Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Văn hóa chung cư ở việt nam (trường hợp hà nội thành phố hồ chí minh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 158 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN VĂN HÓA HỌC
------ o0o ------

NGUYỄN THỊ HÀ THANH

VĂN HÓA CHUNG CƯ
Ở VIỆT NAM
(TRƯỜNG HP HÀ NỘI & THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành Văn hóa học
Mã số: 60.31.70

Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Minh Hòa

TP. HỒ CHÍ MINH 2008


MỤC LỤC

DẪN LUẬN
I.
II.

Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 7
IV. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 7


V. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................................................ 7
VI. Kết cấu của luận văn...................................................................................... 8
Chương 1

MỘT SỐ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Giới thiệu về chung cư................................................................................. 9
1.1.1. Thuật ngữ chung cư ................................................................................. 9
1.1.2. Nguồn gốc và quá trình phát triển chung cư thế giới .............................. 14
1.1.3. Quá trình phát triển của chung cư Việt Nam .......................................... 21
1.2. Các khái niệm liên quan đến văn hóa chung cư ....................................... 33
1.2.1. Lý luận chung về văn hóa ...................................................................... 33
1.2.2. Văn hóa đơ thị ....................................................................................... 35
1.2.3. Văn hóa chung cư .................................................................................. 37
Chương 2

VĂN HĨA ỨNG XỬ TRONG MƠI TRƯỜNG CHUNG CƯ
2.1 Ứng xử với môi trường tự nhiên ............................................................... 44
2.1.1. Không gian kiến trúc chung cư .............................................................. 45
2.1.2. Ứng xử với không gian chung cư........................................................... 49
2.1.3. Ứng xử với không gian căn hộ chung cư................................................ 66
2.2 Ứng xử với môi trường xã hội ................................................................... 72
2.2.1. Môi trường xã hội trong chung cư.......................................................... 73
2.2.2. Quan hệ gia đình trong căn hộ chung cư ................................................ 74
2.2.3. Quan hệ cộng đồng trong chung cư........................................................ 79


Chương 3

CHUNG CƯ VIỆT NAM - TIÊU ĐIỂM
CỦA VA CHẠM VĂN HĨA

3.1 Va chạm văn hóa chung cư ....................................................................... 83
3.1.1. Xung quanh khái niệm “va chạm văn hóa” ............................................ 83
3.1.2. Va chạm văn hóa trong chung cư Việt Nam........................................... 84
3.2 Va chạm trong lối sống .............................................................................. 90
3.3.1. Kiến trúc - lối ở ..................................................................................... 90
3.3.2. Lối sống cá nhân - gia đình.................................................................. 102
3.3.3. Lối sống cộng đồng ............................................................................. 108
3.3 Va chạm trong đời sống tinh thần - xã hội ............................................. 114
3.4.1. Trong đời sống tinh thần...................................................................... 114
3.4.2. Trong trình độ tổ chức - quản lý đô thị................................................. 125

KẾT LUẬN ............................................................................................. 132
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 139
PHỤ LỤC
Hình ảnh
Phim FlatLife

2


DẪN LUẬN
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chung cư, trong tiến trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa, đã hình thành và
phát triển như là hệ quả tất yếu trên toàn cầu chứ khơng cịn là phương thức ăn ở
của người đô thị các nước phương Tây. Mặc dù đến Việt Nam từ khá sớm, nhưng
chỉ khi tham gia vào nền kinh tế thị trường, chung cư mới thật sự bùng nổ và trở
thành mơ hình cư trú quan trọng, bởi vì nó góp phần giải tỏa những sức ép về nhà
ở trong quỹ đất có hạn của đơ thị. Hiện tượng này không chỉ cho thấy sự “thay da
đổi thịt” của Việt Nam mà còn là một trong những dấu hiệu của q trình đơ thị
hóa, cơng nghiệp hóa nói chung và phương Tây hóa nói riêng đã xâm nhập vào đời

sống văn hóa người dân.
Ngày nay, chung cư đang trở nên gắn bó với người dân đơ thị và hình thành
nên một khơng gian sống mang bản sắc mới. Hơn nữa, với những ưu thế vượt trội,
chung cư đang trở thành mối quan tâm của cư dân đô thị. Điều này thể hiện trong
thị trường nhà chung cư ở các thành phố lớn. Hầu hết các căn hộ chung cư cao cấp
đều được bán hết ngay từ khi còn là những dự án xây dựng còn nằm trên giấy.
Tuy nhiên, kể từ khi người Việt bước vào không gian sống của chung cư,
bên cạnh những ưu điểm, hàng loạt các vấn đề về bản sắc kiến trúc, bản sắc văn
hóa, đời sống xã hội đã nảy sinh do sự khác biệt giữa văn hóa nơng nghiệp truyền
thống trọng tình và mơ hình nhà chung cư với kiểu kết cấu thuần túy mang tính
chức năng của lối sống cơng nghiệp hiện đại. Đây là một hiện tượng văn hóa cần
được tìm hiểu và nghiên cứu để góp phần giải quyết những vướng mắc trong đời
sống chung cư.
Từ những lý do trên, chúng tơi chọn đề tài “Văn hóa chung cư Việt Nam”
làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Văn hóa học; với mong muốn tìm
hiểu văn hóa chung cư như là cách tiếp cận một trong những khía cạnh lĩnh vực
nghiên cứu văn hóa đơ thị ở nước ta đồng thời góp phần làm sáng tỏ mảng văn hóa


Dẫn luận

hiện đại trong thời đại tồn cầu hóa, vốn cịn rất mới mẻ nhưng đang góp phần xây
dựng lối sống đơ thị, văn minh ở Việt Nam; từ đó đề xuất mơ hình nhà ở chung cư
phù hợp với văn hóa và con người Việt Nam. Văn hóa nhà chung cư hiện nay vẫn
còn là một vấn đề bị bỏ ngỏ, cần có nhiều sự quan tâm hơn, và “văn hóa chung cư
ở Việt Nam: trường hợp Hà Nội & thành phố Hồ Chí Minh” là một đề tài thú vị,
mới mẻ, đậm tính thời sự.

II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nhà ở là một trong những vấn đề lớn của kiến trúc và xây dựng, nên hầu

như nó được nhắc đến trong nhiều tài liệu nghiên cứu. Nhà chung cư trong xã hội
công nghiệp cũng là mối quan tâm không chỉ của ngành kiến trúc, xây dựng mà
còn của các ngành khoa học xã hội và nghiên cứu con người.
(1) Nhà ở và nhà chung cư hiện nay là đối tượng quan trọng của lĩnh vực
xây dựng. Các chỉ tiêu, quy chuẩn, đặc điểm về kỹ thuật xây dựng chung cư, chung
cư cao tầng được đề cập trong các tài liệu của Bộ Xây dựng và Hội Kiến trúc sư
Việt Nam như: Mẫu nhà ở căn hộ cao tầng cho các đô thị lớn [1999], Nhà ở tại
các đô thị lớn Việt Nam [2002], Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm
2020 Kiến trúc hiện đại [2003]… Tuy nhiên, xu hướng thiết kế cho chung cư; về
khí hậu ở, về cảnh quan môi trường, về kết cấu khung móng chịu lực dành cho các
độ cao tịa nhà… nằm rải rác trong các cơng trình, các bài nghiên cứu khác không
nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này.
(2) Ở góc độ kiến trúc, chung cư được nghiên cứu như là vấn đề xuyên suốt
gắn với quá trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa ở Việt Nam.
Phần viết về kiến trúc nhà ở trong cuốn Lịch sử kiến trúc Việt Nam, thông
qua lối nghiên cứu thống kê hiện trạng và mô tả khái quát đặc điểm thiết kế kỹ
thuật xây dựng, tác giả Ngô Huy Quỳnh [1998] đã tìm hiểu kiến trúc những ngơi
nhà tập thể đầu tiên của miền Nam từ những năm 1950 do chính quyền Sài Gòn
xây dựng, những khu “nhà ở cho mọi người” ở miền Bắc vào sau những năm 1954
cho đến các chung cư được xây dựng ở thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn mới đây.
Trong tác phẩm Kiến trúc, Nguyễn Đức Thiềm [2005] cũng đưa ra khái niệm
chung, định nghĩa, đặc điểm kiến trúc về nhà chung cư, chung cư nhiều tầng, cao
tầng và các không gian trong căn hộ trong chung cư.
Một số cơng trình khác đã nghiên cứu mối liên hệ giữa kiến trúc và các yếu

