Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và nhận xét kết quả điều trị viêm tiểu phế quản có nhiễm vi rút hợp bào hô hấp tại khoa Nhi, Bệnh viện Quốc tế Green năm 2019-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.3 KB, 6 trang )

TạP CHí Y học việt nam tP 503 - tháng 6 - sè ĐẶC BIỆT - 2021

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG VÀ NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN CĨ NHIỄM VI RÚT HỢP BÀO HƠ HẤP
TẠI KHOA NHI, BỆNH VIỆN QUỐC TẾ GREEN NĂM 2019-2020
Vũ Văn Quang1,2, Đỗ Văn Dũng2, Nguyễn Thị Hải Anh1
TÓM TẮT

46

1. Đặt vấn đề. Viêm tiểu phế quản (VTPQ)
có nhiễm vi rút hợp bào hơ hấp (RSV) là bệnh lí
viêm nhiễm cấp tính đường hơ hấp dưới; bệnh
thường diễn biến nặng hơn nên cần được chẩn
đốn, tiên lượng và xử trí kịp thời.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
gồm 118 trẻ dưới 2 tuổi bị VTPQ bao gồm 87
trẻ nhiễm RSV và 31 trẻ không nhiễm. Đây là
nghiên cứu mô tả tiến cứu tiến hành tại khoa Nhi,
Bệnh viện Quốc tế Green Hải Phòng.
3. Kết quả: Tỉ lệ mắc RSV trong nhóm
nghiên cứu là 73,73%, bệnh tập trung chủ yếu
vào các tháng mùa thu-đông và đông- xuân. Số
ca mắc viêm tiểu phế quản thể nặng chiếm 21,2
%. Toàn bộ các ca VTPQ nặng nằm trong nhóm
nhiễm RSV. Các liệu pháp Oxy, truyền dịch, khí
dung Adrenalin, NaCl 3% có tỉ lệ áp dụng cao
hơn trong nhóm nhiễm RSV.
4. Kết luận: trẻ VTPQ có nhiễm RSV thường
nặng hơn cần được tiên lượng và xử trí kịp thời.
Từ khố: viêm tiểu phế quản, vi rút hợp bào


hô hấp

SUMMARY
CLINICAL, EPIDEMIOLOGICAL
CHARACTERISTICS AND REVIEW OF
Trường đại học Y Dược Hải Phòng
Bệnh viện Quốc tế Green Hải Phịng
Chịu trách nhiệm chính: Vũ Văn Quang
Email:
Ngày nhận bài: 16.3.2021
Ngày phản biện khoa học: 19.4.2021
Ngày duyệt bài: 22.5.2021
1
2

TREATMENT RESULTS OF
BROCHIOLITIS ASSOCIATED WITH
RESPIRATORY SYNCYTIAL VIRUS
INFECTION AT PEDIATRIC
DEPARTMENT, GREEN
INTERNATIONAL HOSPITAL
(2019-2020)
Introduction. Bronchiolitis associated with
respiratory syncytial virus (RSV) is an acute
inflammatory disease of the lower respiratory
tract; The disease often progresses more
seriously, so it should be diagnosed, prognosed
and promptly treated.
Materials and methods: Including 118
children under 2 years old with bronchiolitis, of

which 87 were associated with RSV. This is a
descriptive research study conducted in Pediatric
Department, Green International Hospital.
Results: The incidence of RSV in the study
group was 73.73%; The disease was mainly
concentrated in the fall-winter and winter-spring
months. The number of cases of severe
bronchiolitis accounts for 21.2%. All cases of
severe bronchiolitis were in the RSV-infected
group. Oxygen, nebulized Adrenalin, 3% NaCl
therapies had higher rates of application in the
RSV infected group
Conclusions: Children with bronchiolitis
associated with RSV infection are often more
severe and need timely prognosis and
management.
Keywords: bronchiolitis, respiratory syncytial
virus

