Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Pháp luật hình sự về tội trộm cắp tài sản thực tiễn trên địa bàn thành phố kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 42 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

LÊ KHẮC ANH ĐẠO

ĐỀ TÀI THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI TRỘM
CẮP TÀI SẢN – THỰC TIỄN TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ KON TUM

Kon Tum, tháng 6 năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

ĐỀ TÀI THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI TRỘM
CẮP TÀI SẢN – THỰC TIỄN TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ KON TUM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN THỊ TRÚC PHƯƠNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN

: LÊ KHẮC ANH ĐẠO

LỚP

: K915LK1



MSSV

: 15152380107010

Kon Tum, tháng 6 năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Qua 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Phân Hiệu Đại Học Đà Nẵng Tại Kon
Tum, được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy (cô) ở
Khoa Sư Phạm Và Dự Đại Học đã truyền đạt cho em những kiến thức về lý thuyết và
thực hành trong suốt thời gian học ở trường. Và trong thời gian thực tập tại Tòa Án Nhân
Dân Thành Phố Kon Tum, em đã có cơ hội áp dụng những kiến thức học ở trường vào
thực tế ở đơn vị Tòa án, đồng thời học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế tại Tòa Án.
Cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hồn thành đề tài tốt nghiệp của mình.
Từ những kết quả đạt được này, em xin chân thành cám ơn:
- Quý thầy cô trường Phân Hiệu Đại Học Đà Nẵng Tại Kon Tum đã truyền đạt cho
em những kiến thức bổ ích trong thời gian qua. Đặc biệt, là cơ Ths Nguyễn Thị Trúc
Phương đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp này.
- Cán bộ hướng dẫn cùng tồn thể cơ chú, anh chị Tòa Án Nhân Dân Thành Phố
Kon Tum đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập tại đơn vị. Do
kiến thức còn hạn hẹp nên khơng tránh khỏi những thiếu sót trong cách hiểu, lỗi trình
bày. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô để báo cáo tốt nghiệp đạt được
kết quả tốt hơn. Em xin chân thành cám ơn!


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................ iv

LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết.................................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 3
5. Kết cấu đề tài .................................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ KON TUM .. 4
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM ................................................................ 4
1.1.1. Khái quát về tỉnh Kon tum ................................................................................... 4
1.1.2. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Tòa án nhân dân ..................... 4
1.2. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỊA ÁN
NHÂN DÂN THÀNH PHỐ KON TUM .......................................................................... 5
1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Tòa án nhân dân thành phố Kon Tum .................... 6
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân thành phố Kon Tum .................................. 7
KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................................................... 7
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN ............................................................ 9
2.1. KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI TRỘM CẮP TÀI
SẢN...................................................................................................................................... 9
2.1.1. Khái niệm tội trộm cắp tài sản ............................................................................... 9
2.1.2. Dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản ........................................................... 10
2.2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỘI TRỘM
CẮP TÀI SẢN .................................................................................................................. 12
2.2.1. Lược sử phát triển những quy định của pháp luật Việt Nam về tội trộm cắp tài
sản ...................................................................................................................................... 12
2.2.2. Phân biệt tội trộm cắp tài sản với một số tội chiếm đoạt tài sản khác ................ 20
KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................................................. 22
CHƯƠNG 3:THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

KON TUM, TỈNH KON TUM – MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN ............................................................................................................................... 23
3.1. THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI
SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM ....................... 23
3.1.1. Thực trạng thực hiện pháp luật hình sự về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành
phố Kon Tum,tỉnh Kon Tum ............................................................................................. 23
i


3.1.2. Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành
phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum ............................................................................................ 24
3.1.3. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại hạn chế trong quá trình thực hiện pháp luật
về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum ......................... 26
3.2. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM ............................................ 29
3.2.1. Biện pháp về kinh tế ............................................................................................ 29
3.2.2. Các biện pháp về xã hội....................................................................................... 29
3.2.3. Các biện pháp về tổ chức và quản lý xã hội ........................................................ 29
3.2.4. Nâng cao trình độ, chun mơn nghiệp vụ cho cơ quan Cơng an ....................... 30
3.2.5. Nâng cao vai trò của quần chúng nhân dân trên địa bàn ..................................... 30
KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................................................. 30
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 32
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

NGHĨA CỦA TỪ VIẾT TẮT
Bộ luật hình sự
Trộm cắp tài sản
Tội trộm cắp tài sản
Cấu thành tội phạm
Hội đồng thẩm phán
Quyết định hình phạt
Tiến hành tố tụng
Trách nhiệm hình sự
Tịa án nhân dân
Tịa án nhân dân tối cao
Viện kiểm sát nhân dân

TỪ VIẾT TẮT
BLHS
TCTS
TTCTS
CTTP

HĐTP
QĐHP
THTT
TNHS
TAND
TANDTC
VKSND

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Bảng 3.1
Bảng 3.2

Tên bảng
Cơ cấu các vụ tội phạm đã đưa ra xét xử giai đoạn
2014 - 2018
Cơ cấu các vụ án trộm cắp đã được đưa ra xét xử giai đoạn 2014 –
2018

