Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Tính triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người việt ở nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 176 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------#"------

LÊ THỊ SON

TÍNH TRIẾT HỌC TRONG TÍN NGƯỠNG
THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT
Ở NAM BỘ
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Trương Văn Chung

TP. HỒ CHÍ MINH, 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------#"------

LÊ THỊ SON

TÍNH TRIẾT HỌC TRONG TÍN NGƯỠNG
THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT
Ở NAM BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC



TP. HỒ CHÍ MINH, 2008


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình mà tôi nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu là
trung thực và chưa được ai công bố.
Người thực hiện

LÊ THỊ SON


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
Chương 1: THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT
Ở NAM BỘ ...................................................................................................................................... 14
1.1. LỊCH SỬ DIỄN TIẾN CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI
VIỆT Ở NAM BỘ ............................................................................................................................ 14
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên vùng Nam Bộ .......................................................................................... 14
1.1.2. Đặc điểm xã hội vùng Nam Bộ ................................................................................................. 20
1.1.3. Lịch sử tiến triển của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở
Nam Bộ ............................................................................................................................................ 23
1.2. CÁC HÌNH THỨC THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT Ở
NAM BỘ ........................................................................................................................................... 38
1.2.1. Thờ cúng ông bà, cha mẹ........................................................................................................... 39
1.2.2. Thờ cúng những người có cơng với làng xóm, quê hương,
đất nước

........................................................................................................................................ 41


1.2.3.Các nghi thức thờ cúng ........................................................................................................... 43
1.3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG
TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ ................................................................................... 79
1.3.1. Đơn giản, gần gũi với đời thường, khơng cầu kỳ ................................................................... 79
1.3.2. Mang đậm yếu tố tâm linh hơn là nhận thức ý nghĩa
triết lý

........................................................................................................................................ 81

1.3.3. Ảnh hưởng văn hố, tín ngưỡng của các dân tộc
cộng cư .......................................................................................................................................... 83
1.3.4. Tự nguyện, tự phát, ít mang tính xã hội .................................................................................. 95
1.3.5. Thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Nam Bộ là cơ sở nghi lễ
thờ cúng của các đạo địa phương ở Nam Bộ ..................................................................................... 97
Chương 2: KHÍA CẠNH TRIẾT HỌC TRONG TÍN NGƯỠNG
THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ ........................................................... 101
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ THẾ GIỚI TÂM LINH TRONG TÍN NGƯỠNG
THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ ................................................................ 101
2.1.1. Thờ cúng tổ tiên là môi trường gặp gỡ giữa thế giới hữu hình
và thế giới vơ hình .......................................................................................................................... 101
2.1.2. Quan niệm về khơng – thời gian trong tín ngưỡng thờ cúng


tổ tiên của người Việt ở Nam Bộ ...................................................................................................... 104
2.1.3. Quan niệm về con người trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Việt ở Nam Bộ ....................................................................................................................... 114
2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NHÂN SINH TRONG TÍN NGƯỠNG
THỜ CNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ .................................................................. 116
2.2.1. Thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Nam Bộ thể hiện đạo lý
làm người .......................................................................................................................................... 116

2.2.2. Thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Nam Bộ là ý thức tưởng nhớ
về cội nguồn....................................................................................................................................... 123
2.2.3. Thờ cúng tổ tiên thể hiện nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá
cộng đồng – văn hoá tâm linh của người Việt .................................................................................. 128
2.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA
NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ...................................................... 131
2.3.1. Thực trạng và xu hướng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở vùng
Nam Bộ hiện nay .............................................................................................................................. 131
2.3.2. Những định hướng và giải pháp chung cho tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên của người Việt ở Nam Bộ trong tình hình hiện nay......................................................... 138
KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 146
PHỤ LỤC ...................................................................................................................................... 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 162


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhân loại đang bước vào những năm đầu của thiên niên kỷ mới, thiên
niên kỷ thứ ba, một thiên niên kỷ sẽ chứng kiến nhiều biến đổi mạnh mẽ mang
tính tồn cầu mà các tiền đề và điều kiện đã được những năm cuối cùng của
thiên niên kỷ thứ hai chuẩn bị. Đó sẽ là những biến đổi trong tất cả các lĩnh vực
từ kinh tế, chính trị, tư tưởng đến văn hóa, khoa học kỹ thuật và cơng nghệ; từ
cuộc sống gia đình cho đến các thể chế xã hội và môi trường sống của con
người. Tất cả những biến đổi đó đã, đang và sẽ liên kết thế giới lại bằng một
q trình tồn cầu hóa. Q trình tồn cầu hóa sẽ tạo ra những thời cơ rất thuận
lợi cho các nước chậm phát triển và các nước đang phát triển, nhưng cũng đặt
ra cho các nước này khơng ít những thách thức to lớn về nhiều mặt. Từ bối
cảnh trên, để xây dựng và phát triển đất nước, nghị quyết đại hội lần thứ VII,

VIII và IX và X của Đảng đã xác định rõ: xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật,
phát triển kinh tế, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung
tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện mục tiêu,
nhiệm vụ này, chúng ta cần phải hội nhập quốc tế, phải động viên phát huy sức
mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, phát huy nội lực và lợi thế so
sánh… tạo ra nguồn lực tổng hợp để biến đường lối của Đảng thành hiện thực.
Quá trình này sẽ tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các mặt từ đời sống vật
chất, kinh tế đến đời sống văn hóa, tinh thần của xã hội. Trong quá trình biến
đổi này, Đảng ta rất chú ý đến việc phát huy vai trị của những giá trị truyền
thống văn hóa dân tộc, trong sự giao lưu, tiếp thu, cải biến, chọn lọc những giá
trị văn hóa của dân tộc khác. Đảng ta xác định: cùng với việc lấy chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng của xã hội, cần phải
nghiên cứu, kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trên tất cả
các mặt về chính trị, tư tưởng, triết học, quân sự, đạo đức, tín ngưỡng… trong
lịch sử. Những giá trị này được xem như là một trong những nguồn lực nội sinh
quan trọng nhất cho sự phát triển bền vững của đất nước. Nguồn lực nội sinh ấy


