Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam đồng nai luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.86 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

HỒNG ANH

MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
– CHI NHÁNH NAM ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

HỒNG ANH

MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
– CHI NHÁNH NAM ĐỒNG NAI


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ THỊ HÀ THƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung luận văn thạc sĩ “Mở rộng cho vay đối với
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Đồng Nai” là cơng trình nghiên
cứu riêng của tác giả và khơng có sao chép từ các tài liệu của tác giả nào khác.
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị Thạc sĩ tại bất cứ một trường
đại học nào. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được công bố trước
đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.
Người viết luận văn

Hoàng Anh


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Nam Đồng Nai” học viên đã nhận được sự giúp đỡ, hướng
dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn và các đồng nghiệp tại cơ quan cơng tác để
hồn thành luận văn này.
Với tình cảm chân thành, học viên bày tỏ lịng biết ơn đối với Ban giám
hiệu, Phòng Sau Đại học, q thầy giáo, cơ giáo, đồng nghiệp và gia đình đã tham
gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ học viên trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Học viên xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến TS. Đỗ Thị Hà Thương, người
đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp để học viên
hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt q trình thực hiện đề tài, song có
thể cịn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Học viên rất mong nhận được ý kiến đóng
góp và sự chỉ dẫn của quý thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bài luận văn của
học viên có giá trị lý luận cũng như giá trị thực tiễn cao nhất.
Người viết luận văn

Hoàng Anh


iii

TÓM TẮT
1.1. Tiêu đề: Mở rộng cho vay đối với DN FDI tại BIDV Nam Đồng Nai
1.2. Tóm tắt: Số lượng DN FDI trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến tháng
1/2020 là 1.988, tuy số lượng DN rất lớn nhưng việc cho vay đối với các DN này
của BIDV Nam Đồng Nai gặp rất nhiều khó khăn, đến tháng 1/2010 BIDV Nam
Đồng Nai chỉ cho vay được 01 khách hàng. Việc không thể cho vay các DN FDI
do nhiều nguyên nhân cũng như hạn chế nhất định của BIDV Nam Đồng Nai.
Xuất phát từ thực tế trên, học viên đã lựa chọn đề tài “Mở rộng cho vay đối với
DN FDI tại BIDV Nam Đồng Nai” nhằm mở rộng cho vay đối với DN FDI tại

BIDV Nam Đồng Nai. Đề tài nghiên cứu những hạn chế tồn tại và nguyên nhân
của hạn chế từ đó đề xuất các giải pháp mở rộng cho vay đối với DN FDI tại
BIDV Nam Đồng Nai. Học viên sử dụng dữ liệu thứ cấp được lấy từ báo cáo thống
kê giai đoạn 2015-2019 và kết quả khảo sát ý kiến các DN FDI có trụ sở tại thành
phố Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai thơng qua bảng câu hỏi được thực hiện từ tháng 3
đến tháng 4 năm 2020. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra rằng: (i) phân tích
thực trạng mở rộng cho vay DN FDI cả về chiều rộng và chiều sâu; (ii) thông qua
kết quả khảo sát để nhận diện yếu tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay DN FDI
của BIDV Nam Đồng Nai; (iii) Có 13 yếu tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay
của BIDV Nam Đồng Nai; (iv) Từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị với ban
lãnh đạo BIDV Nam Đồng Nai, BIDV nhằm mở rộng cho vay đối với DN FDI
trong thời gian tới tại BIDV Nam Đồng Nai.
1.3. Từ khóa: Cho vay DN FDI


iii

ABSTRACT
2.1. Title: Expanding lending to FDI Enterprises in BIDV Nam Dong Nai.
2.2. Abstract: The number of FDI enterprises in Dong Nai province to
January 2020 is 1,988, although the number of enterprises is very large, the lending
to these enterprises of BIDV Nam Dong Nai has many difficulties, by January
2010, BIDV Nam Dong Nai can only lend one customer. The inability to lend to
FDI enterprises due to many reasons as well as certain limitations of BIDV Nam
Dong Nai. Stemming from the above fact, students chose the topic "Expanding
lending to FDI enterprises in BIDV Nam Dong Nai" to expand lending to FDI
enterprises in BIDV Nam Dong Nai. The thesis studies the shortcomings and the
causes of the limitations, then propose solutions to expand lending to FDI
enterprises in BIDV Nam Dong Nai. Trainees use secondary data taken from the
2015-2019 statistical report and survey results of FDI enterprises based in Bien