iv

Trang
23
24


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết
Nhìn lại sau ba mươi năm đổi mới kể từ năm 1986, đất nước ta do Đảng lãnh đạo đã
đạt được những thành quả to lớn, toàn diện trên tất các các mặt của đời sống xã hội. Cùng
với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, Đảng ta chủ trương giải quyết tốt
các vấn đề xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, tạo tiền đề vững chắc cho
sự nghiệp phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh những thành tựu
to lớn mà chúng ta đã đạt được, vẫn còn những khuyết điểm, yếu kém và khơng ít vấn đề
bức xúc nảy sinh chưa được giải quyết đó là sự tha hóa, biến chất về đạo đức, lối sống
thực dụng và hưởng thụ của một bộ phận con người trong xã hội làm phát sinh tệ nạn xã
hội, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Đặc biệt là tình
hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp, tính chất, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo
quyệt, nhiều vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng.
Kon Tum là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Kon Tum, nằm ở vùng địa hình lịng chảo
phía nam của tỉnh này. Thành phố có hai trục huyết mạch kết nối vùng miền là Quốc lộ
14 đường Phan Đình Phùng đi các tỉnh Bắc - Nam, và quốc lộ 24 đường Duy Tân đi tỉnh
Quảng Ngãi cũng như duyên hải Nam Trung Bộ. Ngồi ra, thành phố cịn có tỉnh lộ
đường 675 đường Nguyễn Hữu Thọ kết nối huyện Sa Thầy, đường 671 đi xã Đăk Cấm và
huyện Đắk Hà. Tồn thành phố có 21 đơn vị hành chính gồm 10 phường và 11 xã. Tính
đến năm 2013 dân số của thành phố trên 15 vạn người gồm 20 dân tộc cùng sinh sống.
Kon tum có vị trí địa lý chiến lược rất quan trọng là nơi giao lưu văn hóa - kinh tế chính trị của 3 nước Đơng Dương đó là: Việt Nam, Lào và Campuchia. Mặc dù có nhiều
thuận lợi về điều kiện kinh tế - xã hội cũng như hạ tầng kỹ thuật, đang trên đà phát triển
của thành phố Kon Tum, tuy nhiên đây cũng là điều kiện để tình hình an ninh chính trị,
trật tự, an tồn xã hội có những diễn biến phức tạp cả về tính chất và mức độ, được thể
hiện ở tình hình tội phạm, trong đó có tình hình tội trộm cắp tài sản nói riêng và nhóm
các tội xâm phạm sở hữu nói chung. Theo con số thống kê những vụ án đã xét xử của
Tòa án nhân dân thành phố Kon Tum trong 5 năm qua (từ năm 2014 - 2018) tại thành
phố Kon Tum đã xảy ra 1.062 vụ phạm pháp hình sự với 2.500 bị cáo, trung bình mỗi
năm xảy ra 212,4 vụ với 500 bị cáo. Trong đó, nhóm các tội xâm phạm sở hữu chiếm
41,4% về số vụ (440 vụ) và 28,1% về số bị cáo (703 bị cáo). Đáng chú ý là tội trộm cắp
tài sản chiếm 20,2% về số vụ (215 vụ) và 12,76% về số bị cáo (319 bị cáo) trên số vụ và

bị cáo phạm tội nói chung trên địa bàn thành phố.
Thực tiễn công tác đấu tranh, phòng chống và xử lý tội phạm cho thấy, nhờ sự phối
hợp chặt chẽ của các cơ quan tiến hành tố tụng, chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét
xử ngày càng được nâng cao. Số vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Kon Tum đã
được phát hiện chiếm tỷ lệ cao và được đưa ra xét xử nghiêm minh trước pháp luật. Song
bên cạnh đó, cơng tác phịng ngừa và đấu tranh chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa
bàn thành phố Kon Tum vẫn cịn nhiều hạn chế. Ngun nhân chính là do ý thức tự bảo
vệ tài sản của mình và tham gia bảo vệ tài sản của người khác trong quần chúng nhân dân
1


còn chưa cao, các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa đánh giá hết tính chất, mức độ nguy
hiểm của hành vi phạm tội, việc áp dụng một số quy định của pháp luật còn chưa thống
nhất; các cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế mặc dù có điều kiện về kinh tế nhưng công tác
bảo vệ tài sản cịn nhiều hạn chế, mất cảnh giác, khơng quan tâm trang bị các phương tiện
khoa học kỹ thuật để phục vụ cho việc phòng ngừa và chống tội phạm, số đối tượng bị
phạt tù sau khi chấp hành xong hình phạt tù để tái hòa nhập cộng đồng còn chưa được
quản lý chặt chẽ, chưa được tạo điều kiện để họ tái hòa nhập cộng đồng và chưa được tạo
điều kiện về cơng ăn việc làm, do đó số đối tượng này khơng có việc làm cịn nhiều nên
tỷ lệ tái phạm cịn cao. Chính vì vậy tác giả chọn đề tài “Pháp luật hình sự về tội trộm
cắp tài sản – Thực tiễn trên địa bàn thành phố Kon Tum”làm chuyên đề thực tập với
mong muốn trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn xử lý loại tội này sẽ góp phần nâng
cao chất lượng và hiệu quả của cơng tác đấu tranh phịng ngừa và chống tội trộm cắp tài
sản tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm làm rõ các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo
Điều 173 BLHS năm 2015, đánh giá thực trạng, nguyên nhân và điều kiện phạm tội trộm
cắp tài sản trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum trong thời gian qua, từ đó đề
ra một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tội trộm cắp tài
sản.

Để đạt được mục đích nêu trên, tơi làm rõ các vấn đề sau:
- Làm rõ các dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản – BLHS 2015.
- Phân tích các hình thức trách nhiệm pháp lý đối với tội trộm cắp tài sản.
- Đánh giá thực trạng về tình hình tội trộm cắp tài sản trong những năm gần đây.
Tìm ra những thủ đoạn phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và hậu quả của tội phạm đó.
- Đề xuất những kiến nghị và các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật về tội trộm cắp tài sản.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, phân tích các dấu hiệu pháp lý, quy
định pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội trộm cắp tài sản. Nghiên cứu, phân tích
tình hình và diễn biến của tội phạm trên địa bàn thành phố Kon tum, chỉ ra những điểm
thành công cũng như thiếu sót trong việc đấu tranh phịng chống tội phạm này trên địa
bàn. Từ đó tìm ra ngun nhân và đưa ra các giải pháp kiến nghị để góp phần nâng cao
hiệu quả thực hiện pháp luật về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Kon tum, tỉnh
Kon Tum.

2


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu quy định pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội
trộm cắp tài sản và diễn biến tội phạm trên địa bàn thành phố Kon Tum giai đoạn 2014 2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn góp phần tích cực làm phong
phú thêm lý luận và cơ sở thực tiễn trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội tội trộm
cắp tài sản trên địa bàn thành phố Kon Tum.
Để giải quyết những vấn đề đặt ra, đề tài sửa dụng các phương pháp nghiên cứu cụ
thể: Phân tích, tổng hợp, nghiên cứu so sánh, thống kê, nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp phân tích và so sánh, phân tích các quy định pháp luật hiện hành.

Phương pháp thống kê các số liệu của kết quả tổng kết hàng năm trong các báo cáo
của ngành TAND và VKSND thành phố Kon tum
Phương pháp phân tích tổng hợp: Trong q trình thực hiện đề tài, tác giả đã khái
quát lại tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Kon Tum, nguyên nhân, các giải
pháp... Qua đó, nghiên cứu các tài liệu trên sách báo, giáo trình luật, tạp trí luật học,
internet…
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
5. Kết cấu đề tài
Đề tài bao gồm: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội
dung của đề tài được chia làm 03 chương:
Chương 1: Tổng quan về đơn vị thực tập
Chương 2: Những vấn đề lý luận và pháp luật về tội trộm cắp tài sản theo pháp luật
hình sự Việt Nam.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội
trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum – một số giải pháp và
kiến nghị hoàn thiện.

