Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

THU HOẠCH TCCT LỊCH sử ĐẢNG ý NGHĨA CAO TRÀO CÁCH MẠNG 1930 1931 và xô VIẾT NGHỆ TĨNH PHÊ PHÁN, PHẢN bác và QUAN điểm SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.31 KB, 13 trang )

1
TỈNH ỦY
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
*

BÀI THU HOẠCH HẾT HỌC PHẦN
Chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính

Ý NGHĨA CAO TRÀO
CÁCH MẠNG 1930-1931 VÀ XÔ
VIẾT NGHỆ TĨNH. PHÊ PHÁN,
PHẢN BÁC VÀ QUAN ĐIỂM SAI
TRÁI, THÙ ĐỊCH.
CHỦ

ĐỀ:

Họ tên học viên:
Lớp:…………….,…………………….
Phần:……………………………………

Bình Phước, năm 2021


2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Phần 1.

Phần 2.


2.1.
2.2.

Trang
1
2

Một số vấn đề cơ bản về Cao trào cách mạng 1930-1931
và Xô Viết Nghệ Tĩnh
Thực tiễn Cao trào cách mạng 1930-1931 và Xô Viết
Nghệ Tĩnh. Phê phán, phản bác và quan điểm sai trái,
thù địch
Ý nghĩa cao trào cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ
Tĩnh
Phê phán, phản bác và quan điểm sai trái, thù địch

Phần 3.

Giải pháp phê phán, phản bác và quan điểm sai trái,
thù địch

3.1.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống lịch
sử của dân tộc cho các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ
hiểu rõ giá trị lịch sử và ý nghĩa của Cao trào cách mạng
1930-1931 và Xơ Viết Nghệ Tĩnh

3.2.


Tích cực, chủ động đấu tranh làm thất bại hoạt động tuyên
truyền xuyên tạc, bóp méo, phủ nhận thành quả Cao trào
cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh của các thế
lực thù địch, phản động

Trên cương vị công tác (Trưởng trạm y tế xã Minh Thắng)
nâng cao sức khỏe cho nhân dân
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
3.3.

2
3
3
6
6

6

7
8
9
10


3
MỞ ĐẦU
Nghệ Tĩnh là vùng đất có bề dày văn hóa lịch sử, nhân dân có truyền
thống yêu nước, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Suốt hàng ngàn năm ở nhiều thời đại, xứ Nghệ là rường cột, là chỗ dựa tin cậy

để đón quân lui, quân tiến của chính quyền Trung ương, là quê hương của nhiều
anh hùng, hào kiệt, sỹ phu yêu nước. Cũng như các địa phương khác, lúc bấy
giờ, Nghệ Tĩnh phải gánh chịu những hậu quả nặng nề bởi sự bóc lột tàn khốc
của đế quốc và phong kiến; Vinh - Bến Thủy là một trong những trung tâm công
nghiệp của cả nước, có giai cấp cơng nhân phát triển cả về số lượng và chất
lượng, vì thế Đảng bộ Nghệ An và Đảng bộ Hà Tĩnh sớm được thành lập để lãnh
đạo phong trào cách mạng. Đây chính là điều kiện tiền đề cho phong trào đấu
tranh của quần chúng nhân dân ở Nghệ Tĩnh phát triển thành đỉnh cao của cao
trào cách mạng 1930 - 1931.
Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh đã vượt ra khỏi không gian của đất nước
Việt Nam, phong trào cách mạng 1930 -1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh là cao trào
cách mạng công - nông đầu tiên nổ ra trong hệ thống thuộc địa thế giới, tiến
công vào dinh lũy và làm rung chuyển nền thống trị của thực dân Pháp và phong
kiến tay sai ở Đơng Dương, thơng qua đó, uy tín của Đảng cộng sản Việt Nam
được nâng cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, trở thành cầu
nối đưa cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới. Những kết quả
này, đánh dấu tiến trình phát triển không ngừng của cách mạng Việt Nam dưới
sự lãnh đạo của Đảng.
Tuy nhiên, các thế lực thù địch bằng mọi luận điệu khác nhau đã tuyên
truyền, phủ nhận, xuyên tạc vai trò, ý nghĩa của cao trào cách mạng 1930-1931
và Xơ Viết Nghệ Tĩnh. Do đó, nghiên cứu vấn đề “Ý nghĩa cao trào cách mạng
1930-1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh. Phê phán, phản bác và quan điểm sai trái,
thù địch” làm đề tài tiểu luận có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.


