiện bằng khèn, sáo, đèn mơi, kèn lá. Hoa văn trang trí trên váy là các
hình bướm, rắn, hoa, răng bừa, mắt chim, chân lợn... màu sắc hài hồ. Tất cả là
những tài sản vơ giá của cộng đồng người Mông được lưu giữ từ lâu đời.
Người Mơng ở Hà Giang thích nghi với đời sống trên các dãy núi cao từ
800m đến 1700m so với mặt nước biển. Núi bao quanh người Mông và người
Mơng gắn bó với núi non trong mọi đời sống: Sinh hoạt, tình cảm, tập tục và tâm
linh.
Mèo vạc tiêu biểu cho các khu định cư của cộng đồng dân tộc Mông ở Hà
Giang. Người Mông quan niệm về vũ trụ: Sở dĩ có trời và đất là do Vua trời cử ông
Chày sinh ra bầu trời và cử bà Chày sinh ra mặt đất, lúc mới được tạo ra mặt đất
hình vng, 4 góc phẳng phiu, cịn bầu trời trịn và nhỏ hơn mặt đất. ơng Chày bèn
bảo bà Chày hãy co bớt mặt đất lại để nhỏ bằng mặt trời, bà Chày co lại và đã làm
cho mặt đất lồi lõm: Chỗ cao thành núi, chỗ thấp thành đồng bằng, chỗ hằn sâu
thành sông, suối, ao, hồ, chỗ lõm sâu thành biển cả ... và sau đó con người được
sinh ra đó là quan niệm thơ sơ, ban đầu của người Mông cũng như một số dân tộc
1.2.

khác khi giải thích về vũ trụ thời kỳ trước đây.
Hệ thống hóa cơ sở lý luận ẩm thực, văn hóa ẩm thực
Người Mông sống ở độ cao 800 đến 1700m so với mặt nước biển cho nên
nước rất hiếm vì vậy người Mông chủ yếu sống bằng nghề làm nương rẫy và ngô


là nương thực chính của người Mơng. Ngồi trồng Ngơ, người Mơng cịn trồng các
cây khác: Đậu tương, khoai, dong giềng... Cây ăn quả: Mận, Táo, Lê, Đào... và các
cây dược liệu như Xuyên khung, ý dĩ...Nương của người Mông có hai loại: Luân
canh và quản canh. Về thời vụ: trước kia người Mông trồng độc canh cây ngô, sau
này do áp dụng khoa học kỹ thuật người Mông đã chuyển từ một vụ sang trồng 2 3 vụ. Do đất ít, chủ yếu canh tác trong các hốc đá nên người Mơng có kỹ thuật

thâm canh, xen canh khá cao. Trong một nương ngơ người Mơng có thể trồng cả
bí, dưa.
Ngồi các cây trồng trên, người Mơng cịn rất chăm chút đến một loại cây
trồng nữa đó là cây lanh. Cây lanh được người Mông dành cho vạt đất tốt nhất, cho
nhiều phân chuồng nhất để gieo hạt, sợi lanh dai và bền hơn sợi đay. Phụ nữ Mông
dùng sợi lanh để dệt vải, may váy. Đã là phụ nữ Mơng thì hầu hết khơng ai là
khơng biết nghề dệt vải truyền thống. Bên cạnh làm nương rẫy người Mơng cịn
chú ý đến cơng việc chăn ni gia súc, gia cầm vì kinh tế của người Mơng chủ yếu
là tự cấp, tự túc. Chuồng gia súc người Mông làm ngay trước cửa nhà, có lát ván
và làm vệ sinh hàng ngày. Người Mơng quan niệm: Vạn vật đều có hồn, đối với vật
ni trong nhà đều có "đá chỏ" (ma tổ) vì vậy khi mua vật về ni đều phải làm lễ,
lễ rất đơn giản: Một nén hương, bát nước, một mụn vải đỏ buộc vào chuồng nơi
con vật ở.
Vật ni của người Mơng là con bị, con ngựa.., bò dùng để làm sức kéo (cày
nương), ngựa dùng để cưỡi và thồ hàng. Khi bán và đổi ngựa người Mơng giữ lại
bộ n cương vì họ cho rằng, có giữ lại bộ yên cương thì mua con ngựa sau mới
tốt. Bên cạnh đó người Mơng cịn ni dê, lợn, gà, ngan, ngỗng...Những vật nuôi
này người Mông thường để làm thức ăn dần trong gia đình, rất ít khi mang đi bán.
Cịn một loại vật ni là đặc sản q của người Mơng đó là ni ong. Ong vùng
núi cao hít thở khí trời trong lành và hương hoa núi rừng nên cho một thứ mật sánh


