Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Giải pháp nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội của nhân viên tại công ty cổ phần chăn nuôi c p việt nam trong giai đoạn hiện nay đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM

PHẠM THANH HẢI

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ TRÁCH NHIỆM
XÃ HỘI CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN
NUÔI C.P VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ĐẾN
NĂM 2025

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 04 Năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM

PHẠM THANH HẢI

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ TRÁCH NHIỆM
XÃ HỘI CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN
NUÔI C.P VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ĐẾN
NĂM 2025
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Hướng nghiên cứu: Hướng ứng dụng
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN THỊ BÍCH CHÂM

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 04 Năm 2021


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp nâng cao nhận thức về trách nhiệm
xã hội của nhân viên tại Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay đến năm 2025” là đề tài nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Bích Châm và sự hỗ trợ của các lãnh đạo, đồng
nghiệp tại Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam.
Các nguồn dữ liệu trích dẫn, các số liệu sử dụng và nội dung trong luận văn
này là trung thực, dữ liệu và kết quả nghiên cứu do tôi thực hiện và chưa từng được
cơng bố trong bất kì cơng trình nghiên cứu nào.
Mọi tham khảo của luận văn được trích dẫn theo đúng quy định, rõ ràng tên
tác giả và tên cơng trình nghiên cứu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm cá nhân về luận văn của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 04 năm 2021
Người thực hiện luận văn

PHẠM THANH HẢI


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TĨM TẮT - ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4
4. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 5
6. Ý nghĩa thực tiễn nghiên cứu .................................................................................. 6
7. Kết cấu luận văn ...................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA
DOANH NGHIỆP ..................................................................................................... 7
1.1. Khái quát về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ........................................ 7
1.1.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ....................................... 7
1.1.2. Vai trò của trách nhiệm xã hội ................................................................. 11
1.2. Một số mơ hình nghiên cứu về CSR ............................................................... 13
1.2.1. Mơ hình kim tự tháp của Carroll (1991) .................................................. 13
1.2.2. Mơ hình ba miền của Schwartz & Carroll (2003) .................................... 15
1.2.4. Mơ hình về năm khía cạnh CSR của Alexander Dahlsrud (2008) ........... 18
1.2.5. Theo tiêu chuẩn ISO 26000:2008............................................................. 19
1.2.6. Lựa chọn mơ hình nghiên cứu chính thức ................................................ 19
1.3. Các tiêu chí đánh giá trách nhiệm xã hội theo mơ hình Kim Tự Tháp .......... 21


1.3.1. Kinh tế ...................................................................................................... 22
1.3.2. Pháp luật ................................................................................................... 22
1.3.3. Đạo đức .................................................................................................... 23
1.3.4. Nhân văn ................................................................................................... 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CHĂN NUÔI C.P VIỆT NAM.................. 26
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam ............................ 26
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................... 26
2.1.2. Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi ............................................................. 27
2.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ................................................................................ 28
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh .............................................................. 29
2.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội tại Công ty ..................................... 30
2.2.1. Nghĩa vụ Kinh tế ...................................................................................... 30
2.2.1.1. Mục tiêu của hoạt động CSR ở nghĩa vụ Kinh tế .............................. 30
2.2.1.2. Hình thức thực hiện hoạt động CSR ở nghĩa vụ Kinh tế ................... 31
2.2.1.3. Chi phí thực hiện hoạt động CSR ở nghĩa vụ Kinh tế ....................... 32
2.2.2. Nghĩa vụ Pháp lý ...................................................................................... 33
2.2.1.1. Mục tiêu của hoạt động CSR ở nghĩa vụ Pháp lý .............................. 33
2.2.1.2. Hình thức thực hiện hoạt động CSR đối ở nghĩa vụ Pháp lý ............. 33
2.2.1.3. Chi phí thực hiện hoạt động CSR đối ở nghĩa vụ Pháp lý ................. 34
2.2.3. Nghĩa vụ Đạo đức..................................................................................... 35
2.2.3.1. Mục tiêu của hoạt động CSR ở nghĩa vụ Đạo đức ............................ 35
2.2.3.2. Hình thức thực hiện hoạt động CSR ở nghĩa vụ Đạo đức ................. 36
2.2.3.3. Chi phí thực hiện hoạt động CSR ở nghĩa vụ Đạo đức...................... 38
2.2.4. Nghĩa vụ Nhân văn ................................................................................... 39
2.2.4.1. Mục tiêu của hoạt động CSR ở nghĩa vụ Nhân văn ........................... 39
2.2.4.2. Hình thức thực hiện hoạt động CSR ở nghĩa vụ Nhân văn................ 40
2.2.4.3. Chi phí thực hiện hoạt động CSR ở nghĩa vụ Nhân văn .................... 44
2.3. Nhận thức của nhân viên về việc thực hiện trách nhiệm của Công ty ........... 45


2.3.1. Mức độ quan tâm của nhân viên đến các vấn đề xã hội ........................... 45
2.3.2. Mức độ nhận biết và đánh giá của nhân viên về các hoạt động CSR ...... 48
2.4. Những điểm hạn chế trong hoạt động CSR của Công ty và nguyên nhân ..... 53
2.4.1. Nghĩa vụ Kinh tế ...................................................................................... 53