Hoa city, Dong Nai province through a questionnaire. from March to April 2020.
The research results of the thesis have shown that: (i) analyzing the current
situation of FDI enterprise lending both in breadth and depth; (ii) through survey
results to identify factors affecting the expansion of lending to FDI enterprises by
BIDV Nam Dong Nai; (iii) There are 13 factors affecting the loan expansion of
BIDV Nam Dong Nai; (iv) From there, proposing solutions and recommendations
to the leaders of BIDV Nam Dong Nai, BIDV to expand lending to FDI enterprises
in the coming time at BIDV Nam Dong Nai.
2.3. Key words: Lending to FDI Enterprises.


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

DN FDI

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi

DN

Doanh nghiệp

BIDV
BIDV Nam Đồng Nai

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển

Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi
nhánh Nam Đồng Nai

TCTD

Tổ chức tín dụng

NH

Ngân hàng

TMCP

Thương mại Cổ phần

NHTM

Ngân hàng thương mại

VCB

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Vietinbank

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

QLRR


Quản lý rủi ro

QLKH

Quản lý khách hàng

USD

Đơ la Mỹ

VND

Việt Nam đồng

L/C

Thư tín dụng quốc tế

TT

Thanh tốn quốc bằng hình thức điện chuyển tiền

TTTN

Thanh toán trong nước

TTQT

Thanh toán quốc tế


IBMB

Ngân hàng điện tử

BSMS

Nhắn tin qua điện thoại

DSCV

Doanh số cho vay

HĐV

Huy động vốn

TD

Tín dụng

DV

Dịch vụ

SPDV

Sản phẩm dịch vụ


iv


Từ viết tắt

Diễn giải

THLI

Tổng hịa lợi ích

CCN

Cụm cơng nghiệp

KCN

Khu cơng nghiệp

XNK

Xuất nhập khẩu

MMTB

Máy móc thiết bị

PTVT

Phương tiện vận tải

TSBĐ


Tài sản bảo đảm

TSTC

Tài sản thế chấp

KHKD

Kế hoạch kinh doanh

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

QLKH

Quản lý khách hàng

CBQLKH

Cán bộ quản lý khách hàng.