4
NỘI DUNG
Phần 1. Một số vấn đề cơ bản về Cao trào cách mạng 1930-1931 và
Xô Viết Nghệ Tĩnh
Cách đây hơn 90 năm, với khí thế tiến cơng thần tốc, nhân dân ta đã làm

nên một cao trào cách mạng vô cùng mạnh mẽ - cao trào cách mạng 1930 - 1931
với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã kịp thời lãnh đạo nhân
dân ta vùng lên đấu tranh chống thực dân xâm lược và phong kiến tay sai. Cao
trào cách mạng đã diễn ra trên 25 tỉnh, thành trong cả nước, đặc biệt mạnh mẽ từ
ngày Quốc tế Lao động 1/5/1930.
Ở Nghệ Tĩnh, phong trào đấu tranh bùng nổ vào sáng 1/5/1930 với sự
tham gia của công nhân khu công nghiệp Vinh - Bến Thủy và nông dân các
huyện lân cận đòi tăng lương, giảm giờ làm, bỏ sưu, giảm thuế, chống khủng bố,
ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy dệt Nam Định, ủng hộ Liên bang
Xô Viết. Từ tháng 5 - 8/1930, ở vùng Nghệ - Tĩnh đã có đến 97 cuộc bãi cơng và
biểu tình của cơng nhân và nơng dân.
Ngày 1/8/1930, cơng nhân khu công nghiệp Vinh - Bến Thủy tổng bãi
công, đánh dấu một thời kỳ mới, thời kỳ đấu tranh kịch liệt đã đến. Hòa nhịp với
phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân Nghệ - Tĩnh đã tổ chức nhiều
cuộc biểu tình có vũ trang tự vệ kéo đến các huyện đường Can Lộc (ngày 4/8),
Nam Đàn (ngày 6/8 và 30/8), Thanh Chương (ngày 12/8), Nghi Lộc (ngày 29/8)
và lan rộng ra hầu khắp các huyện trong 2 tỉnh.
Tuy nhiên phải sang đến tháng 9 phong trào đấu tranh mới lên đến đỉnh
cao. Ngày 1/9, 20.000 nông dân huyện Thanh Chương biểu tình địi bỏ thuế, thả
tù chính trị. Lính Pháp nổ súng nhưng những người biểu tình vẫn tiến vào huyện
đường, phá nhà giam, thả tù nhân, đốt hồ sơ, sổ sách và dinh trị huyện.
Trước sự tấn công ồ ạt của nhân dân, bọn hào lý địa phương phải bỏ chạy.
Hầu hết các thôn thuộc huyện Thanh Chương rơi vào tình thế khơng có chính
quyền quản lý. Nhân dân xã Võ Liệt đã tự động đứng ra tổ chức điều hành các
công việc trong xã.
Ngày 5/9 nông dân huyện Anh Sơn biểu tình ủng hộ nhân dân huyện
Thanh Chương với các khẩu hiệu “bãi bỏ thuế thân”, “chia lại ruộng đất”, “thả
tù chính trị”. Tiếp đó, trong 2 ngày (5/9 và 7/9) nông dân 2 huyện Diễn Châu,
Can Lộc đốt phá nhà giam. Từ ngày 8 đến ngày 11/9 khí thế đấu tranh càng sục

sơi khi hàng chục nghìn nơng dân huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu,
Can Lộc,...nổi dậy.