2


Dẫn luận


tố khác của đời sống nhằm đem lại lợi ích cho con người, như cuốn Những vấn đề
kiến trúc đương đại Việt Nam của Nguyễn Hữu Thái [2002], đề cập đến tình trạng
tha hóa trong kiến trúc các khu tập thể, chung cư cũ ở nước ta và khái quát sự phát
triển của nhà chia lô, nhà mặt phố1 của thời kinh tế thị trường hiện nay. Tuy khẳng
định ưu thế và xu hướng của chung cư nhưng tác giả cũng cảnh báo sự vơ hồn, đơn
điện ln rình rập thiết kế kiến trúc nhà cao tầng. Tác giả này cũng như nhiều nhà
nghiên cứu khác, như (các tác giả và tác phẩm) kêu gọi tìm tịi một bản sắc, một
phong cách thiết kế nhà ở cao tầng phù hợp với thể trạng con người và khí hậu
Việt Nam. Cuốn Kiến trúc và môi sinh, tác giả Nguyễn Huy Côn [2004] nêu lên
những yếu tố chủ quan và khách quan trong lối sống cũng như trong thiết kế kết
cấu nhà như là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ô nhiễm ở các nhà chung cư cũ.
Tác giả đề nghị sử dụng giải giáp giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường, nhà ở cho
người dân để giữ gìn mơi trường nhà ở chung cư và xây dựng các chung cư hiện
đại dựa trên những quy chuẩn cụ thể nhằm phù hợp với khí hậu, kiến trúc và con
người Việt Nam.
Những cơng trình nghiên cứu kiến trúc, thiết kế nhà cao tầng, chung cư mở
rộng hướng nghiên cứu, tiếp cận đối tượng dưới góc độ văn hóa học như “Kiến
trúc và người Hà Nội”, “Từ những góc nhìn về kiến trúc cảnh quan đô thị”, đô thị
học “Xu hướng mới trong kiến trúc - đô thị thế giới và Việt Nam thời hội nhập”.
Tác giả Nguyễn Hữu Thái với Xu hướng mới trong kiến trúc - đô thị thế giới và
công nghệ thời hội nhập [2003] quan tâm đến vấn đề đa dạng hóa chung cư cho
phù hợp với nhiều đối tượng dân cư khác nhau và kinh nghiệm sử dụng không gian
nhà chung cư tùy thuộc vào địa điểm của khu ở tọa lạc trong đơ thị. Cơng trình
Kiến trúc và người Hà Nội do Trần Hùng [2003] chủ biên, thông qua sự khái quát
đặc điểm kiến trúc Hà Nội nói chung và kiến trúc chung cư của các thời kỳ lịch sử
đã bước đầu tiếp cận, lý giải vấn đề của chung cư dưới góc độ văn hóa học. Từ tập
hợp những bài nghiên cứu về đô thị và kiến trúc trong những thời điểm khác nhau,
Từ những góc nhìn về kiến trúc cảnh quan đơ thị của Lưu Trọng Hải [2006] đưa ra
cái nhìn nhiều chiều về nhà phố, nhà chung cư và lối sống văn minh, tinh thần
cộng đồng trong xây dựng đô thị.

(3) Cũng đề cập đến nếp sống văn minh đô thị, nhà nghiên cứu Lưu Trọng
Hải [2002] trong Kiến trúc với văn hóa và xã hội khẳng định những thành tố cấu
1

Là kiểu nhà để ở và buôn bán., tiếng Anh: shophouse.

3


Dẫn luận

thành văn hóa - văn minh trong cư trú khu ở nói chung và nhà chung cư nói riêng.
Ơng cũng đưa ra cái nhìn lịch sử về vấn đề phát triển nhà chung cư ở thành phố Hồ
Chí Minh. Trong Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam tác giả Trần Ngọc Thêm
[2003] mơ tả tính cộng đồng, tập thể trong kiến trúc chung cư Việt Nam và so sánh
với tính cộng đồng đặc trưng của làng truyền thống. Ông không chỉ nghiên cứu về
lối ở và nhà ở truyền thống mà cịn quan tâm đến vị trí nhà ở và vai trị cộng đồng
trong nhà ở đơ thị của người Việt.
(4). Nhà ở và chung cư là đối tượng nghiên cứu của nhiều tạp chí chuyên
ngành: Xây dựng, Kiến trúc, Kiến trúc Việt Nam, Kiến trúc & Đời sống, Sài Gòn
đầu tư và xây dựng,… cung cấp cái nhìn khá đầy đủ về đặc điểm kiến trúc, kết cấu
không gian, các thông số kỹ thuật xây dựng, yếu tố mơi trường sống và những vấn
đề cịn tồn tại trong thi công xây dựng, thiết kế và quản lý chung cư. Trong đó, có
nhiều bài viết đặt vấn đề nghiên cứu chung cư, đời sống cộng đồng dân cư chung
cư và sự phát triển của chung cư thông qua q trình đơ thị hóa, hiện đại hóa, quy
hoạch đơ thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị… Đặc biệt, tạp chí Kiến trúc Việt
Nam có một chun đề về nhà chung cư là số 04/2007 (số 92). Trong này, chung
cư là đối tượng nghiên cứu được đặt trong cái nhìn khá tồn diện trên nhiều mặt.
(5). Các cơng trình đơ thị học nghiên cứu về chung cư với vai trò là nhà ở
xã hội như một yếu tố quan trọng trong kết cấu hạ tầng đô thị và xã hội.

Cuốn Đơ thị hóa và cuộc sống đơ thị trong cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
Việt Nam của tác giả Trần Ngọc Hiên, Trần Văn Chữ [1998] tìm hiểu văn hóa đơ
thị, lối sống đơ thị theo khuynh hướng nghiên cứu văn hóa học và xã hội học. Hai
ông khẳng định lối sống đô thị Việt Nam hiện nay đang chịu ảnh hưởng văn hóa
nơng nghiệp theo mơ hình làng xã. Từ góc độ xã hội học, trong Đô thị học nhập
môn, nhà đô thị học Trương Quang Thao [2001] chỉ ra những yếu tố cấu thành từ
cấp độ nhu cầu ở, căn hộ ở, cho đến đơn vị ở và tiểu khu ở hay thậm chí cả quần
thể ở để đảm bảo đời sống vật thể lẫn tinh thần cho con người đơ thị. Trong khi đó,
Nguyễn Ngọc Châu [2001] đề ra những chiến lược, chính sách xây dựng nhà ở,
nhà cho người thu nhập thấp, người nghèo; tính nhân bản trong quy hoạch nhà,
những yêu cầu trong xây dựng nhà đô thị nước ta hiện nay. Quản lý đô thị quan
tâm hầu khắp các lĩnh vực có liên quan đến nhà ở từ xã hội học đến kinh tế, quy
hoạch, môi trường sống… Tác giả Nguyễn Thanh Tuấn [2006] mơ tả lối sống đơ
thị, phân tích văn hóa đơ thị cùng sự biến đổi sâu rộng và ảnh hưởng của nó đến lối
4


Dẫn luận

sinh hoạt ăn ở của người đơ thị. Tác phẩm Biến đổi văn hóa đơ thị Việt Nam hiện
nay của ông đưa ra nhận xét rằng sự cá nhân hóa “cái ăn ở” khi chuyển sang lối
sống nhà cao tầng đã gây đứt đoạn văn hóa ở và văn hóa gia đình người Việt Nam.
(6). Tác giả Trịnh Duy Luân và Nguyễn Quang Vinh và một số người khác
thực hiện những cuộc điều tra xã hội học chi tiết từ các trường hợp chung cư cụ thể
của thành phố Hà Nội được trình bày trong Tác động kinh tế xã hội của đổi mới
trong lĩnh vực nhà ở đô thị [1999] cho thấy tình trạng bùng nổ hiện tượng tự sản
xuất nhà và nhà chung cư bị biến dạng theo thay đổi của mức sống; như một sự
báo động về một “thế ứng xử” chưa đẹp. Cơng trình này cịn rút ra những nhận
định cơ sở nghiên cứu có tính “văn hóa - xã hội”, “tâm lý - xã hội” về tình hình
nhà chung cư, nhà ở đơ thị trong tác động kinh tế - xã hội của đổi mới. Cũng vẫn