TNT

Thu nhập thuần


v


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
Mục lục

Trang

Chương 1. Mở đầu

1

1.1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

1

1.2. Mục tiêu của đề tài

2

1.2.1. Mục tiêu tổng quát

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

3

1.3. Câu hỏi nghiên cứu


3

1.4. Đối tượg và phạm vi nghiên cứu

3

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu

3

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu

3

1.5. Ý nghĩa của đề tài

4

1.6. Kết cấu của đề tài

4

Chương 2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan

6

2.1. Cơ sở lý thuyết về cho vay DN FDI

6


2.1.1. Cho vay của NHTM

6

2.1.1.1. Khái niệm

6

2.1.1.2. Đặc điểm

7

2.1.2. Cho vay DN FDI của NHTM

9

2.1.2.1. Định nghĩa DN FDI

9

2.1.2.2. Khái niệm và đặc điểm cho vay DN FDI

10

2.2. Cơ sở lý thuyết về mở rộng cho vay DN FDI của NHTM

11

2.2.1. Quan điểm về mở rộng cho vay DN FDI


11

2.2.2. Sự cần thiết mở rộng cho vay đối với DN FDI

11

2.2.2.1. Đối với nền kinh tế

11


v

Mục lục

Trang

2.2.2.2. Đối với ngân hàng

12

2.2.2.3. Đối với DN FDI

13

2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay đối với DN FDI

14

2.2.3.1. Chỉ tiêu chiều rộng


14

2.2.3.2. Chỉ tiêu chiều sâu

15

2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động cho vay DN FDI

16

2.2.4.1. Nhân tố khách quan

16

2.2.4.2. Nhân tố thuộc về DN FDI

19

2.2.4.3. Nhân tố thuộc về ngân hàng

21

2.3. Các nghiên cứu trước có liên quan

22

2.3.1. Tổng quan về các nghiên cứu trước có liên quan

22


2.3.2. Thảo luận về các nghiên cứu trước có liên quan

23

2.4. Kinh nghiệm cho vay DN FDI của các ngân hàng và bài học kinh

24

nghiệm đối với BIDV Nam Đồng Nai
2.4.1. Kinh nghiệm từ các ngân hàng nước ngoài

24

2.4.1.1. Kinh nghiệm cho vay của ngân hàng HSBC

24

2.4.1.2. Ngân hàng Standard Chartered

24

2.4.2. Kinh nghiệm của các ngân hàng trong nước

25

2.4.2.1. Kinh nghiệm của VCB

25


2.4.2.2. Kinh nghiệm của Vietinbank

26

2.4.2.3. Kinh nghiệm của VIB

26

2.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với BIDV Nam Đồng Nai

26

Chương 3. Phương pháp nghiên cứu

28

3.1. Quy trình nghiên cứu

28

3.2. Phương pháp nghiên cứu

29

3.2.1. Nghiên cứu định tính

29

3.2.1.1. Tổ chức nghiên cứu định tính


29


v

Mục lục

Trang

3.2.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính

30

3.2.2. Nghiên cứu định lượng

30

3.2.2.1. Thiết kế bảng hỏi

30

3.2.2.2 Thiết kế mẫu nghiên cứu định lượng

31

3.2.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu

31

3.3. Phương pháp phân tích số liệu


32

Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

34

4.1. Giới thiệu về BIDV Nam Đồng Nai

34

4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

34

4.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức

34

4.1.3. Một số kết quả kinh doanh chính

35

4.2. Thực trạng mở rộng cho vay DN FDI tại BIDV Nam Đồng Nai

36

4.2.1. Thực trạng DN FDI trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

36


4.2.2. Thực trạng mở rộng cho vay DN FDI

38

4.2.2.1. Chỉ tiêu chiều rộng

39

4.2.2.2. Chỉ tiêu chiều sâu

40

4.3. Kết quả khảo sát hoạt động cho vay DN FDI trên địa bàn Đồng

40

Nai
4.3.1. Giới thiệu chung

40

4.3.2. Kết quả khảo sát

43

4.4. Đánh giá thực trạng mở rộng cho vay đối với DN FDI của BIDV

47


Nam Đồng Nai
4.4.1. Những mặt đạt được

47

4.4.2. Những hạn chế, tồn tại

48

4.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

50

4.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

50

4.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan từ phía BIDV Nam Đồng Nai

51


v

Mục lục

Trang

Chương 5. Giải pháp và Khuyến nghị


56

5.1. Định hướng mở rộng cho vay DN FDI tại BIDV Nam Đồng Nai

56

5.1.1. Định hướng mở rộng cho vay theo quốc gia và ngành nghề

56

5.1.2. Phân khúc khách hàng ưu tiên

57

5.2. Giải pháp nhằm mở rộng cho vay DN FDI tại BIDV Nam Đồng

57

Nai
5.2.1. Lãi suất cho vay, phí

57

5.2.2. Rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ vay vốn đối với DN FDI

58

5.2.3. Phê duyệt mức cho vay phù hợp với nhu cầu của DN FDI

58


5.2.4. Nhận tài sản thế chấp khác ngoài bất động sản, định giá tài sản

59

đúng giá trị
5.2.5. Giải pháp đối với đội ngũ nhân sự

59

5.2.6. Xây dựng cơ chế động lực khuyến khích cán bộ mở rộng cho

60

vay DN FDI
5.3. Khuyến nghị

60

5.3.1. Đối với BIDV

60

5.3.1.1. Mở rộng chính sách cho vay, giảm điều kiện tín dụng đối với

60

DN FDI
5.3.1.2. Chính sách về tài sản thế chấp


60

5.3.1.3. Cải tiến quy trình, thủ tục cho vay

61

5.3.1.4. Tăng tỷ lệ cho vay tín chấp

61

5.3.1.5. Xây dựng cơ chế chi hoa hồng môi giới đối với người giới

61

thiệu DN FDI vay vốn thành cơng
5.3.1.6. Kiện tồn hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ với khách hàng

62

DN FDI
5.3.1.7. Củng cố Ban DN FDI của BIDV.

