Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

BÀI THU HOẠCH TRUNG cấp CHÍNH TRỊ sự RA đời của BA tổ CHỨC CỘNG sản LIÊN hệ sự HÌNH THÀNH CHI bộ CỘNG sản đầu TIÊN ở BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.1 KB, 13 trang )

TỈNH ỦY
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
*

BÀI THU HOẠCH HẾT HỌC PHẦN
Chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính

SỰ RA ĐỜI CỦA BA TỔ
CHỨC CỘNG SẢN. LIÊN HỆ SỰ
HÌNH THÀNH CHI BỘ CỘNG SẢN
ĐẦU TIÊN Ở BÌNH PHƯỚC
CHỦ ĐỀ:

Họ tên học viên:
Lớp:
Phần: Lịch Sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Bình Phước, năm 2021


2

MỞ ĐẦU
Thắng lợi của cách mạng Việt Nam do nhiều nhân tố tạo nên, song
nhân tố chủ yếu nhất là sự lãnh đạo của Đảng. Ngay từ khi vận động thành
lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc - người sáng lập Đảng ta - đã thấy phải có đảng
cách mạng và đảng có vững thì cách mạng mới thành cơng. Cương lĩnh
đầu tiên của Đảng (nǎm 1930) ghi rõ: "Điều cốt yếu cho sự thắng lợi của
cách mạng là cần phải có một Đảng cộng sản có một đường lối chính trị
đúng, có kỷ luật tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng và từng trải
trong đấu tranh mà trưởng thành"


Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản diễn ra trong vòng nửa cuối năm
1929 là bước tiến nhảy vọt của phong trào công nhân và phong trào yêu
nước Việt Nam, phù hợp với xu thế và nhu cầu bức thiết của lịch sử Việt
Nam. Tuy nhiên, ở một nước có tới ba tổ chức cộng sản nên khơng tránh
khỏi sự phân tán về lực lượng và tổ chức, không thể thống nhất về tư tưởng
và hành động.
Yếu tố quan trọng, là tiền đề thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đó
chính là sự ra đời của ba tổ chức cộng sản là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ba tổ chức cộng sản ra đời tiếp tục
thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh
mẽ. Các chi bộ của các tổ chức cộng sản đã trực tiếp lãnh đạo các cuộc đấu
tranh của quần chúng ở nhiều xí nghiệp, đồn điền. Từ tháng 4/1929 đến
tháng 4/1930 có 43 cuộc bãi công của công nhân. Phong trào đã có sự phối
hợp hành động thống nhất giữa các cuộc đấu tranh, giữa các địa phương
trong cả nước. Từ đó, nghiên cứu vấn đề “Sự ra đời của ba tổ chức cộng
sản và những ảnh hưởng quan trọng trong việc hình thành chi bộ cộng
sản đầu tiên ở Bình Phước” là chủ đề của tiểu luận có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn sâu sắc.


3

NỘI DUNG
Phần 1. Bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế tác động đến sự ra
đời của ba tổ chức Cộng sản
1.1. Bối cảnh quốc tế
Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh
tranh sang chủ nghĩa đế quốc. Các nước tư bản đế quốc thực hiện chính
sách: bên trong tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngồi gia tăng
các hoạt động xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa. Sự

thống trị của chủ nghĩa đế quốc làm đời sống nhân dân lao động trên thế
giới trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ
nghĩa thực dân ngày càng gay gắt. Phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.
Năm 1917, với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa Mác
-Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới trong lịch
sử loài người; là ánh sáng soi đường cho các dân tộc bị áp bức đứng lên
đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
háng 3 năm 1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) ra đời đã thúc đẩy
sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đối với
Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ
nghĩa Mác-Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
1.2. Bối cảnh trong nước
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và từng bước thiết lập bộ
máy thống trị, biến nước ta từ một quốc gia phong kiến thành “một xứ thuộc
địa, dân ta là vong quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù
hung ác”. Chính sách thống trị của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt
Nam có nhiều thay đổi.