tác giả Trịnh Duy Luân [2004], với công trình Xã hội học đơ thị, vấn đề nhà ở và
nhà chung cư được trình bày theo phương pháp nghiên cứu xã hội học. Ông kết
luận nhà ở như là một yếu tố ảnh hưởng đến lối sống đô thị và việc nghiên cứu,
xây dựng nhà ở nên gắn với nền văn hóa.
(7). Nhà chung cư cũng là đối tượng tìm hiểu của các luận án kiến trúc và
những cơng trình nghiên cứu khoa học khác.
Ở mức độ nghiên cứu khoa học cấp trường Đại học khoa học xã hội và nhân
văn, Nghiên cứu xã hội học về loại hình nhà ở tại thành phố Hồ Chí Minh - Lịch
sử, hiện trạng, khuynh hướng của nhà mặt phố và chung cư của nhà nghiên cứu
Nguyễn Minh Hòa [2000a] đã khái quát vấn đề nhà ở tại thành phố Hồ Chí Minh
trên quan điểm nghiên cứu xã hội học và là cơng trình đặt nền tảng nghiên cứu nhà
phố và chung cư ở khía cạnh văn hóa - xã hội. Cũng là đề tài nghiên cứu khoa học
thuộc khoa Xã hội học, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn của nhóm
sinh viên khoa xã hội học do giảng viên Nguyễn Minh Hòa [2000b] hướng dẫn,
Nghiên cứu và khảo sát việc tái định cư cho người nghèo vào khu chung cư cao
tầng khu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè khảo sát xã hội học về thực trạng nhà ở cho
người nghèo cũng như những vấn đề về quy mô cấu trúc các khu chung cư thuộc
khu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè đồng thời cung cấp cái nhìn khái quát về sự biến
đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội, tinh thần của người dân đối với chung cư cao tầng.
Luận văn thạc sỹ kiến trúc của Lê Thị Thu Hương [2001] là Mã dân gian
trong nhà ở đô thị hiện đại, quan tâm đến kiến trúc nhà ở đơ thị nói chung và nhà
chung cư ngày nay trên góc độ văn hóa dân gian và tâm lý học. Cơng trình đã đặt
5


Dẫn luận

những bước cơ sở cho việc nghiên cứu q trình mã hóa và giải mã nhà ở đơ thị từ
thiết kế đến thi công và đưa vào sử dụng. Lê Thị Thu Hương cũng tìm hiểu sự tiếp
biến và ảnh hưởng của mã dân gian đến quá trình truyền thơng trong nhà ở đơ thị;

từ đó vận dụng mã dân gian vào nhà ở đô thị và nhà chung cư.
Luận án nghiên cứu Nghiên cứu cải tạo nâng cấp các khu nhà ở chung cư
cũ nhiều tầng xây dựng tại Hà Nội trong giai đoạn 1960 - 1986, tác giả Vũ An
Khánh [2003] đã tìm hiểu quá trình xây dựng, hiện trạng và các giải pháp cải tạo
nâng cấp các khu nhà chung cư cũ ở Hà Nội, cùng đó song hành tìm hiểu sự phát
triển của nhà chung cư từ sự ảnh hưởng của q trình đơ thị hóa, của những biến
động về kinh tế xã hội Hà Nội trong cơ chế thị trường. Tác giả này đã nghiên cứu
hệ thống kết cấu, không gian, kỹ thuật hạ tầng và mơi trường của nhà chung cư nói
riêng và khu ở nói chung bằng quan điểm một kiến trúc sư; đồng thời đưa ra các
giải pháp cải tạo nâng cấp chung cư toàn phần.
Một tài liệu của nước ngoài, Tài liệu tham khảo về phát triển nhà ở (chung
cư) ở nước ngồi của phịng lý luận phê bình kiến trúc, Viện nghiên cứu kiến trúc
do tác giả Trần Hùng biên soạn, nêu lên tình hình phát triển nhà ở, tại Thái Lan,
Trung Quốc, Hà Lan. Trong đó, nhà chung cư được nhắc đến như một phần lịch sử
phát triển nhà ở đô thị.
(8). Trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật, chung cư là nguồn cảm hứng sáng
tạo cho một số người cầm bút, cho thấy sự hiện hữu và ảnh hưởng nhất định của
chung cư đối với người Việt Nam.
Với tác giả Trần Văn Tuấn [1996], tiểu thuyết Chung cư và kiến trúc sư
Lưu Trọng Hải [2004] trong tập truyện ngắn Truyện nhà, truyện cửa ở thành phố
là những nét khắc họa hình ảnh nhà chung cư trong tâm tư tình cảm và đời sống
thực tế của người dân. Các vấn đề, các khía cạnh trong và xung quanh nhà chung
cư được quan sát gần hơn, cụ thể hơn làm sáng tỏ ảnh hưởng lối sống đặc trưng
của chung cư đến con người Việt Nam.
Nhà chung cư trong mỗi lĩnh vực, mỗi cơng trình, mỗi cách tiếp cận hay
nghiên cứu là một phần, một góc nhìn giúp người viết có được những gợi ý để
hồn chỉnh cái nhìn về đối tượng nghiên cứu: chung cư và lối sống chung cư như
là một lát cắt lịch đại soi vào mảng văn hóa đơ thị hiện đại; chung cư phải đạt đến
những giá trị nhất định của nó đối với đời sống đơ thị; văn hóa chung cư là khuynh
hướng hòa hợp trong lĩnh vực nhà ở mà xã hội đô thị cố đạt đến.

6


Dẫn luận

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là văn hóa, lối sống của cư dân chung
cư ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thể hiện trong đời sống hằng ngày, từ cách
thức tổ chức đời sống gia đình cá nhân đến sự thiết lập mối quan hệ xã hội cộng
đồng.
Về phạm vi nghiên cứu, người viết cố gắng tiếp cận chung cư thế giới và
Việt Nam từ góc độ lịch sử văn hóa và tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
Một là, các lý luận tiền đề về chung cư, văn hóa chung cư. Luận văn xác
định, làm rõ các thuật ngữ, định nghĩa, khái niệm không gian văn hóa chung cư,
tiểu văn hóa chung cư, mơi trường chung cư…
Hai là, văn hóa ứng xử của cư dân chung cư Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh đối với kiến trúc, môi trường cư trú chung cư, cụ thể là với không gian riêng
tư (căn hộ) và không gian công cộng (các không gian công năng của chung cư),
đối với môi trường xã hội của chung cư.
Ba là, những va chạm thể hiện trong lối ăn ở, đời sống tinh thần – xã hội
của cư dân chung cư của người dân.

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu đề tài này, người viết sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa
học liên ngành văn hóa học kết hợp với phương pháp điền dã - quan sát, phương
pháp cấu trúc - hệ thống.
Phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành văn hóa học đặt sự vật hiện
tượng nghiên cứu dưới góc nhìn của Văn hóa học, cụ thể là nghiên cứu tổng quát
dựa trên quan điểm của những ngành nghiên cứu chuyên sâu như: xã hội học, kiến
trúc, đô thị học, lịch sử… Và phương pháp cấu trúc - hệ thống là phương pháp

được sử dụng để tiếp cận văn hóa chung cư như một tiểu hệ thống trong hệ thống
văn hoá đơ thị nói chung.

V. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
* Ý nghĩa khoa học:
Trước hết, thông qua những lý luận về văn hóa và văn hóa đơ thị, luận văn
cung cấp cái nhìn hệ thống về tiến trình hình thành và phát triển của hình thái nhà
chung cư thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đồng thời xác định những đặc
trưng văn hóa của chung cư Việt Nam hiện tại và nhìn nhận những vấn đề về sự
7


Dẫn luận

q độ trong q trình hình thành văn hóa chung cư. Từ đó cho thấy những đặc
điểm về lối sống, lối ứng xử cư dân đô thị Việt Nam trong môi trường chung cư
hiện nay.
* Ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn giúp hiểu rõ hơn về đời sống, lối sống, văn hóa của người dân sống
trong chung cư cũng như những tác động của đời sống đô thị hiện đại cùng với
những ảnh hưởng của tâm thức văn hóa dân tộc đã hình thành nên một kiểu thức
văn hóa của một bộ phận cư dân và bộ mặt văn hóa của đơ thị trong thời kì mới.
Người viết mong muốn luận văn góp phần vào cơng tác nghiên cứu văn hóa đơ
thị, văn hóa hiện đại, đương đại trở thành tài liệu tham khảo hữu ích, cụ thể là văn
hóa, đời sống của cư dân chung cư ở đô thị. Qua đây, người viết cũng muốn góp
tiếng nói vào lĩnh vực định hướng, xây dựng một phong cách sống, một lối sống
tiên tiến, văn minh cho xã hội Việt Nam.

