Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.94 KB, 79 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bài khóa luận tốt nghiệp đề tài: “Giải pháp thúc đẩy
phát triển ngành công nghiệp ơ tơ Việt Nam trong q trình hội nhập quốc
tế” do em nghiên cứu. Em cam kết những nội dung nghiên cứu và kết quả
trong đề tài này hoàn toàn trung thực và chua từng sử dụng trong các đề tài
nào khác.
Tất cả số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét
và đánh giá em tự thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu
tham khảo. Trong khóa luận có sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng nhu
số liệu của các tác giả khác, và đều đuợc có chú thích nguồn gốc sau mỗi trích
dẫn để tra cứu, kiểm chứng.

Tác giả khóa luận

Trịnh Thị Thu Hiền

1


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
DANH MỤC CHỮ VIÉT TẮT..............................................................................iv
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1. Q TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
NGÀNH CƠNG NGHIỆP Ơ TƠ THÉ GIỚI........................................................4
1.1. Lịch sử hình thành ngành cơng nghiệp ơ tơ thế giới......................................4
1.2........................................................................................................................... Đặc
điểm và vai trị của ngành công nghiệp ô tô............................................................7
1.2.1. Đặc điểm của ngành sản xuất ổ tổ................................................................7
1.2.2. Vai trị của ngành cơng nghiệp ổ tổ.............................................................11
1.3. Kinh nghiệm của một số nước trong việc xây dựng và phát triển ngành


công nghiệp ô tô..................................................................................................12
1.3.1. Kinh nghiệm từ Nhật Bản............................................................................12
1.3.2. Kinh nghiệm từ Hàn Quốc...........................................................................13
1.3.3. Kinh nghiệm từ Thái Lan.............................................................................14
1.3.4. Kinh nghiệm từ Malaysia............................................................................15
1.3.5. Bài học rút ra từ kinh nghiệm các nước......................................................16
Chương 2. THựC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP
ÔTÔ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TÉ QUỐC TÉ
................................................................................................................................ 18
2.1. Lịch sử hình thành và chính sách của ngành cơng nghiệp ơ tơ......................18
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành cơng nghiệp ô tô Việt Nam
......................................................................................................................... 18
2.1.2. Chỉnh sách phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam............................22
2.1.3. Các cam kết quốc tế của Việt Nam..............................................................24
2.2. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam giai đoạn 20112014..................................................................................................................... 28


2.2.1. Nhu cầu trong nước đổi với các sản phẩm của ngành cơng nghiệp ơ tơ
28
2.2.2. Tĩnh hình sản xuất và nhập khẩu ô tô tại Việt Nam giai đoạn 2011-2014
31
2.3. Tổng kết đánh giá tổng quan thực trạng ngành công nghiệp ô tô Việt
Nam...................................................................................................................... 43
2.3.1. Kết quả đạt được.........................................................................................43
2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân...............................................................................45
Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY sự PHÁT TRIỂN
CỦA NGÀNH

CƠNG


NGHIỆP Ơ TƠ VIỆT NAM

TRONG

Q

TRÌNH HỘI NHẬP...............................................................................................51
3.1. Phương hướng phát triển và dự báo nhu cầu của ngành công nghiệp ô tô
trong thời gian tới.................................................................................................51
3.2. Các giải pháp phát triển.................................................................................52
3.2.1. Các giải pháp vĩ mô....................................................................................52
3.2.2. Các giải pháp vi mô....................................................................................63
KÉT LUẬN............................................................................................................68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................70


DANH MỤC CHỮ VIÉT TẮT
CHỮVIÉT

TIÉNG ANH

TẮT
ACFTA

AFTA

AKFTA

ASEAN


CEPT

CBU

CKD
GDP

TIÉNG VIỆT

ASEAN - China Free Trade

Hiệp định thương mại tự do

Area

ASEAN- Trung Quốc

ASEAN Free Trade Area

Hiệp định thương mại tự do
Châu Á

ASEAN - Korea Free Trade

Hiệp định thương mại tự do

Area

ASEAN- Hàn Quốc


Associan of Southeast Asian

Hiệp hội các quốc gia Đông

Countries

Nam Á

Common Effective

Hiệp định thuế quan ưu đãi

Preferential Tariff

có hiệu lực chung

Completely Built Up

Completely Knocked Down

Xe nhập khẩu nguyên chiếc
Xe nhập khẩu theo dạng linh
kiện rời

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GNP


Gross National Product

Tổng sản phẩm quốc gia

IKD

Inteopally Knowed Down

SKD

Semi Knocked Down

Xe ô tô lắp ráp rời

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

Xe nhập khẩu theo dạng tổng
thành


DANH MỤC BẢNG, BIỂU sử DỤNG
I. DANH MỤC BẢNG sử DỤNG
Bảng 2.1: Các cam kết về cắt giảm thuế trong WTO đối với mặt hàng ô tô
nguyên chiếc và phụ tùng ô tô nhập khẩu................................................................25
Bảng 2.2: Dự kiến tỷ trọng số luợng xe sản xuất lắp ráp trong nuớc......................30
Bảng 2.3: Sản luợng tiêu thụ của một số quốc gia trên thế giới...............................32

Bảng 2.4: Tình hình sản xuất và tiêu thụ ô tô tại Việt Nam và một số nuớc
trong khu vực...........................................................................................................42
Bảng 2.5: Sản luợng xe ô tô Việt Nam trong một vài năm.......................................44
II. DANH MỤC BIỂU ĐỒ sử DỤNG
Biểu đồ 2.1: Thị phần của các doanh nghiệp ô tô trong 6 tháng đầu năm 2014
................................................................................................................................. 35
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn cung cấp sản phẩm ô tô ở Việt Nam.............................36
Biểu đồ 2.3: Luợng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu trong giai đoạn
2011 -2014...............................................................................................................37
Biểu đồ 2.4: Kim ngạch nhập khẩu ngành công nghiệp ô tô Việt Nam giai
đoạn 2011 -2014......................................................................................................38
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu các nuớc nhập khẩu chính của ngành ô tô Việt Nam .... 39
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu mặt hàng ô tô nhập khẩu giai đoạn 2011 - 2014......................40
Biểu đồ 2.7: Sản luợng ô tô các nuớc Đông Nam Á................................................41


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, xu thế tồn cầu hóa, khu vực hóa, và hội nhập
kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng phổ biến và có những tác động to lớn đến
hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ngành công nghiệp ô tô là ngành công
nghiệp chủ yếu của đa số các quốc gia. Sự phát triển của ngành công nghiệp
này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của nhiều lĩnh vực công nghiệp
khác. Việt Nam với hơn 90 triệu dân và là một trong những quốc gia có mức
tăng truởng kinh tế ổn định, đuợc đánh giá là một thị truờng tiềm năng tiêu
thụ ô tô trong khu vực Đơng Nam Á. Đây chính là tiền đề vững chắc để cho
sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô trong tuơng lai.
Chúng ta bắt đầu có cái nhìn đúng đắn hơn về ngành cơng nghiệp ơ tơ
từ đầu năm 1991. Song, sau hơn 20 năm nhìn lại, ngành công nghiệp ô tô Việt
Nam mới chỉ đáp ứng đuợc một phần nhu cầu ô tô trong nuớc theo mục tiêu