2.4.1.1. Điểm hạn chế ..................................................................................... 53
2.4.1.2. Nguyên nhân của hạn chế .................................................................. 54
2.4.2. Nghĩa vụ Pháp lý ...................................................................................... 55
2.4.2.1. Điểm hạn chế ..................................................................................... 55
2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế .................................................................. 55
2.4.3. Nghĩa vụ Đạo đức..................................................................................... 56
2.4.3.1. Điểm hạn chế ..................................................................................... 56
2.4.3.2. Nguyên nhân của hạn chế .................................................................. 57
2.4.4. Nghĩa vụ Nhân văn ................................................................................... 58
2.4.4.1. Điểm hạn chế ..................................................................................... 58
2.4.4.2. Nguyên nhân của hạn chế .................................................................. 59
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ TRÁCH NHIỆM
XÃ HỘI CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P
VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ĐẾN NĂM 2025 ...................... 61
3.1. Định hướng mục tiêu thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty ................... 61
3.2. Căn cứ đề xuất giải pháp................................................................................. 61
3.3. Các giải pháp nâng cao nhận thức của nhân viên về hoạt động trách nhiệm xã
hội của Công ty từ nay đến năm 2025 ................................................................... 62
3.3.1. Giải pháp ở nghĩa vụ Kinh tế ................................................................... 62
3.3.1.1. Mục tiêu giải pháp ............................................................................. 62
3.3.1.2. Cách thức thực hiện ........................................................................... 63
3.3.2. Giải pháp ở nghĩa vụ Pháp lý ................................................................... 64
3.3.2.1. Mục tiêu giải pháp ............................................................................. 64
3.3.2.2. Cách thức thực hiện ........................................................................... 64
3.3.3. Giải pháp ở nghĩa vụ Đạo đức .................................................................. 65


3.3.3.1. Mục tiêu của giải pháp ....................................................................... 65
3.3.3.2. Cách thức thực hiện ........................................................................... 66
3.3.4. Giải pháp ở nghĩa vụ Nhân văn ................................................................ 67

3.3.4.1. Mục tiêu giải pháp ............................................................................. 67
3.3.4.2. Cách thức thực hiện ........................................................................... 68
3.4. Các kiến nghị .................................................................................................. 69
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT

CSR: Trách nhiệm xã hội
C.P: Charoen Pokphand


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Tóm tắt định nghĩa CSR qua các thời kì .................................................... 8
Bảng 1.2: Tiêu chí đo lường CSR ở nghĩa vụ Kinh tế .............................................. 22
Bảng 1.3: Tiêu chí đo lường CSR ở nghĩa vụ Pháp lý .............................................. 23
Bảng 1.4: Tiêu chí đo lường CSR ở nghĩa vụ Đạo đức ............................................ 23
Bảng 1.5: Tiêu chí đo lường CSR ở nghĩa vụ Nhân văn .......................................... 24
Bảng 2.1: Chi phí các hoạt động CSR của C.P Việt Nam ở nghĩa vụ Kinh tế ......... 32
Bảng 2.2: Chi phí các hoạt động CSR của C.P Việt Nam ở nghĩa vụ Pháp lý ......... 34
Bảng 2.3: Chi phí các hoạt động CSR của C.P Việt Nam ở nghĩa vụ Đạo đức........ 38
Bảng 2.4: Chi phí các hoạt động CSR của C.P Việt Nam ở nghĩa vụ Nhân văn ...... 44
Bảng 3.1: Tóm tắt một số gợi ý của Ban lãnh đạo .................................................... 62


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


Hình 1.1: Mơ hình kim tự tháp CSR, Carroll (1991) ................................................ 14
Hình 1.2: Mơ hình ba miền của Schawarts & Carroll (2003) ................................... 16
Hinh 1.3: Mô hình vịng trịn đồng tâm Ủy ban Phát triển Kinh tế (1971) ............... 17
Hình 1.4: Mơ hình 5 khía cạnh CSR của Alexander Dahlsrud (2008) ..................... 18
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Cơng ty C.P Việt Nam ................................................ 28
Hình 2.2: Thị phần thức ăn chăn nuôi của các doanh nghiệp Việt Nam .................. 29
Hình 2.3: Biểu đồ mức độ quan tâm của nhân viên về các vấn đề xã hội ................ 45
Hình 2.4: Biểu đồ giới tính nhân viên trong Cơng ty................................................ 46
Hình 2.5: Biểu đồ độ tuổi nhân viên trong Cơng ty .................................................. 46
Hình 2.6: Biểu đồ trình độ học vấn nhân viên trong Cơng ty ................................... 47
Hình 2.7: Biểu đồ thâm niên nhân viên trong Công ty ............................................. 48
Hình 2.8: Mức độ lựa chọn trung bình của nhóm nghĩa vụ Kinh tế ......................... 49
Hình 2.9: Mức độ lựa chọn trung bình của nhóm nghĩa vụ Pháp lý ......................... 50
Hình 2.10: Mức độ lựa chọn trung bình của nhóm nghĩa vụ Đạo đức ..................... 51
Hình 2.11: Mức độ lựa chọn trung bình của nhóm nghĩa vụ Nhân văn.................... 52


TÓM TẮT

Ngày nay, “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” ngày càng trở nên cần
thiết hơn cả trong hoạt động của các doanh nghiệp. Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P
Việt Nam cũng như bao doanh nghiệp khác trên thị trường luôn quan tâm đến vấn
đề trách nhiệm xã hội cũng như sự phát triển bền vững của Công ty trong tương lai.
Công ty luôn tổ chức các hoạt động trách nhiệm xã hội thường xuyên vì xã hội và
cộng đồng. Tuy nhiên, nhân viên tại Công ty đã hiểu đúng về trách nhiệm xã hội
hay chưa? Họ có sẵn sàng tham gia vào các hoạt động vì cộng đồng hay không? Và
làm thế nào nâng cao nhận thức của họ về việc thực hiện trách nhiệm xã hội, hướng
tới sự phát triển bền vững của cơng ty vẫn cịn là dấu hỏi. Từ đó, hình thành đề tài
“Giải pháp nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội của nhân viên tại Công ty
Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đến năm 2025”.