VI. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:

+ Chương 1: Một số tiền đề lý luận và thực tiễn
+ Chương 2: Văn hóa ứng xử trong mơi trường chung cư
+ Chương 3: Chung cư Việt Nam - Tiêu điểm của va chạm văn hóa

8


Chương 1

MỘT SỐ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Giới thiệu về chung cư
1.1.1. Thuật ngữ chung cư
Định nghĩa chung cư
Trong ngành kiến trúc xây dựng ở Việt Nam, thuật ngữ chung cư được sử
dụng để chỉ một kiểu nhà đơ thị du nhập từ ngước ngồi vào thế kỉ XIX và phát
triển mạnh mẽ trong thế kỉ XX. Có hai định nghĩa chung cư trong văn bản pháp
luật Việt Nam. Đầu tiên, định nghĩa chung cư xuất hiện trong điều 3, chương I,
quyết định số: 10/2003/QĐ-BXD, ngày 03 tháng 04 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ
Xây dựng ban hành quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư:
1. "Nhà chung cư" là nhà nhiều tầng, nhiều hộ ở; có cấu trúc kiểu căn hộ khép
kín; có lối đi, cầu thang chung và hệ thống kết cấu hạ tầng sử dụng chung;
2. "Cụm nhà chung cư" là khu nhà ở có từ hai nhà chung cư trở lên trong cùng
một địa điểm xây dựng của cùng một chủ đầu tư hoặc một khu nhà chung cư
được xây dựng trước đây;
Sau đó, trong điều 70, Luật nhà ở của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, số 56/2005/QH11, ngày 29 tháng 11 năm 2005, chung cư được
định nghĩa như sau:
1. Nhà chung cư là nhà ở có từ hai tầng trở lên, có lối đi, cầu thang và hệ
thống cơng trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều hộ gia đình, cá nhân.
Nhà chung cư có phần sở hữu riêng của từng hộ gia đình, cá nhân và phần

sở hữu chung của tất cả các hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhà chung cư.
2. Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư bao gồm:
a) Phần diện tích bên trong căn hộ, bao gồm cả diện tích ban cơng, lơgia gắn
liền với căn hộ đó;


Một số tiền đề lý luận và thực tiễn

b) Phần diện tích khác trong nhà chung cư được cơng nhận là sở hữu riêng
theo quy định của pháp luật;
c) Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật sử dụng riêng gắn liền với căn hộ, phần
diện tích thuộc sở hữu riêng.
3. Phần sở hữu chung trong nhà chung cư bao gồm:
a) Phần diện tích nhà cịn lại của nhà chung cư ngồi phần diện tích thuộc
sở hữu riêng quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật dùng
chung trong nhà chung cư, gồm khung, cột, tường chịu lực, tường bao
ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang,
cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, nơi
để xe, hệ thống cấp điện, nước, ga, thông tin liên lạc, phát thanh, truyền
hình, thốt nước, bể phốt, thu lơi, cứu hoả và các phần khác không thuộc
sở hữu riêng của căn hộ nào;
c) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nhưng được kết nối với nhà chung cư
đó.
Thạc sỹ KTS. Lý Thế Dân, trong bài viết “Đi tìm định nghĩa ‘Chung cư’”,
có kiến nghị một định nghĩa về chung cư: “Chung cư là dạng nhà ở không sở hữu
đất, trong đó mỗi căn hộ chỉ giành riêng cho mục đích ở và có lối vào riêng tách từ
diện tích chung của khu nhà chung cư. Chủ sở hữu căn hộ có quyền sử dụng chung
tất cả khơng gian cộng đồng trong khn viên khu chung cư.”1
Nhìn chung, khi một định nghĩa được đưa ra là để phục vụ cho một mục

đích nhất định nào đó, khó để bao qt được tất cả. Cụ thể, cả ba định nghĩa trên
đều nhắm đến quyền sở hữu căn hộ trong chung cư. Vì thế. những định nghĩa đó,
nhìn chung, chưa phản ánh được điều gì nếu nhìn từ góc độ con người: văn hóa,
tâm lý, xã hội, nhân văn,…
Những vấn đề xoay quanh thuật ngữ chung cư
Người La Mã đầu tiên xây dựng nhà ở dạng chung cư với tên gọi “insula”
dành cho người nghèo và tầng lớp dưới. Những quốc gia ở Âu Mỹ có hệ thống
thuật ngữ dùng để chỉ chung cư mà nội hàm của chúng có thể biểu lộ ý nghĩa phân
loại các cấp độ khác nhau, hay nói chính xác hơn, có nhiều danh từ chỉ cho từng
kiểu chung cư tương ứng. Người ta dùng những từ như apartment, condominium,
1

/>
10


Một số tiền đề lý luận và thực tiễn

block of flats, tenement, building, high - rise… để chỉ những kiểu nhà chung cư
khác nhau. Ở Anh hay bất cứ nơi nào trên thế giới, một tịa nhà cao tầng thì được
gọi là khối nhà. Thuật ngữ tiếng Anh tenement building được dùng ở Mỹ bất chấp
chiều cao của nó. Khái niệm tenement - chung cư - cũng được dùng để ám chỉ về
tài sản cá nhân của chủ đất hoặc tài sản dùng cho thuê. Khái niệm này cũng được
dùng kết hợp như “messuage” hay “tenement” bao gồm tất cả đất đai, các tịa nhà,
hoặc tài sản cá nhân. Tóm lại, sự rạch rịi trong ngơn ngữ của phương Tây là bằng
cứ cho tính chuyên nghiệp và tồn tại lâu đời của chung cư trong đời sống của họ,
cũng như chứng minh cho thói quen tư duy lý tính, logic mà khái niệm nhà chung
cư là một trường hợp như thế.
Đối với một số quốc gia châu Á phát triển như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn
Quốc…, sự chuyên biệt trong các khái niệm nhà chung cư cũng được xây dựng

thành hệ thống thuật ngữ. Trung Quốc không dùng khái niệm “chung cư”, hay
“chúng cư”, mà sử dụng từ “hoa viên”. Hoa viên là một tổ hợp các chung cư, được
xây dựng trong một khơng gian lớn, được quy hoạch, có vườn hoa, chỗ vui chơi,
các dịch vụ công cộng,… dành cho các hộ gia đình. Ngồi ra, từ “cơng ngụ” có
nghĩa tương đương là khu tập thể cao cấp và “tiểu khu” để chỉ những chung cư
bình dân.1
Trong khi đó, hệ thống từ phân loại chung cư ở Nhật Bản là những mảng rời
rạc được ghép lại từ những khái niệm vay mượn của nước ngồi. Nhật cũng có ba
loại chung cư chính. Mansion, từ chỉ “tịa nhà lớn” trong ngôn ngữ của Anh - Mỹ,
được người Nhật gọi là Manshon, để chỉ những tòa nhà cao tầng (high building),
căn hộ tiện nghi chỉ dành cho những người giàu có ở Nhật. Đây là loại chung cư
cao cấp nên giá cho thuê hoặc bán đều rất cao. Loại chung cư thứ hai là apartment
house, chỉ cao hai đến ba tầng, người Nhật cũng phiên âm để làm tên gọi cho loại
chung cư này. Apato là chung cư dành cho người bình dân, thu nhập thấp nên chất
lượng và tiện nghi ở vì thế cũng kém đi. Thế nhưng, so với Danchi, giá th nhà
của apato vẫn cịn đắt hơn, vì danchi là loại nhà của các công ty dành để cấp, bán
cho nhân viên với giá ưu đãi. Danchi cũng được dành cho những gia đình có thu
nhập thấp hoặc không ổn định, nên giá thuê nhà này rẻ nhất ở Nhật. Danchi là từ

1

Thông tin về những thuật ngữ chung cư của người Trung Quốc do Phan Thu Vân, Nghiên cứu
sinh trường Đại học Phúc Đán, Thượng Hải, cung cấp.