đề ra về mặt số luợng. Cụ thể, đã đáp ứng đuợc 80% nhu cầu tiêu dùng ở
trong nuớc với dòng xe khách và 60% đối với dòng xe tải. Tuy nhiên, đó là
khi ngành cơng nghiệp cịn đuợc hưởng nhiều ưu đãi và mức thuế còn ở mức
cao bảo hộ cho nền sản xuất ô tô trong nước nhưng khi Việt Nam hội nhập
kinh tế quốc tế cũng đồng nghĩa với việc các biện pháp bảo hộ áp dụng đối
với ngành ơ tơ sẽ tímg bước giảm dần. Đen năm 2018 khi tới thời hạn thực
hiện các cam kết quốc tế như WT0, AFTA thì mức thuế nhập khẩu ơ tơ sẽ về
0%, điều đó rất bất lợi với một nền kinh tế có quy mơ nhỏ như nước ta.
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đối mặt với vấn đề về sự tồn tại khi các
nhà sản xuất ơ tơ nước ngồi trì hỗn các khoản đầu tư mới. Ví dụ như việc
Honda có thể giảm rất mạnh sản xuất và tăng nhập khẩu hay việc Toyota với
đe dọa rút các nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Trong khi đó, hiện nay giá
thành sản xuất xe ô tô ở Việt Nam cao hơn 20% giá thành một chiếc xe nhập
khẩu từ Thái Lan. Như vậy rất có thể ngành cơng nghiệp ơ tơ Việt Nam sẽ xa
rời với mục tiêu nội địa hóa và phát triển nền sản xuất xe “Made In Việt
Nam” do chi phí sản xuất quá cao trong khi khả năng tiêu thụ của thị trường

1


cịn hạn chế do thu nhập bình qn đầu nguời cịn thấp. Đồng thời
Việt

Nam

có nguy cơ nhập siêu và trở thành thị truờng tiêu thụ cho các dòng xe
nhập
khẩu từ các nuớc thế giới.

Chính vì vậy, em lựa chọn đề tài: “Giải pháp thúc đẩy phát triển

ngành công nghiệp ô tơ Việt Nam trong q trình hội nhập quốc tế ” nhằm
muốn đua ra những giải pháp để phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
phục vụ cho tiến trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, đẩy mạnh quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế của ngành trong khu vực và thế giới. Đồng thời đua ra
đuợc phương hướng phát triển của ngành trong thời gian tới tương xứng với
tầm vóc của ngành cơng nghiệp chủ đạo của đất nước trong thế kỉ 21.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: “Giải pháp thúc đây phát triền ngành
công nghiệp ô tô Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” là thực trạng
phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy
hơn nữa sự phát trien của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Đe thực hiện mục tiêu trên, đề
tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Phân tích đặc điểm vai trị của ngành cơng nghiệp ơ tơ đối với sự phát triển
kinh tế của một quốc gia
- Tìm hiểu lịch sử của ngành công nghiệp ô tô thế giới và kinh nghiệm xây
dựng và phát triển ngành công nghiệp ô tơ của một số nước Châu Á. Từ đó
rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng ngành ơ tơ Việt Nam trong q trình hội
nhập quốc tế giai đoạn 2011 - 2014 từ đó thấy được những hạn chế, bất cập
cịn tồn tại và tìm ra nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, bất cập đó.
- Đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển của ngành cơng
nghiệp ơ tơ trong tiến trình hội nhập kinh tế sắp tới.
4. Phạm vi nghiên cứu
2


- Phạm vi thời gian: giai đoạn 2011 - 2014.


3


5. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài khóa luận, tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên
cứu như:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: là phương pháp nghiên cứu tại bàn giấy
gồm những khái niệm, tư liệu, số liệu... đã có sẵn trước đó. Tác giả đã thu
thập số liệu từ những nguồn chính thống, từ đó, đi sâu vào phân tích, suy luận
và tổng hợp tài liệu để đưa ra những giải pháp cho vấn đề.
- Phương pháp chuyên gia: là phương pháp sử dụng trí tuệ đội ngũ chuyên gia
để xem xét nhận định bản chất của đối tượng, tìm ra một giải pháp tối ưu. Tác
giả có tham khảo một số ý kiến của chuyên gia để đưa ra những đánh giá, giải
pháp thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô thời gian tới.
- Phương pháp so sánh, đổi chiếu với kinh nghiệm quốc tế: là phương pháp sử
dụng, so sánh và đối chiếu với những kinh nghiệm đã có của một số quốc gia
về cùng một vấn đề, qua đó, đưa ra những giải pháp tối ưu cho vấn đề nghiên
cứu. Tác giả đã so sánh, đối chiếu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế
giới nhằm tìm ra bài học kinh nghiệm cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu để thúc sự phát triển của ngành công
nghiệp ô tôViệt Nam trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Bên cạnh đó tác giả cịn kết hợp phân tích và tổng hợp số liệu, thống kê
và so sánh, đồng thời sử dụng các phương pháp phân tích - tổng hợp, để từ đó
đưa ra ý kiến nhằm giải quyết những vấn đề đưa ra góp phần hồn thiện đề tài
nghiên cứu.
6. Ket cấu của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Quá trình hình thành và phát triển của ngành công nghiệp ô tô
thế giới.

Chương 2: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 3: Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành cơng
nghiệp ơ tơ Việt Nam trong q trình hội nhập.

4


Chương 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
NGÀNH CƠNG NGHIỆP Ơ TƠ THÉ GIỚI
1.1. Lịch sử hình thành ngành cơng nghiệp ơ tơ thế giói
Đe có một ngành công nghiệp ô tô lớn mạnh và rực rỡ như ngày hôm
nay, ngành công nghiệp này đã phải trải qua một thời gian dài phát triển
không ngừng, mà những nền tảng đầu tiên chính là phát minh ra các loại động
cơ. Năm 1887, nhà bác học Nicolai Oto chế tạo thành công động cơ 4 kỳ và
lắp ráp thành công chiếc ơ tơ đầu tiên trên thế giới.
Có thể nói ô tô ra đời là sự kết tinh tất yếu của một thời kỳ nở rộ những
phát minh trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đầu tiên của nhân loại.
Ngay từ thế kỷ 13, nhà khoa học, triết học người Anh - Roger Bacon đã tiên
đoán rằng “rồi con người có thể chế tạo những chiếc xe có thể di chuyển bằng
một loại sức kéo nhanh không thể tin nổi, song tuyệt nhiên không phải dùng
sức con vật để kéo”.
Kể từ khi ra đời, ô tô đã dành được sự quan tâm của biết bao nhiêu nhà
khoa học, bác học vĩ đại. Họ miệt mài nghiên cứu ngày đêm để khơng ngừng
cải tiến nó về cả hình thức lẫn chất lượng: từ những chiếc xe thuở ban đầu thô
sơ, cồng kềnh và xấu xí ngày càng trở nên nhỏ nhẹ hơn và sang trọng hơn.
Không lâu sau, ô tô trở nên phổ biến, với những ưu điểm nổi trội về tốc độ di
chuyển cao, cơ động, không tốn sức và vơ số những tiện ích khác, ơ tơ đã trở
thành phương tiện hữu ích, khơng thể thiếu của người dân các nước công
nghiệp phát triển và là một sản phẩm cơng nghiệp có ý nghĩa kinh tế vơ cùng