2

sẽ biến thành sức mạnh vật chất to lớn nếu thường xuyên được khơi dậy và phát
huy. Vì thế, việc tìm hiểu, kế thừa và phát triển những giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc ta trở thành yêu cầu khách quan bức thiết đối với nước ta
hiện nay.
Có thể nói, thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng dân gian phổ biến
của người Việt. “Người Việt đã từng có một đời sống tâm linh phong phú, sâu
sắc, được định hình từ thời đại Hùng Vương, mà rõ nét nhất là tục thờ cúng tổ
tiên” [87,149]. Đây chính là cơ sở đạo lý nền tảng thể hiện mối quan hệ mật
thiết giữa người sống và người đã khuất – môi trường gặp gỡ của thế giới tâm
hồn con người và vũ trụ thần linh – tôn chỉ hành xử giữa hai thế giới âm và

dương (sự sống và cái chết). Rộng hơn, đó chính là đạo lý ngàn đời của dân tộc
Việt luôn hướng về cội nguồn dân tộc “uống nước nhớ nguồn”. Đó là chuẩn
mực, điểm tựa tôn vinh các giá trị từ hiện thực cuộc sống trong mỗi thực thể
sống của con người từ hôm qua đến hôm nay và mai sau.
Vào khoảng cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, lưu dân Việt rời xa vùng
đất cựu tiến vào khai phá vùng đất mới ở phương Nam để tạo dựng cơ nghiệp
mới. Họ không ngại những khó khăn, gian khổ và thách thức phía trước. Họ đã
dám liều mình mạo hiểm tự tổ chức đi tới vùng đất này. Vùng đất mà:
“Đồng Nai xứ sở lạ lùng
Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um
Chèo ghe sợ sấu cắn chưn
Xuống sông sợ đỉa, lên rừng sợ ma” [103,10].
Bởi lẽ, ở lại cũng chẳng tốt hơn một khi chế độ phong kiến chúa Nguyễn
đang trên đà suy vong gặm nhấm lần mòn làm cho đời sống của họ ngày càng
cơ cực hơn. Chính lịng quyết tâm, can đảm, dám đối mặt với thử thách, khó
khăn, khao khát tự do đã giúp họ đủ tinh thần và sức lực trèo đèo, vượt biển đến
với xứ Đồng Nai – Bến Nghé này. Chính ý chí vượt khó để cải tạo tự nhiên của
những đồn lưu dân Việt đó đã tạo nên những cánh đồng bát ngát, tạo ra những
xóm, thơn đơng đúc như ngày hơm nay.


3

Trong hồn cảnh đó, cư dân Việt vẫn ln mang bên mình một hành
trang vốn có truyền thống ngàn đời văn hóa Thăng Long, dun hải miền
Trung. Đó chính là họ vẫn lưu giữ những tình cảm thắm thiết của quê cha đất tổ
từ vùng Thuận Quảng gieo cấy lên trên đất mới. Hay nói cách khác, đó chính là
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên – một trong những tín ngưỡng cổ còn tồn tại và in
đậm trong tâm thức đời sống của cư dân Việt.
Tuy nhiên, trong quá trình định cư và khai khẩn vùng đất phương Nam,

người Việt cũng đã tạo dựng cho mình một nét văn hóa riêng trong cái chung
của văn hóa Việt Nam. Trong “Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh”, tác
giả Trần Bạch Đằng đã viết “Cội nguồn được các nhân tố mới bồi dưỡng. Dân
lưu tán tự tổ chức lấy đời sống của mình, ý thức dân chủ cắm rễ trên nền phù sa
màu mỡ giữa một khơng gian khống đạt. Lễ giáo Khổng – Mạnh rơi rớt dọc
đường Nam tiến, phép nước chỉ còn lại ở tấm lòng đối với quê cha đất tổ. Mọi
cái đều cần sửa đổi cho thích hợp với điều kiện tự lập cuộc sống mới không do
chiếu chỉ nào cả mà tự dân bàn bạc, cam kết… Hoàn cảnh tự nhiên và xã hội,
lịch sử thuận lợi với mọi tìm tịi, thay đổi.” [24,443-444]. Bởi vì theo quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, xét đến cùng, ý thức xã hội bao giờ cũng
được quyết định bởi tồn tại xã hội, sự thay đổi của đời sống tinh thần được khởi
nguồn từ sự thay đổi của đời sống vật chất. C.Mác và Ăngghen viết: “Lịch sử tư
tưởng chứng minh gì nếu khơng phải là chứng minh rằng sản xuất tinh thần
cũng biến đổi theo đời sống vật chất” [9,625].
Đã có nhiều nhà nghiên cứu viết về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, nhất là
các nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa. Nhưng nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên dưới góc nhìn triết học thì cho đến hơm nay vẫn cịn là đề tài mới mẻ,
duy nhất chỉ có tác giả Trần Đăng Sinh với tác phẩm “Những khía cạnh triết
học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện
nay”. Trong tác phẩm này, tác giả Trần Đăng Sinh trình bày về nguồn gốc,
bản chất và những khía cạnh triết học của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của


