Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa nhìn từ pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.26 KB, 36 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

LÊ HỮU HÀ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HĨA- NHÌN TỪ PHÁP LUẬT
VIỆT NAM

Kon Tum, tháng 7 năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN
HÀNG HĨA- NHÌN TỪ PHÁP LUẬT
VIỆT NAM

GVHD : NGUYỄN THỊ TRÚC PHƯƠNG
SVTH : LÊ HỮU HÀ
LỚP : K915LHV.KT

Kon Tum, tháng 7 năm 2019



MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... iii
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................................... 1
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................... 1
4. Đối tượng nghiên cứu – Phạm vi nghiên cứu .............................................................. 1
5. Cơ sở lý luận – Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 1
6. Kết cấu đề tài .................................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA ....................................... 3
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA ...................... .3
1.1.1. Tổng quan về hoạt động mua bán hàng hóa .......................................................... 3
1.1.2. Hợp đồng mua bán hàng hóa ................................................................................. 4
1.1.3. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng ........................................................................ 6
1.2. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG HỢP ĐỒNG MUA
BÁN HÀNG HÓA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM .................................................... 8
1.3. CĂN CỨ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA ............................................................................. 8
1.3.1. Có hành vi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa ................................................. 9
1.3.2. Có thiệt hại........................................................................................................... 11
1.3.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại do hành vi vi
phạm hợp đồng................................................................................................................... 14
1.3.4. Yếu tố lỗi đối với bồi thường thiệt hại trong hợp đồng ....................................... 15
1.4. CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA ........................................................... 16
1.4.1. Trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo thỏa
thuận ................................................................................................................................... 16
1.4.2. Trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng do sự kiện
bất khả kháng ..................................................................................................................... 17

1.4.3. Trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng do lỗi của
bên bị vi phạm .................................................................................................................... 18
1.4.4. Trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng do thực hiện
quyết định của cơ quan nhà nước....................................................................................... 19
CHƯƠNG 2. NHỮNG ĐẶC THÙ CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP VÀ THỰC
TRẠNG VỀ ĐỀ TÀI TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP .......................................................... 20
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ KON
TUM .................................................................................................................................. 20
2.1.1. Vị trí pháp lý ........................................................................................................ 20
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế thành phố Kon Tum 20
i


2.2. THỰC TRẠNG VỀ ĐỀ TÀI TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP ..................................... 22
2.2.1. Tình hình thực hiện hợp đồng tại đơn vị ............................................................. 22
2.2.2. Những vướng mắc khi áp dụng việc bồi thường thiệt hại tại đơn vị thực tập ..... 25
2.2.3. Những kiến nghị nhằm thực hiện tốt bồi thường thiệt hại khi thực hiện hợp đồng
tại đơn vị thực tập .............................................................................................................. 26
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLDS 2015
LTM 2005
LTM 1997

Bộ luật dân sự năm 2015.

Luật Thương mại năm 2005.
Luật Thương mại năm 1997.

Pháp lệnh HĐKT 1989
Công ước Viên 1980

Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989
Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) của
Liên hợp
quốc
Bộ nguyên tắc UNIDROIT năm 2004 về
hợp đồng thương mại quốc tế

Bộ nguyên tắc UNIDROIT
2004

iii


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khu vực hóa và tồn cầu hóa kinh tế là xu hướng xuyên suốt và giữ vai trò quan
trọng trong thương mại quốc tế, điển hình là hợp tác kinh tế khu vực. Sự hình thành của
nhiều liên kết kinh tế - thương mại khu vực mới và củng cố các liên kết kinh tế - thương
mại khu vực đã tồn tại thể hiện tinh thần hợp tác mạnh mẽ và tích cực trong mối quan hệ
ngoại thương giữa các nước. Hợp tác kinh tế - thương mại khu vực được hiểu là một
nhóm các quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực liên kết lại trên cơ sở bình đẳng, tơn trọng lẫn
nhau, cùng có lợi, các quốc gia thành viên tự nguyện gắn kết một phần chủ quyền kinh tế
với nhau, thông qua các quy định chặt chẽ của các điều ước quốc tế. Các điều ước quốc tế

này xác lập điều kiện lưu thông tự do giữa các quốc gia thành viên vốn có một số hoặc
tồn bộ các yếu tố sản xuất như sau: hàng hóa, vốn, lao động và dịch vụ. Trên cơ sở đó
làm cho nguồn vốn của một quốc gia nhất định trong khu vực không chịu sự hạn chế của
biên giới lãnh thổ thiết lập nên không gian kinh tế - thương mại chung của nhóm quốc
gia. Khơng gian kinh tế - thương mại chung được sắp xếp hợp lý nhằm tạo điều kiện cho
các quốc gia thành viên hỗ trợ nhau về kinh tế - thương mại, giúp các quốc gia thành viên
đạt được mục tiêu cùng phát triển và phồn thịnh.
Là quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam khơng thể tránh khỏi những
tác động khách quan từ quá trình chung của thế giới. Vì vậy, ngay từ giữa những năm 70
đến nay, Việt Nam đã gia nhập nhiều tổ chức kinh tế - thương mại quan trọng như Hội
đồng tương trợ kinh tế (SEV - 1978), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN - 1995),
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC - 1998), Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO – 2007). Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định thương
mại tự do (FTA) với hơn 80 quốc gia trên thế giới. Việc đạt được nhiều thành tựu to lớn
trong tiến trình ký kết các hiệp định quốc tế song phương và đa phương là một thành quả
đáng trân trọng nhưng đã đặt ra khối thách thức cho Việt Nam trong lộ trình hồn thành
các cam kết quốc tế. Việc xây dựng pháp luật quốc gia về thương mại phù hợp với không
gian pháp luật thương mại quốc tế dựa trên tình hình riêng của Việt Nam là một ưu tiên
hàng đầu và đầy khó khăn. Sự phát triển và tăng vọt về số lượng và chất lượng trong hoạt
động thương mại của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới vơ hình thúc đẩy sự thay
đổi và hồn thiện trong tư duy và áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam vẫn
tồn tại nhiều hạn chế, đáng chú ý là các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hợp đồng được quy định chủ yếu trong Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật Thương
mại năm 2005. Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nói
chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng đã thể hiện rõ những hạn chế, thiếu sót.

1


Từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn tại công ty thực tập của hoạt động mua bán hàng

hóa và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, tôi chọn đề tài: “Trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa – Nhìn từ pháp luật Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Mỗi ấn phẩm nghiên cứu đều đưa ra nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề. Bồi
thường thiệt hại trong hợp đồng được xem xét dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam
và các văn bản quốc tế kết hợp với thực tiễn áp dụng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
và nội địa. Tất cả các cơng trình nghiên cứu trên với mục đích xác định cách hiểu phù
hợp, tập trung các quy định liên quan đến bồi thường thiệt hại trong hợp đồng nhằm tiết
kiệm thời gian và tạo nên tác động tích cực, tối ưu trong hoạt động thương mại.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu chính yếu và quan trọng của việc nghiên cứu vấn đề này là: Trước hết,
nắm vững các quy định và cách áp dụng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nói chung và hợp đồng mua bán hàng
hóa nói riêng; Sau đó, tiến hành đối chiếu, so sánh các quy định nội địa với nhau cũng
như quy định nội địa với quy định quốc tế liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hợp đồng mua bán hàng hóa; Từ đó, trên cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất hướng
hoàn thiện pháp luật nhằm xây dựng toàn diện và chuyên nghiệp chế định trách nhiệm
bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
4. Đối tượng nghiên cứu – Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khái quát chung về hoạt động mua bán và hợp
đồng mua bán hàng hóa, tạo nền tảng tìm hiểu nội dung cơ bản của một vấn đề quan
trọng trong hợp đồng mua bán hàng hóa là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm
hợp đồng theo pháp luật Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này xoay quanh nội dung trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa ở góc độ pháp luật Việt Nam trong quy định
như: Bộ Nguyên tắc UNIDROIT năm 2004 về hợp đồng thương mại quốc tế, Công ước
Viên của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980. Đây là hai
văn bản quốc tế có giá trị quan trọng được nhiều quốc gia thừa nhận và đánh giá cao
trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế, là nền tảng chủ yếu và cốt lõi để xem xét, đối
chiếu các quy định nội địa liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.