Đề tài với mục tiêu nhằm đánh giá mức độ nhận thức của nhân viên về các
hoạt động CSR của Công ty với các bên liên cũng như gia tăng sự nhận thức về
CSR cho nhân viên để hướng tới sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu thì đề tài được thực hiện thơng qua
phương pháp định tính và phương pháp định lượng giản đơn bằng thống kê mô tả,
số liệu thu nhập qua khảo sát và được xử lý bằng phần mềm thống kê.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra được những hạn chế trong việc thực hiện CSR của
C.P Việt Nam để đề xuất những giải pháp phù hợp giúp cho hoạt động CSR của C.P
Việt Nam hoàn thiện hơn, vừa nâng cao nhận thức của nhân viên.
Luận văn giúp doanh nghiệp nhận dạng được các hoạt động về CSR đến với
các bên liên quan và mức độ nhận thức của nhân viên về trách nhiệm này. Trong
tương lai, do xu hướng toàn cầu hóa, nội dung CSR ngày càng phát triển và được
quan tâm hơn cả ở các doanh nghiệp. Do đó, việc nhận thức và thực hiện đúng CSR
là một vấn đề quan trọng. Nghiên cứu này cũng là tài liệu tham khảo cho các nhà
nghiên cứu, nhà quản trị trong các tổ chức và các nghiên cứu liên quan đến CSR.
Từ khóa: Trách nhiệm xã hội, nhận thức, phát triển bền vững.


ABTRACT
Nowadays, "Corporate social responsibility" has become one of the most
essential activities in the operation of businesses. C.P Vietnam as well as many
other corporations are always interested in improving the good affection of social
responsibility and the Company’s sustainable development in the future.

C.P

Vietnam regularly holds several social responsibility activities for the society and
community.

However, do the


employees of C.P Vietnam really understand

correctly about social responsibility?

Are they willing to participate in these

activities for the good of the community? And how to improve their awareness of
the social responsibility implementation towards the stable development of C.P
Vietnam is still a question. For these reasons, the topic "The Solutions to improve
C.P Vietnam employees’ awareness of social responsibility in the period of 2021 to
2025" is formed.
The project’s goal is to evaluate the employee's awareness of the Company's
CSR activities with stakeholders as well as increase the employee's awareness of
CSR towards sustainable development for the business.
In order to achieve the research objectives, simple qualitative and
quantitative methods by descriptive statistics, survey datas which are processed by
statistical software will be used.
The research results will show the limitations of C.P Vietnam's CSR
implementation in order to propose appropriate solutions to help C.P Vietnam
complete CSR activities as well as improving employees' awareness about CSR.
This project helps businesses identify CSR activities to other stakeholders and
the employee's perception of this responsibility.

In the near future, due to

globalization, CSR is increasingly developing and more essential in the business
market.

Therefore, the awareness and accurate implementation of CSR is an


important issue. This study is also the reference for researchers, administrators in
many organizations, and other researches related to CSR.
Keywords: Social responsibility, awareness, sustainable development.


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trên thế giới, khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate
Social Responsibility – gọi tắt là CSR) xuất hiện từ thập niên 1930 và đã được định
nghĩa lần đầu tiên vào năm 1953 bởi Bowen. Từ trước tới nay, đã có nhiều nghiên
cứu trên thế giới về CSR nói chung đã được thực hiện. Khái niệm CSR ở Việt Nam
cũng không cịn mới mẻ khi các tập đồn đa quốc gia đã mang theo và áp dụng tại
nước ta. CSR ngày nay không chỉ là vấn đề của từng tổ chức, từng quốc gia, mà nó
đang là một vấn đề mang tính tồn cầu và là một trong những u cầu của nền kinh
tế thế giới. Việc tiếp cận CSR không chỉ góp phần vào việc bảo vệ và cải thiện tiêu
chuẩn xã hội mà còn giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.
CSR có thể hiểu là sự cam kết của doanh nghiệp cho việc phát triển kinh tế
bền vững thông qua những việc làm nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người
lao động và các thành viên trong gia đình họ, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp,
cũng như sự phát triển chung của xã hội. Các doanh nghiệp muốn phát triển bền
vững cần phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ mơi trường, bình đẳng giữa
nam và nữ, an toàn lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng.
Ý thức về trách nhiệm xã hội phải là mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới trong
hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Trong Bảng xếp hạng BP500 (Bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp thịnh
vượng), Vietnam Report (một trong những Công ty hàng đầu tại Việt Nam trong

lĩnh vực báo cáo đánh giá xếp hạng các doanh nghiệp) đã thực hiện khảo sát các
doanh nghiệp nhằm tìm hiểu định hướng hoạt động và những nhận định về chiến
lược, về cách thức doanh nghiệp đóng góp và hỗ trợ vì mục tiêu chung của cộng
đồng. Thông qua khảo sát, năng suất lao động đang là điểm hạn chế của các doanh
nghiệp Việt. Do đó, việc tăng năng suất là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp,
vượt qua việc cắt giảm chi phí của doanh nghiệp như những năm trước. Có thể nhận
thấy rằng, tầm quan trọng của việc tăng năng suất trong quá trình hoạt động. Song