quan trọng ở tất cả các quốc gia trên thế giới.
Chính vì vậy, theo lịch sử ngành cơng nghiệp ơ tơ thế giới, năm đầu tiên
của thế kỷ 20- năm 1901, trên tồn thế giới đã có 621 nhà máy sản xuất ơ tơ
xe máy trong đó 112 nhà máy ở Vương quốc Anh, 11 ở Italy, 35 ở Đức, 167 ở
Pháp, 215 ở Mỹ và 11 nước khác.
Tuy nhiên, mốc thời gian đánh dấu sự ra đời chính thức của ngành công
nghiệp ô tô phải kể đến năm 1910 khi ông Henry Ford- Người sáng lập ra tập

5


đoàn Ford Motor nổi tiếng, bắt đầu tổ chức sản xuất ô tô hàng loạt
trên
quy
mô lớn.

Vào những năm 1930 của thế kỷ 20, truớc chiến tranh thế giới thứ 2, ơ
tơ đã có đuợc những tính năng kỹ thuật cơ bản. Cùng với những thành tựu
khoa học kỹ thuật thời đó, cơng nghiệp ơ tơ thế giới đã thực sự trở thành một
ngành sản xuất đầy sức mạnh với 3 trung tâm sản xuất chính Bắc Mỹ, Tây Âu
(từ truớc chiến tranh thế giới thứ I) và Nhật Bản (truớc chiến tranh thế giới
thứ II). Hầu hết các hãng sản xuất có tên tuổi trên thế giới nhu Ford, General
Motor, Toyota, Mercedes-Benz...đều ra đời truớc hoặc trong thời kỳ này.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện
đại bùng nổ, ô tô và công nghiệp ơ tơ cũng có những buớc tiến vuợt bậc.
Những thành tựu khoa học kỹ thuật đuợc áp dụng nhu vật liệu mới, kỹ thuật
điện tử, điều khiển học... đã làm thay đổi cơ bản, bản thân ô tô và công nghiệp
ô tô về mặt kỹ thuật, khoa học công nghệ cũng nhu về quy mơ kinh tế xã hội.
Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của ơ tơ và ngành sản xuất ơ tơ
thế giới, có thể hoàn toàn đồng ý với ý kiến cho rằng thế kỷ 20 là thế kỷ của ơ

tơ. Q trình phát triển của ngành công nghiệp ô tô trên thế giới có thể chia
làm 3 giai đoạn:
- Trước năm 1945. nền công nghiệp ô tô của thế giới chủ yếu tập trung tại
Mỹ, sản luợng công nghiệp ô tô ở Tây Âu và Nhật Bản rất thấp.
- Giai đoạn 1945-1960. sản luợng công nghiệp ô tô của Nhật Bản và Tây Âu
tăng mạnh song còn nhỏ bé so với Mỹ.
- Giai đoạn từ 1960 trở lại đây . nền công nghiệp sản xuất ô tô xe máy Nhật
đã vuơn lên mạnh mẽ và đã chiếm vị trí thứ nhất trong ngành công nghiệp to
lớn này. Nhật Bản đã trở thành đối thủ số một của Mỹ và Tây Âu trong ngành
công nghiệp ô tô. Ngành công nghiệp ô tô của Nhật có khả năng cạnh tranh
rất lớn, để sản xuất 1 chiếc xe ô tô mới, Nhật chỉ cần 17 giờ trong khi Mỹ cần
25 giờ và Tây Âu cần 37 giờ. Còn đề xuất xuởng 1 mẫu xe mới Nhật chỉ cần
43 tháng trong khi Mỹ cần 62 tháng và Tây Âu cần những 63 tháng. Bên cạnh

6


- đó là tính cạnh tranh của các bộ phận chi tiết phụ tùng, số lượng các
khuyết
tật tính trung bình trên 1 xe của Nhật là 0,24 so với Mỹ là 0,33 và Tây Âu

0,62. Tuy nhiên sức cạnh tranh này gần đây đã giảm.

Sản lượng ô tô trên thế giới từ năm 1960 tới nay, gần như ổn định
quanh con số khoảng 50 - 52 triệu xe/năm, tập trung vào 3 trung tâm công
nghiệp lớn là Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu, Thị trường thế giới về ô tô vào
khoảng 780 tỷ USD/ năm. Riêng 6 tập đoàn lớn của công nghiệp ô tô năm
1999 đã sản xuất tới 82,5% tổng số ơ tơ thế giới trong đó Mỹ có 3 tập đồn,
Nhật, Đức, Pháp mỗi nước một tập đồn.
Tại Châu Âu, đại diện cho nền cơng nghiệp ơ tô là các Hãng nổi tiếng

của Đức như BMW, Mercedes Benz; của Pháp như Renault, Peugeot,
Citroen; của Italy như Fiat, Iveco...Riêng hãng xe Renault - Volvo đã có
doanh số bán năm 1992 là 244 triệu đơ.
Tại Mỹ có ba hãng ô tô khổng lồ là GM, Ford, Chrysler và ngoài ra cịn
có các hãng xe của Nhật liên doanh như Navistar, us Honda, International,
Diamond-ster, Numi.
Nhật Bản nổi tiếng với các hãng ô tô lớn mạnh không ngừng như
Nissan, Toyata, Honda, Mitsubishi... Các hãng này đã vươn rộng ra các thị
trường thế giới và từng làm các hãng xe Mỹ và Tây Âu điêu đứng ngay trên
sân nhà các các hãng này.
Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và xu thế tồn cầu hóa,
một số quốc gia, khu vực như Trung Quốc và ASEAN đã có những thành tựu
đáng kểtrong tăng trưởng kinh tế cũng đã gia nhập ngành công nghiệp ô tô thế
giới. Hiện nay, hàng năm Trung Quốc sản xuất ra khoảng 1,2 triệu xe và các
nước ASEAN đã góp tiếng nói của mình với sản lượng gần 1 triệu xe mỗi
năm.
Hiện nay, theo nhận xét, đánh giá của Hiệp hội các nhà xuất ô tô thế
giới, hãng General Motor được công nhận là hãng ô tơ lớn nhất thế giới, Ford
chiếm vị trí thứ 2, vị trí thứ 3 thuộc về Toyota.