xanh, ngọt thơm - Đây là loại dược liệu qúy dùng chữa nhiều bệnh tật của người
Mơng.
Văn hóa ẩm thực của người Mơng-Hà Giang
Trong các món ăn hàng ngày cũng như lễ hội, dân tộc Mông rất chú trọng đến
1.3.

gia vị và màu sắc vì đặc điểm thiên nhiên ở đây giá lạnh, rất cần có những món ăn
ấm, nóng với màu sắc mạnh. Nếu như ăn uống trong ngày thường là yêu cầu trọng

thực, đảm bảo nhu cầu no thì ở những phiên chợ đơng vui, nhu cầu ăn uống cộng
cảm được đặt lên hàng đầu. Chỉ cần một bình rượu và một chảo thắng cố, lần lượt,
từng người sẽ uống chung bát rượu và ăn chung một chảo canh. Đó là một hình
ảnh đẹp về tính cộng đồng và bình đẳng của người Mơng ở vùng cao (Hà Giang,
Tây Bắc) trong cách thức ăn uống.
Cây lương thực chính của người Mông là cây ngô cho nên ở nhiều vùng, đồng
bào sử dụng ngơ là món ăn chính. Món ngô hấp (hoặc đồ, thường gọi là mèn mén)
bao giờ cũng ăn với canh có nhiều mỡ, do ở vùng cao, trời rét nên mỡ là món ăn
thường xuyên. Đối với người Mông, bữa ăn sáng là bữa phụ, hai bữa chính là trưa
và tối. Ngơ được xay thành bột, trộn nước cho đủ ẩm rồi nhào bột đồ chín lần đầu, đổ
ra cho nguội, lại cho chút nước nhào đều và đồ tiếp lần nữa. Bột chín được đổ vào rá
rồi dùng thìa xúc ăn với nước canh, rau, thịt và các thức ăn khác.
Mèn mén: Là ngô bột được say nhỏ bằng cối đá, sau đó người Mơng sàng xẩy
thật sạch rồi cho nước vừa phải để nhào trộn thật tơi, xốp cho vào chõ để đồ, khi
hơi toả đều trên mặt chõ, lại đổ ra nia nhào nước và cho vào chõ đồ lần thứ hai đun
cho tới khi chín. Vì bận cơng việc nương rẫy, hơn nữa làm mèn mén mất nhiều thời
gian nên người Mông thường đồ một chõ đầy, đủ ăn cả ngày.
Bánh ngô được làm bằng ngô nếp hoặc ngô tẻ non, nếu là ngô non bà con
chọn quả ngô bánh tẻ, bấm ra sữa, chưa tẽ được, lấy dao mỏng lát lấy hạt ngơ, sau
đó cho vào cối say được thứ nước qnh đặc như sữa. Gói bột ngơ đó vào lá cho
vào chõ đồ thành bánh. Đối với ngô nếp bà con say bột rồi ủ nước, sau đó được thứ


bột giống bột gạo người Việt làm bánh phở, tiếp đó gói lại cho lên bếp đồ. Ngồi ra
bà con cịn dùng bột ngơ nếp để làm bánh trơi.
Có lẽ món hấp dẫn nhất với đàn ơng Mơng lại chính là rượu ngô. Hầu hết các
vùng người Mông sử dụng ngơ là ngun liệu chính để nấu rượu. Trước đây, người
Mông thường dùng các giống ngô địa phương, chủ yếu là ngơ tẻ để nấu rượu.
Chính nhờ hương vị đặc trưng của giống ngô địa phương, kết hợp loại men được
làm từ hạt hồng mi, cùng với kỹ thuật ủ cái rượu, trưng cất rượu được đúc kết qua