4

ngưởi Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay, đồng thời đề xuất một số phương
hướng và đgiải pháp nhằm phát huy những yếu tố tích cực, khắc phục những
yếu tố tiêu cực của tín ngưỡng này. Kế thừa những thành quả này, tác giả tiếp
tục nghiên cứu tín ngưỡng này ở vùng Nam Bộ, cũng dưới góc nhìn triết học.
Ngoài ra, bản thân tác giả là người được sinh ra và trưởng thành trên mảnh đất

Nam Bộ, đó là điều kiện thuận lợi cho tác giả trong việc tìm hiểu và nghiên cứu
về tín ngưỡng này. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Tính triết học trong tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Nam Bộ” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp cao học chuyên ngành triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Có thể nói, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một trong những tín ngưỡng
quan trọng và gắn bó mật thiết với đời sống cư dân Việt nói chung và vùng
Nam Bộ nói riêng. Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu đã viết về vùng này từ
nhiều góc độ khác nhau như văn hóa học, phong tục học, xã hội học, dân tộc
học,... nhưng thật sự chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu sâu sắc
dưới góc nhìn triết học về vấn đề này. Có thể kể ra một số công trình tiêu
biểu sau:
Tác phẩm đề cập đến tín ngưỡng, phong tục đầu tiên phải kể đến là
Phan Kế Bính (1998), Việt Nam Phong tục, Nxb. Đồng Tháp; Toan Ánh
(1998), Phong tục Việt Nam, Nxb. Đồng Tháp. Đây là những tư liệu được
đánh giá cao về tính trung thực và phong phú về tư liệu. Trên bình diện
nghiên cứu các vấn đề nhân văn mang tính triết học trong phong tục tập
quán thờ cúng tổ tiên, gồm có Đặng Văn Lung - Nguyễn Sông Thao - Hoàng
Văn Trụ (1997), Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam, Nxb. Văn hoá
dân tộc, Hà Nội; Lê Như Hoa chủ biên (2001), Tín ngưỡng dân gian ở Việt
Nam, Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội; Nguyễn Đăng Duy (2001),… Đây là


5

những tác phẩm chuyên biệt mang tính lý luận cao của các hình thái tín
ngưỡng, phong tục không chỉ của cư dân Việt mà còn là những tập sưu tầm,
đối chiếu, so sánh với các hình thức tín ngưỡng, phong tục đối với các dân
tộc khác trên thế giới, khu vực Đông Nam Á và các tộc người khác sinh sống
trên lãnh thổ Việt Nam.

Những công trình nghiên cứu về văn hóa với Đào Duy Anh (1993),
Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh; Trần Ngọc Thêm
(2001), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh;
Chu Xuân Diên (2002), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh,… Các tác giả đã đem lại cái nhìn khái quát và
chung nhất về tiến trình lịch sử văn hoá Việt Nam. Bản sắc văn hóa dân tộc
mang tính hệ thống dưới góc độ phân chia các loại hình văn hóa Việt Nam
một cách chung nhất về lịch sử, văn hóa, đạo đức và môi trường xã hội.
Thêm vào đó, các tác phẩm còn là những tài liệu đáng quý giúp tác giả có
nguồn tư liệu nền để giải quyết các vấn đề văn hóa Nam Bộ thể hiện qua tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên người Việt ở Nam Bộ trên cơ tầng văn hóa Việt.
Những tác giả, tác phẩm nghiên cứu đặc thù về vùng đất Nam Bộ như:
Trịnh Hoài Đức (1972), Gia Định thành thông chí, 3 tập thượng - trung - hạ,
bản dịch Tu Trai Nguyễn Tạo, Nha Văn hoá Phủ quốc vụ khanh đặc trách
văn hóa Sài Gòn xuất bản; Quốc sử quán triều Nguyễn (1973), Đại Nam
nhất thống chí, 3 tập thượng - trung - hạ, Bản dịch Tu Trai Nguyễn Tạo,
phần Lục tỉnh Nam Việt, Nha Văn hóa Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa
Sài Gòn xuất bản; Huỳnh Lứa chủ biên (1987), Lịch sử khai phá vùng đất
Nam Bộ, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh; Trần Văn Giàu chủ biên (1987,
1988, 1998), Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, 4 tập, Nxb. Thành


6

phố Hồ Chí Minh; Nhiều tác giả (2001, 2002, 2004), Nam Bộ Đất và Người,
3 tập, Nxb. Trẻ,... Trong các tài liệu này, các tác giả đã trình bày những vấn
đề liên quan đến môi trường tự nhiên, lịch sử khẩn hoang, đời sống xã hội,…
có liên quan đến phong tục, lề thói, phong cách sống của cư dân Việt trên
vùng đất mới.
Các công trình nghiên cứu liên quan đến việc định hình vùng văn hóa