323


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm tiểu phế quản (VTPQ) là bệnh lí
viêm nhiễm cấp tính đường hơ hấp dưới;
bệnh hay gặp ở trẻ < 2 tuổi (đặc biệt 3 – 6
tháng) và là nguyên nhân nhập viện hàng đầu
ở nhóm tuổi này[1][5][7]. Bệnh VTPQ có thể

nhẹ nhưng cũng có thể trở lên rất nặng gây
suy hô hấp cấp dẫn đến tử vong[8]. Hàng
năm, VTPQ có thể gây thành dịch, cao điểm
nhất vào giữa mùa đông- đầu mùa xuân.
Virus là tác nhân chủ yếu gây viêm tiểu phế
quản ở trẻ em và hay gặp nhất là virus hợp
bào hô hấp (RSV). Ngồi ra, bệnh cịn có các
tác nhân gây bệnh khác như Rhinovirus,
Influenza virus, Human metapneumovirus,
coronavirus, Parainfluenza virus[3][7][8].
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về trẻ bị
VTPQ có liên quan đến RSV cịn ít. Vậy, đặc
điểm dịch tễ lâm sàng ở những bệnh nhi
viêm tiểu phế quản có nhiễm RSV thế nào?
điều trị những bệnh nhân này có gì khác với
trẻ viêm tiểu phế quản không nhiễm RSV?
Xuất phát từ những câu hỏi thực tiễn đó,
chúng tơi tiến hành đề tài này với 2 mục tiêu:
- Mô tả đặc điểm dịch tễ lâm sàng trẻ
viêm tiểu phế quản có nhiễm và không nhiễm
virus hợp bào hô hấp tại khoa Nhi,
Bệnh viện Quốc tế Green từ 1/10/ 2019 30/9/2020.
- Nhận xét kết quả điều trị nhóm trẻ viêm
tiểu phế quản có nhiễm và không nhiễm
virus hợp bào hô hấp.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian
nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tiêu chuẩn chẩn đoán: theo hướng dẫn

của Hiệp Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP) về
thực hành chẩn đốn, điều trị và dự phịng
VTPQ (2014). Chẩn đoán VTPQ dựa vào:
324

* Tuổi bệnh nhân: dưới 24 tháng
*Triệu chứng lâm sàng: khởi đầu với triệu
chứng viêm long đường hơ hấp trên (ho, hắt
hơi, chảy mũi), sau đó có thể ho tăng dần,
thở nhanh, khò khè, co kéo cơ hô hấp và/
hoặc cánh mũi phập phồng.
*Tất cả đối tượng nghiên cứu đều được
làm xét nghiệm virus RSV SD BIOLINE
RSV (xét nghiệm SD BIOLINE RSV là một
thử nghiệm miễn dịch sắc ký phát hiện định
tính virus hợp bào hơ hấp (RSV) từ bệnh
phẩm trong vòm mũi họng. Xét nghiệm SD
BIOLINE RSV được gắn với kháng thể đơn
dòng chuột kháng RSV và các kháng thể đã
được lựa chọn đặc hiệu được dung là chất
phát hiện, vì vậy xét nghiệm SD BIOLINE
RSV có thể xác định RSV trong bệnh phẩm
vịm họng với độ chính xác cao.)
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Gia đình không đồng ý tham gia nghiên
cứu
+ Bệnh nhân chuyển viện hoặc xin ra viện
khi đang điều trị.
+ Bệnh nhân nhiễm RSV trong quá trình
điều trị tại bệnh viện

2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Từ 1/10/2019 đến 30/9/2020
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện tại khoa Nhi,
Bệnh viện Quốc tế Green
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu mô tả, tiến cứu.
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
- Cách chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện;
tổng số chúng tôi có được 118 bệnh nhân đủ
tiêu chuẩn lựa chọn.
2.2.3. Thu thập số liệu
Mỗi bệnh nhân được thu thập thông tin
theo một mẫu thống nhất
2.2.4. Xử lý số liệu