nhiều thế hệ mà người Mông đã cho ra một loại rượu có hương vị thơm ngon, đậm
đà riêng của mình. Rượu là thức uống được người Mông sử dụng hàng ngày và
không thể thiếu trong các dịp lễ Tết để cúng tổ tiên, mời anh em, con cháu, bạn bè
đến chơi nhà cùng nhâm nhi hàn huyên tâm sự.
Ngày nay, khi kinh tế đã phát triển, cuộc sống của đồng bào Mơng cũng khấm
khá hơn bởi vậy các món ăn chế biến từ ngô cũng đã giảm dần, đặc biệt là món
mèn mèn khơng cịn được đồng bào chế biến thường xuyên như trước đây nữa, tuy
nhiên đối với đồng bào Mơng nó vẫn là món ăn truyền thống, hấp dẫn và không thể
thiếu được trong các dịp lễ Tết hay vào các buổi chợ phiên.
Thức ăn hàng ngày của người Mơng gồm rau cải, đậu, bí đỏ. Ngày mùa, ngày
tết, ngày lễ có thêm thịt gà, thịt dê, thịt lợn hoặc thịt bị. Thịt lợn có thể là thịt lạp
treo trên bếp làm thức ăn dần; thịt bị có thể là thịt khô treo gác bếp, người Mông
làm thức ăn thường ninh nhừ, ít có món xào, gia vị thường có ớt, gừng. Bình
thường khơng có khách cả nhà người Mơng ngồi ăn chung, nếu có khách thì đàn
ơng và khách ăn trước, phụ nữ, trẻ em ăn sau.
Nói đến Thắng cố, ai cũng biết đó là đặc sản của đồng bào dân tộc Mơng ở
miền núi phía Bắc. Nhưng bây giờ, thắng cố đã trở thành món ăn ngon và quen


thuộc của nhiều tộc người vùng cao. Nếu người miền xi tự hào vì có phở, thì
người miền núi tự hào vì có thắng cố. Trời càng lạnh, thắng cố càng ngon, thêm bát
rượu ngô ấm nồng với người miền núi thực khơng có gì sánh bằng.
Thắng cố xưa chủ yếu là xương bò, xương trâu ninh nhừ cùng với lục phủ ngũ
tạng của gia súc ăn cỏ. Nồi thắng cố to, sôi lục bục nổi lên những tảng thịt, tảng
mỡ to lên màu vàng nhạt trông mới hấp dẫn làm sao. Món ăn nhiều đạm như thế
mới đủ ấm lịng những người đi chợ xa, lâu lâu mới có dịp thưởng thức món ăn đặc
sản này.
Thắng cố ngay nay, nhất là thắng cố ở trong các nhà hàng mang thương hiệu
“dân tộc”, hương vị đã bay đi ít nhiều. Bởi nồi thắng cố ấy đã bị các gia vị tẩm ướp
“tung hỏa mù” khiến thực khách bị mụ mị bởi mùi thơm, bởi vị ngọt của bột nêm,

mỳ chính.
Các quán thắng cố vùng cao bây giờ nhiều nơi chế biến rất cẩn thận, sạch sẽ
vì đồng bào đã hiểu ý nghĩa của khẩu hiệu “giữ vệ sinh an toàn thực phẩm” và
cũng là một bí quyết để thu hút khách. Những hình ảnh mà Thiếu nhi dân tộc giới
thiệu với bạn là các bước chuẩn bị chế biến món thắng cố ngựa của người Mông ở
Đồng Văn, Hà Giang. Các loại xương, thịt, ngũ tạng đều được đồng bào làm sạch
sẽ và để riêng từng loại. Nồi nước dùng được đầu bếp người Mơng “chăm sóc” rất
chu đáo, múc từng muỗng bọt ra để nước xương thêm ngọt, thêm trong. Xương
nhừ thì cho thịt vào nồi, thịt vừa chín tới thì cho lịng, dạ dày, tim gan vào tiếp.
Từng bát thắng cố nhỏ điểm những lát hành hoa được múc ra, nhà bếp không
quên bên cạnh những đĩa gia vị xinh xắn chế biến cầu kỳ theo đúng hương vị vùng
cao. Vị ngon của thắng cố hòa với hương vị đặc biệt của đồ chấm làm cho thực
khách cứ hít hà, tấm tắc khen ngon. Anh Giàng Dũng Sài, một người Mông tài hoa,