5. Cơ sở lý luận – Phương pháp nghiên cứu
Đề tài báo cáo thực tập nghiên cứu dựa trên hai cơ sở lý luận cơ bản: Thứ nhất,
pháp luật về hợp đồng và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng quy định trong Bộ luật dân
sự năm 2015; Thứ hai, quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
thương mại, cụ thể là Luật Thương mại năm 2005.
Ngoài các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến đề tài nghiên cứu, việc
tham khảo đến văn bản pháp luật quốc tế như Bộ nguyên tắc UNIDROIT năm 2004 về
hợp đồng thương mại quốc tế, Công ước Viên của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế năm 1980 là cần thiết nhằm đưa ra các đánh giá toàn diện và phù hợp
1


cho các quy định nội địa.
Phương pháp chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu đề tài trên là:
- Phương pháp so sánh luật học thông qua việc so sánh các quy định trong các văn
bản luật khác nhau về cùng vấn đề và những quy định quốc tế liên quan đến vấn đề này.
- Kết hợp lý luận và thực tiễn để phân tích tổng thể vấn đề dưới góc độ luật học.
- Phương pháp tổng hợp.
6. Kết cấu đề tài
Lời mở đầu
Nội dung đề tài được cơ cấu thành 2 chương, với các nội dung sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Hợp
đồng mua bán hàng hóa.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong hợp đồng đối với hoạt động thương mại tại Việt Nam.
Kết luận

2



CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
1.1 .KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
1.1.1. Tổng quan về hoạt động mua bán hàng hóa
Hoạt động thương mại theo nghĩa rộng là tất cả các hoạt động từ đầu tư, sản xuất
đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Theo đó, hoạt động thương mại được điều chỉnh bởi nhiều nguồn Luật khác nhau như:
Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại… Tuy nhiên, hoạt động thương mại
đang nhắc đến có nội hàm hẹp hơn và được quy định tại Khoản 1 Điều 3 LTM 2005 như
sau: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục
đích sinh lợi khác”. Khác biệt giữa hai cách hiểu trên về hoạt động thương mại là phạm
vi thực hiện hoạt động thương mại. Nếu phạm vi thực hiện thương mại càng rộng thì hoạt
động thương mại càng được điều chỉnh bởi nhiều nguồn luật khác nhau. Tuy phạm vi
hoạt động thương mại và pháp luật điều chỉnh có sự khác nhau, nhưng tất cả các hoạt
động thương mại luôn mang cùng bản chất là nhằm mục đích sinh lợi.
Về lý luận, hoạt động thương mại được chia thành năm nhóm như sau1:
(i) Nhóm hoạt động mua bán hàng hóa;
(ii) Nhóm hoạt động cung ứng dịch vụ. Dịch vụ được xem là một dạng hàng hóa
đặc biệt, mang tính vơ hình, khơng lưu trữ được nên việc cung ứng và sử dụng dịch vụ
diễn ra song song;
(iii) Nhóm hoạt động trung gian thương mại. Đây là một hình thức ủy quyền nên
ln có ít nhất 3 bên tham gia, với bốn hình thức trung gian như sau: đại diện thương
mại, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại;
(iv) Nhóm hoạt động xúc tiến thương mại là các hoạt động nhằm đẩy mạnh hoạt
động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ như khuyến mại, quảng cáo, hội chợ, triển
lãm thương mại,…;
(v) Nhóm hoạt động thương mại khác với các hoạt động sau: đấu giá hàng hóa, đấu
thầu hàng hóa dịch vụ, nhượng quyền thương mại,…

Cách phân loại trên chỉ mang tính nghiên cứu pháp luật. Về góc độ thực tiễn, hoạt
động thương mại chia thành hai mảng chính là mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ.
Theo quy định của Khoản 8 Điều 3 LTM 2005: “Mua bán hàng hóa là hoạt động thương
mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người
mua và nhận thanh tốn; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và
quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”. Như vậy, mua bán hàng hóa là sự dịch

1

Pháp luật thương mại về hàng hóa và dịch vụ, Đào Thị Thu Hằng (2015), NXB ĐHQG TP.HCM, tr. 27-28.

3


chuyển quyền sở hữu từ bên bán sang bên mua một cách trực tiếp, mà không phải là
chuyển quyền chiếm hữu hoặc sử dụng như thuê/ cho thuê hàng hóa2.
Mua bán hàng hóa là một bộ phận hữu cơ, khơng thể tách rời các hoạt động thương
mại khác nhưng vẫn giữ vai trị độc lập. Tính thường xun và liên tục của hoạt động
kinh doanh này xuất phát từ hành vi mua và bán không ngừng giữa các bên từ khâu sản
xuất đến khâu tiêu dùng hàng hóa. Hoạt động mua bán hàng hóa đã trở thành yếu tố
khơng thể thiếu trong xã hội và sự phát triển của con người. Vì sự cần thiết đó, hợp đồng
mua bán hàng hóa ra đời nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của các bên cũng như thể hiện tinh
thần thiện chí, trung thực trong giao thương hàng hóa.
1.1.2. Hợp đồng mua bán hàng hóa
a. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa
Luật Thương mại 2005 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa,
nhưng có thể xác định hợp đồng mua bán hàng hóa mang đặc điểm chung của một hợp
đồng dân sự3, là hình thức pháp lý thể hiện quan hệ mua bán hàng hóa giữa các bên. Vì
vậy, có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác
lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán hàng hóa.

b. Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa là một hình thức điển hình của hợp đồng song vụ 4,
trong hợp đồng này quy định quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua với nhau. Cụ
thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu cho bên mua và nhận thanh
toán, ngược lại bên mua có nghĩa vụ thanh tốn, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa
theo thỏa thuận. Ngồi ra, hợp đồng mua bán hàng hóa có một số đặc điểm đáng chú ý
như sau:
(i) Chủ thể thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
Chủ thể hợp đồng mua bán hàng hóa là đối tượng áp dụng của LTM 2005, gồm
thương nhân5 hoạt động thương mại và tổ chức, các nhân khác hoạt động có liên quan
đến thương mại6. Tuy nhiên, LTM 2005 điều chỉnh các hoạt động thương mại nhằm mục
đích sinh lợi, nhưng trong một số trường hợp một bên trong quan hệ thương mại hoạt
động khơng nhằm mục đích sinh lợi nên Luật này cho phép bên tham gia khơng nhằm
mục đích sinh lợi được quyền chọn Luật áp dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bên
này có cơ hội bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình khi tham gia vào hợp đồng mua
bán hàng hóa mà bản thân là bên yếu thế7. Tóm lại, chủ thể thực hiện hợp đồng mua bán
hàng hóa là rất rộng.
(ii) Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa
2

Pháp luật thương mại về hàng hóa và dịch vụ, Đào Thị Thu Hằng (2015), NXB ĐHQG TP.HCM, tr. 41.
Điều 385 BLDS 2015: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các
quyền, nghĩa vụ dân sự”.
4
Khoản 1 Điều 402 BLDS 2015: “Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau”.
5
Khoản 1 Điều 6 LTM 2005: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt
động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.
6
Điều 2 LTM 2005.

3

4


Hàng hóa là sản phẩm lao động do con người tạo ra thông qua hoạt động trao đổi,
mua bán nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định của con người trong xã hội. Như vậy,
hàng hóa là đối tượng trong hoạt động thương mại nói chung và hoạt động mua bán hàng
hóa nói riêng.
Hàng hóa trong LTM 1997 chia thành động sản và bất động sản, được quy định bao
gồm “máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản
khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình thức cho thuê,
mua, bán”8. Như vậy, theo LTM 1997 (i) động sản là máy móc, thiết bị, nguyên liệu,
nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường; (ii)
bất động sản là nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình thức cho thuê, mua, bán. Hàng hóa
theo quy định này bị giới hạn trong phạm vi hẹp bằng phương pháp liệt kê. Có thể thấy,
hoạt động mua bán hàng hóa tại thời điểm này dù có nhiều tiến triển hơn trước nhưng vẫn
cịn khá đơn giản nên pháp luật điều chỉnh cũng thu mình và xoay quanh các đối tượng
hàng hóa quen thuộc.
Ngày nay, hoạt động mua bán hàng hóa hiện đại và phức tạp hơn nên đối tượng của
hoạt động này không chỉ đơn thuần được liệt kê như LTM 1997. Hàng hóa vẫn chia thành
động sản và bất động sản và theo LTM 2005 hàng hóa bao gồm: (i) tất cả các loại động
sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; (ii) những vật gắn liền với đất đai9. Quy
định tại LTM 2005 đang hồn thiện hơn. Hàng hóa được khái quát nhất và sau dùng
phương pháp loại trừ đối với hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa cấm kinh doanh và
hàng hóa kinh doanh có điều kiện10. Ngoài ra, quan điểm phù hợp giữa LTM 2005 và
BLDS 2015 thể hiện bằng việc xem động sản hình thành trong tương lai là hàng hóa
được phép trao đổi, mua bán trên thị trường. Điều này được đánh giá như sự đồng bộ
trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
(iii) Mục đích của hợp đồng mua bán hàng hóa