5
Phong trào được đẩy lên đỉnh cao đó là cuộc đấu tranh của 8.000 nông
dân huyện Hưng Nguyên ngày 12/9 với khẩu hiện như “Đả đảo chủ nghĩa đế
quốc! đả đảo phong kiến”. Đồn biểu tình xếp thành hàng dài kéo về thành phố
Vinh. Thực dân Pháp đã cho máy bay ném bom xả súng liên thanh vào đồn
biểu tình, làm chết 217 người, bị thương 125 người, đốt cháy 177 nóc nhà. Hai
làng Lộc Châu và Lộc Hải bị thiêu rụi hồn tồn. Song điều đó cũng khơng ngăn
cản được phong trào đấu tranh của nông dân, mà càng làm cho cuộc đấu tranh
thêm sục sơi khiến cho chính quyền thực dân hết sức lo sợ.
Trước sự sụp đổ của chính quyền thực dân và phong kiến ở Nghệ - Tĩnh,
các chi bộ và tổ chức Nông hội đỏ đã quản lý và điều hành mọi hoạt động trong
lãng xã. Những người cách mạng đã lập ra chính quyền Xơ viết - chính quyền
Xơ viết đầu tiên ở Việt Nam (chính quyền cách mạng sơ khai do giai cấp cơng
nhân lãnh đạo).
Chính quyền mới đã ban hành nhiều chính sách mới về chính trị, kinh tế,
văn hóa. Về chính trị nhân dân được quyền tự do hội họp, thảo luận và hoạt
động trong các tổ chức đoàn thể như Nơng hội, Cơng hội, Đồn thanh niên cộng
sản... Về kinh tế nhân dân được chia ruộng, bãi bỏ các thứ thuế vơ lý, bất cơng,
thực hiện giảm tơ và xóa nợ cho dân nghèo. Về văn hóa, chính quyền cách mạng
đã tổ chức đời sống mới, mở các lớp dạy chữ Quốc ngữ, xóa bỏ các tệ nạn, hủ
tục lạc hậu, xây dựng tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.
Phần 2. Thực tiễn Cao trào cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ
Tĩnh. Phê phán, phản bác và quan điểm sai trái, thù địch
2.1. Ý nghĩa cao trào cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh
Xô viết Nghệ - Tĩnh là kết quả cao trào đấu tranh cách mạng của quần
chúng nhân dân và tại các “làng đỏ” - các Xô viết, Ban Chấp hành Nông hội đỏ

(xã bộ nông) đã lãnh đạo quần chúng thực thi một số biện pháp đầu tiên của
chính quyền cách mạng: 1) Chính quyền thực dân và những luật lệ cũ bị xóa bỏ,
thực hiện quyền tự do, dân chủ cho nhân dân và mọi người dân đều được tự do
thảo luận và góp sức vào công việc chung; 2) Thi hành tịch thu ruộng đất công,
tiền, lúa công để chia cho dân cày nghèo; bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò,
thuế muối, xóa nợ cho người nghèo, thực hiện giảm tơ…; 3) Quần chúng nhân
dân được hưởng cuộc sống mới; sách, báo và tài liệu của cách mạng được phổ
biến rộng rãi. Việc học chữ quốc ngữ được coi trọng gắn với đẩy mạnh phong
trào bài trừ hủ tục mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội; 4) Các đội tự vệ đỏ được
thành lập để bảo vệ chính quyền nhân dân, giữ gìn an ninh trật tự, trấn áp kẻ thù,
chống khủng bố. Các tổ chức quần chúng hoạt động động mạnh, trong đó phụ
nữ và thiếu niên tham gia sinh hoạt đoàn thể và nhiều hoạt động xã hội như tự
vệ, liên lạc, tuyên truyền, cổ động, rải truyền đơn… 5) Tình làng, nghĩa xóm gắn
kết chặt chẽ; trong đó, nhiều hội ái hữu, tương tế được thành lập; người neo đơn,
ốm đau được chăm sóc… [1, tr.18].