nổi tiếng vì chơi được nhiều loại nhạc cụ dân độc, đồng thời cũng là một “đầu bếp
trẻ không đến nổi tồi” nói vui: “Đây là người Mơng chế biến thắng cố theo tiêu
chuẩn của người miền xuôi. Thực ra, thắng cố nguyên gốc của người ngày xưa đơn
giản rất nhiều mà ngon cũng khơng kém. Chỉ có điều ngày xưa ở vùng cao hiếm
lắm nên chế biến chưa được sạch sẽ như bây giờ thôi. Thắng cố ngày xưa được
múc bằng muôi gỗ, đựng trong bát gỗ nên trông giản dị hơn.
Người Mơng cịn dùng ngơ non thái hạt, xay nhuyễn hoặc dùng bột ngô nếp
làm bánh rợm, bánh trơi. Món ăn phổ thơng được đồng bào ưa dùng là đỗ tương
xay thành bột đun sơi, cho ít nước chua và rau vào nấu chín làm canh. Món ăn khô
là lạc, vừng rang. Thịt để dành lâu ngày được ướp muối, phơi hoặc sấy khô trên
gác bếp. Do điều kiện sống trên núi nên ngoài thịt thú rừng, thịt gia súc, gia cầm,
trứng gà, vịt, hiếm khi đồng bào được ăn ốc, cá. Các loại rau rừng như bồ khai, rau
ngót rừng, các loại nấm, măng, hoa chuối, lõi non thân chuối, các loại quả bứa, vả,
dâu da thường được xào nấu hoặc ăn sống như các loại quả cây.
Ngồi ra người Mơng cịn có một món ăn trong các phiên chợ, ngày hội, đó là

món thắng cố, là món thịt thái to, cả xương, lịng gia súc gồm: thịt dê hoặc thịt bò
hầm nhừ trong chảo, dùng ăn nóng. Ngồi ra, cịn có thể ăn với bún, phở hoặc mỳ
tôm.
Đồ uống hàng ngày là nước đun sôi để nguội, hoặc nướng quả ngô cháy vàng
cho vào nồi nước sơi để dùng như nước chè nhưng có chút mùi khét, vị ngọt; hoặc
uống chè dây là cây dây leo bò, mọc hoang ở rừng núi. Do du canh du cư không
trồng được chè, đồng bào thường mua chè để uống, tiếp khách. Nhiều khi đi rừng,
làm nương rẫy họ còn phải uống nước khe suối.
Rượu được rất nhiều người ưa dùng, thậm chí nam giới thường dùng hàng
ngày. Các dịp cưới xin, cúng ma, tiếp khách và các ngày tết khơng thể thiếu rượu.
Do cây lương thực chính là ngô nên rượu của người Mông thường được cất từ ngô.


Tuy nhiên cũng có người cất rượu từ mì, mạch, sắn, chuối và các cây có bột trong
rừng.

Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ VĂN HĨA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI MƠNG
HÀ GIANG
2.1. Vấn đề về văn hóa ẩm thực
Văn hóa ẩm thực của người Mông của thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang vơ
cùng đặc sắc và phong phú. Lương thực chính của họ là ngơ nên rất nhiều những
món ăn từ ngô được người dân tại đây sáng tạo ra với mục đích thay đổi phong
cách ăn uống, hay nói cách khác là họ ln tìm ra những món ăn mới mẻ để dần
hợp khẩu vị và tránh nhàm chán. Dần dần, những món ăn đó đã trở nên thân thuộc


với họ, và dần dần không thể thiếu được trong những dịp lễ Tết hay những dịp
phong tục quan trọng.
Những du khách thập phương, tứ xứ du lịch tại khu thị trấn Mèo Vạc này