11


Một số tiền đề lý luận và thực tiễn

Nhật nhưng có nguồn gốc, phiên âm từ từ “đồn địa”1 của tiếng Trung Quốc, dùng

để gọi loại chung cư dưới năm tầng này. Hiện tượng mượn khái niệm và từ vựng
nước ngoài để gọi tên các loại chung cư ở Nhật cho thấy sự bám sát từ hình thức
đến nội dung, mục tiêu phục vụ của đối tượng chung cư để gọi tên một cách chính
xác và sự phân loại cũng rõ ràng, rành mạch hơn.
Ở Việt Nam, tuy chưa được thừa nhận bởi văn bản hành chính và thống
nhất trong thuật ngữ, nhưng “chung cư” là từ được dùng phổ biến nhất hiện nay.
Sự khác biệt giữa các thuật ngữ “chung cư”, “chúng cư” hay “nhà tập thể”… hay
đối tượng thực sự của các thuật ngữ này là gì thì đến nay vẫn chưa được khẳng
định. Ban đầu, từ “chúng cư” được dùng khá nhiều, nhưng thói quen trật tự từ ngữ
trong giao tiếp thông thường cho đến trong sử dụng ngơn ngữ hành chính và trên
các phương tiện thơng tin đại chúng hiện nay, từ “chung cư” đã trở nên thông dụng
và trở thành từ của đại đa số quần chúng.
Về tên gọi, từ “chung cư” chưa được sử dụng thống nhất và nó cũng khơng
thể hiện được sự phân biệt rạch ròi về các kiểu chung cư khác nhau như cách gọi
của người phương Tây. Hơn thế, hiện nay người dân từng vùng vẫn có những từ
ngữ riêng để diễn đạt khái niệm nhà chung cư. Ở miền Bắc, thói quen sử dụng từ
“chung cư” mới được hình thành trong vài năm gần đây, nhưng vẫn chưa thay thế
được từ “khu tập thể” vốn đã ăn sâu vào tâm thức của người dân. Trong khi đó, ở
miền Nam ngồi cách gọi “chung cư”, đơi khi người ta cịn sử dụng từ “chúng cư”
với ý nghĩa tương tự. Ngoài ra, miền Nam tồn tại loại hình “cư xá” có bản chất
khác biệt với chung cư nhưng tên gọi dễ gây nhầm lẫn trong nội hàm ý nghĩa.
Có hai cách lý giải hiện tượng biến đổi “chúng cư” thành “chung cư”.
Chúng cư là một từ Hán Việt trong đó “chúng” nghĩa là nhiều, đông, là nhiều
người, nhiều sinh vật khác nhau; “cư” nghĩa là chỗ ở. Như vậy “chúng cư” có
nghĩa là chỗ ở của nhiều người, nhiều gia đình. Tuy nhiên, “chung cư” trong tư
duy của người Việt Nam là từ dùng theo lối ghép lẫn lộn giữa từ Hán Việt và từ
Nôm; với “chung” là từ Nôm nghĩa là cùng, cùng nhau, “cư” là từ Hán Việt vì thế
vẫn dùng để diễn tả khái niệm về tòa nhà có nhiều người, nhiều gia đình cùng ở
(mỗi gia đình, mỗi cá nhân có một căn hộ riêng trong tịa nhà đó). Nếu hiểu từ
“chung” theo nghĩa của từ Hán Việt thì ý nghĩa “chung cư” hồn tồn thay đổi, bởi

“chung” nghĩa Hán Việt nghĩa là cuối cùng, như “chung cuộc”, “tựu chung”. Thói
1

团地

12


Một số tiền đề lý luận và thực tiễn

quen dùng từ ghép Nôm - Hán Việt trong tiếng Việt đã có từ lâu và được sử dụng
phổ biến mà ngữ nghĩa của từ vẫn được hiểu chính xác. Tương tự, trong tiếng Việt
có các từ “chung phịng”, “chung sở” hay “việc công”, “việc tư”… đều theo
nguyên tắc một từ Nôm kết hợp với một từ Hán Việt. Như vậy, từ “chung cư” vẫn
là từ đúng, có kết cấu nghĩa theo nguyên một từ Nôm kết hợp với một từ Hán Việt
và có ý nghĩa tương đương với “chúng cư” là một từ thuần Hán Việt. Trong cách
lý giải khác, “chúng cư” vẫn là một từ Hán Việt dùng để chỉ nơi quần tụ của nhiều
người, nhiều gia đình riêng rẽ, và “chung cư” là từ ra đời sau, dùng để chỉ, dùng để
giải thích lại từ “chúng cư”. “Chung cư” của đa số người dân hiện nay luôn mang ý
nghĩa là “ở chung, ở chung trong một tòa nhà”. Đây là cụm từ thơng dụng với
người dân vì dễ gọi, thuận tai, được sử dụng nhiều. Và để thống nhất, tránh mọi
xáo trộn, nhầm lẫn, người viết sử dụng từ “chung cư” là thuật ngữ chính thức
xuyên suốt luận văn, với nghĩa “chỗ ở, nơi quần tụ của nhiều cá nhân, nhiều gia
đình riêng rẽ”.
Mặt khác, thuật ngữ “chung cư” ở Việt Nam không những cần xem xét,
thống nhất khái niệm nội hàm mà còn cần được xây dựng ý nghĩa, khu biệt ngữ
nghĩa để đáp ứng nhu cầu sử dụng với từng đối tượng chuyên biệt. Chỉ từ khoảng
năm 2002 trở lại đây người ta mới bắt đầu phân loại hóa các loại chung cư thơng
qua tên gọi. Các cụm từ “chung cư cao cấp”, “chung cư cho người tái định cư”,
“chung cư cho người thu nhập thấp”… xuất hiện nhiều hơn và trở nên quen thuộc

hơn. Tuy nhiên, các ngữ tính từ được gắn vào sau thuật ngữ “chung cư” vẫn không
thể hiện được sự khác biệt trong phân loại và cũng khơng bộc lộ được đặc tính
chun mơn, tính chất đặc trưng thể hiện trong từng loại nhà chung cư. Như vậy,
nhà ở đô thị Việt Nam đang bước vào giai đoạn hình thành các tên gọi khác nhau
dùng trong khái niệm chung cư mà thôi.
Trong lịch sử phát triển nhà đô thị Việt Nam, chung cư khơng phải là thể
loại mới xuất hiện hoặc cịn xa lạ với người dân. Nhưng hiện nay, nó hầu như vẫn
chưa trở thành thể loại nhà ở chủ đạo, nhằm đáp ứng nhu cầu ở của các thành phố
lớn đúng với tính chất của nó. Hiện trạng và mức độ xây dựng chung cư ở Việt
Nam nói chung và ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cho đến nay vẫn chỉ ở giai
đoạn ban đầu so với mặt bằng phát triển chung của chung cư thế giới. Chung cư đã
có mặt ở các nước phương Tây mấy trăm năm nay và đã trở nên quen thuộc với
nhiều thế hệ ở các quốc gia phát triển của châu Á.
13


Một số tiền đề lý luận và thực tiễn

Hơn nữa, hình ảnh, kiểu loại và đời sống chung cư đã được thực thể hóa,
biểu hiện trong hình thái ngơn ngữ. Và thông qua ngôn ngữ, các biểu hiện tư duy
văn hóa của con người về chung cư được lưu giữ và bộc lộ. Bởi vì, hệ từ vựng
được hình thành bởi một hiện tượng, một đối tượng cho thấy đối tượng, hiện tượng
đó đã được cơng nhận và được tư duy hóa. Những từ vựng đặc trưng chỉ danh và
có khả năng diễn tả khái niệm nội hàm về hiện tượng sự vật khơng chỉ cho thấy
bản chất mà cịn thể hiện trình độ phát triển của hiện tượng, sự vật đó. Hệ từ vựng
về nhà chung cư của nước ngồi phản ánh q trình phát triển và sự định hình của
thể loại nhà này trong tư duy con người. Từ hệ từ vựng về chung cư chưa được
hình thành đầy đủ ở Việt Nam, có thể nhận thấy chung cư nước ta chưa phát triển
sâu rộng và ý niệm về chung cư chưa được tư duy hóa đúng mực. Những khác biệt
được thể hiện trong sự chuyên biệt ngôn ngữ, từ vựng về chung cư giữa các nước

có lịch sử phát triển chung cư lâu đời và những nước đang làm quen với lối sống
chung cư cũng là thể hiện mức độ chênh lệch trong xây dựng chung cư và trình độ
tư duy về một lối sống mới.
1.1.2. Nguồn gốc và q trình phát triển chung cư thế giới
Hồn cảnh ra đời
Ý tưởng xây dựng nhà chung cư xuất hiện từ thời La Mã cổ đại. Người La
Mã, đã chịu sức ép khủng khiếp về nhà ở cho người lao động nghèo, nô lệ ở các
thành phố lớn, đặc biệt là thương cảng Ostia. Bởi vì Rome thời đó thiếu đất để xây
dựng nhà ở.
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và nền kinh tế thị trường như là ngịi nổ
cho sự bùng phát hiện tượng đơ thị hóa khắp tồn cầu. Thực tế, đơ thị hóa là hiện
tượng đã sớm diễn ra ở giai đoạn hưng thịnh của xã hội cổ đại, khi con người đã
đạt đến trình độ kinh tế phát triển đủ để tập trung một lượng người nhất định cùng
những hoạt động phi nông nghiệp. Đô thị phát triển song hành cùng xã hội lồi
người và đơ thị hóa trở thành mục tiêu tất yếu sát sườn với trình độ phát triển mà
quốc gia nào cũng nỗ lực đạt đến. Xã hội đô thị mỗi ngày được nâng cấp và hiện
đại hóa hơn, từ đó, con người học cách thích nghi, mà biểu hiện dễ thấy nhất thể
hiện trong kiến trúc và những thay đổi trong quan niệm về nhà ở. Và cũng trong
lĩnh vực nhà ở, hiện tượng đơ thị hóa thể hiện được nhiều quyền năng nhất. Nhưng
đó khơng phải là sự biểu diễn sức mạnh đè bẹp con người, nó là một tầng nấc trong