7


Ngồi ra, cũng có thể nhìn nhận lịch sự phát triển của ngành công
nghiệp ô tô thế giới theo một cách khác. Ngành công nghiệp này đã trải qua
hai thời kỳ chính: thời kỳ sản xuất hàng loạt và thời kỳ sản xuất theo nhu cầu
của khách hàng. Ở giai đoạn sản xuất hàng loạt, nguời Mỹ luôn dẫn đầu trong
đó đi tiên phong là Henry Ford nguời đã mở màn cho sản xuất ô tô hàng loạt
trên quy mô lớn. Nhung buớc sang thời kỳ sản xuất theo nhu cầu khách hàng.
Nguời Mỹ buộc phải chịu thua nguời Nhật. Đó cũng chính là lý do các hãng

xe của Nhật làm cho các hãng xe của Mỹ phải đau đầu ngay tại thị truờng
Mỹ.
Tóm lại, trong q trình phát triển kinh tế, mỗi quốc gia khu vực đều
sớm nhận thấy tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô và cố gắng xây
dựng ngành cơng nghiệp này ngay khi có thể. Nhung khơng vì thế mà ngành
cơng nghiệp ơ tơ thế giới trở nên manh mún, nhỏ lẻ mà chính các tập đồn ơ
tơ khổng lồ hoạt động xun quốc gia nhu sợi dây xâu chuỗi liên kết có vai
trị quyết định trong việc hình thành và phát triển ngành công nghiệp ô tô các
quốc gia, châu lục.
1.2. Đặc điểm và vai trị của ngành cơng nghiệp ơ tơ
1.2.1. Đặc điểm của ngành sản xuất ô tô
a. về vốn đầu tư
-Vốn đầu tư cực lớn: so với vốn đầu tư vào các đại bộ phận các ngành công
nghiệp khác, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp ô tô là cao hơn rất nhiều, có
thể nói là cực lớn. Mỗi ơ tơ có đến 20.000 - 30.000 chi tiết, bộ phận khác
nhau. Các chi tiết, bộ phận lại được sản xuất với những cơng nghệ có đặc
điểm khác biệt, chi tiết phụ tùng của loại xe này không thể sử dụng chung cho
các loại xe khác, do vậy vốn đầu tư cho việc sản xuất 20.000 - 30.000 chi tiết
thường rất cao. Chẳng hạn như Ford có tới 60.000 bạn hàng chun cung cấp
hàng hóa và dịch vụ cho cơng ty trên toàn cầu. Điều này chứng tỏ rằng vốn
đầu tư cho toàn ngành là rất lớn. Hơn nữa, giá trị của mỗi đơn vị chi tiết phụ
tùng nói riêng và giá trị đơn vị sản phẩm là rất lớn và đòi hỏi chất lượng cao.

8


-

Hiện nay, riêng ngành công nghiệp ô tô chiếm 10% tổng giá trị
thương

mại
trong các ngành công nghiệp chế tạo.

Thêm vào đó, do đặc điểm của ngành là khơng ngừng vận dụng các tiến
bộ kỹ thuật vào sản xuất. Vì thế, ngồi các khoản chi phí ban đầu bao gồm chi
phí xây mới nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật, đào tạo công nhân
lành nghề...và các khoản chi thường xuyên như mua nguyên vật liệu, bảo
dưỡng nhà xưởng, máy móc, bảo quản hàng hóa...thì chi phí cho cơng tác
nghiên cứu và triển khai trong lĩnh vực ô tô cũng chiếm một phần đáng kể
trong tổng vốn đầu tư ban đầu và tăng thêm. Chính vì thế khi một hãng trong
ngành đầu tư dây chuyền công nghệ mới sẽ phải tính tốn rất kỹ lưỡng chứ
khơng thể đầu tư ồ ạt như các ngành khác.
- Thu hồi chậm, ngành công nghiệp ơ tơ là ngành cơ khí chế tạo nên phần
lớn vốn tập trung đầu tư cho cơ sở vật chất, vốn cố định chiếm tỉ trọng lớn.
Không như các ngành dịch vụ có nguồn vốn chủ yếu tồn tại dưới dạng vốn
lưu động, tốc độ quay vòng vốn nhanh và do đó, dễ thu hồi. Hơn nữa, vốn đầu
tư cho ngành lại rất lớn, chỉ xếp sau sản xuất máy bay nên thời gian để thu hồi
vốn là rất lâu. Bên cạnh đó, ngành sản xuất ơ tơ gắn liền với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật, một ngành phát triển như vũ bão.
Chính vì thế đồng vốn bỏ ra đầu tư trong ngành công nghiệp ô tô mặc
dù có khả năng sinh lợi lớn nhưng đi kèm với nó là rất nhiều rủi ro khơng
những chỉ thu hồi chậm mà cịn có thể khơng thu hồi được nếu không bắt kịp
với thời đại.
- Sinh lọi cao: công nghiệp ơ tơ là một ngành có quy mơ lớn và cũng được
coi là ngành siêu lợi nhuận. Tổng giá trị hàng hóa do ngành cơng nghiệp này
tạo ra đã đạt tới những con số khổng lồ.
- Ví dụ như đã có thời điểm chỉ tính riêng cơng ty sản xuất ô tô hàng đầu
thế giới General Motor đạt tổng lợi nhuận là 117 tỷ đơ la và lãi rịng là 1,7 tỷ;
Ford đã có mặt trên 200 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới đạt doanh thu hàng
năm vượt giá trị tổng sản phẩm quốc gia (GNP) của nhiều nước công nghiệp.


9


Chỉ xét những chi tiết phụ tùng rất nhỏ trong ô tô nhưng nó có giá trị lớn gần
bằng một chiếc xe máy có giá trị. Điều này chứng tỏ ngành cơng nghiệp ơ tơ
có được nguồn lợi nhuận là do ngành tạo ra những sản phẩm có giá trị cao.
- Ngoài ra, một minh chứng nữa cho thấy vốn đầu tư trong ngành cơng
nghiệp ơ tơ có mức sinh lợi cao là việc số lượng các hãng tham gia lớn và gia
tăng với mức độ nhanh, tính canh tranh khốc liệt và hàng rào gia nhập ngành
đòi hỏi rất cao. Chính vì thế có khơng biết bao nhiêu hãng sản xuất ơ tơ ra đời
do nhìn thấy mức lợi nhuận khổng lồ nhưng số hãng trụ lại được và đứng
vững xét trên tồn cầu lại khơng nhiều. Thời gian qua, chúng ta chứng kiến vô
số vụ sáp nhập của các tập đồn ơ tơ lớn là bằng chứng cho điều này.
b. về cổng nghệ kỹ thuật
- Đây là lĩnh vực địi hỏi cơng nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Một sản
phẩm ô tô được tung ra trên thị trường là sự kết hợp của hàng nghìn, hàng vạn
chi tiết các loại, không giống nhau. Mỗi chi tiết đều có những tiêu chuẩn kỹ
thuật riêng và được chế tạo theo phương pháp riêng ở những điều kiện khác
nhau những vẫn đảm bảo tính đồng bộ của sản phẩm. Khi công nghiệp ô tô
phát triển, xuất hiện nhiều chi tiết vượt quá khả năng thao tác của con người,
yêu cầu phải có sự trợ giúp của máy móc kỹ thuật. Máy móc kỹ thuật càng
hiện đại càng giảm bớt sự nặng nhọc và nguy hiểm, nhưng điều quan trọng
hơn là dưới sự điều khiển của con người, những máy móc hiện đại có thể chế
tạo và lắp ráp các chi tiết thành sản phẩm cuối cùng với xác suất sai sót khơng
đáng kể.
- Ngồi ra, cơng nghệ kỹ thuật đóng vai trò then chốt là đặc thù của ngành,
quyết định năng lực cạnh tranh của từng thành viên trong ngành và là yếu tố
sống cịn của ngành. Cơng nghiệp ơ tô phát triển hơn các ngành công nghiệp
chế tạo khác chính là nhờ đến đặc trưng này của ngành. Ngành khơng ngừng

tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, có các tính năng kỹ thuật khoa học vượt
trội đến kinh ngạc. Tuy nhiên điều này cũng đặt ra một thách thức cho ngành
ở chỗ công nghiệp ô tô sẽ gặp khó khăn hơn các ngành khác trong thay đổi và

1
0


-

áp dụng công nghệ mới do quy mô lớn. Thế nên việc đầu tu áp dụng
khoa
học
kỹ thuật luôn làm đau đầu các chuyên gia trong ngành.

c. về tổ chức sản xuất
- Chun mơn hóa, hợp tác hóa trong sản xuất: chiếc ô tô là một sản
phẩm công nghiệp vô cùng phức tạp. Một chiếc ơ tơ hiện đại có trên 25000
chi tiết. Bản thân các nhà sản xuất ô tô khơng thể tự mình sản xuất ra tồn bộ
số luợng lớn các chi tiết đó. Các cơng ty sản xuất ô tô nhận đuợc từ các nhà
cung cấp phần lớn các chi tiết lắp ráp và nguyên vật liệu sản xuất. Sự khác
nhau về tỷ lệ cũng nhu nội dung phân chia giữa phần giá trị hàng hóa mà các
nhà sản xuất ô tô tự tạo ra và phần mà họ đặt hàng các nhà cung cấp tùy theo
truyền thống và quan điểm quản lý của từng nhà sản xuất. Thơng thuờng phần
giá trị hàng hóa mà bản thân nhà sản xuất ô tô tạo ra vào khoảng 20% tới 40%
tổng giá trị ô tô.
Hiện nay, các nhà sản xuất ô tô trên thế giới vẫn thực hiện quy trình chế
tạo gồm bốn công đoạn của Ford: rèn dập, hàn, sơn, lắp ráp. Cụm chi tiết
quan trọng nhất của ô tô mà hầu hết các nhà sản xuất ô tô trên thế giới đều tự
mình nghiên cứu, chế tạo là khung vỏ xe. Khung vỏ xe đuợc hoàn thành về cơ

bản sau ba công đoạn đầu là rèn dập, hàn và sơn. Sau đó ở cơng đoạn lắp ráp,
các cụm và chi tiết còn lại đuợc lắp ráp vào cụm chi tiết cơ sở là khung vỏ xe
tạo nên chiếc xe ơ tơ hồn chỉnh. Ngồi khung vỏ xe, các nhà sản xuất ơ tơ
cịn thuờng tự sản xuất các chi tiết và các cụm chi tiết cơ bản, quan trọng nhu
động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống treo... Các cụm chi tiết còn lại nhu hệ
thống điện, phần nội và ngoại thất...Thậm chí cả nguyên vật liệu, kỹ thuật
công nghệ để chế tạo các chi tiết do nhà sản xuất ô tô tự sản xuất, đều do các
nhà sản xuất đuợc chun mơn hóa khác cung cấp.
- Nhu vậy trong ngành sản xuất ô tô, các nhà sản xuất ơ tơ đã tự chun
mơn hóa chính mình và tổ chức hợp tác sản xuất với các nhà cung cấp. Cả lý
thuyết và thực tiễn đều đã chứng minh rằng đó là kiểu tổ chức sản xuất mang
tính hiệu quả cao, năng động, mềm dẻo, giảm đuợc rủi ro đầu tu. Chuyên môn

1
1


-

hóa và hợp tác hóa là một trong những đặc trưng nổi bật khơng chỉ
của
cơng
nghiệp ơ tơ mà cịn của nhiều ngành sản xuất các sản phẩm phức tạp
khác.

1.2.2. Vai trị của ngành cơng nghiệp ơ tơ
Bên cạnh vai trị cung cấp phưcmg tiện đi lại tối ưu, từ việc gắn chặt với
các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghiệp ơ tơ cịn đóng vai trị thúc đẩy phát
triển khoa học kỹ thuật của các quốc gia có ngành sản xuất này, đặc biệt là
khoa học điện tử, tự động hóa, cơng nghệ vật liệu mới. Sở dĩ như vậy là do

nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm ô tô là từ các nước công nghiệp phát
triển. Đứng trước nhu cầu ngày càng cao của các khách hàng khó tính, các
hãng sản xuất khơng ngừng đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu phát triển sản
phẩm để nắm chắc và phát triển thị phần của mình. Chiếc ơ tơ đầu tiên xuất
hiện vào năm 1885 ở Đức, chạy bằng động cơ xăng bị cho là những cỗ máy
thô kệch, là nỗi kinh hoàng của người đi đường đã buộc các nhà khoa học
phải nghiên cứu một sản phẩm khác và năm 1892 chiếc ô tô chạy bằng động
cơ đốt trong đã ra đời.
Cịn đối với các nước có nền kinh tế ít phát triển thì việc xây dựng
ngành cơng nghiệp ô tô từ sự trợ giúp của nước ngoài đã thúc đẩy tiến bộ
trong kỹ thuật và công nghệ không chỉ cho riêng ngành cơng nghiệp ơ tơ mà
cịn tác động đến nhiều ngành liên quan khác như hóa chất, điện tử... Tính
đến cuối thế kỉ XX, thế giới có khoảng 170 nước có cơng nghiệp chế tạo hoặc
lắp ráp ô tô, vì các quốc gia đều hiểu và xác định được ngành sản xuất ô tô là
động lực phát triển cho các ngành liên quan. Hiện ngành đang tiêu thụ 77%
cao su tự nhiên, 67% sản lượng chì, 64% gang đúc, 50% cao su tổng hợp,
40% máy công cụ, 25% vật liệu bán dẫn, 18% nhôm, 12% thép và một số
lượng khổng lồ các nhiên liệu gồm: xăng, dầu, diesel dầu nhờn...Ngoài ra, cứ
một đồng vốn cho sản xuất ô tô của thế giới thì phải dầu tư 8 đồng vốn cho
các ngành cơng nghiệp phụ trợ và bình qn cứ 7 chỗ làm việc thì có 1 người
thuộc lĩnh vực lắp ráp và chế tạo ô tô.