Nam Bộ và bản sắc của cư dân Việt ở Nam Bộ: Ngô Đức Thịnh (2004), Văn
hóa vùng và phân vùng văn hoá ở Việt Nam, Nxb. Trẻ; Lê Trung Hoa (1991),
Địa danh ở Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội; Phan
Quang (1981), Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb. Văn hóa, Hà Nội; Lê Anh
Trà chủ biên (1984), Mấy đặc điểm văn hóa đồng bằng sông Cửu Long, Viện
Văn hóa xuất bản; Nguyễn Công Bình chủ biên (1990), Văn hóa và cư dân
đồng bằng sông Cửu Long, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,… Trong các tác
phẩm này, các tác giả đã đưa ra những tiêu chí phân vùng văn hóa Nam Bộ
có tính khu biệt với các vùng khác. Bên cạnh đó, các tác giả cũng chỉ ra
được những tiêu chí từng tiểu vùng văn hóa Nam Bộ tác động đến phong
tục, tín ngưỡng, tôn giáo các dân tộc trên vùng đất Nam Bộ, trong đó đối
tượng nghiên cứu cụ thể vẫn là cư dân Việt.
Các tác phẩm là những ghi nhận - khảo cứu liên quan đến tín ngưỡng,
phong tục của vùng Nam Bộ: nhiều nhất vẫn là nhà văn Sơn Nam với Lịch
sử khẩn hoang miền Nam, Nxb. Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1994 Tìm hiểu đất Hậu Giang, Nxb. Phù Sa, Sài Gòn, 1959 - Đồng bằng sông Cửu
Long nét sinh hoạt xưa, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1985; Nguyễn Hiến
Lê (1989), Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, Nxb. Long An,... Đây là những
tác phẩm tiêu biểu mô tả đời sống người Việt ở Nam Bộ sống động và chân


7

thật nhất trên vùng đất Nam Bộ. Các công trình chỉ ra được tiến trình khẩn
hoang, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, nét ăn, nếp ở,… từ lúc đầu khai khẩn đến
khi định hình, phát triển đến ngày nay.
Trên bình diện văn hóa dân gian có thể nêu một số tác phẩm tiêu biểu
sau: Thạch Phương cùng một số tác giả (1992), Văn hóa dân gian người Việt
ở Nam Bộ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội; Nguyễn Phương Thảo (1994),
Văn hóa dân gian Nam Bộ - những phác thảo, Nxb. Giáo dục, Hà Nội;
Nguyễn Văn Hầu (2004), Diện mạo văn hóa dân gian Nam Bộ, 2 tập, Nxb.

Trẻ,... Các tác phẩm này khắc họa được cốt cách tiêu biểu đời sống tinh thần
và vật chất của lưu dân Việt mang theo truyền thống ngàn đời của văn hóa
Việt từ vùng đất cựu gieo cấy lên vùng đất mới. Điều này có ý nghóa to lớn
trong việc đưa ra những giải pháp, cách thức nhằm bảo tồn các sắc thái văn
hóa truyền thống Nam Bộ trước xu hướng, trào lưu hội nhập quốc tế hiện
nay.
Các công trình chuyên biệt liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo của cư
dân Việt ở Nam Bộ nhiều nhất chính là Toan Ánh với các tác phẩm: Phong
tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam, Nxb. Đồng Tháp, 1998 - Nếp cũ,
Nxb.Trẻ, 2005,… Sơn Nam (2004), Đình miếu và Lễ hội dân gian miền Nam,
Nxb.Trẻ; Nguyễn Sâm (1974), Tín ngưỡng Việt Nam cận đại và hiện đại, Tài
liệu giảng dạy đại học Văn khoa Sài Gòn; Nguyễn Đăng Duy (1997), Văn
hoá tâm linh Nam Bộ, Nxb. Hà Nội,… Hầu hết các tác phẩm này đều đề cập
trực tiếp đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của cư dân Việt ở Nam Bộ, trong
đó nổi trội với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cư dân Việt ở Nam Bộ một
cách rõ nét nhất.


8

Riêng các công trình nghiên cứu đặc thù về triết học thì có Trần Đăng
Sinh (2001) trong bài nghiên cứu với tiêu đề Nguồn gốc và bản chất của tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên đăng trong tạp chí số 1 (119) đã nhấn mạnh đặc
trưng chung nhất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là ở chổ nó là một hình thái
ý thức xã hội đặc biệt, một hiện tượng lịch sử - xã hội và văn hóa thuộc lónh
vực đời sống tinh thần, là sự phản ánh tồn tại xã hội, chịu sự quy định của
tồn tại xã hội, có tính độc lập tương đối, được hình thành rất sớm và còn tồn
tại lâu dài trong xã hội. Năm 2002, trong công trình Những khía cạnh triết
học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ
hiện nay, tác giả Trần Đăng Sinh trình bày về nguồn gốc, bản chất và những

khía cạnh triết học của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của ngưởi Việt ở đồng
bằng Bắc Bộ hiện nay, tác giả đề xuất một số phương hướng và giải pháp
nhằm phát huy những yếu tố tích cực, khắc phục những yếu tố tiêu cực của
tín ngưỡng này. Các tư liệu trên sẽ là cơ sở lý thuyết và thực tiễn trong tiến
trình nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả còn tìm hiểu những điều kiện, cơ sở nào
tác động nhiều nhất đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên người Việt ở Nam Bộ
cũng như những tư tưởng về triết lý nhân văn được thể hiện trong tín ngưỡng
này. Tất cả những vấn đề trên là hành trang đáng quý cho các sinh viên, học
viên cao học đang dần tiếp cận với nghiên cứu khoa học thuộc lónh vực triết
học văn hóa.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Thông qua đề tài này, tác giả nhằm vào các mục đích và nhiệm vụ
sau:
Mục đích của đề tài là tìm ra nguồn gốc, bản chất cũng như cơ sở nào
hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trên địa bàn Nam Bộ và những nét