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ KON TUM
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM
1.1.1. Khái quát về tỉnh Kon tum
Kon Tum là tỉnh miền núi vùng cao Nam Trung Bộ, phía Tây giáp nước Cộng hoà
Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia, với chiều dài biên giới khoảng 260
km, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam; phía Đơng giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Nam giáp
tỉnh Gia Lai; có đường QL14 nối với các tỉnh Tây Nguyên và Quảng Nam, đường 40 đi
Attapeu (Lào). Nằm ở ngã ba Đơng Dương, Kon Tum có điều kiện hình thành các cửa

khẩu, mở rộng hợp tác quốc tế về phía Tây. Ngồi ra, Kon Tum có vị trí chiến lược hết
sức quan trọng về quốc phịng, bảo vệ môi trường sinh thái. Kon Tum là đầu mối giao
lưu kinh tế của cả vùng duyên hải miền Trung và cả nước.
Kon Tum có tiềm năng về thuỷ điện vào loại lớn nhất cả nước (2.790 MW). Ngồi
các cơng trình thuỷ điện đã và đang xây dựng. Kon Tum cịn có thể xây dựng các cơng
trình thuỷ điện vừa và nhỏ. Hiện nay, có rất nhiều nhà đầu tư đang điều tra, khảo sát các
cơng trình thuỷ điện trên địa bàn. Với việc đầu tư các cơng trình thuỷ điện hiện nay, trong
tương lai, Kon Tum có thể sẽ là một trung tâm điều phối nguồn điện quan trọng của cả
nước thơng qua đường dây 500 KV.
Bên cạnh đó, Kon Tum có diện tích nơng nghiệp và có khả năng nơng - lâm nghiệp
bình qn vào loại cao so với cả nước, đất đai địa hình sinh thái đa dạng, có khả năng
hình thành vùng chun canh cây cơng nghiệp rộng lớn, nhất là cây nguyên liệu giấy…
Kon Tum cịn là nơi có nhiều cảnh quan thiên nhiên mang nét nguyên sơ, các khu
rừng nguyên sinh, di tích đường mịn Hồ Chí Minh, di tích lịch sử chiến thắng Đắk Tô –
Tân Cảnh, ngục Kon Tum, ngục Đắk Glei,… đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du
lịch.
1.1.2. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Tòa án nhân dân
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới đối với
đất nước - kỷ nguyên của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Ngay từ những ngày đầu
giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã khẩn trương xây dựng bộ máy nhà
nước, trong đó có hệ thống Tòa án nhằm trấn áp các phần tử phản cách mạng, bảo vệ
chính quyền nhân dân mới được thành lập.
Ngày 13/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 33/SL thiết lập các Tòa án quân
sự, đánh dấu sự ra đời của ngành Tòa án Việt Nam. Theo quy định của sắc lệnh này, trên
toàn lãnh thổ Việt Nam đã thiết lập các Tòa án quân sự với nhiệm vụ “Xét xử tất cả các
người nào phạm vào một việc gì có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa”.
Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua các giai đoạn
lịch sử, cùng với sự hoàn thiện của bộ máy nhà nước, trong đó có ngành Tịa án nhân
dân, ngày 24/1/1946, Chủ tịch chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã

4


ban hành sắc lệnh số 13 về tổ chức các Tòa án và các ngạch Thẩm phán. Đây là sắc lệnh
đầu tiên quy định đầy đủ về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp, việc xử phạt vi cảnh ở
cơ sở cũng như tổ chức các Tòa án và quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của các
ngạch Thẩm phán… Trong thời gian từ năm 1946 đến năm 1954, để đáp ứng yêu cầu của
nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn này, hệ thống các Tòa án còn bao gồm các Tòa án
binh, được thành lập theo Sắc lệnh số 163 ngày 23/6/1946 và Tòa án nhân dân đặc biệt ở
những nơi cải cách ruộng đất được thành lập theo Sắc lệnh số 150 ngày 12/4/1953.
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 1959, ngày 14/7/1960, Quốc hội đã thơng
qua Luật Tổ chức Tịa án nhân dân, quy định hệ thống các Tòa án được tổ chức từ Trung
ương đến địa phương. Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất (năm 1975), các Tòa án
trong cả nước được tổ chức và hoạt động theo Luật tổ chức Tòa án năm 1960. Từ đó đến
nay, Luật Tổ chức Tịa án nhân dân đã qua 3 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1981,
1993 và 2002...
Qua các thời kỳ cách mạng, ngành Tịa án nhân dân khơng ngừng lớn mạnh về mọi
mặt, hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử, góp phần đáng kể vào cơng cuộc đấu tranh
giành độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước.
Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có các Tịa án sau đây:
1. Tịa án nhân dân tối cao;
2. Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
3. Các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
4. Các Tòa án qn sự;
5. Các Tịa án khác do luật định.
Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Tòa án đặc biệt.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỊA ÁN
NHÂN DÂN THÀNH PHỐ KON TUM
Tòa án nhân dân thành phố Kon Tum là một Tòa án nhân dân cấp huyện, xưa kia là
Tòa án nhân dân thành phố Gia Lai – Kon Tum có trụ sở tại thành phố Pleiku – tỉnh Gia

Lai. Sau đó, năm 1991 tách riêng ra thành Tịa án nhân nhân thị xã Kon Tum. Đến năm
2009 Kon Tum chính thức lên thành phố, Tịa án nhân dân thị xã Kon Tum được đổi tên
thành Tòa án nhân dân thành phố Kon Tum. Trước kia Tòa án nhân dân thành phố Kon
Tum đặt trụ sở tại số 72B Bà Triệu, Phường Thắng Lợi, Thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon
Tum , đến năm 2010 Tòa án nhân dân thành phố Kon Tum đặt trụ sở tại số 44, Bà Triệu,
Thành Phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum.
Trong công tác tổ chức cán bộ, Tòa án nhân dân thành phố Kon Tum khơng ngừng
củng cố bộ máy bố trí cán bộ quản lý, đào tạo chính trị, chun mơn nghiệp vụ, nhằm xây
dựng người cán bộ làm công tác pháp luật phải "vừa hồng vừa chuyên". Đến nay, lực
lượng thẩm phán, thư ký tồn ngành đều đạt trình độ cử nhân luật, có nhiều đồng chí đã
học xong cao học luật. Đội ngũ thẩm phán toàn ngành đều kinh qua lớp chính trị cao cấp,
có một số thẩm phán học xong cử nhân chính trị hoặc cử nhân chuyên ngành.
5