62

5.3.1.8. Tăng cường hợp tác với ngân hàng đối tác, Hiệp hội DN FDI

62

5.3.1.9. Triển khai mạnh mẽ các thỏa thuận hợp tác với nhà đầu tư


62

chiến lược KEB Hana Bank


v

Mục lục

Trang

5.3.2. Khuyến nghị với NHNN

62

5.3.3. Khuyến nghị với các cơ quan nhà nước

63

5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài

64

5.4.1. Hạn chế của đề tài

64

5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài

64


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

Trang

Bảng 3.1: Số lượng kích cỡ mẫu

31

Bảng 4.1: Kết quả thực hiện KHKD năm 2015-2019

35

Bảng 4.2: Số lượng DN FDI trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

36

Bảng 4.3: Kết quả cho vay DN FDI năm 2015-2019

38

Bảng 4.4: Chi thiết khảo sát theo ngành nghề đầu tư


41

Bảng 4.5: Chi thiết khảo sát theo quốc gia đầu tư

41

Bảng 4.6: Chi thiết khảo sát theo số vốn góp

42

Bảng 4.7: Chi thiết khảo sát theo số lao động

42

Bảng 4.8: Tổng hợp kết quả khảo sát theo yếu tố

43


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

Trang

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu luận văn

28


Hình 4.1: Mơ hình tổ chức hiện tại của BIDV Nam Đồng Nai

34

Hình 4.2: Biểu đồ tình hình cho vay DN FDI qua các năm

38


1

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
Chương 1 sẽ trình bày sự cần thiết nghiên cứu đề tài, từ đó xác định mục
tiêu nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu tương ứng, xác định phạm vi và đối
tượng nghiên cứu; đồng thời, chương này cũng sẽ trình bày ý nghĩa của đề tài, và
cuối chương sẽ trình bày kết cấu tổng thể của đề tài.
1.1. TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tỉnh Đồng Nai có thế mạnh về phát triển cơng nghiệp với 32 khu công
nghiệp và 23 cụm công nghiệp. Lũy kế đến năm 2019, Đồng Nai là tỉnh đứng thứ
tư về thu hút FDI trong cả nước (sau TP. Hà Nội, Hồ Chí Minh và tỉnh Bình
Dương).
Theo số luỹ kế đến tháng 1/2020, tồn tỉnh có 1.988 DN nước ngoài,
chiếm 6,4% tổng số dự án đầu tư của cả nước, với tổng số vốn FDI đăng ký đạt
35,32 triệu USD. Các DN FDI ngày càng đóng vai trị quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh với sự đóng góp đến 62% giá trị sản lượng công
nghiệp, 91% kim ngạch XK, 54% tổng thu ngân sách của tồn tỉnh năm 2018, tạo
ra khoảng 600 nghìn lao động (Sở KH&ĐT tỉnh Đồng Nai, 2019).
Các DN FDI trên địa bàn của tỉnh tập trung chủ yếu là các DN đến từ các
quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và các nước trong khối ASEAN. Hiện

nay tỉnh đang hướng đến việc thu hút các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao,
công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sạch và có vốn đầu tư lớn. Một số khu công
nghiệp lớn là khu công nghiệp Amata với 152 dự án, khu cơng nghiệp Biên Hịa 2
có khoảng 119 dự án và khu cơng nghiệp Long Thành có 115 dự án, khu cơng
nghiệp Nhơn trạch, Long Bình, Tam Phước…
Trong những năm qua, hệ thống mạng lưới các ngân hàng trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai đã liên tục phát triển, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Tính đến năm 2019, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 42 ngân hàng với 56 chi nhánh
và 218 PGD trực thuộc; 35 Quỹ tín dụng nhân dân; 04 chi nhánh Tổ chức tài chính
vi mơ TNHH MTV cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP).