9

khu biệt của nó so với vùng châu thổ sông Hồng, ven biển miền Trung,
nhưng vẫn giữ nét chung của cội nguồn dân tộc Việt vốn có từ hàng ngàn
năm nay. Từ đó, tác giả đi sâu khai thác những khía cạnh triết học của tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Nam Bộ, đồng thời nêu
ra những thực trạng và xu hướng hoạt động thờ cúng tổ tiên của người Việt ở
Nam Bộ hiện nay. Bên cạïnh đó, tác giả đưa ra những giải pháp mang tính
định hướng để bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống từ tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên cũng như đưa ra những phương hướng khắc phục những mặt còn
hạn chế nhằm góp phần xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Để đạt được mục đích trên, luận văn cần giải quyết những nhiệm vụ
sau:

- Xác định nguồn gốc, bản chất và cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của cư dân Việt ở Nam Bộ.
- So sánh, đối chiếu với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cư dân Việt
vùng Bắc Bộ, Trung Bộ. Từ đây, tác giả tìm ra được những quan điểm chủ
yếu thể hiện tính triết học đã và đang có trong tín ngưỡng này vẫn còn hiện
hữu đến ngày nay.
-

Nêu thực trạng và xu hướng hoạt động của tín ngưỡng thờ cúng tổ

tiên, đồng thời đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằm định hướng
đúng đắn hoạt động này của người Việt ở Nam Bộ hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Như trình bày ở phần lịch sử nghiên cứu và hướng tiếp cận tư liệu,
chúng ta thấy có rất nhiều công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên của người Việt trên toàn lãnh thổ Việt Nam dưới nhiều khía cạnh khác
nhau, phong phú và đa dạng, phổ quát cũng như cụ thể, chi tiết. Tuy nhiên,


10

tất cả những công trình ấy có thể chỉ cho ta thấy một cái nhìn tổng thể về tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, chứ chưa đưa ra những cái nhìn,
phương hướng tiếp cận cho từng vùng, hoàn cảnh cụ thể đối với sự đổi thay
từng ngày của đất nước hiện nay. Trong đó, Nam Bộ và cư dân Việt ở Nam
Bộ là một thực thể luôn động, chính là chuỗi mắt xích quan trọng giúp tác
giả tìm ra phương pháp tiếp cận quy nạp về một mối khi phác thảo đời sống
tâm linh thông qua sự vận động trong sinh họat đời sống hàng ngày, mà tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên chính là yếu tố hòa hợp giữa cái động và cái tónh
trước diễn biến hết sức sôi động hiện nay của vùng đất Nam Bộ luôn luôn

năng động sáng tạo để chúng ta tiếp cận và nghiên cứu.
Xét về mặt không gian, tác giả cố gắng tiếp cận phương pháp nghiên
cứu dưới góc nhìn triết học đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong tộc họ
của người Việt ở Nam Bộ trong giới hạn không gian địa lý – hành chính hiện
tại.
Xét về mặt thời gian, tác giả kế thừa các thành quả nghiên cứu các
giá trị triết học, văn hoá duy trì, đúc kết hiện còn lưu giữ đến nay từ tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên người Việt ở Nam Bộ từ trước năm 1975, sau giải
phóng và hiện tại.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã dựa trên thế giới quan,
phương pháp luận của chủ nghóa duy vật biện chứng và chủ nghóa duy vật
lịch sử. Đồng thời tác giả còn sử dụng hệ thống các phương pháp như phân
tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, lôgic và lịch sử, so sánh đối chiếu,
điền dã… và tiếp cận, trao đổi với các chuyên gia được chú trọng. Cách tiếp
cận của luận văn là cách tiếp cận dưới góc độ triết học văn hóa.


11

Luận văn tập trung xác định những tư tưởng mang tính triết lý nhân
văn trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Nam Bộ cũng như
các giá trị văn hóa của nó, những mặt còn có giá trị để phát huy và những
mặt cần bổ sung, khắc phục các hạn chế sao cho phù hợp với điều kiện mới
hiện nay.
6. Ý nghóa khoa học và thực tiễn
Từ những vấn đề trên, tác giả xác định những tư tưởng mang tính triết
lý trong văn hoá tâm linh của người Việt ở Nam Bộ cũng như việc xác định
văn hóa tâm linh của người Việt ở Nam Bộ có mối quan hệ chặt chẽ với văn
hóa của dân tộc ra sao?

Một khi xét trên bình diện nghiên cứu khoa học hiện tại vùng Nam Bộ
vẫn còn ẩn chứa những khoảng trống cần đào sâu khai thác và nghiên cứu,
nhất là về khía cạnh tâm linh. Cụ thể hơn, đó chính là tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên của người Việt ở Nam Bộ. Đây là một lónh vực còn tương đối mới, nó sẽ
có đóng góp nhất định cho ngành triết học, đặc biệt là trong lónh vực triết
học văn hóa với trục nghiên cứu con người - thế giới tâm linh. Đây cũng
chính là những tiền đề phục vụ việc nghiên cứu xuyên suốt của luận văn,
tạo ra một bức tranh trong đó có những giá trị truyền thống từ tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của cư dân Việt ở Nam Bộ phù hợp với đời sống thực tại để tìm
ra những giải pháp có tính định hướng, bảo tồn và phát huy. Bên cạnh đó,
công trình cũng đưa ra những phương hướng khắc phục những mặt hạn chế
không còn phù hợp với tiến trình xây dựng văn hóa ở Nam Bộ nói riêng và
văn hóa Việt Nam nói chung, nhất là trong điều kiện phát triển văn hóa hieän
nay.