TạP CHí Y học việt nam tP 503 - tháng 6 - sè ĐẶC BIỆT - 2021

Sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để nhập và
xử lý số liệu; Tính tỉ lệ phần trăm, giá trị
trung bình; So sánh các tỉ lệ % bằng test χ2 ,
so sánh 2 giá trị trung bình bằng test
Independent T- test, có sự khác biệt khi p <
0,05; Yếu tố liên quan: phân tích đơn biến
bằng thử nghiệm χ2, tính tỉ suất chênh OR,
Khi OR>1, OR nằm trong khoảng CI
(condefendent interval), khoảng tin cậy phải


không chứa 1 và p < 0,05 thì xác định có mối
tương quan.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu từ 10/2019
đến tháng 10/2020 có 118 bệnh nhân mắc
viêm tiểu phế quản, trong đó số bệnh nhân
có nhiểm RSV là 87 chiếm 73,73%. Khơng
có sự khác biệt về tuổi, giới tính giữa nhóm
nhiễm và khơng nhiễm RSV.

Hình 1. Phân bố bệnh nhân theo tháng
Nhận xét: Tỉ lệ mắc viêm tiểu phế quản giữa các tháng trong năm là khác nhau (p <
0,001). Bệnh tập trung nhiều vào các tháng 10,11,12,1.
Bảng 1. Triệu chứng toàn thân và cơ năng
RSV (+)
RSV (-)
Triệu chứng
p
n
%
n
%
Ho
86
98,9
31
100
0,549
Chảy mũi
86

98,9
29
93,5
0,107
Mất nước
36
41,4
2
6,5
< 0,001
Ăn rất kém
21
24,1
0
0
0,003
Tinh thần li bì
23
26,4
0
0
0,001
Sốt
9
10,3
6
19,4
0,196
Nhận xét: Triệu chứng ho, chảy mũi là các triệu chứng phổ biến nhất trên cả 2 nhóm
nhiễm và khơng nhiễm RSV. Trong các triệu chứng cơ năng và tồn thân thì tỉ lệ xuất hiện

các triệu chứng nặng như mất nước, tinh thần li bì, ăn rất kém gặp ở nhóm viêm tiểu phế
quản có nhiễm RSV cao hơn so với nhóm khơng nhiễm RSV (p < 0,05)
325


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

Bảng 2: liên quan giữa nhiễm RSV với độ nặng của bệnh
Nhiễm RSV
p
Độ nặng của bệnh
RSV (+)
RSV (-)
n
%
n
%
Nặng
25
28,7
0
0
0,001
Không nặng
62
71,3
31
100
Tổng
87

100
31
100
Nhận xét: Tỷ lệ gặp viêm tiểu phế quản thể nặng trong nhóm nhiễm RSV là cao hơn
nhóm khơng nhiễm RSV và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3: liên quan giữa thở oxy và nhiễm RSV
Nhiễm RSV
P
Độ nặng của bệnh
RSV (+)
RSV (-)
n
%
n
%
Có thở oxy
25
28,7
0
0
0,001
Không thở oxy
62
71,3
31
100
Tổng
87
100
31

100
Nhận xét: Tất cả bệnh nhân thở oxy đều nằm trong nhóm VTPQ có nhiễm RSV. Sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Bảng 4: liên quan giữa khí dung muối 3% và RSV
Nhiễm RSV
p, CI
Liệu pháp khí dung nước
OR
RSV (+)
RSV (-)
muối 3%
n
%
n
%
0,001

45
51,7
3
9,7
CI: 2,8-36
Khơng
22
48,3
28
90,3
OR= 10
Tổng
87

100
31
100
Nhận xét: Trẻ nhiễm RSV có nguy cơ phải sử dụng liệu pháp khí dung muối 3% cao gấp
10 lần nhóm không nhiễm RSV, sự khác biệt với p < 0,001.
Bảng 5: Liên quan giữa khí dung Adrenalin và RSV
Nhiễm RSV
p, CI
OR
Khí dung Adrenalin
RSV (+)
RSV (-)
n
%
n
%
0,004
Có.
24
27,6
1
3,2
CI: 1,7-48
Khơng
63
72,4
30
96,8
OR= 11.3
Tổng