2

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, BIDV có 04 chi nhánh cấp 1 và 15 phòng giao
dịch nằm rải rác ở khu vực thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành, huyện Nhơn
Trạch, huyện Long Khánh. Năm 2019, số lượng DN FDI có quan hệ tại các chi
nhánh trên địa bàn Đồng Nai là 105 khách hàng, chiếm tỷ trọng 2,2% số lượng
khách hàng DN của BIDV tại địa bàn. Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2015 2019, các chi nhánh trên địa bàn phát triển mới được 13 khách hàng. Số lượng DN
FDI tại các Chi nhánh địa bàn Đồng Nai chỉ chiếm tỷ trọng ~7% so với tổng số
DN FDI trên địa bàn tỉnh. Điều này cho thấy DN FDI chưa được quan tâm đúng
mực, chưa tương xứng với tiềm năng DN FDI của tỉnh.
Khó khăn trong cơng tác duy trì và mở rộng số lượng DN FDI xuất phát từ
các yếu tố cạnh tranh của BIDV yếu so với các đối thủ cạnh tranh (như lãi suất cho
vay, nguồn vay USD, quy trình cấp tín dụng, thời gian cấp tín dụng, chính sách tài
sản bảo đảm,…). Tuy số lượng DN nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai rất lớn
nhưng việc tiếp cận, thiết lập mối quan hệ với các DN này đối với các chi nhánh
BIDV trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói chung và BIDV Nam Đồng Nai nói riêng là
rất khó khăn, số lượng khách hàng DN nước ngoài của BIDV Nam Đồng Nai chỉ
có 18 khách hàng, trong đó có 8 khách hàng có giao dịch thường xuyên trong đó

chỉ có 01 khách hàng có quan hệ tín dụng, cịn lại 10 khách hàng không phát sinh
giao dịch. Việc không thể tiếp cận các DN nước ngoài do nhiều nguyên nhân cũng
như hạn chế nhất định của BIDV Nam Đồng Nai.
Xuất phát từ thực tế trên, học viên đã lựa chọn đề tài “Mở rộng cho vay đối
với DN FDI tại BIDV Nam Đồng Nai” nhằm mở rộng cho vay đối với DN FDI tại
BIDV Nam Đồng Nai.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với DN FDI tại BIDV Nam
Đồng Nai để tìm ra những hạn chế cịn tồn tại và nguyên nhân của hạn chế từ đó
đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm mở rộng cho vay đối với DN FDI tại BIDV
Nam Đồng Nai.


3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu nghiên cứu tổng quát nói trên, đề tài xác định các mục tiêu
nghiên cứu cụ thể như sau:
Một là, đánh giá thực trạng cho vay đối với DN FDI tại BIDV Nam Đồng
Nai giai đoạn 2015 – 2019.
Hai là, tìm hiểu hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động cho
vay đối với DN FDI tại BIDV Nam Đồng Nai trên cả hai góc độ: góc độ của BIDV
Nam Đồng Nai và góc độ của DN FDI trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Ba là, đề xuất giải pháp và kiến nghị đối với BIDV Nam đồng Nai, BIDV
và NHNN để BIDV Nam Đồng Nai có thể mở rộng cho vay DN FDI trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Với mục tiêu nghiên cứu nói trên, đề tài sẽ gợi ý, khuyến nghị nhằm mở
rộng cho vay DN FDI trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thông qua trả lời những câu hỏi

nghiên cứu như sau:
Câu hỏi thứ nhất: Thực trạng cho vay đối với các DN FDI tại BIDV Nam
Đồng Nai trong giai đoạn 2015 – 2019 như thế nào?
Câu hỏi thứ hai: BIDV Nam Đồng Nai gặp những khó khăn, vướng mắc gì
khi cho vay đối với DN FDI?
Câu hỏi thứ ba: Các DN FDI trên địa bàn tỉnh Đồng Nai khi vay vốn tại
BIDV Nam Đồng Nai gặp những hạn chế nào?
Câu hỏi thứ tư: Để khắc phục những mặt hạn chế, phát huy những ưu điểm,
góp phần mở rộng cho vay đối với các DN FDI của BIDV Nam Đồng Nai cần thực
hiện những giải pháp nào?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Mở rộng cho vay đối với DN FDI tại
BIDV Nam Đồng Nai.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: BIDV Nam Đồng Nai.