cũng vơ cùng thích thú với hệ thống văn hóa ẩm thực tại nơi đây. Họ được trải
nghiệm những món ăn mới lạ mà chỉ ở dân tộc vùng cao này mới có. Họ cảm nhận
hết hương vị đặc trưng của các món ăn nơi đây. Họ có thẻ đem về làm quà hay sử
dụng như là một món ăn nhẹ, một bữa ăn nhẹ trong những ngày du lịch ở trên đây.
Hệ thống văn hóa ẩm thực được tổ chức quy mơ hơn, được hình thành như
một dịch vụ du lịch, khác với loại hình du lịch ngắm cảnh, tham quan, thì đây là
một loại hình dịch vụ ăn uống, hay cịn gọi là dịch vụ về văn hóa ẩm thực.
-

2.2. Thực trạng về văn hóa ẩm thực
Thế nhưng, những vấn đề trên lại vơ hình chung biến văn hóa ẩm thực của người
Mơng ở Hà Giang trở thành một thực trạng về văn hóa trong ẩm thực là một vấn đề
nhức nhối trong công tác xã hội và hệ thống các giá trị văn hóacủa dân tộc Mơng
nói riêng và tồn dân tại thị trấn Mèo Vạc, thị xã Đồng Văn , tỉnh Hà Giang nói
chung .
Đồ ăn xưa nay đã khơng cịn xuất hiện, hương vị của những món ăn truyền
thống dần đã mất. Ngày nay, trình độ dân trí ngày càng phát triển, đòi hỏi cuộc
sống phải được cải thiện, đi lên, trong đó, văn hóa ẩm thực cũng dần phải được xây
dựng lại. Những món ăn đã dần được chế biến sao cho hợp khẩu vị không chỉ với
người dân ở trên vùng cao, mà còn phải hợp khẩu vị với khách du lịch.
Khơng gian bài trí hay bày bán các món ăn đã thay đổi rất nhiều, giờ đây,
“chợ” đã không mang đúng nghĩa của nhưng phiên chợ này xưa nữa, mà thay vào
đó là những nhà cao tầng, những quán ăn mọc lên, làm nâng cao giá trị của những
món ăn đã từ rất lâu.


Phong cách chế biến món ăn đã dần chuyên nghiệp và hiện đại hơn. Nhưng
chính vì suy nghĩ làm lợi, đặt tiêu chí lãi lên hàng đầu nên đã nảy sinh ra nhiều vấn
đề về cách chế biến. Những món ăn giờ đã sử dụng nhiều chất tẩy rửa, chất khử
mùi và chất tạo vị, ngoài ra, cách chế biến mất vệ sinh và thiếu tâm huyết với

những món ăn truyền thống của mình. Xuất hiện những hiện tượng làm cẩu thả
trong mỗi món ăn của mình, thiếu đi tính bắt mắt và tinh tế trong từng món ăn, làm
hạ thấp giá trị văn hóa ẩm thực.
2.3. Giải pháp quản lí
Đối với những loại hình du lịch khác, ăn uống cũng đóng vai trị quan trọng
trong việc tác động tới cảm nhận của du khách về toàn bộ chuyến đi du lịch nhưng
không được xem như là một nhân tố để du khách quyết định thực hiện chuyến đi
du lịch. Vì vậy, đơi khi chỉ cần xây dựng thực đơn phù hợp với khẩu vị của du
khách. Điểm đến cần có nền văn hóa ẩm thực phong phú, độc đáo bao nhiêu thì
càng hấp dẫn khách du lịch bấy nhiêu. Mức độ phong phú của một nền ẩm thực có
thể là do sự hội tụ của nhiều tộc người khác nhau trên cùng một vùng, miền hoặc
cũng có thể đó là nơi tập trung của nhiều làng nghề ẩm thực …Sự phong phú của
nền văn hóa ẩm thực sẽ mang đến cho du khách nhiều cơ hội khám phá, học hỏi.
Cịn tính độc đáo được tạo nên bởi những đặc trưng của một nền ẩm thực, nó tạo ra
sự khác biệt với các nền văn hóa ẩm thực khác. Sự độc đáo có thể biểu hiện ở cách
thức chế biến món ăn, mùi vị đặc trưng, lợi ích của món ăn hay ở kiến trúc nhà
hàng, quán ăn… Vì vậy ln tìm tịi, sáng tạo nhưng khơng làm mất đi bản sắc
riêng là yêu cầu không thể thiếu trong việc phát triển du lịch nói chung, du lịch ẩm
thực nói riêng.
Đối với loại hình du lịch ẩm thực, sự phát triển của hệ thống cơ sở vật chất
trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống, sản xuất chế biến biến thực phẩm là điều kiện
hết sức cần thiết. Tại đây, du khách khơng chỉ được thưởng thức các món ăn, đồ
uống mà cịn được ngắm nhìn khung cảnh, bài trí của nhà hàng, quán ăn. Những