4

Về chính trị, thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị thực dân, tước
bỏ quyền lực đối nội, đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn,
đó là một chính sách chun chế điển hình, chúng đàn áp đẫm máu các
phong trào và hành động yêu nước của người Việt Nam, mọi quyền tự do
bị cấm. Chúng chia rẽ ba nước Đông Dương, chia Việt Nam thành ba kỳ
(Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị
riêng.
Về kinh tế, thực dân Pháp cấu kết với giai cấp địa chủ để thực hiện

chính sách bóc lột tàn bạo, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; ra sức vơ
vét tài nguyên, cùng nhiều hình thức thuế khóa nặng nề, vơ lý; xây dựng
một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao thơng, bến cảng phục vụ
chính sách khai thác thuộc địa.
Về văn hóa, thực dân Pháp tiến hành chính sách ngu dân, chúng bưng
bít, ngăn cản ảnh hưởng của văn hóa tiến bộ trên thế giới, khuyến khích văn
hóa độc hại, xuyên tạc lịch sử, giá trị văn hóa Việt Nam và dung túng, duy
trì các hủ tục lạc hậu.
Sự phân hóa giai cấp và mâu thuẫn xã hội diễn ra ngày càng gay gắt.
Phần lớn giai cấp địa chủ cấu kết với thực dân Pháp ra sức bóc lột nơng
dân; một bộ phận địa chủ có lịng u nước, đã tham gia đấu tranh chống
Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau. Các giai cấp, tầng lớp khác
trong xã hội Việt Nam đều mang thân phận người dân mất nước và đều bị
thực dân áp bức, bóc lột, chèn ép nên đều căm phẫn thực dân Pháp. Do
đó, mẫu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam lúc này, không chỉ là mâu
thuẫn giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ và phong
kiến, mà đã nảy sinh mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa toàn thể nhân dân
Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược.
Các cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh của quần chúng chống
thực dân Pháp xâm lược diễn ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại, xã hội
Việt Nam rơi vào khủng hoảng về đường lối cách mạng. Trước sự xâm


5

lược của thực dân Pháp, các cuộc khởi nghĩa và các phong trào đấu tranh
của nhân dân ta diễn ra liên tục và mạnh mẽ. Tuy nhiên do thiếu đường lối
đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần
lượt thất bại. Phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến như phong
trào Cần Vương đã chấm dứt với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương

Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo (1896); phong trào nơng dân n Thế
của Hồng Hoa Thám kéo dài 30 năm cũng không giành được thắng lợi.
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan
Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương Văn Can lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc.
Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại,…
Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối
cứu nước.
Từ cuối 1928 đến đầu 1929, phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta đặc
biệt là phong trào công nhân, nông dân theo con đường cách mạng vô sản
phát triển mạnh mẽ trong đó Bắc Kỳ là nơi có phong trào cách mạng phát
triển mạnh so với các vùng khác trong cả nước. Sự phát triển của phong
trào cách mạng đòi hỏi phải được tổ chức và lãnh đạo cao hơn.
Trước tình hình đó, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên khơng cịn đủ
sức để lãnh đạo nữa, cần phải thành lập một Đảng cộng sản để tổ chức và
lãnh đạo giai cấp công nhân, giai cấp nông dân cùng các lực lượng yêu
nước đấu tranh chống đế quốc, phong kiến, tay sai giành độc lập dân tộc.
Đó là lý do để dẫn đến sự ra đời của chi bộ cộng sản đầu tiên ở Bắc
Kỳ (3/1929). Họ hoạt động tích cực để thành lập 1 Đảng cộng sản thay thế.
Vì thế, Đơng Dương cộng sản Đảng được thành lập vào tháng 6/1929, An
Nam cộng sản Đảng (7/1929) và Tân Việt cũng tự cải tổ thành Đơng
Dương cộng sản liên đồn (9/1929).
Phần 2. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản
2.1. Sự ra đời của Đông Dương cộng sản Đảng (6/1929)


6

Cuối tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách
mạng thanh niên ở Bắc Kỳ, trong đó có Ngơ Gia Tự và Nguyễn Đức Cảnh
đã họp ở số 5D phố Hàm Long (Hà Nội) để lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên

ở Việt Nam gồm 7 người, tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập một ĐCS
thay thế cho Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
Tại đại hội toàn quốc lần thứ 1 của Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên (5/1929) khi kiến nghị của mình đưa ra về việc thành lập Đảng cộng
sản khơng được chấp nhận, đoàn đại biểu Bắc Kỳ đã rút khỏi hội nghị về
nước, rồi ra lời kêu gọi công nhân, nông dân, các tầng lớp nhân dân cách
mạng nước ta ủng hộ chủ trương thành lập Đảng cộng sản.
Hội nghị cũng quyết định những nguyên tắc tổ chức để kết nạp đảng
viên, tổ chức Công hội đỏ, Nông hội, Sinh hội, Hội phụ nữ giải phóng…
lấy cờ đỏ búa liềm làm Đảng kỳ, xuất bản báo Búa Liềm làm cơ quan
Trung ương của Đảng, Bơnsêvich (ở Trung Kì) và Cộng sản (ở Nam Kì).
Đại hội đã cử ra Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của đảng gồm: Trịnh
Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Gia Tự, Trần Văn Cung, Nguyễn
Phong Sắc, Trần Tư Chính, Nguyễn Tn (Kim Tơn).
Bên cạnh cơng tác tun truyền, Đơng Dương Cộng sản Đảng cịn cử
người vào Nam Kì và đi về các địa phương để xây dựng và phát triển cơ sở
Đảng. Do đó, đến tháng 8 năm 1929, nhiều cơ sở Đảng, nhất là ở Bắc Kì
được thành lập.
Việc Đơng Dương Cộng sản Đảng ra đời tại Hà Nội đã đáp ứng xu thế
tất yếu của lịch sử cách mạng Việt Nam, thúc đẩy phong trào cộng sản
trong nước và ở Hà Nội phát triển.
2.2. Sự ra đời của An Nam cộng sản Đảng (7/1929)
Sự thành lập của Đông Dương cộng sản Đảng đã tạo đà trực tiếp với
sự ra đời các tổ chức cộng sản tiếp theo. Tháng 7/1929 tổng bộ thanh niên
cùng kì bộ Nam Kỳ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên quyết định
thành lập An Nam cộng sản Đảng. An Nam cộng sản Đảng ra tờ “báo đỏ”


7


ở Hương Cảng – Trung Quốc để tuyên truyền về trong nước. Tháng
11/1929 An Nam cộng sản Đảng đã họp đại hội thơng qua đường lối chính
trị, bầu Ban Chấp hành Trung ương của Đảng.
An Nam Cộng Sản Đảng sau khi thành lập hoạt động sôi nổi với mục
tiêu là lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập cho nhân dân đi đúng hướng,
giành lại tự do. Thực hiện sứ mệnh xóa bỏ nạn áp bức bóc lột, người dân
cùng cực khổ sở, xây dựng chế độ công nông, từng nước tiến lên chế độ
cộng sản.
Năm 1929 được đánh giá là bước ngoặt lớn cho sự ra đời của tổ chức
Đảng chân chính, thúc đẩy phong trào đấu tranh của quần chúng lên cao.
Đe dọa tới sự áp bức lâu dài của bọn thực dân và phong kiến. Ban lãnh đạo
tổ chức thực hiện họp thường niên để đề ra rõ đường lối hoạt động, cách
thức tổ chức. Từ đó nêu gương những đồng chí hoạt động tích cực, đóng
góp nhiều, chỉnh đốn lại đồng chí cịn chưa tích cực.
An Nam cộng sản Đảng hoạt động ngày càng mạnh với hệ thống tổ
chức rộng lớn, tổ chức quần chúng hiệu quả ở các tỉnh Nam Kỳ. Ở Sài
Gòn, Đảng đã lập ra Tổng công hội Nam Kỳ bao gồm các cơng hội của xí
nghiệp sản xuất, cơng hộ của thợ thủ công.
Tổ chức thực hiện tuyên truyền rộng rãi chủ nghĩa Mác - Lênin tới các
tầng lớp nhân dân. Bao gồm công nhân, nông dân đứng lên đấu tranh
chống chủ nghĩa đế quốc, ủng hộ người anh cả Liên Xô bảo vệ độc lập dân
tộc, chống khủng bố.
2.3. Sự thành lập Đơng Dương cộng sản liên đồn
Đơng Dương Cộng sản Liên đồn cùng với Đơng Dương Cộng sản
Đảng và An Nam Cộng sản Đảng là ba đảng lớn được hình thành vào
khoảng những năm 30 của thế kỷ trước.
Đông Dương Cộng sản Liên đoàn với tiền thân là tổ chức Tân Việt
Cách mạng Đảng được thành lập từ năm 1925. Hoạt động của Đảng huy
động và tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân dựa vào chủ nghĩa của