12

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả cũng đã đưa ra những định hướng,
những giải pháp góp phần đặt ra những mục tiêu nghiên cứu và ứng dụng
mới vào thực tiễn; đồng thời cũng mang đến những hiệu quả thiết thực hơn
về kinh tế - văn hóa - xã hội cho toàn vùng Nam Bộ mà Đảng và nhà nước
ta đã từng đánh giá cao vai trò của tín ngưỡng và tôn giáo trong đời sống của
người dân hiện nay.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
phần nội dung của luận văn được kết cấu thành 2 chương, 6 tiết gồm:
Chương 1: Thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Nam Bộ.
Chương 2: Khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
của người Việt ở Nam Bộ.



13

BẢN ĐỒ MIỀN NAM


14

Chương 1
THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT
Ở NAM BỘ
1.1. LỊCH SỬ DIỄN TIẾN CỦA TÍN NGƯỢNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA
NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ

1.1.1. Đặc điểm tự nhiên vùng Nam Bộ
Việt Nam là một quốc gia ở vùng Đông Nam Á, có địa hình rừng núi,
đồng bằng ven biển và hải đảo. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nóng ẩm, nắng lắm, mưa nhiều với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông trong đó có
hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Chính đặc trưng này đã tạo nên sắc
thái riêng biệt của nền văn minh lúa nước Việt Nam với tập quán canh tác,
đặc điểm cư trú, các thiết chế xã hội, thói quen, tâm lý và các hình thái tín
ngưỡng, tôn giáo.
Về mặt địa lý
Vùng Nam Bộ cũng mang những đặc điểm chung của thiên nhiên Việt
Nam như: tính chất bán đảo, gió mùa, nhiệt và ẩm, nằm trong những vó
tuyến Bắc từ 8o 35’ đến 12o 22’ và từ 104o 5’ đến 109o 15’ kinh đông, phía
Đông và Nam giáp với biển Đông, một phần phía Tây giáp vịnh Thái Lan
với tổng chiều dài bờ biển hơn 1000 km, đường biên giới trên đất liền giáp
Campuchia dài 880 km, biến Nam Bộ thành một bán đảo lớn nằm giữa ngã

ba giao lưu về đường biển qua hai đại dương: Thái Bình Dương và Ấn Độ
Dương. [89,48].
Có thể nói, đồng bằng Nam Bộ là một vịnh nông được phù sa bồi đắp.
Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng. Miền Đông Bắc có nền cao hơn
các nơi khác của đồng bằng nhưng càng tiến về phía biển, đất thấp hơn, scâng


15

ngòi, kênh rạch quanh co, chằng chịt, nhiều chổ tạo thành vùng trũng, nơi
sinh trưởng của rừng ngập mặn và một số động, thực vật quý.
Vùng đất Nam Bộ được chia thành hai vùng thiên nhiên rõ rệt: vùng
đất cao ở phía Đông Bắc thường được gọi quen là miền Đông Nam Bộ, với
diện tích là khoảng 28.000 km2, chiếm 7,1% diện tích cả nước, gồm sáu tỉnh
thành: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh,
thành phố Hồ Chí Minh, với dân số là 10.486.100 người (2002) mật độ dân
số trung bình là 374,5 người/km2. Vùng Đông Nam Bộ được xem là vùng
kinh tế trọng điểm phiùa Nam. Vùng đồng bằng châu thổ phía Tây Nam,
thấp, bằng phẳng gọi thân thuộc là đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích
khoảng 39.952 km2, chiếm 12,1% diện tích cả nước, gồm 13 tỉnh thành: An
Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang,
Long An, Sóc Trăng, thành phố Cần Thơ, Tiền Giang, Trà Vinh, Vóõnh Long
với dân số là 16.698.900 người (2002), mật độ dân số trung bình là 427
người/km2. Đây là vùng hàng năm xuất khẩu hơn 50% sản lượng lúa, 90%
lượng gạo xuất khẩu, 65% lượng thuỷ sản, 70% lượng trái cây so với cả
nước. [43,107].
Về khí hậu
Đặc điểm chung của khí hậu vùng Nam Bộ là có nền nhiệt độ cao và
hầu như không thay đổi trong năm, có sự phân hoá theo mùa sâu sắc trong
chế độ mưa ẩm phù hợp với mùa gió, ở trong khu vực gió muøa.

Vùng đất Nam Bộ nằm ở những vĩ tuyến thấp (từ 11o vĩ tuyến Bắc trở
xuống) trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng ít nhiều khí hậu
xích đạo nên có nhiệt độ và độ ẩm cao đều trong năm. Ở trong khu vực gió
mùa, nhiệt độ và chế độ mưa tuỳ thuộc vào mùa gió; hai mùa mưa và mùa khô
được phân biệt một cách rõ rệt, tương ứng với hai thời kỳ gió mùa: mùa mưa


16

kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch, trùng hợp với mùa gió Tây Nam và
mùa khơ kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 là khoảng thời gian có gió mùa Đơng
Bắc.
Nhiệt độ trung bình quanh năm ở vùng Nam Bộ nhìn chung khơng thay
đổi nhiều, vào khoảng 26 - 27oC và ít chênh lệch giữa tháng nóng nhất với
tháng lạnh nhất trong năm. Do sự dao động thấp về nhiệt độ giữa tháng nóng và
tháng lạnh khơng đáng kể nên làm cho con người ít cảm thấy khó chịu về
những sự chuyển mùa đột ngột. Hơn nữa, thời tiết tương đối mát về đêm và
sáng sớm nên khá thuận lợi cho sự phát triển của thực vật, của các loại cây
lương thực và cây ăn quả.
Độ ẩm của khí quyển tương đối thấp so với miền Bắc và Trung Bộ,
nhưng được bù trừ bằng một lượng nước mưa khá điều hồ (trung bình
1900mm/năm). Một vài nơi như Minh Hải, Kiên Giang có khi lên tới trên 2000
mm.
Mùa mưa ở Nam Bộ diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch (lượng
mưa trong mùa này chiếm gần 90% lượng mưa cả năm), kéo dài hơn những
vùng khác trong nước, với lượng nước mưa cao nhất là từ 300 đến 350
mm/tháng trong thời gian cao điểm từ tháng 6 đến tháng 9. Như vậy, mùa mưa
ở Nam Bộ có những đặc điểm riêng khác với miền Bắc và miền Trung: mưa
thường xuất hiện dưới dạng mưa rào vào buổi sáng, buổi chiều hay chập tối,
diễn ra trong khoảng 15 đến 30 phút rồi tạnh hẳn. Hạt mưa thường to và nặng,