87
100
31
100
Nhận xét: Nhóm trẻ VTPQ nhiễm RSV có nguy cơ phải khí dung adrenalin gấp 11,3 lần
nhóm khơng nhiễm RSV, sự khác biệt với p=0,004

326


TạP CHí Y học việt nam tP 503 - tháng 6 - sè ĐẶC BIỆT - 2021

IV. BÀN LUẬN
Trong số 118 bệnh nhân mắc viêm tiểu
phế quản, số bệnh nhân có nhiểm RSV là 87
chiếm 73,73%. Tỉ lệ này khá tương đồng với
một số tác giả trên thế giới; trong khi các
nghiên cứu ở Việt Nam cho tỉ lệ thấp hơn.
Điều này có thể do có sự khác nhau về cỡ
mẫu, thời điểm nghiên cứu và vùng địa dư[1]
Từ Hình 1 cho thấy tỉ lệ mắc VTPQ giữa
các tháng trong năm là khác nhau . Bệnh tập
trung nhiều vào các tháng mùa đông xuân từ
tháng 10 đến tháng 1. Hầu hết các tác giả
khác đều cho rằng VTPQ nhiễm RSV có tính
thời vụ cao và có sự khác nhau giữa các
vùng địa dư khí hậu[1][3][5][7].
Về các triệu chứng tồn thân và cơ năng,
từ Bảng 1 cho thấy triệu chứng ho, chảy mũi
là các triệu chứng phổ biến nhất trên cả 2

nhóm nhiễm và khơng nhiễm RSV. Các triệu
chứng nặng như mất nước, tinh thần li bì,
ăn rất kém gặp chủ yếu ở nhóm VTPQ có
nhiễm RSV, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p < 0,05. Sốt có tỉ lệ thấp 12,7 %( 15 ca)
và khơng có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Một
số nghiên cứu trong nước cho thấy tỉ lệ sốt ở
trẻ VTPQ cao hơn nhưng không có sự khác
biệt giữa nhóm nhiễm và khơng nhiễm
RSV[1].
Từ Bảng 2 cho thấy có 25 bệnh nhân bị
viêm tiểu phế quản múc độ nặng đều thuộc
thuộc nhóm có nhiễm RSV, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p< 0,001. Nghiêm cứu
của Garcia và cộng sự, tác giả nghiên cứu
4800 ca mắc viêm tiểu phế quản trong 3 năm
có nhiễm và không nhiễm virus hợp bào hô
hấp, kết quả cho thấy tỷ lệ mắc viêm tiểu phế
quản nặng tập trung chủ yếu ở nhóm nhiễm
RSV[2][6].
Từ Bảng 3 cho thấy, tất cả bệnh nhân
phải thở oxy đều nằm trong nhóm VTPQ có
nhiễm RSV và sự khác biệt có ý nghĩa thống

kê với p < 0,05. Điều này là phù hợp bởi vì
chúng tơi chỉ gặp viêm tiểu phế quản thể
nặng trong nhóm RSV (+); trong đó chủ yếu
ở trẻ dưới 2 tháng tuổi. Nhiều nghiên cứu đã
chỉ ra rằng hỗ trợ oxy sớm giúp cải thiện các
chỉ số lâm sàng cũng như thời gian nằm viện