8

Mác - Lênin đấu tranh giành quyền lợi cho nhân dân và âm thầm xây dựng
lực lượng chống quân xâm lược.
Sau thời gian dài hoạt động, nội bộ tổ chức đã có nhiều luồng ý kiến
khác nhau với lý tưởng riêng nên đang nung nấu chờ thay đổi. Sau nhiều
cuộc họp cuối cùng các đồng chí đã đi đến thống nhất thành lập đảng cộng
sản từ Tân Việt. Vào tháng 9/1929, các đồng chí đại biểu của Tân Việt đã
ra thơng báo chính thức ra đời Đơng Dương Cộng sản Liên đồn. Kế hoạch
chính thức thành lập Đảng dự kiến vào tháng 1/1930. Chính dựa vào cơ sở
chi bộ này, vào ngày 1/1/1930 tổ chức này được thành lập. Địa bàn hoạt
động của tổ chức chủ yếu ở vùng Bắc Trung Kỳ.
Đơng Dương Cộng sản Liên đồn đã đề ra mục tiêu cụ thể cho từng
giai đoạn và từng bước thực hiện những điều đã đề ra tốt nhất.
Trước hết Đảng xác định rõ phải xây dựng được cơ sử chi bộ của Liên
Đoàn, cải tổ đảng đoàn thể thành viên chân chính, muốn cống hiến sức mình
cho cách mạng.
Song song với việc vận động quần chính nhân dân, nhất là tầng lớp
lao động vất vả phải biết vùng lên đấu tranh thoát khỏi đầy đọa, khổ sở,
làm chủ cuộc sống.
Mặt khác, Đơng Dương Cộng sản Liên đồn cố gắng kết nối với hai tổ
chức còn lại để đi tới thống nhất thành Đảng cộng sản. Như vậy, mới tạo
nên sức mạnh to lớn và hoạt động vì lợi ích chung, khơng rời rạc. Vì mục
tiêu đánh đổ thực dân phong kiến, mang lại cuộc sống ấm no cho dân
chúng.
Đông Dương Cộng sản Liên đoàn liên tục tổ chức kêu gọi các thành
viên khác còn lại của Tân Việt cách mạng, quần chúng nhân dân nhiều tầng
lớp như thợ, công nhân, nông dân, học sinh, thanh niên cùng tham gia cứu
nước. Đồng lòng đồng sức của nhiều người mới tạo nên sức mạnh lớn để

giành được tự do.
Từ đó mà ta thấy được, chỉ trong vịng khơng đầy bốn tháng (từ tháng
6 đến 9/1929) đã có 3 tổ chức cộng sản lần lượt ra đời ở nước ta.


9

2.4. Đánh giá về sự ra đời của ba tổ chức cộng sản
Ba tổ chức cộng sản ra đời tiếp tục thúc đẩy phong trào công nhân và
phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ. Các chi bộ của các tổ chức cộng
sản đã trực tiếp lãnh đạo các cuộc đấu tranh của quần chúng ở nhiều xí
nghiệp, đồn điền. Từ tháng 4/1929 đến tháng 4/1930 có 43 cuộc bãi cơng
của cơng nhân. Phong trào đã có sự phối hợp hành động thống nhất giữa
các cuộc đấu tranh, giữa các địa phương trong cả nước.
Tuy nhiên, 3 tổ chức cộng sản lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh
hưởng lẫn nhau, khơng có lợi cho cách mạng. Trong Báo cáo gửi Quốc tế
Cộng sản về phong trào cách mạng ở An Nam, ngày 5/3/1930, Nguyễn Ái
Quốc đã viết: “Khoảng tháng 5/1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên họp hội nghị toàn quốc. Đại biểu Bắc Kỳ đề nghị tổ chức ngay một
Đảng Cộng sản. Các đại biểu khác đề nghị sau này hãy tổ chức. Nhóm Bắc
Kỳ bỏ hội nghị ra về và tổ chức một đảng (Đông Dương). Một số khác, sau
đó đã tổ chức một đảng khác (An Nam). Đó là mối bất hồ đầu tiên. Nhóm
Bắc Kỳ tìm hết cách để phá hoại Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên vì
họ cho rằng: hội đó q đơng và cơ hội chủ nghĩa nên nó có thể làm lu mờ
ảnh hưởng và công tác của Đảng Cộng sản trong quần chúng. Nhóm An
Nam ra sức giữ cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tiếp tục hoạt
động vì họ cho rằng: Hội có thể lợi dụng để tập họp tầng lớp trí thức và
giai cấp tiểu tư sản. Đó là mối bất hồ thứ hai. Cả hai đều cố thống nhất
nhau lại, nhưng càng cố gắng bao nhiêu thì càng hiểu lầm nhau bấy nhiêu
và hố sâu ngăn cách ngày cũng rộng ra bấy nhiêu”