6
Lo sợ trước cao trào đấu tranh cách mạng của công nhân và nông dân ở
hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, thực dân Pháp đã tiến hành các biện pháp khủng
bố dã man. Ngày 12/9, cuộc biểu tình của 8.000 nông dân ở Hưng Nguyên và
Nam Đàn bị máy bay ném bom của Pháp sát hại hơn 200 người và làm hơn 100
người bị thương. Những ngày sau đó, nông dân các huyện Nam Đàn, Thanh
Chương, Hương Sơn… vẫn tổ chức biểu tình, phản đối hành động dã man của
chính quyền thực dân. Cơng nhân các nhà máy khu Vinh - Bến Thủy cũng đấu
tranh quyết liệt hơn để địi tăng lương, giảm giờ làm, chống sa thải cơng nhân,
ủng hộ các cuộc biểu tình của nơng dân… Thực hiện “Tuyên bố về việc bảo vệ
Nghệ An đỏ chống khủng bố trắng” của Trung ương Đảng, ở Trung Kỳ, Nam Kỳ
và Bắc Kỳ, phong trào đấu tranh cách mạng phát triển rộng lớn, làn sóng biểu
tình to lớn diễn ra với nhiều hình thức phong phú, thể hiện tinh thần đồn kết,

ủng hộ, bảo vệ Xơ viết Nghệ - Tĩnh, chống “khủng bố trắng”, thiết thực chống
chính sách áp bức, bóc lột của chính quyền thực dân, phong kiến.
Dù cịn sơ khai, song thực sự các Xơ viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã thực
thi chức năng của chính quyền nhà nước; tỏ rõ bản chất cách mạng và tính ưu
việt của mình, thực sự là một chính quyền của dân, do dân, vì dân. Dù chỉ tồn tại
trong một khoảng thời gian khơng dài do bị chính quyền của thực dân, phong
kiến địa phương đàn áp, song Xơ viết Nghệ - Tĩnh với chính quyền kiểu mới
thực sự do nhân dân làm chủ vẫn khắc sâu trong tâm trí quần chúng; đồng thời,
cũng để lại những kinh nghiệm quý báu trong công tác lãnh đạo của Đảng ta.
Một là, cao trào cách mạng 1930 - 1931 nói chung và Xơ viết Nghệ - Tĩnh
nói riêng là cuộc “tổng diễn tập” đầu tiên của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh
đạo của Đảng. Xô viết Nghệ - Tĩnh đã đánh dấu bước ngoặt phát triển của cao
trào cách mạng 1930-1931; trong đó, Đảng Cộng sản và giai cấp cơng nhân đã
khẳng định vai trị, vị trí lãnh đạo của mình. Đồng thời, sự phối hợp chặt chẽ
trong đấu tranh cách mạng giữa giai cấp công nhân và nông dân cho thấy vai trò
quan trọng của mối liên minh cơng - nơng trong q trình tập hợp lực lượng
cách mạng đấu tranh chống đế quốc và phong kiến ở Việt Nam.
Hai là, cao trào 1930 - 1931 và Xô viết Nghệ - Tĩnh là minh chứng cho
thấy “đây là lần đầu tiên dân cày, thợ thuyền và lính khố xanh đã siết chặt tay
nhau trên chiến trường, đoàn kết lại để hình thành một đồn thể duy nhất, một
đạo quân duy nhất… Cuộc đấu tranh quyết liệt của dân cày và công nhân Nghệ
An và những kết quả đạt được… mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên đấu
tranh để xóa bỏ các giai cấp, kỷ nguyên đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ
nghĩa tư bản, thói bạo ngược của bọn cường hào quan lại” [5, tr.180]. Đồng thời,
cũng để lại cho Đảng bài học kinh nghiệm về việc xây dựng chủ trương, đường
lối đúng đắn; đề ra khẩu hiệu đấu tranh phù hợp, đáp ứng nhu cầu và khát vọng
của quần chúng nhân dân, những người đã và đang đói khát, lại phải chịu “sưu
thuế nặng nề và nạn áp bức xã hội và chính trị làm cho cảnh ngộ của họ càng
cùng cực hơn”.