nhà hàng, quán ăn mang đậm phong cách truyền thống của địa phương, dân tộc thì
càng có sức hút cao đối với du khách. Từ việc thiết kế, trang trí nhà hàng hay đến
các thiết bị phục vụ như bàn ghế, bát , đĩa, chén, nậm rượu hay ấm tích đựng nước
chè, các tranh ảnh, các dụng cụ sản xuất như cối xay giã gạo, dần, sang, nia, nong
đến các dụng cụ săn bắt thú và thủy hải sản như nơm, vó, lưới…Bên cạnh đó, các

bản nhạc dân tộc và các dụng cụ chiếu sáng được sử dụng như đèn dầu, nến cũng
góp phần tác động mạnh mẽ đến các giác quan của du khách, tạo nên ấn tượng
mạnh mẽ và hấp dẫn du khách để du khách có thể nhớ mãi rồi kể lại cho bạn bè,
người thân. Đây là hình thức tuyên truyền, quảng cáo rất hữu hiệu. Khơng những
thế, du khách cịn có thể tham quan các quy trình sản xuất, chế biến phẩm tại các
làng nghề ẩm thực hay xưởng sản xuất như làm bún, bánh tráng, giị chả…Du
khách cũng có thể tự học cách nấu ăn tại nhà hàng hay lớp dạy nấu ăn. Tuy nhiên,
việc thiết kế, xây dựng các nhà hàng, quán ăn đặc biệt chú ý đến các điều kiện vệ
sinh và sự hài hịa với mơi trường xung quanh.
Nhân tố con người đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc phát triển văn
hóa ẩm thực. Đối với loại hình văn hóa ẩm thực, lao động trong bộ phận sản xuất,
chế biến thực phẩm và bộ phận dịch vụ thức ăn, đồ uống cần được chú trọng đặc
biệt. Phải làm sao để chế biến ra những món ăn, đồ uống ngon, bổ, trình diễn
những kỹ thuật chế biến mới lạ, hấp dẫn và tạo dựng được phong cách phục vụ
chuyên nghiệp. Để làm được điều đó, khơng những địi hỏi bản thân người lao
động có long nhiệt huyết, đam mê, tự trau dồi kiến thức mà cịn có sự đào tạo bài
bản từ phía các trường lớp. Có vậy mới tạo ra đội ngũ người lao động đáp ứng nhu
cầu về số lượng và chất lượng.
Sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương là cần thiết đối với sự phát
triển của văn hóa ẩm thực. Đối với loại hình văn hóa ẩm thực, cái mà du khách tìm
đến khơng chỉ là vị ngon của thức ăn, đồ uống mà cịn là những giá trị về mặt tinh
thần. Đó là sự hiểu biết về một nền văn hóa khác thơng qua những phong tục


truyền thống, lối sống của người dân bản địa. Hơn ai hết, chính người dân bản địa
lại là những người am hiểu nhất về nền văn hóa địa phương. Và cũng chính họ sẽ
là người quyết định sự thịnh suy của một nền văn hóa đó. Chính vì thế, để có thể
lưu giữ và phát huy văn hóa ẩm thực, thì phải dựa vào chính người dân địa
phương.
Vấn đề an tồn tính mạng ln là vấn đề du khách quan tâm khi quyết định