4

- Phạm vi thời gian:
+ Dữ liệu thứ cấp: Báo cáo tổng kết hàng năm của BIDV Nam Đồng Nai từ
năm 2015 – 2019.
+ Dữ liệu sơ cấp khảo sát các các DN FDI trong khoảng thời gian từ tháng
3 – tháng 4/2020.
1.5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài, học viên kỳ vọng sẽ cung cấp
bằng chứng, thơng tin hữu ích cho BIDV Nam Đồng Nai, qua đó các nhà quản trị
BIDV Nam Đồng Nai xác định được nguyên nhân không thể mở rộng cho vay đối
với DN FDI tại chi nhánh trong thời gian qua.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng đưa ra các đề xuất, giải pháp, khuyến
nghị để nhà quản trị BIDV Nam Đồng Nai mở rộng cho vay đối với DN FDI trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai.
1.6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài các nội dung phụ như các danh mục, phụ lục, và trang tóm tắt,... Đề
tài nghiên cứu “Mở rộng cho vay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Đồng
Nai” được thực hiện theo kết cấu 5 chương, bao gồm:
Chương 1. Mở đầu
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 5. Giải pháp và khuyến nghị
-----------------------------------------------------TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã chỉ ra tính cấp thiết của việc nghiên cứu hoạt động mở rộng
cho vay DN FDI tại BIDV Nam Đồng Nai. Ngoài việc xác định mục tiêu nghiên
cứu chung, chương này cũng đưa các mục tiêu nghiên cứu cụ thể và sẽ được xác
định giải quyết thông qua các câu hỏi nghiên cứu xoay quanh quyết định lựa chọn.


5

Chính sách mở rộng cho vay đối với DN FDI phù hợp, đảm bảo mục tiêu
tăng thu nhập và kiểm sốt được rủi ro tín dụng cho BIDV Nam Đồng Nai. Bên
cạnh đó, đề tài cũng đã chỉ ra đối tượng nghiên cứu là hoạt động cho vay đối với
DN FDI tại BIDV Nam Đồng Nai và phạm vi nghiên cứu trong khoảng thời gian 5
năm 2015-2019 kết hợp khảo sát ý kiến trong 2 tháng (03 - 4/2020). Sau khi khẳng
định ý nghĩa khoa học và thực tiễn của của đề tài, chương này đã cung cấp thông
tin khái quát cấu trúc đề tài bao gồm 5 chương nội dung chính.



6

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Chương 2 sẽ trình bày cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan đến mở
rộng cho vay đối với DN FDI từ đó sẽ thảo luận để xác định khoảng trống nghiên
cứu. Trong chương này cũng đánh giá các nhân tố khách quan và nhân tố chủ
quan ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay đối với DN FDI, cuối chương cũng nêu
lên một số bài học kinh nghiệm của các NHTM trên địa bàn và kinh nghiệm của
chính bản thân BIDV Nam Đồng Nai.
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHO VAY DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP NGOÀI
2.1.1. Cho vay của ngân hàng thương mại
2.1.1.1. Khái niệm
Cho vay là một trong những những hoạt động sử dụng vốn quan trọng nhất
của NHTM, quyết định khả năng tồn tại và phát triển của bất kỳ NHTM nào. Khái
niệm cho vay được các nhà nghiên cứu phát biểu như sau:
Theo Mai Văn Bạn (2009) “cho vay của NHTM là việc chuyển nhượng tạm
thời một lượng giá trị từ NHTM (người sở hữu) sang khách hàng vay (người sử
dụng) sau một thời gian nhất định quay trở lại NHTM với lượng giá trị lớn hơn
lượng giá trị ban đầu”
Theo Bùi Diệu Anh (2011) “cho vay là một hình thức cấp tín dụng, trong
đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng
vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun
tắc có hồn trả gốc và lãi”.
Theo Nguyễn Đăng Dờn (2014), “cho vay là quan hệ tín dụng giữa các
ngân hàng với các xí nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức và cá nhân được thực hiện
dưới hình thức ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho vay đối với các
đối tượng nói trên”..