1
2


-

Như vậy, vai trị then chốt của ngành cơng nghiệp ô tô trong phát triển


kinh tế ở mỗi quốc gia là không thể phủ nhận. Công nghiệp ô tô không chỉ là
một ngành sản xuất vật chất đcm thuần mà nó cịn là động lực thúc đẩy sự
phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực có liên quan và là động lực quan trọng
thúc đẩy sự tiến bộ không ngừng của các thành tựu khoa học - kỹ thuật ở các
quốc gia có ngành cơng nghiệp này.
-

1.3. Kỉnh nghiệm của một số nước trong việc xây dựng và phát triển

ngành công nghiệp ô tô
-

Đe xây dựng được một ngành công nghiệp ô tô hoàn chỉnh, Anh và Mỹ

đã phải mất 70 - 80 năm. Trong khi đó, Nhật Bản, Hàn Quốc mất 30 - 40 năm.
Điều dễ nhận thấy trong việc phát triển công nghiệp ô tô của các nước trên thế
giới là các nước đi sau bao giờ cũng tốn ít thời gian hơn các nước đi trước bởi
đã có sự tiếp thu kinh nghiệm, công nghệ sản xuất song song với q trình đi
tắt, đón đầu kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nhất. Đây là điều mà các chuyên gia
kinh tế Việt Nam cần hết sức quan tâm trong việc nghiên cứu, xây dựng và
phát triển ngành công nghiệp ô tô nước nhà. Trong đó công việc quan trọng
và cần thiết nhất là tìm hiểu quá trình phát triển công nghiệp ô tô của các
nước trên thế giới và trong khu vực để rút ra kinh nghiệm và xây dựng cho
ngành công nghiệp ô tô Việt Nam con đường phát triển tối ưu. Dưới đây,
chúng ta sẽ xem xét ngành công nghiệp ô tô của một số nước trên thế giới và
trong khu vực.
1.3.1. Kỉnh nghiệm từ Nhật Bản
-

Nhật Bản hiện là một trong số những quốc gia phát triển nhất thế giới,


trong đó ngành cơng nghiệp ơ tơ đóng vai trị quan trọng cho sự phát triển ấy.
Trong giai đoạn phát triển thời kỳ (thập kỷ 60 - 70), hàng năm Nhật Bản sản
xuất ra trên 10 triệu xe ô tô các loại và xuất khẩu khoảng 70% lượng xe sản
xuất ra. Một số hãng sản xuất ô tô của Nhật như: Nissan, Toyota,
Mitsubishi.. .hiện đang nổi tiếng thế giới.

1
3


-

Sự phát triển của ngành công nghiệp phụ tùng là yếu tố quan trọng cho

sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản, 45 năm truớc đây, ngành
công nghiệp phụ tùng ô tô của nuớc này đã khởi đầu với sản luợng nhỏ và
công nghệ đon giản, thậm chí chua đạt đến trình độ quốc tế. Sức ép lớn nhất
lúc bấy giờ là phải đua vào áp dụng công nghệ tiên tiến hơn nhiều, hiện đang
sử dụng ở Châu Âu, Mỹ.
-

Truớc thực tế đó, Chính phủ Nhật Bản đã đề ra những chính sách có

tính pháp luật để hỗ trợ sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất phụ
tùng trong nuớc, Chính phủ áp dụng chính sách cho vay với lãi suất thấp đối
với các nhà sản xuất phụ tùng chủ yếu và khuyến khích họ áp dụng cơng nghệ
và sử dụng thiết bị của nuớc ngồi. Các biện pháp hỗ trợ nhu vậy đã đuợc duy
trì suốt gần 20 năm và đã thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển và hiện đại hóa
ngành cơng nghiệp phụ tùng nói riêng và cơng nghiệp ơ tơ nói chung của

Nhật Bản.
1.3.2. Kinh nghiệm từ Hàn Quốc
-

Mặc dù ra đời sau hàng chục năm so với Nhật Bản nhung ngành cơng

nghiệp ơ tơ Hàn Quốc đã có những buớc phát triển mạnh mẽ và ngoạn mục.
Với 20 năm, từ con số không, Hàn Quốc đã xuất khẩu hàng loạt ô tô với chất
luợng cao cạnh tranh cả xe Nhật, Hàn Quốc xây dựng một chiến luợc với các
giai đoạn 5 năm một và trên thực tế đã đạt đuợc kết quả rất khả quan. 5 năm
đầu (1962-1966): lắp ráp xe dạng SKD. 5 năm sau đã chuyển sang lắp ráp
CKD ở quy mô lớn (1967 - 1971), 5 năm tiếp theo phát triển kiểu xe riêng của
Hàn Quốc (1972 - 1976). Năm 1977 - 1981, Chính phủ cho xây dựng cơ sở
sản xuất loại lớn, cho phép 2 công ty sản xuất xe du lịch, một công ty sản xuất
xe thuơng dụng với sự hạn chế về số kiểu. Nhà máy mới không đuợc phép
thành lập. Trong giai đoạn 1982 - 1986, luợng xe xuất khẩu tăng nhanh (từ
100.000 - 700.000 chiếc/ năm), với tay sang cả thị truờng Mỹ. Đen giai đoạn
1987 - nay, ô tô đuợc sử dụng phổ biến trong dân chúng và đuợc xuất khẩu
với số luợng lớn. Lúc này, Chính phủ bỏ hạn chế số luợng nhà sản xuất và số
luợng kiểu xe.

1
4


-

Với 20 năm xây dựng và phát triển. Hàn Quốc đã xuất khẩu hàng loạt ơ

tơ có chất luợng cao cạnh tranh với cả xe hơi của Nhật và Mỹ. Hàn Quốc xây

dựng hẳn một chiến luợc với các giai đoạn 5 năm một và trên thực tế đã đạt
đuợc kết quả rất khả quan. 5 năm đầu, từ năm 1962 đến năm 1966, họ lắp ráp
xe dạng SKD. 5 năm sau đã chuyển sang lắp ráp xe dạng CKD ở quy mơ lớn.
Từ năm 1977 đến 1981, chính phủ cho xây dựng cơ sở sản xuất xe loại lớn,
cho phép 2 công ty sản xuất xe du lịch, 1 công ty sản xuất xe thuơng dụng với
sự hạn chế vô số kiểu.
-

Từ năm 1982 đến 1986, luợng xe xuất khẩu của Hàn Quốc tăng nhanh,

từ 100.000 chiếc/năm đến 700.000 chiếc/năm, với tay sang cả thị truờng Mỹ.
Từ năm 1987, ô tô đuợc sử dụng phổ biến trong dân chúng, lúc này Chính
phủ Hàn Quốc hủy bỏ hạn chế số luợng nhà sản xuất và số luợng kiểu xe. Kết
quả là, thị truờng ô tô của Hàn Quốc đã xuất hiện rất nhiều loại xe kiểu dáng
đẹp, phù hợp với thị hiếu của nhiều tầng lóp dân cu.
1.3.3. Kỉnh nghiệm từ Thái Lan
-