2

song đó, doanh nghiệp nhấn mạnh vai trị của tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận
như một nhiệm vụ chiến lược giúp tiến gần hơn đến sự thịnh vượng.
Thông qua khảo sát, một trong những giải pháp quan trọng nhất mà các
chuyên gia cùng các doanh nghiệp đồng thuận trong việc thúc đẩy tăng năng suất,
cũng như tăng phát triển bền vững và thịnh vượng đó là đẩy mạnh nhận thức về
trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và hướng tới phát triển công nghệ. Đây sẽ là mục
tiêu mà các doanh nghiệp sẽ thực hiện và hướng đến trong thời gian tới.
Ngoài ra, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững không chỉ cần đạt mục tiêu
về năng suất, tăng trưởng mà còn cần thực hiện đúng các quy định, chuẩn mực về
bảo vệ mơi trường, an tồn lao động, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao
động. Có thể nói, CSR trong bối cảnh hiện nay như một thứ tài sản đảm bảo, một sự
cam kết về chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng. Trong khảo sát Top 500
doanh nghiệp tăng trưởng nhất Việt Nam, được khảo sát vào năm 2019 của Vietnam
Report, chỉ ra rằng doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội vì 60.5% sự quan
tâm của cộng đồng đến mơi trường, 65.8% vì lợi ích của người lao động, 44.7% vì
tuân thủ pháp luật, 39.5% vì muốn giảm chi phí và nâng cao hiệu quả và cuối cùng
gần 85% doanh nghiệp tham gia khảo sát nhận định uy tín doanh nghiệp là động lực
thúc đẩy để thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội. Nói cách khác, trách nhiệm
xã hội sẽ là bậc thang để các doanh nghiệp thuyết phục niềm tin của người tiêu

dùng và cộng đồng. Triển khai tốt CSR không những sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh
doanh hiệu quả, mà còn giúp doanh nghiệp giải quyết những vấn đề mang tính
chiến lược liên quan đến kinh doanh và xã hội.
Bên cạnh những thành cơng như hiện nay, thì vẫn cịn có những thách thức khi
thực hiện các hoạt động CSR tại Việt Nam. Qua khảo sát, vấn đề thực hiện CSR tại
Việt Nam hiện nay cịn gặp một số khó khăn, trong đó nổi bật là 3 thách thức chính:
Nhận thức về CSR chỉ mới dừng lại ở các hoạt động tài trợ; Thiếu các chính sách
khuyến khích, hỗ trợ từ phía Chính phủ Việt Nam; và Đánh giá từ chính doanh
nghiệp là các hoạt động CSR khơng đem lại lợi ích và lợi nhuận cho doanh nghiệp.


3

Vấn đề quan trọng quan trọng đặt ra ở đây là chính là nhận thức của nhân viên,
họ cần phải hiểu đúng thế nào là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Thực tế rất
dễ hiểu lầm trách nhiệm xã hội theo nghĩa truyền thống, tức là doanh nghiệp thực
hiện trách nhiệm xã hội như là một hoạt động mang tính nhân đạo, từ thiện để giải
quyết các vấn đề xã hội. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã được đề
cập nhiều tại Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây, tuy nhiên để đưa vào thực tiễn
và đáp ứng được đúng giá trị cũng như kỳ vọng của các bên liên quan trong bối
cảnh thực tế thì cịn chưa thật sự rõ nét và cịn hạn chế.
Đứng trước việc hội nhập kinh doanh quốc tế, việc tuân thủ những quy định về
CSR dường như chưa được chú trọng và thúc đẩy đúng mức. Thời gian qua, vẫn
còn nhiều báo cáo về các hành vi gian lận trong kinh doanh hay những sai phạm,
tham nhũng trong báo cáo tài chính, khơng đảm bảo an tồn lao động, điều kiện môi
trường. Thực hiện CSR không nên chỉ đơn giản là các hoạt động quảng cáo, từ thiện
mà còn phải xuất phát từ ý thức bảo vệ môi trường, đảm bảo cuộc sống cho người
lao động, tuân thủ luật pháp. Đồng thời, thực hiện CSR khơng chỉ mang tính chất
riêng lẻ, mà phải đòi hỏi sự liên tục, cam kết lâu dài và xuyên suốt trong quá trình
hoạt động. Để có thể thực hiện các trách nhiệm đối với xã hội một cách toàn diện và

bài bản hơn, Nhà nước cũng là nhân tố không thể thiếu, đứng ra làm cầu nối giữa
doanh nghiệp và xã hội thông qua các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp.
Trong năm 2020, tổ chức xếp hạng Vietnam Report đã công bố danh sách các
doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam. Trong bảng xếp hạng năm nay, C.P Việt Nam
đứng thứ 18 trong Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và vẫn giữ vững vị trí
số 1 ngành thức ăn chăn ni. Những kết quả sản xuất kinh doanh trong năm 2020
là tiền đề và đồng thời là một trong những động lực thúc đẩy doanh nghiệp tiếp tục
phấn đấu sản xuất kinh doanh trong năm 2021. Hiện tại, Công ty cũng như bao
doanh nghiệp khác trên thị trường luôn quan tâm đến vấn đề trách nhiệm xã hội
cũng như sự phát triển bền vững của Công ty trong tương lai. Các hoạt động trách
nhiệm của Công ty luôn được tổ chức thực hiện đều đặn mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi
quý có thể kể tới như hiến máu nhân đạo nổi bật như “Hành trình đỏ”, “Giọt hồng