7

Theo Điều 4 Luật các TCTD “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó
bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào
mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có
hồn trả cả gốc và lãi”.
Theo đó, cho vay của NHTM là một hình thức cấp tín dụng trong đó
NHTM giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền vào một mục đích nào đó
trong một thời gian nhất định có thỏa thuận giữa khách hàng và NHTM theo
ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi theo đúng thời hạn đã cam kết.
2.1.1.2. Đặc điểm
Hoạt động cho vay của NHTM có một số đặc điểm cơ bản sau:
Một là, cho vay có hình thái giá trị tín dụng là tiền tệ.
Khơng giống như các hình thức cấp tín dụng khác, cho vay có hình thái giá
trị tín dụng là tiền tệ. Với hình thái tiền tệ, cho vay có nhiều lợi thế hơn so với các
hình thức cấp tín dụng khác bởi vì nó có thể thỏa mãn mọi nhu cầu đa dạng của
nhiều tầng lớp khác nhau trong nền kinh tế, trong xã hội. (Bùi Diệu Anh, 2011)
Hai là, cho vay là sự chuyển nhượng một lượng giá trị có thời hạn.
Hoạt động cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị mà cụ
thể là tiền trên nguyên tắc phải hoàn trả cả gốc và lãi. Đây là thuộc tính riêng có
của hoạt động cho vay. Vì vốn cho vay của ngân hàng là vốn huy động của những
người tạm thời thừa nên sau một thời gian nhất định ngân hàng phải trả lại cho
người ký thác. Mặt khác, ngân hàng cần phải có nguồn để bù đắp chi phí hoạt động
như: khấu hao tài sản cố định, trả lương cho cán bộ công nhân viên, chi phí văn
phịng phẩm…nên người vay vốn ngồi việc trả nợ gốc còn phải trả cho ngân hàng
một khoản lãi. (Bùi Diệu Anh, 2011)
Ba là, cho vay có rủi ro cao.
Khi khách hàng có nhu cầu cần một số tiền vay để đầu tư cho sản xuất kinh

doanh hay trang trải cho nhu cầu mua sắm, khách hàng có thể tìm đến ngân hàng để
xin vay vốn. Mặc dù, mỗi khoản vay đều có lãi suất tương ứng và ngân hàng cũng
cần thẩm định rất kỹ trước khi cho vay nhưng có những biến cố ảy ra mà cả khách
hàng và ngân hàng đều không lường trước được. Tất cả những biến cố đó có thể


8

làm cho khoản vay khơng được hồn trả như cam kết ban đầu. Những rủi ro bắt đầu
tiềm ẩn và có thể xảy ra bất cứ khi nào từ khi khách hàng nhận được khoản tiền vay
cho đến khi thu hồi nợ. Với chức năng là phương tiện thanh toán, tiền tệ có thể
thỏa mãn mọi mục đích khác nhau cho mọi chủ thể trong nền kinh tế và trong xã
hội. Chính do sự linh hoạt của mục đích sử dụng tiền nên thực sự rất khó kiểm sốt
khi tiền đã được chuyển vào tay khách hàng và đây có thể là một trong những lý do
dẫn đến thất thoát tiền, không trả nợ được cho ngân hàng. (Bùi Diệu Anh, 2011)
Bốn là, đối tượng cho vay phong phú.
Ngân hàng có rất nhiều sản phẩm cho vay đa dạng để phục vụ cho nhu cầu
vay vốn của các khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, và các tổ chức
đoàn thể khác. Có thể là cho vay đầu tư xây dựng cơ bản, cho vay tiêu dùng, cho
vay bất động sản, cho vay mua sắm thiết bị máy móc, cho vay để hình thành nguồn
vốn vay cho các định chế tài chính khác, cho vay kinh doanh, cho vay phát triển
nông nghiệp nông thôn, cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở... “Những mục đích vay
phong phú có thể dẫn đến những nhu cầu vay hết sức đa dạng về thời gian, về quy
mô...nên phạm vi đối tượng cho vay của ngân hàng rất rộng lớn. Chẳng hạn đối với
khoản vay kinh doanh, đối tượng cho vay có thể bao gồm nhu cầu phát sinh trong
các giai đoạn của một chu kỳ hoạt động: giai đoạn mua vào là nhu cầu thanh tốn
tiền vật tư hàng hóa, thuế nhập khẩu và các chi phí vận chuyển đi kèm, giai đoạn
sản xuất có các chi phí tiền cơng, nhân cơng, chi phí sản xuất bằng tiền, giai đoạn
tiêu thụ là các chi phí bao bì đóng gói, chi phí bán hàng, chi phí tiêu thụ bằng tiền
khác, giai đoạn thu tiền là giá trị các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh tốn...