Kế thừa và phát huy những thành quả và kinh nghiệm hoạt động của Tòa án trong
cách mạng dân tộc, dân chủ, nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự giám sát thường
xuyên của Quốc hội, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể, tổ
chức xã hội ở Trung ương và địa phương, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, ngành Tịa
án đã không ngừng phấn đấu và trưởng thành trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội, phục vụ nhiệm vụ phát triển
kinh tế- xã hội và bảo đảm các quyền dân chủ của nhân dân. Để giữ vững những thành
quả mà các đồng chí lãnh đạo ngành đã dày côngxây dựng. Trong thời gian tới ngành Tòa
án nhân dân thành phố Kon Tum tiếp tục phấn đấu xây dựng ngành ngày càng vững
mạnh, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị trọng tâm mà Đảng và Nhà nước đã giao
cho.
Tòa án nhân dân thành phố Kon Tum
+ Địa chỉ: số 44, Bà Triệu, Thành Phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum
+ Điện thoại: 0260. 3862415
Đặc điểm của Tòa án nhân dân thành phố Kon Tum:

Tòa án nhân dân thành phố Kon Tum là một Tòa án nhân dân cấp huyện, được
thành lập 1960 và đi vào hoạt động cho đến nay. Tòa án nhân dân thành phố Kon Tum có
chức năng thực hành quyền xét xử các vụ án tại địa phương mình.
Tịa án nhân dân thành phố Kon Tum là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử sơ
thẩm các vụ án tại địa bàn khu vực Thành phố.
Từ những ngày đầu với trụ sở làm việc còn đơn giản, nghèo nàn với những khó
khăn về cơ sở vật chất, đời sống tinh thần của cán bộ và nhân dân còn nhiều gian khổ...
Đội ngũ cán bộ, thẩm phán và thư ký của Tòa án nhân dân thành phố Kon tum đã từng
bước nêu cao tinh thần, khắc phục những khó khăn, ra sức thi đua phấn đấu hoàn thành
tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng và ngành kiểm sát giao. Đến nay, Tòa án nhân dân thành phố
Kon Tum ngày càng được xây dựng khang trang, đầy đủ tiện nghi về cơ sở hạ tầng, và
ngày một vững mạnh về đội ngũ cán bộ. Tịa án nhân dân thành phố Kon Tum ln qn
triệt, thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, thực hiện tốt
chức năng nhiệm vụ của mình. Chất lượng của đội ngũ cán bộ của đơn vị ngày càng được
nâng cao. Công tác thực hiện quyền xét xử trong hoạt động tư pháp ngày càng đạt hiệu
quả cao.
1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Tòa án nhân dân thành phố Kon Tum
a. Chức năng của Tòa án nhân dân thành phố Kon Tum
Tịa án có chức năng xét xử, giải quyết các vụ việc và những nhiệm vụ khác theo
quy định của pháp luật.Các Tòa án nhân dân địa phương thực hiện quyền xét xử và các
hoạt động tư pháp ở địa phương mình. Theo đó, Tòa án nhân dân thành phố Kon Tum
thực hiện quyền xét xử và các hoạt động tư pháp khác trên địa bàn Thành phố Kon Tum.
Trong phạm vi chức năng của mình, Tịa án nhân dân có nhiệm vụ góp phần bảo vệ
pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân
dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do,
6


danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp

luật.
b. Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân thành phố Kon Tum
1. Thực hiện nhiệm vụ xét xử, giải quyết các vụ việc và những nhiệm vụ khác theo
quy định của pháp luật.
2. Thực hiện quyền tư pháp, để nhằm thực hiện một số việc về hạn chế quyền nhân
thân của công dân như quyết định đưa công dân vào trường giáo dưỡng, quyết định về
bắt buộc chữa bệnh,… mà hiện nay các việc này do cơ quan hành chính thực hiện.
3. Tồ án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ
tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của cơng dân.
4. Bằng hoạt động của mình, Tồ án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ
quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những nguyên tắc của cuộc sống xã
hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Tịa án nhân dân có trách nhiệm
phối hợp với các cơ quan Viện kiểm sát, Công an, Thanh tra, Tư pháp, các cơ quan khác
của Nhà nước, ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các đơn
vị vũ trang nhân dân để phòng ngừa và chống tội phạm có hiệu quả, xử lý kịp thời,
nghiêm minh các loại tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; tuyên
truyền, giáo dục pháp luật, xây dựng pháp luật, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nghiên cứu tội
phạm và vi phạm pháp luật.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân thành phố Kon Tum
Được tổ chức thành các bộ phận:
- Bộ phận tiếp dân : 01 đồng chí ;
- Kế tốn: 01 kế tốn viên;
- Văn thư – lưu trữ: 02 đồng chí.
Biên chế đơn vị hiện có 20, bao gồm:
+ 09 Thẩm phán : trong đó có 03 lãnh đạo (một Chánh án và hai Phó Chánh án);
+ 08 Thư ký;
+ 03 Nhân viên nghiệp vụ khác : 01 Kế toán, 02 Văn thư – lưu trữ.
KẾT CHƯƠNG 1

Cơ cấu tổ chức, bộ máy của đơn vị tương đối ổn định, phù hợp. Đội ngũ cán bộ đạt
chất lượng, với những Thẩm phán và Thư ký dày dặn kinh nghiệm, tinh thần làm việc
nghiêm túc, trách nhiệm cao trong công việc, luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cơ sở
vật chất của Tòa án nhân dân thành phố Kon Tum tương đối tốt. Đơn vị có trang bị đầy
đủ các thiết bị phục vụ hoạt động của cơ quan và điều kiện làm việc của cán bộ như: bàn
làm việc, máy vi tính, máy in, máy photocopy, quạt. Đơn vị có sự sắp xếp, bố trí các
phịng làm việc phù hợp cho cán bộ trong đơn vị. Tòa án nhân dân thành phố Kon Tum
luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ như cử Thẩm phán đi học cao học,
7


thường xuyên rà soát nghiệp vụ của cán bộ để có biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ của đơn vị.
Đơn vị luôn cập nhật và năm bắt kịp thời các văn bản pháp luật, quán triệt đầy đủ và
thực hiện tốt các chủ trương, nghị quyết của Đảng và nhà nước. Tòa án nhân dân thành
phố Kon Tum luôn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, đáp ứng được yêu cầu
thực tiễn đấu tranh và phịng chống tội phạm trong thời kì phát triển của đất nước, phù
hợp với nhiệm vụ lâu dài và nhiệm vụ chiến lược của Đảng và Nhà nước đề ra.