4

lan tỏa yêu thương”, “Tiếp sức mùa thi”, “Chăm sóc sức khỏe tại các vùng khó
khăn”, “Trợ giúp trẻ dị tật bẩm sinh hoặc bệnh hiểm nghèo”…
Như vậy, mặc dù với những thành công mà Công ty đạt được cũng như Công
ty luôn tổ chức các hoạt động trách nhiệm xã hội thường xuyên vì cộng đồng. Tuy
nhiên, nhân viên tại Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam đã hiểu đúng về
trách nhiệm xã hội hay chưa? Họ có sẵn sàng tham gia vào các hoạt động vì cộng
đồng hay không? Và làm thế nào để nâng cao nhận thức của họ về việc thực hiện
trách nhiệm xã hội, hướng tới sự phát triển bền vững của công ty vẫn cịn là dấu hỏi.
Vì thế, trong nội dung nghiên cứu của bài luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu
nhận thức về trách nhiệm xã hội của Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam trên
quan điểm đo lường trách nhiệm xã hội bao gồm các tác động đến từ các bên liên
quan để phản ánh rõ hơn các khía cạnh lý thuyết khác nhau để thấy được mức độ
nhận thức của nhân viên trong Công ty, từ đó sẽ đưa ra những giải pháp nhằm nâng
cao nhận thức. Từ những nhận thức này, các hoạt động trách nhiệm xã hội của Cơng

ty nói chung được triển khai hiệu quả hơn. Từ đó, hình thành đề tài “Giải pháp
nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội của nhân viên tại Công ty Cổ Phần
Chăn nuôi C.P Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đến năm 2025”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá mức độ nhận thức của nhân
viên về trách nhiệm xã hội của Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam đối với
các bên liên quan để từ đó đánh giá và đưa ra các giải pháp, các kiến nghị nhằm gia
tăng sự nhận thức về trách nhiệm xã hội cho nhân viên để hướng tới sự phát triển
bền vững cho doanh nghiệp trong tương lai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nhận thức về trách nhiệm xã hội của nhân
viên tại Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam.
• Đối tượng khảo sát: Nhân viên đang làm việc tại Công ty Cổ Phần Chăn
Nuôi C.P Việt Nam.


5

• Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại Cơng ty Cổ Phần Chăn
ni C.P Việt Nam.
• Thời gian nghiên cứu: 07/2020 – 12/2020
• Khoảng thời gian thực hiện khảo sát: 07/2020 – 10/2020.
4. Câu hỏi nghiên cứu
• Trách nhiệm xã hội mang lại lợi ích gì và mức độ nhận thức của nhân viên từ
các hoạt động trách nhiệm xã hội của Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt
Nam đối với các bên liên quan như thế nào?
• Thực trạng nhận thức và mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội của nhân viên
đối với các bên liên quan tại Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam như
thế nào?
• Từ kết quả về mức độ nhận thức và mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội của

nhân viên để đưa ra giải pháp để nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội
tại Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt Nam như thế nào để giúp cho các
nhà quản trị có những chính sách và kế hoạch cho các chương trình trách
nhiệm xã hội hiệu quả và phù hợp hơn mà Công ty đang hướng đến.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu đã đề ra thì đề tài
được thực hiện thơng qua phương pháp định tính và phương pháp định lượng giản
đơn bằng thống kê mô tả, số liệu thu nhập xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel.
a) Phương pháp định tính
- Cách thức thu thập dữ liệu thứ cấp: Phương pháp thu thập và phân tích tư
liệu, dữ liệu có sẵn để hệ thống lại cơ sở lý luận một cách khái quát cụ thể nhất về
thực trạng cũng như nội dung trách nhiệm xã hội của Công ty đã và đang thực hiện.
- Cách thức thu thập dữ liệu sơ cấp:
+ Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Dự thảo xây dựng bảng câu hỏi cho
phiếu khảo sát và phỏng vấn lấy ý kiến các chuyên gia (gồm giảng viên hướng dẫn,
lãnh đạo, các cấp quản lý và cán bộ quản lý nhân viên) để thống nhất, chỉnh sửa,
hoàn thiện bảng câu hỏi sao cho phù hợp và tình hình thực tế tại Công ty.


6

+ Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi: Sau khi thống nhất ý kiến các
chuyên gia, tác giả điều chỉnh nội dung ban đầu và đưa ra bảng câu hỏi khảo sát
hoàn chỉnh và thực hiện khảo sát nhân viên tại Công ty Cổ Phần Chăn nuôi C.P Việt
Nam. Bằng phương pháp này, sau khi có kết quả khảo sát, tiến hành thảo luận về
nguyên nhân của một số kết quả phân tích để có cái nhìn khách quan, tham khảo các
giải pháp được đề xuất bởi các chuyên gia, lãnh đạo và đưa ra giải pháp chính thức.
b) Phương pháp định lượng
Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh số liệu được thu thập từ
tài liệu và thực tế, từ đó hệ thống hóa, tổng hợp thông tin và xử lý số liệu bằng phần

mềm Microsoft Excel.
6. Ý nghĩa thực tiễn nghiên cứu
Luận văn nhằm hệ thống lại các cơ sở lý thuyết về trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để doanh nghiệp nhận
dạng được các hoạt động về trách nhiệm xã hội đến với các bên liên quan và mức
độ nhận thức của nhân viên về trách nhiệm này. Từ đó, đề xuất các giải pháp để
nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội của nhân viên, đồng thời có những chính
sách phù hợp nhằm có được các kế hoạch cũng như chiến lược phát triển ổn định và
bền vững trong tương lai. Nghiên cứu này cũng là tài liệu tham khảo cho các nhà
nghiên cứu, nhà quản trị trong các tổ chức và các nghiên cứu liên quan đến CSR.
7. Kết cấu luận văn
Kết cấu luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng nhận thức về trách nhiệm xã hội của nhân viên tại Công
ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội của nhân viên
tại Công ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đến năm
2025.