14


Một số tiền đề lý luận và thực tiễn

tiến trình tìm tịi và xây dựng cuộc sống bền vững cho chính con người.
Có thể nói, chung cư là kết quả tất yếu, hợp quy luật của q trình đơ thị
hóa và cơng nghiệp hóa. Nó khơng chỉ là những đơn vị ở sử dụng đất đạt hiệu suất
nhất mà còn là thành tựu, công nghệ lớn lao của con người trong q trình tìm

kiếm cuộc sống. Khi những làn sóng di dân khổng lồ không ngừng đổ về các đô thị
cơng nghiệp tìm việc làm, hàng loạt các vấn nạn như nhu cầu ở của nhiều triệu
người, quỹ đất đô thị ngày càng cạn kiệt, nhu cầu quy hoạch đô thị… đồng thời
nảy sinh. Trong tình thế đó, các nhà quy hoạch, kiến trúc sư đã sáng tạo, thiết kế
nên mơ hình chung cư bằng cách xây dựng một kiểu nhà là những căn nhà đơn lập
truyền thống xếp chồng lên nhau. Từ đó, bài tốn hóc búa về nhà ở đơ thị tìm được
đáp án. Những chung cư đơn giản đầu tiên đã giảm tải phần nào cho các áp lực
đang đè nặng lên sự phát triển của đô thị. Đó là lý do giải thích tại sao kiến trúc
chung cư ngày càng phát triển, lan rộng và được hồn thiện hơn. Ngồi ra, cùng
những tính chất đặc trưng đáp ứng các yêu cầu của đời sống công nghiệp, chung
cư trở thành mơ hình cư trú tương thích với xã hội đơ thị năng động.
Q trình phát triển của chung cư thế giới
Chung cư thế giới đã trải qua 3 thế hệ chính. Chung cư xuất hiện đầu tiên
tại châu Âu. Mơ hình này đã nảy mầm trước khi cuộc cách mạng công nghiệp bắt
đầu vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX; trước khi q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa thay đổi cơ cấu nhà và thói quen ở của con người. Theo Sydney
Perks, “căn hộ được xây dựng tại Aventine, thành Rome cổ đại đầu những năm
455 tr. CN” [1937:19]. Theo bài viết “Đi tìm định nghĩa chung cư” của Lý Thế
Dân, được đăng trên website của Sở Quy hoạch kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh,
vào ngày 13/09/20071, những chung cư đầu tiên của La Mã và cũng là của thế giới
được gọi là “insula”, dành cho người nghèo và tầng lớp dưới (pleb). Mỗi insula
này có diện tích trệt khoảng 400 m2, tầng cao xây dựng có khi lên đến 6-7 tầng.
Sau những trận đại hỏa hoạn, hoàng đế Augustus đã giới hạn chiều cao tối đa của
insula còn 20,7 m và tới thời hồng đế Nero thì chỉ cịn 17,75 m. Trong thời kỳ cực
thịnh của mình, số lượng chung cư tại Roma có thời điểm lên đến 50.000.
Như thế, chiều cao của các chung cư cổ, tức các insula bằng chiều cao của
chung cư nhiều tầng hiện nay. Những căn hộ cao tầng của thành cổ Rome biểu
1

/>

15


Một số tiền đề lý luận và thực tiễn

hiện trình độ kỹ thuật mà ngành xây dựng hiện đại thế kỷ XIX phải thừa nhận. Tuy
nhiên khi đô thị cổ Rome, cùng trình độ đơ thị hóa và kỹ thuật xây dựng căn hộ
cao tầng của nó bị vùi lấp, người ta khơng cịn cơ sở so sánh để hiểu rằng những
căn hộ nhiều tầng đầu tiên về sau này của châu Âu xuất hiện và phát triển khơng
nằm ngồi quy luật ấy, quy luật điều kiện và môi trường để căn hộ cao tầng xuất
hiện.

Hình ảnh dựng lại của một chung cư insula trên đồi Capitolium, Roma.1

Chấm dứt một thời kỳ dài đứt đoạn trong lịch sử phát triển căn hộ cao tầng,
vào cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, châu Âu tiên phong khởi xướng thể loại nhà
mà Rome cổ xưa đã từng thu được những thành tựu rực rỡ và bước đầu gầy dựng
nền móng cho sự phát triển của mơ hình nhà chung cư sau này. Cũng như thành cổ
Rome, Paris và Edinburgh (Scotland) là hai thành phố của châu Âu có tường thành
bao quanh, đất đô thị không thể mở rộng thêm và sự gia tăng dân số buộc phải nằm
trong vịng kiểm sốt nên các căn hộ cao tầng trở nên cần thiết và thích hợp. Khi
các thành phố này đạt đến một mức độ đơ thị hóa nhất định trong khi diện tích đất
đơ thị khơng thay đổi, khơng thể mở rộng trong khi mật độ người vẫn tăng lên,
người ta buộc phải thiết kế những căn hộ tiết kiệm đất nhưng hiệu quả trong sử
dụng. Thoạt nhìn, các căn hộ nhiều tầng trơng như một lâu đài to lớn có nhiều
người cùng ở, nhưng mỗi căn hộ bên trong đều được thiết kế cho một gia đình có
đầy đủ các phịng với những tính năng riêng biệt. Căn hộ nhiều tầng ở Wardrop,
1

/>

16


Một số tiền đề lý luận và thực tiễn

Edinburgh có hai phòng ngủ, hai phòng khách, nhà bếp và phòng ở cho người giúp
việc… là một kiểu căn hộ điển hình của giai đoạn đó. Hiện Scotland vẫn cịn tồn
tại những căn hộ có từ những năm cuối thế kỷ XVI tại Edinburgh.
Khi cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX bùng nổ và
lan tỏa khắp thế giới, châu Âu lại là khu vực điển hình sản xuất nhà ở đơ thị dành
cho nhiều người. Tình trạng dân số tăng nhanh ở đô thị, hiện tượng di dân, thiếu
nhà ở và chất lượng cuộc sống của con người giảm sút… là những nguyên nhân
chính để chung cư cao tầng được thiết kế và xây dựng hoàn chỉnh nhằm mục đích
giành lại cuộc sống đích thực cho con người. Hơn nữa, sau hai cuộc thế chiến,
trước những đổ nát và nỗi bức thiết phải xây dựng lại đất nước của nhiều quốc gia,
nhà ở trở thành vấn đề cấp bách đối với xã hội bấy giờ.
Vào khoảng năm 1947 - 1952, kiến trúc sư nổi tiếng thế giới, Le Corbusier,
với dự án Unité d’ Habitation de Marseille, đã cho ra đời một tác phẩm kiến trúc
kiểu mới mang theo ý tưởng về một cuộc cách mạng cho nơi ở, cho người ở. Đó là
một căn nhà chung cư dài 137m, rộng 24m, cao 54m, có 17 tầng; trong đó có 15
tầng để ở, bố trí được khoảng 337 căn hộ. Riêng tầng 7 và 8 là khu dịch vụ cơng
cộng. Tầng trên cùng có nhà trẻ, mẫu giáo. Tầng mái có vườn hoa, bể bơi và
đường chạy 300m. Chung cư này thể hiện quan điểm xây dựng của ông, mới mẻ,
táo bạo nhưng cũng rất nhân văn. Tồn bộ ngơi nhà này là một thị trấn thu nhỏ, nơi
mà gần 2000 con người sẽ nắm tay nhau bước vào, chung sống và tận hưởng mọi
tiện ích, đồng thời cùng tận hưởng và gìn giữ thiên nhiên. Nó khơng phải chỉ gồm
những căn hộ khép kín, có chất lượng cao, cơng năng hồn hảo mà là một chu trình
sống, mơi trường sống đơ thị khép kín, thanh khiết dành cho một cộng đồng người.
“Đơn vị ở lớn Marseille” của Le Corbusier bộc lộ xu hướng hiện đại và chủ động
trong nỗ lực giành một cuộc sống hoàn hảo, khơng chỉ cho con người mà cịn cho

cả thiên nhiên. Trong tiến trình lịch sử của chung cư, căn nhà cao tầng hiện đại này
chính là thế hệ chung cư thứ ba xuất hiện đánh dấu sự thay đổi tư duy lẫn quan
điểm của con người về một kiểu nhà ở tương lai cho cư dân đô thị. Hiện nay mẫu
nhà ở này vẫn là một thách thức đối với toàn thể nhân loại. Vừa như một giấc mơ
đẹp, nhưng cũng là một hiện thực phũ phàng khi người ta vẫn phải xây dựng và ăn
ở trong những kiểu chung cư thuộc thế hệ trước. Nó tồn tại, những ý tưởng, cơng
thức về nó vẫn tồn tại như là cứu cánh cho không gian và đời sống khắc nghiệt của
đô thị hướng đến. Các kiến trúc sư ngày nay vẫn không ngừng khai thác ý tưởng,
17