8


CHƯƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
2.1. KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI TRỘM CẮP TÀI
SẢN
2.1.1. Khái niệm tội trộm cắp tài sản
Theo từ điển pháp luật hình sự định nghĩa tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút
chiếm đoạt tài sản đang có người khác quản lý.

Theo pháp luật hình sự hiện hành ở nước ta, khái niệm tội phạm được các nhà làm
luật ghi nhận trong Điều 8 BLHS Việt Nam năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau
đây gọi là BLHS năm 2015). Theo đó, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được
quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương
mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc
phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm
quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, xâm phạm những lĩnh vực khác
của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình
sự.
Trong BLHS Việt Nam, tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173, trong
chương XVI các tội xâm phạm sở hữu BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với
khách thể trực tiếp của tội phạm là quyền sở hữu tài sản của cá nhân, tổ chức. Là tội
phạm có bản chất là tội chiếm đoạt, tức là người có hành vi trộm cắp tài sản đã cố ý
chuyển dịch bất hợp pháp tài sản từ người có tài sản sang mình hoặc sang cho người khác
mà mình quan tâm đến. Thủ đoạn của việc chiếm đoạt đó là hành vi được thực hiện một
cách lén lút. Ngoài những dấu hiệu pháp lý chung của tội phạm thì tội trộm cắp tài sản
cịn có một số đặc điểm, dấu hiệu pháp lý riêng, vừa để xác định bản chất pháp lý cơ bản
của tội trộm cắp tài sản, vừa để phân biệt giữa tội trộm cắp tài sản với một số tội có tính
chất chiếm đoạt khác.
Căn cứ quy định của Điều 173 BLHS năm 2015 và trên cơ sở tổng kết các quan
điểm khác nhau trong khoa học luật hình sự, khái niệm tội trộm cắp tài sản được định
nghĩa như sau: “Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang do người
khác quản lý, được thực hiện bởi người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực
hiện một cách cố ý, xâm phạm quan hệ sở hữu tài sản của cơ quan, tổ chức hoặc cá
nhân”.
Đặc điểm riêng biệt mang tính đặc thù của tội trộm cắp tài sản là hành vi thực hiện
một cách lén lút, khơng có tính chất lén lút thì khơng phải là trộm cắp tài sản. Các nghiên
cứu của các nhà khoa học đều coi lén lút là thủ đoạn chiếm đoạt của tội trộm cắp tài sản
và đã là hành vi lén lút thì có nghĩa là bí mật, khơng cơng khai. Trong tội trộm cắp tài

sản, thì hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản có đầy đủ những dấu hiệu này, thiếu một trong
những dấu hiệu đó sẽ khơng thể hiện được bản chất của sự lén lút, bởi nếu làm một việc
9


quang minh chính đại thì khơng bao giờ phải lén lút. Hay nói cách khác, lén lút là hành vi
của một người cố ý thực hiện một việc làm giấu diếm, vụng trộm và không để lộ cho
người khác biết để nhằm mục đích chiếm đoạt trái phép tài sản của họ. Tuy nhiên, nếu tất
cả hành vi lén lút của tội trộm cắp tài sản được thực hiện một cách vụng trộm, giấu diếm
thì việc nhận biết, đánh giá và việc định tội danh cũng dễ dàng hơn. Nhưng trong thực tế
thì hành vi lén lút có nhiều cách thể hiện khác nhau. Có những hành vi lén lút được thực
hiện một cách vụng trộm, giấu diếm đó là trường hợp che giấu toàn bộ sự việc phạm tội,
nhưng cũng có những hành vi lén lút lại được người phạm tội thực hiện một cách cơng
khai, khơng có ý giấu diếm hoặc che đậy, đó là trường hợp người phạm tội chỉ che giấu
hành vi phạm tội đối với chủ tài sản mà không che giấu đối với những người xung quanh.
Mặc dù tính chất lén lút là đặc trưng cơ bản nổi bật của tội trộm cắp tài sản nhưng
không phải là đặc trưng duy nhất của tội trộm cắp tài sản mà đi kèm với nó là hành vi
chiếm đoạt tài sản.
2.1.2. Dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản
Dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản được thể hiện qua 4 yếu tố CTTP, đó là:
Khách thể của tội phạm, Chủ thể của tội phạm. Mặt khách quan của tội phạm, Mặt chủ
quan của tội phạm. Do vậy, việc xác định dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm nói
chung và “tội trộm cắp tài sản” nói riêng chính là việc xác định cụ thể 4 yếu tố nói trên.
a. Khách thể của tội trộm cắp tài sản
Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ và bị tội
phạm xâm hại.
Cũng như các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong phần các tội xâm
phạm sở hữu, tội trộm cắp tài sản đặc trưng bởi hành vi chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên
hành vi chiếm đoạt tài sản của tội trộm cắp tài sản được thực hiện một cách lén lút, không
xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà trực tiếp xâm hại đến quan hệ sở hữu, đây cũng là

một điểm khác với các tội cướp tài sản, tội cướp giật tài sản, tội bắt cóc nhằm CĐTS, đặc
điểm này được thể hiện trong cấu thành tội trộm cắp tài sản mà nhà làm luật không quy
định thiệt hại về tính mạng, sức khỏe là tình tiết định khung hình phạt. Sau khi người
phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản nhưng bị đuổi bắt mà có hành vi chống lạ i người
đuổi bắt để tẩu thoát mà gây chết người, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn phải bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác theo hành vi tương ứng (Mục 6 Phần I Thông tư liên tịch số
02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP).
b. Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm bao gồm
hành vi khách quan, hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi và hậu quả.
Về hành vi khách quan:
10


Trong tội trộm cắp tài sản, người phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy nhất
đó là CĐTS nhưng chiếm đoạt bằng hình thức lén lút, bí mật. Đặc trưng lén lút của hành
vi chiếm đoạt trong tội trộm cắp tài sản cũng chỉ địi hỏi phải có trong ý thức của người
phạm tội, nó thể hiện ở việc người phạm tội che giấu hành vi đang phạm tội của mình,
khơng cho phép chủ tài sản biết có hành vi CĐTS khi hành vi này đang xảy ra. Thực tế
cho thấy, khi người phạm tội thực hiện hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản với chủ sở hữu
nhưng lại cơng khai CĐTS với những người có mặt ở đó nhưng những người có mặt lúc
tài sản bị chiếm đoạt vì lý do nào đó mà khơng biết chủ tài sản là ai, khơng có trách
nhiệm quản lý tài sản đó thì hành vi của người CĐTS trong trường hợp này vẫn bị coi là
hành vi trộm cắp tài sản; trong trường hợp này, người CĐTS chỉ có hành vi che giấu hành
vi trộm cắp của mình đối với chủ tài sản hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản mà
không cần che dấu với những người khác.
Về đối tượng tác động:

Để gây thiệt hại đến các quyền sở hữu về tài sản, người phạm tội trộm cắp tài sản
phải tác động đến tài sản của chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản. Theo quy
định của Bộ luật dân sự Việt Nam, tài sản có nhiều hình thức khác nhau. Điều 105 Bộ
luật dân sự năm 2015 quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài
sản bao gồm bất động sản và động sản”.
Về hậu quả:
Hậu quả của tội trộm cắp tài sản do người phạm tội gây ra là thiệt hại về giá trị tài
sản bị chiếm đoạt bất hợp pháp. Tài sản bị người phạm tội chiếm đoạt bao gồm các loại
tiền, hàng hóa và các giấy tờ có giá trị thanh tốn như ngân phiếu, công trái, trái phiếu…
Căn cứ quy định của BLHS hiện hành, giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở
lên mới cấu thành tội phạm; còn nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng thì phải
kèm theo điều kiện đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà
cịn vi phạm, đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168
(tội cướp tài sản), 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), 170 (tội cưỡng đoạt tài sản),
171 (tội cướp giật tài sản), 172 (tội công nhiên chiếm đoạt tài sản), 174 (tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản), 175 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) và điều 290 (tội sử
dụng mạng máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt
tài sản) của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, gây ảnh hưởng xấu đến
an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và
gia đình họ, tài sản là di vật, cổ vật. Có thể khẳng định tội trộm cắp tài sản có cấu thành
vật chất bởi dấu hiệu cấu thành hậu quả được phản ánh trong cấu thành tội phạm của tội
trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, mặc dù người có hành vi trộm cắp chưa chiếm đoạt được tài
sản mà nằm ngoài ý muốn chủ quan của họ thì vẫn cấu thành tội trộm cắp tài sản nhưng
là phạm tội chưa đạt chứ khơng nhất thiết phải có thiệt hại về tài sản mới cấu thành tội
phạm.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
11


Mối quan hệ nhân quả phản ánh hành vi và hậu quả trong mặt khách quan của tội

trộm cắp tài sản. Theo đó, hành vi trái pháp luật phải xảy ra trước hậu quả về mặt thời
gian; trong hành vi trái pháp luật phải chứa đựng khả năng thực tế, mầm mống nội tại,
nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả; hậu quả xảy ra phải là hiện thực hóa khả
năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi trái pháp luật.
c. Chủ thể của tội trộm cắp tài sản
“Chủ thể của tội trộm cắp tài sản quy định tại tất cả các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 173
BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Người từ đủ 14
tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi có đủ năng lực trách nhiệm hình sự chỉ là chủ thể của
tội trộm cắp tài sản quy định tại các khoản 3 và 4 Điều 173 BLHS”.
Điều 12 BLHS năm 2015 quy định: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách
nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm
trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143,
144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287,
289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này”
Như vậy, căn cứ theo Điều 8 và điều 173 BLHS hiện hành ta có thể xác định được
rằng: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản.
Còn người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi mà thực hiện hành vi trộm cắp tài sản thì chỉ
phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản theo khoản 3 và khoản 4 Điều 173 BLHS.
d. Mặt chủ quan của tội trộm cắp tài sản
Mặt chủ quan của tội phạm đó là những diễn biến tâm lý bên trong của người phạm
tội bao gồm lỗi, mục đích và động cơ phạm tội. Giống như các tội có tính chất chiếm đoạt
khác, tội trộm cắp tài sản cũng được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội trộm
cắp tài sản nhận thức được rõ hành vi của mình là trái pháp luật và nguy hiểm cho xã hội
và thấy trước hậu quả của hành vi đó khi tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái phép
và mong muốn hậu quả xảy ra. Mục đích của tội phạm là chiếm tài sản của người khác.
Trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội đã xuất hiện mục
đích chiếm đoạt. Do vậy, có thể khẳng định dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của tội
trộm cắp tài sản là mục đích CĐTS. Tuy nhiên, cùng với mục đích chiếm đoạt thì người
phạm tội cịn có thể có những mục đích khác nếu mục đích đó khơng cấu thành một tội

phạm độc lập khác thì người phạm tội cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
trộm cắp tài sản.
2.2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỘI TRỘM
CẮP TÀI SẢN
2.2.1. Lược sử phát triển những quy định của pháp luật Việt Nam về tội trộm cắp
tài sản
a. Giai đoạn từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước Pháp điển hóa lần thứ
nhất – Bộ luật hình sự năm 1985
12


Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản
pháp luật để bảo vệ thành quả cách mạng. Trong đó, các văn bản pháp luật giải quyết án
hình sự là cơng cụ hữu hiệu nhất, đặc biệt đã thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước
đối với các hành vi xâm phạm sở hữu. Bao gồm các văn bản như: Sắc lệnh số 26/SL ngày
25/02/1946 quy định các hành vi phá hoại công sản,Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1946
của Chủ tịch Hồ Chí Minh tạm thời giữ lại các luật lệ tại miền Bắc, Trung, Nam Bộ cho
đến khi ban hành các văn bản pháp luật thống nhất trong toàn quốc quy định: “Những
điều khoản trong các luật lệ cũ được tạm thời giữ lại do sắc lệnh này chỉ được thi hành
khi nào không trái với nguyên tắc độc lập của Nhà nước Việt Nam và chính thể dân chủ
cộng hồ”.
Ngày 09/11/1946, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hịa thơng qua Hiến pháp
đầu tiên, tại Điều 12 đã ghi nhận: “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được
bảo đảm”. Trong giai đoạn này Nhà nước cũng đã ban hành một số Sắc lệnh quy định về
tội trộm cắp tài sản như: Sắc lệnh số 12 ngày 12/3/1949 quy định trừng trị các hành vi
trộm cắp vật dụng nhà binh trong thời bình và thời kỳ chiến tranh; Sắc lệnh số 267 ngày
15-6-1958 trừng trị những âm mưu và hành động phá hoại tài sản của Nhà nước, của hợp
tác xã và của nhân dân, làm cản trở việc thực hiện chính sách kế hoạch của Nhà nước về
xây dựng kinh tế và văn hoá. Điều 2 và Điều 3 của Sắc lệnh 267-SL có quy định về tội
trộm cắp nhưng dùng các thuật ngữ có khác nhau là “trộm cắp tài sản” và “đánh cắp bí