Bản chất của hoạt động thương mại là tìm kiếm lợi nhuận, mua bán hàng hóa là một
trong những cách thức tìm kiếm lợi nhuận của hoạt động thương mại. Thế nên, hợp đồng
mua bán hàng hóa là một cơng cụ pháp lý cần thiết và hiệu quả hỗ trợ đắc lực cho các bên
thực hiện mục đích của mình. Tuy nhiên, việc tham gia thực hiện hợp đồng đến từ nhiều
bên nên mục đích của các bên là khơng như nhau. Ví dụ: Bên A bán mì tơm cho bên B để
B viện trợ cho vùng dân cư bị bão tàn phá. Có thể thấy, bên A là thương nhân trong
thương vụ này nên chắc chắn hoạt động bán hàng của A là vì lợi nhuận, cịn bên B mua
hàng hồn tồn khơng vì mục tiêu lợi nhuận như A nhưng vẫn phải tham gia hợp đồng
cùng A để đáp ứng nhu cầu mua hàng hóa viện trợ của mình. Vì sự khác biệt đó nên việc
xác đinh mục đích hợp đồng chỉ mang tính tương đối.

7

Khoản 3 Điều 1 LTM 2005.
Khoản 3 Điều 5 LTM 1997.
9
Khoản 2 Điều 3 LTM 2005.
10
Điều 25 LTM 2005; Nghị định 59/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/6/2006 quy định chi tiết Luật
Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, được sửa
đổi, bổ sung bởi Nghị định 43/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/5/2007.
8

5


Dù vậy, mục đích của hợp đồng mua bán hàng hóa lại có ý nghĩa quan trọng đối với
điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Nếu mục đích hợp đồng vi phạm điều cấm của luật,
trái đạo đức xã hội thì hợp đồng sẽ vơ hiệu11. Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
cũng khơng nằm ngồi mục đích chủ yếu và xuyên suốt quan hệ mua bán này. Như vậy,

mục đích chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa là đảm bảo các bên tham gia thực hiện
quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận và luật định nhằm đạt được mục đích riêng, trong đó
ln có ít nhất một bên vì lợi nhuận.
(iv) Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa
Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện bằng lời nói, văn bản
hoặc xác lập bằng hành vi cụ thể. Các bên tham gia hợp đồng có quyền tự thỏa thuận lựa
chọn hình thức hợp đồng phù hợp với giao dịch của các bên. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp pháp luật quy định hợp đồng mua bán hàng hóa phải được lập thành văn bản
thì buộc các bên phải tuân thủ. Điển hình là hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế được Luật Thương mại quy định cụ thể phải được xác lập trên cơ sở hợp đồng
bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như điện báo, telex,
fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật12. Có thể nói,
tất cả các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đều buộc lập thành văn bản mà không cần
xét đến yếu tố đặc điểm, tính chất hàng hóa như hợp đồng mua bán hàng hóa nội địa.
Chẳng hạn, trong các giao dịch thương mại tại Việt Nam, trường hợp hai bên mua bán xe
ô tơ thì buộc phải lập hợp đồng mua bán này thành văn bản; trường hợp hai bên mua bán
laptop thì không buộc lập hợp đồng thành văn bản. Như vậy, tính chất hàng hóa trong
hợp đồng mua bán hàng hóa nội địa sẽ quyết định hình thức hợp đồng mua bán giữa các
bên, còn hợp đồng mua bán quốc tế vì tính chất phức tạp trong mối quan hệ thương mại
và yếu tố xung đột pháp luật nên việc thể hiện ý chí các bên bằng hình thức văn bản là
phù hợp và nhằm bảo vệ các bên trong giao dịch quốc tế này.
Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận của các bên với nhau nên tất cả các
hình thức thể hiện ý chí này, khơng chỉ là bản hợp đồng mà còn bao gồm cả phụ lục,
công văn, đơn chào hàng, đơn đặt hàng, giấy chấp nhận và các tài liệu liên quan khác
cũng có giá trị pháp lý như hợp đồng13.
1.1.3. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Trách nhiệm là một trong những hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng nói chung,
hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng. Theo quy định của nhiều nước trên thế giới, trách
nhiệm do vi phạm hợp đồng là một gánh nặng bổ sung được áp dụng cho bên vi phạm
hợp đồng, hay là hậu quả bất lợi về vật chất mà bên vi phạm phải gánh chịu do khơng

thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình. Hai hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
được các quốc gia áp dụng phổ biến là phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.

11

Điểm c Khoản 1 Điều 117 BLDS 2015.

12

Khoản 2 Điều 27 LTM 2005.

13

Pháp luật thương mại về hàng hóa và dịch vụ, Đào Thị Thu Hằng (2015), NXB ĐHQG TP.HCM, tr. 46.

6


Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa xem phạt vi phạm là hình thức trách nhiệm chủ
yếu, bồi thường thiệt hại chỉ áp dụng trong các trường hợp nghiệm trọng. Trong khi đó,
hệ thống pháp luật Anh – Mỹ xem bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm chủ yếu
do vi phạm hợp đồng. Trên tinh thần tham khảo Công ước viên năm 1980 của Liên Hiệp
Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, pháp luật Việt Nam đã xây dựng chế định
riêng về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, gồm hai hình thức trách nhiệm là phạt vi
phạm tại Điều 300 và bồi thường thiệt hại tại Điều 302 LTM 2005.
Ngoài ra, BLDS 2015 cũng xây dựng các quy định đối với chế định trách nhiệm do
vi phạm hợp đồng
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng đảm nhận hai chức năng khác nhau là chức năng
phòng ngừa vi phạm và chức năng xử lý vi phạm.14
Thứ nhất, chức năng phòng ngừa vi phạm

Các bên tham gia hợp đồng đều có nhận thức đối với khả năng gánh chịu trách
nhiệm pháp lý cho hành vi vi phạm hợp đồng, điều này tác động mạnh mẽ đến ý thức
tuân thủ hay cố gắng hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng. Bên cạnh đó, khi tham gia hợp
đồng, việc xây dựng các điều kiện cụ thể áp dụng hình thức trách nhiệm phù hợp tạo nên
thái độ rõ ràng và dứt khoát cam kết tuân thủ hợp đồng. Vì vậy, thơng thường đối với vấn
đề này, các bên ln khơng ngần ngại bởi nó vừa liên quan đến quyền lợi các bên khi xảy
ra tranh chấp, vừa thể hiện mức độ trách nhiệm của bên đồng hành trong hợp đồng. Thực
tiễn thương mại tại Việt Nam cho thấy, các bên khi tham gia hợp đồng về điều khoản này
ln thỏa thuận chung chung và có tinh thần dựa dẫm vào luật định. Trong khi cần thiết
đối với một giao dịch là các điều kiện cụ thể của giao dịch sẽ hỗ trợ đắc lực trong xây
dựng điều khoản trách nhiệm, thì các bên hầu như quên mất yếu tố này. Các bên quá tự
tin rằng tranh chấp sẽ khơng xảy ra hoặc nếu có xảy ra cũng nằm trong khả năng giải
quyết nên không chú trọng xây dựng điều khoản trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Một
khi phát sinh tranh chấp, việc xem xét và chứng minh hành vi vi phạm hợp đồng có phải
là vi phạm cơ bản hay không đôi khi không đơn giản, tiêu tốn nhiều thời gian và cơng
sức. Thay vì như vậy, trước đó các bên có thể thỏa thuận điều kiện cụ thể cho một số
hành vi vi phạm, từ đó áp dụng ngay hình thức trách nhiệm phù hợp.
Thứ hai, chức năng xử lý vi phạm
Đây là chức năng chính của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa.
Tuy nhiên, chức năng này chỉ được phát huy nếu bên bị vi phạm áp dụng chế tài. Thực tế
các bên trong hợp đồng vẫn thường xuyên bỏ qua một số vi phạm của nhau, trong quan
hệ mua bán hàng hóa, bên này đơi khi kiên nhẫn với việc chậm giao hàng hoặc chậm
thanh toán của bên kia.
Chức năng xử lý vi phạm tùy thuộc vào tính chất riêng biệt của hình thức chế tài
được áp dụng. Chẳng hạn, bồi thường thiệt hại được áp dụng đối với mọi hành vi vi phạm
nhưng để áp dụng chế tài hủy hợp đồng thì vi phạm đó phải là vi phạm cơ bản vì chế tài

14

Giáo trình Pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ, Đại học Luật TP.HCM, 2014, tr. 402-405.