7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Ngày nay, “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” ngày càng trở nên cần
thiết hơn cả trong hoạt động của các doanh nghiệp. Việc định nghĩa CSR cũng khá
đa dạng và phức tạp. Mỗi tổ chức, chính phủ nhìn nhận CSR dưới những góc độ và
quan điểm riêng, phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trình độ phát triển của mình.

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) khuyến khích các tổ chức xem xét lợi ích
của xã hội bằng cách chịu trách nhiệm về những ảnh hưởng gây ra bởi các hoạt
động của tố chức đến khách hàng, nhân viên, cổ đông, cộng đồng và môi trường
trong tất cả các khía cạnh. Các tổ chức phải tự nguyện thực hiện các biện pháp để
cải thiện chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ cũng như cho
cộng đồng địa phương và xã hội.
Như vậy, có thể nói cho dù định nghĩa CSR theo cách nào đi chăng nữa thì
về cơ bản, khái niệm CSR đều có những điểm chung là việc đảm bảo lợi ích riêng
của từng doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật hiện hành ln phải song hành
với lợi ích phát triển chung của tồn xã hội. CSR bao gồm nhiều khía cạnh liên
quan đến ứng xử của doanh nghiệp đối với các chủ thể và đối tượng có liên quan
trong q trình hoạt động của doanh nghiệp từ người sản xuất, tiếp thị, tiêu dùng
đến các nhà cung ứng nguyên vật liệu, từ đội ngũ cán bộ, nhân viên cho các cổ đơng
của doanh nghiệp, trong đó có cả trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường mà thực
chất cũng là trách nhiệm chung với lợi ích cộng đồng xã hội, bao gồm cả hoạt động
nhân đạo, từ thiện, hoạt động đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước. Qua
nhiều định nghĩa trên ta có thể tóm tắt lại khái niệm CSR bao gồm: bảo vệ mơi
trường, đóng góp cho cộng đồng xã hội, trách nhiệm với nhà cung cấp, đảm bảo lợi
ích và an tồn cho người tiêu dùng, quan hệ tốt với người lao động, đảm bảo lợi ích
với cổ đông và người lao động.


8

Bảng 1.1: Tóm tắt định nghĩa CSR qua các thời kì
Nguồn

Định nghĩa

trích dẫn


Các vấn đề
liên quan

CSR đề cập đến nghĩa vụ của doanh nghiệp để theo đuổi
Bowen

những chính sách, để thực hiện những quyết định, hoặc

Kinh tế

(1953)

thực hiện những hoạt động để đạt được các mục tiêu đặt

Xã hội

ra và những giá trị xã hội.
CSR có nghĩa là các doanh nhân cần giám sát các hoạt
động kinh tế một cách có hệ thống nhằm đáp ứng sự
Frederick

mong đợi của cơng chúng. Có nghĩa là việc bố trí các

Kinh tế

(1960)

nguồn lực con người, kinh tế của xã hội được sử dụng


Xã hội

cho các mục đích xã hội rộng lớn khơng chỉ đơn giản
cho các lợi ích nhỏ hẹp của cá nhân và công ty.
CSR của doanh nghiệp bao gồm sự mong đợi của xã hội

Kinh tế

Carroll

về kinh tế, pháp luật, đạo đức và lòng từ thiện đối với

Pháp luật

(1979)

các tổ chức tại một thời điểm nhất định.

Đạo đức
Từ thiện

CSR là quan điểm cho rằng các cơng ty có nghĩa vụ cho
Jones

các nhóm thành phần trong xã hội khơng phải là cổ

(1980)

đơng và xa hơn nữa là theo quy định của pháp luật và
hợp đồng cơng đồn.


Frederick
và cộng sự
(1992)

Từ thiện
Các bên liên
quan

CSR có thể được định nghĩa như là một nguyên tắc nói Các bên liên
rằng các cơng ty nên chịu trách nhiệm về kết quả của

quan

bất kỳ hành động của họ đối với cộng đồng và môi

Xã hội

trường.

Môi trường

CSR của doanh nghiệp là có liên quan đến việc xem xét Các bên liên
Hopkins

các bên liên quan trong doanh nghiệp về mặt đạo đức

quan

(1998)


hoặc trong việc cư xử CSR. Các bên liên quan tồn tại cả

Xã hội

trong doanh nghiệp và bên ngoài.

Từ thiện


9

CSR là mối quan hệ tổng thể của công ty với tất cả các
bên liên quan. Chúng bao gồm khách hàng, nhân viên,
Khoury và cộng đồng, chủ sở hữu/nhà đầu tư, chính phủ, các nhà
cộng sự

cung cấp và đối thủ cạnh tranh. Các yếu tố của CSR

(1999)

gồm đầu tư trong tiếp cận cộng đồng, quan hệ nhân
viên, tạo ra và duy trì việc làm, quản lý mơi trường và

Từ thiện
Xã hội
Mơi trường
Kinh tế

hoạt động tài chính.

CSR của doanh nghiệp là một cơ chế, trong đó các

Kinh tế

Maigan và doanh nghiệp gánh vác các trách nhiệm kinh tế, pháp

Pháp luật

cộng sự

luật, đạo đức và các trách nhiệm khác mà các bên liên

Đạo đức

(1999)

quan đã áp đặt lên các hoạt động của doanh nghiệp.