đáng kể ở những trẻ viêm tiểu phế quản
nặng[4][5].
Từ Bảng 4 cho thấy, nhóm trẻ VTPQ
nhiễm RSV có khả năng phải dùng khí dung
nước muối 3% cao gấp 10 lần nhóm trẻ
khơng nhiễm RSV, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p<0,001. Một phân tích tổng
hợp được thực hiện bởi Yen-Ju Chen và
cộng sự dựa trên hiệu quả của điều trị khí
dung nước muối 3% ở trẻ bị viêm tiểu phế
quản cấp tính cho thấy điều trị bằng khí dung
muối 3% làm giảm đáng kể thời gian và tỷ lệ
nhập viện so với điều trị bằng dung dịch
muối sinh lý thông thường
Trong Bảng 5 cho thấy nhóm trẻ VTPQ
nhiễm RSV có nguy cơ phải khí dung
adrenalin gấp 11,3 lần nhóm khơng nhiễm
RSV, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p=0,004. Tác dụng của Adrenalin trong điều
trị viêm tiểu phế quản đã được nhiều tác giả
trên thế giới nghiên cứu, trong nghiên cứu
của tác giả Hartling Lisa và cộng sự, bao
gồm 19 nghiên cứu khác nhau và 2256 trẻ
tham gia về tác dụng của Adrelanin so với
giả dược, kết quả cho thấy, việc khí dung
adrenalin làm giảm đáng kể tỉ lệ nhập viện ở
bệnh nhân ngoại trú ở những ngày đầu của
bệnh[6].
V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 118 ca mắc viêm tiểu phế

quản tại khoa Nhi bệnh viện Quốc tế Green
trong 1 năm từ tháng 10/ 2019 đến tháng
9/2020, chúng tơi có thể rút ra một số kết
luận sau:
327


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHỊNG

- Tỉ lệ nhiễm virus hợp bào hơ hấp trong
nhóm nghiên cứu là 73,73%, bệnh gặp nhiều
ở các tháng mua đơng xn. Nhóm trẻ viêm
tiểu phế quản có nhiễm RSV có biểu hiện
lâm sàng nặng hơn nhóm khơng nhiễm.
- Nhóm trẻ viêm tiểu phế quản nhiễm
RSV có nguy cơ phải thở oxy, khí dung
muối 3%, khí dung Adrenalin cao hơn nhóm
khơng nhiễm RSV, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Võ Cơng Bình, Bùi Bình Bảo Sơn, (2012),
"Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
của Viêm Tiểu Phế Quản cấp ở trẻ em từ 2
tháng đến 2 tuổi", Tạp chí y dược học-Trường
Đại Học Y Dược Huế, Tập 2(4) - Số 10 pp.
12.
[2] Byington CL, Wilkes J, Korgenski K,
Sheng X. Respiratory syncytial virusassociated mortality in hospitalized infants
and
young

children.
Pediatrics.
2015;135(1):e24-31. doi:10.1542/peds.20142151
[3] Chen Y-J, Lee W-L, Wang C-M, Chou HH. Nebulized Hypertonic Saline Treatment
Reduces Both Rate and Duration of
Hospitalization for Acute Bronchiolitis in
Infants: An Updated Meta-analysis. Pediatr

328

Neonatol.
2014;55(6):431-438.
doi:10.1016/j.pedneo.2013.09.013
[4] Franklin D, Babl FE, Schlapbach LJ, et al.
A Randomized Trial of High-Flow Oxygen
Therapy in Infants with Bronchiolitis. N Engl
J
Med.
2018;378(12):1121-1131.
doi:10.1056/NEJMoa1714855
[5] García CG, Bhore R, Soriano-Fallas A, et
al. Risk Factors in Children Hospitalized
With RSV Bronchiolitis Versus Non–RSV
Bronchiolitis. Pediatrics. 2010;126(6):e1453e1460. doi:10.1542/peds.2010-0507
[6] Hartling L, Bialy LM, Vandermeer B, et al.
Epinephrine for bronchiolitis. Cochrane
Database
Syst
Rev.
2011;(6).

doi:10.1002/14651858.CD003123.pub3
[7] Miller EK, Gebretsadik T, Carroll KN, et
al. Viral etiologies of infant bronchiolitis,
croup and upper respiratory illness during 4
consecutive years. Pediatr Infect Dis J.
2013;32(9):950-955.
doi:10.1097/INF.0b013e31829b7e43
[8] Ralston SL, Lieberthal AS, Meissner HC,
et al. Clinical Practice Guideline: The
Diagnosis, Management, and Prevention of
Bronchiolitis.
PEDIATRICS.
2014;134(5):e1474-e1502.
doi:10.1542/peds.2014-2742



×