7


hủy hợp đồng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu lực của hợp đồng (hợp đồng khơng có
hiệu lực từ thời điểm giao kết).
Mặc dù việc thỏa thuận các điều kiện áp dụng hình thức trách nhiệm do vi phạm
hợp đồng được khuyến khích nhằm giảm thiểu chi phí khơng cần thiết trong giao dịch
hợp đồng mua bán giữa các bên. Tuy nhiên, các điều kiện thỏa thuận trên không được
xây dựng một cách vô căn cứ hay không phù hợp. Bởi vì, Tịa án hay Trọng tài vẫn có
quyền can thiệp đến việc áp dụng không phù hợp của chế tài đã thỏa thuận. Với mục đích
thiết lập lại vị thế bình đẳng của các bên trong hợp đồng, tạo hiệu quả trong hoạt động
trao đổi, mua bán.
1.2. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG HỢP ĐỒNG MUA
BÁN HÀNG HÓA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
- Khái niệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng được hai văn bản quan trọng về thương mại
quốc tế là Công ước Viên 1980 và Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004 nhìn nhận và thể hiện
theo cách riêng. Theo đó, Điều 74 Cơng ước Viên 1980 quy định bồi thường thiệt hại do
vi phạm hợp đồng của một bên là giá trị bao gồm tổn thất, kể cả khoản lợi bị bỏ lỡ, mà
bên kia gánh chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng.15 Trong khi đó, quyền địi bồi
thường thiệt hại được thể hiện tại Điều 7.4.1 Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004 rằng:
“Việc không thực hiện nghĩa vụ bất kỳ của hợp đồng làm cho bên có quyền có quyền chỉ
yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại đồng thời với các biện
pháp khắc phục hậu quả khác…”.16 Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
chịu sự tác động của hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại từ vi phạm này.
Như vậy, bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là hậu quả bất lợi về vật chất khi bên
bị vi phạm có yêu cầu mà bên vi phạm phải gánh chịu do không thực hiện nghĩa vụ theo
hợp đồng dã thỏa thuận. Nội dung này được nhiều quốc gia trên thế giới thừa nhận và
thống nhất

1.3. CĂN CỨ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Từ khái niệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng của các văn bản luật trên, ta thấy
có 3 căn cứ làm phát sinh bồi thường thiệt hại là: (i) Có hành vi vi phạm hợp đồng; (ii)
Có thiệt hại thực tế; (iii) Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra.
Trong BLDS 2015 của Việt Nam, Công ước Viên 1980 và Bộ nguyên tắc
UNIDROIT 2004 đều không quy định cụ thể căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại. Tuy nhiên, LTM 2005 có hẳn hoi một điều luật về vấn đề này, tại Điều 303 quy
định: “Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách
nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây: 1) Có hành vi vi phạm
hợp đồng; 2) Có thiệt hại thực tế; 3) Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp
gây ra thiệt hại”. Cách quy định này tạo nên sự tiện lợi khi tra cứu và tránh mất thời gian
trong áp dụng quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm
hợp đồng.
8


1.3.1. Có hành vi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
Hành vi vi phạm hợp đồng là điều kiện đầu tiên để áp dụng trách nhiệm bồi thường
thiệt hại. Hành vi vi phạm hợp đồng chỉ xảy ra khi hợp đồng được giao kết hợp pháp và
đã có hiệu lực pháp luật.
Theo pháp luật Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hóa được cơng nhận là hợp pháp
khi đáp ứng các điều kiện tại Điều 117 BLDS 2015 và: (i) các bên tham gia có đầy đủ
năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; (ii) hợp đồng thể hiện sự tự nguyện
(khơng có hành vi cưỡng ép, lừa dối, đe dọa); (iii) mục đích và nội dung của hợp đồng
mua bán không được vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội; (iv) hình
thức hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể tùy vào
tính chất hàng hóa được pháp luật quy định cụ thể. Trường hợp xác lập giao dịch đối với
một số hàng hóa có tính chất đặc biệt như hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa hạn chế
kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện theo Điều 25 LTM 2005 thì phải tuân thủ

quy định tại Nghị định số 19/VBHN-BCT của Bộ Công Thương ngày 09/5/2014 quy
định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh
và kinh doanh có điều kiện. Nếu hợp đồng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên sẽ bị
vô hiệu và không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán
hàng hóa. Vì vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực là một cơ sở quan trọng đánh
giá hành vi vi phạm hợp đồng trong bồi thường thiệt hại.
Hành vi vi phạm hợp đồng có thể dưới dạng hành động (gửi hàng trước ngày giao)
hoặc không hành động (khơng thanh tốn tiền mua hàng) khơng phù hợp với nghĩa vụ
hợp đồng. Nghĩa vụ hợp đồng không chỉ bao gồm thỏa thuận của các bên trong hợp đồng
mà còn là các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng đó. Quy định pháp luật
điều chỉnh quan hệ hợp đồng bao gồm các quy định bắt buộc và các quy định tùy nghi.17
Trong hệ thống pháp luật nước ta, khái niệm vi phạm hợp đồng được hiểu qua hai
nguồn chủ yếu là BLDS 2015 và LTM 2005. Tại Khoản 1 Điều 351 BLDS 2015 quy
định: “Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn,
thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ”, và
Khoản 12 Điều 3 LTM 2005: “Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực
hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên
hoặc theo quy định của Luật này”. Có thể thấy, thuật ngữ vi phạm hợp đồng được hiểu
thống nhất trong hai nguồn luật, là hành vi của bên có nghĩa vụ khơng thục hiện, thực
hiện không đầy đủ hoặc không đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận. Tuy nhiên, LTM 2005
không dừng khái niệm vi phạm hợp đồng mà còn quy định về vi phạm cơ bản tại Khoản
13 Điều 3: “Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên
kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng”. Việc
quy định vi phạm cơ bản của LTM 2005 là phù hợp và thể hiện sự khác nhau về điều kiện
áp dụng của các hình thức trách nhiệm.
Cách hiểu về vi phạm hợp đồng hầu như đã được thừa nhận rộng rãi và thống nhất,
nhưng sự tách bạch mức độ vi phạm để áp dụng hình thức trách nhiệm phù hợp là một
9



vấn đề, chính vấn đề đáng chú ý này đã tạo nên sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật
trên thế giới. Trong pháp luật Anh, khi một bên có hành vi vi phạm hợp đồng thì bên bị
vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại ngay khi không chịu bất kỳ thiệt hại nào
xảy ra. Trong khi đó, pháp luật của Pháp quy định khi có hành vi vi phạm hợp đồng thì
bên bị vi phạm được quyền lựa chọn áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và
hủy hợp đồng (hủy hợp đồng áp dụng đồng thời với bồi thường thiệt hại). Buộc thực hiện
hợp đồng được ưu tiên áp dụng so với hủy hợp đồng, nếu đã chọn hủy hợp đồng thì chế
tài buộc thực hiện hợp đồng không được xem xét lại.
Công ước Viên 1980 không đưa ra khái niệm về vi phạm hợp đồng nhưng từ các
quy định liên quan có thể hiểu vi phạm hợp đồng là việc khơng thực hiện nghĩa vụ nào đó
của hợp đồng. Đáng chú ý là có sự hiện diện của vi phạm chủ yếu (là vi phạm cơ bản
theo tên gọi của pháp luật Việt Nam – sau đây gọi chung là vi phạm cơ bản) tại Điều 25:
“Hành vi vi phạm hợp đồng của một bên được xem là chủ yếu nếu sự vi phạm này dẫn
đến thiệt hại cho bên kia mà trong chừng mực nào đó làm người bị thiệt hại mất điều mà
người này được quyền mong muốn theo hợp đồng…”. 18 Như vậy, sự mong muốn chính
đáng hay mục tiêu, giá trị cốt lỗi mà các bên tham gia mong đợi từ hợp đồng chính là tiêu
chí xác định sự cơ bản của vi phạm trong hợp đồng.
Không chỉ toàn diện về hành vi vi phạm hợp đồng mà Bộ nguyên tắc UNIDROIT
2004 còn thể hiện quan điểm cụ thể qua các tiêu chí xác định sự vi phạm cơ bản. Hành vi
vi phạm hợp đồng là việc không thực hiện hợp đồng (non-performance) mà theo Điều
7.1.1 định nghĩa: “Không thực hiện là việc một bên không thực hiện nghĩa vụ bất kỳ
theo hợp đồng, bao gồm thực hiện không đúng hoặc thực hiện chậm trễ”.19 Cách hiểu về
việc không thực hiện của Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004 bao gồm tính “phù hợp”, “đủ”
và “đúng”, do vậy việc vi phạm bất kỳ một trong các yếu tố trên của nghĩa vụ sẽ bị xem
là không thực hiện hợp đồng – tức có hành vi vi phạm. Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004
cũng tương tự như LTM 2005 và Công ước Viên 1980 chia hành vi vi phạm thành hai
dạng là vi phạm cơ bản và vi phạm không cơ bản. Hành vi vi phạm không cơ bản sẽ là
các trường hợp cịn lại khơng thuộc tiêu chí xác định của hành vi vi phạm cơ bản. Vi
phạm cơ bản theo Khoản 2 Điều 7.3.1 Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004 xác định dựa trên
các yếu tố sau đây: “(i) Việc khơng thực hiện làm bên có quyền mất đi điều có quyền