7
Ba là, thông qua cuộc thử lửa đầy gay go, ác liệt này, Đảng Cộng sản Việt
Nam và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng không chỉ được tôi luyện trong
thực tiễn mà còn khẳng định vai trò lãnh đạo và sức ảnh hưởng trong quần
chúng. Thông qua cuộc “tổng diễn tập” này, Đảng rút kinh nghiệm trong công
tác lãnh đạo và chỉ đạo thực tiễn, nhất là việc cần phải nắm sát tình hình, chuẩn
bị tốt lực lượng, đón đúng thời cơ khi tương quan lực lượng cho phép và phải
được chuẩn bị chu đáo mới tiến hành khởi nghĩa…
Bốn là, diễn tiến phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng cùng
những báo cáo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về cách mạng Việt Nam nói chung
và Xơ viết Nghệ - Tĩnh nói riêng đã giúp Quốc tế Cộng sản, các tổ chức trực
thuộc Quốc tế Cộng sản cùng các Đảng cộng sản hiểu rõ hơn về những “biểu
hiện của một Đảng Bơnsơvích mặc dầu cịn ấu trĩ mắc phải tả khuynh và nhiều
thiếu sót trong cơng tác” [3, tr.178] và phương pháp đấu tranh cách mạng của
nhân dân Việt Nam. Thơng qua đó, ghi nhận “phong trào cách mạng bồng bột
trong cả xứ Đông Dương đã góp phần tăng thêm ảnh hưởng cộng sản trong các
xứ thuộc địa nhất là các nước phương Đông” [2, tr.145], kịp thời cổ vũ, động
viên phong trào của quần chúng; đồng thời, đề ra chủ trương, biện pháp phù
hợp, uốn nắn và giúp đỡ Đảng Cộng sản Đông Dương khắc phục hạn chế trong
công tác.
Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh là một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch
sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy chỉ tồn tại trong vòng 7
tháng và còn sơ khai nhưng đã để lại những dấu ấn tốt đẹp về một Nhà nước
công - nông đầu tiên, chưa có trong tiền lệ lịch sử, đáp ứng khát vọng độc lập, tự
do cháy bỏng của người dân mất nước, nô lệ.
Thành quả lớn nhất của Cao trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô viết Nghệ
- Tĩnh là đã khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo cách
mạng của giai cấp công nhân thông qua chính đảng tiên phong của mình, đồn
kết với các tầng lớp nhân dân yêu nước có đủ khả năng đánh đổ nền thống trị

của đế quốc, phong kiến tay sai, giải phóng dân tộc, đem lại tự do hạnh phúc cho
nhân dân.
Đây chính là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng Việt Nam dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, không chỉ đặt ra vấn đề liên minh công
nông, vấn đề ruộng đất và dân cày, mà còn khẳng định vai trò lãnh đạo của
Đảng, vấn đề đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, từng bước tạo
thế và lực để dân tộc ta đi tới thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Từ phong trào này, lần đầu tiên công nhân và nông dân liên minh với
nhau trong cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; chính quyền
cách mạng ở một số vùng nông thôn đã ra đời. Đánh giá về ý nghĩa lịch sử to lớn
của cao trào cách mạng 1930 - 1931, Hồ Chí Minh đã viết: ”Tuy đế quốc Pháp
đã dập tắt phong trào đó trong một biển máu nhưng Xơ viết Nghệ Tĩnh đã


8
chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt
Nam. Phong trào tuy thất bại, nhưng nó rèn lực lượng cho cuộc Cách mạng
Tháng Tám thắng lợi sau này” [4, tr.289].
Cao trào 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh đã để lại bài học
lớn về sức lôi cuốn, tập hợp được đông đảo các tầng lớp nhân dân của Đảng ta
thông qua đường lối, chủ trương, khẩu hiệu đấu tranh đúng đắn, đáp ứng được
khát vọng cháy bỏng của nhân dân. Từ đó, rút ra kinh nghiệm lịch sử quý báu là
bao giờ nhân dân lao động cảm nhận được những lợi ích của mình trong các chủ
trương, chính sách, việc làm cụ thể của giai cấp lãnh đạo, thì họ sẽ tích cực, tự
giác tham gia hưởng ứng.
Và chính Đảng ta ngay từ đầu đã giúp nhân dân cảm nhận được những lợi
ích cơ bản và cấp bách của mình thơng qua các chủ trương, khẩu hiệu đúng đắn
là giành độc lập thốt khỏi ách nơ lệ, giành ruộng đất, nhà máy về tay công nông, thực hiện những quyền dân sinh, dân chủ cơ bản đầu tiên...; từ đó khơi
dậy và thúc đẩy động lực cách mạng trong quần chúng.
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, thực hiện chiến

lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, việc hồn thiện
đường lối, chủ trương, chính sách, cơ chế phù hợp với xu thế phát triển thời đại
và nguyện vọng, lợi ích thiết thực, chính đáng của nhân dân để hình thành động
lực, sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp đổi mới đang là nhiệm vụ cấp bách, to lớn
của Đảng và Nhà nước ta.
2.2. Phê phán, phản bác và quan điểm sai trái, thù địch
Những năm gần đây, cứ vào dịp kỷ niệm Quốc khánh 2.9, các thế lực thù
địch, phản động lại tăng cường các hoạt động chống phá cách mạng nước ta,
nhất là cao trào cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh. Đặc biệt, lợi dụng
các trang mạng xã hội, chúng xuyên tạc, phủ nhận, bóp méo sự thật về giá trị
lịch sử và ý nghĩa thời đại của sự kiện lịch sử này.
Một trong những luận điệu mà chúng đưa ra đó là, thành công của cao
trào cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh khơng phải là do sự lãnh đạo
tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khơng phải là
kết tinh sức mạnh đồn kết của tồn dân tộc, mà thành cơng đó là một sự “may
mắn” do điều kiện lịch sử tạo ra. Thực chất, đây chính những luận điệu phản
khoa học, phi thực tế, sai sự thật. Ẩn đằng sau những luận điệu đó chính là mưu
đồ nhằm hạ thấp uy tín, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
và Chủ tịch Hồ Chí Minh; hạ thấp, phủ nhận sức mạnh của khối đại đoàn kết
toàn dân tộc Việt Nam; xem nhẹ giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của cao trào
cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh của các thế lực thù địch.


9
Nhìn lại lịch sử dân tộc ta những năm 20, 30 của thế kỷ XX, chắc chắn
rằng tất cả những người có lương tri, có tư duy đều dễ dàng nhận thấy cao trào
cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh là kết quả của sự lãnh đạo sáng
suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, là thành
quả của sự đồn kết, đồng lịng, nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, gian
khổ, hy sinh của tồn dân tộc. Điều đó được thể hiện ở việc chuẩn bị công phu

về mọi mặt, từ việc chuẩn bị về chủ trương, đường lối, về xây dựng lực lượng
chính trị, xây dựng lực lượng vũ trang…
Thực tiễn cách mạng nêu trên, cho phép chúng ta khẳng định: Thành công
của cao trào cách mạng 1930-1931 và Xơ Viết Nghệ Tĩnh là thành quả của sự
đồn kết, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách, kể cả sự hy sinh, mất mát
của toàn dân tộc Việt Nam, của nhân dân Nghệ Tĩnh dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là kết tinh sức mạnh đồn kết
của tồn dân tộc, là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân
tộc lâu dài, đầy hy sinh, gian khổ của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, chứ khơng phải
là một cuộc cách mạng vội vàng, ngẫu nhiên, “ăn may” như luận điệu xuyên tạc,
bóp méo sự thật của các thế lực thù địch, phản động thường rêu rao, kích động.
Phần 3. Giải pháp phê phán, phản bác và quan điểm sai trái, thù địch
3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục truyền
thống lịch sử của dân tộc cho các tầng lớp nhân dân, nhất
là thế hệ trẻ hiểu rõ giá trị lịch sử và ý nghĩa của Cao trào
cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh
Các cấp, ngành và địa phương cần phải tuyên truyền, giáo dục các tầng
lớp nhân dân nhận thức rõ thắng lợi của Cao trào cách mạng 1930-1931 và Xô
Viết Nghệ Tĩnh là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc dưới sự nghiệp lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cao trào cách mạng 1930-1931 và Xơ Viết Nghệ Tĩnh đã khẳng định tính
cách mạng, khoa học của học thuyết Mác - Lênin và sự vận dụng đúng đắn, sáng
tạo học thuyết Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh
và Đảng ta; là sự tiếp nối thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười
Nga vĩ đại năm 1917.
Cao trào cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã khơi dậy được tinh
thần dân tộc, tạo sự đồng lòng của nhân dân cả nước làm cách mạng; các nước
xã hội chủ nghĩa giúp đỡ; nhân loại tiến bộ đồng tình cổ vũ, ủng hộ, cách mạng