Sự chia rẽ, mất đoàn kết đã làm phân tán sức mạnh chung của phong
trào, điều này nếu để lâu sẽ khơng có lợi cho cách mạng. Yêu cầu của cách
mạng Việt Nam lúc này phải thành lập ngay một Đảng Cộng sản duy nhất
ở Việt Nam để tiếp tục đưa cách mạng tiến lên.
Nắm được tình hình của cách mạng Đơng Dương, với vai trò là một
tổ chức lãnh đạo phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Quốc tế Cộng


10

sản đã chỉ thị cho những người cộng sản ở Đông Dương về việc phải thành
lập ngay một Đảng Cộng sản. Thư gửi những người cộng sản Đông Dương
ngày 27/10/1929, Quốc tế Cộng sản nêu rõ: “Nhiệm vụ quan trọng nhất
của tất cả những người cộng sản Đông Dương là thành lập một Đảng cách
mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là Đảng Cộng sản có
tính chất quần chúng ở Đơng Dương. Đảng đó chỉ có một và là tổ chức
cộng sản duy nhất ở Đông Dương”
Phần 3. Những ảnh hưởng quan trọng trong việc hình thành chi
bộ cộng sản đầu tiên ở Bình Phước và trách nhiệm bản thân
3.1. Những ảnh hưởng quan trọng trong việc hình thành chi bộ
cộng sản đầu tiên ở Bình Phước
Trong năm 1929, ba tổ chức cộng sản lần lượt hình thành, đáp ứng yêu
cầu lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng. Sau khi thành lập, tháng 81929, nhằm gây dựng và phát triển cơ sở của Đảng ở Nam Kỳ, Trung ương
lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng đã cử Ngô Gia Tự vào Nam hoạt
động. Sau khi đến Sài Gịn, Ngơ Gia Tự tìm cách móc nối với các cơ sở
của Chi bộ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên của Kỳ bộ Bắc Kỳ trước
đây, trong đó có Chi bộ đồn điền cao su Phú Riềng. Ngô Gia Tự gặp được
Nguyễn Xuân Cừ, giao cho Điều lệ Đảng và nhiệm vụ chuẩn bị thành lập
Chi bộ Đảng cộng sản.
Ngày 28-10-1929, Chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đồn

điền Phú Riềng được công nhận là Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng.
Đây là một trong ba chi bộ cộng sản đầu tiên ở Nam Kỳ, cũng là chi bộ
cộng sản đầu tiên của tỉnh Bình Phước và của ngành cao su Việt Nam. Ở
thời điểm này, Chi bộ Phú Riềng có 6 đảng viên: Nguyễn Xn Cừ (Bí
thư), Trần Tử Bình, Phan Thu Hồng, Hòa, Tạ và Doanh.
Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, hơn 5.000 công nhân cao su cùng
cư dân ở 10 làng tiến hành tổng bãi công và bao vây khu nhà chủ sở
Soumagnac buộc phải ký biên bản, chấp nhận giải quyết các yêu sách của


11

công nhân; Cuộc tổng bãi công của công nhân Phú Riềng đã giành thắng
lợi lớn, làm rung chuyển hệ thống “địa ngục cao su” Đông Dương, đồng
thời làm chấn động dư luận trong nước và nước Pháp. Thắng lợi đó đã đi
vào lịch sử vẻ vang của dân tộc với tên gọi “Phú Riềng Đỏ”, thể hiện khí
phách và tinh thần cách mạng kiên trung, mưu trí của đội ngũ cơng nhân và
người dân Bình Phước, mở đầu cho phong trào đấu tranh cách mạng của
địa phương, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu có giá trị
thực tiễn sâu sắc.
3.2. Trách nhiệm của bản thân
Trên cương vị là nhân viên chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai
huyện Chơn Thành, bản thân tôi luôn tâm niệm, một tập thể muốn phát
triển vững mạnh, trước hết phải đồn kết, ở đó từng cá nhân tâm huyết, tận
tụy với cơng việc. Tơi xác định trách nhiệm của mình trong cơ quan phải
luôn gương mẫu trong các hoạt động, khơng những vững về chun mơn
mà cịn phải chuẩn mực về đạo đức, lối sống. Bên cạnh đó cần ln thực
hiện và nêu cao ý thức tiết kiệm của công, tránh lãng phí, giữ gìn và bảo vệ
tốt tài sản, trang thiết bị của đơn vị. Ln đặt lợi ích của cơ quan lên trên
lợi ích cá nhân.

Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản cũng như quá trình hợp nhất các tổ
chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ phản ánh xu thế
khách quan của lịch sử mà cịn nói lên một bài học kinh nghiệm q giá
trong Đảng, đó chính là bài học đồn kết, thực tiễn lịch sử đã chứng minh
điều đó, và ở từng cơ quan đơn vị hiện nay cũng vậy, chỉ có khi nào đồn
kết thống nhất trong cán bộ, đảng viên thì tổ chức mới mạnh được. Tơi
nhận thức và luôn ghi nhớ sâu sắc lời Bác dạy về thực hiện đoàn kết. Đoàn
kết trước hết là đoàn kết trong chi bộ, cơ quan. Bởi lẽ, mọi cán bộ đảng
viên đều “đồng tâm, đồng ý, đồng chí, đồng lịng” thì việc gì khó khăn
cũng có thể vượt qua, việc gì phức tạp cũng quết tâm hồn thành. Sự đồn


12

kết, đồng lịng có sức lan tỏa mạnh mẽ, tạo nên tinh thần dân chủ, thống
nhất về ý chí hành động cho tồn đơn vị. Mọi cơng việc của đơn vị đều
được đem ra bàn bạc để cùng nhau tạo nên sự thống nhất. Và mọi mục đích
đều hướng vào thực hiện nhiệm vụ chung.
Tôi cũng nhận thức sâu sắc rằng, việc đồn kết chỉ có thể thực hiện
được từ bởi chính trách nhiệm và lương tâm của người cán bộ, đảng viên.
Có thẳng thắng trung thực, có tâm huyết với đơn vị thì mới có thể thực
hiện đồn kết thống nhất trong chỉ đạo chun mơn được. Chính vì thế,
trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn là người cán bộ tôi xác định phải nỗ
lực phát huy sức mạnh của tập thể, luôn khiêm tốn học hỏi nhưng cũng
phải có chính kiến, mục đích là để nhằm tạo nên sự thống nhất cùng đồng
chí, đồng nghiệp hồn thành nhiệm vụ. Thực tế, ở chi nhánh văn phòng
đăng ký đất đai của tơi có những lúc, có những thời điểm bất đồng quan
điểm, ý kiến khác nhau trong giải quyết cơng việc. Nếu như đồn kết đồn
kết xi chiều sẽ đem đến việc xuề xòa, cho qua để êm chuyện. Nhưng với
tinh thần thẳng thắng trung thực của người cán bộ, đảng viên. Việc đóng

góp ý kiến tự phê bình và phê bình có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vừa là
cơ sở để mỗi người nhận thức rõ nội dung, công việc, vừa là cơ sở để tạo
nên sự thống nhất trong hành động. Có như vậy, đơn vị mới ngày càng phát
triển và vững mạnh
KẾT LUẬN
..Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản là xu thế khách quan của cách mạng
giải phóng
dân tộc Việt Nam, là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin và
phong trào công nhân, phong trào yêu nước ở nước ta. Ba tổ chức cộng
sản ra đời đã thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát
triển mạnh mẽ. Các chi bộ của các tổ chức cộng sản đã trực tiếp lãnh đạo
các cuộc đấu tranh của quần chúng ở nhiều xí nghiệp, đồn điền. Đồng thời,
sự ra đời của ba tổ chức cộng sản đã chứng tỏ hệ tư tưởng vô sản đã giành


13

được ưu thế trong phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta. Tuy nhiên, 3 tổ
chức cộng sản lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau. Sự
chia rẽ, mất đoàn kết đã làm phân tán sức mạnh chung của phong trào, điều
này nếu để lâu sẽ khơng có lợi cho cách mạng. u cầu của cách mạng
Việt Nam lúc này phải thành lập ngay một Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt
Nam để tiếp tục đưa cách mạng tiến lên.
Nguyễn Ái Quốc bằng nhãn quan chính trị nhạy bén của mình đã thấy
được vấn đề và Người đã chủ trì Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản
thành một Đảng duy nhất đó là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Sự hợp nhất 3 tổ
chức Đảng thành 1 Đảng duy nhất đã tạo tiền đề cho cách mạng Việt nam
đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và là nhân tố quyết định của cách
mạng Việt Nam.




×