mong muốn theo hợp đồng, trừ trường hợp bên kia đã khơng dự tính trước hoặc khơng
thể tính trước một cách hợp lý hậu quả này; (ii) Việc tuân thủ nghiêm ngặt nghĩa vụ đã
không được thực hiện là bản chất của hợp đồng; (iii) Việc không thực hiện là cố ý hoặc
bất cẩn; (iv) Việc không thực hiện khiến bên có quyền có lý do tin rằng khơng thể tin vào
thực hiện hợp đồng trong tương lai của bên kia; (v) Nếu hủy hợp đồng, bên không thực
hiện sẽ phải chịu những tổn thất vượt quá do sự chuẩn bị hoặc thực hiện hợp đồng”.20
Ngồi cách nhìn nhận tương tự như LTM 2005 của Việt Nam và Công ước Viên
1980 rằng vi phạm cơ bản là khi vi phạm đó làm cho bên bị vi phạm khơng đạt được điều
mong muốn nhận được từ hợp đồng thì Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004 bổ sung một số
nội dung như bản chất của hợp đồng, hành vi cô ý hay bất cẩn, tính chất và mức độ thiệt
10


hại hoặc khả năng chắc chắn khó hồn thành nghĩa vụ theo hợp đồng của bên vi phạm.
Nói đến sự tuân thủ nghiêm ngặt nghĩa vụ trong hợp đồng thì đôi khi sự nghiêm trọng
trong hành vi vi phạm trở nên khơng đáng kể và vì vậy trong hợp đồng mua bán hàng hóa
vẫn ln xuất hiện các trường hợp đòi hỏi sự nghiêm ngặt này (thời điểm giao hàng).
Thực hiện hợp đồng luôn yêu cầu tinh thần trung thực, thiện chí nhưng việc cố ý khơng
thực hiện hoặc khơng cẩn trọng trong nghĩa vụ của mình là một điều khơng thể chấp nhận
trong giao dịch mua bán hàng hóa nội địa và quốc tế.21
Như vậy, trong khi BLDS 2015 chỉ quy định chung chung, thiếu rõ ràng về vi phạm
hợp đồng thì LTM 2005, Cơng ước Viên 1980 và Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004 đều
thể hiện quan điểm thống nhất về hành vi vi phạm trong hợp đồng, là bất kỳ sự vi phạm
nghĩa vụ nào trong hợp đồng, khơng cần xét là nghĩa vụ chính hay nghĩa vụ phụ, mức độ
thực hiện nghĩa vụ ít hay nhiều, chỉ cần việc thực hiện nghĩa vụ không như thỏa thuận
giữa hai bên thì bên bị vi phạm có quyền u cầu bồi thường thiệt hại đối với bên vi
phạm. Ngoài ra, cách quy định về vi phạm cơ bản cũng tương tự khi cho rằng việc không
đạt được điều mong muốn khi các bên tham gia do sự vi phạm hợp đồng cấu thành tính
“chủ yếu” của vi phạm, từ đó có mức độ bồi thường thiệt hại và áp dụng hình thức trách
nhiệm khác nhau phù hợp với sự vi phạm này.

1.3.2. Có thiệt hại
Trong nghiên cứu và thực tiễn của hoạt động thương mại nói chung và mua bán
hàng hóa nói riêng, việc xác định thiệt hại gây ra do hành vi vi phạm hợp đồng là một vấn
đề nan giải. Trong thực tế, chưa có quốc gia nào quy định một cách chính xác cách thức
xác định mức độ thiệt hại phải đền bù mà chỉ nêu nguyên tắc chung. Nguyên tắc chung
được hầu hết các quốc gia thừa nhận là nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại. Điều này
được BLDS 2015 thể hiện tại Điều 13: “Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm
phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại” và cụ thể hóa tại Điều 360: “Trường hợp có
thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”. Bên cạnh pháp luật Việt
Nam, Khoản 1 Điều 7.4.2 Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004 cũng quy định: “Bên có
quyền có quyền được bồi thường toàn bộ thiệt hại đã gánh chịu do việc không thực
hiện”.22
Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện qua hai khía cạnh: Thứ nhất, bên bị
thiệt hại phải được đền bù đầy đủ để có thể khơi phục lại lợi ích vật chất bị tổn thất; Thứ
hai, bên bị thiệt hại không được phép nhận sự đền bù vượt ra ngoài phạm vi cần thiết để
khắc phục lợi ích vật chất bị tổn thất của mình, có nghĩa là bên được bồi thường khơng vì
được bồi thường mà có lợi hơn trong trường hợp nghĩa vụ được thực hiện bình thường. 23
Nguyên tắc bồi thường tồn bộ khơng chỉ bảo vệ bên bị vi phạm khi xem xét lợi ích của
bên này và đặt nó đúng vào vị trí đáng lẽ nhận được, mà cịn bảo vệ bên vi phạm khi bên
bị vi phạm lạm dụng sự vi phạm nhằm hưởng lợi khơng chính đáng. Như vậy, mục đích
của việc bồi thường thiệt hại là đặt lợi ích của bên bị thiệt hại vào đúng vị trí lẽ ra bên
này có thể nhận nếu hợp đồng được thực hiện theo thỏa thuận đúng nghĩa của đôi bên.
11


Giá trị bồi thường thiệt hại
Quan điểm nhìn nhận chung là có thiệt hại sẽ phát sinh quyền địi bồi thường thiệt
hại của bên bị vi phạm và nghĩa vụ đền bù thiệt hại của bên vi phạm theo hợp đồng. Tuy
nhiên, cách hiểu và đánh giá giá trị thiệt hại lại có sự khác nhau giữa các quy định luật

trong cùng quốc gia cũng như pháp luật quốc gia và quy định quốc tế.
Khoản 2 Điều 419 BLDS 2015 xác định giá trị bồi thường thiệt hại là lợi ích mà lẽ
ra người có quyền sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại và các chi phí phát sinh do bên
có nghĩa vụ khơng hồn thành nghĩa vụ hợp đồng nhưng không trùng lặp với mức bồi
thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại. So với BLDS 2015, Khoản 2 Điều
302 LTM 2005 quy định cụ thể hơn: “Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất
thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực
tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu khơng có hành vi vi phạm”. Thấy rằng,
LTM 2005 xác định rõ “tổn thất thực tế, trực tiếp” và “khoản lợi đáng được hưởng” là
những giá trị chính đáng mà bên bị vi phạm có quyền nhận từ bên vi phạm. Tinh thần này
cũng được thể hiện tương tự tại Điều 74 Công ước Viên 198024 và Khoản 1 Điều 7.4.2
Bộ nguyên tắc UNIDROIT 200425.
Tổn thất trực tiếp là thiệt hại phát sinh trực tiếp từ hành vi vi phạm của bên vi phạm.
Một số tổn thất trực tiếp điển hình như hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng, chi phí đã
hoặc sẽ được sử dụng để phục hồi hoặc loại bỏ các khuyết tật của hàng hóa, khoản tiền
mà bên bị vi phạm phải đền bù cho bên thứ ba do bên bị vi phạm không thực hiện nghĩa
vụ trong một thỏa thuận khác.26 Còn, khoản lợi đáng lẽ được hưởng là những khoản lợi
chưa có trên thực tế nhưng nếu khơng có hành vi vi phạm thì bên bị vi phạm lẽ ra có thể
nhận được trong giao dịch. Về thiệt hại thực tế được xác định theo sự vi phạm cụ thể
nhưng khoản lợi đáng được hưởng thì khơng được điều chỉnh cụ thể theo LTM 2005 và
Cơng ước Viên 1980. Vì vậy, có thể xem khoản lợi này là việc bên bị vi phạm có thể
nhận được một cơ hội có khả năng xảy ra rất cao mà dự liệu được vào thời điểm giao kết.
Mặc dù có điểm tương đồng với LTM 2005 về quy định giá trị thiệt hại cần bồi thường
nhưng Cơng ước Viên 1980 cịn định ra mức bồi thường tối đa. Theo đó, giá trị bồi
thường thiệt hại không được vượt quá tổn thất và khoản lợi là hậu quả của hành vi vi
phạm hợp đồng mà bên bị vi phạm đã dự liệu hoặc đáng lẽ phải dự liệu vào thời điểm
giao kết hợp đồng, có tính đến các tình tiết và yếu tố mà bên bị vi phạm phải biết hoặc
đáng lẽ phải biết về hậu quả này. Các cụm từ “đã dự liệu” (foresaw), “đáng lẽ phải dự
liệu” (ought to have foreseen), “phải biết” (knew) và “đáng lẽ phải biết” (ought to have
known) đã làm cho quy định này của Công ước Viên thực sự mềm dẻo khi áp dụng.