Trong khi đó, một khoản vay với mục đích xây dựng cơ bản thì đối tượng cho vay
có thể là các chi phí thanh tốn vật liệu xây dựng, tiền cơng...phát sinh trong q
trình xây dựng cơng trình trung và dài hạn. Với mục đích vay tiêu dùng, đối tượng
cho vay có thể là các chi phí thanh toán tiền mua tài sản giá trị lớn như nhà, đất, xe
cộ, các vật dụng gia đình, thanh tốn chi phí sinh hoạt như: tiền ăn ở, đi lại, học tập,
chữa bệnh...” ( Bùi Diệu Anh, 2011).
Năm là, phương thức cho vay đa dạng


9

Phương thức cho vay chỉ ra cách thức và phương pháp mà ngân hàng tiến
hành trong quá trình cho vay. Có những phương thức cho vay, như sau: cho vay
từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay trả
góp, cho vay thơng qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, cho vay hợp vốn, cho
vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay theo hạn mức thấu chi. ( Bùi Diệu
Anh, 2011)
2.1.2. Cho vay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của ngân hàng thương
mại
2.1.2.1. Định nghĩa doanh nghệp có vốn đầu tư nước ngồi
Đầu tư trực tiếp nước ngoài viết tắt của Foreign Direct Investment – FDI
được hiểu dưới các góc độ sau:
Theo quỹ tiền tệ quốc tế - IMF (1993) “FDI là một hoạt động đầu tư được
thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động
trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của
chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.
Theo OECD (1996) “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà
đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở nước khác (nước thu
hút đầu tư) đi cùng với quyền quản lý số tài sản đó”. Với cách định nghĩa này thì
phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.

Theo Lipsey Robert E. (2001) “FDI là hoạt động của các nhà đầu tư thực hiện
di chuyển dòng vốn từ trong nước ra bên ngoài lãnh thổ làm phát sinh dòng vốn tại
nước sở tại nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư trên lãnh
thổ nước sở tại”.

Trong các văn bản pháp luật của Việt Nam hiện nay, việc định danh loại
hình doanh nghiệp này chưa thực sự rõ ràng. Luật Đầu tư 2014 khơng đề cập trực
tiếp loại hình doanh nghiệp FDI mà chỉ định nghĩa một cách khái quát tại Khoản 17
Điều 3 như sau: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi là tổ chức kinh tế có
nhà đầu tư nước ngồi là thành viên hoặc cổ đơng”. Như vậy, theo quy định này,
doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngồi,
khơng phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngồi góp là bao nhiêu.


10

Tóm lại, có thể hiểu doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp của nước ngồi. Doanh nghiệp FDI bao gồm:
(i) Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
(ii) Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước.
2.1.2.2. Khái niệm và đặc điểm cho vay doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi
Trên cơ sở khái niệm về cho vay của NHTM và DN FDI, cho vay DN FDI
được hiểu như sau:
* Cho vay DN FDI là một loại hình cho vay của NHTM với đối tượng
khách hàng vay là DN FDI. Theo đó, cho vay DN FDI là một hình thức cấp tín
dụng của NHTM trong đó ngân hàng giao cho khách hàng là DN FDI sử dụng một
khoản tiền vào mục đích nào đó của DN FDI trong một thời gian nhất định có thỏa
thuận giữa DN FDI và ngân hàng theo ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi theo
đúng thời hạn đã cam kết.

* Đặc điểm cho vay DN FDI:
Về đối tượng cho vay: Khách hàng vay vốn là DN FDI tức là DN được
thành lập hợp pháp tại Việt Nam, là pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư của nước
ngồi.
Về mục đích cho vay: DN FDI đi vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn
hoặc vốn trung dài hạn để phục vụ hoạt động SXKD của mình.
Về lãi suất cho vay: DN FDI vay vốn bằng loại tiền nào thì sẽ áp dụng lãi
suất cho vay tương ứng với loại tiền đó.
Về loại tiền vay và đồng tiền trả nợ vay: DN FDI vay vốn bằng loại tiền
nào thì trả nợ gốc, lãi, phí bằng loại tiền đó.
Về nguồn trả nợ: Nguồn trả nợ gốc, lãi, phí của DN FDI là doanh thu và lợi
nhuận từ hoạt động SXKD.
Về tài sản bảo đảm: Khi DN FDI vay vốn thì ngân hàng có thể u cầu thế
chấp tài sản hoặc được vay vốn mà khơng có tài sản bảo đảm (tín chấp).
Về cơ chế, chính sách: Khi cho vay các DN FDI được áp dụng cơ chế,
chính sách riêng. Do đặc điểm hoạt động của DN FDI khác với các DN trong nước


×