Trong hơn hai thập kỷ vừa qua, Thái Lan đã nổi lên nhu một địa chỉ sản

xuất xe cho thị truờng khu vực và toàn cầu. Việc mở rộng nhanh chóng nền
cơng nghiệp ơ tơ đã sản sinh ra mạng luới cung ứng linh kiện, kết quả là sự
tăng truởng ấn tuợng tỷ lệ linh kiện đuợc sản xuất tại Thái Lan.
-

Trong suốt giai đoạn thay thế hàng nhập khẩu, Thái Lan sử dụng công

cụ thuế để thu hút các công ty đa quốc gia đầu tu xây dựng nhà máy phục vụ
thị truờng nội địa và yêu cầu phải có linh kiện trong nuớc để bắt buộc các nhà
máy này chuyển giao công nghệ cho những nhà cung ứng linh kiện địa

phuơng.
-

Tuy nhiên, Thái Lan đua ra các chính sách này đều có sự tu vấn từ các

nhà sản xuất xe. Điều đó đã giúp lấy đuợc niềm tin của các nhà sản xuất và là
điều kiện vững chắc để biến Thái Lan thành căn cứ sản xuất xe hơi đẳng cấp
thế giới.
-

Bên cạnh đó, một trong những chính sách nổi bật của giai đoạn đầu

những năm 1970 là quy định tỷ lệ nội địa hóa cho xe đuợc sản xuất trong

1
5


-

nước. Tác động tích cực của việc tăng dần tỷ lệ nội địa hóa là

việc

rút

khỏi

thị


trường của các nhà lắp ráp nhỏ vì khơng thể đạt được lợi thế nhờ quy mơ.

Bằng cách khuyến khích các nhà cung cấp linh kiện đặt nhà máy tại
Thái Lan và khích lệ các nhà cung cấp cấp thấp địa phương, tỷ lệ nội địa hóa
được xác lập, đặc biệt bởi các nhà lắp ráp Nhật Bản.
Công đoạn sản xuất xe và linh kiện được điều khiển bởi các cơng ty
nước ngồi, trong khi các nhà sản xuất địa phương tham gia vào mạng lưới
như những người cung cấp cấp hai và cấp ba với các linh kiện đơn giản hơn
nhưng được chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, điều này khơng khiến các nhà
làm chính sách Thái Lan can thiệp vào để ưu tiên cho các doanh nghiệp nội địa.
Việc tham gia ngày càng tăng của các cơng ty nước ngồi trong sản
xuất và lắp ráp linh kiện đã trở thành hiện tượng phổ biến khi có sự chuyển
dịch trong ngành sản xuất ơ tơ tồn cầu từ mơ hình đa thị trường truyền thống
sang hệ thống sản xuất tích hợp tồn cầu.
Liên minh chiến lược được xây dựng giữa những nhà sản xuất chính và
những công ty của những quốc gia khác nhau đã trở thành tiêu chuẩn của hoạt
động xuyên biên giới.
1.3.4. Kinh nghiệm từ Malaysia
- Ngành cơng nghiệp ơ tơ Malaysia hình thành qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất: từ giữa những năm 60, họ nhập khẩu xe dạng CKD và
kéo theo sự phát triển của các cơ sở lắp ráp trong nước. Đến những năm đầu
của thập kỷ 80, Malaysia đã có 15 cơng ty lắp ráp xe bao gồm cả các công ty
của Châu Âu và Nhật Bản.
- Giai đoạn thứ hai: bắt đầu từ năm 1983 bằng việc hình thành dự án sản
xuất xe du lịch quốc gia Proton và Perodua.
Một điểm rất đáng chú ý là sự bảo hộ rất cao của chính phủ đối với
ngành công nghiệp ô tô trong nước. Malaysia áp dụng thuế suất nhập khẩu rất
cao đối với xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU): từ 140% đến 300%; xe nhập
dưới dạng CKD: từ 42% đến 80%. Do sự bảo hộ này mà Proton đã trở thành


1
6


-

nhãn hiệu ô tô số một tại thị trường Malaysia và cả tại thị
trường
các
nước
ASEAN. Xe Proton và Perodua gần như độc chiếm thị trường ô tô Malaysia (
đến 90% thị phần), chỉ còn lại 10% thị phần chia cho 25 nhà sản xuất khác
tại
nước này.

- Từ tháng 7 năm 1998, Malaysia bắt đầu triển khai chưcmg trình chế tạo
xe tải nhẹ quốc gia mang tên Inokom Permas dựa trên mẫu xe Renault do một
liên doanh chế tạo trong đó phía Malaysia nắm 68% vốn. Sản lượng ô tô quốc
gia của Malaysia hiện nay rất lớn so với các nước trong khu vực Đơng Nam Á.
- Thịi điểm hiện tại: chính phủ Malaysia vẫn tiếp tục ủng hộ việc bảo hộ cho
ngành cơng nghiệp ơ tơ của mình bằng cách quyết định trì hỗn 2 năm chưa
áp dụng việc giảm thuế suất theo lộ trình thực thi các quy định của AFTA.
- Như vậy, từ sự thành công của ngành công nghiệp ơ tơ Malaysia, chúng
ta nhận thấy họ đã có ý thức rất sớm về tầm quan trọng của ngành cơng
nghiệp và có sự đầu tư đúng hướng. Chính phủ Malaysia đã có sự hỗ trợ rất
tích cực bằng cách tạo ra sự bảo hộ hợp lý, xây dựng chiến lược phát triển
quốc gia có tính khả thi và trải qua các giai đoạn khác nhau. Vai trị của chính
phủ trong sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô của quốc gia này đã để lại
một dấu ấn rất đáng chú ý, đáng để chúng ta học tập.
1.3.5. Bài học rút ra từ kinh nghiệm các nước

- Với một nền cơng nghiệp cịn kém phát triển như Việt Nam, chúng ta
không thể áp dụng các cách thức của các cường quốc ô tô thế giới như Nhật,
Mỹ, Tây Âu và cũng khó có thể đi theo cách mà các nước Đơng Nam Á đã
làm vì tính thời điểm khơng cịn nữa. Do vậy, chúng ta cần tìm ra một hướng
đi mới phù hợp với điều kiện của đất nước. Một trong những hướng đi hợp lý
là sản xuất các loại phụ tùng linh kiện có chất lượng. Trước mắt là cung cấp
cho thị trường nội địa, sau đó sẽ hướng tới xuất khẩu cung cấp cho thị trường
các nước ASEAN và lâu dài sẽ tiến xa hơn nữa. Đồng thời chúng ta cũng sẽ
sản xuất các loại xe phổ thơng phù hợp với trình độ sản xuất của ngành công

1
7


- nghiệp hiện nay. Từ đó từng bước đầu tư có thể thúc đẩy sản xuất
các

loại

xe

ở mức cao hơn.