Sự mềm dẻo này cũng được ghi nhận tại Điều 7.4.4 Bộ nguyên tắc UNIDROIT
2004: “Bên không thực hiện chỉ chịu trách nhiệm đối với thiệt hại được dự đốn trước
hoặc có thể dự đoán trước một cách hợp lý vào thời điểm giao kết hợp đồng như là hậu
quả có thể xảy ra từ việc khơng thực hiện”.27 Có thể hiểu, những lợi nhuận khơng thuộc
phạm vi của hợp đồng thì bên có quyền (bên bị vi phạm) không được hưởng, đồng thời
12


bên có nghĩa vụ khơng phải bồi thường nếu bên này không dự liệu hay lường trước được
khi giao kết. Khái niệm “dự đoán trước được” được Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004 làm
rõ vì Bộ nguyên tắc này chỉ cho phép trách nhiệm nằm trong phạm vi lường trước, không
giống với pháp luật Việt Nam chưa có quy định về vấn đề này cũng như quy định của
một số quốc gia khác cho phép bồi thường thiệt hại không lường trước được trong trường
hợp vi phạm do sự lừa dối hay lỗi nghiêm trọng. Sự lường trước được trong Bộ nguyên
tắc UNIDROIT 2004 có nội hàm hẹp hơn, là việc dự đốn trước hợp lý của một người
bình thường cẩn thận có thể có được về hậu quả của việc khơng thực hiện có thể xảy ra
như những hậu quả bắt nguồn từ diễn biến thường nhật hoặc của những hồn cảnh đặc
biệt của hợp đồng.28
Tính “dự đốn trước được” của thiệt hại phải được xem xét đồng thời với “tính xác
thực” của thiệt hại tại Điều 7.4.3 Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004. Thiệt hại được bồi
thường luôn được yêu cầu là thiệt hại thực tế, khơng mang tính giả định hay lý thuyết. Dù
vậy, tại Khoản 129 và Khoản 230 Điều 7.4.3 Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004 cho phép
không loại bỏ hoàn toàn các cơ hội hay thiệt hại chưa xảy ra mà mức độ xảy ra hoặc khả
năng trở thành hiện thực là khá chắc chắn. Tuy nhiên, việc xác định mức độ thiệt hại của
những cơ hội hay khả năng trên lại vơ cùng khó khăn và mất nhiều cơng sức. Chẳng hạn,
uy tín của một bên bị thiệt hại khi bên kia giao hàng không đúng hẹn, điều này sẽ gây khó
trong việc xác định giá trị cho uy tín cho bên bị vi phạm. Có thể khẳng định, Bộ nguyên
tắc UNIDROIT 2004 chấp nhận thiệt hại tinh thần hay phi vật chất (uy tín, sự nổi tiếng,
…) là một hình thức của khoản lợi đáng được hưởng nếu bên bị vi phạm chứng minh
được điều này, trong khi LTM 2005 chưa có quy định về loại thiệt hại này.

Pháp luật thương mại là để lập lại trật tự cho các quan hệ mua bán, bồi thường thiệt
hại cũng khơng nằm ngồi mục đích này. Thực tiễn tại Việt Nam chứng minh một số
trường hợp, bên bị vi phạm chấp nhận vi phạm hợp đồng để bồi thường bởi vì việc tuân
thủ hợp đồng sẽ gây tổn hại nhiều hơn việc vi phạm hợp đồng. Bên vi phạm có thể sử
dụng lý lẽ rằng quan trọng là hạn chế thiệt hại đến mức tối đa nhưng rõ ràng nguyên tắc
trung thực, thiện chí trong giao kết và thực hiện hợp đồng đã bị xâm phạm nghiêm trọng.
Mặt khác, việc hạn chế thiệt hại theo cách trên chỉ có lợi hơn cho bên vi phạm, cịn đối
với bên bị vi phạm thì hồn tồn khơng chắc chắn bởi như đã khẳng định, ngoài tổn hại
trực tiếp, thực tế từ hành vi vi phạm hợp đồng của bên kia cịn có những khoản lợi khó
xác định như uy tín của bên bị vi phạm và niềm tin của đối tác của bên này. Rõ ràng,
pháp luật Việt Nam chưa điều chỉnh toàn diện cho vấn đề này, điều đó đã để lại khoảng
trống cho các giao dịch ngày càng phức tạp mà rủi ro cho mỗi bên là tăng dần. Như vậy,
quy định nhìn nhận thiệt hại phi vật chất là một thiệt hại cần được bồi thường nếu có đầy
đủ các tính chất của một thiệt hại hay chứng minh được là một quy định phù hợp của Bộ
nguyên tắc UNIDROIT 2004.
Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại
Khi phát sinh sự kiện bồi thường thiệt hại, không chỉ bên vi phạm có nghĩa vụ bồi
thường mà bên bị vi phạm cũng có nghĩa vụ đối ứng là áp dụng các biện pháp hợp lý
13


trong khả năng để hạn chế đến mức tối thiểu thiệt hại. Điều 305 LTM 2005 thể hiện rõ:
“Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất
kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp
đồng gây ra; nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên
vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn
thất đáng lẽ có thể hạn chế được”. Biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất cũng là yêu cầu
đầu tiên được nhắc đến trong Công ước Viên 1980 và thể hiện rõ hơn tại Khoản 1 Điều
7.4.8 Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004: “Bên có nghĩa vụ khơng chịu trách nhiệm
đối với thiệt hại mà bên có quyền lẽ ra có thể hạn chế được bằng những biện pháp hợp

lý”. Mục đích của nghĩa vụ hạn chế thiệt hại là tránh để bên có quyền thụ động chờ đợi
được bồi thường thiệt hại mà họ có khả năng giảm thiểu hoặc tránh được. Với có thể
tránh được này, bên có quyền sẽ khơng được tính vào phạm vi bồi thường. Khi tiến hành
các biện pháp hợp lý sẽ làm phát sinh các chi phí liên quan việc cắt giảm bồi thường, bên
bị vi phạm được phép yêu cầu bên vi phạm hồn trả những chi phí hợp lý cho nghĩa vụ
hạn chế thiệt hại này theo Khoản 2 Điều 7.4.8 Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004: “Bên có
quyền có thể địi đền bù những chi phí hợp lý đã chi nhằm hạn chế thiệt hại”.
Trong thương mại, một số biện pháp hợp lý được sử dụng nhằm hạn chế thiệt hại
như (i) người bán bán hàng cho người khác và người mua mua hàng thay thế, (ii) ngừng
việc thực hiện nghĩa vụ của mình và yêu cầu đối tác đảm bảo bằng văn bản thực hiện
nghĩa vụ của họ nếu có cơ sở nghi ngờ họ sẽ khơng thực hiện nghĩa vụ khi hợp đồng hết
thời hạn, (iii) người mua tự mình sửa chữa khuyết tật kịp thời để hạn chế thiệt hại tối
thiểu.31 Theo đó, cả Cơng ước Viên 1980 và Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004 chọn biện
pháp sử dụng hợp đồng mua bán thay thế. Cụ thể, tại Điều 75 và Điều 76 Công ước Viên
1980 quy định hai phương pháp xác định thiệt hại trong hai trường hợp nhất định. Tại
Điều 75 Công ước Viên 1980, phương pháp cụ thể được sử dụng khi bên bị thiệt hại ký
kết được hợp đồng mua bán hàng hóa thay thế (người bán bán hàng hóa cho người khác,
người mua mua hàng khác để thay thế), lúc này phạm vi bồi thường là sự chênh lệch giá
giữa hợp đồng của các bên và giá của hợp đồng thay thế. Trong trường hợp này, hợp
đồng thay thế không được ký kết một cách tùy tiện mà phải hợp lý và phù hợp với thực
tiễn thương mại. Tại Điều 76 Công ước Viên 1980 sử dụng phương pháp trừu tượng khi
bên bị thiệt hại không ký kết được hợp đồng thay thế, lúc này phạm vi bồi thường là
chênh lệch giá giữa hợp đồng của các bên và giá thị trường tại thời điểm hủy hợp đồng.
Một điều lưu ý là nếu bên bị thiệt hại đã nhận hàng trước khi hủy hợp đồng thì phải áp
dụng giá tại thời điểm nhận hàng. Giá thị trường được áp dụng cũng phải là giá tham
chiếu hợp lý.
1.3.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại do hành
vi vi phạm hợp đồng
Không phải tất cả các thiệt hại đều được bồi thường mà chỉ những thiệt hại phát
sinh từ hành vi vi phạm hợp đồng một cách hợp lý và có cơ sở. Mối quan hệ giữa hành vi

vi phạm và thiệt hại xảy ra được cụ thể tại Khoản 3 Điều 303 LTM 2005. Theo đó, LTM
14