Việt Nam đã vượt qua mn vàn khó khăn, thử thách và đã giành được thắng lợi
to lớn trong kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ xâm lược sau


10
này. Đồng thời, tháng lợi đó cúng khơi nguồn để Đảng ta lãnh đạo nhân dân tiến
hành cuộc Tổng tiến công giành thắng lợi trong mùa thu lịch sử 1945.
Giáo dục để mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ hiểu rõ việc xuyên tạc, bóp
méo sự thật lịch sử dân tộc ta của các thế lực thù địch là nhằm đẩy mạnh “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta; hịng làm cho thế hệ trẻ qn cơng
lao, sự hy sinh của thế hệ đi trước, không biết đến những năm tháng hào hùng
của lịch sử dân tộc, từ đó làm cho thế hệ trẻ thờ ơ, thậm chí quay lưng với lịch
sử dân tộc. Phải làm cho thế hệ trẻ hiểu được, nếu khơng có sự hy sinh xương
máu của cha ông, của lớp lớp các Anh hùng liệt sĩ, thì đất nước ta sao có được
tươi đẹp, sánh vai với các cường quốc năm châu, nhân dân ta làm sao có được
cuộc sống hịa bình, ấm no, tự do, hạnh phúc như ngày hơm nay. Có như vậy
mới ngăn chặn được âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động
xuyên tạc lịch sử dân tộc nói chung, Cao trào cách mạng 1930-1931 và Xơ Viết
Nghệ Tĩnh nói riêng.
3.2. Tích cực, chủ động đấu tranh làm thất bại hoạt động tuyên
truyền xuyên tạc, bóp méo, phủ nhận thành quả Cao trào cách mạng 19301931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh của các thế lực thù địch, phản động
Mục đích của các thế lực thù địch khi đưa ra luận điệu xuyên tạc, bóp méo
sự thật, phủ nhận thành quả Cao trào cách mạng 1930-1931 và Xơ Viết Nghệ Tĩnh
là nhằm hạ thấp vai trị lãnh đạo, tiến tới xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta là bản chất không bao giờ
thay đổi của các thế lực thù địch, phản động.
Trong giai đoạn hiện nay, xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày
càng đi vào chiều sâu và tác động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội;
cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ…, nhất là sự phát triển
mạnh của Internet, các mạng xã hội tác động mạnh mẽ tới mọi quốc gia, dân tộc.

Đây là cơ hội rất lớn, tạo ra mơi trường hịa bình thuận lợi để phát triển đất
nước, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, mở rộng
quan hệ với các nước trong cộng đồng quốc tế để thu hút các nguồn lực cho phát
triển, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy
nhiên, đây cũng là điều kiện, phương tiện thuận lợi, là mảnh đất màu mỡ cho các
thế lực thù địch, phản động lợi dụng để thực hiện các âm mưu, thủ đoạn chống
phá cách mạng nước ta.
Vì vậy, để đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, chống phá
của các thế lực thù địch, chúng ta phải tích cực, chủ động đấu tranh nắm chắc,
dự đốn đúng tình hình, nội dung, phương thức chống phá của các thế lực thù
địch, phản động, từ đó xây dựng kế hoạch, xác định nội dung, hình thức, biện
pháp đấu tranh phù hợp, có hiệu quả. Phải xây dựng được lực lượng đấu tranh
đông đảo, thuộc nhiều thành phần trong xã hội, trong đó chú trọng xây dựng lực
lượng nòng cốt. Nội dung đấu tranh phải có cơ sở lý luận và thực tiễn khẳng