Từ thiện
Môi trường

Hội đồng

CSR của doanh nghiệp là sự cam kết tiếp tục kinh doanh

doanh

bằng cách cư xử đạo đức và đóng góp vào phát triển

Tự nguyện


nghiệp thế kinh tế, vừa nâng cao chất lượng cuộc sống của lực

Xã hội

giới vì sự

lượng lao động và gia đình họ cũng như cộng đồng địa

Kinh tế

phát triển

phương và xã hội nói chung.

bền vững

Các bên liên
quan

(2000)
CSR của cơng ty là phải có trách nhiệm và có những
hành động vượt ra ngồi nghĩa vụ pháp lý của họ và
mục tiêu kinh tế, kinh doanh. Những trách nhiệm rộng
Ủy ban

lớn hơn bao gồm hàng loạt các lĩnh vực nhưng thường

Từ thiện


của cộng

xuyên đề cập đến các vấn đề như xã hội và môi trường

Xã hội

đồng Châu và nơi mà xã hội được hiểu theo nghĩa rộng, chứ không
Âu (2002) phải chỉ đơn giản là vấn đề chính sách xã hội

Mơi trường
Kinh tế


10

CSR là nói về doanh nghiệp và các tổ chức khác sẽ vượt
qua ngoài các nghĩa vụ pháp lý để quản lý các tác động

Từ thiện

của chúng đối với môi trường và xã hội. Đặc biệt, điều Các bên liên
Lea (2002) này có thể bao gồm cách thức tổ chức tương tác với các

quan

nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng và công đồng nơi

Xã hội

họ hoạt động của họ, cũng như mức độ họ cố gắng để


Môi trường

bảo vệ môi trường.
CSR là khái niệm mà doanh nghiệp phải chịu trách
Ủy ban
của Cộng
đồng Châu
Âu (2003)

nhiệm cho tác động của nó trên tất cả các bên liên quan.

Từ thiện

Đây là cam kết tiếp tục kinh doanh bằng cách cư xử Các bên liên
cơng bằng và có trách nhiệm và đóng góp vào phát triển

quan

kinh tế, vừa nâng cao chất lượng cuộc sống của lực

Xã hội

lượng lao động và gia đình họ cũng như cộng động địa

Kinh tế

phương và xã hội nói chung.
Nhóm


CSR doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng

Tự nguyện

Kinh tế tư

góp vào sự phát triển kinh tế bền vững thông qua các Các bên liên

nhân của

hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của

Ngân hàng người lao động và thành viên của gia đình họ, cho cộng
Thế giới
(2003)

đồng và tồn xã hội theo cách có lợi nhất cho cả doanh
nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội.

quan
Xã hội
Môi trường
Kinh tế

CSR bao gồm nhiều khái niệm khác như đạo đức kinh
Matten và

doanh, kinh doanh là từ thiện, cơng dân doanh nghiệp,

Tự nguyện


Moon

tính bền vững và trách nhiệm mơi trường. Đó là một Các bên liên

(2005)

khái niệm động và luôn được thử thách trong từng bối

quan

cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù.
(Nguồn: Tổng hợp các nghiên cứu)
Trên cơ sở phân tích định nghĩa về CSR qua các thời kỳ, nghiên cứu được
thực hiện dựa trên lý thuyết và mơ hình nghiên cứu của Carroll (1979) để đánh giá
nhận thức trách nhiệm xã hội của nhân viên vì thực hiện đầy đủ các đặc điểm chung


11

của khái niệm CSR và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Theo đó Carroll (1979)
cho rằng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) “là tất cả các vấn đề kinh tế,
pháp lý, đạo đức và nghĩa vụ tự nguyện mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp trong
mỗi thời điểm nhất định” tức là theo họ, doanh nghiệp là một chủ thể của nền kinh
tế thị trường, khai thác các nguồn lực tự nhiên để làm giàu cho doanh nghiệp và
trong q trình đó, họ gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với môi trường tự
nhiên và con người; do đó, ngồi việc đóng thuế, doanh nghiệp cịn phải có trách
nhiệm xã hội đối với mơi trường cộng đồng và người lao động. Công ty thực hiện
các biện pháp bảo vệ mơi trường thì sẽ giúp tránh tình trạng ơ nhiễm mơi trường
hiện nay, sản phẩm cơng ty sẽ thân thiện với mơi trường. Cơng ty đóng góp cho các

hoạt động từ thiện hay các hoạt động khác vì cộng đồng thì mang lại hạnh phúc cho
những người kém may mắn và lợi ích chung của cộng đồng.
1.1.2. Vai trò của trách nhiệm xã hội
❖ Đối với doanh nghiệp:
Trách nhiệm xã hội đang ngày càng quan trọng đối với khả năng cạnh tranh
của các doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp quản lý rủi ro, tiết kiệm chi phí, tiếp
cận nguồn vốn, tạo mối quan hệ với khách hàng, quản lý nguồn nhân lực…
- Do CSR liên quan đến việc xây dựng mối quan hệ mật thiết với các đối tác
của doanh nghiệp như nhà cung cấp, khách hàng, người lao động, cộng đồng…
bằng cách quan tâm đến những lợi ích của họ, doanh nghiệp có thể khiến các đối tác
của mình hài lịng và kết quả là doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ những mối quan
hệ mật thiết này.
- Trong một số trường hợp, CSR có thể đem lại hiệu quả đáng kể chẳng hạn
như tiết kiệm được chi phí từ việc ứng dụng các kỹ thuật giảm thiểu chất thải và
giúp doanh nghiệp có được giá cả cạnh tranh hơn so với các đối thủ cùng ngành.
- Ngoài ra, khi thực hiện CSR các doanh nghiệp đảm bảo môi trường làm việc
tốt cho người lao động, bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm sức khỏe, an tồn lao
động, đối xử bình đẳng, chăm sóc sức khỏe định kỳ… Điều này có thể giúp các
doanh nghiệp giữ chân được người lao động có kỹ năng, tăng hiệu suất lao động và