2005 yêu cầu thiệt hại “trực tiếp” từ hành vi vi phạm hợp đồng mới xem là chính đáng và
bên bị vi phạm mới được đền bù. Tính chất “trực tiếp” không được quy định cụ thể mà
được ngầm hiểu theo Điều 74 Công ước Viên 1980 và Khoản 1 Điều 7.4.2 Bộ nguyên tắc
UNIDROIT 2004. Thiệt hại gián tiếp sẽ khơng được xem là có tính xác thực theo Bộ
nguyên tắc UNIDROIT 2004 nên sẽ không được xem xét đền bù.
1.3.4. Yếu tố lỗi đối với bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
Lỗi được đánh giá dựa trên thái độ quan tâm, chu đáo của bên vi phạm hợp đồng
đối với việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng và thiệt hại đã gây ra cho bên bị vi phạm
do hành vi vi phạm hợp đồng.32
Nói đến bồi thường thiệt hại, ngay lập tức có thể hiểu yếu tố lỗi thuộc về bên vi vi
phạm hợp đồng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bên bị vi phạm đóng góp một phần
hoặc tồn bộ lỗi trong chính sự vi phạm của bên kia. Như vậy, sẽ không thực sự cơng
bằng nếu bên bị vi phạm được bồi thường tồn bộ thiệt hại khi thiệt hại xảy ra là do lỗi
của họ.
Đa số quan điểm về căn cứ phát sinh quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đều không
quy định yếu tố lỗi là bắt buộc. Vấn đề gây tranh cãi hiện nay là yếu tố lỗi không được
quy định là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được hiểu ngầm là do
“lỗi suy đoán” của bên vi phạm hay được hiểu là yếu tố không cần thiết trong trách
nhiệm bồi thường thiệt hại?
Quan điểm thứ nhất nhìn nhận rằng khơng có sự khác biệt nào giữa căn cứ phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại với tư cách là chế tài trong hoạt động thương mại và căn
cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại với tư cách là trách nhiệm theo Luật dân sự.
Vì vậy, đã khơng có sự khác biệt mà căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong Luật dân sự hội đủ bốn yếu tố, trong đó có yếu tố lỗi thì căn cứ phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong thương mại cũng bao gồm lỗi. Việc không nêu tên lỗi
vào yếu tố bắt buộc là do khi một bên vi phạm hợp đồng đã được suy đốn là có lỗi, tức

“lỗi suy đốn”.
Quan điểm thứ hai có cách nhìn nhận khác hồn tồn và cho rằng lỗi không là yếu
tố bắt buộc như một căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Một số lập luận
cho quan điểm này như sau: (i) Điều 303 LTM 2005 quy định rõ ba yếu tố làm phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mà không nêu yếu tố lỗi; (ii) Việc lược
bỏ yếu tố lỗi không được xem là lỗi biên tập do sau khi dự thảo đã được các chuyên gia
pháp lý bàn bạc và tranh luận nhưng yếu tố lỗi vẫn không được thừa nhận đưa vào luật;
(iii) xuất phát từ việc nghiên cứu lịch sử lập pháp cho thấy Pháp lệnh HĐKT 1989
không quy định về yếu tố lỗi, cho đến LTM 1997 đề cập lỗi là yếu tố bắt buộc, và sau đó
LTM 2005 bỏ đi yếu tố này. Sự thay đổi trên là một quá trình nhận thức, tư duy pháp luật
nghiêm túc và cập nhật các quan điểm lập pháp tiến bộ từ các quốc gia trên thế giới cũng
như các văn bản điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế như Cơng ước Viên
1980 và Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004; (iv) nếu nhận thức LTM 2005 khơng có gì
khác so với BLDS 2015 thì quy định tại Điều 303 LTM 2005 về ba căn cứ phát sinh trách
15


nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng trở nên vô nghĩa. Lẽ đương nhiên rằng BLDS
2015 sẽ được áp dụng theo nguyên tắc luật riêng (LTM 2005) không quy định thì luật
chung (BLDS 2015) được áp dụng33.
Có thể thấy, hai quan điểm trên đều đưa ra được lý lẽ riêng nhưng quan điểm thứ
hai lại thuyết phục và phù hợp hơn.Việc xác định yếu tố lỗi có phải là một trong các căn
cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng với hoạt động thương
mại là vô cùng quan trọng. Trong các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
quy định tại Điểm b, c, d Khoản 1 Điều 294 LTM 2005 được đánh giá rằng bên vi phạm
khơng có lỗi. Điển hình là trường hợp vi phạm hợp đồng của một bên thứ ba khiến cho
bên có nghĩa vụ khơng thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ với bên có quyền,
trường hợp như vậy, bên vi phạm phải được xem là khơng có lỗi và khơng chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại. Ví dụ: Trong ủy thác mua bán hàng hóa, bên A (bên nhận ủy
thác) sẽ khơng chịu trách nhiệm với B (người mua) về việc chậm giao hàng do bên C

(bên ủy thác) giao chậm hàng cho A khiến A khơng thể hồn thành nghĩa vụ của A với B.
Điều này một lần nữa minh chứng rằng yếu tố lỗi không là căn cứ bắt buộc phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
Tuy nhiên, việc loại trừ hoàn toàn yếu tố lỗi là khơng hợp lý. Bởi vì, trong các
trường hợp miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng tại Khoản 1
Điều 194 LTM 2005, lỗi đóng vai trò quan trọng nhằm xem xét và giới hạn mức độ trách
nhiệm của các bên trong hợp đồng.34
1.4. CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HĨA
Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên một khi được giao kết hoàn tất, các bên
sẽ bị ràng buộc quyền và nghĩa vụ. Có nghĩa là một bên khi vi phạm hợp đồng sẽ có
nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm. Tuy nhiên, lẽ công bằng cho phép bên
vi phạm đưa ra các bằng chứng chính đáng chứng minh sự vi phạm của bên này cần được
pháp luật bảo vệ. Với ý nghĩa này, Khoản 1 Điều 294 LTM 2005 quy định bốn trường
hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng: (i) Xảy ra trường hợp
miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; (ii) Xảy ra sự kiện bất khả kháng; (iii) Hành
vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; (iv) Hành vi vi phạm của một bên
do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không
thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
1.4.1. Trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo
thỏa thuận
Quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 294 LTM 2005 thể hiện nguyên tắc tự do hợp
đồng. Các bên trong hợp đồng được quyền thỏa thuận các trường hợp miễn trách nhiệm
khi một bên có hành vi vi phạm hợp đồng, điều này là hồn tồn phù hợp bởi khơng ai
khác ngoài các bên trong hợp đồng hiểu rõ giao dịch mua bán mà họ đang tham gia.
Thỏa thuận giữa các bên về trường hợp miễn trách nhiệm có thể được xác lập với tư
cách là một nội dung của hợp đồng tại thời điểm giao kết hoặc với tư cách là văn bản
16