Một số tiền đề lý luận và thực tiễn

cơng thức của “đơn vị ở lớn Marseille” để cho những thiết kế chung cư mới được
phù hợp với con người hơn, gần gũi với thiên nhiên hơn.
Về mặt kiến trúc, trong lịch sử phát triển chung cư, những thiết kế ban đầu
hầu như chỉ là những “căn hộ”, chưa phải là một nơi ở hoàn thiện như những căn
hộ bây giờ; được mơ tả là căn phịng ngập nước, tối tăm. “Căn hộ” này ban đầu là
một hoặc hai căn phòng nhỏ hẹp, điều kiện sống rất tồi tàn, dành cho người nhập
cư và cơng nhân. “Căn hộ” này chỉ hình thành khi có sự xuất hiện của người nhập
cư di dân, của những người xa quê lưu nhập đến thành thị tìm việc làm trong
những khu cơng nghiệp. Năm 1839, chung cư đầu tiên của nước Mỹ được xây
dựng để đón hàng ngàn người dân nhập cư khơng có chỗ ở. Những ông chủ tư sản
cho xây vội vã những căn phịng thiếu ánh sáng và khơng khí chất chồng lên nhau
hịng có thể tập trung được số lượng người ở trên một diện tích nhất định càng
nhiều càng tốt. “Căn hộ” đã phát triển như một sự thỏa hiệp, cần thiết cho tình
huống di dân, nhập cư ồ ạt.
Thật ra, khái niệm “căn hộ” và căn hộ cao trên 5 tầng đã có từ thời cổ đại.
Sự xuất hiện của “căn hộ” và những ý niệm về nó đã ra đời ngay khi các thành phố
thời cổ đạt đến một trình độ đơ thị hóa nhất định. Thành Rome thời cổ đại là một

đô thị nổi tiếng sớm thực hiện nền kinh tế bn bán, trao đổi hàng hóa và đơ thị
hóa nên cũng sớm gặp phải những vấn nạn như các đô thị hiện đại. Rome cổ chưa
phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông và phương tiện giao thơng cịn thơ sơ
nhưng mật độ dân số tập trung đã tăng cao trong một phạm vi đất không thể mở
rộng, hơn thế nạn đầu cơ đất đai đã xuất hiện; buộc người ta phải giải quyết vấn đề
nhà ở bằng cách nâng chiều cao, độ cao của nhà. Căn hộ chung cư đã chào đời từ
rất sớm vì thế. Theo Nguyễn Hồng Hương, nhiều nguồn tài liệu cho thấy vào thời
gian khi thủ đô của đế chế chuyển đến Constantinople, thì ở Roma đã có hơn
46.600 nhà chung cư cao từ 7 - 8 tầng. Vì yếu tố kỹ thuật xây dựng chưa cho phép,
vật liệu xây dựng còn chưa đa dạng nên chung cư của thời kỳ này không thể phát
triển cao thêm nữa [2004:16].
Với những ưu điểm quan trọng về mặt kinh tế, kỹ thuật và cơ sở hạ tầng đối
với đô thị, chung cư dạng “căn hộ” rời rạc ban đầu nhanh chóng phát triển sang
hình thức nhà thấp tầng - chung cư thấp tầng. Ban đầu, chung cư chỉ được xây 2 3 tầng, diện tích vào khoảng 50m2 một căn hộ, khơng có những yếu tố tiện nghi
nhưng khơng gian sống đã được cải thiện hơn. Ngày nay, những căn hộ chung cư
18


Một số tiền đề lý luận và thực tiễn

thấp tầng dạng này vẫn còn tồn tại ở những nước đang phát triển, khi họ tiếp nhận
mơ hình nhà chung cư muộn hơn so với thời điểm ra đời của nó trên thế giới. Sau
đó, chiều cao của nhà chung cư được nâng lên thành 5 tầng. Chiều cao, số tầng của
chung cư tuy được nâng lên nhưng không được ưa chuộng vì bất tiện do thang máy
chưa có. Người dân vẫn thích những căn hộ chung cư thấp tầng hơn. Cho đến
những năm 50 của thế kỷ XIX, căn hộ cao tầng vẫn chưa thể phát triển ở châu Âu,
nhưng trước sự cần thiết về nhà ở, từ khoảng những năm 1851, ở những quốc gia
châu Âu đầu tiên như Đức, Anh, Scotland, Pháp… đã xuất hiện những chung cư
thấp tầng nhằm mục đích cung cấp chỗ ở cho người dân và những người nhập cư
nghèo khổ. Ngoài ra, để giải quyết hậu quả sau cuộc thế chiến lần I, hầu hết các

nước châu Âu phát triển mạnh mẽ loại nhà chung cư có độ cao từ 4 - 5 tầng. Tuy
nhiên những căn hộ này chưa trang bị khép kín, người ta buộc phải chia sẻ với
nhau một số không gian như nhà vệ sinh, nhà tắm hoặc bếp…
Cùng với sự ra đời của thang máy vận hành bằng năng lượng điện vào năm
1887, nhà chung cư phát triển chiều cao về hình thức giống một “đứa bé lớn nhanh
như thổi”. Từ kiểu thấp tầng với chiều cao ban đầu là 2 - 3 tầng đến 3 - 5 tầng,
chung cư vươn lên thành nhà nhiều tầng với chiều cao là 6 - 10 tầng và sau đó phát
triển với chiều cao khác nhau và ngày càng tăng: “loại I: từ 9 - 16 tầng (độ cao đến
50m), loại II: từ 17 - 25 tầng (độ cao đến 75m), loại III: từ 26 - 40 tầng (độ cao đến
100m)” [Nguyễn Hồng Hương, 2004:16]. Có thể nói, những kỹ thuật xây dựng
mới đã mở đường cho việc tăng chiều cao của nhà chung cư khắp nơi trên thế giới.
Ở các nước châu Âu ngay sau Thế chiến thứ II, chung cư cao tầng chiếm vị
trí quan trọng trong ngành xây dựng. Cùng với “sự tăng trưởng kinh tế và những
tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ và những thúc bách của nhu cầu xã hội”,
[Nguyễn Hồng Hương, 2004:16] thể loại nhà chung cư cao tầng đã phát triển mạnh
mẽ, trở thành một trào lưu trong nửa cuối thế kỷ XX. Riêng nước Anh, nhà cao
tầng, căn hộ chung cư cao tầng hầu như phát triển muộn nhất trong khối các nước
châu Âu, tức là sau thế chiến thứ II. Sự xuất hiện nhà cao tầng của Anh là điển
hình cho sự thay thế những đổ vỡ, bị phá hủy do bom đạn và tình trạng mất vệ sinh
nơi ở cũ từ thế kỷ XIX. Trong xu thế xây dựng chung cư cao tầng ồ ạt vào thập
niên 50 - 80 của thế kỷ XX, người ta còn quan niệm số tầng cao của nhà chung cư
như là sự tỷ lệ thuận với “uy tín và niềm tự hào của một thành phố, một địa
phương hay một quốc gia nào đó”.
19


Một số tiền đề lý luận và thực tiễn

Về mặt đời sống xã hội, trong thời kỳ đầu phát triển, chung cư tượng trưng
cho cái nghèo và sự suy đồi của rất nhiều quốc gia. Trong những năm giữa của thế