mật nhà nước”
“Điều 2. Kẻ nào vì mục đích phá hoại mà trộm cắp, lãng phí,làm hỏng, huỷ hoại,
cướp bóc tài sản của Nhà nước, của hợp tác xã và của nhân dân sẽ bị phạt từ 5 năm đến
20 năm tù.
Điều 3. Kẻ nào vì mục đích phá hoại mà tiết lộ, đánh cắp, mua bán, dị thám bí mật
Nhà nước, sẽ bị phạt từ 5 năm đến 20 năm tù. Đối với những tài sản có tính chất đặc biệt,
Nhà nước ta cũng có những quy định trong những văn bản riêng.”
Điều thứ 1 Sắc lệnh số 12-SL năm 1949 có quy định: Trong thời bình, tội ăn cắp,
lấy trộm các đồ quân giới, quân trang, quân dụng nói tóm lại các vật dụng nhà binh, bị
phạt theo điều khoản của hình luật chung.
Tại Điều 2 quy định về việc trừng phạt các tội đó trong thời kỳ chiến tranh, cụ thể là
trong thời kỳ chiến tranh các tội phạm ấy phạt như sau đây:
- Trộm cắp thường: từ 2 năm đến 10 năm tù,
- Nếu có tình trạng gia trọng: có thể phạt khổ sai hay tử hình.
Sau khi nước ta cơ bản hồn thành cơng cuộc cải tạo XHCN thì việc xây dựng cơ sở
vật chất, kỹ thuật là nhiệm vụ hàng đầu. Ngày 31/12/1959, Quốc hội nước Việt Nam dân
chủ cộng hịa thơng qua Hiến pháp năm 1959. Tại Điều 40 quy định: “Tài sản công cộng
của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là thiêng liêng khơng thể xâm phạm. Cơng dân có
nghĩa vụ tơn trọng và bảo vệ tài sản cơng cộng”.
Ngồi những văn bản pháp luật trên, trong giai đoạn này cịn có Pháp lệnh số 149LCT ngày 21/10/1970 là Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN và Pháp
13


lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân được Uỷ ban Thường vụ Quốc
hội thông qua ngày 21/10/1970.
Pháp lệnh quy định: Tài sản xã hội chủ nghĩa bao gồm tài sản thuộc quyền sở hữu
của Nhà nước (tức sở hữu toàn dân), và tài sản thuộc sở hữu của hợp tác xã và các tổ
chức hợp pháp khác (sở hữu của tập thể); tài sản của công dân gồm: của cải do sức lao
động của công dân làm ra, của cải thu nhập một cách hợp pháp hoặc để dành được như
tiền bạc, xe cộ, nhà cửa... và những đồ dùng riêng khác [48, tr. 24].

Tại Điều 6 Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân quy
định tội trộm cắp tài sản riêng của công dân như sau:
1. Kẻ nào trộm cắp tài sản riêng của cơng dân thì bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc những trường hợp sau:
a) Có tính chất chun nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm;
b) Có tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của người bị thiệt hại hoặc gây hậu quả
nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.
3. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ
bảy năm đến mười lăm năm [48, Điều 6].
Tại Điều 7 Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN quy định tội trộm
cắp tài sản XHCN như sau:
1. Kẻ nào trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây:
a) Có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm;
b) Có tổ chức;
c) Có móc ngoặc;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
e) Trộm cắp tài sản với số lượng lớn hoặc tài sản có giá trị đặc biệt;
f) Dùng tài sản trộm cắp được vào việc kinh doanh, bóc lột, đầu cơ, hoặc vào những
việc phạm tội khác thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
3. Phạm tội trong trường hợp số tài sản bị xâm phạm rất lớn hoặc có nhiều tình tiết
nghiêm trọng hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến
hai mươi năm, tù chung thân hoặc bị xử tử hình.
Nội dung hai pháp lệnh đã thể hiện đầy đủ và tồn diện chính sách hình sự của
Đảng và Nhà nước ta đối với các tội xâm phạm về sở hữu nói chung và tội trộm cắp tài
sản nói riêng. Điều đó thể hiện trình độ kỹ thuật lập pháp của Nhà nước ta nhằm đảm bảo
nguyên tắc pháp chế đáp ứng việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Hai pháp
lệnh đã xây dựng hai cấu thành tội phạm hoàn chỉnh về tội trộm cắp tài sản đó là tội trộm

cắp tài sản XHCN và tội trộm cắp tài sản riêng của công dân, đã quy định cụ thể và tập
trung các tình tiết tăng nặng định khung trong điều luật, có các khung hình phạt tương
14


ứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm, góp phần phân hố trách nhiệm
hình sự người phạm tội.
Việc ban hành song song hai bản Pháp lệnh thời điểm này thể hiện sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước ta không những đối với tài sản nhà nước, của Hợp tác xã, mà cả đối
với tài sản riêng của công dân, làm cho mọi người càng nâng cao lịng tin tưởng vào
chính quyền Dân chủ cộng hịa và càng yên tâm tích cực tham gia sản xuất và chiến đấu.
Ngồi hai pháp lệnh trên, Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 185 ngày
09/12/1970 về tăng cường bảo vệ tài sản XHCN nhằm chỉ đạo thi hành nội dung hai pháp
lệnh trong thực tế.
Đến ngày 15/3/1976, Sắc luật số 03 quy định về tội phạm và hình phạt được thơng
qua. Tại Điều 4 quy định: “Phạm các tội như: trộm cắp, tham ô, lừa đảo, bội tín, cướp
giật thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm. Trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 15
năm”.
b. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi pháp điển
hóa lần thứ hai – Bộ luật hình sự năm 1999
Các văn bản pháp luật hình sự kể trên đã phát huy vai trò to lớn trong một thời gian
dài cho đến khi BLHS năm 1985 ra đời. BLHS năm 1985 được Quốc hội khố VII thơng
qua ngày 27/6/1985 đã thể hiện hai loại hành vi xâm phạm sở hữu là hành vi xâm phạm
sở hữu XHCN và hành vi xâm phạm sở hữu của công dân, quy định ở hai chương khác
nhau: Các tội xâm phạm sở hữu XHCN và các tội xâm phạm sở hữu của công dân.
Tại Điều 132 BLHS 1985 quy định tội trộm cắp tài sản XHCN như sau:
1. Người nào trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ
đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến
mười hai năm:

a) Có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Hành hung để tẩu thốt;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến
hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình [30, Điều 132].
Tại Điều 155 BLHS năm 1985 quy định tội trộm cắp tài sản của công dân như sau:
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến một
năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến
mười năm:
a) Có tổ chức hoặc có tính chất chun nghiệp;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm, hành hung để tẩu thốt;
c) Chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác;
15


d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến
hai mươi năm.
Hai tội này có dấu hiệu pháp lý tương tự nhau, về mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ
quan; chỉ khác nhau về khách thể. Do tính chất quan hệ sở hữu được luật hình sự bảo vệ
khác nhau, do vị trí của hai loại quan hệ sở hữu có tầm quan trọng khác nhau nên hành vi
phạm tội trộm cắp tài sản được quy định thành hai tội cụ thể và ở hai chương riêng.
BLHS năm 1985 là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc xử lý người phạm tội, song
vẫn còn sự phân biệt giữa tội trộm cắp tài sản XHCN và tội trộm cắp tài sản của công
dân. Đường lối xử lý của Nhà nước đối với người phạm tội trộm cắp tài sản XHCN
nghiêm khắc hơn người phạm tội trộm cắp tài sản của công dân. Qua bốn lần sửa đổi, bổ
sung (ngày 28/12/1989, ngày 12/8/1991, ngày 22/12/1992 và ngày 10/5/1997), BLHS

năm 1985 khơng cịn là một chỉnh thể thống nhất cần có một BLHS mới thay thế cho phù
hợp với điều kiện xã hội. Vì vậy, BLHS năm 1999 ra đời thay thế BLHS năm 1985 trên
cơ sở kế thừa và phát triển cho phù hợp với tình hình xã hội. Xuất phát từ chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước ta nhằm xây dựng nền kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, BLHS năm 1999 đã nhập hai
chương: Các tội xâm phạm sở hữu XHCN và Các tội xâm phạm sở hữu riêng của công
dân vào thành một chương với tên gọi: Các tội xâm phạm sở hữu. Việc nhập hai chương
là việc làm cần thiết bởi:
Thứ nhất, Điều 132 và Điều 155 trong BLHS năm 1985 cơ bản giống nhau về dấu
hiệu pháp lý (về mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan). Hơn nữa, có nhiều trường hợp
người phạm tội Trộm cắp tài sản sản họ không quan tâm đến tài sản mình trộm là của ai,
họ chỉ nhằm mục đích lấy được tài sản mà thơi.
Thứ hai, trong nền kinh tế lúc bấy giờ, Nhà nước chủ trương đa dạng hóa thành
phần kinh tế theo các hình thức sở hữu khác nhau nhưng đều phải bình đẳng trước pháp
luật, đều được Nhà nước bảo hộ như nhau.
Dó đó, việc BLHS năm 1985 quy đinh ở hai chương riêng khơng cịn phù hợp nữa.
Đồng thời, thực tiễn cho thấy, trong nền kinh tế nhiều thành phần, các hình thức sở hữu
đang xen nhau do có sự liên kết, góp vốn cổ phần nên khó có thể xác định được đâu là tài
sản XHCN và đâu là tài sản riêng của công dân. Thứ ba, tại Điều 15 Hiến pháp năm 1992
quy định: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều
hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữa vai trò chủ đạo”. Và
tại Điều 179 BLDS quy định:
Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, Nhà nước cơng
nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu gồm sở hữu toàn dân, sở hữu của tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu của tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp, sở hữu hỗn hợp, sở hữu chung. Dó đó, khi có hành vi xâm
phạm đến sở hữu hỗn hợp thì việc tiếp tục sử dụng quy định tại BLHS năm 1985 để giải
quyết sẽ gặp khó khăn, vướng mắc, nhất là trong việc định tội danh [1, tr. 27].
16



Để khắc phục những hạn chế trên, Điều 138 BLHS năm 1999 quy định:
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến
dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm
đoạt tài sản, chưa được xố án tích mà cịn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ
đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến
bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu
đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến
mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm
đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu
đồng
Và Điều 138 BLHS năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới
năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã

bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản,
chưa được xoá án tích mà cịn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm
hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến
bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chun nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
17


e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu
đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến
mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm
đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu
đồng
Như vậy, so với BLHS năm 1985 thì Điều 138 BLHS năm 1999 có nhiều sửa đổi bổ
sung, nhất là đối với các tình tiết là yếu tố định tội, phân biệt ranh giới giữa hành vi là tội
phạm với hành vi chưa tới mức phải xử lý về hình sự, đây cũng là điểm khác biệt cơ bản
so với BLHS năm 1985 quy định về tội phạm này. Về hình phạt, Điều 138 quy định nặng

hơn Điều 155 và nhẹ hơn Điều 132 BLHS năm 1985 (Điều 132 quy định là tử hình, cịn
Điều 155 là hai mươi năm tù).
Hình phạt bổ sung cũng được quy định ngay trong điều luật.
c. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến nay
BLHS năm 1999 đã có những đóng góp to lớn cho cơng cuộc xây dựng và bảo vệ tổ
quốc, góp phần rất quan trọng trong việc quản lý xã hội, phòng ngừa và đấu tranh chống
tội phạm; giữ vững an ninh chính trị , trật tự an tồn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước ,
của các tổ chức và của công dân. Tuy nhiên, sau gần 14 năm thi hành BLHS năm 1999,
tình hình đất nước ta đã có những thay đổi lớn về mọi mặt nên BLHS đã bộc lộ nhiều hạn
chế bất cập. Đặc biệt, việc thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng về các mặt
kinh tế, xã hội và ngoại giao đã mang lại những chuyển biến lớn, tích cực về kinh tế, xã
hội và hội nhập quốc tế. Điều này đã đặt ra yêu cầu sửa đổi BLHS hiện hành một cách cơ
bản, toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình
mới. Chính vì vậy, dự thảo BLHS (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XIII quyết định đưa
vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của nhiệm kỳ này.
Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII ngày 27/11/2015, BLHS đã được thơng qua,
bộ luật có hiệu lực vào ngày 1/7/2016. Tội trộm cắp tài sản, được quy định tại Điều 173
BLHS cụ thể như sau: Điều 173. Tội trộm cắp tài sản.
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới
50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau
đây, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
18


×