12

thậm chí thu hút thêm người lao động có trình độ. Tất cả những yếu tố này sẽ giúp
các doanh nghiệp cạnh tranh hơn trong việc thu hút lao động.
- Việc lấy chứng chỉ về CSR có nhiều lợi ích. Lợi ích ngắn hạng là có thêm
đơn đặt hàng từ những cơng ty địi hỏi các tiêu chuẩn về CSR, cịn lợi ích dài hạn là
chính cơng ty sẽ được cải thiện quan hệ trong cơng việc, giảm chi phí, tăng năng
suất lao động, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, giảm chi phí tuyển dụng, tăng
doanh thu, tăng giá trị, thượng hiệu, và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới.

❖ Đối với xã hội
CSR có thể góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống
thơng qua những chương trình từ thiện do các doanh nghiệp thực hiện. Các chính
sách về CSR trong các doanh nghiệp như đối xử bình đẳng giữa nam giới và nữ
giới, với lao động cũ và mới cũng đem lại cơng bằng xã hội. Và một đóng góp quan
trọng nữa của CSR đối với xã hội là góp phần bảo vệ môi trường. Việc bảo vệ môi
trường là rất quan trọng do tình trạng ơ nhiễm mơi trường hiện đang đe dọa cuộc
sống con người hơn bao giờ hết và tốn rất nhiều chi phí để xử lý vấn đề này.
Khi cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi yêu cầu từ khách hàng ngày càng
cao và xã hội có cái nhìn ngày càng khắt khe đối với doanh nghiệp thì các doanh
nghiệp muốn phát triển bền vững phải luôn tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ
môi trường thiên nhiên, mơi trường lao động an tồn, bình đẳng về giới, quyền lợi
lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, góp phần phát triển cộng đồng… Thơng
qua CSR, doanh nghiệp có thể đóng góp đáng kể vào mục tiêu chiến lược phát triển
bền vững của xã hội và xây dựng một nền kinh tế thị trường cạnh tranh cao.
1.1.3. Phát triển bền vững – Mục tiêu thực hiện trách nhiệm xã hội
Năm 1972, tại hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường sống ở Stockholm, lần
đầu tiên thuật ngữ phát triển bền vững được sử dụng. Tuy nhiên mãi cho đến năm
1987, Ủy ban Brundtland - Ủy ban Môi trường và phát triển thế giới mới đưa ra một
định nghĩa chính thức về Phát triển bền vững như sau: “Phát triển có nghĩa là chỉ
tập trung thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không cam kết đảm bảo nguồn tài
nguyên cho những thế hệ trong tương lai. Cịn phát triển bền vững là khơng chỉ


13

đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội đơn thuần mà còn cam kết, đảm bảo nhu
cầu của những người nghèo và thừa nhận giới hạn về nguồn tài nguyên thiên nhiên
của thế giới, không làm ảnh hưởng đến thế hệ tương lai”.
Ngân hàng Thế giới (2004) đã khẳng định mối tương quan giữa trách nhiệm

và phát triển bền vững, theo đó “Trách nhiệm xã hội là cam kết của tổ chức đóng
góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, phối hợp với người lao động, gia đình của
họ, cộng đồng địa phương và xã hội nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống theo
hướng có lợi cho tổ chức cũng như sự phát triển chung”.
Thực hiện CSR của doanh nghiệp không những giúp cho tổ chức phát triển
bền vững, mà cịn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội. Từ sự phát triển
bền vững sẽ là nguyên nhân hướng đến việc áp dụng tính CSR vào chính đơn vị
theo hướng hướng giai đoạn gồm 3 bước, đó là: sự phát triển bền vững; đơn vị đủ
nguồn lực để đóng góp cho xã hội; tạo ra trách nhiệm xã hội của đơn vị. Hầu hết các
tổ chức muốn phát triển và tồn tại lâu dài đều phải có ý thức và hành động vì xã hội,
đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng nguy hại đến khả năng
đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai.
1.2. Một số mơ hình nghiên cứu về CSR
Như được trình bày trong phần khái niệm CSR, có rất nhiều định nghĩa về
trách nhiệm xã hội hay có nhiều ý kiến cho rằng việc các doanh nghiệp đang thực
sự thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội và môi trường hay đơn giản hơn là
một hình thức quảng cáo, một chiêu trò để nâng cao danh tiếng cho doanh nghiệp
nhằm mang lại lợi nhuận cao. Như vậy, nên chăng việc thực hiện CSR cần mang lại
lợi ích cho cả cộng đồng lẫn doanh nghiệp. Nhưng cần thực hiện CSR như thế nào
và chia mức độ quan trọng của các hoạt động trách nhiệm xã hội làm sao. Phần lý
thuyết sau sẽ chỉ ra các tiêu chí của hoạt động CSR và mức độ quan trọng của từng
tiêu chí nhằm cân bằng lợi ích của doanh nghiệp và cộng đồng.
1.2.1. Mơ hình kim tự tháp của Carroll (1991)
Mơ hình kim tự tháp của A.Carroll (1991) về CSR là mơ hình được sử dụng
rộng rãi nhất trên thế giới. Theo Carroll, CSR được chia thành bốn nhóm bao gồm


×