mưa tập trung nên có tác dụng xói mịn rất lớn trên đất trống và trên các sườn
đồi trơ trụi.
Ở Nam Bộ, chúng ta cũng bắt gặp hiện tượng này vào khoảng tháng 8,
giữa mùa mưa, có một thời gian nắng hạn ngắn mà dân gian thường gọi là “hạn
bà chằng”, tuy nó chỉ diễn ra trong vài tuần nhưng lại nằm giữa mùa lúa nên có
thể gây tác hại lớn. Bên cạnh đó, chế độ mưa cũng có khi thất thường, gây
nhiều tai họa cho đồng ruộng. Tuy nhiên, đất Nam Bộ từ xưa đến nay ít hứng
chịu những cơn bão lớn như ở miền Trung và miền Bắc.


17

Về địa chất, cảnh quan môi sinh, sông ngòi
Vùng Nam Bộ hiện đầy đủ các vùng của đất nước Việt Nam: vùng
núi, rừng, đồng bằng, biển; được chia thành hai vùng địa hình chính là Đông
Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Vùng Đông Nam Bộ: nằm ngay dưới chân các cao nguyên Bảo Lộc - Di
Linh, chạy dài từ Bắc (Tây Ninh) đến phía Nam (Bà Rịa - Vũng Tàu), rìa
phía Nam đổ thoai thoải hướng về phía đồng bằng sông Cửu Long. Nhìn
chung, địa hình ở Đông Nam Bộ chỉ là một dải đất cao hơi lượn sóng ngày
càng thấp dần về phía đồng bằng sông Cửu Long, với khối địa chất bên dưới
là nền rìa của khối Trường Sơn Nam, bên trên cùng là lớp phù sa cổ trải
rộng trên khắp bề mặt của vùng, thường được gọi là dải đất xám, có độ phì
nhiêu kém hơn nhiều so với phù sa mới ở đồng bằng sông Cửu Long.
Hệ sông Đồng Nai là điểm nổi bật nhất về sông ngòi ở Đông Nam Bộ,
gần sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ. Đây là hệ sông lớn ở
nước ta sau các hệ thống sông Hồng, Cửu Long. Toàn bộ hệ sông Đồng Nai
có chế độ nước chảy đơn giản với hai dạng đỉnh thuỷ văn: một mùa lũ và
một mùa cạn kế tiếp nhau. Thường đỉnh lũ diễn ra phổ biến vào tháng 7 - 11
dương lịch, cực đại là tháng 9 - 10 dương lịch, trùng với tháng có lượng mưa

bình quân lớn nhất. Dòng chảy của hệ thống sông Đồng Nai khá lớn. Đó là
do điều kiện khí tượng thuỷ văn có phần bị ảnh hưởng do hướng địa hình, rõ
nhất là do cao độ. Độ cao bình quân của toàn lưu vực vào khoảng 750 m và
nhiều phụ lưu hay phần thượng lưu sông phát triển trên các cao nguyên cao
trung bình tối đa tới 1000 - 1500 m [6,45-46].
Do có đầy đủ các điều kiện địa hình, đất đai, khí hậu thuận lợi đã tạo
nên cảnh quan môi sinh với những lớp động thực vật rất phong phú và tạo


18

nên những động lực mới cho quá trình khai thác các tiện ích mà môi trường
nơi đây mang lại. Cụ thể là những cánh rừng cây họ dầu mọc trên vùng đất
xám và những tán rừng tre lồ ồâ dày đặc mọc từ trung lưu sông Đồng Nai trở
về phía Tây, hay các động vật còn vang mãi tới ngày nay như “Cọp Vườn
Trầu”, “Sấu Vũng Gấm”, “Heo lăn chai miền Đông”. Tuy nhiên, ngày nay
nguồn động thực vật này đang có nguy cơ bị tuyệt chủng do bàn tay của con
người tác động.
Ngoài ra, vùng Đồng Nam Bộ còn có một dải bờ biển khiêm tốn kéo
dài từ vùng Hàm Tân (Bình Thuận) đến cửa biển Soài Rạp (Long An) dài
125 km, nhưng giàu cá và hải sản các loại. Bên trong bờ biển xuất hiện
những vùng biển nhỏ ăn sâu vào đất liền được bồi tụ bởi sét và bùn, tạo môi
trường phát triển các loại cây rừng ngập mặn, mà cảnh quan nơi này đựơc
bao bọc bởi khu dự trữ sinh quyển “rừng Sác” (Cần Giờ). Hơn nữa, vùng
thềm lục địa này chính là hai bồn trũng chứa đựng nhiều tài nguyên dầu khí
là bồn trũng Cửu Long và Côn Sơn. Chính những tài nguyên này tạo cho
vùng miền Đông Nam Bộ có diện mạo mới khi phát triển ra vùng biển mang
tính công nghiệp chuyên dụng, tạo tiền đề cho việc phát triển hạ tầng, cơ
cấu hậu cần cho toàn vùng [97,247-252].
Vùng đồng bằng sông Cửu Long: khác hẳn khu Đông Nam Bộ về mọi

phương diện. Mọi đặc điểm tự nhiên và phương thức sử dụng cũng như cải
tạo tự nhiên đều được quyết định bởi lịch sử phát triển và địa hình của châu
thổ bởi chế độ thuỷ văn và phù sa sông Mêkông. Ngoài ra, đặc điểm khí hậu
và nhất là chế độ mưa sẽ chi phối mạnh mẽ nhịp điệu của tự nhiên và thời
vụ sản xuất [48,72].