điểm đến cho chuyến du lịch của mình. Theo lý thuyết Maslow về nhu cầu của con
người, nhu cầu an tồn cho tính mạng được xếp ở vị trí thứ hai trong bậc thang các
nhu cầu, chỉ sau nhu cầu sinh lí. Với loạihình du lịch ẩmthực, du khách dường như
luôn tiếp xúc với thức ăn, đồ uống của điểm đến. Nếu không được đảm bảo về vệ
sinh thì đó chính là nguồn khiến mầm bệnh xâm nhập trực tiếp và nhanh nhất vào
cơ thể con người. Do đó, cần chú trọng đặc biệt đến vấn đề vệ sinh, cả ở khu vực
bên trong các nhà hàng, quán ăn, các làng nghề và môi trường xung quanh. Đối với
bên trong, phải đảm bảo sự sạch sẽ ở mức cao nhất các trang thiết bị, dụng cụ nấu
nướng, ăn uống. Nguồn nguyên liệu phải ro rang xuất xứ, đảm bảo các yêu cầu về
vệ sinh…Đối với bên ngoài, cần thực hiện tốt các điều kiện vệ sinh môi trường và
biện pháp xử lý chất thải.
Nên có hệ thống chính sách quản lí và nguyên tắc đảm bảo sự phát triển lâu
dài hoạt động kinh doanh văn hóa ẩm thực của các chủ thể quản lí nhà nước, các
đơn vị kinh doanh du lịch cùng các bộ, ban ngành liên quan, để định hướng cho sự
phát triển của du lịch nói chung và văn hóa ẩm thực nói riêng trên địa bàn. Giữa
các cá nhân tổ chức như chính quyền địa phương, cơ quan quản lí, nhà kinh doanh,
dân cư địa phương cần thiết lập một hệ thống nguyên tắc trên cơ sở trao đổi, bàn
bạc thống nhất cách thực hiện, kiểm soát. Hệ thống này là cơ sở đánh giá chất
lượng, mức độ phù hợp của những tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch
ẩm thực với đặc trưng của ẩm thực địa phương.


KẾT LUẬN
Rượu ngô ấm nồng, thịt trâu gác bếp, chè San Tuyết, rau cải mèo, măng nứa,
cháo ấu tẩu hay thắng cố... là những món đầu tiên mà du khách phải nếm thử. Đặc
biệt, du khách nhất định phải ăn món gà Mèo - giống gà đen chỉ có trên cao nguyên
đá. Thịt gà béo, dù luộc, rang hay nấu canh gừng đều rất ngon. Buổi tối, để xua đi
cái lạnh, du khách hãy ăn chè nóng, ngơ nướng, mía nướng…
Có những du khách nước ngồi sau nhiều chuyến khám phá các vùng núi
châu Á, lại bị mê hoặc bởi những cung đường hun hút gió và nét đẹp ngây thơ của

em bé miền sơn cước… Và có ai đó đã mịn gót chân du lịch thế giới, một ngày đặt
chân trên đất Đông Bắc, chợt nhận ra không nơi đâu đẹp bằng quê hương mình.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

“Dân tộc Mông ở Hà Giang”, Cư Hịa Vần-Hồng Nam, 1994, Nxb Văn hóa Dân

-

tộc, Hà Nội.
“Văn hóa dân tộc Mơng Hà Giang”, Trường Lưu-Hùng Đình Q, Sở văn hóa-

-

Thơng tin-Thể Thao, Hà Giang,1996.
“Văn hóa H’Mơng”, Trần Hữu Sơn, Nxb Văn hóa Dân Tộc, Hà Nội.
“Các dân tộc Hà Giang”, Lê Đại Nghĩa-Triệu Đức Thanh, Nxb thế giới, 2004.
“Văn hóa tâm linh người Mơng ở Việt Nam truyền thống và hiện đại”, Nxb Văn
hóa thơng tin và viện văn học, Hà Nội, 2005.


HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Thắng cố- Món ăn truyền thống của người dân tộc Mông.

Rượu ngô Mèo Vạc



Bánh mèn mén



×