- Muốn đạt được mục tiêu, chúng ta phải phát triển ngành ô tô với những
sản phẩm được thị trường quốc tế chấp nhận. Dựa trên kinh nghiệm phát triển
công nghiệp ô tô của các nước khác, yếu tố chúng ta cần hiện nay là phải tạo
ra sự cạnh tranh hợp lý trong nước: đó là khơng q ít sự canh tranh để cho
một vài cơng ty có thể chiếm độc quyền trong việc sản xuất ô tô, cũng như
không quá nhiều sự cạnh tranh để cho một số lớn các nhà sản xuất ô tô phải
chen chúc nhau trong một sân chơi để cố giành được một thị phần ít ỏi. Tiếp

đó, việc sản xuất phụ tùng ơ tơ phải tận dụng được nội lực và thế mạnh trong
nước. Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng ngày càng được
nâng cao, chi phí thấp. Đó là một tiềm năng to lớn cho chúng ta phát triển sản
xuất các loại phụ tùng cần nhiều sức lao động.
- Tuy nhiên, với quy mô hiện nay của thị trường trong nước, chúng ta khó
có thể thúc ép các nhà sản xuất ô tô Việt Nam tiến hành sản xuất phụ tùng
trong nước bằng cách áp dụng những luật lệ khắt khe với tỉ lệ nội địa hóa
giống như các nước ASEAN đã từng áp dụng trước đây, các luật lệ này bao
gồm các khoản phạt sẽ dẫn đến việc sản xuất các loại xe với giá thành cao gây
cản trở nghiêm trọng cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tơ.
- Chúng ta cần tính đến việc thiết lập một mạng lưới cung cấp phụ tùng
tồn cầu mà nền cơng nghiệp ô tô thế giới đang tạo nên. Đồng thời chấp nhận
mức độ tự do hóa thương mại nhất định bằng cách giảm thuế nhập khẩu phụ
tùng một cách có lựa chọn. Với quy mô sản xuất nhỏ, chúng ta phải yêu cầu
các nhà sản xuất xe áp dụng hệ thống sản xuất linh hoạt nhiều kiểu xe với giá
thành hợp lý và đạt hiệu quả cao.

1
8


- Chương 2. THựC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG
NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TÉ
QUỐC TÉ
2.1. Lịch sử hình thành và chính sách của ngành cơng nghiệp ơ tơ
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành cơng nghiệp ổ tổ Việt Nam
- Hịa nhịp cùng sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam, ngành công
nghiệp ô tô Việt Nam cũng đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong quá
trình hình thành và phát triển. Q trình đó có thể chia thành các thời kì sau:
-


• Thời kì trước năm 1975
- Trước năm 1954 xe ô tô sử dụng ở Việt Nam hoàn toàn là xe của nước
ngoài mang từ Pháp sang với các mác xe nổi tiếng như Renault, Peugoet,
Citroen...phụ tùng được nhập 100% từ Pháp, ta chỉ làm những chi tiết đơn
giản như bulong, ecu... phục vụ cho sửa chữa xe. Các hãng của Pháp thành
lập các gara vừa trưng bày bán xe, vừa tiến hành dịch vụ bảo dưỡng, bảo
dưỡng và sửa chữa. Tuy nhiên, số lượng xe ô tô sử dụng ở Việt Nam trong
thời kì này rất ít ỏi.
- Đen năm 1950, ta mở chiến dịch biên giới, khai thông biên giới Việt Nam
với các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Ta đã được các nước bạn viện trợ một
số xe ca GAT51 dùng để vận chuyển người và quân khí. Lúc này các xưởng
quân giới sản xuất và sửa chữa vũ khí kiêm ln việc bảo dưỡng và sửa chữa
xe.
- Sau ngày giải phóng, một số xưởng quân giới rời về Hà Nội xây dựng các
nhà máy cơ khí. Do sự khan hiếm về phụ tùng cho các xe viện trợ, chính phủ
ta đã đề ra chính sách về sản xuất phụ tùng ơ tô cho các loại xe này. Bộ Công
nghiệp nặng thành lập các nhà máy sản xuất phụ tùng 1, 2, 3 để sản xuất các
chi tiết như động cơ, hộp số, gầm xe. Nhà máy sản xuất ơ tơ Gị Đầm có sản
lượng đạt 500 tấn/năm. Bộ Giao thơngvận tải giao cho cục cơ khí trực thuộc
thành lập mạng lưới sửa chữa xe và sản xuất phụ tùng khắp các tỉnh từ Lạng
Sơn, Hà Nội tới Nghệ An, Quảng Bình. Một thời gian sau, Cục cơ khí Bộ

1
9


- giao thông vận tải thành lập nhà máy ô tô 1 - 5 và nhà máy Ngô Gia
Tự
sản

xuất phụ tùng máy gầm. Các Bộ khác như Bộ quốc phòng, Bộ Cơ khí luyện
kim cũng xây dựng riêng cho mình một nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô.

- Sau đó, Ban cơ khí Chính phủ được thành lập và đã xác định chiến lược
phát triển công nghiệp ô tô. Tiến hành chun mơn hóa từng nhà máy trong
việc sản xuất phụ tùng dùng cho từng mác xe và tiến tới làm toàn bộ chi tiết
để lắp ráp xe hoàn chỉnh.
- Ngày 2/6/1960, hai chiếc xe đầu tiên lắp ráp tại Việt Nam đã tham gia
diễu hành trên quảng trường Ba Đình. Sau hai xe này, ta khơng sản xuất thêm
nữa vì chất lượng xe có nhiều hạn chế.
- Nhà nước ta đã đề nghị Liên Xô giúp đỡ xây dựng một nhà máy sản xuất
động cơ D50 với tất cả các cơng đoạn hồn chỉnh từ đúc gang thép, rèn đến
gia cơng cơ khí chính xác.
- Năm 1975 khi nhà máy đang xây dựng thì miền Nam hồn tồn giải
phóng. Thời gian sau đó, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nước xã hội
chủ nghĩa khơng cịn được như trước, làm ảnh hưởng đến việc hoàn chỉnh nhà
máy và duy trì hoạt động sau này. Cuối cùng ta khơng tiếp tục sản xuất nữa.
• Thịi kì từ năm 1975 đến năm 1991
- Thời kì này, tính chất kế hoạch hóa mất dần tác dụng, sự bao cấp đầu vào,
đầu ra cho các nhà máy ô tô không còn được như trước, nhu cầu về phụ tùng
cũng hạn chế, thêm vào đó thiết bị kĩ thuật, máy móc lỗi thời, lạc hậu đã
không đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ở miền Bắc, các nhà máy của chúng ta
xuống cấp nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ phải đóng cửa và một số nhà
máy như cơ khí Ngơ Gia Tự 3 - 2, niềm tự hào của chúng ta trước kia, đã phải
cho một bộ phận công nhân nghỉ không ăn lương, ở miền Nam, chúng ta
khơng có nhà máy sản xuất phụ tùng ơ tơ, chỉ có các xưởng sửa chữa và bán
phụ tùng xe ngoại nhập.
- Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa nền kinh
tế, làm bạn với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở hợp tác cùng có lợi.


2
0


×