11
định rõ đúng sai; vạch trần ý đồ, bản chất xấu xa của các luận điệu xuyên tạc,
bóp méo sự thật của các thế lực thù địch, phản động để các tầng lớp nhân dân
thấy rõ. Đồng thời, cần phải có những bài nói, bài viết có cơ sở lý luận, thực tiễn
tuyên truyền khẳng định sự thật, tính khách quan của các sự kiện lịch sử, kết
quả, nguyên nhân, ý nghĩa, giá trị lịch sử, ý nghĩa tời đại to lớn của các sự kiện
lịch sử như Cao trào cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh.
3.3. Trên cương vị công tác (Trưởng trạm y tế xã Minh Thắng) nâng
cao sức khỏe cho nhân dân
Thực tiễn lịch sử, thực tiễn cuộc sống chính là chân lý khách quan, là hình
thức, biện pháp tuyên truyền hữu hiệu nhất. Vì thế, để đấu tranh có hiệu quả với
các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo sự thật của các thế lực thù địch,
phản động, khẳng định trên thực tiễn tính đúng đắn, giá trị thắng lợi của Cao trào
cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh bằng sự phát triển mạnh mẽ của đất

nước và nâng cao đời sống nhân dân.
Mặc dù trong lúc đất nước cịn rất nhiều khó khăn, đời sống nhân dân cịn
nhiều khổ cực, nhưng tồn dân đã tin tưởng đi theo đảng, đồng lòng, nhất trí
đem sức người, sức của ủng hộ cho các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm,
giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cũng
như công cuộc xây dựng đất nước.
Hiện nay, trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, các thế lực
thù địch, phản động tăng cường hoạt động chống phá, tuyên truyền xuyên tạc,
bóp méo sự thật, phủ nhận giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại to lớn của Cao trào
cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh hịng phục vụ mục đích đen tối là
từng bước xóa bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ
xã hội ở nước ta. Vì vậy, trên cương vị cơng tác là trưởng trạm y tế xã bản thân
tơi phải góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển, cải thiện, nâng cao
hơn nữa đời sống của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Đó chính là cơ sở thực
tiễn chân thực nhất đấu tranh làm thất bại âm mưu thủ đoạn đen tối của các thế
lực thù địch, phản động. Đồng thời qua đó, giúp cho các tầng lớp nhân dân hiểu
rõ, hiểu đúng bản chất, tính khách quan, trung thực và giá trị lịch sử, ý nghĩa
thời đại của Cao trào cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh, củng cố lòng
tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước, tin vào chế
độ và quyết tâm bảo vệ chế độ, tích cực tham gia đấu tranh làm thất bại âm mưu,
thủ đoạn, luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động.


12
KẾT LUẬN


13
Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của cao trào cách mạng 1930-1931, một
sự kiện lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam; khẳng định mối liên minh

giữa giai cấp công nhân và nông dân Việt Nam trong tiến trình đấu tranh cách
mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 90 năm sau, ý nghĩa lịch
sử và bài học kinh nghiệm của Xô viết Nghệ - Tĩnh vẫn vẹn nguyên giá trị thời
sự. Hơn 90 năm đã trơi qua nhưng khí thế ngất trời của Xô Viết - Nghệ Tĩnh vẫn
bừng cháy trong mỗi người Việt Nam yêu nước. Tinh thần Xô Viết - Nghệ Tĩnh
không chỉ đồng hành cùng nhân dân ta vượt qua mn vàn khó khăn thử thách
trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc mà còn tiếp tục giành thắng lợi
trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, quyết tâm đưa
đất nước “phát triển nhanh và bền vững”, “theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồng Thế Công (Hà Huy Tập), Sơ thảo lịch sử phong trào cộng sản ở
Đông Dương, 1993, tài liệu lưu Viện Lịch sử Đảng.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1999, tập 4.
3. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội, 2018, tập1, quyển 1.
4. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội,
2011.
5. Hồng Quang, Mấy ý nghĩ về vấn đề nghiên cứu ý nghĩa và tác dụng
lịch sử của Xơ viết Nghệ - Tĩnh, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 35, tháng
2/1962.



×