kỷ XIX, nhà chung cư dành cho người nhập cư ở Mỹ chỉ là những căn phịng bẩn
thỉu mà chính những người nhập cư cũng xem thường. Thực ra, cho đến tận bây
giờ, cái nhìn tiêu cực về chung cư vẫn thắng thế ở những quốc gia đang, kém phát
triển. Chung cư được xem như là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của tội
phạm. Sự hình thành và phát triển xen kẽ chung cư thấp và cao tầng, bình dân và
cao cấp trong hầu hết các xã hội cho đến thời điểm này cho thấy nhà ở vẫn là chỗ
ẩn náu của bất công xã hội.
Sự phát triển của những căn hộ chung cư trở nên hiệu quả hơn khi thang
máy xuất hiện. Số tầng chung cư tăng lên đồng nghĩa với việc càng có đơng người
cư trú, sử dụng không gian trên một miếng đất nhỏ. Nhưng người ta cũng nhận
thấy chung cư bấy giờ chỉ như một sự thay thế cho những căn nhà truyền thống vì
nếu đem trải rộng ra thì căn hộ nhiều tầng chỉ như là một khối nhà chồng lên nhau.
Đây là sự phát triển tự phát của nhà chung cư để thỏa hiệp với tình huống của xã
hội là dân cư ngày càng đông đúc, kinh tế đắt đỏ, đời sống khó khăn, nhà ở khan
hiếm. Hiện tượng nhập cư khơng cịn nằm trong khn khổ ý nghĩa là dịch chuyển
nơi cư trú từ nông thôn ra thành thị hay từ vùng này đến vùng khác nữa. Nó trở
thành hiện tượng phổ biến khi tình trạng nhập cư, di cư từ quốc gia này sang quốc
gia khác; từ châu lục này đến châu lục kia diễn ra trên toàn cầu. Từ năm 1845 đến
1855 nước Mỹ đã đón 300.000 người nhập cư mỗi năm đến từ châu Âu. Họ phải
vạch kế hoạch cung cấp chỗ ở cho những người nhập cư đang mỗi ngày cuồn cuộn
đổ về.
Từ thời điểm xuất hiện phổ biến ở Âu - Mỹ trong những năm giữa của thế
kỉ thứ XIX cho đến nay, chung cư đã thay đổi nhiều về diện mạo và chất lượng
nhưng thực chất vẫn chỉ là những khu nhà ổ chuột. Sự nghèo đói, bất cơng thống
trị khơng gian nhà chung cư. Nhưng cũng từ đáy sâu tuyệt vọng của đời sống nhà
chung cư, các nhà cải cách ở Mỹ đã đứng lên phát động phong trào bảo vệ nhà
chung cư và cụ thể là những con người đang sống trong đó. Nhiều nhà cải cách
như Upton Sinclair và Jacob Rii tiến hành “thúc đẩy việc cải cách lại chỗ ở của
chung cư” và kết quả là vào năm 1901, thành phố New York đã thông qua “đạo
luật về nhà chung cư thành phố New York”. Trước đó, thành phố đã thành lập Ủy

ban nhà chung cư và bắt đầu hoạt động từ năm 1894. Đến năm 1949, tổng thống
20


Một số tiền đề lý luận và thực tiễn

Mỹ Harry S. Truman thơng qua đạo luật nhà ở để “xóa sổ những khu ổ chuột và tái
xây dựng các chỗ ở cho người nghèo”. Từ đây, sự phát triển chung cư gắn liền với
các đạo luật về nhà ở và nhà chung cư. Tuy các quy hoạch đô thị và đạo luật nhà ở
ra đời nhưng vẫn vấp phải sự mâu thuẫn về mục đích của các nhà đầu cơ. Người ta
vẫn tìm cách đặt càng nhiều căn hộ trên một đơn vị diện tích xây dựng càng tốt. Và
sự phát triển nhà chung cư có khi phải bước những bước thụt lùi. Vào những năm
60 - 70 của thế kỷ XX, nhiều dự án sử dụng chung cư cao tầng như là nơi trú ngụ
cho người nghèo tại Mỹ bị thất bại vì cư dân của các dự án này đều cảm thấy mình
bị đối xử bất cơng của cái gọi là sự đổi mới. Người ta đã phải phá bỏ chúng hay
xây dựng những cái mới để thay thế.
Sự bùng phát xây dựng nhà chung cư và nhu cầu về nhà ở trên thế giới nói
chung và ở các thành phố cơng nghiệp nói riêng trong suốt thế kỷ XIX đến nay cho
thấy tính đại chúng trong xu hướng lựa chọn nơi trú ngụ của cư dân đô thị. Tuy
chung cư gợi nhớ sự đông đúc, chật chội, nhưng nhờ tính năng giải quyết sự đơng
đúc, chật chội đó mà chung cư trở thành một phương tiện cho quy hoạch xã hội.
Hình thức nhà ở mới này với nhiều ưu điểm mà những kiểu nhà khác khơng có
được đã khiến cho chúng trở thành nơi cư ngụ nổi tiếng. Trong xu thế đại chúng
hóa của q trình đơ thị hóa và hiện đại hóa về lối sống, chung cư trở thành đối
tượng quan trọng của ngành kiến trúc, quy hoạch đô thị và nhiều ngành khác.
Từ khi đạo luật quy hoạch đô thị và đạo luật về nhà ở ra đời, chung cư đã có
những bước tiến đáng kể trong mọi mặt. Từ hình ảnh tượng trưng cho sự nghèo đói
và tội phạm, chung cư với những dự án đổi mới được xây dựng cao cấp và bảo
dưỡng tốt hơn đã chấm dứt sự tồn tại các khu chung cư ổ chuột và những thành
kiến ám ảnh. Khởi đầu từ những năm 50, 60 và 70 của thế kỷ XX, chung cư không

chỉ đơn thuần là một kiểu kiến trúc, mà còn là phương tiện để xây dựng và để phấn
khích xã hội. Từ những căn phịng ổ chuột, chung cư đã trở thành biểu tượng của
văn minh. Ngày nay, các chung cư được thiết kế rất trẻ trung, hiện đại, phù hợp với
những cư dân đô thị muốn sống gần trung tâm thành phố. Ở các nước phương Tây
những người trẻ tuổi sống ở các thành phố lớn thường sẵn sàng mua một căn hộ
chung cư như là một nấc thang trong quá trình tiến thân.
1.1.3. Quá trình phát triển của chung cư Việt Nam
Là một bộ phận quan trọng cấu thành đô thị, nhà ở không chỉ phản ánh hiện
thực đời sống xã hội mà còn cho thấy lối sống, trình độ đơ thị hóa của nó. Vì vậy,
21


Một số tiền đề lý luận và thực tiễn

sự hình thành, biến động và đổi mới nhà ở nói chung và chung cư nói riêng chính
là dấu hiệu, biểu hiện cụ thể sự phát triển của các đô thị. Sự hình thành và phát
triển chung cư phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố văn hóa - xã hội. Các tính chất
xã hội như thể chế chính trị, phương thức sản xuất hoặc trình độ văn minh,… đều
là những yếu tố ảnh hưởng đến chung cư. Và trong khi xem xét sự phát triển của
chung cư, q trình đơ thị hóa của đơ thị Việt Nam đồng thời cũng được soi sáng.
Bởi lẽ, chung cư là sản phẩm của xã hội cơng nghiệp, hiện đại. Nó ra đời và gắn
liền với các đặc trưng dựa trên tính chất, đặc điểm phát triển của xã hội đô thị.
Chung cư Việt Nam biến đổi chậm và phức tạp qua nhiều giai đoạn, nhiều
thời kì khác nhau. Người ta có thể xem xét sự phát triển chung cư Việt Nam theo
những tiêu chí khác nhau như theo lịch sử vận động của đô thị, theo lịch sử kiến
trúc, theo q trình đơ thị hóa v.v… Tuy nhiên sự phát triển của đơ thị Việt Nam
nói riêng và lịch sử đất nước Việt Nam nói chung có những đặc trưng riêng biệt,
ảnh hưởng to lớn đến diện mạo và tính chất chung cư nên khơng thể xem xét tồn
diện q trình phát triển chung cư nếu thiếu cái nhìn lịch đại xuyên suốt.
Từ mối quan hệ mật thiết giữa hoàn cảnh, đặc điểm lịch sử đất nước và q

trình đơ thị hóa gián đoạn ở các đơ thị Việt Nam, chúng ta có thể phân chia sự phát
triển chung cư thành ba giai đoạn chính, mang những đặc trưng khác nhau.
Thời kì Pháp thuộc
Ban đầu, chung cư xuất hiện ở Việt Nam là chủ ý của người Pháp. Họ có
nhu cầu ở chung cư và tiến hành xây dựng những khu nhà ở theo lối sống của họ.
Vì thế, vào giai đoạn đầu, chung cư Việt Nam chỉ là những gian nhà “có mặt tiền
liên tục, cấu tạo giật cấp, có tầng hầm, tầng áp mái và những lối đi có mái che…
ngày nay còn thấy trên đường Đồng Khởi” [Christian, 2001:28]. Ngay khi đó nó
tuy chỉ là nhà ở tập thể đơ thị nhưng đã xuất hiện muộn hơn so với thế giới và
khơng tn theo quy luật đơ thị hóa, hiện đại hóa.
Chung cư ở Việt Nam khi mới xuất hiện đã là sản phẩm, thành tựu quen
thuộc đối với người Pháp. Trong q trình thiết lập chế độ khai thác, bóc lột thuộc
địa, sự du nhập kiến trúc chung cư vào Việt Nam chỉ là một động thái nhằm cung
cấp phương tiện sống, một công cụ cư trú tiện nghi hơn cho chính họ. Đây đơn
thuần là sự du nhập một lối sống, một vấn đề văn hóa chứ khơng phải là sự kích
hoạt phát triển tự thân của chung cư cùng với sự phát triển của đô thị. Theo kiến
trúc sư người Pháp, Christian Pédélahore de Loddis, “nhà tập thể ở đô thị đã được
22


×