khơng tách rời hợp đồng (ví dụ: phụ lục hợp đồng). Khi được xác lập với tư cách là văn
bản không tách rời hợp đồng, cần chú ý các thỏa thuận khác trong hợp đồng có nội dung
loại trừ hoặc bác bỏ hiệu lực của phụ lục hoặc mâu thuân với nội dung của thỏa thuận
miễn trừ đã lập tại phụ lục.
Hình thức của thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại thể hiện tính
hiệu quả của hợp đồng mua bán hàng hóa. Tùy thuộc vào giao dịch mà thỏa thuận giữa
các bên về trường hợp miễn trừ bồi thường thiệt hại được thể hiện bằng hình thức phù
hợp: bằng văn bản, bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể. Nếu thỏa thuận miễn trừ bồi thường
thiệt hại trước đó thể hiện bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể thì vấn đề quan trọng cần lưu
ý là bất kỳ thỏa thuận nào có nội dung yêu cầu sau đó cần lập thỏa thuận miễn trừ thành
văn bản, có xác nhận của hai bên mới có hiệu lực thì các bên nên tuân thủ, do nội dung
này sẽ ảnh hưởng đến giá trị hiệu lực của thỏa thuận miễn trừ và gián tiếp tác động đến
quyền lợi của các bên khi tranh chấp phát sinh.
Quy định pháp luật ln cố gắng tạo khơng gian thơng thống cho các bên khi tham
gia hợp đồng. Nhưng để hợp đồng mua bán hàng hóa thực sự đạt được thỏa mãn và an
toàn tối đa, các bên khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa nên chủ động lập thỏa thuận
miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại thành văn bản, có ký xác nhận của các bên
tham gia trong hợp đồng. Điều này giúp tránh được các khó khăn về thời gian và công
sức khi tranh chấp phát sinh mà việc chứng minh sự tồn tại của thỏa thuận miễn trừ trách
nhiệm bồi thường thiệt hại bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể là không đơn giản.
1.4.2. Trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng do sự
kiện bất khả kháng
Theo Điểm b Khoản 1 Điều 294 LTM 2005 và Khoản 1 Điều 156 BLDS 2015, bên
vi phạm nghĩa vụ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự kiện bất khả
kháng. Việc miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng là do luật định – Pháp luật sẽ đưa
ra các quy định điều chỉnh vấn đề này.
Khái niệm bất khả kháng
LTM 2005 khơng giải thích về sự kiện bất khả kháng mà sự kiện bất khả kháng
được điều chỉnh tại Khoản 1 Điều 156 BLDS 2015: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện
xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được

mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Theo quy định của
BLDS 2015, để được xem là một sự kiện bất khả kháng thì sự kiện đó phải:
Thứ nhất, là sự kiện khách quan. Sự kiện khách quan là một sự kiện nằm ngoài
phạm vi kiểm sốt của bên có nghĩa vụ trong hợp đồng. Sự mất khả năng kiểm sốt này
có thể bắt nguồn từ một sự kiện tự nhiên (bão, lụt, động đất, sóng thần, núi lửa,…) hay
một sự kiện chính trị, xã hội (chiến tranh, xung đột vũ trang, lạo loạn, nội chiến, đình
cơng,…) mà những sự kiện này xảy ra một cách khách quan.
Thứ hai, là sự kiện không lường trước được. Tính khơng thể lường trước được của
sự kiện bất khả kháng được xem xét và đánh giá tại thời điểm giao kết hợp đồng hoặc
trong quá trình giao kết hợp đồng đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm. Việc
17


lường trước một sự kiện không được yêu cầu vượt quá khả năng của các bên trong hợp
đồng.
Thứ ba, hậu quả của sự kiện bất khả kháng xảy ra là không thể khắc phục được dù
bên vi phạm đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép. Điều kiện này
gồm hai nội dung: (i) bên vi phạm đã áp dụng biện pháp cần thiết bằng tất cả khả năng
cho phép của mình chưa và (ii) hậu quả này có khắc phục được khi bên vi phạm áp dụng
biện pháp cần thiết. Giả định rằng, bên vi phạm thấy rằng dù bên này có áp dụng các biện
pháp cần thiết thì hậu quả vẫn khơng khắc phục được nên đã khơng hành động thì liệu bị
xem là vi phạm điều kiện của sự kiện bất khả kháng hay không? Thực chất, nội dung thứ
hai – tức, không thể khắc phục hậu quả mới là tiên quyết trong điều kiện thứ ba này. Việc
yêu cầu bên vi phạm áp dụng các biện pháp cần thiết chỉ nhằm chứng minh chắc chắn
hậu quả xảy ra là không khắc phục được vì nếu khắc phục được khi áp dụng các biện
pháp cần thiết thì đó khơng là sự kiện bất khả kháng. Mặt khác, xét yêu cầu áp dụng các
biện pháp cần thiết để khắc phục hậu quả thể hiện tinh thần thiện chí của bên vi phạm
trong nỗ lực chủ động giảm thiểu thiệt hại cho bên bị vi phạm.
Các tiêu chí đánh giá này cũng được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 79 Công ước Viên
1980: “Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện một nghĩa vụ bất kỳ của

họ nếu bên này chứng minh được rằng việc khơng thực hiện đó là do một trở ngại khách
quan ngồi tầm kiểm sốt của họ và một cách hợp lý bên này không thể bị yêu cầu phải
tính đến trở ngại đó vào thời điểm giao kết hợp đồng hoặc là phải tránh hay khắc phục
các hậu quả của trở ngại đó”35, và Khoản 1 Điều 7.1.7 Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004
cũng có nội dung tương tự.
Như vậy, chỉ khi nào một sự kiện đáp ứng cả ba điều kiện là có “tính khách quan”,
“khơng thể lường trước được” và “không thể khắc phục hậu quả” khi đã áp dụng các biện
pháp cần thiết thì bên vi phạm mới được sử dụng làm căn cứ miễn trách nhiệm bồi
thường thiệt hại.
1.4.3. Trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng do lỗi
của bên bị vi phạm
Như đã phân tích, yếu tố lỗi khơng là căn cứ bắt buộc phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại nhưng lại đóng vai trị quan trọng khi được Điểm c Khoản 1 Điều 294
LTM 2005 quy định là một trong những trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt
hại cho bên vi phạm hợp đồng.
Trường hợp miễn trừ này, hành vi có lỗi của bên bị vi phạm là cơ sở miễn trách
nhiệm bồi thường cho bên vi phạm, hành vi có lỗi có thể dưới dạng hành động hoặc
khơng hành động. Ví dụ: A (mua) và B (bán) giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là
động sản hình thành trong tương lai, A (bên bị vi phạm) khơng thanh tốn tiền đúng hạn
để B (bên vi phạm) sử dụng tiền mua nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất hàng hóa đó, dẫn
đến B giao chậm hàng cho A. Rõ ràng, B đã vi phạm hợp đồng do giao chậm hàng nhưng
hành vi vi phạm của B là do A vi phạm trước đó nên A có lỗi. Tuy nhiên, trường hợp
hành vi vi phạm của bên vị vi phạm nếu thuộc các ba trường hợp miễn trừ khác (do thỏa
18


thuận đôi bên, do sự kiện bất khả kháng hoặc do tuân theo quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền) thì bên bị vi phạm khơng bị xem là có lỗi. Như vậy, bên vi phạm
khơng được xem xét miễn trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
1.4.4. Trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng do thực

hiện quyết định của cơ quan nhà nước
Miễn trách nhiệm do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 294LTM 2005. Đây cũng có thể được xem là
một sự kiện bất khả kháng nhưng do tính đặc thù nên được tách riêng và độc lập với
trường hợp bất khả kháng. Tính đặc thù này thể hiện bằng việc khi đã có quyết định của
cơ quan nhà nước, bên có nghĩa vụ sẽ phải tuân thủ mà khơng cần xem xét tính hợp pháp
của quyết định đó (trừ khi tính bất hợp pháp của quyết định này được công nhận rõ ràng
và rộng rãi).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Khi kinh tế Việt Nam đang phát triển theo hướng thị trường định hướng Xã Hội
Chủ Nghĩa cùng với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế Việt Nam cũng đang
phát triển mạnh mẽ. Từ các giao dịch thương mại đơn giản, nhỏ lẻ cho ra đời các hợp
đồng giao dịch thương mại xuất nhập khẩu có giá trị lớn. khi một hợp đồng được xác lập
và có hiệu lực thì quyền và nghĩa vụ của mỗi bên luôn được Nhà nước thừa nhận và bảo
vệ. việc không thực hiện các nghĩa vụ của mỗi bên sẽ làm ảnh hưởng đến quyền của bên
đối tác. Các hợp đồng thương mại nếu chỉ dựa vào sự tin tưởng lẫn nhau mà khơng có
chế tài ràng buộc sẽ phát sinh mâu thuẫn và nảy sinh nhiều vấn đề pháp lý liên quan. Vì
vậy, cần có chế tài áp dụng cho các bên có hành vi vi phạm hợp đồng. Trong chương này,
các vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán hàng hóa và chế tài vi phạm và chế tài bồi
thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa đã được thể hiện rõ. Những lý
luận trên tạo cơ sở và tiền đề để nghiên cứu tiếp tục về thực tiễn áp dụng và các kiến nghị
nhằm áp dụng hoàn thiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng

19


×