19

Vùng đồng bằng sông Cửu Long được tạo bởi sông lớn Mêkông. Vai
trò của sông như là một con sông được giao thông thủy nội địa ở Đông Nam
Á lục địa là rất quan trọng và Nam Bộ mặc nhiên là cửa ngõ ra biển Đông
của nhiều nước.
Sông Mêkông chính là nguồn của hai dòng sông chính khi vào châu
thổ sông Cửu Long. Từ PhnômPênh, sông Mêkông chia làm hai nhánh chảy
xuống đồng bằng sông Cửu Long. Nhánh phía Bắc là sông Tiền, nhánh phía
Nam là sông Hậu. Hai sông này càng chảy về xuôi càng rộng lớn, khi ra đến
biển, cửa sông rộng đến vài km [6,35]. So với đồng bằng sông Hồng thì
đồng bằng sông Cửu Long được cư dân Việt Nam khai khẩn khá muộn. Điều
đầu tiên tạo nên cảnh quan nơi đây chính là những yếu tố quyết định tự
nhiên mà trải qua hàng thế kỷ người Việt đã vận dụng những “hằng số” vốn
có của cư dân lúa nước điển hình thích ứng và cải tạo trên vùng đất nước.
Đó chính là hệ thống kênh mương chằng chịt với 2500 km rạch tự nhiên và
2500 km kênh đào theo thời gian được làm phong phú hơn cho vùng sông
nước còn “trẻ tuổi” để tạo nên những khoảnh ruộng cò bay thẳng cánh, chó
chạy cụp đuôi với sản lượng lúa luôn bội thu theo từng năm.
Ngoài ra, hệ sinh thái rừng và hệ động thực vật phổ biến của vùng là
ngập phèn và ngập mặn mang nhiều chức năng khác nhau của từng kiểu
vùng châu thổ. Hệ sinh thái cũng chính là môi trường quần cư tiến xa ra biển
của các dân tộc vùng đồng bằng sông Cửu Long:

Mắm trước, đước sau, tràm theo sát
Sau hàng dừa nước mái nhà ai.
Thêm vào đó là hệ thống sinh thái và nguồn lợi thuỷ sản mặn, lợ và
ngọt của đồng bằng sông Cửu Long luôn tạo ra nhiều điều kỳ diệu cho sự


20

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Nuôi trồng thuỷ
sản ở đồng bằng sông Cửu Long được khẳng định là một nghề sản xuất
mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao nhất, góp phần thay đổi cơ cấu kinh
tế ở các vùng ven biển, nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp
phần xoá đói giảm nghèo và đã thu hút được sự quan tâm phát triển của
nhiều thành phần kinh tế. Nuôi trồng thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long
đã chuyển sang sản xuất hàng hoá và đang từng bước trở thành một trong
những ngành nghề sản xuất chính, phát triển rộng khắp và có vị trí quan
trọng của nhiều địa phương trong vùng [102,125-126].
Nhìn chung, ta thấy mơi trường thiên nhiên Nam Bộ chứa đựng nhiều
yếu tố cơ bản thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế nông, lâm, ngư,
nghiệp… nhất là nông nghiệp trồng lúa như đất đai màu mỡ, thời tiết điều
hoà… Tuy nhiên, đồng bằng châu thổ Nam Bộ cũng đặt ra khơng ít những
chướng ngại thiên nhiên rất khó vượt qua, chẳng hạn như đất đai màu mỡ giúp
cây trồng tươi tốt, cho năng suất cao… nhưng đó cũng là mơi trường tốt cho cỏ
dại phát triển, nhiều vùng chua phèn, nhiễm mặn, ngập úng vào mùa mưa, thiếu
nước vào mùa nắng, các thứ chim, chuột, sâu bệnh phá hoại mùa màng, các loài
thú dữ như cọp, sấu, rắn, rít… Đó là tất cả những gì mà người nơng dân lưu tán
cùng các thế hệ con cháu của họ đã gặp phải trên bước đường khai phá mảnh
đất giàu tiềm năng nhưng cũng không kém phần khắc nghiệt này.
1.1.2. Đặc điểm xã hội vùng Nam Boä
Hơn bất cứ nơi nào khác trên đất nước Việt Nam, dân số và dân cư Nam

Bộ luôn biến động mạnh (chủ yếu theo hướng tăng cơ học) kể từ khi vùng đất
này được hình thành từ ba thế kỷ qua. Theo thống kê, đầu thế kỷ XX, Nam Bộ
có hơn 1 triệu người Việt, trên 100 nghìn người Khơme, khoảng 8 nghìn người
Hoa, 4 nghìn người Chăm và một số ít người Choro… Cho đến năm 1945, Nam
Bộ có khoảng 6 triệu người trong tổng số 25 triệu người của cả nước [94,44].


×